Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ sốt cao 40 độ có nguy hiểm không và bao nhiêu độ cần uống thuốc?

Sốt là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nhưng trẻ sốt cao 40 độ lại gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Do đó, dù trẻ sốt nhẹ hay trẻ sốt cao 40 độ thì cũng cần được mẹ theo dõi chặt chẽ. 

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt, thậm chí làm trẻ sốt cao 40 độ hoặc hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con

Những trường hợp cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế

Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?

Khi trẻ sốt trên 40 độ được cho là rất nguy hiểm vì thân nhiệt đang ở mức rất cao, có thể khiến trẻ bị co giật và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ cao hơn người lớn từ 0.5 – 1 độ; tức là thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ từ 36.5 – 37.5 độ C.

Khi thân nhiệt của trẻ cao hơn 37.5 độ C thì được cho là đang bị sốt. Nếu thân nhiệt của trẻ càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ tăng cao. Cụ thể:Thân nhiệt dao động 37.5 – 38.5 độ C: Trẻ sốt nhẹ.

  • Thân nhiệt dao động 38.5 – 39 độ C: Trẻ sốt vừa.
  • Thân nhiệt dao động 39 – 40 độ C: Trẻ sốt cao và ở nguy hiểm cho sức khoẻ.
  • Thân nhiệt trên 40 độ C: Trẻ sốt rất cao và cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ.

Do đó, khi trẻ sốt 40 độ điều quan trọng là phụ huynh cần phải đo chính xác thân nhiệt của trẻ. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử là hai loại nhiệt kế được dùng để đo nhiệt độ ở vùng nách, miệng, trán và hậu môn. Tuy nhiên, nhiệt độ ở mỗi khu vực sẽ có thay đổi khác nhau và nhiệt độ cao nhất là ở hậu môn. Vì thế, nếu bố mẹ  đo nhiệt độ ở nách trên 38 độ tức là trẻ đã bị sốt.

Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ?

1. Cách bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần làm những việc sau:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đúng liều lượng như khuyến nghị).
  • Bù nước cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ đơn giản, hiệu quả
  • Nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách cho trẻ tắm nước ấm hoặc lau mát cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ tiếp theo. Điều này chỉ có hiệu quả sau khi dùng thuốc, nếu không, có thể trẻ sốt cao trở lại.
  • Không tắm nước lạnh, chườm đá hoặc cồn. Những chất này làm mát da nhưng thường khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do gây rùng mình, làm tăng nhiệt độ cơ thể. 
  • Không đắp chăn khi trẻ bị sốt ớn lạnh. Việc ủ ấm khiến cơ thể khó thoát nhiệt làm gia tăng tình trạng sốt và sốt kéo dài. Mặt khác, càng đắp chăn thân nhiệt càng cao khiến trẻ càng lạnh thêm. 

>>>Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ

Nếu con quấy khóc hoặc khó chịu, bố mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên khuyến nghị về độ tuổi hoặc cân nặng của gói thuốc và được bác sĩ hướng dẫn. Bố mẹ không bao giờ cho trẻ uống aspirin (nếu không được bác sĩ chỉ định) do có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Nếu bố mẹ không biết liều lượng khuyến cáo hoặc con dưới 2 tuổi, hãy gọi cho bác sĩ để biết nên cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ uống như thế nào.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Có nên uống thuốc không? Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu con có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng. Hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt có thể tạm thời làm hạ nhiệt độ; nhưng thường sẽ không làm cho nhiệt độ trở lại bình thường ngay tức thì; và nó sẽ không điều trị được lý do cơ bản gây ra cơn sốt.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

3. Nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn gì?

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Đáp án là nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn các thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa như cháo, ngũ cốc, sữa… Trẻ cũng có thể ăn được một số loại trái cây như chuối, đu đủ, cam…Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, ít béo và không cay.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ. Theo đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi trẻ sốt, nhất là với trẻ sốt cao 40 độ, bé có thể mệt không muốn ăn. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?

4. Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Hãy nhẹ nhàng với trẻ 

Mẹ cần đảm bảo rằng con được nghỉ ngơi nhiều. Nằm trên giường cả ngày là không cần thiết, nhưng một đứa trẻ bị sốt cần thư giãn.

Tốt nhất, mẹ không nên để trẻ bị sốt đến trường hoặc nhà trẻ. Hầu hết các bác sĩ cảm thấy rằng bé có thể an toàn để đi học khi nhiệt độ bình thường trong 24 giờ liên tục.

Không nên làm gì trẻ sốt cao 40 độ?

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì đã rõ, vậy còn những điều không nên làm là gì mẹ đã biết chưa? Sau đây là hướng dẫn của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (National Health Service – NHS) về những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ:

  • Không cởi quần áo của con hoặc dùng miếng bọt biển để làm mát trẻ; nhiệt độ cao là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh đối với nhiễm trùng.
  • Không che chắn bé bằng nhiều quần áo hoặc chăn.
  • Không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin.
  • Không kết hợp thuốc ibuprofen và paracetamol, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho trẻ dưới 2 tháng dùng paracetamol.
  • Không cho trẻ dưới 3 tháng hoặc dưới 5kg dùng ibuprofen.
  • Không cho trẻ em bị hen suyễn ibuprofen.

Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ

1. Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

Tổn thương não do sốt nói chung sẽ không xảy ra trừ khi sốt trên 42ºC. Những cơn sốt do nhiễm trùng sẽ hiếm khi vượt quá 40,6ºC ngoại trừ trẻ mặc quần áo quá dày hoặc ở nơi quá nóng, cơ thể không thể giải nhiệt. 

Vì vậy, để tránh nhiệt độ tăng quá cao gây nguy hiểm cho bé, mẹ cần kết hợp giải nhiệt và cho bé uống thuốc hạ sốt. Nhưng mẹ nhớ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của bé trên 38,5ºC.

2. Trẻ sốt cao 40 độ có bị co giật?

Co giật do sốt xảy ra ở một số trẻ em không phân biệt sốt nhẹ hay sốt cao. Song trẻ em sốt cao trên 40ºC sẽ tăng nguy cơ co giật. Điều đặc biệt là co giật do sốt thường gặp ở trẻ dưới sáu tuổi; nhưng bố mẹ cần theo dõi sát để cho bé đi khám bệnh kịp thời.

Hầu hết các cơn co giật do sốt kết thúc nhanh và không là nguyên nhân gây động kinh ở trẻ. Sốt co giật hiếm khi gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào trừ khi trẻ bị viêm màng não, viêm não hoặc có tổn thương não từ trước.

Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

3. Trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không?

Trước khi tìm hiểu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không, mẹ cần hiểu sốt mọc răng là gì.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Sốt từ 38ºC trở lên.
  • Trẻ lớn hơn: Sốt từ 38,4ºC trở lên.

Mẹ lưu ý rằng, khi sốt mọc răng, nhiệt độ thường không quá cao. Do đó, nếu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ kèm các triệu chứng lạ như khóc nhiều không rõ lý do, nôn mửa và tiêu chảy, mệt mỏi, ngủ li bì, bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt hay đau bụng mà nên đưa con đi khám ngay.

Khi nào cần đưa trẻ sốt cao 40 độ không hạ đến gặp bác sĩ?

Trẻ sốt cao 40 độ không hạ làm tâm trí bố mẹ cực kỳ lo lắng và rối bời. Mặc dù sốt báo hiệu rằng một trận chiến có thể đang diễn ra bên trong cơ thể, nhưng sốt là nhằm chiến đấu chống tác nhân gây bệnh chứ không phải chống lại cơ thể. Sau đây là những trường hợp trẻ sốt cao 40 độ không hạ, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ:

>>>Mẹ có thể quan tâm: Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tóm lại, khi trẻ sốt cao, đặc biệt là với trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần giữ bình tĩnh và xử trí như hướng dẫn. Nếu sau khi đã áp dụng cách xử lý khi trẻ bị sốt mà tình hình không cải thiện thì mẹ cần cho con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi với 4 món “chinh phục” vị giác của con

cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi
Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi với nhiều mẹ có lẽ không hề đơn giản.

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi có thể đơn giản với mẹ này nhưng lại không hề dễ dàng với mẹ khác. Nhưng dù như thế nào thì cá vẫn là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của con. 

Trước khi tham khảo thực đơn cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi, hãy cùng tìm hiểu tại sao mẹ nên cho bé ăn cá.

Tại sao nên cho bé ăn cá?

Ngoài protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất, cá là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời như axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não, hệ thần kinh và thị giác của trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bắt đầu ăn cá trước khi tròn 9 tháng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh dị ứng như hen suyễnchàm

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Omega 3 và những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Dấu hiệu trẻ dị ứng với cá

Mẹ có thể cho cá vào thực đơn của trẻ sau khi trẻ ăn dặm được một hoặc hai tháng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý tiền sử dị ứng thực phẩm của các thành viên trong gia đình. Mặt khác, bất kỳ thực phẩm nào cũng cần cho trẻ ăn thử một lượng rất nhỏ để xem con có bị dị ứng hay không trước khi cho trẻ ăn thường xuyên.

Dị ứng thực phẩm nói chung hay cá nói riêng thường bắt đầu trong vài giờ hoặc thậm chí vài phút sau khi ăn. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng: sưng mặt, ngứa, phát ban, buồn nôn, nôn mửa, thở hổn hển, khó thở…

[inline_article id=276048]

Lưu ý khi nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi

Thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi sẽ không nêm muối vì hàm lượng muối trong thực phẩm đã đủ cho trẻ. Nhưng để tăng độ thơm ngon cho món ăn, mẹ có thể dùng bột nêm ăn dặm cho bé chiết xuất từ thịt, cá, rau củ, rong biển… với vị ngọt hoàn toàn tự nhiên.

Mẹ nên hấp cá chín trước khi tán nhuyễn hoặc xay để bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng trong cá. Nếu mẹ luộc cá mà không dùng lại nước luộc sẽ rất uổng phí vì một số chất dinh dưỡng từ cá đã thôi ra nước luộc.

MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi với nguyên liệu còn thô để tập nhai cho bé. Nếu điều đó gây khó khăn cho bé, mẹ có thể xay nhuyễn rau củ quả nếu thấy cần thiết.

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi

1. Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá hồi bông cải xanh

Chuẩn bị

  • 1 bát (chén) cháo trắng
  • 20g phi lê cá hồi 
  • 20g bông cải xanh
  • 50ml sữa tươi
  • Gia vị: dầu ăn, hành lá, hạt nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu ăn dặm cho bé

Mẹ có thể thay bông cải bằng mướp, rau chùm ngây, rau mồng tơi, rau ngót, cải bó xôi… đều được.

Thực hiện

– Hành lá bỏ gốc rễ, rửa sạch; đầu hành, lá hành xắt nhuyễn để riêng hai thứ.

– Ngâm cá hồi trong sữa tươi 10-15 phút để khử mùi tanh. Sau đó vớt ra, rửa sạch lại với nước, hấp chín rồi tán nhuyễn.

– Phi thơm đầu hành, cho cá hồi vào xào thơm, tắt bếp.

– Bông cải xanh ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước, băm nhuyễn.

– Cháo cà nhuyễn qua rây. Đun sôi cháo, cho bông cải vào trước. Bông cải mềm thì cho cá hồi vào.

– Cháo sôi lại thì thêm hành lá xắt nhuyễn, nêm bột nêm ăn dặm trước khi tắt bếp. 

– Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm và cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá hồi bông cải xanh

2. Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá diêu hồng măng tây 

Chuẩn bị

  • 1 bát (chén) cháo trắng
  • 20g thịt cá diêu hồng hấp chín
  • 20g măng tây
  • Gia vị: dầu ăn, hành lá, hạt nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Hành lá bỏ rễ, chỗ già, héo, rửa sạch. Thái đầu hành và lá hành để riêng.

– Phi thơm đầu hành, cho cá diêu hồng vào xào thơm, lấy ra để riêng.

– Măng tây rửa sạch, băm nhuyễn.

– Cháo cà nhuyễn qua rây. Đun sôi cháo, cho măng tây vào trước. Cho cá hồi vào khi măng tây đã chín mềm.

– Cháo sôi lại thì thêm hành lá xắt nhuyễn, nêm bột nêm ăn dặm theo như hướng dẫn, tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, đừng quên thêm dầu ăn dặm trước khi cho bé ăn.

3. Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá thu cà rốt đậu Hà Lan

Chuẩn bị

  • 1 bát (chén) cháo trắng
  • 20g thịt cá thu hấp chín
  • 15g cà rốt
  • 15g đậu Hà Lan
  • Gia vị: dầu ăn, hành lá, hạt nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá thu cà rốt đậu Hà Lan

Thực hiện

– Hành bỏ rễ, rửa sạch. Đầu hành và thân hành thái nhuyễn, để riêng.

– Phi thơm đầu hành, cho cá basa vào xào thơm, lấy ra bát để riêng.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.

– Đậu Hà Lan rửa sạch.

– Hấp (luộc) chín cà rốt và đậu Hà Lan, nghiền nhuyễn.

– Cháo cà nhuyễn qua rây. Đun sôi cháo, cho cá thu, cà rốt và đậu Hà Lan vào.

– Cháo sôi lại thì thêm hành lá xắt nhuyễn, nêm bột nêm ăn dặm, khuấy đều, tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm rồi cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.

Mẹ có thể xem thêm cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm tại đây.

4. Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi: Cháo cá basa cà chua nấm hương

Chuẩn bị

  • 1 bát (chén) cháo trắng
  • 20g thịt cá basa hấp chín
  • 1 quả cà chua
  • 3 tai nấm hương tươi
  • Gia vị: dầu ăn, hành tím, lá hành, hạt nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu ăn dặm cho bé

Thực hiện

– Lá hành rửa sạch, cắt nhuyễn.

– Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

– Phi thơm một nửa hành tím, cho cá thu vào xào thơm, lấy ra bát để riêng.

– Cà chua rửa sạch, khía múi cau, ngâm vào nước sôi để dễ lột vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn.

– Nấm hương tươi ngâm vài phút trong nước muối pha loãng, lấy ra, rửa lại với nước sạch, băm nhuyễn.

– Cháo cà nhuyễn qua rây. 

– Phi thơm nửa hành tím còn lại, xào nhừ cà chua, cho cháo, cá basa và nấm hương vào.

– Cháo sôi lại thì thêm hành lá, nêm nếm, tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm, cho bé ăn khi cháo bớt nóng.

Mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo cá ngon cho bé, cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm tại đây.

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi

Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi rất đa dạng, tùy vào sự sáng tạo của mẹ. Chỉ cần thay một loại cá, một loại rau củ khác là mẹ đã có thêm món cháo giàu dinh dưỡng như cháo cá trê, cháo cá chép, cháo cá trắm cho bé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, 2 loại sốt co giật mẹ cần biết để có hướng xử trí

sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không là điều mẹ có con nhỏ cần biết.

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ bị sốt.

Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ 5 tuổi trở xuống, thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Nhiệt độ sốt dẫn đến co giật dao động trong khoảng 39-40ºC hoặc thậm chí cao hơn. 

Đề biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc vào 3 nguyên nhân chính khiến bé sốt co giật:

– Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

– Sốt co giật có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi trẻ được tiêm ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu do nguyên nhân tiêm phòng. 

– Một nguyên nhân khác đến từ yếu tố di truyền, tức trong gia đình có người từng bị co giật do sốt lúc nhỏ. 

Co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khởi phát sốt, không hẳn đến từ việc nhiệt độ cơ thể quá cao mà do quá trình tăng nhanh nhiệt độ ban đầu. 

>>> Bạn có thề tìm hiểu thêm: Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em thường có các đặc điểm chung sau:

– Mất ý thức tạm thời.

– Xuất hiện cơn co cứng, tay chân co giật liên hồi.

– Ở một số trẻ có biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn ngược, trắng dã.

– Mệt mỏi sau co giật.

Sốt co giật chia thành 2 loại là thể đơn giản và thể phức tạp. Trong đó, các cơn co giật do sốt ở thể đơn giản thường phổ biến hơn.

So sánh sốt co giật thể đơn giản và thể phức tạp

1. Sốt co giật thể đơn giản

– Không bị yếu tay, chân sau co giật.

– Co giật thường kéo dài dưới 2 phút và tối đa không quá 15 phút. 

– Chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Sốt co giật ở thể đơn giản thường lành tính, không gây rối loạn tri giác và không để lại di chứng về thần kinh. Hơn nữa, những trẻ từng bị sốt co giật thể đơn giản vẫn thông minh như những trẻ chưa từng sốt co giật.

2. Sốt co giật thể phức tạp

– Có thể yếu tạm thời ở tay, chân hoặc liệt chi sau co giật.

– Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút. 

– Tái phát trong vòng 24 giờ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp sốt co giật thể phức tạp đều liên quan đến các bệnh lý thần kinh sẵn có nên không thể xem nhẹ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. 

Vì vậy, sau sốt co giật, mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não… 

Một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sốt co giật

Để biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không còn căn cứ vào một số dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cho thấy trẻ cần nhập viện gấp:

– Cứng cổ.

– Nôn mửa.

– Khó thở.

– Ngủ li bì, lờ đờ, rối loạn ý thức kéo dài sau cơn co giật.

Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?

Một câu hỏi nhiều mẹ hay thắc mắc là trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không.

Các nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp sốt co giật không ảnh hưởng đến não trẻ ngoại trừ trẻ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, việc sơ cứu sai cách khi trẻ sốt co giật, dẫn đến trẻ bị sặc, ngạt thở gây thiếu oxy não cũng là nguyên nhân gây tổn thương não. Thực tế cho thấy thiếu oxy não kéo dài vài phút cũng đủ làm các tế bào não tổn thương vĩnh viễn, không có cơ may hồi phục.

Trẻ sốt cao co giật có nguy cơ mắc bệnh động kinh không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Không phải trẻ cứ sốt cao co giật là sẽ chuyển sang di chứng động kinh.

Nguy cơ động kinh sau sốt co giật rất thấp, tỷ lệ 2-5%, thường rơi vào nhóm trẻ tiền sử gia đình có người bị động kinh, trẻ bị sốt co giật thể phức tạp do bất thường về thần kinh.

[inline_article id=276649]

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt co giật, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:

– Di dời trẻ tránh xa khu vực nguy hiểm có vật sắc, nhọn hay điện, nước sôi…

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên một mặt phẳng để các chất dịch chảy ra ngoài, tránh trào ngược dịch vào phổi gây ngạt, tắc đường thở, đe dọa tính mạng.

– Nới lỏng quần áo trẻ.

– Không cố gắng kìm giữ trẻ để kiểm soát cơn co giật.

– Hạ nhiệt gấp cho trẻ bằng cách lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn (liều dùng như quy định).

– Mẹ không nên đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để ngăn con cắn vào lưỡi vì có thể gây tổn thương cho trẻ. Mẹ đừng lo trẻ cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật vì khi đó, lưỡi của trẻ thường thụt vào trong nên hầu như khả năng này rất khó xảy ra. 

– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, không vắt chanh vào miệng trẻ theo kinh nghiệm dân gian để tránh làm trẻ sặc, ngạt thở.

– Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, cắt cơn co giật cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Có thể nói, nếu mẹ chưa biết gì về sốt co giật hoặc không rõ sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì chắc chắn mẹ sẽ rất lúng túng và lo sợ. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh tật ở trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó?

trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó
Mẹ phải biết trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó nếu muốn cho con ăn loại hạt bổ dưỡng này.

Cũng như các loại hạt khác, quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn phát triển nền tảng ở trẻ. Tuy mặt lợi ích với sức khỏe không hề nhỏ nhưng đi kèm với đó còn là những rủi ro. Vì vậy, trước khi muốn cho con ăn quả óc chó, mẹ nên biết trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó.

Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó?

Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó? Quả óc chó được xếp vào danh sách các loại hạt có nguy cơ cao gây dị ứng cho trẻ, cùng với hạt dẻ cười, hạt phỉ, hạt điều, hạnh nhân. Vì vậy, theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn quả óc chó khi con 1 tuổi trở lên, thậm chí là 2 tuổi. 

Dị ứng với các loại hạt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và không loại trừ khả năng bé nhà mẹ có thể bị dị ứng với quả óc chó. Nếu mẹ cho bé ăn quả óc chó quá sớm khi các hệ cơ quan còn non yếu, theo đó những phản ứng dị ứng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ chỉ nên cho con ăn quả óc chó khi trẻ cứng cáp và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trong trường hợp bé bị dị ứng với đậu phộng, khả năng cao bé cũng sẽ dị ứng với quả óc chó. Vì vậy mẹ hãy thận trọng khi muốn cho con ăn quả óc chó dù mẹ đã biết trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó.

Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó?

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ biết gì về dị ứng thực phẩm ở trẻ em?

Lợi ích của quả óc chó với sức khỏe của trẻ

Quả óc chó cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Đây là điều mẹ cần biết cùng với câu hỏi trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó.

1. Tốt cho sự phát triển não bộ

Quả óc chó chứa folate cũng như omega-3. Cả hai chất dinh dưỡng này chủ yếu giúp phát triển trí não của trẻ, cải thiện sức mạnh của não bằng cách tăng trí nhớ và thúc đẩy hoạt động của tế bào não. 

Quả óc chó cũng là một nguồn cung cấp vitamin B1 và ​​B6. Những chất này rất cần thiết cho sự phát triển mô não và thúc đẩy sức khỏe thần kinh của trẻ. 

Như vậy, mẹ không chỉ biết trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó mà còn hiểu tại sao quả óc chó tăng cường trí thông minh ở trẻ rồi phải không?

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi trưởng thành

Quả óc chó chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất béo không bão hòa đa (PUFA) và chất béo không bão hòa đơn (MUFAs). Những chất béo này giúp giảm mức LDL hoặc cholesterol xấu, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ khi trưởng thành.

Lợi ích của quả óc chó với sức khỏe của trẻ: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi trưởng thành

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

30g quả óc chó chứa 14% nhu cầu magiê hàng ngày. Khoáng chất này rất quan trọng đối với trẻ vì lượng magiê thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

4. Thúc đẩy sự phát triển tối ưu ở trẻ 

Quả óc chó giàu chất xơ, chứa nhiều protein thực vật chất lượng cao, phong phú các khoáng chất thiết yếu như magiê, kali, folate, canxi, kẽm và selen. Đây là những chất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của trẻ, chẳng hạn canxi giúp xương chắc khỏe, sắt quản lý nồng độ hemoglobin, kẽm tăng khả năng miễn dịch…

5. Thanh lọc độc tố cơ thể

Quả óc chó có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể của trẻ.

6. Ngừa béo phì

Béo phì ở trẻ em ngày nay là một mối quan tâm lớn. Quả óc chó có thể giúp trẻ duy trì ổn định trọng lượng nếu được dùng với số lượng thích hợp.

7. Cho bé có mái tóc khỏe đẹp

Quả óc chó đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho mái tóc của bé bóng mượt vì chứa một lượng hàm lượng đáng kể biotin.

[inline_article id=248257]

Tác dụng phụ của quả óc chó

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải do ăn quả óc chó.

  • Quả óc chó giàu chất xơ nên trẻ ăn nhiều có thể bị đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
  • Quả óc chó giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể nhưng đây cũng là thực phẩm giàu calo nên trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân, thừa cân.
  • Quả óc chó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét. Nếu trẻ bị loét thì việc ăn quả óc chó sẽ gây khó chịu và làm trầm trọng thêm tình trạng loét.
  • Cách sử dụng quả óc chó cho trẻ em là nghiền nhuyễn quả óc chó để chế biến món ăn hơn là cho bé ăn cả hạt để loại trừ khả năng trẻ bị hóc, nghẹn, ngạt thở.

Tác dụng phụ của quả óc chó

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật

Sau khi đã biết trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó, nếu muốn làm sữa hạt óc chó cho bé, mẹ có thể tham khảo tại đây. Hoặc muốn học cách chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm, cách nấu cháo óc chó cho bé, mẹ xem tại đây nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. Walnuts for Babies – Health Benefits and Feeding Precautions
https://parenting.firstcry.com/articles/walnuts-for-babies-health-benefits-and-feeding-precautions/
Ngày truy cập: 23/6/2021.

2. 7 Health Benefits Of Walnuts For Kids
https://www.momjunction.com/articles/benefits-of-walnuts-for-your-kid_00350010/
Ngày truy cập: 23/6/2021.

3. Know How Walnuts Are Good For Your Child’s Brain: Expert Explains This And Other Health Benefits
https://www.ndtv.com/health/know-how-walnuts-are-good-for-your-childs-brain-expert-explains-this-and-other-health-benefits-2270947
Ngày truy cập: 23/6/2021.

4. Introducing Nuts to a Baby – How & When to Give
https://parenting.firstcry.com/articles/nuts-for-baby-when-to-introduce-and-benefits/
Ngày truy cập: 23/6/2021.

5. Nut and Peanut Allergy
https://kidshealth.org/en/kids/nut-allergy.html
Ngày truy cập: 23/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 cách nấu cháo tổ yến cho bé bồi bổ, mau lại sức khi ốm

cách nấu cháo tổ yến cho bé
Mẹ có thể tìm hiểu cách nấu cháo tổ yến cho bé để bồi bổ cho con mùa thi cử hoặc sau trận ốm.

Có hai luồng ý kiến về việc cho trẻ nhỏ ăn yến sào. Một bên đồng tình, cho rằng ăn yến sẽ giúp trẻ phát triển tốt về trí não, thể chất và tăng sức đề kháng. Vì vậy, việc học cách nấu cháo tổ yến cho bé là điều nên làm.

Bên còn lại không tán thành việc cho trẻ ăn yến ngoại trừ trường hợp trẻ cần bồi bổ sau trận ốm. Vì theo họ, thực phẩm ăn mỗi ngày đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Việc bổ sung yến sẽ gây thừa chất, không cần thiết.

Tùy theo tình hình sức khỏe của con mà mẹ cho bé ăn yến hay không. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến một số mẹ có con ăn yến xem các bé đó phát triển thế nào, có gì vượt trội không. 

Nhưng dù gì đi nữa, việc biết thêm về yến, cách nấu cháo tổ yến cho bé, dùng yến cho bé đúng cách, bé mấy tháng ăn được yến sào… sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn mà thôi.

Phân loại và cách sơ chế yến

Khi học cách nấu cháo tổ yến cho bé hay cách làm yến cho bé ăn, mẹ nên biết sơ qua về các loại yến trên thị trường để có sự hiểu biết nhất định khi chọn yến cho con.

Nhìn chung có 3 loại là yến thô, yến tươi và yến tinh chế.

1. Yến thô

Yến thô

Khi tìm hiểu cách nấu cháo tổ yến cho bé, me phải biết yến thô là gì.

Yến thô là yến nguyên chất 100%, chưa qua bất kỳ khâu xử lý nào nên còn lẫn nhiều tạp chất gồm lông, bụi bẩn…

Cách sơ chế yến thô

Chuẩn bị

  • 1 bát nước sạch
  • 1 nhíp nhặt lông
  • 1 cái rây
  • 1 đĩa sạch màu trắng

Thực hiện

– Ngâm yến trong nước sạch khoảng 1-2 giờ cho đến khi sợi yến mềm.

– Trút yến vào rây, để ráo nước.

– Cho yến ra đĩa trắng. Tách các sợi yến trước khi dùng nhíp để lấy sạch lông và tạp chất.

2. Yến tươi

Yến tươi là gì cũng là điều mẹ cần phải biết.

Quá trình ngâm và làm sạch như trên sẽ cho ra yến tươi. Mặc dù trên thị trường nhiều nơi có bán yến tươi nhưng tốt nhất mẹ nên mua yến thô về làm sẽ đáng tin cậy hơn.

Thường mỗi lần chế biến cho bé sẽ dùng từ 1-2g yến. 1 tai yến trung bình nặng khoảng 10g. Vì vậy, sau khi làm sạch yến thô và để ráo nước hoàn toàn, mẹ có thể chia tai yến thành 5-10 phần, mỗi phần đựng trong 1 túi zip nilon nhỏ rồi bảo quản trong ngăn đá để dùng dần. Nếu để trong ngăn mát thì thời gian bảo quản chỉ được vài ngày.

3. Yến tinh chế

Yến tinh chế

Cách nấu cháo tổ yến cho bé bằng yến tinh chế sẽ khác với yến thô ở thời gian chưng yến. Thường thời gian chưng yến thô sẽ lâu hơn.

Vậy yến tinh chế là gì? Yến tinh chế được làm từ nguyên liệu thô không qua phân loại, nghĩa là bao gồm cả yến nguyên và yến vụn.

Quy trình sản xuất như sau: Yến thô sau khi được ngâm nở hoàn toàn sẽ được phân loại (sợi dài, sợi ngắn, vụn) và nhặt sạch lông. Tiếp theo người ta dùng khuôn tổ yến để tạo hình (sợi ngắn và vụn ở bên trong khuôn, sợi dài phủ bề mặt khuôn).

Bước cuối cùng là cho yến vào máy sấy khô.

Sau chế biến, cấu trúc của yến tinh chế không còn như tổ yến thô ban đầu.

Đáng nói, một số người bán vì lợi nhuận có thể pha hóa chất, tạp chất trong quá trình làm ra yến tinh chế.

Cách sơ chế yến tinh chế

Sơ chế yến tinh chế đơn giản hơn rất nhiều so với yến thô.

– Ngâm yến trong nước 10-15 phút. 

– Khi yến mềm thì dùng tay tách các sợi yến và làm sạch những tạp chất còn sót lại.

– Để yến trên rây cho ráo nước.

Yến tinh chế thường được đóng gói theo trọng lượng. Mẹ có thể căn cứ vào đó mà chia yến chưa dùng tới thành từng túi nhỏ 1g, 2g bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh.

[inline_article id=185375]

Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo tổ yến cho bé

1. Cách nấu cháo tổ yến cho bé: Cách nấu cháo tổ yến hạt sen

Chuẩn bị

  • 1g yến thô đã sơ chế
  • 30g hạt sen tươi
  • 30g gạo
  • 20g nấm đông cô khô
  • Nước dùng
  • Gia vị: hành lá, mùi tàu, hạt nêm, nước mắm

Thực hiện

– Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn.

– Mùi tàu loại bỏ gốc rễ, lá hư già, rửa sạch, xắt nhuyễn.

– Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm sen.

– Nấm đông cô ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, xắt nhuyễn.

– Yến chưng cách thủy khoảng 30-40 phút cho chín.

– Gạo vo sạch rồi đem nấu cháo với nước dùng, hạt sen, nấm đông cô.

– Khi cháo bung nở và các nguyên liệu mềm thì cho yến vào. 

– Cháo sôi lại thì nêm nếm gia vị, hành lá, mùi tàu rồi tắt bếp.

Cách nấu cháo tổ yến hạt sen

3. Cách nấu cháo tổ yến cho bé: Cháo tổ yến thịt gà

Chuẩn bị

  • 1g yến thô đã sơ chế
  • 100g ức gà
  • Nửa củ cà rốt
  • 3 tai nấm hương tươi
  • 30g gạo
  • Nước dùng
  • Gia vị: hành lá, rau mùi, bột nêm, nước mắm.

Thực hiện

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu nhuyễn.

– Hành lá làm sạch gốc rễ, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Rau mùi làm sạch gốc rễ, nhặt lá già, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Nấm hương ngâm nước muối pha loãng vài phút thì vớt ra, rửa lại lần nữa với nước sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Ức gà luộc chín, xé sợi rồi xắt nhuyễn.

– Chưng yến khoảng 30-40 phút cho yến chín.

– Gạo vo sạch, cho vào nấu cháo chung với nước dùng.

– Cháo nở, cho gà, nấm hương, cà rốt vào. Cháo sôi, hầm với lửa liu riu khoảng 5 phút thì cho yến vào. 

– Cháo sôi lại thì nêm nếm vừa khẩu vị bé, cho hành lá, rau mùi vào rồi tắt bếp.

Lưu ý khi học cách nấu cháo tổ yến cho bé

– Mẹ có thể thay thịt gà bằng thịt heo, thịt bò xay nhuyễn đều được khi nấu cháo tổ yến cho bé.

– Do yến sẽ nở khi nấu nên mẹ canh lượng nước nấu cháo sao cho hợp lý.

– Thời gian hấp cách thủy yến có thể dao động với yến thô và yến tinh chế. Mẹ có thể tham khảo thêm hướng dẫn ghi trên sản phẩm nhé.

Như vậy, cách nấu cháo tổ yến cho bé có thể giúp mẹ chế biến thêm nhiều món ngon, bổ dưỡng từ yến bên cạnh món “kinh điển” là yến chưng đường phèn.

Hương Lê

Nguồn

1. Edible bird’s nest: food or medicine?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23975128/
Ngày truy cập 21/06/2021.

2. Effect of Edible Bird’s Nest Extract on Lipopolysaccharide-Induced Impairment of Learning and Memory in Wistar Rat
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6112221/
Ngày truy cập 21/06/2021.

3. Edible bird’s nest
https://en.wikipedia.org/wiki/Edible_bird%27s_nest
Ngày truy cập 21/06/2021.

4. 22 Healthy Porridge Recipes For Babies And Toddlers
https://www.momjunction.com/articles/porridge-recipes-for-babies-toddlers_00655010/
Ngày truy cập 21/06/2021.

5. 10 Easy and Instant Porridge Recipes for Your Baby
https://parenting.firstcry.com/articles/10-easy-and-instant-porridge-recipes-for-your-baby/
Ngày truy cập 21/06/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải mắc bệnh động kinh?

trẻ em bị co giật nhưng không sốt
Hãy cùng tìm hiểu tại sao tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt nguy hiểm với trẻ.

trẻ em bị co giật nhưng không sốt hay co giật do sốt đều gây lo lắng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ bất ngờ khi biết điều này. 

Co giật do sốt

Co giật do sốt thường là co giật lành tính, hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có yếu tố gia đình (người thân trong gia đình bị co giật do sốt), trẻ nhỏ hơn 18 tháng và trẻ đã từng bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đây.

Không phải cứ co giật do sốt là sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy những trẻ bị co giật do sốt một vài lần có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt vào khoảng 2-4%. 

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn thường đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.

– Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não

– Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập.

– Trẻ thiếu oxy trước hoặc trong khi sinh.

– Trẻ có khối u hoặc u nang trong não.

– Trẻ bị rối loạn phát triển, mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh.

– Trẻ nhiễm trùng từ trong bào thai.

Mẹ dinh dưỡng kém khi mang thai.

– Do di truyền, trong gia đình có người bị co giật.

Ngoài ra, trẻ em bị co giật nhưng không sốt còn do rối loạn chuyển hóa như hạ canxi máu, bệnh phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu vitamin B6

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ nếu hiện tượng co giật lặp đi lặp lại thì cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Thuật ngữ động kinh được sử dụng để mô tả các cơn co giật xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian mà không liên quan đến bệnh cấp tính (như sốt) hoặc chấn thương não cấp tính. 

Chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định chính xác bé có bị động kinh hay không, nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.

Có đến 70% trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân. 

Co giật do sốt

Một số dấu hiệu của bệnh động kinh

– Lú lẫn, mất ý thức tạm thời.

– Các chi co giật không kiểm soát.

– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

– Ngã quỵ xuống.

– Lo lắng, sợ hãi một cách thái quá.

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Thực tế cho thấy việc điều trị kiên trì, không bỏ cuộc đã giúp 60% bệnh nhi khỏi bệnh. 

[inline_article id=224809]

Làm gì khi trẻ bị co giật nhưng không sốt?

Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, người lớn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:

– Đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thông thoáng, nới lỏng quần áo.

– Cho trẻ nghiêng sang một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở.

– Không kìm giữ tay chân trẻ vì có thể gây tổn thương bé.

– Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây ngạt đường thở.

– Ghi nhớ đặc điểm của cơn co giật như thời gian, biểu hiện co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị. 

– Thường thì sau 2-4 phút, cơn co giật sẽ hết. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc trẻ bất tỉnh, rối loạn nhịp thở… thì cần cho trẻ nhập viện cấp cứu.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Để giảm đi tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như thuận lợi hơn cho quá trình trị bệnh động kinh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau:

– Cha mẹ, người thân hãy giữ cho tâm lý trẻ cân bằng bằng cách luôn tạo môi trường vui vẻ, tích cực, tránh la hét, giận dữ làm trẻ lo sợ, buồn chán, dễ bị kích động khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ uống thuốc đều đặn thì con vẫn có thể phát triển bình thường. Trái lại, việc uống thuốc gián đoạn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.

– Thực đơn giàu chất béo tốt, vitamin và khoáng chất (vitamin D, B6, axit folic, omega-3, canxi, magie, taurin…), hạn chế tinh bột và dùng vừa phải protein sẽ giúp cải thiện các cơn co giật hoặc chấm dứt hẳn bệnh. Nghiên cứu cho thấy 16% trẻ em ăn chế độ Keto đã khỏi bệnh động kinh.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

– Luôn để mắt đến trẻ, tránh để trẻ một mình trong môi trường thiếu an toàn như gần hồ, sông, suối… Trong nhà không nên để các vật dụng có cạnh sắc nhọn, không để trẻ tắm mà không có người lớn ở nhà, tránh cho trẻ ngủ giường tầng…

– Thông báo cho nhà trường tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như bệnh động kinh ở trẻ.

– Cho trẻ đội nón bảo hiểm khi ra ngoài, đề phòng trẻ lên cơn co giật, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu, nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khá nguy hiểm, cho thấy trẻ có thể mắc bệnh động kinh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện co giật, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé, mẹo hay cho mẹ bận rộn

Khi con bước vào giai đoạn ăn cháo, thời gian này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé sẽ giúp mẹ tiết kiệm khá nhiều cả thời gian lẫn chi phí.

Có nhiều cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé. 

1. Các cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

1.1 Nấu cháo bằng bình thủy

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé này thường được các bà các mẹ áp dụng. Đó là cách nấu cháo tốn ít gas, điện nhất. Tối trước khi đi ngủ, mẹ vo sạch gạo rồi cho vào bình thủy chứa nước sôi, sau đó đậy nắp lại. Sáng hôm sau, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy gạo đã nở bung hết thành cháo trắng. 

Bây giờ muốn nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ chỉ cần 5-10 phút chế biến là xong.

1.2 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Bật tắt bếp

Vo sạch gạo, cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp khoảng 15 phút. Sau đó lặp lại thao tác này (tức đun sôi cháo rồi tắt bếp để 15 phút không giở nắp) đến khi thấy cháo nhừ là được. 

1.3 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Rang gạo khi nấu

Một trong những cách nấu cháo mau nhừ là rang gạo khi nấu.

Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang đến khi thấy gạo không còn trắng đục mà chuyển sang trắng trong thì đem nấu cháo.

Nhờ đó, cháo vừa thơm lại mau nhừ.

1.4 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Hầm cháo với lửa liu riu và thêm dầu ăn

ách nấu cháo nhanh nhừ cho bé: Hầm cháo với lửa liu riu và thêm dầu ăn

Khi cháo sôi, đậy nắp, vặn nhỏ lửa để liu riu thì cháo cũng sẽ nhừ rất nhanh. Để tránh cháo bị trào ra ngoài, mẹ có thể thêm vào cháo 1-2 thìa súp dầu ăn (tùy lượng cháo).

1.5 Nấu cháo bằng nồi cơm điện

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

Nấu cháo cho bé bằng nồi cơm điện là một trong những cách được nhiều bà mẹ lựa chọn nhất. Bởi hầu hết gia đình nào cũng có một chiếc nồi cơm điện nấu hàng ngày. Hơn nữa cách nấu cháo bằng nồi cơm điện cho bé cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian và cháo cũng nhanh nhừ hơn.

Các mẹ chỉ cần vo gạo sạch, rồi đổ nước và bật chế độ nấu để sôi khoảng 10-15 phút thì chuyển sang chế độ hầm. Khoảng tầm 40 phút là mẹ đã có cháo nấu cho bé

Tuy nhiên một vấn đề nhiều mẹ hay gặp phải khi nấu bằng nồi cơm điện thì hay bị trào khiến lượng dinh dưỡng bị mất. Để khắc phục tình trạng này mẹ thử cách này xem sao nhé.

  • Khi nấu cháo cho bé mẹ thêm vào cháo một thìa cà phê dầu ăn. Lúc cháo sôi đảm bảo không bị trào ra ngoài mà cháo lại thơm ngon, ăn ngậy ngậy nữa.
  • Mẹ nên vo gạo, rồi ngâm khoảng 3 giờ sau đó mới đem đi nấu.

1.6 Nấu cháo bằng nồi áp suất

Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

Một trong những ưu điểm của cách nấu cháo bằng nồi áp suất cho bé là nhanh nhừ và tiện lợi. Chỉ khoảng tầm 20 phút là mẹ đã có cháo cho bé ăn. Tuy nhiên thì cháo thường không được sánh và hạt gạo nở to. Nhưng đối với các mẹ bận rộn thì cách nấu cháo bằng nồi này cũng khá phù hợp đó chứ.

Mẹ vo gạo sạch, sau đó cho vào nồi và lượng nước phù hợp vào đun sôi tầm khoảng 15 – 20 phút.

1.7 Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé bằng bình ủ, nồi ủ

Gần đây thì trên thị trường có bán nồi ủ, bình ủ để ủ cháo cho bé. Tuy nhiên những loại nồi này bán cũng khá đắt, nên cũng không có nhiều mẹ sử dụng. Tuy nhiên cách nấu cháo cho bé bằng bình ủ, nồi ủ khá nhanh nhừ, đơn giản, mẹ không mất công nhiều, đảm bảo chất dinh dưỡng. Cách làm thì cũng tương tự như ủ bằng phích tuy nhiên an toàn và tiện lợi hơn.

Mẹ đun một nồi nước sôi. Lượng nước phụ thuộc vào độ ăn thô của bé. Sau đó bỏ gạo vào nồi, đun sôi 1 lần nữa. Rồi cho hỗn hợp nước và gạo vào trong bình ủ để khoảng 45 phút là mẹ có cháo để nấu cho bé rồi. Hoặc mẹ cũng có thể để qua đêm cho tới sang thì cháo sẽ nở bung hết cỡ.

2. Một số lưu ý khác khi nấu cháo trắng

– Để cháo trắng không quá đặc hay quá loãng, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo là 1 gạo : 3 nước. Nếu có thêm các nguyên liệu khác (rau, thịt, cá…) thì tỷ lệ này là 1:4.

– Luôn nấu cháo bằng nước nóng, tức đun nước gần sôi mới đổ gạo vào sẽ hạn chế cháo bị khê hay dính nồi.

– Tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào cùng lúc với gạo hay sau khi cháo đã nở. Thực phẩm cứng, lâu mềm như xương có thể cho lúc đầu. Rau củ, cá nên cho lúc sau để tránh bị nhừ, nát sẽ không ngon.

– Đừng khuấy liên tục khi nấu vì sẽ làm cháo vữa nát mất ngon.

3. Một số sai lầm trong cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé

  • Dùng nước hầm xương nấu cháo thì không cần thêm thịt, tôm, cá…: Nhiều mẹ tin rằng khi hầm xương, thịt đã tiết hết chất bổ vào nước hầm nên không cần cho thêm các thực phẩm giàu đạm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì chất đạm phần lớn được giữ lại trong bã thịt.
  • Không cho dầu ăn vào cháo của bé: Nhiều mẹ sợ cho dầu ăn vào món ăn sẽ làm con đầy bụng, khó tiêu nên đã bỏ qua bước này khi chế biến cháo ăn dặm cho bé. Thực chất dầu ăn dặm vô cùng quan trọng vì là nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Trong những năm tháng đầu đời, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Vì vậy, dầu ăn đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng cấu trúc não bộ của trẻ.
  • Nấu rau củ quá nhừ cho bé dễ ăn: Vitamin và khoáng chất trong rau củ rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, mẹ chỉ nên nấu rau củ vừa chín tới rồi tắt bếp.
  • Thêm quá nhiều muối vào thức ăn cho bé: Thực phẩm tự nhiên trong thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi đã chứa đủ muối nên mẹ không cần nêm thêm muối vào món ăn cho bé hoặc áp đặt khẩu vị của người lớn lên trẻ.

Ngay khi đọc xong bài viết, mẹ hãy thử áp dụng cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé xem mẹo vặt này có giúp mẹ tiết kiệm thời gian nhiều không nhé.

[inline_article id=171151]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi như thế nào mới đúng?

cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi
Mẹ đã biết cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi chưa?

Khi con bước vào tuổi ăn dặm, mẹ có thể nấu cho bé những bữa ăn ngon miệng mà không cần phải là bậc thầy trong chế biến món ăn. 

Nhưng trước khi học cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi, hẳn sẽ có điều mẹ băn khoăn. 

[inline_article id=172465]

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên đợi bé đủ 6 tháng hãy bắt đầu cho con ăn dặm. Tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Thêm nữa, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy trẻ sơ sinh nếu ăn dặm từ 6 tháng tuổi sẽ giảm nguy cơ dị ứng và hen suyễn.

Vậy tại sao ở đây lại hướng dẫn mẹ cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi?

Thực tế bao giờ cũng có những ngoại lệ. Đôi khi mẹ gặp vấn đề sức khỏe, không đủ hoặc không có sữa cho bé bú khiến bé phải bú thêm sữa ngoài và cần thêm một nguồn dinh dưỡng bổ sung khác. Cũng có bé bỗng dưng lười bú mẹ, lúc này, mẹ phải cho con ăn dặm thêm dù bé chỉ mới 4 tháng tuổi. 

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ có vị mặn khiến bé bỏ bú, nguyên nhân và cách khắc phục

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Điều mẹ cần lưu ý trước khi học cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi và chuẩn bị cho con ăn dặm là bé phải tỏ ra hứng thú với thức ăn. Chẳng hạn, bé nhìn mọi người ăn một cách chăm chú và chóp chép miệng có vẻ thòm thèm. 

Quan trọng hơn là bé đáp ứng tốt các cột mốc phát triển. Cụ thể, bé có thể ngẩng cao đầu và ngồi dưới sự hỗ trợ của người lớn.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

– Khi tập ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn với 1 thìa bột pha loãng, ăn 1 cữ 1 ngày. Nếu thấy con tiêu hóa tốt, không táo bón, mẹ có thể pha đặc hơn. Khi thấy bé thích nghi tốt, mẹ tăng lên 2 cữ 1 ngày và sau đó là cho con ăn theo nhu cầu.

– Sau 2-4 tuần, bé phát triển tốt thì mẹ có thể tập cho bé ăn bột mặn, xen kẽ ăn dặm bột ngọt và bột mặn rồi từ từ chuyển hẳn sang bột mặn.

– Các thực phẩm dễ gây dị ứng gồm trứng, lạc (đậu phộng), lúa mì, đậu nành, cá và động vật có vỏ. Mẹ nên tập cho bé làm quen với những thực phẩm này từng chút một ở độ tuổi thích hợp.

– Không thêm đường, muối vào thức ăn của bé.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng cho bé: Cho con ăn muối đúng cách

Hướng dẫn mẹ cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi

Mẹ nên đa dạng các nguồn thức ăn cho bé. Mẹ có thể pha bột ngọt ăn dặm chế biến sẵn (của các thương hiệu uy tín) được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên. Thường loại bột này có bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, với cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi, mẹ có thể chế biến các món ăn dặm từ bột gạo, cháo xay, rau củ, trái cây, sữa mẹ, sữa công thức.

Mẹ có thể xem hướng dẫn cách làm bột gạo cho bé tại đây

Sau đây, mời mẹ tham khảo một số cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi.

1. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bí đỏ

Bé 4 tháng ăn dặm bột gì? Bột bí đỏ là một trong những gợi ý cho mẹ.

Chuẩn bị

  • Nửa chén cháo
  • 20g bí đỏ
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha sẵn

Thực hiện

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem luộc hoặc hấp cách thủy rồi xay nhuyễn với cháo. 

– Đun sôi hỗn hợp. Tắt bếp. Khi bột còn ấm thì pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để tăng hương vị và thêm dinh dưỡng cho bột. Tránh nấu sôi sữa sẽ làm hao hụt các vitamin, khoáng chất.

– Thể tích sữa thêm vào phụ thuộc vào độ đặc của bột, sao cho thành phẩm có độ lỏng phù hợp với bé 4 tháng tuổi.

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bí đỏ

2. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột cà rốt, đậu Hà Lan

Chuẩn bị

  • 20g bột gạo
  • 1 thìa súp đậu Hà Lan
  • 10g cà rốt
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha sẵn

Thực hiện

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch.

– Đậu Hà Lan rửa sạch.

– Luộc hoặc hấp chín cà rốt và đậu Hà Lan rồi xay nhuyễn với 50ml nước. Lọc qua rây loại bỏ phần xơ để đảm bảo độ mịn của bột.

– Pha bột với 100ml nước. Khuấy đều tay trên lửa cho bột chín rồi cho hỗn hợp cà rốt, đậu Hà Lan vào. Bột sôi lại thì tắt bếp.

– Khi bột ấm thì thêm sữa vào.

Lượng nước pha bột chỉ mang tính tương đối, mẹ có thể gia giảm trong lúc nấu nhưng nhớ tính luôn lượng nước xay nguyên liệu và lượng sữa thêm vào sau cùng nhé.

3. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột khoai lang

Khoai lang giàu protein, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa tự nhiên. Thực phẩm này cũng giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ chỉ cần xay nhuyễn khoai lang (luộc chín) với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé sẽ có món bột khoai lang thơm ngon, dễ ăn.

4. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột chuối

Tre nhỏ thường thích chuối vì nó có vị ngọt tự nhiên. Về mặt dinh dưỡng, chuối giàu chất xơ, vitamin (A, nhóm B, C), kali, mangan… nên tốt cho bé. Mẹ có thể xay nhuyễn chuối với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi cho bé thưởng thức.

Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột chuối

5. Cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi: Bột bơ

Bơ chứa 20 loại vitamin (vitamin C, nhóm B, E, K) và khoáng chất nên cũng là thực phẩm ăn dặm cần thiết cho bé. Mẹ xay nhuyễn bơ với nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ có món ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng.

Bên cạnh bơ, chuối thì táo, lê cũng là loại trái cây có thể dùng khi chế biến những món ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi.

Hy vọng cách nấu bột ngọt cho bé 4 tháng tuổi sẽ giúp những mẹ lần đầu có con không còn bối rối hay lo lắng về thực đơn dành cho bé ăn dặm.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong chính là hại bé đấy!

Mật ong tốt cho sức khỏe là điều không thể chối cãi. Do chứa các chất chống vi khuẩn và chất chống oxy hóa tự nhiên nên mật ong không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn có thể chữa các chứng viêm.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ chỉ cần cho bé uống 1 thìa cà phê mật ong là có thể ngừa ho, viêm họng ở bé. Khi con húng hắng ho, mẹ thường chưng tắc hoặc lê với mật ong để trị ho, viêm họng cho con.

Tuy nhiên, mẹ không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hay cho trẻ sơ sinh chậm đi tiêu uống mật ong. 

Tại sao không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Mật ong thường được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là mật ong thường chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong phấn hoa. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên vi khuẩn Clostridium botulinum khi vào đường ruột dễ phát triển và tiết ra độc tố thần kinh, đe dọa tính mạng của trẻ.

Vì vậy, mẹ không nên rơ miệng hay chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong theo kinh nghiệm dân gian. Hay nói cách khác, nếu mẹ thắc mắc có nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh thì câu trả lời là không bởi mật ong với trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một chọn lựa đúng.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Nếu hiểu rõ nguyên nhân con bị táo bón, chắc chắn mẹ sẽ không chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong.

Hầu hết trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân xu trong 24 giờ đầu tiên sau chào đời. Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ đi ngoài trung bình 4-8 lần/ngày. Trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều hơn so với trẻ bú sữa công thức. 

Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng đi ngoài dễ dàng như vậy. Nhiều bé thường 3-4 ngày hoặc cả tuần mới đi tiêu khiến mẹ rất lo lắng. Có mẹ còn áp dụng những kinh nghiệm chưa kiểm chứng như chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Phần lớn đây chỉ là hiện tượng táo bón sinh lý vì theo chuyên gia nhi khoa, đường ruột của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhu động ruột hoạt động còn hạn chế nên bé có thể không đi tiêu. Mặt khác, lượng chất thải trong sữa đôi khi không nhiều dẫn đến việc vài ngày bé mới đi ngoài một lần.

Nếu mẹ thấy bé đi tiêu bình thường, không có dấu hiệu đau hoặc khó chịu thì thậm chí 5 ngày bé mới đi một lần vẫn không sao.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi nào thì nên cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau thì có thể con gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ ngay.

– Trẻ đi tiêu phân máu hoặc phân đen.

– Trẻ chướng bụng nhiều, ọc sữa.

– Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân.

– Trẻ quấy khóc, đau khi đi ngoài.

Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu như trẻ bị suy giáp, trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) hoặc mắc một số rối loạn thần kinh…

Có nên thụt tháo cho bé thường xuyên?

Không chỉ chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong, một số mẹ còn dùng tăm bông, cọng hành thoa với chất bôi trơn (như mật ong, dầu dừa…) rồi ngoáy hậu môn của bé, sâu khoảng 1cm. Thực chất đây chỉ là giải pháp tình thế. 

Việc thường xuyên kích thích trẻ đi ngoài bằng cách này có thể làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn. Hậu quả sau đó là trẻ có thể đi ngoài không kiểm soát.

Vì vậy, với bất kỳ vấn đế sức khỏe nào ở trẻ mà mẹ cảm thấy bối rối, chưa biết cách xử trí, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì cho bé “đi lại” dễ dàng?

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Tốt nhất, khi con bị táo bón, mẹ đừng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong mà hãy làm theo những cách sau:

– Mẹ dành 5 phút mỗi ngày massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn.

– Mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để bé có đủ sữa và sữa có nhiều chất xơ, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

[inline_article id=84745]

– Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp bất khả kháng (như mẹ mắc bệnh, đã từng phẫu thuật ngực, mẹ không đủ sữa cho con bú…), mẹ phải nuôi bé bằng sữa ngoài.

Lúc này, mẹ nên kiểm tra lại quy trình pha sữa cho bé. Mẹ có làm đúng hướng dẫn ghi trên hộp sữa? Mẹ có pha sữa bằng thìa của nhà sản xuất? Mẹ có nén bột sữa quá chặt khi pha? Mẹ có pha sữa với lượng nước ít hơn khuyến nghị?

Nếu mẹ đã pha sữa đúng như hướng dẫn mà bé vẫn bị táo bón thì mẹ nên đổi sữa cho con.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Như vậy, khi con bị táo bón, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để giúp con cải thiện tình trạng, tránh chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hoặc áp dụng cách thụt mật ong cho bé như kinh nghiệm truyền miệng nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. 6 Effective Home Remedies for Constipation
https://food.ndtv.com/health/6-effective-home-remedies-for-constipation-1216545
Ngày truy cập 19/6/2021.

2. Can I Feed My Baby Honey?
https://kidshealth.org/en/parents/honey-botulism.html
Ngày truy cập 19/6/2021.

3. Constipation and poor feeding in an infant with botulism
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3503904/
Ngày truy cập 19/6/2021.

4. Constipation – Breastfeeding challenges https://www.nhs.uk/start4life/baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/constipation/
Ngày truy cập 19/6/2021.

5. Constipation in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
Ngày truy cập 19/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 cách nấu súp ngô cho bé thơm ngon hơn ngoài hàng

cách nấu súp ngô cho bé
Tuy là cách nấu súp ngô cho bé nhưng món ăn có thể đãi cả nhà.

Ngô (bắp) có vị thơm, ngọt, dẻo tự nhiên nên không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất yêu thích. Đặc biệt, ngô chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin B1, vitamin B5, vitamin B9, vitamin C, phốt pho, mangan…

Vì vậy, mẹ có thể học cách nấu súp ngô cho bé, học cách làm bánh ngô hay cách nấu cháo ngô cho bé ăn dặm để con có cơ hội ăn ngô thường xuyên hơn.

[inline_article id=261028]

Lợi ích của ngô với sức khỏe

Mẹ nên học cách nấu súp ngô cho bé vì ngô tốt cho sức khỏe ở nhiều phương diện.

– Tốt cho hệ thần kinh và tăng cường sức đề kháng

Ngô là một nguồn folate tuyệt vời. Folate còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, một dưỡng chất giúp ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy folate không chỉ góp phần vào quá trình tạo hồng cầu mà còn cải thiện khả năng nhận thức và hệ miễn dịch của cơ thể. 

– Ngừa ung thư phổi

Ngô ngọt có chứa một chất hóa học được gọi là beta cryptoxanthin. Các nhà khoa học nhận thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa việc tiêu thụ beta cryptoxanthin và sự phát triển ung thư phổi. Điều này có nghĩa là lượng beta cryptoxanthin được tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ phát triển ung thư phổi càng thấp.

– Tốt cho sự phát triển não bộ

Ngô ngọt chứa hàm lượng cao thiamine hay còn gọi là vitamin B1. Thiamine là một dưỡng chất quan trọng đối với tế bào não và chức năng nhận thức. Tiêu thụ thiamine sẽ giúp cơ thể sản xuất acetylcholine. Acetylcholine là một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho việc duy trì khả năng ghi nhớ. 

Lợi ích của ngô với sức khỏe

Hướng dẫn mẹ cách nấu súp ngô cho bé

Hy vọng 3 cách nấu súp ngô cho bé ăn dặm dưới đây sẽ giúp các bé thêm ngon miệng.

1. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô gà

Chuẩn bị

  • Nửa trái bắp Mỹ (hoặc bắp nếp)
  • 100g ức gà
  • 1 quả trứng gà
  • 200ml nước dùng
  • 3 tai nấm hương
  • Nửa củ cà rốt
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu mè

Với cách nấu súp ngô cho bé như hướng dẫn, nếu không có bột tỏi cũng không sao. Nhưng nếu có bột tỏi, món ăn sẽ thơm ngon hơn.

Ngoài ra, mẹ nên dùng nước mắm ăn dặm và bột nêm ăn dặm khi nấu súp để tránh nêm quá nhiều muối vào thức ăn của bé.

Cách thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn, bỏ lõi.

– Ức gà luộc chín, xé nhuyễn rồi băm nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ.

– Rau mùi nhặt bỏ gốc, lá hư, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Nấm hương làm sạch phần chân nấm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 4-5 phút. Rửa sạch nấm lại lần nữa, để ráo rồi xắt nhuyễn.

– Đun sôi nước dùng. Cho bắp, cà rốt, thịt gà vào. Khi cà rốt nhừ thì cho nấm hương vào. 

– Đập trứng ra bát, quậy cho tan, sau đó đổ từ từ vào nồi rồi khuấy đều.

– Pha 1-2 thìa súp bột sắn dây (hoặc bột năng) với nước lạnh rồi cho vào nồi đến khi súp có độ sánh là được. 

 – Súp sôi lần nữa thì cho bột tỏi, nêm nếm theo khẩu vị của bé rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, xịt ít dầu mè, rắc rau mùi lên, đợi súp nguội bớt thì cho bé thưởng thức.

Với cách nấu súp ngô cho bé như hướng dẫn trên, mẹ có thể thay ức gà bằng thịt heo (xay nhuyễn), cua, ghẹ, tôm đều được nhé. Lúc đó, mẹ có các món: súp ngô thịt heo xay, súp ngô cua, súp ngô ghẹ, súp ngô tôm…

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô gà

2. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô cua phô mai 

Chuẩn bị

  • 1 củ khoai tây
  • 50g thịt cua
  • Nửa trái bắp Mỹ hoặc bắp nếp
  • 50g đậu Hà Lan
  • 200ml nước dùng
  • 1 thìa súp phô mai bào 
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, dầu ăn, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé
  • Dầu mè

Thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn.

– Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch.

– Rau mùi bỏ gốc rễ, lặt lá già hư, rửa sách, để ráo, xắt nhuyễn.

– Luộc chín khoai tây và đậu Hà Lan rồi nghiền hoặc xay nhuyễn. Nếu xay thì cho thêm vào khoảng 50ml nước dùng để dễ xay.

– Đun sôi phần nước dùng còn lại, cho bắp, thịt cua, hỗn hợp khoai tây đậu Hà Lan vào. 

– Súp sôi, pha bột với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi, khuấy theo một chiều, thấy súp sền sệt là được. 

– Đợi súp sôi lần nữa, cho bột tỏi và phô mai bào nhuyễn, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, thêm dầu mè, rau mùi.

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô cua phô mai 

3. Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô đậu hũ non rau củ

Chuẩn bị

  • Nửa trái bắp Mỹ hoặc bắp nếp
  • 1 bìa đậu hũ non
  • 1 quả trứng gà
  • 200ml nước dùng
  • 5 búp nấm rơm
  • Nửa củ cà rốt
  • 1 củ khoai tây
  • 30g đậu Hà Lan
  • 30g bông cải
  • Bột sắn dây hoặc bột năng
  • Gia vị: 1/2 thìa cà phê bột tỏi, dầu ăn, rau mùi, nước mắm và bột nêm ăn dặm cho bé.
  • Dầu mè

Cách thực hiện

– Bắp rửa sạch, bào nhuyễn.

– Đậu hũ non nghiền nhuyễn.

– Khoai tây, cà rốt gọt vò, rửa sạch, để ráo.

– Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

– Bông cải ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại lần nữa, để ráo.

– Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại lần nữa, để ráo, xắt nhuyễn.

– Rau mùi vặt bỏ gốc, lá già, rửa sạch, để ráo, xắt nhuyễn.

– Luộc hoặc hấp chín khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải rồi xay nhuyễn với một ít nước dùng.

– Đun sôi phần nước dùng còn lại, cho hỗn hợp rau củ đã xay cùng nấm, đậu hũ vào. 

– Súp sôi, đập trứng vào bát, đánh cho tan rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều.

– Pha bột sắn dây với nước lạnh rồi cho vào nồi để tạo độ sánh của món súp. Khuấy đều.

– Súp sôi lần nữa thì cho bột tỏi, nêm nếm rồi tắt bếp.

– Múc súp ra tô, xịt dầu mè, nêm thêm rau mùi là bé đã có món súp rau củ bổ dưỡng.

Cách nấu súp ngô cho bé: súp ngô đậu hũ non rau củ

Sau khi học cách nấu súp ngô cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu 10 món súp khác cũng thơm ngon không kém tại đây nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. How to Give Corn to Babies – A Definitive Guide
https://parenting.firstcry.com/articles/corn-for-babies/
Ngày truy cập 17/6/2021.

2. Corn For Babies: Safety, Right Age, Benefits And Recipes
https://www.momjunction.com/articles/is-corn-safe-for-your-baby_00119245/
Ngày truy cập 17/6/2021.

3. Baby corn recipes
https://www.bbcgoodfood.com/recipes/collection/baby-corn-recipes
Ngày truy cập 17/6/2021.

4. Benefits of Eating Sweet Corn
https://www.livestrong.com/article/269138-benefits-of-eating-sweet-corn/
Ngày truy cập 17/6/2021.

5. Is Eating Corn Good for You?
https://www.livestrong.com/article/18783-nutritional-value-corn/
Ngày truy cập 17/6/2021.