Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn gì để thông minh? Muốn bé phát triển vượt trội mẹ cần ghi nhớ ngay

Thực đơn ăn uống hằng ngày cho bé thông minh bao gồm những món gì? Mẹ có thể tham khảo ngay những loại thực phẩm bổ não cho trẻ dưới đây để giúp con phát triển trí tuệ một cách toàn diện nhất nhé.

Lưu ý về sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy một đứa trẻ thông minh, hoạt bát thường có tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn những đứa trẻ khác. Tốc độ xử lý thông tin chính là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy hiệu suất ghi nhớ và sự linh hoạt ở não bộ, mà tất cả những điều này thường có mối liên hệ chặt chẽ đến quá quá trình myelin hóa [1], [2].

Myelin hóa là quá trình hình thành các bao myelin xung quanh các sợi trục thần kinh nhằm cải thiện tốc độ dẫn truyền tín hiệu được tốt hơn [3]. Các bao myelin này là một lớp vỏ chất béo và protein, hoạt động giống như một lớp “cách điện”, vừa giúp bảo vệ tế bào thần kinh vừa đảm bảo không gây nhiễu cho các tín hiệu được truyền trong mạng lưới thông tin não bộ, từ đó giúp thúc đẩy hình thành khả năng nhận thức và hành vi xã hội khi trẻ lớn lên [4], [5].

Giai đoạn từ 0-2 tuổi là thời điểm quá trình myelin hóa diễn ra mạnh mẽ nhất và cũng là thời điểm bé cần được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất để tăng tốc việc sản sinh myelin. Vậy nên bố mẹ cần lưu ý cung cấp cho bé các dưỡng chất giúp tăng tốc độ kết nối não bộ như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit folic, Vitamin B12 để tạo nền tảng xây dựng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ sau này [6].

Cho bé ăn gì để thông minh?

thực phẩm bổ não cho trẻ

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Với trẻ nhỏ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng, phát triển. Do đó, ở giai đoạn 2 – 3 tuổi, mẹ sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến việc chọn sữa cho bé. Ưu tiên hàng đầu mà mẹ nên cân nhắc là những sản phẩm được chứng minh lâm sàng có chứa các dưỡng chất giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, giúp tăng kết nối não bộ kể trên. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các dưỡng chất như:

  • Choline và Lutein: Giúp phát triển não bộ, hỗ trợ thị giác và tăng cường khả năng ghi nhớ, xử lý hình ảnh
    HMO và MOS: Được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường đề kháng, tăng vi khuẩn có lợi và giảm sự phát triển vi khuẩn gây bệnh trong ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ tiêu hóa
  • Alpha lactabumin: Được tìm thấy trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ.
  • Canxi và Vitamin D: Hỗ trợ phát triển hệ xương và tăng trưởng khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu chất béo

Mẹ có biết chất béo cấu thành nên 60% não bộ của bé? Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của con, mẹ nhất định không thể bỏ qua nhóm thực phẩm có chứa dưỡng chất quan trọng này như các loại cá béo, dầu oliu, quả bơ… [7].

Cà chua

Chứa đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt, cà chua là loại quả đa năng, giúp nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ não bộ trẻ phát triển [8], [9].

Cho bé ăn gì để con thông minh

Ớt chuông

​​Ớt chuông có khả năng tăng cường sức khỏe trẻ, giảm mệt mỏi cho cơ thể và não bộ nhờ chứa chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi lượng. Đây là loại quả có lượng vitamin C kỷ lục. Các nhà khoa học ước tính cứ 100g ớt chuông thì có chứa 184mg vitamin C, gần như gấp 3 lần so với lượng vitamin có trong quả cam [10], [11], [12], [13].

Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali rất dồi dào. Do đó, cải bó xôi là lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn dinh dưỡng giúp bé thông minh [14].
Khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất trong rau, mẹ nên hấp cách thủy thay vì luộc để giữ nguyên nguồn dinh dưỡng dồi dào từ rau [15].

Cho bé ăn gì để con thông minh

Giờ thì mẹ đã nắm được cho bé ăn gì để thông minh rồi đúng không? Mẹ hãy chăm chỉ nấu những thực phẩm mà Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này để bồi bổ cho con mỗi ngày, giúp bé tăng cường hấp thu và phát triển não bộ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc bé: 4 bộ phận quan trọng cần để ý

chăm sóc bé
Thóp, cuống rốn, da đầu và bộ phận sinh dục là 4 vị trí trên cơ thể bé mẹ cần để tâm nhất

1/ Phần thóp trên đầu

Một phần vì xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau và tạo ra điểm trũng, một phần để phù hợp với “đường ra” chật hẹp từ tử cung ra ngoài, đầu bé sơ sinh nào cũng có thóp. Được chia thành thóp trước và thóp sau, khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ liền kín lại làm thóp sau biến mất. Thóp trước mất thời gian lâu hơn, phải đợi đến khi bé hơn một tuổi mới chính thức cứng cáp, liền lặn.

Thông thường, các mẹ rất hạn chế tác động vào bộ phận này của bé. Nhìn thấy thóp cử động theo từng nhịp thở, có mẹ nào lại không thấy lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, thực tế, mẹ chẳng cần phải quá sợ hãi như vậy. Phía trên thóp vốn có một lớp màng rất dày, giúp bảo vệ thóp cực kỳ tốt. Chỉ cần khi chăm sóc bé, mẹ không tác động mạnh, lớp màng này tuyệt đối không bị tổn hại.

2/ Da chết trên đầu, hay còn gọi là “cứt trâu”

Không ít bé sơ sinh sau vài ngày chào đời thường xuất hiện lớp da chết màu nâu trên đầu, theo dân gian hay gọi là “cứt trâu”. Chẳng vội tính đến chuyện thẩm mỹ, lớp da chết này nếu không được chăm sóc kỹ càng rất dễ bị bong tróc làm chảy máu da đầu khi tắm gội hay chải đầu.

Để loại bỏ lớp “cứt trâu” khó ưa này, mẹ nên tìm mua sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ trẻ em. Loại dung dịch này giúp làm mềm da chết, làm chúng từ từ bong ra dần nhẹ nhàng và không để lại dấu vết. Tuyệt đối không nên dùng lược chải hoặc bóc da chết, bé có thể đau và bị tổn thương da.

3. Cuống rốn của trẻ

Rốn của bé sơ sinh là bộ phận nên đặc biệt chú ý và cần được giữ khô thoáng thường xuyên. Khi thay tã cho bé, mẹ cần cẩn thận tránh không để nước tiểu và phân dây vào rốn bé. Khi tắm cho bé, mẹ cũng không nên để nước ngập vào rốn quá lâu, đồng thời sau khi tắm nên dùng gạc mềm thấm dung dịch cồn chuyên dụng để làm sạch rốn bé.

Bất cứ khi nào quan sát thấy phần cuống rốn có những dấu hiệu bất thường như tấy đỏ, rỉ nước…, mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bác sỹ thăm khám để tránh nhiễm trùng.

[inline_article id = 9183]

4. Hậu môn và bộ phận sinh dục

Trong quá trình chăm sóc bé, đây chính là phần nhiều rắc rối nhất. Hầu hết các mẹ đều sử dụng bỉm giấy để thuận tiện trong việc thay, mặc, vệ sinh. Tuy nhiên, trong mùa nóng, nếu không để ý, cho trẻ mặc tã giấy chứa phân hay nước tiểu quá lâu có thể gây viêm nhiễm, hăm tã. Tốt nhất, nên kết hợp dùng cả tã giấy lẫn tả vải trong mùa nóng để hạn chế tình trạng này.

Sau khi bé đại tiện, mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để làm vệ sinh cho bé. Tiếp đó, lau khô cho bé xong nên chừa lại một chút thời gian để bé được “làm khô” tự nhiên, không nên quấn tã hoặc mặc quần cho bé ngay lập tức.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chế

tắm cho bé sơ sinh
Không phải lúc nào cũng thoải mái cho bé tắm táp đâu mẹ nhé

1/ Tuyệt đối không tắm cho bé sơ sinh khi bé nôn mửa, tiêu chảy

Bị dịch chuyển liên tục, dốc đầu xuống để gội đầu, sau đó lại được nâng đầu lên để tắm người, hành động này làm tình trạng buồn nôn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất mẹ chỉ nên lau sơ người bé qua nước ấm, thay quần áo sạch và để bé nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh.

2. Sau khi tiêm chủng

Vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm nếu gặp phải nguồn nước không sạch. Chỉ một chút lơ là, mẹ đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây phản ứng sưng tấy, mẩn đỏ. Vì vậy, hạn chế tắm cho bé sơ sinh sau khi bé vừa tiêm chủng xong mẹ nhé!

3. Sau khi trẻ ăn no

Thông thường, tắm táp trước giờ ăn sẽ giúp bé ăn nhiều hơn và ngon hơn, tăng cảm giác ngon miệng. Nếu bé vừa ăn no, mẹ nên đợi ít nhất 1-2 tiếng đồng hồ để thức ăn tiêu hóa bớt. Tắm ngay sau khi ăn no có thể làm mạch máu của trẻ bị giãn nở, tác động tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa cũng rất dễ xảy ra do dạ dày bị tác động khi tắm.

4. Khi da bé bị tổn thương

Cũng tương tự như trường hợp sau tiêm chủng, tắm cho bé bằng nguồn nước không sạch khi da bé đang bị tổn thương là tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát tán. Vết thương như chốc lở, mụn, nhọt, xước hay bỏng trên người bé cần được hạn chế tiếp xúc với nước.

5. Khi trẻ bị sốt cao

Nhiều mẹ nghĩ rằng tắm sẽ giúp bé đang bị sốt cao giải nhiệt, hạ sốt. Tuy nhiên, cũng còn tùy trường hợp. Trường hợp bé sốt quá cao, việc tắm táp có thể làm bé ớn lạnh, co giật, thân nhiệt càng tăng cao.

[inline_article id = 40835]

Sau khi hết sốt, tắm quá sớm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, sức đề kháng của trẻ kém, dễ mắc phải phong hàn, tái sốt và bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất trong và sau khi sốt, mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng khăn sấp nước ấm.

6. Bé sinh non, nhẹ cân

Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…

Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản và cần thiết để bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của bé con nhà mình nhé!

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì

Đặc biệt trong mùa nóng, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường xuyên bị virus Rota tấn công, gây nên tiêu chảy cấp. Mẹ đã biết cách chăm sóc bé chưa? Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng ăn gì?

[inline_article id = 69232]

Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc nhiều nước 3 lần/ngày. Tình trạng này cứ thế diễn ra vài ngày, kéo dài lên đến cả tuần, vài tuần. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Nguyên nhân chính thường là do trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh ăn uống chưa sạch sẽ, chẳng hạn không rửa tay trước khi ăn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Một con số đáng buồn là 70% trẻ em tử vong do không được bù nước kịp thời vì bị tiêu chảy. Nhẹ hơn, trẻ sẽ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn trong lúc bệnh, hơn nữa, mẹ cũng ngại cho con ăn nhiều, ăn đủ vì sợ bệnh nặng hơn.

Để hạn chế hai rủi ro nghiêm trọng trên, mẹ nên tham khảo thông tin bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì dưới đây để an tâm hơn khi chăm sóc con nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nguyên tắc ăn uống khi bị tiêu chảy: Thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Trẻ bệnh nên uống nhiều nước để bù chất điện giải đã mất.

1. Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?

Khi bé tiêu chảy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho bé luân phiên uống những loại nước sau: nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ… Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, lại có bifidus – chất cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột.

Ngoài ra, sau từng khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi bé bị nôn trớ, mẹ cần cho bé uống một vài thìa chất lỏng.

  • Nước cháo muối: Cho 50g gạo, 30g muối và 6 bát (chén) nước sạch vào nồi ninh nhừ, lọc qua rây, lấy nước cho trẻ uống dần.
  • Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng sau đó cho vào nồi cùng 6 bát nước lọc ninh nhừ, lọc lấy nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào khuấy đều rồi cho trẻ uống dần.
  • Nước chuối, nước hồng xiêm (sapoche): Công thức bao gồm 2 quả chuối, 3 quả hồng xiêm nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội và 1 thìa cà phê muối ăn. Bảo quản hỗn hợp trong bình, cho trẻ uống dần trong ngày.
  • Súp cà rốt muối: Nguyên liệu gồm 500g cà rốt, 1 thìa cà phê muối ăn, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu mềm, xay nguyễn. Cho 30g muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Thêm vào đó, bạn cũng nên cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng cách.

2. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Sau khi sinh khoảng vài tuần, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy. Nguyên nhân thường đến từ sữa công thức không thích hợp. Thời kỳ ăn dặm lại có thêm nhiều lý do khác, mẹ nên tìm hiểu và điều chỉnh trong chế độ ăn hằng ngày để biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ có chứa đường lactoza nên trẻ vẫn được hấp thu khi bị tiêu chảy. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt.
  • Trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Sữa cần pha loãng hơn bình thường (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Trong thời gian bé bị tiêu chảy, bạn nên cho con dùng thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn:

  • Bổ sung thêm thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc, cà rốt hầm nhừ, súp gà, khoai tây hầm nhừ, sữa chua, sữa đậu nành…
  • Trong 3 bữa ăn chính nên có 2 bữa bổ sung chất béo để tăng thêm năng lượng. Nên thay mỡ heo bằng dầu ăn.
  • Bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa).
  • Bạn nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng sữa vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.
  • Cần cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước ép trái cây như chuối, cam, xoài, để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo là loại quả thích hợp cho bé bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Bạn có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa.

[inline_article id=1125]

3. Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Những thực phẩm sau đây có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nghiêm trọng hơn:

  • Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
  • Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
  • Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
  • Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…

4. Lời khuyên khi mẹ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

trẻ quấy khóc nhiều do cần mẹ ôm ấp

Mẹ cần lưu ý các vấn đề sau trong nguyên tắc chế biến cũng như khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.

  • Ăn chín uống sôi: Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu sẵn cháo cho cả ngày thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
  • Khử trùng trước khi chế biến món ăn: Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Đảm bảo đũa, cốc, thìa… được khử trùng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn.
  • Khi không còn dấu hiệu đi ngoài, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, mẹ cần cho trẻ ăn thêm một bữa/ngày trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
  • Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
  • Nếu trẻ uống sữa bột tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu nành 10% hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ. Từ ngày thứ 5, nếu trẻ bớt tiêu chảy, mẹ nên quay dần về chế độ cho trẻ ăn như bình thường.

Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày, bạn nên tìm hiểu bé bị đi ngoài nên ăn gì càng sớm để nhanh chóng hạn chế tình trạng mất nước của trẻ, bạn nhé!

Phòng tránh bệnh tiêu chảy như thế nào?

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội.

Vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.

Tuy nhiên, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh. Việc uống vắc xin phòng virus Rota cho trẻ trước 6 tháng là điều vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bé bú hay bị sặc: Mách mẹ cách xử trí và ngăn ngừa hiệu quả

bé bị sặc sữa
Làm sao cho con bú không làm bé bị sặc sữa, mẹ có biết?

1. Nguyên nhân khiến bé bú hay bị sặc 

– Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

– Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.

– Trẻ 3–4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

2. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ

Bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Khi thấy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.

Nếu trẻ bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn, khi hút xong nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được, sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, mẹ đưa con đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Nếu trẻ vẫn còn tím tái, mẹ ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai bên ngực. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp.

3. Trẻ bú hay bị sặc: Cách cho con bú không bị sặc

Trẻ bú hay bị sặc: Cách cho con bú không bị sặc

– Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.

– Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.

– Khi cho bú, mẹ nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá.

[inline_article id = 4625]

– Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non.

– Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.

– Khi bé bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

– Với bé bú bình, mẹ cần chú ý chọn núm vú thích hợp với độ tuổi của bé, tránh trường hợp lỗ to sữa xuống nhiều dễ khiến bé bị sặc. Đừng cho trẻ tự cầm bình sữa nằm bú vì rất nguy hiểm. Nếu trẻ đã 8, 9 tháng tuổi, và mẹ bận việc gì đó không thể cho con bú nhưng con quá đói, hãy để bé ngồi bú. Mẹ cố định bé bằng ghế có dây đai bảo vệ. Nếu không yên tâm vì mình không thể để mắt đến con thì tốt nhất đừng cho bú, hãy đợi đến khi bạn có thể quan sát con bú hãy cho bú. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi mẹ tự cho con cầm bình bú mà không quan sát, vì thế mẹ cẩn thận nhé.

Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những điều mẹ cần biết về mang thai ngoài tử cung

mang thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung
Hậu quả để lại của mang thai ngoài tử cung rất nghiêm trọng

1/ Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:

-Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng.

– Lạc nội mạc tử cung.

– Tiền sử mang thai ngoài tử cung.

– Nhiễm trùng sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục trong.

– Tuổi trên 35.

[inline_article id = 72254]

– Ống dẫn trứng tự nối lại sau triệt sản nhiều năm.

– Sau mổ giữ thai ngoài tử cung.

– Sau điều trị vô sinh.

– Đời sống tình dục không an toàn.

-Nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.

2/ Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

– Đau đầu dữ dội

– Chuột rút một bên

– Đau bụng dưới

– Đau lưng dưới

– Chảy máu âm đạo

– Chóng mặt

– Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức

– Đau vai

– Xuất huyết âm đạo

3/ Mách mẹ những cách phòng ngừa

Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng thụ thai bình thường.

Đi khám phụ khoa và khám sản thường xuyên, và cố gắng không bỏ qua các lần hẹn kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ, làm đầy đủ xét nghiệm phụ khoa cần thiết. Bạn cũng nên chủ động tìm hiểu kiến thức về hệ sinh sản và sinh dục của mình để dễ nhận biết khi có các vấn đề bất thường, cụ thể là thai ngoài tử cung.

Khi có viêm nhiễm cơ quan sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập bơi: Mấy tuổi là an toàn?

Tận mắt chứng kiến những bé sơ sinh nhỏ xíu quẫy đạp rất điệu nghệ trong làn nước, chắc hẳn không ít mẹ thấy rùng mình. Tuy sợ hãi, nhưng mẹ cũng khá tò mò phương pháp dạy bé tập bơi khi còn trong lứa tuổi sơ sinh.

dạy bé tập bơi
Mẹ có thể cho bé tập bơi từ sớm nhưng điều kiện cần và đủ lại rất nhiều

Trong danh sách những nguyên nhân hằng đầu khiến trẻ sơ sinh tử vong, chết đuối và ngạt nước nằm trong top đầu, đặc biệt đối với trẻ từ 1-4 tuổi. Thông thường, tại các lớp nhận dạy học bơi cho trẻ em, trẻ dưới 4 tuổi chắc chắn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe.

[inline_article id = 65736]

Tuy nhiên, thực tế, bé đã có thể tập bơi từ lúc 1 tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy quá trình bơi lội không gây hại cho trẻ và còn có thể giúp giảm nguy cơ chết đuối ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, lại chưa có kết luận nào đồng tình rằng các bậc phụ huynh có thể tự do, thoải mái dạy bé tập bơi. Tính an toàn và hiệu quả là chưa được chứng minh.

Ở Việt Nam, hiện vẫn còn khá hiếm những khóa học chính quy dành cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu muốn con yêu tiếp xúc với nước từ sớm, ba mẹ nên trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản và cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bé. Tham khảo một số lời khuyên sau nếu bạn đang có ý định cho bé đi bơi:

-Cả ba lẫn mẹ nên tham gia khóa học bơi cơ bản.

-Trẻ 3 tuổi đã có thể tham gia lớp học bơi, nhưng nên nhận được sự gửi gắm với huấn luyện viên dạy bơi, tốt nhất ba mẹ nên ở cạnh lúc con học để bảo đảm an toàn.

-Khi cho bé tiếp xúc với nước hồ bơi lần đầu, không vội vàng, từ từ và kiên nhẫn để tránh tạo cảm giác sợ hãi cho trẻ.

-Trẻ còn quá nhỏ nên dùng phao đỡ cổ, tránh dùng phao để ngang bụng, vì như thế rất nguy hiểm.

-Dù chỉ cho trẻ bơi trong bồn tắm nhỏ, ba mẹ cũng nên quan sát liên tục, không một phút lơ là, bởi tai nạn ngạt nước có thể sẽ xảy ra.

-Giữa trẻ sơ sinh và trẻ tập đi bơi trong phạm vi hai cánh tay của bạn.

-Ba mẹ nên học cả những phương pháp sơ cấp cứu căn bản.

Đăng ký học bơi cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên tại TP. HCM: Học viện bơi Baby Fish, trung tâm đầu tiên và duy nhất theo đuổi phương pháp dạy bơi phòng chống chết đuối của tổ chức Infant Aquatics tại Việt Nam.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Món ăn dặm cho bé 6 tháng: Tránh xa đồ hộp

Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu giới thiệu với con những món ăn dặm mới bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa. Khởi điểm có vẻ khó khăn, vì vậy đôi khi mẹ chọn thực phẩm chế biến sẵn để việc tập ăn đơn giản, đỡ lách cách hơn. Tuy nhiên, đồ hộp lại không phù hợp cho danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng.

thức ăn dặm cho bé, món ăn dặm cho bé
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản lâu được

1/ Tuyệt đối tránh xa đồ hộp

Tập ăn dặm cho bé thực sự hao tổn rất nhiều thời gian và công sức, nếu mẹ tự tay chế biến món ăn cho con. Thời gian nghiền, xay nhuyễn rồi nấu không phải vài ba phút là xong, trong khi kết quả lại chẳng mấy tích cực. Bé dường như chẳng mặn mà với thực phẩm tươi nguyên chất này.

Ngược lại, khi cho bé ăn đồ hộp như trái cây nghiền, trứng đánh, thái độ lại tích cực hơn hẳn. Mặc dù thông tin khuyến cáo trên bao bì ghi rõ rằng sản phẩm phù hợp cho trẻ 3-6 tháng, ít đường và natri, nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận.

Đã là thực phẩm chế biến và đóng hộp, ắt hẳn không ít thì nhiều cũng có chất bảo quản.Và dù đã được ghi rõ là ít natri, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng lượng natri trong đồ hộp cho trẻ ăn dặm có thể nhiều hơn gấp 20 lần.

Tốt nhất bạn nên cố gắng tự chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng tại nhà. Với bắp và đậu Hà Lan đóng hộp, mẹ có thể mua về và nghiền với bột gạo, vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều nitrat. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn bao nhiêu, mẹ càng tạo cơ hội cho con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

[inline_article id = 923]

2/ Danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng

Mẹ có thể tham khảo danh sách những món ăn dặm cho bé 6 tháng rất thân thiện sau:

Trái cây: Táo, bơ, chuối, xoài, đu đủ, đào, lê, mận.

Rau quả: Bí đỏ, cà rốt, đậu Hà Lan, bí đao, khoai lang.

Ngũ cốc: Lúa mạch, bột yến mạch, gạo.

Protein từ thịt cũng là khởi điểm tuyệt vời khi bé tập ăn dặm, đặc biệt là thịt đỏ nhiều sắt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thêm một lượng nhỏ kèm với bột gạo và xay nhuyễn.

3/ Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé

Nếu không có thời gian, mẹ có thể chế biến thức ăn dặm cho bé một lần, sau đó bỏ vào hộp nhựa và trữ đông trong tủ lạnh. Thời gian trữ tốt nhất là 1 tuần. Tuy nhiên, tùy vào loại thực phẩm, có loại vẫn giữ được dưỡng chất, có loại mất hết và có khi còn nhiễm khuẩn, không tốt cho sức khỏe bé cưng.

Danh sách những món có thể bảo quản được mẹ có thể tham khảo: Việt quất, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, bắp, đậu xanh, đào, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang. Táo, bơ và chuối cũng có thể bảo quản được lâu nhưng lại thường chuyển màu, điển hình là màu nâu. Mẹ không phải quá lo lắng.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Vậy biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là gì, những ưu và khuyết điểm của phương pháp này thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Cho con bú vô kinh là phương pháp gì?

Phương pháp vô kinh cho con bú ( Lactation Amenorrhea Method – LAM) là một phương pháp ngừa thai tự nhiên, ngắn hạn, trong đó người phụ nữ dựa vào việc cho con bú hoàn toàn sau khi sinh để tránh mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú bị nổi cục không đau – Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nguy hiểm?

Ưu và nhược điểm của phương pháp vô kinh

1. Ưu điểm của phương pháp cho con bú vô kinh

  • Không có tác dụng phụ.
  • Ngay lập tức có hiệu quả.
  • Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
  • Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.
  • Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.
  • Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.
  • Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.
  • Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.
  • Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
  • Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

2. Khuyết điểm khi cho con bú vô kinh

  • Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.
  • Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Cơ chế của phương pháp tránh thai LAM

bú vô kinh

Khi bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; nghĩa là bạn cho con bú ít nhất 4 giờ một lần vào ban ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ không thể mang thai nếu đang cho con bú.

Tuy nhiên, cho bé bú sữa mẹ kèm sữa công thức hoặc ăn dặm thì biện pháp cho con bú dù vô kinh thì khả năng tránh thai sẽ không đạt hiệu quả. Điều này cũng không đạt hiệu quả khi bạn dùng máy hút sữa thay vì để cho em bé bú tự nhiên với bầu sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú có hiệu quả ít nhất là 98%, so với các biện pháp tránh thai khác. Khi áp dụng LAM theo đúng nguyên tắc 100% thì bạn mới có thể đạt được hiệu quả tránh thai như trên.

[/key-takeaways]

Điều kiện áp dụng cho mẹ sau sinh

Khi bạn đã hiểu các cơ chế của phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thì cần biết các điều kiện khi áp dụng phương pháp này:

  • Chu kỳ kinh chưa quay lại.
  • Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.
  • Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.
  • Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.
  • Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.
  • Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Khi bạn đã hiểu về biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh, thì cũng nên biết thêm 8 biện pháp tránh thai khác sau đây:

  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Cấy que tránh thai sau sinh
  • Miếng dán tránh thai sau sinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

[inline_article id=301649]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về phương pháp vô kinh cho con bú rồi phải không? Điều quan trọng là bạn cần áp dụng đúng nguyên tắc của phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tránh thai cao.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết

hậu sản, sản hậu
Mỉm cười và hạnh phúc không ngừng vì có thiên thần nhỏ cũng là một trong những vấn đề hậu sản thú vị

1. Ra máu

Sau khi sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả bạn sinh thường hay sinh mổ, tử cung cũng cần phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, và đó là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại cần được “tống” ra khỏi cơ thể.

Sau 4-6 tuần, sản dịch sẽ hết, trong thời gian này, máu có thể thay đổi và màu sắc lẫn số lượng. Vì vậy, nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản này.

2. Khóc lóc thất thường

Hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau khi sinh. Lý do này đã dẫn đến tác động không nhỏ đến tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, bạn sẽ có những khoảnh khắc không hiểu vì sao mình khóc, đơn giản khóc giúp bạn dễ chịu hơn. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu tiên sau khi sinh con, do đó đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Đổ mồ hôi

Các hormone sau sinh có khả năng làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và thường là vào ban đêm. Đã phải hứng chịu sự nóng nực suốt 9 tháng mang thai, nay bạn phải đối mặt với tình trạng tệ hại hơn nhiều. Để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm vì áo ướt nhẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo gần đó để thay nếu cần.

4. Sưng tấy, phù nề

Những tưởng triệu chứng sưng tấy, phù nề chỉ diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng sau khi sinh con, bạn vẫn có thể đối mặt với vấn đề khó chịu này. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê, thuốc gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm bạn phù nề sau sinh.

5. Bụng vẫn to như chưa hề sinh nở

Đó là vấn đề mà mẹ nào cũng thắc mắc và tỏ ra vô cùng thất vọng. Tại sao em bé đã ra rồi, bụng mình vẫn như cái trống? Câu trả lời ở đây là dù đã cho em bé ra ngoài, loại bỏ bớt nhau thai và nước ối, nhưng hình dạng của tử cung bạn không thể thu nhỏ trong một sớm một chiều.

Lúc này, độ lớn của tử cung nhỏ khoảng bằng thai kỳ lúc 6 tháng. Tốt nhất, nên tận dụng mặc lại váy bầu cho thuận tiện, dễ chịu. Chăm chỉ cho con bú, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vòng eo thon thôi!

[inline_article id = 33116]

6. Hạnh phúc tột cùng

Trong những điều tồi tệ, luôn có điều may mắn và phước lành. Còn gì tuyệt hơn là lúc này đang có một thiên thần nhỏ hiện diện trong căn nhà ấm cúng của hai vợ chồng bạn. Nếu cảm thấy mình vui vẻ quá mức bình thường, không thể ngừng mỉm cười chẳng hạn, hãy cứ tận hưởng nó và ghi nhớ lại các khoảnh khắc đáng quý này, bởi thời gian sẽ trôi rất nhanh, bé con sẽ lớn rất mau, trong khi bạn chưa kịp nhận ra.

MarryBaby