Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Áp xe vú sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị thế nào?

Áp xe vú sau sinh phát triển như một biến chứng của viêm vú cho con bú. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa; sức khỏe của mẹ; và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này MarryBaby sẽ nói về dấu hiệu và cách điều trị áp xe vú sau sinh. Các mẹ hãy theo dõi nhé!

Nguyên nhân gây ra áp xe vú sau sinh

Áp xe là gì? Theo NCBI cho biết, áp xe vú sau sinh gây ra bởi hai loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng); và Streptococcus (liên cầu khuẩn). Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú thông qua ống dẫn sữa; vết xây xước ở núm vú; quầng vú; hoặc đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết.

Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, nguyên nhân gây áp xe ngực có thể do các mẹ chưa có kinh nghiệm làm vệ sinh núm vú nên gây ra các tổn thương tại vị trí này. Ở thời kỳ cai sữa, khi em bé đã có vài chiếc răng sữa và vú cũng dễ bị căng sữa sẽ là nguyên nhân tăng khả năng bị chấn thương ở núm vú.

>> Mẹ bỉm có thể xem thêm: Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

Dấu hiệu áp xe vú sau sinh

Thông thường, áp xe ngực thường liên quan đến viêm vú; là một tình trạng gây đau và sưng vú. Các chuyên gia tại NCBI đã chia sẻ các dấu hiệu bị áp xe vú sau sinh như sau:

  • Khối u biến động được xác định ở vú.
  • Chảy mủ từ núm vú hoặc vị trí ban đỏ.
  • Đỏ, sưng và đau ở một vùng của vú.
  • Sốt và buồn nôn.
  • Có các hạch bạch huyết ở nách.

áp xe vú sau sinh

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM; Áp xe vú sau sinh nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng như viêm xơ tuyến vú mạn tính. Tình trạng này do dùng kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp xe; hoặc là hậu quả của việc tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú để điều trị áp xe ngực.

Ngoài ra, mẹ bỉm còn có thể bị viêm tấy tuyến vú là quá trình viêm mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da; mô lỏng lẻo dưới da; mô liên kết và mô tuyến vú. Khi vùng viêm lan rộng đến các mô; bệnh nhân sẽ có biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn; nhiễm độc nặng; vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng.

Và biến chứng nặng nhất của áp xe vú sau sinh là hoại thư vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Hội chứng nhiễm khuẩn; nhiễm độc nặng; tụt huyết áp; toàn thân suy sụp; vú căng to, phù nề; da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.

Cách điều trị áp xe vú sau sinh

1. Chẩn đoán

Theo bệnh viện Hùng Vương – TPHCM, trước khi điều trị áp xe vú sau sinh; các bác sĩ cần chẩn đoán bệnh theo các bước như sau:

  • Bác sĩ sẽ khám lâm sàng.
  • Siêu âm vú.
  • Rút mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh thích hợp đối với từng bệnh nhân.
  • Đôi khi cần làm các xét nghiệm như sinh thiết để xác định nguyên nhân tổn thương.

áp xe vú sau sinh

2. Các phương pháp điều trị áp xe vú

Dưới đây là các phương pháp điều trị áp xe vú sau sinh theo các chuyên gia tại bệnh viên Cleveland tại Hoa Kỳ:

  • Chườm nóng để giảm đau và giảm sưng.
  • Thông tắc ống dẫn bằng cách nhẹ nhàng massage ngực.
  • Chọc hút bằng kim vào túi dịch bị nhiễm trùng để hút chất lỏng ra ngoài.
  • Rạch và dẫn lưu một đường nhỏ trên khối chứa đầy chất lỏng để dẫn lưu mủ.
  • Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể cho mẹ bỉm uống các loại thuốc như kháng sinh; kháng viêm; và giảm đau.

Trong quá trình điều trị áp xe vú sau sinh, mẹ vẫn có thể cho em bé bú sữa mẹ. Ngoại trừ trường hợp, mẹ bỉm được chỉ định sử dụng thuốc có thể gây hại cho em bé qua đường sữa. Vì vậy, mẹ muốn cho con bú trong khi đang dùng thuốc chữa áp xe vú sau sinh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

[inline_article id=281340]

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề áp xe vú sau sinh. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này hãy để lại bình luận. Các bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Rạn da sau sinh có chữa được không? Bí quyết dành cho mẹ bỉm!

Rạn da sau sinh có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều các mẹ bỉm quan tâm và timd kiếm. Hiểu được tâm lý của các mẹ sau sinh, MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề rạn ra sau sinh. Các mẹ hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé.

Tại sau lại xuất hiện rạn da sau sinh?

Trước khi tìm hiểu rạn da sau sinh có chữa được không; chúng ta cần biết nguyên nhân gây rạn ra bụng sau sinh. Bất cứ ai cũng có thể bị rạn da, chúng không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Theo tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc; rạn da thường xuất hiện trên bụng; đôi khi ở trên đùi; hoặc ngực của thai phụ khi mang thai.

Với phụ nữ mang thai khả năng bị rạn da trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do da trên bụng căng ra vì thai nhi ngày càng lớn lên. Rạn da là những đường nhỏ giống như vệt màu hồng, nâu hoặc tím phát triển trên bề mặt da.

Ngoài ra, hầu như phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 11kg đến 16kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức tăng cân sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Và sự tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể người mẹ bị rạn da.

Như vậy, các mẹ bỉm sữa đã biết vì sao lại có những vết rạn da xuất hiện. Vậy rạn da bụng sau sinh có chữa được không? Mời các mẹ bỉm sữa theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bỉm có thể xem thêm: Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Các giai đoạn phát triển rạn da khi mang thai

rạn da sau sinh có chữa được không
Rạn da sau sinh có chữa được không?

Theo chia sẻ của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, rạn da khi mang thai phát triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn da ban đầu sẽ có màu hồng, và cũng có thể bị ngứa ở vùng da xung quanh vết rạn.
  • Giai đoạn 2: Dần dần, các vết rạn sẽ to về chiều dài, chiều rộng và có màu hơi đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Khi các vết rạn da đã trưởng thành, chúng sẽ mất đi màu đỏ/hồng. Trong những tháng sau khi mang thai, chúng sẽ bắt đầu nhạt dần và có màu trắng nhạt hoặc bạc. Chúng cũng có thể hơi lõm xuống và không đều về hình dạng hoặc chiều dài.

Vậy rạn da sau sinh có chữa được không? Xin mời các mẹ bỉm đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Rạn da sau sinh có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi, “rạn da sau sinh có chữa được không?” Các chuyên gia tại bệnh viện Da liễu Hoa Kỳ đã chia sẻ rằng; vết rạn da là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị rạn da sau sinh có thể khiến chúng mờ đi và giảm ngứa.

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, không có phương pháp điều trị rạn da sau sinh duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người; và nhiều sản phẩm dường như không có tác dụng. Dưới đây là những phương pháp điều trị rạn da sau sinh được cho là tối ưu:

– Rạn da sau sinh có chữa được không? Nếu bạn muốn dùng các loại kem, sữa dưỡng hoặc gel để làm mờ vết rạn da, hãy nhớ:

  • Sử dụng sản phẩm trên các vết rạn da sớm. Vì các sản phẩm này dường như không có tác dụng nhiều đối với các vết rạn da trưởng thành.
  • Khi thoa sản phẩm vào vết rạn da hãy dành thời gian để massage vùng da bị rạn để sản phẩm đạt hiệu quả hơn.
  • Thoa sản phẩm hàng ngày trong nhiều tuần để các vết rạn biến mất trong vài tuần.

– Khi chọn các sản phẩm thoa trên da để điều trị vết rạn nên chọn các sản phẩm có thành phần là Axit hyaluronic; Tretinoin và Retinol.

-Rạn da sau sinh có chữa được không? Mẹ bỉm sữa cũng có thể đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và chữa trị bằng các phương pháp sau nếu phù hợp:

  • Liệu pháp laser
  • Microdermabrasion
  • Tần số vô tuyến
  • Siêu âm

rạn da sau sinh có chữa được không

Nếu áp dụng các phương pháp trị liệu, mẹ bỉm hãy chọn bệnh viện hãy cơ sở uy tín để chữa trị nhé.

Các cách phòng ngừa rạn da

Như vậy, mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không rồi đúng không? Vậy để phòng ngừa rạn da khi mang thai các mẹ nên làm gì? Các chuyên gia của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết; cách bảo vệ tốt nhất chống lại các vết rạn da là đảm bảo duy trì độ đàn hồi tối đa trong suốt thai kỳ. Điều này đạt được bằng cách giữ cho da luôn đủ nước và mềm mại theo các cách sau:

1. Rạn da sau sinh có chữa được không? Thực phẩm da

Các sợi collagen và elastin trong da là cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh, ít bị đứt gãy và để lại các vết rạn da. Do đó, các mẹ nên ăn thực phẩm giàu Vitamin E và C, kẽm và silica. Vì những dưỡng chất này giúp hình thành collagen. Đặc biệt, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mô khỏi bị hư hại. Vitamin B2 (Riboflavin) và B3 (Niacin) cũng được cho là giúp thúc đẩy và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, các mẹ hãy nhớ uống nước đủ 2 lít mỗi ngày để giúp củng cố và tái tạo làn da.

rạn da sau sinh có chữa được không

2. Tập thể dục

Ngoài việc tăng cường mức năng lượng; giảm tâm trạng thất thường; duy trì giấc ngủ ngon; thì tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa rạn da. Các bài tập thể dục sẽ giúp cải thiện tuần hoàn; giúp da đàn hồi và có thể căng hơn khi cơ thể phát triển trong quá trình mang thai. Sự lưu thông máu được cải thiện cũng làm giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch và sưng mắt cá chân trong thai kỳ.

3. Rạn da sau sinh có chữa được không? Giữ cho làn da mềm mại

Ngoài việc duy trì làn da mềm mại thông qua việc ăn uống và tập thể dục đầy; mẹ nên sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da như Bio-Oil để tối đa hóa độ đàn hồi của da. Bằng cách thoa Bio-Oil hai lần mỗi ngày từ ba tháng đầu trong suốt thai kỳ; làn da của mẹ sẽ được giữ ẩm tốt và có khả năng căng bóng tốt hơn.

[inline_article id=267389]

Như vậy mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa và các mẹ bầu trong việc điều trị cũng như ngay ngừa rạn da khi mang thai.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

Đặc biệt sau khi sinh người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi về hormone dẫn đế mất cân bằng nội tiết tố. Khi cơ thể thiếu hoặc có quá nhiều nội tiết tố cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vậy cách bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh cho mẹ bỉm như thế nào? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp mẹ bỉm chia sẻ về vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Sau khi sinh nội tiết tố nữ thay đổi thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh; chúng ta cần hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ hay rmất cân bằng nội tiết tố. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố của mẹ bỉm sau sinh chủ yếu do thay đổi của hai hormone estrogen và progesterone. Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Johns Hopkins tại Mỹ; khi mang thai, buồng trứng và nhai thai tạo ra rất nhiều hormone estrogen và progesterone. Điều này sẽ giúp duy trì và bảo vệ sự sống cho thai nhi trong bụng mẹ.

Sau khi sinh trong 24 giờ đầu tiền, lượng hormone estrogen và progesterone sẽ thay đổi về mức không mang thai. Sự thay đổi đột ngột này dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho tâm lý và sinh lý của các mẹ bỉm sữa. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không nhận biết kịp thời có thể dẫn đến nhiều rủi ro không tốt cho người mẹ; theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

>> Mẹ bỉm có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì làm tóc được và 9 điều mẹ cần chú ý!

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

Để biết cách bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh; mẹ bỉm cần nhận biết các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ hay rối loạn nội tiết tố. Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ cho biết các dấu hiệu sau:

  •  Nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh (nhịp tim nhanh).
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy hoặc đi tiêu thường xuyên hơn.
  • Tê và ngứa ran ở tay của bạn.
  • Mức cholesterol trong máu cao hơn bình thường.
  • Trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Không chịu được nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ ấm.
  • Da và tóc khô.
  • Da mỏng, ấm và ẩm.
  • Sạm da ở nách hoặc lưng và hai bên cổ (acanthosis nigricans).
  • Khát nước quá mức và đi tiểu thường xuyên.
  • Mọc mụn trên mặt, ngực hoặc lưng.
  • Rụng tóc.
  • Kinh nguyệt nhiều.
  • Rậm lông trên cơ thể.
  • Nóng trong người.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khô âm đạo.

Làm cách nào để bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh?

bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh
Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh

Mẹ bỉm có thể bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh bằng cách kết hợp chế độ ăn uống và nếp sống lành mạnh như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thiếu cân hoặc thừa cân là một trong những yếu tố dẫn đến lượng hormone thấp. Nếu không thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, mẹ nên liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ nhứ.
  • Tập thể dục vừa phải: Tập thể dục quá sức có thể góp phần làm giảm lượng estrogen và cạn kiệt năng lượng của cơ thể. Vì thế, mẹ nên tập thể dục với cường độ vừa phải tránh tập quá sức.
  • Giảm căng thẳng: Quá nhiều hormone căng thẳng có thể khiến các hormone điều chỉnh hệ thống sinh sản bị mất cân bằng.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ nạp năng lượng cho cơ thể để các hormone hoạt động bình thường. Trung bình, người lớn cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm.

Khi mẹ bỉm sữa đã thử hết những cách bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh nhưng vẫn không thuyên giảm các triệu chứng. Mẹ hãy đến bệnh viện và khám bệnh ngay nhé. Các bác sĩ sẽ có chẩn đoán và có hướng điều trị bằng cách bổ sung thuốc nội tiết tố nữ giúp mẹ kịp thời.

[inline_article id=267389]

Hy vọng bài viết về cách bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề nội tiết tố nữ hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giúp giảm đáp ngay nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh giúp mẹ bỉm nhanh hồi phục

Vì thế nếu các mẹ sau sinh khỏe mạnh có thể tắm rửa và vệ sinh để cơ thể được sạch sẽ, thoải mái. Thông thường, các sản phụ thường chọn nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh để làm sạch cơ thể. Vậy công dụng của loại nước này thế nào? Hãy theo dõi bài viết để có hiểu hơn về phương pháp này nhé!

Công dụng của nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh

Tắm nước thảo dược cho mẹ sau sinh là một phương pháp được nhiều quốc gia Đông Nam Á áp dụng. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho các sản phụ như:

  • Làm sạch cơ thể cho phụ nữ xông hơ và tắm sau sinh.
  • Tái tạo năng lượng, phục hồi cơ thể sau sinh.
  • Khử mùi cơ thể sau khi sinh nở.
  • Làm dịu cơ bị đau và giảm mệt mỏi.
  • Giúp da mịn màng.
  • Sử dụng như một loại nước xông sau sinh.

Ngoài ra, sau sinh nếu mẹ được dùng nước xông tắm gội cho bà mẹ sau sinh với nhiệt độ ấm sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây sẽ là những gợi ý một số loại nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh. Các mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Ăn gì lợi sữa sau sinh thường và sinh mổ? Cách gọi sữa về tự nhiên.

Gợi ý nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh

A. Các loại lá tắm sau sinh

1. Lá tắm cho bà đẻ: Lá kinh giới

nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh
Lá kinh giới

Theo Sở Y tế Nam Định, lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Vì thế, mẹ có thể nấu nước lá tắm sau sinh với kinh giới để làm sạch mồ hôi và ngừa mẩn ngứa sau sinh.

2. Lá tắm sau sinh: Lá trầu không

nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh
Lá trầu không

Trầu không là một loại cây phổ biến tại Châu Á. Lá trầu không được sử dụng như một loại thuốc truyền thống để điều trị một số bệnh. Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ chia sẻ, trầu không có công kháng khuẩn và tiêu diệt nấm hiệu quả. Vì thế, lá trầu không cũng được dùng để nấu nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú? Xem ngay để được giải đáp

3. Lá tắm cho bà đẻ: Lá trà xanh

nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh
Lá trà xanh

Trà xanh được chứng minh là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch; chống oxy hóa; sát khuẩn và giảm béo. Ngoài ra, lá trà xanh còn được coi là một loại thảo dược giúp kháng sinh tự nhiên. Các mẹ bỉm cũng có thể dùng lá trà xanh để nấu nước xông tắm gội cho bà mẹ sau sinh.

B. Các sản phẩm nước tắm thảo dược

1. Nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh Yaocare Mama

nước xông tắm gội cho bà mẹ sau sinh

Sản phẩm có thành phần từ dịch chiết Quắn hoa; nghệ đắng; tô mộc; hoa ông lão; liên đằng hoa nhỏ; chù dù; màng tang. Mẹ dùng sản phẩm hòa 1 chai vào 5 lít nước nóng; chùm mền xông hơi 10-15 phút. Sau đó, mẹ pha thêm nước vừa đủ nóng tắm và gội toàn thân.

Mẹ có thể dùng sau 3 ngày nếu sinh thường, sau 7 ngày nếu sinh mổ, khi vết mổ khô. Có thể pha với nước ấm để lau toàn thân trong thời gian mới sinh. Mẹ không cần tráng lại bằng nước thường sau khi sử dụng sản phẩm.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Nước xông tắm thảo dược cho mẹ sau sinh DAODO’S Gold

Sản phẩm dựa trên bài thuốc bí truyền của phụ nữ Dao Đỏ vùng núi Sa Pa với nguồn nguyên liệu gồm cây tầm gửi trên cây Gạo Tía; cậy Chù Dù; cây Cơm Cháy,… Mẹ bỉm có thể dùng pha nước tắm, ngâm mình hoặc xông đều vô cùng hiệu quả.

Sản phẩm cam kết 100% thành phần tự nhiên, không chứa tạp chất, không có tác dụng phụ. Mẹ có thể pha 250ml dung dịch với 25 lít nước ấm để tắm hay ngâm mình. Trong quá trình tắm mẹ nên lấy khăn quấn quanh cơ thể để thảo dược thẩm thấu tốt hơn. Sau khi tắm (xong mẹ không cần tắm lại với nước thường.

3. Nước xông tắm thảo dược cho mẹ sau sinh Tabame Herbe

Tabame Herbe cũng là một loại nước tắm cho mẹ sau sinh được phát triển từ bài thuốc xông tắm sau sinh của người Dao. Sản phẩm có thành phần gồm cây cơm cháy; bướm bạc đỏ; chù dù; dây ông lão; sung.

Mẹ bỉm có thể dùng các sản phẩm này để làm nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh. Đây là các sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên; rất an toàn cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

[inline_article id=267389]

Hy vọng bài viết về nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh sẽ giúp ích cho các phụ nữ mới sinh con. Chúc các chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Cách khắc phục cho mẹ bỉm

Vậy phụ nữ sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các chị em về vấn đề bị khô hạn sau sinh. Các mẹ bầu đang gặp vấn đề này hãy theo dõi bài viết để biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân sau sinh bị khô âm đạo

Trước khi tìm hiểu vấn đề sau sinh bị khô hạn phải làm sao; chúng ta cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ; phụ nữ sau khi sinh em bé sẽ có lượng hormone estrogen giảm xuống.

Thông thường, estrogen giữ cho các mô của âm đạo được bôi trơn và khỏe mạnh. Bình thường, niêm mạc âm đạo tiết ra chất dịch nhờn trong suốt. Chất dịch này giúp cho việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn. Nó cũng giúp giảm khô âm đạo. Nếu nồng độ estrogen giảm xuống, các mô của âm đạo sẽ co lại và trở nên mỏng hơn. Điều này gây ra khô và viêm.

Ngoài ra, khô âm đạo còn có nguyên nhân từ các vấn đề sau:

  • Uống thuốc tránh thai.
  • Phương pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị và liệu pháp nội tiết tố.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Dùng thuốc kháng estrogen (điều trị u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung); một số loại thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng histamine (điều trị ngứa mắt và sổ mũi).
  • Cắt bỏ buồng trứng.
  • Hội chứng Sjogren (một rối loạn tự miễn dịch có thể gây khô khắp cơ thể).
sau sinh bị khô hạn phải làm sao
Khô hạn sau sinh là dấu hiệu mà nhiều chị em lo lắng

Dấu hiệu khô âm đạo

Để biết sau sinh bị khô hạn phải làm sao; các mẹ bỉm sữa cần nhận biết các dấu hiệu khô âm đạo như sau:

  • Nóng rát khi đi tiểu.
  • Chảy máu nhẹ sau khi giao hợp.
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục.
  • Tiết dịch âm đạo nhẹ.
  • Đau âm đạo, ngứa hoặc rát.

Vậy phụ nữ sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Xin mời các mẹ cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Ăn gì lợi sữa sau sinh thường và sinh mổ? Cách gọi sữa về tự nhiên.

Phụ nữ sau sinh bị khô hạn phải làm sao?

sau sinh bị khô hạn phải làm sao
Sau sinh bị khô hạn phải làm sao?

Để trả lời cho câu hỏi, sau sinh bị khô hạn phải làm sao; các chuyên gia tại bệnh viện Mayo tại Hoa Kỳ chia sẻ như sau:

  • Cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo 2-3 lần/tuần.
  • Tránh dùng xà phòng tắm, sữa tắm hoặc gel có chứa nước hoa.
  • Tránh dùng tất cả các loại muối tắm và sữa tắm nhiều bọt
  • Không sử dụng nước nóng trong khi tắm.
  • Tránh dùng tất cả các loại nước hoa vùng kín và xịt vệ sinh phụ nữ.
  • Không sử dụng khăn lau của người lớn hoặc trẻ em trên khu vực âm đạo.
  • Tránh mặc quần áo bó sát; thay vào đó chị em nên mặc đồ lót màu trắng có chất liệu 100% cotton.
  • Tránh tất cả các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn, ngoại trừ A&D Ointment. Nhưng không sử dụng Thuốc mỡ A&D nếu bạn bị dị ứng.

Nếu các mẹ bỉm đã thử những cách trên nhưng tình trạng bị khô hạn sau sinh không thuyên giảm. Các mẹ hãy đến bác sĩ phụ khoa để thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có hướng điều trị cho các mẹ nhé.

[inline_article id=267389]

Hy vọng bài viết về vấn đề sau sinh bị khô hạn phải làm sao sẽ giúp ích cho các chị em. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề sau sinh bị khô hạn hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa nguyên nhân và cách trị mề đay sau sinh tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm đang phải khó khăn đối diện với những nốt mề đay. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng gì?

Trước khi tìm hiểu cách trị mề đay sau sinh tại nhà; chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng này. Theo Nemours KidsHealth tại Mỹ, nổi mề đay là những vết sưng tấy đỏ hoặc vết hàn trên da. Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể và trông giống như những nốt mụn nhỏ li ti; đốm màu; hoặc những vết sưng lớn liên kết với nhau.

Mẹ bỉm sữa sẽ bị nổi mề đay khi có chất gì đó khiến lượng histamine trong cơ thể và các chất hóa học khác tiết ra dưới da ở mức cao. Điều này được gọi là một kích hoạt gây ra hiện tượng sưng tấy mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa, châm chích hoặc nóng bỏng.

Các nốt mề đay sau sinh có thể xuất hiện trong khoảng từ vài giờ đến một tuần (đôi khi lâu hơn). Nếu tình trạng nổi mề đay kéo dài từ 6 tuần trở xuống được gọi là nổi mề đay cấp tính. Còn những trường hợp kéo dài hơn 6 tuần là nổi mề đay mãn tính.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Sau sinh ăn dứa được không và có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ không?

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

nổi mề đay sau sinh

Bên cạnh cách trị mề đây sau sinh tại nhà, chúng ta cũng cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cũng theo Nemours KidsHealth, nổi mề đay là một phản ứng thông thường của da với một chất gì đó gây dị ứng. Nguyên nhân có thể liên quan đến phản ứng dị ứng gồm:

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Cách chữa rụng tóc sau sinh và những điều mẹ bỉm nên biết!

Đôi khi nổi mề đay không liên quan gì đến dị ứng mà từ các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng, bao gồm cả vi rút.
  • Lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Do phơi nắng lâu.
  • Tiếp xúc với môi trường lạnh, chẳng hạn như nước lạnh hoặc tuyết.
  • Tiếp xúc với hóa chất.
  • Bệnh da liễu.
  • Khi da chịu áp lực nặng như ngồi quá lâu hoặc mang ba lô nặng trên vai.

Khi mẹ bỉm đã hiểu nguyên nhân nổi mề đay thì cũng nên biết cách trị mề đay sau sinh tại nhà. Mời mẹ bỉm theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết các mẹo trị nổi mề đay nhé.

Cách trị mề đay sau sinh tại nhà

nổi mề đay
Cách trị nổi mề đay sau sinh là gì?

Vậy cách trị mề đay sau sinh tại nhà là gì? Theo chia sẻ của Học viện Da liễu tại Mỹ (AAD), nếu tình trạng nổi mề đay của mẹ bỉm nhẹ thì có thể khắc phục như sau:

  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton.
  • Đắp một miếng gạc lạnh như đá viên bọc trong khăn mặt, rồi đặt lên vùng da ngứa nhiều lần trong ngày; ngoại trừ trường hợp cảm lạnh làm nổi mề đay.
  • Sử dụng thuốc chống ngứa có thể mua tại nhà thuốc mà không cần toa bác sĩ như thuốc kháng histamine; hoặc kem dưỡng da calamine.
  • Ngăn ngừa da khô bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm không có mùi thơm nhiều lần trong ngày.
  • Căng thẳng có thể gây phát ban. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng thường xuyên; thì hãy áp dụng những cách để giảm căng thẳng như tập thể dục mỗi ngày; thiền định; và thực hành chánh niệm.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Nếu mẹ bỉm đã thử các cách trị mề đay sau sinh tại nhà ở trên mà không thuyên giảm thì phải đi khám da liễu ngay. Các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và đưa ra cách điều trị thích hợp nhất.

[inline_article id=263639]

Hy vọng bài viết về cách trị mề đay sau sinh tại nhà sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề cách trị mề đay sau sinh tại nhà hãy để lại bình luận. Các bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ trả lời ngay nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cách chữa rụng tóc sau sinh và những điều mẹ bỉm nên biết!

MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm nguyên nhân và cách chữa rụng tóc sau sinh trong bài viết này. Hy vọng các mẹ bỉm sẽ tìm được cách khắc phục cho tình trạng rụng tóc sau sinh. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc sau sinh

Trước khi tìm hiểu cách chữa rụng tóc sau sinh; chúng ta cần biết nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI); hầu như phụ nữ nào cũng phải đối diện với tình trạng rụng tóc sau sinh.

Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều sau sinh là do khi mang thai các nang tóc bị trì hoãn hoạt động dẫn đến tóc không bị rụng nhiều. Điều này giúp tóc trở nên nhiều và đầy đặn hơn. Sau khi sinh, chu kỳ sinh trưởng của tóc trở lại bình thường. Khi đó các sợi tóc sẽ trở nên già yếu và rụng bớt để nhường chỗ cho các sợi tóc mới mọc lên.

Trong những tuần đầu sau sinh, tóc đi vào chu kỳ phát triển bình thường. Vì thế tình trạng rụng tóc sau sinh xảy ra từ 2-4 tháng sau khi sinh con. Điều này thường tiếp tục trong 6 đến 24 tuần nhưng hiếm khi kéo dài đến 15 tháng.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Ăn gì lợi sữa sau sinh thường và sinh mổ? Cách gọi sữa về tự nhiên.

Cách chữa rụng tóc sau sinh theo bác sĩ da liễu

chữa rụng tóc sau sinh
Cách chữa rụng tóc sau sinh theo bác sĩ da liễu.

Cách chữa rụn tóc sau sinh như thế nào? Đây là điều rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Dưới đây là những lời khuyên của các bác sĩ da liễu từ Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) về cách chữa rụng tóc sau sinh:

  • Sử dụng dầu gội và dầu xả có tác dụng tăng độ phồng cho tóc. Những loại dầu gội này có chứa các thành phần như protein giúp tóc nhanh mọc lại.
  • Tránh các loại dầu gội dưỡng ẩm hoặc dưỡng chuyên sâu. Vì các sản phẩm này có thể làm mềm và nặng tóc khiến tóc trông ít hơn.
  • Sử dụng xả dành cho tóc phồng và mượt. Những loại này chứa công thức dưỡng ẩm nhẹ hơn sẽ không làm nặng tóc.
  • Sử dụng dầu xả chủ yếu cho phần đuôi tóc; không thoa dầu xả lên da đầu và toàn bộ tóc sẽ khiến tóc dễ rụng hơn.
  • Cắt tóc ngắn sẽ giúp mẹ bỉm có mái tóc trông dày hơn. Ngoài ra, kiểu tóc ngắn cũng giúp mẹ bỉm gọn gàng hơn và thuận tiện để chăm sóc em bé hơn.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Sau sinh ăn súp lơ được không? Khi chế biến mẹ cần lưu ý những gì?

Cách chữa rụng tóc sau sinh qua chế độ dinh dưỡng

rụng tóc nhiều
Cách chữa rụng tóc sau sinh qua thực phẩm bổ sung.

Bên cạnh các cách chữa rụng tóc sau sinh từ lời khuyên của bác sĩ da liễu. Các mẹ bỉm sữa cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giúp mái tóc thêm chắc khỏe. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia từ bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ:

  • Vitamin tổng hợp: vitamin B, kẽm và vitamin D trong vitamin tổng hợp giúp cho nang tóc khỏe hơn. Trong đó vitamin D có thể giúp tạo ra những nang tóc mới.
  • Sắt: Sắt rất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của tóc. Thiếu sắt cũng dẫn đến thiếu máu, có thể gây rụng tóc.
  • Axit béo omega-3: Omega-3 xuất hiện tự nhiên trong các loại thực phẩm như động vật có vỏ, hạt lanh và dầu cá. Nó rất quan trọng với sức khỏe của tế bào; giúp da đầu và tóc khỏe mạnh hơn.
  • Biotin: Đây là một loại vitamin B hòa tan trong nước. Mẹ bỉm sữa nên dùng 3-5 miligam/ngày.
  • Kẽm pyrithione: Kẽm pyrithione là thành phần có trong một số loại dầu gội trị gàu không kê đơn. Chất này có tác dụng phát triển tóc và tiêu diệt các loại nấm men trên da đầu. Mẹ bầu có thể sử dụng những loại dầu gội này để cải thiện sức khỏe của da đầu và tóc.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Nếu tóc không mọc trở lại bình thường sau một năm, mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ da liễu để khám. Vì điều này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý sau sinh. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời cho mẹ nhé.

[inline_article id=267389]

Hy vọng với các cách chữa rụng tóc sau sinh MarryBaby vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ bỉm còn thắc mắc gì về vấn đề rụng tóc sau sinh hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không và có an toàn cho thai nhi không?

Trong đó, việc ăn ngũ cốc dành cho bà bầu cũng được nhiều người quan tâm. Vậy bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Bài viết này sẽ được MarryBaby giải đáp các vấn đề liên quan đến ngũ cốc dành cho bà bầu. Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

Dinh dưỡng từ ngũ cốc mẹ nên biết!

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống ngũ cốc có tốt không; chúng ta cần phải biết các dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm:

  • Nước: 3.76g
  • Năng lượng: 372 Kcal
  • Protein: 12.4g
  • Chất béo: 6.6g
  • Carbohydrate: 73.2g
  • Chất xơ: 10.1g
  • Đường: 4.5g
  • Canxi: 357mg
  • Sắt: 28.9mg
  • Magie: 114g
  • Phốt pho: 357mg
  • Kali: 633mg
  • Natri: 497mg
  • Kẽm: 13.4mg
  • Đồng: 0.387mg
  • Vitamin C: 21.4mg
  • Vitamin B6: 1.79mg
  • Vitamin B12: 6.77µg
  • Vitamin A: 990µg
  • Vitamin E: 0.41mg
  • Vitamin D: 3.6µg
  • Vitamin K: 2µg
  • Axit Folic: 692µg

Với nguồn dinh dưỡng trên thì bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Xin mời các mẹ bầu theo dõi tiếp phần sau để có câu trả lời nhé.

ngũ cốc cho bà bầu
Bà bầu uống ngũ cốc dinh dưỡng có tốt không?

Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không?

Ngũ cốc là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cho tất cả chúng ta. Nhưng bà bầu uống ngũ cốc có tốt không? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI); ngũ cốc là một thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia đã chia sẻ rằng, những phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc ít nhất 3 lần/tuần sẽ hấp thu lượng vi chất dinh dưỡng cao hơn so với những mẹ bầu không ăn ngũ cốc thường xuyên. Những mẹ bầu thường xuyên ăn ngũ cốc sẽ được cung cấp hàm lượng chất xơ; sắt; canxi; vitamin và axit folic rất cần trong thai kỳ.

Ngoài ra theo nghiên cứu của NCBI, ngũ cốc là một món ăn có thể dùng bất cứ thời điểm nào trong ngày gồm buổi sáng; trưa; chiều và ăn xế. Vì thế, mẹ bầu không nhất thiết phải dùng ngũ cốc vào buổi sáng mới có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể dùng bất cứ lúc nào và chỉ 3 lần/tuần để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Cách chọn ngũ cốc tốt cho bà bầu

Khi đã biết bà bầu uống ngũ cốc có tốt không; chúng ta nên chọn những loại chưa qua xử lý tẩm ướp gia vị để tránh các sản phẩm chứa quá nhiều đường; muối; không tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, trước khi mua ngũ cốc mẹ bầu cũng nên xem qua các thành phần ghi trên bao bì để tránh mua phải những loại có chứa chất bảo quản có thể gây hại cho thai nhi. Một số loại ngũ cốc cho bà bầu có thể cân nhắc sử dụng:

  • Yến mạch: Đây là một trong những loại ngũ cốc rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hệ thần kinh của mẹ bầu. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng kích thích sự ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và con như sắt, axit folic…
  • Bắp: Đây là loại ngũ cốc có chứa hàm lượng calo cao và rất giàu chất xơ; giúp ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, lượng vitamin A trong hạt bắp còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Khoai lang: Đây là một trong những loại thực phẩm giúp nhuận tràng dành cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong khoai lang còn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như vitamin A, kẽm, sắt, canxi…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu uống collagen được không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết!

  • Các loại hạt: Bao gồm hạt dẻ, hạnh nhân, hướng dương, óc chó… Những loại hạt này rất giàu vitamin (nhóm B, vitamin E…); khoáng chất (kẽm, magie, đồng…); và các axit béo (omega 3, omega 9…) tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Các loại đậu: bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… Những loại hạt này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa; protein; axit folic; canxi… tốt cho phụ nữ mang thai.

[inline_article id=210842]

Với thông tin trên đã giúp mẹ bầu có câu trả lời về bà bầu uống ngũ cốc có tốt không. Hy vọng bài viết về bà bầu uống ngũ cốc dinh dưỡng có tốt không sẽ giúp ích cho mẹ bầu nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu uống collagen được không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết!

Nhưng khi có bầu uống collagen được không? Đây là một trong những điều khiến cho các mẹ bầu quan tâm. Bài viết này MarryBaby sẽ giúp giải đáp các vấn đề bổ sung collagen cho bà bầu. Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.

Collagen là gì?

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống collagen được không; chúng ta cần biết rõ collagen là gì. Theo Nemours KidsHealth tại Mỹ, collagen là một loại protein trong cơ thể. Các loại collagen khác nhau có trong nhiều bộ phận cơ thể gồm tóc; da; móng tay; xương; dây chằng; gân; sụn; mạch máu và ruột.

Collagen có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể như giúp xương chắc khỏe; tạo sự đàn hồi cho da và gân; giúp chữa lành sau chấn thương. Vậy khi có bầu uống collagen được không? Các mẹ bầu hãy tìm hiểu điều này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Mẹ bầu uống collagen được không?

Khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhất là sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể khiến làn da bị sạm, nổi mụn. Bên cạnh đó, vóc dáng cũng là một trong những thay đổi chúng ta dễ nhận biết.

Phụ nữ mang thai ngoài bổ sung các khoáng chất và vitamin thì việc bổ sung các nhóm chất khác cũng rất quan trọng. Như chúng ta đã biết collagen là một loại protein trong cơ thể. Vậy nhưng khi có bầu uống collagen được không?

Hiện nay các thực phẩm bổ sung collagen được biết đến là thực phẩm chức năng. Sản phẩm đã được nghiên cứu cho thấy khả năng gây hại cho mẹ và thai nhi là rất thấp. Nhưng để tốt nhất, trước khi sử dụng mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều lượng cũng như loại sản phẩm phù hợp.

bầu uống collagen được không
Có bầu uống collagen được không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

Các thực phẩm giúp bổ sung collagen cho bà bầu

Khi đã biết có bầu uống collagen được không; ngoài các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ cũng chia sẻ thêm cho các mẹ các thực phẩm giúp bổ sung collagen cho bà bầu rất tốt.

  • Cơ thể tạo ra collagen sẽ kết hợp các axit amin. Đây là chất dinh dưỡng cơ thể nhận được từ việc ăn các thực phẩm giàu protein như thịt bò; thịt gà; cá; đậu; trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Quá trình tăng sinh collagen cũng cần vitamin C, kẽm và đồng để hỗ trợ. Mẹ bầu có thể nhận được vitamin C bằng cách ăn trái cây họ cam quýt; ớt đỏ và xanh; cà chua; bông cải xanh và rau xanh.
  • Mẹ cũng có thể nhận được các khoáng chất từ việc ăn thịt; động vật có vỏ; các loại hạt; ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
  • Ngoài khẩu phần ăn lành mạnh với các loại thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất; mẹ bầu có thể bổ sung collagen khi ăn các món ăn từ nước hầm xương.

[inline_article id=162175]

Hy vọng với các thông tin về có bầu uống collagen được không sẽ giúp ích cho các thai phụ. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề bổ sung collagen dành cho bà bầu hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giúp trả lời ngay nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? 13 nguyên nhân bạn nên biết!

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các chị em các vấn đề kinh nguyệt không đều. Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp những thắc mắc nhé.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Trước khi tìm hiểu tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt; chúng ta cần nhận biết thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo chia sẻ của tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; kinh nguyệt không đều là bình thường đối với các bạn gái tuổi teen và phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của các cô gái tuổi teen có thể không đều trong vài năm đầu và sẽ đều đặn vào những năm sau. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên thất thường trước khi mãn kinh.

Kinh nguyệt không đều nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo chỉ dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi độ dài chu kỳ thay đổi hơn 20 ngày từ tháng này sang tháng sau. Chẳng hạn như, chu kỳ của bạn chuyển từ chu kỳ 25 ngày bình thường sang chu kỳ 46 ngày vào tháng tiếp theo; và sau đó trở lại chu kỳ 25 ngày vào tháng kế tiếp.

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt?

1. Rối loạn tiêu hóa

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp khiến tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể. Hoặc vấn đề cường giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Lượng prolactin trong máu cao

Theo tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; tình trạng này được gọi là tăng prolactin máu. Prolactin là hormone khiến ngực phát triển trong tuổi dậy thì và tạo ra sữa mẹ sau khi sinh con. Hormone này cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó tăng cao trong máu cũng khiến cho kinh nguyệt không đều

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một tình trạng khác cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là Hội chứng đa nang buồng trứng; gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo thống kê, có khoảng 1/10 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS; tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ chia sẻ.

4. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

POI xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể xảy ra ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, POI không phải là tình trạng mãn kinh sớm. Nó không giống như tình trạng của những phụ nữ trong thời kỳ mãn. Những phụ nữ bị POI vẫn có thể có kinh nhưng không đều. Và họ cũng có thể mang thai như những người phụ nữ bình thường.

5. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Bệnh này thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) gây nên.

6. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Căng thẳng

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ; những căng thẳng nhỏ hàng ngày thường không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đến “đúng hẹn”.

7. Bệnh tiểu đường

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Nếu kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc điều kinh có thai được không? Có gây nguy hiểm cho thai nhi?

8. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Béo phì

Chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra hormone estrogen. Do đó, hormone estrogen cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra nhiều.

9. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng điều này có thể sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Khi kinh nguyệt không đều do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể dẫn đến vô kinh thứ phát. Dưới đây có thể là những trường hợp gây ra vô kinh thứ phát:

  • Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo.
  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Trải qua quá trình tập luyện nặng nhọc như chạy marathon.

10. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Thuốc tránh thai nội tiết

tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt

Trong thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc cả progestin và estrogen. Các hormone này làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa thụ thai. Dưới đây là các biện pháp tránh thai nội tiết:

  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc tránh thai dạng tiêm.
  • Miếng dán tránh thai.
  • Đặt vòng âm đạo
  • Cấy ghép nội tiết tố.
  • Vòng tránh thai (IUD).

Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố liên tục thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi thử để đảm bảo các biện pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

11. Tuổi dậy thì

Thông thường, các bạn phải mất một vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bởi vì tuổi dậy thì buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành.

Trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Phải mất một vài năm để trục HPO trưởng thành và điều chỉnh kinh nguyệt được đều hơn. Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới sẽ đều hơn vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết

12. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ những năm sinh sản sang mãn kinh. Quá trình chuyển đổi này có thể mất một hoặc hai năm hoặc có thể vài năm. Và trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 25 ngày trong tháng này và 29 ngày trong tháng tiếp theo.

Theo chuyên gia ở bệnh viện Cleveland tại Mỹ; kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh thì không sao. Nhưng nếu kinh nguyệt liên tục trở nên nặng hơn hoặc gần nhau hơn thì hãy gặp bác sĩ ngay.

Tuổi mãn kinh trung bình là 51, vì vậy tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 50. Thông thường, tiền mãn kinh cũng đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Nóng bừng.
  • Mất ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khô âm đạo.

13. Mang thai

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Đôi khi kinh nguyệt không xuất hiện cũng có thể do bạn đang mang thai. Bạn có thể mang thai nếu đã quan hệ tình dục không tránh thai. Và bạn đã quan hệ trong khoảng thời gian rụng trứng và tình trạng không có kinh nguyệt cũng là dấu hiệu thụ thai. Để biết bạn có thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nhé.

Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1-2 tháng; bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu mang thai thì hãy đến bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.

[inline_article id=173823]

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt. Nếu còn thắc mắc gì đến vấn đề chu kỳ kinh nguyệt hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!