Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

Vậy trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm gì? Cha mẹ lưu ý nhé!

1. Tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì?

Dậy thì (puberty) là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thực chất, đây là quá trình thay đổi thế chất của một đứa trẻ; là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người trưởng thành mà bất kỳ thiếu niên nào cũng trải qua.

2. Những điều trẻ tuổi dậy thì không nên làm là gì?

Điểm chung của trẻ ở tuổi dậy thì hiện nay, phần lớn các con sẽ dễ bị bao trùm bởi một cảm giác; có tên là “áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure”. Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Theo tờ thông tin của Đại Học UEH tại Việt Nam, cũng như trung tâm y tế Scripps Health nhận thấy một số nguyên nhân khiến tình trạng này có thể xảy ra là do:

  • Mạng xã hội; áp lực so sánh xã hội;
  • Khao khát hòa nhập với tập thể;
  • Sự mất kết nối với gia đình có thể đã đẩy con trẻ tới những hành vi kém lành mạnh.

Dù biết rằng, đôi khi áp lực cũng có thể là kim chỉ nam để con phấn đấu và đạt thành tích cao, nhưng có lẽ con số ấy vẫn còn ít.

2.1 Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích
Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì?

Một nghiên cứu theo dõi hành vi của học sinh tuổi dậy thì của Đại học Michigan (Hoa Kỳ); họ ghi nhận việc sử dụng rượu, bia và ma túy giảm nhiều so với hai thập kỷ trước.

Nhưng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (vaping) và cần sa lại trở nên phổ biến. Dù biết là không nên, nhưng trẻ ở tuổi dậy thì thường chọn làm gì đó bốc đồng để thể hiện sự háo thắng của bản thân.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Hẳn nhiên là trẻ không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Và việc cha mẹ cấm đoán, hay sử dụng kỷ luật với các con, lúc này sẽ là vô ích và thậm chí còn khiến con sa ngã hơn.

  • Thay vào đó, cha mẹ nên giữ liên lạc với con thường xuyên.
  • Chia sẻ và khuyến khích con đặt câu hỏi để hiểu về tác hại, lợi ích của các vấn đề.
  • Cha mẹ không nên sử dụng đòn roi và lớn tiếng.

[/key-takeaways]

2.2 Ăn uống không lành mạnh

Với lịch học dày đặc của con, việc sử dụng thức ăn nhanh gần như là lựa chọn có vẻ như là tốt nhất khi di chuyển giữa các lớp. Dù không muốn nói rằng, thói quen đặt đồ ăn online (thức ăn nhanh) của cha mẹ cũng là hành động để các con áp dụng theo.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta không nên làm gì để trẻ ở tuổi dậy thì ăn uống lành mạnh?

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Quan hệ tình dục sớm

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của Bộ giáo dục cùng với tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2019, dựa trên 7.796 học sinh từ 81 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được lựa chọn ngẫu nhiên trên 21 tỉnh thành khác nhau, để kiểm tra sức khỏe và độ tuổi quan hệ tình dục ở học sinh tuổi dậy thì.

Kết quả cho thấy, có 5,24% học sinh cho biết đã từng quan hệ tình dục và tỷ lệ những người quan hệ tình dục trước 14 tuổi là 3,51%, cao hơn 2,37 lần so với 1,48% trong cuộc khảo sát tương tự với quy mô nhỏ hơn từ năm 2013.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta cần làm gì để trẻ ở tuổi dậy biết là không nên quan hệ tình dục sớm?

[/key-takeaways]

2.4 Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Phẫu thuật thẩm mỹ

"Trẻ
Con gái tuổi dậy thì không nên làm gì liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ

Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Không nên phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội như TikTok, cho phép và ngầm khuyến khích người dùng sử dụng filter “trang điểm”; để trông thật chỉnh chu trước mặt công chúng. Đây là một phần cốt lõi của vấn đề, khiến người dùng một nỗi sợ là “luôn phải đẹp” trước khi hiện diện trước bất kỳ ai.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

  • Cha mẹ cần cho con biết về thể trạng, cách chăm sóc bản thân.
  • Tạo cho con một không gian sống lành mạnh.
  • Ít phán xét về cơ thể dù con có “ít đẹp” hơn so với các bạn đồng trang lứa.

[/key-takeaways]

2.5 Một số vấn đề khác

Trong bài viết của Bệnh viện – Đại học The Science of Health, năm 2020, Tiến sĩ Lazebnik nói rằng; phần lớn trẻ ở tuổi dậy thì thường có những hành vi kém lành mạnh như:

  • Bắt chước bạn bè những hành vi xấu.
  • Tìm lỗi và phản kháng lại với cha mẹ.
  • Lợi dụng sức khỏe ở tuổi dậy thì và muốn biết khả năng sinh sản nên dễ nảy sinh ham muốn tình dục.
  • Trốn học, phá hoại tài sản hay thậm chí là tham gia bạo lực học đường.
  • Sợ béo phì, mặc dù cơ thể vẫn bình thường.
  • Sử dụng ngôn từ độc hại trên mạng xã hội.
  • Giấu gia đình những chuyện quan trọng; né tránh gia đình.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ ở tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Cha mẹ nên làm gì cho con ở tuổi dậy thì?

Theo PGS.TS. Cao Tiến Đức, khuyên cha mẹ là khi trẻ có biểu hiện của các rối loạn tâm lý (như trầm cảm) ở lứa tuổi này cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy.

[key-takeaways title=”Những điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ con ở tuổi dậy thì”]

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Unicef đưa ra một số gợi ý cho cha mẹ khi có con đến tuổi dậy thì, để hỗ trợ sức khỏe tinh thần của con, bốn điều bao gồm:

  • Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc.
  • Dành thời gian chơi với con.
  • Nếu có xung đột, hãy giải quyết cùng con.
  • Cha mẹ hãy làm gương; đặc biệt là tự chăm sóc bản thân và ăn uống lành mạnh.

[/key-takeaways]

Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu thêm về những điều mà trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm những gì, để có một giai đoạn lành mạnh thật sự.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Có một câu hỏi, nhưng bao hàm nhiều vấn đề bên trong, cụ thể là “là cha mẹ, tôi phải làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?”. Mặc dù, cha mẹ cũng từng trải qua độ tuổi này; nhưng sự khác biệt của thế hệ nhiều  lúc vẫn gây bối rối và không biết làm gì khi đứa con trai; con gái đến tuổi dậy thì.

Vốn dĩ, văn hóa thay đổi, xã hội thay đổi; cha mẹ cũng cần có sự thay đổi và hiểu biết để có thể dạy con đúng cách.

1. Khi nào con trai vào độ tuổi dậy thì?

Nhìn chung, con trai sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 9 – 13 tuổi (kéo dài từ 2 – 5 năm). Và quá trình này sẽ kết thúc khi con trai ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. 

Bên cạnh độ tuổi, cha mẹ cần biết có những yếu tố khác; cũng làm thay đổi quá trình tuổi dậy thì của con trai, cụ thể như:

  • Gen di truyền.
  • Sức khỏe thể chất. Một đứa trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt có thể phát triển vượt trội hơn, và ngược lại.
  • Hormone giới tính.
  • Môi trường sống và thói quen rèn luyện sức khỏe.

2. Con trai sẽ có những thay đổi thể chất như thế nào?

Khi vào tuổi dậy thì, các con có khuynh hướng lo lắng bởi sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Những cảm xúc ban đầu của con thường thấy là khó xử; không biết làm gì, xấu hổ,… Và những thay đổi thể trạng ở bé trai bao gồm:

  • Tinh hoàn và da bìu tăng kích thước.
  • Lông mọc nhiều hơn ở mặt và các bộ phận khác.
  • Phát triển chiều cao, tay và chân dài hơn.
  • Tăng kích thước dương vật.
  • Xuất tinh lần đầu tiên (sau khi tinh hoàn phát triển được 1 năm).
  • Thay đổi tông giọng (trầm hơn).
  • Sưng đau ở vùng ngực do sự thay đổi nội tiết tố (đây chỉ là tình trạng tạm thời).

Với sự thay đổi thể chất như vậy, con trai dậy thì cũng trải qua nhiều căng thẳng. Do đó, cha mẹ hãy làm những gì cha mẹ có thể để giúp con trai vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì.

3. Phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì

Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?
Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Phương pháp dạy nuôi dạy con có ảnh hưởng đến các con như thế nào? Từ lâu, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc cha mẹ dạy dỗ sẽ ảnh hưởng trong suốt quá trình phát triển của con như thế nào.

Trong những năm đầu của thập niên 1960, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Thông qua sự quan sát từ các buổi phỏng vấn với cha mẹ, với những phương pháp nuôi dạy khác nhau, bà đã nhận định được một số khía cạnh quan trọng của việc nuôi dạy con bao gồm:

  • Phương pháp kỷ luật.
  • Tình thương và chăm sóc.
  • Phong cách giao tiếp.
  • Kỳ vọng về sự trưởng thành cũng như quyền kiểm soát con.

Theo đó, nhằm giải đáp thắc mắc “cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì”; MarryBaby có những gợi ý sau, cha mẹ cùng đọc nhé.

3.1 Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì đột ngột thay đổi thể trạng?

Khi con trai đến tuổi dậy thì, và đột ngột thay đổi thể trạng; cha mẹ không nên làm ầm ĩ hoặc cố giải thích cho con theo cách cha mẹ từng trải qua. Thay vào đó, cha mẹ cần đặt câu hỏi; hoặc ngược lại là khuyến khích các con đặt câu hỏi trước những vấn đề của bản thân.

Mỗi trẻ sẽ có mỗi cột mốc dậy thì khác nhau, trường hợp con trai dậy thì muộn hoặc sớm hơn, cha mẹ đừng quá lo lắng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con trai đi thăm khám bác sĩ để tình trạng không làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của con.

3.2 Hướng dẫn con trai tự biết làm gì để chăm sóc bản thân khi đến tuổi dậy thì?

Một dấu hiệu dễ thấy của tuổi dậy thì nữa đó là, hiện tượng mụn trứng cá. Song, các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn; làm cho mùi cơ thể trở nên nồng hơn, đặc biệt là ở nách và bẹn. 

Cha mẹ nên hướng dẫn con trai tự chăm sóc bản thân với các cách như:

  • Dạy con cách sử dụng lăn khử mùi
  • Khuyến khích con tắm thường xuyên
  • Xây dựng thói quen mặc quần lót cho con (ưu tiên vải cotton thoáng mát)

3.3 Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Giáo dục giới tính

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp – Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM nhận định rằng; ở độ tuổi từ 12 – 18, các cha mẹ cần phải cởi mở hết cỡ với trẻ về các vấn đề giới tính, tình dục.

Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ; hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế chỉ khoảng 5% đến 6% các gia đình thông thoáng chuyện này.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Giáo dục giới tính là gì?

3.4 Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì? 

An toàn mạng xã hội
Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì?

TikTok, Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác giúp các con; thậm chí là các bậc phụ huynh giữ liên lạc với nhau; dù ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết phải làm gì để bảo vệ con trước sân chơi tưởng chừng là lành mạnh; nhưng cũng có tác động tiêu cực nếu không sử dụng đúng cách.

Tờ tin của Đại học Carnegie Mellon chia sẻ cách để chúng ta giữ an toàn trên mạng xã hội bao gồm:

  • Cân nhắc giảm bớt số lượng bài đăng.
  • Không nên gắn thẻ vị trí của mình.
  • Tận dụng các tính năng “quyền riêng tư”.
  • Nhận biết và bài trừ các nội dung tiêu cực.
  • Sử dụng ngôn từ văn minh.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì hỗn láo?

4. Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?
Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì trước 9 tuổi (dậy thì sớm); cha mẹ hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám cho con. Điều này có thể báo hiệu một vấn đề về tuyến yên; hoặc vấn đề thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra chẩn đoán khi nghi ngờ có vấn đề

Song, cha mẹ cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm của con, để kịp thời nắm bắt những thay đổi của con trong quá trình học tập, đặc biệt là tính cách, tâm lý, hành vi tuổi dậy thì ở con trai.

[key-takeaways title=””]

Vậy nên, vấn đề không chỉ là cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Mà cha mẹ cần hiểu thêm tính cách, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, cũng như phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì. Hy vọng MarryBaby đã góp phần trong việc cung cấp thông tin cho cha mẹ.

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? 12 cách hữu hiệu

Trong bài viết, MarryBaby chia sẻ với chị em cách làm sao để hết hoặc giảm đau lưng khi có kinh nguyệt; để đảm bảo tình trạng này không làm ảnh hưởng đến đời sống và tâm trạng của các chị em.

Vậy làm sao để hết hoặc giảm đau lưng khi đến ngày có kinh nguyệt? Trước hết, cần hiểu tại sao chị em lại bị đau lưng khi có kinh nguyệt.

1. Tại sao bị đau lưng khi có kinh nguyệt?

Đau lưng khi có kinh nguyệt là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ. Đau lưng dưới (hay thắt lưng); còn có liên quan đến hội chứng tiền mãn kinh của phụ nữ. 

Trong một nghiên cứu của NCBI, năm 2016, các chuyên gia nhận định, đối với một số phụ nữ, họ bị đau lưng dưới dữ dội thường xuyên; và điều này làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong chu kỳ kinh nguyệt của họ; hay thậm chí là vừa đau lưng, vừa đau bụng.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân làm cho phụ nữ bị đau lưng khi đến ngày đèn đỏ là vì:

2. 12 cách để giảm bớt đau lưng khi có kinh nguyệt

2.1 Nghỉ ngơi hợp lý

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Chị em nên ưu tiên cho phép bản thân nghỉ ngơi trong những ngày này.

Chị em đặc biệt lưu ý là không nên làm nặng hay gắng sức; vì có thể làm cho tình trạng đau lưng trở nặng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Nếu bạn cần giải quyết công việc trên máy tính; chị em có thể:

  • Áp dụng mẹo nhắm mắt 2 đến 3 phút để thư giãn sau 30 phút làm việc.
  • Hoạt động cơ thể với những động tác nhẹ nhàng để thư giãn vùng thắt lưng.

2.2 Tắm bằng nước ấm

Tắm bằng nước ấm
Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Tắm bồn với nước ấm

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Chị em có thể ngâm mình dưới vòi sen có gắn máy nước nóng hoặc tắm tại phòng xông hơi. Nếu nhà chị em có một chiếc bồn tắm; hãy thả mình thư giãn trong làn nước ấm sẽ còn hữu ích nhiều hơn nữa đấy.

Điểm cần nhớ là, chị em có thể dùng nhiệt kế để đảm bảo nước ấm nằm trong khoảng từ 36 – 40ºC trong quá trình tắm bồn; vì quá nóng có thể khiến da bị bỏng.

2.3 Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Uống đủ nước

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ bài tiết ra một lượng máu kinh nguyệt. Khi đó, để đảm bảo cơ thể không bị mất nước; chị em cần uống đủ nước trong những ngày này; tốt nhất là uống nước lọc.

Chị em nên bổ sung tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày nhé.

2.4 Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Uống trà gừng

Trà gừng có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể và tăng lưu thông máu; từ đó cải thiện các cơn đau bụng cũng như đau lưng khi đến tháng hiệu quả.

Trong nghiên cứu của NCBI, năm 2020, các chuyên gia đã chứng minh được tính hiệu quả của gừng trong việc làm giảm cơn đau lưng của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt là có hiệu quả.

Hiệu quả của gừng tương đương với hiệu quả của việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs); để làm giảm các cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt.

2.5 Tập Yoga

Yoga là một trong những phương pháp rất hiệu quả giúp bạn điều trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt; đặc biệt là những cơn đau lưng dai dẳng.

Luyện tập yoga nhẹ nhàng, đều đặn không những mang lại cảm giác thoải mái ở vùng lưng; mà còn giúp kéo giãn các bao khớp, các lỗ liên hợp và giải phóng các vùng thần kinh tọa bị chèn ép. Từ đó, tập Yoga giúp bạn khắc phục những cơn đau trong ngày đèn đỏ.

2.6 Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Hít thở sâu

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Phương pháp dễ làm và có thể áp dụng ngay tại nhà chính là, hít thở sâu. Chị em có thể thử hít thở sâu với kỹ thuật thở hít thở bằng cơ hoành hay còn được gọi là thở bằng bụng.

Bệnh viện Cleveland Clinic cho biết lợi ích khi áp dụng kỹ thuật thở bao gồm:

  • Giúp bạn thư giãn sâu
  • Cải thiện chức năng cơ bắp
  • Tăng lượng oxy bơm vào máu
  • Giảm huyết áp

Cách thực hiện:

  1. Ngồi tựa nhẹ lưng hoặc nằm trên giường;
  2. Thư giãn, thả lỏng 2 vai;
  3. Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng;
  4. Hít vào bằng mũi 2 giây, cảm nhận luồng khí di chuyển từ mũi vào bụng, và sự phồng lên của bụng, hơi thở ra bụng xẹp lại. Chú ý giữ nguyên vị trí của lồng ngực.
  5. Mím nhẹ môi (như khi bạn đang uống nước bằng ống hút), dùng bàn tay ấn nhẹ vào bụng và thở ra từ từ trong 2 giây;
  6. Lập lại các bước cho đến khi bạn cảm thấy tập trung vào hơi thở.

2.7 Massage

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Massage vùng lưng sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau do căng cơ.

Để hiệu quả hơn, chị em nên thực hiện 20 phút mỗi ngày để giảm áp lực cho lưng dưới. Song, chị em có thể kết hợp giữa việc massage hàng ngày và chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu không tiện đến spa để massage; bạn hãy nhờ người thân hoặc chồng xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng cho mình để đẩy lùi những cơn đau trong ngày đèn đỏ nhé.

2.8 Chườm nóng 

Chườm nóng 
Làm sao để giảm hoặc hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Chườm túi nóng

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Chườm túi nóng ở vùng lưng sẽ giúp giảm các cơn đau một cách nhanh chóng.

Chị em chỉ cần lấy một chai nước ấm hoặc miếng đệm giữ nhiệt rồi chườm trên lưng trong 15-20 phút sẽ giúp các cơ ở vùng này được thư giãn.

Với phương pháp này, bạn hãy nhờ sự trợ giúp từ người thân để việc thực hành trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn nhé.

2.9 Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Bài tập duỗi lưng

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt? Với 2 bài tập duỗi lưng sau đây có thể giúp giảm áp lực vùng lưng dưới hiệu quả cho phụ nữ trong ngày kinh nguyệt.

Động tác kéo đầu gối lên ngực:

  • Cách thực hiện: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân, kéo từng bên đầu gối lên gần ngực cho đến khi bạn cảm thấy lưng dưới căng nhẹ.
  • Giữ đầu gối phải áp vào ngực trong 30–60 giây, đảm bảo rằng chân, hông và lưng dưới được thư giãn.
  • Để làm cho động tác kéo căng này khó hơn, đồng thời đưa cả hai đầu gối lên ngực trong 15–20 giây. Thực hiện động tác này 3 lần, cách nhau 30 giây nghỉ.

Động tác ngồi gập người:

  • Cách thực hiện: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng, bàn chân dựng lên.
  • Nhẹ nhàng gập người về phía trước, giữ thẳng lưng, áp bụng xuống sát gần đùi, hai tay nắm lấy lòng bàn chân. Bạn sẽ cảm thấy căng ở phần sau của chân và lưng dưới.
  • Giữ trong 30 giây, nghỉ 30 giây và lặp lại 3 lần. Dần dần có thể tăng thời gian giữ căng hoặc giảm thời gian giữa các lần căng

2.10 Không sử dụng chất kích thích

Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt - Không dùng chất kích thích
Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Không dùng chất kích thích

Làm sao để hết lưng đau lưng khi có kinh nguyệt? Trong những ngày này, chị em đặc biệt lưu ý là hạn chế sử dụng các chất kích thích như, caffein, đồ uống có cồn, thuốc lá,..

Hiệp hội sức khỏe phụ nữ Women’s Health Concern khuyên nữ giới không nên sử dụng chất kích thích trong ngày kinh nguyệt, thay vào đó hãy cố gắng bổ sung nhiều các chất như:

  • Vitamin E, B6.
  • Ăn thêm thịt gà và cá.
  • Ăn thêm rau salad, rau và các chất xơ.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa Gamma Linolenic (GLA).

2.11 Làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt – Đi bộ chậm

Thói quen đi bộ không chỉ giúp giãn cơ thông qua chuyển động mà còn giúp bạn giảm bớt các cơn đau nhói và căng thẳng.

Bạn nên bước đi nhẹ nhàng để không làm các cơ căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp xoay nhẹ cánh tay và sải bước chân dài trong quá trình đi bộ để có được lợi ích giãn cơ nhé!

2.12 Bổ sung Kali, Canxi, Magie

Phụ nữ sẽ giảm thiểu những triệu chứng đau lưng khi có kinh với các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể qua chế độ ăn uống như kali, canxi, vitamin B6 và magie.

Theo đó, chị em có thể lựa chọn thực phẩm như sau:

  • Kali có nhiều trong chuối và cam.
  • Magie có trong gạo lứt, hạnh nhân và bơ.
  • Các thực phẩm cung cấp canxi như sữa chua, phô mai và các loại rau xanh.

3. Những việc cần tránh vì khiến lưng bị đau hơn

Không chỉ biết “Làm thế nào để hết đau lưng khi có kinh nguyệt?”; chị em cũng nên lưu ý những điều sau đây; để tình trạng đau lưng trong những ngày có kinh nguyệt không làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt hằng ngày.

  • Tránh mang vác các vật nặng.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Hạn chế tức giận hoặc lo lắng quá mức nhé chị em.
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Hy vọng MarryBaby phần nào đã giải đáp được câu hỏi “làm sao để hết đau lưng khi có kinh nguyệt” của chị em. Chị em cũng nên đọc thêm bài viết 9 loại thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm và đi nhanh.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo

Từ khi chị em phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục, cũng như biết quan tâm đến sức khỏe phụ khoa nhiều hơn; thì chị em sẽ muốn tìm hiểu hoặc đi khám, nếu như có bất kỳ vấn đề gì khác thường. Vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về viêm âm đạo, dấu hiệu viêm âm đạo, cách chữa và thuốc điều trị viêm âm đạo là gì ngay nhé!

1. Phân biệt âm đạo và âm hộ

Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “âm đạo” và “âm hộ”. Cả âm đạo và âm hộ đều thuộc bộ phận sinh dục nữ, song hai phần này lại có vị trí và cấu tạo khác nhau:

  • Âm đạo: Âm đạo phụ nữ là một phần cơ quan sinh dục nữ bên trong. Cấu tạo âm đạo có hình ống dài khoảng 7 – 15cm chạy từ âm hộ đến cổ tử cung. Để biết nhiều hơn, chị em xem bài viết âm đạo là gì.
  • Âm hộ: Âm hộ (cửa mình) là phần cơ quan sinh dục nữ bên ngoài bao gồm: môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo ngoài, âm vật và cửa vào âm đạo.

2. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là gì và có nguy hiểm không? Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo: do mất cân bằng môi trường vi khuẩn thường trú của âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác.
  • Nhiễm nấm: thường do nấm Candida albicans gây ra.
  • Trichomoniasis: do ký sinh trùng gây ra và thường lây truyền qua quan hệ tình dục.

3. Những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị viêm âm đạo

Những dấu hiệu viêm âm đạo
Dấu hiệu viêm âm đạo – Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Phụ nữ được khuyến cáo thực hiện khám phụ khoa & tầm soát các bệnh lý mạn tính 2 lần/năm. Đặc biệt các trường hợp chị em nhận thấy có dấu hiệu viêm âm đạo tương tự dưới đây thì nên đi khám phụ khoa ngay.

3.1 Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

Để làm sạch và giữ cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt tự nhiên; cơ thể sẽ tiết lượng dịch âm đạo phù hợp. Nếu âm đạo khỏe mạnh, không có viêm nhiễm, dịch này có màu trắng trong như lòng trứng gà hoặc trắng đục nhẹ, hơi có mùi thanh và dai. 

Nhưng khi bị viêm âm đạo, dấu hiệu cho thấy dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm bất thường cả về màu sắc, mùi và lượng dịch. Lúc này, dịch tiết âm đạo được gọi là khí hư; đặc điểm khí hư sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây viêm âm đạo.

Thường gặp nhất là khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi và dính đặc; nguyên nhân gây viêm nhiễm là nấm hoặc vi khuẩn.

3.2 Dấu hiệu phổ biến khi bị viêm âm đạo là ngứa âm đạo

Viêm âm đạo thường gây khó chịu cho người mắc triệu chứng này, đặc biệt là khi âm đạo bị ngứa thường xuyên, thỉnh thoảng có thêm cảm giác đau rát ngoài vùng âm đạo. Cơn ngứa có thể râm ran như kiến bò; ngứa từng cơn; ngứa vùng kín về đêm; hoặc ngứa cả ngày, thậm chí có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn.

3.3 Đau tức vùng bụng dưới, đau rát đường tiểu là dấu hiệu viêm âm đạo

Phụ nữ bị viêm phần phụ cấp tính hoặc mạn tính đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là các đợt cấp tính; dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt,… sẽ xuất hiện.

Nếu chị em nhận thấy mình có những dấu hiệu tương tự, có thể là viêm âm đạo, và bệnh đã tiến triển nặng và tình trạng có thể lan rộng hơn. Lúc này chị em cần sớm đi thăm khám và điều trị, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ.

3.4 Đau rát khi quan hệ tình dục

Đau rát khi quan hệ tình dục rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo
Đau rát khi quan hệ tình dục rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo

Đau rát khi quan hệ có phải là dấu hiệu của viêm âm đạo không? Đây không chỉ là dấu hiệu của viêm âm đạo mà còn liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác. Tình trạng này cho thấy môi trường âm đạo đang bị mất cân bằng; làm giảm tiết dịch bôi trơn khi quan hệ; âm đạo bị khô, làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn.

3.5 Ra máu bất thường

Phụ nữ không trong thai kỳ sẽ có 3 – 5 ngày ra kinh nguyệt vào mỗi tháng; tuy nhiên nếu kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy máu bất thường; đặc biệt máu đen kèm theo những cơn đau thì đây lại là vấn đề liên quan đến viêm âm đạo. Lúc này những tác nhân và dấu hiệu gây viêm âm đạo có thể đã lộ diện rõ, và bắt đầu gây tổn thương các mô và dẫn đến chảy máu.

Ngoài ra, dấu hiệu này còn xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư; cụ thể là ung thư cổ tử cung.

3.6 Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt (hay kinh nguyệt không đều) rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thể hiện tình trạng sức khỏe nội tiết của phụ nữ; và nếu kinh nguyệt bắt đầu có dấu hiệu kéo dài, rong kinh, hoặc dấu hiệu bất thường nào khác; chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ để kịp thời nhận diện những vấn đề liên quan đến bệnh lý và cả sinh lý.

4. Nguyên nhân bị viêm âm đạo là gì?

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm âm đạo phổ biến, bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm nấm âm đạo.
  • Nhiễm Trichomonas.
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng.
  • Hội chứng viêm teo đường tiết niệu dục ở người già.

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo

Theo kết luận của Tổ chức y tế JH Medicine, dấu hiệu viêm âm đạo phổ biến đến mức có đến ⅓ phụ nữ; ở mọi lứa tuổi; đều có thể bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Ngoài những dấu hiệu viêm âm đạo đã nêu trên, chị em cần lưu tâm thêm những điều có thể làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo ở phụ nữ, bao gồm:

  • Những thay đổi nội tiết liên quan đến thai kỳ, thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
  • Các loại thuốc như kháng sinh và steroid.
  • Sử dụng các thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai.
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như bông tắm, thuốc xịt âm đạo hoặc thuốc khử mùi âm đạo.
  • Thụt rửa âm đạo.
  • Mặc quần áo ẩm ướt hoặc chật.
  • Sử dụng dụng cụ tử cung để ngừa thai.

6. Chẩn đoán dấu hiệu viêm âm đạo thông qua kỹ thuật y tế

Nếu xuất hiện triệu chứng và dấu hiệu viêm âm đạo, bác sĩ sẽ thực hiện khám âm đạo để xác định tình trạng này. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Lấy mẫu dịch tiết: Bác sĩ lấy mẫu dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm, chẩn đoán xác định loại viêm âm đạo, bằng cách soi dịch âm đạo và cấy dịch âm đạo.
  • Thực hiện xét nghiệm pH: Bác sĩ có thể kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy thử pH. pH cao có thể cho thấy nhiễm vi khuẩn âm đạo hoặc trichomonas. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra pH thì chưa thể đưa ra quyết định chắc chắn.

7. Những cách chữa và điều trị khi có dấu hiệu viêm âm đạo

Thuốc điều trị viêm âm đạo cho từng dấu hiệu khác nhau

Tùy thuộc vào nguyên nhân viêm âm đạo và các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, mà bác sĩ sẽ chọn thuốc trị viêm âm đạo khác nhau, chẳng hạn như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ thường có thể kê thuốc metronidazol hoặc clindamycin cho bạn.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm thường được điều trị bằng kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như miconazole; clotrimazole; butoconazole; hoặc tioconazole.
  • Nhiễm trichomonas: Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị viêm âm đạo như viên nén metronidazole; hoặc tinidazole.
  • Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần phải xác định nguồn gốc của các kích ứng và tránh xa nó. Các tác nhân có thể bao gồm xà phòng, chất tẩy giặt, băng vệ sinh hoặc tampon vệ sinh.

8. Ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo với chế độ sinh hoạt phù hợp

Những điều chị em nên và không nên làm sau đây; sẽ có thể làm giảm nguy cơ bị viêm âm đạo cũng như khả năng bệnh có thể quay trở lại.

[key-takeaways title=”Nên”]

  • Rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô
  • Chọn đồ lót bằng cotton
  • Sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt
  • Sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Không nên”]

  • Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo 
  • Không tắm nước nóng
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng và chất khử mùi

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

12 hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè để con trải nghiệm

Để mùa hè thêm thú vị, MarryBaby gợi ý cho gia đình 12 hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè; để bé có thể thỏa sức hoạt động và vui chơi cùng gia đình nhé.

1. 12 Hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè

1.1 Đạp xe cùng con

Khi các con học cách điều khiển xe đạp, các con cũng sẽ học được một loạt các kỹ năng và lợi ích khác. Một trong những lợi ích có thể kể đến như; sự tự tin ở bản thân; kết nối với các bạn cùng trang lứa khi đạp xe, kỹ năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc,..

1.2 Vui chơi cùng các bạn gần nhà (hàng xóm)

Mùa hè là khoảng thời gian mà mẹ nên cho con đi chơi và làm quen với các bạn gần nhà, tạo cơ hội cho con kết nối và giao tiếp nhiều hơn. Để con được biết và chơi các trò chơi nhân gian cũng là một điều thú vị đấy.

1.3 Đi chợ, siêu thị cùng con

Phần lớn trong khoảng thời gian này, các khu chợ và siêu thị sẽ có tổ chức những trò chơi cho mẹ và bé để thực hiện quảng cáo. Mẹ có thể tận dụng để cho con tham gia vui chơi.

1.4 Cho con đi nhà sách, thư viện

Nhà sách không chỉ có sách cho trẻ. Mẹ có thể dẫn con đi tham quan thêm các khu trưng bày đồ chơi cho trẻ theo từng độ tuổi; hoặc các vật dụng gia đình để giới thiệu cho con thêm hiểu biết. Hiểu tâm lý trẻ 3 tuổi.

1.5 Đi bộ vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều

Ngay khi vừa thức dậy, cả gia đình có thể cùng nhau tản bộ tại khu công viên gần nhà. Mẹ lưu ý cho con mang giày để đảm bảo an toàn cho con nhé. Mẹ có biết dấu hiệu của trẻ sắp biết đi chưa?

1.6 Thả diều

Đối với gia đình ở khu vực thành thị, thành phố lớn, cha mẹ cần tìm nơi có khoảng trống thích hợp để chơi trò này. Chắc chắn là con sẽ rất thích vì thấy được sức mạnh của gió; cũng như thấy được nhiều cánh diều với nhiều hình dạng khác nhau bay trên bầu trời cùng lúc.

1.7 Đi xem phim

Phần lớn rạp phim sẽ có nhiều xuất chiếu với các phim dành cho gia đình như hoạt hình, hài kịch,..Mẹ chỉ cần đặt vé online; và cho bé tận hưởng những trải nghiệm mùa hè tuyệt vời cùng những bộ phim này nhé.

1.8 Trồng cây

Nếu gia đình bạn có sở thích trồng hoa, trồng cây, thì hãy tạo cơ hội cho con được tham gia tưới cây, chăm sóc cây,.. Con sẽ thấy rất vui và phấn khởi khi thấy được bông hoa nở, hay cây nảy mầm.

Các hoạt động được yêu thích nhất của trẻ em vào mùa hè
Tập đạp xe là một hoạt động giúp cho trẻ trải nghiệm mùa hè thêm tuyệt vời

1.9 Học bơi

Học bơi chắc hẳn là hoạt động được yêu thích nhất của trẻ em vào những ngày mùa hè. Việc cha mẹ cho con đến hồ bơi có thể kích thích sự phát triển của con. Cộng đồng chăm sóc trẻ ở Anh – Water Babies cho biết, học bơi là hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển thể chất của bé.

1.10 Học kỹ năng sống

Trong kỳ nghỉ hè, cha mẹ có thể đăng ký cho con tham gia các lớp học về kỹ năng sống hay hoạt động xã hội. Các lớp học này sẽ giúp trẻ tăng thêm trải nghiệm sống, rèn luyện tư duy, nâng cao sự tự tin,..Từ đó giúp con xây dựng nền tảng tốt về sự thấu hiểu bản thân.

1.11 Tham gia các lớp năng khiếu

Theo các chuyên gia, việc học các môn năng khiếu trong mùa hè không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, mà còn giúp trẻ trang bị những kỹ năng sống cần thiết như làm việc nhóm, sinh hoạt tập thể,..

Đặc biệt; khi tham gia các hoạt động thể thao được yêu thích của trẻ em vào mùa hè như đá bóng; cờ vua; đá cầu; bơi lội; võ thuật hay thể dục nhịp điệu,..Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn các môn năng khiếu phù hợp với độ tuổi, thể lực và sở thích của trẻ.

1.12 Hoạt động ngoại khóa, du lịch dã ngoại

Nếu cha mẹ thắc mắc hoạt động mùa hè nào hay trải nghiệm mùa hè nào là trẻ yêu thích nhất, thì câu trả lời là cho con tham gia hoạt động ngoại khóa và đi du lịch.

Mặc dù những chuyến đi chỉ diễn ra trong vỏn vẹn vài ngày; nhưng đối với trẻ nhỏ, hành trình và trải nghiệm ở một thành phố khác là một điều cực kỳ thú vị đối với con. Trong chuyến đi, con sẽ học được nhiều điều mới và quan trọng nhất chính là giúp con có thêm nhiều trải nghiệm thực tế.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

2. 5 lợi ích tuyệt vời khi trẻ có nhiều hoạt động mùa hè

Theo nghiên cứu của CDC tại Hoa Kỳ, năm 2022, cho thấy: lợi ích tuyệt vời từ các hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè là tăng hiệu suất học tập, tăng trí nhớ, phát triển cơ bắp, tăng mật độ xương,..

2.1 Tăng cường thể chất khỏe mạnh

Vui chơi với những hoạt động yêu thích của trẻ em vào mùa hè; bất kể là trò chơi nào, sở thích hay năng khiếu gì; mọi hoạt động kể trên đều mang lợi nhiều lợi ích về thể cho con như:

  • Rèn luyện khả năng phản xạ.
  • Tăng mật độ xương chắc khỏe.
  • Giúp con có một trái tim khỏe mạnh.
  • Cải thiện khả năng vận động, giữ thăng bằng.
  • Các hoạt động ngoại khóa ngày hè giúp con có một cơ thể cường tráng khỏe mạnh.

Không kém phần quan trọng, chính là khoảng thời gian con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bất kể thời tiết như thế nào, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con để đảm an toàn sức khỏe, việc còn lại là cho bé tự do khám phá và trải nghiệm trọn vẹn mùa hè. 

2.2 Cải thiện sức khỏe tinh thần

Hoạt động được yêu thích của trẻ em vào mùa hè
Lợi ích từ các hoạt động được yêu thích của trẻ em vào mùa hè

Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ khi trẻ được tham gia hoạt động ngoại khóa và các kỳ nghỉ có thể giúp con giảm căng thẳng, giảm nguy cơ bị đau tim; cải thiện năng suất học tập, đặc biệt là giúp con có một giấc ngủ ngon hơn.

2.3 Con cảm thấy hạnh phúc hơn

Theo nghiên cứu của Gallup, trẻ được tạo cơ hội tham gia các hoạt động yêu thích của chúng vào mùa hè, có 68,4 điểm trong bảng chỉ số hạnh phúc của Gallup; so với 51,4 điểm đối với trẻ ít tham gia hoạt động hơn.

2.4 Gắn kết gia đình tốt hơn

Cứ sau mỗi kỳ nghỉ yêu thích vào mùa hè hay các hoạt động dành cho trẻ; một nghiên cứu của Bộ y tế và nhân sinh Arizona cho thấy những bà mẹ cảm thấy hài lòng và yêu đời hơn rất nhiều.

2.5 Tăng đề kháng cho con

Khi trẻ em được tham gia các hoạt động yêu thích vào những ngày mùa hè của trẻ; các bé sẽ cảm thấy được thư giãn, vui chơi và hào hứng tận hưởng cuộc sống. Ngược lại, trẻ ít được tham gia hoạt động ngoại khóa và chỉ tập trung học; các bé sẽ ít có khả năng sáng tạo cũng như thể chất ít khỏe mạnh hơn.

[key-takeaways title=”Cha mẹ cần nhớ thêm 3 điều này:”]

  • Dành 30-60 phút hoạt động thể chất trong những ngày hè cùng con.
  • Nếu muốn con xây dựng được thói quen tốt, cha mẹ hãy làm gương cho con.
  • Cho con ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo thể trạng.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì chính là những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Một số biểu hiện bất thường như: kinh nguyệt không đều; số ngày hành kinh dài hơn hoặc ngắn hơn thông thường; lượng máu của kỳ hành kinh thay đổi, sức khỏe thể chất gặp vấn đề,.. Vậy cách nhận biết và lý do tại sao trẻ ở tuổi dậy thì thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều? Các mẹ tìm hiểu ngay nhé!

1. Kinh nguyệt thường bắt đầu lúc mấy tuổi?

Kinh nguyệt thường bắt đầu ở phụ nữ vào giai đoạn dậy thì. Trung bình, kinh nguyệt bắt đầu từ 11 đến 14 tuổi, nhưng có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào từng cá nhân. Quá trình này được gọi là “tuổi dậy thì” hoặc “tuổi đầu kinh nguyệt” (menarche). Việc bắt đầu kinh nguyệt thường liên quan đến sự phát triển của hệ thống sinh dục và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Đôi khi bé gái sẽ gặp hiện tượng mang tên kinh nguyệt không đều.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể bé gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển, các cơ quan sinh dục chưa phát triển toàn diện, nhất là buồng trứng khiến nồng độ các hormone trong cơ thể chưa ổn định. Trứng không rụng hoặc không phóng noãn đúng chu kỳ sẽ khiến các bạn gái thấy kinh nguyệt không đều.

2. Dấu hiệu kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều (hay còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt) là tình trạng có kinh muộn hoặc sớm hơn so với một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định trung bình sẽ là 28 ngày. 

Đối với các bé gái ở tuổi dậy thì, lý do tại sao kinh nguyệt không đều ở độ tuổi này?

Dưới đây chính là những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường mà mẹ có thể nhận biết:

  • Kinh nguyệt xuất hiệu dưới 21 ngày hoặc trên 45 ngày.
  • Thời gian có kinh thay đổi theo mỗi chu kỳ, chẳng hạn như tháng trước chu kỳ của trẻ là 24 ngày; nhưng tháng này chu kỳ lại kéo dài đến 45 ngày.
  • Thay băng vệ sinh nhiều lần, cả ngày và đêm.
  • Thời gian hành kinh có thể kéo dài hơn 7 ngày.
  • Thậm chí, có thể xuất huyết âm đạo giữa các kỳ kinh.

Bên cạnh tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì; trẻ còn có thể trải qua một số vấn đề khác như:

  • Vô kinh: Không có kinh nguyệt nhiều tháng.
  • Kinh thưa: Hành kinh không đều đặn, mỗi chu kỳ thường có độ dài trên 35 ngày hoặc ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu của chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80 ml.
  • Đau bụng kinh: Trẻ cảm thấy đau đớn khi “rụng dâu”.

3. Nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Trẻ dậy thì có kinh không đều là tình trạng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Sự thật là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có liên quan đến tình trạng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng (Dysfunction uterine bleeding – DUB). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do buồng trứng không phóng thích trứng. Từ đó khiến kinh nguyệt của trẻ đến muộn hơn hoặc sớm hơn; và cũng như có thể ra nhiều máu hơn bình thường.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì còn có thể là do những nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Cân nặng của trẻ quá cao hoặc quá thấp.
  • Trẻ tập thể dục quá sức.
  • Trẻ mắc bệnh mạn tính.
  • Trẻ sử dụng chất kích thích.
  • Trẻ mắc bệnh phụ khoa, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Làm sao để nhận biết dấu hiệu khi trẻ sắp có kinh?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì – Có thể là do lần đầu bé gái có kinh

Bên cạnh việc tìm hiểu tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Nhiều cha mẹ cũng đặc biệt quan tâm đến những dấu hiệu mà các bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu?

Ở lần đầu có kinh nguyệt; trẻ có thể đối diện với hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS); cũng như trẻ sẽ khó dự đoán thời gian của chu kỳ kinh nguyệt sau. Do đó, cách duy nhất để hạn chế một số rắc rối là trẻ cần chú ý đến các dấu hiệu sắp có kinh và luôn chuẩn bị băng vệ sinh trong ba lô khi phải ra ngoài. 

Những dấu hiệu khi trẻ sắp có kinh bao gồm:

  • Mụn trứng cá.
  • Đầy hơi.
  • Đau ở ngực.
  • Đau lưng.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi hơn bình thường.
  • Tâm trạng thất thường (hay cáu kỉnh).
  • Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và chua.
  • Dịch âm đạo trong hoặc trắng (6-12 tháng trước dấu hiệu bé gái có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện).

5. Biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Mẹ có biết, khi các bé gái chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, mẹ cần đặc biệt quan tâm và chia sẻ cho con cách chăm sóc bản thân trong những ngày “rụng dâu”; hoặc cùng con tìm hiểu tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Từ đó, giúp con hiểu và biết thêm về những biện pháp khắc phục.

Những cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Tập thể dục vừa sức; tập yoga
  • Uống đủ nước. Mỗi ngày con cần uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước. Dặn dò con hạn chế sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê,..
  • Mẹ có thể cho con ăn và uống một số món tại nhà như: Trà gừng; đu đủ chín; nghệ; nha đam; giấm táo, quế hoặc mẹ có thể cho con ăn củ cải đường. Mẹ cũng có thể xem thêm bài viết nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tuổi dậy thì nhé!

6. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – khi nào cần đi khám?

Nếu mẹ không biết tại sao trẻ ở tuổi dậy thì bị kinh nguyệt không đều – Hãy đi khám bác sĩ

Sau khi hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chắc hẳn mẹ cũng hiểu tình trạng này không phải là bệnh lý nên không cần đến việc điều trị. Khi trẻ lớn hơn và buồng trứng phát triển hoàn thiện; chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự đi vào “quỹ đạo” và trở nên đều đặn. Tuy nhiên, một số trường hợp kinh nguyệt của trẻ dậy thì có vấn đề bất thường thì bạn cũng không nên chủ quan. 

Thay vào đó, mẹ nên dẫn trẻ đi khám nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ đã có kinh lần đầu nhưng sau đó ngừng kinh trong thời gian dài.
  • Trẻ hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo chảy máu nặng, thay băng vệ sinh liên tục.
  • Trẻ có kinh thường xuyên, đồng nghĩa với việc chu kỳ của trẻ thường ngắn hơn 21 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của trẻ kéo dài lên đến 45 ngày.
  • Trẻ bị chuột rút, đau bụng dữ dội mỗi khi hành kinh.
  • Trẻ bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
  • Trẻ đã có kinh được 3 năm  nhưng vẫn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trầm cảm ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là gì?

Mặc dù, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho con gái, mẹ nên cho con đi khám nếu nhận thấy những dấu hiệu kể trên. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc nội tiết tố, bổ sung sắt hoặc các thuốc đặc trị khác. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết tại sao trẻ ở tuổi dậy thì thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều rồi nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ để phát triển chiều cao vượt trội?

Như các mẹ đã biết, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho giấc ngủ của con trẻ. Nhưng để biết cụ thể là trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ là lý tưởng và tốt nhất, mẹ nên đọc qua nội dung này nhé!

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

Theo phân tích của Tổ chức về giấc ngủ The Sleep Doctor, các bác sĩ chỉ ra rằng những trẻ luôn ngủ đủ giấc sẽ cải thiện được khả năng chú ý, hành vi, học tập, trí nhớ cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể.

Ngược lại, việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến huyết áp cao, béo phì và thậm chí là trầm cảm. Không những thế, việc trẻ em đi ngủ quá muộn có thể dẫn đến:

  • Bé khó đi vào giấc ngủ: Một khi trẻ thức vượt qua thời gian ngủ tự nhiên; cơ thể bé sẽ sản xuất cortisol khiến chất lượng giấc ngủ kém và thậm chí là adrenaline; một loại hormone kích thích cơ thể khiến bé khó ngủ hơn.
  • Thức giấc giữa đêm: Thường khi trẻ đi ngủ quá muộn; giấc ngủ của trẻ sẽ không được sâu và trẻ thường thức giấc giữa đêm.
  • Ít ngủ hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ đi ngủ muộn thường ngủ ít hơn những bé đi ngủ sớm. Điều này cho thấy các bé sẽ không bù lại giấc ngủ đã thiếu bằng cách ngủ lâu hơn hoặc ngủ trưa dài hơn.

Từ đó, có thể thấy, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với các bé. Mời cha mẹ đọc tiếp để biết trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ là lý tưởng nhất nhé!

2. Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ là lý tưởng? Các mẹ có biết là, khung giờ này sẽ không cố định mà có thể sẽ phải thay đổi theo từng độ tuổi của con. Hiểu được điều đó, Tổ chức Medic Alert Foundation đã lập ra một bảng khung giờ ngủ chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi.

Dựa vào bảng này, cha mẹ có thể linh động chọn quỹ thời gian để thiết lập và quyết định cho trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ; sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả gia đình nhé.

Khung giờ ngủ chuẩn cho trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ? Bảng khung giờ ngủ chuẩn cho trẻ theo độ tuổi

3. Theo từng độ tuổi, trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ?

Có một điều cha mẹ cũng nên biết nữa đó là, bên cạnh khung giờ ngủ lý tưởng; cha mẹ nên cho trẻ trẻ ngủ tối lúc hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất nhé. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Đối với trẻ sơ sinh, các bé chưa có chính xác giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em. Lý do là vì trẻ sơ sinh chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào; và các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng nên ngủ tối lúc mấy giờ: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20:00 – 23:00. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm.
  • Trẻ từ 4 – 8 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:30. Việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm hơn giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể. Giờ đi ngủ trong phạm vi này có thể sớm hơn nếu các giấc ngủ ngắn của trẻ bị bỏ lỡ hoặc bé ngủ giấc quá ngắn.
  • Trẻ từ 8 – 10 tháng nên ngủ tối lúc mấy giờ: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:00. Trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc (vào khoảng 9 giờ sáng và 1 giờ chiều). Giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. 
  • Từ 10 – 15 tháng mấy, trẻ nên ngủ tối lúc 18:00 – 19:30 giờ. Các bé tuổi này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vì vậy giờ đi ngủ có thể cần sớm hơn một chút. Giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.
  • Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi: Có nên cho trẻ từ 15 tháng ngủ sớm lúc 5h chiều? Tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ từ 15 tháng mấy nên ngủ tối lúc 18:00 – 19:30 giờ. Đó là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. 
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Cùng câu hỏi, có nên cho trẻ 3 tuổi ngủ lúc 5h chiều không? Cha mẹ nên trẻ từ 3 tuổi mấy ngủ tối lúc 18:00 – 20:00 giờ. Độ tuổi này, có thể con không còn ngủ trưa nữa, và sẽ cần ngủ thêm một giờ vào ban đêm, vì vậy mẹ hãy điều chỉnh giờ ngủ cho con nhé!
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi nên ngủ tối lúc mấy giờ: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 19:30 – 21:00. Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ…
  • Thanh thiếu niên: Nhiều thanh thiếu niên cần phải dậy sớm để đi học. Cha mẹ hãy đếm ngược thời gian thức dậy để tìm giờ đi ngủ đảm bảo rằng các bé đã ngủ khoảng từ 9 đến hơn 9 giờ mỗi ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em mất trung bình 15 phút để đi vào giấc ngủ và có thể nhiều hơn nếu bé lên giường mà trong đầu còn có nhiều điều cần suy nghĩ.

>> Mẹ nên xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? 

4. Thời gian trẻ nên ngủ tối tùy vào trẻ thức dậy lúc mấy giờ

Song, một các khác để mẹ biết trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ là mẹ hãy quan sát trẻ thức dậy; để mẹ có thể xây dựng một khung giờ ngủ phù hợp với thời gian ngủ thức của con. Theo đó, Trường tiểu học Wilson, Hoa Kỳ, đã thiết kế một thời gian biểu ngủ hợp lý cho các con từ 5 – 12 tuổi như sau:

Thời gian trẻ nên ngủ tối tùy vào trẻ thức dậy lúc mấy giờ
Thời gian trẻ nên ngủ tối tùy vào trẻ thức dậy lúc mấy giờ

Thiết lập một giờ đi ngủ đều đặn để giúp “cài đặt” đồng hồ sinh học của bé là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý hai điều sau:

  • Hãy đảm bảo rằng con bạn đã sẵn sàng cho giấc ngủ trước khi bé lên giường.
  • Giải thích tầm quan trọng của giấc ngủ một cách đơn giản nhất để bé biết điều gì sẽ xảy ra nếu ngủ không đúng giờ.

5. Trường hợp trẻ ngủ nhiều và ngủ ít bất thường mà mẹ nên biết

5.1 Trẻ ngủ ít có bị ảnh hưởng gì không?

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này. Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm hormone tăng chiều cao phát triển tốt nhất. Trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. 

5.2 Trẻ ngủ nhiều có tốt không?

Như đã đề cập và làm rõ ở trên, trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ, và nên ngủ vào khung giờ nào theo từng độ tuổi, cha mẹ có thể đã hiểu. Và nếu trẻ sơ sinh ngủ li bì kéo dài, thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Vì chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, trẻ sẽ ngủ nhiều ở giai đoạn giấc ngủ sâu (REM – Rapid eye movement), đây là giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển của con. Chính vì thế, mà thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể lên tới 20 giờ/ngày. 

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau.

Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ
Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ là lý tưởng

Cuối cùng, một vài điều mà cha mẹ có thể lưu tâm để con ngủ được ngon và sâu hơn như sau:

  • Không gian ngủ của con cần đủ tối, ít ánh sáng
  • Hạn chế cho con nhìn màn hình trước 1 giờ trước khi ngủ
  • Tắm nước ấm cho con
  • Thực hiện các hoạt động gắn kết gia đình, như đọc sách cho con sẽ giúp con ngủ ngon hơn

Nếu con giật mình vào giữa đêm, cha mẹ hãy cho con vào một không gian yên tĩnh hơn để còn chìm vào giấc ngủ trở lại nhé. Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ có thêm thông tin liên quan đến giấc ngủ của con, giúp con có giấc ngủ tốt nhất; cũng như phần nào giải đáp được thắc mắc của cha mẹ là trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Nếu bạn là người quan tâm đến môi trường; và mong muốn góp phần xây dựng môi trường sống tốt hơn; hãy cùng MarryBaby tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì; và cách phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nhà.

Một hành động phân loại rác tuy nhỏ; nhưng cũng sẽ góp phần tác động rất lớn đến môi trường đó!

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt (Domestic Waste) là bất kỳ chất thải gì được thải ra từ các hoạt động thường ngày từ các hộ gia đình.

Còn những loại chất thải do con người tạo ra ở khu thương mại, khu xây dựng hoặc bệnh viện và có đội ngũ chuyên biệt để thu gom được gọi là rác thải sinh từ hoạt động thương mại, dịch vụ (Commercial Waste).

Bạn cần hiểu sự khác biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải thương mại là gì? Từ đó, bạn sẽ biết vai trò của bản thân trong việc xử lý những loại rác thải sinh hoạt để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn.

2. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Người dân còn chưa biết nhiều về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì

Trong Chuyên đề Quản lý Chất thải sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia đã thống kê tổng khối lượng rác thải sinh hoạt trên toàn quốc tính đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày. Trong đó tại TP.HCM và Hà Nội thường xuyên phát sinh trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. 

Qua đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu lên những khó khăn và vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết, bao gồm:

  • Nước ta chưa thực sự chú trọng vào việc tìm giải pháp giảm lượng rác thải.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương án bãi chôn lấp; vẫn gặp khó khăn vì gây mùi và tiêu hao diện tích đất.
  • Khó khăn trong việc phân loại rác thải rắn; rác thải sinh hoạt tại nguồn.
  • Ý thức trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao.

3. Lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì?

Để môi trường sống xung quanh cũng sạch và thơm như chính căn nhà mình; những miếng rác cần về đúng chỗ của nó. Bạn có biết, việc bạn bỏ đúng loại rác vào đúng nơi quy định đã giúp ích được những gì không? 

[key-takeaways title=”Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách có tác động tốt là gì?”]

Theo ước tính của World Bank nếu chúng ta cùng nhau phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ bây giờ, chúng ta sẽ góp phần:

  • Giảm chi phí thu gom và chi phí xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
  • Giảm thải 0,73 tấn CO2 cho Trái Đất.
  • Tái sử một nửa lượng bao bì cần in cho doanh nghiệp.
  • Cơ hội cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

[/key-takeaways]

Điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta đồng ý tìm hiểu và hành động từ hôm nay.

4. Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả

Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả
Phân loại rác thải sinh hoạt vô cơ, hữu cơ, tái chế là gì?

Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta gần đây phát ra nhiều tín hiệu SOS. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là gần đây càng ngày càng có nhiều người đang cố gắng thay đổi thói quen sống vì môi trường nhiều hơn. Trong đó, việc cơ bản và đơn giản nhất chính là tìm hiểu và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi là trong thùng rác nhà mình có những loại rác thải sinh hoạt gì chưa?

Tuy mỗi nước có một hệ thống xử lý rác khác nhau; nhưng nhìn chung trong bất kỳ chiếc thùng rác nào; ở bất kỳ nhà nào, rác thải sinh hoạt bao gồm 3 nhóm nhỏ, bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

4.1 Cách xử lý rác thải sinh hoạt vô cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt vô cơ (dạng rắn) là gì? Rác vô cơ là những vật như giấy vụn, nhựa, bìa các tông, kim loại, thủy tinh, pin sau sử dụng,..

Đối với pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức; vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500 lít nước; mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý. (Bạn có thể lấy một lọ thủy tinh để đựng pin trong cả năm sử dụng)

Nếu bạn thực sự muốn tự mình mang vỏ hộp sữa và pin đã sử dụng đến đúng nơi chuyên xử lý; bạn có thể tìm thông tin của họ trong ở đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xử lý pin đã qua sử dụng

4.2 Những việc cần làm để phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?
Cách phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ dạng rắn là gì? Rác thải sinh hoạt hữu cơ (chiếm 50 – 80%) là:

  • Những thức ăn còn dư lại.
  • Bã trà hay bã cà phê.
  • Vụn bánh.
  • Những phần cành, ngọn, rễ dư của rau củ mà chúng ta thường bỏ đi.
  • Xương hay mỡ thừa khi làm thức ăn,…
  • Rơm, rạ, hoa, cỏ, lá, cành không còn được sử dụng nữa.

Và bạn có để ý rằng khi để rác trong nhà quá lâu thì chúng sẽ sinh mùi khó chịu không? Về bản chất, rác hữu cơ là loại rác có thể phân hủy được, trong khi đó rác vô cơ là không có mùi. Nếu xử lý đúng cách thì hầu như thùng rác trong nhà của bạn sẽ ít khi có mùi.

MarryBaby gợi ý cho bạn những cách tận dụng rác hữu cơ như sau:

  • Nếu bạn thích trồng cây tại nhà, hãy tận dụng rác hữu cơ như rau, củ, quả làm phân bón cho cây (hoặc phương pháp vermicompost).
  • Rác hữu cơ như các loại thịt, cá,… bạn có thể cân nhắc giảm lượng tiêu thụ.
  • Lưu ý là nhớ là bỏ rác hữu cơ vào một thùng riêng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ

4.3 Cách xử lý, phân loại rác thải sinh hoạt tái chế là gì?

Rác tái chế là gần giống với rác vô cơ như chai nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng.

Nếu bạn muốn tận dụng lại, dưới đây là những gợi ý:

  • Bạn có thể dùng những lọ thủy tinh để tận dụng làm đồ trồng cây, đựng nước đun sôi.
  • Với các chai nước nhựa cũ có thể sử dụng sáng tạo như lon đựng viết, đựng thun,… hoặc tốt hơn là hạn chế sử dụng chai nhựa.
  • Đối với các loại quần áo cũ, bạn có thể tái chế thành những chiếc túi “thời trang” (cách làm ở đây –  hoặc quyên góp cho quỹ từ thiện quần áo 0 đồng)

Trường hợp bạn đã hiểu về các loại rác thải cũng như không có nhu cầu tái sử dụng. Hành động mà bạn nên làm nhất lúc này chính là phân loại rác thải bằng cách “cho mỗi loại rác vào mỗi thùng đựng riêng biệt”.

5. Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn

Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn
Bạn đã biết quy định mới về phân loại rác thải sinh hoạt là gì chưa?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25.8.2022; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 75 luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại chất thải (rác thải) rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân được phân loại như sau: 

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
  • Chất thải thực phẩm.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

6. Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Với tư cách là một người bảo vệ và yêu môi trường; bạn cần duy trì và thực hiện những hành động sau:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
  • Trồng thêm cây xanh tại nhà hoặc tham gia hoạt động tình nguyện.
  • Không hút thuốc lá nơi công cộng.
  • Tận dụng rác thải rắn (vô cơ).
  • Hiểu về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì.
  • Chia sẻ cho mọi người cùng biết cách phân loại rác thải sinh hoạt thực chất là gì.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách rã đông cá nhanh mà cá vẫn tươi trong và đảm bảo dinh dưỡng

Tại các thành phố lớn trên thế giới, người dân đang dần nhận ra tầm quan trọng của phân loại rác sinh hoạt và bắt đầu khuyến khích nhau cùng chung tay vì một thế giới tốt hơn. Vậy thì tại sao Việt Nam không cùng tham gia được đúng không nào? Bước đầu tiên chúng ta hướng đến chính là hiểu được phân loại rác thải sinh hoạt là gì! Cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?

Nhiều chị em cùng hỏi “có nên dùng cốc nguyệt san không?” Dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh có tốt không?”; “Dùng cốc nguyệt san để làm gì?”. Ngay bây giờ, Marrybaby sẽ giải đáp làm rõ luôn cho chị em ngay bên dưới.

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ được thiết kế để đặt vào âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và có thể tái sử dụng nhiều lần. Mỗi chiếc cốc có thể dùng từ 5 – 10 năm tùy thuộc vào thương hiệu của nhà sản xuất. 

Cốc nguyệt san dùng để làm gì? Sản phẩm này được dùng để chứa máu kinh nguyệt trong lòng cốc; thay vì thấm hút như băng vệ sinh hay tampon mà chị em vẫn thường dùng.

Cốc đựng kinh nguyệt thường được làm bằng cao su hoặc silicone, có dạng giống như một chiếc phễu. Với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, chị em nên tìm hiểu rõ để có lựa chọn mua phù hợp với bản thân.

2. Cốc nguyệt san hoạt động thế nào? Có tốt không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không, khi chưa biết cách hoạt động? Cốc nguyệt san sẽ phát huy tác dụng khi được đặt vào trong âm đạo; cốc sẽ đựng lượng máu kinh nguyệt của cơ thể; cũng như ngăn máu chảy ra ngoài.

Tuyệt vời hơn nếu chị em đặt cốc đúng cách; chị em hoàn toàn không còn cảm giác đang có một chiếc cốc bên trong âm đạo của mình, nó giống với cách phụ nữ đặt vòng tránh thai vậy.

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san không và có thể tốt không? Và để trả lời cho câu hỏi cốc nguyệt san có tốt không, chị em nên đọc tiếp phần nội dung; để thấy rõ hơn về công dụng cũng như điểm thiếu sót của nó. Lúc ấy chị em sẽ biết có nên dùng cốc nguyệt san hay không một cách chắc chắn.

>>> Chị em cũng hỏi: Dùng cốc nguyệt san quan hệ được không?

3. Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?
Có nên dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh không?

Có nên dùng cốc nguyệt san không? Để câu trả lời được khách quan nhất, chị em nên biết thêm ưu điểm, nhược điểm, cũng như một số khảo sát và kết quả thống kê trước khi biết là mình có nên dùng cốc nguyệt san hay không nhé.

3.1 Ưu điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí rẻ hơn và không mất thời gian đi mua hàng tháng: Cốc đựng kinh nguyệt có thể tái sử dụng trong nhiều năm giúp tiết kiệm chi phí so với sản phẩm băng vệ sinh, tampon làm từ giấy, bông hoặc hạt siêu thấm.
  • Bạn có nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn hạn chế mùi hôi: Máu kinh sẽ có mùi khi tiếp xúc với không khí trong khi cốc đựng kinh nguyệt giúp bạn tránh được tình trạng trên.
  • Sử dụng trong suốt 12 tiếng: Băng vệ sinh cần phải được thay cái mới sau mỗi 3 – 8 giờ tùy thuộc vào lượng máu kinh nhiều hay ít nhưng cốc kinh nguyệt thì lâu hơn. Bạn có thể để cốc qua đêm rất an toàn mà không cần phải dùng thêm băng vệ sinh, không sợ tràn ra ngoài do cử động trong lúc ngủ.
  • Dung tích chứa nhiều hơn: Một chiếc cốc kinh nguyệt có thể chứa gấp đôi lượng máu kinh so với băng vệ sinh siêu thấm hoặc tampon, giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày máu kinh ra nhiều.
  • Cân bằng PH tự nhiên âm đạo: Băng vệ sinh, tampon hấp thụ tất cả các dịch âm đạo của bạn cùng với máu kinh nên có thể làm ảnh hưởng đến độ pH và các vi khuẩn tốt trong âm đạo.
  • Giảm thải CO2 ra môi trường: (Nghiên cứu ước lượng, nếu 10% phụ nữ ở Hoa Kỳ dùng cốc nguyệt san thì lượng CO2 hàng năm tại nước này sẽ giảm tương đương 42,000 tấn)

3.2 Nhược điểm khi sử dụng cốc nguyệt san

  • Chi phí mua cốc nguyệt san khá cao: Việc chi một khoản tiền từ 450.000 – 1.000.000 đồng để mua một cái cốc có thể khiến nhiều bạn e dè.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi bị kích ứng: Người dùng cốc có nguy cơ bị kích ứng vùng kín hơn những người mang băng vệ sinh do tay không sạch hoặc cốc không được rửa sạch. Vì vậy, điều quan trọng trong cách dùng cốc nguyệt san là bạn phải rửa tay kỹ; làm sạch cốc trước khi sử dụng và đổ cốc ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Khó khăn trong việc lựa chọn kích cỡ phù hợp: Cốc có nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, lượng máu kinh và tình trạng đã sinh con hay chưa nên việc tìm ra loại có kích thước phù hợp với âm đạo là một thách thức. Nếu kích thước không tương ứng; bạn có thể bị rò rỉ máu kinh. Cách duy nhất để biết bạn có phù hợp với cốc hay không là phải thử mua và trải nghiệm.
  • Rút ra có thể gây tràn: Bạn sẽ thấy dễ dàng lúc đặt cốc nhưng việc rút ra đôi khi lại khiến bạn gặp “tai nạn bất ngờ”; như làm đổ dịch.
  • Gây ra một vài bất tiện nhỏ: Nếu bạn đang ở trong một nhà vệ sinh công cộng; việc đổ cốc và dùng lại có thể khiến bạn gặp khó khăn.
  • Bạn có thể không nên dùng cốc nguyệt san nếu muốn tránh tác động tới vòng tránh thai: Một số nhà sản xuất khuyên bạn không sử dụng cốc kinh nguyệt nếu đang đặt vòng tránh thai vì cốc có thể làm xê dịch hoặc làm rớt nó. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp cả hai.
  • Có nên dùng cốc nguyệt san không khi phải tẩy rửa và bảo quản: Sau mỗi kỳ kinh, bạn phải rửa sạch cốc và khử trùng bằng nước sôi, cất trữ đúng cách để đảm bảo vệ sinh.

Theo một khảo sát năm 2019 về nhóm phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san, có kết quả như sau. Trong 1144 phụ nữ dùng cốc, có 73% phụ nữ muốn tiếp tục sử dụng. Họ còn đánh giá việc rò rỉ dung dịch khi dùng cốc là tương đương hoặc thấp hơn khi dùng băng vệ sinh.

Một khảo sát mới hơn ở năm 2020, họ tổng hợp từ 38 nghiên cứu khác nhau, về việc có nên dùng cốc nguyệt san không? Kết quả cho thấy: 

  • Có 35 – 90% phụ nữ đồng ý dùng cốc nguyệt san.
  • Từ 10 – 45% phụ nữ nói rằng nó khó sử dụng.
  • Và nhóm phụ nữ muốn dùng tiếp tục dao động từ 48 – 94%.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể. Nhưng có thể thấy, hai luồng ý kiến luôn trái chiều là luôn có. Chị em có thể cân nhắc sử dụng thử lần đầu tiên để xem bản thân có hợp hay không nhé.

4. Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?

Chị em hỏi thường hỏi gì khi sử dụng cốc nguyệt san?
Ngoài có nên dùng cốc nguyệt san, chị em cũng thường có những thắc mắc khác

4.1 Sử dụng cốc nguyệt san có bị mất trinh không?

Mất trinh là một khái niệm xã hội ý chỉ một người phụ nữ không còn là trinh nữ do đã có quan hệ tình dục. Còn trong khoa học không có định nghĩa “trinh tiết”; mà chỉ đề cập đến “màng trinh” (hymen).

Màng trinh có thể bị rách do nhiều yếu tố khác nhau (quan hệ tình dục; chơi thể thao; vận động mạnh; v.v.); do đó, việc rách màng trinh không giống với khái niệm mất trinh. Như vậy, cốc nguyệt san không liên quan đến trinh tiết của chị em phụ nữ; vì đặt cốc nguyệt san vào âm đạo không phải là quan hệ tình dục.

Hơn nữa, cốc nguyệt san sẽ không làm rách màng trinh miễn là bạn nhẹ nhàng trong lúc đưa cốc vào bên trong.

>>> Chị em nên xem: Mất trinh thực chất là gì?

4.2 Tại sao tôi không thể nhét cốc kinh nguyệt vào được?

Khi dùng cốc nguyệt san, việc bạn nhét cốc không vào có thể do các nguyên nhân sau:

  • Quá căng thẳng.
  • Cách gấp sai hoặc chưa phù hợp.
  • Sai tư thế.

Do đó, bạn cần tìm hiểu hướng dẫn cách sử dụng cốc nguyệt san.

4.3 Có nên dùng cốc nguyệt san tiếp không, khi tôi bị kích ứng?

Nếu chị em bị viêm nhiễm, kích ứng vùng kín khi sử dụng cốc; rất có thể do tay chưa được sạch khi sử dụng cốc. Hoặc có thể chị em mua nhằm loại cốc kém chất lượng.

Tốt nhất, bạn thêm tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không; và liệu sản phẩm này có phù hợp với thể trạng của bạn không.

4.4 Có nên dùng băng vệ sinh lại không vì cốc nguyệt san vẫn tràn dịch? 

Khi dùng cốc nguyệt san, nguyên nhân xảy ra “tai nạn” tràn dịch khi sử dụng cốc kinh nguyệt có thể là:

  • Bạn đặt cốc chưa đúng cách.
  • Bạn chọn sai kích thước.
  • Bạn để cốc quá lâu trong cơ thể.

4.5 Bao lâu nên đổ cốc nguyệt san?

Đa phần các nhà sản xuất đều khuyên nên đổ cốc 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý là vào những ngày máu kinh chảy ra nhiều, bạn nên thường xuyên đổ cốc để tránh hiện tượng rò rỉ.

Sử dụng cốc kinh nguyệt là cách tốt để bạn hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường. Vì vậy chị em hãy thử sử dụng, biết đâu lại “ghiền” thì sao? Hy vọng bài viết đã giúp chị em biết có nên dùng cốc nguyệt san hay là không.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cho làn da căng mịn, sáng bóng

Vì lẽ này, mẹ nên biết những cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phù hợp với tình trạng da của con; để trẻ lấy lại sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

1. Các dạng mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì

Mẹ có biết, để biết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phù hợp; các chuyên gia khuyên chúng ta nên biết chính xác loại mụn đang xuất hiện trên da mặt của mình không?

Mụn ở tuổi dậy thì thường xuất hiện với nhiều dạng như:

  • Mụn đầu trắng: Tình trạng lỗ chân lông bị tắc bởi dầu và bã nhờn. 
  • Mụn đầu đen: Tình trạng lỗ chân bị tắc, nhưng vẫn hở trên bề mặt da và có màu sậm hơn các vùng da khác. 
  • Mụn sần, mụn mủ hoặc nốt sần: Đây là các loại mụn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm, hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh vùng nang lông bị tắc. Chạm vào cảm giác cứng và gây đau.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, có mủ.
  • Mụn bọc: mụn bọc được hình thành khi nang lông bị vỡ ở dưới đáy; và đẩy mụn lên bề mặt da. Mụn bọc có đặc điểm là sưng, đỏ, kích thước lớn, sờ vào thấy đau.

>> Cha mẹ tìm hiểu thêm: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

2. Hướng dẫn chi tiết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà

Vậy cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì? Trên thực tế, mặc dù mẹ đã chăm sóc da mặt rất tốt nhưng vẫn không thể ngăn chặn việc bị mụn ở tuổi dậy thì. Dù là vậy, nhưng mẹ cho trẻ dậy thì có thể thử các cách như sau:

  • Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để kích đầu mụn lòi ra.
  • Sử dụng tăm bông ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút. Khi thấy miếng dán bị mờ dần; có nghĩa là nhân mụn đang được hút ra bên ngoài da mặt.
  • Sau đó tiếp tục dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
  • Không được sử dụng tay nặn mụn vì sẽ khiến nhiều vi khuẩn lây lan trên da.

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà; mặc dù khá đơn giản, nhưng mẹ vẫn cần giúp trẻ dậy thì lưu ý một số cách sau để tránh làm viêm nhiễm:

  • Không chà mạnh vùng bị mụn.
  • Không nặn hoặc ấn lên vết thâm.
  • Hạn chế việc nhấc vai lên và chà vào da mặt, vì tay áo có thể có nhiều bụi và mồ hôi.

3. Cách trị mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì
Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Như vậy có thể thấy, việc trẻ dậy thì gặp tình trạng mụn ở tuổi dậy thì là khó có thể tránh khỏi do thay đổi hormone theo độ tuổi. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng là rất cần thiết. Và những lời khuyên sau đây có thể hữu ích cho trẻ dậy thì; bao gồm:

  • Nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Nếu làm sạch quá nhiều, da mặt có thể bị khô và khiến da mặt tăng tiết bã nhờn và gây mụn nhiều hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu hoặc dược mỹ phẩm cho tuổi dậy thì (những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) trên da mặt.
  • Đừng bóp hoặc nặn mụn. Vì hành động này có thể đang tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn đi sâu hơn vào da; dẫn đến viêm nặng hơn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

>>> Cha mẹ nên đọc thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

4. Cách dưỡng da trị mụn trứng cá tại nhà ở tuổi dậy thì

4.1 Làm sạch da

Việc đầu tiên và căn bản nhất trong chu trình dưỡng da là làm sạch da. Đây cũng là một cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì. Khi lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ, mụn hoặc các vấn đề khác sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Mẹ có thể cho trẻ dậy thì dùng nước ấm kết hợp sữa rửa mặt chứa 2% benzoyl peroxide. Cho một ít sửa rửa mặt ra lòng bàn tay cỡ hạt đậu, rửa 2 lần/ngày hoặc 3 lần nếu bạn vận động nhiều.

Bên cạnh việc làm sạch da mặt; trẻ dậy thì cần phải gội đầu mỗi ngày. Đặc biệt là các bạn gái ở tuổi dậy thì, vì khi dầu của tóc dính lên da mặt; sẽ là điều kiện thuận lợi cho mụn nổi lên tại vị trí đó.

4.2 Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Sử dụng thuốc đặc trị

Thuốc đặc trị sẽ giúp triệt tiêu nốt mụn hoặc ổ mụn nhanh hơn. Mẹ nên mua cho trẻ dậy thì các sản phẩm đặc trị mụn có chứa 2% axit salicylic (BHA) để chấm lên các nốt mụn bọc. Nhớ là không thoa kem lên toàn da mặt; vì sẽ làm da bị khô căng.

4.3 Kem dưỡng ẩm

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì

Cách chữa mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thìVới trẻ dậy thì khi bị mụn, thông thường con thường sợ việc cấp ẩm cho da sẽ khiến da mặt bị mụn nhiều hơn. Ngược lại, việc dưỡng ẩm cho da lại tốt. Vì chúng ta đang cho da biết rằng không cần tiết thêm dầu để cấp ẩm. Việc dưỡng ẩm còn giúp da phục hồi nhanh hơn.

Bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng; thấm nhanh và không gây nhờn da. Các sản phẩm này có ký hiệu bên ngoài như: “oil-free”, “non-comedogenic”, “non-acnegenic”.

4.4 Uống thật nhiều nước

Uống nhiều nước lọc nghe có vẻ nhàm chán, mặc dù việc uống đủ nước là cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tự nhiên và dễ thực hiện nhất. Nhưng theo thói quen các bạn trẻ, các bạn thường thích uống trà sữa và các loại nước giải khát có gas hơn là nước lọc.

Dù muốn dù không, các bạn trẻ nên xây dựng thói quen uống nước lọc, hoặc chọn các loại nước ép trái cây ít đường. Nhờ vào thói quen tốt này, việc chăm sóc da mặt của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

>>> Cha mẹ xem ngay: 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con

5. Phương pháp thiên nhiên giúp trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Theo thông tin từ Bộ y tế, các bác sĩ chia sẻ 5 cách trị mụn trứng cá bằng phương pháp thiên nhiên cho trẻ tuổi dậy thì như sau:

5.1 Cách chữa trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bằng Bột nghệ

cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng bột nghệ
Cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ; 3 thìa nước ấm sau đó hòa chúng với nhau.
  • Vệ sinh da mặt, rồi thoa hỗn hợp bột nghệ lên da.
  • Vừa thoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng để da thẩm thấu.
  • Khoảng 20 phút sau thì rửa mặt lại với sữa rửa mặt chiết xuất thiên nhiên.
  • Chỉ nên dùng cách này khoảng 3 lần/tuần.

5.2 Cách chữa mụn trứng cá tại nhà ở tuổi dậy thì bằng Mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa mặt sạch với nước ấm và thấm khô da.
  • Dùng một thìa mật ong nguyên chất thoa lên da và vỗ nhẹ.
  • Thư giãn khoảng 20 phút thì rửa mặt.
  • Lưu ý là không dùng mặt nạ mật ong, nghệ lên những vùng da dưới mí mắt.

5.3 Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bằng Nước cốt chanh

Cách thực hiện:

  • Tách lấy riêng 1 lòng trắng trứng gà, 2 muỗng nước cốt chanh và đánh bông để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa hỗn hợp này lên da sau khi đã vệ sinh da mặt và vỗ nhẹ nhàng.
  • Để mặt nạ trên da khoảng 15 phút thì rửa mặt lại với nước ấm.
  • Chỉ nên thực hiện cách này khoảng 2 lần/tuần.

5.4 Trị mụn trứng cá bằng Cà chua

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch, cắt thành lát mỏng và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút.
  • Làm sạch da mặt và thấm khô da, sau đó dùng cà chua đã thái sẵn đắp lên mặt.
  • Thư giãn với mặt nạ cà chua khoảng 20 phút và rửa mặt với nước mát.

5.5 Cách chữa trị mụn trứng cá bằng nha đam cho các bạn ở tuổi dậy thì 

cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng nha đam
Cách chữa trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 lá nha đam cỡ vừa rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và xay nhuyễn phần thịt.
  • Trộn nước ép nha đam với 2 muỗng sữa chua không đường và tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên da rồi vỗ nhẹ nhàng.
  • Để mặt nạ trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch.

[key-takeaways title=””]

Thực sự để nhanh chóng dứt điểm tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì, ngoài việc áp dụng phương pháp hỗ trợ cũng như các cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Các bạn trẻ cũng cần nâng cao kiến thức về cách chăm sóc da mặt. Không chỉ vệ sinh da thường xuyên mà còn phải hạn chế việc nặn phá mụn bừa bãi. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nếp sinh hoạt điều độ.

[/key-takeaways]