Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

U nang buồng trứng: Phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin về u nang buồng trứng cũng như để giải tỏa phần nào nỗi lo cho chị em đang mắc u nang buồng trứng.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là cấu trúc có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch hoặc kèm theo mô đặc khác, phát triển bất thường trên 1 hoặc cả 2 buồng trứng. Các u nang này có bản chất là nang trứng phát triển lớn lên hoặc các tân sinh, có thể lành tính hoặc ác tính, có hay không có triệu chứng. U nang buồng trứng lành tính dạng chức năng (cơ năng) thường có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm. 

Các dạng u nang buồng trứng phổ biến bao gồm u nang cơ năng, u nang thực thể, nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng và buồng trứng đa nang. 

U nang cơ năng: Đây là loại u nang buồng trứng phổ biến nhất. Chúng hình thành do rối loạn nội tiết tố bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. U nang cơ năng thường vô hại và sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.

  • Nang bọc noãn (Follicular cyst): Mỗi chu kỳ sẽ có nang trứng rụng khỏi buồng trứng. Song, nếu các nang noãn này không vỡ, không rụng trứng và cứ tiếp tục phát triển thì sẽ gọi là nang noãn. 
  • Nang hoàng thể (Corpus luteum cyst): Sau khi giải phóng trứng, nang trứng co lại và hình thành hoàng thể, bắt đầu sản xuất estrogen và progesterone. Những hormone này cần thiết cho quá trình thụ thai. Sự gia tăng tiết dịch bên trong cấu trúc này hình thành nang hoàng thể. 

U nang thực thể

  • U bì buồng trứng (Dermoid cyst): U có thể chứa chất dịch lỏng, tóc, răng và da do u xuất phát từ những tế bào mô phôi. U bì là loại u lành tính, không liên quan đến vô sinh. 
  • U nang nước: Đây là loại u lành tính, bên trong chứa dịch trong.Lưu ý là nếu u nang có nhú thường là nang ác tính. 
  • U nang nhầy: Khối u này chứa đầy chất lỏng dạng gel hoặc sệt, có màu vàng nhạt hoặc nâu. U nang nhầy buồng trứng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50 tuổi.

Lạc nội mạc tử cung gây u nang: Lạc nội mạc tử cung khiến các mô nội mạc từ tử cung và lớp đệm phát triển lạc chỗ ở bên ngoài lớp lót lòng tử cung. Lạc nội mạc có thể khiến rụng trứng không đều; ảnh hưởng đến buồng trứng gây giảm dự trữ buồng trứng hoặc tổn thương viêm ống dẫn trứng; gây ra phản ứng viêm quá mức, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. 

Buồng trứng đa nang (PCOS): Có nhiều nguyên nhân liên quan đến vấn đề này, buồng trứng đa nang có thể xuất hiện trong bối cảnh 1 phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

U nang buồng trứng
Hình ảnh u nang buồng trứng

2. Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng nếu u nang không quá to, không vỡ ra hoặc xoắn lại. Nếu u nang gây ra các triệu chứng, bạn có thể bị đầy hơi hoặc đau ở vùng bụng dưới bên cạnh u nang.

Trường hợp u nang vỡ ra, bạn sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, u nang vỡ có thể tự giới hạn và chỉ cần theo dõi nhưng đôi khi gây xuất huyết nội và choáng mất máu. Nếu u nang gây xoắn buồng trứng, bạn sẽ có triệu chứng đau đột ngột dữ dội, vã mồ hôi, kèm theo nôn mửa, nếu xoắn lâu có thể gây hoại tử và hư hại buồng trứng, không giải quyết kịp thời có thể cần phải cắt bỏ.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Đau ngực.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Đau vùng xương chậu.
  • Đau âm ỉ ở lưng dưới và đùi.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.

3. Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến u nang buồng trứng, nhưng phổ biến nhất là:

  • Rối loạn nội tiết tố: Bất thường nội tiết tố có thể dẫn tới không phóng noãn và gây ra các loại nang chức năng, ngược lại sự tồn tại của các nang trứng do không phóng noãn cũng gây thay đổi nội tiết tố.
  • Lạc nội mạc tử cung: Như đã nói ở trên, u nang buồng trứng có thể do lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô từ nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, có thể bao gồm cả buồng trứng. Mô lạc nội mạc tử cung có thể phát triển thành u nang, được gọi là u nang nội mạc tử cung ở buồng trứng.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc các vi khuẩn, nấm ở bộ phận sinh dục khác có thể lan đến buồng trứng và gây ra các cấu trúc giống u nang.
  • Các tân sinh phát triển tử buồng trứng: Đây là nguyên nhân gây ra các dạng như u bì buồng trứng, u nang nhầy, ung thư buồng trứng.

>> Xem thêm: Hậu quả khi phụ nữ quan hệ với nhiều người đàn ông có gây ra u nang buồng trứng không?

4. Ai có nguy cơ bị u nang buồng trứng?

Ai có nguy cơ bị u nang buồng trứng?

Trên thực tế, hầu hết phụ nữ sẽ có một nang trứng phát triển, rụng trứng và có một hoàng thể hoặc nang hoàng thể mỗi tháng. Bạn có thể không biết rằng mình có u nang trừ khi có vấn đề khiến u nang phát triển hoặc nếu có nhiều u nang hình thành. Theo nghiên cứu năm 2013, có khoảng 8% phụ nữ tiền mãn kinh phát triển u nang lớn cần điều trị.

U nang buồng trứng ít phổ biến hơn sau khi mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh bị u nang buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Ở mọi lứa tuổi, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thấy mình có các triệu chứng của u nang buồng trứng. Các triệu chứng như đầy hơi, cần đi tiểu thường xuyên hơn, đau nhức vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của u nang hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.

>> Xem thêm: Kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

5. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Phần lớn các u nang buồng trứng thường là lành tính, điều này cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số loại u nang có nhiều khả năng trở thành ung thư hoặc gây biến chứng, nhưng điều này rất hiếm.

Một số trường hợp u nang có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Vỡ u nang: U nang vỡ có thể gây đau dữ dội và sưng tấy ở bụng. Càng lớn thì khả năng bị vỡ càng cao. U nang vỡ có thể gây chảy máu trong và thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Xoắn u nang: U nang có thể phát triển lớn đến mức làm biến dạng hình dạng buồng trứng, làm tăng khả năng bị xoắn. Việc xoắn buồng trứng có thể ngăn cản lưu lượng máu đến buồng trứng dẫn đến hoại tử, có thể phải cắt bỏ buồng trứng. Đau dữ dội và nôn mửa đều là dấu hiệu của xoắn buồng trứng.
  • Nang chèn ép tiểu khung: U nang phát triển với kích thước lớn có thể gây chèn ép trực tràng, bàng quang và niệu quản. Tình trạng này có thể tiến triển trong nhiều năm, khiến u nang choán hết ổ bụng và chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến phù nề.
  • Có thai kèm u nang: U nang buồng trứng xuất hiện trong thai kỳ có thể gây bất kì biến chứng nào như người không mang thai, thai kèm u nang buồng trứng cần khám chuyên khoa để có phương án xử trí phù hợp (bóc nang buồng trứng, nếu cần).
  • U nang buồng trứng phát triển thành ung thư: Một khối tân sinh tại buồng trứng có thể bản chất là ác tính (không phải là nang hoá ác tính). U nang buồng trứng phát triển sau mãn kinh có nhiều khả năng gây ung thư hơn u nang hình thành trước mãn kinh.
xoắn buồng trứng
Hình ảnh xoắn buồng trứng

6. U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng hoàn toàn vẫn có thể có khả năng mang thai như bình thường trong một số trường hợp. Nếu bạn mắc các loại u nang cơ năng hoặc bì u nang thì khả năng mang thai không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mắc các loại u nang như lạc nội mạc tử cung hay buồng trứng đa nang, thì các loại u nang này gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

>> Xem thêm: U nang buồng trứng có thai được không?

7. Cách chẩn đoán u nang buồng trứng

Dưới đây là một số cách chẩn đoán u nang buồng trứng phổ biến:

  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, tiền sử bệnh lý và tiền sử gia đình mắc u nang buồng trứng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra kích thước và vị trí của buồng trứng.
  • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng phổ biến nhất. Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định kích thước, vị trí và loại u nang buồng trứng.
  • Xét nghiệm máu: Đôi khi bạn sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone trong cơ thể, có thể giúp bác sĩ chẩn đoán u nang cơ năng. Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu ung thư buồng trứng.
  • Chụp CT hoặc MRI: Chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để chẩn đoán u nang buồng trứng nếu u nang lớn hoặc nếu siêu âm không cung cấp đủ thông tin.

>> Xem thêm: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm? TOP 7 cách để cô bé tăng chất nhờn

8. Cách điều trị u nang buồng trứng

Cách điều trị u nang buồng trứng
Cách điều trị u nang buồng trứng

U nang buồng trứng cơ năng thường không cần điều trị vì chúng thường tự khỏi trong vòng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu tình trạng bệnh là nhẹ và phát hiện sớm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn (thuốc tránh thai hoặc viên uống tăng nội tiết tố). Thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ phát triển u nang mới, nhưng thuốc không làm giảm kích thước của u nang hiện tại.

Bạn sẽ cần phẫu thuật để xác định bản chất của u nang. Một số loại u nang cần phải thực hiện phẫu thuật bao gồm:

  • U nang buồng trứng thực thể.
  • U nang gây ra các triệu chứng và không biến mất.
  • Các u nang ngày càng tăng kích thước.
  • U nang buồng trứng có kích thước lớn hơn 5 cm.
  • Phụ nữ gần mãn kinh hoặc đã mãn kinh.
  • Khối u nghi ngờ liên quan đến ung thư
  • Buồng trứng phát triển gây vỡ và xuất huyết hoặc xoắn. 

Các loại phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng bao gồm:

  • Mổ nội soi: Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn được sử dụng để loại bỏ u nang buồng trứng.
  • Mổ hở: Mổ hở là phương pháp phẫu thuật truyền thống được sử dụng để loại bỏ u nang buồng trứng trong một số trường hợp cần thiết.

Bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc rối loạn khác có thể gây ra u nang.

[inline_article id=89474]

Hy vọng sau khi xem xong bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin về u nang buồng trứng. Đa số nang buồng trứng không hề nguy hiểm như bạn nghĩ. Nếu là u nang cơ năng thường sẽ tự khỏi trong vài chu kỳ và không cần điều trị. Tuy nhiên có một số loại u nang sẽ gây nguy hiểm. Vì thế, nếu thấy mình có các triệu chứng của u nang buồng trứng thì bạn cần đi khám bác sĩ để biết thêm thông tin. 

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp bạn tính được Ngày rụng trứng để bạn nắm tình hình chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe của mình. Bạn còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay bạn nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

U nang buồng trứng có thai được không?

Vậy hãy để MarryBaby giải đáp cho bạn thắc mắc u nang buồng trứng có thai được không và bị u nang buồng trứng có sinh thường được không nhé!

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là khi buồng trứng xuất hiện những cấu trúc không giống các nang trứng bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt với kích thước khác nhau. Các u nang này có bản chất là nang trứng phát triển lớn lên hoặc các tân sinh, bên trong chứa dịch hoặc kèm theo mô đặc khác. U này có thể lành tính hoặc ác tính, có hay không có triệu chứng. 

Một số u nang buồng trứng lớn hoặc bất thường có thể gây ra:

  • Đau khi đi đại tiện.
  • Đầy hơi hoặc sưng tấy ở bụng.
  • Đau vùng xương chậu trước hoặc sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau vùng chậu khi quan hệ tình dục hoặc khi di chuyển.
  • Đau âm ỉ vùng chậu.
  • Đau kèm theo buồn nôn.
 Hình ảnh u nang buồng trứng giải đáp u nang buồng trứng là gì?
 Hình ảnh u nang buồng trứng giải đáp u nang buồng trứng là gì?

Vậy liệu u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Phụ nữ mắc u nang buồng trứng có thai được không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

>> Xem thêm: Kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

2. U nang buồng trứng có thai được không?

Nếu bị u nang buồng trứng bạn vẫn có thể mang thai bình thường. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ bị u nang buồng trứng không gặp vấn đề gì và không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, nếu mắc phải u nang bất thường thì có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng mang thai của bạn. 

2.1 U nang buồng trứng có thai được không? Những trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng mang thai

U nang buồng trứng có con được không thì câu trả lời là ĐƯỢC nếu u nang của bạn nằm trong các loại dưới đây:

  • U nang chức năng (Functional cysts): Đây là loại u nang buồng trứng phổ biến. Các u nang chức năng hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường và không gây vô sinh. Loại u nang này thường biến mất sau vài chu kỳ. 
  • U nang tuyến (Cystadenomas): U nang tuyến là những u nang phát triển từ bề mặt của buồng trứng và có thể được bao bọc với một chất lỏng nước hoặc nhầy. Mặc dù u nang tuyến có thể cần điều trị nhưng chúng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • U bì buồng trứng (Dermoid cysts): Đây là một loại u lành tính. U bì không liên quan đến vô sinh.

>> Xem thêm: 12 tư thế quan hệ dễ thụ thai nếu bạn đang mong con hãy áp dụng ngay!

2.2 Những trường hợp u nang buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Câu trả lời sẽ là KHÔNG hoặc KHÓ để có thể mang thai được nếu bạn mắc một trong những trường hợp u nang buồng trứng dưới đây:

  • Lạc nội mạc tử cung (Endometriomas): Lạc nội mạc tử cung khiến các mô nội mạc từ tử cung và lớp đệm phát triển lạc chỗ ở bên ngoài lớp lót lòng tử cung, ví dụ như vị trí buồng trứng, trong cơ tử cung, vùng chậu, ruột, cơ hoành và nhiều vị trí khác hiếm gặp trong cơ thể. Người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị giảm khả năng sinh sản. Lạc nội mạc có thể khiến rụng trứng không đều; ảnh hưởng đến buồng trứng gây giảm dự trữ buồng trứng hoặc tổn thương viêm ống dẫn trứng; gây ra phản ứng viêm quá mức, nguy hại cho trứng và tinh trùng; dễ sảy thai.
  • U nang buồng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đa nang buồng trứng là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có chu kỳ kinh không đều, ra huyết nhiều lần trong tháng, hoặc mỗi chu kỳ kinh cách nhau trên 35 ngày, ra ít máu kinh,… Do chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nguy cơ hiếm muộn cao. Trong trường hợp này bác sĩ thường gọi đây là buồng trứng đa nang chứ không gọi là u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng có thai được không?
U nang buồng trứng có thai được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nếu kích thước buồng trứng nhỏ và không phải là u nang bất thường

3. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Đối với các tình trạng u nang buồng trứng có kích thước nhỏ thì không có gì đáng ngại và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu kích thước của viên u nang quá to thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Xoắn buồng trứng: Nếu u nang phát triển lớn, chúng có thể khiến buồng trứng xoắn lại. Tình trạng này được gọi là xoắn buồng trứng, gây đau đớn cho chị em phụ nữ. Xoắn buồng trứng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Vỡ u nang: U nang có thể vỡ ra, gây đau đớn và chảy máu nghiêm trọng, đặc biệt nếu chúng lớn. Quan hệ tình dục và các hoạt động mạnh mẽ khác có thể làm cho tình trạng vỡ dễ xảy ra hơn. U nang vỡ đôi khi có thể tự lành nhưng có thể là trường hợp cấp cứu y tế.
  • U nang buồng trứng bị nhiễm trùng: U nang buồng trứng có thể phát triển do nhiễm trùng vùng chậu, tạo thành áp xe. Nếu áp xe vỡ ra, vi khuẩn nguy hiểm có thể lây lan khắp cơ thể bạn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng.

>> Xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

[key-takeaways title=”Bị u nang buồng trứng có sinh thường được không?”]

Bên cạnh u nang buồng trứng có con được không, nhiều chị em cũng thắc mắc bị u nang buồng trứng có sinh thường được không. Tất nhiên là ĐƯỢC. U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vẫn có thể khỏi bệnh và sinh con bình thường.

[/key-takeaways]

[inline_article id=279156]

Như vậy, u nang buồng trứng có thai được không thì đa số các trường hợp đều không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Chỉ khi u nang do bệnh bất thường như lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng thì mới ảnh hưởng đến quá trình mang thai hoặc thai nhi.

Hầu hết u nang buồng trứng chức năng sẽ tự khỏi trong vài tháng không cần chữa trị. Nếu bạn bị u nang do mắc bệnh nguy hiểm thì cần đến bệnh viện để bác sĩ chữa trị kịp thời.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

U nang buồng trứng và những đặc điểm ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ

Hầu hết phụ nữ đều từng bị u nang buồng trứng một vài lần trong đời. Bạn có thể cảm thấy nó hoặc không. Căn bệnh này đa phần là vô hại, tuy nhiên biến chứng cũng có thể xảy ra.

U nang buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một phần trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Chúng nằm ở bụng dưới, ở hai bên tử cung. Phụ nữ có 2 buồng trứng sản xuất trứng và các hormone estrogen, progesterone.

Đôi khi, một túi đầy dịch gọi là u nang sẽ phát triển ở một bên buồng trứng. Trong hầu hết trường hợp, u nang không đau và không có triệu chứng.

U nang buồng trứng là gì
Hình ảnh u nang buồng trứng. Ảnh minh họa: neshamedical

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Các nguyên nhân phổ biến nhất của u nang buồng trứng bao gồm:

Các vấn đề về nội tiết tố. U nang cơ năng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Chúng có thể do các vấn đề nội tiết tố gây ra hoặc do bạn sử dụng thuốc giúp rụng trứng.

Lạc nội mạc tử cung. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể phát triển một loại u nang buồng trứng được gọi là u nội mạc tử cung. Các mô lạc nội mạc tử cung có thể bám vào buồng trứng và hình thành khối u. Những u nang này có thể gây đau khi quan hệ tình dục và trong kỳ kinh nguyệt.

Thai kỳ. U nang buồng trứng thường phát triển trong giai đoạn đầu của thai kỳ để hỗ trợ thai kỳ cho đến khi hình thành nhau thai. Đôi khi u nang vẫn còn trên buồng trứng cho đến khi mang thai sau này và có thể cần phải cắt bỏ.

Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng. Nhiễm trùng có thể lây lan đến buồng trứng và ống dẫn trứng và gây ra các u nang.

Các loại u nang buồng trứng

Có nhiều loại u nang buồng trứng, chẳng hạn u nang bì, lạc nội mạc tử cung dạng u nang… Tuy nhiên, u nang cơ năng là loại phổ biến nhất. Có hai dạng u nang cơ năng là nang bọc noãn và nang hoàng thể.

Nang bọc noãn: Vào kỳ kinh, một quả trứng sẽ phát triển trong một túi nang. Đa phần túi nang này sẽ vỡ ra và giải phóng trứng. Nếu túi nang không vỡ, dịch bên trong sẽ hình thành u trong buồng trứng, và bao bọc quả trứng nên mới gọi là ”bọc noãn”.

Nang hoàng thể: Lúc này túi nang đã vỡ và giải phóng trứng, nhưng sau đó túi nang lại không thoái hóa và teo nhỏ mà tiếp tục phát triển, tích tụ chất lỏng hoặc máu bên trong, hình thành u nang hoàng thể.

Các loại u nang buồng trứng khác bao gồm:

U nang bì: hình thành trong buồng trứng, bên trong có thể chứa lông, chất béo và các mô khác.

U nang thanh dịch: hầu hết là lành tính. Khối u nang này phát triển bên ngoài buồng trứng.

U nội mạc tử cung: các mô mọc bên trong tử cung có thể phát triển ra bên ngoài và kết nối với buồng trứng, hình thành khối u.

Một số người còn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nghĩa là buồng trứng chứa rất nhiều u nang nhỏ, khiến buồng trứng phình to. Nếu không được điều trị, buồng trứng đa nang có thể gây vô sinh.

Các dấu hiệu u nang buồng trứng
Đa nang khiến buồng trứng phình to. Ảnh minh họa: pardismedicare

Các dấu hiệu u nang buồng trứng

U nang buồng trứng đôi khi không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi khối u lớn hơn thì bạn có thể nhìn thấy một số dấu hiệu u nang buồng trứng sau:

  • Chướng bụng hoặc sưng bụng
  • Đau khi đại tiện
  • Đau xương chậu trước hoặc trong kỳ kinh
  • Giao hợp đau
  • Đau lưng dưới hoặc đùi
  • Đau ngực
  • Buồn nôn và nôn mữa

Các biểu hiện u nang buồng trứng nặng hơn cần được cấp cứu bao gồm:

  • Đau khủng khiếp vùng xương chậu
  • Sốt
  • Chóng mặt, bất tỉnh
  • Thở dồn dập

Các triệu chứng nặng này xuất hiện là do một khối u bị vỡ hoặc một buồng trứng bị xoắn. Cả hai tình trạng này đều nguy hiểm và phải được điều trị ngay.

U nang buồng trứng có thể khiến bạn thấy đau quặn
U nang buồng trứng có thể khiến bạn thấy đau quặn

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính và tự mất đi mà không cần can thiệp. Các u này thường ít hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên trong trường hợp hiếm, u nang có thể phát triển thành ác tính (ung thư).

♦ Xoắn buồng trứng cũng là một biến chứng hiếm của u nang buồng trứng. Lúc này một khối u lớn khiến cho buồng trứng bị xoắn hoặc lệnh khỏi vị trí ban đầu. Nguồn máu cung cấp cho buồng trứng bị cắt đứt. Nếu không được điều trị ngay, các mô buồng trứng có thể bị tổn thương nặng hoặc chết, có thể phải cắt bỏ buồng trứng.

Một số triệu chứng báo hiệu khối u đã biến chứng: tiểu dắt, tiểu khó vì khối u phát triển to chèn ép vào bọng đái, chướng bụng, táo bón vì khối u đã chèn ép trực tràng, có thể gây phù hai chi dưới vì khối u chèn ép hệ tĩnh mạch. Triệu chứng này có thể gây tổn thương, hoại tử mô buồng trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

♦ Vỡ khối u cũng là một biến chứng hiếm, gây đau dữ dội hoặc nội xuất huyết. Biến chứng này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Xoắn buồng trứng
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? U nang có thể gây xoắn buồng trứng

U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ?

Chẩn đoán:

Các thủ thuật để phát hiện u nang buồng trứng bao gồm kiểm tra xương chậu, siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.

Vì phần lớn u nang sẽ biến mất sau một vài tuần hoặc vài tháng, nên bác sĩ sẽ không lập tức yêu cầu chữa trị. Thay vào đó, họ sẽ yêu cầu bạn cách vài tuần hoặc vài tháng lại đi siêu âm để đánh giá khối u.

Nếu khối u tăng về kích cỡ, bác sĩ có thể yêu cầu làm các kiểm tra thêm như: kiểm tra xem bạn có mang thai không, kiểm tra nồng độ hormone, xét nghiệm máu.

Điều trị u nang buồng trứng:

U nang buồng trứng cần được điều trị nếu nó không tiêu đi mà còn phình to ra. Các cách thức điều trị bao gồm:

Thuốc tránh thai: Nếu bạn thường xuyên bị tái xuất hiện u nang, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai để ngăn rụng trứng, từ đó ngăn hình thành khối u mới và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguy cơ ung thư cao hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Nếu không phải là ung thư thì bác sĩ có thể nội soi để cắt bỏ khối u. Các bác sĩ sẽ lựa chọn cắt bỏ nếu khối u lớn hơn 5cm đường kính. Như vậy để trả lời cho câu hỏi: U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ là lớn hơn 5cm nhé bạn.

Mổ cắt bỏ khối u: Nếu khối u lớn thì bác sĩ sẽ rạch bụng để cắt bỏ. Qua kiểm tra sinh thiết, nếu phát hiện đó là ung thư, bác sĩ có thể cắt bỏ tử cung và cả buồng trứng.

Chẩn đoán và cắt bỏ nếu khối u có đường kính lớn hơn 5cm
Một khối u khổng lồ nặng 18kg được cắt bỏ khỏi cơ thể một phụ nữ ở Ấn Độ. Ảnh: Caters News Agency

U nang buồng trứng có gây vô sinh?

U nang buồng trứng không thể phòng ngừa, tuy nhiên đi khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm u nang. Bạn cũng nên đi khám khi phát hiện chu kỳ kinh bất thường, đau xương chậu thường xuyên, chán ăn, sụt cân bất thường, đầy bụng.

U nang không được điều trị có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tình trạng này thường phổ biến nếu bị buồng trứng đa nang hoặc u nội mạc tử cung. Các loại u nang cơ năng, u nang bì hoặc u nang thanh dịch thì không ảnh hưởng khả năng sinh sản trừ khi chúng quá lớn.

Việc loại bỏ các khối u nang lớn sẽ giúp cơ hội mang thai tăng cao hơn.

Bao lâu sau khi mổ thì có thể quan hệ trở lại và thụ thai?

Để trả lời cho câu hỏi Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu thì thời gian an toàn để quan hệ trở lại là 4-6 tuần nhé bạn.

– Nếu là phẫu thuật nội soi thì một dụng cụ kim loại sẽ được đưa qua cổ tử cung để tiến hành cắt bỏ khối u. Vì cổ tử cung sẽ phải giãn ra một chút, cho nên nó cần thời gian để lành. Nếu bạn bất chấp mà quan hệ khi cổ tử cung chưa lành, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo hoặc nhiễm trùng cổ tử cung và tử cung. Do đó phụ nữ cũng không nên dùng tampon sau khi trải qua nội soi.

– Nếu là phẫu thuật mở ổ bụng hoặc xương chậu thì không cần phải kiêng, nhưng bạn nhất thiết phải hỏi bác sĩ để nắm được thời gian an toàn nhất cho việc quan hệ. Trong trường hợp cắt bỏ buồng trứng và tử cung, thì môi trường âm đạo dễ bị khô nên cần sử dụng dầu bôi trơn khi quan hệ.

Việc phẫu thuật mở ổ bụng hoặc xương chậu có thể để lại sẹo và gây kết dính, khiến việc đậu thai khó hơn. Nếu ống dẫn trứng bị tổn hại thì cũng tăng rủi ro khó thụ thai. Do đó tay nghề của bác sĩ phẫu thuật là rất quan trọng.

Hình ảnh siêu âm khối u. Ảnh minh họa: sonoworld
Hình ảnh siêu âm khối u. Ảnh minh họa: sonoworld

Phải làm gì khi u nang buồng trứng xuất hiện trong thai kỳ?

Hầu hết u nang không ảnh hưởng tới thai kỳ của bạn. Chẳng hạn, loại u xuất hiện phổ biến nhất trong thai kỳ là u hoàng thể cũng thường biến mất vào tam cá nguyệt thứ 2. Các loại u nang khác có thể tiếp tục phát triển, thậm chí gây đau, nhưng vẫn không ảnh hưởng thai kỳ. Bác sĩ sẽ xếp lịch siêu âm thường xuyên để theo dõi khối u này.

Nếu khối u bị vỡ thì dịch chảy ra cũng tự tiêu tán và u sẽ tự lành. Bạn chỉ cần được kê thuốc giảm đau và tiếp tục theo dõi. Nếu phát hiện viêm nhiễm, chảy máu nhiều, xoắn buồng trứng hoặc thai kỳ bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.

Biến chứng nặng nhất của u nang buồng trứng là khối u chèn ép thai nhi ở các tháng cuối thai kỳ, dọa sảy thai hoặc phải chấm dứt thai kỳ.

Do đó các mẹ khi phát hiện mang thai thì trong 3 tháng đầu nên siêu âm thăm khám để dò các u bướu trong tử cung và buồng trứng. Bởi vì qua 3 tháng này, thai nhi lớn lên thì khả năng bỏ sót khối u sẽ cao hơn. Việc chỉ định mổ (nếu có) thường là qua tuần thứ 16 của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng giúp giảm các triệu chứng của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng nên ăn gì
U nang buồng trứng nên ăn gì ? Nên bổ sung rau xanh và các loại đậu cho cơ thể

Các thực phẩm này giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập thể chất và uống nhiều nước. Nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo vì có thể gây viêm và khó chịu.

Chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như cam, lê, đậu lăng, đậu Hà Lan… chứa các hóa chất thực vật giúp ngăn ngừa việc tái hấp thu estrogen trong cơ thể. Chúng còn giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Lean protein: Các thực phẩm này cần thiết để duy trì thể trọng của bạn. Hãy chọn cá, đậu phụ và thịt gà, rất giàu dưỡng chất và duy trì sự cân bằng hormone.

Omega-3: Cá, các loại đậu và hạt lanh rất giàu omega-3, giúp hạ hàm lượng androgen vốn là nguyên nhân khiến bệnh tình nặng hơn.

Trà hoa cúc: Một tách trà nóng chứa các hợp chất chống viêm giúp giảm các cơn co thắt do khối u gây ra.

Hợp chất indole-3-carbinol: có nhiều trong bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussel… Hợp chất này giúp loại bỏ hormone dư thừa trong cơ thể.

Ma-giê: giúp giảm đau đớn và co thắt. Ma-giê có nhiều trong chuối, hạt điều, hạnh nhân, cải thìa, bơ và rau lá xanh.

Cách phòng ngừa bệnh

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? U nang buồng trứng sẽ lành, giảm diễn biến xấu nếu thực hiện những biện pháp phòng chống sau:

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất để phát hiện ra căn bệnh này. Đồng thời tiến hành điều trị nếu có những phát hiện bất thường.

Chú ý đến chế độ ăn hàng ngày bằng cách bổ sung vitamin C có trong dâu tây, cà chua, dứa, kiwi… tránh xa các món ăn chứa nhiều mỡ động vật, protein, chất béo bão hòa, chất kích thích; thay bằng các thực phẩm giàu vitamin A (có trong cà rốt, củ dền, bí…). Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và uống nhiều nước.

Nên dành nhiều thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn, không làm việc nặng nhọc quá sức. Chị em cần tránh căng thẳng, nóng giận. Quan hệ tình dục an toàn sẽ là những biện pháp phòng tránh bệnh u nang buồng trứng.

Tăng cường hoạt động cơ thể bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, kéo giãn cơ thể như yoga, cầu lông, và các bài tập kéo giãn cơ.

Nói tóm lại, u nang buồng trứng thường lành tính và tự biến mất, ít có khả năng gây vô sinh. Do đó nếu bị u nang kể cả khi đang mang thai thì bạn cũng không cần lo lắng mà chỉ cần thăm khám định kì để tiến hành can thiệp kịp thời.

Xuân Thảo