Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy: Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu là tình trạng nguy hiểm. Dựa trên kinh nghiệm của chị em phụ nữ, xem tình trạng phân của con là cách tốt nhất để chuẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu.

Bây giờ, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ sơ sinh: các nguyên nhân, mức độ và cách điều trị.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là như thế nào?

Trẻ sơ sinh đi cầu ra máu là tình trạng mẹ thấy phân của bé có màu đỏ; hoặc phân bé lẫn với một sọc máu; những đốm máu; hoặc có chất nhầy màu nâu đỏ.

Đối với bé trên 6 tháng tuổi, tức là những trẻ đã bắt đầu có thể ăn dặm; trước khi quá sốt sắng về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Mẹ hãy nhớ lại về những thực phẩm bé ăn trước đó. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt; do đó, màu sắc đỏ của thực phẩm (như củ cải dền, cà chua,..) sau khi được thải ra ngoài vẫn không thay đổi nhiều; khiến phân của bé có màu đỏ.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu kèm các biểu hiện như tiêu chảy; sốt; bụng sưng to; không muốn bú (hoặc ăn dặm); có vẻ mệt mỏi, lờ đờ; hoặc trẻ sơ sinh đi cầu ra máu là bé sinh non; mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa sớm.

phân bé có máu

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân; một số nguyên không quá nghiêm trọng, nhưng một số khác lại có liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do những nguyên nhân sau:

2.1 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do nứt hậu môn

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do đâu? Trẻ bị nứt hậu môn, nhất là khi trẻ bị táo bón; phân sẽ cứng lại, có dạng như những viên đá nhỏ. Việc bé gắng sức đẩy phân cứng ra ngoài; có thể khiến vùng hậu môn bị tổn thương khiến trẻ đi ngoài ra máu tươi.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do nứt hậu môn: Các vết nứt hậu môn có thể tự lành hoặc được chữa khỏi bằng thuốc. Nếu tình trạng trẻ đi ngoài ra máu tươi trở nên nghiêm trọng; bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc mỡ để bôi vào vết nứt.

[/key-takeaways]

2.2 Bé đi ngoài có sợi máu do viêm đại tràng

Trẻ đi ngoài có sợi máu do đâu? Đây là tình trạng một đoạn nào đó bên trong đại tràng bị viêm. Tình trạng này thường có xu hướng khiến phân trẻ sơ sinh có máu; hoặc trẻ sơ sinh đi ra ngoài có sợi máu và nguyên nhân gây ra có thể do di truyền.

Hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể trú ngụ trong thành ruột khiến thành ruột bị viêm dẫn đến tình trạng bé đi cầu ra máu.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do viêm đại tràng: Bác sĩ sẽ kê thuốc kẽm giúp cho niêm mạc ruột phục hồi sớm; ngoài ra có thể bổ sung thêm men vi sinh tăng khả năng bảo về thành ruột.. Mục tiêu của các loại thuốc này là giúp hệ miễn dịch của bé có khả năng chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng.

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do dị ứng

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy hay trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy do đâu? Việc dị ứng với thực phẩm (như sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ) có thể khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu.

Đôi khi bé đi ngoài có sợi máu hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng với sữa (sữa bột hoặc sữa bò), lúa mạch hay yến mạch; nhất là khi con bước sang giai đoạn tập ăn dặm.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng: Ảnh hưởng của dị ứng có thể “đeo bám” bé suốt cuộc đời. May mắn thay có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng của bé.

[/key-takeaways]

3. Mức độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Để biết trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu nghiêm trọng thế nào bạn cần biết tình trạng máu trong phân của bé thế nào. Phân trẻ sơ sinh có máu là các dấu hiệu quan trọng giúp mẹ xem xét tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ.

Vì lượng máu trong cơ thể con không nhiều nên việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và tử vong.

Đầu tiên, để đánh giá mức độ nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu về cấp độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi, chỉ dính ở phân một ít. Bé vẫn rất năng động, da dẻ hồng hào. Biểu hiện này thường xuất phát do bé bị táo bón khi ăn dặm với khẩu phần không đủ chất xơ, chất lỏng.
  • Mức độ vừa: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu màu hồng do lẫn máu và mủ, trẻ đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn rặn khi đi. Có thể bé bị bệnh kiết lỵ, căn bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó gây nên tình trạng tiêu chảy có máu cùng nhầy.
  • Mức độ nặng: Với cấp độ nguy hiểm, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu nhiều, dính đầy lên phân, không cầm được máu, và bé quấy khóc, da dẻ nhợt nhạt. Lúc này, mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng nhất.
trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 3
Ở mức độ nặng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ cầm máu

4. Màu sắc phân của bé nói lên điều gì?

Thông qua màu sắc của phân, mẹ có thể nhìn ra được tình trạng sức khỏe bé và đoán biết được một số bệnh trẻ em!

  • Trẻ đi ngoài có phân màu trắng: Con bạn gặp vấn đề về gan hoặc bị tắt ống mật.
  • Trẻ sơ sinh đi phân có chất nhầy màu xanh sẫm: Tình trạng này kết hợp với hiện tượng khóc có thể do bé bị đói bụng.
  • Trẻ đi phân nhầy, màu xanh nhạt: Nguyên nhân do bé bị chảy nước mũi, viêm đường hô hấp hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
  • Trẻ bị đi ngoài có phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng vì còn ít thức ăn, có mùi hôi thối: Có lẽ do mẹ cho bé ăn dặm với khẩu phần hơi nhiều. Mẹ nên tìm hiểu quy tắc về số bữa ăn, lượng thực ăn dặm tùy vào tháng tuổi của bé.
  • Trẻ đi phân không có chất nhầy, loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi ngoài khoảng từ 3 đến 4 lần/ ngày: Do bé bị lạnh bụng khi ngủ. Vì thế, mẹ nên mua quần cạp cao, hoặc jumpsuit ngắn tay cho bé mặc khi ngủ.
  • Trẻ đi phân màu trắng đục, lỏng, đi ngoài nhiều lần kèm nôn trớ: Bé có thể bị bệnh tả. Mẹ phải bù nước, khẩn trương diệt khuẩn bằng kháng sinh hoặc dẫn bé đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu: Sắc đỏ của phần là do chấy nhầy và máu tươi. Tình trang này thể hiện dấu hiệu bệnh lý có phần nguy hiểm, mẹ cần quan tâm và đưa bé đi khám ngay.

Một số căn bệnh thường thấy là kích ứng thực phẩm, táo bón kinh niên, bệnh trĩ, bệnh số xuất huyết, thương hàn, hay nhiễm khuẩn E. Coli…

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 5
Dựa vào màu sắc phân, mẹ có thể đoán được bệnh bé để kịp thời điều trị

5. Bí quyết hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Một số cách phổ biến để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là:

  • Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé. Cho bé bú mẹ là cách phòng ngừa tốt nhất. Sữa mẹ có chứa một số kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra hậu môn của bé thường xuyên để xem có trầy xước không. Nếu mẹ thấy có điều gì đó không ổn; hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Theo dõi các triệu chứng dị ứng khác nhau. Khi phát hiện bé bị dị ứng; hãy xác định xem đâu là nguyên nhân gây dị ứng để tránh cho trẻ.
  • Theo dõi phân trẻ sơ sinh thường xuyên để xem có gì bất thường hay không. Nếu phát hiện thấy có gì đó không đúng, hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.

6. Đề phòng bệnh lồng ruột ở trẻ

Đặc biệt, nếu trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bé không chịu bú, da tím tái; đây là báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại nhưng khi cơn đau tái phát; trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn.

Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt. trẻ đi ngoài ra máu tươi, đi nhiều lần  khoảng 6-12 tiếng sau; trẻ sơ sinh đi cầu ra máu tươi hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu.

Nhìn trẻ giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng kèm nôn mửa, quấy khóc là dấu hiệu cực kì nguy hiểm của bệnh lồng ruột..

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 2
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy, bố mẹ cần đề phòng trẻ bị lồng ruột

Nếu cứ trong tình trạng đó 24 giờ không xử trí gì trẻ sẽ bị nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử. Nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Để tránh hậu quả về sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu trên.

[inline_article id=179534]

Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu của hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu mẹ cũng đã có thể phán đoán bệnh rồi phải không nào?

Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường và phát triển tốt, mẹ chỉ cần quan sát thật kĩ để phát hiện bệnh kịp thời. Còn khi bé hay quấy khóc, nôn mửa và đi ngoài có chất nhầy, máu, mẹ nên dẫn bé đi khám bác sĩ ngay nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm? Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu thường có những biểu hiện khác nhau. Máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra nhiều, đó thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một vấn đề sức khỏe không đơn giản.

Mẹ cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân, biểu hiện của từng trường hợp để đưa ra quyết định can thiệp kịp thời.

1. Trẻ đi ngoài ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?

Trong đa số các trường hợp, trẻ đi ngoài có một ít máu không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thấy máu trong phân của bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị khám và/hoặc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu.

Nếu trẻ đi ngoài ra máu đột nhiên bị ốm nặng hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Tiêu chảy ra máu.
  • Bé sinh non và đi ngoài ra máu.
  • Phân dính máu và bụng trẻ sưng lên.
  • Có phân đẫm máu, bé bị sốt hoặc ốm nặng.
  • Nhìn bé mệt mỏi, thờ ơ, mất năng lượng và yếu ớt.

Mẹ tìm hiểu thêm về màu sắc phân của trẻ sơ sinh để nhận biết tình trạng sức khỏe của con nhé.

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào là nguy hiểm?
Bé đi ngoài ra máu nhiều thường mệt mỏi

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

2.1 Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn của trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài ra máu. Máu thường xuất hiện khi bé đi đại tiện; hoặc mẹ có thể thấy máu dính trên tã hoặc giấy vệ sinh của bé.

Tình trạng nứt hậu môn thường do trẻ bị táo bón. Phân của trẻ bị táo bón thường lớn và cứng nên có thể gây ra một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Mẹ có thể tham khảo cách điều trị táo bón cho trẻ tại đây.

2.2 Không dung nạp đạm sữa

Tình trạng này còn gọi là viêm đại tràng “dị ứng” do bé bị nhạy cảm với đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành. Không dung nạp sữa thường xuất hiện khi bé bắt đầu uống sữa công thức. Hầu hết các bé mắc bệnh này đều khỏe mạnh duy chỉ có dấu hiệu đáng lo đó là trẻ đi ngoài ra máu.

Trong một vài trường hợp, trẻ dị ứng sữa không chỉ đi ngoài ra máu mà còn tiêu chảy, nôn mửa, khó chịu, kém tăng cân hoặc bị chàm da. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

2.3 Bệnh trĩ

Bé bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài cũng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện của chứng bệnh này là con đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Nếu bé phát triển búi trĩ ở hậu môn thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị.

2.4 Bệnh kiết lỵ

Bệnh này ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ không nên chủ quan. Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu nhầy, có triệu chứng đau bụng, đại tiện khó, phân có màu đỏ tươi, sốt nhẹ, phân ít, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

2.5 Polyp đại tràng

Polyp là khối u hình thành trong đại tràng. Hầu hết các polyp ở trẻ em là không phải là ung thư (lành tính), hay được gọi là “polyp vị thành niên”. Nhìn chung, đây là nguyên nhân hiếm gây khiến trẻ đi ngoài ra máu.

2.6 Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh này, trẻ thường bị nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa dẫn đến đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.

2.7 Các bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em còn có thể do bé bị mắc các bệnh như tiêu chảy nhiễm trùng, viêm ruột, tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, rối loạn đông máu và các bất thường của mạch máu bên trong ruột.

2.8 Thiếu hụt vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu hụt vitamin K sẽ có thể bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nhìn chung, bé đi ngoài ra máu không phải là dấu hiệu chính và thường ít do thiếu hụt vitamin K.

Tóm lại, nguyên nhân bệnh lý dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu thường hiếm gặp. Do đó, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy thăm khám bác sĩ để kiểm tra bé kịp thời và có biện pháp điều trị hiệu quả.

3. Trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao? Cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu không phải trường hợp nào cũng cần điều trị; táo bón nhẹ và nứt hậu môn sẽ có thể chữa khỏi theo thời gian khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé, cũng như chú ý chăm sóc vết nứt của bé.

Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Ví dụ trẻ bị tắc ruột có thể cần phải phẫu thuật; trẻ bị tiêu chảy viêm nhiễm có thể cần thuốc kháng sinh để kháng viêm; v.v.

Tốt nhất, khi mẹ thấy lo lắng về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, mẹ hãy cho bé đi thăm khám để xác định chính xác vấn đề và can thiệp điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

Cách điều trị

4. Phòng ngừa tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi

4.1 Phòng ngừa thiếu vitamin K

Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.

4.2 Bổ sung chất xơ

Mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ vào chế độ ăn của trẻ để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4.3 Bù đủ dịch cho bé

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bổ sung nước điện giải cho bé. Bé từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Bé 1 tuổi thì bổ sung nước theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.

4.4 Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cụ thể. Việc này có thể giúp bé phòng ngừa được tình trạng táo bón.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng có đáng lo?

4.5 Giữ vệ sinh cá nhân

Mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như lau mặt, cổ, tay cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn nhé.

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu không hiếm gặp song mẹ không nên coi thường. Bởi vì có thể bé đang mắc một số bệnh nguy hiểm như cảm thương hàn, đại trạng, xuất huyết dạ dày... Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám nếu tình trạng này kéo dài quá 3 ngày nhé.