Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 loại rau dễ làm bà bầu sảy thai

ăn rau khi mang thai
Mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn rau, nhất là 3 tháng đầu

1/ Mướp đắng

Hàm lượng folate dồi dào trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ, vì nó giúp thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Ngoài ra, loại quả này còn chứa vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Hơn nữa, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mângn, magiê tìm thấy trong mướp đắng hỗ trợ giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, nếu đây là món khoái khẩu của mẹ bầu, nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Vị đắng của loại quả này có thể làm dạ dày co giãn theo dạ con, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt đối với những mẹ có vấn đề về tử cung.

[inline_article id = 32651]

Thử nghiệm trên chuột thí nghiệm cho thấy: Chuột mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ làm chuột con khi sinh ra mắc dị tật. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Vicine trong hạt quả có thể gây ngộ độc cho một số bộ phận khác trong cơ thể bạn.

2/ Rau sam

Có tính mát, vì vậy khi ăn nhiều, rau sam sẽ kích thích tử cung của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.

3/ Rau ngải đắng

Rau ngải giúp hồi phục cơ bắp, lưu thông máu, giảm đau bụng, đôi khi còn là vị thuốc cho những phụ nữ hay bị sảy thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn rau ngải trong khoảng 3 tháng đầu, sẽ tăng nguy cơ ra máu bất thường, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu có ý định ăn rau ngải để an thai, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

4/ Rau bồ ngọt

Mẹ bầu ăn loại rau này rất dễ gặp hiện tượng co thắt cơ tử cung, dẫn đến sảy thai, tiêu chảy. Chứa papaverin, chỉ cần uống 30g nước lá tươi, nguy cơ này là rất cao. Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, nên hạn chế ăn canh rau bồ ngọt, đặc biệt là uống nước ép lá tươi.

5/ Rau răm

Ăn rau răm ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể làm mẹ bầu ra máu. Hơn nữa, rau còn chứa chất kích thích tử cung, dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn món trứng vịt lộn, bạn có thể du di ăn vài lá để tăng hương vị cho món ăn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Gia đình Giải trí

Sinh con năm 2015 – Ất Mùi

Sinh con năm 2015, năm Ất Mùi, bé con nhà bạn thuộc mạng Kim (Sa Trung Kim, vàng trong cát). Trong 12 con giáp, dê là con vật hiền lành, ôn hòa nhất. Sinh năm này, bạn chắc hẳn sẽ yên tâm với bé con dí dỏm, thân thiện, tình cảm và chu đáo với mọi người.

Sinh con năm 2015 - Sinh con năm Ất Mùi
Sinh con năm 2015 nếu vợ chồng bạn có bé gái thì sẽ rất hóm hỉnh và hài hước.

Con số may mắn của bé cưng là 8. Đỏ, xanh lá cây và tím là màu sắc rất hợp với mạng của con. Về hoa, mẹ sẽ tìm thấy sự tương đồng của bé với hoa cẩm chướng hoặc hoa anh thảo. Hướng tốt cho bé Dê là Nam, Đông và Đông Nam.

[inline_article id = 64184]

1/ Tính cách của Dê con

Bé nhà bạn có xu hướng hiền lành, thậm chí đôi khi còn quá bẽn lẽn, nhút nhát và hay xấu hổ. Đi đôi với tính ôn hòa, bé sinh năm Ất Mùi lại rất giàu lòng cảm thông với người khác. Bé có thể biết đặt vị trí của mình vào mọi người xung quanh để thấu hiểu và thông cảm hơn.

Mặc dù vậy, Dê con lại là đối tượng không bao giờ muốn bị bó buộc. Bé thích được độc lập, sống tự do, đôi khi chỉ thích ở một mình để thả hồn vào thế giới tưởng tượng của riêng mình. Dù luôn hiểu lòng người và khá bình tĩnh, ít phản kháng, nhưng nếu ai dùng vũ lực để ép bé làm việc gì, đó là điều không thể.

2/ Cuộc đời của bé sinh năm Ất Mùi

Bé sinh năm con Dê cũng vốn là người yêu thích cái đẹp, thích mơ mộng và sự lãng mạn. Vì vậy, nếu có điều kiện phát huy hết mọi sở trường, bé sẽ có cơ hội trở thành những nhà nghệ thuật đầy tài năng và có tính sáng tạo cao. Ngược lại, nếu không làm được việc mình yêu thích, bé có xu hướng trở nên bi quan, chán nản và dễ buồn bã.

Với Dê, cuộc đời nhất định phải luôn ổn định với ăn uống, nhà ở và quần áo. Tuy là tuýp người khá thực tế, khô khan và cứng nhắc trong nhiều chuyện, nhưng với tình yêu, Dê lại trở nên vô cùng lãng mạn và tuyệt vời. Mặc dù vậy, tính nhạy cảm của Dê cũng làm những người yêu thương xung quanh khá khổ sở, bởi Dê luôn muốn được yêu thương, bảo bọc và sợ bị bỏ rơi. Một khi bé Dê cảm nhận đủ tình yêu, mẹ có thể yên tâm là bé sẽ cho đi tương tự và có thể nhiều hơn.

Về dung mạo, phải dùng từ là đoan chính, đạo mạo, đàng hoàng. Bé vì có xu hướng độc lập nên không dựa dẫm vào anh em, chăm chỉ và chịu khó. Bé gái tuổi Dê rất biết chăm lo cho gia đình. Bé Dê hợp với tuổi Heo và Mèo.

[inline_article id = 59666]

3/ Chọn tháng sinh cho con yêu của bạn năm 2015

-Tháng giêng: Thông minh, năng động, nhạy cảm.

-Tháng hai: Ôn hòa, xử lý mọi việc có lý, có tình, mọi việc thường may mắn, suôn sẻ.

-Tháng ba: Thông minh, nhạy bén, thẳng thắn, cao thượng, giỏi giang, may mắn.

-Tháng tư: Tính khí thất thường, mạnh mẽ, có chí tiến thủ.

-Tháng năm: Chính trực, thông minh, chịu khó, tốt bụng, được nhiều người yêu mến.

-Tháng sáu: Nhiệt tình, gan dạ, thông minh, mọi việc suôn sẻ.

-Tháng bảy: Kiên định, lập trường vững vàng, tài năng.

-Tháng tám: Độc lập, tự chủ, chính trực, thẳng thắn.

-Tháng chín: Làm việc dễ thành công, cuộc sống đầy đủ, hay gặp khó khăn.

-Tháng mười: Có tài về khoa học, nghệ thuật, quan hệ rộng.

-Tháng mười một: Dễ bị chán nản, bi quan, nhưng lại khá kiên nhẫn.

-Tháng mười hai: Gặp khó khăn nhưng phấn đấu vượt qua.

Theo lẽ thường, con cái là của trời cho bạn nên không nên quá đặt nặng vào việc sinh con trai hay sinh con gái năm 2015. Tuy nhiên bạn có thể nghiên cứu thêm về phong thủy hoặc tử vi để mang đến sức khỏe, bình anh cho các cô cậu bé Dê trong tương lai.

sinh con nam at mui
Năm 2015 là mạng (mệnh) Kim (Sa trung kim – vàng trong cát) do vậy sinh vào mùa thu và các tháng Tứ Quý là tốt nhất

Nện chọn tháng Tứ Quý là tháng: 3,6,9,12 – Mùa Xuân : 1-3 ; Hạ: 4-6; Thu: 7-9; Đông: 10 – 12. Các bạn nên nhớ là tính toán tháng theo Âm Lịch nhé.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

“Yêu” sai, thụ thai không thành!

1/ Sai lầm 1: “Yêu” chưa đủ nhiều

Bạn quyết định giảm tần suất quan hệ vào thời gian trước ngày rụng trứng để giữ phong độ cho đội quân tinh binh. Tuy nhiên, bạn đang lãng phí thời kỳ “màu mỡ” để thụ thai, vì ngày rụng trứng thường không chính xác từng li từng tí như bạn nghĩ. Vì vậy, bạn với anh xã nên “giao ban” thường xuyên hơn, đặc biệt ưu tiên những ngày trước ngày rụng trứng.

2/ Sai lầm 2: Tần suất quan hệ cao

Ngược lại với những cặp vợ chồng “yêu” ít, lại có những cặp chăm chỉ quan hệ, bởi họ tin rằng “giết lầm còn hơn bỏ sót”, “yêu” càng nhiều, khả năng thụ thai càng cao. Đúng rằng tần suất quan hệ không ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh, nhưng sẽ tác động đến hiệu quả thụ thai. “Giao ban” quá nhiều làm bạn và anh xã kiệt sức, dẫn đến tình trạng thiếu cảm xúc vào giờ vàng thụ thai, làm cả hai bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này.

3/ Sai lầm 3: Tư thế “nghèo nàn”

Chắc hẳn bạn đã từng được khuyên tư thế quan hệ kiểu truyền thống dễ giúp bạn tăng khả năng thụ thai hơn. Thực tế là một khi đã “yêu” và tinh binh đã “xuất”, tư thế nào cũng có thể giúp bạn mang thai. Quan trọng, bạn và anh xã thực sự có cảm giác khi “giao ban”, đừng để áp lực thụ thai khiến cả hai như đang “trả bài” nhé!

quan hệ để dễ mang thai
Không nhất thiết phải đúng tư thế truyền thống mới tăng khả năng thụ thai

4/ Sai lầm 4: Lỗi là do em

Hầu hết, các ông chồng hoặc hai bên gia đình đều nghĩ rằng hiếm muộn hay vô sinh là do phụ nữ. Nhất là đàn ông, họ đinh ninh một khi đã có tinh binh, nhiệm vụ còn lại hoàn thành hay không phụ thuộc vào phụ nữ. Thực tế, nguyên nhân hiếm muộn có thể xuất phát từ phía vợ, chồng, cả hai hoặc đôi khi không rõ vì sao. 50% gặp khó khăn với chuyện thụ thai là vì phụ nữ, 40% vì đàn ông, 10% còn lại do cả hai hoặc không rõ nguyên nhân.

5/ Sai lầm 5: Nhầm ngày rụng trứng

Theo lý thuyết, quy trình rụng trứng sẽ hoạt động vào 14 ngày sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, độ dài chu kỳ không đều, dài ngắn khác nhau, dẫn đến sự không chính xác của ngày rụng trứng. Thay vì dựa hoàn toàn vào “giác quan” của mình để xác định ngày rụng trứng, bạn nên dựa vào công cụ tính ngày chính xác hơn.

6/ Sai lầm 6: Quan hệ vào ngày rụng trứng

Trứng chỉ có thể được thụ tinh vào khoảng 24 giờ sau khi rụng. Nếu may mắn, bạn và anh xã quan hệ vào ngày này, cơ hội thụ thai sẽ là 100%. Tuy nhiên, nếu ngày vàng này đã bị đoán nhầm? Bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội và phải chờ đến tháng sau. Thay vì vậy, nên “yêu” vào khoảng thời gian vài ngày trước ngày rụng trứng dự đoán sẽ lý tưởng hơn.

[inline_article id = 28929]

7/ Sai lầm 7: Dùng chất bôi trơn

Chất bôi trơn sẽ làm đội quân tinh binh chậm tiến độ hơn khi tiến gần lại đích đến. Vì vậy, nếu gặp trục trặc trong quá trình quan hệ, bạn và anh xã nên nghĩ đến các giải pháp tự nhiên khác như: Dầu ôliu, dầu em bé hoặc có thể là lòng trắng trứng.

8/ Sai lầm 8: Gặp chuyên gia hiếm muộn quá sớm

Nếu bạn dưới 35 tuổi, có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và không gặp rắc rối với bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào, đừng lo lắng nếu đã vài tháng thụ thai mà chưa thành công. Chỉ khi nào kéo lến đến 1 năm, bạn mới nên đến tư vấn và nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia.

9/ Sai lầm 9: Nhờ hỗ trợ quá muộn

Bạn trên 35 tuổi và đã thử thụ thai nhưng 6 tháng không thành công? Bạn dưới 35 tuổi nhưng chu kỳ kinh nguyệt không đều, có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục, mang thai ngoài tử cung hay viêm vùng chậu? Nhất định nên gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ càng sớm càng tốt.

10/ Sai lầm 10: Lơ là sức khỏe

Thực tế, các cặp vợ chồng chỉ quan tâm đến sức khỏe sinh sản của mình vào quãng thời gian chờ đợi tin vui. Tuy nhiên, sức khỏe tổng quát không đạt tiêu chuẩn cũng làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, song song với khả năng sinh sản, bạn với anh xã nên để ý đến vấn đề cân nặng, stress, thuốc lá, bia rượu, lối sống, sinh hoạt… Trước khi có ý định sinh con, cả hai nên đi kiểm tra sức khỏe để tăng thêm cơ hội thụ thai thành công.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ

1/ Xuất huyết âm đạo

Ra máu khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến với các mẹ bầu. Hầu hết xuất huyết âm đạo đều diễn ra ở tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu phát hiện thấy máu đỏ tươi, vón cục đông, đi kèm chứng chuột rút và cơn đau dữ dội từ tử cung.

[inline_article id = 63431]

2/ Đau buốt khi đi tiểu

Với mẹ bầu, việc đi tiểu thường xuyên với tần suất chục lần mỗi ngày là chuyện bình thường, đặc biệt là trong các tháng cuối. Tuy nhiên, nếu đi tiểu kèm chứng đau buốt, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh này sẽ tăng khả năng sinh non, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé con trong bụng.

3/ Sưng và phù nề

Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu gặp khó khăn trong chuyện đi lại vì chân sưng to và phù nề. Lưu lượng máu tăng khi mang thai chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu còn bị sưng ở bàn tay, các ngón tay và mắt, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

4/ Mệt mỏi cao độ

Buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu bình thường của các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mệt đến nỗi bị ngất đi, mặt mày tái nhợt, bạn rất cần đến sự tư vấn của bác sĩ vào lúc này. Có thể mẹ bầu đang đối mặt với chứng thiếu máu, và được yêu cầu bổ sung thêm sắt, axit folic.

dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Mệt mỏi cao độ có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thai kỳ của bạn

5/ Cử động của thai nhi

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên thường xuyên để ý và theo dõi chuyển động của thai nhi. Cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể thai suy hay thai đã không còn phát triển nữa.

6/ Sốt cao

Nếu mẹ bầu sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt, nếu không cấp cứu kịp thời và điều trị thích hợp, rất có thể thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và thể chất.

7/ “Rò rỉ” nước ối

Tình trạng này không đáng “báo động” nếu mẹ bầu đang trải qua các tuần cuối của thai kỳ. Nó chỉ nguy hiểm khi mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 2. Nước ối “rò rỉ” chứng tỏ mỗi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ đang bị đe dọa.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Bí kíp mang thai đôi

1/ Lịch sử gia đình

Di truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng để tăng khả năng mang thai đôi. Nếu trong dòng họ của bạn hoặc anh xã đã từng có người thân có con song sinh, cơ hội bạn sinh đôi là khá cao.

mẹo để sinh đôi
Nếu trong họ hàng đã từng có người sinh đôi, cơ hội mẹ mang thai đôi là khá cao

2/ Tăng cân hợp lý

Tăng trọng lượng cơ thể được chứng minh sẽ giúp tăng cơ hội mang thai đôi của mẹ bầu. Khi số cân nặng tăng, cơ thể cũng sản sinh các hormone estrogen và progestorone nhiều hơn, tác động trực tiếp đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệtrụng trứng. Chỉ khi “siêu trứng” xuất hiện, bạn mới có thể hy vọng về kết quả mang thai đôi.

3/ Thực phẩm hỗ trợ

Các loại củ thuộc họ củ nâu như khoai mỡ, củ mài, củ từ hoặc họ khoai tây như củ maca chính là lựa chọn thực phẩm lý tưởng để kích thích cơ thể phụ nữ sản xuất “siêu trứng”. Để kích thích số lượng hormone progestorone tăng lên, bạn còn có thể dùng thêm: Mầm đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, sữa béo…

4/ Càng mang thai nhiều, càng dễ sinh đôi

Tỷ lệ mang thai đôi với các mẹ đã từng sinh nở cao hơn là phụ nữ chưa từng. Hormone progestorone ở phụ nữ đã có con nhiều hơn, chính vì vậy dễ có cơ hội sinh đôi.

5/ Độ tuổi lý tưởng

30-40 tuổi là thời điểm thuận lợi để bạn có thể tăng khả năng sinh đôi. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà trì hoãn việc sinh con đầu ở lứa tuổi này, vì sinh con lớn tuổi không dễ dàng như bạn tưởng.

[inline_article id = 61975]

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

1/ Tam cá nguyệt thứ nhất

20-30% phụ nữ mang thai đều đối mặt với hiện tượng ra máu vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Mức độ xuất huyết có thể nhẹ hay nặng, và khoảng 50% trong số những phụ nữ này cuối cùng phải chịu hệ quả sảy thai. “Bức tường” âm đạo rất mỏng manh, vì vậy sau khi “giao ban”, bạn có thể bị ra máu. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác:

-Chảy máu cấy ghép: Sau khi trứng được thụ tinh và thành phôi,  phôi di chuyển xuống để cấy ghép vào thành tử cung. Quá trình này có thể gây ra tình trạng chảy máu nhẹ. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

-Sảy thai tự phát: Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi dù vẫn còn trong tử cung nhưng hoàn toàn đã dừng phát triển. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương thể chất, dùng thuốc không phù hợp, hoặc có thể không có nguyên do nào hết. Các dấu hiệu báo sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu, các cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới… Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cứ chảy máu trong thai kỳ là sảy thai, nhưng thực tế không phải vậy. Sảy thai thường xẩy ra khi bạn bị chảy máu và đi kèm với các triệu chứng trên.

[inline_article id = 46048]

-Sảy thai bị bỏ sót: Sẩy thai bị bỏ sót là thai chết trong tử cung khi tuổi thai dưới 20 tuần và mô thai không được tống xuất ra ngoài. Trong sẩy thai bị bỏ sót, thai chết nhưng không được tống xuất, với các sản phẩm của thai bị giữ lại trong tử cung trong 4 đến 8 tuần hoặc hơn.

Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng cấy ghép ở một nơi nào đó không phải là tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng của bệnh thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo, chuột rút, đau nhói ở vùng bụng.

-Một noãn bị hỏng: Là một noãn mà thai nhi không có thể thấy được trong túi bởi vì phôi thai đã bị thoái hóa hay không có.

-Mô ung thư: Đây là nguyên nhân ra máu hiếm gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Siêu âm cho thấy bạn có dấu hiệu mang thai nhưng phôi thai bị thay thế bởi những mô bất thường. Trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

2/ Tam cá nguyệt thứ 2 và 3

Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, bất kỳ tình trạng ra máu nào cũng đều là dấu hiệu cho thấy nhau thai đang có vấn đề.

ra máu bất thường khi mang thai
Bạn nên gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu phát hiện ra máu bất thường trong thai kỳ

Nhau tiền đạo: Là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc chảy máu quá nhiều. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để an toàn cho mẹ và bé. Nhau tiền đạo thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.

-Bong nhau non: Một lý do nữa khiến mẹ bầu có thể bị chảy máu là bị bong nhau thai một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi thành tử cung. Bong nhau non có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do mẹ bị chấn thương, lạm dụng các chất kích thích quá nhiều và thậm chí là cả độ tuổi mang thai của mẹ.

-Sinh non: Vài ngày hoặc 1-2 tuần trước ngày dự sinh, ra máu là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Tuy nhiên, hiện tượng lại xảy ra vào khoảng thời gian trước tuần 37, mẹ bầu nên đến trung tâm y tế gần nhất, vì bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non.

[inline_article id = 34140]

-Vỡ tử cung: Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Biến chứng vỡ tử cung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra và đó là điều khó tránh khỏi.

-Mạch máu tiền đạo: Đây biến chứng sản khoa hiếm gặp, đưa đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối. Mạch máu tiền đạo là mạch máu từ nhau hay dây rốn băng ngang đường sanh trước phần thai, thai nhi có thể bị mất máu hết khi vỡ mạch máu này do cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sanh.

3/ Xử lý khi ra máu bất thường

Trừ máu báo, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều đáng báo động với sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bạn luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này, đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn. Khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo, mẹ bầu nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn và đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Thời gian tiếp đó, bạn không nên tập luyện quá sức, quan hệ tình dục không phù hợp, thụt rửa âm đạo hoặc dùng tampon. Thay vào đó, nên uống nhiều nước. Sử dụng bông thấm máu, và có thể theo dõi tình hình máu ra nhiều hay ít dựa vào số lần thay bông. Nếu thai nhi đang có dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn cho đến khi hết đau và ngừng chảy máu, nói không với tampon và quan hệ tình dục. Theo dõi các dấu hiệu là điều rất cần thiết lúc này.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Muốn mang thai: Cẩn thận món cá!

an ca khi mang thai
Cẩn thận với cá chứa nhiều thủy ngân mẹ nhé!

1/ Có nên ăn cá khi đang cố gắng thụ thai?

Omega-3 và DHA có trong cá là nguồn dưỡng chất dồi dào hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Hơn nữa, cá còn chứa ít chất béo bão hòa, giàu đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cộng hưởng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, khoảng thời gian trước khi thụ thai 3 tuần, bạn có thể bắt đầu thêm nhiều cá vào thực đơn ăn uống để làm tiền đề cho kho dinh dưỡng của thai nhi.

Tuy nhiên, một số loại cá chứa thủy ngân, với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của bé. Dù bạn có ăn trước khi mang thai, nhưng cơ thể vẫn lưu giữ đủ “tàn tích” để có thể tác động xấu đến thai nhi. Nguy hiểm là vậy, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên ăn một số loại cá nhất định nếu muốn thụ thai.

2/ Tại sao cá lại chứa thủy ngân?

Thủy ngân có ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí bạn đang hít thở. Một số nguồn là tự nhiên, như cháy rừng hay núi lửa. Còn lại là sự phát tán từ các nhà máy điện, xi măng, hóa chất… Thủy ngân được sử dụng để sản xuất nhiệt kế, máy điều nhiệt.

Khi thủy ngân lắng xuống nước, nó tự động chuyển hóa thành vi khuẩn methylmercury, liên kết cực kỳ chặt chẽ với các mô cơ của cá. Vì vậy, dù cho đã nấu chín, chất độc này vẫn còn nguyên.

3/ Hệ quả khi ăn cá nhiều thủy ngân

Cơ thể sau khi hấp thụ thủy ngân từ cá, sẽ tích tụ lượng chất độc này trong nhiều tháng. Khi bạn mang thai, thủy ngân từ cơ thể đi qua nhau thai trực tiếp “tiếp xúc” với thai nhi trong bụng. Ngoài làm suy giảm sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, thủy ngân còn ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức, vận động và thị giác.

Phụ nữ có thai, đang có ý định sinh con, vừa sinh con xong và đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng tuyệt đối không được ăn cá chứa thủy ngân.

4/ Cá nào mới tốt?

Năm 2004, viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, EPA đã khuyến cáo 4 loại cá phụ nữ không nên ăn nếu muốn thụ thai: Cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và cá kình. Danh sách này còn được nới dài thêm sau đó: Cá ngừ, cá chẽm, cá hồng vàng…

Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 350gram cá hồi, cá cơm, cá trích, cá thu nhỏm, cá mòi… Đặc biệt nên tránh ăn cá ngừ đóng hộp. Không nên ăn cá khi bạn chưa biết rõ nguồn gốc và xác định được độ an toàn của nó.

[inline_article id = 98577]

5/ Nguồn dinh dưỡng tương tự nhiên

Ngoài cá, bạn có thể bổ sung thêm omega-3 và DHA từ trứng, sữa, sữa đậu nành, trái cây, các loại ngũ cốc, bơ thực vật. Các viên uống bổ sung cũng là lựa chọn lý tưởng, nhưng phải cẩn thận vì nó thường chứa nhiều vitamin A. Với liều lượng cao, vitamin A sẽ có thể gây độc cho phụ nữ mang thai.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Mầm đậu nành có tăng khả năng thụ thai?

mam dau nanh
Mầm đậu nành có thực sự giúp tăng khả năng thụ thai?

Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh mầm đậu nành có thể giúp tăng khả năng sinh sản. Đồng thời, cũng chưa có nhà nghiên cứu nào khẳng định dùng mầm đậu nành thực sự an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của phụ nữ. Hơn nữa, một số bài báo y học đã khuyến cáo rằng việc sử dụng các sản phẩm đặc biệt từ đậu nành có thể gây ức chế khả năng sinh sản, nhất là với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Những sản phẩm này có thể làm rối loạn chu kỳ “đèn đỏ” của bạn.

1/ Cơ chế hoạt động của mầm đậu nành

Mầm đậu nành được tin là biệt dược chứa phytoestrogen, estrogen tự nhiên, có khả năng kích thích khả năng sinh sản như các thuốc hỗ trợ sinh sản. Đối với những phụ nữ gặp khó khăn với vấn đề rụng trứng, mầm đậu nành có thể “khởi động” quá trình này. Biệt dược này không có tác dụng với những nguyên nhân gây hiếm muộn khác.

[inline_article id = 51742]

Về lý thuyết, mầm đậu nành ngăn chặn việc hình thành các thụ thể estrogen, “đánh lừa” não bộ rằng cơ thể đang thiếu một lượng lớn hormone sinh sản này. Từ đó, cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra nhiều estrogen, giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Sau 5 ngày, bạn nên ngưng sử dụng. Lúc này, cơ thể bạn đã nhận đủ lượng estrogen lớn để tập trung cho việc thụ thai.

2/ Đối tượng phù hợp

Như đã nói ở trên, không phải phụ nữ nào cũng thích hợp với phương pháp này. Đặc biệt là đối với những trường hợp đã từng bị hoặc đang mắc bệnh u xơ tử cung, dùng mầm đậu nành có thể khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, các mô trong cơ thể ở ngực, tử cung và buồng trứng khá nhạy cảm với sự tác động của estrogen, nhất là estrogen đến từ bên ngoài cơ thể.

Đã từng có nghiên cứu khuyến cáo rằng liều lượng lớn đậu nành có thể khuyến khích các tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng ăn nhiều đậu nành còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thận và tuyến giáp. Khi bạn dùng mầm đậu nành để kích thích khả năng sinh sản ở nửa đầu chu kỳ kinh, nửa sau sẽ thiếu hụt một lượng lớn tương tự. Từ đó, sẽ tác động rất xấu đến quá trình cân bằng nột tiết tố.

Nếu vẫn muốn thử sử dụng, bạn nên làm theo một số lời khuyên sau:

-Phụ nữ trên 35 tuổi muốn sinh con nhất định phải cần đến sự can thiệp của y tế chứ không nên trông chờ vào hiệu quả từ thực phẩm bổ sung như mầm đậu nành.

-Chỉ sử dụng khi bạn gặp khó khăn với vấn đề rụng trứng. Nếu chu kỳ kinh vẫn bình thường hoặc gặp các bệnh phụ khoa khác, đặc biệt là buồng trứng đa nang, bạn nên nói không với mầm đậu nành.

-Uống một liều 80-200mg/ngày vào những ngày chu kỳ 3-7 hoặc 5-9 và không dùng quá 5 ngày.

-Nên tư vấn bác sĩ liệu mầm đậu nành dùng chung với các thuốc khác như kháng sinh có phản ứng phụ gì không.

-Bạn có thể gặp một số triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tức ngực, rối loạn tiêu hóa.

MarryBaby

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

11 món ăn vặt thân thiện cho bé

1/ Phô mai

pho mai
Phô mai cắt hình ngôi sao ăn kèm bánh mì và trái cây

Món ăn nhẹ nhiều protein này giúp trẻ duy trì năng lượng hoạt động cho đến tận bữa ăn chính. Mẹ có thể kẹp phô mai vào bánh quy, bánh mì hoặc cắt thành những hình dạng ngộ ngĩnh để bé thêm thích thú.

2/ Bơ đậu phộng

Chứa nhiều protein và chất xơ, bơ đậu phộng ăn kèm bánh quy hanh bánh mì là lựa chọn ăn vặt lý tưởng mẹ có thể chế biến cho bé.

3/ Bánh nướng rau củ

banh nuong
Trong chiếc bánh, mẹ có thể thêm rau củ và trái cây để tăng chất xơ

Nếu mẹ tự tay nướng bánh cho bé, đừng quên cho vào rau củ, trái cây tươi. Vị bánh thanh ngọt, thơm ngon sẽ “đánh lừa” bé nào lười ăn rau đấy!

4/ Ngũ cốc

Với vitamin, canxi và chất xơ, một bát ngũ cốc ăn kèm sữa tươi, sữa chua và hoa quả dễ dàng thỏa mãn sự thèm ăn của bé.

5/ Sữa chua

kem
Mẹ có thể mua khuôn kem về làm món kem sữa chua

Chẳng có bé nào lại nói không với món ăn khoái khẩu này. Ngoài cách trộn sữa chua với hoa quả, mẹ có thể để hỗn hợp này vào khuôn kem để chế biến món kem sữa chua đặc biệt dành cho bé.

[inline_article id = 60396]

6/ Trứng

Một quả trứng có thể cung cấp 1/3 lượng protein/ngày cho bé 4 tuổi. Mẹ có thể luộc, ốp la, chiên, bắc trứng hoặc hấp theo kiểu nhật để làm đa dạng thực đơn món trứng cho bé.

7/ Khoai lang

Chứa nhiều vitamin A, B6, C và folate, khoai lang có thể là món ăn vặt tuyệt vời dành cho bé. Nếu bé không thích ăn khoai lang luộc hay nướng, mẹ có thể mua khoai dạng sấy cho bé thưởng thức.

8/ Nui hoặc mì

nui
Nhớ chỉ cho bé ăn phần nhỏ thôi mẹ nhé!

Nui hoặc mì xào với nước sốt cà chua và thịt nạc chắc hẳn sẽ làm trẻ thích thú. Tuy nhiên, mẹ nhớ chỉ làm một phần nhỏ thôi nhé.

9/ Lê

Mọng nước và nhiều chất xơ, mẹ nên chọn lê để làm món tráng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn. Với bé lười ăn trái cây, mẹ có thể làm sinh tố, nước ép hoặc cắt nhỏ trộn với sữa chua để trẻ không ngán.

10/ Sinh tố trái cây

sinh to
Sinh tố trái cây hấp dẫn nhiều màu sắc

Công thức hoàn hảo để bé không thể không uống: Sữa chua ít béo + Nước cam + Chuối + Trái cây khác. Món sinh tố này vừa thơm ngon, ít béo, lại giàu chất xơ nữa đấy mẹ!

11/ Món hỗn hợp

Mẹ nghĩ sao về trộn các món lại với nhau? Các loại hạt, trái cây sấy, bánh quy, bỏng ngô, sẽ là gợi ý lý tưởng. Nhớ đừng bỏ qua các loại hạt nhé, chúng là nguồn sắt, magiê và kẽm dồi dào đấy!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hen suyễn khi mang thai

hen suyen khi mang thai
Bà bầu có thể yên tâm dùng ống hít khi lên cơn hen

1/ Mang thai có làm bệnh nặng hơn?

Ảnh hưởng của việc mang thai với những mẹ bầu đã từng mắc chứng hen suyễn không thể dự đoán trước được. 1/3 số bà bầu cảm thấy khỏe hơn, 1/3 khác nhận thấy không có sự thay đổi nào và 1/3 còn lại cảm thấy bệnh tình nặng nề hơn.

Một đánh giá của các bài nghiên cứu về suyễn và thai sản chỉ ra rằng các triệu chứng của hen suyễn trở nên nặng hơn bình thường trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 (sau khoảng 13 tuần), và đỉnh điểm vào tháng thứ sáu. Một nghiên cứu khác cho thấy: Các triệu chứng thường tồi tệ nhất vào tuần 24 đến tuần 36. Sau đó các triệu chứng giảm dần và khoảng 90% phụ nữ không phải đối mặt với hệ quả do hen suyễn gây ra khi vận động hay sinh nở.

Cách tôt nhất để bà bầu đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh: Kiểm soát tốt các cơn hen bằng cách làm đúng phác đồ điều trị bệnh hen suyễn.

[inline_article id = 34662]

2/ Điều trị bệnh trong quá trình mang thai

Bạn cần tiếp tục các phương pháp điều trị đối với bệnh hen suyễn xuyên suốt thai kỳ. Trừ khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, bạn cần làm theo các phương pháp điều trị như trước. Nếu bạn ngừng điều trị và bệnh tình trở nên không thể kiểm soát, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và cân nặng của em bé.

Xuyên suốt thời kỳ mang thai bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các y tá vá bác sĩ giúp bạn kiểm soát cơn suyễn nếu có. Trường hợ bệnh hen suyễn của bạn trở nên tệ hơn, bạn sẽ được hướng dẫn các phương pháp phù hợp hơn.

Bạn có thể tiếp tục điều trị hen suyễn lúc cho con bú. Ngay cả khi bạn quá bận rộn trong việc chăm con, bạn cần lưu ý đến sức khỏe của chính mình và giữ cho bệnh trong tình trạng được kiểm soát.

3/ Dấu hiệu bệnh hen suyễn trở nên tệ hơn

–          Ho vào đêm hay sáng sớm, hoặc khi tập thể dục.

–          Thở khò khè.

–          Khó thở.

–          Tức ngực.

Bạn cũng có thể bị trào ngược axit trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày bị “rò rỉ” trở lại vào thực quản và có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên nói với các bác sĩ hoặc các chuyên gia về hen suyễn, những người có đủ chuyên môn để cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị tốt nhất.

4/ Kiểm soát bệnh hen suyễn khi mang thai

Nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn, một kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa bạn có thể điều chỉnh việc điều trị để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chẳng hạn, khi bạn bị cảm cúm, điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn nên tăng việc sử dụng ống hít hoặc bắt đầu sử dụng chúng nếu như bạn không sử dụng thường xuyên trước đây. Điều này hoàn toàn an toàn trong thai kỳ bà bầu nhé!

Trong khi đó, nếu bạn có thể luyện tập và làm việc bình thường, dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn phòng tránh hen suyễn trong thai kỳ:

–  Tránh hút thuốc.

–  Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị dị ứng.

–  Tránh và kiểm soát bệnh cúm mùa hè với thuốc antihistamines (an toàn với phụ nữ có thai).

–  Tránh tiếp xúc với chó, mèo, động vật nhiều lông.

MarryBaby