Việc tìm kiếm một dịch vụ xử lý tã bẩn gần như là nhiệm vụ bất khả thi cho bạn. Vì vậy, ngay từ khi mới trở về nhà từ bệnh viện, mẹ đã phải dần tập quen với vai trò mới, bao gồm cả việc giặt tã bẩn cho bé.
Có rất nhiều sản phẩm tã vải khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác hoặc bao bì. Một số loại tã yêu cầu cần được xử lý đặc biệt. Ví dụ như tã làm bằng len nên giặt bằng tay cùng với dầu lanolin và để khô tự nhiên. Tuy vậy, hầu hết tã đều được sản xuất bằng những chất liệu thông thường như cotton, nên bạn có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây cho hầu hết các sản phẩm.
Ở vùng nhiệt đới, mẹ nên chọn cho bé loại tã vải bằng cotton mềm mại và mỏng nhẹ
Bạn nên phân loại và ngâm tã bẩn một vài tiếng trước khi giặt để giúp loại bỏ vết bẩn. Nếu tã có lớp chống thấm, bạn không nên ngâm. Trừ trường hợp này, nhìn chung, bạn có thể bỏ thẳng tã bẩn hoặc tã ướt vào trong nước giặt.
Một số ông bố bà mẹ ngâm tã trong những xô lớn và để nhiều giờ. Điều này không hẳn đã tốt vì ngâm quá lâu có thể tạo ra những vết bẩn mới. Đó là chưa kể, những bé nhỏ mới biết đi có thể bị ngã vào xô nước.
Bước 2: Chọn chất giặt tẩy
Bạn nên chọn loại bột giặt hoặc nước giặt không chứa hương liệu, không chất xúc tác và không có các thành phần phụ khác như chất làm trắng sáng, v.v.
Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng chất làm mềm vải và tấm chống tĩnh điện vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm giảm khả năng thấm hút của tã.
Có thể bạn cần dùng đến thuốc tẩy để tránh gây nhiễm trùng hay hăm tã cho bé nhưng đừng quá lạm dụng. Thuốc tẩy phá vỡ các sợi trong tã vải, làm cho chúng nhanh hư và còn có thể làm hỏng lớp bọc bên ngoài tã.
Nếu thấy tã không sạch hoặc bị dính bết bột giặt, có thể bạn đã cho quá ít hoặc vượt mức bột giặt cần thiết. Các chuyên khuyến nghị khi giặt tã bạn chỉ chỉ cho khoảng một nửa lượng chất giặt tẩy so với giặt quần áo bình thường.
Trong phần 2 của bài viết, bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về những lưu ý cụ thể khi giặt tã vải, chẳng hạn như số lượng tã cho một lần giặt, cách sấy khô và nhiệt độ giặt. Đừng bỏ lỡ nhé.
Sau một thời gian tập trung cho sự nghiệp, bạn đã có được một lượng dự trữ tài chính đủ dồi dào để yên tâm nuôi con. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị được những điều kiện vật chất tốt hơn để chào đón con ra đời. Điều kiện kinh tế vững còn giúp bạn thuê được những cô trông trẻ và người giúp việc để bớt vất vả khi chăm sóc và nuôi dạy con.
Bạn biết phong cách giáo dục nào thích hợp
Trước khi có con, bạn đã có đủ thời gian để chiêm nghiệm những ưu và khuyết điểm của các phương pháp nuôi dạy con khác nhau. Những điều bạn quan sát được từ chính những bạn bè, bố mẹ hay những người đi trước sẽ giúp bạn trở thành một người mẹ tuyệt vời.
Bạn sẽ không máy móc áp dụng lời khuyên của sách vở hay bất kỳ ai trong việc nuôi dạy con
Đảm bảo hạnh phúc lứa đôi
Bạn đã không còn phải gấp gáp sinh một đứa con vì bị thúc giục bởi những người lớn của hai họ, nên có đủ sự cân nhắc những nguy hiểm, rủi ro và chuyện bạn sẽ duy trì quan hệ giữa hai vợ chồng như thế nào. Ở độ tuổi chín chắn hơn và sau nhiều năm gắn bó, cả hai đã đi đến một sự hòa hợp và cảm thông cho nhau nhiều hơn. Điều này sẽ thực sự có ích khi có con bởi cuộc sống của mẹ và gia đình sẽ xáo trộn rất nhiều.
Không lo lắng về sự nghiệp
Thời điểm sinh con cũng là lúc sự nghiệp của bạn đã đi vào ổn định. Bạn có đủ kinh nghiệm, đủ sức mạnh để rời vị trí cho 6 tháng nghỉ thai sản và trở lại công việc trong sự tự tin chứ không phải là lo lắng mình không theo kịp.
Có nhiều kinh nghiệm hay để chia sẻ
Với vốn sống của mình, bạn có thể trả lời mọi câu hỏi cắc cớ của trẻ và cho chúng những bài học thiết thực, bổ ích. Bạn không còn cái nhìn nóng nảy của tuổi 20 và sâu sắc, chừng mực đủ để phân tích đúng sai cho các con của mình.
Chăm sóc cơ thể mình tốt hơn
Ở độ tuổi đã ý thức sâu sắc giá trị của sức khỏe, những bài tập thể dục hay chế độ ăn lành mạnh được thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn khỏe khoắn và chuẩn bị tốt hơn cho việc mang thai và sinh nở.
Niềm hạnh phúc làm mẹ là một trải nghiệm riêng biệt với mỗi người phụ nữ. Với những người sinh con muộn, họ được cảm nhận niềm vui làm mẹ khi đã chuẩn bị được những điều kiện tốt cho con và chính bản thân mình.
Nếu bạn và bé chưa thích ứng kịp, những mẹo dưới đây sẽ thực sự có ích đấy.
Bỏ qua cảm giác tội lỗi: Có một số mẹ cai sữa cho bé vì phải đi làm hoặc gặp phải vấn đề khi cho con bú. Đừng ngại ngùng hay xấu hổ, bởi bạn sẽ tiếp tục chăm sóc bé tốt trong thời gian sắp tới. Mọi bà mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn này và cai sữa khi đến thời điểm không phải là một tội ác.
Theo chuyên gia, cho con bú là một trải nghiệm hết sức thiêng liêng nên việc cảm thấy đau lòng “chút chút” khi kết thúc giai đoạn này là điều dễ hiểu
Đợi đúng thời điểm: Nếu bé đã ăn được các loại thức ăn đặc, bạn sẽ dễ dàng giảm bớt việc bú mẹ hơn.
Giảm dần dần: Nếu mẹ ngừng cho bé bú đột ngột, ngực mẹ sẽ bị căng cứng và đau. Mẹ nên chia theo lịch, chẳng hạn giảm bớt 1 cữ bú sau mỗi 3-5 ngày, ngực mẹ sẽ tiết sữa ít dần để tránh gây khó chịu.
Bên cạnh đó, dùng lá bắp cải, chườm nóng lên ngực hoặc bơm sữa ra ngoài cũng giúp mẹ giảm đau. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên “xả” bớt lượng sữa vừa đủ. Một lượng sữa còn trong ngực được giữ trong bầu ngực là dấu hiệu để cơ thể nhận biết không cần tiết sữa nhiều nữa.
Duy trì sự gắn kết: Một số mẹ bày tỏ lo lắng rằng cai sữa sẽ làm mất đi mối dây liên kết đặc biệt giữa 2 mẹ con nhưng lại quên rằng tình thân này luôn mạnh mẽ và sâu đậm dù bất kể chuyện gì xảy ra. Vui chơi, ôm ấp, cùng đọc truyện… là những hoạt động giúp bé gần gũi và cảm nhận làn da cũng như tiếng nói của mẹ.
Dành 1 lần bú mẹ “đặc biệt”: Đôi khi thật khó để mẹ và bé bước qua giai đoạn bú mẹ dù đã cắt hấu hết cữ cho bé bú trong ngày. Vậy nên nhiều mẹ vẫn tiếp tục duy trì 1 lần cho bú trong ngày. Với nhiều bé, bú đêm là “cửa ải” quan trọng cuối cùng để bắt đầu bài học mới. Một số bé thấy thoải mái khi bú lúc giữa đêm, buổi sáng; số khác lại thích bú khi mẹ đi làm về. Dù gì đi nữa thì chỉ có mẹ và bé mới biết điều gì là phù hợp cho cả hai.
Nhờ ai đó cho bé bú bình: Bé có khả năng buồn chán, thất vọng nếu mẹ “dí” bình sữa vào bé sau nhiều tháng bú mẹ. Nhiều mẹ chọn giải pháp đi đâu đó và nhờ “cứu viện” từ bố, ông bà hay thậm chí là bạn bè, miễn sao đó là người luôn yêu thương, chăm sóc và có ý thức trách nhiệm với bé…
Tạo cảm giác thân quen: Nếu mẹ đang chuyển hướng cho bé bú bình, hãy tạo không gian càng giống với lúc bé bú mẹ càng tốt vì bé sẽ có cảm giác an toàn hơn.
Đánh lạc hướng bé khỏi ngực mẹ: Nếu bé đã hơn 6 tháng tuổi và bắt đầu làm quen với thực phẩm ăn dặm một cách suôn sẻ, mẹ nên giảm cho bé bú, để bé bú trong thời gian ngắn hơn hoặc dùng các loại thực phẩm, bú bình… khiến bé xao nhãng. Mẹ có thể chọn quần áo làm bé khó bú hơn, dành thời gian đi loanh quanh, thay thế bằng các loại thức ăn vặt hoặc kể nhiều chuyện hơn cho bé nghe…
Có hàng chục lý do để bé khóc như đói bụng, tã đang bị bẩn hay đầy hơi…
Dùng khăn quấn chặt
Đối với người lớn, bị quấn chặt trong chăn hẳn sẽ rất khó chịu vì cảm giác bó buộc khiến cả người thẳng đơ. Tuy nhiên cách này lại giúp đứa trẻ đang gào khóc om sòm cảm thấy dễ chịu, quen thuộc và được bảo bọc như khi còn nằm trong bụng mẹ. Các bậc cha mẹ thường thắc mắc là cần phải quấn chặt trẻ đến mức nào. Câu trả lời khá đơn giản: Bạn chỉ cần quấn chặt vừa đủ để trẻ không luồn được tay ra ngoài, nhưng hai chân vẫn có thể quẫy đạp thoải mái.
Thay đổi tư thế
Nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt vì đau bụng và bạn đã thử đặt trẻ nằm ngửa trong nôi nhưng vẫn không có tác dụng gì, thử đổi tư thế khác nhé. Ẵm trẻ nằm sấp, một bàn tay đặt dưới bụng trẻ, cánh tay kia đỡ lấy đầu giúp trẻ dịu bớt cơn đau. Lực ép từ bàn tay bạn sẽ giải phóng lượng hơi đầy trong bụng khiến trẻ đỡ khó chịu.
Một chút tiếng ồn
Nhiều trẻ thích nghe những âm thanh như mở quạt lên, tiếng máy giặt chạy, máy hút bụi hoặc radio đang ở chế độ đang dò đài. Nhớ chỉnh độ lớn của âm thanh ở mức thấp thôi bạn nhé. Những âm thanh này làm cho trẻ quay lại cảm giác đang còn nằm trong bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh có bản năng bú mút rất mạnh, bạn có thể thử cho trẻ tự vỗ về khi ngậm chiếc ti giả. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định ti giả có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng trẻ đột tử trong khi ngủ.
Dỗ dành bằng lời nói
Nói trực tiếp vào tai trẻ cũng thường có tác dụng. Đứa trẻ đang quấy khóc sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe tiếng nói của bạn. Bạn có thể nói với trẻ bằng một giọng nhỏ nhẹ, nhẫn nại nhưng không kém phần kiên quyết. Bảo đảm bạn nói đủ to để trẻ đang gào khóc vẫn nghe thấy tiếng bạn.
Đưa trẻ đi dạo
Được đung đưa, rung lắc sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đặt trẻ trong nôi đưa, ghế rung hoặc ngồi xe đẩy vài vòng là ý kiến hay. Hoặc bạn có thể bế bé trên tay và nhẹ nhàng đung đưa.
Xoa bóp cho trẻ
Nhiều trẻ thích những xúc chạm trực tiếp. Bạn nên thử dỗ dành bằng cáchxoa bóp cho trẻ dễ chịu hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được xoa bóp thường ít khóc và ngủ ngon hơn. Cởi hết quần áo trẻ, chậm rãi vuốt mạnh dọc hai chân, cánh tay, phần lưng, ngực và mặt giúp trẻ lẫn bạn có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.
Địu trẻ bên người
Trong nền văn hoá ở một số nước, trẻ nhỏ được mẹ địu gần như suốt ngày trên vai hoặc trước ngực. Khi địu trẻ, cánh tay mỏi nhừ của bạn sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí bạn còn rảnh tay để làm vài việc vặt. Trẻ được rúc vào lòng, ôm ấp mẹ sẽ dễ dàng ngủ theo nhịp ru đung đưa.
Cho trẻ ợ hơi
Khi khóc to, trẻ thường bị đầy hơi do nuốt nhiều không khí, càng khó chịu trẻ lại càng khóc nhiều hơn. Mẹ hãy thử cho trẻ áp đầu vào vai bạn rồi dùng các ngón tay vỗ và xoa nhẹ lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Bạn cũng có thể đặt trẻ nằm sấp trên đùi hoặc cho trẻ ngồi trong khi tay bạn đỡ phần cổ và ngực.
Đêm nào cũng phải dỗ một em bé quấy khóc quả là “cực hình” khiến bạn cảm thấy quá tải. Khi kiệt sức, tốt nhất bạn nên nhờ vợ / chồng hay người thân trong gia đình trông con hộ để bạn nghỉ ngơi. Nếu không có ai để nhờ vả, sẽ không sao khi cứ để trẻ khóc một lúc trong cũi để bạn tranh thủ thở lấy vài hơi và trấn tĩnh tinh thần.
Đi gặp bác sĩ
Thường thì không có lý do đặc biệt nào cho sự quấy khóc cả, chỉ là một số trẻ thường khóc nhiều hơn những trẻ khác mà thôi. Nếu quá lo lắng, bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra xem bé có đang đau ở đâu không.
Nếu tình trạng quấy khóc diễn ra thường xuyên, bạn cũng đừng quá buồn bực, nhớ rằng bạn đã làm tất cả những điều có thể. Đây không phải lỗi của bạn và tình trạng này không thể kéo dài mãi mãi được.
Khoảng 3-8% thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, thường vào 3 tháng giữa (từ 24 đến 28 tuần). Đây là một dạng tiểu đường xuất hiện ở những thai phụ chưa từng bị tiểu đường. Khi mang thai, những phụ nữ này sẽ có lượng đường máu cao hơn mức bình thường.
Những nguy cơ kèm theo của chứng tiểu đường này là sinh con to, dễ bị cao huyết áp và nhiều khả năng phải sinh mổ.
May mắn là bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, theo dõi lượng đường huyết và bổ sung insulin nếu cần. Đa số phụ nữ trở lại mức đường huyết bình thường sau khi sinh con.
Bạn có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu thuộc các trường hợp sau:
Trên 30 tuổi
Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Quá cân
Có gốc gác là người Úc bản xứ, người Việt Nam, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Nam Thái Bình Dương (Polynesian, Melanesian)
Từng bị căn bệnh này trong những lần mang thai trước
Lợi ích của tập thể dục đối với tiểu đường thai kỳ
Duy trì một phong cách sống năng động giúp bạn giảm tình trạng kháng isulin, đồng thời giúp dung nạp glucose tốt hơn, từ đó giúp giảm những ảnh hưởng tiêu cực của tiểu đường trong thai kỳ.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc tập thể dục khi mang thai có lợi cho những người mắc chứng tiểu đường thai kỳ
30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với mức độ vừa phải (nhịp tim và hơi thở có thể tăng nhẹ) sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Thai phụ tập luyện thường xuyên cũng ít bị sinh con quá to.
Những người được điều trị tiểu đường thai kỳ (bằng chế độ ăn uống cân bằng đường huyết và tập luyện) ít phải sinh mổ hơn, đồng thời hạn chế bị cao huyết áp khi đang mang thai.
Chọn lựa bài tập thể dục như thế nào?
Nếu trước khi mang thai bạn thuộc dạng ít vận động, tốt nhất nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng. Có nhiều hoạt động để bạn chọn lựa, và nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập bạn nhé:
Bơi lội
Thể dục nhịp điệu nhẹ
Đi bộ
Yoga
Đạp xe
Thể dục nhịp điệu dưới nước
Khiêu vũ
Các bài tập tăng cường sức khoẻ
Thái cực quyền
Bạn có thể chạy bộ và tập thể lực thường xuyên nếu trước khi mang thai bạn đã chơi quen những môn này rồi.
Cẩn thận tránh tập nặng hàng giờ trước khi đi ngủ. Đi bách bộ sau bữa tối hoặc sắp xếp thời gian để tập vào buổi sáng hay buổi chiều cũng tốt.
Lưu ý quan trọng: Đường huyết có thể xuống nhanh trong khi tập luyện, bạn nên “thủ” sẵn vài viên đường thuốc hoặc kẹo cứng để đẩy đường lên nếu cần. Ăn một ít trái cây trước khi tập cũng giữ cho đường huyết của bạn không bị xuống quá thấp.
Việc massage cho trẻ sẽ trở nên một khoảng thời gian rất thú vị với mùi thơm ngọt của dầu dừa.
Bé được masage sẽ dễ ngủ hơn những bé không được massage
Cho tóc vào nếp
Những lọn tóc non tơ lòa xòa sẽ vào nếp gọn gàng với một chút ít dầu dừa (bạn chỉ nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê thôi).
Sạch “cứt trâu”
Những mảng vảy này sẽ giảm dần và biến mất khi bạn sử dụng dầu dừa thoa lên toàn bộ phần da đầu bé. Đây là một phương thức hoàn toàn tự nhiên giúp loại bỏ một trong những vấn đề về da phổ biến ở trẻ em.
Giảm triệu chứng của tự kỷ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa rất hữu ích trong việc làm giảm những triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Xử lý hăm tã
Thoa một ít dầu dừa lên vết hăm thay vì dùng kem chống hăm, và bạn sẽ thấy chúng từ từ biến mất. Những nhóc tì bị nhiễm nấm candida cũng có thể sử dụng dầu dừa để chữa.
Dầu dừa thiên nhiên có thể được dùng để trị sạch những đốm mụn của bé.
Chứng sừng nang lông
Thoa một ít dầu dừa lên vết sừng nang lông (keratosis pilaris) của bé. Những đốm vảy như da gà này sẽ mờ dần đi khi bạn sử dụng thường xuyên.
Trị chấy
Thật không gì khó chịu cho bằng thấy các bé bị ngứa ngáy do vô tình lây chấy từ đâu đó. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng dầu dừa, hoặc dung dịch pha trộn dầu dừa và giấm táo để diệt sạch những tên ký sinh này. Đầu tiên, thoa giấm lên tóc và để khô. Tiếp đó, bôi thêm dầu dừa, lên toàn bộ tóc của bé và cho bé đội miếng bao tóc bằng nhựa trong vài giờ. Sau đó, gội đầu với dầu gội như bình thường.
Dầu tắm
Bạn có thể thêm vài giọt dầu dừa vào sữa tắm của bé để làm da thêm mềm mại.
Eczema
Với khả năng kháng viêm, dầu dừa thực sự cải thiện tình trạng da của bé.
Vết muỗi cắn
Thoa dầu dừa lên vết muỗi cắn sẽ giúp giảm bớt sự ngứa ngáy.
Khi ăn những thực phẩm lên men, mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể được tăng cao, đó là lý do đầu tiên mẹ bầu cần bổ sung nhóm thực phẩm này. Có một điều khác mà các mẹ bầu cần biết, đó là khi mang thai, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả do sự gia tăng của hoóc-môn progesterone. Khi đó, vi khuẩn và enzyme có lợi trong thực phẩm lên men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hai loại thực phẩm lên men thơm ngon và an toàn mà mẹ có thể sử dụng hàng ngày là men sữa hay sữa uống lên men (kefir) và yogurt. Bạn có thể kết hợp hương vị của những thực phẩm này với trái cây để gia tăng khẩu vị.
Cần dè chừng khi…
Nhiều mẹ bầu thường thèm ăn những món chua như cà pháo, măng chua, các món gỏi và các loại rau củ muối. Hầu hết các món ăn này đều cần sử dụng nhiều muối nên dễ dẫn đến phù nề cho các mẹ bầu.
Những thực phẩm lên men có vị chua hấp dẫn nhưng mẹ bầu nên cân nhắc khi dùng
Cà pháo muối: chứa chất solanie gây ngộ độc tiêu hóa và thần kinh. Tuy cà muối chua đã giảm độc tính nhưng các mẹ nên hạn chế ăn, đặc biệt nên tránh những loại cà muối sổi để ăn ngay trong ngày.
Măng chua: Trong măng có chứa một số thành phần độc tố, đặc biệt là glucozit, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và giải phóng axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Tương tự với cà muối, mẹ bầu không nên sử dụng măng chua thường xuyên. Mặt khác, mẹ cũng khó biết được liệu măng chua có được tẩy trắng bằng acid oxalic độc hại hay không.
Nem chua: Là một món ăn được chế biến từ quá trình lên men lactic thịt sống và không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli gây nên tình trạng tiêu chảy.
Dưa chua: Khi muối dưa, hàm lượng nitrit tăng lên trong thời gian đầu nhưng giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Khi dưa khú thì hàm lượng nitrit lại tăng cao. Nitrit có thể gây ra các nguy cơ ung thư, thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn dưa muối còn xanh hay dưa bị khú.
Với thời tiết nhiệt đới, thực phẩm thường dễ bị lên men nếu không bảo quản kỹ, kể cả các loại trái cây. Do đó các mẹ bầu không nên để thực phẩm quá lâu mà cần nấu và sử dụng một lượng vừa phải, tránh để thức ăn dư thừa nhiều, nấu bữa nào ăn hết bữa đó. Nếu thức ăn đã bị lên men thì các mẹ nên bỏ, tuyệt đối không ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Biết về những bệnh về da phổ biến khi chăm sóc bé sơ sinh sẽ giúp cho ba mẹ xử lý những tình huống này một cách đúng đắn.
Bé bị viêm da đầu
Hiện tượng nổi vảy từng mảng, ngứa, da đỏ trên đầu bé là những biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã mà dân gian hay gọi là “cứt trâu”.
Hiện tượng này xảy ra do các tuyến mồ hôi phải làm việc quá tải. Nó cũng có thể xảy ra trên lông mày và phía sau tai.Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng do 2 nguyên nhân sau: thứ nhất, đôi khi do cha mẹ nhìn thấy lớp vẩy bong tróc và nghĩ rằng đó da bị khô, họ thoa rất nhiều kem dưỡng ẩm lên đó, vô tình lại làm cho viêm da trở nên tệ hơnvà bong tróc nhiều hơn. Thứ hai, nhiều ba mẹ thấy phần thóp của bé đang còn mềm nên hạn chế gội đầu cho con khiến hiện tượng viêm da trầm trọng hơn. Một khi em bé bị viêm da tiết bã ở đầu thì cha mẹ cần tắm gội mỗi ngày cho bé với dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn có thể thử thoa một ít dầu dưỡng ẩm hay dầu khoáng dành cho em bé để các lớp vẩy dễ bung ra rồi sau đó dùng lược chải nhẹ nhàng cho các vẩy này rớt ra, cuối cùng, gội đầu cho bé. Điều quan trọng khi sử dụng dầu dưỡng ẩm cho bé là bạn phải gội sạch cho bé trong vòng 24 giờ, nếu không, nó sẽ làm cho tình trạng viêm da thêm nặng. Thật ra hiện tượng này không hề làm cho bé đau đớn gì cả, chỉ trừ khi cha mẹ cố gắng làm cho các lớp vẩy bong ra nhanh thì có thể sẽ làm cho bé rớm máu và điều này sẽ làm cho bé dễ bị kích ứng da.
Bé bị nổi mụn
Đôi khi trẻ sơ sinh cũng bị nổi những mụn nhỏ li ti như mụn trứng cá. Lúc này, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng hay tìm kiếm những loại thuốc chống mụn.
Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ thường là những mụn li ti nổi trên mặt một vài ngày hay trong tháng đầu tiên chào đời. Chúng sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị.
Mụn ở bé sơ sinh thường chỉ là dạng mụn nhỏ li ti
Eczema ở trẻ sơ sinh
Một số em bé sẽ bị eczema. Đó là tình trạng da khô di truyềntrong gia đình. Cách tốt nhất để điều trị bệnh này là để giữ cho da bé luôn ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi như Vaseline hoặc kem dưỡng da em bé. Nhưng nếu con có làn da nhạy cảm, bạn có thể phải sử dụng loại kem dưỡng da đặc biệt như Lubriderm hoặc Cetaphil cho bé. Nếu mọi nỗ lực chưa có hiệu quả, bạn cần cho bé đi bác sỹ để kiểm tra liệu bé có bị bệnh gì khác không.
Những món ăn dễ thụ thai sẽ hỗ trợ tốt cho các cặp đôi chậm con. Hãy cùng tham khảo bài viết này để cập nhật vào thực đơn gia đình bạn nhé!
Những món ăn dễ thụ thai bạn cần biết
1. Trứng gà
Trong trứng gà chứa selen, một loại chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe của các nang buồng trứng. Trứng gà còn chứa nhiều vitamin D, giúp tăng chất lượng trứng của người phụ nữ. Và nếu đã ăn trứng, bạn đừng bỏ lòng đỏ vì đó là nơi tập trung các dưỡng chất cần thiết để nâng cao khả năng thụ thai.
2. Cá hồi
Những miếng cá cam mọng đầy hấp dẫn này rất giàu omega-3, giúp điều hòa hormone sinh sản và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản. Ngoài ra, selen trong cá hồi giúp trứng và tinh trùng khỏe mạnh, ngăn ngừa hư hại các nhiễm sắc thể, giúp hạn chế các dị tật ở thai nhi.
Cá hồi giúp trứng và tinh trùng khỏe mạnh để dễ dàng thụ tinh
3. Hạt bí đỏ
Thiếu chất sắt có thể làm giảm khả năng thụ thai. Không chỉ là một món tuyệt vời để nhâm nhi, hạt bí đỏ còn là nguồn chất sắt phong phú. Tuy nhiên, loại sắt nonheme trong thực vật như hạt bí đỏ lại không dễ hấp thụ, nên bạn cần bổ sung thêm vitamin C trong chế độ ăn của mình.
4. Những món ăn dễ thụ thai: Đậu hũ
Cũng như hạt bí đỏ, đậu hũ chứa chất sắt, một dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của trứng. Thiếu chất sắt còn làm giảm tần suất rụng trứng.
[inline_article id=76475]
5. Trái cây họ cam chanh
Những loại quả giàu vitamin C này không chỉ tốt cho phụ nữ mà cả đàn ông nữa. Bổ sung vitamin C đúng cách giúp tăng khả năng hoạt động của các tinh trùng. Đối với phụ nữ, vitamin C cần thiết để duy trì sự cân bằng hormone.
6. Hải sản hai mảnh vỏ
Tin vui cho những nàng thích ăn sò, nghêu, đó là những loại thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin B12, giúp củng cố nội mạc tử cung, đồng thời giảm nguy cơ sinh non. Còn gì hơn được thưởng thức những món ăn dễ thụ thai này và chuẩn bị chào đón bé yêu chứ?
7. Chuối
Chuối có chứa vitamin B6 giúp điều tiết hormone, một trợ thủ đắc lực cho quá trình thụ thai. Thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến kinh nguyệt bất thường và giảm khả năng phát triển của trứng và tinh trùng. Có hàng loạt lựa chọn cho bạn, từ chuối già đến chuối sứ, chuối cau…
8. Những món ăn dễ thụ thai: Bơ
Quả bơ mang lại folate, vitamin K và omega-3, những dưỡng chất không thể thiếu để ổn định chu trình sản xuất hormone trong cơ thể. Và tuyệt vời hơn nữa, bạn có thể biến tấu bơ thành hàng loạt món khác nhau, từ sinh tố cho đến sốt, salad hay dọn kèm sushi.
Bơ là một trong những món ăn dễ thụ thai bạn cần dùng
Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai?
Đối với nam giới những món ăn dễ thụ thai sẽ giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào trứng tăng khả năng thụ thai. Lượng kẽm có trong cơ thể nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sinh hoạt tình dục, sinh lực và khả năng
duy trì nòi giống ở nam giới.
Nếu lượng kẽm không được đảm bảo thì số lượng tinh trùng giảm từ 40 -50%, có thể làm mất khả năng sinh sản. Vì thế, kẽm không “hổ danh” là trợ thủ đắc lực của đàn ông. Bổ sung kẽm là điều cần thiết để cho tinh trùng khỏe mạnh và phòng tránh các vấn đề vô sinh ở đàn ông.
Kẽm được đánh giá là chất có khả năng làm tăng quá trình sản xuất hormon testosteron. Nó giúp tăng khả năng ham muốn của nam giới, số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.
Sự thiếu hụt kẽm sẽ làm chỉ số testosteron sụt giảm, hậu quả là hệ thống cơ bắp giảm sút, không còn săn chắc và khỏe mạnh, do đó sinh lý đàn ông cũng bị giảm sút một cách đáng kể.
Viên bổ sung kẽm là loại thuốc tăng cường tinh trùng hữu hiệu
Cải thiện lối sống để thụ thai nhanh hơn
Lối sống lành mạnh giúp cải thiện sự thụ thai ở những phụ nữ có rối loạn phóng noãn. Bên cạnh đó, hai vợ chồng nên duy trì cân nặng hợp lý, bao gồm cả thói quen hoạt động thể lực vừa phải hàng ngày, ăn chế độ ăn lành mạnh.
Uống sữa, ăn trái cây, thịt và protein với số lượng hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và gia tăng cơ hội được làm mẹ. Hãy thử thêm hai hoặc ba phần sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Tuy nhiên bạn cần cân bằng chúng với nhiều loại trái cây, rau, thịt nạc hoặc cá khác, mục đích là để có được những lợi ích từ tất cả các những món ăn dễ thụ thai khác nhau. Những thói quen tốt như vậy làm cho bạn và cả con bạn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Cafein, thực phẩm chế biến sẵn là những thứ có thể có hại cho sinh sản. Nam giới nên kiêng các chế phẩm từ đậu nành, các nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa giảm chất lượng tinh trùng và ăn nhiều chế phẩm chứa đậu nành.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai được khuyên bổ sung axit folic (ít nhất 400 mcg mỗi ngày) làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi. Acid folic đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Một viên uống bổ sung vitamin hay acid folic mỗi ngày trong vòng vài tháng trước khi mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác ở trẻ.
Bên cạnh những món ăn dễ thụ thai, bạn có thể sử dụng thêm thảo mộc hỗ trợ thụ thai. Thảo mộc có thể được sử dụng ở nhiều dạng như chiết xuất, viên nang, viên nén hoặc thuốc mỡ. Mặc dù thảo mộc là một dạng dược phẩm thiên nhiên vốn được cho là “lành tính”, thật ra chúng vẫn có thể chứa một số thành phần có dược tính mạnh và có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thay vì tự ý sử dụng hoặc nghe theo mách bảo từ người quen.