Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mỗi gia đình cần phải biết

Để phòng tránh những đau thương này, chúng ta cần trang bị cho bản thân cũng như gia đình những kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra. Hãy cùng MarryBaby trang bị những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần thiết này nhé.

Thuộc lòng 11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy   

Khi hoả hoạn xảy ra, bạn hãy nhớ thực hiện theo các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dưới đây để bảo vệ tính mạng. (1):

1. Luôn giữ bình tĩnh

Khi thấy đám cháy, nếu bạn mất bình tĩnh có thể tìm sai nguồn cháy dẫn đến dập lửa sai cách; thậm chí có thể giẫm đạp lên nhau. Điều này sẽ khiến cho vụ hoả hoạn lớn hơn và dễ dẫn đến “trường hợp xấu” hơn.

Vì thế, hãy giữ bình tĩnh truy tìm nguồn cháy ở khu vực nào, tìm cách dập tắt lửa, dò lỗi thoát an toàn để di chuyển và gọi đội phòng cháy chữa cháy 114 để hỗ trợ.

2. Tìm cách dập tắt và khống chế đám cháy

Bạn biết cách dập tắt và khống chế không để đám cháy lan rộng sẽ giúp cho việc cứu hộ dễ hơn và giảm thiệt hại cho tài sản. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy này được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngắt cầu dao điện aptomat.
  • Bước 2: Gọi ngay đến đội Phòng cháy chữa cháy 114.
  • Bước 3: Sơ tán mọi người xung quanh rời khỏi đám cháy.
  • Bước 4: Dập lửa bằng các thiệt bị phòng cháy chữa cháy gồm bình dập lửa, chăn lớn có thấm nước…
  • Bước 5: Nhanh chóng di chuyển các thiết bị hoặc vật dụng dễ bắt lửa có thể làm cho đám cháy lớn hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy

[key-takeaways title=””]

Sau khi bạn đã thực hiện các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ở trên mà không thể khống chế được đám cháy. Bạn hãy nhanh chóng tìm cách thoát thân để bảo toàn cho tính mạng nhé.

[/key-takeaways]

3. Hãy xác định một lối thoát hiểm an toàn nhất

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Tìm một chỗ thoát an toàn

Xác định lối thoát hiểm an toàn cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy không thể bỏ qua. Trong trường hợp có hoả hoạn xảy ra, bạn không nên cố lấy tài sản để bỏ chảy. Bạn hãy nhớ tính mạng bản thân là quý giá nhất. Trong lúc này, bạn nên làm những việc sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí đám cháy.
  • Bước 2: Nếu đám cháy xảy ra ở tầng trên, bạn hãy chạy ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển xuống tầng dưới.
  • Bước 3: Nếu đám chảy xảy ra ở tầng dưới, bạn hãy chạy lên các tầng trên.

[key-takeaways title=”Những lưu ý không được bỏ qua!”]

  • Tuyết đối không chui vào phòng và đóng cửa lại vì có thể khiến bạn hôn mê; thậm chí tử vong khi nhiễm khói độc.
  • Tuyệt đối không thoát hiểm bằng cầu thang máy trong tất cả các trường hợp hoả hoạn.

[/key-takeaways]

4. Biết cách mở cửa an toàn

Khi có hoả hoạn xảy ra, bạn cần cẩn thận khi mở cửa để thoát thân. Trước khi mở cửa, bạn cần dùng mu bàn tay để kiểm tra cánh cửa. Nếu thấy cảnh cửa ấm nóng tức là đã có đám cháy ở phía ngoài cửa. Tuyệt đối, bạn không nên dùng lòng bàn tay để kiểm tra cửa vì có thể gây thương tích dẫn đến khó khăn khi bò thoát hiểm.

Nếu khi bạn mở cửa, nhận thấy có lửa bùng lên và khói độc bay vào phòng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đóng chặt cửa lại, không được để hở cửa. Sau đó, bạn tìm cách thoát thân từ cửa sổ hoặc ban công. Tuyệt đối, bạn không được trốn vào nhà vệ sinh vì không gian nhỏ hẹp này có thể gây ngạt thở.

5. Không để bị nhiễm ngạt khói độc

Phần lớn các trường hợp tử vong do hoả hoạn là bị ngạt khói. Do đó, bạn cần dùng băng keo để dán kín các khe cửa và khăn thấm ướt nước để bịt mũi trong khi tìm cách thoát thân. Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng mà bạn cần nhớ.

Trong khi hoả hoạn xảy ra, bạn hãy tận dụng những nguồn nước xung quanh để nhúng ướt khăn. Chiếc khăn ướt sẽ trở thành chiếc mặt nạ phòng độc giúp bạn lọc không khí và dễ thở hơn khi có đám khói lớn xuất hiện.

Liên quan đến thông tin về các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, bạn có thể tìm hiểu thêm về những thông tin cơ bản về tình trạng hít khói độc.

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Chống bị nhiễm ngạt khói độc

6. Giữ cơ thể ở vị trí thấp nhất khi di chuyển khỏi đám cháy

Một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng tiếp theo chính là giữ cơ thể ở vị trí thấp nhất khi di chuyển. Bởi vì, làn khói độc từ đám cháy thường nhẹ hơn không khí. Do đó, khói sẽ bay lên cao. Nếu bạn di chuyển như cách đi thông thường thì sẽ hít phải khói độc.

Lớp oxy sẽ thấp hơn làn khói và thường ở gần sàn nhà. Để cơ thể có thể hít được oxy, bạn cần bò sát sàn nhà để thở. Bạn có thể di chuyển bằng cách cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

7. Luôn quan sát khi chạy khỏi đám cháy

Luôn tập trung quan sát không gian xung quanh khi di chuyển cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. Sự quan sát sẽ giúp bạn tìm được phương án thoát hiểm theo các trường hợp sau:

  • Men theo bờ tường để di chuyển đến nơi an toàn: Khi di chuyển, bạn hãy men theo bờ tường để giữ phương hướng trong khi không gian xung quanh chỉ toàn khói và lửa. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp bạn không bị xô ngã khi dòng người đang chạy náo loạn.
  • Nếu bạn ở tầng trệt: Nếu bạn ở tầng trệt có thể ra ngoài bằng cửa sổ thì hãy ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ cơ thể không bị va chạm mạnh. Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật để đập vỡ cửa ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh làm hại cơ thể.
  • Chạy ra chỗ thoáng như ban công và sân thượng để tìm cách thoát thân: Khi đám lửa bao vây căn hộ khiến bạn không thể thoát thân. Tốt nhất, bạn hãy tìm đến nơi thoáng hơn và sử dụng các thiết bị thoát hiểm để thoát thân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ hoặc ban công xuống. Bạn chỉ nên nhảy từ cửa sổ hoặc ban công xuống khi có người trợ giúp hoặc cảm thấy an toàn.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao nhanh lành?

8. Kêu cứu cũng là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

Trong trường hợp, bạn không còn cách nào thoát khỏi đám cháy bằng đường thoát hiếm thông thường hãy thực hiện những điều sau:

  • Dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để ra tín hiệu trong khi kêu cứu từ bên ngoài.
  • Gọi cho công an phòng cháy chữa cháy theo hotline 114 để cầu cứu.

9. Biết cách xử lý khi quần áo bị bén lửa

Trong lúc thoát hiểm khi có cháy, quần áo của bạn có thể bén lửa. Lúc này, bạn không nên chạy vòng vòng vì gió sẽ làm lửa bùng lớn hơn. Thay vào đó, bạn hãy nằm xuống lăn qua lăn lại để giảm bề mặt tiếp xúc với lửa.

Khi quần áo bén lửa, bạn tuyệt đối không được nhảy xuống hồ bơi hoặc hồ nước. Vì lửa của đám cháy có thể làm cho nước trong hồ bơi tăng nhiệt độ. Nếu bạn nhảy xuống hồ bơi hay hồ nước có thể làm cho cơ thể bị bỏng nặng hơn.

10. Nếu không thể thoát ra ngoài hãy biết cách bảo vệ bản thân

Bảo vệ bản thân khi có cháy

Trong trường hợp xấu nhất khi bạn không thể thoát ra khỏi đám cháy hãy biết cách bảo vệ bản thân. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy này được áo dụng như sau:

  • Dùng khăn mặt hoặc mảnh vải nhúng ướt nước rồi bịt lên mũi.
  • Tuyệt đối không núp dưới gầm giường vì đội cứu hộ sẽ khó tìm thấy bạn.
  • Tìm một phòng có cửa sổ để trú ẩn, từ đó đội cứu hộ có thể dễ dàng cứu giúp.
  • Dùng áo, khăn mền nhúng nước chèn kín khe hở của cửa không để khói độc tràn vào.

11. Hãy hợp tác với đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy

Khi bạn bị mắc kẹt trong đám cháy tại trung tâm thương mại, siêu thị hay nơi đông người, bạn hãy chú ý tìm đến các bảng exit chỉ dẫn lối thoát hiểm để tìm cách thoát thân. Nhất là, bạn hãy làm theo hướng dẫn của đội phòng cháy chữa cháy cũng là một kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng không được làm trái.

Những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần trang bị

Để những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thực hiện một cách dễ dàng, bạn cần trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà sau (2):

  • Mặt nạ phòng chống khói độc và khí độc.
  • Các thiệt bị phá dỡ tạo lối thoát như búa, rìu, kiềm…
  • Bình chữa cháy xách tay (bình khí CO2, bình bột MFZ).
  • Mỗi gia đình nên thiết lập một kế hoạch với sơ đồ thoát hiểm từ căn hộ ra nơi an toàn.
  • Lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động không dây (đầu báo cháy cảm biến nhiệt hoặc cảm biến khói) ở các tầng nhà.

Ngoài những thiết bị phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy; bạn cũng cần trang bị những kiến thức phòng tránh cháy nổ để giảm thiểu những thiệt hại khi có sự cố.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bí quyết “vàng” bảo vệ gia đình toàn diện mà bạn cần bỏ túi ngay!

Những lưu ý để phòng tránh cháy nổ tại nơi sinh sống

Mặc dù kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là cần thiết. Nhưng chúng ta cần phải chủ động trong việc phòng tránh cháy nổ tại nơi sinh sống. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ (3):

  • Hãy giáo dục về phòng cháy chữa cháy cho trẻ em: Dạy trẻ biết chuông báo khói kêu như thế nào và phải làm gì khi nghe thấy.
  • Lắp đặt đúng thiết bị báo động cháy nổ: Bạn cần kiểm tra thiết bị báo cháy mỗi tháng một lần và thay pin ít nhất mỗi năm một lần.
  • Lập kế hoạch liên lạc: Thiết lập kế hoạch liên lạc khẩn cấp trong gia đình và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết phải liên hệ với ai nếu họ không thể tìm thấy nhau.
  • Ghi chú cho mỗi thành viên gia đình khi có cháy: Bạn có thể ra những ghi chú cho những người trong gia đình khi có cháy thì cần làm gì. Khi có cháy, cần nhấn nút kiểm tra chuông báo khói hoặc hét lên “Cháy!“ để cảnh báo mọi người rằng họ phải thoát ra ngoài.
  • Các thành viên hãy nhớ phương án thoát hiểm của gia đình: Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết cách để thoát khỏi mọi phòng trong nhà bạn và biết địa điểm họp mặt gia đình bên ngoài nhà bạn.
  • Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước: Mỗi gia đình nên cho một kế hoạch thoát hiểm phù hợp với không gian sống. Bởi vì, khi hoả hoạn xảy ra khói có thể gây cản trở tầm nhìn trong ngôi nhà. Do đó, gia đình bạn cần học các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy qua các khoá đào tạo phòng cháy chữa cháy và nhớ các phương án thoát hiểm tại nơi đang sống. Nhất là, với những gia đình hiện đang sống ở khu chung cư hoặc toà nhà cao tầng.

Như vậy, bạn đã trang bị đầy đủ những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cũng như biết phải chuẩn bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho gia đình bạn. Hãy nhớ giữ an toàn cho bản thân và gia đình nhé!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn rau má được không? Mẹ bỉm ăn rau má cần lưu ý gì?

Đây là loại rau được sử dụng nhiều trong Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Do đó, các sản phụ vừa sinh con chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến sau sinh ăn rau má được không.

Sản phụ sau sinh ăn rau má được không?

Rau má (Centella asiatica) thường được coi là an toàn cho người sau sinh và thậm chí có thể có lợi cho sức khỏe của bạn như hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm, tăng cường tuần hoàn máu, và cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin C. Rau má cũng có thể giúp làm dịu cảm giác căng thẳng và mệt mỏi sau khi sinh.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ nên tiêu thụ rau má ở mức độ vừa phải bởi vì rau má có tính hàn. Nếu bạn ăn quá nhiều và liên tục trong 1 tháng có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.

Bạn cũng cần đảm bảo rau má được rửa sạch và chế biến an toàn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc phản ứng nào sau khi tiêu thụ rau má, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, rau má cũng có thể tương tác với một số loại thuốc theo toa, thảo dược và chất bổ sung. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh, uống thuốc hoặc dùng thực phẩm chức năng.

Lưu ý: Có rất ít hoặc không có thông tin về việc sử dụng rau má với các mẹ đang cho con bú. Vì thế, bạn nên tránh uống rau má nếu đang cho con bú. Trong trường hợp bạn sử dụng rau má để bôi ngoài da, hãy tránh bôi quanh vùng vú để tránh những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. (1) Tốt nhất, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống rau má nếu đang cho con bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết

Sản phụ ăn rau má có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Mẹ sau sinh ăn rau má được không?
Mẹ sau sinh ăn rau má được không?

Nếu sử dụng đúng cách, rau má có thể mang đến một số lợi ích dưới đây:

  • Thanh lọc cơ thể: Ăn rau má có thể giúp cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và chất béo dư thừa qua đường tiểu.
  • Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh: Chất chống viêm nhiễm và oxy hóa của rau má có tác dụng cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
  • Giảm lo lắng: Chất triterpenoid trong rau má cũng có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người.
  • Hỗ trợ hoạt động của tuần hoàn máu: Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.
  • Cải thiện khả năng nhận thức: Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tĩnh mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).
  • Phục hồi vết thương: Trong rau má có chứa triterpenoids có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương. Từ đó, nó giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.

Liên quan đến vấn đề sau sinh ăn rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm “sau sinh ăn rau dền được không?” trên MarryBaby nhé.

Một số bài thuốc mẹ bỉm có thể áp dụng từ rau má

Bên cạnh vấn đề sau sinh ăn rau má được không hay sau sinh uống rau má được không; bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian để chữa một số vấn đề về sức khoẻ:

Chữa táo bón sau sinh: Bạn hãy giã nát 30g lá rau má rồi vắt nước uống. Sau đó, bạn lấy bã rau má đắp lên rốn để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.

Chữa rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt: Bạn hãy xay 30-100g lá rau má lấy nước hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp bài thuốc này với lá kinh giới và rau sam.

Giảm tình trạng đau bụng và đau lưng do hành kinh: Nếu bạn muốn giảm bớt tình trạng bị hành kinh thì uống 2 muỗng cà phê (khoảng 15g) bột rau má khô mỗi ngày.

Chữa áp xe vú trong giai đoạn đầu: Khi bạn bị áp xe vú sau sinh thì hãy lấy một ít lá rau má và vỏ quả cau sắc nước uống. Nếu bạn uống được rượu thì có thể pha một chút để tăng thêm hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ ăn rau lang được không? Thắc mắc sẽ được sáng tỏ

Một số món ăn chế biến từ rau má mẹ có thể áp dụng

Nếu bạn đã biết sau sinh ăn rau má được không rồi; bạn có thể tham khảo thêm một số cách chế biến món ăn từ rau má dưới đây:

1. Canh rau má tôm khô

bà đẻ ăn rau má được không
Bà đẻ ăn canh rau má sau sinh được không?

a. Nguyên liệu:

  • 200g rau má nhặt sạch
  • 30g tôm khô
  • Gia vị thông thường

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn hãy ngâm tôm khô trong nước ấm khoảng 5-10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Sau khi nhặt rau má, bạn cần rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Bạn cho 600ml nước vào nồi chờ đến khi nước nóng thì cho tôm khô vào.
  • Bước 4: Sau khi nước sôi, bạn dùng vá vớt lớp bọt trên mặt nước và cho 200g rau má vào.
  • Bước 5: Bạn vẫn tiếp tục nấu canh rồi cho thêm 3 muỗng cà phê muối, 3 muỗi cà phê hạt nên và khuấy cho tan vị.
  • Bước 6: Bạn tiếp tục nấu canh thêm 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức món ăn.

Ngoài vấn đề sau sinh ăn canh rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm các món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng trên MarryBaby nhé.

2. Rau má xào thịt bò

rau má có tác dụng gì
Sau sinh ăn rau má xào được không?

a. Nguyên liệu:

  • 300g rau má
  • 200g thịt bò
  • 3 tép tỏi băm
  • Dầu ăn
  • Dầu hào
  • Gia vị thông thường

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau má nhặt sạch và ngâm nước muối trong 30 phút. Thịt bò rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
  • Bước 2: Bạn tiếp tục ướp thịt với 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh đường và ½ muỗng cà phê tiêu xay. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và ướp thịt trong 15 phút.
  • Bước 3: Bạn bắt chảo lên bếp và cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, chờ đến khi dầu nóng thì phi thơm tỏi băm.
  • Bước 4: Bạn điều chỉnh lửa lớn, rồi cho thịt ướp vào chảo đảo đều cho đến khi thịt săn lại và tắt bếp cho thịt ra dĩa.
  • Bước 5: Kế đến, bạn tiếp tục bắt chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho rau má vào và nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường.
  • Bước 6: Khi bạn thấy rau má đã chín thì cho phần thịt bò vừa xào vào, đảo đều tay, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

3. Nước rau má đậu xanh giải khát

Mẹ sau sinh uống rau má được không?
Mẹ sau sinh uống rau má được không?

a. Nguyên liệu:

  • 500g rau má
  • 200g đậu xanh
  • 2 trái dừa non

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau má nhặt bớt phần cọng, lấy phần lá, rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó, vớt ra để ráo nước và xắt nhỏ rau.
  • Bước 2: Đậu xanh ngâm nước từ 4-5 tiếng, sau đó hấp chín trong 30 phút.
  • Bước 3: Dừa non chặt lấy nước và lấy phần cơm dừa.
  • Bước 4: Bạn cho rau má ép lấy nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn dừa non và đậu xanh với nhau.
  • Bước 4: Bạn cho hỗn hợp dừa non và đậu xanh vào ly. Kế đến, bạn cho nước ép rau má lên trên và thưởng thức.

[inline_article id=324375]

Lưu ý khi sử dụng rau má

Khi ăn rau má, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

– Rửa sạch: Trước khi sử dụng, bạn nên rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất có thể bám vào rau.

– Chỉ sử dụng ở mức vừa phải: Để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên quá lạm dụng rau má, cần nên cân bằng dinh dưỡng bằng cách thay đổi những món ăn lành mạnh khác trong thực đơn hàng ngày.

– Thử dùng rau má với một lượng nhỏ trước: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược hoặc thực phẩm, bạn nên thử ăn rau má một lượng nhỏ để xem liệu có gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng với bạn hoặc bé không. Nếu có bất kỳ những phản ứng không mong muốn nào, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.

– Nên bảo quản rau má trong ngăn mát tủ lạnh để rau má giữ được độ tươi.

Nhớ rằng rau má thường được coi là an toàn khi sử dụng một cách đúng đắn và trong liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc lo ngại về việc sử dụng nó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Như vậy bạn đã biết, sản phụ sau sinh ăn rau má được không rồi. Bạn có thể ăn hoặc uống nước rau má sau sinh nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây phản ứng ngược. Với những bạn bị bệnh về huyết áp, gan, thận hoặc đang uống các loại thuốc điều trị thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Uống nước dừa đẩy sản dịch sau sinh có hiệu quả như lời đồn không?

Vậy thì phụ nữ vừa mới sinh con muốn uống nước dừa để đẩy sản dịch được không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.

Sau sinh uống nước dừa đẩy sản dịch được không?

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch sau sinh. Đây cũng có thể là một lời đồn thổi từ vấn đề “mẹ bầu 3 tháng không nên uống dừa vì có thể gây sảy thai”.

Do lời đồn đoán trên mà một số phụ nữ đã cho rằng sau sinh uống nước dừa sẽ đẩy sản dịch nhanh hết hơn. Tuy nhiên, nếu bạn uống nước dừa quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển chứng tăng kali máu rất nguy hiểm.

Thay vì băn khoăn về vấn đề uống nước dừa có đẩy sản dịch không, bạn có thể tham khảo 3 cách đẩy sản dịch nhanh hết trên website MarryBaby nhé.

Nếu vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch chỉ là lời đồn thì sản phụ sau sinh uống nước dừa được không?

Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không?

Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không?

Nước dừa là một loại đồ uống giải khát có đặc tính dinh dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh. Ở một số nền văn hóa, người ta xem nước dừa như một chất kích thích tiết sữa để tăng sản xuất và cung cấp sữa mẹ. Có lẽ đây là lý do vì sao y học dân gian lại sử dụng nước dừa để khắc phục các tình trạng mất nước (1). Tuy nhiên, lợi ích này của dừa vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận.

Không có khuyến nghị lâm sàng nào về sự an toàn của việc sử dụng nước dừa trong thời kỳ cho con bú (2). Các chuyên gia thường xem xét nước dừa là an toàn cho những bà mẹ khỏe mạnh không có tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Những thai phụ bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, mắc các vấn đề về thận, mới phẫu thuật và đang dùng một số loại thuốc điều trị thì không nên uống nước dừa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh xong bao lâu được uống nước ngọt? Mẹ thèm nước ngọt nên xem!

Sản phụ khoẻ mạnh uống nước dừa có tác dụng gì?

Nếu sản phụ uống nước dừa không đẩy sản dịch nhanh như lời đồn, thì sản phụ khoẻ mạnh uống nước sẽ có tác dụng gì cho sức khoẻ sau sinh? Dưới đây sẽ là những lợi ích của nước dừa bạn nên biết:

  • Tăng hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa và axit lauric trong nước dừa có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và kích thích miễn dịch hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Uống nước dừa có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa nhờ axit lauric có trong thức uống. Chất dinh dưỡng này có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hấp thụ được tốt hơn.
  • Cung cấp hydrat hóa: Nước dừa có hàm lượng nước dồi dào và các vi chất dinh dưỡng hỗ trợ hydrat hóa. Bạn nên uống nước dừa thay vì uống các loại nước có nhiều đường như nước ép trái cây đóng hộp và đồ uống có chứa caffein như cà phê và soda.
  • Tốt cho sức khoẻ toàn diện: Nếu bạn bị cao huyết áp thì nước dừa có thể giúp hạ huyết áp. Nếu bạn có lượng đường huyết cao thì nước dừa cũng có thể làm hạ đường huyết. Ngoài ra, uống nước có thể giúp bảo vệ gan cho bạn. Tất cả những điều trên là do các axit amin và enzym có trong nước dừa hoạt động. Hơn nữa, uống nước dừa cũng có thể hỗ trợ giảm cân sau sinh vì không chứa chất béo và cholesterol.

Uống nước dừa có giúp lợi sữa sau sinh không?

Uống nước dừa có giúp lợi sữa sau sinh không?

Cũng giống như vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch nhanh, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho vấn đề uống nước dừa giúp lợi sữa mẹ.

Nhưng theo các chuyên gia, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều loại thức uống trong đó có cả nước dừa thì sẽ giúp lợi sữa hơn.

Bên cạnh nước dừa, bạn cũng có thể tham khảo thêm 14 lợi thức uống lợi sữa trên MarryBaby để có nguồn sữa dồi dào nhé.

Mẹ bỉm uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Sau khi đã hiểu sau sinh uống nước dừa không đẩy sản dịch nhanh hết thì bạn có nên uống nước dừa không? Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Phụ nữ sau sinh khoẻ mạnh uống nước dừa mỗi ngày được cho là an toàn nhé.

Tốt nhất, bạn nên uống từ 1-2 ly nước dừa mỗi ngày thôi. Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị hoặc mắc một số bệnh lý hay có tình trạng đái tháo đường thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước dừa nhé.

>> Xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Những lưu ý khi sản phụ uống nước dừa sau sinh

Nếu thể trạng khỏe mạnh và bạn vẫn muốn uống nước dừa sau khi sinh thì cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy nhớ tiêu thụ nước dừa với mức độ vừa phải: Vì lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng tăng kali máu rất nguy hiểm.
  • Bảo quản nước dừa tươi đúng cách: Nước dừa tươi rất dễ bị hư hỏng. Do đó, bạn không nên giữ nước dừa ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  • Nên uống nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng hộp: Nước dừa tươi không chứa các chất bảo quản nên sẽ tốt cho sức khoẻ của bạn và nguồn sữa mẹ hơn.
  • Cần chọn thương hiệu uy tín nếu dùng nước dừa đóng hộp: Nếu bạn có nhu cầu mua nước dừa đóng hộp hãy mua ở thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Lưu ý bảo quản nước dừa đóng gói đúng cách: Bảo quản gói nước dừa đóng gói chưa mở ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp. và bạn hãy làm lạnh gói đã mở và tiêu thụ sản phẩm trong vòng 24 giờ.
  • Luôn kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng khi mua nước dừa đóng hộp: Bạn đừng quên kiểm tra ngày đóng gói và bảng thành phần trên bao bì như lượng đường và chất bảo quản… rồi hãy chọn mua sản phẩm nhé.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh: Đang có vấn đề về thận, vấn đề liên quan đến huyết áp, sinh mổ và đang trong quá trình hồi phục, đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào.

[inline_article id=312002]

Tóm lại, việc uống nước dừa để đẩy sản dịch nhanh hết chỉ là một tin đồn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh. Sau khi sinh em bé, bạn vẫn có thể uống nước dừa với lượng vừa phải mỗi ngày. Nếu bạn muốn uống nước dừa sau sinh thì phải có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh lý nền và đang dùng các loại thuốc đặc trị nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới là hiện tượng gì?

Nhưng lần này, bạn thử thai ra 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới ra máu là dấu hiệu gì? Đây là dấu hiệu mang thai hay là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm? Bạn đừng quá lo lắng nhé, hãy đọc bài này để hiểu hơn về kết quả thử thai trên.

Thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới là hiện tượng gì?

Không chỉ riêng bạn mà bất kỳ phụ nữ đang mong tin vui nào cũng sẽ cảm thấy bất an trước kết quả thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng bình thường khi bạn dùng que thử thai quá sớm thôi.

Với hiện tượng que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Song, tại sao que thử thai không hiện 2 vạch đậm? Điều này là do lượng hormone hCG trong mẫu nước tiểu của bạn quá thấp trong thời kỳ đầu mang thai. Khi thai kỳ của bạn phát triển lớn hơn thì nồng độ hormone hCG sẽ tăng nhiều hơn. Lúc này que thử thai của bạn sẽ xuất hiện 2 vạch đậm hơn.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bạn có thể bị đau bụng dưới lâm râm trong vài ngày. Đây chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm có thể gặp phải. Hiện tượng này là do trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung và bám vào thành cung do đó tạo ra những cơn đau bụng.

Như vậy bạn đã biết kết quả thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai sớm. Nhưng nếu hiện tượng này có kèm theo ra máu âm đạo thì có sao không?

Đau bụng ra máu chính là hiện tượng khi phôi thai bám vào thành tử cung
Đau bụng ra máu chính là hiện tượng khi phôi thai bám vào thành tử cung

Thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới ra máu có sao không?

Nếu bạn thấy hiện tượng thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới có ra máu thì đừng quá lo lắng. Đây cũng chỉ là một trong những biểu hiện có thai mà một số phụ nữ có thể gặp phải.

Như bạn đã biết, khi phôi thai bám vào thành tử cung sẽ làm xuất hiện lốm đốm vài giọt máu ở đáy quần lót. Hiện tượng này được gọi là máu báo thai thường xuất hiện khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai, vào lúc đáng lẽ bạn sẽ có kinh nguyệt nếu không có thai.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp thử thai một vạch đậm một vạch mờ, đau bụng kèm ra máu thì bạn cũng cần đi khám ngay để loại trừ các trường hợp chửa ngoài tử cung nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai ra bao nhiêu lâu khẳng định mẹ có dấu hiệu mang thai.

Nguyên nhân khiến cho que thử thai cho kết quả dương tính giả

Nếu hiện tượng que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới không phải là do mang thai, thì có nguyên nhân nào khác gây ra hiện tượng này? Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân dưới đây:

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

Bạn nên làm gì khi thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới?

Bạn cần thử thai đúng cách trong lần thử thai tiếp theo
Bạn cần thử thai đúng cách trong lần thử thai tiếp theo?

Nếu như bạn đã hiểu rõ hiện tượng thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới thì nên thực hiện thử thai lại. Khi thử thai lần tiếp theo bạn nên thực hiện đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất và lưu ý những điều sau:

  • Thử thai vào sáng sớm: Thời điểm tốt nhất trong ngày để thử thai là vào buổi sáng sau khi thức dậy khi nước tiểu đậm đặc hormone hCG hơn.
  • Không sử dụng que thử thai hết hạn: Que thử thai hết hạn sử dụng sẽ cho kết quả không chính xác. Bạn nên bỏ que thử thai nếu thấy đã vượt quá hạn sử dụng nhé.
  • Thời gian thực hiện thử thai chỉ từ 5-10 phút: Bạn có thể đọc kết quả trong vòng 5-10 phút. Nếu bạn đọc kết quả sớm hơn 5 phút hoặc trễ hơn 10 phút thì sẽ không chính xác nữa.
  • Lưu ý sau khi thử thai: Các mẫu nước tiểu và dụng cụ xét nghiệm đã qua sử dụng có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, bạn cần bỏ vào thùng rác và rửa tay sau khi thử thai để tránh lây nhiễm do tiếp xúc sau đó.
  • Bảo quản que thử thai đúng cách: Bạn cần bảo quản que thử thai ở nhiệt độ phòng bình thường từ 2.2°C đến 30°C. Bạn nên tránh để que thử tiếp xúc lâu với ánh nắng trực tiếp, độ ẩm thấp, nhiệt độ cao và các điều kiện liên quan khác.
  • Xét nghiệm máu: Nếu nhận thấy những dấu hiệu hiệu có thai sớm, bạn nên kết hợp xét nghiệm máu. Vì đây mới là phương pháp giúp bạn biết chính xác mình có mang thai hay chưa.

[inline_article id=270043]

Như vậy bạn đã hiểu rõ về hiện tượng thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới rồi. Đây chỉ là hiện tượng có thai sớm do nồng độ hormone hCG còn quá thấp. Kết quả thử thai sẽ có 2 vạch đậm trong vài ngày tới khi hormone hCG tăng cao hơn trong thai kỳ bạn nhé.

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Xuất huyết nang buồng trứng có thai không và có nguy hiểm không?

Khi bị xuất huyết nang buồng trứng có thai không và có dẫn đến nguy hiểm không? Hãy đọc bài viết này bạn nhé!

Xuất huyết nang buồng trứng có thai không?

Trên cơ thể người có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái. Nhìn chung, tình trạng nang buồng trứng xuất huyết không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngay cả khi bạn cần phải cắt bỏ một buồng trứng. Miễn là buồng trứng còn lại vẫn khỏe mạnh và bạn không mắc các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi nang buồng trứng của bạn có kích thước hơn 10 cm hoặc tình trạng xuất huyết gây đau, căng tức ở bụng dưới  hoặc dẫn đến các biến chứng khác thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải phẫu thuật loại bỏ nang. Trường hợp u nang làm tổn thương buồng trứng đến mức không thể cứu được các mô khỏe mạnh, bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Nếu buồng trứng còn lại của bạn khoẻ mạnh thì vẫn có thể mang thai nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

Nguyên nhân dẫn đến nang buồng trứng xuất huyết

Nguyên nhân dẫn đến vỡ nang buồng trứng xuất huyết được phát triển trong quá trình rụng trứng. Khi trứng vô tình được giải phóng qua một nang buồng trứng trên bề mặt của nó, thì nang đó sẽ bị chảy máu vào u nang dẫn đến tình trạng xuất huyết nang buồng trứng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

Xuất huyết nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Xuất huyết nang buồng trứng có nguy hiểm không

Khi một u nang buồng trứng bị vỡ không hẳn là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Trong phần lớn các trường hợp, dịch u nang sẽ tiêu tan và lành lại mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp u nang buồng trứng bị vỡ cần đến bệnh viên ngay như:

  • Xoắn buồng trứng (Ovarian Torsion): Lưu lượng máu đến buồng trứng bị giảm hoặc bị cắt đứt khi trọng lượng của u nang khiến buồng trứng tự lật một hoặc nhiều lần. Điều này có thể dẫn tới hoại tử phần buồng trứng đó. 
  • U nang buồng trứng vỡ gây ngập máu trong ổ bụng: Thông thường đa phần u nang vỡ có thể tự cầm, tuy nhiên một số trường hợp cơ thể không tự cầm được các mạch máu đó dẫn tới hiện tượng ngập máu trong ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng. 

>> Bạn có thể xem thêm: Buồng trứng đa nang có rụng trứng không? Khó nhưng đừng hoang mang mẹ nhé!

Các dấu hiệu cho biết bạn bị vỡ nang buồng trứng

Các dấu hiệu cho biết bạn bị vỡ nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể vỡ tự nhiên hoặc sau chấn thương. Mặc dù bạn vẫn có thai sau xuất huyết nang buồng trứng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết các dấu hiệu bị vỡ nang buồng trứng để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra dưới đây:

  • Đau khi quan hệ.
  • Đau bụng từng cơn.
  • Cảm giác đầy hơi ở bụng dưới.
  • Đau vùng chậu dai dẳng mà không cải thiện khi dùng thuốc giảm đau.

[inline_article id=325681]

Như vậy bạn đã biết sau khi bị xuất huyết nang buồng trứng có thai không rồi phải không? Sau khi bạn điều trị bị xuất huyết nang buồng vẫn có thai mà không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngoại trừ trường hợp, bạn bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc buồng trứng còn lại không khoẻ mạnh sau phẫu thuật.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? 4 cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác!

Tuy nhiên, một số cặp đôi có thể đã tranh cãi nhau rất “kịch liệt” khi biết tuổi thai sau lần khám thai đầu tiên. Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? Có khi nào người vợ đang ngoại tình không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ?

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? Đơn giản là tuổi thai đã được tính từ trước khi quan hệ là ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người vợ.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là đều đặn 28 ngày thì thường ngày rụng trứng sẽ là vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng ta không biết chắc quá trình rụng trứng xảy ra có đúng theo như thời gian trên không. Ngoài ra, một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nên việc tính được đúng ngày rụng trứng và ngày trứng thụ tinh với tinh trùng lại càng khó khăn hơn. Do vậy, bác sĩ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên sau kỳ kinh cuối cùng sẽ có cơ sở và chính xác hơn.

[key-takeaways title=””]

Vì bạn không thể biết chắc chắn thời điểm rụng trứng chính xác của bản thân là ngày nào, nên cách tính tuổi thai dựa vào cách đếm ngày bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn sẽ đơn giản hóa mọi việc. Tuy vậy, tuổi thai cũng chỉ mang tính chất ước lượng và kéo dài 40 tuần thai.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? 4 lời khuyên vàng cho mẹ

Hiện nay có mấy cách tính tuổi thai?

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? Vì cách tính tuổi thai thông thường dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối cùng
Tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ vì cách tính tuổi thai thông thường dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối cùng

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề dễ gây tranh cãi “tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ?” rồi. Để hiểu hơn cho phần lý giải trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 4 cách tính tuổi thai sau đây:

  • Ước tính ngày dự sinh: Dựa trên kỳ kinh nguyệt cuối cùng, ngày dự sinh dự kiến là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên có kinh. Đây chỉ là ước tính vì chỉ có khoảng 5% trẻ sơ sinh được sinh ra đúng ngày dự sinh.
  • Siêu âm thai: Đây là phương pháp tính tuổi thai chính xác nhất trong thời kỳ đầu mang thai. Phương pháp này dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người vợ và xác định tuổi thai bằng phép đo từ siêu âm. Thời điểm tốt nhất để ước tính tuổi thai bằng siêu âm là từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 18 của thai kỳTuy nhiên ngày dự sinh nên được tính trong khoảng 8-13 tuần 6 ngày để tránh sai số nhiều nhất có thể. 
  • Cách tính tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối: Cách tính tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của thai phụ chứ không phải tính từ ngày thụ thai.
  • Tính ngày thụ thai hoặc ngày quan hệ lần cuối cùng: Đối với phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn, quá trình thụ thai thường xảy ra khoảng 11-21 ngày sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Ngoài ra, các phụ nữ sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng sẽ biết chính xác ngày thụ thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Máy siêu âm tính tuổi thai có chính xác không?

Hiện nay, đây là phương pháp tính tuổi thai chính xác cao nhất.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số sai lệnh vì sự phát triển khác nhau của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu và cơ địa của người mẹ trong quá trình mang thai. Để hiểu hơn chúng ta cùng tìm hiểu tại sao tuần thai siêu âm lại lệch so với tuổi thai thật ở phần dưới đây nhé.

Liên quan đến vấn đề tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ; bạn có thể tham khảo thêm muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? 4 lời khuyên vàng cho mẹ trên MarryBaby.

Tại sao tuần thai siêu âm lệch so với tuổi thai thật?

Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ và lệch hơn so với tuổi thai thật?
Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ và lệch hơn so với tuổi thai thật?

Một số yếu tố có thể làm sai lệch tuổi thai như:

  • Sự khác biệt về cơ địa của thai phụ: Sự sai lệch của siêu âm cũng có thể ảnh hưởng bởi một số trường hợp như mẹ bầu thừa cân, thành bụng đầy nên lát cắt siêu âm có thể chưa chính xác 100%.
  • Giới tính của thai nhi: Sự tăng trưởng của thai nhi còn phụ thuộc vào yếu tố giới tính. Thông thường, thai nhi nam có đường kính lưỡng đỉnh trung bình lớn hơn thai nhi nữ 1 mm vào giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ hai, tương ứng với khoảng một ngày tăng trưởng.
  • Sự phát triển của thai nhi: Phương pháp ước tính tuổi thai (GA) bằng siêu âm (US), sử dụng kích thước thai nhi làm đại diện cho tuổi. Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ có sự khác biệt trong quá trình tăng trưởng sớm nên có thể dẫn đến sự nhầm lần khi ước tính tuổi thai.

[inline_article id=84011]

Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ rồi. Bởi vì, chúng ta cũng không thể biết chính xác được ngày rụng trứng và ngày thụ thai. Do đó, để đơn giản hoá thì tất cả các cách tính tuổi thai thường dựa trên ngày ngày đầu tiên sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng nếu kinh nguyệt đều và theo siêu âm nếu kinh Nguyệt không đều.

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không?

Dịch tiết âm đạo ra nhiều sẽ khiến cho vùng kín ẩm ướt. Với người đang muốn có thai thì tình trạng vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không?

Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không?

Hầu như phụ nữ nào khi có thai cũng sẽ thấy âm đạo tăng tiết dịch nhầy. Và điều này là lý do khiến cho vùng kín ẩm ướt hơn khi mang thai. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện có thai sớm.

Tình trạng, âm đạo tăng tiết dịch nhầy khiến vùng kín ẩm ướt là điều bình thường. Bởi vì, dịch nhầy này sẽ giúp ngăn ngừa tất cả các bệnh lý nhiễm trùng có thể di chuyển từ âm đạo đến tử cung.

Khi bạn càng đến gần cuối thai kỳ, thì biểu hiện có thai này sẽ ngày càng tăng nhiều hơn. Thậm chí, vào khoảng tuần cuối của thai kỳ, bạn có thể nhận thấy dịch nhầy màu hồng dính như thạch. Đó chính là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà bạn cần biết để chuẩn bị cho quá trình sinh nở thành công.

>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí chính xác: Chất nhầy như thế nào là có thai?

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, trong âm đạo có lợi khuẩn lactobacilli giúp cân bằng môi trường. Sự cân bằng của vi khuẩn bị xáo trộn cũng khiến cho nấm men hoặc vi khuẩn xấu phát triển quá mức, dẫn đến vùng kín ẩm ướt bất thường.

[/key-takeaways]

Nguyên nhân xuất hiện dịch nhầy khi mang thai 

Tại sao mang thai vùng kín ẩm ướt? Bởi vì, khi mang thai nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể bạn tăng cao. Chính sự thay đổi đột ngột này đã dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch âm đạo. Đây là tình trạng bình thường và không gây nguy hiểm trong thai kỳ.

Tình trạng ra khí hư trong lúc mang thai là bình thường nếu khí hư có màu trắng đục nhưng không có mùi, không làm bạn cảm thấy khó chịu, ngứa, đau rát hay bất kỳ triệu chứng nào khác.

Tại sao xuất hiện dịch nhầy khi mang thai tuần đầu?
Tại sao vùng kín ẩm ướt khi mang thai?

Xem thêm ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

Dịch tiết ra trong lúc mang thai khi nào là bất thường?

Khí hư bất thường có những sự thay đổi về màu sắc, mùi và tình trạng, đó có thể là dấu hiệu bất thường của bệnh lý, với các biểu hiện dưới đây:

>> Bạn có thể xem thêm: Mới có thai có ra khí hư không? Nếu có thì mua que thử thai ngay mẹ nhé!

Các bệnh phụ khoa có thể gặp phải khi mang thai

Có 2 bệnh nhiễm trùng mà bạn có nguy cơ mắc phải cao hơn khi mang thai, đó là nhiễm nấm âm đạo và viêm âm đạo do vi khuẩn.

  • Nhiễm nấm âm đạo (vaginal thrush): Dịch tiết của bạn có thể đặc và trắng như phô mai, kèm theo đau và ngứa âm đạo. Tình trạng nấm âm đạo sẽ không gây hại cho thai nhi nhưng bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis): Dịch tiết âm đạo có thể có màu xám hoặc xanh và chảy nước có mùi tanh. Bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín. Tình trạng viêm âm đạo có thể gây ra các biến chứng thai kỳ như sinh non.
Vùng kín ẩm ướt cũng có thể do bệnh lý phụ khoa
Vùng kín ẩm ướt cũng có thể do bệnh lý phụ khoa

Cùng với vấn đề vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai; bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không trên website MarryBaby.

Cách chăm sóc vùng kín trong suốt thời kỳ mang thai

Như vậy bạn đã biết vùng kín ấm ướt có phải dấu hiệu mang thai không rồi. Do đó, để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến phụ khoa khi mang thai, bạn nên chăm sóc vùng kín như sau:

1. Những điều nên làm

  • Dùng băng vệ sinh hàng ngày: Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Khám phụ khoa: Bạn có thể chia sẻ những vấn đề liên quan đến vùng kín khi đi khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

2. Những việc không nên làm

  • Dùng tampon: Bạn không nên dùng tampon vì chúng có thể đưa vi trùng mới vào âm đạo dễ hơn.
  • Thụt rửa âm đạo: Điều này có thể làm mất cân bằng của lợi khuẩn trong âm đạo và dẫn đến các bệnh nhiễm trùng âm đạo.
  • Tự điều trị bệnh: Bạn không được tự chẩn đoán tình trạng tăng dịch tiết âm đạo là bệnh nhiễm trùng âm đạo và tự điều trị. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=295993]

Như vậy bạn đã biết có phải dấu hiệu mang thai là vùng kín ẩm ướt không rồi. Vùng kín ẩm ướt ẩm ướt do tăng tiết dịch âm đạo có thể là dấu hiệu mang thai. Nhưng tình trạng này đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa cần được chẩn đoán và điều trị ngay bạn nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Có nhiều người còn ví rằng, đau bụng chuyển dạ giống với đau bụng đi ngoài. Vậy điều này có đúng không?

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Thai phụ bị đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? Thực tế, đau bụng chuyển dạ không có giống đau bụng đi ngoài. Đau chuyển dạ là cơn đau do các cơ của tử cung co bóp tạo áp lực lên cổ tử cung.

Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn đau dữ dội ở vùng bụng, háng và lưng. Một số phụ nữ còn bị đau ở hai bên đùi khi có dấu hiệu sắp sinh. Một nguyên nhân khác gây đau khi chuyển dạ là do đầu em bé tạo áp lực kéo dài lên bàng quang, ruột, ống sinh và âm đạo. Điều nãy cũng gây cảm giác giống như mắc đi vệ sinh.

Tuy nhiên, cơn đau khi chuyển dạ ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, thậm chí là ở những lần mang thai khác nhau. Nhưng điều các thai phụ cảm thấy khó khăn nhất thường không phải là cơn đau co thắt tử cung mà là cơn đau diễn ra liên tục.

Đau bụng đi ngoài hay còn gọi là tiêu chảy (Diarrhea) là khi bạn đi phân lỏng và chảy nước, cơn đau tạo ra do nhu động ruột tăng lên để đẩy phân đi trong đại tràng. Bạn cũng có thể cần phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Tiêu chảy ngắn hạn (cấp tính) kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Tiêu chảy lâu dài (mãn tính) kéo dài vài tuần. Tiêu chảy thỉnh thoảng đi kèm với các cơn đau bụng (cơn đau mà bạn cảm thấy giữa ngực và xương chậu, có cảm giác đau nhói và âm ỉ).

>> Bạn có thể xem thêm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không?

Các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện

Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Dưới đây là các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện:

  • Đau ở bụng và lưng dưới: Các cơn đau này khác với cơn co tử cung sinh lý là sẽ không biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
  • Vỡ ối: Khi túi ối vỡ, bạn có thể cảm thấy một dòng nước chảy mạnh. Hoặc bạn có thể cảm thấy chỉ là một giọt nước nhỏ giọt đang rỉ ra.
  • Những cơn co thắt dữ dội và đều đặn: Cơn co thắt là khi các cơ tử cung co lại và sau đó giãn ra. Các cơn co thắt giúp đẩy em bé ra ngoài. Khi bạn chuyển dạ thực sự, các cơn co thắt của bạn có thể kéo dài khoảng 30 đến 70 giây và cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo lúc nào có thể trong, màu hồng hoặc hơi có máu (màu nâu hoặc hơi đỏ). Tình trạng này có thể xảy ra vài ngày trước khi chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn bị chảy máu đỏ tươi hoặc nếu máu chảy nhiều thì cần đến bệnh viện ngay.

Liên quan đến việc phân biệt đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài; bạn có thể tham khảo thêm về các cách chuyển dạ nhanh tự nhiên và an toàn trên MarryBaby nữa nhé.

Bạn có biết dấu hiệu sắp đến ngày sinh là gì chưa?

Bệnh cạnh sự phân biệt được cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không và dấu hiệu sắp sinh, bạn cũng nên biết thêm dấu hiệu sắp đến ngày sinh dưới đây:

  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo trong, màu hồng hoặc hơi có máu có thể xuất hiện một vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Bản năng làm mẹ xuất hiện: Lúc này, bạn sẽ muốn dọn nhà để chuẩn bị sẵn sàng cho em bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận không làm quá sức để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và em bé nhé.
  • Bụng bị tụt xuống: Em bé của bạn đã di chuyển thấp hơn vào xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nó có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí chỉ vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ của bạn bắt đầu.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở: Khi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết cổ tử cung đã bắt đầu mỏng và giãn ra. Trước khi chuyển dạ, cổ tử cung của bạn dài khoảng 3,5 đến 4 cm. Khi chuyển dạ, nó sẽ ngắn dần đến mức rất mỏng và giãn ra hoàn toàn đến 10 cm.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống gì để chuyển dạ nhanh và không đau khi gần đến ngày dự sinh?

Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ
Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh?

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh? Nếu bạn đã xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh và dấu hiệu đau bụng chuyển dạ thì cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và giảm đau.
  • Nhờ chồng xoa lưng: Bạn có thể nhờ chồng xoa lưng để giúp giảm đau.
  • Ăn nhẹ (nếu muốn): Bạn cũng có thể ăn nhẹ một món ăn ưa thích nào đó.
  • Tập hít thở: Hãy thử các bài tập thư giãn và thở để đối phó với các cơn co thắt ngày càng mạnh và đau đớn hơn.
  • Dùng thuốc paracetamol: Khi dùng paracetamol cần làm đúng theo hướng dẫn trên bao bì để an toàn cho sức khoẻ.
  • Đi bộ: đi bộ hoặc di chuyển nếu bạn cảm thấy thích. Thậm chí, bạn có thể uống nước để giúp duy trì mức năng lượng của bạn

[inline_article id=311744]

Tóm lại, đau bụng chuyển dạ không giống đau bụng đi ngoài. Khi bạn nhận thấy đau bụng chuyển dạ dữ dội, liên tục và kèm theo các dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thì cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Làm sao để biết thai nhi đang thức? Cách theo dõi các cử động của thai nhi

Vậy làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ trong bụng mẹ? Đây chắc hẳn là một chủ đề rất thú vị và hấp dẫn của mẹ phải không? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết nhé.

Làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ trong bụng mẹ?

Điều này sẽ phụ thuộc vào tần suất và cường độ cử động của thai nhi trong bụng mẹ. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy thai nhi có xu hướng hoạt động ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Đây là một dấu hiệu bình thường nên bạn không phải quá lo lắng!

Bởi vì, những hoạt động và sinh hoạt của người mẹ vào ban ngày sẽ giúp ru ngủ thai nhi trong bụng. Khi vào ban đêm, người mẹ ít hoạt động hơn sẽ khiến thai nhi thắc mắc vì sao mẹ lại không cử động. Do đó, con sẽ có những cử động để khiến người mẹ chú ý hơn.

>> Bạn có thể xem: Thai bao nhiêu tuần thì đạp và nhận biết như thế nào?

Cách đếm số lần cử động của thai nhi trong bụng mẹ

Làm sao để biết thai nhi đang thức? Bằng cách đếm số lần cử động của thai nhi trong bụng mẹ
Làm sao để biết thai nhi đang thức? Bằng cách đếm số lần cử động của thai nhi trong bụng mẹ

Khi thai nhi đang thức làm sao để mẹ biết cách nhận ra? Điều để mẹ dễ nhận ra nhất chính là đếm số lần thai nhi đạp liên tục theo nhịp trong bụng mẹ. Thông thường, thai nhi sẽ có ít nhất 4 cú đá trong một giờ. Tuy nhiên, điều này có thể khác nhau ở mỗi thai nhi. Cách đếm cú đá làm sao để biết thai nhi đang thức như sau:

  • Bước 1: Chọn thời điểm bạn ít bị phân tâm nhất hoặc khi bạn thường cảm thấy thai nhi cử động.
  • Bước 2: Bạn hãy thoải mái nằm nghiêng về bên trái hoặc ngồi kê chân lên.
  • Bước 3: Kế đến, bạn hãy đặt tay lên bụng cảm nhận các cú đá của thai và bắt đầu hẹn giờ hoặc xem đồng hồ. Chú ý những tuần thai lớn khi kích thước thai to có thể thai sẽ không đá giống như tuần thai trước đó mà thai có cử động trườn người, cử động này vẫn được tính là 1 lần thai máy bình thường. 
  • Bước 4: Đếm số lần thai cử động trong vòng 1 giờ, nếu trong một giờ có ít nhất 4 lần thai cử động là bình thường. 

Ngoài vấn đề làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ; bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề thai máy nhiều có sao không trên website MarryBaby.

Tại sao theo dõi cử động của thai nhi lại quan trọng?

Việc đếm số lần cử động của thai nhi có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình sức khoẻ của con.

Những thay đổi trong chuyển động của thai nhi có thể là dấu hiệu sớm để bạn kịp thời đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. Cảm giác thai nhi di chuyển trong bụng mẹ là một điều tốt cho thấy con đang khỏe mạnh và đang phát triển tốt. Tuy nhiên, việc thai nhi cử động nhiều hơn hoặc ít hơn mức bình thường của con cũng là một vấn đề cảnh báo cho người mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Hiểu lầm về hiện tượng thai máy 3 tháng đầu mẹ nên biết

Những cách giúp mẹ có thể đánh thức thai nhi dậy

Những cách giúp mẹ có thể đánh thức thai nhi dậy

Nếu thai nghi ngủ quá nhiều hoặc ít cử động quá thì bạn phải làm thế nào? Dưới đây là những cách bạn có thể đánh thức thai nhi một cách hiệu quả:

[inline_article id=308009]

Như vậy bạn đã biết phải làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ trong bụng mẹ rồi phải không? Cách để nhận biết chu kỳ thức ngủ của thai nhi hoặc theo dõi thai máy là đếm số lần con đá bạn nhé. Nếu thấy bé đạp ít hay đạp nhiều hơn bình thường, mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?

Một trong những dấu hiệu khiến nhiều mẹ bầu hoang mang chính là đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối. Không biết đây có phải là một dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm không?

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có sao không?

Vào những ngày cận sinh, nếu bạn nhận thấy xuất hiện các cơn đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối thì cũng chỉ là một dấu hiệu bình thường và an toàn. Vì hiện tượng này chỉ là dấu hiệu của cơn đau chuyển dạ báo trước (prodromal labor).

Cơn đau chuyển dạ báo trước có cảm giác tương tự như các cơn co thắt Braxton Hicks về nhiều mặt. Cả hai đều là loại cơn co thắt giả hoặc cơn co thắt thực tế có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu.

Cả hai cơn co thắt đều được cảm nhận ở phía trước bụng bầu. Cả Braxton Hicks và chuyển dạ báo trước đều không đủ mạnh để bắt đầu chuyển dạ tích cực và không kèm theo bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào khác (chẳng hạn như vỡ ối hoặc ra máu).

>> Bạn có thể xem thêm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không?

Các cơn đau chuyển dạ báo trước là hiện tượng gì?

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối không phải là hiện tượng nguy hiểm
Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối không phải là hiện tượng nguy hiểm

Nếu bạn nhận thấy các cơn đau chuyển dạ nhưng không ra máu thì đừng quá lo lắng. Vì đó chỉ là một loại co thắt chuyển dạ giả xảy ra trong thai kỳ. Những cơn co thắt này thường bị nhầm lẫn với chuyển dạ thực sự và có thể xảy ra trong những tuần trước ngày dự sinh của bé.

Chuyển dạ báo trước là một quá trình giúp cơ thể chuẩn bị cho chuyển dạ thực sự xảy ra.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn ra và mờ đi chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở.

Liên quan đến đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu; bạn có thể xem thêm cách chuyển dạ nhanh theo phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!

Nguyên nhân gây ra các cơn đau chuyển dạ báo trước

Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh chắc chắn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối. Nhưng các chuyên gia cho rằng, điều này có thể giúp cơ và dây chằng tử cung của bạn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thực sự.

Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu đau bụng đẻ tiền sản như:

  • Các yếu tố vật lý: Các yếu tố này có thể là do xương chậu không đều hoặc bị dị tật tử cung.
  • Em bé đang di chuyển vào vị trí để sinh nở: Điều này đặc biệt đúng nếu em bé của bạn đang ở vị trí ngôi mông.
  • Tâm lý của thai phụ: Sự lo lắng hoặc căng thẳng chuẩn bị cho việc sắp sinh em bé cũng khiến cho bạn xuất hiện các cơn đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu.
  • Ảnh hưởng các lần mang thai: Nếu bạn có ba lần mang thai trở lên trong quá khứ thì cũng có thể xuất hiện các cơn đau bụng như chuyển dạ nhưng không ra máu, không vỡ ối.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi: Tim thai ngày chuyển dạ

[key-takeaways title=””]

Hiện tượng chuyển dạ báo trước là bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn rằng đây có phải là dấu hiệu đau bụng đẻ hay là cơn đau bụng chuyển dạ báo trước, bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nhé.

[/key-takeaways]

đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu do đâu?
Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu do đâu?

Các dấu hiệu xuất hiện các cơn chuyển dạ báo trước

Chúng ta cũng có thể khó xác định chính xác dấu hiệu chuyển dạ báo trước. Vì hiện tượng này giống như chuyển dạ thực sự và các cơn co thắt Braxton Hicks. Các dấu hiệu của chuyển dạ báo trước bao gồm:

  • Đau bụng không tăng theo thời gian. đa phần chúng sẽ gây cứng bụng những không gây đau. 
  • Các cơn co thắt kéo dài đến 1 phút mỗi lần.
  • Xuất hiện sự thắt chặt hoặc cứng ở phía trước bụng.
  • Các cơn co không tăng về tần suất và cường độ.

[key-takeaways title=””]

Do đó, để biết đó có phải là chuyển dạ báo trước không thì bạn nên kiểm tra cổ tử cung. Nếu bạn không bị giãn nở hoặc độ giãn nở của cổ tử cung không thay đổi kể từ lần kiểm tra trước thì đó có thể là chuyển dạ báo trước.

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết tình trạng đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu là một hiện tượng không cần quá lo lắng. Đó có thể là hiện tượng chuyển dạ báo trước để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật sự sắp tới thôi bạn nhé.

[inline_article id=325832]