Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

Phần lớn tình trạng này sẽ biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Ngoài ra, hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng thường chỉ ở mức độ nhẹ; nên có thể được điều trị cũng như ngăn ngừa bằng các biện pháp đơn giản tại nhà.

1. Hiểu về tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Trẻ em có làn da mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng thường do tiếp xúc với sự ẩm ướt; hoặc do vùng da vệ sinh kém.

Hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng; hoặc trên da cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh truyền nhiễm. Do vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát các triệu chứng và chú ý quan sát các triệu chứng; để có thể đưa ra quyết định tiếp tục theo dõi trẻ hoặc cho trẻ đến khám để có hướng điều trị thích hợp.

2. Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là do đâu?

2.1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do bệnh tay chân miệng

trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Tay chân miệng là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra hiện tượng bé nổi mẩn đỏ xung quanh miệng; cũng như phát ban trên lòng bàn tay và lòng bàn chân và vùng mông. Mặc dù các vết loét ở miệng có thể gây đau đớn cho trẻ; bệnh thường không kéo dài hơn một tuần. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.

Tác nhân: Bệnh tay chân miệng thường gặp là nhóm enterovirus và coxsackievirus gây ra; và có thể lây lan dễ dàng thông qua hắt hơi hoặc ho. 

Triệu chứng: Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng bao gồm mệt mỏi, đau họng hoặc sốt nhẹ, có thể sốt cao. Sau 1 – 2 ngày, sẩn hồng ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên lòng bàn tay, chân, miệng; và có thể lan đến mông.

Cách xử lý:

  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra các  sẩn hồng bay trên cơ thể của trẻ, các vết lóet miệng.
  • Mẹ nên tránh cho bé ăn những món cay hoặc có tính axit và đồ uống có ga vì chúng có thể làm tăng cơn đau và vết loét họng lâu lành.
  • Mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc cho trẻ dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau. Lưu ý là mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dùng aspirin; vì có thể gây hội chứng Reye.
  • Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bằng việc tạm thờ cho bé ở nhà nếu con đã đi nhà trẻ. Đồng thời chú ý thường xuyên rửa tay và tắm cho bé sạch sẽ và theo dõi các dấu hiệu bệnh tay chân miệng nặng; và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=310196]

2.2 Nước bọt làm cho trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Nước dãi bé cũng gây ra tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể do nước bọt thừa lại trên da. Biểu hiện dễ nhận biết là da mặt của bé; hoặc khu vực xung quanh miệng bị đỏ vì kích ứng. Hầu hết trẻ sẽ gặp loại phát ban này một thời điểm nào đó; và phổ biến nhất là giai đoạn mọc răng.

Nguyên nhân: Việc trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng đến từ việc làn da nhạy cảm của bé luôn bị ẩm ướt; kèm theo những cử chỉ cọ xát với gối, vai áo người bế bé… Trong một số trường hợp, xung quanh miệng bé nổi mẩn đỏ do nước bọt sẽ khiến da nhiễm trùng; dẫn đến bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách xử lý: Hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không nghiêm trọng và sẽ không cần điều trị quá phức tạp. Một trong những biện pháp điều trị tốt nhất (và phòng ngừa) là dùng các sản phẩm có khả năng tạo ra rào cản kháng khuẩn trước khi bé ngủ vào ban đêm. Chẳng hạn như dùng khăn giặt với xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ; và lau qua người bé, sau đó bôi vaseline hoặc kem dưỡng da có chứa lanolin.

Phòng ngừa: Để phòng ngừa bé nổi mẩn quanh miệng, mẹ nên giữ da bé luôn khô thoáng. Sử dụng yếm để lau nước bọt của bé; và giúp ngăn chặn tình trạng phát ban lan ra đến ngực. Mẹ nên dùng vải sạch, chậm nhẹ để thấm bớt nước bọt của con; tuyệt đối không được chà xát mạnh vào vết mẩn đỏ. Khi bé ngủ, hãy đặt khăn để thấm hút nước bọt của bé.

2.3 Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nấm miệng

Nấm miệng
Do nấm miệng nên trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Nấm miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. Đặc biệt là đối với các bé ở độ tuổi mới biết đi và trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nấm miệng xảy ra khi nấm men Candida albicans phát triển quá mức.

Loại men nấm này xuất hiện tự nhiên trong đường tiêu hóa và miệng nhưng hệ miễn dịch thường kiểm soát sự phát triển của nó. Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ nên bé dễ bị bệnh do nấm miệng gây ra.

Ngoài ra, nguy cơ bé mắc bệnh cũng có thể tăng lên sau khi dùng một số loại kháng sinh nhất định hoặc nếu trẻ bị bệnh viêm phổi hoặc hen.

Triệu chứng: Nứt da ở các góc miệng, những mảng dày, màu trắng giống như vụn phô mai xuất hiện trên lưỡi, bên trong má và môi. Khi cố làm sạch chúng, bạn sẽ thấy các mô đỏ dễ bị chảy máu.

Các mảng màu trắng không thể lấy đi và có thể tăng lên về số lượng. Khi bị nấm miệng, một số em bé sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào trong khi các bé khác có thể cảm thấy bị đau.

Cách xử lý: Nấm miệng sẽ tự biến mất trong vòng 1 – 2 tuần. Nếu tình trạng nấm miệng khiến bé không thể bú, ăn uống, hãy đưa con đến bác sĩ để khám.

Lưu ý: Mẹ  nên đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng còn kèm theo các triệu chứng khác như: nôn mửa, khó thở, sốt cao hoặc con cảm thấy mệt mỏi kèm theo thay đổi hành vi.

[inline_article id=192487]

2.4 Bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là do thủy đậu

thủy đậu
Thủy đậu làm trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là đậu mùa) thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh vì các bé vẫn được bảo vệ bởi kháng thể từ mẹ. Thế nhưng, bệnh vẫn có thể xảy ra. Đây là loại bệnh nguy hiểm vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thủy đậu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm gan…

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm phát ban đỏ quanh miệng cũng như các khu vực khác trên cơ thể. Khi xác định trẻ bị thủy đậu, hãy đưa con đến bác sĩ và kết hợp điều trị tại nhà.

2.5 Chốc lở khiến bé nổi mẩn quanh miệng

Chốc lở là một dạng nhiễm trùng da. Hiện tượng ban đầu là trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng; cảm thấy ngứa giống như vết loét nhưng cuối cùng trở thành lớp mề đay màu mật ong. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì các bé có thể gãi, cào không tự chủ mỗi khi ngứa hoặc khó chịu.

Bệnh chốc lở có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cắt móng tay cho con gọn gàng để phòng trường hợp con dùng móng tay gãi chảy máu chỗ ngứa khi trẻ nổi mẩn quanh miệng.

[inline_article id=978]

2.6 Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do lở miệng

Đôi khi, triệu chứng của bệnh lở miệng là sự xuất hiện của các vết mụn rộp màu tím; hoặc bé bị nổi mẩn quanh miệng, khóe miệng. Đây là kết quả của việc bé đã dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc thân mật với người lớn bị bệnh này.

3. Bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nên làm gì?

trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Giữ vệ sinh là cách phòng tránh trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Để hạn chế biến chứng bệnh lý, tốt hơn hết khi trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng; cha mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân, mức độ mẩn đỏ nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng biệt. Cha mẹ lưu ý không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà cho bé.

Ngoài ra, giảm ngứa rát, hạn chế tình trạng mẩn đỏ lan rộng; giúp bé thoải mái hơn cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Tiêm phòng đầy đủ cho con.
  • Vệ sinh chăn ga gối và phòng ngủ thường xuyên.
  • Nên bổ sung nước cho bé mỗi ngày để giữ độ ẩm cho da.
  • Không cho bé tiếp xúc với người lớn hoặc trẻ có dấu hiệu bị mẩn đỏ trên da.
  • Tuyệt đối không cho con dùng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng…
  • Hạn chế nuôi động vật trong nhà hoặc bố mẹ luôn đảm bảo dọn dẹp sạch lông động vật.
  • Không nên cho bé sử dụng quá nhiều các món ăn cay, nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh…
  • Bổ sung thêm rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là hiện tượng bình thường nếu tình trạng này có thể tự hết và không tái đi tái lại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng kéo dài hơn vài ngày kèm theo đó là sốt cao, buồn ngủ bất thường hoặc bất kỳ triệu chứng khác lạ nào thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả.