Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi người. Trẻ em từ 12-13 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5-6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5-6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm, và 2.5 phần thịt, cá.
Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, nước tăng lực, trà và cà phê.
Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.
Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.
Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.
Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế
Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.
Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.
Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng đồ uống có cồn.
Trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 8 cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, trẻ nên có một phần trái cây, bốn phần rau củ, một đến hai phần sữa, bốn phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và một phần thịt, cá.
Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao và nước tăng lực.
Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.
Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.
Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.
Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế
Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.
Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.
Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn.
Trong khi mang thai, hoóc môn mang thai đặc biệt là progesterone, một loại hoóc môn khiến cơ thể thư giãn tăng lên nhiều khiến cho hệ tiêu hóa bị chậm lại, dẫn đến đầy hơi sau khi ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy đau bụng sau khi ăn.
Do táo bón
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Có gần 40% mẹ bầu gặp các vấn đề về táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón, có thể là do nội tiết tố, do chế độ dinh dưỡng hoặc do chuyển động của ruột bị chậm lại,…
Do ợ nóng
Khi mang thai, các hoóc môn thai kì sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày, khi đó các van đóng mở không đúng cách làm cho axit trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ nóng.Ợ nóng tạo ra cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng, gây khó chịu cho mẹ bầu.
Những trường hợp đau bụng do đầy hơi, khó tiêu hay táo bón, mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên uống nhiều nước nhưng tránh uống nhiều nước trong khi ăn. Chia nhỏ khẩu phần ăn, thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia làm 5-6 bữa trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn này giúp hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn.
[inline_article id=64786]
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập thông qua niệu đạo. Có 2 % mẹ bầu thường mắc bệnh này, nhất là vào tam cá nguyệt thứ 2. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm bàng quang nhiều hơn vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất. Hơn nữa, trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
Uống đủ nước có thể giúp cơ thể bài tiết tốt hơn, tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, có thể hạn chế được viêm nhiễm. Mẹ cũng nên cố gắng đi tiểu đều đặn, tránh nhịn tiểu lâu. Nếu có các dấu hiệu bệnh, mẹ có thể đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
[inline_article id=84487]
Khó tiêu
Một số thực phẩm có thể gây khó tiêu cho bà bầu, làm cho dạ dày bị quá tải dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi ăn.
Trên đây là một số nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng sau khi ăn ở mẹ bầu. Mẹ nên nghiên cứu kỹ những triệu chứng mà mình gặp phải trong quá trình mang thai để có những biện pháp khắc phục hợp lý. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn tốt nhất.
Vậy nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Và đưa tiền tiêu vặt cho con lúc mấy tuổi? Cho con tiền tiêu vặt không còn là khái niệm quá mới lạ với các bậc cha mẹ; và đây là một kỹ năng sống vô cùng cần thiết. Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng cần tiền cho những nhu cầu riêng của bản thân mình.
1. Có nên cho bé tiền tiêu vặt?
Trước khi biết nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; cha mẹ cần cân nhắc những yếu tố sau để biết có nên cho bé tiền tiêu vặt hay không.
Thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt và hòa nhập:Trẻ có thể dùng tiền tiêu vặt để mua một ổ bánh mì, ly sữa trong giờ ra chơi; tiền gọi điện thoại mỗi khi về sớm hoặc ăn vặt sau giờ tan học. Đối với những trẻ lớn hơn một chút; thỉnh thoảng bé cũng đi uống nước với bạn bè sau giờ tan học hoặc có những buổi tiệc sinh nhật bạn bè.
Biết quý trọng giá trị của đồng tiền: Ngoài ra, việc cho bé tiền có thể dạy cho bé tính tiết kiệm và khả năng quản lý chi tiêu sau này. Thay vì cứ mở miệng xin tiền ba mẹ mỗi khi cần; bé phải học cách tự tiết kiệm số tiền mà ba mẹ cho để phục vụ cho những nhu cầu này của mình. Nếu như có một món đồ nào đó bé cần mua; trẻ sẽ phải xoay sở với số tiền tiêu vặt được cho; lập kế hoạch tiết kiệm tiền hoặc chi tiêu tiết kiệm để mua được món đồ đó.
Thế nhưng, khi nào nên bắt đầu cho bé tiền; đó là câu hỏi mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp trấn lột ngay trong trường học. Việc cha mẹ cho trẻ mang quá nhiều tiền đi học có thể vô tình khiến bé trở thành những “mục tiêu” hấp dẫn. Hơn nữa, nhiều khi vì quá bận rộn đến công việc; không có thời gian mà cha mẹ không thể kiểm soát được bé xài tiền vào những mục đích gì.
Có nhiều bé dùng tiền tiêu vặt vào những trò chơi game online mà lơ là học hành; thậm chí trốn học để đi chơi game. Việc bé dùng tiền để ăn vặt cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Những đồ ăn lề đường có thể không đủ đảm bảo vệ sinh khiến bé bị đau bụng. Việc ăn vặt trước bữa ăn làm bé bị đầy bụng; dẫn đến tình trạng bỏ bữa chiều hoặc ăn ít vào buổi chiều; không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.
Tuy vậy, không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt. Trẻ có thể sẵn sàng thử quản lý một số tiền tiêu vặt nếu con có thể hiểu rằng:
Con cần tiền chỉ để mua đồ dùng hoặc mua sắm cần thiết.
Hiểu sự quan trọng của tiết kiệm tiền chứ không phải tiêu hết tiền.
Tiêu hết tiền của con hôm nay có nghĩa là không còn bao nhiêu cho đến lần được cho tiền tiêu vặt tiếp theo.
Cha mẹ đọc tiếp để biết thêm nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.
Sau khi trả lời được câu hỏi có nên cho trẻ tiền tiêu vặt hay không; cha mẹ chắc chắn sẽ thắc mắc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.
Vì trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng kiểm soát tiền bạc nên rất dễ bị người khác dụ dỗ, đe dọa. Có nhiều trường hợp, số tiền bé bị trấn lột lên đến vài triệu đồng. Bé bị bắt nạt. đe dọa nhưng không dám lên tiếng. Chỉ biết lấy tiền tiêu vặt của bản thân để “cống nộp” và khi số tiền không đủ; nhiều bé đã phải ăn trộm tiền của ba mẹ.
Cho bé quá nhiều tiền cũng có thể khiến bé trở thành “mục tiêu” của những người xấu; thành phần tệ nạn; trộm cướp trong xã hội. Do đó, việc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là câu hỏi cần được ba mẹ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Việc quan trọng ở đây là dạy cho bé cách xài tiền sao cho hợp lý. Cha mẹ có thể đưa ra quyết định dựa trên số tiền tiêu vặt:
Những công việc nhà cha mẹ mong đợi con làm.
Trong ngân sách gia đình cho phép.
Độ tuổi của con. ví dụ: cha mẹ có thể cho đứa trẻ năm tuổi 50,000 VNĐ mỗi tuần và đứa trẻ bảy tuổi 70,000 VNĐ mỗi tuần.
Những gì cha mẹ mong đợi tiền tiêu vặt chi trả. Ví dụ: nếu cha mẹ mong đợi số tiền đó trang trải cho những thứ như phương tiện đi lại, bữa trưa và tiền tiết kiệm; cha mẹ có thể cần phải cho nhiều hơn một chút.
Đối với những bé lớn hơn, đã có những nhận thức nhất định về tiền; cha mẹ có thể cho bé tiền tuần hoặc tiền tháng. Lưu ý giúp bé những trường hợp tiêu tiền không hợp lý. Cha mẹ cũng nên khuyến khích bé tiết kiệm tiền nếu như có cái gì mà bé muốn mua.
Một số lưu ý khi ba mẹ quyết định cho bé tiền tiêu vặt:
Nên cho con tiền tiêu vặt bao nhiêu là đủ? Không nên cho bé quá nhiều tiền; cha mẹ có thể tự tính số tiền mà bé cần chi tiêu trong một ngày và đưa ra con số phù hợp. Có thể đưa tiền theo ngày hoặc theo tuần. Tránh cho bé cầm một lúc quá nhiều tiền.
Nên trò chuyện với bé nhiều hơn để hiểu thêm về tâm lý cũng như các hoạt động của bé trên trường đề phòng bé bị “trấn lột” hoặc bị dọa nạt
Nên kiểm tra xem bé tiêu tiền vào việc gì nhưng chú ý đừng làm quá, bé cũng có những tự do cá nhân của mình. Dạy bé tiết kiệm tiền để mua những món đồ mình thích.
Không nên sử dụng tiền bạc như một phần thưởng đối với bé. Cũng không nên đồng ý với tất cả những yêu cầu của bé. Nếu không bé sẽ cảm thấy việc ba mẹ cho tiền giống như một nghĩa vụ và sẽ có thái độ khó chịu mỗi khi không được cho tiền. Điều này có thể hình thành thói quen xấu trong tính cách của bé.
Đến đây cha mẹ đã hiểu nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; đồng thời, ghi chú một số lưu ý quan trọng.
3. Cách cho con tiền tiêu vặt theo kiểu người Pháp
Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt còn tùy thuộc vào cách cho tiền và dạy trẻ sử dụng tiền. Cha mẹ tham khảo phương pháp sau nhé!
Trẻ nhỏ người Pháp thường không nhõng nhẽo nếu cha mẹ không đồng ý mua cho chúng đồ chơi; hay bất cứ thứ vì chúng luôn được “phát lương” hằng tuần. Cha mẹ người Pháp xem việc cho con tiền tiêu vặt là cách giúp trẻ tự lập.
3.1 Học người Pháp cách cho con tiền
Trẻ con Pháp được nhận tiền tiêu vặt ngay từ năm 7 tuổi là chuyện hết sức bình thường đối với cha mẹ ở đất nước này; thậm chí số tiền cũng sẽ được tăng lên theo số tuổi của trẻ.
Dạy con tiêu tiền và cho con được phép xài tiền với những khoản hữu ích là cách cha mẹ giúp con trẻ của mình trưởng thành hơn. Trái với người Pháp; cha mẹ Việt luôn có tâm lý lo lắng; không tạo cho con thói quen tiêu tiền sớm vì sợ chúng hư hỏng, đua đòi, mua đồ chơi không phù hợp, đồ ăn uống mất vệ sinh.
Có những phụ huynh với lối suy nghĩ không cho con tiền tiêu vặt với lý do bé cần gì thì ba mẹ cũng mua cho hết rồi. Ngay lập tức cha mẹ cần loại bỏ lối suy nghĩ này; có rất nhiều việc cha mẹ cần phải lắng nghe nhu cầu cá nhân của con như cho con tiền để mua đồ ăn vặt; hay dùng cho những trường hợp khẩn cấp; những khoản đóng góp nhỏ trong lớp.
Theo người pháp, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt?
Tùy vào môi trường sống xung quanh, độ tuổi và nhu cầu theo từng độ tuổi của con mà cha mẹ nên quyết định cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt.
Tùy vào môi trường sống xung quanh và hoàn cảnh mà phụ huynh sẽ quyết định cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt theo ngày, theo tuần, theo tháng hợp lý nhất.
Việc này giúp trẻ độc lập và trưởng thành; hơn hết là trẻ sẽ có suy nghĩ tích cực khi học tập; vui chơi cùng bạn bè mà không phải mặc cảm hoặc bị lệ thuộc vào các bạn có tiền ở trong lớp.
3.2 Cách dạy trẻ sử dụng tiền tiêu vặt quyết định nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt
Tất nhiên cha mẹ sẽ không cho con trẻ nắm giữ quá nhiều tiền ngoài tầm kiểm soát; chỉ nên vừa đủ với nhu cầu tất yếu của trẻ. Quan trọng nhất vẫn là việc dạy con tiêu tiền như thế nào cho hợp lý để trẻ không phải là mục tiêu của kẻ xấu. Cùng với đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ nên học cách xài tiết kiệm, dạy con trẻ cách sinh lời vốn như người Pháp.
Khi số tiền tăng lên theo số tuổi thì con trẻ Pháp thường “dằn túi” số dư ấy để có việc gì hay món đồ gì thực sự muốn mua chúng sẽ mua được mà không nhõng nhẽo, vòi vĩnh cha mẹ mua cho bằng được.
Dù ở độ tuổi nào thì nhu cầu tiền tiêu vặt đối với trẻ cũng rất cao; tâm lý của trẻ ở độ tuổi tiểu học sẽ cảm thấy phấn khởi; vui vẻ hơn khi được cha mẹ cho ít tiền ăn hàng rong, quà bánh. Nên dạy trẻ tiền tiêu vặt dùng để chi tiêu cho những việc như:
Mua vé xe buýt đến trường.
Ăn uống ở căn tin khi trẻ cảm thấy đói bụng và khát nước.
Tiết kiệm để làm những việc lớn hơn.
Đóng góp lặt vặt bất ngờ ở lớp.
Làm từ thiện, cho người ăn xin.
Nhiều cha mẹ còn có những cách nhằm tạo điều kiện cho con có khoản tiêu vặt nhỏ khi sai con làm giúp việc nhà. Điều này góp phần giáo dục trẻ hiểu được làm ra tiền vất vả thế nào.
Nhưng không nên lặp lại điều này thường xuyên, nếu con làm các việc nhà rất tốt; cha mẹ hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu cha mẹ quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà; hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để trẻ không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào; vì nhiệm vụ làm việc nhà luôn là sự chia sẻ của tất cả các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Ở độ tuổi tiểu học bố mẹ nên cho con tiền tiêu vặt riêng; nhưng cần có kiếm soát để giúp con tiêu xài vào những mục đích đúng đắn. Hy vọng bài viết là giúp các bậc phụ huynh không còn lăn tăn với việc cho con tiền tiêu vặt hằng ngày.
Dạy bé tập viết khi con vào lớp 1 là chuyện đau đầu của đa số bà mẹ thời hiện đại. Thông thường, các bà mẹ chọn giao phó trách nhiệm này cho các cô giáo hoặc gửi con vào “lò luyện chữ”. Thế nhưng ít ai biết rằng chính mình cũng có thể giúp con rèn luyện kỹ năng viết ngay từ thuở lên hai lên ba nếu thực hiện đúng phương pháp. Mẹ có thể tham khảo các bí quyết sau đây để rèn cho con tập viết nhé.
Khả năng tập viết của bé qua từng giai đoạn
12-13 tháng tuổi: Bé có thể nắm lấy bút sáp màu và tô vẽ khắp nơi trên tờ giấy.
16 tháng tuổi: Bé vẽ nguệch ngoạc trên giấy và trên bất cứ nơi đâu trong nhà. Thậm chí, tủ lạnh, tường nhà bạn xuất hiện vài hình vẽ.
29-30 tháng tuổi: Bé vẽ khắp nơi, trên giấy, trên bao giấy. Mục đích vẽ và kỹ năng tiến bộ hơn, biết vẽ và pha trộn màu.
Giai đoạn 2-5 tuổi: Bé viết và vẽ tiến bộ, tự viết một vài chữ cái lên giấy.
3 tuổi: Viết được đường thẳng đứng, viết vài chữ cái nhờ bắt chước người lớn. Vài bé biết cách viết tên mình trước khi vào mẫu giáo, đặc biệt nếu biết trước bảng chữ cái.
Tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi: Trẻ vẽ được đường thẳng, vòng tròn, hình vuông, vẽ người, thậm chí vẽ cảnh.
6 tuổi: Là tuổi bắt đầu có thể viết chữ nghiêm túc.
Cách khuyến khích bé tập viết
Cũng như bất kì kỹ năng mới nào của bé, bạn cũng cần phải khuyến khích và giúp đỡ con. Muốn con thích vẽ và viết, mẹ cần phải cung cấp thêm cho bé giấy, bút và bút sáp màu, sẵn sàng khi bé cảm thấy hứng thú với việc vẽ ở mức cơ bản nhất. Trẻ rất nhanh chán, nên mẹ nên thay đổi lúc vẽ lúc viết.
Khi bé bắt đầu viết 1 chữ cái thật sự, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là để bé tự học theo khả năng của mình. Quá dễ dàng để bắt một bé ngoan ngoãn nghe lời học chữ sớm vào độ tuổi này, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé sẽ mất dần lợi thế này khi lớn lên và nhận ra rằng mình không thể dùng các kỹ năng học bài đã dùng trước đó để đọc và viết, hay học các kiến thức phức tạp hơn.
Biện pháp hữu hiệu giúp bé hứng thú việc tập viết là mẹ luôn luôn nói chuyện và đọc cho bé nghe càng nhiều càng tốt. Bé càng nghe nhiều thì não bộ sẽ càng phát triển và điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích để con phát triển các kỹ năng giao tiếp trong thời gian dài, bao gồm cả viết.
Đọc truyện và khuyến khích bé tự tạo câu chuyện nho nhỏ của mình thông qua cách viết câu ngắn là cách dạy bé tập viết chữ hiệu quả. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú và ngày càng viết thông thạo hơn.
Cách dạy bé tập viết
1. Những bài tập giúp phát triển các cơ tinh và các giác quan của bé
Để viết được thì các cơ trên bàn tay của bé phải đủ cứng cáp, khéo léo và chính xác. Khi được 18 tháng tuổi, các bé đều biết điều khiển các cơ tay để nắm, chộp, cầm đồ vật. Đến lúc này, ta có thể bắt đầu “luyện” cho bé được rồi đấy. Hãy biến những bài tập thành những trò chơi thú vị, vừa học vừa chơi, cả mẹ và con cùng tham gia.
♦ Đồng xu hoặc nút áo: tập cho bé dùng tay nhặt đồng xu hoặc nút áo (luôn canh chừng cẩn thận, không để bé cho vào miệng, mũi, tai). Bài tập này rèn luyện cho bé cách phối hợp tay và mắt.
♦ Cây nhíp: Tập cho bé dùng nhíp kẹp và gắp đồ vật. Bài tập này giúp luyện các cơ ngón tay.
♦ Đất sét: Cho bé nhào, vo tròn hoặc nặn ra bất kỳ hình thù nào.
♦ Giấy: Cho bé xé giấy bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ (xé thành từng sợi, hay xé thành hình tròn), vò giấy bằng cả bàn tay.
♦ Bình xịt nước: Chỉ cho bé cách bóp vào vòi xịt nước. Bài tập này giúp tập luyện các cơ bàn tay, cổ tay và ngón tay.
♦ Tắm: Cho bé vào chậu nước, tập cho bé cách vốc nước bằng tay, hoặc đổ nước vào ca, phễu, chai, lọ.
♦ Ngón tay: Tập cho bé giơ ngón tay đếm số (1-10), tạo thành chữ O (bằng ngón cái và ngón trỏ).
2. Giúp con tập làm quen với chữ cái
Trước khi dạy bé tập viết chữ, mẹ nên dạy cho con thuộc bảng chữ cái. Có rất nhiều cách giúp bé nhận diện bảng chữ cái một cách dễ dàng như cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái nhiều màu sắc để con thích thú và mau học thuộc mặt chữ. Hoặc mẹ có thể dạy bé học chữ qua video ca nhạc. Nhưng để bé nhận mặt chữ tốt hơn và kết hợp với việc phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo, mẹ nên vận dụng các trò chơi khác nhau bao gồm:
♦ Dùng những vật dụng trong nhà để ghép chữ: Mẹ cho bé sử dụng ống hút, tăm, đũa, dây ruy băng để bé tạo ra những hình dạng chữ cái mà bé thích. Mẹ hãy gợi ý cho bé với những chữ cái khó như chữ S, C, Q thì tạo hình như thế nào. Với trò chơi này bé sẽ hứng thú trong việc khám phá ra hình dạng của các chữ cái.
♦ Dùng đất sét nặn chữ: Mẹ hướng dẫn bé dùng đất sét lăn ra thành những sợi mỏng và dùng chúng dán đè lên các chữ viết mà mẹ đã để sẵn trên chiếc bảng đen hay miếng bìa carton.
♦ Dùng vật nhỏ xếp thành chữ: Mẹ chỉ cho bé dùng những viên đá nhỏ, cúc áo hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé thích.
♦ Cho bé lấp đầy khoảng trống bên trong chữ cái: Mẹ viết những chữ cái lớn và để những khoảng trống bên trong, sau đó cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với giấy vụn, cúc áo nhỏ, vỏ trứng hoặc màu nước. Với mỗi chữ cái mẹ nên khuyến khích bé dùng mỗi chất liệu khác nhau để dễ phân biệt các chữ với nhau.
♦ Viết chữ cái bằng cát:Mẹ có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng để dạy bé tập viết. Mẹ có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.
3. Dạy bé tập viết chữ cái
♦ Bước 1
Viết những chữ cái lớn với khoảng trống bên trong và cho bé lấp đầy những khoảng trống đó với màu nước, vụn giấy hay những hàng nút nhỏ. Để dễ phân biệt, mỗi chữ bạn có thể cho bé sử dụng màu hoặc chất liệu khác nhau. Ví dụ nếu chữ A là nút thì chữ B là những vụn giấy nhỏ, chữ C là những mảnh vụn của vỏ trứng.
♦ Bước 2
Để bé sử dụng những đồ vật trong nhà và tạo ra những “hình dạng” chữ cái theo ý bé. Sẽ dễ hơn khi bắt đầu với những chữ cái có các nét thẳng như chữ A, chữ N, chữ L. Những chữ cái hơi cong cong như chữ C, chữ S có thể làm bé gặp một chút khó khăn. Mẹ có thể cho bé sử dụng đũa, ống hút, tăm để làm những chữ nét thẳng, dùng dây giày, dây ruy băng để làm những chữ nét cong.
♦ Bước 3
Khuyến khích bé dùng những vật nhỏ như đá, nút hay đồ xếp hình xếp thành những chữ cái mà bé biết.
♦ Bước 4
Bạn có thể khuyến khích viết những chữ cái bằng tay. Bạn có thể sử dụng một ít cát làm thành cái bảng để dạy bé tập viết. Bạn có thể cầm tay bé viết các chữ cái lên cát.
♦ Bước 5
Bé đã nhận biết được khá nhiều mặt chữ rồi đấy! Bây giờ mẹ có thể dạy bé tập viết bảng chữ cái trên giấy với nhiều kích cỡ khác nhau.
4. Những bài tập luyện kỹ năng viết
Hãy bắt đầu từ những bước luyện tập từ dễ tới khó.
Dạy bé viết nét và hình cơ bản như nét ngang, dọc, xiên, cong, hình tròn, hình tam giác, hình vuông. Chú ý nên cho bé vẽ bằng bút sáp, có thể bẻ đôi cây bút sáp cho bé cầm vừa tay. Thậm chí có thể cho bé vẽ bằng tay lên cát, mặt kính mờ hơi nước, bánh kem để bé có thể cảm nhận được nhiều loại chất liệu khác nhau.
♦ Tô màu: Khi tay bé bắt đầu dần quen với cách cầm bút thì chuyển sang cho bé tô màu trên những hình vẽ. Nên từ từ hướng dẫn cho bé cách tô sao cho đều, không bị lem.
♦ Mê cung: Trò chơi mê cung giúp bé học cách điều khiển các ngón tay và phát triển độ rắn chắc và cân bằng của các cơ, phối hợp mắt, tay. Ngoài ra trò chơi này còn giúp tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, tập trẻ tính kiên nhẫn, rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và phát triển tư duy.
♦ Trò chơi nối chấm tròn theo số: Trò chơi này là cách tuyệt vời giúp bé học cách đếm số, nhận biết hình dạng thật nhanh. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển khả năng phối hợp mắt, tay, rèn luyện cơ tinh, khả năng tập trung và tính nhẫn nại.
5. Cách dạy bé tập viết chữ đẹp trên giấy
Khi bé thuộc các mặt chữ, mẹ đã có thể đưa cho bé bút và giấy để tự viết ra những chữ cái bé thích. Mẹ sẽ viết mẫu cho bé xem, mẹ nên viết chậm để bé nhìn và bắt chước theo những nét chữ của mẹ.
Để dạy bé tập viết chữ, mẹ cần viết mẫu cho bé vài lần để bé hình dung ra cách viết. Sau đó, mẹ sẽ đưa cho bé bút chì, giấy ô ly và cục tẩy để bé thực hành. Mẹ nên cho bé dùng những cây bút chì có thân ngắn vừa phải và to phù hợp với tay của bé để bé viết dễ dàng hơn. Và mẹ đừng quên hướng dẫn cách cầm bút đúng cho bé nhé.
6. Mẹo giúp trẻ học viết tiến bộ
♦ Bút chì gỗ ngắn: Để con cầm viết chắc hơn, bạn nên mua bút chì gỗ ngắn để trẻ có thể cầm gọn trong tay, cân bằng tốt hơn khi viết. Một mẩu bút sáp nhỏ, viên phấn cũng giúp con gia tăng vận động tinh
♦ Tập viết ở nhiều chỗ: Trẻ tiểu học rất mau chán, sẽ có lúc con không muốn tập viết lên giấy. Bạn có thể tận dụng lúc làm bếp giúp con học chữ, viết trên bàn phủ bột, đường hoặc trên chiếc đĩa còn dính sốt cà chua. Bãi cát hoặc nền đất cũng có thể là bảng viết mới lạ của trẻ. Bạn có thể viết mẫu chữ cái, với nét lên hoặc xuống. Trẻ sẽ nhớ cách viết chữ từ mẹ.
♦ Dùng vở tập tô: Trẻ viết chữ còn chưa ngay hàng thẳng lối. Bạn mua vở tập viết có mẫu chữ để giúp con đồ theo cho quen tay. Khi trẻ quen mặt chữ, kẻ dòng trên giấy hơi mạnh tay để tạo vết hằn. Độ lõm trên giấy giúp con nhận biết mình viết chệch hàng.
♦ Dùng nhiều bút màu khác nhau: Con viết không đều các chữ cao (như “T”) và chữ cái với đuôi (như “y”). Bạn sử dụng 3 bút màu khác nhau, đánh dấu các đường trên, giữa và dưới cùng trên giấy. Chẳng hạn chữ cái cao bắt đầu ở dòng màu đỏ, những chữ cái nhỏ nằm giữa màu xanh và màu vàng và các chữ cái với đuôi kéo dài xuống màu vàng.
♦ Dùng que kem: Các chữ con viết khoảng cách chưa đều? Bạn dạy con dùng que kem, đặt cuối chữ viết trước. Chữ viết sau nằm sát phía kia của thanh que.
Một số lưu ý khi mẹ dạy bé tập viết chữ ghép
Để dễ dàng cho việc tập viết chữ có thể trước đó mẹ cho bé tập tô, tô theo những nét chữ đã có sẵn trong tập sau đó mới cho bé tập viết trên giấy trắng.
Bạn không cần phải bắt bé tập viết theo thứ tự của bảng chữ cái. Bắt đầu từ những chữ đơn giản sau đó tới những chữ khó dần. Hoặc bạn cũng có thể để bé bắt đầu với những chữ mà bé thích.
Kỹ năng viết của bé phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp của hai tay, bạn có thể cho bé chơi các trò chơi giúp cho bàn tay hoạt động linh hoạt.
Tập viết là một việc không dễ dàng gì, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả mẹ và bé. Nếu bé quên mặt chữ hay viết chữ không ngay hàng thẳng lối, bạn cũng đừng nên quát mắng bé. Nhưng đừng quên khen mỗi khi bé có tiến bộ hơn nhé, nó sẽ là động lực giúp bé làm tốt hơn nữa đó.
Thời gian đầu mới tập, bé có thể cảm thấy chán nản vì không làm được. Nên động viên, khuyến khích và giúp đỡ bé. Tuyệt đối không nên “giành làm” với bé, mà chỉ hỗ trợ bé những lúc bé gặp khó khăn.
Nên chọn thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất trong ngày để tập. Tạo không khí vui tươi (cho bé nghe nhạc hoặc vừa chơi vừa hát cùng nhau)
Không nên quá gò ép bé phải tập viết trong khi bé không thích. Nếu bé chán, nên cho bé nghỉ ngơi.
Khi bé hoàn thành tốt “nhiệm vụ” cần khen ngợi, cổ vũ, và thưởng cho bé những món quà (nên chọn quà là những món giúp ích cho việc học của bé)
[inline_article id=14089]
Dạy bé tập viết không hề khó với những bí quyết Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này phải không nào? Các bố mẹ hãy bắt tay vào tập cho các bé nhà mình ngay từ hôm nay nhé. Chúc các bố mẹ thành công!
Thực tế, màu sắc của da không hề bị ảnh hưởng do những thứ chúng ta ăn vào cơ thể. Việc người này có làn da trắng hay người kia có làn da nâu không phải do lúc mang thai mẹ họ uống cà phê hay sữa quyết định. Nếu ba mẹ có làn da nâu, việc sinh con da trắng là điều rất khó.
Bạn có từng nghe qua tế bào hắc tố melanin? Thật ra, màu da con người được quy định bởi mật độ hắc tố melanin có trong da. Càng có nhiều tế bào melanin, da của bạn lại càng sẫm màu. Số lượng tế bào melanin có trong da lại tùy thuộc vào yếu tố di truyền chủng tộc. Đó là lý do tại sao người Châu Âu da trắng còn người Châu Phi da lại đen hơn.
Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc của da. Vì melanin là tế tào giúp da chống lại các tác hại từ ánh nắng mặt trời. Da càng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều, các tế bào melanin lại càng được sản sinh nhiều hơn để bảo vệ da. Những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có làn da sậm màu hơn những người ít ra nắng.
Làn da của trẻ em cũng hoàn toàn tương tự với da của người lớn. Vậy nên, việc ăn uống của mẹ trong quá trình mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến màu da của bé. Những gì mẹ ăn khi mang thai chỉ góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Nhưng liệu cà phê có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không? Cho tới bây giờ đã có rất nhiều nghiên cứu về các biến chứng do chất cafein trong cà phê gây ra trong thời kì mang thai nhưng các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tác động của cafein tới sự phát triển của thai nhi.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nauy, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ uống 3 ly cà phê mỗi ngày thì nguy cơ sinh con bị dị tật là 1,39 lần. Con số này thậm chí tăng lên 1,59 lần đối với những người uống quá 3 ly cà phê mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc một người phụ nữ mang thai hấp thụ hơn 200mg cafein mỗi ngày, tương đương với 2 ly cà phê nhỏ hoặc 5 lon nước có chứa cafein sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai lên 25% và đối với những người uống khoảng 100mg cà phê mỗi ngày thì tỷ lệ này là 15%.
Ngoài ra, việc uống nhiều cà phê có thể là tim đập nhanh, khiến bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Cà phê còn làm tăng nguy cơ tích trữ cholesterol ở thai phụ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bé, bạn nên hạn chế uống cà phê và những chất có cafein trong thời kì mang thai. Nếu có thể, bạn nên thay thế cà phê bằng những loại nước khác có lợi cho sức khỏe, như nước trái cây chẳng hạn.
Mẹ dự định đi gần hay đi xa? Địa điểm đó như thế nào? Có nước không? Có nguy hiểm với bé không? Mẹ có thể tìm hiểu một chút về môi trường nơi cả gia đình định đến để chuẩn bị đồ phù hợp cho bé. Sẽ thế nào nếu bạn đi một nơi có nước có hồ bơi nhưng bạn lại không chẩn bị đồ bơi cho bé? Hay như đi một nơi lạnh nhưng mẹ lại không mang đủ áo ấm? Khoảng thời gian vợ chồng bạn hứng chí lên là đi mà không cần chuẩn bị đã không còn nữa. Bé con nhà bạn còn nhỏ, sức đề kháng của bé yếu hơn bạn nhiều. Bé cần được chuẩn bị đầy đủ khi đi chơi. Chắc mẹ cũng không muốn bé bị bệnh sau chuyến đi chơi về đúng không?
Phương tiện đi lại
Sau khi xác định được địa điểm, mẹ cũng cần xem xét tới phương tiện đi lại của gia đình. Gia đình bạn xe di chuyển bằng phương tiện gì? Đặc biệt lưu ý tình trạng sức khỏe của bé trong quá trình di chuyển, tránh để bé bị mệt mỏi.
– Xe máy: Mẹ nên chuẩn bị những biện pháp che chắn, bảo vệ bé khỏi nắng, gió và ô nhiễm môi trường khi cho con đi bằng xe máy. Đặc biệt, khi lựa chọn xe máy là phương tiện di chuyển, mẹ nên chú ý đến các lưu ý an toàn khi cho bé đi xe máy.
– Xe hơi: Mẹ nên cẩn thận trường hợp bé có thể say xe. Nếu bé lớn, bạn có thể cho bé uống thuốc say xe hoặc thử áp dụng các biện pháp chống say xe khác.
– Tàu thủy, tàu lửa và máy bay: Cần chuẩn bị tâm lý cho bé từ trước để tránh bé bị sợ hãi. Mẹ cũng có thể chuẩn bị cho bé vài trò chơi hoặc những đồ dùng bé yêu thích để thời gian đi thú vị hơn.
Chuẩn bị quần áo phù hợp với nơi cần đến cho bé. Mẹ nên chọn những loại quần áo thoáng mát, dễ hút mồ hôi cho bé. Mang theo áo khoác đề phòng trường hợp bé bị lạnh.
Nếu bé lần đầu tiên đi chơi, mẹ có thể mang theo cái mền yêu thích hoặc cái gối ôm mà bé hay nằm để giúp bé ngủ ngon hơn vào buổi tối, tránh tình trạng lạ giường không ngủ được. Đối với những bé lớn hơn, đã đi du lịch nhiều lần, mẹ cũng cần giúp bé chuẩn bị những vật dụng cần thiết như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn…
Ngoài ra, mẹ có thể mang theo loại sữa tắm, dầu gội đầu bé đang dùng để tránh cho làn da non nớt của bé bị dị ứng khi sử dụng các sản phẩm trong khách sạn.
Cẩn thận với ánh nắng mặt trời
Cho dù là đi đâu, ánh nắng mặt trời cũng là điều mẹ cần quan tâm. Da bé còn khá non nớt và mỏng manh, mẹ nên có những biện pháp chống nắng hiệu quả cho con. Có thể cho bé sử dụng kem chống nắng nhưng mẹ nên lưu ý chọn cho bé loại kem phù hợp với tuổi cũng như da của bé. Sử dụng nón và áo khoác cũng là biện pháp tốt để bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời.
Rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất để giúp bé chống lại các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.Việc rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh loại trừ bớt những vi khuẩn có hại trên tay, giúp bé khỏe mạnh hơn nhiều.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.Không chỉ thường xuyên rửa tay, mẹ nên đặc biệt lưu ý dạy cho bé phương pháp rửa tay đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tập thể dục
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bé giảm khoảng 15% nguy cơ mắc các bệnh sốt, cảm, sổ mũi ở trẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng.
Ngủ đúng giờ
Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Trong khi bé ngủ, bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Việc thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi ngày cần ngủ 14 tiếng trong khi trẻ học mẫu giáo thì chỉ cần ngủ từ 11 đến 13 tiếng mỗi ngày.
Không đặt tay lên mắt, mũi, miệng
Trên tay có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và những vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các hành động vô tình đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng của bé. Vì vậy, nếu bé thường xuyên có thói quen dụi mắt hoặc hay để tay lên mặt thì mẹ cần lưu ý bé. Mẹ cũng có thể cho bé thường xuyên rửa tay để giảm bớt những vi khuẩn này.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn, giúp cơ thể bé phòng tránh bệnh được tốt hơn nhiều. Ngoài những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và D, giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Tiêm chủng
Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Mỹ, việc tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi lại các loại bệnh. Tuy hiện nay có một số phản hồi tiêu cực về việc tiêm chủng cho bé nhưng nếu mẹ tìm được một trạm y tế đáng tin cậy thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất để giúp bé phòng ngừa bệnh. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm ngừa một số bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm não, viêm gan…
“Tiệc ngủ” thường được tổ chức trong dịp sinh nhật của các bé gái, nó như một bữa nói chuyện đêm khuya với những món ăn vặt và những trò chơi thú vị. Tiệc thường được tổ chức vào các bữa tối cuối tuần để sáng hôm sau bé không phải dậy sớm đi học.
Đầu tiên bạn phải xác định coi bé con nhà mình đã đủ lớn để tham gia bữa tiệc như thế này chưa? Ở tuổi này của bé đã có thể tự ngủ một mình mà không là bố mẹ quá lo lắng chưa? Bởi không chỉ có con bạn, các bé được mời đến tham dự tiệc cũng phải có khả năng ngủ một mình. Chắc bạn cũng không muốn xảy ra cảnh phải chở bé về vì bé khóc lóc giữa đêm vì lạ chỗ đâu nhỉ!
Nếu đã xác định xong và câu trả lời là “Có”, bạn đã có thể bắt tay ngay từ bây giờ để chuẩn bị tiệc rồi. Bước đầu tiên, bạn nên làm thiệp hoặc gọi điện thoại xin phép cho các bé đến nhà vào tối hôm đó. Việc này sẽ làm cho ba mẹ của con bạn thêm yên tâm. Ai cũng muốn biết chính xác con mình sẽ ở đâu, làm gì. Cho dù là con đã xin phép nhưng một cú điện thoại của người lớn vẫn an tâm hơn rất nhiều.
Bạn cũng nên lưu ý các phụ huynh khác chuẩn bị sẵn quần áo ngủ và các vật dụng cá nhân cho bé.
Hạn chế lượng khách được mời đến, không nên mời quá nhiều. Vài ba người bạn thân của bé là được rồi. Để bé chọn lựa người mà bé muốn mời. Vì người tham gia chính là bé chứ không phải bạn. Nếu như bạn không hài lòng về người khách của bé, dù với bất cứ lý do gì, bạn nên lịch sự và tìm cách nói khéo với bé. Không nên ép buộc bé.
Chuẩn bị đồ ăn và trò chơi là điều tiếp theo bạn nên làm. Nếu bạn không muốn bé bị đầy bụng cả tối, bạn không nên chuẩn bị quá nhiều món ăn. Những món ăn vặt đơn giản như snack, bắp rang, bánh…,những món bé có thể vừa nhâm nhi vừa trò chuyện với nhau. Bạn cũng nên nhắc nhở các bé đánh răng trước khi đi ngủ nhé!
Cũng như thức ăn, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều trò chơi. Đây là thời gian đi ngủ, vài trò đơn giản cũng đủ rồi. Bạn cũng có thể để bé tự tổ chức trò chơi cho riêng mình. Một vài bộ phim thú vị cũng là ý kiến hay trong trường hợp này.
Bạn cũng nhớ dọn dẹp phòng ốc của bé để đón khách nhé! Nên xem thử giường của bé có đủ chỗ cho tất cả cùng nằm không? Nếu không bạn có thể dọn thêm những chiếc nệm cho những “vị khách nhỏ” của bé. Chuẩn bị thêm mềm, gối đề phòng trường hợp bạn bé không mang theo nữa nhé!
Cuối cùng, cho dù ngày mai không phải dậy sớm đi học nhưng bạn cũng nên nhắc bé đừng thức quá khuya, điều đó không tốt cho sức khỏe bé chút nào cả.
Quan niệm từ xưa của ông bà ta cho rằng việc loan báo tin mình mang thai một cách rộng rãi là điều không nên. Thế nhưng lại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được rằng, việc thông báo tin vui một cách rộng rãi sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Nguyên nhân có thể được nghĩ đến nhiều nhất có lẽ là do khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khá cao và đặc biệt cao hơn với những người đã có tiền sử sảy thai từ trước. Có tới hơn 25% phụ nữ bị sảy thai trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Vì vậy, nếu thông báo tin bạn mang thai cho mọi người nhưng lỡ như bạn bị sảy thai, bạn phải đối mặt với việc làm thế nào để thông báo khi tin xấu xảy đến. Chưa kể đến việc, mỗi khi gặp ai đó, người ta lại rất hào hứng hỏi bạn về em bé trong bụng như thế nào và bạn lại phải lặp lại chuyện gì đã xảy ra và trải qua cảm xúc tiêu cực. Thông thường, các cặp vợ chồng sẽ chọn một phương án an toàn là sẽ thông báo với mọi người sau khi bé cưng đã được 3 tháng. Lúc này, bé cưng trong bụng bạn đã ổn định hơn rất nhiều và bạn sẽ ít phải lo lắng hơn về vấn đề sảy thai.
Tuy nhiên, không ai biết bạn mang thai đồng nghĩa với việc khi bạn mất đi em bé, bạn sẽ phải tự mình đối mặt với việc này. Bạn sẽ khó kiếm được nguồn an ủi và giúp đỡ từ những người xung quanh. Việc thông báo sớm cho mọi người có thể giúp bạn giành lấy được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ nhất, đặc biệt nếu bạn đang đi làm. Như bạn đã biết, trong 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai là cao nhất. Vậy nên nếu có nhiều hơn một người ở đó để ý giúp bạn, hỗ trợ bạn trong những tình huống khó khăn sẽ giúp bạn giảm bớt những nguy cơ sảy thai có thể xảy ra trong văn phòng.
Hơn nữa, bạn đang mang thai và bạn đang cực kỳ hào hứng với thông tin này? Việc chia sẻ tin vui này với mọi người có thể nhân đôi niềm vui của bạn lên rất nhiều lần.
Có nên thông báo tin bạn mang thai không và thời điểm thông báo là khi nào hoàn toàn là quyết định của cá nhân bạn. Bạn có thể làm những điều khiến bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, có một lời khuyên nhỏ về thời điểm bạn thông báo tin vui này. Bạn nên cẩn thận khi thông báo tin vui vào những thời điểm dưới đây nếu như không muốn gặp phải những phản ứng bạn không mong muốn.
– Thông báo với những người quá nhạy cảm: Đó có thể là cô bạn thân vừa mới sảy thai tuần trước hay cô em họ đã mất hàng năm vẫn chưa thể có con.
– Trong cuộc phỏng vấn: Khác với việc thông báo cho sếp rằng bạn có thai có thể giúp bạn dành được những điều kiện tốt nhất thì việc bạn thông báo trong buổi phỏng vấn có thể gây ra một vài hậu quả mà bạn không ngờ được. Khi bạn đã được nhận, có hàng khối thời gian để bạn thông báo với mọi người sau.
– Thời điểm quan trọng của một ai đó: Khi cả gia đình quây quần và tụ họp với nhau có thể là thời điểm thông báo tốt nhất cho bạn. Nhưng nếu đó là dịp đám cưới của một người họ hàng nào đấy, bạn nên cân nhắc lại trước khi thông báo.