Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Quá trình gây mê và những điều mẹ cần biết

>>> Những sự thật về tiêm chủng cho trẻ

>>> Tiêm phòng vắc-xin an toàn cho trẻ

Khi tiến hành một cuộc phẫu thuật, không chỉ bé mà các bậc phụ huynh cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Đặc biệt, nếu con bạn được lên lịch làm phẫu thuật, hẳn bạn có một tá câu hỏi cần “phỏng vấn” bác sĩ, đặc biệt là liên quan đến vấn đề gây mê. Cho dù là con bạn 7 tháng tuổi hay 17 tuổi thì các ý nghĩ bé sẽ ở tình trạng vô thức trong một khoảng thời gian có thể làm bạn lo lắng và hoang mang hơn rất nhiều.

Gây mê là gì? 

Về cơ bản, gây mê là quá trình sử dụng thuốc để ngăn ngừa cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tại các bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật sẽ có ít nhất một bác sĩ được đào tạo chuyên ngành gây mê, có trách nhiệm bảo quản thuốc và quá trình gây mê của bé, giải quyết những vấn đề xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

Quá trình gây mê

Quá trình gây mê diễn ra trong các giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê hay còn gọi là hồi tỉnh và giai đoạn hậu phẫu. Trong bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng và tai biến. Vì vậy, vai trò của bác sĩ gây mê là vô cùng quan trọng. Bác sĩ gây mê có trách nhiệm khám, đánh giá các chức năng cơ thể của bệnh nhân để đưa ra kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý đồng thời cũng phải giám sát nhằm phát hiện và xử lý những biến chứng một cách kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình hình sức khỏe con bạn, mẹ nên trả lời các câu hỏi của bác sĩ một cách trung thực và chi tiết. Nếu con bạn đang dùng thuốc, mẹ nên nói rõ với bác sĩ loại thuốc con đang dùng và những tiền sử bệnh của bé.

gay me
Biến chứng trong quá trình gây mê hoàn toàn có thể xảy ra

Mẹ nên chuẩn bị gì cho bé trước khi gây mê?

– Trước khi tiến hành phẫu thuật 6 tiếng, mẹ không nên cho bé ăn bất cứ thứ gì. Vì ở trẻ em, thực quản chưa phát triển hoàn thiện, khi gây mê, bé nằm ngửa trên giường, van thực quản hở ra khiến thức ăn rất dễ bị trào ngược gây nghẹt thở, thậm chí có thể khiến bé bị tử vong. Vì vậy, dù con có mè nheo kêu đói như thế nào, mẹ cũng không nên để bé ăn bất cứ thứ gì nhé!

– Trấn an tinh thần bé: Mẹ nên chắc rằng bé hoàn toàn không lo lắng trước khi tiến hành gây mê. Giải thích cho bé quá trình gây mê xảy ra như thế nào? Bé sẽ cảm thấy ra sao? Mẹ nên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh những từ ngữ phức tạp. Đơn giản nhất, mẹ có thể nói với bé rằng ” Chú bác sĩ sẽ cho con một loại thuốc giúp con ngủ thiếp đi và không cảm thấy đau chút nào trong khi phẫu thuật đâu”. Mẹ nên tránh những từ như “khí”, “kim” trong khi giải thích với bé nhé! Những từ đó chỉ khiến con thêm sợ hãi mà thôi.

Trả lời tất cả những câu hỏi của bé một cách rõ ràng. Nói với bé những điều mà bác sĩ đã nói với bạn nhưng với một cách đơn giản hơn cho con hiểu. Không nên bịa ra những thông tin sai lệch vì điều đó chỉ là con hoang mang và sợ hãi hơn mà thôi. Nếu như có câu hỏi nào của bé mà mẹ không trả lời được, mẹ có thể nói với bé rằng mẹ sẽ hỏi lại bác sĩ sau và sẽ trả lời lại cho bé.

Chắc chắn với bé rằng mẹ sẽ ở ngay bên cạnh phòng phẫu thuật của bé và ngay khi bé tỉnh dậy, bạn sẽ có mặt ngay bên cạnh bé. Điều này sẽ giúp bé an tâm hơn rất nhiều.

Nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc gì, mẹ có thể gặp và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ điều trị cho bé. Nên nhớ, nếu ngay cả bạn cũng lo lắng thì là sao bạn có thể trấn an cho con mình được.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ :

– Bạn có được phép ở bên con trước khi bé tiến hành phẫu thuật hoặc gây mê không? Nếu có thì sẽ được bao lâu?

– Những loại thuốc gây mê mà bác sĩ sẽ sử dụng?

– Cuộc phẫu thuật sẽ kéo dài trong bao lâu?

– Bao lâu thì bé có thể tỉnh lại hoàn toàn? Bé có cảm thấy đau hay có những triệu chứng đặc biệt gì không?

– Nên chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật? Sau khi phẫu thuật nên chú ý những gì?

– Liệu thuốc gây mê có tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?

Những triệu chứng có thể có sau khi gây mê

Thông thường, sau khi phẫu thuật, bé con nhà bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như mất phương hướng, nhìn một thành hai, buồn nôn, ớn lạnh, hoặc nhức đầu. Cũng có trường hợp bé sẽ bị nổi dị ứng nhẹ, đau nhức nhưng các triệu chứng này rất nhanh chóng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng dị ứng nặng, gặp khó khăn về vấn đề hô hấp hay có một cơn sốt cao bất thường, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại.

Trước khi rời khỏi bệnh viện, mẹ cũng có thể nói chuyện với bác sĩ điều trị trực tiếp cho con để biết cách chăm sóc tốt nhất cho con sau phẫu thuật.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Mẹ đã biết quan tâm con đúng cách?

>>> Bạn đã đủ quan tâm đến con cái?

>>> 15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực

Quan tâm tích cực là gì?

Đó là cách bạn làm cho bé cảm thấy vui sướng và ấm áp thông qua những nụ cười trên gương mặt bạn, những biểu hiện âu yếm, cử chỉ dịu dàng chăm sóc của bạn với bé, những lời khen ngợi, sự thích thú của bạn đối với những sở thích, hoạt động tiến bộ của bé. Bạn có thể quan tâm một cách tích cực trong từng hoạt động tương tác hàng ngày với con.

Bé học được gì từ sự quan tâm tích cực?

Sự quan tâm tích cực, những phản ứng và câu trả lời từ người lớn rất quan trọng với bé. Nó giúp bé cảm nhận giá trị bản thân giữa các mối quan hệ xung quanh, từ đó bé biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

Một đứa trẻ sẽ dần nhận thức được về chính bản thân mình qua những thông điệp yêu thương tích cực từ cha mẹ và những người quan trọng khác. Sự tự nhận thức đúng đắn không chỉ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh mà còn cho trẻ sự tự tin khi khám phá thế giới.

quan tam con
Trẻ có xu hướng “sao chép” cách phản ứng của ba mẹ trong những tình huống tương tự

Cảm giác được bảo vệ và an toàn của bé tùy thuộc vào các hoạt động tương tác giữa bé với ba mẹ và những người chăm sóc khác. Khi sợ hãi, nghi ngờ hoặc phải đối mặt với tình huống mới lạ, bé sẽ tìm đến bạn để thấy yên tâm hơn và được hỗ trợ. Những đứa trẻ được cha mẹ dành nhiều nụ cười và sự quan tâm ấm áp sẽ có khuynh hướng cư xử tốt hơn với mọi người xung quanh.

>>> Xem thêm: Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác

Từ lúc chào đời, bé đã chú ý chi tiết đến những gì bạn nói và làm. Thậm chí, trẻ sơ sinh có thể hiểu, giao tiếp và học hỏi từ mọi người và từ những việc xảy ra xung quanh chúng. Bạn càng giao tiếp và phản hồi nhiều, bé sẽ càng học được nhiều hơn.

Một vài nỗ lực giao tiếp bạn có thể áp dụng với trẻ sơ sinh:

– Dỗ dành khi trẻ khóc

– Cười lại với trẻ khi chúng mỉm cười

– Trả lời tiếng ê a của trẻ bằng những câu thể hiện sự đồng tình ngay cả khi bạn chẳng hiểu trẻ đang cố gắng nói gì với bạn.

Khi trẻ lớn hơn và biết đi chập chững, chúng sẽ hiểu được những thông điệp quan trọng nếu bạn kết hợp lời nói và hành động.

– Trước khi hiểu được từ ngữ, trẻ vốn nhạy cảm với những cử chỉ, biểu hiện trên gương mặt, âm lượng giọng nói và các ngôn ngữ cơ thể khác. Thông qua những biểu cảm này, bạn có thể học cách giao tiếp với bé.

– Tự tay làm những công việc hàng ngày cho bé như tắm rửa, thay tã, cho bú và mặc quần áo…, là cơ hội để bạn kết nối với con trẻ một cách ý nghĩa nhất. Khi lau khô cho bé sau khi tắm, mẹ có thể thử vuốt ve và chọc lét bé nhẹ nhàng. Điều này có thể khiến bé rất thích thú đấy!

– Gác những việc khác sang một bên và chơi đùa với con bất cứ khi nào có thể. Ngay cả khi đang vội đi đâu đó, bạn cũng nên cố gắng ngồi xuống một lúc để chơi trò xe kéo với con. Sẽ không mất nhiều thời gian lắm nhưng sự quan tâm của bạn sẽ khiến bé thay đổi rất nhiều.

– Ngắm nhìn và mỉm cười với trẻ, thể hiện sự chú ý, thích thú và khuyến khích trẻ một cách tích cực. Bằng cách này, bạn giúp bé hiểu được rằng chúng thực sự quan trọng và đặc biệt.

– Tập trung vào những điểm tích cực của bé. Bạn nên hạn chế trách mắng hay trừng phạt trẻ, trừ những lỗi nghiêm trọng. Nếu bạn lúc nào cũng “lèm bèm” không vui, giận dỗi hoặc bỏ lơ bé vì chúng luôn mắc lỗi, bé dễ cảm thấy tự ti và mặc cảm về bản thân.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Lợi ích và những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi

Bà bầu đi bơi có tốt không? Bơi lội cũng là một trong những môn thể thao tuyệt vời và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có can đảm thử môn thể thao này.

Lợi ích của bơi lội đối với phụ nữ mang thai

Bơi lội làm giảm áp lực của thai nhi lên trực tràng của mẹ, giúp máu lưu thông nhiều hơn trong khu vực xương chậu, hạn chế tình trạng tụ máu, táo bón và sưng chân. Bơi lội cũng giúp cơ thể thích nghi tốt với các chứng đau nhức trong thai kỳ, hoạt động co giãn cơ làm giảm hẳn cảm giác đau lưng gây khó chịu cho bạn.

Bơi lội rất có lợi cho hệ tim mạch, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều này đặc biệt tốt với cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bơi lội còn làm tăng sự đàn hồi, dẻo dai của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ chuẩn bị cho một hành trình sinh con đầy vất vả sau này.

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ tham gia vào hoạt động bơi lội khi mang thai có thể giảm bớt đau đớn thậm chí rút ngắn được thời gian chuyển dạ còn một nửa. Một số thai phụ có ngôi thai bất thường sau một thời gian tập luyện bơi lội, không những ngôi thai trở lại như bình thường mà còn hoàn hảo như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thật thần kỳ đúng không? Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu môn thể thao này ngay từ hôm nay đi?

Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng để dành được sự tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên chú ý những điều sau khi đi bơi nhé!

Những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi

1. Thời gian đi bơi

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên đi bơi để tránh những nguy hiểm xảy ra. Vì đi bơi trong thời điểm này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đi bơi là để giúp cơ thể mát mẻ hơn trong những ngày nóng nực. Nhưng theo một số bác sĩ, khi trời quá nắng, mẹ bầu cũng không nên đi bơi. Vì khi đó, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, gặp nước lạnh sẽ rất dễ bị cảm.

Mẹ nên nhớ là mình bơi để thư giãn tinh thần cũng như xoa dịu cảm giác khó chịu cho cơ thể chứ không phải tham gia luyện tập cho giải quốc gia nhé! Không nên bơi trong thời gian quá lâu cũng như để cơ thể quá mệt mỏi, đồng thời bạn nên uống một ly nước trước khi xuống hồ để tránh cho cơ thể mất nước.

đi bơi
Mẹ không nên ngâm mình quá lâu trong nước

2. Khởi động nhẹ

Các bài tập làm nóng đơn giản vẫn có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi táo bón nếu bà bầu đi bơi và bỗng nhiên mất cảm hứng để thực hiện trọn bài tập. Để phát huy lợi ích khi bà bầu đi bơi, đầu tiên bạn ngồi cạnh bể bơi và di chuyển đôi chân như thể đang đạp xe đạp để làm giãn cơ bắp chân. Khi đã xuống nước, tiếp tục làm nóng cơ thể bằng cách bám vào thành hồ và đá chân như khi mẹ đang bơi. Bây giờ, hãy đi bộ vòng quanh hồ và bước vào vùng cạn nhất của hồ bơi, trong lúc này, mẹ để các cơ chân và tay thư giãn.

3. Kiểu bơi

Hãy khởi đầu bằng việc bơi các kiểu bơi khác nhau như bơi ếch, bơi tự do. Nhưng các bà bầu đi bơi cần tránh bơi bướm để hạn chế sự di chuyển của hông và cột sống. Kiểu bơi ếch đặc biệt hữu ích cho những mẹ bầu bị đau lưng do tăng trọng lượng ở vùng bụng. Cứ tiếp tục bơi cho đến khi mẹ cảm thấy hơi mệt, nghỉ ngơi ở rìa bể. 30 phút là thời lượng thích hợp để bơi đấy mẹ ạ!

Đơn giản hơn, mẹ cũng có thể chọn cách thả trôi mình trên mặt nước và đạp chân tay một cách nhẹ nhàng. Đây cũng là một tư thế tốt, giúp mẹ giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai.

Với vòng bụng đồ sộ và cần được bảo vệ kỹ lưỡng hơn bình thường, mẹ nên chọn các lớp bơi hoặc bể bơi dành riêng cho bà bầu, hay chí ít, bể bơi cần phải vắng khách. Có rất nhiều lớp bơi lội dành cho các mẹ bầu. Tham gia vào một lớp học như thế không chỉ giúp mẹ luyện tập đúng mà còn cho phép mẹ kết nối với những mẹ bầu khác và tạo thành một nhóm hỗ trợ nhau nữa đấy.

4. Môi trường xung quanh

Trước khi đi bơi, mẹ nên tìm hiểu một chút về hồ bơi mà mình chọn, đặc biệt chú ý đến nước của hồ bơi. Nếu điều kiện thời tiết cho phép, mẹ nên bơi ở những hồ bơi ngoài trời để tránh mùi clo khó chịu. Hiện nay, một số bể bơi có sử dụng ozone thay cho hồ bơi, nếu có thể, mẹ nên chọn những hồ bơi như vậy sẽ dễ chịu hơn.

Dù đã biết bơi nhưng không phải lúc nào mẹ cũng chắc chắn về mức độ an toàn của mình. Vì vậy, những hồ bơi có đội ngũ nhân viên y tế luôn túc trực là điều cần thiết, phòng khi có sự cố sẽ ứng phó kịp thời.

5. Chuẩn bị trước khi bơi

Mẹ nên đo huyết áp và làm những động tác khởi động trước khi xuống nước. Chú ý nhiệt độ nước vào khoảng 29-30 độ C. Với nhiệt độ này, các cơ sẽ không bị co giật và cũng không làm mẹ quá mệt mỏi. Nhiệt độ nước dưới 28 độ C rất dễ làm co tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

6. Sau khi bơi

  • Mẹ nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt để dùng khi lên khỏi mặt nước
  • Vừa tắm xong, khi lên bờ, mẹ không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt
  • Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể
  • Sau khi bơi, mẹ nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi
  • Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo
  • Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tăng cân “thông minh” khi mang thai

Tăng cân như thế nào là đúng?

Trước khi xác định là bạn nên ăn như thế nào là hợp lý, bạn nên xác định được số cân nặng mà bạn cần có trong suốt thai kỳ. Bạn có thể dựa trên chỉ số BMI, chỉ số khối cân nặng của cơ thể để tính một cách tương đối. Con số này tùy thuộc vào cân nặng và chiều cao trước khi mang thai của bạn.

Ví dụ như nếu bạn cao khoảng 1,6m, cân nặng vào khoảng 48kg trước khi mang thai, bạn nên tăng khoảng 11 đến 16 kg trong suốt thai kỳ. Những bạn cao 1,6m nhưng nặng khoảng 80kg trước khi mang thai, có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng béo phì, bạn chỉ nên tăng từ 5-9kg khi có em bé. Việc xác định đầu tiên này khá quan trọng, vì tăng cân nhiều quá hay ít quá cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

>>> Xem thêm: Tăng cân bao nhiêu khi mang thai là tốt nhất?

Dinh dưỡng khi mang thai

Những phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…, bé có khả năng sinh non, sinh khó… Còn đối với những người mẹ tăng quá ít cân, bé có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trong thai kỳ, dễ dẫn đến sinh non. Thật ra, khi mang thai, bạn nên chú ý đến chất lượng của món ăn chứ không phải số lượng của món ăn. Chú ý cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như axit folic, vitamin D, canxi…

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai, mẹ đã hiểu đúng?

Cơm là một trong những thực phẩm thường thấy trên bàn ăn của mỗi gia đình Việt. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa mà thay vào đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất đạm cho cơ thể như thịt, cá, tôm,…

khi mang thai
Một chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với những bài tập thể dục khoa học sẽ giúp bạn có một cân nặng “lý tưởng” trong thai kỳ.

Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Vì trong trái cây và rau xanh có nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Chất xơ trong trái cây và rau còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động được dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón trong khi mang thai.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên

Bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Nhiều người nghĩ rằng ăn càng nhiều thì càng tốt cho bé. Nhưng thực ra điều này chỉ làm mẹ khó có khả năng kiểm soát cân nặng của mình, dễ dẫn đến bị béo phì, trong khi đó bé cưng cũng không tăng cân một cách hợp lý. Vì vậy, chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa là giải pháp tối ưu cho bạn lúc này.

Tập thể dục khi mang thai

Tập thể dục cũng là phương pháp giúp bạn kiểm soát cân nặng khi mang thai. Không chỉ vậy, nó còn giúp tăng cường sức khỏe của bạn, giúp bạn đối mặt với việc sinh con một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên tập những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội hay những bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

15 cách giúp bé phát triển những hành vi tích cực

Ứng xử khéo léo để con không ganh tị với em bé nhỏ hơn

1. Bé là bản sao của bạn

Ba mẹ chính là “người mẫu” sống động của bé. Bé sẽ quan sát, để ý cách bạn ứng xử hàng ngày và bắt chước theo. Vì vậy, bạn nên dùng chính hành vi của mình để giáo dục bé.

Nếu bạn muốn bé nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi”, bạn nên thử làm những điều này trước. Nếu bạn muốn bé không nói to tiếng, bạn cũng nên nhẹ nhàng với bé hơn.

>>> Xem thêm: Dạy con ngoan biết cám ơn và xin lỗi

2. Nói với bé cảm nhận của bạn

Nói thật cho bé biết hành vi của bé vừa làm đã khiến bạn cảm thấy như thế nào vì điều này sẽ giúp bé hiểu được cảm xúc của bạn và dần hình thành trong bé sự đồng cảm.

Trước ba tuổi, bé có thể biểu hiện sự đồng cảm thật sự của mình. Vì vậy, bạn nên nói với bé “Mẹ không hài lòng về hành động vừa rồi của con. Con làm mẹ không vui, Mẹ không thể nghe điện thoại được vì con làm ồn quá”. Bạn nên bắt đầu câu nói của mình bằng “mẹ, ba…” vì điều này sẽ giúp bé hiểu được đây là suy nghĩ, quan điểm của bạn về hành vi của bé.

3. Hành vi tích cực: Động viên, khuyến khích bé

Điều này có nghĩa là khi bé làm được việc gì đó khiến bạn vui, hài lòng, bạn nên dành cho bé những lời khen, lời động viên tích cực. Một câu nói đơn giản như: “Giỏi lắm! Con có thể tự cầm bình uống nước được rồi” sẽ có tác động tích cực đến bé hơn là đợi đến khi bé làm vung vãi nước ra đầy sàn nhà khiến bạn khó chịu và la mắng bé.

Nói 6 câu khen bé trước khi nói 1 câu phê bình. Tỷ lệ 6-1 này sẽ giúp mọi thứ cân bằng hơn. Bạn nên nhớ rằng, với trẻ nhỏ, khi có hai sự lựa chọn “hoặc không quan tâm hoặc sẽ chú ý đến những việc chưa tốt”, bé sẽ chọn những điều tiêu cực.

4. Luôn thân mật và gần gũi với con

Quỳ gối hay ngồi xổm xuống bên con là một hành động giúp bạn dễ dàng giao tiếp với bé hơn. Gần gũi con sẽ giúp bạn hiểu được cảm nhận hay suy nghĩ của con cũng như bé sẽ tập trung hơn vào những gì bạn đang nói hay hỏi bé mà bạn không cần bé phải nhìn vào bạn để nói hay trả lời.

hanh vi tich cuc
Những hành vi hàng ngày của bạn sẽ tác động đến suy nghĩ cũng như hành vi của bé.

5. “Mẹ/Ba đang nghe con nói nè!”

Lắng nghe một cách tích cực những gì bé chia sẻ là cách tốt nhất bạn giúp bé đối mặt với cảm xúc của chính mình. Con trẻ sẽ cảm thấy rất bức bối nếu bé không thể nói ra cảm xúc của mình.

Khi bạn lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình về những gì bé chia sẻ, bạn đã góp phần xoa dịu sự căng thẳng, lo buồn trong bé vào lúc đó cũng như những cơn nổi giận tiềm ẩn. Hơn nữa, việc lắng nghe này cho bé cảm thấy mình được tôn trọng và an ủi.

6. Hành vi tích cực: Nhớ giữ lời hứa với con

Một khi đã hứa với bé điều gì, bạn cần thực hiện, vì như vậy bé mới tin và tôn trọng bạn. Khi bạn bảo trẻ nhặt hết đồ chơi bỏ vào giỏ rồi chúng ta sẽ đi chơi thì khi bé đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bé xứng đáng được đi chơi với bạn phải không nào?

Hay khi bạn yêu cầu bé không chạy lung tung nữa và nếu không nghe thì bạn sẽ đi về, lúc này bạn hãy sẵn sàng bước ra ngoài cửa ngay nhé. Bạn không nên làm bộ, giả đò với bé vì bạn càng thực tế, điều bạn nói sẽ càng hiệu quả đối với bé. Dần dần bé sẽ quen với cách bạn nói, dự đoán được điều gì sẽ xảy ra, biết mình nên làm gì và bé cảm thấy an toàn với cảm giác này.

7. Hạn chế “mỡ treo miệng mèo”

Mắt kính của bạn trông rất đáng yêu và bé tò mò muốn nghịch nó, bởi trẻ con khó nhớ được đồ vật hay sự vật nếu không được cảm nhận nó bằng các giác quan của mình. Vì vậy, bạn nên để xa hay khuất mắt bé những vật mà bạn không muốn bé chạm vào vì trẻ con thường rất tò mò, táy máy và chúng hoàn toàn vô tội!

8. Chiến tranh hay hòa bình là ở bạn

Nuôi dạy con: 5 sai lầm các bậc cha mẹ cần tránh

Trước khi bạn can thiệp vào những việc bé đang làm, nhất là khi bạn sẽ nói “không được” hay “dừng lại ngay”, bạn nên tự hỏi liệu nó có đáng để bạn phải lên tiếng hay không. Càng ít yêu cầu, than phiền và những phản hồi tiêu cực, càng ít dịp để bạn la mắng con và cảm thấy buồn bực. Luật lệ, quy định là rất quan trọng và bạn chỉ nên thực thi nó khi thật sự cần thiết.

9. Hành vi tích cực: Kỷ luật 

Ai cũng muốn người khác chiều ý mình và trẻ con lại càng muốn như vậy. Thông thường, khi thấy con năn nỉ, mè nheo muốn cái gì, các bậc cha mẹ thường thỏa hiệp chiều ý con để bé luôn vui vẻ, không khóc lóc nữa. Và cứ như vậy, chính họ đang tập hư cho con mình.

Khi bạn nói “không” thì có nghĩa là “không” chứ không phải là “có thể”. Một khi bạn nói “không” nhưng vì thương con bạn lại tạm chấp nhận thỏa hiệp với bé thì bạn những lần sau “level” của bé sẽ được nâng cấp do nắm được yếu điểm của bạn.

10. Sức mạnh của sự đơn giản và dễ hiểu

Khi bạn có thể đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu là bạn đã giúp con mình hiểu được bạn muốn gì ở bé và bé nên làm gì. Bạn nên dùng câu khẳng định để nói chuyện với bé vì nó giúp bé tư duy thẳng vào việc bạn nói và bé có thể phản hồi lại một cách chính xác. Thay vì nói: “Con đừng để cửa mở nhé”, bạn nên chuyển thành: “Con nhớ đóng cửa nhé”.

11. “Trách nhiệm và hậu quả”

Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn nên tập cho bé tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên cho bé cơ hội để trải nghiệm hậu quả của những gì bé làm chứ không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải đóng vai “người xấu”.

Chẳng hạn như sau vài lần nhắc nhở, nếu bé vẫn quên mang theo hộp cơm bạn đã chuẩn bị sẵn cho bé để ăn trưa, bạn có thể thử để bé tự cảm nhận cơn đói của mình. Nhịn ăn một bữa sẽ không có gì là to tát để bạn phải quá lo lắng. Chính cảm giác đói bụng sẽ nhắc nhở bé những lần sau nhớ mang theo hộp cơm mẹ làm cho mình.

Thật ra cha mẹ nào mà không thương con nhưng vì quá thương nên thường dành làm hết mọi việc cho con và như vậy, chúng ta đã vô tình “đóng cửa” với các cơ hội mà con có thể học cách để tự lập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho con biết hậu quả của những hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được. Những lúc này, bạn cần chắc chắn rằng mình đã giải thích cặn kẽ về những hậu quả có thể xảy ra và bé hiểu những gì bạn nói, đồng thời cam kết sẽ không vi phạm.

>>> Xem thêm: Dạy con tự lập như cách của người Nhật

12. Chỉ nói một lần rồi cho qua

hành vi tích cực

Bé sẽ thật đáng thương nếu cứ phải nghe đi nghe lại những gì bạn nói trong khi bé chưa đủ lớn để hiểu hết hàm ý bạn muốn gửi gắm trong đó là gì. Cằn nhằn và chỉ trích không hề có tác dụng tốt đối với bé mà chỉ làm cho bạn thêm chán ngán. Còn bé sẽ tự hỏi tại sao bạn lại thất vọng đến vậy và có khuynh hướng tránh né bạn.

Nếu bạn muốn cho bé cơ hội “hợp tác” cuối cùng, bạn nên nhắc nhở bé về hậu quả của việc “bất hợp tác” rồi sau đó bắt đầu đếm từ 1 đến 3, hết giờ và cuối cùng là “hậu quả”.

13. Mình thật là quan trọng!

Cho bé thấy bé được tôn trọng và quan trọng như thế nào trong gia đình. Người lớn hay trẻ con đều thích cảm giác này, nhất là khi mình làm được việc gì đó cho gia đình. Bắt đầu bằng việc giới thiệu những vật dụng đơn giản trong nhà hay những việc con làm được rồi tập cho bé làm để bé thấy được vai trò của mình trong nhà. Từ đó bé thấy được tầm quan trọng và tự hào về bản thân mình.

Được làm việc phù hợp với sức mình rồi được động viên, khen thưởng sẽ giúp bé không ngừng cố gắng để làm tốt hơn nữa. Thông qua những việc nhỏ trong nhà, bạn đã giúp bé cảm thấy mình cần sống có trách nhiệm và xây dựng lòng tự trọng cho bé.

14. Sẵn sàng đón đầu thử thách

Những lúc bạn vừa trông con vừa làm một số việc sẽ có khá nhiều rủi ro xảy ra. Nếu bạn lường trước được những tình huống có thể xảy ra, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì cho bé. Cho bé 5 phút để chuẩn bị trước khi bạn muốn bé thay đổi những gì bé đang làm. Sau đó, nói cho bé hiểu tại sao bạn cần bé làm như vậy và cuối cùng bé sẽ được trang bị những gì bạn mong đợi.

15. Hành vi tích cực: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Hài hước và vui vẻ là cách sẽ giúp bạn xua tan đi những căng thẳng, muộn phiền cũng như xung đột. Trẻ con sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc khóc khi cha mẹ trêu chọc chúng. Những lúc này, bạn thử giả làm con quái thú hay giả tiếng con vật một cách hài hước có thể sẽ làm cho bé tươi tỉnh trở lại.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

7 loại thực phẩm giúp bé phát triển IQ

Yến mạch

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những trẻ ăn yến mạch vào mỗi buổi sáng có điểm cao hơn so với những bé không ăn trong những bài kiểm tra trí nhớ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những gì bé ăn vào buổi sáng có ảnh hưởng đến khả năng bé có thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp.

Yến mạch là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, chất béo, sắt, kẽm, canxi, các loại vitamin nhóm B và axit folic làm tăng khả năng tập trung và giúp bé phát triển trí não. Mẹ có thể thử biến tấu một chút với yến mạch để mang lại cho bé một bữa ăn sáng đầy dinh dưỡng và ngon miệng.

>>> Xem thêm: Ăn sáng và những ảnh hưởng đến sức khỏe bé 

Cá ngừ và cá hồi

Cá ngừ và cá hồi rất giàu omega 3, một loại chất béo tốt cho sự phát triển của não. DHA cũng là một trong những axit béo thuộc nhóm omega 3. DHA chiếm tỷ lệ cao trong chất xám của não và cũng là thành phần chính trong sự hình thành võng mạc của mắt. Ngoài ra, WHO, tổ chức y tế thế giới tin rằng việc bổ sung DHA cho các bé từ 2 tuổi trở lên có thể giúp bé cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm những nguy cơ gây bệnh nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, cá là một trong những thực phẩm hàng đầu gây dị ứng, mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi cho bé ăn. Chỉ nên tập cho bé ăn từng chút một khi bé đã được 8 tháng tuổi và nên chú ý theo dõi những biểu hiện của bé khi ăn. Mẹ cũng nên đặc biệt chú ý những chiếc xương cá nữa nhé!

Các loại hạt

Bé nhà bạn không chịu được mùi tanh của cá và bạn đang sợ bé bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng omega 3 dồi dào? Mẹ đừng lo lắng, ngoài cá, omega 3 còn có rất nhiều trong hạt óc chó. Mẹ có thể xay nhuyễn rồi cho vào cháo cho bé ăn.

Ngoài óc chó thì một và loại hạt khác cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhiều loại cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của não.

giup be phat trien IQ
Hạt điều chứa nhiều sắt, kẽm và magiê, giúp tăng cường trí nhớ.giup tang

Dâu tây và việt quất

Chất oxy hóa có trong rau quả có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng của não. Theo nghiên cứu, việt quất và dâu tây là hai loại trái cây điển hình, có ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc kết hợp, tập trung và duy trì trí nhớ ngắn hạn.

Trái cây khô

Giống như trái cây tươi, trái cây khô cũng là một nguồn dinh dưỡng và khoáng chất tuyệt vời cho sự phát triển của bé. Trái cây khô chứa hàm lượng sắt rất cao, giúp não bé phát triển lành mạnh và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây khô như những món ăn vặt hàng ngày.

Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm lành tính nên mẹ có thể cho bé thử đầu tiên. Trong sữa chua có hàm lượng canxi khá cao, tốt cho sự phát triển răng và xương của bé. Sữa chua cũng rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bé. Ngoài ra, theo nghiên cứu, ăn sữa chua vào bữa sáng sẽ giúp bé có khả năng tập trung học cao hơn, giúp bé học tốt hơn.

>>> Xem thêm: Bổ sung canxi cho bé như thế nào?

Trứng

Trong trứng chứa nhiều cholin, dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não trẻ. Trí não trẻ trong lứa tuổi từ 1-2 tuổi phát triển khá nhanh và nếu thiếu cholin trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào thần kinh, khiến trẻ bị giảm sút trí tuệ khi lớn lên.

Tuy nhiên, ăn nhiều trứng quá cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Mẹ nên lưu ý liều lượng trứng và độ tuổi khi cho bé ăn:

– Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: chỉ ăn một nửa lòng đỏ trứng gà mỗi bữa ăn và không ăn quá 2, 3 lần một tuần.

– Trẻ từ 8- 12 tháng tuổi: ăn một lòng đỏ trứng gà mỗi bữa và ăn 3, 4 lần một tuần.

– Trẻ hơn 1 tuổi nên ăn 3,4 trái trứng mỗi tuần và ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.

Một điều nữa mẹ nên lưu ý là mặc dù những thực phẩm trên có ảnh hưởng đến trí thông minh của bé nhưng mẹ không nên bắt bé ăn quá nhiều những thực phẩm này mà bỏ qua những thực phẩm khác. Để có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần, bé cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ 5 nhóm thực phẩm.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con

Nuông chiều bé quá nhiều

Mỗi một người làm ba làm mẹ đều yêu con cái của mình và đối với nhiều người, tình yêu của họ thể hiện bằng cách cho con càng nhiều càng tốt như mua cho con thật nhiều đồ chơi, cho con ngủ thật nhiều sau một ngày mệt mỏi hoặc cho con chơi game suốt cả ngày… Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng việc từ chối một đòi hỏi nào cũng sẽ làm tổn thương con và biến họ thành kẻ thù của con. Thật ra, việc bạn liên tục đáp ứng những đòi hỏi của bé cưng không phải là cách thể hiện tình yêu của bạn với bé. Trái lại, đây lại là cách khiến bé có những thói quen không tốt, bé sẽ ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, đặc biệt là về tiền bạc… Liên tục chạy theo những yêu cầu vô lý của bé có thể làm bạn thiếu hụt ngân sách chi tiêu trong gia đình, phải cắt giảm một số chi tiêu trong khi con bạn lại thiếu đi hẳn khái niệm về tiền bạc.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa ra những giới hạn cho những yêu cầu của bé. Thay vì mua cho bé bất cứ thứ gì bé đòi như trước đây, bạn có thể thử giới hạn những thứ bạn mua cho bé như chỉ mua những thứ nhất định hoặc mua trong những thời gian nhất định chẳng hạn.

Luôn đứng về phía bé

Có nhiều bậc cha mẹ luôn đứng về phía con mình cho dù bé đúng hay sai. Chẳng hạn nếu như giáo viên hay hàng xóm than phiền về hành vi xấu của bé, ba mẹ vẫn đứng về phía con và bệnh vực bé bất kể như thế nào. Một số người thậm chí còn bỏ qua sai lầm của con, luôn xem mọi hành động của con mình là đúng. Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức của bé về đúng sai, dần dần làm cho bé có những suy nghĩ tiêu cực.

Thay vì cứ chăm chăm bênh vực con của mình, sao bạn không dành một phút bình tĩnh và suy nghĩ về những điều họ nói, xem xem liệu nó có đúng là lỗi của con bạn không? Và nếu thật sự là lỗi của con bạn, bạn cũng đừng nên giận dữ hay trừng phạt bé mà nên tìm một thời điểm thích hợp nói chuyện với bé, giúp cho bé hiểu là bé đã làm sai điều gì.

>>> Xem thêm: Nuôi dạy con: 10 sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ

Cãi nhau trước mặt bé

Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng con cái là hành động cãi nhau trước mặt bé. Hành động này có thể trở thành nỗi ám ảnh tâm lý trong bé, bé sẽ có những hành vi trốn tránh hay nguy hiểm hơn là những hành vi tiêu cực như bỏ nhà đi, nghiện hút vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương.

Dù là trong hoàn cảnh nào, bạn cũng không nên để bé thấy cảnh ba mẹ gây gỗ hay đánh nhau. Tôn trọng và lịch sự với nhau cho dù không có tình yêu. Nếu nghiêm trọng đến mức phải ly hôn, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc chuẩn bị tâm lý cho bé trước đó để bé từ từ làm quen với nó.

Cha mẹ không làm gương cho bé

Bạn có bao giờ chửi thề hay nói một câu nào bậy bạ trước mặt con bạn không? Hay bạn có bao giờ la lối, cãi nhau giữa nơi công cộng? Bé còn nhỏ và người tiếp xúc với bé nhiều nhất chính là bạn. Những hành vi tưởng chừng như vô tình của bạn có thể khắc sâu vào trong tâm trí của bé và bé sẽ bắt chước theo nếu như thường xuyên nghe hoặc thấy những hành vi đó.

Luôn cố gắng giữ hình ảnh lịch sự, kiểu mẫu trước mặt con cái. Thỉnh thoảng, nếu như có mắc một sai lầm nào đó trước mặt trẻ, đừng lờ nó đi. Thay vào đó bạn nên nói chuyện với trẻ về sai lầm của mình và cách bạn sửa chữa những sai lầm đó ra sao.

Đóng vai trò “cái bóng” trong cuộc sống của bé

Đã bao lâu rồi bạn không ôm con? Con bạn thân thiết với ai nhất trong nhà, là bạn, bà ngoại, bà nội hay là người trông trẻ? Sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ trong cuộc sống hiện nay là quá chú tâm vào công việc của mình mà bỏ qua con cái. Có thể trong suy nghĩ của bạn, việc kiếm tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ quan trọng hơn nhiều so với việc đọc truyện mỗi tối cho con trước khi đi ngủ. Theo các nhà tâm lý học, khi còn nhỏ, trẻ em rất cần tình yêu thương của ba mẹ. Có rất nhiều trẻ gặp phải vấn đề tâm lý dẫn đến những hành vi tiêu cực khi thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Vậy nên, cho dù bận rộn như thế nào, bạn cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định quan tâm đến bé. Điều này sẽ làm tăng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái, cũng giúp bé phát triển tài năng của bản thân và hạn chế những suy nghĩ cũng như hành vi tiêu cực.

 MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tập cho bé ăn trái cây như thế nào?

Làm gương cho bé

Trẻ con là chúa hay bắt chước. Chúng sẽ cảm thấy “người lớn” hơn nếu như chúng có những thói quen giống như bạn. Vậy nên, sẽ thật là khó khăn nếu như bạn là người chẳng bao giờ ăn trái cây nhưng lại muốn bé ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nếu như có bạn ăn cùng, hiển nhiên việc ăn trái cây sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, việc ăn trái cây hàng ngày cũng có lợi cho chính sức khỏe của bạn nữa.

Làm cho món ăn thật hấp dẫn

Một món ăn “ngon mắt” không chỉ hấp dẫn trẻ muốn ăn mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Bạn có thể thử cắt nhỏ trái cây và làm thành những hình thù lạ mắt. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể xiên nhiều loại trái cây lại với nhau. Bé sẽ bị thu hút hơn bởi sự đa dạng về màu sắc của các loại trái cây.

Kết hợp trái cây với nhiều loại thực phẩm khác

Bé có thể thấy thích thú hơn khi nếm thử những loại thức ăn khác nhau. Sữa chua có thể kết hợp được với nhiều loại trái cây khác nhau, bánh mì có thể kết hợp với chuối thành bánh chuối nướng, rau câu trái cây… Tùy vào sở thích và khẩu vị mà bạn có thể thử tạo ra một món ăn độc đáo của riêng mình cho bé yêu.

tap cho be an trai cay 1
“Những chú cá” này có thể làm bé thích thú hơn nhiều đấy!

Nước trái cây

Nước trái cây được xem như một giải pháp tối ưu để thoát khỏi cơn nóng mùa hè. Hơn nữa, bạn có thể trộn nhiều loại trái cây lại với nhau để làm cho bé một ly nước ép mát lạnh. Tuy nhiên, một lượng lớn chất xơ và vitamin bị mất đi trong quá trình chế biến này. Ngoài ra, vitamin C trong nước ép rất dễ bị phân hủy nếu như bạn giữ chúng trong tủ lạnh.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây

Cho bé tham gia vào quá trình

Bạn có thể nhờ bé rửa giúp túi trái cây mà mình vừa mua về lúc sáng. Việc này không chỉ tập cho bé thói quen giúp bạn trong những công việc nhà mà còn giúp bé ăn tốt hơn. Bé sẽ có hứng thú hơn nếu như đó là thứ mình đã chuẩn bị.

Đừng ép buộc bé

Đừng biến việc ăn trái cây thành một “cuộc chiến” giữa mẹ và bé, điều này chỉ làm kết quả tệ hơn mà thôi. Dùng những câu nói nhẹ nhàng “dụ dỗ” bé ăn hoặc bạn cũng có thể ăn và miêu tả cho bé biết mùi vị của nó ra sao, điều này gây cho trẻ sự tò mò và kích thích bé ăn thử.

Bạn cũng nên lưu ý thời điểm cho bé ăn trái cây là giữa hai bữa ăn hoặc sau khi bé vừa thức dậy. Không nên cho bé ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn quá no. Đặc biệt lưu ý không nên cho bé ăn những loại trái cây có tính axit cao như cam, quýt… sau khi uống sữa một giờ vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Từ vựng

Khi 4 tuổi, trẻ nói được 1.500 từ và hiểu được nhiều hơn thế. Số lượng từ trẻ có thể hiểu và sử dụng sẽ tăng thêm đáng kể trước khi trẻ lên 5 tuổi.

Con bạn sẽ bắt đầu tập dùng những từ sau:

– Từ nối: Khi, nhưng

– Thể hiện cảm xúc phức tạp: Bối rối, khó chịu, sung sướng

– Giải thích ý nghĩ:  Không biết, nhớ là

Trẻ cũng học được ngày càng nhiều tính từ để diễn đạt sự vật, sự việc cụ thể hơn.

Câu và ngữ pháp

Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”. Cho tới khi được 5 tuổi, bé có thể nói được những câu lên đến 9 từ.

Trẻ sẽ phát triển được khả năng kể lại những chuyện xảy ra trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần nói về những sự vật – sự việc đang diễn ra nữa. Khả năng bé sử dụng những từ số nhiều cũng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong những năm đầu đời

Khả năng hiểu

Khi 5 tuổi, trẻ hiểu và dùng được những từ chỉ trật tự thời gian như “trước”, “sau” và “sắp tới”. Tuy nhiên, bé vẫn hơi lúng túng với các ý niệm phức tạp hơn như “cùng lúc”.

Trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu nói tu từ như “Con là chú mèo lười” hay “Con định biến mẹ thành lừa đấy à?”…

tre mau giao 1
Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển đáng kể.

Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”.

Phát âm

Gần 5 tuổi, trẻ có thể phát âm khá rõ và hầu hết người lạ đều hiểu được trẻ nói gì. Đôi khi trẻ cũng nói ngọng vài âm tiết như “thịt” thành “hịt” hay “đá” thành “tá” hoặc phát âm nhầm một số từ phức như sô-cô-la, spaghetti…

Hội thoại và kể chuyện

Mặc dù câu chuyện của bé thường xuyên “thiếu đầu mất đuôi” hay bị “thêm mắm dặm muối” một cách thái quá nhưng khả năng kể chuyện của bé đang tiến triển từng chút một. Thỉnh thoảng, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các sự kiện và thuật lại lời nói của từng nhân vật.

Trẻ nhận biết khá tốt nhiều tình huống để thêm thắt thông tin thú vị cho các cuộc hội thoại. Ví dụ trẻ có thể dẫn dắt câu chuyện như sau “Con qua nhà của Mây, tụi con ăn bánh ngọt, Mây là bạn ở lớp mẫu giáo của con”…

Trong các cuộc hội thoại nhóm, trẻ đã biết khi nào thì tới lượt mình nói, đồng thời cũng biết nói lớn tiếng hoặc thì thầm tùy theo tình huống. Trẻ cũng biết yêu cầu một cách lịch sự hơn, ví dụ như dùng từ “được không?” hay từ “làm ơn”.

Trẻ bắt đầu dùng từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười.

Mỗi bé có mức độ phát triển tương đối khác nhau, những thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo nên bạn không cần quá lo lắng nếu như bé cưng nhà bạn chưa đạt được những điều trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn chè đậu đỏ được không? Những lợi ích từ đậu đỏ mà mẹ bầu chưa biết

Bầu ăn chè đậu đỏ được không? Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần biết đậu đỏ mang lại lợi ích gì.

Tác dụng của đậu đỏ đối với phụ nữ mang thai

Trong đậu đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp ổn định thể chất và thoải mái tinh thần. Theo nghiên cứu, trong đậu đỏ chứa một lượng lớn các chất oxy hóa. Đây là yếu tố quan trọng giúp mẹ tự bảo vệ sức khỏe của mình vì mẹ có khỏe thì sức khỏe thai nhi mới có thể tốt được. Đặc biệt, trong mùa hè, có rất nhiều dịch bệnh xảy ra, mẹ càng phải cần bổ sung một lượng chất chống oxy hóa lớn để đảm bảo sức đề kháng của mẹ.

Bên cạnh đó, đậu đỏ rất giàu protein, omega 3 và axit béo, những chất có lợi cho hệ tim mạch, giúp mẹ có một trái tim khỏe mạnh. Vitamin B1 và B6 có trong đậu đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu, giúp cho mẹ giảm bớt những nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và những căng thẳng mệt mỏi khi mang thai. Chính bởi những tác dụng này mà nhiều mẹ mới muốn biết bầu ăn chè đậu đỏ được không.

Không chỉ vậy, đậu đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể. Khi mang thai, yêu cầu về lượng sắt của mẹ tăng lên đáng kể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của việc thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Thiếu sắt khiến cơ thể mẹ nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt. Ngoài ra, sắt còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

>> Xem thêm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Hơn nữa, trong đậu đỏ cũng chứa một hàm lượng chất xơ bão hòa, làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu trước khi cơ thể kịp hòa tan chúng. Nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm huyết áp, điều tiết đường máu là những công dụng khác từ đậu đỏ. Đặc biệt, đậu đỏ còn là một phương thuốc chăm sóc vẻ đẹp khi mẹ mang thai. Vì trong đậu đỏ có chứa vitamin C và vitamin E giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và hạn chế những sắc tố gây sạm da.

Bầu ăn đậu đỏ rất tốt, song bầu ăn chè đậu đỏ được không? Bạn tìm hiểu phần tiếp theo nhé.

Bầu ăn chè đậu đỏ được không?

bầu ăn chè đậu đỏ được không?
Bầu ăn chè đậu đỏ được không? Món ăn bầu không thể bỏ qua

Với những tác dụng của đậu đỏ kể trên, có lẽ bạn đã biết bầu ăn chè đậu đỏ được không. Nếu biết cách chế biến món chè đậu đỏ nhằm duy trì được hàm lượng dinh dưỡng, bầu sẽ an thai, tăng cường sức đề kháng, dễ tiêu hóa, thải độc và làm đẹp da.

Cách chế biến chè đậu đỏ hạt sen ngon miệng cho bầu

Không chỉ cần biết bầu ăn chè đậu đỏ được không, bạn cũng cần lưu ý về cách chế biến để duy trì hàm lượng dinh dưỡng có trong loại đậu này.

Nguyên liệu

  • 200g đậu đỏ
  • 50g hạt sen
  • 2 miếng vỏ quýt khô
  • 80g đường mật
  • Nguyên liệu cho 4 người ăn

Thực hiện:

  1. Ngâm đậu đỏ từ 6-8 giờ trước khi nấu.
  2. Hạt sen rửa sạch và vỏ quýt khô để nguyên miếng.
  3. Cho đậu đỏ, hạt sen vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ
  4. Đun lửa vừa đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và cho vỏ quýt vào. Tiếp tục ninh chè trong 1 giờ. Bạn có thể dùng nồi áp suất ninh để rút ngắn thời gian.
  5. Khi đậu đỏ và hạt sen đã chín, bạn cho đường vào quấy đều lên. Tiếp tục đun thêm 5 phút để đường ngấm vào đậu. (Nên cho đường ít, sẽ tốt cho bầu hơn).
  6. Khi chè đã chín, bạn múc ra ly, có thể thưởng thức cùng với ít đá cho thêm phần ngon miệng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn hạt sen có tốt không? 10 tác dụng tuyệt vời cho bạn

Một số lưu ý khi chế biến đậu đỏ

bầu ăn chè đậu đỏ được không
Bầu ăn chè đậu đỏ được không? Lưu ý khi ăn chè đậu đỏ
  • Bản thân đậu đỏ đã có sẵn vị ngọt nên khi chế biến, mẹ nên giảm bớt lượng đường. Việc cho quá nhiều đường vào có thể giảm bớt một nửa hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ và khả năng hấp thụ vitamin B1.

>> Xem thêm: Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

  • Mẹ có thể kết hợp đậu đỏ với những thực phẩm chứa tinh bột khác để tạo ra một món ăn bổ dưỡng như xôi đậu đỏ, chè đậu đỏ,…
  • Tùy cơ địa của mỗi người nên cách hấp thu và chuyển hóa cũng khác nhau nên dù tốt mẹ cũng không nên ăn quá nhiều đậu đỏ.

[inline_article id=210842]

Bầu ăn chè đậu đỏ được không? Câu trả lời là có. Mẹ hãy bổ sung đậu đỏ vào chế độ ăn hàng ở mức cân đối để tốt cho sức khỏe nhé.

MarryBaby