Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?

Vậy trẻ sơ sinh thở nhanh, mạnh và phồng bụng khi ngủ có sao không? Câu trả lời ở ngay phần bên dưới sẽ khiến cha mẹ bất ngờ.

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Tốc độ thở bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 40 đến 60 lần mỗi phút. Khi trẻ đang ngủ, tốc độ thở có thể chậm xuống còn 30 đến 40 lần mỗi phút. Hơi thở của mỗi trẻ sơ sinh là không đều hoàn toàn. Có trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh gấp vài lần, sau đó nghỉ ngắn trong thời gian ít hơn 10 giây, rồi tiếp tục thở. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ hơi thở và là một trạng thái bình thường. Trẻ sơ sinh thường sử dụng cơ hoành, một cơ bắp lớn nằm dưới phổi, để thở.

Để nhận biết xem trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường hay không, cha mẹ có thể chú ý các dấu hiệu sau:

  • Lắng nghe nhịp thở của trẻ: Cha mẹ đặt tai gần mũi và miệng của bé, sau đó tập trung lắng nghe xem có thấy hiện tượng thở khò khè, nặng nề hay không.
  • Quan sát: Đặt mắt ở mức ngang ngực của trẻ và theo dõi chuyển động của lồng ngực lên xuống theo từng nhịp thở khi bé hít vào và thở ra.
  • Cảm giác: Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt bàn tay lên cạnh miệng và mũi của con để cảm nhận nhịp thở của bé nhanh hay chậm.

2. Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến và vô cùng bình thường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh là do đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. 

Để xác định xem việc trẻ em thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có bất thường hay không là cha mẹ có thể lắng nghe các âm thanh phát ra từ mũi hoặc vòm họng của trẻ khi trẻ đang ngủ hoặc trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vui chơi. Trẻ sơ sinh thở mạnh có kèm theo các triệu chứng này thì cũng chứng tỏ hơi thở của bé có vấn đề:

  • Ho sâu: Có thể là dấu hiệu có chất nhầy hoặc nhiễm trùng ở phổi.
  • Tiếng thở khi ngủ khò khè hoặc ngáy: Cha mẹ cần hút dịch mũi cho bé.
  • Khóc kèm theo khàn tiếng: Dấu hiệu của viêm thanh quản.
  • Thở nhanh, nặng nhọc: Do có dịch lỏng trong đường hô hấp do trẻ mắc viêm phổi hoặc khó thở.
  • Thở khò khè: Có thể do viêm phế quản mao mạch.
  • Ho khan dai dẳng: Có thể là dấu hiệu của dị ứng.
  • Trẻ sơ sinh ngừng thở ít nhất 20 giây: Đây có thể là dấu hiệu của ngưng thở.

Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

3. Nguyên nhân bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng

Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có sao không. Để có câu trả lời chính xác, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là do:

  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh mới chào đời có hệ hô hấp non nớt, các cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn toàn. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh thở nhanh và sâu hơn, dẫn đến hiện tượng bụng phập phồng khi ngủ.
  • Tắc nghẽn mũi: Nếu trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hoặc sổ mũi, trẻ sẽ buộc phải thở bằng miệng. Việc hít thở lượng khí lớn qua miệng có thể khiến trẻ thở nhanh và bụng phập phồng hơn bình thường.
  • Kích thích từ môi trường: Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn hoặc nhiệt độ không phù hợp. Khi bị kích thích, trẻ có thể thở nhanh và bụng phập phồng.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Thời tiết thay đổi đột ngột, lông chó mèo, mạt bụi, phấn hoa,… là những tác nhân khiến đường thở của trẻ bị kích ứng, trong đó bao gồm triệu chứng thở mạnh khi ngủ.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim hoặc rối loạn tiêu hóa.

[key-takeaways title=””]

Nếu cảm thấy không lo lắng khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách.

[/key-takeaways]

4. Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

Khi thấy bé sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ, cha mẹ đừng vội lo lắng vì trẻ sơ sinh thường thở mạnh hơn lúc ngủ. Nhưng để an tâm hơn, cha mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau để điều hòa nhịp thở của bé:

  • Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ: Hành động này nhằm giúp hệ hô hấp của bé hoạt động một cách trơn tru hơn. Khi thay đổi tư thế ngủ cho bé, cha mẹ nên nghe kỹ tiếng thở của bé để xem liệu hơi thở vẫn còn mạnh hay không. Nếu cha mẹ vẫn nghe thấy bé đang thở mạnh, thở khò khè, có thể đó là dấu hiệu bất thường của bệnh về hệ hô hấp.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng: Đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng ngủ của bé là thoải mái và ổn định. Tránh cho bé bị quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều này có thể làm bé thở nhanh hơn.
  • Làm sạch mũi bé: Nếu bé có triệu chứng tắc nghẽn mũi, hãy thử làm sạch mũi bằng dung dịch muối sinh lý hoặc hút dịch tiết bằng ống hút mũi nhỏ; thực hiện mỗi tuần làm 2-3 lần.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé: Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là do có dịch nhầy trong thanh quản hoặc phổi. Dùng máy tạo ẩm có thể làm loãng dịch nhầy và giúp bé dễ thở hơn.

trẻ sơ sinh thở mạnh

5. Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ sơ sinh thở mạnh đi khám?

Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng kèm các dấu hiệu dưới đây, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:

  • Da xanh tái hoặc tím tái ở môi, mặt hoặc các đầu ngón tay là dấu hiệu thiếu oxy.
  • Trẻ quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì khó đánh thức.
  • Trẻ sốt liên tục, có lúc sốt cao >38.5 độ C.
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh kèm theo triệu chứng bỏ bú, bú kém.

Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

[inline_article id=297673]

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ là một hiện tượng bình thường vì khi ngủ trẻ sẽ thở nhanh hơn gấp nhiều lần bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng quên quan sát xem trẻ thở mạnh có kèm theo dấu hiệu bất thường nào không để đưa trẻ đi khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường? Cách điều trị

Trước tiên cha mẹ cần biết trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường nhé!

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Trong điều kiện bình thường, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhịp thở trung bình là từ 40 – 60 nhịp/phút (theo Hệ thống Nhi khoa Standford). Khi trẻ sơ sinh ngủ, nhịp thở có thể chậm lại một ít, từ 30 – 40 nhịp/phút. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thở khoảng 25 đến 40 lần mỗi phút.

Nhịp thở của em bé cũng có thể thay đổi nhiều kiểu khác nhau. Bé có thể thở nhanh nhiều lần, sau đó nghỉ ngắn dưới 10 giây rồi thở lại nhanh hơn; khoảng 50 – 60 nhịp thở mỗi phút trong 10 đến 15 giây. Điều này thường được gọi là cơn thở nhanh thoáng qua (Periodic breathing); đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn.

Cha mẹ đã biết trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường. Vậy trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

Những thay đổi về nhịp thở hoặc kiểu thở hoặc trẻ sử dụng các cơ và bộ phận khác của ngực để thở có thể cho thấy trẻ đang bị suy hô hấp và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một số vấn đề về hô hấp:

  • Thở khò khè: Thở khò khè có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn hoặc hẹp đường hô hấp dưới. Sự tắc nghẽn có thể được gây ra bởi viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn hoặc do bệnh từ virus hô hấp gây ra.
  • Thở rít khi ngủ: Trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào? Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là dấu hiệu trong lỗ mũi bé đang bị tắc nghẽn. Chỉ cần hút sạch mũi bé và cho bé dùng siro trị nghẹt mũi thì có thể chấm dứt tình trạng này. 
  • Khóc khàn hoặc ho: Tiếng khàn, ho có thể là do tắc nghẽn khí quản. Nếu trẻ thở mạnh kèm ho, khàn tiếng có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản, trong trường hợp đó nó có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Ngáy: Trẻ sơ sinh thở mạnh thường là do có chất nhầy trong lỗ mũi bé. Trong một số ít trường hợp, ngáy có thể là dấu hiệu của một tình trạng mãn tính. Chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc sưng amidan.
  • Nấc cụt: Ăn quá nhanh và nuốt nhiều không khí trong khi bú là hai trong số những nguyên nhân có thể gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Nấc cụt cũng có thể là một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây trào ngược.

[key-takeaways title=”Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?”]

Nếu bé đi ngủ thở mạnh nhưng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: bé vẫn nên cân đều, thì mẹ có thể thở phào yên tâm. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề quá lớn nên mẹ không cần quá lo lắng.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường
Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

3. Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ do đâu?

Muốn biết trẻ sơ sinh thở nhanh mạnh có sao không cha mẹ cần nắm nguyên nhân trẻ thở mạnh khi ngủ là gì. Khi trẻ sơ sinh thở mạnh và bụng phập phồng khi ngủ, có một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số lí do phổ biến:

  • Hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh mới sinh thường có hệ thống hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến việc thở mạnh hơn và bụng phập phồng.
  • Hệ tiêu hóa yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có thể chưa phát triển đủ mạnh để duy trì sự cân bằng trong quá trình hô hấp và tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bụng phập phồng khi trẻ thở mạnh.
  • Trẻ bị tắc nghẽn mũi: Nếu mũi của trẻ bị tắc, ví dụ như do cảm lạnh, dị ứng hoặc sổ mũi, trẻ có thể thở qua miệng và hít phải lượng khí lớn hơn thông qua miệng, gây ra hiện tượng thở mạnh và bụng phập phồng.
  • Sự kích thích từ môi trường: Một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng mạnh với sự kích thích từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, hoặc nhiệt độ không phù hợp. Điều này có thể làm cho trẻ thở nhanh hơn và bụng phập phồng.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Có một số vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra hiện tượng này, bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

4. Điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề hô hấp

Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi thở, cha mẹ nên làm những cách sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngủ để bé dễ thở hơn: Sau khi giúp bé thay đổi tư thế; cha mẹ hãy quan sát biểu hiện thở của trẻ, lắng nghe xem trẻ còn thở mạnh nữa hay không. Nếu trẻ thở vẫn mạnh và thở khò khè; tức là đường hô hấp của bé đang gặp vấn đề, cần đưa bé đi khám.
  • Vệ sinh mũi cho bé: Trong mũi của trẻ sơ sinh có thể chứa rất nhiều bụi bẩn và chất nhờn. Do vậy để giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Hãy để nước muối đủ ấm trước khi nhỏ; mỗi bên mũi mẹ hãy nhỏ khoảng 2 giọt và thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần. Nếu trẻ thường xuyên thở mạnh khi ngủ; mẹ hãy nhỏ mũi 2 lần/ngày cho bé.
Biện pháp xử lý khi bé có vấn đề hô hấp
Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh thở bất thường đi khám?

Cha mẹ nên đưa bé đi khám ở bệnh viện khi bé có các biểu hiệu dưới đây:

  • Trẻ ngừng thở quá 10 giây.
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn 60 nhịp mỗi phút.
  • Bé thở mệt, khó chịu bứt rứt khi thở và bé dường như kiệt sức vì khó thở.
  • Trẻ cằn nhằn mỗi khi thở ra, cánh mũi phập phồng hoặc thở rút lõm ngực. Cha mẹ cũng có thể thấy các cơ dưới xương sườn của bé co vào trong mỗi hơi thở.
  • Da của bé trở nên rất nhợt nhạt hoặc xanh lam; hoặc da bên trong môi hoặc dưới lưỡi của bé chuyển sang tím tái. Điều này nghĩa là máu không nhận đủ oxy.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Có ảnh hưởng đến nhịp thở

[inline_article id=190013]

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường để cha mẹ đỡ phải lo lắng hơn. Ngoài ra, nếu cha mẹ phát hiện vấn đề bất thường ở trẻ sơ sinh thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

1. Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

[key-takeaways title=”Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh bao gồm:“]

  • Biếng ăn.
  • Sốt, co giật.
  • Chướng bụng.
  • Nhiễm trùng rốn.
  • Vấn đề về hô hấp.
  • Tiêu chảy và nôn mửa.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Cáu kỉnh và khóc dai dẳng.
  • Ngủ nhiều, thờ ơ và ít phản ứng.

[/key-takeaways]

1.1 Gặp vấn đề về hô hấp

những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
Khò khè khi thở là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh khó hít thở là do đường mũi của bé bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Cha mẹ có thể xử lý tình trạng này bằng cách rửa mũi cho trẻ hoặc dùng dụng cụ hút nhầy ở mũi.

Tuy nhiên, một số trường hợp khó thở bất thường ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ thở nhanh (trên 60 nhịp mỗi phút).
  • Trẻ mệt mỏi, xanh xao, thở rên, thở khò khè.
  • Trẻ ho dai dẳng trên 2 tuần, ho khi bú, bú kém, sốt.
  • Có dấu hiệu rút lõm lồng ngực hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ như cơ liên sườn, hõm ức, hố thượng đòn.

Vậy trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường? Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thở khoảng 40-60 nhịp mỗi phút. Nhịp thở có thể chậm lại đến 20 nhịp thở mỗi phút khi trẻ sơ sinh ngủ. Trong quá trình thở định kỳ, nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể ngừng trong 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu lại nhanh hơn – khoảng 50 đến 60 nhịp thở mỗi phút – trong 10 đến 15 giây. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, thở khò khè phải làm sao?

1.2 Trẻ cáu kỉnh và khóc dai dẳng 

Trẻ sơ sinh khóc để biểu đạt suy nghĩ, mong muốn của mình là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé liên tục quấy khóc, khó dỗ (dù đã giải quyết những nhu cầu cơ bản như cho bú, thay tã …) cáu kỉnh; hoặc có tiếng khóc bất thường như khóc thét, kéo dài hoặc yếu ớt; lúc này trẻ có thể đang gặp các vấn đề sức khỏe; thậm chí là đang cảm thấy đau đớn. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần sớm đưa trẻ đi khám.

1.3 Trẻ sốt, co giật

Tại sao sốt lại là 1 trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày, nhiễm trùng nước tiểu và nhiều bệnh do vi khuẩn và virus khác đều có thể gây sốt.

Đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao có thể gây ra sốt co giật ở trẻ.

Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Nếu trẻ sơ sinh có xuất hiện sốt, kèm theo co giật là một dấu hiệu nặng có thể liên quan đến tình trạng viêm não – màng não.

Ở giai đoạn sơ sinh, co giật được xem như dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Co giật có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, tím tái, thở mệt … Triệu chứng co giật có thể liên quan đến viêm màng não, động kinh, hạ đường huyết hay rối loạn điện giải.

Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi mà bị sốt (nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C), cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đối với bé lớn hơn nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện.  

1.4 Trẻ ngủ nhiều, thờ ơ và ít phản ứng

trẻ ngủ li bì
Ngủ nhiều và ngủ quá lâu là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hoặc buồn ngủ sau khi bú là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ buồn ngủ quá mức; ngủ lâu hơn bình thường; khó đánh thức trẻ dậy bú, trẻ ít hoặc không có năng lượng, không tỉnh táo, không phản ứng với âm thanh hoặc kích thích thị giác thì đây có thể là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cảnh báo trẻ bị nhiễm trùng hoặc có lượng đường trong máu thấp.

Thông thường, trong khoảng 1 tháng sau sinh, trẻ nên được gọi dậy cho bú sau 3 đến 4 giờ ngủ. Cha mẹ không nên để trẻ ngủ quá lâu, sẽ tăng nguy cơ hạ đường huyết, gây co giật. Bởi vì trẻ sơ sinh đôi khi chưa nhận thức được giờ bú và ngủ hợp lý.

1.5 Da nhợt nhạt, xanh xao

Nếu làn da của trẻ sơ sinh không hồng hào mà xanh xao hoặc vàng vọt thì đó có thể là những dấu hiệu bất thường cho thấy ở trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe:

  • Da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, tím tái: Trẻ bị lạnh và cần được giữ ấm. Đôi khi cũng có thể do bé khó thở, viêm phổi và mắc các vấn đề về hô hấp. Nếu thấy môi trẻ chuyển từ màu đỏ hồng sang tím tái và trong lưỡi có chất nhầy xuất hiện thì đó là biểu hiện của tình trạng trẻ bị thiếu oxy. Cha mẹ không nên chủ quan vì trường hợp này khá  nguy hiểm.
  • Da trẻ màu vàng: Tình trạng này thường vô hại nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bệnh vàng da lan nhanh chóng từ mặt ra khắp cơ thể và cả tròng mắt thì đây là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
  • Da trẻ phát ban: Nếu các nốt hoặc đốm da không mờ đi khi ấn vào thì đó có thể là dấu xuất huyết dưới da. Nặng hơn có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng não mô cầu; đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Thiếu máu: da nhợt nhạt, xanh xao có thể là biểu hiện của thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Còn nếu trẻ bị lột da ta, da chân thì là biểu hiện của bệnh gì? Mẹ tham khảo ngay Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

1.6 Trẻ biếng ăn

những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
Biếng ăn là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều muốn ăn từ 3-4 giờ một lần. Khi đói bé sẽ mút ngón tay hoặc bàn tay, khóc.

Nếu bé không chịu ăn và bỏ bú nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Ở trẻ sơ sinh nếu biếng ăn sẽ có những dấu hiệu bất thường như gặp khó khăn khi bú vú mẹ hoặc bú bình; bé không muốn ăn hoặc bú và sụt cân.

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên cho trẻ biếng ăn uống B1? Cách dùng b1 cho trẻ biếng ăn

1.7 Nhiễm trùng rốn

Nếu xung quanh cuống rốn của trẻ sơ sinh có mủ hoặc da đỏ hoặc có mùi khó chịu thì có thể trẻ đã bị nhiễm trùng. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Lúc này bé được cần đưa đến bệnh viện.  

1.8 Tiêu chảy và nôn mửa

Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột do virus hoặc vi khuẩn, trúng thực, tắc nghẽn; hoặc gặp vấn đề khác về tiêu hóa. 

Bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra phân của bé để tìm vi khuẩn để phải điều trị. Nếu bé bị tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng ở trẻ.

1.9 Trẻ chướng bụng

Chướng bụng có thể là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Bụng của trẻ sơ sinh thường sẽ mềm giữa các lần bú sữa. Nếu mẹ sờ bụng trẻ và thấy sưng hoặc cứng thì đây có thể là do trẻ bị đầy hơi hoặc táo bón. 

Nếu tình trạng này tự khỏi thì không cần quá lo lắng, mẹ có thể điều chỉnh lại tư thế cho bú, thay đổi chế độ ăn của mẹ hoặc đổi sữa nếu con bú sữa công thức

Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng bất thường như trẻ không đi tiêu hơn 2 ngày, chướng bụng, nôn mửa, quấy khóc… Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh đường ruột hoặc bất cứ vấn đề nào khác. Trẻ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh.

2. Một số mẹo chăm con giúp cha mẹ nhàn nhã hơn

Chăm con tháng đầu chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Nhưng với những cách sau đây, mẹ mới sinh chắc chắn sẽ được giảm tải phần nào áp lực; và duy trì sức khỏe để nuôi dưỡng con thật tốt:

  • Nhận sự giúp đỡ từ những người khác.
  • Ngủ khi bé ngủ trong lúc chăm con tháng đầu.
  • Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con.
  • Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu.

Còn nhiều mẹo giúp cha mẹ “sống sót” khi chăm con lắm, mẹ ơi đừng bỏ qua nhé!

Trên đây là 9 dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường. Khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như trên, cha mẹ cũng đừng quá hoang mang. Thay vào đó, cha mẹ hãy bình tĩnh xác định nguyên nhân, vấn đề hoặc đưa bé gặp bác sĩ nhi khoa nhé.