Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Kiêng cữ sau sinh vào mùa hè: Mẹ bỉm sữa cần tránh gì?

kiêng cữ sau sinh vào mùa hè
Cách kiêng cữ sau sinh vào mùa hè để mẹ thoải mái

Có lẽ một trong những nỗi ám ảnh của sản phụ là kiêng cữ sau sinh vào mùa hè, thời điểm nóng nhất trong năm, gây nên không ít phiền phức và khó chịu cho mẹ. Do đó, bạn nên tham khảo những lưu ý dưới đây để cơ thể thoáng mát và dễ chịu hơn nhé.

Các thực phẩm mẹ sau sinh cần kiêng cữ vào mùa hè

mẹ nên tránh thức ăn nhanh khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng cữ sau sinh vào mùa hè để cơ thể không bị nóng bức, khó chịu: 

Tránh món ăn lạnh bụng: Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ chưa được phục hồi nên bạn cần tránh các món lạnh bụng như bún, rau sống… Bạn chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, canh…  

Kiêng đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ: Mẹ ăn gì thì con bú nấy, vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con. Do đó, bạn nên kiêng các gia vị hay thực phẩm cay, nóng, chua, mặn và nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến bé yêu bị tiêu chảy hay táo bón

Mẹ kiêng cữ sau sinh vào mùa hè cần bổ sung chất xơ và vitamin bằng rau xanh và trái cây như bông cải xanh, rau ngót, rau mồng tơi, đu đủ, xoài chín… Những thực phẩm này giúp lợi sữa, tăng sức đề kháng cho con và giải nhiệt cho mẹ.

Không uống các chất kích thích: Mẹ không được uống các chất kích thích như cà phê hoặc các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống nhiều nước.  

Tránh bỏ bữa, hay ăn uống không đúng giờ: Sản phụ nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn thực phẩm vừa nấu xong là tốt nhất để đảm bảo được chất dinh dưỡng.  

Tránh thực phẩm lạnh: Thời tiết mùa hè nóng bức nên mẹ thường thèm ăn các loại thực phẩm lạnh như kem, cà phê, nước lạnh. Tuy nhiên, điều này là không tốt cho sản phụ và em bé nên mẹ cần tránh nhé.

Quần áo phù hợp cho chị em kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

quần áo phù hợp cho phụ nữ kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Mẹ cần lựa chọn quần áo dài tay, khăn trùm đầu làm từ cotton, có tính thấm mồ hôi cao và thoáng mát. Bạn có thể mua nhiều bộ để thay thường xuyên khi quần áo đã có mùi và chú ý phải giặt sạch sẽ cũng như phơi nắng để vi trùng không xâm nhập vào mẹ và con. 

Mẹ cũng lưu ý mua loại áo ngực mỏng, không độn, thoáng khí và dễ cho con bú. Nếu mẹ ở nhà một mình với con hay chỉ loanh quanh trong phòng, không tiếp xúc với người khác giới thì cũng có thể không mặc áo lót cho thoải mái.

Không nằm trong phòng ngột ngạt, nóng bức để giảm khó chịu 

nằm phòng máy lạnh

Chị em sau sinh cần phải kiêng ra gió nhưng không phải ở trong gian phòng kín là tốt. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng bức, mẹ có thể mở cửa sổ phòng cho không khí trao đổi. Nếu không có cửa sổ, bạn có thể mở máy điều hòa cho thoáng mát. 

Tuy nhiên, khi mở máy điều hòa, bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa thấp hơn nhiệt độ bên ngoài là 7-8ºC và mẹ và bé không nằm hướng điều hòa trực tiếp thổi ra. 
  • Bạn không nên sử dụng điều hòa lâu vì sẽ dễ bị khô da, mất nước và có thể mắc các bệnh đường hô hấp
  • Ngoài ra, mẹ nên mặc quần áo dài, trùm đầu, đeo bao tay, chân và đắp chăn cho bé để giữ ấm cơ thể con khi nằm điều hòa.

Giữ cơ thể sạch sẽ khi đang kiêng cữ sau sinh vào mùa hè 

giữ vệ sinh sạch sẽ khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

Tình trạng mồ hôi ra nhiều kèm với mùi cơ thể là nỗi ám ảnh của chị em khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè do không được tắm rửa thoải mái. Tuy nhiên, để làm sạch cơ thể, mẹ có thể nấu nước kết hợp với các loại lá tía tô, kinh giới, trầu không, chè xanh để lau người và rửa vùng kín, vừa giúp mẹ tẩy được mùi cơ thể vừa tăng sức đề kháng cho mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể lau người bằng rượu gừng để giúp trắng da, cải thiện các vết rạn và làm ấm người.

Đối với chị em sinh mổ, bạn nên chú ý vệ sinh vết thương và lau người sạch sẽ. Khi vết mổ khô và lành, mẹ có thể tắm rửa bình thường.

Vận động như thế nào khi kiêng cữ sau sinh vào mùa hè?

vận động sau sinh

Sau khi sinh trong vòng một tháng đầu, mẹ nên hạn chế các vận động, kể cả làm việc nhà để hệ cơ xương và cơ quan sinh sản có thời gian hồi phục, tránh phát sinh các bệnh hậu sản sau này. Vậy vận động trong lúc kiêng cữ sau sinh vào mùa hè như thế nào là hợp lý? 

Đối với trường hợp sinh thường, khi sức khỏe ổn định và cửa mình hết đau thì mẹ có thể làm việc nhẹ nhàng như tắm và thay quần áo cho con… Bạn cũng nên hạn chế khiêng vác nặng hay đi, đứng, ngồi nhiều. 

Còn riêng với mẹ sinh mổ thì nên đợi đến khi vết mổ liền da và lành hẳn thì có thể bắt đầu làm việc nhà nhẹ nhàng.

Các nguyên tắc kiêng cữ sau sinh cùng với chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sản phụ để lấy lại được sức khỏe và tránh các bệnh hậu sản về sau. Đối với các mẹ đang kiêng cữ sau sinh vào mùa hè, hãy thử làm theo các lưu ý đã nói bên trên để cơ thể được dễ chịu hơn trong thời tiết nóng bức nhé.

Ngọc Trân

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau tức cửa mình sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Phụ nữ bị đau tức cửa mình sau sinh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và phải gặp không ít phiền phức. Dưới đây là những nguyên nhân khiến mẹ đau tức cửa mình sau sinh và những cách chữa trị để bạn yên tâm hơn nhé. 

Nguyên nhân đau tức cửa mình sau sinh

Khi con chui ra từ đường cửa mình của mẹ thì bàng quang sẽ bị kéo căng và có thể gây tổn thương thần kinh cũng như cơ ở vùng kín trong một thời gian ngắn. Điều này khiến cho mẹ khó đi vệ sinh và thấy đau tức cửa mình trong thời gian đầu ngay sau khi sinh con. 

Mặc khác, hầu hết các chị em trong lúc sinh nở đều bị rách tầng sinh môn, vì đầu của con lớn hơn cửa mình của mẹ. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng.

Do đó, các hoạt động nhỏ như hắt hơi, ho, đi tiểu cũng làm cho mẹ cảm thấy đau tức cửa mình sau sinh và gây khó chịu. Ngoài ra, nước tiểu có tính axit nên sẽ gây đau rát cho vết thương chưa lành ở cửa mình.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

Cách giảm đau tức cửa mình sau sinh tại nhà

cách giảm đau tức cửa mình sau sinh

Mẹ đang cho con bú bị đau tức cửa mình sau sinh không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để giảm đau, vì tác dụng của thuốc có thể gây hại cho con và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là cách làm dịu vết thương bằng phương pháp tự nhiên tại nhà để bạn hạn chế cơn đau tức cửa mình sau sinh.

1. Chườm đá lạnh để giảm đau tức cửa mình sau sinh

Nước đá lạnh giúp dây thần kinh của vùng da ở cửa mình bị tê liệt tạm thời nên sẽ làm giảm cơn đau tức cửa mình cho mẹ dễ chịu hơn. Cách này thật đơn giản, tiện lợi và khá hiệu quả cho các chị em tự áp dụng tại nhà. 

Mẹ có thể lấy nước đá bỏ vào túi nilon rồi cột chặt và bọc lại bằng một cái khăn mềm hoặc khăn sữa đã giặt sạch để tránh dây nước vào cửa mình. Sau đó, bạn chườm liên tục khoảng 15-20 phút mỗi giờ cho đến khi thấy giảm đau. Bạn lưu ý tránh để đá trực tiếp lên cửa mình vì có thể gây bỏng và viêm. 

2. Dùng máy sấy tóc thay khăn mềm, giấy vệ sinh để làm khô cửa mình

cô gái dùng máy sấy tóc

Cửa mình của chị em sau sinh chịu nhiều tổn thương nên rất dễ bị đau và trầy xước dù là tác động nhỏ. Do đó, mẹ nên dùng máy sấy tóc thay vì khăn lông để làm khô hoàn toàn cửa mình nhằm hạn chế sự cọ xát gây đau rát sau khi đi vệ sinh, ngâm rửa hoặc làm vệ sinh cửa mình.

Mặt khác, nếu chị em để cho vùng cửa mình bị ẩm ướt thì vi trùng sẽ dễ xâm nhập gây viêm và nấm vùng kín. Do đó, mẹ nên đứng hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, bật máy sấy tóc với nhiệt độ nóng thấp nhất và di chuyển liên tục xung quanh hông, mông, đùi với khoảng cách an toàn và không sấy lâu quá 3 phút.

Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh máy sấy cẩn thận trước khi làm khô cửa mình bằng phương pháp này bởi vì bụi và vi khuẩn cũng có thể ẩn chứa rất nhiều trong máy sấy, gây hại cho bạn.  

[inline_article id=197238]

3. Ngâm cửa mình với nước ấm để giảm đau tức

Mẹ có thể mua bồn tắm ngồi chuyên rửa vùng kín để ngâm cửa mình bằng nước ấm trong 15-20 phút. Các mạch máu ở vùng cửa mình sẽ giãn nở ra, lưu thông tốt hơn nên sẽ làm dịu cơn đau. 

Bạn lưu ý nên vệ sinh bồn tắm thường xuyên và nước ngâm phải sạch. Trong trường hợp vùng kín bắt đầu bị viêm và có mùi hôi thì bạn không nên áp dụng cách này vì dễ làm viêm nhiễm lan rộng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

4. Mặc đồ lót và quần áo thoải mái, thông thoáng

mặc đồ lót thông thoáng để giảm đau tức cửa mình sau sinh

Sau khi sinh, mẹ không nên mặc đồ lót và quần áo chật vì sẽ gây tổn thương và khó chịu. Mặc khác, quần lót chật cũng làm chèn ép các mạch máu và hầm bí vùng kín nên làm kéo dài thời gian bị đau tức cửa mình và viêm phụ khoa.

Tốt nhất, mẹ nên chọn đồ lót và quần áo cotton dễ thấm hút mồ hôi và thông thoáng tốt. Bạn cũng nên thay đồ lót thường xuyên khi đã có mùi hôi và ẩm ướt.

5. Hạn chế bị táo bón để tránh đau tức cửa mình sau sinh

Hệ tiêu hóa của sản phụ còn rất yếu nên dễ bị táo bón sau sinhNếu mẹ bị táo bón và rặn thì sẽ ảnh hưởng đến vết rách, gây đau tức cửa mình sau sinh. 

Để tránh cơ thể bị sinh nhiệt gây ra chứng táo bón, bạn nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, các loại trái cây chua. Thay vào đó, mẹ cần uống nhiều nước, rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin cũng như giải nhiệt cơ thể. Các thực phẩm bao gồm mồng tơi, rau dền, bồ ngót, đu đủ, cam…

5. Bài tập Kegel giúp se khít vùng kín và giảm đau tức cửa mình

dau-tuc-cua-minh-sau-sinh-5

Bài tập Kegel tác động lên vùng kín bằng cách siết chặt cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu sẽ nằm ở ngay vị trí mà khi bạn nín tiểu lại sẽ cảm nhận được. Chị em có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái rồi siết chặt cơ sàn chậu trong 5 giây thì nghỉ 10 giây, nếu mẹ cảm thấy không siết được 5 giây thì có thể giảm xuống 2-3 giây và cứ tiếp tục làm 10 lần như vậy. Khi đã tập quen, mẹ từ từ tăng thời gian siết sàn chậu và có thể làm nhiều hơn để giảm đau tức cửa mình sau sinh và cải thiện tình trạng giãn rộng vùng kín.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị đau tức cửa mình?

Thông thường sau khi sinh 6 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cửa mình, tử cung và cổ tử cung cũng như đo huyết áp và cân nặng của mẹ. Khi tất cả các cơ quan ổn định là thời điểm thích hợp cho việc vận động như tập thể dục hoặc bắt đầu quan hệ. Nhưng nếu như chị em gặp một số tình trạng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm:

  • Cửa mình bị chảy máu nhiều, thấm hết nhiều miếng lót trong một giờ.
  • Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 38ºC.
  • Đau hoặc xuất hiện các vấn đề khác khi đi tiểu.
  • Cửa mình tiết dịch có mùi hôi.
  • Đau bụng dữ dội và cơn đau ngày càng tệ đi.

[inline_article id=217529]

Đau tức cửa mình sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở các chị em đã trải qua quá trình sinh nở. Mẹ hãy thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà để làm dịu cơn đau. Nếu tình trạng đau kéo dài và có kèm theo các vấn đề khác thì mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm nhé.

Ngọc Trân

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Những điều mẹ nên lưu ý

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ tắm gội và đánh răng để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các quan niệm xưa có còn phù hợp với thời nay không? Liệu bạn đã biết sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Hãy cùng giải đáp thắc mắc nhé!

Phụ nữ sau sinh nên kiêng đánh răng đúng không?

Phụ nữ sau khi trải qua quá trình mang thai và vượt cạn, cơ thể thường rất yếu. Do đó, bạn cần kiêng cữ nhiều thứ để nhanh chóng hồi phục sức khỏeTuy nhiên, việc kiêng đánh răng là hoàn toàn phản khoa học.

Vậy sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Theo các nghiên cứu, sau khi sinh xong, phụ nữ thường phải đối diện với các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, sâu răng, ê buốt và đau nhức răng thường xuyên. Điều này là do quá trình mang thai và cho con bú, cơ thể mẹ bị thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, phốt pho… Chính vì vậy, răng mẹ sau sinh thường yếu đi rất nhiều.

Ngoài ra, sau khi sinh, sản phụ cần ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ ngọt nên việc kiêng khem đánh răng quá mức sẽ khiến thực phẩm bám lại trên răng và khoang miệng ngày một nhiều, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Từ đó, bạn dễ gặp nhiều vấn đề về răng miệng như cao răng, sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng… Mỗi khi bạn hôn bé, vi khuẩn trong miệng sẽ dễ truyền sang con qua tiếp xúc và qua hơi thở, khiến bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân.

Có thể thấy việc kiêng đánh răng quá mức là hoàn toàn sai và ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe. Vì thế, sau sinh mẹ cần phải biết cách chăm sóc răng miệng thật tốt. Vậy mẹ sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đánh răng

Ông bà ngày xưa thường khuyên phụ nữ sau sinh nên kiêng đánh răng từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, bạn không cần phải chờ đợi lâu như vậy mới được đánh răng.

Phụ nữ sau sinh từ 3 đến 5 ngày, khi răng đã bắt đầu phục hồi và đi vào ổn định là bạn có thể vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu và răng.

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bỉm sữa

Để vệ sinh răng miệng sau sinh một cách hiệu quả và an toàn, mẹ có thể chọn một trong những cách dưới đây:

1. Chọn bàn chải có lông mềm mịn

  • Nên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm mịn hoặc có thể sử dụng chỉ nha khoa.
  • Nên chọn các loại kem đánh răng dịu nhẹ, tránh dùng các loại kem có tính tẩy trắng cao.
  • Chải răng 2 lần mỗi ngày hoặc có thể vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn càng tốt.

[inline_article id=262201]

2. Dùng tay để chải răng

Khi đã biết sau sinh bao lâu thì được đánh răng, mẹ có thể tiếp tục chọn vật dụng vệ sinh răng theo nhu cầu. Trong đó, việc vệ sinh răng miệng bằng tay giúp lưu thông máu và làm chắc răng. Ngoài ra, phương pháp đánh răng bằng tay còn giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng và là cách vệ sinh răng an toàn nhất cho mẹ sau sinh.

Để sử dụng phương pháp này, mẹ cần lưu ý:

  • Rửa tay thật sạch
  • Nên lau đi lau lại từ trên xuống dưới thật kỹ
  • Nên massage hai bên lợi, khắp hàm răng và tận trong kẽ răng.

3. Súc miệng để làm sạch răng

súc miệng sau khi sinh

Nếu lo ngại việc đánh răng sẽ gây tổn thương lợi và chân răng, mẹ có thể sử dụng phương pháp súc miệng để vệ sinh:

  • Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha nước muối loãng bằng nước ấm.
  • Tránh súc miệng bằng nước lạnh và nước súc miệng có tính tẩy rửa cao.
  • Nên súc đi súc lại nhiều lần trong khoang miệng và cổ họng để làm sạch vi khuẩn.

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Lưu ý cho mẹ bỉm sữa khi chăm sóc răng miệng

Sau sinh từ 3-5 ngày mẹ đã có thể đánh răng. Để có sức khỏe răng miệng tốt, mẹ nhớ lưu ý các điểm sau nữa nhé:

  • Nên thăm khám và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần.
  • Cần tăng cường bổ sung canxi vì sau khi sinh người mẹ thường thiếu hụt một lượng lớn canxi.
  • Kiêng các loại thức ăn nhiều gia vị như cay, chua, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm kích ứng chân răng.
  • Tránh hôn vào miệng trẻ hoặc mớm thức ăn cho trẻ để tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh răng miệng cho trẻ.

[inline_article id=172376]

Khi biết sau sinh bao lâu thì được đánh răng, bạn sẽ có bí quyết chăm sóc răng miệng mình tốt nhất. Bạn hãy giữ răng miệng mình luôn sạch kể cả lúc kiêng cữ để miệng luôn thơm tho, sạch sẽ nhé!

Anh Thư 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao?

Vậy tình trạng vùng kín bị sưng đỏ một bên mép và âm vật lồi ra là bị gì? Vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao? Tình trạng này có nguy hiểm không và khi nào nên đi khám bác sĩ? Nếu chưa biết, chị em nên đọc ngay!

Bị sưng một bên mép vùng kín là tình trạng gì?

Trước khi biết vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao, bạn cần hiểu vùng kín bị sưng một bên mép phải là như thế nào.

Vùng kín – hiểu đúng là âm hộ của người phụ nữ, nghĩa là bao gồm âm vật, môi lớn, môi bé và âm đạo. Tình trạng bị sưng một bên mép vùng kín có thể do môi bé hoặc môi lớn ở một bên sưng lên đến kích thước to hơn bình thường, gây đau nhức, nếu tác động mạnh vào sẽ có cảm giác đau đớn rất lâu.

Chị em bị sưng một hay hai bên mép vùng kín thường lo lắng mình bị nhiễm trùng nấm, nhưng đó chỉ là một trong những nguyên nhân. Vùng kín bị sưng một bên mép còn có thể do dị ứng, bệnh lây qua đường tình dục, u nang hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo. Cách khắc phục tình trạng này tùy thuộc vào nguyên nhân.

11 nguyên nhân làm cho vùng kín bị sưng và lồi ra

1. Nhiễm trùng nấm khiến vùng kín bị ngứa, sưng tấy

Nguyên nhân làm cho vùng kín bị ngứa, thậm chí bị sưng một bên mép và lồi ra rất có thể do nhiễm nấm Candida.

Nhiễm nấm Candida là bệnh phụ khoa khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính do nấm Candida gây nên. Bạn sẽ cảm thấy ngứa bên trong hoặc bên ngoài âm đạo gây sưng đỏ. Theo đó huyết trắng cũng xuất hiện theo từng mảng; hoặc vón cục bám vào thành âm đạo; tuy không có mùi, nhưng đôi khi sẽ làm bạn ngứa và cảm giác khó chịu khi đi tiểu.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị nhiễm trùng nấm bằng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong một tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám phụ khoa và kê cho bạn một loại kem chống nấm để bạn sử dụng cho đến khi hết các triệu chứng.

2. Vùng kín bị sưng một bên mép và lồi ra do vi khuẩn gây viêm âm đạo

Viêm âm đạo (Vaginitis) là tình trạng âm đạo bị viêm do nhiễm khuẩn, có thể khiến vùng kín bị sưng một hoặc hai bên mép và lồi ra, và cảm giác ngứa khó chịu. Bạn cũng có thể nhận thấy vùng kín tiết dịch nhiều hơn và kèm theo mùi tanh. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng.

Thông thường, âm đạo chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp giữ cho độ pH ở khu vực này luôn được cân bằng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn có hại phát triển mạnh và nhiều hơn vi khuẩn có lợi; đó là lúc bạn đã mắc phải bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. 

Nếu bị viêm âm đạo do vi khuẩn, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh (có thể là thuốc viên hoặc là kem bôi) theo sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm âm đạo
Vùng kín bị sưng một bên mép và lồi ra do vi khuẩn gây viêm âm đạo

3. Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh truyền nhiễm phổ biến. Những bệnh này có khả năng cao làm cho vùng kín bị sưng một hoặc hai bên mép và lồi ra do viêm nhiễm.

Những đối tượng trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục cao nhất. Mỗi bệnh sẽ có những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Thế nên; để phòng ngừa mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần biết cách quan hệ tình dục an toàn.

4. Khô âm đạo cũng khiến vùng kín bị sưng và đau

Nguyên nhân chính của triệu chứng khô âm đạo cụ thể là do sự thiếu hụt hormone nội tiết tố estrogen. Vấn đề này có thể xảy ra với phái nữ ở mọi lứa tuổi, không chỉ riêng với phụ nữ sau mãn kinh.

Estrogen là một hormone tăng trưởng giúp cải thiện lưu lượng máu đến âm đạo, độ dày của thành âm đạo, độ đàn hồi cũng như độ bôi trơn của bộ phận này. Khi cơ thể bạn không có đủ estrogen cho dù nguyên nhân là từ uống thuốc tránh thai; cho con bú hay do mãn kinh thì đều có thể làm vùng kín đau đớn. 

Bạn nên thay đổi biện pháp tránh thai, bổ sung thêm estrogen bằng thực phẩm. Nếu tình trang tệ hơn; bạn nên thăm khám ở các cơ sở uy tín để được kiểm tra và sử dụng thuốc.

>> Bạn hãy xem thêm: Khô âm đạo phải làm sao? Bí kíp giúp cô bé hồng hào, ẩm ướt

Âm đạo bị khô
Khô âm đạo khiến vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao?

5. Vùng kín bị sưng một bên mép và lồi ra do quan hệ thô bạo

Nếu bạn bị đau bụng và đau vùng kín sau khi quan hệ thì rất có thể cơn đau này là bạn tình thâm nhập sâu, quan hệ thô bạo; hoặc cũng có thể do màn dạo đầu không đủ sướng.

Vùng kín cũng có thể bị sưng một bên mép và gây đau nếu kích cỡ dương vật lớn hơn lỗ âm đạo khi quan hệ. Nếu bạn nghi ngờ kích thước của chồng chính là nguyên nhân, hãy thử thay đổi tư thế quan hệ; đặc biệt là những tư thế không thâm nhập quá sâu. Bạn cũng có thể sử dụng thêm chất bôi trơn để cuộc yêu được trơn trượt hơn.

Ngoài ra, vùng kín của bạn cũng có thể bị tổn thương nếu sử dụng bao cao su hay chất bôi trơn có chất liệu khiến âm đạo bị dị ứng, dẫn đến ngứa và đau âm đạo. Do đó, bạn cần phải tìm sản phẩm phù hợp với khu vực nhạy cảm của mình.

>> Xem ngay: [Ảnh nét] 25+ tư thế quan hệ lên đỉnh & cách vợ chồng làm tình lâu ra

Vùng kín bị sưng và lồi ra
Vùng kín bị sưng và lồi ra có thể do quan hệ thô bạo vậy vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao?

6. Chứng đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)

Đây là chứng bệnh KHÔNG CÓ nguyên nhân cụ thể. Âm hộ của bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc do một tình trạng bệnh khác gây ra. Phần lớn phụ nữ nhận thấy mình có triệu chứng này trong đời và thấy khó chịu khi quan hệ và khi sử dụng tampon.

Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ; các cơn đau có thể là tự phát và không liên quan đến quan hệ tình dục hay bất kỳ nguyên nhân nào. Bác sĩ thường sẽ điều trị chứng đau âm hộ mãn tính bằng thuốc bôi ngoài da như lidocain. Đây là một loại thuốc được dùng cho chứng đau cơ xơ hóa.

Chứng đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)
Âm đạo bị lồi ra do chứng đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia) vậy vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao?

7. Lạc nội mạc tử cung khiến vùng kín bị đau

Lạc nội mạc tử cung là khi các tế bào niêm mạc tử cung nằm lạc chỗ ở bên ngoài buồng tử cung. Do là tế bào niêm mạc nên chúng vẫn đáp ứng với sự thay đổi nội tiết hàng tháng. Chảy máu và bong ra, nhưng không có đường thoát như trong buồng tử cung nên máu này tích tụ lại tạo thành khối; và gây đau đặc biệt mỗi khi hành kinh.

Tình trạng này có những biểu hiện giống với thời gian hành kinh của bạn. Tuy nhiên, một số trường hợp lạc nội mạc tử cung có thể gây ra tình trạng bị đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, căng tức bàng quan; đó là những nguy cơ dẫn đến vùng kín bị sưng một hoặc hai bên mép và lồi ra.

>> Bạn nên xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín nguy hiểm như thế nào?

8. Bệnh viêm vùng chậu khiến vùng kín bị sưng một bên mép và lồi ra (PID)

Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung, viêm ống dẫn trứng hoặc buồng trứng có thể gây sưng và đau ở âm đạo. Bệnh có thể gây sẹo bên trong các cơ quan vùng chậu hoặc có thể khiến các cơ quan vùng chậu dính vào nhau; gây khó chịu và rất đau đớn.

Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu này; bạn cần ưu tiên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa; để được thực hiện siêu âm và chẩn đoán chính xác. 

Bệnh viêm vùng chậu khiến vùng kín bị sưng và lồi ra (PID)
Bệnh viêm vùng chậu khiến vùng kín bị sưng và lồi ra (PID)

9. Teo âm đạo gây khó chịu và đau rát

Teo âm đạo là tình trạng âm đạo bị mỏng và khô đi dẫn đến viêm thành âm đạo. Căn bệnh này phổ biến sau khi mãn kinh hoặc ở những người thiếu hụt estrogen. Teo âm đạo sẽ khiến quá trình quan hệ tình dục; và tiểu tiện trở nên khó chịu và đau rát.

Ở những người mắc bệnh này, bác sĩ thường hay dùng các biện pháp hormone hoặc liệu pháp bôi trơn để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

10. Ung thư cổ tử cung

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm: đau vùng chậu, đau lưng, chảy máu bất thường, tiết dịch màu nâu; mệt mỏi; buồn nôn và sụt cân.  Nếu bạn đang gặp các triệu chứng này và chưa xét nghiệm tế bào cổ tử cung; hãy đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

>> Xem ngay: Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị

11. Chấn thương vùng kín

Nếu có tiền sử bị lạm dụng khi còn trẻ hay bị tấn công tình dục hoặc bị chấn thương khi sinh bằng đường âm đạo; bạn có thể thấy âm đạo bị sưng và đau. Bạn nên báo cho bác sĩ biết điều này để có phương pháp điều trị thích hợp.

Vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao?

Vùng kín bị sưng một hoặc hai bên mép thường không phải do vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Cách điều trị và xử lý cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu bạn chưa biết vùng kín bị sưng một bên mép phải làm sao, bạn có thể thử những mẹo và thủ thuật sau:

  • Luôn lau vùng kín từ trước ra sau: Sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong phân vào âm đạo của bạn. Hãy lau kỹ và lau cho đến khi không còn cặn bám trên khăn giấy.
  • Làm sạch âm hộ chính xác: Làm ướt khăn bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch từng nếp gấp của cơ quan sinh dục ngoài. Bạn có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không mùi nếu muốn. Rửa sạch và vỗ nhẹ cho khô vùng đó.
  • Đảm bảo âm đạo khô ráo. Cởi bỏ quần áo ướt hoặc đẫm mồ hôi càng sớm càng tốt và lau khô vùng đó trước khi mặc quần lót mới hoặc quần lót khác.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton. Đồ lót bằng cotton giúp vùng kín của bạn được thông thoáng, ngăn ngừa nấm men phát triển.
  • Đừng thụt rửa. Thụt rửa có thể quét sạch vi khuẩn “tốt” trong âm đạo của bạn. Điều này tạo điều kiện cho “vi khuẩn xấu” phát triển quá mức và dẫn đến viêm âm đạo.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích. Những sản phẩm được gọi là “vệ sinh phụ nữ” thường chứa các hóa chất gây kích ứng âm đạo. Do đó, hãy tránh các sản phẩm có mùi thơm.

Vùng kín bị sưng một hoặc hai bên mép và lồi ra hay còn gọi là âm đạo bị lồi ra là một tình trạng cần được chú ý, bạn hãy chủ động đi thăm khám phụ hoa và hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh

vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không
Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn sạch và khỏe mạnh

Lá trầu không được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, là phương pháp dân gian được nhiều chị em truyền tai nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không biết rõ cách sử dụng sẽ khiến cho hiệu quả kém. Dưới đây là cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng của lá trầu không với “cô bé”

tác dụng của lá trầu không với cô bé

Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không với “cô bé” để bạn đừng bỏ lỡ phương pháp này.

Tăng cường lưu thông khí huyết: Lá trầu có vị cay nồng và ấm, với tác dụng lưu thông khí huyết nên giúp “cô bé” tăng sức đề kháng một cách toàn diện. 

Chống viêm và ức chế vi khuẩn: Dựa trên các thí nghiệm khoa học cho thấy lá trầu không có hiệu quả trong việc ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, song cầu khuẩn, trùng roi và một số loại nấm men gây bệnh ở người. 

Giảm triệu chứng bệnh phụ khoa: Lá trầu không có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không 2-3 lần/tuần còn phòng ngừa được các bệnh viêm nhiễm vùng kín, duy trì sự khỏe mạnh cho “cô bé”. 

Có thể thấy lá trầu không mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc chăm sóc sức khỏe “cô bé”. Tuy nhiên, bạn không vì thế mà lạm dụng lá trầu không. Nếu “cô bé” mắc bệnh, bạn nên đến thăm khám ở bệnh viện uy tín.

Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” khỏe

vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

Với tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, lá trầu không có thể giúp chị em làm sạch vùng kín và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Sau đây là cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn mà bạn có thể tham khảo: 

Sử dụng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín

Bạn có thể dùng trực tiếp nước lá trầu không để lau rửa vùng kín. Tinh chất từ lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu tươi và 1 ít muối sạch.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá trầu đã được rửa vào nồi.
  • Tiếp tục đun với lửa nhỏ để các tinh chất hòa tan vào nước, sau đó tắt bếp.
  • Để nguội hoặc pha thêm một ít nước sạch để nước lá trầu có nhiệt độ vừa phải là sử dụng được ngay.

Nếu bị viêm nhiễm, bạn nên kiên trì sử dụng nước lá trầu để vệ sinh vùng kín 2-3 lần/tuần cho đến khi “cô bé” khỏe trở lại.

[inline_article id=189040]

Xông vùng kín với lá trầu không

Nếu không muốn ngâm rửa vùng kín, bạn có thể xông hơi “cô bé” với lá trầu không để vừa làm sạch vừa thư giãn. Để xông hơi, bạn cần làm theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu tươi, thau, chậu có kích thước phù hợp để xông hơi hoặc sử dụng ghế xông chuyên dụng.

Bước 2: Đun sôi khoảng 1 lít nước, vò nát lá trầu đã được rửa sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi, đậy vung và đun thêm khoảng 3-5 phút nữa.

Bước 3: Cho nước lá trầu ra dụng cụ xông và sử dụng.

Phương pháp này giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, phòng ngừa các loại nấm và vi khuẩn gây mùi. Đồng thời, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ giúp các dịch nhầy ứ đọng ở âm đạo được đào thải ra ngoài.

Khi xông, bạn nên giữ khoảng cách và nhiệt độ hợp lý để “cô bé” không bị bỏng. Bạn xông trong khoảng từ 10-15 phút và nên thực hiện 2-3 lần/tuần để thấy được sự cải thiện nhanh chóng.

Lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

  • Nên chọn lá trầu quế, lá trầu phải tươi xanh, không chọn lá trầu đã bị úa vàng.
  • Để mang lại hiệu quả cao và tránh tình trạng viêm nhiễm, trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế việc quan hệ tình dục
  • Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo, chỉ vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài “cô bé” để tránh làm tổn thương và gây viêm nhiễm âm đạo.
  • Chỉ nên dùng nước trầu trong ngày, nước trầu đã để qua đêm tuyệt đối không sử dụng.
  • Chỉ mặc đồ lót khi đã giặt sạch và phơi khô, ưu tiên chọn các loại có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng lại môi trường bên trong âm đạo.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.

[inline_article id=194704]

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không là một cách làm đơn giản, an toàn và hiệu quả. Bạn hãy kiên thì thực hiện đều đặn phương pháp này để có thể làm giảm tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng kín. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi thêm được bí quyết chăm sóc “cô bé” đúng cách. 

Anh Thư

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

13 dấu hiệu chàng thèm muốn, chiếm hữu bạn

Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu và quan hệ với bạn là thứ phái đẹp rất quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn gái có cách xử lý hoặc ứng phó kịp thời, phù hợp. Cho dù người ấy không nói ra, không thừa nhận, nhưng những biểu hiện dưới đây sẽ tố cáo chàng đang rất muốn làm… “chuyện ấy”.

Ham muốn tình dục là bản năng mà mỗi người đàn ông đều có khi gần gũi người yêu; nhưng không phải chàng nào cũng thổ lộ rõ ràng cho bạn biết. Nếu tinh ý, bạn sẽ đoán được những dấu hiệu chàng thèm muốn bạn; để không bị “dụ” nếu chưa sẵn sàng quan hệ; hay tiến đến hôn nhân hay có thai ngoài ý muốn.   

13 dấu hiệu chàng muốn quan hệ, chiếm hữu bạn

1. Anh thường khen ngợi ngoại hình của bạn

Một dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn là anh thường xuyên dùng những lời khen ngợi mà trước đây chưa từng làm. Ví dụ như khen cơ thể bạn thon gọn, săn chắc; hoặc bờ môi hay ánh mắt của bạn thật quyến rũ.

Thậm chí, anh cũng để ý những chi tiết nhỏ nhặt khác trên cơ thể bạn như quần áo; mùi dầu thơm khiến chàng bị thu hút.

2. Anh tự tay sắp xếp phòng ngủ gọn gàng

Có một nhận biết chàng ham muốn khá rõ nhưng chị em thường bỏ qua. Nếu bạn ăn tối và xem phim tại nhà chàng; bạn có thể phát hiện ra một phần trong phòng ngủ anh có vẻ bừa bộn. Bỗng nhiên, một ngày bạn thấy anh sắp xếp giường chiếu ngăn nắp, thơm tho hoặc chuẩn bị nến thơm và hoa trong phòng kèm theo giai điệu nhẹ nhàng.

Đây chính là dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn bạn rõ ràng nhất và anh chỉ muốn bạn là của anh suốt đêm nay.

dấu hiệu chàng thèm muốn bạn với phòng ngủ gọn gàng
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

3. Chàng dùng những lời nói ẩn ý để đưa bạn lên giường

Dấu hiệu chàng muốn quan hệ, chiếm hữu bạn dễ nhận biết nhất là trong cuộc trò chuyện giữa 2 người; anh ấy luôn chăm chú lắng nghe những gì bạn nói. Chàng còn dùng lời nói ẩn ý để tán tỉnh hoặc gây sự chú ý từ bạn.

Ví dụ, khi bạn nói bạn muốn đi tắm, chàng sẽ trả lời ngay là muốn được đi cùng. Đó là cách nhận biết dấu hiệu chàng ham muốn, chiếm hữu bạn rõ nhất.

4. Chàng luôn muốn rủ bạn về nhà của anh

Một dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn, chiếm hữu bạn là anh liên tục rủ bạn về nhà. Anh có thể dùng lời mời như: “Em có muốn ăn pizza và xem phim tại nhà của anh không?”; hoặc là “Anh có chuẩn bị bữa tối cho cả hai tại nhà và hy vọng em sẽ đến buổi hẹn”…

Thế nhưng, lời mời ấy chính là dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn và chỉ chờ đợi để quấn quýt bên bạn. Anh thậm chí còn thường mời bạn đến nhà những lúc chẳng có ai để cả hai có không gian thật ấm cúng. Nếu không muốn làm chuyện ấy trước hôn nhân; bạn đừng nên mở đường cho hươu chạy và tạo cơ hội để chàng dễ dàng “lâm trận”.

Nếu nàng đến nhà khi bạn trai ở một mình, tâm trí anh lúc này chỉ có một mục đích duy nhất là muốn cởi quần áo, ôm, hôn… bạn ngay.

dấu hiệu chàng thèm muốn bạn là khi anh muốn mời bạn về nhà
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

5. Chàng luôn nhắc về thân hình săn chắc của mình

Dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn là anh luôn kể cho bạn nghe mọi thứ về thân hình của mình để gây sự chú ý. Anh liên tục nhắc mình đi tập thể dục thường xuyên và nâng tạ nặng để có thân hình vạm vỡ… Rõ ràng, chàng muốn khoe với bạn rằng mình mạnh mẽ như thế nào trong chuyện chăn gối.

6. Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn: Dùng nước hoa để thu hút

Trên thực tế, phái đẹp thường bị thu hút bởi mùi hương đặc trưng như mùi cơ thể của đàn ông hay mùi nước hoa. Vậy nên, trong buổi hẹn hò, chàng thường chọn những loại nước hoa bạn thích; và xịt lên những điểm nhạy cảm nhằm lưu giữ hương thơm.

Điều này nhằm khiến bạn đắm chìm trong cảm xúc. Đó cũng một dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn đấy.

>> Xem thêm: Cách khiến chàng nhớ bạn đến phát điên và lụy tình đến không thể rời

dấu hiệu chàng thèm muốn bạn là anh muốn mời bạn đến nhà những lúc không có ai
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

7. Anh thích nói về đồ lót khi đi mua sắm cùng bạn

Khi cả hai đi ngang qua khu vực đồ lót ở trung tâm thương mại; anh luôn chỉ loại đồ lót nào mà bạn mặc có thể thu hút anh ấy.  Anh còn không quên dùng những lời có cánh để khen bạn phù hợp với tông màu; kiểu dáng đó như thế nào.

Sự thật là anh đang có suy nghĩ muốn ngắm cơ thể của bạn trong bộ đồ lót đầy hở hang đấy rồi đó!

8. Bạn bắt gặp ánh mắt của anh nhìn bạn đắm đuối

Ánh mắt chính là dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn dễ nhận biết nhất. Nếu bắt gặp chàng nhìn bạn và nở nụ cười trìu mến; anh có thể đang nghĩ bạn là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và cuốn hút. Anh chỉ muốn ôm chầm lấy bạn và cảm nhận những khao khát đang dâng trào.

Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

9. Chàng hay có cử chỉ chạm vào người bạn là dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

Dấu hiệu chàng thèm muốn chiếm hữu bạn chính là anh thích luẩn quẩn bên người yêu. Thậm chí, anh có thể làm những hành động trực tiếp như chạm vào tóc, da của bạn; hay làm những cử chỉ vô thức như luống cuống, đứng ngồi không yên. 

Khi ấy, người đàn ông đang cảm thấy ngại ngùng; bởi anh thật sự muốn trải qua những giây phút mặn nồng, khó quên cùng bạn. 

10. Ôm bạn từ phía sau là dấu hiệu chàng thèm muốn chiếm hữu bạn

Hành động ôm phía sau của chàng cũng là một trong những dấu hiệu chàng thèm muốn bạn. Khi ôm bạn từ phía sau, chàng có thể cảm nhận được hơi ấm cơ thể và vòng eo quyến rũ của nàng. Đồng thời ý đồ của chàng là cũng muốn bạn nhận ra rằng anh ta đang rất muốn được ân ái. 

Kèm theo hành động ôm từ phía sau có thể là một số hành động gần gũi, thể hiện tình cảm. Ví dụ như thì thầm vào tai bạn những lời nói ngọt ngào; ôm chặt bạn vào vòng tay; hoặc hôn lên cổ. Đó còn là dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu và lên giường với bạn.

Ôm bạn từ phía sau
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

11. Chàng nói chuyện với bạn bằng tông giọng trầm ấm

Một sự thật đã được chứng minh là phái đẹp luôn bị thu hút bởi người đàn ông sở hữu chất giọng trầm ấm. Tuy nhiên, đừng để họ đánh lừa bạn nhé.

Đàn ông thường cố gắng nói giọng trầm, nhỏ để bạn không nghe thấy anh nói gì. Lúc ấy, bạn sẽ ghé sát tai vô miệng anh để nghe anh nói rõ hơn. Đó chính là một trong những cách anh ấy làm để thu hút bạn gần chàng hơn đấy.

12. Dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn qua hơi thở gấp

Đây cũng là dấu hiệu chàng đã nghiện bạn, muốn quan hệ với bạn và muốn chiếm hữu bạn hơn bao giờ hết. Nếu ở trong không gian riêng tư chỉ có hai người; bạn bỗng nhiên thấy chàng thở gấp gáp thì đó chính là dấu hiệu chàng thèm muốn bạn.

Điều này cho thấy cơ thể của chàng đang rất rạo rực và chuẩn bị cho cuộc “yêu” ngất ngây, cháy bỏng. Đặc biệt, nếu bạn lại thấy anh ta đang liếm môi thì có thể khẳng định chắc chắn rằng chàng muốn quan hệ tình dục với bạn.

Hơi thở gấp gáp
Dấu hiệu chàng muốn chiếm hữu bạn

13. Anh thường thích gửi những tin nhắn sex

Dấu hiệu chàng thèm muốn bạn là khi anh ấy không muốn bỏ rơi bất kì giây phút nào bên bạn; kể cả khi trò chuyện qua tin nhắn điện thoại.

Anh sẽ dùng những lời nói ngọt ngào, đầy yêu thương nhưng cũng có phần tế nhị như: “Anh chỉ muốn bên em đêm nay”, “Anh ước mình được ngắm nhìn cơ thể em”, “Anh muốn được tắm cùng em”…

Khi đã sẵn sàng quan hệ với chàng, bạn hãy bật tín hiệu cho anh biết. Tuy nhiên, bạn nên mang bao cao su để tránh mang thai ngoài ý muốn; hay mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Làm gì khi bạn chưa sẵn sàng?

Trong trường hợp này bạn cần chủ động và giữ vững quan điểm của mình bằng cách:

1. Ngắt mạch ham muốn của chàng

Nếu đã nhận biết chính xác dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn qua những hành động sờ soạng, chạm vào những vùng nhạy cảm, bạn hãy khéo léo ngắt mạch ham muốn ấy lại.

Đồng thời, bạn nên nhớ rằng, nam giới cũng rất dễ tự ái, tổn thương khi bị từ chối. Vì vậy, hãy thật khéo léo khi ngắt mạch ham muốn của chàng để tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bạn nhé.

>> Xem thêm: 8 dấu hiệu chàng KHÔNG yêu bạn thật lòng

2. Thẳng thắn chia sẻ quan điểm

Đây chính là cách tốt nhất nếu bạn không muốn “chuyện ấy” diễn ra. Vì vậy khi thấy dấu hiệu chàng muốn lên giường; hãy thẳng thắn chia sẻ một cách chân thành tất cả những suy nghĩ của mình để chàng có thể hiểu, thông cảm, chấp nhận và ủng hộ bạn.

Nếu người ấy yêu bạn thật lòng thì chắc chắn sẽ hiểu và không ép buộc bạn làm “chuyện ấy”. Do vậy, đừng lo lắng hay quá e ngại rằng điều này sẽ làm anh ấy nổi giận. Trong tình yêu, thẳng thắn chia sẻ quan điểm chính là cách tốt nhất nếu bạn muốn có một mối quan hệ lâu dài và an toàn nhất cho cả hai.

Nếu chưa đủ yêu thương và tin tưởng chàng, bạn hoàn toàn có thể từ chối quan hệ khi thấy những dấu hiệu chàng muốn quan hệ với bạn. Bạn đừng đến những nơi vắng người; hay những không gian quá riêng tư để chuyện ấy diễn ra khiến bạn nuối tiếc về sau. Hãy luôn thật tỉnh táo để lựa chọn người đàn ông của đời mình vì tình yêu thật lòng không chỉ phụ thuộc vào “chuyện ấy”!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh mổ có được uống mật ong không? Những điều mẹ nên biết

sau sinh mổ có được uống mật ong không?
Phụ nữ sau sinh mổ có được uống mật ong không?

Mật ong là chất lỏng, có vị ngọt, được lấy trực tiếp từ sáp ong do các ong thợ thu thập từ các loại hoa. Có hàng trăm loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị. Thành phần chính của loại chất lỏng này là đường, hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa. Không chỉ được sử dụng như một thực phẩm làm đẹp tự nhiên, mật ong còn có công dụng như một loại thuốc quý. Vậy phụ nữ sau sinh mổ có được uống mật ong không? 

[inline_article id=203229]

Sau sinh mổ có được uống mật ong không?

Cơ thể người phụ nữ sau sinh bị “xuống cấp” rất nhiều. Bạn mất bao nhiêu thời gian để thai nhi hình thành và chào đời thì cũng cần từng ấy thời gian để phục hồi hoàn toàn sau khi sinh nở, đặc biệt là sinh mổ. Mặc dù sinh mổ ít gây đau đớn hơn nhưng lại tiềm ẩn khả năng gây nhiễm trùng hoặc bị tắc sữa khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh. 

Theo bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể uống mật ong sau sinh mổ mà không gây hại gì, đồng thời còn nhận được nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. 

Mật ong mang vị ngọt không gắt nhưng khá đậm, mùi thơm đặc trưng hấp dẫn, có tính bình, thuận phế, giải độc, tốt cho sức khỏe. Hương vị ngọt ngào từ thiên nhiên này còn giúp mẹ tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp vết mổ mau lành hơn bình thường.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ NCBI, bạn thoa mật ong nguyên chất trực tiếp lên vết mổ sẽ giúp làm lành vết mổ nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ. 

Tác dụng của mật ong đối với mẹ sinh mổ 

tác dụng của mật ong với phụ nữ sau sinh mổ

Phụ nữ sau sinh mổ có được uống mật ong không? Bạn không chỉ hoàn toàn được uống mật ong mà còn được bác sĩ khuyến cáo dùng vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của mật ong với mẹ sau sinh mổ để bạn không bỏ lỡ hương vị đặc trưng này.

1. Mật ong giúp nhanh lành vết khâu sau sinh 

Phụ nữ kể cả sinh thường hay sinh mổ đều để lại vết thương không hề nhỏ. Tác dụng của mật ong sẽ giúp vết thương của mẹ bớt đỏ và tiết dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương thông qua việc chống nhiễm trùng. Tinh chất mật ong còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương.

2. Ngăn viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn phát triển

Tính axit trong mật ong có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên vết mổ. Đồng thời mật ong còn có độ thẩm thấu cao nên hạn chế lượng nước dư thừa đọng lại trên vết thương để làm giảm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

3. Nâng cao hệ miễn dịch của phụ nữ sau sinh

Tác dụng của mật ong có thể giúp phụ nữ sau sinh mổ cải thiện hệ miễn dịch do có chất chống oxy hóa (hydrogen peroxidase)Mật ong còn hỗ trợ kháng khuẩn và giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

4. Bồi sức, bổ máu cho cơ thể 

sau sinh mổ có được uống mật ong không? Mật ong giúp bồi bổ sức khỏe

Mất máu và suy yếu sức khỏe là điều tất yếu sau sinh. Do đó, cơ thể của mẹ cần rất nhiều dưỡng chất để phục hồi. Mật ong giúp cho phụ nữ sau sinh bổ sung nhiều chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin nhóm B và vitamin nhóm C. 

5. Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi

Sau sinh, không chỉ cơ thể mà cả tinh thần người mẹ cũng bị ảnh hưởng. Một phần do việc trông nom con cái, một phần do sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em rơi vào mệt mỏi, căng thẳng. Mật ong là một sản phẩm hữu ích có tác dụng giảm stress, hạn chế mệt mỏi

6. Làm đẹp da và giúp vóc dáng thon gọn 

Mật ong là một chất dưỡng ẩm tự nhiên dành cho da, kể cả da nhạy cảm, có tác dụng hút ẩm từ không khí và thấm sâu vào da. Mật ong sẽ giúp làn da của mẹ bỉm sữa trở nên mềm mại, mịn màng hơn.

Ngoài giúp làm đẹp da, chăm sóc tóc và dưỡng môi thì mật ong còn góp phần vào quá trình giảm mỡ bụng giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng gọn gàng và quyến rũ.

Những lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống mật ong

lưu ý khi uống mật ong sau sinh mổ

Mặt dù mật ong rất tốt và được khuyến khích dùng cho phụ nữ sau sinh mổ, bạn vẫn cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo nhận được tác dụng tốt nhất, không gây phản ứng phụ ngoài mong đợi. 

  • Mẹ bỉm sữa không được uống mật ong khi có dấu hiệu bị đau bụng, đầy bụng, đi ngoài.
  • Chị em không nên lạm dụng tinh chất này bởi sẽ khiến lượng đường trong máu cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Liều lượng tối đa được khuyến cáo cho chị em có thể dùng trong 1 ngày là từ 1-2 thìa cà phê.
  • Tuyệt đối không pha mật ong với nước sôi hoặc nước quá nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ làm vỡ mất cấu trúc của mật ong, gây biến đổi thành phần. Mẹ nên hòa với nước ấm, nhiệt độ thích hợp là 40-50ºC.
  • Chị em uống mật ong cần chú ý kiêng không dùng chung những loại thực phẩm như cơm, thì là, hành tây, đậu phụ, cá chép, lá hẹ… để tránh các tác dụng phụ hoặc sự kết hợp này có thể gây ra các chất độc hại cho cơ thể.
  • Mẹ bỉm sữa có thể uống mật ong với chanh để lấy lại vóc dáng sau sinh mổ nhưng không nên pha quá chua gây đau dạ dày.
  • Chị em lưu ý cần bảo quản mật ong trong các hũ thủy tinh thay vì hũ kim loại.
  • Nên sử dụng mật ong nguyên chất đã được kiểm định, khử trùng để tránh vi khuẩn. Lựa chọn sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.

[inline_article id=164247]

Sản phụ sau sinh mổ có được uống mật ong không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách bạn có dùng mật ong đúng cách hay không. Mật ong có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho mẹ sau sinh mổ. Vì thế, hãy bỏ túi những kiến thức trên để chăm sóc bản thân và em bé sau sinh nhé. 

Phương Anh 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Có nên hơ lá trầu cho bé?

Lá trầu không vốn là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu, được trồng phổ biến ở khắp 3 miền đất nước Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm, có tính sát khuẩn cao nên thường được dùng để nấu nước tắm. Đây cũng được xem là “thảo dược” có tác dụng giảm ngứa, sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng… Chưa dừng lại đó, lá trầu còn có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là gì?   

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh để mẹ đừng bỏ lỡ loại lá từ thiên nhiên này trong việc chữa trị bệnh cho con.  

1. Lá trầu giúp bé giữ ấm cơ thể

Hơ lá trầu không là một phương pháp chườm ấm trong y học, giúp bé tránh cảm lạnh và tăng dẫn lưu tuần hoàn cơ thể. 

Bé sơ sinh thường dễ hạ nhiệt độ trong những tháng đầu đời bởi hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể chưa ổn định, đặc biệt là sau khi tắm. Song tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh có thể giúp bé giữ ấm. Do đó, bạn hãy hơ lá trầu rồi đặt lên vùng thóp, bụng, ngực và tay chân của bé để con giữ ấm.  

2. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh giúp chữa khóc dạ đề

tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

Tình trạng bé ngủ giật mình, quấy khóc, lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần mẹ và sức khỏe bé. Lúc này, bạn nên dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, áp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con. Một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

Ngoài ra, bạn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân bé. Điều này có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

3. Lá trầu có thể được dùng để làm thuốc giảm đau

Đối với trẻ bị trầy xước tay chân thì mẹ có thể giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bé bị đau. Bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Sau 2-3 lần đắp, vết thương của bé sẽ giảm đau đáng kể.

[inline_article id=3544]

4. Tác dụng của lá trầu không giúp khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong lá trầu không có chứa các polyphenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạn chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi là có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng polyphenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa vùng kín cho trẻ, giúp bé tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

5. Chống viêm và kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da

tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh giúp trị bệnh ngoài da

Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh nên được dùng để cải thiện các bệnh ngoài da dạng nhẹ cho bé như mề đay, ghẻ ngứa hay mụn nhọt.

Bạn lấy khoảng 2-3 lá trầu không cho vào nồi rồi đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da để tăng thêm hiệu quả.

6. Lá trầu làm giảm đầy bụng, khó tiêu

Nhiều bé bị đầy hơi do hút phải một lượng hơi đáng kể khi bú làm trẻ khó chịu, khóc hét. Mẹ hơ lá trầu không rồi đắp vùng bụng và kết hợp massage nhẹ sẽ giúp trẻ giảm đau bụng, dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.

7. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là giúp trị ho

Đối với trẻ ho do cảm lạnh, mẹ có thể hơ lá trầu không đắp vùng ngực để giữ ấm cho trẻ và hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Cho bé uống mỗi ngày 2 lần với 5-10ml/lần. Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho. Nếu bé khó uống, bạn có thể pha thêm mật ong để nước ngọt hơn.

8. Lá trầu giúp chữa táo bón cho trẻ

tác dụng của lá trầu không giúp bé trị táo bón

Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, lau khô rồi đem hơ nóng trên bếp ga khoảng 10-20 giây. Khi lá bớt nóng và chỉ còn ấm, bạn lấy lá áp vào bụng cho bé. Khi nào lá nguội thì bạn lại hơ lần nữa và thực hiện tương tự như trên 2-3 lần/ngày. 

9. Tác dụng của lá trầu không giúp bé hết nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn. Bạn lưu ý không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé. 

Bạn sử dụng lá trầu không chỉ có thể diệt các vi khuẩn thông thường và giúp trẻ hết khóc tạm thời. Để biết chính xác con đang gặp vấn đề sức khỏe gì, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

Hơ lá trầu có tác dụng gì? Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo 1 số kinh nghiệm dân gian thì tác dụng của việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh chính là chống táo bón, giảm đau, khó tiêu, đau bụng do đầy hơi, chữa ho, bảo vệ răng, khử trùng, chữa viêm phế quản hay nấm…

Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc hơ lá trầu không cho bé sẽ có những tác dụng như trên. Việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh dân gian, chưa được kiểm chứng. Do vậy các bậc cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện với em bé của mình.

Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé tắm nước lá trầu không. Vậy tắm cách tắm như thế bào để phát huy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Hãy xem phần tiếp theo nhé!

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Với những tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng lá này để giúp hạn chế bệnh vặt cho trẻ. Cách tắm lá cho bé cũng được thực hiện rất dễ dàng, tiện lợi và không mất quá nhiều thời gian: 

1. Chuẩn bị

  • Tầm 2-3 lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước để đảm bảo vệ sinh.
  • Sau đó vò nát hoặc thái mỏng lá.

2. Nấu nước lá trầu không

  • Đun nước sôi, sau đó cho lá vào nồi trong khoảng 10-15 phút.
  • Bạn cần chuẩn bị chậu tắm có 2-3 lít nước sạch đã được đun sôi, đổ thêm phần dung dịch nước trầu không vào hòa chung. Chú ý nhiệt độ dành cho bé là từ 35-38ºC tùy vào thời tiết.
  • Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm chậu nước sạch tắm trắng cho bé để tránh cặn lá trầu không dính trên da làm bé khó chịu.

3. Tiến hành tắm cho bé

  • Dùng khăn thấm nước, lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên. Chú ý cần lau các vùng da ở hai nách, bẹn, nhất là vị trí da bé bị xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa khó chịu cho bé.
  • Tắm lại cho bé 1 lần nữa để đảm bảo an toàn cho da. Khi tắm xong, cần sử dụng khăn mềm, khô để lau đều cơ thể bé rồi mặc quần áo.

4. Lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

  • Chọn mua lá ở những cửa hàng uy tín có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Để tắm cho bé, bạn cần lựa chọn những lá trầu tươi, không bị héo, bị giập. 
  • Khi mua về cần rửa sạch, ngâm nước muối để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng có hại còn sinh sống trên lá.
  • Mỗi trẻ đều có cấu tạo da khác nhau, bạn nên thử nghiệm trước trên vùng da tay hoặc chân bé trước khi tắm. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng thì cần dừng ngay việc tắm bằng lá trầu không cho trẻ.
  • Chỉ nên tắm cho bé khoảng 1-2 lần/tuần, cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 
  • Sử dụng nước đã được pha loãng, không sử dụng nước quá đặc vì sẽ khiến làn da bé bị khô và bong tróc.
  • Tuyệt đối không tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không khi trên da bé có những dấu hiệu như viêm da, sưng tấy, mủ hay trầy xước. Nếu không chú ý, việc tắm lá có thể khiến cho tình trạng da bé trầm trọng hơn. 
  • Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách tắm tốt và phù hợp cho bé. 

[inline_article id=4279]

Lá trầu không có nhiều công dụng tốt cho bé sơ sinh và cách tắm đơn giản, dễ áp dụng, đặc biệt an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Hãy lưu ý và chăm chút để bé luôn khỏe mạnh bạn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tại sao bé chậm đi? Cách giúp con yêu chập chững những bước đầu đời

bé chậm đi
Tại sao bé chậm đi? Những cách giúp bé nhanh biết đi ba mẹ nên biết

Bạn hãy cùng tìm hiểu bé bao nhiêu tuổi biết đi, nguyên nhân bé chậm đi và những cách khắc phục để con yêu có thể chập chững những bước đi đầu tiên nhé.

Bé bao nhiêu tuổi có thể đi được?

Theo nghiên cứu, độ tuổi của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng tự đứng dậy và đi lại là khoảng 12-14 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể lực của mỗi bé mà quá trình này có thể xê dịch từ 10-18 tháng.

[inline_article id=176386]

Tại sao bé chậm đi?

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải vì thiếu canxi không? Trên thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này. 

1. Bé chậm đi do sinh non

Em bé được sinh ra trong tuần thứ 20-34 tuần tuổi có khả năng gặp phải một số rủi ro vì các bé được sinh ra quá sớm nên không phát triển toàn diện được. Cơ thể bé trở nên yếu ớt và khó khăn trong việc đi đứng như các bé khác.

2. Ba mẹ chăm sóc con quá kỹ khiến bé chậm đi

 

hai mẹ con

Ba mẹ nào cũng thương con với tình yêu vô điều kiện nên luôn muốn bé ăn nhiều để lo cho con tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ đang rất sai lầm nếu nuôi con theo cách này đấy.

  • Mẹ cho con ăn nhiều

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ thừa cân sẽ biết đi chậm hơn so với những trẻ bình thường khác từ 1 tuần tới vài tháng. Nguyên nhân do cơ thể bé nặng nề, cơ chân yếu nên không đủ khỏe để có thể di chuyển và tập đi. Vậy nên, ba mẹ cho con ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và sự phối hợp của các bộ phận trong cơ thể khiến bé khó khăn hơn trong việc đi lại.

  • Bế bé quá nhiều

Bé chậm đi do ba mẹ bế con quá nhiều và không cho bé có thời gian để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Điều đó vô tình cướp đi cơ hội bé có khả năng tự đứng dậy và học đi. 

  • Mẹ nuông chiều theo sở thích ăn của bé 

Trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, bánh snack, uống nước ngọt… và lười ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, cá… Nếu mẹ nuông chiều theo sở thích ăn uống của con thì sẽ khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng.  

Từ đó, chân tay bé dễ bị còi cọc, suy yếu, khó vận động toàn diện. Vì thế, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn để giúp bé đi nhanh hơn nhé.

3. Bé chậm đi do mắc các vấn đề xương khớp

bé chậm đi do mắc các vấn đề về xương khớp

Bé chậm đi là do cấu trúc cơ thể bé đang gặp phải những bệnh lý bất thường, dẫn đến chứng teo cơ, suy nhược dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn xương khớp với hông) nên khả năng di chuyển của trẻ kém hơn bình thường. Do đó, bé không thể giữ thăng bằng và tập đi.  

4. Bé bị tổn thương ở não sau khi sinh

Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu não bé bị tổn thương thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của trẻ, làm bé chậm đi.

5. Bé chậm đi do bệnh lý

Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ, dẫn đến bé không có khả năng vận động.

Cách dạy trẻ gặp vấn đề xương khớp nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về xương khớp nhanh biết đi

Bé gặp phải vấn đề xương khớp sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện con có vấn đề xương khớp là hãy nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện để bác sĩ đánh giá nguyên nhân và bệnh trạng của trẻ.

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giúp bé bị các vấn đề xương khớp có thể nhanh biết đi. Phương pháp này bao gồm các bước dưới đây:

  • Trước tiên hãy nắn tay, chân và chỗ bị đau nhức để giúp bé giảm đau và thoải mái. Bạn hãy dành thời gian ở bên bé và massage nhẹ nhàng chỗ con bị đau, đồng thời xoay khớp bé để giảm sự co cứng và sưng khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn đồng thời cũng cần theo dõi quá trình vận động của trẻ thường xuyên nhé.
  • Đối với bé chậm đi do đau cơ và xương, bạn nên tập đi cho bé từng ít một, thực hiện động tác kích thích đôi chân của con bằng cách co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Điều này sẽ làm tăng khối cơ và sức co của đôi chân. Ba mẹ nên thực hiện động tác nắn từ 3-5 lần/ngày, nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay rồi để bé tự co duỗi.
  • Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa. Đồ chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng khởi để tự đứng lên và lấy đồ vật.
  • Để bé có thể nhanh biết đi, mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để con cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày sẽ thấy hứng thú và thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau.
  • Với bé có vấn đề xương khớp, cơ thể thường còi cọc. Vì thế, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để xương khớp con hồi phục nhanh hơn. 

Cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

Bên cạnh vấn đề về xương khớp khiến bé chậm đi thì vấn đề về não bộ cũng là điều khiến mẹ quan tâm, trăn trở. Sau đây là một số kỹ thuật giúp trẻ gặp vấn đề về não bộ tập đứng và đi:

  • Phục hồi chức năng cho bé bằng cách dồn trọng lượng lên từng chân: Đặt trẻ đứng bám vào tường, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần, lặp lại với chân bên kia bằng cách đổi bên.
  • Cho bé tập đi với thanh song song: Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
  • Cho bé đứng bám vào khung tập đi: Đặt trẻ đứng bám hai tay vào tay cầm của khung tập đi, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.

[inline_article id=197568]

Nếu bé chậm đi, mẹ đừng vội lo lắng mà hãy kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp tập đi cho bé. Con yêu sẽ bước đi cách tự nhiên với sự nỗ lực và tình yêu của bạn dành cho con đấy. 

Nguyễn Kiều Vân 

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt? Giải đáp tất tần tật về kinh nguyệt sau sinh mổ

Kinh nguyệt sau sinh mổ là một trong những vấn đề mà hầu hết chị em phụ nữ quan tâm. Mẹ có vòng kinh nguyệt trở lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nội tiết tố, điều kiện sức khỏe và cả quá trình đang cho con bú sữa mẹ.

1. Kinh nguyệt sau sinh mổ có bị trì hoãn không?

kinh nguyệt sau sinh mổ có bị trì hoãn không?

Kinh nguyệt sau sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mẹ có đang cho bé bú không hoặc tâm lý của mẹ có thoải mái không. 

Thông thường sau sinh mổ, cơ thể mẹ tiết ra một lượng hormone estrogen và progesterone nhưng mức độ giảm xuống rất nhanh. Nếu mẹ đang cho con bú giai đoạn này thì lượng hormone sẽ bị chững lại khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều

Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố tác động đến kinh nguyệt của bạn sau khi sinh mổ. Prolactin tăng lên và gây ra hiện tượng chậm rụng trứng. Vì vậy, mẹ đang cho con bú hoàn toàn cần ít nhất 6 tháng để chu kỳ kinh nguyệt quay lại hoặc có thể trì hoãn đến khi bé ngừng bú mẹ hoàn toàn.

Theo thống kê về kinh nguyệt sau sinh mổ ở phụ nữ đã cho thấy:

  • 60% mẹ có kinh nguyệt lại bắt đầu từ tháng thứ 7 sau khi sinh
  • 20% phụ nữ thấy kinh nguyệt trở lại từ tháng thứ 2-4 sau sinh 
  • 10% các mẹ có kinh lại sau 2,5 tháng sinh mổ

2. Kỳ kinh đầu tiên sau sinh mổ có ảnh hưởng sữa mẹ không?

kinh nguyệt sau sinh mổ có làm ảnh hưởng sữa mẹ không

Khi có kinh lần đầu tiên sau khi sinh mổ, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi dưới đây

  • Giảm nguồn sữa mẹ 
  • Thay đổi thành phần và mùi vị của sữa 
  • Thay đổi về số lần bé bú vì sữa ít hoặc bé thấy lạ mùi

Tuy nhiên, những thay đổi này không có tác động lớn đến khả năng cho con bú của bạn. Bạn vẫn cho con bú bình thường nhé, vì sữa mẹ là nguồn cung cấp tốt nhất cho sự phát triển của bé đấy.

[inline_article id=232243]

3. Chu kỳ kinh nguyệt bị tác động bởi những yếu tố nào?

Những yếu tố sau đây có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn:

  • Áp lực trong việc nuôi bé 
  • Không có thời gian nghỉ ngơi 
  • Lo lắng, suy nghĩ nhiều về vấn đề cân nặng sau sinh
  • Các biến chứng sau sinh cũng khiến mẹ tự ti dẫn đến trầm cảm
  • Rối loạn tuyến giáp

4. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ sẽ như thế nào?

chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ sẽ như thế nào?

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh mổ sẽ khác với kỳ kinh trước đây. 

4.1. Bạn thấy cơn đau kéo dài hơn khi có kinh sau sinh mổ 

Do thay đổi nội tiết tố, một số bà mẹ có thể bị đau bụng mạnh hơn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ sau khi sinh mổ.

4.2. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ thường nhiều hơn bình thường 

Một số mẹ chảy máu kinh nhiều sau khi sinh mổ là do vết mổ trên tử cung và thành tử cung bị nới lỏng, lượng niêm mạc cần phải được đào thải tăng lên. Tuy nhiên, dòng chảy kinh nguyệt sẽ giảm dần theo thời gian, nên các mẹ đừng quá lo lắng kẻo gây ảnh hưởng sức khỏe nhé. 

4.3. Mẹ có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt ngắn và ít đau hơn

Kinh nguyệt sau sinh mổ có thể ngắn hơn và ít đau hơn là do lượng progesterone tăng lên. Nhờ nồng độ hormone này cao nên giúp mẹ cân bằng lượng estrogen hỗ trợ tăng trưởng các tế bào tử cung để thoải mái và dễ chịu hơn. 

4.4. Số ngày hành kinh có thể kéo dài bất thường 

Bình thường, kinh nguyệt sẽ kéo dài trong 7 ngày, nhưng kinh nguyệt sau sinh mổ có thể lên đến 12 ngày nếu tâm lý và nội tiết tố ở cơ thể mẹ không ổn định. Ngoài ra, một số trường hợp có tụ dịch vết mổ sẽ gây hiện tượng rong kinh rong huyết kéo dài. 

4.5. Máu kinh nguyệt sau sinh mổ có màu đỏ sẫm

Nếu bạn nhận thấy máu kinh nguyệt tạo thành những dòng chảy máu có đen, đỏ sẫm thì bạn đừng lo lắng nhé. Đây là dòng chảy máu hình thành sau khi cuộc phẫu thuật sinh mổ kết thúc hay còn gọi là sản dịch. 

5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ đi kèm với những biểu hiện bất thường, bạn hãy đến bệnh viện để được khám và cải thiện tình trạng sức khỏe kịp thời.

Các biểu hiện như:

  • Khó tiểu
  • Dịch có mùi hôi
  • Đau, buốt khi đi tiểu
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều và tụ đông
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức phần dưới dữ dội
  • Đau bụng, sốt kèm theo nhức đầu

[inline_article id=194704]

Ngoài vấn đề mẹ nên chăm sóc cho bé thật tốt sau sinh, thì bạn cũng nên dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, tránh làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Thể chất và tinh thần mệt mỏi có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu bạn căng thẳng hay áp lực cuộc sống, hãy chủ động nhờ sự giúp đỡ từ người thân hoặc bác sĩ để không gặp phải sự cố đáng tiếc nào nhé.