Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Vì sao trẻ biếng ăn kéo dài?

Mẹ nên biết rằng sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Bởi chức năng chính của ruột là giúp tiêu hóa thức ăn và cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi hệ vi sinh đường ruột đảm bảo được tỷ lệ lý tưởng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn chiếm ưu thế không chỉ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ mà còn khiến trẻ tiêu hóa kém, hấp thu dinh dưỡng kém, giảm khả năng miễn dịch và chất lượng giấc ngủ. Đây là những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tổng thể của trẻ [4], [5]. 

Mặc dù vậy, mẹ không cần lo lắng vì việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ hiện nay là rất dễ dàng để thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn trong phần thông tin sau đây nhé! 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Hệ vi sinh đường ruột mất cân đối khiến trẻ biếng ăn

Các nghiên cứu đã chỉ ra, 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn là tỷ lệ lý tưởng của hệ vi sinh đường ruột. Nếu đạt tỷ lệ này, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trẻ ít gặp các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ và sẽ có cảm giác ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hệ vi sinh đường ruột của trẻ rất dễ bị mất cân đối, hại khuẩn dễ chiếm ưu thế vì nhiều nguyên nhân. [1]

Dưới 7 tuổi, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ mắc các bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng nhiều kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân đối. Các thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ tiêu diệt ít nhiều các vi khuẩn có lợi. Sử dụng thường xuyên với kháng sinh cũng có thể gây nên sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khiến gia tăng nhanh số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. [2], [4]

Chế độ dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Thông tin của Viện Dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn những thực nghèo dinh dưỡng và giàu calo đều có thể làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn và tăng tỷ lệ hại khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. Những thực phẩm không an toàn cũng tạo nguy cơ đưa thêm hại khuẩn vào cơ thể. Khẩu phần ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, ăn ít chất xơ thực vật (vốn là thức ăn cho lợi khuẩn) khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa cũng làm gia tăng tỷ lệ hại khuẩn [3], [4].

Một số thói quen không tốt khi ăn uống thường gặp ở trẻ cũng có thể khiến mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Trẻ ngậm thức ăn, vừa ăn vừa chơi, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt chửng khiến hệ tiêu hóa quá tải, men tiêu hóa làm việc không tốt gây chướng bụng – đầy hơi…, ảnh hưởng hệ vi sinh và hiệu suất tiêu hóa [4].

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Khẩu phần ăn của trẻ cần đa dạng, đủ chất, đúng bữa, cần bổ sung chất xơ, nước và và các thực phẩm thiết yếu khác theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (tham khảo tháp dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi). Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như lysin, kẽm, vitamin D, B12… giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như cân đối hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách sử dụng những thực phẩm như sữa chua, phô mai. Sữa chua và phô mai có các lợi khuẩn được lên men tốt cho đường ruột nên được tiêu thụ hàng ngày, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. [5]

Việc bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày được các chuyên gia đánh giá là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tỷ lệ tối ưu 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên, lợi khuẩn đường ruột cũng có vòng đời như các sinh vật sống khác, tức là cũng sẽ già và chết đi, sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Môi trường nhiều axit tại dạ dày và hàm lượng acid mật tại tá tràng (đầu ruột non) cũng dễ dàng tiêu diệt các lợi khuẩn. [6]

Thực tế, nhiều lợi khuẩn khi đi vào cơ thể có thể bị tiêu diệt phần nào bởi môi trường axit khắc nghiệt nơi dạ dày. Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy L.Casei 431TM là một trong những lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng có khả năng sống sót cao để đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa và phát huy các công dụng của mình. Tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431TM đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống men sống Probi của Vinamilk [7].

[summary title=”Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi”]

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM độc quyền từ Châu Âu, được Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh cải thiện tỷ lệ biếng ăn ở trẻ. Đều đặn bổ sung hai chai Probi mỗi ngày để hệ vi sinh đường ruột đạt tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, làm nền tảng tiêu hóa khỏe, giúp bé cải thiện biếng ăn. Trên nền sản phẩm này, Vinamilk vừa cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt Probi Pedia+, với 65 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra còn bổ sung thêm lysin, kẽm và các loại vitamin, giúp tăng cường chuyển hó

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em: Căn bệnh nguy hiểm, bạn đã biết chưa?

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, khiến bé dễ mất sức. Ngoài ra, bệnh này còn ảnh hưởng nguy hiểm hơn đối với con cưng của bạn.

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém. Thực phẩm khó được tiêu hóa nên bị tích tụ, đọng lại trong ruột. Điều này khiến trẻ luôn có cảm giác bụng bị ấm ách, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh cam đường ruột ở trẻ em

Nhiều trẻ bị cam đường ruột bắt đầu từ nguyên nhân do bẩm sinh cấu tạo đường ruột, hệ miễn dịch vốn có vấn đề, cơ địa yếu, khí huyết không thông. Ngoài ra, cũng có khi do trẻ bị suy dinh dưỡng nên hệ tiêu hóa bị yếu đi.

Triệu chứng bệnh cam đường ruột ở trẻ em

Đây là căn bệnh mà bạn dễ dàng nhận diện với các triệu chứng sau:

1. Trẻ quấy khóc, nôn trớ vì khó chịu

Khi mắc bệnh cam đường ruột, tới bữa, trẻ thường nôn, trớ ra các thức ăn, có khi còn lẫn niêm dịch, nước mật và dịch ruột. Cơ thể sẽ khó tiêu hóa thực phẩm, kém hấp thu chất dinh dưỡng làm bé không tăng hoặc chậm tăng cân. Con trở nên xanh xao, sắc mặt vàng vọt.

2. Bé biếng ăn và có khi sốt nhẹ

Đường ruột không hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn rồi hay quấy khóc. Đôi khi bé còn có triệu chứng sốt nhẹ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

3. Phân có vấn đề

Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, bệnh cam đường ruột ở trẻ xuất hiện cùng các dấu hiệu như trẻ có phân hôi, sệt, nhầy, màu thâm. Có khi trong phân còn lẫn máu do bị xuất huyết dạ dày. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị mà không nên chủ quan.

Vì sao bệnh cam đường ruột ở trẻ lại gây nguy hiểm?

Bệnh cam đường ruột ở trẻ em khiến con lười ăn, thường xuyên tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và xanh xao, gầy gò.

Nếu không được điều trị, bệnh này có thể chuyển biến thành bệnh viêm đường ruột ở trẻ. Đây là thời kỳ bệnh nặng và khó chữa hơn.

Những điều cần biết khi trẻ bị bệnh cam đường ruột

Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu con bị mắc bệnh cam đường ruột ở trẻ em, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được điều trị sớm! Đồng thời, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để quá trình chữa trị đạt hiệu quả hơn nhé!

1. Ăn đúng bữa

Bạn nên cho trẻ ăn đúng giờ, đúng khẩu phần phù hợp chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ và tránh cho trẻ ăn vặt trước khi ăn chính.

thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học bánh sandwich

Lưu ý: Bạn không nên cho trẻ ăn quá no trong mỗi lần ăn để tránh tạo áp lực cho dạ dày. Khi hiện diện trong dạ dày quá lâu, thức ăn dễ bị lên men, thối rữa rồi chuyển hóa thành chất độc gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ đang bệnh, bạn nên nghiền nhuyễn thức ăn để tránh hại dạ dày của con.

Những yêu cầu như trên nhằm đảm bảo dạ dày bài tiết đủ dịch vị, giúp tiêu hóa được hết thức ăn.

2. Nên ngồi vào ghế ăn thong thả, không nên quỳ gối khi ăn

Việc ăn nhanh hoặc các tư thế ngồi ép bụng như quỳ gối của trẻ sẽ khiến ruột bị gấp khúc, thức ăn bị tồn đọng. Tình trạng này ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

3. Tiết chế lượng đạm động vật

Lúc con trẻ đang bị bệnh, thức ăn khó tiêu hóa, đặc biệt là đạm động vật. Do đó, bạn nên cho bé ăn với 1 lượng vừa đủ và nên bổ sung nhiều rau, củ, trứng, sữa đậu nành.

4. Ăn nhiều trái cây

Bạn nên cho trẻ ăn nhiều chuối, cam, bưởi, xoài, nước dừa…, đặc biệt là ổi vì loại trái này chứa nhiều vitamin C và có chứa chất giúp ổn định khoang ruột.

giải độc thận

5. Thức ăn có nhiều kali, vitamin B6

Đây là hai chất mà trẻ dễ bị thiếu khi bị bệnh cam đường ruột. Bạn có thể bổ sung hai chất này khi cho trẻ ăn sữa chua, khoai lang…

6. Thêm vitamin D

Vitamin D giúp kháng viêm, thúc đẩy hệ miễn dịch đường ruột. Vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng và cá biển, bạn nên cho trẻ ăn thường xuyên để phát huy tác dụng này.

7. Khi con mắc bệnh cam đường ruột ở trẻ em, bạn nên tránh cho bé ăn các thực phẩm sau đây

  • Thực phẩm công nghiệp

  1. Thức uống có ga hoặc chứa thành phần hóa học, quá ngọt có thể kích thích ruột khiến trẻ bị tiêu chảy.
  2. Thức ăn nhanh như lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên, snack… vì các sản phẩm này chứa chất phụ gia và các chất bảo quản sẽ gây hại cho đường ruột của trẻ nhỏ.

[inline_article id=78229]

  • Thức ăn thô nhiều chất xơ

Rau bí, rau bầu, đậu đỗ nguyên hạt, ngô, măng tươi, măng khô làm trẻ cảm thấy bị khó tiêu, đầy bụng, vì vậy bạn không nên cho trẻ ăn lúc này.

Lưu ý: Một số bệnh như lao, viêm gan, viêm loét dạ dày, bệnh giun sán, ruột, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt cũng đều dẫn đến biếng ăn ở trẻ em. Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện triệu chứng biếng ăn, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa bé đến bệnh viện để có phương pháp điều trị đúng cho trẻ.

C.L.T

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 1 tuổi biếng ăn đột ngột, nguyên ngân do đâu?

trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé biếng ăn đột ngột là có nguyên nhân, mẹ cần tìm hiểu để trị dứt điểm nhé!

1/ Thực đơn nhàm chán

Không riêng gì con trẻ, ngay cả người lớn khi ăn mãi một món sẽ đâm ra chán, chỉ muốn bỏ bữa. Trẻ 1 tuổi chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, vì vậy, trẻ chọn cách biểu hiện thái độ thờ ơ với thức ăn, lười ăn dù mẹ năn nỉ.

Lúc này, giải pháp dành cho mẹ là đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay vào đó, chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con.

[inline_article id = 20452]

2/ Bé đang mọc răng

Cho đến tận 6 tuổi, quá trình mọc răng sữa của bé mới kết thúc. Vì vậy, không có gì lạ khi trẻ 1 tuổi biếng ăn trong khi răng sữa mọc. Cảm giác đau nướu, khó chịu dĩ nhiên sẽ làm bé lưới ăn đột ngột. Để đảm bảo dinh dưỡng cho con trong thời gian này, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, làm cho bé những món dễ nuốt, chia thành nhiều bữa và khích lệ bé ăn nhiệt tình hơn.

3/ Trẻ bị sốt hay cảm cúm

Trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do đang bị bệnh. Nếu bé bỗng nhiên bỏ bữa, quấy khóc và hay tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Triệu chứng này đi kèm sốt, sổ mũi, ho, khó thở, tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Chỉ khi tìm ra nguyên căn của bệnh và được điều trị dứt điểm, bé mới trở lại thói quen ăn uống lành mạnh như ban đầu.

4/ Bé mê chơi hơn mê ăn

Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ ham chơi quên cả ăn là hiện tượng hết sức bình thường. Thay vì cấm đoán, giới hạn giờ chơi này nọ, tại sao mẹ không biến giờ ăn thành giờ chơi và khám phá của bé? Cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn bằng cách tạo những hình thù ngộ nghĩnh từ thực phẩm, đảm bảo bé sẽ thích thú hơn với đồ ăn.

5/ Táo bón kéo dài

Cảm giác đầy hơi, trướng bụng khi trẻ bị táo bón kéo dài chính là nguyên nhân làm trẻ 1 tuổi biếng ăn. Làm sao có thể ăn ngon miệng nổi khi hệ tiêu hóa đang trì trệ phải không mẹ ơi? Trị dứt điểm ngay, cho trẻ uống men tiêu hóa, ăn thêm sữa chua và thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là khoai lang.

6/ Trẻ ăn nhiều bữa phụ

Vì muốn con chóng tăng cân, nhiều mẹ tăng thêm bữa phụ cho bé, nào váng sữa, bánh, kẹo… Chính thói quen này ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống của trẻ. Vì no ngang do ăn vặt, trẻ sẽ bỏ bữa chính. Do đó, mẹ đừng ép con ăn nhiều quá nhé. Nhớ một nguyên tắc thôi: Cho trẻ ăn theo nhu cầu.

7/ Giờ giấc sinh hoạt thay đổi

Con trẻ rất nhạy cảm, chỉ một chút điều chỉnh trong giờ giấc sinh hoạt cũng đủ làm xáo trộn mọi hoạt động, ăn uống của bé. Bất cứ một thay đổi nào, chẳng hạn chuyển nhà, cho bé đến nhà trẻ, cũng có khả năng làm trẻ lười ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần, cộng thêm sự khuyến khích của mẹ, chuyện ăn uống của bé đâu cũng sẽ vào đấy.

8/ Giờ ăn căng thẳng

Chứng kiến ba mẹ cãi nhau trong giờ ăn cũng đủ làm bé trở nên lười ăn. Đây gọi là biếng ăn do tâm lý. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho con. Không cãi vã, to tiếng, căng thẳng trước mặt trẻ.

9/ Con biếng ăn do bắt chước mẹ

Ai bảo trẻ nhỏ không biết gì? Bé quan sát rất giỏi mẹ nhé! Khi chứng kiến ba mẹ ăn uống uể oải, bé cũng sẽ nhanh chóng bắt chước theo. Làm sao mẹ đòi hỏi con ăn ngoan trong khi bản thân mình chưa làm tốt? Cố gắng làm tấm gương sáng cho con noi theo nhé mẹ ơi!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm gì khi con ăn quá chậm? (Phần 1)

Khi bé tốn quá nhiều thời gian cho bữa trưa, bé có thể sẽ bỏ mứa thức ăn hoặc bé thấy no tới tận bữa cơm chiều và thế là bé lại tiếp tục mất một hoặc hai tiếng đồng hồ cho bữa tối. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến các bà mẹ thường rơi vào trạng thái căng thẳng và bực bội mỗi khi tới giờ ăn của con.

Như thế nào được xem là ăn chậm?
Các bà mẹ có thể có quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng dưới đây là một số dấu hiệu điển hình.

  • Ăn một bữa mất từ 30-45 phút hoặc hơn
  • Thích nghịch thức ăn hơn là nhai và nuốt chúng
  • Ngậm thức ăn mà không chịu nhai hoặc nhai mà không nuốt
  • Phải có người nhắc mới chịu nhai và nuốt thức ăn
  • Phải cho uống nước lọc, nước canh hoặc nước trái cây mới chịu nuốt

Rất nhiều bà mẹ “khổ sở” vì thói quen ăn chậm của con và thật khó kiềm chế cơn giận khi bữa nào trẻ cũng dây dưa rất lâu mới ăn xong. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, có những lí do bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc một đứa bé ăn quá chậm, bao gồm:

  • Khả năng tập trung của trẻ còn kém
  • Trẻ thích “khám phá” thức ăn trước khi thực sự ăn chúng
  • Trẻ ăn vặt suốt ngày nên đã no và không buồn ăn bữa chính
  • Trẻ muốn thể hiện sự tự chủ trong ăn uống của mình

Hầu hết bọn trẻ đều có giai đoạn ăn rất chậm ở độ tuổi mà chuyện chơi luôn gây thích thú hơn chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, tình trạng chậm phát triển thể chất nói chung cũng có thể là nguyên nhân khiến con biếng ăn và ăn chậm.

Ép con ăn bằng cách la mắng hoặc đánh con thường không đem lại kết quả khả quan nào.

>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh

Dưới đây là một vài kinh nghiệm có thể giúp ba mẹ rút gọn thời gian cho bữa ăn của trẻ.

Đặt mục tiêu một cách thực tế
30-45 phút là khoảng thời gian hợp lý cho một bữa ăn của trẻ nhỏ nên nếu bạn ép con phải ăn xong sau 15 phút, có lẽ bạn nên xem lại. Ăn quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho dạ dày của trẻ. Bên cạnh đó, việc bắt một đứa trẻ đang ăn một bữa mất một tiếng giảm xuống còn 15 phút dường như là bất khả thi.

tre an qua cham 1
Ăn vặt trước bữa ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến bé ăn chậm

Giảm bớt thức ăn vặt
Hầu hết bọn trẻ con đều thích ăn vặt và sẽ ăn vặt liên tục nếu có thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ đến bữa ăn đã lưng bụng và không thiết tha với các thức ăn trước mặt nữa. Mỗi ngày, chỉ cho con ăn vặt một lần và nên chọn loại thực phẩm lành mạnh mà không khiến trẻ bị no như trái cây hoặc sữa chua chẳng hạn. Bên cạnh đó cũng cần đặt ra thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn, bao gồm 3 bữa chính cách nhau 3-4 tiếng.

Dành thời gian nhiều hơn cho trẻ
Một trong những nguyên nhân về mặt tâm lý khiến trẻ ăn chậm là vì muốn được bố mẹ chú ý nhiều hơn. Và nếu bạn tự nhìn nhận được rằng mình thường ít dành thời gian cho con, đây rất có thể là lý do cho tình trạng “ăn chậm như rùa” của bé. Thử nói chuyện và chơi với con nhiều hơn, có thể thói quen chậm chạp kia sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy.

>>> Xem thêm: Bạn đã quan tâm đủ tới con cái?

(còn tiếp)

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Vườn trái cây nhiệt đới
Một ý tưởng tuyệt vời cho những đứa trẻ biếng ăn trái cây đây!

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Nguyên vật liệu:

  • 2 miếng dưa hấu
  • 1 quả chuối
  • 1 trái kiwi
  • Vài quả nho Mỹ và nho Thái
  • Một thanh chocolate ngọt nghiền nhỏ

Chuẩn bị:

  • Cắt dưa hấu thành khoanh dày khoảng 1 cm, sau đó dùng khuôn in hình khủng long để cắt dưa hấu. Nếu không có khuôn khủng long, bạn có thể dùng khuôn hình một loại động vật khác.
  • Cắt chuối thành từng khoanh như hình trên, có thể dùng dụng cụ cắt chuối, nếu có. Cắt kiwi thành những miếng dài và ghép vào với chuối để tạo hình cây dừa.
  • Dùng nho để tạo hình bãi sỏi.
  • Sắp xếp các loại trái cây kể trên với nhau để tạo thành một bức tranh khu rừng hoang dã.
  • Để làm sốt chocolate ăn kèm trái cây, bạn chỉ cần để các miếng vụn chocolate trong lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình. Sau khoảng 30 giây, bạn lấy ra và khuấy đều. Lặp lại cho đến khi chocolate hoàn toàn tan chảy và bạn có một chất sốt mịn màng.

Bươm bướm bay
Với các trẻ lười ăn rau thì sao? Thử món ăn sau đây xem.

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

 

Nguyên vật liệu:

  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1 muỗng canh hạt bắp tươi
  • 1 trái cà chua nhỏ thái hạt lựu
  • 2 quả trứng gà đập ra chén và khuấy đều
  • 1 nửa trái ớt chuông thái hạt lựu
  • 4 lát bánh mì sandwich
  • Một vài lát phô mai
  • Rau xà lách
  • Cà chua bi cắt đôi

Chuẩn bị:

  • Đun chảy bơ trên bếp, cho hạt bắp và cà chua thái hạt lựu vào xào sơ, sau đó đổ trứng vào đảo đều tay cho tới khi trứng hơi săn lại thì cho thêm hành lá xắt nhỏ vào. Bạn có thể nấu tới khi hỗn hợp đạt độ đặc vừa ý. Sau đó tắt bếp và lấy ra đĩa.
  • Dùng khuôn in hình bướm để cắt lát bánh mì thành hình con bướm.
  • Đổ hỗn hợp đã nấu chín ở trên lên một lát bánh mì hình bướm để làm nhân, sau đó đặt lát hình bướm còn lại lên trên.
  • Cuối cùng, đừng quên trang trí món ăn với rau xà lách, phô mai và cà chua bi.
  • Nhớ là món này cần cho bé ăn nóng nhé.

Sandwich cá ngừ với rau củ
Món sandwich cá ngừ quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi mang hình dáng những chú cá heo ngộ nghĩnh như bên dưới. Đặc biệt, món này có nhiều rau củ chấm sốt thơm ngon và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Biến tấu món ăn cho trẻ biếng ăn

Nguyên vật liệu:

  • 4 lát bánh mì nâu
  • 1 nửa chén cá ngừ cắt miếng nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu
  • 1 lát phô mai ít béo
  • 1 chén nhỏ sốt mayonnaise
  • 2 trái nho khô
  • Dưa leo cắt quân chì
  • Cà rốt cắt quân chì
  • 1 trái cam nhỏ cắt làm tư

Chuẩn bị:

  • Dùng khuôn hình cá heo để cắt bánh mì nâu và phô mai lát rồi để qua một bên.
  • Trộn cá ngừ, dầu ô liu và một mưỡng canh sốt mayonnaise với nhau.
  • Đặt phô mai lát trên bánh mì nâu, sau đó đổ hổn hợp cá ngừ đã trộn lên trên lớp phô mai, cuối cùng tới một lớp phô mai lát và bánh mì nâu nữa.
  • Đặt 2 trái nho khô vào vị trí mắt của cá heo.
  • Trang trí đĩa bánh sandwich cá ngừ với rau củ đã xắt quân chì nhúng sốt mayonnaise và các miếng cam.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu

Trí tưởng tượng bay bổng của bé 3 tuổi rưỡi
Để học cách phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng là một quá trình lâu dài. Trong năm nay, con đang trải qua một cột mốc rất thú vị. Theo các chuyên gia về phát triển tâm lý của trẻ, các bé 3 tuổi rưỡi vẫn đang thực hành tư duy theo lối “suy nghĩ kỳ diệu”. Bé có thể gắn nhiều đặc tính “kỳ diệu” cho những đồ vật hay người xung quanh và những điều vô lý ấy lại rất “hợp lý” dưới góc nhìn của con trẻ.

Bé có thể tha hồ tưởng tượng rằng những lá thư sẽ bí mật mọc cánh và bay tới tay ông bà ngay sau khi bỏ vào thùng, con cọp đang ẩn náu trong lùm cây, những chú chim kia có thể biết nói và thực sự có ai đó đang sống trên mặt trăng. Đôi khi những điều người lớn nói được trẻ hiểu theo nghĩa đen bởi vì những nghĩa đó có vẻ đúng đối với bé, ví dụ như: “Con muỗi đang đốt con kìa”.

Mặt khác, giai đoạn này bé cũng sẽ dần dần nhận ra những gì tưởng tượng có lẽ là không có thực, máy bay đồ chơi không thực sự bay được hay những vật sặc sỡ sinh động kia không phải sống bên trong màn hình tivi.

Quá trình này có thể phải mất vài năm, vì ngay cả đứa trẻ tám tuổi vẫn tin trên đời có cô tiên và ông bụt. Tuy nhiên, một chút lòng tin vào những điều kỳ diệu ngay cả khi đã trưởng thành vẫn rất tuyệt phải không nào.

Bé 3 tuổi rưỡi: Suy nghĩ kỳ diệu
Đừng ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của bé là vô hạn

Cuộc sống của mẹ: Khi bé biếng ăn
Có phải không khí bữa ăn lúc nào cũng rất căng thẳng vì bé không chịu ngồi vào bàn ăn? Các chuyên gia khuyên rằng không nên ép buộc bé ăn những món mà bé không thích. Thực phẩm nên là nguồn vui và nguồn dưỡng chất chứ không phải là sự đấu tranh và là cuộc chiến mỗi khi bé ngồi vào bàn.

Việc ép buộc bé ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa hay mất cân đối về cân nặng sau này. Chỉ nên cho bé ăn khi tới đúng bữa, nếu thấy đói bé sẽ ăn và nếu không đói thì không cần ép buộc. Đối với trẻ kén ăn, bạn không nên tạo thói quen phải chuẩn bị một chế độ ăn đặc biệt cho bé. Nếu trẻ vẫn không chịu ăn thì đừng phạt, bạn nên dẹp thức ăn và chờ đến bữa tiếp theo.