Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn thịt bò được không? Giải đáp cho mẹ sinh thường và sinh mổ

Do đó, trong thực đơn bổ dưỡng mỗi ngày chắc hẳn có nhiều mẹ cũng muốn bổ sung thêm thịt bò. Vậy sau sinh ăn thịt bò được không? Bài viết này sẽ giúp các mẹ bỉm giải toả những lo lắng về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh.

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?

Thịt bò là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được các chuyên gia khuyên nên bổ sung sau sinh. Trong thịt bò có chứa protein chất lượng cao, kẽm, sắt và vitamin B rất tốt cho việc tạo ra sữa mẹ sau sinh.

Hơn nữa, sau khi sinh con cơ thể của bạn sẽ mất sức và cần thời gian để hồi phục sức khoẻ. Nếu bạn ăn thịt bò thường sẽ giúp duy trì mức năng lượng cho cơ thể. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau sinh hơn.

Tuy nhiên, bạn nên chọn thịt bò ăn cỏ thay vì bò nuôi công nghiệp. Bởi vì, trong thịt bò ăn cỏ sẽ chứa nhiều axit béo omega-3 hơn. Hơn nữa, thịt bò ăn cỏ không chứa thêm kháng sinh và hormone gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn ốc? Mẹ bỉm ăn ốc đúng cách thì mới lợi!

Phụ nữ sau sinh mổ ăn thịt bò được không?

Mặc dù thịt bò rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Nhưng nhiều phụ nữ sinh mổ sợ ăn thịt bò vì lo lắng sẽ khiến vết mổ trở thành sẹo lồi khi lành. Vậy mẹ sau sinh mổ ăn thịt bò được không? Mẹ sinh mổ vẫn có thể ăn thịt bò được nhưng đừng ăn quá nhiều, khoảng 1-2 lần/tuần thôi nhé.

Ngoài ra, thịt bò có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Nên nếu đã ăn thịt bò thì bạn nên tránh ăn các thực giàu béo khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xen kẽ thịt gà, gà tây, cá, đậu, các loại đậu… với thịt bò trong thực đơn hàng ngày sau sinh mổ sẽ tốt hơn.

Liên quan đến vấn đề sau sinh ăn thịt bò được không; bạn có thể xem thêm bà đẻ ăn được thịt gì để con khỏe mạnh và mẹ nhiều sữa trên MarryBaby.

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?
Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?

Dinh dưỡng có trong thịt bò đối với sức khoẻ

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm các chất dinh dưỡng từ thịt bò cung cấp cho cơ thể bên cạnh vấn đề sau sinh ăn thịt bò được không. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA), trong 100g thịt bò gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 61.9g
  • Năng lượng: 254kcal
  • Protein: 17.2g
  • Chất béo: 20g
  • Canxi: 18mg
  • Sắt: 1.94mg
  • Magie: 17mg
  • Phốt-pho: 158mg
  • Kali: 270mg
  • Natri: 66mg
  • Kẽm: 4.18mg
  • Đồng: 0.061mg
  • Mangan: 0.01mg
  • Selen: 15µg
  • Vitamin B1: 0.043mg
  • Vitamin B2: 0.151mg
  • Vitamin B3: 4.23mg
  • Vitamin B6: 0.323mg
  • Vitamin B12: 2.14µg
  • Vitamin A: 4µg
  • Vitamin E: 0.17mg
  • Vitamin D: 3IU
  • Folate: 7µg
  • Choline: 56.4mg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò nhiều có tốt không?

Phụ nữ sau sinh không những được ăn thịt bò. Mà khi bạn ăn thịt bò sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức dưới đây:

Sau sinh ăn thịt bò được không và có lợi ích gì cho sức khoẻ?
Sau sinh ăn thịt bò được không và có lợi ích gì cho sức khoẻ?
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Giúp phát triển cơ bắp: Trong thịt bò rất giàu protein tự nhiên nên giúp cơ thể phát triển cơ bắp.
  • Tốt cho sức khoẻ tinh thần: Thịt bò cung cấp 8 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tinh thần tốt.
  • Giảm mệt mỏi: Thịt bò cung cấp sắt và 4 loại vitamin thiết yếu gồm vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6 và B12 giúp giảm mệt mỏi.
  • Hỗ trợ phát triển tóc, móng và da: Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào tốt cho sự hỗ trợ phát triển tóc, móng và da khỏe mạnh.
  • Duy trì mức testosterone: Kẽm cũng hỗ trợ chức năng nhận thức bình thường, tốt cho sức khoẻ sinh sản và cũng góp phần duy trì mức testosterone bình thường trong máu.

Bên cạnh vấn đề ăn thịt bò nhiều có tốt không; bạn có thể tìm hiểu thêm về sau sinh có ăn được thịt vịt không trên MarryBaby nhé.

Gợi ý các món ăn từ thịt bò cho sản phụ

1. Đậu rồng xào thịt bò

a. Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò
  • 300g đậu rồng
  • 4 tép tỏi
  • Dầu ăn
  • Dầu hào
  • Gia vị thông thường

b. Cách chế biến:

ăn thịt bò nhiều có tốt không
Sau sinh ăn thịt bò xào có được không? Sản phụ có thể ăn thịt bò xào để bổ sung năng lượng cho cơ thể
  • Bước 1: Đậu rồng bẻ cuống, tước sơ hai bên rồi rửa sạch, cắt đậu thành khúc vừa ăn. Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch, xoa bóp kỹ với muối rồi rửa sạch lại lần nữa. Để thịt bò dễ cắt hơn, bạn hãy để thịt vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, bạn lấy ra cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Bước 3: Bạn cho thịt vào tô rồi cho 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, ½ phần tỏi băm nhỏ. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp rồi ướp thịt khoảng 10 phút để thấm gia vị.
  • Bước 4: Kế đến, bạn đun sôi nồi nước rồi cho đậu rồng vào chần sơ khoảng 1 phút để chín tái, rồi vớt đậu ra rổ để ráo.
  • Bước 5: Bạn đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào. Bạn nên xào thịt bò nhanh tay trên lửa lớn khoảng 1 phút, khi thấy thịt chín khoảng 90% thì cho ra đĩa.
  • Bước 6: Tiếp theo, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và phần tỏi băm còn lại lên chảo phi thơm rồi cho đậu rồng vào xào. Bạn nên đảo vài lần để đậu hơi mềm rồi cho thịt bò vào.
  • Bước 7: Bạn nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu hào vào chảo thịt bò và đậu rồng. Sau đó, bạn đảo thêm vài lần để thịt bò chín tới rồi nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
  • Bước 8: Bạn cho thịt bò xào đậu rồng ra đĩa, rắc lên trên 1 ít tiêu xay trên bề mặt và thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

2. Canh mồng tơi thịt bò

a. Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò
  • 300g rau mồng tơi
  • 4 tép tỏi
  • 1 củ gừng
  • Dầu ăn
  • Gia vị thông thường

b. Cách chế biến:

các món ăn từ thịt bò
Sau sinh ăn canh thịt bò có được không? Mẹ sau sinh có thể ăn được canh thịt bò mồng tơi
  • Bước 1: Thịt bò rửa qua nước sạch, rồi khử mùi hôi với 1 củ gừng đập dập chà xát lên toàn bộ miếng thịt khoảng 2 phút. Sau đó, bạn rửa thịt lại bằng nước muối pha loãng và rửa lại lần cuối với nước sạch.
  • Bước 2: Bạn ướp thịt với ½ muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, tỏi băm nhỏ trong khoảng 30 phút để thấm gia vị.
  • Bước 3: Rau mồng tơi nhặt lấy ngọn và lá non rồi rửa sạch, để ráo.
  • Bước 4: Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1/2  muỗng canh dầu ăn. Sau khi dầu nóng, bạn cho thịt bò đã ướp vào xào với lửa lớn khoảng 2 phút cho đến khi chín tới rồi múc ra chén.
    Bước 5: Kế tiếp, bạn cho vào nồi 1 lít nước và đun sôi. Sau đó, bạn cho rau mồng tơi, 1 muỗng cà phê hạt nêm và thịt bò vừa xào vào.
  • Bước 6: Bạn tiếp tục đợi nồi canh sôi lại 1 lần nữa thì nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.

Cùng với chủ đề sau sinh ăn canh thịt bò được không và các món ăn từ thịt bò; bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của rau mồng tơi với bà đẻ MarryBaby để bổ sung cho thực đơn hàng ngày trên nhé.

Nhưng lưu ý khi ăn thịt bò sau khi sinh

Như vậy, sau sinh không những được ăn thịt bò, mà bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Mua thịt bò ở nơi uy tín: Để tránh thịt bò đã cũ hoặc có tẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ bạn nên chọn mua thịt ở những cơ sở hoặc nơi buôn bán uy tín.
  • Mẹo khi mua thịt bò chất lượng: Bạn nên chọn thịt bò có độ cứng và đàn hồi khi dùng tay ấn vào. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mua những miếng thịt bò có màu tái xanh hoặc màu đỏ sẫm, phần mỡ màu vàng đậm và xuất hiện những nốt trắng.
  • Không nên ăn quá nhiều thịt bò: Bất kỳ thực phẩm nào kể cả thịt bò, bạn không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên ăn 1-2 lần/ tuần thôi nhé. Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc các bệnh tự miễn dịch do thịt bò có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol.

Như vậy phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không? Phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường đều nên ăn thịt bò để nhanh hồi phục sức khoẻ và có thêm dưỡng chất cho sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt bò có thể dẫn đến những phản ứng ngược không tốt cho sức khoẻ.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn dưa leo được không? Lưu ý khi ăn để tránh hại sức khoẻ

Nhưng với phụ nữ mới sinh con thì có thể sẽ dè chừng loại quả này. Vậy sau sinh ăn dưa leo được không? Đây có lẽ là một chủ đề được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm lắm. Nếu bạn là một người ưa thích ăn dưa leo thì hãy xem ngay bài viết này nhé.

Phụ nữ sau sinh có được ăn dưa leo không?

Chắc hẳn có nhiều mẹ bỉm quan tâm sau sinh có được ăn dưa leo không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được nguồn nghiên cứu khoa học nào chứng minh sản phụ sau sinh không được ăn dưa leo.

Tuy nhiên, để an toàn sức khoẻ cho bản thân và em bé, bạn không được ăn nhiều dưa leo sau sinh nhé. Mặc dù dưa leo có nhiều chất dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn. Nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên ăn 1-2 trái/ tuần thôi.

Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng, đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có vấn đề sức khoẻ… nếu muốn ăn dưa leo hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chính xác nhất tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn lựu được không và những điều mẹ cần lưu ý

Những chất dinh dưỡng có trong 100g dưa leo

Ăn dưa leo có tác dụng gì và ăn dưa leo có giảm cân không?
Ăn dưa leo có tác dụng gì và ăn dưa leo có giảm cân không?

Bên cạnh vấn đề sau sinh ăn dưa leo được không; chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến nguồn dinh dưỡng có trong dưa leo đúng không? Trong 100g dưa leo, bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 95.2g
  • Năng lượng: 15kcal
  • Protein: 0.65g
  • Chất béo: 0.11g
  • Chất xơ: 0.5g
  • Đường: 1.67g
  • Canxi: 16mg
  • Sắt: 0.28mg
  • Magie: 13mg
  • Phốt-pho: 24mg
  • Kali: 147mg
  • Natri: 2mg
  • Kẽm: 0.2mg
  • Đồng: 0.041mg
  • Mangan: 0.079mg
  • Selen: 0.3µg
  • Fluor: 1.3µg
  • Vitamin C: 2.8µg
  • Vitamin B1: 0.027mg
  • Vitamin B2: 0.033mg
  • Vitamin B3: 0.098mg
  • Vitamin B6: 0.04mg
  • Vitamin A: 5 µg
  • Vitamin K: 16.4 µg
  • Folate: 7 µg
  • Choline: 6 µg
  • Carotene: 45 µg

Bạ có thể tham khảo vấn đề sau sinh ăn bưởi được không cùng với chủ đề sau sinh ăn dưa leo được không để làm giàu thêm thực đơn sau sinh nhé.

Phụ nữ ăn dưa leo có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Dưới đây là những lợi ích mà loại thực phẩm này mang đến cho sức khoẻ của bạn:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Dưa leo giúp giảm lượng đường trong máu nhờ đó có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường.
  • Tốt cho xương và tim mạch: Dưa leo chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali và magiê rất tốt cho sức khỏe xương và tim của chúng ta.
  • Đẹp da: Dưa leo có vitamin C và K tốt cho sức khỏe làn da. Nếu bạn đắp trực tiếp các lát dưa leo lên da sẽ làm dịu da, giảm sưng tấy và kích ứng da.
  • Ngăn ngừa táo bón: Hàm lượng nước trong dưa leo giúp bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, điều này cũng giúp duy trì sức khoẻ đường ruột và ngăn ngừa táo bón.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Dưa leo rất giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, phổi và các bệnh tự miễn. Dưa leo cũng làm giảm các triệu chứng lão hóa trên da.
  • Giảm cân: Bạn đang thắc mắc ăn dưa leo có giảm cân không? Câu trả lời là ăn dưa leo có giảm cân sau sinh bạn nhé. Vì trong dưa leo có lượng calo thấp, hàm lượng nước và chất xơ cao nên rất tốt cho việc giảm cân.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

Những lưu ý khi tiêu thụ dưa leo sau sinh

Dưa leo là loại thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nên cẩn thận khi ăn
Dưa leo là loại thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nên cẩn thận khi ăn

Sau khi bạn đã biết sau sinh ăn dưa leo được không; bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi tiêu thụ thực phẩm này:

  • Nên dùng cả vỏ khi ăn: Vỏ dưa chuột chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy bạn nên dùng cả vỏ để đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này.
  • Nên chọn nơi uy tín để mua: Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán dưa leo có tiêm hoá chất không an toàn cho sức khoẻ. Do đó, bạn nên chọn nơi uy tín để mua dưa leo nhé.
  • Cẩn thận khi tiêu thụ dưa leo: Loại thực phẩm này là một trong những loại có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Do đó, bạn cần cẩn thận khi tiêu thụ dưa leo để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu nên cẩn thận: Dưa leo chứa hàm lượng vitamin K có tác dụng đông máu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm này.

[inline_article id=326330]

Như vậy bạn đã biết sau sinh không được ăn dưa leo quá nhiều rồi. Nếu bạn muốn ăn dưa leo thì nên ăn với lượng vừa phải và nên chọn nơi uy tín để mua nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn dưa leo được không.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

Với những cặp vợ chồng Tân Mùi 1991 đang mong “tin vui” có lẽ sẽ rất quan tâm đến chủ đề này. Vậy tuổi Tân Mùi sinh con năm 2024 có hợp không? Muốn biết năm 2024 là năm con gì sinh con có tốt không thì hãy cùng MarryBaby bàn luận trong bài viết này nhé.

Tử vi của tuổi Tân Mùi 1991 và Giáp Thìn 2024

1. Tử vi tuổi Tân Mùi 1991

  • Mệnh: Lộ Bàng Thổ (Đất nằm trên đường đi)
  • Tương sinh: Mệnh Hoả và Kim
  • Tương khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Cầm tinh: Con dê
  • Tuổi: Tân Mùi
  • Tam hợp: Hợi – Mão – Mùi
  • Tứ xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

[inline_article id=988]

2. Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

  • Mệnh: Phú Đăng Hoả (Lửa ở ngọn đèn)
  • Tương sinh: Mệnh Mộc và Thổ
  • Tương khắc: Mệnh Thuỷ và Kim
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 là năm con gì mệnh gì, hợp tuổi nào? Có nên sinh con không?

Tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 có tốt không?

Năm 2024 là năm con gì sinh con có tốt không? Năm 2024 là năm con rồng tốt để sinh con
Năm 2024 là năm con gì sinh con có tốt không? Năm 2024 là năm con rồng tốt để sinh con

Để bàn luận về vấn đề này, chúng ta cần xét trên 3 phương diện gồm: Ngũ hành tương sinh – Địa chi tương hợp – Thiên can tương hợp. Chúng ta hãy cùng xét từng yếu tố ở dưới đây nhé.

1. Ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh được cho là yếu tố đầu tiên để xét tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có đẹp không. Yếu tố này dựa trên sự tương sinh và tương khắc của 5 ngũ hành gồm Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.

Cách tính điểm của yếu tố thứ nhất này được tính như sau: nếu ba mẹ và con có mệnh tương sinh được cho là Cát (tính 2 điểm). Ba mẹ và con có mệnh không tương sinh cũng không tương khắc là Bình hoà (tính 1 điểm). Còn ba mẹ và con tương khắc là Hung (tính 0 điểm).

Dựa vào cách tính trên, ba mẹ tuổi Tân Mùi có mệnh là Thổ. Con tuổi Giáp Thìn có mệnh là Hoả. Như vậy theo Ngũ hành tương sinh, Hoả sinh Thổ tức là Cát. Do đó, yếu tố này ta tính 2 điểm cho sự tương hợp giữa mệnh ba mẹ và con.

[inline_article id=285649]

2. Thiên can tương hoá

Bên cạnh yếu tố Ngũ hành tương sinh, thì Thiên can tương hợp sẽ là yếu tố thứ hai để chúng ta xét tuổi Tân Mùi sinh con năm 2024 thế nào. Theo cách tính của người Trung Hoa, chúng ta có 10 Thiên can được gắn liền với 12 con giáp.

Dựa theo đó, ta có cách tính sự hoà hợp giữa tuổi ba mẹ và con cái như sau: nếu ba mẹ và con có Thiên can tương hoá là Cát (tính 1 điểm). Ba mẹ và con có Thiên can không tương hoá cũng không tương xung là Bình hoà (0.5 điểm). Con ba mẹ và con tương xung lẫn nhau là Hung (tính 0 điểm).

Như vậy, chúng ta có Thiên can của ba mẹ là Tân. Thiên can của con là Giáp. Theo cách tính của người Trung Hoa, Tân và Mùi là hai Thiên can không tương hoá và tương xung lẫn nhau, tức là Bình Hoà. Do đó, yếu tố này ta tính 0.5 điểm.

[inline_article id=324372]

3. Địa chi tương hoá

Yếu tố cuối cùng để xét tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 Giáp Thìn là Địa chi. Theo người Trung Hoa, chúng ta có 12 Địa chi tương ứng với 12 con giáp có thể có thể tương hợp, tương hại hoặc tương phá lẫn nhau.

Theo đó, nếu ba mẹ và con có Địa chi hợp với nhau tức là Cát (tính 2 điểm). Ba mẹ và con có Địa chi không hợp cũng không phá nhau tức là Bình hoà (tính 1 điểm). Cuối cùng là ba mẹ và con có Địa chi xung khắc lẫn nhau là Hung (tính 0 điểm).

Dựa vào cách tính trên, chúng ta có Địa chi của ba mẹ là Mùi. Địa chi của con là Thìn. Như vậy Địa chi của ba mẹ và con nằm trong tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, tức là Hung. Ở yếu tố này, chúng ta tính 0 điểm.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, dựa vào 3 yếu tố được xét ở trên ba mẹ tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 Giáp Thìn vẫn tốt. Vì tổng điểm của 3 yếu tố được xét đạt 2.5/5 điểm. Đây vẫn là một số điểm tốt để ba mẹ tuổi Tân Mùi quyết định sinh con năm 2024.

[/key-takeaways]

[inline_article id=278401]

Tuổi Tân Mùi sinh con năm 2024 tháng nào đẹp?

Năm 2024 là năm con gì sinh con có tháng tốt không? Năm con rồng sinh con tháng nào cũng tốt
Năm 2024 là năm con gì sinh con có tháng tốt không? Năm con rồng sinh con tháng nào cũng tốt

Như vậy ba mẹ tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 là tốt. Nhưng nếu ba mẹ biết sinh con 2024 tháng nào đẹp thì sẽ tốt hơn nữa. Dưới đây là các tháng đẹp để tuổi Tân Mùi sinh con năm 2024:

  • Tháng 1: Con học giỏi, lớn lên sẽ thành công.
  • Tháng 2: Con sẽ gặp được nhiều may mắn và được mọi người kính nể.
  • Tháng 3: Con là người thông minh và có chí lớn.
  • Tháng 4: Con là người kiết xuất và có ý chí kiên vững.
  • Tháng 5: Con là người nóng nảy nhưng lại cương trực.
  • Tháng 6: Nếu con nuôi chí lớn sẽ không gặp khó khăn trong sự nghiệp.
  • Tháng 7: Con là người tài giỏi nên sẽ có công danh toại nguyện.
  • Tháng 8: Con là người tài giỏi, phong lưu và nhã nhặn.
  • Tháng 9: Con là người quyết đoán, chu đáo và hoà nhã.
  • Tháng 10: Con là người thiếu chủ đông. Do đó, con cần phải chủ động và dũng cảm đương đầu với khó khăn thì mới thành công.
  • Tháng 11: Con phải là người có chí lớn và chịu học hỏi thì mới có thể thành công.
  • Tháng 12: Con phải phải nuôi chí lớn và học tính kiên nhẫn thì sẽ gặt hái được thành công như ý.

[inline_article id=278272]

Như vậy ba mẹ tuổi Tân Mùi 1991 sinh con năm 2024 Giáp Thìn rất hợp tuổi. Năm 2024 là một năm đẹp để sinh con. Nếu bạn đang có ý định sinh con năm này thì hãy lên kế hoạch từ bây giờ nhé.

[recommendation title=””]

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

[/recommendation]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không và cách điều trị hiệu quả như thế nào?

Ngoài ra, có nhiều người lo sợ bệnh trĩ khi mang thai sẽ theo họ suốt khoảng đời còn lại. Vậy bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Hãy bình tĩnh lại và đọc hết bài viết này để có câu trả lời cũng như có thêm mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu nhé.

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không?

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Câu trả lời là tình trạng trĩ khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh con. Mặc dù bệnh trĩ rất khó chịu và gây ra nhiều xấu hổ cho bạn, nhưng hãy yên tâm, biến chứng thai kỳ này vô hại và sẽ tự khỏi ngay sau khi bạn sinh con.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở trên hoặc gần hậu môn. Các tĩnh mạch bị sưng có thể nằm ở hậu môn (trĩ ngoại) hoặc bên trong trực tràng, phần từ ruột già dẫn đến hậu môn (trĩ nội). Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai thường dễ kiểm soát bằng các cách làm co búi trĩ cho bà bầu tại nhà.

Đây là một biến chứng thai kỳ khá phổ biến chiếm khoảng 30-40% phụ nữ mang thai. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ ba. Thậm chí, bệnh trĩ còn có thể kéo dài đến một tháng sau khi bạn sinh con.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày? Đó là dấu hiệu gì?

Nguyên nhân dẫn đến bị trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai
Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ xuất hiện khi áp lực đè lên vùng xương chậu và phần dưới của đường tiêu hóa là phần ruột. Các áp lực này khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng lên. Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai là do các yếu tố sau:

  • Tăng lượng máu: Lượng máu trong cơ thể thai phụ bị tăng lên khi mang thai để nuôi thai nhi lớn lên. Điều này khiến cho tĩnh mạch trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để tuần hoàn nhiều máu hơn trong cơ thể.
  • Thai nhi đang phát triển: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng xương chậu và ruột của người mẹ. Trọng lượng tăng lên mỗi ngày của thai nhi sẽ đè lên các tĩnh mạch ở hậu môn khiến máu không thể tuần hoàn khắp cơ thể. Do đó, máu chảy chậm lại và bị đọng lại gây sưng tấy bên trong tĩnh mạch.
  • Táo bón: Bạn có thể bị bệnh trĩ khi mang thai là do chứng táo bón thai kỳ xuất hiện bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến vấn đề phân trong đường ruột ngày càng nhiều, làm chèn ép các tĩnh mạch ở hậu môn khiến chúng khó tuần hoàn máu hơn. Hơn nữa, việc bạn bị căng thẳng do vấn đề khó khăn khi đi đại tiện cũng tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch.

Liên quan đến vấn đề bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về thuốc trị táo bón cho bà bầu trên MarryBaby nhé.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Đôi khi, bạn có thể bị trĩ khi mang thai mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu bạn có dấu hiệu bị trĩ thì có thể sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau hậu môn khi đi đại tiện
  • Ngứa trong và xung quanh hậu môn
  • Đau dữ dội do búi trĩ nội rơi ra ngoài hậu môn (sa búi trĩ).
  • Bị chảy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau hậu môn (thường là do trĩ nội).

[key-takeaways title=””]

Khi thấy phân có máu, bạn có thể lo lắng nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trực tràng do trĩ nội thường vô hại. Mặc dù vậy, bạn cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ. Vì tình trạng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể là một vấn đề cảnh báo nguy hiểm cho sức khoẻ.

[/key-takeaways]

Bà bầu bị trĩ phải làm sao đây?

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bà bầu có thể tự khỏi bị trĩ nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Vậy nếu bà bầu bị trĩ thì phải làm sao? Dưới đây là các cách làm co búi trĩ cho bà bầu tại nhà:

1. Biện pháp giảm táo bón

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ khi mang thai sẽ hết khi kiểm soát được táo bón
Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ khi mang thai sẽ hết khi kiểm soát được táo bón

Đi tiêu mỗi ngày theo một giờ cố định là một trong những cách làm co búi trĩ cho bà bầu hữu hiệu. Bên cạnh đó, khi bạn đi đại tiện thì không nên rặn nhiều sẽ ít gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Ngoài ra, để giảm tình trạng táo bón thai kỳ thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống như sau:

  • Uống 8-12 ly nước mỗi ngày.
  • Bổ sung 25-30 gram chất xơ mỗi ngày.
  • Dùng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

2. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu tại nhà

Các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu cần phải được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn thực hiện. Bạn có thể thử các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu tại nhà bằng cách thoa lên hậu môn hoặc dùng nước nóng như sau:

  • Giảm ngứa và đau: Thoa chiết xuất cây phỉ vào búi trĩ.
  • Giảm đau hoặc khó chịu do trĩ: Thoa lô hội nguyên chất hoặc dầu dừa lên hậu môn.
  • Dùng nước ấm để co búi trĩ: Bạn có thể thử tắm ngồi hoặc ngồi trong bồn nước ấm. Biện pháp này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và thư giãn các cơ căng xung quanh hậu môn.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn không thể làm gì để giảm áp lực tăng lên cơ thể do thai nhi đang phát triển. Nhưng để giảm tình trạng bệnh trĩ thai kỳ, bạn có thay đổi thói quen để kiểm soát bệnh lý như sau:

  • Nếu phải ngồi lâu: Khi bạn ngồi, bạn hãy sử dụng một chiếc gối hình tròn lót dưới ghế.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Khi ngồi làm việc tầm 1 tiếng, bạn nên đứng lên đi lại để vừa thư giãn vừa cho cơ thể vận động. Bạn cũng nhớ cho mình giấc ngủ trưa ngắn bằng cách nằm nghiêng để giảm áp lực lên vùng xương chậu và ruột.
  • Đừng căng thẳng hoặc đi đại tiện quá lâu nếu bị táo bón: Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc giảm táo bón qua chế độ ăn uống và sinh hoạt.

>> Xem thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

Như vậy bạn đã biết bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không rồi phải không? Thông thường, bệnh trĩ khi mang thai có thể tự khỏi sau khi sinh con nếu bạn kiểm soát được bệnh lý. Nếu thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý. Đồng thời, khi bạn đã áp dụng các cách làm co búi trĩ cho bà bầu và mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thêm nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Nhưng nếu chẳng may, con yêu của bạn vẫn chưa xoay đầu khi đã đến gần ngày sinh thì sao? Có lẽ, bạn đang rất hoang mang phải không? Đừng lo quá, bạn hãy đọc bài viết này để biết cách phải làm sao nhé.

Mẹ bầu phải làm sao khi thai nhi không quay đầu?

Nếu chẳng may, ở tuần 37 thai nhi vẫn không quay đầu thì làm sao? Trước hết, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ các biện pháp sau:

  • Xoay thai nhi trong tử cung về tư thế đúng
  • Lên kế hoạch sinh mổ chủ động

1. Xoay thai nhi trong tử cung

Bác sĩ sẽ làm gì khi thai nhi không quay đầu? Bác sĩ sản khoa sẽ áp dụng các kỹ thuật xoay đầu sau:

1.1 Sử dụng âm thanh để kích thích thai nhi

Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé
Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé

Ngoài cách trên, bác sĩ có thể khuyên mẹ nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, tiếp xúc với ánh sáng để khiến thai nhi thích thú. Khi ở trong tử cung, thai nhi có thể nghe thấy âm nhạc, nhìn thấy những thay đổi ánh sáng qua da và thậm chí nghe thấy giọng nói của bạn.

Bạn có thể thử đặt tai nghe lên bụng, hướng về phía dưới để xem điều này có thu hút thai nhi không. Hoặc khi bạn chườm đá lạnh lên phần bụng trên, nơi đầu của thai nhi để bé thấy lạnh, di chuyển ra xa và quay đầu hướng xuống dưới.

1.2 Thực hiện một số bài tập hỗ trợ bé quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu làm gì để thay đổi tư thế? Đôi khi, bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số bài tập để thai nhi cử động và thay đổi tư thế nếu không gây hại cho hai mẹ con. Những bài tập này sẽ giống với các bài tập yoga. Với cách thực hiện, bạn nên hỏi bác sĩ hướng dẫn mình để có tư thế đúng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và có gây chuyển dạ không?

1.3 Phương pháp xoay thai nhi ECV (External cephalic version)

Bác sĩ làm gì khi thai không quay đầu

Phương pháp này giúp xoay thai nhi không xâm lấn để cải thiện cơ hội sinh con qua ngả âm đạo. Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là khi thai nhi được 36 đến 38 tuần.

Khi thực hiện phương pháp này yêu cầu phải có 2 bác sĩ. Trong đó, một bác sĩ sẽ phụ trách nâng mông của thai nhi lên ở tư thế hướng lên và bác sĩ thứ hai sẽ tạo áp lực qua thành bụng lên tử cung người mẹ để xoay đầu thai nhi về phía trước hoặc phía sau. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của em bé để đảm bảo em bé vẫn ổn. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể về nhà.

Những rủi ro của phương pháp ECV bao gồm:

  • Sinh non.
  • Vỡ ối sớm.
  • Sinh mổ cấp cứu
  • Mất máu cho bạn hoặc con bạn.
  • Thai nhi có thể quay trở lại vị trí ngôi mông.

>> Xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa?

[key-takeaways title=””]

Mặc dù các phương pháp quay đầu thai nhi ở trên không gây hại nhưng bạn cũng không nên tự thực hiện ở nhà. Khi thực hiện các phương pháp trên cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc do bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn làm. Tuy nhiên, các cách trên đôi khi cũng không mang đến hiệu quả như mong muốn.

[/key-takeaways]

Liên quan đến vấn đề làm gì khi thai không quay đầu; bạn có thể tìm hiểu thêm thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu & dấu hiệu ngôi thai ngược  trên MarryBaby nhé.

2. Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai không quay đầu? Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai nhi không quay đầu? Sau khi bạn sĩ thực hiện các phương pháp xoay đầu nhưng không thành công. Bác sĩ có thể chỉ định bạn chọn phương pháp sinh mổ chủ động hoặc sinh thường.

Với trường hợp thai nhi có ngôi mông ngược thì chọn phương pháp sinh mổ chủ động sẽ an toàn cho thai nhi hơn việc sinh thường.

Tuy nhiên, cũng có một số sản phụ dự định sinh thường nhưng trong quá trình sinh lại phải chuyển qua sinh mổ. Nếu điều này xảy ra sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng cho bạn.

Sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Nhau thai đang ở đâu
  • Kích thước của thai nhi
  • Cấu trúc xương chậu của mẹ
  • Vị trí chính xác của thai nhi trong bụng mẹ
  • Lịch sử sinh mổ của mẹ trong những lần trước đó

>> Bạn có thể xem thêm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?
Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?

Bên cạnh việc tìm hiểu các cách làm gì khi thai nhi không quay đầu; thì không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể cho bạn biết nguyên nhân nào thai nhi không quay đầu. Nhưng nhìn chung, thai nhi không quay đầu do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Nhau thai tiền đạo: Nhau thai che phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung.
  • Lượng nước ối trong tử cung: Người mẹ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
  • Dị tật thai nhi: Thai nhi bị dị tật bẩm sinh khiến đầu không thể quay xuống được.
  • Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai: Điều này có thể khiến thai nhi không thể quay đầu đúng vị trí.
  • Bé sinh non: Bé sinh non chào đời trước 37 tuần nên chưa kịp quay đầu đúng vị trí trước sinh.
  • Tử cung bất thường: Tử cung có hình dạng không bình thường hoặc có sự phát triển bất thường như u xơ tử cung. Thông thường, tử cung có hình dạng như một quả lê lộn ngược. Nếu tử cung có hình dạng khác có thể sẽ không có đủ chỗ cho thai nhi di chuyển vào vị trí trước sinh.

>> Xem thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không?

Không phải lúc nào những phương pháp quay đầu cho thai nhi cũng hiệu quả. Nhưng thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không? Nếu chẳng may, các cách làm gì khi thai không quay đầu kém hiệu quả, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho các rủi ro sau:

1. Trường hợp sinh mổ

Một số thai nhi không quay đầu có thể được sinh an toàn qua đường âm đạo. Nhưng thông thường bác sĩ sẽ chọn đỡ đẻ bằng phương pháp sinh mổ cho an toàn. Tuy nhiên, khi sinh mổ bạn sẽ có thể gặp rủi ro như:

2. Trường hợp sinh thường

Nếu bạn vẫn chọn sinh thường dù biết thai nhi không quay đầu thì có thể gặp phải các biến chứng sau:

  • Thai nhi bị gãy xương hông hoặc xương đùi.
  • Thai nhi bị chấn thương trong hoặc sau khi sinh.
  • Thai nhi cũng có thể bị gặp vấn đề với dây rốn. Chẳng hạn như, dây rốn có thể bị xẹp trong quá trình sinh nở có thể gây tổn thương thần kinh và não do thiếu oxy.

[inline_article id=281706]

Như vậy, bạn đã biết phải làm gì khi thai nhi không quay đầu rồi phải không? Trước hết, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để có được phương án tốt nhất tuỳ vào mỗi trường hợp nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu đơn giản và nhanh nhất tại nhà

Tất cả những điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề bà bầu bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

Theo một nghiên cứu trên 104 phụ nữ mang thai với 66 phụ nữ ở trong tam cá nguyệt thứ ba cho thấy gần 72% phụ nữ mang thai đối mặt với chứng rối loạn tiêu hóa trong ba tháng đầu tiên và khoảng 61% bầu gặp lại trường hợp tương tự trong tam cá nguyệt thứ ba. (1)

Để giúp bạn khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai, MarryBaby xin gợi ý cho bạn những mẹo hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu dưới đây.

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Mỗi ngày, bạn cần đảm bảo uống đủ nước chính là mẹo cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu nhanh nhất tại nhà. Tốt nhất, sau khi thức dậy bạn nên uống một ly nước và duy trì uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày.

Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây tùy theo sở thích cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh sử dụng những loại nước uống không hợp vệ sinh vì có thể gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

2. Uống nước ấm

Thói quen uống nước ấm sẽ giúp giải quyết “êm đẹp” chứng khó tiêu và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá khi mang thai.

Ngoài ra, nếu bạn đang có bữa tại nhà hàng hoặc một bữa tiệc; thì hãy nhớ uống một ly nước ấm có vắt nửa quả chanh sau bữa ăn để tiêu hoá được tốt hơn.

>> Xem thêm: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì

3. Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy... phải làm sao?
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy… phải làm sao?

Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám… đều là những thực phẩm giàu chất xơ. Các thực phẩm này chính là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hữu hiệu.

Hầu hết các thai phụ chỉ tiêu thụ khoảng 16-17g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này lại thấp hơn so với lượng chất xơ một thai phụ cần bổ sung mỗi ngày theo như khuyến cáo của các chuyên gia (2).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

4. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Trước khi mang thai, bạn thường có thói quen chỉ ăn ba bữa chính trong một ngày. Nhưng trong thai kỳ, bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đó chính là mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu nhanh nhất tại nhà đấy nhé.

Khi tiêu thụ thức ăn, bạn nên ăn chậm rãi, nhai kỹ và không nên nuốt chửng thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ chiên. Vì những thức ăn này không tốt cho sức khỏe đường ruột của thai phụ.

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng và táo bón thì nên ăn gì? Mời bạn tham khảo thêm tại đây.

5. Ăn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Mang thai là thời điểm bạn nên nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Vì đó chính là một trong những mẹo giúp chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hiệu quả nhất. Mỗi bữa ăn, bạn nên ưu tiên chọn tiêu thụ những thực phẩm tươi sống hơn là những thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những thực phẩm hữu cơ không phun thuốc trừ sâu để chế biến món ăn. Những loại thực phẩm này sẽ rất an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi cũng như ngăn ngừa các vấn đề gây dị tật thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để sớm có tim thai và những thực phẩm mẹ cần đưa vào thực đơn

6. Tập thể dục mỗi ngày

Một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu chính là tập thể dục mỗi ngày. Bởi vì, việc bạn ngồi yên một chỗ cả ngày cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành khí dư trong hệ tiêu hoá. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn hoặc yoga sẽ giúp bạn giảm chứng đầy hơi hoặc các vấn đề về dạ dày khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

7. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái

Có lẽ bạn đang rất bất ngờ vì điều này cũng được cho là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu phải không? Bởi vì, khi bạn mặc quần áo chật khi mang thai có thể gây áp lực lên bụng, làm tăng sự tích tụ khí gây ra cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi mang thai nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu uống trà bí đao được không? Câu trả lời không thể ngờ hãy xem ngay

8. Lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà là gì?

Táo bón trong thai kỳ là điều khó tránh khỏi ở hầu hết phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, bạn có nên uống thuốc nhuận tràng hay không? Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để làm mềm khi bị táo bón trong thai kỳ.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nhuận tràng thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để tốt cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nhuận tràng nào (3).

[inline_article id=325496]

Như vậy bạn đã biết được những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu rồi. Hy vọng với những cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà này sẽ giúp ích cho thai kỳ của bạn.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

Để biết tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 Giáp Thìn sinh con có hợp tuổi không; chúng ta cần xét ở nhiều khía cạnh gồm Ngũ hành tương sinh – Thiên Địa – Can chi và cả tử vi của hai tuổi này.

Tử vi tuổi ba mẹ Quý Dậu 1993 và con Giáp Thìn 2024

1. Tử vi tuổi Quý Dậu 1993

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về tử vi của ba mẹ tuổi Quý Dậu 1993.

chồng 1993 vợ 1993 sinh con năm 2024

  • Mệnh: Kiếm Phong Kim (gươm gà)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thủy và Thổ
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Mộc
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tuổi: Quý Dậu
  • Tam hợp tuổi dậu 1993: Dậu – Sửu – Tỵ
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Liên quan đến vấn đề tuổi quý dậu sinh con năm 2024; bạn có thể tham khảo thêm về kế hoạch tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 trên MarryBaby nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1991 vợ 1993 sinh con năm 2024 là con rồng mang đến đại cát

2. Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Kế đến, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn những em bé sinh năm 2024 sẽ có tử vi ra sao trong phần dưới đây nhé.

quý dậu 1993 sinh con năm nào tốt
Tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm nào tốt? Quý Dậu sinh con năm 2024 được không?
  • Mệnh: Phú Đăng Hoả (lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Tam hợp: Thìn – Tý – Thân
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Vậy tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có hợp không? Chúng ta cùng khám phá trong phần dưới đây của bài viết nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con trai sinh năm 2024 có sự nghiệp công thành doanh toại

Ba mẹ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không?
Ba mẹ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không?

Ba mẹ tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có hợp không?

Như MarryBaby đã nói, để biết tuổi Quý Dậu sinh con trong năm 2024 thế nào chúng ta cần xét theo 3 yếu tố gồm Ngũ hành tương sinh – Thiên Can – Địa chi. Dưới đây sẽ là phần bình giải chi tiết bạn có thể tham khảo.

1. Xét yếu tố Ngũ hành

Theo Phong thuỷ – Ngũ hành tương khắc, nếu mệnh của ba mẹ và con hợp nhau được cho cho là Cát (tính 2 điểm). Ba mẹ và con không hợp không khắc nhau tức là Bình hoà (1 điểm). Ba mẹ và con không hợp mệnh nhau được cho là Hung (0 điểm).

Dựa theo cách tính điểm này, chúng ta cùng xét mệnh tương khắc của ba mẹ Quý Dậu muốn sinh con 2024 như sau:

[key-takeaways title=””]

  • Mệnh ba mẹ: Mệnh Kim
  • Mệnh con: Mệnh Hoả

Như vậy, mệnh của ba mẹ khắc với mệnh con được cho là điều Hung (tính 0 điểm).

[/key-takeaways]

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không bên cạnh vấn đề tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm 2024 có hợp tuổi không?

2. Xét yếu tố Thiên Can

Yếu tố thứ hai cần xét để kết luận tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 ra sao phải kể đến Thiên Can. Theo quan niệm Đông phương, nếu Thiên can của ba mẹ và con hợp nhau được cho là Cát (tính 1 điểm). Thiên can giữa ba mẹ và con không hợp không khắc nhau được cho là Bình Hoà (0.5 điểm). Nếu ba mẹ và con khắc nhau tức là Hung (0 điểm).

Dựa theo yếu tố này, chúng ta có cách tính điểm cho sự tương khắc của ba mẹ tuổi Quý Dậu và con tuổi Giáp Thìn như sau:

[key-takeaways title=””]

  • Thiên can của ba mẹ: Quý
  • Thiên can của con: Giáp

Như vậy, xét hai Thiên Can trên thì ba mẹ Quý và con Giáp không khắc cũng không hợp nhau. Hai Thiên can này được cho là bình hoà với nhau (0.5 điểm).

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng có tuổi Thân 1992 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

3. Xét yếu tố Địa chi

Yếu tố cuối cùng để có thể tổng kết cho vấn đề tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 có hợp không chính là Địa chi. Cũng tương tự như hai yếu tố trên, nếu ba mẹ hợp với con được cho là Cát (2 điểm). Ba mẹ không khắc không hợp là bình hoà (1 điểm). Còn ba mẹ khắc con tức là Hung (0 điểm).

Theo cách tính điểm trên, ba mẹ tuổi Quý Dậu muốn sinh con năm 2024 sẽ được tính như sau:

[key-takeaways title=””]

  • Địa chi của ba mẹ: Dậu
  • Địa chi của con: Thìn

Như vậy, Địa chi của ba mẹ và con không nằm trong tam hợp nhưng lại thuộc nhị hợp. Do đó, Địa chi của ba mẹ và con hợp nhau tức là Cát (2 điểm).

[/key-takeaways]

Dựa theo 3 yếu tố trên, điểm tương hợp của ba mẹ Quý Dậu và con Giáp Thìn là hợp nhau ở mức tương đối (2.5 điểm). Do đó, ba mẹ tuổi Quý Dậu 1993 có thể sinh con năm 2024 Giáp Thìn.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt và vợ chồng có hợp nhau không?

Ba mẹ tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 sẽ ra sao?

Ba mẹ tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 sẽ ra sao?
Ba mẹ tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm nào tốt? Ba mẹ có thể sinh con năm 2024 – 2027 đều tốt
  • Cuộc sống: Sau khi sinh con, cuộc sống của đôi bạn có thể sẽ gặp nhiều thử thách hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng vượt qua vì có quý nhân phù trợ và sẽ gặp nhiều may mắn.
  • Tình cảm: Sau khi sinh con Giáp Thìn, ba mẹ Quý Dậu sẽ được nhiều người yêu mến hơn. Thêm nữa, tình cảm vợ chồng đôi bạn cũng thêm phần thắm thiết hơn. Nhờ đó, gia đình sẽ thêm hạnh phúc và sung túc.
  • Công danh: Người tuổi Dậu rất thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng lại thiếu tự tin khi đứng trước khó khăn. Sau khi sinh con, bạn sẽ có thêm lòng dũng cảm và kiên định để quyết đoán vượt qua thử thách hơn trước. Nhờ đó, công danh của bạn cũng sẽ có thêm khởi sắc.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1990 vợ 1993 sinh con năm 2024 có hợp không?

Ba mẹ tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 tháng nào tốt?

Tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 Giáp Thìn có thể được xem là hợp tuổi với ba mẹ. Nhưng nếu con sinh vào tháng đẹp sẽ giúp cuộc đời của con thêm triển vọng về sau. Dưới đây là các tháng đẹp để sinh con năm 2024:

  • Tháng 1: Em bé sẽ rất có tài, học giỏi và thành công trong sự nghiệp.
  • Tháng 2: Em bé là người được kính trọng, có nhiều tài lộc và sự nghiệp vang danh.
  • Tháng 3: Con là người thông minh, tính tình ôn hoà và có chí lớn.
  • Tháng 4: Con là người có tài năng xuất chúng và ý chí hơn người.
  • Tháng 5: Con là người có tính khí nóng nảy nhưng lại rất cương trực.
  • Tháng 6: Con sẽ gặp nhiều khó khăn trong sự nghiệp. Nhưng nếu có ý chí thì sẽ thành công.
  • Tháng 7: Con là người tài giỏi hơn người nên sẽ tạo nên danh lợi lớn.
  • Tháng 8: Em bé là người kiết xuất hơn người, phong lưu và nhã nhặn.
  • Tháng 9: Em bé sẽ là người quyết đoán, chu đáo và hoà nhã.
  • Tháng 10: Con là người bị động. Nếu muốn thành công con phải dũng cam đương đầu với khó khăn.
  • Tháng 11: Con phải có chí lớn, chịu học hỏi thì mới có thể thành công.
  • Tháng 12: Em bé phải có chí lớn, kiên nhẫn sẽ gặt hái được thành công.

Ba mẹ tuổi quý dậu 1993 sinh con năm nào tốt?

Tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm nào tốt? Ngoài vấn đề tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024; nếu bạn muốn sinh thêm con thì nên sinh năm nào? Nếu bạn chưa thể sinh con năm 2024 hoặc muốn sinh thêm con thì hãy sinh con năm 2025, 2026 và 2027. Những năm sinh này sẽ tốt cho cuộc sống của bạn cũng như bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Như vậy, ba mẹ Quý Dậu có thể xem xét sinh con năm 2024. Đây là một năm đẹp sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho vợ chồng và con cái. Còn nếu bạn chưa thể sinh con năm 2024 thì vẫn có thể sinh vào những năm sau nữa nhé.

[inline_article id=323416]

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai với 7 nguyên nhân

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không? Bạn sẽ đỡ lo lắng hơn khi tìm hiểu những nguyên nhân gây trễ kinh dưới đây.

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?

1. Ăn kiêng và tập thể dục quá sức 

Trễ kinh có thể là do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và tập luyện. Điều này có thể do ảnh hưởng bởi các vấn đề sau:

  • Bị rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Bị giảm rất nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Thực hiện một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để hạn chế calo.
  • Đang trải qua quá trình tập luyện thể dục với cường độ cao như chạy marathon.

>> Bạn có thể xem thêm: Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy: Dấu hiệu mang thai hay bệnh lý nguy hiểm?

[key-takeaways title=””]

Khi có thể của bạn bị trễ kinh do việc giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục chính là nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát. Điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn không đủ nguồn lực để mang thai.

[/key-takeaways]

2. Hội chứng đa nang buồng trứng (Polycystic ovary syndrome – PCOS)

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể do bị PCOS
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể do bị PCOS

PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến cản trở khả năng rụng trứng. Vì thế, điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh 1 tháng. Thông thường, dấu hiệu của PCOS gồm:

  • Nổi mụn.
  • Tóc bị rụng.
  • Tăng cân nhiều hoặc khó giảm cân.
  • Lông mọc ở mặt hoặc trên cơ thể nhiều.

Nếu thấy các dấu hiệu trên bạn nên đi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán PCOS bằng cách kiểm tra các dấu hiệu và thực hiện các xét nghiệm y tế khi cần thiết. Để điều trị bệnh lý, bạn có thể được cho uống thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát các dấu hiệu.

Liên quan đến vấn đề 1 tháng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai và PCOS; bạn có thể xem thêm “buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?”  trên MarryBaby nhé.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Hiện nay thuốc tránh nội tiết thường có hai loại gồm: loại chứa nội tiết progestin và loại chứa nội tiết hai nội tiết progestin + estrogen. Do đó, khi bạn sử dụng thuốc tránh thai nội tiết liên tục có thể gây ra hiện tượng ra ít kinh hoặc trễ kinh 1 thang nhưng không có dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên, nếu bạn ngưng sử dụng thuốc có thể gặp phải hiện tượng ra máu kinh ít được gọi là ra máu kinh giả. Nguyên nhân là do, cơ thể của bạn không còn nhận được hormone từ thuốc dẫn đến mất cân bằng. Do đó, bạn cần tham vấn y kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai hoặc phương pháp tránh thai nào nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ

4. Bạn đang bị căng thẳng

Bạn trễ kinh do bị căng thẳng

Thông thường, khi bạn gặp phải những căng thẳng nhẹ thì sẽ không bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Một số ví dụ do căng thẳng quá mức dẫn đế trễ kinh gồm:

  • Trải qua sự “mất mát” lớn khi người thân qua đời.
  • Căng thẳng do áp lực về vấn đề biến cố lớn trong đời như đám cưới, ly hôn…
  • Đang phải ôn thi để chuẩn bị thi chuyển cấp hoặc thi Đại học, Cao học…
  • Đang bị căng thẳng do công việc, mất việc hoặc do môi trường văn phòng có nhiều bất công…

5. Bị các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm ở dưới cổ. Đây là một trong nhiều bộ phận ảnh hưởng đến nội tiết tố giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) đều có thể dẫn đến trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai.

6. Tiền mãn kinh

Giai đoạn chuẩn bị chuyển từ tuổi sinh sản sang tuổi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh (perimenopause). Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-2 năm hoặc vài năm. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể đổi từ 25 ngày trong tháng này sang 29 ngày trong tháng sau.

Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 40-50 tuổi mà thấy dấu hiệu trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai thì hãy nghĩ đó có thể do tiền mãn kinh. Giai đoạn này, bạn cũng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:

  • Mất ngủ
  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Phụ nữ mãn kinh có mang thai được không?”

[key-takeaways title=””]

Kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh là điều bình thường. Nhưng nếu  kinh nguyệt của bạn liên tục ra nhiều hoặc xuất hiện gần nhau hơn thì cần đi khám sức khỏe phụ khoa ngay nhé.

[/key-takeaways]

7. Ngưỡng tuổi mới bắt đầu dậy thì

Mới dậy thì cũng có thể gây trễ kinh

Khi bạn đang ở tuổi dậy thì và mới bắt đầu có kinh nguyệt thì có thể gặp phải trường hợp không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh 1 tháng. Thông thường, rất hiếm khi có người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định 28 ngày ngay khi mới bắt đầu có kinh.

Chúng ta phải trải qua vài năm mới có thể ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Điều này là do bé gái nữ ở tuổi dậy thì có trục vùng dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành. Vì trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn bị trễ kinh phải làm sao?

Như vậy bạn đã biết các nguyên nhân dẫn đến trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Nhưng nếu bạn bị trễ kinh phải làm sao? Trước hết, bạn cần thay đổi lối sống tốt hơn với chế độ ăn uống, tập luyện và tinh thần lành mạnh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì cần đi khám phụ khoa nhé:

  • Bạn thường xuyên bị trễ kinh (chu kỳ kinh của bạn thường trễ hơn 35 ngày)
  • Bạn không có kinh nguyệt trong 90 ngày.
  • Kinh nguyệt của bạn ra nhiều bất thường
  • Bạn bị xuất huyết âm đạo ở giữa kỳ kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn 21 ngày
  • Trong thời gian hành kinh bạn bị đau bụng dữ dội.
  • Thời gian hành kinh của bạn kéo dài hơn một tuần.

[inline_article id=148087]

Như vậy bạn đã biết vì sao trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai rồi. Nhưng nếu bạn bị bị trễ kinh phải làm sao? Hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt nếu thấy dấu hiệu thất thường thì hãy đi khám sức khỏe phụ khoa ngay nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 Giáp Thìn có hợp tuổi không?

Tuổi Canh Ngọ là những bạn sinh vào ngày 27/01/1990 đến 14/02/1991. Nếu vợ chồng tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 Giáp Thìn sẽ như thế nào? Để trả lời được vấn đề này chúng ta cần xem tử vi của các con giáp rồi mới kết luận được.

Tử vi tuổi Canh Ngọ 1990 và Giáp Thìn 2024

1. Xem tử vi tuổi Canh Ngọ 1990

Muốn biết vợ chồng Canh Ngọ sinh con năm 2024 có hợp không; chúng ta cần nắm rõ tử vi của tuổi này.

  • Mệnh: Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ)
  • Mệnh hợp: Mệnh Hoả và Kim
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Cầm tinh: Con ngựa
  • Tuổi: Canh Ngọ
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Nhị hợp: Ngọ – Mùi
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

2. Xem tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Năm 2024 là năm con gì? Những em bé Giáp Thìn sẽ có ngày sinh từ ngày 10/02/2024 đến ngày 28/01/2025. Tử vi của các em bé sẽ như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hoả (lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Thuỷ và Kim
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Nhị hợp: Thìn – Dậu
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Dựa vào tử vi, muốn biết tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không cần dựa vào 3 yếu tố gồm Ngũ hành – Thiên Can – Địa chi. Phần dưới đây của bài viết sẽ là phân tích cụ thể dựa trên 3 yếu tố này.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1990 vợ 1994 sinh con năm 2023 tốt hay xấu?

Tử vi tuổi Canh Ngọ 1990 và Giáp Thìn 2024
Chồng 1990 vợ 1990 sinh con năm 2024 tốt không?

Ba mẹ tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2024 Giáp Thìn tốt không?

1. Xét theo Ngũ hành

Ngũ hành trong phong thuỷ được chọn là yếu tố đầu tiên để xét về tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024. Trong yếu tố này, nếu ba mẹ có mệnh hợp con là Cát được tính 2 điểm. Ba mẹ không hợp không khắc mệnh con là Bình hoà tính 1 điểm. Còn mệnh ba mẹ khắc con nghĩa là Hung tính 0 điểm.

Dựa vào cách tính điểm này, ba mẹ Canh Ngọ có mệnh Lộ Bàng Thổ, tức mệnh Thổ. Con Giáp Thìn có mệnh Phú Đăng Hoả, tức mệnh Hoả. Xét theo đó, mệnh Thổ và mệnh Hoả là hai mệnh tương sinh nên hợp nhau. Yếu tố này, chúng ta tính 2 điểm.

2. Xét theo Thiên can

Bên cạnh yếu tố Ngũ hành, Thiên can sẽ là khía cạnh thứ hai để chúng ta xem xét tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2024. Trong chu kỳ 10 năm của Thiên can, nếu ba mẹ hợp với con tức là Cát được tính 1 điểm. Ba mẹ không khắc không hợp với con là Bình hoà được 0.5 điểm. Còn ba mẹ khắc con là Hung thì 0 điểm.

Dựa theo yếu tố này, ba mẹ Canh Ngọ có Thiên Can là Canh. Con Giáp Thìn có Thiên can là Giáp. Như vậy, Canh và Giáp là hai Thiên can xung khắc nhau, có nghĩa là Hung nên tính 0 điểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1990 vợ 1993 sinh con năm 2024 có hợp không?

3. Xét theo Địa chi

Yếu tố cuối cùng để tổng kết tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2024 Giáp Thìn là Địa chi. Trong chu kỳ 12 năm, nếu ba mẹ có Địa chi hợp với con cái được cho là Cát tính 2 điểm. Ba mẹ có Địa chi không hợp, không khắc con là Bình hoà tính 1 điểm. Còn ba mẹ khắc con là Hung thì 0 điểm.

Theo cách tính này, ba mẹ Canh Ngọ có Đia chi là Ngọ. Con Giáp Thìn có Địa chi là Thìn. Như vậy, Ngọ và Thìn là hai con giáp không tương khắc cũng không tương xung với nhau. Điều này có nghĩa là Địa chi của ba mẹ và con là Bình hoà chỉ tính 1 điểm.

[key-takeaways title=””]

Xét theo 3 yếu tố trên, ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 đạt 3 điểm. Điều này có nghĩa là ba mẹ tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2024 Giáp Thìn rất tốt và may mắn. Nếu bạn đang muốn sinh con năm này thì đừng chần chừ nhé.

[/key-takeaways]

Bên cạnh việc tìm hiểu tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024; bạn cũng có thể tham khảo thêm về tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2025 có hợp không  trên MarryBaby nhé.

Ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 nên sinh trai hay gái?

Ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 nên sinh trai hay gái?
Chồng 1990 vợ 1990 sinh con năm 2024 nên là con gái hay con trai?

Như vậy bạn đã biết tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 là một năm rất tốt đẹp và thuận lợi. Tuy nhiên, có thể bạn lại đang băn khoăn không biết nên sinh con trai hay con gái mới hợp nhất phải không?

Bạn đừng lo lắng về vấn đề này quá nhiều nhé. Bởi vì, con cái là tài lộc và món quà trời ban cho các cặp vợ chồng. Hơn nữa, nếu bạn sinh con trai năm 2024 sẽ rất thông minh, còn con gái thì may mắn. Do đó, nếu bạn sinh được con trai hay con gái cũng tốt và đều là món quý giá mà Ông Trời ban tặng.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Tuổi Canh Ngọ con năm 2024 tháng nào được mùa sinh?

Ba mẹ sinh con năm 2024 tháng nào được mùa sinh? Nếu tuổi Canh Ngọ 1990 muốn sinh con năm 2024 Giáp Thìn thì nên sinh vào các tháng sau:

  • Tháng 1: Con sinh ra học giỏi và thành công trong sự nghiệp.
  • Tháng 2: Con sẽ được kính nể và có sự nghiệp vang danh.
  • Tháng 3: Con là người thông minh và có chí lớn.
  • Tháng 4: Con là tài giỏi và ý chí kiên cường hơn người.
  • Tháng 5: Con là người có tính khí bộc trực, nóng nẩy nhưng cương quyết.
  • Tháng 6: Con muốn thành công thì phải nuôi ý chí kiên cường.
  • Tháng 7: Con học rất giỏi nên sẽ tạo nên công danh sự nghiệp lớn.
  • Tháng 8: Con là người phong lưu và nhã nhặn.
  • Tháng 9: Con là một người quyết đoán, hoà nhã và rất chu đáo.
  • Tháng 10: Nếu con muốn thành công thì phải học được sự dũng cam đương đầu với khó khăn.
  • Tháng 11: Con phải học được sự quyết tâm và khiêm nhường thì sẽ thành công.
  • Tháng 12: Con phải kiên nhẫn kiên nhẫn và có một ý chí lớn thì sẽ gặt được sự nghiệp như mong muốn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không?

Tóm lại, ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2024 Giáp Thìn rất tốt. Nếu bạn đã có ý định sinh con năm này thì đừng chần chờ nữa nhé. Năm 2024 là một năm đẹp nên dù bạn sinh con trai hay con gái cũng sẽ mang đến nhiều may mắn cũng như thuận lợi cho bạn và con cái sau này.

[inline_article id=289004]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau như thế nào?

Vậy cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai

1. Khi sắp có kinh, dấu hiệu đau ngực như thế nào?

Đau ngực là một trong những dấu hiệu sắp có kinh, thường xảy ra vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể cảm nhận sự khác nhau giữa đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai theo dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như sau (1):

  • Luôn cảm thấy ngực căng và sưng nghiêm trọng nhất trước mỗi kỳ kinh nguyệt và sau đó giảm dần khi có kinh.
  • Khi bạn dùng tay sờ vào ngực sẽ có cảm giác sưng to, đau âm ỉ, nặng nề và căng tức. Bạn thường cảm thấy đau nhiều hơn ở các vùng bầu ngực bên ngoài gần nách.

>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau bao lâu thì có kinh?

 2. Nếu có thai, cảm giác đau ngực như thế nào?

Bạn có thể cảm thấy đau ngực sau khi thụ thai được 1-2 tuần. Cơn đau có thể kéo dài đến 3 tháng đầu, giảm dần trong 3 giữa và tái lại trong 3 tháng cuối thai kỳ khi bạn gần tới ngày dự sinh. Đau ngực khi mang thai sẽ có cảm giác căng tức bầu ngực, dùng tay nhấn thấy đau nhói nhưng mức độ đau là khác nhau ở mỗi người.

Khi bạn bị đau ngực do mang thai sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Ngứa đầu ngực, nóng ran
  • Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.
  • Nốt sần quanh đầu ngực nổi rõ hơn.
  • Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sẫm màu.
  • Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

Liên quan đến vấn đề đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực khi có thai; bạn có thể xem thêm đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực  trên MarryBaby nhé.

Cảm giác đau ngực khi mang thai như thế nào

Nguyên nhân gây ra đau ngực trước kỳ kinh và có thai

Sau khi đã phân biệt được cơn đau ngực có thai và đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể quan tâm đến nguyên nhân gây ra hai trường hợp đau ngực trên.

1. Đau ngực tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến đau ngực tiền kinh nguyệt. Cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone estrogen vào đầu chu kỳ và đạt đỉnh điểm ngay trước giữa chu kỳ, khiến cho ống dẫn sữa tăng kích thước hơn.

Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone đạt đỉnh vào gần ngày thứ 21 (trong chu kỳ 28 ngày). Điều này cũng gây ra sự phát triển của các tiểu thùy vú (tuyến sữa). Hai nguyên nhân trên đã dẫn đến đau ngực trước kỳ kinh. Ngoài ra, vấn đề đau ngực này còn do nguyên nhân sau (1):

  • Di truyền trong gia đình
  • Dùng quá nhiều caffeine
  • Do có chế độ ăn nhiều chất béo
  • Bệnh u xơ vú
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Đau ngực tiền kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi người. Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn với nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhưng có thể giảm đối với phụ nữ dùng thuốc tránh thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không? “Yêu” khi “đèn đỏ” an toàn không?

2. Đau ngực do có thai

Nguyên nhân chính gây đau vú khi mang thai là do sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone. Ngoài ra còn do lớp mỡ bên trong ngực cũng ngày càng dày hơn, các ống dẫn trong tuyến sữa tăng số lượng và lưu lượng máu đến khu vực này cũng tăng lên (2).

Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này có thể sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể bạn điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố và đã quen dần với cảm giác đau (khi bạn tăng mức độ chịu đau). Trường hợp bạn vẫn cảm thấy đau ngực nhiều thì cũng có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng
  • Khó tiêu và ợ nóng
  • Bệnh cơ tim chu sinh
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Bệnh tim mạch vành (Coronary heart disease – CHD
  • Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis – DVT)

Bạn có thể xem thêm cách nhìn cổ tay biết có thai trên website MarryBaby bên cạnh cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai.

Đau ngực khi có thai như thế nào là nguy hiểm?

Đau ngực khi có thai như thế nào là nguy hiểm?

Khi bạn thấy dấu hiệu bị tê ở cánh tay hoặc đau ngực dai dẳng gây khó thở thì phải đi khám bệnh ngay (3). Vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý gây ra những nguy hiểm cho bạn và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ

Các biểu hiện có thai khác ngoài đau ngực

Ngoài cách phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai để nhận biết dấu hiệu mang thai sớm. Nếu bạn có thêm các dấu hiệu mang thai dưới đây thì hãy dùng que thử thai ngay để kiểm tra nhé.

[inline_article id=326113]

Như vậy bạn đã biết cách nhận biết dấu hiệu mang thai thông qua việc phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai. Nếu bạn cảm thấy mình bị đau ngực có thai kèm theo các biểu hiện có thai thì hãy dùng que thử thai để kiểm tra lại cho chính xác nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]