Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 14 tuần tuổi đạt được những cột mốc nào?

Nếu em bé của mẹ đã là trẻ 14 tuần tuổi, mẹ sẽ nhận thấy bé đã có sự phát triển nhất định. Đặc biệt, bé bắt đầu thể hiện “dấu ấn cá nhân” thông qua món đồ chơi, trò chơi hay bài hát cụ thể bé thích.  

Sự phát triển của trẻ 14 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 14 tuần tuổi

Sự tăng trưởng của trẻ 14 tuần tuổi có giảm hơn so với 3 tháng đầu. Mỗi tuần trung bình con tăng khoảng 100-150g, dài hơn khoảng 0,5cm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO

2. Sự thay đổi màu mắt

Màu sắc của mắt được quyết định bởi sắc tố melanin có trong mống mất. Melanin còn là sắc tố mang lại màu sắc cho da, tóc của con người.

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ có màu mắt vĩnh viễn sau 6 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên trước thời điểm này, quá trình tạo sắc tố của mống mắt vẫn đang diễn ra. Vì vậy nếu màu mắt ở trẻ 14 tuần tuổi thay đổi so với lúc mới sinh cũng là điều bình thường.

3. Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 14 tuần tuổiCác mốc phát triển của trẻ 14 tuần tuổi

Trẻ 14 tuần tuổi sẽ biết làm gì?

  • Bé tự chơi và có nhiều năng lượng: Vào giờ thức, sau khi bú no, mẹ sẽ thấy bé hoạt động liên tục với nguồn năng lượng dường như không bao giờ cạn. Bé có thể tự chơi bằng cách phun mưa hay nhìn ngắm, khám phá các ngón tay, ngón chân. Bé không chỉ mút tay mà còn giơ chân lên cao rồi kéo cả bàn chân vào miệng.
  • Cười và tương tác với mọi người: Một số bé 14 tuần tuổi hoạt bát, cười nói với tất cả mọi người, trong khi số còn lại chỉ thích bắt chuyện với người thân. Điều này không thể khẳng định bé lớn lên sẽ trở thành người hướng nội hay hướng ngoại. Nhưng chắc chắn bé sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ các mối quan hệ xung quanh. 
  • Trẻ 14 tuần tuổi kiểm soát thân trên tốt hơn: Lưng của bé có thể chịu được một lực nhất định. Điều đó giúp bé có thể kiểm soát phần thân trên, nâng thẳng người một góc 90 độ khi nằm sấp.
  • Trẻ 14 tuần tuổi có thể điều khiển hoạt động của tay một cách thuần thục: không chỉ cầm, nắm, lắc mà còn chộp, sờ và cảm nhận. Hãy cho bé cầm, nắm nhiều đồ vật với hình dạng, chất liệu khác nhau. Điều này sẽ giúp não bộ bé phát triển tốt hơn.
  • Nhận ra bố mẹ: Bé nhận ra bố, mẹ hoặc người chăm sóc nhờ khuôn mặt, mùi hương, giọng nói. Đôi mắt của bé sẽ đảo tìm kiếm mẹ khi đói, mệt mỏi hoặc sợ hãi.
  • Phân biệt được hình ảnh và vật thật: Trẻ 14 tuần tuổi sẽ biết làm gì? Nếu trước đây bé chưa thể nhận biết sự khác biệt giữa hình ảnh và vật thật thì nay nhận thức ở trẻ 14 tuần tuổi đã có bước tiến đáng kể. Bằng chứng là bé trở nên hào hứng, sôi nổi khi gặp một em bé ngoài đời hơn là với hình ảnh em bé trên trang giấy.
  • Bé thích nghe nhạc và sẽ nín khóc nếu mẹ mở đúng bài hát mà bé yêu thích.
  • Ý thức về bản thân của bé cũng đang phát triển. Bé dường như rất thích nhìn vào gương và trò chuyện với hình ảnh phản chiếu trong gương (dù ở độ tuổi này, bé chưa thể nhận ra đó là chính mình). 

>> Mẹ có thể xem thêm: Cho bé nhìn gương để kích thích sự phát triển

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 14 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 14 tuần tuổi

Lịch sinh hoạt của trẻ 14 tuần tuổi tương đối ổn định. Giờ giấc bú, ngủ, chơi đã dần vào nề nếp. Mẹ cần cố gắng gìn giữ sự nhất quán trong sinh hoạt của bé. Điều đó sẽ giúp mẹ có thể nắm bắt tâm lý của bé để xử trí kịp thời, giúp bé giảm đi các cảm xúc tiêu cực trong năm đầu đời. 

Tuy nhiên, mẹ đừng ép bé tuân theo thời gian biểu một cách máy móc. Cũng giống như người lớn thỉnh thoảng có những cữ ăn phát sinh, em bé cũng vậy. Hãy đáp ứng nhu cầu của bé nếu con đói, muốn ti mẹ. Trong trường hợp bé muốn ngậm ti chỉ vì sở thích, mẹ hãy cho bé đi dạo hay chơi trò chơi để xoa dịu bé cũng như khiến bé bận rộn mà quên đòi bú.

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ

2. Hoạt động, trò chơi cho bé 14 tuần tuổi

Những gợi ý trò chơi sau không chỉ mang đến cho trẻ 14 tuần tuổi niềm thích thú; mà còn giúp bé phát triển tốt về nhận thức nhờ những trải nghiệm mới mẻ:

  • Cho bé “bay” khắp nhà: Đặt bé ngồi trên vai, mặt quay về phía sau và cho con “bay” quanh nhà để bé trải nghiệm cảm giác di chuyển ngược chiều. Mẹ đừng quên tạo thêm âm thanh nhằm tăng phần thú vị. Mẹ lưu ý là trò chơi này chỉ thích hợp với những trẻ 14 tuần tuổi có thể giữ thẳng đầu cũng như phần trên cơ thể. Đặc biệt cơ cổ của bé có thể xoay chuyển linh hoạt, giúp bé dễ dàng quan sát xung quanh.
  • Lăn bóng: Nếu nhà có quả bóng tròn lớn (dụng cụ tập thể dục), mẹ hãy đặt bé lên, nhẹ nhàng lăn quả bóng theo nhiều hướng khác nhau.
  • Trò chơi ú òa với bé: Dùng gối chặn xung quanh để giữ bé ngồi thẳng. Sau đó, mẹ sẽ núp vào từng góc trong nhà (vẫn trong tầm nhìn của của bé) để chơi trò “ú òa” với con. 

3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 14 tuần tuổi

Ở thời điểm trẻ 14 tuần tuổi, đa số trẻ cần ngủ với thời gian khoảng 10-12 giờ vào ban đêm (bé có thể thức 1-2 lần để bú đêm). Bên cạnh đó, trẻ có thêm vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày với thời gian khoảng 3-5 giờ.

4. Tiêm ngừa cho trẻ 14 tuần tuổi

Mẹ hãy bổ sung các mũi tiêm hay liều uống vắc-xin dành cho trẻ 3 tháng mà bé còn thiếu. Ví dụ như:

  • Mũi thứ 3 ngừa viêm gan B.
  • Mũi thứ 2 ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae.
  • Liều uống thứ 2 phòng tiêu chảy do Rotavirus.
  • Vắc-xin phòng bệnh phế cầu mũi 2.

Sốt là phản ứng thường gặp khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, nếu sau tiêm, bé nôn hoặc sốt kéo dài từ 38 độ C trở lên thì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng: Mẹ phải làm sao?

  • Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Hướng dẫn mẹ chườm mát: mẹ có thể lấy khăn sữa, bỏ 1 viên đá nhỏ vào; chườm lạnh chỗ vết sưng 5 giây rồi bỏ ra khoảng 10-15 giây rồi tiếp tục chườm khoảng 5 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại tầm 5 lần. Tránh chườm lâu vì có thể gây bỏng lạnh cho da trẻ.
  • Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất; giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
  • Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

5. Có nên cho bé 14 tuần tuổi uống nước?

Trẻ 14 tuần tuổi bú mẹ thì không nên cho uống thêm nước. Sữa mẹ chứa tới 88% là nước nên trong 6 tháng đầu đời, mẹ được khuyên chỉ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm (thường khoảng sáu tháng tuổi), mẹ có thể cho trẻ uống vài thìa nước trong bữa ăn. Điều này giúp trẻ quen với mùi vị của nước lọc cũng như ngăn ngừa táo bón khi tập làm quen với thức ăn mới.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 14 tuần tuổi phát triển tốt

Khi trẻ 14 tuần tuổi, 2 trong số những vấn đề mẹ phải đối mặt là rụng tóc và cân nặng. Để cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều và tăng cân sau sinh, mẹ cần phải có bí quyết hoặc giải pháp phù hợp.

1. Rụng tóc sau sinh

Vào khoảng ba tháng sau sinh, mẹ có thể nhận thấy tóc rụng cả nắm mỗi ngày. Nguyên nhân thường đến từ sự thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, tinh thần mệt mỏi do thường xuyên thức khuya chăm con. 

Rụng tóc sau sinh

2. Cân nặng sau sinh

Sinh con là trải nghiệm làm thay đổi cả cuộc sống và cơ thể mẹ. Đặc biệt, vùng hông, eo của mẹ sẽ nở hơn, bụng nhiều mỡ, chảy xệ. 

Thật sự rất khó để cân nặng của mẹ có thể trở về như trước khi mang thai. Một trong những lý do là mẹ đang cho bé bú nên không thể áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Nếu mẹ chưa thể giảm cân bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục, nên quản lý cân nặng bằng cách cân nhắc các loại thức ăn và thói quen ăn uống.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 bí kíp giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa

Những việc mẹ nên làm để ổn định cân nặng:

  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa calo tốt, giảm tiêu thụ thực phẩm chứa calo xấu.
  • Ăn vặt thông minh với các món ít calo như trái cây và rau xanh.

Những việc mẹ nên làm để ổn định cân nặng sau sinh

Tóm lại, khi chăm sóc trẻ 14 tuần tuổi, để con phát triển tối đa, mẹ hãy thường xuyên cho con trải nghiệm các hoạt động, trò chơi mới. Ngoài ra, môi trường gia đình yêu thương, ấm áp cũng giúp nuôi dưỡng trong bé những cảm xúc tích cực.

[inline_article id=255125]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Đi cùng với sự phát triển về mặt thể chất của trẻ 10 tuần tuổi là sự phát triển về mặt tình cảm, cảm xúc. Trong giai đoạn này, em bé của mẹ đã biết cách thể hiện tình cảm bằng cách giơ hai tay ôm mặt mẹ và “cạp” một cách đầy yêu thương. 

Đó chính là phần thưởng lớn mà mẹ nhận được, xứng đáng với công sức chăm bẵm suốt 10 tuần qua. Nhưng còn rất nhiều thông tin thú vị khác về cột mốc phát triển của bé 10 tuần tuổi. Mẹ đọc tiếp để biết chăm sóc trẻ 10 tuần tuổi cần lưu ý điều gì chưa? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Sự phát triển của trẻ 10 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 10 tuần tuổi

Mẹ đang muốn biết trẻ 10 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Tính từ lúc mới sinh, theo trung bình, trẻ 10 tuần tuổi sẽ có:

  • Cân nặng: nặng thêm 2 đến 2,5kg.
  • Chiều dài: dài hơn 5 đến 5,5cm.

Nhiều bé trông mũm mĩm với đôi má phúng phính, nhìn chỉ muốn hôn. Nhưng mẹ đừng lo nếu con chỉ “roi roi” người, miễn con vẫn tăng cân đều và đáp ứng các chỉ số trong bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ là được.

Sự phát triển của trẻ 10 tuần tuổi

2. Bé 10 tuần tuổi lăn người

Trẻ 10 tuần tuổi đang học cách lăn người. Ở độ tuổi này, bé có thể lẫy từ nằm nghiêng sang nằm ngửa và ngược lại. Phải khoảng hơn một tháng tuổi nữa hoặc lớn hơn (tùy sự phát triển của mỗi bé) thì bé mới có thể lật người được; vì cổ bé cần cứng cáp và cơ tay khỏe hơn để làm được điều này.

[key-takeaways title=””]

Khi bé biết lật người, mẹ không nên để bé nằm trên giường hoặc trên bất kỳ nơi nào quá cao và cách xa mặt đất mà không dõi theo bé vì bây giờ bé đã có thể di chuyển và có thể té ngã dễ dàng.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Bé mấy tháng biết lật? Dấu hiệu trẻ sơ sinh sắp biết lật

3. Thủ thỉ

Lúc đầu tiếng thở, tiếng thủ thỉ hay tiếng bụng sôi dường như hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên, sau đó mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những âm thanh này xuất hiện khi mẹ trò chuyện với bé; khi bé chơi thú nhồi bông; khi bé thấy mình trong gương hay thậm chí khi bé thấy một chú vịt trang trí gắn trên nôi. Mẹ cũng có thể trò chuyện lại với bé bằng cách nói những từ như “baba”, “mama”…

Bé có thể phát âm được phụ âm ở các giai đoạn rất khác nhau: một vài bé có thể phát âm được phụ âm khi chỉ mới ba tháng tuổi; những bé khác thì phải chờ đến năm, sáu tháng tuổi mới có thể có khả năng này. Khi bé bắt đầu thử phát âm các phụ âm; bé thường phát ra cùng lúc một hoặc hai âm và lặp lại các hợp âm giống nhau (ba, ga hoặc da) nhiều lần.

Vào tuần tiếp theo, bé có thể chuyển sang một hợp âm mới và dường như quên mất hợp âm ban đầu. Thực ra bé không quên mà là do khả năng tập trung của bé có giới hạn nên bé thường chỉ làm thành thục một việc vào một thời điểm mà thôi.

4. Các mốc phát triển của trẻ 10 tuần tuổi

Nhiều mẹ thắc mắc trẻ 10 tuần tuổi biết làm gì? Sau đây là câu trả lời dành cho mẹ:

  • Trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi có thể dùng tay và chân để đấm, đá.
  • Bé biết phối hợp tay, mắt thông qua việc nhìn và chạm vào mọi thứ cùng lúc. Những gì trong tầm với đều là mục tiêu để bé thực hành kỹ năng cầm, nắm, với, bắt.
  • Bé có thể ngẩng cao đầu mặc dù không quá lâu. Nếu bé gặp khó khăn trong việc sử dụng cơ cổ, mẹ có thể nằm trước mặt bé, ngang tầm với con để khuyến khích bé nhìn lên mẹ hoặc cố gắng nhích lại gần mẹ. 
  • Trẻ 10 tuần tuổi có thể đứng được khi có sự trợ giúp của ba mẹ trong thời gian ngắn. Mẹ hãy thử kiểm tra khả năng này bằng cách giữ bé ở tư thế thẳng đứng. Việc thực hành những phản xạ cơ bắp là một khởi đầu tuyệt vời góp phần giúp bé phát triển thể chất tốt hơn.
  • Bé thích nghe nhạc và phản ứng khác nhau với từng thể loại nhạc. Nếu mẹ cho con nghe những bài hát ru nhẹ nhàng, sau đó chuyển sang những bài hát có tiết tấu nhanh hơn; mẹ sẽ thấy con có các phản ứng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, con dường như phấn khích và vui vẻ hơn khi nghe nhạc sôi động.
  • Trẻ 10 tuần tuổi không chỉ biết bắt chuyện, ê a nhiều hơn mà bé còn biết “phun mưa” bằng nước bọt một cách hài hước. Đây cũng chính là niềm vui đơn giản của bé khi thức dậy.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

Các vấn đề thường gặp của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

1. Hội chứng đầu phẳng

Nếu bé thường xuyên nằm ngửa thì con rất dễ bị hội chứng đầu phẳng do tư thế nằm này tạo áp lực liên tục lên một điểm trên đầu. 

Để hạn chế tình trạng bẹp đầu, khi bé thức, mẹ hãy để bé nằm sấp nhiều hơn, điều này cũng giúp tăng cường cơ cổ của bé. Mẹ cũng có thể thường xuyên thay đổi tư thế ngủ cho con. Song mẹ không nên chèn chăn gối để cố định đầu của bé vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Hội chứng đầu phẳng

2. Hiện tượng trào ngược của trẻ 10 tuần tuổi

Trào ngược là khi thức ăn và axit di chuyển từ dạ dày ngược trở lại thực quản. Bé sẽ phun hoặc nôn trớ một ít sữa sau khi bú. Điều này hết sức bình thường đối với tất cả các bé. Ước tính có đến 50% các bé nôn trớ mỗi ngày. Hầu hết tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại cho bé.

Tuy nhiên, nếu bé ợ lên một lượng lớn sữa trong cùng một ngày hoặc nôn nhiều lần trong ngày, rất có thể bé đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược có thể đi kèm với cáu kỉnh kéo dài và cảm thấy đau khi ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị ho hoặc không tăng đủ cân.

[key-takeaways title=””]

Nếu nghi bé bị trào ngược, mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ảnh hưởng sức khỏe của con.

[/key-takeaways]

3. Chảy nước dãi

Mẹ có thể nhận thấy trẻ 10 tuần tuổi bắt đầu chảy nước dãi trong giai đoạn này. Nguyên nhân là vì lượng sữa bé bú nhiều hơn; và vì vậy, lượng nước dãi bé tiết ra sẽ nhiều hơn lượng dãi bé có thể nuốt.

Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng chảy nước dãi không có nghĩa là bé đang mọc răng. Răng của bé sẽ vẫn chưa mọc và mẹ có thể cần chờ ít nhất hai tuần tiếp theo thì chiếc răng đầu tiên của bé mới bắt đầu nhú lên. Phần lớn các bé mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng từ 4-7 tháng tuổi.

[key-takeaways title=””]

Nhiều cha mẹ thường mặc yếm cho bé ngay từ bây giờ để chặn nước dãi. Tuy nhiên mẹ cần nhớ tháo nó ra khi bé ngủ để tránh làm bé nghẹt thở.

[/key-takeaways]

4. Trẻ 10 tuần tuổi có thể bú ít

Trẻ 10 tuần tuổi có thể bú ít
Trẻ 10 tuần tuổi có thể bú ít

Trẻ 10 tuần tuổi bú ít có sao không? Trẻ đột nhiên bú ít khiến nhiều mẹ lo lắng và không biết xử lý như thế nào, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trẻ bú ít có thể xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng như sau:

  • Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe: Nếu trẻ đang bú ngoan nhưng đột nhiên bú ít lại, thường xuyên quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra xem cơ thể trẻ có đang có vấn đề bất thường hoặc có bệnh lý nào hay không. Thông thường đó là những vấn đề của đường tiêu hóa hoặc đau họng, có đờm, trẻ bị nhiệt miệng. Cũng có thể do trẻ bị viêm tai, thân nhiệt cao hay đang mọc răng.
  • Hệ tiêu hóa kém: Nếu trẻ bú kém kèm theo một số biểu hiện bất thường như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng thì có thể trẻ đang rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày hoặc rối loạn khuẩn đường ruột. Những vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú ít và biếng ăn ở trẻ.
  • Nấm lưỡi: Nếu thấy trên lưỡi trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng tức là trẻ đã bị nấm lưỡi. Khi trẻ bị nấm lưỡi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm trẻ mất vị giác, đau đớn khiến bé lười bú, thậm chí có trẻ bỏ bú.
  • Sữa mẹ có mùi vị lạ: Vị giác của trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn nên trẻ rất nhạy trong việc nhận biết mùi vị. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thay đổi, mùi vị của sữa cũng thay đổi theo khiến trẻ bú ít hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là một giải pháp điều trị bệnh cho con được rất nhiều bố mẹ sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bú ít đi.
  • Sữa mẹ ít đi: sữa mẹ về chậm, nguồn sữa không còn dồi dào như trước. Lúc này, việc bú mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
  • Bú sai tư thế: Điều này thường xảy ra với những người lần đầu làm mẹ, còn bỡ ngỡ trong việc cho con bú, nhất là tư thế cho bú. Khi mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc sữa mẹ về không đều có thể khiến bé khó chịu và bú ít hơn.

Để giải quyết tình trạng trẻ bú ít, trước hết mẹ cần xác định được trẻ bú ít nguyên nhân do đâu rồi có cách xử lý phù hợp.

Đối với trẻ bú sữa mẹ:

  • Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ năng lượng cho hai mẹ con. Hạn chế thức ăn nặng mùi, đồ chiên rán dầu mỡ.
  • Tạo cho con thói quen bú mẹ bằng cách chia nhỏ các cữ bú mỗi 3 giờ/lần.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và sữa mẹ ra đều.
  • Điều trị kịp thời bệnh lý của trẻ nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường kèm theo bú ít.

Đối với trẻ bú sữa công thức:

  • Chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé những vẫn đủ các thành phần dinh dưỡng cho những tháng đầu đời.
  • Chọn bình bú có kích cỡ đầu vú phù hợp với con. Theo dõi khoảng cách giữa các cữ bú, lượng bú mỗi lần để có sự điều chỉnh phù hợp.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 10 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng: bé 10 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ?

bé 10 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ?

Mẹ có biết bé 10 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ không? Tùy vào cân nặng và thể trạng của mỗi bé mà lượng sữa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tính trên trung bình, trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi sẽ cần từ 90-120ml sữa. Vậy trẻ 10 tuần tuổi bú bao nhiêu cữ? Các chuyên gia ước tính, bé bú 5-6 cữ mỗi ngày và số lượng cữ bú dao động tùy vào nhu cầu ở mỗi bé.

Nếu chuẩn bị đi làm, mẹ có thể vắt sữa tập cho con bú bình trước thời điểm trở lại công việc 2-4 tuần. Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con, mẹ nhớ tiêu thụ các thực phẩm lợi sữa và tránh ăn, uống các thực phẩm gây mất sữa.

Cách tập cho bé bú bình:

  • Tập trẻ bú bình khi trẻ đang đói: Khi bé đòi bú, mẹ hãy khoan cho bé bú, thay vào đó, mẹ đợi thêm một khoảng thời gian để bé thực sự đói. Lúc này, hãy thử đưa bình sữa vào miệng bé. Nhiều bé sẽ dễ dàng chịu ngậm bình sữa khi đang đói.
  • Tập cho bé bú bình khi bé đã no: Với một vài bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy không hài lòng vì bé hiểu đó không phải là bầu sữa mẹ. Trong trường hợp này, không khuyến khích mẹ tập cho bé bú bình khi đang đói. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.
  • Cho bé chơi đùa để làm quen với bình sữa: Trước khi tập cho bé bú bình, hãy để bé chơi với bình sữa. Nếu được khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình, bé sẽ dễ chấp nhận và sẽ không thấy khó chịu. Bé có thể tự cho bình vào miệng – giống như những gì bé hay làm với mọi vật khác.

>> Mẹ xem thêm các cách tập cho bé bú bình tại đây.

2. Cách chăm sóc giấc ngủ

Trẻ 10 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Thông thường ở tháng thứ ba, trẻ sẽ ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày; trong đó, bé sẽ ngủ 10 giờ vào ban đêm; và 5 giờ vào ban ngày. 

Mẹ không nên quá lo lắng về lịch trình ngủ của bé, miễn sao con bú no là bé sẽ có những giấc ngủ dài chất lượng. Đặc biệt, bé còn biết thức dậy vào ban đêm để bú. Vì vậy, mẹ nhớ canh giờ thức đề đừng bỏ lỡ cữ bú đêm của con.

Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ 10 tuần tuổi ngủ bao nhiêu rồi đó!

3. Bé quấy khóc

Có thể nói, khóc là cách duy nhất để con truyền đạt nhu cầu của con đến mẹ. Nếu để ý, mẹ có thể nhận ra nguyên nhân bé khóc.

  • Khi bé ngủ, mẹ thường nghe thấy những tiếng nấc nhỏ, đó là dấu hiệu cho thấy con đã chìm vào giấc ngủ sâu. 
  • Nếu bé thức dậy vào nửa đêm với cái bụng đói, bé sẽ khóc lớn đến nỗi đánh thức mọi người trong gia đình.
  • Nếu mẹ để bé một mình, bé sẽ khóc để tìm mẹ và muốn mẹ ở bên cạnh.

Dù bé khóc vì lý do gì thì điều quan trọng là mẹ phải xử trí càng sớm càng tốt, tránh đề bé khóc lâu dẫn đến hình thành thói quen khóc dai ở bé.

4. Hoạt động cho bé 10 tuần tuổi

Mẹ hãy tăng thời gian cho bé nằm sấp. Để khuyến khích bé dùng cánh tay đẩy người lên và xoay cổ một cách thành thạo, mẹ có thể để một món đồ chơi gần bé hoặc di chuyển món đồ theo nhiều hướng khác nhau.

Không chỉ rèn luyện sức mạnh phần trên cơ thể của bé, mẹ cần lưu ý tập chân cho con. Vì phần lớn thời gian bé nằm ngửa hoặc nằm sấp nên chân của bé sẽ không có cơ hội chịu trọng lượng của chính mình. 

Nếu trẻ có thể giữ đầu khá lâu, mẹ có thể đẩy nhẹ chân của trẻ để thúc trẻ bò. Bé sẽ không thể bò ngay trong giai đoạn này nhưng đây là cách giúp bé ghi nhớ cách thực hiện. Lúc đầu, mẹ cho bé tập một vài phút rồi tăng dần lên khoảng 15 phút mỗi ngày.

Mặt khác, khi trẻ 10 tuần tuổi, chân bé sẽ cứng cáp và khỏe hơn. Lúc này, mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bóp chân cho bé và di chuyển chân theo động tác đạp xe để tăng cường sức mạnh cho đôi chân. Đây là bước quan trọng cho các hoạt động liên quan đến chi dưới của bé sau này như lật, lẫy, bò…

Hoạt động cho bé 10 tuần tuổi

Một số trò chơi sau giúp phát triển nhận thức và các giác quan cho bé:

  • Treo lủng lẳng các món đồ chơi màu sắc (có âm thanh càng tốt) trên xe đẩy hoặc trong cũi sẽ giúp phát triển tầm nhìn và rèn luyện các kỹ năng chụp, với, cầm, nắm ở bé. Đây là trò chơi quen thuộc từ giai đoạn sơ sinh nhưng vẫn còn cần thiết với trẻ 10 tuần tuổi.
  • Khi bé nằm ngửa, mẹ hãy tạo những vệt sáng di chuyển trên trần nhà bằng đèn pin lúc ẩn lúc hiện. Hoặc mẹ dùng tay tạo hình ảnh các con vật trên tường. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú với trò này.
  • Mẹ ẵm bé chơi trên xích đu để con nhận thức về không gian và chuyển động xung quanh.
  • Mẹ cũng đừng quên cho con đi dạo ngoài trời hoặc chơi đùa với các bé lớn hơn để con rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 10 tuần tuổi

1. Lưu ý với bé

Trẻ 10 tuần tuổi bắt đầu tiếp xúc với nhiều người nên con rất dễ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp như cảm, ho…

Để an toàn cho bé, mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm theo độ tuổi của con. Ngoài ra, tránh cho con tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người thân trong nhà nếu mắc các bệnh lây qua đường hô hấp thì cần đeo khẩu trang và không được đến gần bé.

2. Lưu ý với mẹ

Việc tập trung chăm sóc cho bé có thể khiến mẹ “bỏ rơi” người bạn đời. Hãy cân bằng mối quan hệ bằng cách tạo sự kết nối giữa bố và con. Tình yêu của bố với con sẽ giúp bố yêu thương cũng như thấu hiểu, chia sẻ cho sự vất vả của mẹ lúc này.

Mặt khác, quan hệ tình dục sau sinh có thể làm mẹ đau rát do một số nguyên nhân.

  • Sự sụt giảm nội tiết tố ở phụ nữ cho con bú khiến mẹ giảm ham muốn.
  • Áp lực vì việc chăm con và thường xuyên thức khuya làm mẹ luôn cảm thấy kiệt sức, mất hứng thú.

Vì vậy, để khắc phục những trở ngại trên, mẹ có thể dùng gel bôi trơn cho phụ nữ sau sinh nếu cần.

Hy vọng mẹ sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ 10 tuần tuổi trong phần bình luận để giúp các chị em sắp làm mẹ hoặc mới sinh em bé có thêm nhiều kiến thức nuôi con.