Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không?

Vậy bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay! 

1. Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không?

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước. Vậy bé 5 tháng uống được nước gì? Bé chỉ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trước 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức vừa là thức ăn vừa là nước uống cho bé; ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là vì ngoài bổ sung lượng nước cần thiết, sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng lý tưởng, kháng thể cho bé phát triển toàn diện, ngăn ngừa các bệnh tật nguy hiểm, giúp bé thông minh, giảm béo phì ở độ tuổi này. 

Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 6 tháng, trẻ sơ sinh uống nước hoặc sữa pha loãng quá mức cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Thứ nhất, bé có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch của bé còn non yếu, nếu uống phải nước có nhiễm trùng dù là tỷ lệ vi khuẩn rất ít. Thứ hai, nếu bé đã bú đủ sữa mà còn uống thêm nước thì dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc nước khiến nồng độ natri trong cơ thể bé bị loãng. Điều này là do lượng nước lớn có thể ảnh hưởng đến nồng độ của một số chất dinh dưỡng trong máu của bé, có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Trên các diễn đàn, khi được hỏi bé 5 tháng uống được nước gì, nhiều mẹ cũng trả lời bắt đầu cho con thử dùng sữa động vật (bò, dê), nước ép trái cây… Tuy nhiên, mẹ cần nhớ ngoài sữa mẹ và sữa công thức, không nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm uống các loại nước khác như sữa động vật (bò, dê,…), nước cơm, sữa đậu nành, nước ép trái cây, cà phê, trà vì không cần thiết cũng như chúng có thể khiến bé 5 tháng tuổi khó tiêu, ngộ độc, dị ứng. 

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi mới được uống nước
Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi mới được uống nước 

>> Xem thêm: Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?

2. Bổ sung nước cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì mẹ đã có câu trả lời rồi. Vậy khi nào cho bé uống nước? Cha mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm bắt đầu uống nước từ thời điểm 6 tháng tuổi trở đi. Đối với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi, mẹ không cần phải lo bé bị thiếu nước nếu bé được bổ sung sữa mẹ và sữa công thức đúng và đủ cữ. Lượng sữa và cữ bú cho bé 5 tháng tuổi bú từ 90-120ml sữa và 5-6 cữ bú cho một ngày. Ngoài ra không cần cho bé uống thêm bất kỳ loại nước nào hoặc ăn bất cứ món ăn nào.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi bổ sung nước cho bé:

  • Khi bé mới bắt đầu tập uống nước, mẹ nên cho bé uống một vài ngụm sau đó tăng dần lên. 
  • Trong thời gian mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé uống nước đun sôi để nguội. Sau khi đã quen dần với việc uống nước, mẹ có thể cho bé uống một số loại nước khác như nước luộc rau củ, nước luộc thịt, nước ép trái cây tươi. Tuyệt đối không được cho bé ăn dặm uống sữa động vật và nước ngọt, nước đóng chai vì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
  • Thời gian lý tưởng để bé ăn dặm uống nước là sau khi ăn xong được 5-10 phút.
  • Trong quá trình cho bé uống nước, mẹ nên quan sát vì bé có thể bị sặc. 

[inline_article id=174641]

>> Xem thêm: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi chơi cả ngày không chán

Bé 5 tháng ăn dặm có được uống nước không thì câu trả lời là KHÔNG. Mẹ chỉ nên cho bé uống nước khi đã bắt đầu ăn dặm, cụ thể là từ 6 tháng tuổi trở về sau. Để đảm bảo bé 5 tháng tuổi ăn dặm không thiếu nước, mẹ nên cho bé bú đủ 90-120ml sữa chia ra làm 5-6 cữ bú cho một ngày. Tuyệt đối không nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm uống các loại nước khác như sữa động vật (bò, dê,…), nước cơm, sữa đậu nành, nước ép trái cây, cà phê, trà vì không cần thiết cũng như chúng có thể khiến bé 5 tháng tuổi khó tiêu, ngộ độc, dị ứng.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 14 tuần tuổi đạt được những cột mốc nào?

Nếu em bé của mẹ đã là trẻ 14 tuần tuổi, mẹ sẽ nhận thấy bé đã có sự phát triển nhất định. Đặc biệt, bé bắt đầu thể hiện “dấu ấn cá nhân” thông qua món đồ chơi, trò chơi hay bài hát cụ thể bé thích.  

Sự phát triển của trẻ 14 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 14 tuần tuổi

Sự tăng trưởng của trẻ 14 tuần tuổi có giảm hơn so với 3 tháng đầu. Mỗi tuần trung bình con tăng khoảng 100-150g, dài hơn khoảng 0,5cm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO

2. Sự thay đổi màu mắt

Màu sắc của mắt được quyết định bởi sắc tố melanin có trong mống mất. Melanin còn là sắc tố mang lại màu sắc cho da, tóc của con người.

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ có màu mắt vĩnh viễn sau 6 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên trước thời điểm này, quá trình tạo sắc tố của mống mắt vẫn đang diễn ra. Vì vậy nếu màu mắt ở trẻ 14 tuần tuổi thay đổi so với lúc mới sinh cũng là điều bình thường.

3. Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 14 tuần tuổiCác mốc phát triển của trẻ 14 tuần tuổi

Trẻ 14 tuần tuổi sẽ biết làm gì?

  • Bé tự chơi và có nhiều năng lượng: Vào giờ thức, sau khi bú no, mẹ sẽ thấy bé hoạt động liên tục với nguồn năng lượng dường như không bao giờ cạn. Bé có thể tự chơi bằng cách phun mưa hay nhìn ngắm, khám phá các ngón tay, ngón chân. Bé không chỉ mút tay mà còn giơ chân lên cao rồi kéo cả bàn chân vào miệng.
  • Cười và tương tác với mọi người: Một số bé 14 tuần tuổi hoạt bát, cười nói với tất cả mọi người, trong khi số còn lại chỉ thích bắt chuyện với người thân. Điều này không thể khẳng định bé lớn lên sẽ trở thành người hướng nội hay hướng ngoại. Nhưng chắc chắn bé sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ các mối quan hệ xung quanh. 
  • Trẻ 14 tuần tuổi kiểm soát thân trên tốt hơn: Lưng của bé có thể chịu được một lực nhất định. Điều đó giúp bé có thể kiểm soát phần thân trên, nâng thẳng người một góc 90 độ khi nằm sấp.
  • Trẻ 14 tuần tuổi có thể điều khiển hoạt động của tay một cách thuần thục: không chỉ cầm, nắm, lắc mà còn chộp, sờ và cảm nhận. Hãy cho bé cầm, nắm nhiều đồ vật với hình dạng, chất liệu khác nhau. Điều này sẽ giúp não bộ bé phát triển tốt hơn.
  • Nhận ra bố mẹ: Bé nhận ra bố, mẹ hoặc người chăm sóc nhờ khuôn mặt, mùi hương, giọng nói. Đôi mắt của bé sẽ đảo tìm kiếm mẹ khi đói, mệt mỏi hoặc sợ hãi.
  • Phân biệt được hình ảnh và vật thật: Trẻ 14 tuần tuổi sẽ biết làm gì? Nếu trước đây bé chưa thể nhận biết sự khác biệt giữa hình ảnh và vật thật thì nay nhận thức ở trẻ 14 tuần tuổi đã có bước tiến đáng kể. Bằng chứng là bé trở nên hào hứng, sôi nổi khi gặp một em bé ngoài đời hơn là với hình ảnh em bé trên trang giấy.
  • Bé thích nghe nhạc và sẽ nín khóc nếu mẹ mở đúng bài hát mà bé yêu thích.
  • Ý thức về bản thân của bé cũng đang phát triển. Bé dường như rất thích nhìn vào gương và trò chuyện với hình ảnh phản chiếu trong gương (dù ở độ tuổi này, bé chưa thể nhận ra đó là chính mình). 

>> Mẹ có thể xem thêm: Cho bé nhìn gương để kích thích sự phát triển

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 14 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 14 tuần tuổi

Lịch sinh hoạt của trẻ 14 tuần tuổi tương đối ổn định. Giờ giấc bú, ngủ, chơi đã dần vào nề nếp. Mẹ cần cố gắng gìn giữ sự nhất quán trong sinh hoạt của bé. Điều đó sẽ giúp mẹ có thể nắm bắt tâm lý của bé để xử trí kịp thời, giúp bé giảm đi các cảm xúc tiêu cực trong năm đầu đời. 

Tuy nhiên, mẹ đừng ép bé tuân theo thời gian biểu một cách máy móc. Cũng giống như người lớn thỉnh thoảng có những cữ ăn phát sinh, em bé cũng vậy. Hãy đáp ứng nhu cầu của bé nếu con đói, muốn ti mẹ. Trong trường hợp bé muốn ngậm ti chỉ vì sở thích, mẹ hãy cho bé đi dạo hay chơi trò chơi để xoa dịu bé cũng như khiến bé bận rộn mà quên đòi bú.

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ

2. Hoạt động, trò chơi cho bé 14 tuần tuổi

Những gợi ý trò chơi sau không chỉ mang đến cho trẻ 14 tuần tuổi niềm thích thú; mà còn giúp bé phát triển tốt về nhận thức nhờ những trải nghiệm mới mẻ:

  • Cho bé “bay” khắp nhà: Đặt bé ngồi trên vai, mặt quay về phía sau và cho con “bay” quanh nhà để bé trải nghiệm cảm giác di chuyển ngược chiều. Mẹ đừng quên tạo thêm âm thanh nhằm tăng phần thú vị. Mẹ lưu ý là trò chơi này chỉ thích hợp với những trẻ 14 tuần tuổi có thể giữ thẳng đầu cũng như phần trên cơ thể. Đặc biệt cơ cổ của bé có thể xoay chuyển linh hoạt, giúp bé dễ dàng quan sát xung quanh.
  • Lăn bóng: Nếu nhà có quả bóng tròn lớn (dụng cụ tập thể dục), mẹ hãy đặt bé lên, nhẹ nhàng lăn quả bóng theo nhiều hướng khác nhau.
  • Trò chơi ú òa với bé: Dùng gối chặn xung quanh để giữ bé ngồi thẳng. Sau đó, mẹ sẽ núp vào từng góc trong nhà (vẫn trong tầm nhìn của của bé) để chơi trò “ú òa” với con. 

3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 14 tuần tuổi

Ở thời điểm trẻ 14 tuần tuổi, đa số trẻ cần ngủ với thời gian khoảng 10-12 giờ vào ban đêm (bé có thể thức 1-2 lần để bú đêm). Bên cạnh đó, trẻ có thêm vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày với thời gian khoảng 3-5 giờ.

4. Tiêm ngừa cho trẻ 14 tuần tuổi

Mẹ hãy bổ sung các mũi tiêm hay liều uống vắc-xin dành cho trẻ 3 tháng mà bé còn thiếu. Ví dụ như:

  • Mũi thứ 3 ngừa viêm gan B.
  • Mũi thứ 2 ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae.
  • Liều uống thứ 2 phòng tiêu chảy do Rotavirus.
  • Vắc-xin phòng bệnh phế cầu mũi 2.

Sốt là phản ứng thường gặp khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, nếu sau tiêm, bé nôn hoặc sốt kéo dài từ 38 độ C trở lên thì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng: Mẹ phải làm sao?

  • Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Hướng dẫn mẹ chườm mát: mẹ có thể lấy khăn sữa, bỏ 1 viên đá nhỏ vào; chườm lạnh chỗ vết sưng 5 giây rồi bỏ ra khoảng 10-15 giây rồi tiếp tục chườm khoảng 5 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại tầm 5 lần. Tránh chườm lâu vì có thể gây bỏng lạnh cho da trẻ.
  • Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất; giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
  • Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

5. Có nên cho bé 14 tuần tuổi uống nước?

Trẻ 14 tuần tuổi bú mẹ thì không nên cho uống thêm nước. Sữa mẹ chứa tới 88% là nước nên trong 6 tháng đầu đời, mẹ được khuyên chỉ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm (thường khoảng sáu tháng tuổi), mẹ có thể cho trẻ uống vài thìa nước trong bữa ăn. Điều này giúp trẻ quen với mùi vị của nước lọc cũng như ngăn ngừa táo bón khi tập làm quen với thức ăn mới.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 14 tuần tuổi phát triển tốt

Khi trẻ 14 tuần tuổi, 2 trong số những vấn đề mẹ phải đối mặt là rụng tóc và cân nặng. Để cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều và tăng cân sau sinh, mẹ cần phải có bí quyết hoặc giải pháp phù hợp.

1. Rụng tóc sau sinh

Vào khoảng ba tháng sau sinh, mẹ có thể nhận thấy tóc rụng cả nắm mỗi ngày. Nguyên nhân thường đến từ sự thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, tinh thần mệt mỏi do thường xuyên thức khuya chăm con. 

Rụng tóc sau sinh

2. Cân nặng sau sinh

Sinh con là trải nghiệm làm thay đổi cả cuộc sống và cơ thể mẹ. Đặc biệt, vùng hông, eo của mẹ sẽ nở hơn, bụng nhiều mỡ, chảy xệ. 

Thật sự rất khó để cân nặng của mẹ có thể trở về như trước khi mang thai. Một trong những lý do là mẹ đang cho bé bú nên không thể áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Nếu mẹ chưa thể giảm cân bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục, nên quản lý cân nặng bằng cách cân nhắc các loại thức ăn và thói quen ăn uống.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 bí kíp giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa

Những việc mẹ nên làm để ổn định cân nặng:

  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa calo tốt, giảm tiêu thụ thực phẩm chứa calo xấu.
  • Ăn vặt thông minh với các món ít calo như trái cây và rau xanh.

Những việc mẹ nên làm để ổn định cân nặng sau sinh

Tóm lại, khi chăm sóc trẻ 14 tuần tuổi, để con phát triển tối đa, mẹ hãy thường xuyên cho con trải nghiệm các hoạt động, trò chơi mới. Ngoài ra, môi trường gia đình yêu thương, ấm áp cũng giúp nuôi dưỡng trong bé những cảm xúc tích cực.

[inline_article id=255125]