Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh: Điều mẹ bầu phải lưu tâm để tránh hậu quả khôn lường

Cùng MarryBaby tìm hiểu những điều mẹ cần lưu tâm về dị tật tim bẩm sinh ở bé để mẹ giảm được phần nào sự bất an nhé!

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

Bệnh dị tật tim bẩm sinh (còn gọi là CHDs) chỉ các dị tật về tim hình thành khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và kéo dài đến khi trẻ được sinh ra. Hậu quả của bệnh này sẽ tác động đến hình dạng hoặc cách hoạt động của tim hoặc cả hai.

Khoảng cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và chức năng như một quả tim bình thường. Tim lúc này cũng có những biến chứng như to hoặc nhỏ hơn. Vậy tim thai nhi to hơn bình thường có sao không?

Mẹ lưu ý chỉ số tim ngực sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi của thai. Nếu thai nhi bình thường, chỉ số tim ngực sẽ nhỏ hơn 0.5. Do đó, khi thai nhi bị tim to hơn bình thường hay nhỏ hơn bình thường đều cảnh báo sức khỏe tim mạch của thai nhi.

Kích cỡ tim của thai nhi thường sẽ chiếm khoảng ¼ diện tích lồng ngực. Nếu mẹ quan sát ảnh chụng X-quang và thấy tim thai nhi to hơn bình thường, tức, chiếm 1/3 hoặc 1/2 diện tích khoang lồng ngực thì có thể thai nhi đang gặp vấn đề về dị tật tim đấy!

Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?
Thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

>>Bạn có thể quan tâm: Song thai nhưng 1 thai không có tim thai: Thai còn lại có phát triển bình thường được không?

Siêu âm thấy tim thai dương tính nghĩa là gì?

Ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể nhận được kết quả tim thai dương tính (tim thai +) mà chưa rõ nhịp tim khi đi siêu âm. Mẹ không cần quá bất an vì kết quả cho thấy tim thai đã xuất hiện nhưng vì thai nhi còn quá nhỏ nên chưa thể có nhiều thông số trong kết quả siêu âm. Do đó, mẹ nên trở lại siêu âm trong 1 – 2 tuần sau đó để có kết quả cụ thể hơn.

Vậy tim thai em bé bao nhiêu là bình thường?

Từ cuối tuần 16, tim thai nhi có thể đập từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé “tăng động” hơn.

Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút thì mẹ nên đến thăm khám bác sĩ vì đây là cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Để trả lời câu hỏi tim thai em bé bao nhiêu là bình thường thì ≤ 180 lần/ phút là bình thường mẹ nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Hiểu được tình trạng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, các trạng thái thai nhi bị tim to và tim thai dương tính rồi. Mẹ hẳn đang thắc mắc nguyên do nào khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân của CHDs ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định được cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân có thể gây bệnh như sau:

1. Những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể riêng thai nhi: 

  • Dị tật tim bẩm sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể (NST) số 21, 13 và 18. Trong đó, đột biến số lượng NST số 21 là thường gặp nhất. NST là cấu trúc chứa gen. Gen được truyền từ cha mẹ sang con cái. Một số thay đổi gen (còn gọi là đột biến) có liên quan đến các dị tật ở tim. Ít nhất 15% thai nhi bị dị tật bẩm sinh có liên quan đến các tình trạng di truyền hoặc nhiễm sắc thể.
  • Do đó, nếu tiền sử gia đình có người mang gen bệnh dù không bị tim bẩm sinh nhưng sinh con sẽ có khả năng mắc bệnh cao.

2. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của mẹ: 

  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, não bộ, và đặc biệt là hệ tim mạch của thai nhi.
  • Uống rượu hoặc hút thuốc bất cứ lúc nào trong tháng trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ đều tăng khả năng sinh con mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh.

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

3. Tình trạng sức khỏe của mẹ:

  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì từ trước: Điều này có thể liên quan đến khả năng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Mẹ mắc bệnh Rubella (còn gọi là bệnh sởi): Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ và phát ban trên da. Bị rubella khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Mẹ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh Lupus): Đây là một bệnh tự miễn mạn tính. Lupus có thể làm tổn thương khớp, da, thận, tim, phổi và các bộ phận cơ thể khác. Điều này cũng tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Phenylketone niệu (PKU) ở mẹ: PKU là tình trạng trong đó cơ thể mẹ không thể phân hủy một axit amin gọi là phenylalanin. Nếu không được điều trị, phenylalanin sẽ tích tụ trong máu và gây ra các vấn đề về sức khỏe, kể cả thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

4. Việc sử dụng thuốc của mẹ khi mang thai: Nếu mẹ tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ khiến khả năng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh cao hơn.  

>>Bạn có thể quan tâm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

Dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh là gì?

Sau khi đã biết các tác nhân khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, mẹ có thể tò mò các dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh. 

Để biết chính xác có phải thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ hay không, mẹ cần thực hiện xét nghiệm siêu âm tim thai (siêu âm thai) để kiểm tra tim của bé. Xét nghiệm này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh trái tim của em bé khi còn trong tử cung (dạ con). Mẹ nên thực hiện xét nghiệm này khi thai được khoảng 18 đến 24 tuần mẹ nhé.

Các dấu hiệu bất thường ở tim thai từ kết quả siêu âm thai có thể nói lên khả năng mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi. Nếu thai nhi có tình trạng di truyền hoặc đột biết nhiễm sắc thể, như hội chứng Down, đây là cảnh báo liên quan đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Cách chẩn đoán thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Cách chẩn đoán thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

Bên cạnh siêu âm thai, mẹ cũng có thể tham khảo thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Có thể mẹ đang tự hỏi, tại sao 2 xét nghiệm trên đều hướng đến việc phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down. Như đã đề cập, hội chứng này là cảnh báo nguy hiểm liên quan đến việc thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm 2 xét nghiệm:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Xét nghiệm này ghi lại hoạt động điện của tim bằng cách đặt các miếng dán dính có điện cực lên ngực. Điện tâm đồ có thể giúp chẩn đoán nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
  • Chụp MRI: MRI tim có thể giúp chẩn đoán và đánh giá các dị tật tim bẩm sinh ở thanh thiếu niên và người lớn. MRI tim tạo ra hình ảnh 3D của tim, cho phép đo chính xác các buồng tim.

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Cách điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh 

1. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Việc điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh còn phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nó. Một số em bé bị dị tật tim mức độ nhẹ như thông liên thất phần cơ sẽ tự lành theo thời gian. Nhưng nếu có mức độ dị tật nghiêm trọng hơn thì có thể điều trị theo những cách sau:

  • Dùng thuốc: Để ngăn ngừa cục máu đông hình thành hoặc kiểm soát nhịp tim không đều.
  • Dùng thiết bị cấy ghép tim: Gồm các máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim cấy ghép (ICD). Mục đích là hỗ trợ điều chỉnh nhịp tim bất thường.
  • Dùng thủ thuật ống thông tim: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ điều trị một số khuyết tật tim bẩm sinh mà không cần phẫu thuật mở ngực và tim.
  • Phẫu thuật mổ mở: Nếu không thể áp dụng thủ thuật ống thông tim thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tim hở để làm khít các lỗ trên tim, chữa van tim hoặc mở rộng các mạch máu.
  • Ghép tim: Nếu ca dị tật quá phức tạp để khắc phục, bác sĩ có thể cần ghép tim cho trẻ từ người hiến tặng.

Cách điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh như thế nào?

Các hướng điều trị trên chỉ áp dụng kể từ khi đứa bé được sinh ra. Tùy thuộc vào tình trạng của dị tật mà việc chẩn đoán, điều trị có thể bắt đầu sau khi bé mới sinh, hoặc ở tuổi thiếu nhi, hoặc tuổi trưởng thành theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Chăm sóc tại nhà

Mẹ bầu có thai nhi bị tim bẩm sinh cần đặc biệt quan tâm những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là liều lượng Acid folic. Nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ uống 400 microgam Axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh và các dị tật bẩm sinh khác ở não và tủy sống.
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích nguy hiểm như: thuốc lá, thức uống có cồn… Vì những chất này có tác động cực kỳ tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.
  • Thực hiện khám thai định kỳ để nắm được những thay đổi dù là nhỏ nhất của thai nhi.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ: Mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin được yêu cầu theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Hơn hết, mẹ nên tham vấn bác sĩ để xin lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, thuốc nên sử dụng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh mẹ nhé.

[video-embeb title=’5 hành động của mẹ bầu vô tình gây hại cho thai nhi’ description=” url=’https://youtube.com/embed/oyFtjnSfNEg”>’ ][/video-embeb]

Marrybaby hy vọng những thông tin bổ ích trên đã chia sẻ phần nào nỗi lo thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh của mẹ. Hơn hết, bài viết cũng đề xuất các hướng điều trị và chăm sóc để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao nằm mơ lên đỉnh khi mang thai? Lời giải đáp đầy đủ cho mẹ bầu

Những giải đáp dưới đây sẽ giúp mẹ tìm được lời giải đáp thú vị vì sao mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh khi mang thai.

Tại sao mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh khi mang thai?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc mơ tình dục ở mẹ thường dễ xảy ra nhất trong tam cá nguyệt thứ hai. Một số nguyên nhân nằm mơ lên đỉnh khi mang thai bao gồm:

  • Số lượng giấc mơ tăng lên: Trên thực tế, số lượng giấc mơ tăng gấp 10 lần khi mang thai và chúng cũng trở nên sống động, dễ nhớ hơn. Ngoài ra, mang thai thường khiến mẹ dễ buồn ngủ. Ngủ nhiều hơn sẽ làm tăng số lượng giấc mơ ở mẹ.
  • Ảnh hưởng của hormone: Một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ nằm mơ lên đỉnh khi mang thai là do lượng hormone tăng lên kéo theo những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Mức độ estrogen, progesterone, hormone hCG và lactogen nhau thai (hPL) đều tăng trong thời kỳ mang thai, làm tăng bôi trơn và tăng ham muốn tình dục
  • Lưu lượng máu tăng lên ở bộ phận sinh dục: Trong thai kỳ, lưu lượng máu đến đường sinh dục và vú tăng lên, khiến 2 bộ phận này trở nên nhạy cảm, có thể làm tăng sự xuất hiện của những giấc mơ tình dục.
  • Ảnh hưởng từ tâm lý, môi trường sống: Nhiều khả năng mẹ có những giấc mơ về tình dục như nằm mơ lên đỉnh vì mẹ phải kiêng quan hệ với chồng khi mang thai. Nghĩa là, nếu mẹ lo lắng hoặc sợ hãi về chuyện tình dục và không thể tự thủ dâm hoặc không ở bên chồng, cơ thể của mẹ sẽ tự xử lý những việc này trong lúc ngủ.

Nguyên nhân nằm mơ lên đỉnh khi mang thai

>>Bạn có thể quan tâm: Giải mã những giấc mơ lạ trong thai kỳ mẹ bầu thường gặp

Mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh khi mang thai có ý nghĩa gì?

Những giấc mơ được cấu thành từ những sự kiện mà chúng ta không trải qua trong cuộc sống thực. Vì thế, bầu nằm mơ về tình dục không có gì đáng lo ngại.

Trường hợp mẹ nằm mơ lên đỉnh khi mang thai và cảm thấy các cơn co thắt dữ dội và thường xuyên hoặc các dấu hiệu khác của chuyển dạ sinh non, mẹ cần nên đến bệnh viện gặp bác sĩ. Nhưng mẹ cũng lưu ý, nằm mơ lên đỉnh khi mang thai rất khó có khả năng kích hoạt chuyển dạ.

>>Bạn có thể quan tâm: Ý nghĩa giấc mơ – Giải mã ý nghĩa 13 giấc mơ thường gặp nhất

Mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh có hại cho thai nhi không?

Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng, mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Do đó, thay vì luôn lo âu và bất an về việc nằm mơ lên đỉnh khi mang thai, mẹ nên tập trung vào việc tận hưởng chúng để có một giấc ngủ ngon. Khi giấc ngủ của mẹ bầu chất lượng thì sẽ không có hại gì cho thai nhi mẹ nhé.

Mẹ bầu nằm mơ lên đỉnh có hại cho thai nhi không?

>> Xem thêm: Bà bầu mơ thấy rắn là điềm lành hay gở? Cùng đi tìm sự thật đằng sau giấc mơ này

Mẹ bầu cần làm gì nếu nằm mơ lên đỉnh khi mang thai?

Nằm mơ lên đỉnh khi mang thai cũng bình thường như việc quan hệ tình dục khi mang thai (nếu mẹ không có chống chỉ định từ bác sĩ về việc này), nên mẹ không cần phải làm gì nhiều. Tuy nhiên, nếu việc nằm mơ lên đỉnh khi mang thai khiến mẹ cảm thấy lo lắng và phiền toái, MarryBaby có 2 lời khuyên để mẹ có thể áp dụng ngay:

  • Ghi xuống giấy những cảm xúc, suy nghĩ về giấc mơ đó. Làm như vậy có thể giúp mẹ gọi tên được những suy nghĩ, cảm xúc rối bời và giảm bớt lo lắng.  Ngoài ra, nếu mẹ hứng thú với việc tìm hiểu ý nghĩa của những giấc mơ khi mang thai, đừng ngại thực hiện mẹ nhé! 
  • Tâm sự với đối phương về giấc mơ của mẹ. Điều này cũng sẽ khiến cả hai gắn kết và hiểu nhau hơn.
  • Nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn những phương pháp để giảm thiểu nỗi lo và ngủ ngon hơn.

>>Bạn có thể quan tâm: Mơ sinh con là điềm lành hay báo dữ? Giúp bạn giải mã giấc mơ

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về ý nghĩa đằng sau việc nằm mơ lên đỉnh khi mang thai của mẹ. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những băn khoăn của mẹ về giấc mơ đạt cực khoái này, từ đó, có thể giúp mẹ giảm bớt lo âu để ngủ ngon hơn.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn giá đỗ được không? Xem ngay để tránh ăn giá đỗ bị ngậm độc!

Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bà đẻ ăn được giá đỗ không trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Thành phần dinh dưỡng của giá đỗ

Một cốc giá đỗ xanh chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 31
  • Đạm: 3 gam
  • Chất béo: 0 gam
  • Carbohydrate: 6 gram
  • Chất xơ: 2 gam
  • Đường: 4 gam

Giá đỗ là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Cụ thể các loại vitamin và khoáng chất có trong giá đỗ bao gồm:

Giá đỗ chứa nhiều vitamin C, cung cấp cho bạn 15% liều lượng mà cơ thể cần hàng ngày. Ngoài ra, ăn giá đỗ cũng sẽ cung cấp canxi giúp xương và răng khỏe mạnh. Chưa dừng lại ở đó, lượng sắt chứa trong giá đỗ sẽ giúp máu khỏe mạnh.

>>Xem thêm: Cho con bú có được ăn cam không? 7 Tác dụng bất ngờ của cam đối với mẹ sau sinh

Bà đẻ ăn giá đỗ được không?

Bà đẻ ăn được giá đỗ không?
Bà đẻ ăn giá đỗ được không?

1. Hỗ trợ huyết áp

Giá đỗ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp), nhờ các peptide. Peptide được sản xuất ở nồng độ cao khi hạt nảy mầm và được chứng minh là làm giảm huyết áp trong một số nghiên cứu.

2. Ngăn ngừa ung thư

Các protein và peptide trong giá đỗ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất dinh dưỡng này có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, bao gồm cả những tế bào liên quan đến ung thư vú, bệnh bạch cầu và ung thư hệ tiêu hóa.

3. Bà đẻ ăn giá đỗ được không? Hỗ sức khỏe tiêu hóa

Giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan, hỗ trợ tiêu hóa. Theo đó, giá đỗ sẽ di chuyển nhanh chóng qua hệ tiêu hóa, “nhặt” và mang theo các chất thải. Hơn nữa, mẹ cũng biết chất xơ giúp “làm sạch” ruột kết. Hoạt động của giá đỗ gần giống như một bàn chải chà bên trong hệ tiêu hóa. 

Mẹ thấy đó, việc bổ sung đủ chất xơ không hòa tan trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón.

4. Tăng cường sức khỏe của mắt

Bà đẻ ăn giá đỗ được không? Được vì giá đỗ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên chúng có thể giúp bảo vệ mẹ khỏi các bệnh về mắt thông thường, bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). 

AMD là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn trên 55 tuổi. Chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ phát triển AMD.

Ngoài ra, giá đỗ cũng chứa nhiều vitamin C nên có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ lượng vitamin C cao trong 10 năm trở lên sẽ giảm nguy cơ cần phẫu thuật đục thủy tinh thể.

5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Giá đỗ có thể giúp cải thiện sức khỏe tim tổng thể của mẹ bằng cách cân bằng cholesterol. Các nghiên cứu cho thấy rau mầm có thể giúp giảm cholesterol LDL “xấu”, là nguyên nhân gây ra sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Giá đỗ cũng có thể làm tăng mức cholesterol HDL “tốt”, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong máu.

Bằng chứng cũng cho thấy rằng, rau mầm có thể làm giảm một loại mỡ trong máu khác được gọi là chất béo trung tính. Triglyceride có thể gây ra bệnh tim nếu chúng tích tụ ở nồng độ đủ cao.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bà đẻ ăn giá đỗ được không rồi đấy. Bà đẻ hoàn toàn có thể ăn giá đỗ mẹ nhé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý cách ăn đúng để giá đỗ để không gây hại cho bản thân và em bé nhé. Nội dung này sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa để bé bú no căng

Lưu ý khi ăn giá đỗ cho bà đẻ

lưu ý khi ăn giá đỗ cho bà đẻ

1. Không được ăn giá sống

Bà đẻ ăn giá đỗ được không đã rõ. Tuy thế, mẹ hãy lưu ý rằng, bên cạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng, giá đỗ có thể bị “ngậm” chất độc. Do đó, bà đẻ ăn giá đỗ cần phải rửa kỹ hoặc xào nấu chín chứ không nên ăn sống.

Các chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày vì có khả năng chất độc trong giá sống chưa được loại bỏ

2. Không ăn chung với gan lợn

Gan lợn xào giá là một món ăn cực “dính”. Tuy nhiên, mẹ không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau vì chất đồng trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị oxy hóa, gây mất chất bổ.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Giá đỗ có thể dễ hư hỏng, vì vậy hãy đảm bảo bảo quản chúng trong tủ lạnh để có độ tươi ngon nhất.

4. Chú ý cách chọn giá đỗ

Khi mua giá đỗ, hãy tìm những giá đỗ có màu trắng và bóng với đầu màu vàng. Tránh bất kỳ loại giá đỗ nào có mùi mốc hoặc có cảm giác nhầy nhụa. Khi nghi ngờ, mẹ có thể kiểm tra độ tươi của giá đỗ bằng cách bẻ đôi giá đỗ. Giá đỗ tươi sẽ gãy khi phát ra tiếng tách rõ ràng.

>>Xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho mẹ và bé

Cách chế biến giá đỗ

cách chế biến giá đỗ cho bà đẻ

Bên cạnh băn khoăn bà đẻ ăn được giá đỗ không, nhiều mẹ cũng tò mò cách ăn món giá đỗ bổ dưỡng nhất.

Theo đó, mẹ có thể chế biến thành món xào với mì và rau như bí xanh, cà rốt và ớt chuông. Chẳng hạn như giá đỗ xào với mì, đậu phụ hoặc thịt, và các loại rau tùy chọn.

Mẹ cũng có thể đơn giản hóa mọi thứ bằng cách rắc giá đỗ lên món salad tại nhà.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về trăn trở bà đẻ có ăn được giá đỗ không. Hy vọng mẹ đã có được câu trả lời cho riêng mình và biết cách ăn giá đỗ an toàn cho mẹ và bé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn bí đao được không? Mẹ xem ngay để tránh ăn bí đao sai cách!

Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho băn khoăn bà đẻ ăn được bí đao không trong bài viết dưới đây nhé.

Bà đẻ ăn bí đao được không?

Bà đẻ ăn bí đao được không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm thấy bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho vấn đề bà đẻ không ăn được bí đao. Hơn nữa, đây lại là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ. Do đó, bà đẻ có thể ăn được bí đao ngay sau khi sinh.

Trong 132 gam bí đao thì chứa 17,16 calo, có khá ít calo. Ngoài ra, bí đao chứa 97% nước và 3% còn lại là chất dinh dưỡng. Loaj thực phẩm này giàu vitamin C hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Tương tự, nó tương đối giàu chất xơ, natri, canxi và kẽm.

Mặc dù, bí đao là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo và tốt cho sức khoẻ. Nhưng sau khi sinh, bạn cũng không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn lựu được không và những điều mẹ cần lưu ý

Thành phần dinh dưỡng của bí đao

Sau khi tim hiểu bà đẻ có ăn được bí đao không; bạn cũng cần biết thêm thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này gồm những gì. Dưới đây là các thành phần có trong bí đao:

  • Calo: Bí đao chứa 13 calo trên 100 gram nên đây là một loại thực phẩm ít calo.
  • Chất béo: Bí đao chỉ chứa 0,1 gam chất béo, là một loại thực phẩm ít chất béo.
  • Đường: Bí đao chứa 0 gam đường nên phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường và những người theo chế độ ăn kiêng low-carb.
  • Bí đao không có choline: Do đó, nó phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường và những người theo chế độ ăn ít carbohydrate.
  • Carbohydrate: 100 gam bí đao cung cấp 3 gam carbohydrate, 0,1 gam carb thuần. Con số này thấp hơn 541,7 lần so với lượng carb trong socola. 
  • Chứa tính axit: Độ axit dựa trên PRAL, tức là giá trị tải lượng axit thận tiềm ẩn, là 0,3. Giá trị dương của PRAL càng cao, thực phẩm càng tạo ra nhiều axit trong cơ thể bạn.
  • Chất xơ: Bí đao có lượng chất xơ gấp 1,2 lần so với cam. 100 gram từ bí đao sẽ đáp ứng 12% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Trong một nghiên cứu so sánh hàm lượng chất xơ thô của các loại cây thuộc họ bầu bí, bí đao chứa lượng chất xơ thô cao nhất...
  • Khoáng chất: Trong số tất cả các khoáng chất được nghiên cứu, 100 gam thực phẩm này chủ yếu đáp ứng nhu cầu sắt và kẽm hàng ngày (lần lượt là 5% và 6%).
  • Chất đạm: Bí đao chứa ít hơn 1 gam protein (0,4 gam trên 100 gam). Tuy nhiên, bí đao có chứa một số axit amin tự do. Các axit amin chủ yếu tập trung trong hạt và ít nhất là trong cùi. Bí đao được chứng minh là có một lượng kha khá axit gamma-aminobutyric, còn được gọi là GABA, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng không thể thiếu đối với sức khỏe não bộ.
  • Vitamin Bí đao thiếu vitamin A tan trong chất béo, vitamin D, vitamin E, vitamin K và vitamin tan trong nước; vitamin B12. Ngoài ra, bí đao cũng chứa một số vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B5 và folate. Đặc biệt, bí đao chủ yếu giàu vitamin C và vitamin B2. Trong 100 gam thực phẩm này đáp ứng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Tuy nhiên, lượng vitamin C mà nó chứa ít hơn 4,1 lần so với chanh. Hơn nữa, 100 gam bầu mùa đông cung cấp 8% nhu cầu vitamin B2 hàng ngày.

thành phần dinh dưỡng của bí đao

Lợi ích cho sức khoẻ khi bà đẻ ăn bí đao

Như vậy, bà đẻ không những được ăn bí đao mà đây còn là thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Nếu bà để thường xuyên ăn bí đao sẽ mang đến những lợi ích dưới đây:

 

 

 

bà đẻ ăn bí đao được không

1. Tốt cho tim mạch

Trong một nghiên cứu, chiết xuất bí đao đã được chứng minh là có hoạt tính ức chế men chuyển có khả năng bảo vệ tim mạch. Bên cạnh đó, bà đẻ dùng bí đao có thể như một loại thuốc trợ tim nhưng cần có thêm bằng chứng để chứng minh điều này an toàn. Hơn thế nữa, bí đao có chứa kali, được biết đến là chất làm giãn mạch, làm giãn mạch máu và hỗ trợ hạ huyết áp.

2. Giảm nguy cơ tiểu đường

Chiết xuất từ bí đao đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng được chứng minh là làm giảm các giá trị cholesterol, chất béo trung tính và LDL (lipoprotein mật độ thấp) khi so sánh với những con chuột mắc bệnh tiểu đường không được điều trị bằng chiết xuất bí đao. Ngoài ra, bí đào còn có chứa axit galic có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú

3. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Bí đao có tác dụng gây độc tế bào và chống ung thư. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn thể hiện hoạt tính chống viêm phụ thuộc vào liều lượng. Bí đao cũng có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa được biết là loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

4. Tốt cho sức khỏe tâm thần và não bộ

Ăn bí đao có tác dụng tích cực lên sức khỏe tâm thần và sức khỏe não bộ của mẹ. Trong một nghiên cứu trên mô hình động vật, chiết xuất bí đao thể hiện tác dụng chống lo âu (giải lo âu).

Trong bí đao có axit γ-aminobutyric (GABA)  có lợi cho sức khỏe tâm thần và là chất được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh động kinh theo phương pháp Ayurvedic. Chiết xuất nước bí đao đã được chứng minh là có tác dụng chống trầm cảm và điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

5. Cải thiện sức khỏe miễn dịch

Bí đao có tác dụng kháng khuẩn. Hơn nữa, bí đao rất giàu vitamin C cần thiết cho việc tạo ra các tế bào miễn dịch. Kẽm chứa trong thực phẩm này cũng tăng cường hệ thống miễn dịch.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

6. Cải thiện sức khỏe tình dục

Bí đao có thể có lợi trong việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dầu hạt được sử dụng để điều trị bệnh giang mai và tro hạt được sử dụng để điều trị bệnh lậu ở một số quốc gia.

7. Hỗ trợ giảm đau và chống phù nề

Theo truyền thống, bí đao đã được sử dụng như một loại thuốc giảm đau (ngăn chặn cơn đau) và kiểm soát cơn sốt. Chất chiết xuất đã được chứng minh là có tác dụng chống nhiễm trùng (ngăn chặn cơn đau) và hạ sốt. Tác dụng giảm đau có thể là do các chất dinh dưỡng thực vật được gọi là flavonoid. Trong bí cũng có đặc tính chống phù nề và làm giảm sưng tấy.

bí đao hỗ trợ giảm đau và chống phù nề

8. Tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Bí đao có 97% là nước và nhiều chất xơ nên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.

Một nghiên cứu cho thấy hoạt động chống loét của chiết xuất bí đao, điều này tiếp tục chứng minh việc sử dụng nó để điều trị loét trong y học Ayurvedic. Chiết xuất có thể được coi là một thành phần của thuốc loét. Do đó, bí đao có thể chữa lành vết loét và trung hòa axit dạ dày.

Bí đao có tác dụng chống tiêu chảy, như đã được chứng minh trong một bài báo nghiên cứu.

Nó hoạt động như thuốc tẩy giun, giúp chống ký sinh trùng và giúp trục xuất ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.

9. Bà đẻ ăn bí đao rất bổ thận

Theo nghiên cứu, bí đao có tác dụng bảo vệ thận ở chuột bị suy thận.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong y học Ayurveda cổ đại để điều trị nhiễm trùng thận. Nó cũng đã được sử dụng ở Ayurveda để điều trị sỏi tiết niệu (sỏi thận).

10. Bà đẻ ăn bí đao được không? Giúp chống lão hóa

Một nghiên cứu tiết lộ rằng, bí đao có tác dụng chống lão hóa trên da và một loại kem làm từ chiết xuất bí đao thực sự có thể làm chậm quá trình lão hóa trên da.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bà đẻ ăn bí đao được không rồi. Câu trả lời là “được” mẹ nhé. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều bí đao, chỉ nên ăn khoảng 2-3 bữa và nên kết hợp cùng các loại rau khác để hấp thụ đa dạng dinh dưỡng trong cơ thể. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ muốn dùng bí đao để giảm cân thì mẹ cần thực hiện đúng khoa học, không nên ăn hoặc uống nước ép bí đao sống vì nó có tính xà phòng rất cao khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Thay vào đó hãy ăn bí đao chín và uống nước ép khi đã được luộc chín nhé.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Lưu ý khi ăn bí đao cho bà đẻ

Nếu mẹ ăn bí đao với số lượng bình thường, sẽ không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy khó chịu ở dạ dày và bất kỳ tác dụng phụ nào khác (rất hiểm), mẹ hãy ngừng ăn ngay lập tức.

>>Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú

Các món ngon từ bí đao cho bà đẻ

Bí đao có thể được ăn theo nhiều cách: nướng, xào, kẹo, mứt, luộc, đồ, hấp, nướng và chiên. Nó được dùng rất nhiều trong súp, sinh tố, mứt, trà, món hầm… Nếu mẹ đang thắc mắc bà đẻ có ăn được canh bí đao không thì câu trả lời là “hoàn toàn được” nhé.

  • Hạt cũng có thể được dùng như cách mẹ ăn hạt hướng dương.
  • Trà bí đao

Trà bí đao là một loại trà làm dịu tuyệt vời và nó không chứa đường

Mẹ gọt vỏ quả và loại bỏ hạt, sau đó, cắt cùi thành từng miếng và ép lấy nước bằng máy ép trái cây.

Như vậy mẹ đã biết bà đẻ có ăn được bí đao không rồi. Sau sinh, bà đẻ vẫn ăn được bí đao nhưng đừng ăn quá nhiều nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Nếu trong giai đoạn cho con bú, bạn bị nhức mỏi cơ hay đau lưng do thường xuyên bé con thì có được dùng salonpas không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề, phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Trên thông tin bao bì sản phẩm có ghi rõ, phụ nữ cho con bú có thể dùng được salonpas. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên để em bé ngậm phải vùng da đã dán cao salonpas.

Trong salonpas có chất Methyl Salicylate hay còn gọi là Salicylic acid methyl ester là một chất có trong tự nhiên, được chiết xuất từ nhiều loại cây có tác dụng giảm đau và chống viêm. Methyl Salicylate thường có trong những sản phẩm dầu hay được dùng để bôi khi nhức đầu, muỗi đốt hoặc nghẹt mũi.

Chất Methyl Salicylate có thể gây xung huyết da do đó bạn chỉ nên bôi ngoài da, dùng để xoa bóp và không được uống cũng như bôi lên vùng da có vết thương hở. Những người có cơ địa dị ứng với Aspirin và Salicylate thì không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa chất Methyl Salicylate.

Ngoài vấn đề phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; nếu bạn đau lưng sau sinh thì phải làm sao? Hãy thảm khảo cách trị đau lưng sau sinh trên MarryBaby bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không?

Những lưu ý khi bạn sử dụng miếng dán salonpas

Sau khi tìm hiểu phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng sản phẩm nhé.

  • Tránh dùng thuốc trên một diện tích da lớn hoặc trong thời gian kéo dài hơn chỉ định: Vì điều này dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc Salicylate, nhất là với trẻ em.
  • Không sử dụng salonpas nơi những vùng da nhạy cảm: Những vùng da như vùng da quanh mắt, niêm mạc thì cũng không được phép sử dụng salonpas giảm đau.
  • Không sử dụng salonpas ở vùng da có vết thương hở hoặc trầy xước: Bởi vì, điều này sẽ làm tổn thương những lớp tế bào dưới da này và gây nên tình trạng loét hoặc hoại tử những tế bào còn non ở vị trí bị trầy xước trên da.
  • Không được sử dụng salonpas vào những vị trí có triệu chứng của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ đau: Bởi vì, điều này sẽ làm cho tình trạng viêm ngày càng trầm trọng hơn. Điều này là do sản phẩm có tác dụng làm giãn mạch khiến lượng máu chảy vị trí da nhiễm trùng nhiều dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn khiến vị trí đau ngày càng sưng to hơn.
  • Ngưng dùng salonpas khi thấy các dấu hiệu bất thương: Một số tác dụng phụ của salonpas như cảm giác nóng rát, châm chích, những dấu hiệu của phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc, nhiễm độc Salicylate, phù mạch hoặc thậm chí là co thắt phế quản.
  • Đối tượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng salonpas gồm: phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, người dị ứng thuốc, người đang dùng một số thuốc khác như Warfarin, người có những bệnh lý như hen suyễn, polyp mũi…, người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật…

Làm thế nào để bạn giảm đau mà không cần thuốc?

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không? Bạn có thể sử dụng salonpas khi cho con bú nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài việc dùng salonpas, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đau nhức tại nhà dưới đây:

1. Giấm táo

  • Trộn nước và giấm táo.
  • Sau khi cho trẻ bú, mẹ hãy nhúng tăm bông vào hỗn hợp và vắt chất lỏng dư thừa.
  • Chấm miếng gạc lên vùng đau của bạn. Hỗn hợp có thể tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho những khu vực đó sạch sẽ.
  • Sau đó, thoa một ít dầu dừa lên các khu vực đó để đảm bảo rằng chúng không bị khô hoặc nứt nẻ.

2. Tinh dầu tràm trà

  • Trộn nước ấm và dầu tràm trà
  • Ngâm một miếng vải trong hỗn hợp và chấm lên chỗ đau
  • Để chúng khô và rửa sạch bằng nước để điều trị vết loét của bạn.

3. Sữa mẹ

Phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không và các cách giảm đau khác
  • Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị tốt nhất cho vết loét của mẹ. Bởi nó chứa các thành phần kháng khuẩn để chữa lành cơn đau.
  • Mẹ cố gắng bôi sữa lên núm vú bị đau sau khi cho trẻ bú 4-5 lần một ngày.

Bên cạnh vấn đề phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không; bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân đau xương cụt sau sinh là do đâu nhé.

4. Dùng đá lạnh

Chườm lạnh có thể giúp giảm đau. Do đó, mẹ có thể sử dụng phương pháp điều trị này thường xuyên để có kết quả tốt nhất. Cách làm rất đơn giản, mẹ hãy đổ đầy đá viên vào khăn bông và ấn nhẹ lên vùng bị đau trong khoảng 10 phút.

5. Dầu oliu

  • Trộn dầu oliu và dầu cây trà trong nước ấm.
  • Ngâm một miếng bông gòn trong hỗn hợp và chấm lên chỗ đau của bạn.
  • Để khô tự nhiên, sau đó rửa sạch bằng nước.

6. Nha đam

Nha đam nổi tiếng với tác dụng làm dịu. Do đó, mẹ hãy cắt một lá lô hội và cạo lớp gel bên trong. Sau đó, thoa nhẹ lên chỗ đau của bạn để chữa lành.

7. Túi trà

  • Ngâm túi trà trong nước nóng.
  • Lấy túi ra và đặt chúng sang một bên để làm mát.
  • Vắt túi để vắt bớt nước.
  • Đặt túi lên chỗ đau của mẹ.
  • Rửa các khu vực được đắp lên.
  • Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong quá trình cho con bú là núm vú. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú đúng cách để tránh bị đau.

[inline_article id=264828]

Tóm lại, phụ nữ cho con bú có dùng được salonpas không? Bạn có thể sử dụng salonpas khi đang cho con bú nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên và an toàn tại nhà nữa nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hình ảnh cổ tử cung khi mang thai: Nguy cơ sinh non khi cổ tử cung ngắn!

Không để mẹ phải chờ lâu thêm nữa, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu hình ảnh cổ tử cung khi mang thai, sự thay đổi của cổ tử cung khi mang thai trong bài viết dưới đây nhé.

Cổ tử cung khi mang thai 

1. Cổ tử cung: Cấu tạo và vai trò

Hình ảnh cổ tử cung khi mang thai hay bình thường nhìn chung là một cấu trúc giống như ống hẹp ở phần dưới của tử cung và kéo dài vào trong âm đạo của mẹ.

Bao gồm các cơ khỏe với chiều dài khoảng 1,2 inch (3 cm), chức năng chính của cổ tử cung là cho phép dòng máu kinh nguyệt từ tử cung đến âm đạo và cũng để đưa tinh trùng vào tử cung trong quá trình giao hợp. 

Sau kỳ kinh nguyệt và chịu ảnh hưởng trực tiếp của estrogen, cổ tử cung trải qua một loạt thay đổi về vị trí và kết cấu. Phần lớn thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung vẫn cứng, ở vị trí thấp và đóng. Tuy nhiên, khi ngày rụng trứng đến gần, cổ tử cung trở nên mềm hơn và mở ra để đáp ứng với lượng estrogen cao hơn. Những thay đổi này cũng đi kèm với những thay đổi trong chất nhầy cổ tử cung.

2. Cổ tử cung khi mang thai

Trong thời kỳ đầu mang thai, cổ tử cung của mẹ trở nên mềm hơn và sưng lên một chút. Điều này là do lưu lượng máu tăng lên, do đó, mức độ estrogen trong cơ thể tăng lên. Ngoài ra, cổ tử cung của bạn sẽ nhô lên mặc dù khó biết chính xác khi nào điều này xảy ra vì mỗi phụ nữ đều khác nhau. 

Cách tự kiểm tra cổ tử cung

Mẹ thực sự có thể tự kiểm tra vị trí của cổ tử cung. Nó nằm bên trong âm đạo của bạn từ 3 – 6 inch và có cảm giác hơi giống một chiếc bánh rán nhỏ với một lỗ nhỏ ở giữa. 

Khi kiểm tra, mẹ hãy chắc chắn rằng bàn tay được vệ sinh sạch sẽ và móng tay phải ngắn. Vào tư thế ngồi và di chuyển ngón tay dài nhất của bạn vào âm đạo và bạn sẽ có thể cảm nhận được nó.

Chiều dài cổ tử cung của bạn sẽ giữ nguyên trong thời kỳ đầu mang thai và chỉ đến giai đoạn sau, nó mới bắt đầu giảm chiều dài và trở nên mỏng hơn khi cơ thể bạn chuẩn bị chuyển dạ. 

Chiều dài cổ tử cung của mẹ cũng có thể thay đổi nếu mẹ bị biến chứng chảy máu, viêm nhiễm, tử cung căng quá mức hoặc nhiễm trùng.

Hình ảnh cổ tử cung khi mang thai

hình ảnh cổ tử cung khi mang thai
Hình ảnh cổ tử cung khi mang thai

Ở hình trên, từ phải sang trái lần lượt là hình ảnh cổ tử cung ngắn và cổ tử cung bình thường khi mang thai.

Vậy kích thước cổ tử cung trong thai kỳ được đo như thế nào? Kích thước như thế nào là an toàn cho mẹ và bé? Mẹ hãy theo dõi trong phần tiếp theo nhé.

Kích thước cổ tử cung trong thai kỳ

1. Chiều dài của cổ tử cung được đo như thế nào?

Siêu âm qua âm đạo có thể giúp đo chiều dài cổ tử cung. Lý tưởng nhất là chiều dài cổ tử cung ở tuần thứ 24 nên vào khoảng 3,5 – 5 cm, trong khi ở tuần thứ 28, nó sẽ là 3,5 – 4 cm. Ở tuần thứ 32, chiều dài cổ tử cung là 3 – 3,5 cm. Cổ tử cung ngắn hơn 2,5 cm làm tăng khả năng sinh non.

2. Đo chiều dài cổ tử cung có cần thiết không?

Các bác sĩ thường khuyến nghị quét chiều dài cổ tử cung cho những phụ nữ mang song thai hoặc đa thai hoặc có tiền sử sinh nonsảy thai.

3. Mẹo để đối phó với cổ tử cung ngắn

Dưới đây là một số điều bạn nên làm nếu cổ tử cung của bạn quá ngắn:

3.1 Nghỉ ngơi trên giường

Việc nghỉ ngơi trên giường không nên bị ảnh hưởng. Tư thế nằm giúp tử cung và thai nhi không đè lên cổ tử cung. Từ đó, giúp cổ tử cung không bị bong ra sớm.

3.2 Thực hiện tiểu phẫu

Đây là một tiểu phẫu, trong đó bác sĩ sẽ khâu đóng cổ tử cung của bạn bằng một vài mũi khâu. 

Thủ tục nhanh chóng và được thực hiện sau khi đã gây mê. Tiểu phẫu sẽ được thực hiện cho những phụ nữ đã từng sinh non trước đó. 

Một số bác sĩ tin rằng vết khâu có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiễm, nhưng chúng có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc phù hợp.

3.3 Điều trị nội tiết tố

Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ đặt hormone thai kỳ, progesterone vào vùng cổ tử cung. Progesterone có thể giúp thư giãn tử cung.

3.4 Đặt vòng Pessary

Đặt vòng Pessary để nâng đỡ tử cung

Bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ bằng silicon được gọi là vòng nâng đỡ cổ tử cung, giữ cho cổ tử cung đóng kín.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, biết được hình ảnh cổ tử cung khi mang thai và nắm được chiều dài cổ tử cung đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, mẹ nên liên tục cập nhật thông tin về bộ phận này nhé. 

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?

Cổ tử cung khi chuyển dạ

Có 4 giai đoạn chuyển dạ. Hình ảnh cổ tử cung khi mang thai như thế nào lúc chuyển dạ? Mẹ theo dõi phần tiếp theo nhé.

1. Giai đoạn đầu tiên

Bao gồm chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực

Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt giúp cổ tử cung của bạn trở nên mỏng hơn và bắt đầu mở ra. Các quy trình này được gọi là xóa và giãn tương ứng, và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ bắt đầu đo độ giãn thường xuyên sau khi bạn đến bệnh viện. 

Trong giai đoạn chuyển dạ sớm, cổ tử cung của bạn sẽ mở khoảng 4 cm và trong quá trình chuyển dạ tích cực, cổ tử cung của bạn sẽ mở từ 4 – 7 cm. 

Khi bạn chuyển dạ tích cực, bạn nên cân nhắc đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu bạn có các cơn co thắt cứ sau 3 – 4 phút và mỗi cơn kéo dài khoảng 60 giây, điều này thường có nghĩa là cổ tử cung của bạn đang mở khá nhanh (khoảng 1cm mỗi giờ). Một lý do khác để đến bệnh viện!

>>Xem thêm: Khởi phát chuyển dạ và những điều cần biết

2. Giai đoạn thứ hai

Lúc này, bạn rặn và em bé di chuyển xuống ống sinh. Trong quá trình chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ mở rộng hơn, từ 7 – 10 cm. 

Đây là khi cổ tử cung của bạn mở hết cỡ và đối với phần lớn phụ nữ, đây là giai đoạn chuyển dạ đau đớn nhất. Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ bắt đầu khi cổ tử cung đo được 10 cm vì lúc này em bé có thể bắt đầu di chuyển xuống kênh sinh.

3. Giai đoạn thứ ba và thứ tư

  • Giai đoạn thứ ba là khi bạn sinh
  • Giai đoạn thứ tư giai đoạn phục hồi sau khi sinh.

tử cung các giai đoạn chuyển dạ

Một số thắc mắc khác về hình ảnh cổ tử cung khi mang thai

1. Kích thước và hình ảnh cổ tử cung khi mang thai liên quan đến sinh non như thế nào?

Nếu hình ảnh cổ tử cung khi mang thai bắt đầu mỏng trước 37 tuần, bạn có thể có nguy cơ sinh non.

Trong trường hợp này, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng và dấu hiệu chuyển dạ sinh non, chẳng hạn như:

  • Các cơn co thắt thường xuyên hoặc đều đặn
  • Ra máu âm đạo
  • Áp lực vùng chậu
  • Đau lưng âm ỉ

Theo đó, bác sĩ có thể tiến hành khám phụ khoa để kiểm tra xem cổ tử cung của mẹ đã bắt đầu mở hay chưa. Họ cũng có thể sẽ siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung của bạn.

Nếu hóa ra bạn đang chuyển dạ sinh non, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị để ngừng hoặc trì hoãn quá trình chuyển dạ. Nếu bạn không chuyển dạ sinh non tích cực nhưng đáp ứng một số tiêu chí nhất định, chẳng hạn như cổ tử cung giãn ra không đau trong tam cá nguyệt thứ hai trước tuần 24 của thai kỳ, bạn có thể được đề nghị tiến hành khâu cổ tử cung. Trong thủ tục này, cổ tử cung được khâu lại bằng chỉ khâu.

Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử sinh non, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể đề nghị tiêm progesterone để giảm nguy cơ sinh non lần nữa.

>>Xem thêm: 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

2. Cổ tử cung ngắn và thiểu năng cổ tử cung có liên quan không?

Bên cạnh tìm hiểu về hình ảnh cổ tử cung khi mang thai, nhiều mẹ chưa phân biệt được cổ tử cung ngắn và thiểu năng tử cung. Cổ tử cung ngắn và thiểu năng cổ tử cung hoàn toàn khác nhau.

Cổ tử cung ngắn chỉ đề cập đến chiều dài của ống cổ tử cung. Mặt khác, suy cổ tử cung đề cập đến hiện tượng cổ tử cung bị xóa và giãn sớm xảy ra khi các cơ không thể duy trì sự săn chắc và khỏe mạnh. Suy cổ tử cung có thể dẫn đến cổ tử cung ngắn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không? Vợ xem ngay cho chồng nhé!

Thực hư chuyện này ra sao, những tác động của việc chưa lột bao quy đầu còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam như thế nào nữa? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không trong bài viết dưới đây nhé.

Bao quy đầu và vai trò đối với nam giới

Bao quy đầu là một lớp da mỏng có tính chuyên biệt cao kéo dài từ thân dương vật và bao phủ đầu hoặc quy đầu. 

Phần này dính hoàn toàn vào đầu dương vật (quy đầu dương vật) khi mới sinh. Trong quá trình trẻ trưởng thành, bao quy đầu tách ra khỏi quy đầu và sau đó có thể thụt vào hoặc kéo ra sau một cách tự nhiên.

Điều này cũng giải thích cho băn khoăn bao quy đầu chưa lột thì có tự lột không? Không có thời gian cụ thể điều này xảy ra vì mỗi đứa trẻ trưởng thành ở một tốc độ khác nhau.

Bao bao gồm nếp gấp hai lớp của da (biểu bì/hạ bì), mô cơ (da cơ), mạch máu, dây thần kinh và màng nhầy bên trong.

Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu dương vật và lỗ tiểu là lỗ tiểu ở đầu dương vật. 

Vì có thể kéo dài và thu vào, bao quy đầu hoạt động giống như mí mắt bảo vệ và che mắt. Trong thời gian cương cứng, bao quy đầu căng ra để trở thành một trong những lớp da mỏng nhất trên cơ thể con người.

Bao quy đầu không bao giờ là một vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, các vấn đề về bao quy đầu y tế rất hiếm, nếu chúng phát sinh, việc điều trị cũng dễ dàng.

Chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không?

Chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không?

Trước khi tìm hiểu chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không, ta hãy cùng đi tìm hiểu việc chưa lột bao quy đầu ảnh hưởng như thế nào đến khía cạnh tình dục nhé.

1. Chưa lột bao quy đầu có ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục không?

1.1. Chưa lột

Chưa biết việc chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không, hãy xem nó có ảnh hưởng đến khoái cảm không nhé.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy đối với dương vật chưa lột, bao quy đầu là phần dương vật nhạy cảm nhất với kích thích khi chạm vào. Tuy nhiên, nghiên cứu làm rõ rằng cho dù bạn đã lột bao quy đầu thì khoái cảm tình dục cũng không khác mấy so với chưa lột.

1.2. Đã lột

Một nghiên cứu năm 2011 tuyên bố rằng, những người đàn ông bị lột dương vật tự báo cáo “khó đạt cực khoái” hơn. Nhưng một phản hồi năm 2012 cho nghiên cứu gọi tuyên bố này là nghi vấn.

Các tác giả chỉ ra rằng nghiên cứu năm 2011 cho thấy, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc lột bao quy đầu và sự thỏa mãn tình dục. Họ cũng nhấn mạnh một số yếu tố có thể làm sai lệch kết quả của nghiên cứu.

Như vậy, chưa lột bao quy đầu vẫn có thể quan hệ tình dục được. Vì cảm giác nhạy cảm đến khá nhiều từ vùng da quy đầu. Tuy nhiên, việc lột hay không lột thì đều không ảnh hưởng đến khoái cảm. 

Ngoài ra, việc quan hệ quá mạnh có thể khiến bao quy đầu bị rách, làm tổn thương cả dương vật và bao quy đầu (gặp trong tình huống bao quy đầu dài, không lột hoàn toàn). Kết quả là gây khó khăn cho việc thụ thai.

>>Xem thêm: [Hình ảnh] 6 tư thế 69 giúp mang lại khoái cảm và kéo dài cuộc yêu

2. Ảnh hưởng đến việc xuất tinh và khả năng có thai 

2.1. Chưa lột

Chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không? Không lột bao quy đầu sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến khả năng sinh sản của bạn. Sản xuất tinh trùng dựa trên tinh hoàn, không phải dương vật. Do đó, chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe tổng thể của bạn có tác động lớn hơn nhiều đến khả năng sinh sản của bạn.

2.2. Đã lột

Việc lột bao quy đầu sẽ loại bỏ hầu hết mọi nguy cơ bị hẹp bao quy đầu và viêm quy đầu. Điều này đều có thể gây viêm và nhiễm trùng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy việc lột bao quy đầu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

chưa lột bao quy đầu có ảnh hưởng đến xuất tinh và sinh sản?

>>Xem thêm: Ăn gì để tăng cường sinh lý nam? 11 loại thực phẩm ăn vào khiến nam giới khỏe như trâu

3. Chưa lột bao quy đầu có ảnh hưởng đến bôi trơn không?

3.1. Chưa lột

Sau khi đã biết chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không, bạn có thể tò mò mối liên quan giữa nó và sự bôi trơn.

Bao quy đầu cung cấp chất bôi trơn tự nhiên cho dương vật. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bị lột sẽ cần thêm chất bôi trơn để đạt được mức độ thỏa mãn tình dục tương tự như những người không bị lột.

3.2. Đã lột

Việc lột bao quy đầu cũng có thể là bạn cần thêm chất bôi trơn, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 

Thế nhưng, không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào về sức khỏe dương vật hoặc sự thỏa mãn tình dục nếu không có chất bôi trơn tự nhiên do bao quy đầu cung cấp.

Một số tác động khác của bao quy đầu đến nam giới

1. Có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư không?

1.1. Chưa lột

Đàn ông không lột thường có nguy cơ phát triển ung thư dương vật cao hơn vì họ dễ bị smegma (bựa sinh dục), gây viêm nhiễm vì không thể vệ sinh bên trong. Đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật. Những người đàn ông không có lông có thể giảm nguy cơ của họ gần như hoàn toàn bằng cách duy trì tốt việc vệ sinh dương vật.

1.2. Đã lột

Mặc dù nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, nhưng những phụ nữ có bạn tình đã lột bao quy đầu có thể ít có khả năng phát triển ung thư cổ tử cung. Yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung là vi rút gây u nhú ở người (HPV).

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không? Câu trả lời là “có”, trường hợp “không” dường như rất hiếm. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chưa tìm ra bằng chứng để chứng minh việc đã lột bao và chưa lột bao ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý, dùng xong “trên bảo dưới nghe liền”

2. Chưa lột bao quy đầu có ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm không?

2.1. Chưa lột

Bên cạnh băn khoăn chưa lột bao quy đầu quan hệ có thai không, nguy cơ lây nhiễm khi chưa lột bao cũng được quan tâm.

Nhiều bằng chứng cho thấy việc chưa lột bao làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), chủ yếu là trong những năm đầu đời. 

Smegma tích tụ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến hẹp bao quy đầu và viêm quy đầu. Tin vui là việc vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng này.

2.2. Đã lột

Đàn ông bị lột bao quy đầu có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như mụn rộp sinh dục. Họ cũng có 50 – 60% ít có khả năng nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) từ bạn tình nữ.

Không có bằng chứng có thể so sánh để hỗ trợ hoặc phủ nhận nguy cơ giảm này ở những người đàn ông quan hệ tình dục với nam giới.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về thắc mắc chưa lột bao quy đầu quan hệ có sao không, có thai không? Hy vọng bạn đã nắm đủ kiến thức về bao quy đầu đã lột cũng như chưa lột để chăm sóc sức khỏe bộ phận sinh dụng tốt hơn nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Vô sinh có chữa được không? Vợ chồng mong con phải xem ngay kẻo lỡ!

Việc nhận biết vô sinh có chữa được không như một cách giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản, đồng thời tìm ra được những giải pháp tốt nhất trên hành trình tìm con.

Một số nguyên nhân gây vô sinh

Cặp đôi không thể thụ thai có thể là do một vấn đề ở chồng hoặc vợ hoặc cả hai. 

1. Nguyên nhân gây vô sinh nam

Một số yếu tố dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam:

  • Ít hoặc không có tinh trùng
  • Chức năng tinh trùng bất thường
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
  • Vấn đề miễn dịch
  • Dị tật bẩm sinh
  • Vấn đề về xuất tinh
  • Tinh hoàn ẩn
  • Có tiền sử phẫu thuật trước đó
  • Nhiễm trùng

2. Nguyên nhân gây vô sinh nữ

Vô sinh có chữa được không?

vô sinh có chữa được không?
Vô sinh có chữa được không?

Vô sinh có thể xảy ra khi cặp đôi có quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng biện pháp bảo vệ trong hơn 1 năm nhưng không thể thụ thai.

Vậy vô sinh có chữa được không? Tùy từng tình trạng, sẽ có những phương pháp điều trị vô sinh khác nhau. 

Điều trị vô sinh nam như thế nào?

Nhiều khi, nguyên nhân chính xác của vô sinh vẫn chưa thể xác định được mặc dù đã thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị sinh sản và các thủ tục bao gồm:

1. Đăng ký tư vấn để có được giải pháp

Nếu có vấn đề, chẳng hạn như rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm, nam giới hoàn toàn có thể đăng ký tư vấn ở tại các bệnh viện hoặc cơ sở phòng khám uy tín để được hỗ trợ. 

Các chuyên gia cũng có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để tăng cường sức chịu đựng nhằm hạn chế xuất tinh sớm hoặc hướng dẫn bạn cách ổn định tâm lý để chuyện ấy thỏa mãn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần thực hành lối sống lành mạnh như để ý đến chế độ ăn uống, môi trường sống, giấc ngủ, quản lý stress công việc…

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng khỏe mạnh? 19 loại thực phẩm tốt cho nam giới

2. Điều trị nhiễm trùng

Nhiễm trùng hệ thống sinh sản có thể dẫn đến vô sinh. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kháng sinh để chữa khỏi tình trạng này, tuy nhiên một số nhiễm trùng lâu ngày có thể đã phá huỷ hệ thống cơ quan sinh sản của bạn.

3. Thực hiện phẫu thuật

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng có thể gây vô sinh ở nam giới và được chữa trị bằng phẫu thuật.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phẫu thuật tinh hoàn để lấy tinh trùng và cho tinh trùng thụ tinh với trứng qua phương pháp thụ tinh ống nghiệm rồi cấy vào tử cung người phụ nữ. 

4. Liệu pháp nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng ở một số nam giới. Do đó, một số liệu pháp nội tiết tố, như liệu pháp gonadotrophin có thể giúp ích.

5. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung: Tinh trùng đã được lọc rửa được đưa vào buồng tử cung của phụ nữ.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Tinh trùng khỏe mạnh được trộn với nhiều trứng trong một đĩa trong phòng thí nghiệm. Sau đó, những quả trứng đã thụ tinh này được đặt vào tử cung.
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương: Một tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng. Sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ được đặt vào tử cung.

phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF

>>Xem thêm: Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi? Giải mã toàn bộ thắc mắc về chọc hút trứng trong IVF

Điều trị vô sinh nữ như thế nào?

Điều trị vô sinh ở phụ nữ phụ thuộc vào tuổi của phụ nữ và nguyên nhân gây vô sinh. Vậy vô sinh có chữa được không và chữa như thế nào? Bạn hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

1. Thuốc hỗ trợ sinh sản

Thuốc hỗ trợ sinh sản được sử dụng trong trường hợp rối loạn rụng trứng hoặc có thể được sử dụng để kích thích chất lượng trứng tốt hơn hoặc nhiều trứng hơn ở phụ nữ đang rụng trứng. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Clomiphene citrate
  • Gonadotrophin
  • Metformin
  • Letrozole
  • Bromocriptine

Tuy nhiên, các loại thuốc rụng trứng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng, bao gồm:

>>Xem thêm: Suy giáp có nên mang thai không? Nếu may mắn “đậu” thì có “giữ” được không?

2. Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật này liên quan đến việc điều chỉnh các biến dạng cấu trúc của hệ thống sinh sản với sự trợ giúp của hệ thống chiếu sáng và các dụng cụ cần thiết, có thể qua đường bụng hoặc nộ soi buồng tử cung qua ngã âm đạo. Ví dụ về các ca phẫu thuật như vậy bao gồm:

  • Loại bỏ polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ
  • Loại bỏ dính vùng chậu hoặc tử cung
  • Phẫu thuật ống dẫn trứng

Nếu ống dẫn trứng bị tắc hoặc bị ứ dịch, các phẫu thuật này sẽ giúp loại bỏ chất kết dính, làm giãn ống hoặc tạo ra một lỗ mở ống dẫn trứng mới.

3. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Các kỹ thuật bao gồm:

  • Tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI)
  • Chuyển giao tử vào ống dẫn trứng (GIFT)
  • Chuyển hợp tử vào vòi trứng (ZIFT)
  • Dùng trứng hiến tặng (phổ biến hơn ở phụ nữ có tuổi)
  • Trữ lạnh phôi (Phương pháp này được sử dụng khi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra nhiều phôi cùng một lúc. Sau đó, phôi còn lại được bảo quản để chuyển trong một chu kỳ trong tương lai).

[video-embeb title=’Những thói quen hằng ngày dẫn đến vô sinh mà không một ai chú ý’ description=” url=’https://youtube.com/embed/bm4OSKUHAJo”>’ ][/video-embeb]

Hy vọng qua bài viết này, băn khoăn của bạn về vô sinh có chữa được không, cách chữa vô sinh cho nam và nữ như thế nào đã được giải mã.

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Mách bạn nguyên tắc cấm kỵ khi đến thăm bà đẻ

Thực hư chuyện này ra sao? Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

Trước khi tìm hiểu có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không, bạn hãy tìm hiểu về quan niệm về trẻ sơ sinh mắc hơn người có kinh. 

Theo quan niệm dân gian, việc phụ nữ có kinh được cho là một sự ô uế. Hơn nữa, khi đến ngày “đèn đỏ”, phụ nữ phải tự giác không đi vào nơi linh thiêng như đền thờ, bàn thờ, miếu hay chùa.

Ngoài ra, do những hiểu biết chưa đầy đủ về y học và sinh lý, con người theo bản năng cho rằng việc có kinh hay chảy máu bất thường là điều không may và phải tránh xa.

Kinh nguyệt là một hoạt động sinh lý bình thường của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi khi phụ nữ già đi. Một chu kỳ bình thường kéo dài từ 24 – 38 ngày.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

>>Xem thêm: Đầu năm đi thăm bà đẻ có xui không? Câu chuyện nan giải ngày tết đến xuân về!

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không?

Sau khi sinh, bà đẻ phải thực hiện kiêng cữ nhiều thứ để bảo vệ bản thân và con mình khỏi những tổn thương từ môi trường xung quanh. 

Nỗi băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không cũng xuất phát từ một trong số những điều kiêng cữ ấy.

Theo đó, nhiều người cho rằng,  người có kinh đi thăm bà đẻ sẽ làm em bé khóc liên miên, dễ đau ốm và chậm phát triển. Thế nhưng, đây là những nhận định phi khoa học.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời là có nhé, vì điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho mẹ và bé. Tuy vậy, bạn muốn đi thăm bà đẻ và em bé vẫn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để tránh gây hại cho mẹ và con. 

[/key-takeaways]

có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Biết sớm để đỡ băn khoăn nhé mẹ!

Lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Sau khi đã biết “có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ”, bạn hãy theo dõi tiếp phần sau đây để biết những lưu ý khi đi thăm nhé.

1. Những điều nên làm khi đi thăm bà đẻ

1.1 Kiểm tra xem đã tiêm vaccine đầy đủ chưa

Trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ, khiến chúng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Vì lý do này, bất kỳ ai ở gần trẻ sơ sinh (bao gồm cả cha mẹ, anh chị em ruột, người đến thăm) nên đảm bảo tiêm các loại vaccine định kỳ sau đây ít nhất hai tuần trước khi gặp trẻ:

  • Tiêm phòng cúm 
  • Vaccine ho gà (được gọi là DTaP cho trẻ em và Tdap cho trẻ lớn hơn và người lớn)

1.2 Chủ động tránh xa nếu bị ốm

Những vị khách có triệu chứng của bất kỳ bệnh như: (ho, cảm lạnh, sốt hoặc các triệu chứng cúm… nên giữ khoảng cách với nhà bà đẻ cho đến khi vị khách đó hồi phục hoàn toàn.

1.3 Rửa tay thường xuyên

Bà đẻ nên yêu cầu khách rửa tay khi đến và trước khi bế trẻ sơ sinh. 

1.4 Để bé có không gian riêng

Có thể bà đẻ cảm thấy thoải mái khi có một số khách đến thăm bé, nhưng đối với việc để mọi người bế em bé thì chưa chắc.

1.5 Mang/đeo khẩu trang

Nhất là trong mùa cúm, hoặc đại dịch, bất kỳ ai bế em bé nên đeo khẩu trang.

nên đeo khẩu trang khi thăm bà đẻ

>>Xem thêm: Tại sao bà đẻ phải đi chợ mở hàng sau sinh?

2. Những điều không nên làm khi đi thăm bà đẻ

2.1 Xuất hiện mà không báo trước

Nếu bạn muốn đến thăm thì hãy hỏi kỹ ba mẹ để sắp xếp thời gian cụ thể, chứ không nên tự ý đến mà không hỏi trước. 

2.2 Đừng đến với “bàn tay không”

Khách đến thăm nhà có thể mang theo thức ăn. Các bậc làm cha mẹ sẽ vô cùng biết ơn về điều này vì họ thậm chí không thể đặt con xuống 10 giây, nói gì đến việc chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn.

Một số gợi ý cho bạn là: Đồ ăn nhẹ hoặc thẻ quà tặng. Nếu không phải là thức ăn, hãy cố gắng mang theo thứ gì đó hữu ích: tã lót, khăn lau, đồ chơi em bé thích hoặc chất tẩy vết bẩn hoặc yếm dãi dễ thương. 

Đừng mang theo hoa! Mặc dù hoa rất đáng yêu, nhưng không hữu ích lắm cho bà đẻ và em bé.

>>Xem thêm: Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Top 12 món quà ý nghĩa nhất cho mẹ và bé

2.3 Ở lại quá lâu

Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ đã rõ. Nhưng bạn chú ý khi gặp em bé, chúc mừng cha mẹ, trò chuyện, đề nghị giúp đỡ bằng mọi cách bạn có thể và hãy tranh thủ ra về. Hãy cẩn thận để không ở lại quá lâu vì các bậc cha mẹ cũng quá mệt mỏi với việc chăm sóc em bé và những công việc khác rồi.

không ở lại lâu khi thăm bà đẻ

2.3 Trông chờ vào việc được phục vụ

Tiếp đãi khách đi thăm là một điều nên làm. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ không muốn đóng vai là người điều phối buổi gặp hay chờ đợi ai trừ đứa con mới chào đời của họ. 

Do đó, khách đến chơi không nên kỳ vọng quá nhiều về việc gia đình bạn đến thăm sẽ làm gì nhiều cho bạn, chẳng hạn như rót nước, mời ăn… Bạn nên chủ động hỏi và “tự phục vụ” khi có thể nhé. 

2.4 Đi cùng nhóm đông người

Các bận làm cha mẹ  thích khoe con của họ bao nhiêu thì họ cũng không muốn có những vị khách mà họ không mong đợi bấy nhiêu. Ví dụ, bà đẻ có thể đồng ý với việc phô bộ ngực (lúc cho con bú) trước mặt bạn, nhưng không phải trước mặt chồng bạn.

Do đó, bạn đừng xuất hiện với bất kỳ khách bổ sung nào mà không báo trước.

2.5 Làm trái ý 

Nếu cha mẹ không muốn khách đến thăm ở bệnh viện, bạn hãy tôn trọng điều này. Tương tự, nếu cha mẹ không muốn có người đến thăm trong vòng 7 ngày sau khi về nhà, bạn nên chờ hết 7 ngày. 

2.6 Đăng ảnh em bé lên mạng xã hội mà không xin phép

Nếu đó không phải là con bạn, thì đó không phải là thứ bạn nên đăng tải. Không phải ai cũng chia sẻ mọi khoảnh khắc trên mạng xã hội và có lẽ những bậc cha mẹ này thà giữ đứa con cưng bé bỏng của họ cho riêng mình. Hoặc có thể cha mẹ cảm thấy bức ảnh không đẹp mặc dù bạn nghĩ nó dễ thương.

2.7 Đưa ra lời khuyên nếu không được yêu cầu

Khách chỉ có thể cung cấp kiến thức nuôi dạy con phong phú của mình nếu người mới làm cha mẹ hỏi một câu hỏi cụ thể. Bởi việc đưa ra quá nhiều lời khuyên cho mẹ lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy choáng ngợp.

2.8 Hỏi những câu hỏi mang tính tò mò

Nếu bà đẻ không chủ động chia sẻ chuyện sinh nở của mình, bạn không nên hỏi chi tiết. Do đó, vị khách hãy sẵn sàng chia sẻ câu chuyện sinh nở với bà đẻ khi bà đẻ sẵn sàng nhé.

2.9 Bỏ quên những anh chị của em bé

Nếu em bé mới sinh có anh trai hoặc chị gái, anh trai hoặc chị gái có thể cảm thấy bị lạc lõng vì mọi sự chú ý đều dồn vào người em mới chào đời của mình. Do đó, vị khách hãy thể hiện sự quan tâm của mình với chúng bằng cách nói chuyện, chơi với chúng, thậm chí có thể mang tặng chúng những món quà ý nghĩa (đồ chơi, sách truyện…)

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ. Hy vọng bạn đã nắm được những nguyên tắc tối kỵ khi đi thăm mẹ và bé trong giai đoạn kiêng khem khó khăn này.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

9 Dấu hiệu thụ thai không thành công: Cặp đôi nào mong con phải xem ngay!

Không để bạn phải chờ lâu thêm nữa, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu dấu hiệu thụ thai không thành công trong bài viết dưới đây nhé!

9 Dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ

1. Xuất hiện kinh nguyệt như bình thường

Chậm kinh là một dấu hiệu phổ biến để nhận biết có thai. Thế nhưng, nếu bạn có kinh nguyệt như thường lệ, đây đích thị là dấu hiệu thụ thai không thành công.

Trong một số trường hợp, máu xuất hiện cũng có thể bị nhầm với máu báo thai. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều và liên tục, với những đặc trưng như chu kỳ thông thường, thì đây không phải là máu báo thai mà là máu kinh nguyệt bạn nhé.

>> Xem thêm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không? “Yêu” khi “đèn đỏ” an toàn không?

dấu hiệu thụ thai không thành công sau quan hệ

2. Ngực không căng tức

Nếu bạn thấy ngực của mình không căng tức, quầng vú không sậm hơn hay tăng kích cỡ, đây có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công đấy. Tin buồn là nếu ngực có đau, căng tức nhưng không đổi màu, nghĩa là kỳ kinh nguyệt tiếp theo lại sắp đến thăm bạn.

Thực ra đây là một triệu chứng kém tin cậy và cũng khó nhận biết, việc đau ngực có thể là dấu hiệu có thai hay sắp có kinh. Nhiều người sắp có kinh cũng không hề thấy đau ngực, quầng vú sậm màu hơn cũng cần thời gian mới thấy sự thay đổi.

>> Xem thêm: Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau như thế nào?

3. Không có triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, những không phải xuất hiện quá sớm để nhận biết. Nếu bạn không gặp tình trạng này, đây có thể là dấu hiệu không có thai.

Bạn đặc biệt lưu ý, vẫn có một số trường hợp phụ nữ không bị ốm nghén khi mang thai. Do đó, bạn cần kiên nhẫn kiểm tra các dấu hiệu khác hoặc đến bệnh viện để khám.

4. Không xuất hiện khí hư như bình thường

Kinh nghiệm thụ thai thành công cho thấy, dịch tiết âm đạo ở cổ tử cung sẽ tăng lên, tiết dịch nhầy màu trắng đục. Nếu bạn không gặp trường hợp này, đây là dấu hiệu thai làm tổ không thành công.

Triệu chứng nhiều hay không nhiều dịch nhầy âm đạo cũng khó phát hiện bằng cảm nhận chủ quan, nhiều dịch âm đạo có khi lại là loạn khuẩn âm đạo chứ không phải là có thai.

>> Xem thêm: Mới có thai có ra khí hư không? Nếu có thì mua que thử thai ngay mẹ nhé!

5. Không bị đầy hơi, táo bón

Khi có thai, sự thay đổi của các hormone nội tiết có thể gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón cho mẹ. Mẹ có thể gặp tình trạng này trong suốt thai kỳ. Tất nhiên rằng không bị không đồng nghĩa không có thai.

>> Xem thêm: Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!

6. Không xuất hiện máu báo thai

Khi thai đã vào tử cung làm tổ thì sẽ phá vỡ các mạch máu nội mạc đến tử cung, gây ra hiện tượng chảy máu. Lượng máu này không nhiều và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, đôi khi không đủ để bạn tự phát hiện, nên cũng thật là khó khẳng định…

>> Xem thêm: Máu báo thai ra bao nhiêu lâu khẳng định mẹ có dấu hiệu mang thai?

7. Khứu giác không nhạy cảm

Sự thay đổi hormone thai kỳ cũng khiến bạn thấy nhạy cảm hơn với mùi hương, từ đó, cảm thấy buồn nôn, chóng mặt khi ngửi thấy mùi hương, nhất là mùi lạ. Điều này cũng có thể giải thích cho tâm trạng dễ xúc động hơn của bà bầu. Nhiều người có thai tăng nhạy cảm rõ rệt nhưng nhiều người không phát hiện được sự thay đổi này để có thể kết luận được chắc chắn.

8. Không có dấu hiệu mệt mỏi

Dấu hiệu thụ thai không thành công này có thể không đúng với một số người có sức khỏe tốt hay khả năng dung nạp tốt với sự thay đổi khi mang thai. 

Nhưng đa số phụ nữ khi mang thai sẽ thấy mệt mỏi, có thể nhức đầu và buồn ngủ hơn bình thường. Bởi vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuẩn bị cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi em bé.

9. Không thèm chua bất thường

Trong dân gian, việc phụ nữ bỗng nhiên thèm chua được cho là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai. Do đó, nhiều người cho rằng, nếu phụ nữ không cảm thấy thèm đồ chua sau khi quan hệ tình dục thì có nghĩa là không mang thai.

Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu thụ thai không thành công đáng tin cậy vì chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định chắc chắn. Thực tế cũng có nhiều mẹ bầu không cảm thấy thèm chua trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân khiến cặp đôi thụ thai không thành công

1. Độ tuổi quá lớn

Tuổi tác là một yếu tố chính trong khả năng sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ càng lớn tuổi thì số lượng và chất lượng trứng càng giảm đi. Điều này trở nên rõ ràng khi phụ nữ khoảng 35 tuổi và tăng nhanh sau 40 tuổi. 

Trọng khi đó, đàn ông tạo ra tinh trùng trong suốt cuộc đời của mình. Vì vậy, đối với nam giới, tuổi tác không phải là một yếu tố. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới dù ở độ tuổi nào.

2. Vấn đề ở tinh trùng

Các yếu tố sức khỏe hoặc lối sống có thể làm giảm số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh của nam giới.

3. Các vấn đề về rụng trứng

Vấn đề rụng trứng là một nguyên nhân phổ biến của vô sinh. Trong một số trường hợp, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho trứng không trưởng thành. Các vấn đề về nội tiết tố cũng có thể khiến trứng không rụng ra khỏi buồng trứng.

dấu hiệu thụ thai không thành công: vấn đề ở trứng

4. Các vấn đề về thụ tinh

Sự tắc nghẽn trong đường sinh sản nam hoặc nữ có thể ngăn cản quá trình thụ tinh. Dịch tiết chất nhầy – dịch tiết âm đạo có thể trở nên ít chất lỏng hơn và trở nên “khắc nghiệt” hơn với tinh trùng. Từ đó, khiến tinh trùng khó bơi qua chất nhầy cổ tử cung. 

Và ngay cả khi tinh trùng đến được với trứng, một số yếu tố cũng khiến chúng không thể xuyên qua lớp vỏ bọc của trứng.

5. Vấn đề với việc làm tổ

Sau khi thụ tinh, phôi có thể không làm tổ được trong tử cung do các vấn đề với niêm mạc tử cung hoặc là kết quả của các vấn đề về kích thước hoặc hình dạng của tử cung.

6. Mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Một số bệnh có thể làm hỏng cơ quan sinh sản theo thời gian hoặc trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị đúng cách, bao gồm lạc nội mạc tử cung, PCOS và Chlamydia.

7. Mắc bệnh mãn tính

Một số bệnh có thể có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.

>> Xem thêm: 4 nhóm gây nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ chính yếu và dấu hiệu nhận biết

Kinh nghiệm thụ thai thành công cho cặp đôi

1. Kinh nghiệm thụ thai thành công cho nữ

Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp bạn thúc đẩy khả năng sinh sản. Cụ thể:

tập thể dục để thụ thai thành công

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hoặc thiếu cân đáng kể có thể ức chế sự rụng trứng.
  • Giảm thiểu căng thẳng: Căng thẳng cũng được xem là một yếu tố nguy cơ khiến các cặp đôi khó có con.
  • Ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Bệnh nhiễm trùng như chlamydia và lậu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Tránh tiếp xúc với chất độc: Các chất ô nhiễm và chất độc trong môi trường như thuốc trừ sâu có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
  • Tránh hút thuốc: Sử dụng thuốc lá là một yếu tố rủi ro làm giảm khả năng sinh sản. Hút thuốc làm lão hóa buồng trứng và làm cạn kiệt trứng sớm. 
  • Hạn chế caffein: Khả năng sinh sản của phụ nữ dường như không bị ảnh hưởng bởi lượng caffeine dưới 200 miligam mỗi ngày. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên uống 1-2 tách cà phê nhỏ (khoảng 175ml/1 ngày) nếu thèm.
  • Hạn chế lượng rượu tiêu thụ: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng hoặc gây ra các bệnh chuyển hoá, tâm thần kinh gián tiếp ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Nếu bạn muốn có thai, hãy tránh uống rượu hoàn toàn. 
  • Tránh làm việc ca đêm (nếu có thể): Thường xuyên làm việc ca đêm có thể khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn, do ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Nếu bạn làm ca đêm, hãy cố gắng ngủ đủ giấc khi không phải làm việc.
  • Tránh tập thể dục quá sức: Quá nhiều hoạt động thể chất mạnh mẽ có thể ức chế rụng trứng, rối loạn hormone, điều này có thể gặp ở những người vận động thể lực quá nhiều ví dụ vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, bạn chỉ nên tập thể dục vừa sức của bản thân.

>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ và cách điều trị hiệu quả nhanh nhất

2. Kinh nghiệm thụ thai thành công cho nam

Đàn ông có thể cải thiện cơ hội thụ thai bằng cách chú ý đến sức khỏe và lối sống. Chẳng hạn như:

quan hệ tình dục để thụ thai thành công

  • Tập thể dục điều độ: Bạn cũng có thể tập thể dục để cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng giường chiếu.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc đã được chứng minh là làm giảm cả số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
  • Đừng quá tham công tiếc việc: Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến hứng thú tình dục. Vì vậy, bạn phải cố gắng thư giãn và quản lý stress. 
  • Tránh uống rượu: Thói quen uống rượu, bia làm giảm số lượng tinh trùng của nam giới ngay cả khi nam giới chỉ uống một lượng nhỏ.
  • Nên quan hệ tình dục khi thấy khỏe mạnh về thể chất và tinh thần: Nghiên cứu cho thấy điều này làm cải thiện đáng kể chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Ngưng dùng chất kích thích gây nghiện: Ngay cả với một lượng nhỏ như cần sa cũng có thể khiến số lượng tinh trùng thấp và làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng.
  • Tránh xa hóa chất độc hại: Tránh xa các chất độc và mối nguy hiểm từ môi trường như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, dung môi hữu cơ, chì, bức xạ ion hóa, kim loại nặng và hóa chất độc hại.
  • Giữ “cậu nhỏ” khô thoáng: Đàn ông có số lượng tinh trùng cao hơn khi bộ phận sinh dục được giữ ở nhiệt độ mát mẻ, thông thoáng. Vì vậy, bạn không nên tắm bồn nước nóng, vòi sen nước nóng hoặc mặc quần lót bó sát.
  • Để ý chế độ ăn uống lành mạnh: Nếu nam giới bị suy dinh dưỡng hoặc không nhận đủ các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp, số lượng tinh trùng của họ có thể bị ảnh hưởng. Dùng thực phẩm bổ sung có chứa các chất dinh dưỡng như kẽm sẽ tốt cho sức khỏe sinh sản nam giới.
  • Giữ khoảng cách với điện thoại di động: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Hungary, những người đàn ông để điện thoại di động bật trong túi quần hoặc trên thắt lưng làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng và có nguy cơ giảm khả năng sinh sản tới 1/3. Ngoài ra, khả năng vận động của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi các cuộc gọi kéo dài quá lâu.

Như vậy bạn đã biết rõ 9 dấu hiệu thụ thai không thành công rồi. Hy vọng với những thông tin MarryBaby vừa cung cấp sẽ giúp cho vợ chồng bạn sớm có “tin vui” nhé.