Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Ra dịch màu nâu có thai không và có phải điều đáng lo ngại?

Ra dịch màu nâu có thai không? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ thắc mắc trong giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề ra khí hư màu nâu có phải mang thai không nhé. Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời chi tiết nhất.

Nguyên nhân âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu

Trước khi tìm hiểu ra dịch màu nâu có thai không; chúng ta cần hiểu khí hư và những điều liên quan đến dịch tiết âm đạo này. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Đại học Cleveland tại Mỹ; khí hư hay dịch tiết âm đạo (vaginal discharge) là chất lỏng trong suốt, màu trắng hoặc trắng đục chảy ra từ âm đạo của bạn.

Dịch tiết âm đạo này chủ yếu được tạo ra từ các tuyến, tế bào cổ tử cung và vi khuẩn. Chất dịch này giúp làm sạch và bôi trơn âm đạo; đồng thời cũng giúp chống lại vi khuẩn xấu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dịch tiết âm đạo là một hiện tượng bình thường và cần có đối với cơ thể phụ nữ.

Tuy nhiên khi âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu thì lại là một vấn đề khác. Khi bạn nhận thấy âm đạo tiết khí hư màu nâu thì đây có thể là sự cảnh báo về viêm nhiễm phụ khoa; hoặc vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt; thậm chí nó có thể là dấu hiệu mang thai sớm đấy nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

[key-takeaways title=”Âm đạo ra khí hư nhiều có phải mang thai không?”]

Ngoài vấn đề ra dịch màu nâu có phải mang thai không; thì chúng ta cũng nên hiểu thêm âm đạo ra khí hư nhiều có phải mang thai không. Như chúng ta đã biết bình thường âm đạo sẽ tiết dịch âm đạo. Tuy nhiên khi mang thai, âm đạo sẽ tiết dịch nhầy nhiều hơn nữa. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo ảnh hưởng đến tử cung khi mang thai. Càng về cuối thai kỳ, lượng dịch tiết ra càng nhiều. Nhất là vào khoảng tuần cuối cùng của thai kỳ, khí hư có thể chứa những vệt nhầy màu hồng dính như thạch; theo các chuyên gia tại National Health Service (Dịch vụ Y Tế Anh Quốc – NHS).

[/key-takeaways]

Âm đạo ra dịch màu nâu có thai không?

Âm đạo ra dịch màu nâu có thai không?
Âm đạo ra dịch màu nâu có thai không?

Sau khi bạn đã hiểu nguyên nhân âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu thì sẽ dễ hiểu câu trả lời dịch màu nâu có thai không. Khí hư hay dịch tiết âm đạo màu nâu đôi khi có thể là máu báo thai hoặc dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa.

Âm đạo ra khí hư dịch màu nâu có phải mang thai không? Thông thường máu báo thai sẽ có màu hồng, đôi khi nó cũng có thể có màu nâu. Màu sắc máu báo thai sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ.

Máu báo thai xảy ra khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung. Máu báo thai xảy ra vào khoảng thời gian bạn dự kiến ​​​​sẽ có kinh nguyệt. Tuy nhiên, lượng máu báo thai sẽ ít hơn máu kinh nguyệt rất nhiều.

>> Bạn có thể xem thêm: Cọ xát bộ phận sinh dục có thể có thai không? Câu trả lời đây!

[key-takeaways title=”Máu báo thai khác máu kinh nguyệt như thế nào?”]

Khi bạn đã biết ra dịch màu nâu có thai không, thì cũng nên phân biệt được máu báo thai và kinh nguyệt khác nhau như thế nào. Theo American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ) cho biết sự khác biệt như sau:

– Màu sắc:

  • Kinh nguyệt: Màu đỏ tươi đến đỏ sẫm.
  • Máu báo thai: Màu hồng nhạt đến nâu sẫm (màu gỉ sắt).

– Số lượng:

  • Kinh nguyệt: Lượng máu ồ ạt và có thể có các cục máu đông.
  • Máu báo thai: Một đốm hoặc lượng máu ít hơn kinh nguyệt và không có các cục máu đông.

[/key-takeaways]

Khí hư màu nâu có dấu hiệu bất thường

Nếu câu trả lời ra dịch màu nâu có thai không là “có”; thì trong một số trường hợp dịch nhầy màu nâu lại là những dấu hiệu bất thường dưới đây:

1. Dấu hiệu dọa sảy thai

Nếu ra dịch màu nâu có thai không là không thì chất dịch ấy có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu chị em đã biết mình có thai nhưng xuất hiện dịch nhầy màu nâu sẫm thì đang là giai đoạn đầu của tình trạng dọa sảy thai. Còn dịch nhầy có màu nâu đen thì có thể là dấu hiệu sảy thai, nhiễm trùng âm đạo, có vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung.

2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Ra dịch màu nâu có thai không? Đó chính là máu báo thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo thai ngoài tử cung. Nếu bạn nhận thấy âm đạo tiết ra khí hư máu báo thai màu nâu hồng kèm theo đau bụng cơn lệch về bên phải hay bên trái thì cần cẩn thận có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.

Khi nào ra dịch màu nâu là bất thường?

3. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

Nếu ra dịch màu nâu có thai không có câu trả lời là “không” thì bạn nên cẩn thận vì có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa. Khi bạn thấy bỗng nhiên âm đạo tiết ra dịch nhầy đặc màu nâu vàng hoặc hơi nâu và có mùi khó chịu tức là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa.

>> Bạn có thể xem thêm: Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Chị em phụ nữ cần lưu ý!

4. Quan hệ tình dục khi mang thai

Bên cạnh vấn đề ra dịch nâu có thai không; thì dịch nhầy màu nâu đôi khi có thể do bạn quan hệ tình dục khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, cổ tử cung sẽ có nhiều thay đổi và việc quan hệ tình dục mạnh có thể gây ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dịch có màu nâu nhạt thì có thể bạn đã bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

Âm đạo ra khí hư màu nâu khi nào cần đi khám phụ khoa?

Khi bạn đã biết ra dịch màu nâu có thai không thì cũng cần biết các trường hợp nào cần đi khám bệnh. Trước tiên, bạn cần xác định việc mình chậm kinh trong thời gian bao lâu rồi? Nếu đã chậm kinh từ 7-10 ngày thì có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có mang thai không.

Sau đó, bạn cần dùng băng vệ sinh để xác định màu sắc và số lượng dịch nhầy màu nâu được tiết ra. Nếu rơi vào các trường hợp bất thường kể trên bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng chữa trị kịp thời cho bạn.

[inline_article id=312532]

Như vậy vấn đề ra dịch màu nâu có thai không đã được MarryBaby giải đáp. Nếu bạn đã có thai thì cũng nên đến bệnh viện kiểm tra lại cho chính xác. Ngoài ra, nếu bạn không quan hệ nhưng lại xuất hiện dịch nhầy màu nâu thì cũng nên đi đến bệnh viện để khám phụ khoa ngay nhé.

 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Đau bụng khi mang thai 5 tuần có đáng lo ngại không?

Vậy đau bụng khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm không? MarryBaby sẽ giải đáp cho các bạn nỗi lo đau bụng khi mang thai ở các trường hợp khác nhau. Hãy đọc ngay bài viết này để có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này khi mang thai tuần thứ 5 nhé.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng khi mang thai 5 tuần

Mang thai 5 tuần bị đau bụng lâm râm hoặc dữ dội không phải trường hợp nào cũng lo ngại. Dưới đây là các trường hợp đau bụng khi mang thai 5 tuần và đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu bạn nên biết:

1. Thai bám vào ổ tử cung

Khi mang thai được hơn 1 tháng, bạn có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, lâm râm. Điều này có thể do quá trình phôi thai đã cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vì thế, nhiều phụ nữ cảm thấy đau bụng khi mang thai 5 tuần.

Cơn đau bụng này giống như giống như đau bụng hành kinh. Đây là một tình trạng không có gì phải lo ngại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

2. Căng dây chằng khiến bạn mang thai 5 tuần bị đau bụng lâm râm

Bên cạnh đau bụng do phôi thai đã được cấy ghép vào niêm mạc tử cung; bạn cũng có thể đau bụng lâm râm do bị căng dây chằng. Khi thai nhi ngày càng phát triển khiến cho kích thước của tử cung mở rộng làm cho dây chằng kéo căng hơn.

Vì thế, bạn có thể cảm thấy bầu 5 tuần đau bụng dưới hoặc thai 5 tuần đau bụng âm ỉ, lâm râm. Trường hợp này là một tình trạng rất bình thường và không nguy hiểm với hai mẹ con đâu nhé.

3. Táo bón

đau bụng khi mang thai 5 tuần do táo bón

Đau bụng khi mang thai 5 tuần cũng có thể do bạn bị táo bón. Điều này xảy ra do sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra, táo bón cũng có thể xảy ra do thai nhi càng phát triển đè nén lên ruột khiến phân khó di chuyển, hoặc cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của bạn thiếu chất xơ và nước nên khiến phân cứng khó đi ra ngoài.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

4. Mang thai 5 tuần bị đau bụng lâm râm do khó tiêu hóa

Bên cạnh vấn đề táo bón, khó tiêu hóa ở bà bầu cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai 5 tuần. “Thủ phạm” gây ra tình trạng mang thai 5 tuần bị đau bụng lâm râm là do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Sự thay đổi này gây ra cản trở cho quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và hay ợ nóng.

5. Có thai ngoài tử cung

Đau bụng khi mang thai 5 tuần cũng có thể là dấu hiệu bạn đang có thai ngoài tử cung (tình trạng trứng thụ tinh nhưng làm tổ ngoài tử cung, có thể ở vị trí ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác).

Thai ngoài tử cung không thể phát triển được và là một biến chứng sản khoa có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Vì thế, bác sĩ có thể sẽ “loại bỏ” thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu có thai ngoài tử cung, bạn có thể cảm thấy một số dấu hiệu dưới đây:

  • Đau quặn bụng và chảy máu âm đạo (có thể có màu nâu, đỏ hoặc hồng và có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường)
  • Đau vai.
  • Khó chịu khi đi tiểu tiện và đại tiện.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

>> Bạn có thể xem thêm: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục

6. Đau bụng khi mang thai 5 tuần có thể là dấu hiệu sảy thai

Đau bụng khi mang thai 5 tuần có thể là dấu hiệu sảy thai

Thai 5 tuần đau bụng âm ỉ cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai tự nhiên. Tình trạng này thường xảy ra trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Nguyên nhân gây sảy thai chủ yếu do sự bất thường của nhiễm sắc thể trong phôi thai.

Ngoài ra, sảy thai trong giai đoạn đầu cũng có nhiều nguyên nhân khác từ mẹ bầu như:

  • Bị nhiễm trùng.
  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Mang thai khi lớn tuổi.
  • Tử cung có vấn đề
  • Cổ tử cung mở quá sớm trong thai kỳ.
  • Thói quen hút thuốc, uống rượu bia và dùng chất kích thích.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh thận nặng.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch như lupus.
  • Suy dinh dưỡng
  • Sử dụng một số loại thuốc có chất hóa học gây ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Các vị trí đau bụng khi mang thai 5 tuần

Thai 5 tuần đau bụng âm ỉ ở các vị trí khác nhau sẽ “cảnh báo” tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi khác nhau. Dưới đây là các vị trí đau bụng khi mang thai 5 tuần bạn nên cảnh giác.

1. Bà bầu đau bụng trên gần ức

Nếu bạn cảm thấy đau bụng khi mang thai 5 tuần ở vị trí phía trên gần ức thì sao? Bà bầu đau bụng trên gần ức có thể là dấu hiệu trào ngược, ợ nóng gây khó tiêu hóa. Hoặc trường hợp đau bụng trên khi mang thai cũng có thể do bạn không dung nạp lactose; hoặc có thể bạn ăn quá nhiều…

Tình trạng đau bụng trên khi mang thai 5 tuần là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nếu ở mức độ nhẹ. Song bạn nên đi khám ngay nếu bị đau bụng trên từng cơn trong một thời gian dài với tần suất dày đặc, kèm theo triệu chứng như đau ngực, khó thở, đau đến mức không ngủ được, lên cơn sốt, ngất xỉu, nôn ra máu, phân có lẫn máu…

2. Bà bầu 5 tuần đau bụng dưới

Trong trường hợp mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai 5 tuần thì đây có thể là triệu chứng của táo bón, tử cung tăng kích thước khiến dây chằng bị kéo căng hoặc do thai đang làm tổ.

Tuy nhiên, bạn cần đến đến bệnh viện ngay nếu cảm thấy đau bụng dưới theo từng cơn co thắt và đau quặn ở bụng dưới kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, xuất huyết âm đạo,…

Cách giảm đau bụng khi mang thai 5 tuần

Để khắc phục tình trạng đau bụng khi mang thai 5 tuần, bạn có thể tham khảo các cách giảm đau bụng khi mang thai dưới đây nhé:

Cách giảm đau bụng khi mang thai 5 tuần

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Uống nước ấm: Nếu bạn đang khó tiêu và đầu hơi, nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Uống trà gừng: Một tách trà gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể và giúp hệ tiêu hóa của bạn trơn tru hơn.
  • Uống nước: Bạn cần uống nước đủ 2 lít/ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Chất xơ và vitamin sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ rất hiệu quả.
  • Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây đau bụng: Đau bụng khi mang thai 5 tuần cũng có thể do bạn ăn một số thực phẩm bẩn, hoặc không hợp với tiêu hóa. Khi bạn tránh những thức ăn này sẽ giúp hạn chế đau bụng tốt nhất.

2. Chế độ sinh hoạt

  • Ngâm chân và tắm với nước ấm: Ngâm chân và tắm với nước ấm sẽ giúp bạn thư giãn và giảm đau bụng rất đáng kể.
  • Massage toàn thân: Massage toàn thân cho bà bầu giúp lưu thông máu huyết và hệ tiêu hóa làm việc cũng tốt hơn rất nhiều.
  • Nằm nghỉ ngơi: Khi mang thai 5 tuần bị đau bụng lâm râm, bạn hãy nghỉ ngơi để nhanh chóng khỏe nhé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần của thai phụ tốt hơn trong suốt thai kỳ.

Đau bụng khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn cảm thấy thai 5 tuần đau bụng âm ỉ lâm râm là điều rất bình thường. Đó có thể là dấu hiệu thông báo phôi thai đã làm tổ hoặc là các dấu hiệu về vấn đề tiêu hóa khó khăn do thay đổi nội tiết tố.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau bụng khi mang thai 5 tuần dữ dội, đau quặn và có kèm theo xuất huyết âm đạo thì nên đến bệnh viện ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, sảy thai tự nhiên hoặc các bất thường về sức khỏe.

[key-takeaways title=””]

Đau bụng khi mang thai 5 tuần không phải lúc nào cũng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nếu bạn chỉ đau ở mức độ nhẹ và lâm râm thì cần nghỉ ngơi. Còn nếu đau dữ dội và có các dấu hiệu bất thường thì cần cần đến bệnh viện ngay nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

[inline_article id=312655]

Như vậy đau bụng khi mang thai 5 tuần không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nếu bạn đau bụng lâm râm chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết. Còn nếu đau bụng mỗi lúc càng dữ dội và kèm các dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viện ngay bạn nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không? Có thai khi vào ngày vàng!

Vậy sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các bạn các vấn đề xoay quanh điều này. Cũng như các điều bất thường khi người vợ ra “nhiều nước” sau khi quan hệ. Hãy theo dõi bài viết ngay nhé.

Khi quan hệ xong phụ nữ tiết ra chất gì?

Để bạn có thể hiểu vấn đề sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không; thì cần phải tìm hiểu quan hệ xong phụ nữ tiết ra chất gì. Thông thường khi quan hệ con gái ra nước màu gì? Lúc đó, âm đạo của phụ nữ sẽ tiết ra một chất dịch màu trắng đục, hơi nhầy và không mùi. Chất dịch này còn được gọi là huyết trắng hay khí hư.

Tại sao sau khi quan hệ lại bị chảy nước? Việc kích thích tình dục khi quan hệ sẽ khiến não bộ tiếp nhận và truyền đến cơ quan sinh dục. Cơ quan này này khi quan hệ sẽ tiết ra huyết trắng hoặc khi hư để giúp giữ ẩm âm đạo, cân bằng độ pH và bảo vệ niêm mạc âm đạo.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không?

Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không?
Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không?

Quan hệ ra huyết trắng hoặc khí hư giống như một chất gel bôi trơn giúp dương vật dễ vào sâu bên trong. Nhờ đó, tinh trùng sẽ dễ vào tử cung để gặp trứng giúp tăng khả năng thụ thai cao hơn.

Vậy sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không? Thực tế, phụ nữ sẽ thụ thai thành công khi việc quan hệ diễn ra trong thời kỳ rụng trứng. Khi phụ nữ quan hệ vào những an toàn (không trong giai đoạn rụng trứng) thì không thụ thai được.

Vì vậy để trả lời câu hỏi “sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không?”; MarryBaby sẽ trả lời là có thể có hoặc không. Nếu bạn quan hệ trong thời kỳ rụng trứng thì sẽ có thai. Còn những ngày khác thì cơ hội có thai là không có.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

[key-takeaways title=”Ra khí hư có phải mang thai không?”]

Khi bạn đã biết sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không; thì cũng nên biết thêm vấn đề ra khí hư có phải mang thai không? Nếu khi quan hệ, âm đạo tiết ra khí hư để giúp tinh trùng dễ vào tử cung. Thì khi bạn thụ thai, âm đạo cũng sẽ tiết ra khí hư do cơ thể thay đổi nội tiết tố giúp thai dễ làm tổ. Khí hư báo hiệu có thai sẽ loãng và nhầy dính hơn bình thường khiến phụ nữ cảm thấy vùng kín luôn ẩm ướt.

[/key-takeaways]

Nhận biết các loại khí hư bất thường sau khi quan hệ

Bên cạnh vấn đề sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không; bạn cũng nên tìm hiểu về những hiện tượng ra nước sau khi quan hệ bất thường.

1. Hiện tượng ra nước sau khi quan hệ có màu vàng

Khí hư màu vàng có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc do một số nguyên nhân sau đây:

– Nguyên nhân bệnh lý:

  • Viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn khiến khi hư có màu vàng và mùi hôi.
  • Viêm vùng chậu khiến ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung,… bị tổn thương.
  • Viêm cổ tử cung có thể khiến khí hư  màu vàng, dạng đặc và có mùi hôi. Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng như đau vùng bụng dưới âm ỉ, đau khi quan hệ tình dục,…

– Nguyên nhân khác:

  • Tình trạng do xuất tinh vào âm đạo tạo nên hỗn hợp hòa lẫn tinh dịch và khí hư.
  • Vợ chồng quan hệ gần ngày kinh nguyệt khiến khí hư lẫn với máu kinh khiến nên có màu bất thường.

Nhận biết các loại khí hư bất thường sau khi quan hệ

2. Hiện tượng ra nước sau khi quan hệ có màu hồng có máu

Nếu khí hư có màu hồng như lẫn máu khi quan hệ thì có thể do các nguyên nhân sau:

– Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt:

  • Người vợ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ có thể khiến khí hư có lẫn máu.
  • Người vợ đặt vòng tránh thai có thể khiến máu tươi lẫn cùng khí hư.
  • Quan hệ trong hoặc sau ngày hành kinh do lượng máu còn sót lại bên trong tử cung bị đẩy ra ngoài.
  • Quan hệ không đúng cách với lực tác động mạnh gây rách, trầy xước âm đạo.

– Nguyên nhân do bệnh lý:

  • Khí hư có lẫn máu sau quan hệ có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung.
  • Ngoài ra, đó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu,…

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày

Xử trí khi gặp khí hư bất thường sau quan hệ

Ngoài vấn đề sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không; khi bạn thấy khí hư có dấu hiệu bất thường thì cần quan sát thêm 1-2 ngày. Nếu sau đó khoảng 3-5 ngày tình trạng khí hư bất thường vẫn tiếp diễn thì bạn cần đi khám phụ khoa ngay.

Khi đi khám phụ khoa các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện một số phương pháp y khoa để chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi cách sinh hoạt và vệ sinh vùng kín để đảm bảo sức khỏe.

[inline_article id=271047]

Như vậy bạn đã biết sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không rồi phải không? Nếu bạn quan hệ vào ngày rụng trứng thì mới có khả năng thụ thai cao. Ngoài ra, sau nếu thấy khí hư bất thường sau quan hệ bạn nên quan sát và đi khám phụ khoa ngay nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Khô hạn sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô hạn sau sinh thường khiến chị em gặp nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt thường ngày; nhất là khi chị em “gần gũi” với chồng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy theo dõi bài biết này của MarryBaby để được giải đáp chi tiết nhé.

Khô hạn sau sinh là gì?

Khô hạn sau sinh hay còn gọi là khô âm đạo sau sinh là một triệu chứng gây đau rát ở âm đạo. Khô hạn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát âm đạo khi ngồi, tập thể dục, đi tiểu và quan hệ tình dục. Từ đó, mọi sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thông thường, hormone estrogen giúp giữ cho mô âm đạo khỏe mạnh bằng cách duy trì độ âm, độ đàn hồi của mô và độ PH. Sau sinh lượng hormone này bị thay đổi đột ngột khiến cho âm đạo bị khô hạn và đau rát.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh là gì?

1. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố đột ngột. Nguyên nhân chính dẫn đến khô hạn sau sinh thường do hormone estrogen bị suy giảm. Khi lượng hormone estrogen bị suy giảm sẽ khiến cho da, các mô của âm hộ và âm đạo trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn.

Nguyên nhân thiếu hụt hormone estrogen là do cơ thể sản phụ thay đổi nội tiết tố đột ngột. Sau khi sinh em bé, hormone prolactin tăng để tuyến vú hoạt động sản xuất sữa cho em bé bú. Điều này khiến cho hormone estrogen giảm xuống đột khiến âm đạo bị khô hạn.

[key-takeaways title=””]

Khi em bé bú càng nhiều thì hormone prolactin càng tăng lên để kích thích các tuyến sữa. Nhưng điều này lại khiến ức chế buồng trứng làm giảm sản xuất estrogen. Vì thế, mẹ bỉm thường giảm ham muốn, âm đạo khô và đau rát khi quan hệ.

[/key-takeaways]

2. Khô hạn sau sinh do căng thẳng

khô hạn sau sinh do căng thẳng

Bên cạnh vấn đề thiếu hormone estrogen thì stress sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến khô hạn sau sinh. Sau khi sinh, người mẹ phải chịu nhiều áp lực trong việc chăm sóc con, cho con bú,… Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ cũng chưa được hồi phục, những vết thương khi sinh (vết mổ sau sinh hoặc rạch tầng sinh môn) cũng là tác nhân khiến âm đạo trở nên khô hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có nên uống canxi và sắt? Đọc ngay để tránh trầm cảm, stress

3. Chăm sóc vùng kín sai cách

Ngoài ra, âm đạo bị tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây khô hạn sau sinh. Nguyên nhân là do âm đạo bị kích ứng do dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín. Hoặc thói quen thụt rửa âm đạo khiến âm đạo bị rách… Tất cả những điều này có thể gây ra tổn thương cho “cô bé”.

[key-takeaways title=”Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh!”]

  • Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại không màu, không mùi để tránh gây kích ứng.
  • Khi vệ sinh cần rửa từ trước ra sau, rửa âm hộ trước rồi đến hậu môn. Nếu bạn làm ngược lại quy trình này thì vi khuẩn từ hậu môn có thể lây sang âm đạo và gây nhiễm trùng.
  • Sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu để đẩy các loại vi khuẩn có thể lây từ chồng qua bạn để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau đó, bạn cũng cần vệ sinh lại vùng kín và lau khô để tránh gây viêm nhiễm.

[/key-takeaways]

4. Khô hạn sau sinh do âm đạo tổn thương

Trong quá trình mang thai và sinh nở, âm đạo của bạn rất dễ bị tổn thương. Phụ nữ sau sinh bị khô hạn do sự viêm nhiễm âm đạo bởi nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, quá trình sinh nở bạn có thể bị cắt tầng sinh môn. Những điều này khiến cho âm đạo dễ bị khô hạn sau sinh.

5. “Dạo đầu” ngắn gọn

khô hạn sau sinh vì dạo đầu ngắn gọn

Ngoài ra, khô hạn sau sinh có thể do vợ chồng bạn đã có “mạn dạo đầu” quá ngắn gọn và vội vàng. Bởi vì, khi được kích thích tình dục âm đạo sẽ tiết khí hư giúp cho âm đạo ẩm ướt là chất bôi trơn để dương vật vào sâu. Nếu khí hư tiết ra ít hoặc không có sẽ khiến âm đạo bị khô hạn gây quan hệ đau rát sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

[key-takeaways title=”Những nguyên nhân gây khô hạn sau sinh khác”]

Bên cạnh những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh bị khô hạn còn có thể do những điều sau:

  • Hút thuốc lá.
  • Đang điều trị ung thư.
  • Rối loạn miễn dịch.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Phẫu thuật cắt buồng trứng.
  • Sử dụng thuốc chống estrogen.
  • Hội chứng Sjogren (Một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân).
  • Sử dụng thuốc trị dị ứng và cảm lạnh.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu khô hạn sau sinh là gì?

Khi bạn đã biết nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thì cần biết các dấu hiệu “cảnh báo” cho tình trạng này.

1. Đau rát khi quan hệ

Dấu hiệu âm đạo khô hạn sau sinh rõ nhất là khi bạn quan hệ đau rát sau sinh. Nếu tiết đủ dịch âm đạo thì sẽ không bị khô hạn. Từ đó, sự cọ xát của bộ phận sinh dục trong quá trình quan hệ tình dục sẽ khiến “cô bé” bị đau rát. Vì thế, sự ham muốn của bạn cũng sẽ biến mất vì điều này.

2. Ngứa vùng kín

dấu hiệu khô hạn sau sinh: ngứa vùng kín

Ngoài dấu hiệu trên, bạn sẽ cảm thấy âm đạo luôn ngứa ngáy và nóng rát. Trong khi bạn sinh hoạt thì âm đạo lúc nào cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Nếu thấy vùng kín đột nghiên ngứa ngáy do thiếu ẩm và nóng rát thì có thể là dấu hiệu khô hạn sau sinh đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

4. Âm đạo nhiễm trùng

Khi môi trường âm đạo thiếu độ cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển. Từ đó, vùng kín của bạn có thể bị viêm nhiễm và gây ra dấu hiệu khô hạn sau sinh khó tránh khỏi.

Biện pháp khắc phục khô hạn sau sinh

Sau khi tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị khô hạn; MarryBaby sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục khô hạn âm đạo qua chế độ ăn uống và sinh hoạt:

1. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Kéo dài “màn dạo đầu”: Giai đoạn khởi động của cuộc yêu rất quan trọng. Nếu bạn bị khô hạn sau sinh thì nên cùng chồng kéo dài “màn dạo đầu” để dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn giảm đau rát khi quan hệ.
  • Sử dụng gel bôi trơn: Nếu đã kéo dài “màn dạo đầu” nhưng vẫn chưa ổn thì bạn có thể dùng gel bôn trơn để hỗ trợ. Hãy tham khảo bác sĩ loại gel nào phù hợp với phụ nữ sau sinh nhé.
  • Tránh thụt rửa: Thụt rửa khi vệ sinh vùng kín sẽ khiến cho “cô bé” có thể bị trầy xước và tổn thương. Điều này cũng có thể gây viêm nhiễm vùng kín và khô âm đạo sau sinh.
  • Tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng khiến cho tinh thần được thư giãn, giảm stress và giúp khí huyết lưu thông.
  • Không mặc quần lót quá bó: Khi mặc quần lót quá bó sẽ khiến vùng kín nóng, ẩm ướt dễ tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm âm đạo phát triển gây viêm nhiễm cũng như khô âm đạo sau sinh.
  • Khám phụ khoa: Khi thấy các dấu hiệu khô hạn sau sinh bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Trao đổi với chồng: Khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Bạn nên trao đổi thành thật với chồng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vợ chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

2. Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước tránh để cơ thể mất nước: Cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng đến các cơ quan khiến khô hạn sau sinh. Bạn nên uống nước đủ 2 lít/ngày để bổ sung đủ ẩm cho cơ thể.
  • Tránh uống caffein và cồn: Rượu bia và các thức uống chứa caffein cần được hạn chế vì có thể khiến tình trạng khô âm đạo nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường vitamin: Các loại vitamin A, B, E sẽ giúp khắc phục tình trạng khô hạn sau sinh cũng như các vấn đề sau sinh sinh khác.
  • Bổ sung thực phẩm estrogen: Các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết estrogen cũng có thể giúp khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Isoflavones như đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu… cũng giúp tăng hormone estrogen.

Khô hạn sau sinh có hết không?

Nguyên nhân gây khô hạn sau sinh thường do hormone prolactin để tăng tiết sữa nuôi em bé. Điều này khiến cho hormone estrogen bị suy giảm dẫn đến âm đạo khô hạn sau sinh, thiếu đàn hồi.

Thông thường, sau khi bạn cai sữa cho con thì hormone estrogen sẽ được sản xuất lại bình thường. Môi trường âm đạo sẽ trở lại bình thường và tình trạng khô hạn sau sinh cũng được khắc phục.

[inline_article id=312569]

Như vây, bạn đã biết khô hạn sau sinh là do hormone estrogen bị suy giảm là chính và do một số tác nhân khác ảnh hưởng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cũng như bạn cần chú ý chế cách vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm gây khô hạn.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt chính xác nhất!

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được ông bà xưa dạy đó là lông mày dựng, nổi gân xanh ở thái dương, cổ ngẳng, da mặt xấu, môi nhợt nhạt…

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt

1. Lông mày dựng

Một trong những dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được áp dụng nhiều là cách nhìn lông mày dựng. Nói về độ chính xác của điều này thì chỉ đúng với một số trường hợp. Vì thực tế, có một số chị em có cơ địa lông mày dựng tự nhiên.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai khá thú vị và cũng chính xác với một số chị em. Nếu bạn không phải là người sở hữu đôi chân mày dựng tự nhiên thì có thể đó là “dấu hiệu” có thai đấy nhé!

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: lông mày dựng ngược

2. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Nổi gân xanh ở thái dương

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều chị em phải đối diện với chứng ốm nghén “khắc nghiệt”. Có một số chị em bị ốm nghén rất nặng nên cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi có người còn không thể ăn uống gì nhiều vì buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị hay mệt mỏi.

Vì thế, với các chị em bị ốm nghén nặng thường sẽ bị gầy đi rất nhiều do không ăn uống đầy đủ. Điều này khiến chị em hốc hác trông thấy và nổi gân xanh ở hai thái dương. Với dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt này thì “khá chuẩn” với các chị em bị ốm nghén hành đấy nhé.

3. Tóc mai và tóc gáy dựng

Làm sao biết có thai? Ngoài cách nhìn nổi gân xanh ở thái dương thì tóc mai và tóc gáy dựng cũng là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được ông bà truyền lại. Với mẹo này thì ông bà cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm quan sát để đúc kết lại.

Trên thực tế, khi mang thai hormone estrogen của phụ nữ tăng cao nên khiến cho tóc của phụ nữ trở nên khô và gãy rụng. Vì thế, tóc mai và tóc gáy của chị em có thể bị dựng lên do mới mọc lại. Theo như kinh nghiệm xưa của ông bà chỉ dạy trường hợp này có thể đúng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

4. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Tóc xơ

Cũng tương tự như cách lý giải trên, thủ phạm làm cho tóc xơ rối trong thai kỳ chính là hormone estrogen. Nếu bỗng nhiên một ngày mái tóc óng mượt của chị em trở nên xơ rối thì có thể nghĩ ngay đến dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt của ông bà truyền lại nhé.

5. Da mặt xấu, nổi mụn

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: nổi mụn

Mặc dù dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt với da mặt xấu và nổi mụn của ông bà xưa chỉ là kinh nghiệm đúc kết. Nhưng kinh nghiệm này lại rất chính xác và được khoa học chứng minh rất cụ thể. Điều này hầu như thai phụ nào cũng có thể gặp phải.

Khi bạn mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hơn làm tăng sắc tố da. Đó là lý do nhiều phụ nữ mang thai phải đối diện với vấn đề da nám và sạm đi. Nhưng những thay đổi trên da này sẽ mất dần sau khi bạn sinh con.

Ngoài ra, hormone thai kỳ là một trong những “thủ phạm” khiến thai phụ nổi mụn. Các hormone tăng lên trong thai kỳ là nguyên nhân khiến các tuyến dầu trên da tiết ra nhiều từ đó gây ra mụn.

6. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Mũi to

Hầu như phụ nữ có thai sẽ có một chiếc mũi “cà chua” to và đỏ. Đó là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt theo dân gian đúc kết và truyền lại cho các thế hệ. Tuy nhiên, kinh nghiệm này có chính xác thực sự không?

Theo khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ các mạch máu trong cơ thể phụ nữ sẽ mở rộng để chuyển máu đến nuôi thai nhi. Các mạch máu ở mũi và xoang cũng nở ra để tham gia vào quá trình bơm máu của mẹ bầu. Vì thế chiếc mũi của mẹ bầu trở nên đỏ hơn trong thai kỳ.

Ngoài ra, chiếc mũi to của mẹ bầu cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Cụ thể, hormone estrogen có thể làm tăng lưu lượng máu vào màng nhầy nằm ngay dưới mũi. Vì thế, chiếc mũi bé sinh của chị em bỗng trở thành chiếc mũi cà chua thì có thể là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt ông bà nhắc đến đấy.

7. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Mặt to ra

Mặc dù ông bà ngày xưa chỉ quan sát thấy kích thước mặt của phụ nữ mang thai sẽ trở nên to hơn bình thường. Tuy nhiên, với người phụ nữ bị tăng cân đột ngột do các vấn đề khác cũng có dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt này. Trong trường hợp này thì không chính xác rồi!

Nhưng theo khoa học, khi mang thai cân nặng của phụ nữ sẽ thay đổi do việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi. Hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến khuôn mặt bị tích nước. Tất cả những điều này sẽ khiến khuôn mặt nhỏ nhắn của chị em sẽ bị “tăng size” trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế dấu hiệu mang thai này có căn cứ khoa học đấy nhé.

8. Môi nhợt nhạt

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: môi nhợt nhạt

Ngoài những dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt trên thì một đôi môi nhợt nhạt cũng là cách nhận biết có thai sớm nhất được dân gian truyền lại. Đây được xem là một dấu hiệu có độ tin cậy cao được nhiều mẹ bầu đồng ý.

Bởi vì, trong thai kỳ nội tiết tố thay đổi và hệ tuần hoàn máu cũng phải “tăng ca” để giúp bơm máu cho thai nhi. Bên cạnh đó, các dấu hiệu ốm nghén ở một số mẹ bầu khiến cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Từ đó, cơ thể trở nên mệt mỏi dẫn đến một đôi môi nhợt nhạt và làn da xanh xao.

>> Bạn có thể xem thêm: Vạch nâu ở bụng có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết!

9. Cổ giật

Một dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cũng thường được áp dụng chính là cổ giật. Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ mang thai sẽ có mạch ở cổ đập mạnh hơn so với người bình thường. Điều này cũng được xem là dấu hiệu có thai hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy.

Khoa học cho biết, trong 40 tuần thai cơ thể sẽ cần tăng cường bơm máu để nuôi thai nhi. Với mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn để tạo thêm nhiều máu. Vì thế, hai động mạch cảnh lớn ở cổ cũng sẽ gia tăng nhịp xung, khiến mạch cổ đập mạnh hơn khi mang thai.

10. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Cổ ngẳng

Ngoài cách nhận biết dấu hiệu mang thai qua cổ giật, thì chiếc cổ ngẳng của chị em cũng là dấu hiệu ông bà ngày xưa đúc kết. Tuy nhiên, cách nhận biết có thai sớm nhất này chỉ có độ chính xác 50/50 thôi.

Bởi vì, khi mang thai người phụ nữ sẽ đối diện với chứng ốm nghén nặng. Điều này khiến mẹ bầu mệt mỏi, không ăn ngon, ốm hơn khiến cho chiếc cổ dài và ngẳng ra. Tuy nhiên, một số chị em có thân hình thanh mảnh cũng có thể sở hữu chiếc cổ ngẳng này dù họ không có thai.

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt có chính xác không?

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Từ đó, cơ thể người phụ nữ cũng có rất nhiều thay đổi rõ rệt, đặc biệt là trên khuôn mặt. Mặc dù, ngày xưa khoa học công nghệ chưa phát triển nhiều, nhưng với kinh nghiệm và sự tinh ý, ông bà xưa đã truyền lại các cách nhận biết có thai sớm nhất theo dân gian cho con cháu.

Trong đó, các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được rất nhiều chị em áp dụng cho tới thời nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kì tài liệu khoa học nào chứng minh điều này là chính xác. Vì thế, mẹ chỉ nên tham khảo các cách nhận biết có thai theo dân gian này thôi nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

Các dấu hiệu có thai sớm ở bộ phận khác

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt trên, chúng ta cũng có thêm nhiều cách nhận biết có thai sớm nhất khác nữa. Dưới đây là một số dấu hiệu có thai bạn có thể tham khảo thêm:

1. Ngực căng

Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Điều này làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn cảm thấy “núi đôi” nóng ran, to hơn và đau nhức.

Bên cạnh đó, vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự ti về nhũ hoa của mình. Tuy nhiên, cơ thể cần làm quen với sự thay đổi này và thời gian sau đó bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực

2. Làm sao biết có thai? Chậm kinh

dấu hiệu nhận biết có thai: chậm kinh

Song song với dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì chậm kinh hoặc mất kinh cũng là dấu hiệu mang thai rất chính xác. Điều này không chỉ được ông bà xưa xác nhận mà khoa học cũng đã chứng minh điều này rất đáng tin cậy.

Sau khi thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ “vắng mặt” ít nhất trong 9 tháng tới đây. Tuy nhiên, một số người có thể sẽ ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn. Nhưng nếu bạn chỉ có dấu hiệu chậm kinh nhưng không có các dấu hiệu mang thai khác thì có thể do stress quá mà thôi.

3. Chuột rút

Ngoài chậm kinh, chuột rút cũng là một trong những “triệu chứng” có thai mà các mẹ bầu thường gặp. Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới. Điều này là sự chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp.

4. Đi tiểu nhiều

Mẹ bầu không chỉ có các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt mà còn có thêm dấu hiệu đi tiểu nhiều. Bởi vì, lưu lượng máu trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến thận bài tiết ra nhiều nước hơn.

Bên cạnh đó, tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép gây áp lực lên bàng quang. Những điều này sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn trong kỳ. Vì thế, đi tiểu thường xuyên hơn cũng chính là cách nhận biết có thai không đấy nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!

5. Làm sao biết có thai? Đau lưng

Làm sao biết có thai? Đau lưng

Ngoài các dấu hiệu trên, thai phụ sẽ thường bị đau lưng. Nguyên nhân này là sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Điều này khiến dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn.

Những điều trên khiến cho bạn cảm thấy đau lưng khi mang thai. Thậm chí, chứng đau lưng còn trở nên nặng hơn trong những tháng thai kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

6. Tăng nhiệt độ cơ thể

Hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn khi mang thai khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì nhiệt độ cơ thể tăng cũng là dấu hiệu có thai.

Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chị em sẽ không để ý tới. Bởi vì, điều này khá giống với dấu hiệu bị cảm thông thường. Nếu bạn thấy cơ thể tăng và có thêm dấu hiệu mang thai sớm khác thì hãy nghĩ ngay mình đang có “tin vui” nhé.

7. Ra khí hư

Tất cả phụ nữ mang thai đều có hiện tượng ra khí hư. Khí hư được hiểu là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Đây là hiện tượng rất bình thường do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể của người phụ nữ sau khi thụ thai.

Ngoài ra, lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn trong thai kỳ. Màu sắc của khí hư cũng sẽ chuyển sẽ thay đổi sang màu trắng hoặc màu trắng sữa hay trắng đục. Khi có dấu hiệu này cùng các dấu hiệu mang thai khác thì nên đi thử que ngay thôi.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

8. Làm sao biết có thai? Ốm nghén

Dấu hiệu đột nhiên buồn nôn, mệt mỏi và thay đổi mùi vị của phụ nữ được xem là ốm nghén. Các dấu hiệu này xảy ra khi hormone thay đổi đột ngột trong thai kỳ. Dẫn đến cơ thể phụ nữ thay đổi từ ngoại hình và khẩu vị. Khi thấy điều này cũng các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì đích thị bạn đã có “tin vui” rồi đấy.

[inline_article id=265424]

Như vậy, bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt và các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dự đoán dân gian hoàn toàn đúng và được khoa học chứng minh. Bên cạnh đó, cũng có một số dấu hiệu chưa chính xác lắm. Nếu thấy cơ thể mình có nhiều dấu hiệu mang thai kể trên thì hãy thử que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu. Điều này sẽ cho bạn kết quả đúng nhất.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không và siêu âm được chưa?

Trong giai đoạn 4 tuần, thai nhi còn rất nhỏ nhưng mẹ bầu lại nôn nóng nhìn thấy con quá thì sao? Thai 4 tuần siêu âm có thấy không và cột mốc nào mẹ nên đi siêu âm? MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề này, bạn hãy theo dõi ngay nhé!

Thai 4 tuần phát triển thế nào?

Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu và phát triển ra sao? Khi bạn đang có thai được 4 tuần tức là đang ở trong giai đoạn thứ nhất của thai kỳ.

Sau khi tinh trùng và trứng kết hợp thành công sẽ tạo thành hợp tử, di chuyển xuống tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Sau khi làm tổ, hợp tử phát triển thành phôi nang và túi thai. (Tổng thời gian mất khoảng 2-3 tuần sau khi thụ tinh).

Cách tính tuổi thai đúng là dựa trên chu kỳ kinh nguyệt nếu bạn có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Tuổi thai của em bé được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng 28 ngày thì bé yêu 4 tuần tuổi mới chỉ được tầm khoảng 2 tuần tuổi.

Tại thời điểm này, kích thước của bé con vẫn chưa rõ ràng, còn rất nhỏ, chỉ khoảng 2mm. Bé cưng đang trong quá trình hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể sau này. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy một số biểu hiện lạ của cơ thể, đây chính là dấu hiệu thông báo bạn đã mang thai.

Khi thấy những dấu hiệu mang thai, bạn nên sử dụng que thử thai và đi khám để biết chính xác mình đã mang thai hay chưa.

>> Bạn có thể xem thêm: Có thai 4 tuần quan hệ có sao không, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?

thai 4 tuần siêu âm có thấy không
Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?

Khi bạn đã biết thai 4 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu thì lúc này bạn sẽ cảm nhận cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi. Mẹ bầu sẽ cảm thấy ngực bị đau, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hơn và có các dấu hiệu ốm nghén rõ rệt hơn.

Siêu âm thai kỳ là để kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đôi khi, thông qua kết quả siêu âm bác sĩ cũng sẽ phát hiện được các vấn đề bất thường của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án để khắc phục sớm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

[key-takeaways title=””]

Vậy khi thai 4 tuần siêu âm có thấy không? Thai nhi 4 tuần tuổi vẫn còn rất nhỏ nên khi mẹ bầu siêu âm vào thời gian này chưa chắc sẽ thấy được bé. Vào giai đoạn này, kết quả siêu âm thai 4 tuần sẽ cho thấy một tập hợp nhỏ chất lỏng trong niêm mạc tử cung thể hiện sự phát triển của túi thai, vị trí làm tổ của thai và chưa thể quan sát được phôi thai hay tim thai.

[/key-takeaways]

Khi đã biết thai 4 tuần siêu âm có thấy không, nếu bạn muốn siêu âm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Ngoài ra, khi có các vấn đề bất thường trong thai kỳ thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn siêu âm nhằm chẩn đoán thêm sự phát triển của thai 4 tuần.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh siêu âm thai đôi qua những tuần quan trọng

Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu thêm lịch khám thai trong suốt 40 tuần thai kỳ để theo dõi tốt hơn sự phát triển của thai nhi. Lịch khám thai định kỳ của mẹ bầu sẽ diễn ra ít nhất 11 lần tính theo tuần thai (nếu thai kỳ bình thường).

Ý nghĩa của việc siêu âm thai 4 tuần

Siêu âm thai 4 tuần là một cột mốc quan trọng giúp xác nhận chính xác bạn có đang mang thai hay không, đánh giá vị trí thai, tình trạng phát triển của thai và nguy cơ thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, do thai nhi ở giai đoạn này còn rất nhỏ, việc siêu âm có thể gặp một số hạn chế.

  • Siêu âm giúp xác định thai đã vào tử cung hay chưa dựa trên kích thước và vị trí của túi thai, loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.
  • Kiểm tra tình trạng thai là thai đơn hay thai đôi.
  • Siêu âm thai 4 tuần thường được thực hiện qua ngả âm đạo để quan sát thai nhi một cách chi tiết hơn. Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần có thể chưa đầy đủ do thai nhi ở giai đoạn đầu phát triển. Bạn có thể cần siêu âm lại sau 1-2 tuần để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi.
  • Ngoài ra, bác sĩ thông qua sự phát triển của thai nhi mà có thể hướng dẫn bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn uống và kê đơn cho bạn uống thêm sắt, axit folic, thuốc nội tiết…

[key-takeaways title=””]

Bạn nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe thai nhi và bản thân trong suốt thai kỳ. Đồng thời, bạn cần có dhế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế căng thẳng nhằm giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

[/key-takeaways]

Cần làm gì để thai 4 tuần phát triển tốt?

Bên cạnh vấn đề thai 4 tuần siêu âm có thấy không, bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh vấn đề thai 4 tuần siêu âm có thấy không, bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học

Sau khi bạn đã biết thai 4 tuần siêu âm có thấy không, bạn cũng nên biết cần làm gì để thai nhi phát triển tốt. Dưới đây là một trong những việc bạn nên làm trong tam cá nguyệt thứ nhất, đặc biệt là tuần 4 thai kỳ:

– Dinh dưỡng:

Bạn không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Mỗi ngày bạn cần bổ sung thêm khoảng 300 calorie.

– Luyện tập:

  • Ngoài vấn đề thai 4 tuần siêu âm có thấy không, bạn nên tập thể dục 3-4 lần/tuần. Đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi trong 15 phút/1 ngày hoặc tập yoga với sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ khá lý tưởng nếu mẹ bầu chưa có thói quen tập luyện trước khi mang thai.
  • Nếu bạn đã thường xuyên có những hoạt động thể thao trước đây thì cần tránh các môn nguy hiểm như cưỡi ngựa, lặn, thi đấu đối kháng, thể dục dụng cụ, trượt ván, trượt patin…
  • Tuy nhiên, thường 3 tháng đầu mẹ bầu hay bị mệt mỏi vì ốm nghén, nên không nhất thiết phải tập luyện thường xuyên.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Lợi ích, các bài tập và những lưu ý

– Nghỉ ngơi:

  • Dành thời gian mỗi ngày để nghỉ ngơi thư giãn và làm điều mình thích như ngâm chân, nghe nhạc.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái và tránh căng thẳng để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.

[inline_article id=276058]

Như vậy bạn đã biết thai 4 tuần siêu âm có thấy không và hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi là gì. Khi thai được 4 tuần chỉ có trường hợp bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm. Nếu thai vẫn phát triển bình thường nhưng mẹ bầu muốn siêu âm thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai: Dấu hiệu mang thai sớm có chính xác?

Một trong những cách nhận biết có thai dân gian thường được áp dụng là hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai. Liệu cách nhìn cổ để biết có thai này có thật sự chính xác và đáng tin cậy không? Hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby để được giải đáp cụ thể nhé.

Cổ ngẳng là gì?

Trước tiên cần tìm hiểu cổ ngẳng là gì. Cổ ngẳng là một từ trong dân gian chỉ những chiếc cổ dài và gầy. Chiếc cổ ngẳng này thường được ông bà xưa áp dụng làm cách nhìn cổ để biết có thai hay chưa cho các chị em phụ nữ.

Đây được xem là một trong những cách nhận biết có thai dân gian khá thú vị. Vậy hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là như thế nào và có chính xác không? Mời bạn cùng theo dõi những phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là như thế nào?

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là như thế nào?

Ông bà xưa thường dạy rằng, để nhận biết người phụ nữ có “tin vui” hay chưa thì hãy nhìn cổ để biết. Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai trong dân gian được hiểu là phần cổ của người phụ trở nên gầy đi và dài hơn bình thường.

Sở dĩ, những tuần đầu thai kỳ phần hõm xuống lộ xương quai xanh ở người phụ nữ sẽ xuất hiện một mạch đập nhanh. Khi đó, cổ người phụ nữ sẽ ngẳng ra dài hơn và da mặt cũng xanh xao mệt mỏi nữa.

>> Bạn có thể xem thêm: Có kinh sớm có phải mang thai không? Đừng vội kết luận nếu bạn chưa đọc bài viết này!

[key-takeaways title=”Mạch đập ở cổ như thế nào là có thai?”]

Khi đã tìm hiểu hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai, chúng ta cần hiểu mạch đập ở cổ như thế nào là có thai? Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần tăng cường bơm máu để nuôi thai nhi. Nên mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn để tạo nhiều máu hơn. Ở cổ có hai động mạch cảnh lớn cũng sẽ gia tăng nhịp xung. Điều này khiến cho người ngoài dễ nhìn thấy mạch cổ đập mạnh. Vì vậy ông bà xưa luôn quan niệm rằng, khi có thai phần mạch đập ở cổ vị trí gần xương quai xanh của người phụ nữ sẽ đập rất mạnh.

[/key-takeaways]

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai liệu có chính xác không?

Thực tế, một số người phụ nữ có thân hình gầy và thanh mảnh đều có thể sở hữu chiếc “cổ ngẳng” này. Vậy cách đoán có thai qua hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai của ông bà xưa liệu có chính xác không?

[key-takeaways title=””]

Cho đến nay chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng mình mẹo cách nhìn cổ để biết có thai trên là chính xác. Bên cạnh đó, những người phụ nữ gầy cũng có thể có chiếc cổ ngẳng và lộ rõ mạch đập mạnh ở cổ. Vì thế, cách nhận biết có thai dân gian này trong một số trường hợp là không chính xác.

[/key-takeaways]

Nếu bạn muốn biết bản thân đã có thai hay chưa thì hãy nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm theo khoa học như chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi… Khi đó, bạn hãy dùng que thử thai kiểm tra nồng độ HCG qua nước tiểu để biết kết quả. Khi que báo 2 vạch để có kết quả chính xác hơn, bạn có thể đến bệnh viện xét nghiệm máu nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

Cách nhận biết có thai dân gian khác

Như vậy, bạn đã biết hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai có đáng tin cậy không rồi đúng không? Bên cạnh đó, ông bà xưa còn truyền lại một số cách nhận biết có thai dân gian khác cũng có độ chính xác tương đối. Dưới đây là một số mẹo dễ nhận biết:

Cách nhận biết có thai dân gian

–  Dấu hiệu có thai trên khuôn mặt:

  • Da mặt xanh xao, nhợt nhạt
  • Da mặt xấu nổi mụn trứng cá
  • Nổi gân xanh ở thái dương
  • Tóc mai dựng
  • Lông mày dựng
  • Mũi nở to
  • Cổ giật

– Dấu hiệu có thai trên cơ thể:

  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Mông nở căng

[key-takeaways title=”Dấu hiệu mang thai sớm theo khoa học”]

Bên cạnh cách nhận biết có thai dân gian và hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu mang thai theo khoa học. Dưới đây là cách dấu hiệu bạn báo thai rất chính xác:

  1. Thân nhiệt tăng lên
  2. Đi tiểu nhiều hơn
  3. Mất kinh
  4. Nhũ hoa và vú cảm giác căng cứng và hơi đau tức
  5. Táo bón
  6. Cảm giác nhạt miệng
  7. Cảm thấy khó thở hoặc thở hụt hơi
  8. Thèm ăn bất thường
  9. Nhạy cảm với mùi
  10. Ra máu và thay đổi dịch âm đạo
  11. Chuột rút
  12. Xuất hiện rôm, sảy
  13. Mệt mỏi
  14. Đau đầu
  15. Đau lưng
  16. Buồn nôn
  17. Tâm trạng thay đổi
  18. Thay đổi thói quen ăn uống
  19. Dễ ngất xỉu
  20. Chảy máu cam
  21. Tăng cân

[/key-takeaways]

[inline_article id=312004]

Qua bài viết này bạn đã hiểu về hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là thế nào và có chính xác không. Trong một số trường hợp, cách nhận biết có thai dân gian này của ông bà xưa là không hoàn toàn chính xác. Để nhận biết mình đã có thai chưa, bạn hãy dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là điều khiến nhiều sản phụ lo lắng. Không biết tình trạng này có phải dấu hiệu của bệnh lý không? Hay ra sản dịch nhiều như thế có nguy hiểm đến sức khỏe của chị em không? MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này trong bài viết. Hãy theo dõi bài viết này nhé.

Sản dịch là gì?

Trước khi tìm hiểu sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không; chúng ta cần tìm hiểu sản dịch là gì. Theo y khoa, sản dịch sau sinh (Lochia) là dịch tiết âm đạo sau khi phụ nữ sinh em bé. Chất dịch này bao gồm máu, mô niêm mạc tử cung, và chất nhầy cổ tử cung.

Sản dịch cũng tương tự như kinh nguyệt ban đầu tiết ra nhiều và ít dần cho đến hết. Ban đầu, sản dịch sẽ có màu sẫm. Sau đó, chúng sẽ chuyển qua màu hồng nâu cho đến khi có màu trắng hơi vàng thì sẽ chấm dứt quá trình ra sản dịch.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có sao không?

Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa và sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?
Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa và sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Thông thường quá trình ra sản phụ chỉ tiết sản dịch sau sinh rất khác nhau ở mỗi người và có thể chia làm 3 giai đoạn khác nhau như sau:

  • Từ 3-4 ngày đầu tiên: Sản dịch sẽ có màu đỏ sẫm như kinh nguyệt và có thể có lẫn các cục máu đông nhỏ.
  • Từ ngày 4-12 tiếp theo: Sản dịch có màu nâu hồng.
  • Từ ngày 12 – 6 tuần tiếp theo: Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa? Dịch tiết âm đạo chỉ có màu trắng hơn ngả vàng, không có cục máu đông.

>> Bạn có thể xem thêm: Sản dịch bao lâu thì hết và cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ra sao?

[key-takeaways title=””]

Vậy sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có sao không? Thực tế, việc phụ nữ sau sinh tiết sản dịch 30 ngày (1 tháng) sau sinh là điều hoàn toàn bình thường. Vấn đề quan trọng là tính chất sản dịch, nếu chỉ khoảng ngày thứ 3-4 sau sinh mà sản dịch ra rất nhiều, có máu đỏ tươi, lẫn máu cục hay sản dịch hôi thì đây là dấu hiệu cần báo bác sĩ ngay. Tuy nhiên, nếu bạn thấy sản dịch kéo dài hơn 45 ngày thì nên đi khám bác sĩ nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Hết sản dịch lại ra máu tươi – Mẹ có cần lo lắng?

[/key-takeaways]

Các dấu hiệu sản dịch bất thường

Các dấu hiệu sản dịch bất thường

Khi bạn đã biết sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là bình thường thì có thể cảm thấy an tâm hơn rồi phải không? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách nhận biết các dấu hiệu bất thường trong quá trình ra sản dịch. Khi thấy các dấu hiệu bất thường này, bạn cần đến bệnh viện ngay nhé.

  • Tiết dịch âm đạo có màu sắc lạ.
  • Mùi hôi tanh hoặc mùi kì lạ hơn kỳ kinh bình thường.
  • Chảy máu hoặc tiết sản dịch quá nhiều (thấm hết một miếng băng vệ sinh trong mỗi giờ).
  • Các cục máu đông lớn thấy rõ.
  • Sốt ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống như bị cúm.
  • Sưng hoặc đau xung quanh khu vực âm đạo.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu trong quá trình tiết ra sản dịch.
  • Cảm thất chuột rút quá mức hoặc đau ở vùng chậu.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

Cách tống sản dịch sau sinh nhanh chóng và an toàn

Nếu bạn đã an tâm với vấn đề sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch rồi. Thì bạn cũng cần tìm hiểu cách nhanh hết sản dịch để cảm thấy thoải mái và an tâm hơn nữa nhé. Dưới đây là cách tống sản dịch sau sinh an toàn và hiệu quả:

– Cách tống sản dịch sau sinh qua chế độ ăn uống:

Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch làm thế nào để nhanh hết?
Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch làm thế nào để nhanh hết?
  • Dùng chè vằng.
  • Ăn canh hoặc uống nước rau ngót (nếu uống nước rau ngót tươi thì chỉ nên uống loãng thôi vì có thể làm cho tử cung co bóp rất mạnh gây đau hay khó chịu).

– Cách tống sản dịch sau sinh trong cách sinh hoạt thường ngày:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cho con bú sớm.
  • Không nằm gác chân và nịt bụng quá chặt.

Lưu ý bạn nên cẩn trọng trong quá trình ra sản dịch

Bên cạnh vấn đề sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch, bạn cũng nên quan tâm đến một số lưu ý trong giai đoạn này. Dưới đây là những điều bạn không được quên!

  • Chăm sóc cơ thể nhất là vùng kín thật cẩn thật và sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm.
  • Mỗi ngày bạn cần vệ sinh 2-3 lần và thay băng vệ sinh cách 2-3 giờ một lần trong những ngày đầu.
  • Trong giai đoạn tiết sản dịch, bạn không nên dùng cốc nguyệt san hoặc tampon vì sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn.
  • Khi rửa vùng kín nên rửa bằng nước ấm và lau khô sau khi rửa.
  • Bên cạnh việc vệ sinh vùng kín đúng cách, bạn nên nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường của sản dịch.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên đi vệ sinh để bàng quang không làm ảnh hưởng đến quá trình co hồi của tử cung.

[inline_article id=188538]

Như vậy, bạn biết sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch là một dấu hiệu rất bình thường. Nếu thời gian ra sản dịch kéo dài hơn 45 ngày thì nên đi khám nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường của sản dịch để đảm bảo sức khỏe sau khi sinh. Chúc bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi sinh em bé nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Thắc mắc không biết hỏi ai

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 đến thai phụ. Nhưng còn vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không thì sao? Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp. Hãy đọc bài viết này ngay nhé!

COVID-19 có ảnh hưởng đến nước tiểu không?

Trước khi tìm hiểu bị COVID-19 thử thai có chính xác không; chúng ta cần biết COVID-19 có ảnh hưởng đến nước tiểu không. Theo nhiều nghiên cứu khoa thì COVID-19 có gây nhiều ảnh hưởng đến nước tiểu và một số cơ quan liên quan.

Bộ Y Tế Việt Nam cho biết, các nhà khoa học Đức đã báo cáo về một bệnh nhân 19 tuổi người Đức người Đức bị nhiễm COVID-19 nhập viện với triệu chứng của bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, vấn đề nhiễm COVID-19 có thể gia tăng triệu chứng đái tháo đường vẫn chưa chắc. Các nhà khoa học cần có thêm thời gian để nghiên cứu để đưa ra kết quả chắc chắn nhất.

[/key-takeaways]

Bên cạnh đó National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI) cho biết; nhiễm COVID-19 có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến là tần suất nhiều hơn, tiểu gấp và tiểu đêm.

[key-takeaways title=””]

Và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 có ảnh hưởng đến sự gia tăng các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

COVID-19 có ảnh hưởng đến máu không?

để biết bị covid-19 thử thai có chính xác không, bạn có thể sẽ muốn biết COVID-19 có ảnh hưởng đến máu không

Bệnh cạnh vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không và COVID-19 ảnh hưởng đến nước tiểu; thì nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy COVID-19 cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với máu.

Các chuyên gia tại bệnh viện Johns Hopkins ở Hoa Kỳ cho biết; một số người bị nhiễm COVID-19 phát triển đông máu bất thường. Các cục máu đông này có thể gây hại nghiêm trọng đến phổi, hệ thần kinh, phổi và các mạch máu ngoại vi. Từ đó, chúng có thể khiến cho bệnh nhân bị đột quỵ, suy thận và phát ban.

Bị COVID-19 thử thai có chính xác không?

Như vậy bạn đã biết sự ảnh hưởng COVID-19 đến nước tiểu và máu. Vậy bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Chúng ta vẫn biết rằng, khi phụ nữ có các dấu hiệu mang thai sẽ kiểm tra mình có mang thai không qua việc thử thai với nước tiểu hoặc làm xét nghiệm máu.

Thông thường, với việc thử thai bằng nước tiểu chúng ta sẽ áp dụng tại nhà qua que thử thai. Sau đó, để chắc chắn bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu. Cách thử thai này là do sau khi thụ thai tầm 10 ngày nhau thai sẽ tạo ra Hormone Chorionic Gonadotropin (hormone HCG).

[key-takeaways title=””]

Phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh cho vấn đề này. Nếu chị em bị nhiễm COVID-19 và nghi ngờ bản thân đang mang thai, tốt nhất hãy đến bệnh viện kiểm tra. Thông qua các phương pháp y khoa hiện đại, các bác sĩ sẽ có chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai bằng muối – Cách thử thai dân gian có độ chính xác ra sao?

Khi bạn đã biết phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không; thì cũng cần lưu ý một số lý do khiến cho que thử thai 2 vạch hoặc 1 vạch cho kết quả sai dưới đây:

  • Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản.
  • Que thử thai hết hạn sử dụng hoặc bị lỗi.
  • Thử thai sai cách do dùng nước tiểu pha loãng.
  • Thử thai quá sớm khi chưa có hormone HCG.
  • Tại sao que thử thai 2 vạch nhưng có thai? Thử thai cho kết quả que thử thai dương tính nhưng sau đó có thể bị sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai nguyên nhân do đâu?

Bạn nên thử thai khi nào để kết quả que thử thai chính xác?

Bạn nên thử thai khi nào khi bị covid-19?

Bên cạnh vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không, bạn cũng nên quan tâm đến thời điểm dùng que thử thai để cho kết quả chính xác nhất.

Để có độ chính xác của que thử thai nhất nên thử thai khi nào? Bạn nên thử thai vào ngày đầu trễ kinh. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều; hãy làm xét nghiệm ít nhất 21 ngày sau lần cuối cùng bạn quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử thai trên mẫu nước tiểu được lấy vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng chưa đi tiểu ít nhất 4 giờ để đảm bảo lượng hormone HCG tiết ra nhiều nhất.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng mẫu nước tiểu vào sáng sớm sau khi thức dậy để thử thai. Bởi vì, thời điểm này lượng nước tiểu đậm đặc có chứa hormone HCG nhiều nhất. Do đó, sẽ cho ra kết quả que thử thai chính xác nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

[key-takeaways title=”Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai”]

Ngoài vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không; bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng que thử thai đúng để có kết quả chính xác nhất nhé.

  • Bước 1: Lấy nước tiểu cho vào cốc.
  • Bước 2: Xé bao đựng que thử thai.
  • Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
  • Bước 5: Chờ 2-5 phút để bắt đầu đọc kết quả que thử thai.

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Tốt nhất sau khi thử thai tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và sử dụng các phương pháp y khoa để chẩn đoán chính xác.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sản dịch sau sinh là gì? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu sắp sinh

Nhiều chị em thắc mắc sản dịch sau sinh là gì và sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả vấn đề liên quan đến sản dịch sau sinh. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm những cách nhanh hết sản dịch sau sinh thường nhé.

Sản dịch sau sinh là gì?

Tất cả sản phụ sinh thường và sinh mổ đều tiết sản dịch sau khi sinh con. Sản dịch sau sinh (Lochia) là dịch tiết âm đạo sau khi phụ nữ sinh em bé. Chất dịch này là hỗn hợp gồm máu, mô niêm mạc tử cung, nước ối, chất nhầy cổ tử cung.

Sản dịch thường giống kinh nguyệt sẽ tiết ra nhiều và ít dần cho đến khi hết. Khi em bé được ra đời, tử cung của người mẹ sẽ co bóp tống đẩy sản dịch ra ngoài theo đường âm đạo. Những ngày đầu, tử cung sẽ co bóp nhiều nên sản dịch ra nhiều. Những ngày tiếp theo tử cung co bóp ít hơn nên sản dịch sẽ ra ít hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu tử cung phục hồi hoàn toàn, mẹ hãy kiên nhẫn chờ nhé

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Nhiều chị em sẽ thắc mắc sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hoặc sản dịch ra bao nhiêu ngày sau sinh. Thông thường sản dịch sau sinh sẽ tiết ra theo 3 giai đoạn sau:

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

1. Giai đoạn đầu tiên

  • Sản dịch sẫm màu hoặc đỏ tươi.
  • Sản dịch sẽ tiết ra giống kinh nguyệt, có thể có lẫn cac cục máu đông nhỏ.
  • Chuột rút theo chu kỳ.
  • Kéo dài trong 3-4 ngày.

2. Giai đoạn thứ hai

  • Sản dịch sau sinh có màu nâu hồng và miếng băng vệ sinh trên quần sản phụ sẽ thấy dích sản dịch ít hơn.
  • Sản dịch sẽ ít máu đông hơn hoặc không có máu đông.
  • Kéo dài trong 4-12 ngày tiếp theo.

3. Giai đoạn cuối

  • Dịch tiết âm đạo có màu trắng hơi vàng.
  • Sản dịch không có các cục máu đông, có thể có máu ít hơn hoặc lốm đốm.
  • Kéo dài từ 12 ngày đến 6 tuần.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

[key-takeaways title=””]

  • Như vậy sản dịch ra bao nhiêu ngày sau sinh? Với 3 giai đoạn trên, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài trung bình trong 20 ngày; hoặc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, màu sắc và lượng sản dịch tiết ra sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Với các sản phụ sinh mổ thời gian tiết sản dịch sau sinh ít hơn sản phụ sinh thường. Do trong quá trình mổ phần lớp nội mạc tử cung đã được bóc sạch. Tuy nhiên, tùy cơ địa và cách chăm sóc sau sinh của mỗi người sẽ có thời gian tiết sản dịch khác nhau. Vì thế, không phải sản phụ sinh mổ nào cũng nhanh hết sản dịch.

[/key-takeaways]

Những bất thường về sản dịch sau sinh

Trong giai đoạn hậu sản, bạn cũng nên để ý nhiều đến lượng sản dịch sau sinh tiết ra. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì cần phải đến bệnh viện ngay. Vì điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là các bất thường của sản dịch bạn cần lưu ý.

1. Mùi hôi

Thông thường sản dịch sau sinh có có mùi giống như kinh nguyệt. Vì chúng ta tất cả những chất có trong tử cung trong 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy sản dịch hay vùng kín có mùi hôi tanh, hoặc mùi lạ. Điều này có thể dấu hiệu viêm nội mạc tử cung hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn.

2. Sản dịch sau sinh tiết ra nhiều hơn

Nếu bạn nhận thấy sản dịch tiết ra dai dẳng hoặc lượng sản dịch nhiều hơn mỗi ngày thì nên đến bệnh viện gấp. Vì đó có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, có thể xảy ra đến 12 tuần sau khi sinh con.

Sản dịch sau sinh tiết ra nhiều hơn

3. Sản dịch sau sinh bất thường kèm đau bụng dưới

Nếu bạn cảm thất đau dữ dội ở bụng dưới. Bạn có thể bị viêm nội mạc tử cung. Bạn cần được đứa đến bệnh viên ngay để bác sĩ khám và có các chữa trị kịp thời nhé.

4. Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu

Bên cạnh bất thường của sản dịch sau sinh, nếu bạn thấy đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu, đau ở lưng dưới hoặc muốn đi tiểu thường xuyên… Đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), hoặc nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng thận.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết

[key-takeaways title=”Nếu thấy sản dịch sau sinh có dấu hiệu này cần đến bệnh ngay!”]

  • Tiết dịch âm đạo màu xanh.
  • Mùi hôi hơn kỳ kinh bình thường.
  • Chảy máu hoặc tiết dịch quá nhiều (thấm hết một miếng băng vệ sinh mỗi giờ).
  • Các cục máu đông lớn cỡ quả bóng gôn.
  • Sốt ớn lạnh hoặc các triệu chứng giống như cúm.
  • Sưng hoặc đau xung quanh khu vực âm đạo.
  • Chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu.
  • Chuột rút quá mức hoặc đau vùng chậu.

[/key-takeaways]

Cách nhanh hết sản dịch sau sinh thường và sinh mổ

Khi đã hiểu về sản dịch sau sinh, bạn cũng cần biết thêm những cách nhanh hết sản dịch. Điều này sẽ giúp bản cảm thấy giai đoạn hậu sản được thật sự “nhẹ nhàng”.

1. Chế độ ăn uống

  • Uống nước chè vằng: Theo dân gian đây là bí quyết tuyệt chiêu của các mẹ bỉm sữa. Bạn có thể đi đến các tiệm thuốc Bắc để mua lá chè vằng. Sau đó, bạn pha giống như trà xanh và uống thay nước lọc.
  • Ăn canh hoặc uống nước rau ngót: Đây là cách nhanh hết sản dịch sau sinh thường và mổ được các mẹ bỉm truyền tai nhau. Vì rau ngót sẽ giúp co thắt tử cung, làm tống sản dịch ra ngoài.
  • Ăn canh trứng với đậu phụ: Mỗi ngày ăn một lần vào sáng sớm khi mà bụng đang đói, liên tục trong 4 ngày sẽ giúp sản dịch ra nhanh hơn.

Cách nhanh hết sản dịch sau sinh thường và sinh mổ

2. Chế độ sinh hoạt

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Sản phụ cần thay băng vệ sinh mỗi 3 giờ/lần. Rửa vùng kín bằng nước ấm và lau khô mỗi lần đi tiêu tiểu, thay băng. Có thể dùng dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, sản phụ nên vận động tay chân nhẹ nhàng, thỉnh thoảng ngồi dậy để máu huyết lưu thông. Đây cũng là cách nhanh hết sản dịch cũng như giúp hồi phục sức khỏe, cơ thể tốt hơn.
  • Cho con bú sớm: Cho con bú sẽ giúp tử cung người mẹ phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ bị băng huyết.
  • Không nằm gác chân và nịt bụng quá chặt: Nằm gác chân sẽ sẽ khiến sản dịch không thoát được ra ngoài gây bế sản dịch. Và nịt bụng quá chặt sẽ khiến cản trở quá trình phục hồi thành bụng, các cơ quan sinh sản trở về đúng vị trí.

Cách vệ sinh vùng kín khi ra sản dịch

Giai đoạn hậu sản ra sản dịch sau sinh nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Dưới đây là cách vệ sinh vùng kín khi ra sản dịch bạn cần nhớ:

  • Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn và mầm bệnh từ hậu môn.
  • Bạn nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2-3 lần ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ Tuy nhiên, bạn không nên vệ sinh vùng kín quá nhiều lần, không nên thụt rửa âm đạo sâu.
  • Sau khi vệ sinh bạn cần phải lâu khô vùng kín và thay băng vệ sinh mới.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xông vùng kín sau sinh để ‘cô bé’ se khít và thơm tho!

Lưu ý trong giai đoạn ra sản dịch

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến sản dịch sau sinh, bạn cần lưu ý một số điều trong giai đoạn hậu sản nhé.

  • Chăm sóc cơ thể cẩn thậnkiêng cử sau sinh tốt để mau hồi phục cũng như tránh các vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, sa tử cung hay băng huyết.
  • Trong giai đoạn này, mẹ tuyệt đối không sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san. Vì nó sẽ làm cho mẹ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thường xuyên đi tiểu để làm rỗng bàng quang giúp giảm cản trở sự co hồi của tử cung.
  • Bên cạnh vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách; bạn cũng nên quan sát và nhận biết cách dấu hiệu bất thường của sản dịch để kịp thời đến bệnh viện.

[inline_article id=288812]

Như vậy bạn đã hiểu rõ các vấn đề về sản dịch sau sinh cũng như cách nhanh hết sản dịch sau sinh. Trong giai đoạn hậu sản, nếu thấy sản dịch có mùi bất thường, ra nhiều không giảm và kèm theo sốt cao, đau bụng… hãy đến bệnh viện ngay nhé.