Khi mọc răng, bé sẽ thấy ngứa nướu và rất thích cắn. Vú mẹ là một trong những “món khoái khẩu” của bé. Vì vậy, một số bà mẹ sợ đau nên họ đã quyết định cai sữa cho bé ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên cố gắng cho bé bú đến 2 tuổi rồi cai sữa là tốt nhất.
Tại sao con lại cắn ti mẹ?
Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sơ sinh sẽ rất đau và sưng lên. Do đó, bé thường chảy nước miếng và muốn nhai tất cả mọi thứ bé có được, trong đó có ngực và núm vú của mẹ, để giảm bớt sự đau đớn và khó chịu mà bé đang chịu đựng. Trong thực tế, một số em bé có thể cắn rất mạnh và thậm chí để lại dấu vết khá rõ trên da.
Tuy nhiên có một điều có thể bạn chưa biết, đó là trẻ sẽ không cắn núm vú của mẹ khi đang bú và bé cũng sẽ không thể cắn được nếu được bế đúng cách. Bé mọc răng chỉ có thể cắn vú mẹ khi bé không bú, thường là trước và sau khi bú no. Vì vậy, người mẹ cần canh đúng thời điểm để rút vú ra.
Lý do khác khiến trẻ mọc răng cắn vú mẹ là do bé phải chờ lâu để sữa mẹ chảy về. Hoặc cũng có thể là bởi bé đã bú no và chỉ muốn cắn một cái gì đó để giết thời gian.
Mẹ cần làm gì để tránh bị bé cắn trong khi cho bú?
Để tiếp tục cho con bú ở giai đoạn bé mọc răng và thích cắn, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến bé khi cho bé bú. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh càng lớn sẽ bớt cắn vú mẹ nếu người mẹ duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện hay đọc truyện cho bé nghe.
Ngoài ra, cho bé ngậm vú đúng cách cũng sẽ giúp hạn chế việc bé cắn vú mẹ. Trước khi bú, miệng của bé nên được mở rộng để núm vú ở cách xa nướu, nhờ đó bé sẽ khó cắn hơn.
Quan trọng hơn là các bà mẹ không nên ép bé bú. Hành động cắn vú mẹ là một cách đơn giản để bé gửi thông điệp đến mẹ để báo là bé chưa quan tâm đến chuyện bú mớm đâu nhé.
Giải pháp cho các bà mẹ cho con bú
Đôi khi mẹ sẽ thấy thực sự khó khăn để kiểm soát việc bé cắn khi đang cho bú. Phản ứng giật mình của người mẹ ngay sau khi bị bé cắn có thể đủ để ngăn chặn bé làm việc đó một lần nữa. Tuy nhiên, bạn không nên giật nhanh vú ra khỏi miệng bé vì hành động này sẽ làm bạn thêm đau đớn, do lúc này bé đang ngậm vú bạn rất chặt. Thay vào đó, bạn hãy áp sát mặt bé vào ngực bạn, bé sẽ thấy hơi ngộp thở và tự nhiên, bé sẽ mở miệng, nhả vú ra để thở.
Ngoài ra, mẹ có thể chèn ngón tay út của mình vào miệng của bé, bé sẽ khó ngậm vú và mẹ có thể rút vú ra một cách dễ dàng. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho vào miệng bé nhé. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu, đau nhức khi mọc răng bằng cách cho bé cắn vào chiếc khăn hay trái chuối đã được ướp lạnh.
Cụ thể là vỏ cam, vỏ quýt, vỏ quất, còn gọi là trần bì, có tác dụng chống nôn khá tốt. Đó là lý do vì sao nhiều người thường đem theo chúng để ngửi khi lên xe nhằm chống say xe, buồn nôn. Bạn có thể ăn mứt trần bì hoặc đun nước uống.
Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt tốt và giúp hạn chế buồn nôn. Bên cạnh việc chế biến thành món ăn cho bữa cơm hằng ngày, mẹ bầu cũng có thể ép bí đao lấy nước uống.
Củ cải
Tương tự như bí đao, củ cải cũng có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt và hạn chế buồn nôn. Củ cải giã nát hoặc ép lấy nước đun với mật ong là món uống giúp cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai.
Gừng
Gừng có vị cay và tính ấm, có khả năng tăng cường nhu động ruột và giảm co thắt dạ dày nên rất tốt cho việc chữa buồn nôn. Gừng tươi, nước gừng, mứt gừng hoặc kẹo gừng đều là sự lựa chọn lý tưởng để trị ốm nghén cho bà bầu.
Công thức chế biến cho bà bầu bị ốm nghén
Dưới đây là một số món ăn và món uống sử dụng các nguyên liệu kể trên
Cháo mề vịt
Nguyên liệu
1 cái mề vịt khô
4 gram trần bì (vỏ quýt sấy khô)
50 gram gạo hạt dài
100 gram thịt nạc
Các bước thực hiện
Rửa sạch các nguyên liệu ở trên
Ngâm trần bì vào nước cho mềm
Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước và đun sôi cho đến khi gạo mềm.
Dùng khi còn nóng
Bánh pudding sữa với nước gừng
Nguyên liệu
200 ml sữa tươi
10 ml nước gừng
25 gram đường
Các bước thực hiện
Đun sôi sữa trong nồi. Thêm đường và tiếp tục đun trong hai phút.
Đổ sữa và nước gừng vào chén.
Để yên cho đến khi đặc lại.
Dùng khi còn ấm
Nước mận đen với gừng
Nguyên liệu
15 gam gừng
10 gram mận đen sấy khô
4 chén nước
Đường nâu để làm ngọt
Các bước thực hiện
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào nồi.
Đun sôi cho đến khi nước rút còn khoảng 2 chén. Sau đó lọc lấy phần nước.
Thêm đường nâu và đun tới khi sôi.
Uống khi còn ấm hoặc để nguội và cho đá tùy sở thích.
Con đầu lòng
Việc nuôi dạy những đứa con đầu lòng thường là sự kết hợp giữa bản năng của cha mẹ, kinh nghiệm từ những người đi trước và thử nghiệm rồi tự điều chỉnh. Những cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ thường khá lúng túng, cứng nhắc theo những quy định nhưng lại rất toàn tâm, chu đáo và có đặc tính là dễ “nghiêm trọng hóa” mọi vấn đề. Chính điều này có thể tác động đến bé và làm cho bé có khuynh hướng cầu toàn và tham vọng.
Theo các chuyên gia, những đứa bé đầu lòng thường rất tự tin về tất cả mọi thứ. Đây có lẽ là do khi bé cố gắng làm điều gì đó lần đầu tiên, bé sẽ không có anh chị cười giễu nếu bé làm chưa tốt. Bên cạnh đó, đứa con đầu lòng thường sẽ luôn cố gắng để làm hài lòng cha mẹ chúng.
Chân dung của các anh chị hai trong gia đình:
• Đáng tin cậy
• Trách nhiệm
• Có tổ chức
• Thận trọng
• Thích kiểm soát
• Tham vọng
Những đứa con giữa
Các bậc cha mẹ đừng ngạc nhiên nếu thấy đứa con thứ của mình có biểu hiện khác với bé đầu lòng.
Tính cách của đứa con giữa sẽ liên quan đến cách bé nhận thức về anh chị mình. Vì vậy, nếu đứa thứ hai nghĩ rằng anh chị lớn của mình luôn được ba mẹ quan tâm, khen ngợi thì bé sẽ có khuynh hướng nổi loạn và tìm mọi cách để mọi người chú ý đến mình!
Những đứa con giữa sẽ có xu hướng:
• Độc lập
• Khả năng đàm phán tốt
• Biết cách lấy lòng người khác
• Nổi loạn
• Có khả năng hòa giải
Đứa con út
Vào thời điểm các cặp vợ chồng quyết định có đứa con út, họ thường có tâm trạng thoải mái và tự tin hơn với kinh nghiệm nuôi con của mình. Tâm lý và thái độ này sẽ có tác động hai chiều đến bé.
Là con út nhưng chưa hẳn bé sẽ cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất. Bởi vì bé sẽ cảm thấy anh chị của mình nhanh hơn, lớn hơn, mạnh mẽ hơn và thông minh hơn mình, từ đó bé hình thành cho mình thái độ muốn thể hiện để anh chị biết “bé út là ai!”. Vì vậy, bé út sẽ khá nổi loạn, cứng đầu, tỏ ra hư hỏng nhưng thật ra lại rất có duyên và thường là đứa con sáng tạo nhất.
Bé út thường sẽ:
• Yêu đời
• Đơn giản
• Tháo vác
• Hướng ngoại
• Thích được quan tâm và muốn mình là “trung tâm của vũ trụ”
Con một
Với những bé là con một, các bé thường có biểu hiện già dặn và có trách nhiệm. Con một được xem như là đứa con đầu lòng “đặc biệt”. Vì chúng sẽ được cha mẹ yêu thương, quan tâm một cách trọn vẹn mãi mãi còn những bé đầu lòng khác thì ít nhiều, mọi thứ sẽ được điều chỉnh khi những đứa em khác của chúng lần lượt ra đời.
Tuy nhiên không vì vậy mà những bé con một lại quá lệ thuộc vào cha mẹ. Ngược lại, chúng thường rất tự tin, có khiếu ăn nói và chuyên tâm học hành. Nói chung, các bé con một sẽ có khuynh hướng “già trước tuổi”.
Những đứa trẻ là con một có thể sẽ:
• Già dặn hơn so với tuổi
• Cầu toàn
• Trách nhiệm
• Siêng năng
• Có tố chất lãnh đạo
Thứ tự các con được sinh ra sẽ ảnh hưởng đến tính cách của từng bé nhưng đây không phải là tất cả mà còn có những yếu tố khác như di truyền, môi trường, văn hóa và bạn bè của bé. Còn các bé của bạn thì như thế nào? Các bé có nhiều tính cách khác nhau hay không?
Mang thai ngoài tử cung nếu được phát hiện sớm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc để bảo tồn vòi trứng, hạn chế đau đớn và nguy hiểm. Điều trị nội khoa với Methotrexate xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây tại Việt Nam và được xem là phương pháp hiệu quả. Chị em nên tìm hiểu kỹ về chứng mang thai ngoài tử cung để biết cách phát hiện và điều trị đúng cách nhé.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng có thai nhưng phôi thai không phát triển trong tử cung mà làm tổ tại các vị trí khác như vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung, thường gặp nhất là vòi trứng. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, thai ngoài tử cung có thể vỡ gây nhiễm trùng, không chỉ gây khó khăn cho sức khỏe sinh sản sau này mà còn đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung
Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:
♦ Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ có thể sờ thấy khối u cạnh tử cung, theo chiều dài vòi trứng, khi ấn bụng bệnh nhân thấy đau. Tuy nhiên phương pháp này là rất khó.
♦ Định lượng HCG khi bệnh nhân trễ kinh. Loại test này phát hiện có thai hay không nhưng không thể khẳng định được thai ngoài tử cung. Xét nghiệm Beta HCG nồng độ Beta hCG < 1500m lU/ml siêu âm không thấy khối thai trong tử cung theo dõi thai ngoài tử cung. Nếu HCG tăng gấp đôi là thai đang phát triển và tiếp tục siêu âm kiểm tra giúp chẩn đoán tình trạng thai. Nếu sau 48 giờ chỉ số hCG không tăng là thai bất thường.
♦ Nội soi ổ bụng: Phương pháp chẩn đoán chính xác 100%.
♦Siêu âm mang thai ngoài tử cung: Không phát hiện túi thai trong tử cung nhưng phát hiện túi thai bên ngoài tử cung dạng cho hỗn hợp.
2. Điều trị mang thai ngoài tử cung
Tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung và tình hình sức khỏe để bạn chọn những phương thức điều trị thích hợp.
♦ Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung được phẫu thuật để lấy khối thai trước khi nó phát triển quá lớn nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.
♦ Điều trị bằng thuốc: Sử dụng Methotrexate điều trị thai ngoài tử cung thực chất là loại thuốc làm ngăn cản quá trình sửa chữa và tái tạo ADN, nghĩa là chấm dứt sự phát triển và sinh sôi của tế bào. Đây là một thuốc trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh ung thư. Phương pháp này tuy có ưu điểm là nhẹ nhàng không đau nhưng mất thời gian theo dõi nhiều ngày qua các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm và định lượng HCG. Điều trị nội khoa với bệnh nhân mang thai ngoài tử cung khi tử cung chưa vỡ và thai nhỏ (<3,5cm), Beta hCG nhỏ hơn10.000m IU/ml.
♦ Phương pháp bảo tồn: Là phẫu thuật nhằm lấy khối thai ngoài tử cung nhưng vẫn giữ lại vòi trứng. Việc làm này nhằm bảo tồn vòi trứng giúp cho khả năng mang thai lần sau sẽ tốt hơn. (Áp dụng khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, nếu đã vỡ thì phải cắt bỏ vòi trứng).
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề mang thai ngoài tử cung
1. Mang thai ngoài tử cung có hiện 2 vạch không?
Nguyên tắc hoạt động của que thử thai là dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của thai phụ do nhau thai tiết ra chứ không liên quan tới vị trí làm tổ của phôi thai, do đó, dù bạn mang thai trong hoặc ngoài tử cung, kết quả que thử thai vẫn là dương tính. Tuy nhiên do thai không vào trong lòng tử cung nên khi đi siêu âm thai sẽ không thấy được.
2. Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Sau khi thử HCG trong nước tiểu thấy dương tính nhưng siêu âm ngã bụng không thấy khối thai trong lòng tử cung, bệnh nhân sẽ được siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để xác định vị trí khối thai. Đây là một kỹ thuật siêu âm nhằm phát hiện sớm thai ngoài tử cung vì có thể kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nữ gồm tử cung, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.
Bên cạnh đó, việc phát hiện thai ngoài tử cung còn có thể cần nhớ vào xét nghiệm nồng độ HCG trong máu và soi ổ bụng.
3. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Lý do là thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. 95-97% trường hợp thai ngoài tử cung là tại vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, nơi có hai mạch máu lớn của cơ thể.
[inline_article id=67049]
4. Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại?
Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm thì sử dụng thuốc là cách hiệu quả. Methotrexate là thuốc được dùng để ngăn chặn sự phát triển của khối thai nằm sai vị trí. Sau khi dùng thuốc methotrexate phải ít nhất 3 tháng sau mới có thể mang thai lại vì chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
5. Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?
Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, chị em vẫn có thể mang thai lại nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn người chưa từng gặp thai ngoài tử cung khoảng trên 10%. Tùy thuộc vào nguyên nhân thai ngoài tử cung, ảnh hưởng của lần mang thai trước và phương pháp điều trị, khả năng có thai lại bình thường sẽ khác nhau.
Trong các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, viêm nhiễm làm tắc hẹp vòi trứng là có nguy cơ cao nhất nên phụ nữ gặp phải tình trạng này cần theo dõi cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo.
Phụ nữ nào cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vì vậy trước khi mang thai chị em nên đi khám sản khoa để phát hiện các yếu tố có thể gây mang thai ngoài tử cung và chữa trị sớm. Trường hợp đã mang thai ngoài tử cung chị em nên đến bệnh viện điều trị ngay kẻo nguy hiểm tới tính mạng và biến chứng thai ngoài tử cung có thể gây vô sinh nhé.
1. Nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa:
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, khi đã biết lật, bé thường ngủ theo quán tính lật sấp người lại. Tư thế nằm sấp như thế rất dễ chèn ép tim và có khi bé không ngóc đầu dậy hoặc không thể trở mình lại được gây ngạt thở…. Trong trường hợp này, nếu người lớn không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vì thế, với trẻ dưới 12 tháng, nhất là vào ban đêm, bố mẹ cần cẩn trọng khi cho con ngủ. Tốt nhất là mua 2 chiếc gối ôm thật to và nặn tay để chặn 2 bên tay bé, tránh bé lăn đạp và lật úp bụng xuống giường.
2. Sử dụng nệm phẳng và chắc:
Nhiều mẹ cho rằng mua nệm gối càng mềm càng tốt nhưng những loại mỏng và đàn hồi kém sẽ khiến cột sống mỏng manh của con dễ bị xiêu vẹo. Quan trọng hơn, nguy cơ đột tử sơ sinh cũng do những loại nệm này gây ra. Do đó, các mẹ nên mua nệm cao su có độ phẳng, vững chắc, thông thoáng cho lưng để giúp trẻ ngủ ngon hơn và không bị đau.
3. Tránh đắp chăn trùm kín mặt của trẻ:
Khi bị khó chịu, trẻ sơ sinh chỉ có thể khóc mà không thể tự mình kéo chăn xuống. Vì thế, nếu ba mẹ có thói quen trùm chăn kín mặt cho con thì ngay bây giờ hãy bỏ thói quen ấy ngay. Chẳng những khi ngủ không trùm chăn quá đầu mà khi đi đường cũng tránh sử dụng các loại khăn voan, khăn mặt trùm kín mặt con, việc này dễ khiến trẻ đột tử trong lúc ngủ.
4. Tập cho con thói quen ngủ đúng chỗ:
Khi các mẹ, các bố thấy con có thói quen “vạ” đâu ngủ đó, cần lập tức tìm cách chỉnh đốn ngay. Bố mẹ nên tập cho bé ngủ trong giường cũi hoặc trong nôi. Đơn giản vì những thói quen xấu đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé. Và nếu không cho bé ngủ nôi riêng mà ngủ chung với ba mẹ, chỉ cần bố mẹ sơ suất một tí thôi dễ gây tai nạn cho con đấy!
5. Không cho bé ngủ cùng anh chị:
Trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nếu cho bé nằm chung với các anh chị lớn hơn, anh chị có thể xoay người tứ tung, dễ làm tổn thương bé. Bên cạnh đó còn là nguy cơ chăn, gối vô tình che khuất mặt làm bé nghẹt thở trong lúc anh chị xoay mình.
6. Cẩn trọng khi mẹ ngủ cùng con:
Nếu mẹ có thói quen cho con ngủ cùng, hãy cẩn trọng mái tóc dài của mẹ có thể phủ lên mặt, cổ, v..v.. của con, dễ gây trở ngại cho đường hô hấp. Vì thế, khi ngủ cùng con các mẹ chú ý buộc tóc gọn hoặc dùng khăn trùm đầu nhé.
7. Cẩn trọng với thú nhồi bông, đồ chơi trên giường:
Cũng như nguy cơ tiềm tàng bởi tóc của mẹ hoặc chăn, gối, mền; thú bông, đồ chơi, v…v.. cũng có thể phủ lên mặt, lên cổ của con, gây nghẹt thở rất nguy hiểm cho bé.
1. Xếp hình khối
Mẹ cần chuẩn bị một bộ chữ cái bằng gỗ, để bé nhìn và tự do khám phá đồ chơi trong giây lát. Sau đó, mẹ làm mẫu cho bé, lần lượt xếp chồng chữ cái với nhau. Mỗi lần xếp một khối mới, mẹ hãy nói thật to, giọng hào hứng vì tháp chữ cái ngày càng cao hơn. Tiếp theo, mẹ ra hiệu cho bé: “Giờ mình phá tháp nha con” và đẩy ngã chồng chữ cái trước mặt. Bé sẽ rất phấn khích khi được phá đổ tháp chữ cái nên mẹ cứ tập cho bé trò chơi này nhé, dần dà kỹ thuật xếp khối sẽ phát triển nhiều lắm đấy.
2. Ném bóng
Bố mẹ cần chuẩn bị cho bé một quả bóng mềm. Bé có thể mất nhiều thời gian để học cách ném bóng bay lên không trung và mẹ có thể là “nạn nhân” sau cú ném đầu tiên của bé đấy! Trò chơi này hoàn toàn phù hợp cho những buổi dã ngoại cũng như phòng khách nhà mình. Cách chơi là mẹ và bé ngồi đối diện, bàn chân chạm vào nhau, sau đó thay phiên ném qua ném lại quả bóng.
3. Chơi thú bông
Mẹ có nhận ra dạo này bé hay cầm điều khiển TV, đưa lên tai và nói “A lô a lô” không? Thật dễ thương phải không mẹ? Bước tiếp theo mẹ hãy tập cho bé làm quen với thú bông, búp bê hay mô hình các nhân vật trong phim để mô phỏng những gì bé quan sát được trong nhà. Mẹ và bé cùng ngồi xuống, chuẩn bị muỗng, ly tách và cho bạn gấu bông uống nước hoặc dùng bàn chải đánh răng chải tóc cho búp bê. Điểm đặc biệt của trò chơi này là mẹ không cần phải ở gần bên bé thì bé mới vui nhé.
4. Phân loại màu sắc và hình dạng
Có rất nhiều món đồ chơi phân loại trên thị trường được thiết kế sẵn cho bé nên mẹ cứ lựa chọn thoải mái tùy ý thích. Mẹ có thể kết hợp phân loại hình dạng và đặt chúng vào các ô trống tương ứng hoặc xác định màu sắc khi xếp chồng đĩa lên nhau. Ngoài ra, mẹ có thể để bé phân loại đồ vật theo màu sắc, sau đó là phân loại theo hình dạng. Hãy ngồi cùng bé và bắt đầu làm mẫu cho bé. Nếu bé làm sai, nhẹ nhàng giải thích và xếp lại theo đúng vị trí là được nhé.
Bạn cần cố gắng có được một trọng lượng hợp lý trước khi dự định có thai. Chỉ số BMI lý tưởng cho việc mang thai thường nằm giữa 18.5 và 25.
Chỉ số BMI còn gọi là chỉ số khối cơ thể được tính như sau:
BMI = cân nặng / (chiều cao x chiều cao)
Trong đó cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m.
Tình trạng sụt cân trước khi mang thai có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh con thiếu cân hoặc sinh non. Bạn sẽ cần tìm đến một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để tìm những lời khuyên hữu ích về việc làm cách nào để tăng cân một cách lành mạnh.
Ngược lại, thừa cân trước khi mang thai có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai. Ăn kiêng khi đang mang thai không được khuyến nghị, do đó đây là thời gian tốt để bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh để bạn có thể tiếp tục nó một khi bạn mang thai.
Chủ động nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cần lời khuyên về việc thay đổi chế độ ăn uống hay bắt đầu tập thể dục. Lưu ý không nên giảm nhiều hơn 0.5kg đến 1kg một tuần.
Thể dục là một điều quan trọng nữa cần quan tâm. Nếu bạn cảm thấy khó khăn với thời gian biểu chật cứng của mình, việc đi bộ nhanh tới chỗ làm, xuống xe bus sớm hơn một trạm dừng hoặc đi bộ xuống cầu thang sẽ là những gợi ý cho bạn để bắt đầu việc tập luyện một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc tham gia vào các câu lạc bộ có thể giúp bạn linh động trong việc giảm cân. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên về chế độ ăn uống cùng các bài tập thể dục hàng ngày cũng như sự hỗ trợ của các thành viên khác.
Bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định giảm cân nhanh nhờ chế độ ăn kiêng khắc khổ vì nó có thể khiến bạn bị thiếu hụt dự trữ chất dinh dưỡng cho quá trình mang thai. Tốt nhất là giảm cân một cách từ từ thông qua chế độ ăn lành mạnh và các bài tập thể dục điều độ. Sự thay đổi thói quen ăn uống một cách lâu dài sẽ tốt hơn và bền vững hơn sự thay đổi một cách tức thời.
Còn nếu bạn đang bị tăng cân và muốn thử ăn uống lành mạnh hơn? Hãy bỏ ra thời gian cho buổi ăn sáng hàng ngày. Bạn sẽ ít dính đến những thức ăn không tốt cho sức khoẻ nếu bạn có một bữa sáng đầy đủ. Đồng thời nhớ chú ý đến khẩu phần ăn mỗi bữa. Khẩu phần nhỏ hơn sẽ có ích cho bạn đấy. Cuối cùng, nên trữ sẵn một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe bên mình ví dụ như trái cây tươi hoặc sấy khô. Điều này sẽ không làm cho bạn bị choáng ngợp bởi những món ăn nhiều đường và giàu chất béo khi bạn đang ra ngoài hoặc đang làm việc.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ áp dụng châm cứu vào điều trị hiếm muộn đã và đang có những tiến triển đáng mừng. Vậy thật sự, đâu là căn cứ khoa học cho phương pháp này?
Theo quan điểm y học Trung Quốc, châm cứu kích thích năng lượng cơ thể, có thể làm dịu hệ thống thần kinh giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn, dễ ngủ, có thể điều chỉnh kích thích tố và tăng lưu lượng máu đến khu vực nhất định của cơ thể.
1. Giúp cân bằng hormone
Ngày nay, theo y học phương Tây, một trong những những nguyên nhân gây hiếm muộn phổ biến ở phụ nữ là hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), gây rụng trứng thất thường và mất cân bằng hormone. Châm cứu cũng có thể giúp cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể từ đó giúp điều hòa sự rụng trứng giúp tăng cao tỉ lệ thụ thai.
2. Tăng lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể
Châm cứu làm máu lưu chuyển đến buồng trứng, giúp hồi phục chức năng buồng trứng. Một “điểm cộng” của điều này là lưu lượng máu tăng lên có thể làm cho màng nhầy trong tử cung dày hơn, giúp cho trứng đã thụ tinh có thể bám chắc hơn vào thành tử cung. Bào thai được nuôi dưỡng tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ sẩy thai một cách hiệu quả.
Ngoài ra châm cứu còn giúp điều chỉnh chức năng tuyến giáp. Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị, châm cứu có thể làm cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn. Khi tuyến giáp ổn định, cơ hội thụ thai của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Trong điều trị vô sinh, châm cứu hỗ trợ tăng cường sản sinh ra hormone endorphin từ não giúp giảm căng thẳng. Điều này được chứng minh là năng cao tỉ lệ mang thai.
Chính vì các lợi ích trên, các nhà nghiên cứu cho rằng châm cứu làm tăng tỉ lệ thụ thai. Nó không chỉ tốt cho các cặp vợ chồng đang muốn có con một cách “tự nhiên” mà còn có ích cho những ai đang điều trị hiếm muộn. Bạn có thể áp dụng châm cứu vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình điều trị hiếm muộn.Thậm chí nếu bạn châm cứu trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như bỏ qua được một số bước của quá trình điều trị.
Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng châm cứu vào điều trị hiếm muộn, bạn nên gặp bác sĩ tư vấn. Châm cứu được chứng minh hỗ trợ hiệu quả trong nhiều trường hợp điều trị nhưng không phải tất cả, tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh, ví dụ như tắc ống dẫn trứng. Bạn nên tránh tùy ý dùng thảo dược điều trị trong quá trình châm cứu trừ phi được bác sĩ chỉ định.
Bí quyết dạy con từ trong bụng mẹ của mẹ Đỗ Nhật Nam
1. Uống nhiều sữa
Khi mang bầu bé Nam, chị Điệp bị ốm nghén nặng, ăn uống khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng uống thật nhiều sữa vì tin rằng sữa sẽ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé mà chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày chưa cung cấp đủ. Chị em nào đã từng bị ốm nghén sẽ hiểu chỉ việc uống sữa cũng có thể trở nên rất kinh khủng khi chỉ cần ngửi mùi sữa là đã thấy buồn nôn.
2. Trò chuyện cùngcon
Với quan điểm rằng con là một cá thể biết nghe, biết hiểu và có những suy nghĩ, cảm xúc riêng, chị Điệp vẫn thường xuyên trò chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể như lúc đi siêu thị, lúc lau dọn nhà cửa, rửa chén bát… Khi gặp một món ăn ngon hay đồ vật đẹp, chị đều dành thời gian miêu tả cho con nghe vì tin rằng như thế sẽ giúp con sớm cảm nhận được thế giới xung quanh ngay khi còn trong bụng mẹ.
Khoảng thời gian mang thai bé Nam cũng là lúc chị theo chồng chuyển công tác sang Nhật. Ở nơi đất khách quê người không tránh khỏi những lúc nhớ nhà, khi đó con trai trong bụng lại trở thành người bạn thân thiết lắng nghe những tâm sự của mẹ. Chị cũng thường nói cho con nghe niềm mong mỏi con chào đời lành lặn, khỏe mạnh như thế nào.
3. Cho con nghe nhạc
Sớm biết tác dụng của thai giáo bằng âm nhạc, chị Điệp tích cực cho con nghe nhạc từ sớm. Tuy nhiên, chị không đóng khuôn mình trong thể loại nhạc cổ điển như nhiều người khác mà cho con nghe thử nhiều loại nhạc khác nhau để xem con hợp với loại nhạc nào.
Chị chọn nghe nhạc vào một giờ cố định mỗi ngày để rèn thói quen cho con. Chị Điệp cho biết bắt đầu từ tháng thứ 6, nếu ngày nào đến giờ nghe nhạc mà chưa thấy mẹ nghe là bé Nam sẽ đạp mạnh trong bụng như thể muốn “nhắc” mẹ.
Mỗi người phụ nữ mang thai và mỗi đứa trẻ sắp chào đời đều đặc biệt theo cách của riêng mình. Do đó, không có “công thức” thai giáo nào đảm bảo sẽ phát huy tác dụng với mọi trường hợp. Bạn cần thử nghiệm và lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp với hoàn cảnh cá nhân.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đúng, đó là tinh thần của người mẹ cần vui vẻ, phấn chấn thì thai nhi mới có thể phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện. Do đó, chị em đừng tự tạo áp lực phải dạy con từ trong bụng mẹ như thế này hoặc như thế kia mới tốt mà nên để bản năng người mẹ lên tiếng. Xét cho cùng, mẹ tròn con vuông mới là mong ước lớn nhất của tất cả những ai sắp làm mẹ có phải không?
“Đánh thức” giác quan của bé ngay từ trong bụng mẹ
1. Nhẹ nhàng âu yếm bé cưng
Theo nghiên cứu, thai nhi 8 tuần tuổi đã có thể cảm nhận được sự “cưng nựng” của cha mẹ. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, khi được mẹ vuốt ve, thai nhi thường có xu hướng trở nên bình tĩnh hơn. Do đó, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên thường xuyên âu yếm để kích thích sự phát triển trí não của thai nhi, cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, hành động xoa, vuốt mạnh tay và thường xuyên trên thành bụng, đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, một hoặc hai lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút.
Bên cạnh đó, không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.
2. Dạy con từ trong bụng mẹ bằng âm thanh
Theo nhiều nghiên cứu, để kích thích sự phát triển thính giác của thai nhi, mẹ bầu có thể bắt đầu cho bé nghe nhạc ngay từ tuần thai thứ 16. Tuy nhiên, phải đến khi thai nhi 25 tuần tuổi, bé mới có thể nhận biết chính xác giọng nói của mẹ và những người “lạ” khác. Trong thời gian này, ngoài việc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, mẹ cũng có thể duy trì thói quen trò chuyện hoặc ca hát cho bé nghe, vừa giúp bé cưng phát triển, vừa tăng sự kết nối tình cảm giữa mẹ và con.
[inline_article id=66417]
3. Kích thích khứu giác bé cưng nhờ hương thơm
Từ tuần thứ 11-15 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển khả năng khứu giác của mình. Và đến tuần thứ 36 của thai kỳ, khứu giác của bé đã gần như hoàn chỉnh cả về chức năng lẫn cấu trúc. Tuy không thể “đánh hơi” chính xác 100% những gì mẹ ngửi được, nhưng bé cưng cũng có thể nhận biết được mùi hương ở mức độ thấp hơn.
Để phát triển khứu giác của con, mẹ có thể dùng tinh dầu thơm có mùi khuynh diệp hoặc oải hương, vừa giúp thư giãn tinh thần mẹ, vừa thai giáo cho con. Lợi đôi đường mẹ nhỉ!
Thai giáo và những sai lầm thường gặp
1. Ép mình nghe nhạc cổ điển
Đây có thể nói là sai lầm phổ biến nhất khi thực hành thai giáo của các mẹ bầu. Tuy nhiên, sai lầm này cũng xuất phát từ mong muốn con sinh ra nhanh nhẹn, thông minh. Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng khá hàn lâm, bác học mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.
Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc trẻ, nhạc trữ tình, dân ca,… cũng có thể phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần của mẹ và phát triển thính giác cho bé, miễn là bạn yêu thích và thoải mái khi nghe. Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là bé chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm trạng của mẹ nên chỉ khi bạn thấy thư thái, vui vẻ, việc nghe nhạc mới có ích cho bé.
2. Cho bé nghe nhạc âm lượng lớn
Thêm một sai lầm phổ biến khác trong chuyện thai giáo bằng âm nhạc. Với tâm lý lo ngại bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi màng bụng và túi nước ối nên sẽ không nghe được rõ âm thanh, một số bà mẹ cố gắng mở nhạc thật to để con nghe cho rõ. Điều này sẽ gây khó chịu cho thai nhi, thậm chí gây hại cho thính giác của bé nếu nhạc có sóng âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz.
Bé yêu sẽ tìm cách “phản đối” bằng các hành động đạp, máy thật mạnh. Do đó, khi cho bé nghe nhạc, mẹ chỉ nên mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thính giác của bé. Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé để xác định bé có đang thấy thoải mái với hoạt động này hay không.
Trẻ sợ tắm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sợ nước lạnh hoặc nước nóng, sợ xà phòng chảy vào mắt, sợ đau khi bị mẹ kì cọ cơ thể, thậm chí là sợ mùi hương các loại sữa tắm, dầu gội. Nhiều bé sợ tắm đến mức chỉ cần thấy mẹ chuẩn bị đồ dùng để đi tắm là đã khóc thét lên. Biết được nguyên nhân bé sợ tắm là gì thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Trước hết, nếu bé khóc lóc hoặc có biểu hiện lạ khi chuẩn bị tắm, bạn nên dừng lại, đừng bắt bé tắm ngay cho bằng được. Vì càng ép bé càng sợ và những lần tắm sau sẽ khó khăn hơn nhiều.
Bé sợ tắm có thể do sợ nước. Bạn thử kiểm tra xem nước tắm của bé có quá nóng hay quá lạnh không. Khi đó, bạn nên điều chỉnh lại nhiệt độ của nước cho phù hợp với cơ thể bé. Khi đã điều chỉnh thì bạn cũng tập cho bé làm quen với nước từ từ chứ không nên ép bé tắm ngay.
Bé có thể sợ tắm do dầu gội hoặc sữa tắm cứ chảy vào mắt khiến bé khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi xoa dầu gội, sữa tắm lên người bé. Làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau hay khó chịu. Nên dùng các loại khăn tắm lông mềm để lau người cho bé, tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé.
Bé sợ tắm cũng có thể vì sợ mùi sữa tắm, dầu gội. Kiểm tra loại dầu gội, sữa tắm có mùi hương khó chịu nào khiến bé không thích hay không. Nên chọn những loại dầu gội hoặc sữa tắm không có thành phần gây kích ứng da với trẻ. Đặc biệt là những loại sữa tắm, dầu gội có mùi hương trái cây chắc chắn bé sẽ rất thích.
Chú ý khi chuyển cho bé tắm từ chậu sang bồn tắm. Điều này sẽ khiến bé có cảm giác lạ lẫm khi bị di chuyển sang một môi trường mới. Nên tập cho bé tắm ở chậu hoặc bồn từ từ. Bạn cũng có thể cho bé ngồi vào lòng mình ở trong chậu để bé có cảm giác yên tâm là luôn có người lớn bên cạnh. Một khi đã quen thì việc tắm cho bé sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn cũng có thể cho bé nghịch nước hoặc làm nước bắn tung tóe ra nhà. Nó có thể khiến bạn rất mệt sau khi tắm xong cho bé nhưng sẽ rất hiệu quả nếu bạn không muốn con sợ tắm nữa.
Nếu bé khóc lóc trong khi tắm, bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh la mắng hoặc có những hành động khiến bé sợ hãi hơn. Có thể giúp bé quên đi nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng những đồ chơi bằng nhựa khi tắm. Bạn cũng có thể thủ thỉ với bé những câu chuyện vui về gia đình hoặc những con vật đáng yêu sẽ giúp bé thích thú hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý trong lúc tắm cho bé là bạn nên chuẩn bị hết mọi thứ cần thiết rồi mới tiến hành tắm. Không được để bé một mình ở trong chậu, bồn tắm hoặc khu vực tắm rửa dù chỉ vài giây vì như vậy rất nguy hiểm. Tai nạn thương tích trong nhà tắm vẫn thường xảy ra cho trẻ nhỏ khi người lớn chỉ cần lơ là đôi chút.