Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.
Một phần vì xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau và tạo ra điểm trũng, một phần để phù hợp với “đường ra” chật hẹp từ tử cung ra ngoài, đầu bé sơ sinh nào cũng có thóp. Được chia thành thóp trước và thóp sau, khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ liền kín lại làm thóp sau biến mất. Thóp trước mất thời gian lâu hơn, phải đợi đến khi bé hơn một tuổi mới chính thức cứng cáp, liền lặn.
Thông thường, các mẹ rất hạn chế tác động vào bộ phận này của bé. Nhìn thấy thóp cử động theo từng nhịp thở, có mẹ nào lại không thấy lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, thực tế, mẹ chẳng cần phải quá sợ hãi như vậy. Phía trên thóp vốn có một lớp màng rất dày, giúp bảo vệ thóp cực kỳ tốt. Chỉ cần khi chăm sóc bé, mẹ không tác động mạnh, lớp màng này tuyệt đối không bị tổn hại.
2/ Da chết trên đầu, hay còn gọi là “cứt trâu”
Không ít bé sơ sinh sau vài ngày chào đời thường xuất hiện lớp da chết màu nâu trên đầu, theo dân gian hay gọi là “cứt trâu”. Chẳng vội tính đến chuyện thẩm mỹ, lớp da chết này nếu không được chăm sóc kỹ càng rất dễ bị bong tróc làm chảy máu da đầu khi tắm gội hay chải đầu.
Để loại bỏ lớp “cứt trâu” khó ưa này, mẹ nên tìm mua sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ trẻ em. Loại dung dịch này giúp làm mềm da chết, làm chúng từ từ bong ra dần nhẹ nhàng và không để lại dấu vết. Tuyệt đối không nên dùng lược chải hoặc bóc da chết, bé có thể đau và bị tổn thương da.
3.Cuống rốn của trẻ
Rốn của bé sơ sinh là bộ phận nên đặc biệt chú ý và cần được giữ khô thoáng thường xuyên. Khi thay tã cho bé, mẹ cần cẩn thận tránh không để nước tiểu và phân dây vào rốn bé. Khi tắm cho bé, mẹ cũng không nên để nước ngập vào rốn quá lâu, đồng thời sau khi tắm nên dùng gạc mềm thấm dung dịch cồn chuyên dụng để làm sạch rốn bé.
Bất cứ khi nào quan sát thấy phần cuống rốn có những dấu hiệu bất thường như tấy đỏ, rỉ nước…, mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bác sỹ thăm khám để tránh nhiễm trùng.
[inline_article id = 9183]
4.Hậu môn và bộ phận sinh dục
Trong quá trình chăm sóc bé, đây chính là phần nhiều rắc rối nhất. Hầu hết các mẹ đều sử dụng bỉm giấy để thuận tiện trong việc thay, mặc, vệ sinh. Tuy nhiên, trong mùa nóng, nếu không để ý, cho trẻ mặc tã giấy chứa phân hay nước tiểu quá lâu có thể gây viêm nhiễm, hăm tã. Tốt nhất, nên kết hợp dùng cả tã giấy lẫn tả vải trong mùa nóng để hạn chế tình trạng này.
Sau khi bé đại tiện, mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để làm vệ sinh cho bé. Tiếp đó, lau khô cho bé xong nên chừa lại một chút thời gian để bé được “làm khô” tự nhiên, không nên quấn tã hoặc mặc quần cho bé ngay lập tức.
1/ Tuyệt đối không tắm cho bé sơ sinh khi bé nôn mửa, tiêu chảy
Bị dịch chuyển liên tục, dốc đầu xuống để gội đầu, sau đó lại được nâng đầu lên để tắm người, hành động này làm tình trạng buồn nôn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất mẹ chỉ nên lau sơ người bé qua nước ấm, thay quần áo sạch và để bé nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh.
2.Sau khi tiêm chủng
Vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm nếu gặp phải nguồn nước không sạch. Chỉ một chút lơ là, mẹ đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây phản ứng sưng tấy, mẩn đỏ. Vì vậy, hạn chế tắm cho bé sơ sinh sau khi bé vừa tiêm chủng xong mẹ nhé!
3. Sau khi trẻ ăn no
Thông thường, tắm táp trước giờ ăn sẽ giúp bé ăn nhiều hơn và ngon hơn, tăng cảm giác ngon miệng. Nếu bé vừa ăn no, mẹ nên đợi ít nhất 1-2 tiếng đồng hồ để thức ăn tiêu hóa bớt. Tắm ngay sau khi ăn no có thể làm mạch máu của trẻ bị giãn nở, tác động tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa cũng rất dễ xảy ra do dạ dày bị tác động khi tắm.
4. Khi da bé bị tổn thương
Cũng tương tự như trường hợp sau tiêm chủng, tắm cho bé bằng nguồn nước không sạch khi da bé đang bị tổn thương là tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát tán. Vết thương như chốc lở, mụn, nhọt, xước hay bỏng trên người bé cần được hạn chế tiếp xúc với nước.
5. Khi trẻ bị sốt cao
Nhiều mẹ nghĩ rằng tắm sẽ giúp bé đang bị sốt cao giải nhiệt, hạ sốt. Tuy nhiên, cũng còn tùy trường hợp. Trường hợp bé sốt quá cao, việc tắm táp có thể làm bé ớn lạnh, co giật, thân nhiệt càng tăng cao.
[inline_article id = 40835]
Sau khi hết sốt, tắm quá sớm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, sức đề kháng của trẻ kém, dễ mắc phải phong hàn, tái sốt và bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất trong và sau khi sốt, mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng khăn sấp nước ấm.
Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…
Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.
Hạ nhiệt không phải là làm giảm thân nhiệt, mà chủ yếu là làm giảm sự chuyển hóa của cơ thể, giảm sự tạo ra nhiệt bên trong cơ thể, hoặc giúp thải bỏ nhanh các chất chuyển hóa khỏi cơ thể. Vì vậy, việc lựa chọn đúng thực phẩm để giải nhiệt là rất quan trọng.
Bà bầu ăn gì cho mát?
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần một lượng nước nhiều hơn mỗi ngày. Không chỉ tốt cho người bình thường, việc uống nhiều nước là cực kỳ có lợi cho mẹ bầu. Nó giúp cơ thể bạn không bị mất các chất điện phân, giúp hạn chế chứng táo bón khi mang thai. Dù không khát, mẹ bầu cứ uống nước nhiều nhất có thể nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý ăn một số nhóm thức ăn sau.
1. Nhóm rau xanh, trái cây tươi
Với câu hỏi mẹ bầu bị nóng trong người nên ăn gì thì rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng. Chung không chỉ cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Trung bình mỗi ngày bà bầu nên bổ sung ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại.
Rau trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn ép lấy nước uống. Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam quýt, dưa gang… sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn…
2. Bà bầu nóng trong người nên ăn gì? Thực phẩm giúp an thần
Các thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, củ sen, cũng giúp làm dịu các kích thích thần kinh nên giảm sự tạo thành nhiệt lượng trong cơ thể.
Ngoài ra, các loại ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen, bo bo (ý dĩ)… ăn cả vỏ cũng là những thực phẩm giải nhiệt tốt, do cung cấp các vitamine nhóm B, E… và chất xơ làm thông thoáng hệ tiêu hóa.
Bà bầu không nên ăn những gì trong mùa nóng?
Ăn uống sai cách vào mùa hè có thể làm mẹ bầu càng thêm nóng trong, rối loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và cả sự phát triển của thai nhi. Mùa nóng, bà bầu không nên ăn gì? Tham khảo ngay danh sách 5 loại thực phẩm cần tránh sau mẹ nhé!
1. Các loại hạt có vỏ cứng
Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi, là món ăn vặt cực kỳ thân thiệt cho bạn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chúng cũng nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn gì trong mùa nóng.
[inline_article id = 65426]
Thực tế, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi bạn ăn quá nhiều. 50g hạt hướng dương chứa lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.
2. Hoa quả mang tính nóng
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng do chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng ngày hè. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng lành tính đến vậy, đặc biệt là những loại quả mang tính ôn nhiệt. Ăn quá nhiều loại quả này vừa không có lợi cho sức khỏe, lại còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong.
Đào, tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.
Mận cũng là ví dụ điển hình khác của hoa quả mang tính ôn nhiệt không có lợi cho sức khỏe bà bầu nếu ăn nhiều. Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt… Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.
3. Thực phẩm nhiều protein
Protein là dưỡng chất thiết yếu trong tòa tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, đừng lạm dụng ăn quá nhiều, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.
Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, huyết dịch trong cơ thể vì thế thay đổi ở mức độ khác nhau. Khi nhiệt độ vượt quá 35ºC, huyết dịch trở nên kết dính, ăn món nhiều protein như thịt sẽ làm giảm hàm lượng trytophan trong não, khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.
Hơn nữa, ăn nhiều thịt còn làm cho nồng độ canxi trong cơ thể giảm thấp, rõ ràng không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe ở mẹ bầu. Chưa kể yếu tố này còn tăng bản tính tức giận, dễ nổi nóng.
4. Đồ ngọt
Món ăn vặt nhiều đường không chỉ làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai. Trong mùa nóng, nếu thắc mắc bà bầu không nên ăn những gì, chắc hẳn đó phải là đồ ngọt.
Mùa nóng, khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt; mặt khác còn phá vỡ sự cân bằng kiềm axit trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.
5. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Với bà bầu dễ bị mắc chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ trong mùa nắng nóng sẽ làm tình hình càng trở nên trầm trọng hơn. Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.
Những cách chống nóng cho bà bầu trong mùa hè khác
1. Chống nóng mùa hè nhờ trang phục
Sáng thức dậy, từ phòng ngủ nhìn ra ngoài đường thôi cũng đã đủ cảm thấy nóng. Mùa Hạ luôn chói chang theo cách riêng như vậy. Và trong những ngày nhiệt độ cao, bầu cần tránh di chuyển nhiều, đặc biệt nên chọn trang phục bà bầu thoáng mát giúp thấm hút mồ hôi tốt.
Về chất liệu bầu nên chọn loại vải không chứa quá nhiều nilon để đảm bảo được độ thông thoáng, mát mẻ. Những trang phụ chống nắng dày, dù chống được nắng nhưng dễ làm cơ thể ngột ngạt. Tốt nhất mẹ nên chọn vải lanh hoặc cotton. Ưu điểm của loại vải này là vừa mỏng vừa hạn chế được lượng ánh nắng hấp thụ vào quần áo.
Khi đi ra ngoài, bầu nên mua những loại áo chống nắng có mũ, kèm khẩu trang. Việc che kín người không chỉ có tác dụng chống nắng mà còn là cách bảo vệ làn da hiệu quả. Mặc quần áo dài theo phong cách “ninja” sẽ là biện pháp tối ưu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đi giữa tiết trời nắng nóng cực điểm.
2. Hạn chế đi lại dưới trời nắng nóng
Phải di chuyển nhiều bầu đã rất mệt rồi nhưng đi lại dưới trời nắng nóng còn là một “cực hình”. Bà bầu cần tránh ở dưới trời nắng quá lâu. Nếu có việc phải dừng lại trên đường nên chọn chỗ râm mát, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, giải nhiệt hiệu quả và cần nhanh chóng giải quyết vấn đề để di chuyển về nhà.
Để thuận tiện hơn, bầu nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.
Nắng nóng đỉnh điểm nhất trong ngày vào khoảng 13h chiều. Bầu cần tránh thời điểm này khi ra đường bởi như thế không những làm bạn khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu quá mệt mỏi không muốn tập luyện mẹ có thể nghỉ ngơi nhưng tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh khiến cơ thể mất nước. Đi bơi là cách tốt để giải nóng nhưng không phải gia đình nào cũng có bể bơi trong nhà mà đi ra bể bơi công cộng, bầu phải đi ra ngoài trời nắng. Mặt khác, chất lượng nước ở một số bể bơi không đảm bảo có thể gây dị ứng da. Mẹ cần cân nhắc!
Tư thế nằm của bà bầu cũng ảnh hưởng đến cách giải nóng. Khi mang thai, phun nữ thường khó khăn trong việc chọn tư thế nằm để thoải mái nhất. Cũng giống như chế độ ăn uống, cẩn phải chọn thế nằm nghiêng để vừa thoải mái cho mẹ nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản và cần thiết để bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của bé con nhà mình nhé!
Đặc biệt trong mùa nóng, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường xuyên bị virus Rota tấn công, gây nên tiêu chảy cấp. Mẹ đã biết cách chăm sóc bé chưa? Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng ăn gì?
[inline_article id = 69232]
Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc nhiều nước 3 lần/ngày. Tình trạng này cứ thế diễn ra vài ngày, kéo dài lên đến cả tuần, vài tuần. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Nguyên nhân chính thường là do trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh ăn uống chưa sạch sẽ, chẳng hạn không rửa tay trước khi ăn.
Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Một con số đáng buồn là 70% trẻ em tử vong do không được bù nước kịp thời vì bị tiêu chảy. Nhẹ hơn, trẻ sẽ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn trong lúc bệnh, hơn nữa, mẹ cũng ngại cho con ăn nhiều, ăn đủ vì sợ bệnh nặng hơn.
Để hạn chế hai rủi ro nghiêm trọng trên, mẹ nên tham khảo thông tin bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì dưới đây để an tâm hơn khi chăm sóc con nhé!
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
Nguyên tắc ăn uống khi bị tiêu chảy: Thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Trẻ bệnh nên uống nhiều nước để bù chất điện giải đã mất.
1. Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?
Khi bé tiêu chảy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho bé luân phiên uống những loại nước sau: nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ… Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, lại có bifidus – chất cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột.
Ngoài ra, sau từng khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi bé bị nôn trớ, mẹ cần cho bé uống một vài thìa chất lỏng.
Nước cháo muối: Cho 50g gạo, 30g muối và 6 bát (chén) nước sạch vào nồi ninh nhừ, lọc qua rây, lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng sau đó cho vào nồi cùng 6 bát nước lọc ninh nhừ, lọc lấy nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào khuấy đều rồi cho trẻ uống dần.
Nước chuối, nước hồng xiêm (sapoche): Công thức bao gồm 2 quả chuối, 3 quả hồng xiêm nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội và 1 thìa cà phê muối ăn. Bảo quản hỗn hợp trong bình, cho trẻ uống dần trong ngày.
Súp cà rốt muối: Nguyên liệu gồm 500g cà rốt, 1 thìa cà phê muối ăn, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu mềm, xay nguyễn. Cho 30g muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.
Thêm vào đó, bạn cũng nên cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng cách.
2. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
Sau khi sinh khoảng vài tuần, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy. Nguyên nhân thường đến từ sữa công thức không thích hợp. Thời kỳ ăn dặm lại có thêm nhiều lý do khác, mẹ nên tìm hiểu và điều chỉnh trong chế độ ăn hằng ngày để biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ có chứa đường lactoza nên trẻ vẫn được hấp thu khi bị tiêu chảy. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt.
Trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Sữa cần pha loãng hơn bình thường (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trong thời gian bé bị tiêu chảy, bạn nên cho con dùng thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn:
Trong 3 bữa ăn chính nên có 2 bữa bổ sung chất béo để tăng thêm năng lượng. Nên thay mỡ heo bằng dầu ăn.
Bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa).
Bạn nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng sữa vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.
Cần cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước ép trái cây như chuối, cam, xoài, để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo là loại quả thích hợp cho bé bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Bạn có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa.
[inline_article id=1125]
3. Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Những thực phẩm sau đây có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nghiêm trọng hơn:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…
4. Lời khuyên khi mẹ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
Mẹ cần lưu ý các vấn đề sau trong nguyên tắc chế biến cũng như khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Ăn chín uống sôi: Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu sẵn cháo cho cả ngày thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Khử trùng trước khi chế biến món ăn: Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Đảm bảo đũa, cốc, thìa… được khử trùng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn.
Khi không còn dấu hiệu đi ngoài, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, mẹ cần cho trẻ ăn thêm một bữa/ngày trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
Nếu trẻ uống sữa bột tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu nành 10% hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ. Từ ngày thứ 5, nếu trẻ bớt tiêu chảy, mẹ nên quay dần về chế độ cho trẻ ăn như bình thường.
Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày, bạn nên tìm hiểu bé bị đi ngoài nên ăn gì càng sớm để nhanh chóng hạn chế tình trạng mất nước của trẻ, bạn nhé!
Phòng tránh bệnh tiêu chảy như thế nào?
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội.
Vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.
Tuy nhiên, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh. Việc uống vắc xin phòng virus Rota cho trẻ trước 6 tháng là điều vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao.
– Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.
– Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.
– Trẻ 3–4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.
2. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ
Bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Khi thấy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.
Nếu trẻ bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn, khi hút xong nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được, sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, mẹ đưa con đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Nếu trẻ vẫn còn tím tái, mẹ ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai bên ngực. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp.
3. Trẻ bú hay bị sặc: Cách cho con bú không bị sặc
– Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.
– Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.
– Khi cho bú, mẹ nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá.
[inline_article id = 4625]
– Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non.
– Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.
– Khi bé bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.
– Với bé bú bình, mẹ cần chú ý chọn núm vú thích hợp với độ tuổi của bé, tránh trường hợp lỗ to sữa xuống nhiều dễ khiến bé bị sặc. Đừng cho trẻ tự cầm bình sữa nằm bú vì rất nguy hiểm. Nếu trẻ đã 8, 9 tháng tuổi, và mẹ bận việc gì đó không thể cho con bú nhưng con quá đói, hãy để bé ngồi bú. Mẹ cố định bé bằng ghế có dây đai bảo vệ. Nếu không yên tâm vì mình không thể để mắt đến con thì tốt nhất đừng cho bú, hãy đợi đến khi bạn có thể quan sát con bú hãy cho bú. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi mẹ tự cho con cầm bình bú mà không quan sát, vì thế mẹ cẩn thận nhé.
Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.
Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:
-Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng.
– Lạc nội mạc tử cung.
– Tiền sử mang thai ngoài tử cung.
– Nhiễm trùng sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục trong.
– Tuổi trên 35.
[inline_article id = 72254]
– Ống dẫn trứng tự nối lại sau triệt sản nhiều năm.
-Nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.
2/ Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
– Đau đầu dữ dội
– Chuột rút một bên
– Đau bụng dưới
– Đau lưng dưới
– Chảy máu âm đạo
– Chóng mặt
– Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
– Đau vai
– Xuất huyết âm đạo
3/ Mách mẹ những cách phòng ngừa
Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng thụ thai bình thường.
Đi khám phụ khoa và khám sản thường xuyên, và cố gắng không bỏ qua các lần hẹn kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ, làm đầy đủ xét nghiệm phụ khoa cần thiết. Bạn cũng nên chủ động tìm hiểu kiến thức về hệ sinh sản và sinh dục của mình để dễ nhận biết khi có các vấn đề bất thường, cụ thể là thai ngoài tử cung.
Khi có viêm nhiễm cơ quan sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.
Đỡ đẻ bằng forcep có gì đặc biệt? Nếu bà bầu có ý định nhờ đến phương pháp đỡ để bằng forcep thì nên tham khảo ngay các thông tin dưới đây nhé.
Đỡ đẻ bằng forcep
Chẳng có mẹ nào lại muốn nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ y khoa trong lúc vượt cạn mà muốn được đỡ đẻ thường. Tuy nhiên, nếu chuyện rặn đẻ của bạn có vấn đề, bác sĩ bắt buộc phải dùng kẹp forcep để đỡ đẻ nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé con. Tham khảo những thông tin về phương pháp này để yên tâm hơn mẹ nhé!
1. Kẹp forcep là gì?
Kẹp forcep là dụng cụ y khoa gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định 2 đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.
2. Khi nào cần sử dụng kẹp forcep để đỡ đẻ?
Khoảng 4-5% trường hợp sinh nở cần đến sự hỗ trợ của kẹp forcep. Hiện nay, việc sử dụng kẹp đỡ đẻ không còn phổ biến, bởi đa số các trường hợp đã được nhận định là khó sẽ chuyển qua sinh mổ.
Trừ khi tuy không có dấu hiệu bất thường ngay từ đầu, nhưng trong lúc vượt cạn lại xảy ra tình trạng suy thai, xương chậu yếu, mẹ kiệt sức hoặc em bé ở tư thế ngôi mông, kẹp forcep bắt buộc phải được dùng để hỗ trợ đỡ đẻ kịp thời.
3. Forcep được sử dụng như thế nào?
Bác sĩ sẽ chèn kẹp vào âm đạo và xung quanh hai bên đầu bé. Khi có cơn rặn đến, bạn thực hiện thao tác co và đẩy, lúc này, bác sĩ nằm đầu kẹp nhẹ nhàng kéo bé ra. Rất nhiều mẹ lo lắng về tác dụng phụ của kẹp forcep lên bé con của mình.
Tuy nhiên, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.
Khi đỡ đẻ bằng kẹp forcep không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định mổ sinh ngã âm đạo.
Chia sẻ của một người chồng phải bất đắc dĩ đỡ đẻ tự nhiên cho vợ ngay trên xe taxi
Chuyện có thật, ngay tại Sài Gòn, vào sáng ngày 11-1-2018, trong lúc đưa vợ tới Bệnh viện Từ Dũ, ông bố Hoàng Long đã phải tự tay đỡ đẻ cho vợ ngay trên taxi vì đã sờ thấy đầu con và đường thì tắc, chắc chắn không tới bệnh viện kịp.
“Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao”, sau khi vợ và con đã được các bác sĩ chăm sóc anh Luân mới bình tĩnh kể lại.
Sáng sớm ngày 11-1-2018, tại TP.Hồ Chí Minh, vợ chồng anh Trịnh Hoàng Long và chị Nguyễn Thị Duyên đã cùng đón con ngay trên taxi tới bệnh viện Từ Dũ. Hiện chị Duyên đang nằm ở khoa Hồi sức BV Từ Dũ và em bé hoàn toàn khỏe mạnh, hồng hào, nặng 3.5kg.
Theo lời kể của anh Long, lý do anh phải trở thành “ông đỡ” bất đắc dĩ chính là do tắc đường. Sáng sớm ngày 11-1, vợ anh cảm thấy những cơn gò liên tục, đau quặn từng cơn, dù còn cách ngày dự sinh 3 ngày nhưng cả hai vợ chồng quyết định phải tới bệnh viện ngay. Đặt taxi lúc 7h30 đi được một lúc, trên đường Cách Mạng Tháng Tám đến đầu đường Nguyễn Thượng Hiền, vợ anh bấu tay chồng nói: “Anh ơi, em muốn rặn, con sắp ra rồi!”.
Anh Long nhớ lại: “Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi lấy cái bỉm chuẩn bị sẵn cho đứa con lớn bịt cầm nước ối cho vợ. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao. Đến đường Cao Thắng, khoảng hai phút nữa là tới Bệnh viện Từ Dũ là em bé ra luôn.
Tôi cởi áo quấn con rồi đặt con lên ngực cho bà xã ôm. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ mất chừng ba phút. Bé trai đầu cũng chứng kiến cảnh này luôn và nó cũng không quá bất ngờ, vội ôm hôn em bé vì ở nhà con hay được mẹ dạy hôn em bé”.
Anh Long chia sẻ chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ vì hồi nào giờ toàn xem cảnh các bà bầu sinh trên mạng. Khi đến bệnh viện, làm thủ tục cho vợ nhập viện anh vẫn còn cảm giác run và mất năm phút mới bình tâm cầm viết viết tên vợ.
Anh bày tỏ: “Nói chung, mình cũng coi trên mạng để biết cảm giác vợ đẻ ra sao, tại vì ở Việt Nam người ta không cho gia đình vào xem vợ đẻ ra sao trừ mấy bệnh viện có dịch vụ đắt tiền. Thấy loài nào đẻ con cũng tình cảm cả, không ngờ mình lại trực tiếp giúp con ra đời. Nếu lần sau mà vợ có đẻ nữa chắc chắn sẽ bớt run và ổn hơn nhiều. Nếu làm ăn khá thì vợ chồng tôi sẽ đẻ thêm con nữa”.
Theo anh Long, may mắn là lần này vợ sinh khá dễ nên anh không phải vất vả nhiều để đỡ đẻ cho vợ. Đợt sinh con lần đầu, do chưa có kinh nghiệm nên vợ anh ăn uống chưa khoa học, mẹ thì béo mà con tăng không bao nhiêu cân. Lần sinh con thứ hai này, vợ anh chuẩn bị kỹ và ăn uống khoa học hơn. Vợ anh ăn rất nhiều dứa, trái cây, mè luộc, nước sâm nên có lẽ vì thế mà nước ối rất sạch, con ra đời dễ dàng.
Anh chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội với mong muốn chia sẻ cho mọi đàn ông sẽ đưa vợ đi sinh, biết đâu sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ ngay trên xe. Anh Long bộc bạch: “Đỡ đẻ như vậy càng thấy vợ rất vất vả khi sinh con, càng thấy thương vợ hơn”.
[inline_article id=176632]
Sinh đẻ có thể coi là thời khắc sinh tử đối với phụ nữ. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ và lựa chọn một phương pháp đỡ đẻ an toàn, tránh tối đa rủi ro là hết sức quan trọng.
Tận mắt chứng kiến những bé sơ sinh nhỏ xíu quẫy đạp rất điệu nghệ trong làn nước, chắc hẳn không ít mẹ thấy rùng mình. Tuy sợ hãi, nhưng mẹ cũng khá tò mò phương pháp dạy bé tập bơi khi còn trong lứa tuổi sơ sinh.
Trong danh sách những nguyên nhân hằng đầu khiến trẻ sơ sinh tử vong, chết đuối và ngạt nước nằm trong top đầu, đặc biệt đối với trẻ từ 1-4 tuổi. Thông thường, tại các lớp nhận dạy học bơi cho trẻ em, trẻ dưới 4 tuổi chắc chắn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe.
[inline_article id = 65736]
Tuy nhiên, thực tế, bé đã có thể tập bơi từ lúc 1 tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy quá trình bơi lội không gây hại cho trẻ và còn có thể giúp giảm nguy cơ chết đuối ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, lại chưa có kết luận nào đồng tình rằng các bậc phụ huynh có thể tự do, thoải mái dạy bé tập bơi. Tính an toàn và hiệu quả là chưa được chứng minh.
Ở Việt Nam, hiện vẫn còn khá hiếm những khóa học chính quy dành cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu muốn con yêu tiếp xúc với nước từ sớm, ba mẹ nên trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản và cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bé. Tham khảo một số lời khuyên sau nếu bạn đang có ý định cho bé đi bơi:
-Cả ba lẫn mẹ nên tham gia khóa học bơi cơ bản.
-Trẻ 3 tuổi đã có thể tham gia lớp học bơi, nhưng nên nhận được sự gửi gắm với huấn luyện viên dạy bơi, tốt nhất ba mẹ nên ở cạnh lúc con học để bảo đảm an toàn.
-Khi cho bé tiếp xúc với nước hồ bơi lần đầu, không vội vàng, từ từ và kiên nhẫn để tránh tạo cảm giác sợ hãi cho trẻ.
-Trẻ còn quá nhỏ nên dùng phao đỡ cổ, tránh dùng phao để ngang bụng, vì như thế rất nguy hiểm.
-Dù chỉ cho trẻ bơi trong bồn tắm nhỏ, ba mẹ cũng nên quan sát liên tục, không một phút lơ là, bởi tai nạn ngạt nước có thể sẽ xảy ra.
-Giữa trẻ sơ sinh và trẻ tập đi bơi trong phạm vi hai cánh tay của bạn.
-Ba mẹ nên học cả những phương pháp sơ cấp cứu căn bản.
Đăng ký học bơi cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên tại TP. HCM: Học viện bơi Baby Fish, trung tâm đầu tiên và duy nhất theo đuổi phương pháp dạy bơi phòng chống chết đuối của tổ chức Infant Aquatics tại Việt Nam.
Địa chỉ: số 3, đường số 4, Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Quận 2, Tp HCM (Noah’s Club)
Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu giới thiệu với con những món ăn dặm mới bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa. Khởi điểm có vẻ khó khăn, vì vậy đôi khi mẹ chọn thực phẩm chế biến sẵn để việc tập ăn đơn giản, đỡ lách cách hơn. Tuy nhiên, đồ hộp lại không phù hợp cho danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng.
1/ Tuyệt đối tránh xa đồ hộp
Tập ăn dặm cho bé thực sự hao tổn rất nhiều thời gian và công sức, nếu mẹ tự tay chế biến món ăn cho con. Thời gian nghiền, xay nhuyễn rồi nấu không phải vài ba phút là xong, trong khi kết quả lại chẳng mấy tích cực. Bé dường như chẳng mặn mà với thực phẩm tươi nguyên chất này.
Ngược lại, khi cho bé ăn đồ hộp như trái cây nghiền, trứng đánh, thái độ lại tích cực hơn hẳn. Mặc dù thông tin khuyến cáo trên bao bì ghi rõ rằng sản phẩm phù hợp cho trẻ 3-6 tháng, ít đường và natri, nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận.
Đã là thực phẩm chế biến và đóng hộp, ắt hẳn không ít thì nhiều cũng có chất bảo quản.Và dù đã được ghi rõ là ít natri, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng lượng natri trong đồ hộp cho trẻ ăn dặm có thể nhiều hơn gấp 20 lần.
Tốt nhất bạn nên cố gắng tự chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng tại nhà. Với bắp và đậu Hà Lan đóng hộp, mẹ có thể mua về và nghiền với bột gạo, vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều nitrat. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn bao nhiêu, mẹ càng tạo cơ hội cho con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
[inline_article id = 923]
2/ Danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng
Mẹ có thể tham khảo danh sách những món ăn dặm cho bé 6 tháng rất thân thiện sau:
Rau quả: Bí đỏ, cà rốt, đậu Hà Lan, bí đao, khoai lang.
Ngũ cốc: Lúa mạch, bột yến mạch, gạo.
Protein từ thịt cũng là khởi điểm tuyệt vời khi bé tập ăn dặm, đặc biệt là thịt đỏ nhiều sắt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thêm một lượng nhỏ kèm với bột gạo và xay nhuyễn.
3/ Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé
Nếu không có thời gian, mẹ có thể chế biến thức ăn dặm cho bé một lần, sau đó bỏ vào hộp nhựa và trữ đông trong tủ lạnh. Thời gian trữ tốt nhất là 1 tuần. Tuy nhiên, tùy vào loại thực phẩm, có loại vẫn giữ được dưỡng chất, có loại mất hết và có khi còn nhiễm khuẩn, không tốt cho sức khỏe bé cưng.
Danh sách những món có thể bảo quản được mẹ có thể tham khảo: Việt quất, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, bắp, đậu xanh, đào, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang. Táo, bơ và chuối cũng có thể bảo quản được lâu nhưng lại thường chuyển màu, điển hình là màu nâu. Mẹ không phải quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ? Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ là một bản năng tự nhiên. Nhưng việc này cần phải trau dồi nhiều hơn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem nên cho bé bú bao lâu là đủ để giúp cho việc nuôi con của mẹ tốt hơn nhé.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ
Để trả lời trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ; mẹ cần hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bú của trẻ sơ sinh.
Tuổi: Trẻ lớn hơn thường có thể bú đủ sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn.
Khớp ngậm bú: Khớp ngậm bú tốt giúp trẻ bú no trong thời gian ngắn hơn.
Sự tỉnh táo của bé: Trẻ buồn ngủ có thể không bú mẹ hoặc bú nhanh như trẻ còn thức và tỉnh táo.
Tình trạng sức khỏe: Trẻ sinh non hoặc trẻ sinh ra có vấn đề về sức khỏe có thể dễ mệt khi đang bú mẹ. Khi bé nghỉ thường xuyên có thể cần nhiều thời gian bú hơn.
Dòng chảy sữa mẹ: Nếu sữa mẹ chảy nhanh và mẹ có phản xạ tiết sữa chủ động, mẹ sẽ có nhiều sữa hơn ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu lượng sữa của mẹ chảy chậm và khó xuống hoặc chậm trễ; thì có thể mất nhiều thời gian hơn để bé bú đủ sữa.
Nguồn cung cấp sữa: Nếu bạn có nguồn sữa mẹ thấp hoặc con bạn đang trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, con bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho con bú để cố gắng lấy thêm sữa mẹ.
Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng thời gian bú của trẻ sơ sinh đó là thời gian về sữa mẹ. Mẹ đọc tiếp để biết trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút mới là đủ nhé.
Bao lâu sữa mẹ sẽ về một lần ảnh hưởng trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ
Để hiểu trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ; mẹ nên biết về sự chuyển tiếp của sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là điều được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Sữa mẹ đã về đủ cho con bú ngay những ngày sau sinh từ khi mẹ mang thai; và đã được tạo ra trong ngực mẹ từ ba tháng cuối thai kỳ được gọi là sữa non.
Tuy nhiên, sau sinh sữa mẹ sẽ thay đổi và tăng về lượng. Vì thế ngay sau khi sinh, mẹ hãy cho bé được tiếp xúc da kề da sớm nhất có thể; và cho con bú mẹ trực tiếp. Điều nãy sẽ giúp cho việc kích thích tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn.
Ngày thứ 2 – 5 sau sinh, sữa sẽ về nhiều hơn nên ngực mẹ sẽ căng tức khó chịu. Quá trình xuống sữa kéo dài 1-2 ngày.
Vì vậy, mẹ nên cho bé bú hoặc vắt sữa 8-12 lần/ngày kể cả ban đêm.
Để duy trì nguồn sữa, mẹ hãy tiếp tục vắt hoặc cho con cho bú ít nhất 8 lần/ngày.
Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng; cứ làm như thế liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên.
Một số trẻ sơ sinh cần bú mẹ trong vòng 8 phút; nhưng cũng có một số bé bú mẹ trong 30 phút tùy thuộc vào những yếu tố kể trên. Tuy vậy, để biết trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ sẽ cần làm rõ độ tuổi bé bú mẹ.
[key-takeaways title=”Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ?”]
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Bú từ 20-30 phút mỗi lần là đủ. Trẻ phải được bú mẹ sau mỗi 2-3 giờ và bú ít nhất 10-15 phút cho mỗi bên.
Trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi: Bú từ 10-20 phút mỗi lần là đủ. Trẻ cần ít nhất 5-10 phút để tu sạch sữa cho mỗi bên.
Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi: Bú trong khoảng thời gian ngắn. Vì ngoài sữa mẹ, bé đã có thể ăn dặm và bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm.
Trẻ 1 – 2 tuổi: Sữa mẹ sẽ không còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Bé có thể chỉ bú sữa vài lần trong tuần.
[/key-takeaways]
Thời gian bú sữa mẹ của trẻ sơ sinh nêu trên sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, đây còn là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho lần bú sau của con.
Thực tế, khi bé con “dính” miệng vào bầu sữa, mẹ cứ để bé bú đã đến khi nào con muốn ngừng lại. Khi con yêu dừng bú hoặc ngủ thiếp đi, mẹ nhẹ nhàng đỡ bé; vỗ nhẹ lưng cho bé ợ; thay tã cho bé dễ chịu; hoặc cho bé tiếp tục bú bên ngực còn lại. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ vẫn có thể “nút” vú mẹ khi lim dim ngủ trong vô thức; kể cả con đã căng tròn bụng.
3. Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Ngoài việc biết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao nhiêu phút là đủ; mẹ cần lưu ý một số điều về thời gian cho bé bú sữa.
3.1 Cẩn thận những lần bú ngắn
Ngoài việc mẹ nên biết về việc trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ. Thì mẹ nên nắm rõ quy tắc cho bé bú trong thời gian ngắn. Phải mất đến vài phút, lượng sữa chất lượng mới xuất hiện và chảy dồi dào, đều đặn.
Nếu bé thiếp đi hoặc ngừng bú trước thời điểm này; bé sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, tình trạng bú ngắn này còn gây tác động tiêu cực lên cả mẹ. Bởi vì nếu con bú trong thời gian quá nhanh thì ngực của mẹ sẽ bị căng sữa và trở nên đau nhức. Ngực căng tức không những làm giảm việc tiết sữa mà còn gây nguy cơ tắc tia sữa nữa.
Mẹ nên cố gắng giữ bé tỉnh táo khi bú, chủ động mút vú mẹ càng lâu càng tốt. Nếu bé chỉ bú trong thời gian rất ngắn, khoảng 5 phút. Mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình hình.
Thêm một lý do nữa khiến mẹ nhất định phải cho bé bú đều cả hai bên ngực. Việc này sẽ giúp bé tiếp nhận đủ lượng chất béo và calo cần thiết ở hai bên. Nhờ đó, bé yêu mới cảm thấy dễ chịu, thích thú mỗi khi được ngậm ti mẹ. Ngoài ra, việc bú đều hai bên ngực cũng giúp bé yêu nhanh tăng cân hơn nữa.
[inline_article id=218499]
3.2 Cho con bú quá lâu không hẳn là ổn
Trong vài ngày đầu tiên sau khi bé chào đời, chuyện trẻ sơ sinh bú bú mẹ bao nhiêu phút là đủ; và cần chăm sóc thường xuyên là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày thứ 5, nguồn sữa của mẹ tăng lên và bé thường bú đủ lượng sữa cần thiết trong vòng 45 phút.
Nếu mẹ để ý thấy bé con tích cực nút vú mẹ hơn 45 phút mỗi lần ăn. Điều này đồng nghĩa bé không bú đủ sữa. Trường hợp này, mẹ cũng nên nhờ đến sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ để tình hình trở nên tốt hơn. Càng sớm càng tốt mẹ nhé, đừng để đến khi bé chán ghét chuyện ti sữa, chuyển qua ti bình có khi đã quá muộn đấy!
Nếu mẹ đã nắm được vấn đề, trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ thì cũng nên nắm rõ quy tắc vệ sinh đầu vú nữa nhé.
Nên vệ sinh bầu vú bằng nước sạch.
Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào bầu vú.
Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa.
Phải thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo.
Nếu sữa mẹ ra nhiều và phải dùng tấm lót sữa (không nên dùng tấm lót nilon).
Không nên bôi trực tiếp xà phòng lên núm vú sẽ làm núm vú trở nên khô và nứt nẻ.
Để bớt đau nhức và tránh nhiễm trùng khi sữa về, mẹ nên cho bé bú; vắt sữa thường xuyên và tắm nước ấm.
Tuyệt đối không chườm nóng ngực. Hãy dùng một số khăn mặt thấm nước xâm xấp và đông lạnh đắp quanh ngực khi ngực đau.
Nếu tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, hút sữa nhiều hơn để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu vẫn chưa cải thiện thì nên đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.
Sữa có tác dụng làm ẩm da và tạo rào cản chống nhiễm trùng. Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vắt một chút sữa lên núm vú và quầng sẫm xung quanh núm để bảo vệ da. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.
Như vậy, cho dù nuôi con bằng sữa mẹ là thuận tự nhiên thì mẹ cũng không nên chủ quan; mặc kệ con muốn bú thế nào thì bú. Mẹ cần phải quan tâm đến liều lượng sữa cũng như trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ; mới giúp con phát triển và tăng cân tốt. MarryBaby hy vọng những chia sẻ trong bài viết này về việc cho bé bú bao lâu là đủ sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn trong những tháng đầu đời.