Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tuy nhiên không phải tất cả loại thuốc tẩy giun sán đều an toàn với phụ nữ mang thai. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem liệu có bầu uống thuốc tẩy giun được không và nếu có thì loại thuốc tẩy giun nào an toàn với phụ nữ mang thai nhé.

Nguyên nhân nhiễm giun sán

Trước khi tìm hiểu xem có bầu uống thuốc tẩy giun được không, mời các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên tình trạng nhiễm giun sán.

Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại kí sinh trùng khác nhau, trong đó có giun sán. Nguyên nhân nhiễm giun sán ở người rất đa dạng, một vài trong số đó có thể kể tới là:

  • Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không được nấu chín, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tiếp xúc với thú cưng nhiễm giun sán
  • Đi bộ chân đất tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da ở bàn chân
  • Không giữ gìn vệ sinh môi trường: Giường, chiếu, nệm không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán
  • Không sổ giun định kỳ tạo điều kiện cho giun sán tiếp tục tái nhiễm

Hẳn các mẹ rất lo lắng vì những nguyên nhân nhiễm giun sán cũng khá phổ biến và thường. Tuy nhiên với các chị em đang có bầu thì liệu có uống thuốc tẩy giun được không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách trị giun kim cho bà bầu mà không dùng thuốc

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không?

Trước đây, việc sử dụng các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu bị hạn chế, bởi thiếu thông tin kiểm nghiệm về độ an toàn của thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của các thuốc tẩy giun cho bà bầu nếu được sử dụng đúng cách. Cụ thể, không sử dụng thuốc sổ giun trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng như tuân thủ liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, thì thuốc sổ giun hoàn toàn có thể được dùng cho bà bầu.

có bầu uống thuốc tẩy giun được không

Bên cạnh đó các lợi ích được công nhận khi sử dụng thuốc tẩy giun cho bà bầu như giúp giảm tình trạng thiếu máu ở mẹ, tránh sinh con nhẹ cân và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ở những vùng mà tỉ lệ nhiễm bệnh do giun truyền qua đất cao, việc điều trị giun sán cho sản phụ là cần thiết do lợi ích cao hơn rất nhiều so với nguy cơ trên mẹ và thai nhi.

Vì vậy nếu các mẹ thắc mắc có bầu uống thuốc tẩy giun được không, thì câu trả lời là có, nhưng cần sử dụng ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, và cần tuân thủ về liều lượng sử dụng.

Khi nào bà bầu cần tẩy giun?

Phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có khả năng mắc giun sán dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu khi mang thai dễ bị ốm yếu, sinh non và sinh con nhẹ cân do lượng dự trữ sắt thấp. Việc thiếu sắt có thể làm giảm khả năng phát triển trí não cũng như tăng trưởng thể chất của trẻ.

Vì vậy WHO (tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo nên sử dụng thuốc sổ giun cho bà bầu trong cộng đồng ở các khu vực:

  • Có tỷ lệ phụ nữ đang mang thai nhiễm giun móc hoặc giun tóc trên 20%
  • Hoặc những nơi có tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu cao hơn 40%

Tổ chức Giáo dục và Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Trust Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng các thuốc sổ giun như Mebendazol hoặc Albendazol:

  • Liều đầu tiên khi mang thai từ tháng thứ 4 – 6
  • Liều thứ hai khi mang thai từ tháng thứ 7 – 9
  • Không dùng thuốc tẩy giun trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không? Các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu

Sau khi trả lời câu hỏi có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Thì chắc hẳn thắc mắc tiếp theo của các mẹ là vậy những loại thuốc tẩy giun nào an toàn cho bà bầu?

thuốc tẩy giun cho bà bầu

Các loại thuốc tẩy giun dưới đây đã được chứng minh là an toàn với bà bầu, tuy nhiên các mẹ vẫn nên tham khảo với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách và an toàn:

  • Praziquantel đã được thử nghiệm trên người và động vật, chứng minh tính an toàn với mẹ và em bé trong thai kỳ. Thuốc được chỉ định điều trị các loại giun sán như sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não…
  • Mebendazol: Một thuốc tẩy giun khác mà các mẹ có thể tham khảo là Mebendazol. Loại thuốc này khá phổ biến trên thị trường, được chỉ định điều trị nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.
  • Albendazol: Thuốc được nghiên cứu chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai ở liều điều trị. Thuốc có thể được sử dụng để tiêu diệt các loại giun đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim và giun chỉ

[inline_article id=299002]

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có gây hại cho thai nhi không?

Ngược lại, quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2 không chỉ không làm ảnh hưởng tới em bé, mà còn có những ích lợi không ngờ, khiến mẹ có tinh thần thoải mái và gắn kết vợ chồng.

Khi mang thai tháng thứ 2 có quan hệ vợ chồng được không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), nhiều chị em tiết lộ rằng bản thân suy giảm ham muốn tình dục vì các lý do như buồn nôn, mệt mỏi. Một số chị em khác không bị ảnh hưởng bởi các cơn ốm nghén, thì lại cảm thấy thích thú và gia tăng cảm giác muốn gần gũi vợ chồng do ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ tiết ra. Tuy nhiên các mẹ lại lo lắng các vấn đề khác như quan hệ tình dục làm hại tới thai nhi, sự xâm nhập có thể khiến thai nhi nhiễm trùng, vỡ màng ối…

Các mẹ yên tâm, em bé nằm trong tử cung, được bao bọc, bảo vệ bởi nước ối và màng ối, lớp cơ dày của tử cung. Vì vậy cậu nhỏ của chồng không thể chạm được tới thai nhi và tinh dịch cũng không thể vào tử cung nhờ một nút nhầy thành lập ngay cổ tử cung khi mang thai. Nút nhầy này còn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ thai nhi khỏi các vấn đề nhiễm trùng. Do đó, thai nhi không thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động ân ái nhẹ nhàng. Các mẹ mang thai tháng thứ 2 có thể hoàn toàn tự tin khi quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ nên quan hệ khi cảm thấy có hứng thú và cảm thấy đủ khỏe. Nếu cơ thể mệt mỏi, mẹ tốt hơn vẫn nên nghỉ ngơi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có thể gây sảy thai không?

Các mẹ bầu chắc hẳn đã nghe nhiều lời đồn đoán rằng quan hệ khi mang thai tháng thứ 2, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến nguy cơ sảy thai cao. Vậy tình trạng này có thực sự đúng?

quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do việc quan hệ tình dục. Mà chủ yếu là do bản thân em bé phát triển không bình thường, có thể do các vấn đề về gen, di truyền. Vì vậy các mẹ có thoải mái, an tâm thả mình vào cuộc “yêu”.

Các tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 cho mẹ bầu

Miễn là các mẹ thấy thoải mái, hầu hết các tư thế quan hệ vợ chồng đều an toàn khi mang thai tháng thứ 2. Lí do là lúc này bụng mẹ còn mi nhon, thuận tiện và an toàn cho đa số các tư thế. Có thể là tư thế ưa thích, hoặc mẹ cũng có thể thử sức sáng tạo với các tư thế mới khiến cuộc yêu thêm phần nồng nhiệt. Với các chị em đã hiểu rõ, nhưng vẫn muốn chắc chắn với các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, an toàn có thể tham khảo gợi ý của MarryBaby:

  • Tư thế truyền thống
  • Tư thế mẹ bầu bên trên (nữ cao bồi)
  • Tư thế thâm nhập từ phía sau (doggy)
  • Tư thế úp thìa
  • Tư thế mẹ bầu nằm ngửa ở gần mép giường và người chồng đứng

Ngoài việc quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 2, quan hệ bằng miệng và kích thích đầu ti vẫn được chứng minh là hoàn toàn an toàn. Vì vậy các mẹ cứ yên tâm sử dụng cho cuộc yêu thêm màu gia vị. Việc kích thích đầu vú chỉ nên hạn chế ở những tuần cuối thai kỳ do có khả năng tăng co bóp, gây chuyển dạ.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Các trường hợp cần tránh quan hệ khi mang thai

quan he khi mang thai thang thu 2

Đa phần các chị em khi mang thai có thể tận hưởng niềm vui từ sự gần gũi vợ chồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên các mẹ bầu tránh quan hệ tình dục:

  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Có tiền sử sảy thai trong 3 tháng đầu
  • Có tiền sử chuyển dạ sinh non
  • Cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung
  • Mang đa thai và đang ở giai đoạn sau của thai kỳ
  • Có triệu chứng của tiền sản giật, tăng huyết áp
  • Thai phụ hoặc bạn tình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV, Herpes…
  • Nhau tiền đạo, nhau bám thấp

[inline_article id=179023]

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Máu báo thai có dịch nhầy không? Xem ngay để giải đáp thắc mắc

Tuy nhiên, với nhiều mẹ, việc nhận biết tính chất máu báo thai vẫn còn rất xa lạ. Liệu máu báo thai màu gì, lượng nhiều không hay máu báo thai có dịch nhầy không? Hãy cùng tim hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là một hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi thai di chuyển vào làm tổ tại tử cung người mẹ. Trong quá trình làm tổ, thai đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung, làm bong một phần nhỏ lớp niêm mạc và chạm vào mạch máu ở vùng này, gây ra hiện tượng chảy máu. Máu báo thai không phải là một tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp y khoa hay điều trị.

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ có thể nhận biết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là có nhiều nguyên nhân khác dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng máu báo thai. Các mẹ có thể sử dụng que thử thai vài ngày sau để xác nhận chắc chắn mang thai.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh bạn đã biết chưa?

máu báo thai là gì

Máu báo thai có dịch nhầy không?

Để trả lời câu hỏi máu báo thai có dịch nhầy không? Các mẹ có thể tham khảo các đặc điểm của máu báo thai sau:

  • Lượng máu ít, rải rác chỉ là một đốm hoặc vệt nhỏ dây ra quần lót.
  • Màu sắc của máu báo thai thường là màu hồng, đỏ tươi hoặc hơi nâu đỏ, tùy từng người.
  • Máu báo thai chỉ ra trong vòng vài giờ, hoặc kéo dài nhiều nhất là 1 – 2 ngày.
  • Máu báo thai không bị vón cục và không chứa dịch nhầy.
  • Có thể căng tức nhẹ vùng bụng dưới, nhưng không đau bụng dữ dội hay kèm theo các triệu chứng khác.

Như vậy với thắc mắc máu báo thai có dịch nhầy không, thì câu trả lời là không. Trong trường hợp có kèm dịch nhầy, nhiều khả năng các mẹ có thể nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu kèm các triệu chứng khác thì nên tìm đến cơ sở y tế để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm. Vậy các nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai là gì? Mời các mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Các nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai

Máu báo thai có dịch nhầy không? Nếu chảy máu có kèm dịch nhầy thì mẹ cần cẩn thận các trường hợp dưới đây:

1. Kinh nguyệt, nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai thường gặp

Đây là nguyên nhân nhầm lẫn với máu báo thai mà các chị em thường gặp nhất. Máu kinh nguyệt có thể lúc đầu chỉ ra một đốm nhỏ gây nhầm lẫn, tuy nhiên, cách phân biệt sau đó thì hoàn toàn dễ dàng. Dễ thấy nhất là lượng máu sau đó sẽ ra nhiều, ồ ạt trong 2 ngày đầu tiên. Thời gian ra máu từ 3 – 7 ngày tùy cơ thể mỗi người. Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm, có thể lẫn máu đông, dịch nhầy. Các triệu chứng kèm theo có thể là đau bụng kinh, mệt mỏi…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? 13 nguyên nhân bạn nên biết!

2. Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể gây nên tình trạng xuất huyết lượng ít kèm dịch nhầy. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là dịch tiết từ âm đạo có mùi hôi, ra nhiều hơn bình thường, ngứa, rát ở cơ quan sinh dục, đau khi quan hệ. Một số mẹ khác thì có thể có tiểu rát, buốt, kèm theo đau vùng bụng dưới.

máu báo thai có dịch nhầy không

3. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ ở tử cung, mà lại nằm ở bên ngoài. Tình trạng này có thể dẫn tới việc các mẹ bị chảy máu kèm theo hiện tượng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải đi khám ngay lập tức nhé.

4. Sảy thai tự nhiên ra máu báo thai

Khoảng 15-50% mẹ bầu có nguy cơ sảy thai trong vài tháng đầu tiên và sẽ bị chảy máu và đau bụng sau đó. Do đó, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức nếu đang mang thai và có những triệu chứng này.

[inline_article id=179023]

Hi vọng bài viết đã giải đáp cho các chị em thắc mắc máu báo thai có dịch nhầy không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mẹ nào quên tiêm mũi 2 thì vào xem ngay nhé

Việc phòng tránh uốn ván trong quá trình sinh nở từ lâu đã được lưu ý, thông qua việc tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu. Vậy vacxin này được sử dụng như thế nào? Nếu bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Uốn ván là gì?

Trước khi trả lời thắc mắc mang bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, mời các mẹ cùng tìm hiểu uốn ván là gì và tình trạng này nguy hiểm như thế nào nhé.

Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, và không bị tiêu diệt ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài. Chúng xâm nhập qua cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da.

Với các mẹ bầu, uốn ván có thể xâm nhập trong quá trình chuyển dạ, vi khuẩn vào qua đường sinh dục, từ đó dẫn đến uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, Clostridium tetani sẽ theo đường cắt rốn tấn công vào cơ thể trẻ, gây uốn ván rốn.

tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không
Bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

Uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.

Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da. Sau đó giải phóng độc tố vào máu. Các độc tố này tấn công vào hệ thần kinh, khiến các cơ co cứng, tê liệt. Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp uốn ván ảnh hưởng tới cơ hô hấp, bệnh nhân không thể trao đổi khí, dẫn tới suy hô hấp, tử vong.

Uốn ván nguy hiểm như vậy, nên việc tiêm phòng cho các mẹ là rất cần thiết. Khi tiêm phòng vắc xin uốn ván, mẹ bầu không chỉ bảo vệ được bản thân mình mà còn giúp con yêu được bảo vệ toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh. Vậy việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai cụ thể như thế nào? Liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

>>> Bạn có thể tham khảo: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

Vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vacxin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:

Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.

Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.

Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.

Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nếu mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, thì chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Mẹ bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

Nếu chẳng may mẹ bầu quên tiêm mũi 2 vacxin uốn ván, vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Để trả lời câu hỏi này, cần cân nhắc vào lịch sử tiêm chủng của mẹ.

Trường hợp mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván (vacxin DTaP) – Chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Không phải ai mang thai và lần mang thai nào cũng cần tiêm ít nhất 2 mũi vacxin uốn ván. Trong trường hợp mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin DTaP, theo khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Lí do là miễn dịch với uốn ván đã được tạo ra khi tiêm 3 mũi DTaP vào lúc nhỏ, theo thời gian có thể nồng độ kháng thể sẽ hơi suy giảm một chút. Nhưng chỉ cần nhắc lại cho hệ miễn dịch bằng 1 mũi tiêm, nồng độ kháng thể sẽ đạt hiệu quả trở lại.

Một thông tin cho các mẹ là vacxin DTaP nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, được tiêm phòng miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi từ năm 1985 đến nay. Vì vậy với các mẹ trẻ, nhiều khả năng đã có miễn dịch từ chương trình tiêm chủng và nay chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi. Nếu không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng, các mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không
Nếu chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Trường hợp mẹ mang thai lần đầu, chưa tiêm hoặc không rõ đã tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván trước đây

Bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu, chưa tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm ngừa uốn ván trước đây. Theo khuyến cáo, cần tiêm tối thiểu 2 mũi vacxin uốn ván để mang lại hiệu quả bảo vệ cho mẹ và con. Mũi 1 được tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và cách ngày sinh ít nhất 1 tháng.

Trong trường hợp này, với thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không, thì câu trả lời là chỉ với 1 mũi vacxin uốn ván vẫn có thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh. Nhưng hiệu quả bảo vệ là chưa cao, các mẹ vẫn có khả năng mắc uốn ván trong quá trình sinh nở. Vì vậy các mẹ cần tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vacxin uốn ván để đảm bảo chắc chắn bản thân và con yêu được bảo vệ.

Tuy nhiên, không nên tiêm bù mũi 2 khi quá gần ngày sinh (<1 tháng). Nguyên nhân do thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần vacxin lúc đó. Cũng như, thời gian quá ngắn khiến vacxin chưa phát huy được tác dụng bảo vệ mẹ và em bé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Trường hợp mẹ mang thai những lần sau, đã tiêm phòng đầy đủ ở lần mang thai trước – Chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với các mẹ quan tâm tới sức khỏe, luôn tiêm phòng đầy đủ, thì ở những lần mang thai sau chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vacxin uốn ván. Thậm chí không cần tiêm nhắc lại nếu khoảng cách giữa các lần mang thai <1 năm, do lúc này hiệu quả bảo vệ vẫn còn.

[inline_article id=296230]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm 10 dấu hiệu sắp sinh con so mà mẹ bầu cần biết

Một trong những điều các mẹ nên biết là kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so, nhằm chuẩn bị tốt nhất để đón bé chào đời.

Sinh con so là gì?

Sinh con so chính là quá trình chuyển dạ sinh con đầu lòng. Quá trình này sẽ có biết bao bỡ ngỡ vì mọi thứ với người phụ nữ đều là những lần đầu. Lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ. Vì vậy các mẹ sẽ bối rối vì chưa có kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu sắp sinh con so.

Khác với sinh con so là sinh con rạ. Con rạ được dùng để chỉ chung những lần sinh con sau. Ở những lần sau này, mẹ có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai và sinh nở, vì vậy cũng có những khác biệt trong quá trình mang nặng đẻ đau. TĐồng thời lúc này cơ thể người mẹ sẽ có những khác biệt so với những lần sinh nở đầu.

Theo thống kê, những mẹ sinh con so có giai đoạn chuyển dạ kéo dài từ 12 – 24 giờ. Còn các mẹ bầu sinh con rạ chỉ chuyển dạ trong trung bình 8 – 16 giờ. Nguyên nhân là vì cổ tử cung và tầng sinh môn của phụ nữ sinh con rạ đã bị giãn ra và mỏng đi sau lần mang thai đầu tiên. Không những vậy, các mẹ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm về các dấu hiệu sắp sinh con so, khiến thời gian kéo dài và tốn nhiều sức lực sinh con hơn. Vì thế, mẹ bầu cần tìm trang bị những kinh nghiệm về dấu hiệu sắp sinh con so nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con chào đời.

dấu hiệu sắp sinh con so

Các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so cho các mẹ

Cùng xem qua các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so dưới đây mẹ nhé!

1. Kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so – Bong nút nhầy

Trong thai kỳ, dịch vùng cổ tử cung dưới tác dụng của hormone thai kỳ, sẽ hình thành nút nhầy ở cổ tử cung. Đây là “hàng rào” bảo vệ thai nhi phát triển, tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại hay các lực cơ học bên ngoài tác dụng vào buồng ối.

Một trong nhưng kinh nghiệm sắp sinh con so là có dấu hiệu bong nút nhầy. Khi cổ tử cung bắt đầu mở để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn phía trước, nút nhầy sẽ bị bong ra dưới dạng dịch trong suốt hoặc trắng đục, có khi lẫn chút máu tươi hoặc ngả nâu, hơi nhầy, nhớt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra dịch nhầy màu nâu bao lâu thì sinh?

2. Tụt bụng, sa bụng theo kinh nghiệm là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so

Đối với mẹ mang thai lần đầu, kinh nghiệm cho thấy đây là dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần. Dấu hiệu bụng tụt xuống dưới thấp (sa bụng bầu) rất dễ để nhận biết trên các bà mẹ sinh con so. Nguyên nhân là vì cơ bụng lúc này vẫn còn săn chắc, vì thế khi bụng tụt mẹ bầu sẽ dễ dàng cảm nhận được một cách rõ ràng.

Tụt bụng xảy ra do em bé sẽ dần di chuyển xuống phía dưới trong khung chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn và tiểu nhiều hơn.

3. Dễ thở hơn

Trong thai kỳ, thai nhi trong buồng tử cung sẽ chiếm một thể tích lớn trong bụng mẹ. Nhất là vào những tháng cuối, khi em bé lớn hơn, sẽ chèn ép lên cơ hoành và lồng ngực khiến mẹ có thể cảm giác thở khó hơn bình thường. Khi em bé bắt đầu tụt xuống khung chậu, mẹ có thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian ổ bụng, nhờ vậy giảm được áp lực thai lên lồng ngực, cơ hoành, và giảm tình trạng trào ngược. Vì vậy theo kinh nghiệm thì dễ thở hơn cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so.

những dấu hiệu sắp sinh con so

4. Cảm giác các khớp giãn ra

Các khớp giãn ra cũng là một trong các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so. Trong thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của bà bầu trở nên mềm và giãn hơn. Khi chuẩn bị sinh, xương khớp lại càng trở nên linh hoạt hơn nhằm giúp khung chậu mở rộng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này cũng rất quan trọng để mẹ ước chừng thời gian bé chào đời. Các mẹ có thể cảm nhận được sự linh hoạt của các khớp vào những ngày cuối lúc em bé chuẩn bị chào đời.

5. Tiêu chảy, theo kinh nghiệm cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so

Tiêu chảy khi mang thai là một hiện tượng thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trước khi sinh thì tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là trước sinh khoảng 1 ngày. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do các yếu tố kích thích đến đường ruột khi sinh con. Khi chuẩn bị sinh những yếu tố liên quan sẽ tác động lên ruột và gây ra hiện tượng đau bụng kèm với việc phân lỏng để đào thải những cặn bã có trong ruột để thai nhi có thể thoải mái hơn khi ở trong bụng mẹ.

6. Chuột rút, đau lưng nhiều hơn

Kinh nghiệm nữa cho các mẹ, chuột rút, đau hai bên háng và đau lưng nhiều hơn là những dấu hiệu sắp sinh con so. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình kéo căng và chuyển dịch các cơ và khớp để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so

7. Giảm hoặc ngừng tăng cân

Trong suốt thai kỳ, các mẹ sẽ tăng cân đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, vào tháng cuối của thai kỳ lại ngược lại, cân nặng của mẹ ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ. Các mẹ đừng quá lo lắng vì tình trạng này là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do lượng nước ối bắt đầu giảm đi, chuẩn bị cho em bé chào đời.

8. Cơn co tử cung mạnh, dồn dập hơn

Các cơn co thắt chính là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so rõ ràng nhất theo kinh nghiệm. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt các cơn co thắt tử cung gây chuyển dạ với cơn co braxton-hicks, thứ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. MarryBaby mách mẹ một vài dấu hiệu để giúp phân biệt hai hiện tượng đau này như sau:

  • Cơn co thắt gây chuyển dạ sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt gây chuyển dạ vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt gây chuyển dạ: Tần suất ngày càng liên tục, đau đớn và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 điều chồng nên làm khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ

9. Cổ tử cung bắt đầu mở, theo kinh nghiệm là một trong những dấu hiệu rõ ràng sắp sinh con so

Khi chuẩn bị bước vào quá trình vượt cạn, cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra, tạo điều kiện thuận lợi để em bé ra ngoài. Độ mở của cổ tử cung được đánh giá bởi các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khi thăm khám, đơn vị tính bằng cm. Được đánh giá trên thang từ 0cm (chưa mở) tới 10cm (mở trọn hoàn toàn).

Ban đầu, dưới tác động của các cơn co tử cung, thai nhi sẽ dần được đẩy xuống phía dưới. Điều này khiến cho cổ tử cung bắt đầu mở. Quá trình tiếp tục diễn ra khiến cổ tử cung mỏng lại, ngắn đi và mềm ra. Khi cổ tử cung mở trọn hoàn toàn, các mẹ lúc này đã sẵn sàng cho những cơn rặn sinh con. Thông thường, thời gian để cổ tử cung mở trọn ở phụ nữ sinh con so sẽ lâu hơn so với con rạ.

10. Vỡ ối, chảy nước ối

Đây là dấu hiệu đáng tin tưởng rằng các mẹ sắp chuẩn bị chuyển dạ thực sự. Dưới tác động của các cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm và gây vỡ ối. Một vài mẹ có thể chảy nước ối theo dạng nước nhỏ giọt, trong khi số ít khác lại tuôn nước ối ra ngoài trong một lần. Các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn nhiều sau khi bị vỡ ối. Sau vỡ ối số ít bà bầu sinh ngay, còn lại đa phần phải mất tới vài giờ.

[inline_article id=179023]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã trang bị những kinh nghiệm về dấu hiệu sắp sinh con so cho bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai vào tử cung nên biết

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Mời các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng?

Trước khi muốn biết thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này nhé.

Quá trình mang thai bắt đầu từ việc trứng được thụ tinh với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh lúc này gọi là hợp tử và bắt đầu nhân lên, phát triển. vậy trứng thụ tinh bao lâu thì làm tổ? Trong quá trình nhân lên, hợp tử di chuyển dần xuống tử cung chuyển dần qua các giai đoạn trở thành phôi dâu, rồi phôi nang. Cuối cùng phôi nang đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của người mẹ để làm tổ.

Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Trong quá trình phôi đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của mẹ, các men ly giải được tiết ra để quá trình này diễn ra thuận lợi. Vậy quá trình thai làm tổ đau bụng bên nào? Bạn có thể gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới do thai làm tổ. Cảm giác đau bụng lâm râm, căng tức nhẹ, đau thường không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Theo một nghiên cứu, có tới 28% phụ nữ có thai trải qua cảm giác đau bụng khi thai làm tổ. Tình trạng này là bình thường nên các mẹ không cần quá quan ngại đâu nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Quá trình thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết?

Chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc vậy đau bụng dưới do thai làm tổ bao lâu thì hết? Câu trả lời cho các mẹ là tình trạng này thường sẽ xảy ra trong vòng 2-3 ngày khi phôi làm tổ. Tiến trình làm tổ này diễn ra vào khoảng ngày 6-10 sau khi thụ tinh. Cơn đau thường không tăng lên mà còn giảm dần theo thời gian, khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.

thai làm tổ bao lâu thì hết đau bụng
Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết và thai làm tổ đau bụng bên nào?

Thường cơn đau do thai làm tổ chỉ gây ra cảm giác lâm râm, căng tức nhẹ, tuy nhiên một số mẹ có thể cảm thấy đau nhiều hơn so với số khác. Lúc này, cần lưu ý không tự dùng thuốc giảm đau (NSAIDS, aspirin). Vì sử dụng các thuốc giảm đau này làm tăng nguy cơ thai không thể làm tổ, cũng như sảy thai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thai mấy tuần thì vào tử cung để hiểu hơn về vấn đề thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết nhé.

Các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tổ an toàn

Sau khi tìm hiểu thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết; chúng ta cần nắm rõ thêm các dấu hiệu cho biết thai đã làm tổ kèm theo ở phần dưới đây:

  • Buồn nôn: Buồn nôn là triệu chứng của ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do sự thay đổi đột ngột của hormone thai kỳ.
  • Thay đổi tâm sinh lý: Một số phụ nữ khi mang thai trải qua quá trình thay đổi tâm sinh lý bất thường như tăng hoặc giảm ham muốn tình dục, dễ thay đổi cảm xúc,…
  • Sự thay đổi vùng ngực: Một số phụ nữ có thể có một số dấu hiệu thay đổi ở vùng ngực do sự gia tăng hormone thai kỳ. Chẳng hạn như sưng to, đau, hay nhạy cảm hơn,…
  • Thay đổi mùi vị: Một số thai phụ có thể bị thay đổi vị giác và khứu giác. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn dễ buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi hương.
  • Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung: Sự gia tăng hormone progesterone sau khi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ làm cho cổ tử cung sưng to và tạo ra nhiều dịch nhầy có lẫn chút máu màu hồng hoặc hơi nâu.
  • Máu báo thai: Máu báo thai thường có màu hồng nhạt và ra lốm đốm ở quần lót không giống với màu đỏ đậm của kinh nguyệt. Thường ra máu báo thai chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày không kéo dài ngày như kinh nguyệt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, mẹ cập nhật để an tâm

Các trường hợp đau bụng dưới cần gặp bác sĩ

Ngoài việc để ý tới cơn đau bụng do thai làm tổ bao lâu thì hết, các mẹ cần lưu ý các trường hợp đau bụng sau cần đi gặp bác sĩ:

  • Đau bụng kèm sốt, ớn lạnh
  • Đau bụng kèm, đi ngoài tiêu chảy, buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể choáng váng, thậm chí ngất xỉu
  • Đau bụng dưới kèm các tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt
  • Đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian
  • Đau bụng kèm chảy máu âm đạo lượng nhiều, thấm băng vệ sinh (khác với máu báo thai chỉ chảy ít, lấm tấm)

Các trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám ở các cơ sở y tế để tìm nguy nhân và có hướng xử trí phù hợp, kịp thời. Bởi tình trạng đau bụng lúc này không còn phải do thai làm tổ gây nên nữa.

Đau bụng do thai làm tổ, các mẹ nên làm gì?

Bên cạnh việc chú ý tới việc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ có thể thử một số phương pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu do cơn đau:

thai làm tổ đau bụng bao lâu
Thai làm tổ đau bụng bao lâu và mẹ nên làm gì?
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thư giãn giúp giảm căng thẳng làm cho mẹ bầu quên đi cảm giác đau bụng.
  • Bổ sung vi chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào.
  • Vận động thường xuyên. Có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.
  • Chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây có thể làm giảm các cơn đau. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

[inline_article id=296230]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú? Xem ngay để được giải đáp

Đối các mẹ sinh mổ, việc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước khi thực hiện phẫu thuật là rất quan trọng. Nhưng với các mẹ sinh mổ được tiêm kháng sinh dự phòng thì có nên cho con bú hay không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú

Kháng sinh dự phòng trước sinh mổ đã được chứng minh là mang lại lợi ích đối với phụ nữ mổ lấy thai. Dùng một liều kháng sinh duy nhất trước khi tiến hành rạch da đem lại hiệu quả tương tự như khi dùng nhiều liều kháng sinh được tiêm trong phẫu thuật. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thủ thuật sản phụ khoa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đến hơn 50% và giúp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, rất nhiều mẹ sinh mổ băn khoăn vậy tiêm kháng sinh thì có nên cho con bú? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại, liều thuốc mà quyết định mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú hay không.

Bác sĩ thường sẽ ưu tiên loại kháng sinh hiệu quả mà an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp như mẹ bị dị ứng với loại kháng sinh chỉ định, bác sĩ có thể sẽ thay thế bằng một loại kháng sinh khác. Vì vậy, để quyết định mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú, các chị em nên tham khảo trực tiếp với bác sĩ điều trị để được tư vấn.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Có nên chải tóc sau khi sinh không và nguyên nhân khiến mẹ bị rụng tóc là gì?

2/ Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú liền ngay lập tức? Bao lâu mới an toàn?

mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú

Mỗi loại kháng sinh có một đặc tính về hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải khác nhau. Một vài loại kháng sinh qua sữa mẹ rất ít hoặc thậm chí không hiện diện, số khác thì tồn tại trong sữa mẹ và có thể ảnh hưởng tới hệ khuẩn đường ruột em bé. Mặt khác, một số thuốc có tác dụng ngắn, số khác lại có tác dụng dài hơn.

  • Thuốc có tác dụng ngắn: Là những loại có tác dụng trong khoảng 30 – 40 phút sau khi uống và được đào thải khỏi cơ thể sau 3 giờ. Với những loại thuốc này, sau 3 giờ là bạn có thể cho bé bú.
  • Thuốc có tác dụng dài: Do thời gian thải thuốc lâu nên mẹ có thể uống vào ban đêm khi bé ngủ hoặc uống vào thời điểm bé ngủ 1 giấc dài để đến cữ bú tiếp theo thì hàm lượng thuốc đã giảm hoặc chủ động vắt sữa trước khi uống thuốc và cho bé dùng khi con đói.

Vì vậy với câu hỏi mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú liền ngay lập tức, sẽ tùy thuộc vào loại kháng sinh qua được sữa mẹ nhiều hay ít, thời gian sử dụng kháng sinh cho tới lúc cho con bú, thời gian bán hủy của thuốc. Các mẹ cũng cần phải được tư vấn bởi bác sĩ điều trị về loại kháng sinh và tác dụng dược lí của chúng.

3/ Các dấu hiệu bất thường của bé khi mẹ dùng thuốc kháng sinh

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kì cho bé bú, các mẹ có thể quan sát những điểm bất thường ở trẻ khi mẹ dùng thuốc nhưng đang trong quá trình cho con bú như sau:

  • Ngủ nhiều hơn bình thường
  • Bé bị tiêu chảy (kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột của bé)
  • Ọc sữa sau khi bú mẹ
  • Lười bú, ngừng bú hoặc ít bú mẹ (do một vài loại kháng sinh làm thay đổi mùi vị của sữa, bé có thể cảm nhận được)

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Ăn gì lợi sữa sau sinh thường và sinh mổ? Cách gọi sữa về tự nhiên.

4/ Mẹ nên làm gì khi thấy bé có các dấu hiệu bất thường

mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú

Trong thời gian cho bú, mẹ phát hiện bé có các biểu hiện bất thường, cần tạm ngừng cho bú và thông báo ngay với bác sĩ. Đồng thời:

  • Uống nhiều nước để giảm bớt nồng độ kháng sinh, cũng như thải bớt lượng thuốc ra ngoài.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng để không ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa cho con bú.
  • Trong trường hợp cần tiếp tục sử dụng thuốc, mẹ nên thông báo cho bác sĩ để thay đổi sang một loại thuốc khác phù hợp hơn.

[inline_article id=267389]

Hi vọng bài viết đã giúp các chị em trả lời được câu hỏi mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa

Chắc hẳn rất nhiều mẹ băn khoăn liệu có thai có thể sử dụng thuốc chống say xe được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các loại thuốc chống say xe cho bà bầu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Say tàu xe là gì?

Trước khi muốn biết các loại thuốc chống say xe cho bà bầu, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu tình trạng này là sao và nguyên nhân gây ra nó nhé.

Say tàu xe là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể các triệu chứng như:

  • Chóng mặt, ngầy ngật, choáng váng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau đầu
  • Cảm giác khó chịu trong người
  • Lạnh toàn thân, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi

thuốc chống say xe cho bà bầu

2/ Nguyên nhân

Ước tính cứ 3 người thì sẽ có 1 người bị say tàu xe trong cuộc đời. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới bất kì ai. Đặc biệt, với bà bầu đang mang thai làm tăng khả năng bị say tàu xe bởi các nguyên nhân sau:

  • Trong khi mang thai, lượng máu của mẹ được ưu tiên dành cho em bé. Chính vì vậy, máu nuôi não và cụ thể là tới khu vực tiền đình não bị giảm. Dẫn tới mẹ dễ bị say tàu xe hơn.
  • Thai trong ổ bụng có thể gây tăng áp lực lên dạ dày dẫn tới mẹ dễ buồn nôn hơn trong quá trình di chuyển.
  • Quá trình mang thai nhiều mẹ ăn uống không đầy đủ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Các mẹ khi mang thai lo lắng nhiều, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi để say tàu xe dễ xảy ra hơn.

Bên cạnh đó, môt số yếu tố khiến bà bầu bị say xe gồm:

  • Đọc sách, sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc di chuyển
  • Không khí trong xe thiếu thông thoáng, gây ngột ngạt
  • Đi ngang qua khu vực nhiều khói bụi

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

3/ Các biện pháp không cần dùng thuốc chống say xe cho bà bầu

Các mẹ bầu khi mang thai cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc. Trước khi sử dụng thuốc chống say xe cho bà bầu, các chị em có thể thử các cách dưới đây:

  • Cố gắng chợp mắt
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
  • Ưu tiên nước lọc trong suốt cả chuyến đi
  • Uống bổ sung vitamin B6 để giúp tình trạng bà bầu giảm say xe
  • Để sẵn trong túi kẹo gừng, kẹo me hoặc món ăn vặt có vị hơi chua
  • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu
  • Nếu đi bằng xe riêng, mẹ bầu có thể hạ cửa kính xuống để hít thở dễ dàng hơn
  • Không nên ăn quá no, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trước khi khởi hành
  • Không đọc sách hay quan sát chăm chú 1 vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

4/ Bà bầu uống thuốc say xe có được không? Thuốc chống say xe cho bà bầu

thuốc say xe cho bà bầu

Nếu mẹ đã áp dụng nhưng không hiệu quả các mẹo chống say xe cho bà bầu mà không dùng thuốc. Thì có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống say xe cho bà bầu theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nhóm thuốc kháng Histamime thế hệ thứ nhất có tác dụng chống say tàu xe: Dramamine (thành phần dimenhydrinate) hoặc Benadryl (thành phần diphenhydramine)
  • Không nên cho bà bầu sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không đặc biệt gây hại cho em bé, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác
  • Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bà bầu nên dùng sản Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề nào
  • Luôn tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.

>>>> Chắc hẳn, nhiều mẹ bầu cũng muốn biết cách Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

5/ Lưu ý khi dùng thuốc chống say xe cho bà bầu

Các bác sĩ lưu ý một số vấn để khi các chị em sử dụng các thuốc chống say xe cho bà bầu:

  • Nên sử dụng thuốc chống say xe cho bà bầu trước khi đi xe ít nhất là 30 đến 60 phút, để thuốc có thời gian tác dụng.
  • Tác dụng phụ của thuốc chống say xe cho bà bầu là gây buồn ngủ. Vì vậy không sử dụng thuốc khi đang lái xe, hoặc làm các công việc cần sự tập trung, tỉnh táo.
  • Không nên uống quá liều thuốc quy định hoặc lạm dụng thuốc.
  • Nên uống thuốc chống say xe cho bà bầu sau ăn, không nên uống lúc bụng đói.
  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

[inline_article id=298675]

Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin cho các mẹ về các loại thuốc chống say xe cho bà bầu. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu mẹ nhất định phải chú ý

Bổ sung sắt đóng vai trò quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng nếu bổ sung quá mức thì lại gây tác dụng ngược lại, các chị em nên lưu ý các dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu dưới đây để bảo vệ bản thân và thai nhi.

1/ Vai trò của sắt với bà bầu và thai nhi

Trước khi muốn biết các dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu sắt đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể nhé.

Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Cùng với protein, sắt tạo nên huyết sắc tố – đóng vai trò vận chuyển oxy và cacbonic trong cơ thể. Sắt còn giúp ngăn ngừa thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Sắt cũng rất cần thiết cho việc sản xuất các enzyme thiết yếu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nhu cầu sắt trong mỗi giai đoạn của thai kỳ là khác nhau. Sắt do thức ăn cung cấp thường chưa đáp ứng đủ nhu cầu khi mang thai, vì vậy nhiều mẹ bầu cần sử dụng viên sắt bổ sung, cũng như dùng thêm các thực phẩm giàu sắt trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Song nếu bổ sung lượng sắt quá mức có thể dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu và gây ra một số nguy cơ cho thai nhi như: trẻ bị thiếu cân, sinh non

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ nên duy trì bổ sung ít nhất 27mg sắt mỗi ngày và không nên vượt quá 45mg. Tùy theo thể trạng của mỗi mẹ, liều lượng sắt cần được bổ sung sẽ khác nhau. Để có được liều lượng chính xác và cụ thể, mẹ nên để bác sĩ chuyên môn tính toán phù hợp.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

2/ Thừa sắt đem lại những hậu quả gì

Sắt cũng giống như chì, thủy ngân, nhôm, mangan nếu bị tích lũy sẽ không thể bài tiết. Vì thế, khi sắt được bổ sung nhiều hơn lượng cần thiết, rất khó để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng sắt dư thừa được dự trữ trong gan ở dạng phức hợp sắt protein là ferritin, gây nên những hậu quả như:

Ảnh hưởng tới em bé

Hậu quả đầu tiên nếu mẹ để tình trạng dư thừa sắt diễn ra đó là ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở, bởi lượng sắt tự do trong máu nhiều. Bé dễ bị sinh non và khi sinh thì dễ gặp nhiều trường hợp nguy hiểm phát sinh.

Tiểu đường thai kỳ

Lượng sắt dư thừa tích trong tuyến tụy và gây nên tình trạng rối loạn tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể tới việc bà bầu sẽ có nguy cơ sinh non.

Gây nên tình trạng ngộ độc

Khi mẹ bầu bổ sung quá nhiều sắt không cần thiết sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc. Nếu gặp những dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu nặng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh, mẹ bầu bị sốt… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc sắt vì bổ sung quá liều lượng cho phép.

Ảnh hưởng gan

Sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến gan, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.

thừa sắt khi mang thai

Sức khỏe kém, ảnh hưởng tâm lý

Việc thừa sắt sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý khiến mẹ bầu lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thất thường…

Nguy cơ mắc viêm khớp tăng

Mẹ bầu thừa sắt cũng sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân… trong thời gian mang thai.

Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Nếu bổ sung sắt quá nhiều, mẹ bầu dễ bị bệnh liên quan tới tiêu hóa, đầu tiên là táo bón thai kỳ, điều này không chỉ là vấn đề khó chịu khi sinh hoạt, mà còn làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, dọa đẻ non với những bà bầu mắc bệnh lý.

3/ Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu

Các dấu hiệu biểu hiện của tình trạng thừa sắt ở bà bầu có thể gặp như:

  • Mệt mỏi mãn tính
  • Viêm, sưng, đau ở xương khớp
  • Đau bụng
  • Nhịp tim không đều
  • Đau tim
  • Thay đổi màu da (đồng, xám xanh lục)
  • Mất kinh
  • Mất hứng thú với tình dục
  • Rụng tóc
  • Gan hoặc lá lách to
  • Bất lực
  • Thiểu năng sinh dục
  • Trầm cảm
  • Lượng đường trong máu cao
  • Tăng men gan
  • Tăng sắt (sắt huyết thanh, ferritin huyết thanh)

>>>> Chắc hẳn, nhiều mẹ bầu cũng muốn biết cách Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

4/ Có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu phải làm sao?

Ngay khi ở bà bầu xuất hiện các dấu hiệu thừa sắt, các chị em nên:

  • Ngưng uống viên sắt bổ sung ngay
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ quả. Vì chất xơ trong các loại rau củ quả giúp giảm hấp thu sắt ở hệ tiêu hóa. Ngoài ra các loại thực phẩm như đậu hũ, rau bina, cải bẹ, các loại đậu cũng có tác dụng tương tự

dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu

  • Sử dụng các loại thực phẩm có chức năng lợi tiểu để nhanh chóng thải sắt ra khỏi cơ thể như: nước rau má, nước râu ngô…
  • Nếu có các dấu hiệu thừa sắt nặng ở bà bầu, gây ra các biến chứng lên hệ cơ quan trong cơ thể. Cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

[inline_article id=298675]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có thể nhận biết các dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

Theo các chuyên gia sản khoa, ước tính có khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Vậy tiền sản giật là gì và có dễ điều trị không? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Tiền sản giật là gì?

Trước khi muốn biết cách điều trị tiền sản giật, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu xem tình trạng này là gì nhé.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cả mẹ và bé. Phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị tiền sản giật kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu các biến chứng này.

cách điều trị tiền sản giật

2/ Triệu chứng

Để điều trị tiền sản giật hiệu quả thì việc nhận biết sớm tiền sản giật thông qua các triệu chứng cũng rất quan trọng. Các triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp khi mắc tiền sản giật như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng ở mặt, chân hoặc tay
  • Tăng cân nhanh
  • Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng
  • Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực
  • Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
  • Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải
  • Khó thở

>>> Mẹ có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

3/ Chẩn đoán tiền sản giật

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật nếu có tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có ít nhất một trong những điều kiện dưới đây:

  • Protein hiện diện trong nước tiểu mẹ (tiểu đạm)
  • Các dấu hiệu cho thấy bị thận bị suy
  • Số lượng tiểu cầu trong máu thấp
  • Tăng men gan
  • Dịch trong phổi (phù phổi)
  • Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng với thuốc giảm đau
  • Rối loạn thị lực, nhìn mờ mới xuất hiện

Với mỗi điều kiện trên sẽ có những tiêu chuẩn để đánh giá riêng, mà chỉ có bác sĩ mới xem xét được cho các mẹ. Vì vậy các mẹ cần khám thai định kỳ, để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

4/ Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật sẽ tập trung vào việc hạ huyết áp và kiểm soát các triệu chứng khác.

Cách duy nhất để điều trị dứt điểm tiền sản giật là sinh con. Trong một số trường hợp, sau khi cân nhắc kĩ các yếu tố, bác sĩ sẽ cho khởi phát chuyển dạ sớm, tức sinh chủ động mà không đợi đến chuyển dạ tự nhiên. Sinh non (trước 37 tuần) có thể gây nguy hiểm cho em bé, nhưng đôi khi là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Với những mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao bị tiền sản giật, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng aspirin liều thấp và bổ sung canxi để dự phòng. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý sử dụng, mà cần có sự đồng ý và tư vấn của các chuyên gia sản khoa.

Đối với tiền sản giật nhẹ

điều trị tiền sản giật

Mẹ bầu mắc tiền sản giật ở mức độ nhẹ thì chưa có chỉ định dùng thuốc chống tăng huyết áp. Nhưng cần theo dõi thai kỳ đều đặn và thường xuyên qua các lần khám thai. Tại các lần khám này:

  • Huyết áp của mẹ sẽ được kiểm tra xem có tăng hay không
  • Kiểm tra protein trong nước tiểu
  • Mẹ sẽ được hỏi có các triệu chứng gì mới phát sinh không

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình hình của thai phụ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu đi khám thai ít nhất 3 tuần một lần nếu tuổi thai vào khoảng 24- 32 tuần. Sau tuần 32 của thai kỳ, tần suất tái khám có thể dày hơn.

Mẹ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều, chế độ ăn giàu đạm, rau cải, theo dõi huyết áp tại nhà với nhật ký ghi lại diễn biến huyết áp 2 lần mỗi ngày hay gần hơn. Không được dùng thuốc lợi tiểu, an thần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách phát hiện các dấu hiệu nặng. Ngay khi có những dấu hiệu này cần báo ngay cho chuyên gia y tế.

Đối với tiền sản giật nhẹ, các bác sĩ sẽ đề nghị sinh con vào lúc thai đủ 37 tuần. Vì lúc này thai nhi đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Việc ở lại lâu hơn trong cơ thể thai phụ chỉ làm tăng nguy cơ cho mẹ và bé.

Điều trị tiền sản giật nặng

Để điều trị tiền sản giật nặng, mẹ bầu có thể phải nhập viện để được theo dõi kĩ hơn. Vì thường trong trường hợp này, tiền sản giật thường có xu hướng nặng dần lên, mẹ bầu sẽ khó có thể về nhà cho đến khi em bé được sinh ra.

Lúc này các thuốc điều trị tiền sản giật nặng có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc chống tăng huyết áp
  • Thuốc chống co giật, như magie sulfat (MgSO4), để ngăn ngừa co giật
  • Corticosteroid để thúc đẩy sự trưởng thành phổi ở em bé trước sinh

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nặng, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị sinh em bé trước 37 tuần. Thời gian cụ thể và phương pháp sinh (sinh thường qua ngã âm đạo hay sinh mổ) sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như sự sẵn sàng của em bé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Sau sinh

Mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ về huyết áp và các dấu hiệu khác của tiền sản giật sau sinh. Trước khi xuất viện, các mẹ sẽ được bác sĩ dặn dò các dấu hiệu cần phải tái khám của tiền sản giật sau sinh như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.

[inline_article id=264680]