Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn hạt bí được không? Biết trước không thừa đâu mẹ ơi!

Để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn hạt bí được không, mời mẹ xem ngay bài viết dưới đây của MarryBaby để yên tâm nhâm nhi ngày Tết nhé.

Thành phần dinh dưỡng của hạt bí

Hạt bí ngô rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể kể đến như mangan và vitamin K, cả hai đều quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành. Chúng cũng chứa kẽm, một khoáng chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus.

Hạt bí ngô nguyên hạt chưa qua chế biến (tính theo 100g) là một nguồn cung cấp dồi dào các chất theo bảng như sau:

Dinh dưỡng có trong 100g hạt bí ngô Hàm lượng dinh dưỡng 
Nước 4,5g 
Năng lượng 446 kcal
Chất đạm 18,6g
Tổng lipid (chất béo) 19,4g 
Tro  3,8g 
Carbohydrate chênh lệch  53,8g
Chất xơ trong tổng khẩu phần ăn 18,4g
Canxi 55mg
Sắt 3,31mg
Magie 262mg
Phốt pho 92mg 
Kali 919mg
Natri 18mg
Kẽm 10,3mg
Đồng 0,69mg
Mangan 0,496mg 
Vitamin C, axit ascorbic toàn phần 0,3mg
Thiamin 0,034mg
Riboflavin  0,052mg 
Niacin 0,286mg
Axit pantothenic  0,056mg
Vitamin B-6  0,037mg
Folate, tổng cộng 0,009mg
Folate, thức ăn 0,009mg
Folate, DFE 0,009mg được tính toán
Axit folic Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin B-12 Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin A, RAE 0,003mg
Vitamin A, IU 62 IU
Retinol Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin D (D2 + D3) 0 IU (Số lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt)
Axit béo, tổng số bão hòa  3,67g
SFA 12:0  0,019g
SFA 14:0 0,022g
SFA 16:0  2,37g
SFA 18:0 1,19g
Axit béo, tổng số không bão hòa đơn  6,03g
MUFA 16:1  0,042g
MUFA 18:1  5,98g
Axit béo, tổng số không bão hòa đa  8,84g
PUFA 18:2 8,76g
PUFA 18:3  0,077g
Cholesterol  Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Tryptophan  0,326g 
Threonin 0,683g
Isoleucin 0,956g
Leuxin  1,57g
Lysin  1,39g
Methionin  0,417g
Xystin  0,228g
Phenylalanin  0,924g
Tyrosine  0,77g
valin  1,49g
Arginin  3,05g
Histidin  0,515g
Alanin  0,875g
Axit aspartic  1,87g
Axit glutamic  3,26g
Axit glutamic  1,36g
Proline  0,756g
Huyết thanh  0,868g 

thành phần dinh dưỡng của hạt bí

Bà bầu ăn hạt bí được không?

Để có câu trả lời cho mình, bạn cần biết tác dụng của hạt bí đối với bầu là thế nào.

1. Hạt bí cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào

1.1. Đáp ứng lượng vitamin A mỗi ngày

Bí ngô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và beta-carotene. Vì vậy, ăn bí ngô giúp bà bầu đáp ứng nhu cầu Vitamin A hàng ngày. 

Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng quá liều Vitamin A trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, nên cần cân nhắc các sản phẩm có chứa vitamin A nói chung theo hướng dẫn sử dụng khuyến nghị, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. 

1.2. Ngừa thiếu máu và giảm nguy cơ sinh non

Hạt bí ngô cũng là một nguồn cung cấp chất sắt tốt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi mang thai và có thể giúp giảm nguy cơ sinh non. 

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Hạt bí ngô cũng chứa vitamin C, giúp mẹ hấp thụ sắt và tăng cường tốt cho hệ thống miễn dịch. 

1.4. Chống oxy hóa, nhiễm trùng

 Hạt bí ngô giàu vitamin B6, chất protein, kẽm và chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường mức độ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong thai kỳ. Lợi ích hạt bí ngô từ các vitamin và khoáng chất bao gồm axit béo omega-3, kẽm và magie. Có thể nói, đây là bữa ăn nhẹ hoàn hảo vào giữa buổi chiều cho mẹ, vì nó không chỉ giúp xua tan cơn đói mà còn giúp mẹ đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng quan trọng nêu trên. 

>>Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng

2. Hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu

Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên nhất của bí ngô và hạt bí ngô là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu khi mang thai nhờ có kali và magie. 

Mức magie thấp thường gặp ở những người bị kháng insulin, đây là một trong những lý do khiến bệnh tiểu đường xảy ra. Hạt bí ngô là một nguồn magie tốt cho cơ thể

Bà bầu ăn được hạt bí không? Điều quan trọng mẹ cần lưu ý là để có được đầy đủ lợi ích như trên, khi ăn hạt bí ngô, mẹ không cần thêm đường.

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt bí ngô rất giàu chất xơ, giúp giảm chứng táo bón mà bà bầu thường gặp phải do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, bầu ăn hạt bí ngô còn giúp giảm đau bụng hay xảy ra trong thai kỳ.

Mẹ biết không, việc giảm táo bón cũng sẽ giúp mẹ tránh được bệnh trĩ đi kèm.

4. Bầu ăn hạt bí được không? Được vì hỗ trợ tim mạch

Ăn hạt bí ngô khi mang thai rất tốt cho tim mạch vì chất xơ, kali và vitamin C trong bí ngô đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Kali và chất chống oxy hóa có trong bí ngô có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và có tác động tích cực đến huyết áp. Hơn nữa, nó cũng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong thai kỳ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiêu thụ đủ kali cũng quan trọng như việc giảm lượng natri để điều trị huyết áp cao. Tăng lượng kali cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.

5. Giúp mẹ ngủ ngon hơn

Hạt bí ngô có chứa tryptophan, một loại axit amin mà cơ thể bạn chuyển đổi thành “hormone bóng đêm” gây buồn ngủ, melatonin gây buồn ngủ.

Khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc là nỗi lo thường gặp khi bạn mang thai. Vì thế, mẹ hãy ăn hạt bí vài giờ trước khi ngủ để giúp ngủ ngon hơn nhé.

6. Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Lợi ích của bí ngô và hạt bí ngô không chỉ dành cho mẹ. Chúng cũng giúp cho sự phát triển của bào thai. Cụ thể là:

  • Kẽm giúp phát triển trí não. 
  • Sắt giúp mang oxy đến thai nhi. 
  • Các axit béo omega-3 trong hạt bí góp phần phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
  • Beta-carotene có trong bí ngô góp phần vào sự phát triển của tim, phổi, xương, mắt, thận, dây thần kinh và hệ tuần hoàn của thai nhi.

Bà bầu ăn hạt bí được không? Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm ăn hạt bí vào Tết. Tuy nhiên, mẹ cần xem thêm các cách để ăn hạt bí ngon và lưu ý để ăn hạt bí an toàn trong thai kỳ ở phần dưới đây nhé.

>>Xem thêm: Bầu ăn bánh tét được không? Tết này mẹ bầu muốn khỏe phải lưu ý!

Gợi ý cách ăn hạt bí ngon bổ cho mẹ bầu

Bên cạnh thắc mắc bầu ăn hạt bí được không, mẹ hãy lưu lại ngay những cách ăn hạt bí siêu giàu sinh dưỡng dưới đây nhé.

Khi mua hạt bí ngô, mẹ có thể tìm thấy hạt bí ngô có hoặc không có vỏ tại các cửa hàng tạp hóa hoặc lấy trực tiếp từ quả bí ngô nguyên quả. Nếu mua sản phẩm đóng gói sẵn, mẹ hãy để ý các thành phần bổ sung như muối (làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt).

Những cách để tăng cường sức khỏe tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ của hạt bí ngô trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm:

  • Thêm vào sinh tố
  • Nướng cùng bánh quy và bánh mì
  • Trộn vào granola, sữa chua hoặc ngũ cốc
  • Cho vào món salad để tăng thêm độ giòn
  • Pha trộn cùng các thành phần khác trong nước chấm
  • Nướng lên và ăn trực tiếp như một món ăn vặt lành mạnh
  • Trang trí thêm vào các món ăn như súp, món gà hoặc mì ống

>>Xem thêm: Bà bầu ăn xôi có tốt không? Điều mẹ bầu cần cân nhắc!

Lưu ý khi bầu ăn hạt bí

Lưu ý khi ăn hạt bí cho bà bầu

Câu trả lời cho băn khoăn bầu ăn hạt bí được không đã rõ. Vậy mẹ cần lưu ý gì khi ăn hạt bí? 

1. Bảo quản nơi mát mẻ, khô ráo

Đặc điểm của hạt bí là hàm lượng chất béo cao nên dễ bị ôi thiu. Do đó, bạn nên giữ chúng ở nơi mát mẻ, tối và khô ráo để kéo dài thời hạn sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

2. Dễ gây nghẹn hoặc sặc

Bầu ăn hạt bí được không? Được nhưng mẹ cẩn thận nếu không để ý sẽ dễ bị nghẹn cổ họng, bị sặc. Bên cạnh đó, các em nhỏ ăn hạt bí không cẩn thận cũng sẽ dễ bị mắc cổ họng, gây ngạt thở.

3. Gây đầy hơi, khó tiêu

Hạt bí ngô có nhiều chất xơ nhưng cũng nhiều chất béo. 100g hạt bí ngô nguyên chất chứa (18,4g chất xơ; 3,67g axit béo bão hòa và 8,84g axit béo không bão hòa) Nếu mẹ ăn quá nhiều, mẹ có thể bị đầy hơi và chướng bụng. Mặc dù , chất xơ giúp làm đầy phân và ngăn ngừa táo bón về lâu dài, nhưng ăn nhiều hạt bí ngô cùng một lúc thực sự có thể gây táo bón.

4. Gây tăng cân

Bầu ăn hạt bí được không? Được nhưng cẩn thận kẻo tăng cân mẹ nhé. Khi mẹ ăn hạt bí ngô, hãy nhớ rằng chúng chứa nhiều calo và chất béo. Trong 100g chất béo nguyên chất chứa 446kcal; 3, 67g axit béo bão hòa và 8,84g axit béo không bão hòa. Do đó, mẹ hường xuyên ăn quá nhiều có thể gây tăng cân.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn bầu ăn hạt bí được không. Hy vọng mẹ đã gỡ rối được trăn trở này và thoải mái tận hưởng những giây phút “nhâm nhi” hạt bí cùng gia đình trong ngày Tết.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách tẩy da chết cho bà bầu lành tính và hiệu quả trong thai kỳ!

Không để mẹ chờ lâu thêm nữa, hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để nắm được cách tẩy da chết cho bà bầu và các sản phẩm tẩy da chết cho bà bầu an toàn nhé!

Mẹ bầu có nên tẩy tế bào da chết không?

Quá trình em bé lớn lên từng ngày trong bụng mẹ có thể khiến cơ thể mẹ thay đổi nhiều, chẳng hạn như kích thước bàn chân, sở thích ăn uống, thậm chí là cả làn da của mẹ. Dù da mẹ có thể bị nhạy cảm và dễ tổn thương khi dùng các sản phẩm bôi ngoài da, nhưng lại hưởng lợi từ việc tẩy da chết đấy!

Mẹ bầu tẩy tế bào chết như một biện pháp phòng ngừa, giúp làn da mịn màng, tươi tắn hơn, thậm chí, còn sạch hơn khi đánh bật tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.  

Tẩy da chế cho bà bầu cũng giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Từ việc loại bỏ các tế bào cũ, một lớp da mới nổi lên trên bề mặt để tăng trưởng, phát triển và cải thiện quá trình oxy hóa mô.

Hơn nữa, tẩy da chết cho bà bầu khá hữu ích và hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Nám da
  • Sẹo mụn
  • Da lão hóa
  • Lão hoá da do ánh sáng (photoaging). Đây là một tình trạng tổn thương ở da được đặc trưng bởi phản ứng viêm mãn tính với tia UV.

Ngoài ra, việc tẩy da chết cho bà bầu giúp kết cấu lớp biểu bì trở nên mượt mà, mềm mại và đồng nhất hơn, phục hồi độ sáng và sức sống của da.

Có mấy loại tẩy tế bào chết?

Có mấy loại tẩy da chết cho bà bầu

Nhìn chung, có hai cách để tẩy tế bào chết và làm mịn da:

1. Tẩy tế bào chết vật lý

Đối với cách này, mẹ có thể sử dụng một sản phẩm được làm bằng các hạt hoặc hạt tẩy tế bào chết tự nhiên để “tẩy sạch” các tế bào bong tróc. 

2. Tẩy tế bào chết hóa học

Quá trình này thường bao gồm các axit và hóa chất an toàn sử dụng cho bà bầu có tác dụng phân giải các liên kết giữa các tế bào da ở lớp ngoài để chúng giải phóng dễ dàng hơn.

>>Xem thêm: Mẹ bầu đọc ngay các lưu ý chăm sóc da khi mang thai để tránh nguy hiểm không đáng có!

Cách tẩy tế bào da chết cho bầu

1. Cách tẩy tế bào chết da mặt cho bà bầu

1.1. Tấy da chết cho bầu theo phương pháp vật lý

Để tẩy tế bào chết da mặt cho bà bầu theo cách này, mẹ hãy dùng một miếng vải mềm để massage da mặt cùng với lớp kem hay mặt nạ có tác dụng tẩy tế bào chết trên mặt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể mua sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết có chứa các hạt hoặc bột hoàn toàn tự nhiên.

1.2. Tẩy da chết cho bầu theo phương pháp hóa học

Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm và huyết thanh được làm bằng axit an toàn cho mẹ bầu, chẳng hạn như axit citric, glycolic và axit lactic. Để tránh khả năng bị kích ứng, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về tần suất bạn nên tẩy tế bào chết tại chỗ khi mang thai.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ bầu đọc ngay các lưu ý chăm sóc da khi mang thai để tránh nguy hiểm không đáng có!

2. Cách tẩy tế bào trên cơ thể

cách tẩy tế bào da chết cho bà bầu trên cơ thể

2.1. Tấy da chết cho bầu theo phương pháp vật lý

Cách đơn giản nhất để làm mịn da khi mang thai là sử dụng một dụng cụ cơ học, chẳng hạn như bàn chải cơ thể khô hoặc xơ mướp hoặc miếng bọt biển để thực hiên các động tác xoa bóp nhẹ nhàng trên da, mẹ nhớ chỉ chà nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng bụng.

Bác sĩ da liễu cũng lưu ý nên vệ sinh sản phẩm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ. Hãy thử rửa bằng xà phòng và để khô trước khi sử dụng vào lần sau. Hơn nữa, bàn chải phải khô ráo để đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn.

Chuyên gia gợi ý rằng, mẹ không cần phải tẩy tế bào chết hàng ngày, có thể chỉ mỗi tháng một lần. Ngoài ra, mẹ có thể xây dựng thói quen massage cơ thể hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm tự nhiên hoặc bơ để bổ sung độ ẩm và mềm mại.

2.2. Tẩy da chết cho bầu theo phương pháp hóa học

Mẹ có thể thoa sản phẩm tẩy tế bào chết lên chân, tay trước khi gội đầu và dưỡng tóc; việc này chỉ mất vài phút là mẹ đã có thể có làn da mượt mà như ý.

Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm tẩy da chết đóng chai dịu nhẹ, như Mama Mio Tummy Rub Scrub được làm bằng các chất tẩy da chết vật lý như cát đá bọt, cùng với chiết xuất đu đủ có chứa các enzym tẩy tế bào chết. Một sản phẩm như vậy mang lại lợi ích cho việc tẩy tế bào da chết kép.

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm tẩy da chết cho bà bầu

tiêu chí lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào da chết cho bà bầu

Các axit thường được sử dụng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết không kê đơn là axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic và axit lactic, và axit beta hydroxy (BHA), như axit salicylic.

Ngoài ra, một số enzym trái cây, như dứa và bí ngô, cũng được xem là các thành phần trong các sản phẩm làm mịn da.

Tuy nhiên, trước khi bạn đi mua các sản phẩm tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể, mẹ hãy kiểm tra xem thành phần nào được các bác sĩ da liễu khuyên dùng nhất và phương pháp tẩy da chết vật lý hay hóa học nào tốt nhất cho mẹ nhé.

>>Xem thêm: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

Các loại sản phẩm tẩy da chết cho bà bầu

1. Tẩy tế bào chết cà phê Cocoon

1.1. Thành phần

Đây là sản phẩm tẩy da chết vật lý nhưng không gây rát da hoặc tổn thương da. Hơn nữa, thành phần của cà phê Cocoon còn chứa nhiều chất dưỡng da như:

  • Cà phê Đắk Lắk
  • Bơ ca cao
  • Vitamin E
  • Dầu hoa rum

Thành phần chi tiết: Aqua/Water, Coffea Arabica (Coffee) Seed Powder, Cetearyl Alcohol, Cocamidopropyl Betaine, Carthamus Tinctorius (Safflower) Seed Oil, Glyceryl Stearate, C15-19 Alkane, Glycerin, Ceteareth-20, Ceteareth-12, Theobroma Cacao (Cocoa) Seed Butter, Butyrospermum Parkii (Shea) Butter, C10-18 Triglycerides, Olus Oil, Cetyl Palmitate, Glycine Soja (Soybean) Sterols, Phospholipids, Glycolipids, Hydroxypropyl Starch Phosphate, Glycine Soja (Soybean) Oil, Sodium Stearoyl Glutamate Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer, Tocopherol, Xanthan Gum, Phenoxyethanol, Sodium Hydroxide, Ethylhexylglycerin, Trisodium Ethylenediamine Disuccinate.

1.2. Công dụng

  • Cocoon tẩy da chết loại bỏ da chết trên mặt và trên cơ thể (mẹ lưu ý chọn đúng loại sản phẩm cho từng bộ phận cơ thể nhé).
  • Cà phê Đắk Lắk: Hạt cà phê được xay nhuyễn và sàng lọc với tỉ lệ hoàn hảo, đảm bảo làm sạch các tế bào chết trên da nhưng không làm tổn thương da. Ngoài ra, caffein trong hạt cà phê sẽ giúp da săn chắc, đều màu và mềm mại hơn.
  • Bơ ca cao: Cực kỳ giàu chất béo có lợi do chưa qua tinh chế. Thành phần giúp dưỡng ẩm da cực tốt và làm mềm những vùng da chai sần.
  • Vitamin E, dầu hoa rum: Giúp phục hồi và cân bằng hàng rào tự nhiên của da, giúp da mượt mà và săn chắc hơn.

1.3. Cách dùng

  • Mẹ làm ướt da mặt rồi thoa một lượng tẩy tế bào chết cocoon lên da ướt.
  • Mát xa nhẹ nhàng với cocoon từ cổ đến chân (đối với sản phẩm tẩy da chết toàn thân) hoặc tẩy trên mặt (đối với sản phẩm dành cho da mặt), sau đó tắm sạch lại với nước.
  • Dùng tẩy da chết cocoon 2-3 lần một tuần để đạt kết quả tốt.

1.4 Giá bán tham khảo

Dao động từ 100.000 VND – 132.000 VND

2. Tẩy da chết cho bà bầu Cosrx AHA 7 Whitehead Power Liquid Exfoliator

2.1 Thành phần

Pyrus Malus (Apple) Fruit Water 78.05%: Hỗ trợ làm đều màu da; Glycolic Acid (AHA) 7%: Cải thiện cấu trúc bề mặt da

2.2 Công dụng

  • Tẩy tế bào chết nhẹ dịu, kiểm soát tuyến bã nhờn và khắc phục tình trạng mụn đầu trắng và mụ trứng cá
  • Các chất dinh dưỡng, vitamin và nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên cung cấp độ ẩm hoàn hảo cho những làn da khô
  • Cải thiện cấu trúc bề mặt da mang lại làn da sáng và đều màu
  • Thành phần PHA giúp tẩy tế bào chết nhẹ dịu và không gây kích ứng

2.3 Cách dùng

  • Sau bước làm sạch và cân bằng da, thấm 1 lượng dung dịch vừa đủ vào miếng bông tẩy trang và lau nhẹ lên da, tránh vùng da mắt và môi.
  • Đợi 20 phút cho sản phẩm thấm vào da
  • Tiếp tục với các sản phẩm khác trong quy trình dưỡng da
  • Nên dùng 2-3 lần trong tuần cho lần đầu tiên, sau đó tăng dần cường độ theo nhu cầu làn da
  • Tránh sử dụng bất cứ sản phẩm dưỡng da nào lên đốm mụn trước khi sử dụng miếng dán. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm, không gây kích ứng, không thử nghiệm trên động vật, không parabens, không sulfates, không phthalates, không cồn nên sẽ an toàn cho mọi làn da.

2.4 Giá bán tham khảo

Dao động từ 110.000 VND – 529.000 VND

3. Lactic Acid 5% + HA The Ordinary

3.1 Thành phần

  • Lactic Acid
  • Hyaluronic acid 2%
  • Tasmanian Pepperberry
  • Sodium Hyaluronate Crosspolymer

3.2 Công dụng

  • Lactic Acid là một dạng dẫn xuất của AHA có nguồn gốc từ sữa, kích thước phân tử lớn hơn Glycolic Acid nên dịu nhẹ hơn. Với nồng độ từ 5 – 10%, sản phẩm chỉ tác động đến lớp thượng bì mà không tác động đến trung bì nên khá an toàn cho mẹ.
  • Hyaluronic acid 2% giúp giữ ẩm cho da cực tốt.
  • Sodium Hyaluronate Crosspolymer là một dạng ổn định hơn của hyaluronic acid giúp cấp nước, làm da căng mịn.
  • Tasmanian Pepperberry có chiết xuất thảo mộc giúp giảm kích ứng do sử dụng acid.

3.3 Cách dùng

  • Mẹ sử dụng khoảng 1-2 lần/tuần, trước khi đi ngủ
  • Nhỏ tinh chất ra tay thoa đều lên da cho sản phẩm thẩm thấu sâu bên trong da (vài phút) trước khi dùng các sản phẩm dưỡng da khác

3.4 Giá bán tham khảo

Dao động từ 164.000 VND – 235.000 VND

4. The inkey list Lactic Acid

4.1 Thành phần

Aqua (Water), Lactic Acid (10%), Propanediol, Glycerin, Sodium Hydroxide, PPG-26-Buteth-26, Sodium Hyaluronate, Phenoxyethanol, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Ethylhexylglycerin, Trisodium Ethylenediamine Disuccinate, Agastache Mexicana Flower/Leaf/Stem Extract

4.2 Công dụng

Sản phẩm sẽ giúp mẹ tẩy tế bào chết cho da, làm sáng da, loại bỏ thâm, ngăn ngừa nếp nhăn và làm căng da.

Theo nghiên cứu, lactic acid nồng độ 12% có thể tác động đến cả lớp biểu bì và hạ bì. Tuy nhiên, sản phẩm này 10% nên có thể có tác động sâu đến lớp hạ bì nên sẽ an toàn đối với các chị em mang thai hơn các sản phẩm có AHA vượt quá 10%.

4.3 Cách dùng

Mẹ có thể dùng sản phẩm sau bước toner và sử dụng kem chống nắng vào ban ngày

4.4 Giá bán tham khảo

Dao động từ 339.000 VND – 733.340 VND

5. Paula’s Choice Skin Perfecting 8% Aha Gel Exfoliant

5.1 Thành phần

  • Chiết xuất Cúc La Mã: Thành phần chống oxy hóa, cải thiện bề mặt da thô ráp
  • 8% Glycolic Axit: Loại bỏ tế bào chết, làm mềm và tái tạo da
  • Về kết cấu, sản phẩm có dạng gel giúp dễ thấm nhanh vào da, không gây bết, rít.

5.2 Công dụng

  • Cải thiện tông màu da tươi mới
  • Chú trọng làm đầy nếp nhăn sâu
  • Giúp thúc đẩy làn da săn chắc hơn
  • Tái tạo bề mặt da của bạn, tạo ra sự rạng rỡ và thu hút mọi ánh nhìn
  • Làm mờ sự xuất hiện của các nếp nhăn và làm cho làn da của bạn cảm thấy mềm mại hơn rất nhiều

5.3 Cách dùng

  • Mẹ có thể dùng sau khi rửa mặt sạch và lau nước cân bằng (nếu có).
  • Luôn sử dụng dưỡng ngày có chống nắng chỉ số SPF từ 30 vào ban ngày.
  • Mẹ chỉ lấy lượng vừa đủ để thoa đều lên toàn bộ mặt và cổ, không cần phải rửa lại với nước.

5.3 Giá bán tham khảo

Dao động từ 680.000 VND – 949.000 VND

Lưu ý khi mẹ bầu tẩy tế bào da chết

Bất kể mẹ dùng loại chất tẩy tế bào chết hoặc cơ chế nào, các chỉ định cụ thể phải tuân theo. Cụ thể, mẹ nên tránh tẩy tế bào chết khi rơi vào các trường hợp sau:

  • Rối loạn sắc tố: Bao gồm nám da, dát tăng sắc tố sau viêm, nám và tàn nhang.
  • Bị tình trạng viêm ở da: Bao gồm bệnh hồng ban, mụn trứng cá, sẹo sau mụn và viêm giả nang lông ở cằm.
  • Sự tăng sinh của lớp biểu bì và các tổn thương tiền ung thư: Bao gồm dày sừng tuyến bã và dày sừng quang hóa.

Theo đó, mẹ nên thực hiện quy trình này trong chu trình dưỡng da 20 ngày/lần. Đổi lại, kem chống nắng phải luôn được thoa và thay mới sau mỗi 2 giờ để ngăn ngừa sự phát triển của các đốm tăng sắc tố trên da.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu nắm được cách tẩy da chết vật lý, hóa học ở mặt cũng như trên cơ thể, các sản phẩm an toàn cũng như các lưu ý khi tẩy da chết cho bà bầu.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 điều cần biết khi mang thai lần đầu để mẹ và bé cùng khỏe

Triệu chứng này là bệnh gì, có nguy hiểm cho bé không? Mẹ bầu có nên ăn, uống món này không? Không tiêm phòng khi mang thai có sao không?… Đây chỉ là một số trong hàng tá những thắc mắc về thai kỳ mà mẹ hay trăn trở. Mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá những điều cần biết khi mang thai lần đầu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu về dinh dưỡng 

1.1. Tránh Caffeine

Tránh caffeine là một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu bởi vì caffeine gây ra nhiều rủi ro dưới đây cho sức khỏe của mẹ:

  • Có thể dễ dàng đi qua nhau thai và vào máu thai nhi, gây ra các ảnh hưởng bất lợi lên trẻ. 
  • Gây ra các tác dụng phụ như nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao và hệ thần kinh bị kích thích có khả năng làm ảnh hưởng đến mẹ và em bé.

Thay vào đó, mẹ hãy thử chuyển sang uống trà thảo dược không chứa caffein tự nhiên. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì một số loại thảo mộc có thể gây chuyển dạ sớm.

1.2. Nên uống đủ lượng nước cho cả ngày

Những người lần đầu làm mẹ cần nhiều nước hơn bình thường, một cách để dễ liên tưởng và dễ nhớ uống nước là nước này cũng sẽ góp phần vào lượng nước ối bao quanh em bé trong bụng mẹ.

Đối với người bình thường thì nước đã vô cùng quan trọng rồi, vì tất cả các chuyển hoá hay trao đổi chất trong cơ thể chúng ta hay đào thải độc tố đều cần nước, huống gì là đối với mẹ bầu.

Do đó, mẹ bầu phải uống từ 2-2,5l nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cả bạn và thai nhi. Bên cạnh đó, cần lưu ý là mẹ bầu không nên dùng cà phê, rượu bia, nước tăng lực, đồ uống có ga… để tránh gây hại cho sức khỏe trong thai kỳ. 

Uống đủ nước cũng là một trong những điều cần biết khi mang thai

Ngoài nước lọc ra, bạn chỉ nên lựa chọn những thức uống lành mạnh khác như:

Nói tóm lại, tốt nhất, mẹ nên đảm bảo bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. 

2. Mẹ mang thai lần đầu cần để ý chế độ sinh hoạt

2.1. Xây dựng thói quen tập thể dục nhẹ nhàng

Mang thai có thể khiến mẹ thay đổi nhiều về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, để chống lại cơn đau và tâm trạng thất thường, mẹ hãy thường xuyên tập thể dục.

Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau lưng, tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra, hoạt động này cũng tăng cường cơ bắp và dây chằng, giúp mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Một số bài tập giúp thư giãn cơ thể cho mẹ bầu là bơi lội, đi bộ. Tác dụng của yoga trước khi sinh sẽ giúp mẹ mở rộng hông, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị chứng bồn chồn.

Lưu ý khác mẹ cần quan tâm là việc nâng tạ nặng hoặc tập các bài tập tim mạch cường độ cao là không nên khi mang thai.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hình ảnh: Hướng dẫn 10 bài tập yoga cho bà bầu để mẹ con cùng khỏe

2.2. Mẹ đừng quên ngủ trưa nhé

mẹ bầu nên ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe

Mệt mỏi là tình trạng thường xuyên gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Cơ thể mẹ lúc này đang trải qua những thay đổi nội tiết tố nên sẽ ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn.

Hơn nữa, khi em bé chào đời, bạn sẽ không có cơ hội nghỉ ngơi thường xuyên. Thời gian ngủ của bạn sẽ bị thiếu và không nhất quán.

Vì vậy, một trong những điều mẹ cần biết khi mang thai là có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều để phục hồi bản thân và giảm bớt căng thẳng.

Ngủ đủ giấc vào ban đêm cũng rất quan trọng. Khi thai nhi ngày càng lớn, bạn sẽ khó ngủ hơn vào ban đêm. 

Hãy bù đắp cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm và đầu tư vào một chiếc gối dành cho bà bầu nằm giữa đùi và bên dưới của bạn. Một chiếc gối sẽ căn chỉnh hông của bạn để giảm áp lực lên lưng và xương chậu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

1.3. Chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần

Mẹo tiếp theo, và có lẽ là quan trọng nhất trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu là: luôn đối xử tốt với bản thân trong từng giai đoạn của hành trình mang thai, cụ thể:

  • Tâm sự với người thân thiết
  • Cố gắng chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn
  • Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn mà mẹ thích, miễn sao nó an toàn cho mẹ và bé

3. Hiểu về các giai đoạn mang thai

Đây là điều quan trọng nhất trong số những điều cần biết khi mới mang thai lần đầu. Có ba giai đoạn tiêu chuẩn mà người mang thai phải trải qua trong chín tháng mang thai, được gọi là tam cá nguyệt.

Tam cá nguyệt đầu tiên là 0-3 tháng, tam cá nguyệt thứ hai là 4-6 tháng và tam cá nguyệt thứ ba là 7-9 tháng. Hơn nữa, hiểu rõ những điều cần làm trong từng tam cá nguyệt cũng sẽ giúp mẹ lưu tâm đến việc tiêm phòngkhám thai định kỳ đấy!

>>Xem thêm: Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác

4. Kiến thức đi sinh là những điều cần biết khi mang thai lần đầu

4.1. Massage trước khi sinh

massage trước sinh là điều cần biết khi mang thai lần đầu

Trước khi sinh, nếu có điều kiện và cơ hội, mẹ hãy thử trải nghiệm massage trước khi sinh.

Tác dụng của massage là giúp thư giãn, lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị một số vấn đề tâm lý hay rối loạn liên quan cơ xương khớp. 

Massage tác động nhẹ giúp điều trị chứng đau lưng dưới hiệu quả. Đau lưng dưới có thể là điều khó chịu trong suốt thai kỳ của bạn.

Tuy nhiên, mẹ nhớ cần tìm đến những trung tâm được huấn luyện để masage cho phụ nữ mang thai, thảo luận với bác sĩ trước về vấn đề này và chỉ massage một số khu vực trên cơ thể, không massage bụng hoặc ngực.

4.2. Lên kế hoạch sinh con

Việc làm mẹ bắt đầu khi bạn sinh em bé. Bậc cha mẹ nào cũng muốn làm cho khoảnh khắc này trở nên đặc biệt và an toàn. Đó là lý do tại sao lập một kế hoạch sinh nở là điều cần thiết, chẳng hạn như xác định ngày dự sinh, phương pháp sinh thường hay mổ.

4.3. Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Phụ nữ mới làm mẹ có thể bỡ ngỡ với điều này, đây thực sự là những điều cần biết khi mang thai lần đầu. Mẹ có thể chuẩn bị giỏ đồ đi sinh như giường cũi, bàn thay tã, ghế bập bênh và tủ quần áo cho nhà trẻ. Ngoài ra, hãy chọn màu sắc tươi sáng cho tường và decal cho cửa sổ để bé thích thú.

Mặc quần áo cho bé là một niềm vui, nhưng nó cũng đòi hỏi mẹ phải cân nhắc nhiều thứ. Chẳng hạn như mẹ sẽ không muốn hết quần áo khi con đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, vì thế, mẹ nên mua một kích thước lớn hơn so với tuổi hiện tại của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên nhớ, quần áo sơ sinh không dùng được lâu nên chỉ mua ít thôi.

Hơn nữa, mẹ cũng nên chọn mu nhãn hiệu tã hoặc chọn vải hoặc miếng lót có thể tái sử dụng. Đối với trẻ sơ sinh, tã giấy dùng một lần là tốt nhất vì bạn sẽ phải thay rất thường xuyên. Mẹ cũng đừng quên chăn, yếm, bình sữa và một số đồ chơi khởi động cho bé nhé.

>>Xem thêm: Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Lựa đồ đi sinh từ A – Z cho mẹ

5. Một số tình trạng sinh lý mẹ thường gặp khi mang thai

Một số tình trạng sinh lý mẹ thường gặp khi mang thai

Sau đây là những điều cần biết trước khi mang thai lần đầu, mẹ hãy lưu ý để đỡ sốc nhé:

5.1. Giãn tĩnh mạch

Đây là tình trạng có thể gặp trong thai kỳ, thường ở 2 chi dưới, tĩnh mạch trĩ, có triệu chứng hoặc không. Chúng xuất hiện trong thời kỳ mang thai vì những thay đổi sinh lý như hormone, lưu lượng máu, cũng như tăng áp lực đè ép do thai nhi, tăng cân,… Nếu có bất kỳ trở ngại nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

5.2. Tĩnh mạch mạng nhện

Tĩnh mạch mạng nhện là những tĩnh mạch nhỏ, mỏng lộ qua da của bạn. Chúng xuất hiện trong thời kỳ mang thai vì có nhiều máu lưu thông qua tĩnh mạch của bạn hơn, nhưng chúng thường vô hại và không kéo dài lâu.

>>Xem thêm: Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

5.3. Ngứa bụng

Đây là một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu, một hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu, nhưng đừng quá lo lắng. Tình trạng ngứa bụng thường có thể là do rạn da khi bụng to, tăng cân nhưng cũng có thể là triệu chứng của chứng ứ mật hay viêm da cơ địa. 

5.4. Mẹ bầu và những giấc mơ

Khi mang thai, mẹ có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí là những cảm xúc dâng trào. Điều này có thể khiến não mẹ cố gắng sắp xếp những cảm xúc đó thông qua những giấc mơ sống động.

5.5. Có thể xảy ra hiện tượng tiết sữa sớm

Mẹ có thể bắt đầu sản xuất sữa mẹ trong thời kỳ mang thai, vì vậy việc tiết sữa sớm trước khi sinh là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có gì bất thường nhé.

5.6. Thay đổi về ham muốn tình dục

Việc mang thai gây ra sự thay đổi về hormone và cảm xúc, do đó, nó có thể gây ra sự thay đổi về ham muốn tình dục của mẹ, nhưng đừng lo lắng, điều này là bình thường. 

>> Xem thêm: Ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ coi chừng sảy thai nếu “yêu” sai cách

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về những điều cần biết khi mới mang thai lần đầu. Hy vọng những lời khuyên trên đã hữu ích cho mẹ bầu sắp và đang trong thai kỳ.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mách mẹ 4 cách tăng cân cho bà bầu gầy đơn giản, ai cũng thực hiện được!

Tăng cân không đủ trong thai kỳ cho thấy có liên quan đến một số nguy cơ cho em bé như bé sinh ra nhẹ cân, ít khả năng được bú mẹ và tăng nguy cơ tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì thế, nếu mẹ đang bị thiếu cân hoặc gặp khó khăn trong việc tăng cân, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để tham khảo cách tăng cân cho bà bầu gầy nhé.

Tại sao bà bầu bị giảm cân khi mang thai

Trước khi tìm hiểu cách tăng cân cho bà bầu gầy, mẹ cần hiểu lý do tại sao mẹ bầu tăng cân ít hoặc bị sụt cân trong thai kỳ. Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố sau:

1. Ốm nghén

Trong ba tháng đầu thai kỳ, ốm nghén có thể gây sút cân, nhưng nếu sút cân quá mức cho phép là điều cần can thiệp tích cực. Cảm giác buồn nôn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của mẹ. Hơn nữa, việc nôn mửa có thể khiến mẹ thiếu hụt calo.

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì thông thường em bé vẫn sẽ nhận được tất cả lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết vào thời điểm này.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén mang đến hiệu quả tức thì

2. Do chế độ dinh dưỡng hay lối sống chưa phù hợp

Mẹ bầu chưa biết cách tăng cường lượng dinh dưỡng một cách hợp lí, sử dụng những loại thực phẩm hay phương pháp bổ sung của người khác nhưng không phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ có nhiều vấn đề phải suy nghĩ hơn, đặc biệt nếu thiếu sự hỗ trợ từ người thân cũng khiến việc tăng cân kém hiệu quả. Một số mẹ bầu vẫn tiếp tục kiêng khem quá mức hay vận động nhiều.

Trong hầu hết các trường hợp, việc giảm cân này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sụt nhiều cân hoặc mẹ nghĩ bản thân mắc chứng hyperemesis gravidarum (ốm nghén nặng), mẹ hãy đi khám ngay để được điều trị nhé.

Cách tăng cân cho bà bầu gầy

Dưới đây là 4 cách tăng cân cho bà bầu gầy mẹ có thể tham khảo:

1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Ăn nhiều bữa hơn là sự thay đổi đầu tiên để thực hiện cách tăng cân cho bà bầu gầy. Đôi khi, mẹ không thể tăng cân trong thai kỳ vì dạ dày đang bị chèn ép đến mức mẹ không thể bổ sung thêm calo nữa.

Vì thế, mẹ bầu tăng cân ít muốn tăng nhiều cân hơn thì có thể ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn một bữa ăn lớn, quá no khiến dạ dày không chứa được. Điều này cũng giúp mẹ khắc phục tình trạng buồn nônợ nóng.

Việc chia nhỏ bữa ăn còn có lợi hơn nữa nếu mẹ bầu đang có đái tháo đường thai kỳ

2. Luôn mang theo thức ăn bên mình

Để duy trì các bữa ăn nhỏ cả ngày, mẹ hãy mang theo các loại thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn vặt cho bà bầu như trái cây sấy khô, các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt hạnh nhân.

Trường hợp mẹ có nơi để làm lạnh thức ăn, mẹ hãy mang theo trái cây, sữa chua và phô mai để ăn kèm với hạt.  Những loại thức ăn bổ dưỡng này cũng giúp mẹ bổ sung thêm protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đấy. 

3. Không bỏ qua chế độ ăn uống lành mạnh

Có lẽ nhiều mẹ cho rằng cách tăng cân cho bà bầu gầy là ăn thật nhiều thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn và chứa nhiều chất béo. Đây thật sự không phải là câu trả lời chính xác cho băn khoăn bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh. 

Mặc dù việc ăn đồ ngọt, chứa chất béo thường khiến cơ thể dễ tăng cân, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vẫn là cách hiệu quả để tăng cân cho bà bầu. Theo đó, mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau, trái cây, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cân cho bà bầu gầy

4. Sử dụng những thực phẩm chức năng bổ sung 

Mẹ hãy thử thêm bột protein vào thức ăn để có thêm calo. Nếu mẹ không thích các thực phẩm chức năng dạng bột, mẹ có thể thử dùng dạng thanh.

Hiện nay, có rất nhiều thanh dinh dưỡng, bao gồm cả những thanh được sản xuất dành riêng cho mẹ bầu, thậm chí cho người ăn chay. Vì thế, mẹ đừng ngại thử để bổ sung calo, từ đó, tăng cân cho bà bầu nhé.

>>Xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

Chỉ số cân nặng chuẩn cho bà bầu và thai nhi

Trên thực tế, chưa có số liệu cụ thể nào về cân nặng chuẩn cho phụ nữ khi mang thai vì trọng lượng cơ thể mẹ không chỉ tăng do có em bé mà còn phụ thuộc vào cơ địa và cân nặng trước khi mang thai.

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể ước chừng cân nặng lý tưởng khi mang thai dựa vào các chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang bầu.

  • Chỉ số BMI < 18,5: Cơ thể mẹ quá gầy, cân nặng mẹ bầu cần phải tăng từ 12 – 18 kg trong suốt thai kỳ.
  • Chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 26: Đây là chỉ số lý tưởng nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 10 – 12kg trong thời kỳ mang thai.
  • Chỉ số BMI trong khoảng 26 – 29: Mẹ đang bị thừa cân, cân nặng mẹ bầu nên tăng từ 7 – 12kg để đảm bảo an toàn.
  • Nếu chỉ số BMI > 29: Mẹ đang bị béo phì nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 7 – 11 kg hoặc ít hơn (5 – 9 kg)
  • Nếu mẹ mang thai sinh đôi: cân nặng tăng thêm cũng thay đổi tuỳ theo thể trạng trước mang thai và thông thường sẽ cao hơn người mang đơn thai.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về cách tăng cân cho bà bầu gầy. Hy vọng mẹ bầu sẽ thấy thông tin này hữu ích, biết bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh và mau chóng có được cân nặng lý tưởng nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mẹ nên hiểu sao cho đúng?

Nổi gân xanh ở tay (từ ngữ thông thường, hay giãn tĩnh mạch) có thể là triệu chứng rất hiếm gặp ở bệnh suy giãn tĩnh mạch (varicose veins), suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở chi dưới hơn. Hiện tượng nỗi gân xanh (thấy rõ các tĩnh mạch nông dưới da) rất thường gặp ở những người bình thường khoẻ mạnh; có thể do làn da trắng, do tập luyện thể thao hoặc lớp mỡ dưới da mõng… 

Hiện tượng bà bầu nổi gân xanh ở tay 

Thuật ngữ giãn tĩnh mạch xuất phát từ tiếng Latin “varix”, có nghĩa là xoắn. Tĩnh mạch bị giãn thường cuộn lại với nhau, trông giống như những nhánh cây hoặc mạng nhện dưới da của mẹ. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Các vị trí giãn tĩnh mạch phổ biến nhất khi mang thai là chân, mắt cá chân và vùng sinh dục ngoài (âm hộ). Đặc biệt, một biến chứng rất phổ biến khác trong thai kỳ là bệnh trĩ. Đây là chứng giãn tĩnh mạch xảy ra ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn.

Như đã nói ở trên, tình trạng bà bầu nổi gân xanh ở tay (thấy rõ các tĩnh mạch nông dưới da thường nhất ở mu tay) nếu liên quan đến bệnh lý thì cũng là triệu chứng rất hiếm gặp ở bệnh suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Mẹ thấy tay nổi gân xanh có thể vì một trong số những lý do dưới đây:

  • Tình trạng này đã có từ trước thai kỳ, là một hiện tượng bình thường như những người khoẻ mạnh khác (không phải do mang thai mà mẹ mới gặp tình trạng này). 
  • Nổi gân xanh ở tay kèm theo với dãn tĩnh mạch chi dưới (khi giãn tĩnh mạch chi dưới, mẹ mới bắt đầu để ý nhiều hơn và thấy nổi gân xanh ở tay) nằm trong bối cảnh những thay đổi về mạch máu liên quan đến thai kỳ.
  • Mẹ cũng có thể do quan tâm nhiều đến sức khỏe hơn, hay những rối loạn khác xảy ra ví dụ tê bì, phù nhẹ khi mang thai nên mẹ tăng sự chú ý, mới lo lắng vềtình trạng nổi gân xanh ở tay. 
  • Cũng có thể da của mẹ trắng nên dễ thấy tình trạng này

Do đó, nếu mẹ gặp tình trạng nổi gân xanh ở tay kèm giãn tĩnh mạch ở chi dưới thì phần thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho mẹ.

bà bầu nổi gân xanh ở tay

Tình trạng giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào?

Tĩnh mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn, nó có nhiệm vụ mang máu từ cơ thể đến trái tim của bạn. Ở chi dưới, có các van bên trong tĩnh mạch giúp giữ cho máu chảy đúng hướng.

Nếu các thành mạch và van tĩnh mạch yếu đi, máu có thể chảy ngược lại và tạo thành các vũng trong tĩnh mạch. Từ đó, gây ra tình trạng sưng và nổi lên khỏi bề mặt da.

Bà bầu nổi gân xanh ở tay do đâu?

Khi tử cung của bạn lớn lên, nó sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch lớn ở bên phải cơ thể (tĩnh mạch chủ dưới), làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân của bạn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch:

  • Nồng độ hormone progesterone cao hơn làm giãn thành mạch máu và giảm chức năng của van.
  • Sự tăng lượng máu trong cơ thể mẹ: máu ở chân cũng phải vượt ngược chiều trọng lực về tim.
  • Áp lực từ thai nhi và các phần phụ của thai cũng như tăng cân ở mẹ làm tăng áp lực lên dòng chảy mạch máu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể là:

  • Cân nặng: Giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao hơn ở mẹ bầu bị béo phì.
  • Di truyền: Nếu mẹ hoặc bà của bạn mắc bệnh này khi mang thai, nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn của mẹ bầu chứa quá nhiều natri hoặc không đủ chất xơ hoặc nước có thể khiến cơ thể giữ nước và tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.

Lý giải cho việc mẹ bầu thấy nổi gân xanh ở tay có thể là do các hormone thai kỳ làm dãn hệ mạch máu và tăng cung lượng tuần hoàn, cũng như các thay đổi về tâm lý, sinh lý khác.

>>Xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

Bà bầu nổi gân xanh ở tay có nguy hiểm không?

Mặc dù bà bầu bị giãn tĩnh mạch là vấn đề liên quan đến sinh lý nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và mẹ sẽ bỏ qua vấn đề này, nên báo với bác sĩ, đặc biệt nếu chúng gây đau hoặc khó chịu cho mẹ.

Ngoài ra, tĩnh mạch giãn bị viêm cấp tính cũng sẽ gây đau dữ dội và có thể tạo cục máu đông, biến chứng xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch có thể trầm trọng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng (thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi…).

Thêm vào đó, tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới có thể không biến mất hoàn toàn sau khi sinh em bé nhưng nó sẽ ít đau hơn so với khi mang thai. Nếu mẹ bầu sinh con nhiều lần, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể tồi tệ hơn sau mỗi lần mang thai và ít có khả năng tự khỏi.

Dù phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch khi mang thai không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng bạn cần đi khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau tức, nặng chân hay tê bì nhiều, châm chích khó chịu
  • Chảy máu từ tĩnh mạch.
  • Vết thương hở (loét) trên da gần chỗ giãn tĩnh mạch.
  • Đau, sưng và đỏ ở tay, chân đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông.
  • Búi trĩ phình to gây đau, chảy máu nhiều khi đi vệ sinh, hay viêm loét, ngứa ngáy.

bà bầu nổi gân xanh ở tay do cục máu đông

Bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân nên xử trí ra sao?

Mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để giúp làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn:

  • Thỉnh thoảng, mẹ nên nâng chân để giúp máu lưu thông trở lại tim.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài để giúp máu lưu thông.
  • Hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống của bạn vì có thể gây phù.
  • Tập thể dục thường xuyên, mẹ nhớ chọn các bài tập phù hợp và an toàn cho bà bầu nhé.
  • Mặc quần lót hỗ trợ, quần bó hoặc vớ để ngăn máu tụ lại ở chân. Những loại này còn được biết đến với tên gọi “vớ nén”.
  • Nằm ngủ nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới. Đây là tĩnh mạch lớn mang máu từ chân đến tim của bạn. Đồng thời kê cao chân khi ngủ.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, tránh táo bón.

Bất kỳ lúc nào xuất hiện các triệu chứng khó chịu hay bất thường, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý điều trị.

Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn không tự biến mất sau khi sinh con, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị chẳng hạn như: liệu pháp xơ hóa, liệu pháp laser và phẫu thuật.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu phần nào hiểu được căn nguyên của tình trạng nổi gân xanh ở tay. 

>>Xem thêm: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Mẹ cần làm gì để tránh nằm sai tư thế?

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu phần nào hiểu được căn nguyên của tình trạng nổi gân xanh ở tay và cách khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

5 nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được và cách xử lý!

Căng vú là hiện tượng vú căng tức và đau khi có quá nhiều sữa tích tụ trong ống dẫn sữa hoặc một nguyên nhân khác (có thể gây nhầm lẫn). Ngực cương sữa sẽ khiến mẹ thấy căng và cảm giác có thể lan lên tận nách của mẹ. Ngoài ra, các tĩnh mạch trên bề mặt ngực có thể lộ rõ hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi sữa mẹ mới về, về nhiều nhưng chưa cho bú kịp; có thể thuyên giảm bằng cách giải phóng sữa thừa ra khỏi vú.

Tình trạng căng sữa sau khi sinh

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là gì? Căng tức ngực ở một mức độ nào đó là bình thường trong 1 hoặc 2 tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời. Lưu lượng máu đến ngực tăng lên cùng với lượng sữa tăng đột biến thường khiến ngực mẹ căng hơn nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh.

Nếu bạn đang cho con bú, giai đoạn căng sữa này thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày khi thói quen cho con bú của bạn được duy trì và việc sản xuất sữa của bạn sẽ điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của em bé. Ngoài ra, những mẹ không có ý định cho con bú cũng bị căng tức ngực.

Nếu bạn không loại bỏ sữa mẹ, cơ thể bạn sẽ dần dần ngừng sản xuất nhiều hơn. Phần khó chịu của việc căng sữa sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng bạn sẽ tiếp tục tạo sữa trong vài tuần cho đến khi sản xuất giảm hoàn toàn.

tình trạng căng sữa sau khi sinh

Nguyên nhân khiến mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được?

1. Sữa bắt đầu về khiến mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được

Trong 2-5 ngày đầu tiên sau sinh, ngực mẹ sẽ tiết sữa non. Đây là loại sữa cô đặc, màu hơi vàng, giàu dinh dưỡng và kháng thể. Sữa mẹ thường sẽ chính thức về trong khoảng 3 ngày sau đó, thậm chí một số mẹ có thể phải chờ lâu hơn. 

Sữa non vốn đặc hơn, không nhiều về lượng và không lỏng như sữa mẹ chuyển tiếp hoặc sữa mẹ trưởng thành. Do đó, trong những ngày đầu sau sinh và tiết sữa non, mẹ vắt sữa thường thấy sữa không ra nhiều mặc dù ngực bắt đầu căng. Nếu sau 3 ngày mà mẹ vẫn thấy sữa về chậm, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng tiếp tục cho con bú và nếu cần (ví dụ bé chưa bú được do non tháng hay bị bệnh) thì vắt sữa, chườm ấm và massage ngực nhẹ nhàng để tránh nguy cơ tắc tia sữa nhé.

Song song với đó, mẹ hãy luôn tiếp xúc da kề da với con, cho bé bú thường xuyên để kích thích cơ thể tiết sữa.

2. Trẻ ngậm bắt vúi sai cách khiến sữa mẹ không tiết ra được dù ngực rất căng

Tư thế bú của trẻ không đúng, trẻ ngậm bắt vú chưa chuẩn cũng sẽ gây ra tình trạng không tiết sữa. Lúc này, mẹ hãy nghiên cứu xem bé đã ngậm bắt vú đúng chưa, hoặc mẹ cũng có thể xin ý kiến, tư vấn từ bác sĩ, y tá nếu cần nhé.

3. Cảm xúc tiêu cực góp phần gây ra tình trạng sữa không tiết được

Sau khi sinh, việc chăm sóc bé khiến thời gian biểu của mẹ bị đảo lộn dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng, thậm chí trầm cảm sau sinh. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến nồng dộ hormone cortisol tăng lên, gây giảm nguồn sữa mẹ. 

Điều này cũng giải thích cho hiện tượng nhiều mẹ tiết sữa tốt trong thời gian đầu sau sinh nhưng sau đó vẫn bị mất sữa do áp lực, lo lắng kéo dài. Khi ấy, mẹ có thể tham khảo những mẹo sau đây:

3.1 Gần gũi với em bé nhiều hơn để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được

Mẹ hãy tiếp xúc gần với con bằng cách chạm, ôm, hôn con hoặc cho con bú, thậm chí chỉ nhìn và nghĩ về con… điều này sẽ giúp cơ thể mẹ tiết hormone oxytocin, nhằm cải thiện tâm trạng và tăng tiết sữa mẹ. 

3.2 Thư giãn cơ thể và tâm trí để cải thiện vấn đề tiết sữa này

Cách làm này có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Bởi tắm vòi sen hoặc tắm bồn bằng nước ấm sẽ giúp mẹ thư giãn và thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nhớ không nên ngâm mình trong nước quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh nhé. 

Ngoài ra, việc thực hiện một số hoạt động như yoga, thiền…cũng giúp mẹ xoa dịu tâm trạng căng thẳng để khắc phục khả năng tiết sữa.

3.3 Massage ngực để tránh ngực căng tức nhưng sữa không ra

Massage ngực có thể phần nào cải thiện tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. 

Hơn nữa, hoạt động này cũng giảm bớt khó chịu do tiết sữa, đồng thời tiết oxytocin như khi mẹ gần gũi với bé hoặc cho bé bú.

Massage ngực để tránh ngực căng tức nhưng sữa không ra

4. Tình trạng viêm tuyến vú gây căng sữa nhưng không tiết sữa được

Viêm tuyến vú (viêm vú hoặc viêm tuyến sữa) thường rất gặp ở mẹ sau sinh, đây là tình trạng mô vú của mẹ bị viêm và thường dẫn đến sưng đau, đặc biệt là khi chạm vào hoặc khi cho con bú. Mẹ đau tức tuyến vú, giảm cho bú dẫn đến giảm lượng sữa.

Bên cạnh các triệu chứng điển hình như sưng đau, tiết dịch núm vú… thì viêm vú cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Nếu mẹ nghi ngờ khả năng gặp tình trạng này, mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay để được khắc phục kịp thời nhé.

>> Xem thêm: Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị thế nào?

5. Bầu ngực không tiết ra nhiều sữa

Một số mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra nhiều như những bà mẹ khácđơn giản là do cơ thể chưa tạo được nhiều sữa, mẹ cứ yên tâm và tin tưởng rằng sữa sẽ đủ cho con, nên tham vấn ý kiến bác sĩ để hiểu thêm. Một số nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn sữa mẹ có thể bao gồm:

5.1 Mẹ bị bệnh sau sinh 

Mặc dù virus gây bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, bệnh dạ dày… không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ nhưng các triệu chứng liên quan như mệt mỏi, tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn… có thể góp phần làm giảm nguồn sữa. Cách tốt nhất là hãy làm việc với bác sĩ mẹ nhé!

5.2 Bé ngậm vú kém và bú ít cũng khiến sữa căng nhưng vắt không ra

Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa trong khi cơ thể mẹ thường dựa trên nhu cầu của con để tiết sữa. Từ đó, gây ra tình trạng mẹ bị cương sữa nhưng sữa không phải không tiết ra được mà do cho trẻ bú không đúng cách, thời gian bú ngắn hoặc trẻ có vấn đề sức khoẻ nên bú kém..

Mẹ cũng lưu ý các vấn đề liên quan đến núm vú như núm vú ngắn, núm vú thụt, đau nứt núm vú… vì chúng sẽ khiến mẹ và bé gặp khó khăn khi cho con bú. Lúc này, mẹ nên vắt sữa thường xuyên nhé để bảo tồn lượng sữa, cho con ăn bằng cốc hoặc thìa, tiếp tục cho bú đúng cách.

5.3 Mẹ suy giảm nguồn sữa do chế độ ăn uống

Ăn quá ít hoặc chế độ ăn kém dinh dưỡng, kiêng khem quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ chất, cân đối các nhóm dinh dưỡng, uống nhiều nước, tăng nhu cầu calo. 

>>Xem thêm: 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được nguy hiểm không?

Mặc dù căng tức vú thường sẽ tự biên mất nếu được kiểm soát đúng cách, nhưng tình trạng này sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu để kéo dài, nhất là trong giai đoạn cho con bú. Vậy mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được có thể gây ra hậu quả gì?

1. Ảnh hưởng đến phát triển của trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các vấn đề liên quan đến tuyến vú thời kỳ hậu sản, cho bú, nuôi con bằng sữa mẹ như tắc tia sữa, viêm vú, loét đầu vú, bú không đúng cách…khiến mẹ thì căng tức sữa khó chịu nhưng trẻ thì “bị đói”, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

2. Nguy hiểm cho mẹ khi ngực căng tức nhưng sữa không ra

Ngoài sự khó chịu, căng sữa cũng có thể dẫn đến một loạt vấn đề cho mẹ như các vết sưng đau , tắc ống dẫn sữa, đau núm vú hoặc viêm vú, thậm chí là áp xe vú.

Vì thế, khi nghi ngờ gặp tình trạng này, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nhé.

>>Xem thêm: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

Một số mẹo khác giúp mẹ xử lý tình trạng này

mẹo giúp mẹ chữa bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được

Dù nguyên nhân là gì thì tình trạng căng tức và áp lực do căng tức vú có thể gây đau đớn và khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn. May mắn thay, tình trạng này thường kéo dài 1-2 ngày. Dưới đây là những gì mẹ nên làm để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. 

1. Cho con bú thường xuyên

Cho bé bú mẹ (hoặc hút) sữa thường xuyên. Thời điểm cho trẻ bú lý tưởng nhất là cứ sau 1-3 giờ trong suốt cả ngày và đêm. Hãy cố gắng cho trẻ bú theo nhu cầu, bú đủ. . Trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ nhi khoa, hãy tránh cho bé uống sữa công thức giữa các lần cho con bú. Bằng cách này, em bé sẽ chủ động bú sữa mẹ khi đến giờ bú.

Mẹ cũng nên hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay khi trẻ có vấn đề về bú mẹ, để làm giảm và ngăn ngừa căng sữa, đồng thời bảo tồn sữa mẹ.

2. Làm dịu cơn đau

Chườm nóng và mát xa ngực trước khi cho bú, chườm lạnh sau khi bú: mẹ hãy đặt một miếng gạc lạnh lên ngực sau mỗi lần cho con bú có thể giúp giảm đau và sưng tấy. Mẹ hãy thử nhét chúng vào dưới áo ngực để cố định vị trí của chúng..

Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm đau và viêm.

Khám bác sĩ kịp thời khi nghi ngờ vấn đề trở nặng hoặc triệu chứng bất thường xuất hiện.

Hơn nữa, mẹ chú ý việc mặc áo ngực vừa vặn, nâng đỡ và nghỉ ngơi nhiều để làm giảm cơn đau nhé.

>>Xem thêm: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Uống panadol và panadol extra có sao không?

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Hy vọng những thông tin hữu ích với mẹ và giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và các vấn đề về sàn chậu khiến vùng âm đạo trở nên “khó thở” hơn bao giờ hết. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà bầu có nên xông vùng kín không trong bài viết dưới đây nhé.

Xông hơi vùng kín có tác dụng gì?

Xông hơi âm đạo là một phương thuốc tự nhiên lâu đời được cho là có tác dụng làm sạch âm đạo và tử cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và đầy hơi, đặc biệt là tác dụng làm giảm ngứa vùng kín. Ngoài ra, nhiều phụ nữ cũng xông hơi vùng kín sau khi sinh con để se khít âm đạo, chủ đề này sẽ được bàn luận trong một bài viết khác. Vậy bà bầu có nên xông vùng kín không? Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết của phương pháp này trong thai kỳ để tránh gây nhầm lẫn.

Bà bầu có nên xông vùng kín không?

Xông hơi âm đạo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại vì 6 lý do sau:

1. Bà bầu xông vùng kín dễ bị bỏng 

Vùng da âm hộ của mẹ rất mỏng manh, nhạy cảm và có thể bị bỏng trước hơi nóng khi xông.

2. Nguy cơ bị viêm âm đạo

Việc để âm đạo tiếp xúc với hơi nước và các loại thảo mộc có mùi thơm có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo và gây ra bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men.

3. Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên

Âm đạo là cơ quan có khả năng tự làm sạch. Vì vậy, việc xông hơi, thụt rửa bằng các chất tẩy rửa khác là không cần thiết nên không được khuyến khích và thậm chí gây hại vì có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên.

4. Bị nhiễm trùng âm đạo

Thêm một câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên xông vùng kín không đó là nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo khi xông “cô bé” sai cách.

Ghế xông âm đạo hoặc các thiết bị liên quan khác nếu không được làm sạch cẩn thận có thể tạo ra vi khuẩn có hại dẫn đến nhiễm trùng âm đạo. 

bà bầu xông vùn kín dễ bị nhiễm trùng âm đạo

5. Mắc các biến chứng thai kỳ

Tiến sĩ Crawford nhấn mạnh rằng, nhiệt độ quá cao có thể gây ra các biến chứng, thậm chí dị tật bẩm sinh cho bé nếu mẹ lỡ xông hơi khi mang thai.

6. Bà bầu xông vùng kín có nguy cơ sảy thai 

Trường hợp mẹ xông hơi nước khi mang thai và sử dụng hơi nước có chứa thảo mộc trên âm đạo thì cực kỳ nguy hiểm vì một số loại thảo mộc có thể gây sảy thai. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi. 

Hơn nữa, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi khô và đệm sưởi xung quanh xương chậu vì những lý do tương tự như trên.

[key-takeaways title=””]

Với băn khoăn bà bầu có nên xông vùng kín không thì câu trả lời là không.

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, không có bất kỳ hướng dẫn thực hành nào về việc xông hơi âm đạo trong thai kỳ, việc tiến hành nó nên được tham khảo ý kiến chuyên gia, hay cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa: Xông kèm với loại thảo mộc phù hợp với nhiệt độ, tần suất xông an toàn, vệ sinh khi xông và một quy trình được đảm bảo… 

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Cách giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín

Tình trạng ngứa vùng kín khiến mẹ cực kỳ khó chịu và gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy có cách nào giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín không?

1. Chỉ dùng nước để rửa âm đạo

Tiến sĩ Crawford khuyên rằng: “Để âm đạo luôn khỏe mạnh, bạn cần phải duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. “Bạn cũng không nên làm sạch âm đạo bằng xà phòng, thụt rửa hoặc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm. Bạn chỉ dùng nước.”

Nếu mẹ đang bị đau, tiết dịch, có mùi hoặc khô âm đạo, mẹ hãy đi khám ngay vì khả năng cao mẹ đang mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo.

2. Ăn sữa chua

Sữa chua giúp duy trì cân bằng độ pH trong cơ thể (chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp), từ đó, hỗ trợ giảm ngứa vùng kín khi mang thai.

bà bầu nên ăn sữa chua để giảm ngứa vùng kín

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn sữa chua lạnh không? Coi chừng sữa chua thành độc dược

3. Quần áo thoải mái

Bí mật bà bầu có nên xông vùng kín không đã được “bật mí”. Vì thế, để giảm ngứa mẹ hãy mặc quần áo thoải mái.

Có rất nhiều mẫu đầm thời trang dành cho bà bầu trên thị trường. Mẹ hãy chọn cho mình những chiếc đầm phù hợp và thoải mái để mặc trong thai kỳ nhé.

4. Chọn đồ lót phù hợp

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nặng hơn. Nếu được, mẹ không cần mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.

5. Kem chống ngứa

Mẹ có thể mua dùng những loại kem hỗ trợ làm dịu cảm giác ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Chườm lạnh

Mẹ hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen với nhiệt độ phù hợp.

Với thắc mắc bà bầu có được xông hơi không hay bà bầu có nên xông vùng kín không, mẹ hẳn tin rằng các loại thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên nên sẽ có lợi, tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng thảo mộc để xông trực tiếp, chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng, gây dị ứng âm đạo cho mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được những kiến thức bổ ích về việc xông hơi khi mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Biết để điều chỉnh cách cho con bú ngay còn kịp nhé mẹ!

Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây của MarryBaby để có câu trả lời nhé.

Nguyên nhân khiến lượng sữa nhiều hay ít

1. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều

Sữa mẹ nhiều dẫn đến bị dư sữa thường tiếp diễn sau 4 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn do nhiều nguyên nhân. 

1.1 Các kiểu cho con bú 

  • Cho bé bú một bên vú vì sở thích của bé
  • Cho bé bú theo lịch trình định sẵn thay vì theo nhu cầu
  • Bơm sữa quá nhiều trước khi cho con bú để làm cho vú mềm và trẻ dễ ngậm hơn

1.2 Mẹ bị dư thừa hormone prolactin 

Đây là hormone kích thích sản xuất sữa trong máu của mẹ (hyperprolactinemia), gây tình trạng sữa mẹ quá nhiều.

1.3 Khuynh hướng di truyền

Sữa mẹ tiết quá nhiều cũng có thể do yếu tố di truyền.

2. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra ít

2.1 Sữa mẹ thực sự ít

Mặc dù không phổ biến nhưng nguồn cung cấp sữa mẹ thấp cũng có thể xảy ra. Tình trạng này do một số tác nhân ngăn cơ thể sản xuất đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, không phải tác nhân nào cũng có thể kiểm soát và khắc phục.

Các tác nhân đó có thể bao gồm kiệt sức, căng thẳng tột độ, có tiền sử phẫu thuật vú, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), sinh khó hoặc khó hồi phục, một số loại thuốc, ngực kém phát triển, bệnh tật, ung thư vú hoặc không tiết sữa được.

2.2 Em bé ngậm ti không đúng cách

nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều hay ra ít

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nguồn sữa mẹ ít là do em bé không ngậm vú đúng cách, từ đó, sữa tiết ra ít. 

Nếu mẹ không chắc liệu em bé có đang ngậm vú đúng hay không, mẹ hãy thử thay đổi vị trí cho con bú để tạo ra sự khác biệt hoặc mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu cần nhé.

2.3 Cho bé bú thất thường

Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến lượng sữa mẹ ít đi. Hầu hết trẻ sơ sinh cần bú mẹ 2 – 3 giờ/ lần, cả ngày lẫn đêm. 

Nếu bé ngủ trong thời gian dài giữa các lần bú, ngậm vú giả hoặc không bú mẹ đều đặn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ít sữa hơn.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ theo nhu cầu bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đói và đánh thức trẻ sau giấc ngủ ngắn 3 giờ/lần để cho bú.

2.4 Thời gian cho bé bú quá ngắn

Mỗi lần cho con bú, mẹ hãy cho bé bú mỗi bên khoảng 10-15 phút. Nếu bé bú ít hơn 5 phút thì khả năng cao bé không có đủ thời gian để bú hết sữa trong bầu ngực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của mẹ.

2.5 Bé tăng trưởng vượt bậc

Khi em bé trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc, bé sẽ có cảm giác thèm ăn và thường xuyên thấy đói. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy như mình bị thiếu sữa, nhưng sự thật chỉ đơn giản là nguồn sữa của mẹ chưa đáp ứng kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của em bé thôi.

Nếu bạn cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói, cơ thể bạn sẽ nhận ra nhu cầu tăng lên và sẽ tạo ra nhiều sữa mẹ hơn. 

>>Xem thêm: Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

Chắc hẳn đây là phần mà mẹ quan tâm nhất, sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ trả lời được câu hỏi “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”.

1. Trường hợp sữa mẹ nhiều 

  • Mẹ gặp tình trạng rò rỉ nhiều sữa
  • Mẹ bị đau vú do cảm thấy quá no
  • Sữa mẹ nhiều khi bé tăng cân quá nhanh
  • Mẹ bị tắc ống dẫn sữa hoặc bị viêm vú tái phát
  • Em bé nuốt nước bọt, ho, hoặc nghẹn trong khi bú
  • Em bé thường xuyên tách khỏi vú trong khi đang bú
  • Bé luôn quấy khóc giữa các lần mẹ cho bú và/hoặc đòi bú (ngay cả sau khi uống nhiều sữa)
  • Phân bé màu xanh lá cây, có bọt hoặc chảy nước; thậm chí có thể có chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Bé được chẩn đoán là “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

2. Trường hợp sữa mẹ ít

Em bé có thể bị chậm đi tiêu, giảm lượng nước tiểu, vàng da, sụt cân từ khi sinh ra và mắc chứng ngủ lịm. Trong khi bú, trẻ có thể biểu hiện buồn ngủ hoặc khó chịu với vú mẹ, hoặc chỉ bú liên tục trong thời gian ngắn. 

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, để đánh giá lượng sữa của mẹ, mẹ có thể đo lượng sữa của mình bằng cách kiểm tra cân nặng của con trước và sau mỗi lần cho con bú (kể cả quần áo và phụ kiện đi kèm) trong 24 giờ. Sản lượng sữa trung bình bình thường đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh sẽ dao động từ 750- 800 ml/ngày (khoảng 478-1356 ml/ngày).

>>Xem thêm: Lý giải: Sữa mẹ màu gì thì tốt cho sức khỏe của con nhỏ?

Dấu hiệu cho thấy bé uống đủ sữa

Dưới đây là một số cách giúp mẹ biết rằng con có đang bú đủ sữa hay chưa:

  • Má của bé đầy hơn khi bú
  • Bé vui vẻ và hài lòng sau khi bú
  • Mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ sau khi cho bé bú
  • Ngực mẹ mềm hơn và không cứng sau khi cho bú
  • Em bé tự nhả núm vú ra hoặc ngủ thiếp đi
  • Mẹ nghe thấy bé nuốt sữa trong khi bú

dấu hiệu cho biết bé đã uống đủ sữa

Em bé gặp vấn đề gì nếu uống dư hoặc thiếu sữa mẹ?

Sau khi đã có câu trả lời cho băn khoăn “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ có thể tò mò liệu bé có gặp nguy hiểm khi bú quá nhiều hoặc quá ít sữa mẹ không.

1. Trường hợp bé thiếu sữa mẹ

  • Bé có vẻ rất buồn ngủ hoặc mắc chứng ngủ lịm. Trẻ không bú đủ sữa sẽ có nguồn năng lượng rất thấp. Bé thường sẽ ngủ từ 4 tiếng trở lên mỗi lần.
  • Bé không lấy lại cân nặng khi sinh sau 10-14 ngày tuổi hoặc tăng cân chậm hơn dự kiến. Bé tăng 155-240 gram hoặc 5,5-8,5 ounce mỗi tuần là bình thường.

2. Trường hợp bé thừa sữa mẹ

  • Bé đi nặng có phân màu xanh lá cây, kèm theo bọt, chất nhầy hoặc máu
  • Bé có thể bị “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

>>Xem thêm: Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

Cách xử trí cho từng trường hợp

Bên cạnh trăn trở “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ cũng muốn biết cách tăng lượng sữa mẹ và cách giảm lượng sữa mẹ trong từng trường hợp cụ thể.

1. Trường hợp sữa mẹ quá nhiều

Mẹ có thể “cho bú theo cữ” (block feeding). Đây là một phương pháp có thể giúp giảm lượng sữa chỉ trong vài ngày, dưới đây là cách thực hiện.

  • Chọn một khung thời gian, thường là từ 3- 4 tiếng và chỉ cho bé bú một bên vú trong thời gian đó, sau đó đổi sang vú bên kia trong khoảng thời gian tương tự. Tiếp tục thực hiện cách này trong một vài ngày.
  • Mẹ có thể vắt một lượng sữa nhỏ từ bên vú không sử dụng bằng tay để giảm bớt áp lực. Phần sữa còn lại trong bên vú không sử dụng sẽ kích thích vú mẹ giảm sản xuất sữa.

Phương pháp này giúp đảm bảo một bên vú luôn chứa sữa dư. Điều này sẽ kích hoạt cả hai bên vú giảm sản xuất sữa và dần dần sẽ giải quyết tình trạng thừa cung sữa. 

2. Trường hợp sữa mẹ quá ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều đã rõ, nếu sữa quá ít, mẹ hãy tham khảo những cách sau đây nhé:

2.1 Cho bé bú thường xuyên

Cách tốt nhất để tăng nguồn sữa mẹ là cho con bú thường xuyên hơn. Theo đó, mẹ nên cho bé bú ít nhất 3 tiếng/lần và duy trì thói quen này để kích hoạt cơ thể bạn sản xuất nhiều sữa hơn. 

2.2 Nắn vú khi cho con bú

Bạn cũng có thể thử thực hiện động tác ấn vú khi cho con bú, tức là bạn giữ vú của mình giữa ngón tay cái và các ngón tay, sau đó bóp nhẹ khi bé chỉ bú mà không bú.

2.3 Để bé nằm nghiêng một bên

Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng giữ bé nằm nghiêng một bên cho đến khi bầu vú cạn sữa hoàn toàn trước khi đổi bên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hút sữa sau khi bé bú xong để đảm bảo sữa trong vú được hút cạn. Bởi vì khi bạn hút hết sữa ra ngoài, cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra một lượng sữa lớn hơn cho lần bú tiếp theo.

Hơn hết, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, uống nhiều nước, sinh hoạt và đảm bảo giấc ngủ điều độ nhé. Hy vọng những chia sẻ về “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều” trên đây đã giúp ích cho mẹ.  

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ biết gì về chiều dài bàn chân thai nhi (FT) theo tuần tuổi?

Không để mẹ phải chờ lâu hơn nữa, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để hiểu rõ hơn về chỉ số chiều dài bàn chân của thai nhi này nhé.

Chỉ số chiều dài bàn chân thai nhi là gì?

Chiều dài bàn chân của thai nhi là chiều dài dài nhất trong trục dài của bàn chân thai nhi, được đo từ đầu sau cùng của bàn chân đến cuối ngón chân thứ nhất hoặc thứ hai, tùy theo ngón chân nào dài hơn. 

Mối tương quan đã được xác nhận bởi các nghiên cứu trong tử cung hoặc ở trẻ sơ sinh. Tuy có ít thông tin về mối tương quan giữa chiều dài bàn chân với các thông số khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các thông tin này cùng với những chỉ số khác có thể giúp dự báo được những bất thường của thai nhi. ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Hơn nữa, việc đánh giá chính xác tuổi thai và sự phát triển của thai bằng siêu âm là điều bắt buộc để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi kết quả siêu âm sẽ cung cấp một phương pháp đáng tin cậy để ước tính tuổi thai. Từ đó, mẹ dễ dàng theo dõi:

  • Sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ 
  • Xác định các tình trạng có nguy cơ cao như sinh non hoặc hạn chế tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. 

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi?

Chiều dài bàn chân của thai nhi đo trên siêu âm có sự liên quan với tuổi thai. Một nghiên cứu có tên “Liệu chiều dài bàn chân có báo hiệu sự phát triển bất thường của thai nhi?”, đã chỉ ra rằng, chiều dài bàn chân của bé có thể bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế tăng trưởng cũng như trạng thái tăng trưởng nhanh của thai nhi. 

Mặc dù chiều dài bàn chân cũng giúp mẹ biết tuổi thai, tuy nhiên, mẹ nên nắm rõ những hạn chế khi dùng chiều dài bàn chân để đánh giá tuổi thai, đặc biệt là ở những thai nhi có bất thường về tăng trưởng. Hiện tại, các khuyến cáo về sản khoa hướng dẫn xác định tuổi thai đều dựa trên các chỉ số khác (không phải chiều dài bàn chân thai nhi).

>>Mẹ có thể tham khảo: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

Chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần

Dưới đây là các chỉ số cụ thể về chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần để mẹ tham khảo:

Tuổi thai theo tuần thai Chiều dài bàn chân thai nhi (± độ lệch chuẩn)
15 17.50 ± 1.29
16 19.75 ± 0.50
17 20.00 ± 0.81
18 22.60 ± 2.96
19 25.75 ± 0.50
20 26.66 ± 1.96
21 28.00 ± 0.81
22 30.20 ± 1.09
23 32.50 ± 1.00
24 34.80 ± 0.83
25 35.75 ± 0.50
26 35.75 ± 0.50
27 36.25 ± 2.06
28 37.33 ± 1.21
29 41.20 ± 1.09
30 43.40 ± 1.34
31 45.50 ± 2.38
32 47.00 ± 2.00
33 49.00 ± 3.46
34 51.25 ± 0.95
35 58.75 ± 4.78
36 64.40 ± 3.28

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Theo đó, phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản đã cho thấy tuyến tính như sau:

– Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân và tuổi thai có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 2.180 x Tuổi thai (tuần) – 7.156]

– Mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài bàn chân và chiều dài xương đùi có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 0,841 x Chiều dài xương đùi (mm) + 9,972] 

[key-takeaways title=””]

Như vậy, tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân gần như không đổi trong thời kỳ mang thai. Tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân xấp xỉ 1 và tỷ lệ < 0,92 sẽ được sử dụng để phát hiện hầu hết các trường hợp loạn sản.

Ngoài ra, tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chiều dài bàn chân có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với  tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chu vi bụng tăng theo tuổi thai.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi tính tuổi thai bằng chiều dài bàn chân

Chiều dài bàn chân của bé tương quan tuyến tính với các phép đo khác của thai nhi. Cụ thể, đường kính lưỡng đỉnh (BPD), vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL), chiều dài mông (CRL) tăng tuyến tính với tuổi thai khi thai được 10–16 tuần. 

Hiện tại, chưa có khuyến cáo hướng dẫn sử dụng chiều dài bàn chân thai nhi trên siêu âm để xác định tuổi thai và đây cũng không phải là một chỉ số sinh trắc được thực hiện thường quy. Do đó, mẹ không nên quá quan tâm vào chỉ số này một cách đơn độcc nhé. Khi khám thai và siêu âm, bác sĩ sẽ khảo sát một cách có hệ thống các chỉ số cần thiết để đánh giá tăng trưởng và phát triển của con.

Tỷ lệ xương đùi và chiều dài bàn chân của bé giúp phân biệt thai nhi bị ngắn chi do loạn sản, hay ngắn chi do yếu tố thể chất hay do thai chậm phát triển trong tử cung và giúp ích bác sĩ trong việc phát hiện các bất thường.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không và cách điều trị như thế nào?

Thai nhi đầu to có nghĩa là đầu của thai nhi to hơn những thai nhi khác cùng tuổi và cùng giới tính. Tình trạng này có thể báo hiệu cho các biến chứng như não to, chảy máu não, ứ dịch trong não và rối loạn di truyền. Đầu to cũng gặp ở những thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ tương ứng với nguyên nhân gây bất thường.

Tình trạng thai nhi đầu to là gì?

Thuật ngữ macrocephaly có nghĩa là “đầu to”. Thai nhi mắc chứng đầu to có chu vi vòng đầu lớn hơn nhiều so với những thai nhi khác cùng độ tuổi thai và giới tính. Về mặt kỹ thuật, chu vi vòng đầu của thai nhi đầu to (số đo xung quanh phần rộng nhất của đầu) lớn hơn bách phân vị thứ 97. Điều này có nghĩa là đầu của thai nhi lớn hơn 97% thai nhi cùng độ tuổi và giới tính.

Thai nhi đầu to cần phải được can thiệp điều trị. Tuy nhiên, kích thước vòng đầu lớn có thể là một vấn đề di truyền trong gia đình nên chứng này vô hại và không cần phải điều trị. Đây được gọi là chứng đầu to gia đình lành tính.

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Tìm hiểu về kích thước vòng đầu của thai nhi cũng là tiền đề để mẹ nắm được “thai nhi đầu to có sao không”. Hiện tại, dân số Việt Nam chưa có bảng tham chiếu về chu vi vòng đầu thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng chu vi vòng đầu (HC) của thai nhi từ 16 tuần theo Hadlock, đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều cơ sở tại Việt Nam. Mẹ bầu lưu ý là bảng số liệu chỉ mang tính chất tham khảo nhé.

  • Tuần 16: 124,4 mm
  • Tuần 16.5: 131,2 mm
  • Tuần 17: 137,9 mm
  • Tuần 17.5: 144,5 mm
  • Tuần 18: 151,1 mm
  • Tuần 18.5: 157,7 mm
  • Tuần 19: 164,1 mm
  • Tuần 19.5: 170,5 mm
  • Tuần 20: 176,8 mm
  • Tuần 20.5: 183,0 mm
  • Tuần 21: 189,2 mm
  • Tuần 21.5: 195,3 mm
  • Tuần 22: 201,3 mm
  • Tuần 22.5: 207,2 mm
  • Tuần 23: 213,0 mm
  • Tuần 23.5: 218,7 mm
  • Tuần 24: 224,4 mm
  • Tuần 24.5: 229,9 mm
  • Tuần 25: 235,4 mm
  • Tuần 25.5: 240,8 mm
  • Tuần 26: 246,0 mm
  • Tuần 26.5: 251,2 mm
  • Tuần 27: 256,2 mm
  • Tuần 27.5: 261,2 mm
  • Tuần 28: 266,1 mm
  • Tuần 28.5: 270,8 mm
  • Tuần 29: 275,5 mm
  • Tuần 29.5: 280,0 mm
  • Tuần 30: 284,4 mm
  • Tuần 30.5: 288,7 mm
  • Tuần 31: 292,9 mm
  • Tuần 31.5: 297,0 mm
  • Tuần 32: 300,9 mm
  • Tuần 32.5: 304,7 mm
  • Tuần 33: 308,4 mm
  • Tuần 33.5: 312,0 mm
  • Tuần 34: 315,5 mm
  • Tuần 34.5: 318,8 mm
  • Tuần 35: 322 mm
  • Tuần 35.5: 325 mm
  • Tuần 36: 327,9 mm
  • Tuần 36.5: 330, 7 mm
  • Tuần 37: 333,3 mm
  • Tuần 37.5: 335,8 mm
  • Tuần 38: 338,2 mm
  • Tuần 38,5: 340,4 mm
  • Tuần 39: 342,5 mm
  • Tuần 39,5: 344,4 mm
  • Tuần 40: 346,1 mm
  • Tuần 40.5: 347,7 mm
  • Tuần 41: 349,2 mm
  • Tuần 41.5: 350,5 mm
  • Tuần 42: 351,6 mm

>>Xem thêm: CRL trong siêu âm thai là gì? Thay đổi ra sao theo tuần tuổi và cách cải thiện cho mẹ!

Nguyên nhân khiến thai nhi đầu to

Nguyên nhân của tình trạng này có thể trải đều từ lành tính (vô hại) đến nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bé bị u não
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Chảy máu trong não, do dị dạng động tĩnh mạch
  • Sự phát triển quá mức của xương sọ (cranial hyperostosis)
  • Máu tụ mãn tính: Tụ máu là những túi máu có thể do chấn thương đầu do lực tác động, chẳng hạn như do ngã hoặc lắc.
  • Nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não hoặc áp xe
  • Rối loạn di truyền bao gồm: Chứng loạn sản sụn, Hội chứng X dễ vỡ, U xơ thần kinh loại 1, hội chứng khối u hamartoma PTEN (bao gồm hội chứng Cowden), hội chứng Gorlin và hội chứng Greig cephalopolysyndactyly

>>Xem thêm: Giãn não thất ở thai nhi: Dị tật nguy hiểm mẹ phải lưu ý ngay!

Thai nhi đầu to có sao không?

Thai nhi đầu to có sao không?

“Thai nhi đầu to có sao không” có lẽ là băn khoăn lớn nhất của mẹ bầu. Đầu to ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Khiến bé chậm phát triển.
  • Co giật và động kinh.
  • Chức năng não bất thường.
  • Nén thân não do bộ não quá khổ không có đủ chỗ trong hộp sọ của bé.
  • Não úng thủy, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

>>Xem thêm: Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Bên cạnh băn khoăn “thai nhi đầu to có sao không”, một nỗi lo khác dày vò của mẹ bầu khi biết thai nhi mắc chứng đầu to là việc sinh nở có bình thường không? Chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không?

Kết quả nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chu vi đầu thai nhi đến kết quả chuyển dạ” cho thấy, so với những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu trung bình (350 mm), những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu rất lớn (390 – 410 mm) có tỷ lệ được chẩn đoán chuyển dạ kéo dài cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn xuất hiện dấu hiệu suy thai và tình trạng suy kiệt. 

Do đó, tỷ số chênh đối với ca sinh dùng phương pháp sinh giác hút và mổ lấy thai cũng tăng lần lượt là 46% và 39% trong số các trường hợp thai nhi có chu vi vòng đầu 370 – 410 mm.

[key-takeaways title=””]

Với băn khoăn thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không? Câu trả lời là có thể nhưng khó. Theo đó, vòng đầu thai nhi lớn có liên quan đến tình trạng chuyển dạ phức tạp nên sẽ cần dùng đến các thủ thuật hỗ trợ sinh thường, thậm chí phải mổ lấy thai khẩn cấp.

[/key-takeaways]

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Mẹ cần làm gì khi thai nhi đầu to hơn bình thường?

Câu trả lời cho “thai nhi đầu to có sao không” đã rõ. Vậy tình trạng này sẽ được điều trị như thế nào?

Khi phát hiện đầu thai nhi to thông qua các thăm khám và siêu âm tiền sản, bác sĩ cần kết hợp thêm các đặc điểm về hình ảnh học, tình trạng thai nhi, các tổn thương kèm theo cũng như tiền sử gia đình để có hướng giải quyết phù hợp.

Tiên lượng cho thai nhi rất khác nhau tuỳ vào từng nguyên nhân. Nếu là những bất thường nặng, có thể cần chấm sứt thai kỳ, nếu không có bất thường được phát hiện có thể tiếp tục theo dõi và đánh giá thêm sau sinh.

Khi nào chứng đầu to ở trẻ là lành tính?

  • Nếu em bé không có triệu chứng thần kinh, đang đạt các mốc phát triển và có tiền sử gia đình bị đầu to lành tính, khả năng kích thước đầu to là do di truyền từ gia đinh. Do đó, trường hợp này không cần điều trị.
  • Phì đại lành tính khoang dưới nhện ở trẻ nhũ nhi cũng là một tình trạng đầu to lành tính. Trong tình trạng này, có thêm dịch não tủy trong các vùng não của bé, nhưng không gây hại mà sẽ tự khỏi, không cần điều trị.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về trăn trở “thai nhi đầu to có sao không” hay “chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không” của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm thông tin để hiểu rõ về chứng bệnh này, từ đó, có hướng xử lý kịp thời.