Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan

Hiểu thế nào về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

  • Ngủ là từ chỉ trạng thái tâm lý nên không thể ép trẻ ngủ theo ý mẹ được. Mẹ chỉ có thể tạo điều kiện thoải mái để đưa con vào giấc ngủ mà thôi.
  • Miếng ăn giấc ngủ là hai phạm trù đi liền nhau:

Nếu mẹ cho trẻ ăn vặt liên tục, con sẽ không no. Điều này gây ngủ vặt khiến trẻ hay mệt mỏi, dẫn đến khẩu vị kém đi và dần dà ăn không ngon.

Với những bé không có nhu cầu ăn đêm nhưng mẹ thấy con giật mình thức dậy ban đêm, mẹ lại cho ăn. Khi con ăn no đêm rồi, sáng ra không thấy đói và lại ăn ít, sinh ra ăn vặt và ngủ vặt như thế sẽ quay về vòng lẩn quẩn như trên.

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan
Chăm sóc con như thế nào để bé ăn ngon, ngủ ngoan luôn là nỗi lo lắng của ba mẹ

Giải pháp cho vần đề ăn ngủ của con
Về cơ bản, có thể hiểu nôm na rằng: “Bé ăn ngon thì bé sẽ ngủ ngon”. Mẹ nên cho con ăn đúng giờ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng với sữa hoặc chế phẩm từ sữa để giúp con no đủ, dễ đi vào giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ là tiền đề cho sự phát triển trí não và tinh thần của trẻ. Nếu ban ngày trẻ ngủ đủ giấc, ban đêm bé cũng sẽ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu.

Mẹ nên lên “dây cót” đồng hồ sinh học của bé, để bé có thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Nếu mẹ làm được như thế, con sẽ ăn ngon ngủ ngoan ngay thôi.

Thời gian ngủ ban ngày theo từng độ tuổi của con

  • Bé dưới 2 tháng: Trên 4 giờ ngủ ban ngày
  • Bé 3 – 4 tháng: Từ 3 – 4 giờ ban ngày
  • Bé 5 – 8 tháng: Từ 2 – 3 giờ ngủ ban ngày. Độ tuổi này không nên cho bé ngủ hơn 3 giờ vào ban ngày
  • Bé từ 9 – 11 tháng: 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 12 – 24 tháng: Từ 1 – 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 24 tháng trở đi: Chỉ nên ngủ 1 giờ vào ban ngày

Lịch ăn uống của con

  • Bé dưới 4 tháng: 5-8 cữ sữa. Mỗi cữ khoảng 120ml
  • Bé từ 4 – 6 tháng: 4-5 cữ khoảng 150ml sữa. Với bé trên 6kg, chỉ cho dùng 4 cữ sữa mỗi ngày. Độ tuổi này mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Khi cho con ăn dặm, nên ăn thêm cữ sữa liền sau buổi ăn dặm này.
  • Bé 6 – 9 tháng: 4 cữ cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với sữa thành 1 bữa, ăn dặm sau ăn sữa trước.
  • Bé từ 9-14 tháng: 3 cữ sữa 180ml + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 5 nhóm thực phẩm luân phiên 7 ngày trong tuần, thành những phần nhỏ trong bữa.
  • Bé trên 14 tháng: 3 cữ chính, có thể dùng thức ăn theo thực đơn của gia đình, và 2 cữ sữa phụ.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Kinh nghiệm nuôi con đầu lòng

1. Mẹo nhỏ giúp con “dễ nuôi”

Khi cuộc sống gia đình có vẻ sung túc hơn, việc chăm sóc con cái cũng được đầu tư chu toàn hơn. Tuy nhiên, nếu ngay từ lúc vừa lọt lòng đã cho con cảm nhận sự đủ đầy, vô tình sẽ khiến con “khó nuôi”. Vậy phải làm sao đây?!

Ngay ngày đầu tiên đón bé yêu về nhà, mẹ cần chuẩn bị sẵn một chiếc chăn mỏng hoặc khăn lông cỡ lớn, đủ ấm lưng con, đặt dưới nền nhà sạch. Sau đó, mẹ đặt bé nằm lên trên khoảng 1 – 2 phút trước khi đưa bé lên giường nệm hoặc nôi. Mẹo nhỏ này giúp trẻ sơ sinh có một chút trải nghiệm với khó khăn đầu đời, như thế con sẽ “dễ nuôi” và ít khóc đêm hơn.

Kinh nghiệm nuôi con đầu lòng
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con đầu lòng với những bà mẹ khác cũng là một cách hay

2. Dành cho các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

Khi trẻ sơ sinh bú mẹ nuốt ừng ực từng hồi và tự động nhả ti mẹ ra rồi chìm vào giấc ngủ say, nghĩa là con đã bú no và mẹ căng tràn sữa. Nhưng nếu con bú mẹ đến sưng nứt và khóc thét vì đói, nghĩa là mẹ bị ít sữa. Vậy phải làm sao để mẹ có nhiều sữa?

Nếu mẹ còn trong tháng, nhờ người nhà nấu giúp đọt rau lang ăn kèm thịt kho tiêu và uống canh đu đủ hầm chân giò hoặc canh bắp cải cuộn thịt. Nếu mẹ đã ra tháng, không cần kiêng khem nữa, mẹ có thể nấu cháo nếp chân giò hoặc dùng xơ mướp sắc với thông thảo ra một chén nước, uống liên tục 3 – 4 ngày để kích thích sữa về. Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường thêm các cữ bú trong ngày, khi con bú sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.

3. Theo dõi hệ tiêu hóa của con

Các mẹ mới có con đầu lòng luôn lo lắng và theo dõi tiêu hóa của con từng ngày. Nhiều mẹ lo lắng đến mức, chốc chốc lại vạch tã của con ra xem và ngao ngán thở dài cho rằng con bị táo bón. Thực tế, trong giai đoạn sơ sinh, các bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ đi tiêu chậm hơn các bé bú bình từ 1 – 2 ngày. Trừ trường hợp, nếu quá 5 ngày mà con không đi tiêu thì mới cần cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra đường tiêu hóa giúp con.

4. Con đầu lòng dễ bệnh hơn con thứ

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở New Zealand, các nhà khoa học đã khảo sát trên những người bị béo phì tại thành thị ở độ tuổi 40-50 và so sánh chỉ số BMI (Body Max Index – tương quan giữa chiều cao và cân nặng cơ thể), độ nhạy với insulin cũng như hormon lưu thông đường huyết giữa những người là con đầu lòng và con thứ trong gia đình.

Kết quả cho thấy với cùng một chiều cao, những người là con đầu lòng thường nặng hơn khoảng 7-8 kg, đồng nghĩa với nguy cơ dễ mắc bệnh tim hơn. Con đầu lòng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn do độ nhạy với insulin thấp hơn con thứ 33%. Tế bào cơ thể của những người này ít đáp ứng với insulin, khiến tuyến tuỵ phải hoạt động nhiều hơn để bổ sung insulin giúp cơ thể hấp thụ đường.

con dau long 2
Hiện tại các nhà khoa học có thể khẳng định, về mặt bẩm sinh, con đầu lòng dễ có vấn đề sức khoẻ hơn, ngay cả khi chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng được áp dụng hoàn hảo cho tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận nào cho những trường hợp sinh đôi, sinh ba.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho biết thứ tự được sinh ra có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và tổng hợp dưỡng chất. Ví dụ con đầu lòng có giai đoạn phát triển, tốc độ tăng cân sơ sinh nhanh hơn trẻ khác, và khi trưởng thành cũng có mức huyết áp và cholesterol cao hơn.

Người ta vẫn chưa tìm ra lý do tại sao thứ tự được sinh ra lại ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ, chỉ mới phán đoán là do sự khác nhau trong mạng lưới mạch máu cấu tạo nên nhau thai. Trong lần mang thai đầu tiên của người phụ nữ, các mạch máu trong tử cung trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc, theo đó những bào thai sau sẽ được hưởng môi trường tốt hơn bào thai đầu tiên.

Một nghiên cứu liên kết giữa trường Đại học Amsterdam, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT – Phần Lan, trường Đại học Vermont, Viện Môi trường – Đại học Cornell thực hiện trên 532 người trên toàn nước Mỹ đã đưa ra một số cách giúp cải thiện tình trạng phát triển mất cân bằng ở con đầu lòng. Đó là khuyến khích những bữa ăn chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, cả nhà cùng nhau hoạt động ngoài trời, cha mẹ chia sẻ với các con về kiến thức dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc vào buổi tối, chuẩn bị bữa trưa tại nhà cho con đem đi học…

Bên cạnh đó cha mẹ không nên sử dụng những món ăn ngon như một hình thức phạt hoặc phần thưởng cho trẻ, không bắt trẻ ăn kiêng thái quá khiến chúng luôn thèm ăn, hạn chế cho trẻ uống nước ngọt hoặc nước có ga và quan tâm giúp trẻ nâng cao sự tự tin.

Minh Tran

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Đi khám bệnh: Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa con đến bệnh viện?

Đi khám bệnh là việc mà hầu như em bé nào cũng phải trải qua vài lần trong thời thơ ấu. Khi đưa con đi khám bệnh ba mẹ cần chuẩn bị những gì? Hoặc trường hợp nào mới nên đưa con đi khám bệnh? Marry Baby sẽ chia sẻ về vấn đề này để giúp các phụ huynh không bị bối rối trong việc đưa con đi khám bệnh nhé.Đi khám bệnh

Những triệu chứng bệnh phổ biến cần cho bé đến gặp bác sĩ

  • Nếu con chỉ chảy nước mũi trong, vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không đáng ngại. Nhưng nếu con chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, mệt mỏi và ngủ li bì, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
  • Con khóc nhiều hơn bình thường, dỗ mãi không nín hoặc khóc ré lên từng hồi. Hoặc con khóc yếu hơn mọi lần, có thể không khóc nhưng kém hoạt bát, ngủ li bì khó đánh thức nghĩa là con đang bệnh rồi đấy.
  • Con không muốn bú mẹ, lười bú và nôn trớ nhiều hơn, nôn trớ có màu hơi xanh cũng cần đi gặp bác sĩ.
  • Con bú mẹ, đi ngoài ra nước và lỏng hơn bình thường, có thể con bị tiêu chảy, nên tăng cữ bú thường xuyên để tránh con bị mất nước. Ngược lại, con đi ngoài có phân cứng, vón cục có kèm theo máu và chất nhầy, có thể con bị táo bón. Hai trường hợp này đều phải đưa con đi gặp bác sĩ.
  • Con có dấu hiệu khó thở, thở khò khè. Nếu con dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 37.5ºC, cần đi khám bác sĩ ngay. Với bé lớn hơn, cha mẹ nên lau mát hạ sốt cho bé và theo dõi xem có các triệu chứng khác như ho, đau họng thì đưa con đi khám bác sĩ.

Những việc cần làm khi đưa con đến gặp bác sĩ

  • Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ cách dụng cụ (khăn mặt, sữa, bỉm).
  • Mẹ cũng nên dành vài phút viết ra giấy những điều cần hỏi bác sĩ cũng như những quan tâm lo lắng của mẹ đối với bệnh trạng của con.
  • Mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ tiêm ngừa, sổ khám bệnh có ghi bệnh án hoặc tiền sử bệnh của con, để bác sĩ xem và chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Mẹ cũng cần mang theo một quyển sổ tay và một cây bút để ghi lại lời dặn dò của bác sĩ.
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ. Sau đó kiểm tra lại đường đi đến phòng khám để biết chính xác địa điểm nhằm tránh đi lạc gây mất thời gian, cũng như đừng đi quá sát giờ hẹn khám sẽ khiến mẹ vội vàng mà quên nhiều thứ.
  • Xem lại lịch tái khám trước khi đi về, mẹ nhé.

    Đi khám bệnh
    Nên chuẩn bị đồ cho bé trước khi đưa on đi khám bệnh

Trường hợp cần đưa con đi khám bệnh gấp hoặc cấp cứu

1. Đồ dùng cho bé

Mẹ nên cho vào túi đồ của mình những vật dụng như tã giấy nếu bé còn dùng tã, khăn mặt, một gói khăn ướt, 2-3 bộ quần áo và một chiếc mền mỏng. Mẹ cũng cần nghĩ sẵn trong đầu vài vấn đề quan trọng về tình hình sức khoẻ của con để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cho con một cách chính xác.

2. Giấy tờ

Mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh cũ của con và quyển sổ ghi các mũi tiêm ngừa mà con đã tiêm. Đừng quên mang theo viết và một quyển nháp để ghi thông tin cần thiết từ lời khuyên của bác sĩ.

3. Tìm bệnh viện gần nhất

Đưa con đến bệnh viện gần nhất mà mình biết, từ bệnh viện đó các bác sĩ sẽ cấp cứu sơ bộ, nếu cần thiết họ sẽ dùng xe chuyên dụng chuyển viện cho con một cách nhanh nhất. Khi cấp cứu, thời gian là yếu tố quyết định nên mẹ không nên nhất quyết chọn bệnh viện chuyên khoa theo ý mình để rồi mất thời gian chạy loanh quanh.

4. Chia sẻ với bác sĩ mọi điều về sức khỏe của bé

Khi đưa con vào thăm khám, mẹ đừng ngại hỏi bác sĩ bất cứ điều gì mà mẹ thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ.ĐI khám bệnh

5. Nhớ ngày tái khám cho con

Sau khi khám xong, cần xem kỹ trong sổ khám bệnh về ngày tái khám. Nếu bác sĩ không ghi ngày tái khám vào sổ, mẹ nên hỏi bác sĩ ngay. Có thể bác sĩ quên ghi, cũng có khi bác sĩ thấy con không cần phải tái khám nữa nên không ghi.

6. Vệ sinh cho mẹ và bé sau khi từ bệnh viện về nhà

Vì bệnh viện là nơi ẩn chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây hại nên sau khi khám bệnh xong, về nhà, mẹ cần phải rửa mặt mũi, tay chân cho con và cho bản thân mình. Mẹ nên ghi chú ngày tái khám nếu có của con vào lịch để bàn hoặc lịch treo tường để nhớ đưa con đi tái khám đúng ngày.

Trường hợp con chỉ sốt nhẹ, cảm lạnh, không cần vội vã cho con đi khám bệnh gấp

Các mẹ có thể gọi điện thoại hoặc nhờ người ghé phòng khám hoặc bệnh viện để lấy số hẹn trước. Việc này khá tiện lợi, tránh được sự chờ đợi mệt mỏi trước phòng khám đông đúc.

Nếu được hãy cho con đi khám vào buổi chiều. Vì buổi sáng, nhất là sáng đầu tuần và cuối tuần, là giờ cao điểm, bệnh nhân rất đông, buổi chiều vắng hơn, bác sĩ có thể khám cho con chu đáo và ít sai sót hơn. Đồng thời, mẹ có thời gian hỏi thăm tình trạng bệnh của con nhiều hơn.

Nếu bé đã học tiểu học mẹ đừng quên gửi đơn xin nghỉ đi khám bệnh của bé cho cô giáo chủ nhiệm của con để xin phép nhé.

[inline_article id=177418]

Khi trẻ có dấu hiệu ốm, bệnh, mẹ cần đưa con đi khám bệnh, nhất là các trường hợp có biểu hiệu bệnh nguy hiểm. Nếu để kéo dài, bệnh tình có thể phát triển nặng khiến cho việc chữa trị của bé gặp khó khăn và tốn kém hơn. Để việc đi khám bệnh được suôn sẻ mẹ nên chuẩn bị đồ dùng và giấy tờ cho bé chu đáo nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những thực phẩm có hại cho trí thông minh của trẻ

Dưới đây là danh sách “thực phẩm đen” mà cha mẹ nên hạn chế cho con cái để sự sáng tạo và trí thông minh của bé không bị “cản trở”.

1. Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo:
Mặc dù đồ ăn nhanh là những món ăn khoái khẩu của bé, nhưng đây là những món ăn chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não gây tác động xấu tới sự phát triển trí thông minh. Lipid peroxide là chất có khả năng phá hủy các vitamin trong thực phẩm, ảnh hưởng đến sự hấp thu protein trong cơ thể, đồng thời làm cho một số hệ thống enzym chuyển hóa của cơ thể bị phá hủy, dễ gây ra tình trạng mất trí nhớ.

Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine – là một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo. Do đó, dù đây là những món ăn ưa thích của rất nhiều trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ nên hạn chế cho bé dung nạp vào cơ thể.

2. Thực phẩm chế biến sẵn:
Với những loại thực phẩm chế biến sẵn hết đều chứa các hóa chất, phẩm màu, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản. Các loại hóa chất này hoàn toàn không tốt cho não bộ còn non nớt của bé.

Nếu để bé thường xuyên sử dụng những món ăn chế biến sẵn, lượng hóa chất có trong nhóm thực phẩm này dần dần phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não, giảm khả năng nhận thức và óc sáng tạo của trẻ.

3. Thực phẩm chế biến quá nhiều muối:
Ăn mặn là thói quen không tốt cho sức khỏe không chỉ người lớn mà cả ở trẻ nhỏ.

Chế độ ăn uống với những món ăn mặn không chỉ gây ra huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tắc mạch, mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm suy giảm trí thông minh của con người. Bên cạnh đó, việc nạp lượng lớn natri (muối) vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, tế bào não chậm phát triển, máu thiếu ô xy, dẫn đến mất trí nhớ và thậm chí là cả lão hóa sớm.

Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ, cha mẹ đừng tạo nên cho con cái chế độ ăn uống với quá nhiều muối.

thuc_pham_khong_tot_cho_tri_thong_minh_cua_tre
Bên cạnh những dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe và trí thông minh của con yêu

4. Thực phẩm có nhiều bột ngọt:
Để tăng thêm vị ngon ngọt cho món ăn, nhiều người thường có thói quen cho rất nhiều bột ngọt nêm nếm khi chế biến. Tuy nhiên, khi lượng bột ngọt quá cao (trên 4g/ ngày) được đưa vào cơ thể trong thời gian dài, sẽ gây thiếu chất kẽm nghiêm trọng ở trẻ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí thông minh ở bé.

Vì vậy, tốt nhất đừng quá lạm dụng bột ngọt khi chế biến đồ ăn, đặc biệt là trong món ăn dành cho con trẻ.

5. Thực phẩm chứa nhiều đường:
Cũng giống như những loại thực phẩm chứa nhiều muối, thì thực phẩm với quá nhiều đường cũng là “thủ phạm” gây hại cho trí não của bé.

Bởi khi lượng đường quá nhiều có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, đồng thời cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Đặc biệt, khi con trẻ đang trong giai đoạn phát triển, thì thực phẩm chứa nhiều đường còn có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của bé.

Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường là một cách để cha mẹ bảo vệ sự sáng tạo và thông minh cho trẻ.

TT

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Dinh dưỡng khi mang thai và những hiểu lầm tai hại

Thực tế, những hiểu lầm tai hại về chế độ dinh dưỡng khi mang thai như thế này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.

1. Ăn nhiều để em bé to, khỏe
Với quan niệm phải “ăn cho hai người” khi mang thai, nên các bà bầu thường cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe. Nhưng trên thực tế, việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ.

Đồng thời, khi bà bầu nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn sẽ làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.

Ngoài ra, việc thai nhi to quá mức khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các bà bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai

2. Ăn trứng ngỗng để con thông minh

Rất nhiều phụ nữ tin rằng, ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn. Bởi vì quan niệm dân gian, trứng ngỗng là món ăn giúp em bé phát triển tốt, đặc biệt là phát triển trí não, khiến bé sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi.

Tuy nhiên, chưa hề có một kết luận khoa học nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Hơn thế, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng nhỏ hơn hàm lượng vitamin có trong trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Nếu như hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng là 0,33mg%, thì hàm lượng vitamin này trong trứng gà là 0,70mg% trong trứng gà. Tức là hàm lượng vitamin A của trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Dinh dưỡng khi mang thai 2
Hàm lượng vitamin A, một trong những vi chất dinh dưỡng khi mang thai quan trọng, có nhiều trong trứng gà hơn trứng ngỗng

Mặt khác, việc bà bầu bổ sung trứng ngỗng thường xuyên có thể bị bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao. Bởi vì trứng ngỗng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai.

3. Nhịn ăn để không bị nôn
Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén nặng khiến nhiều bà bầu rất khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Đây là quan niệm sai lầm tai hại của nhiều bà bầu. Vì khi người mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng khi mang thai thiết yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Khi người mẹ ăn uống thường xuyên và đầy đủ thì cho dù có bị ói sau khi ăn, nguồn thức ăn vẫn không đi ra ngoài hết, mà vẫn được cơ thể hấp thu. Do đó người mẹ vẫn cần ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cách khắc phục tạm thời cho bạn khi nôn ói do nghén nặng là: ăn ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai cho mẹ và thai nhi.

TT

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cảm cúm khi mang thai: Mách mẹ 11 cách chữa vô cùng đơn giản

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ mệt mỏi, mất sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Các bà bầu rất dễ mắc phải loại bệnh này trong mùa đông, xuân và ở thời điểm đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu do những thay đổi của nội tiết tố.

Bình thường bệnh cảm cúm rất dễ chữa, chỉ cần uống thuốc tây là khỏi, thế nhưng khi mang thai thì việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi là không an toàn cho thai nhi. Cho nên mẹ cần tìm đến những biện pháp khác trước khi sử dụng thuốc để không ảnh hưởng đến em bé. MarryBaby xin chia sẻ những cách chữa cảm cúm khi mang thai tự nhiên, đơn giản và an toàn cho thai kỳ, mẹ có thể theo dõi ngay sau đây nhé.

Chữa cảm cúm khi mang thai bằng những việc đơn giản

1. Súc miệng bằng nước muối

Nếu có triệu chứng rát cổ họng hoặc ho dai dẳng, mẹ bầu hãy súc miệng ngay với nước ấm pha chút muối mỗi ngày vài lần. Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên nên cổ họng mẹ sẽ được làm dịu ngay lập tức.

2. Kê gối cao khi nằm ngủ

Có một giấc ngủ ngon mỗi đêm là cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị cảm cúm khi mang thai mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc. Các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn khi về buổi tối hoặc khuya làm các mẹ thấy khó thở. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi.

>>Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

3. Hơi nước

Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn nếu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu hoặc bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ.

Đặt tô nước nóng trước mặt để hơi nước bốc lên hoặc xả vòi nước nóng trong nhà tắm, đóng kín cửa và thư giãn. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi. Nhưng chú ý đừng nên thực hiện quá lâu nhé. 

4. Dùng tinh dầu

Các loại tinh dầu tự nhiên như oải hương, bạch đàn và cây chè có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả khi mang thai bị cảm cúm. Mẹ bầu có thể pha loãng tinh dầu, thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy dễ chịu.

5. Dùng thuốc nhỏ mũi

Nếu xuất hiện các triệu chứng cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Nước muối giúp làm mềm gỉ mũi để mẹ dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, nước muối còn có tính sát khuẩn nên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và làm cho mũi ẩm ướt, dễ chịu hơn.

6. Uống nhiều đồ nóng

Uống đủ nước trong giai đoạn này là nhiệm vụ tối quan trọng, vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong. Hơi nóng sẽ làm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi.

7. Thường xuyên xì mũi

Khi bị cảm cúm khi mang thai sẽ có nhiều dịch nhầy trong mũi của mẹ bầu. Việc hỉ mũi làm chất nhầy thoát ra ngoài cũng là một cách để loại bỏ bớt vi khuẩn ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, mẹ cần hỷ vào tờ giấy rồi cuộn lại cho vào thùng rác chứ không nên hỉ mũi lung tung ra môi trường để tránh lây bệnh cho người khác nhé. Và trước khi hỉ mũi, mẹ bầu nên dùng nước xịt mũi làm dịch mũi lỏng ra sẽ dễ dàng cho việc hỉ mũi hơn nhé. 

8. Bổ sung vitamin

Chanh mật ong giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy, các thực phẩm này còn giúp trị viêm họng hiệu quả và an toàn cho thai kỳ. Bên cạnh đó, tắc chưng đường phèn cũng là một trong những bài thuốc cảm trị viêm họng an toàn mà mẹ bầu nên thử.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung kẽm để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung nhé.

>>Xem thêm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

Các cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng kinh nghiệm dân gian

1. Cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng phương pháp xông tinh chất tỏi

Vị hăng hăng của tỏi có thể khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên, đây là loại gia vị đặc biệt, có công dụng như 1 loại thuốc để trị bệnh cúm rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glycogen và alen, fitonxit- là những chất có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cách thực hiện:

  • Lấy vài nhánh tỏi giã nhỏ cho đến khi sền sệt
  • Cho tỏi đã giã vào một cái chén và đặt trước mũi để ngửi.

Đây là cách làm đơn giản và rất an toàn để chữa cảm cúm khi mang thai. Nếu muốn “đánh bay” cảm cúm nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi để uống với nước.

>>Xem thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

2. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng lá tía tô, kinh giới

Trong dân gian, tía tô và kinh giới được xem là hai vị thuốc cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Ngoài ra, tía tô cũng là một vị thuốc dùng để an thai. Cho nên khi mang thai bị cảm cúm, mẹ bầu có thể dùng bài thuốc này để giảm bớt các triệu chứng khó chịu nhé.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá tía tô và kinh giới mỗi thức một nắm rửa sạch, để ráo nước
  • Cho hai loại lá cùng 2 bát nước vào nồi đun sôi đến khi nước trong nồi chỉ còn lại khoảng 1 bát
  • Múc nước ra bát để tới khi bớt nóng thì uống

Ngoài ra, mẹ có thể nấu cháo trứng với lá tía tô hoặc lá kinh giới để ăn lúc nóng. Cháo này cũng có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả vì nó giúp thải độc ra khỏi cơ thể thông qua việc toát mồ hôi.

3. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng cách xông lá thảo dược

Vỏ bưởi, cây sả, gừng, lá chanh, húng quế… có vị cay, tính ấm có tác dụng trị cảm cúm rất hiệu quả, đặc biệt là khi kết hợp với các loại lá xông thảo dược khác.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 50-100g gồm 5- 7 loại lá xông kể trên rửa sạch
  • Cho các loại lá vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín, đun cho tới sôi
  • Khi nước sôi đun tiếp 3-5 phút nữa thì bắc nồi nước xuống
  • Bạn ngồi cạnh nồi nước mở hé vung rồi trùm kín cả người cả nồi nước để xông. Bạn hãy hít thở thật đều để hơi nước đi sâu vào mũi, giúp làm sạch vi khuẩn và thông đường thở.
  • Thời gian xông khoảng 15-30 phút tùy vào khả năng chịu đựng của bạn. Sau khi xông xong hãy dùng khăn lau khô mồ hôi và mặc quần áo

Bà bầu nên xông khoảng 2 -3 ngày liên tiếp để loại bỏ hết virus và độc tố ra khỏi cơ thể để chữa cảm cúm khi mang thai. Bạn có thể kết hợp cách xông lá thảo dược với việc ăn một tô cháo giải cảm, hoặc uống một ly nước chanh có bỏ thêm chút muối để đạt hiệu quả nhanh hơn nhé.

>>Xem thêm: Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Ngoài ra, bà bầu có thể dùng một số loại thức uống có công dụng trị cảm lạnh như: trà chanh với mật ong, trà gừng với chanh, trà hoa cúc để uống nếu có dấu hiệu cảm cúm khi mang thai nhé.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lời hát ru của mẹ giúp phát triển IQ, EQ cho bé

Tác dụng diệu kỳ của lời hát ru

tuần thứ 20 thai kỳ, đôi tai của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Trước tuần thai thứ 24, não bé có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài bào thai. Vì thế, thai nhi có thể cảm thụ và nhớ từng điệu nhạc quen thuộc trước khi bé chào đời. Những lời hát ru là những âm thanh du dương, giúp con người ngủ ngon hơn. Riêng với bé, lời ru cho bé ngủ của mẹ còn có những tác dụng diệu kỳ khác.

1. Phát triển trí tuệ IQ

Những lời ru với phần điệp khúc lặp đi lặp lại như một thói quen sẽ tạo cho bé những ngôn từ đầu tiên, giúp bé tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn và nhớ lâu hơn.

Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc cho bé nhờ hát ru 2
Âm nhạc, đặc biệt là giọng hát ru của mẹ, có tác dụng tích cực tới sự phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc ở bé

Các nghiên cứu khoa học chứng minh bé được nghe nhạc phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tháng tuổi sẽ có IQ phát triển vượt trội và biết nói sớm hơn. Sự phát triển trí tuệ này của bé sẽ được biểu hiện qua các trò chơi xếp hình, giải đố…

Trong giai đoạn trưởng thành của bé, khi mẹ vẫn cho bé nghe hát ru, âm nhạc sẽ hình thành mối liên kết trong não bộ, có tác dụng nâng cao khả năng tư duy của bé.

Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể nhận thấy bé rất giỏi trong các môn chơi cờ, giải toán… và những môn cần sự tư duy!

2. Phát triển trí tuệ cảm xúc EQ

Những bản nhạc giao hưởng, những bài hát ru… có tác dụng tích cực đến khả năng cảm thụ xúc cảm của trẻ nhỏ. Những giai điệu nhạc tông cao sẽ giúp bé thể hiện cảm xúc tươi vui, những giai điệu nhạc tông trầm khiến bé có cảm xúc buồn. Những điệu nhạc nhanh và thay đổi tiết tấu giúp bé hào hứng phấn khích, còn những điệu nhạc chậm sẽ khiến bé tĩnh lặng.

Trên tất cả, lời hát ru của mẹ giúp củng cố mối dây liên hệ giữa hai mẹ con. Người mẹ nào thường xuyên hát ru con bằng giọng truyền cảm, bằng những ngôn từ mộc mạc đầy yêu thương sẽ giúp bé cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của mẹ. Được như thế, đứa bé ấy ra đời và lớn lên luôn có sự gắn kết diệu kỳ với mẹ. Bé sẽ biết trân trọng và yêu thương gia đình mình.

Minh Trang

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Những xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối

Dưới đây là những xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối mà bạn có thể cần thực hiện:

  • Hematocrit/hemoglobin (Xét nghiệm dung tích hồng cầu): Đây là loại xét nghiệm khi mang thai được lặp đi lặp lại, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhằm phát hiện tình trạng thiếu máu. (Nếu bạn đã được xét nghiệm khi kiểm tra đường huyết và cho kết quả bình thường, bạn có thể không cần phải lặp lại xét nghiệm dung tích hồng cầu).
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Bạn có thể tạm thời yên tâm nếu có kết quả xét nghiệm đường huyết bình thường trong khoảng thời gian từ tuần 23 đến 27. Ngược lại, nếu kết quả bất thường và bạn chưa thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết, bạn cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào lúc này.
  • Xét nghiệm kháng thể Rh: Nếu mẹ mang kháng thể Rh âm (Rh-), xét nghiệm kháng thể sẽ được lặp lại (thường là cùng lúc với xét nghiệm đường huyết) và mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ở tuần 27. Trong trường hợp không may nếu máu em bé lẫn vào máu của bạn, các globulin miễn dịch Rh sẽ ngăn cơ thể bạn phát triển các kháng thể có khả năng gây nguy hiểm cho con của bạn trong tương lai hoặc thậm chí ngay chính lúc này. Đặc biệt, nếu cha của bé cũng có kết quả xét nghiệm Rh âm như bạn thì bé cũng có Rh âm tính, và bạn sẽ không cần tiêm globulin miễn dịch Rh.
xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối chủ yếu để kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ và bé
  • Các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Xét nghiệm khi mang thai này thường được chỉ định cho các trường hợp có nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu của bệnh chlamydia và bệnh lậu không, và bạn sẽ được xét nghiệm máu để tìm bệnh giang mai. Bạn cũng nên xét nghiệm HIV lần nữa nếu gặp bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào kể từ lần xét nghiệm đầu tiên. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những cách điều trị làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho em bé.
  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Từ tuần 34 đến 36, bạn sẽ được kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và trực tràng. Trong trường hợp kết quả dương tính, bạn cũng sẽ không được tiến hành điều trị ngay bởi vì việc này không đảm bảo rằng các vi khuẩn sẽ không trở lại. Thay vào đó, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh khi sinh nở. Trong trường hợp bạn đã từng sinh con nhiễm GBS, bạn chắc chắn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh mà không cần thực hiện lại xét nghiệm.
  • Kiểm tra tình trạng sinh lý và sức khỏe thai nhi: Các xét nghiệm khi mang thai dạng này nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi nếu bạn bị một số biến chứng thai kỳ hoặc đã quá ngày dự sinh.
Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Chăm sóc tiền sản trong 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Đây là lúc mẹ phải lên chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp con phát triển, chuẩn bị sức khỏe, nơi sinh và đồ dùng cho bé.

3 tháng cuối thai kỳ

Khám thai đều đặn là vấn đề quan trọng hàng đầu

1. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tôi sẽ khám thai bao nhiêu lần?

Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hai tuần/lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh, bạn sẽ gặp bác sĩ 1 tuần/lần.

2. Trong các buổi thăm khám ở 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ làm gì?

  • Thăm hỏi về sức khỏe và tâm trạng của bạn; tiếp tục theo dõi những vấn đề bất thường đã được phát hiện ở lần khám thai trước (nếu có). Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có gặp phải các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường, đau đầu hay cảm thấy lo lắng, chán nản hay không. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào khác.
  • Hỏi han về chuyển động của bé. Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơn. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể sẽ được yêu cầu đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

3 tháng cuối thai kỳ

  • Kiểm tra cân nặng và xét nghiệm nước tiểu của mẹ để tìm những dấu hiệu (nếu có) của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt bạn xem có bị phù hay không.
  • Kiểm tra nhịp tim của bé và kích thước bụng của bạn để ước tính kích thước và vị trí của bé. Việc đo khoảng cách giữa xương mu và chóp tử cung sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường hay không.
  • Có thể bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn. Bác sĩ thường sẽ không thực hiện thao tác này mỗi lần khám, trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Khi bạn đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để quyết định xem có nên (hoặc khi nào nên) thực hiện các biện pháp giục sinh.
  • Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần theo dõi những vấn đề gì trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng sẽ được thông tin về các dấu hiệu sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác mà bạn cần phải gọi bác sĩ ngay. Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sắp sinh và cho mẹ biết khi nào cần liên lạc.
  • Nếu bạn có thắc mắc về việc sinh nở, những buổi khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thuận lợi để nhờ bác sĩ tư vấn. Bạn nên cùng chồng lập trước danh sách những câu hỏi và mang theo khi đi khám.
  • Thảo luận về các vấn đề sau khi sinh, ví dụ như mẹ có muốn cho con bú sữa mẹ hoặc cắt bao quy đầu cho bé trai hay không, hay những vấn đề khác như cách tránh thai sau sinh. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu một vài bác sĩ nhi cho bé nếu bạn chưa tìm được.

3. Thích nghi thời điểm khó chịu nhất của thai kỳ

  • Mang thai tháng cuối: Đỉnh điểm của cơn đau lưng

Mặc dù bầu đã tập thể dục trong thời gian mang thai, nhưng chuyện đau lưng vào 3 tháng cuối thai kỳ là không thể tránh khỏi. Áp lực từ trọng lượng của thai nhi chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu này. Giải pháp hoàn hảo nhất bây giờ đó là: Mẹ bầu rất cần được massage. Anh xã chắc hẳn sẽ làm tốt nhiệm vụ này hằng đêm, bạn đừng ngại nhờ, mẹ bầu nhé!

bụng bầu rạn nứt 2

  • Trở lại với thời kỳ nôn mửa

Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang dần đến ngày phải “lộ diện” làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên khá khó khăn. Một vài mẹo trị ốm nghén được áp dụng vào 3 tháng đầu đã đến lúc được tái sử dụng.

[inline_article id = 60107]

3/ Ăn mặc đẹp là chuyện khá phù du

Với bụng bầu và cơ thể ục ịch ở 3 tháng cuối thai kỳ, chẳng có mẹ bầu nào nghĩ đến chuyện sắm đồ mặc đẹp làm gì nữa. Miễn sao mặc đồ gì thoải mái là được! Thông thường, những chiếc đầm bầu sẽ là trang phục được ưa chuộng nhất để mặc ở nhà, đi chợ, đi ăn, đi chơi, ra đường.

  • Đối diện với chứng phù nề

Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” và lên đến đỉnh điểm với bà bầu 3 tháng cuối. Vì vậy, chắc hẳn hiện tượng sưng chân tay, phù nề là không thể tránh khỏi. Những đôi giày mà bạn dùng trong tam cá nguyệt thứ 2 giờ đã không thể tiếp tục được mang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài việc phải sắm thêm giày mới, bạn cũng nên cố gắng vận động, đừng ngồi hay đứng một chỗ quá lâu để hạn chế tình trạng đáng ghét này.

Thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và những điều mẹ cần chuẩn bị đi sinh

3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Đây là lúc mẹ phải lên chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp con phát triển, chuẩn bị nơi sinh và đồ dùng cho bé.

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé 3 tháng cuối

Giai đoạn này thai nhi đã khá to và bắt đầu chèn ép đường ruột, cơ thể mẹ xuất hiện chứng ợ nóng và khó tiêu. Mẹ cần tránh xa các loại thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no, tốt nhất hãy chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ.

Protein, chất béo, sắt và canxin cần được bổ sung đầy đủ. Tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ. Mẹ nhớ uống đủ 2,5 lít nước hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hạn chế táo bón.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ để bảo đảm dinh dưỡng cho bé cưng mà còn dùng làm năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mẹ trong cuộc hành trình “vượt cạn” sắp tới. Bạn có thể chăm sóc bản thân chi tiết theo lịch như sau:

 

thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

  • Tháng thứ 7

Bạn có biết rằng đây chính là giai đoạn não bé phát triển mạnh mẽ nhất trong suốt thai kỳ? Não bé sẽ đạt đến 25% não người lớn và bé rất cần các axit béo để phát triển mắt, não và hệ thần kinh. Bạn có thể thêm một ít dầu thực vật khi chế biến các món ăn hàng ngày. Dầu oliu, hướng dương hoặc dầu mè là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hoặc thay vì ăn các loại bánh snack cho đỡ “buồn miệng”, bạn có thể “nhâm nhi” các loại hạt bí, hướng dương… Bạn cần bổ sung từ 70-80g chất béo mỗi ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn cần uống bổ sung dầu cá.

Ngoài ra, bạn cũng nhớ bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể. Tình trạng thiếu vitamin C có thể khiến bạn bị vỡ ối sớm và tăng nguy cơ sinh non. Vitamin C cũng giúp bạn hấp thụ sắt và canxi tốt hơn.

  • Tháng thứ 8

Táo bón và các bệnh về tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu sẽ mang lại nhiều khó chịu cho bạn trong giai đoạn này. Ngoài những nguyên nhân không thể tránh khỏi như sự thay đổi hormone khi mang thai, áp lực ngày càng lớn của thai nhi tác động lên vùng chậu và bàng quang…, bạn có thể phòng tránh táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ. Tránh các thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia nhỏ thành những bữa khác nhau trong ngày.

  • Tháng thứ 9

[inline_article id=57397]

Các thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, cá, các thực phẩm giàu carbonhydrat như gạo, ngũ cốc sẽ giúp bạn dự trữ năng lượng cho công đoạn vượt cạn sắp tới. Đặc biệt, nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn hoàn toàn không được đụng đến những thực phẩm như tía tô, húng quế, thơm… thì đây chính là lúc bạn nên đưa chúng vào thực đơn của mình rồi đấy, những thực phẩm này sẽ giúp bạn co bóp tử cung tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong những tuần cuối cùng để tránh những “hiệu quả ngược” nhé!

2. Giờ G chuẩn bị điểm!

Mặc dù đã từng mong muốn ngày dự sinh nhanh đến từ những ngày đầu mang thai, nhưng khi gần đến thời điểm hết hạn, bầu chỉ mong sao khoảnh khắc ấy đừng đến. Nỗi ám ảnh đau đẻ quá lớn làm bầu ước gì có thể kéo dài thời gian mang thai ở những tuần cuối của thai kỳ. Chẳng có sự chờ đợi nào lại chứa đựng cảm xúc lo lắng, hồi hộp và mâu thuẫn đến vậy vào những khoảnh khắc cuối cùng. Vừa mong được sớm gặp mặt con, vừa sợ phải đi đẻ – một cảm giác hết sức khó tả phải không bầu?

  • Lựa chọn bệnh viện đi sinh

Chi phí sinh con khá tốn kém. Một vài bệnh viện lại không chấp nhận thanh toán dựa trên bảo hiểm. Do đó việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu chế độ bảo hiểm y tế của mình.

Sau khi tìm hiểu và “khoanh vùng” lựa chọn, ưu tiên tiếp theo mẹ nên dành cho vị trí địa lý và chi phí của bệnh viện. Ưu tiên tìm hiểu các bệnh viện gần nhà mẹ nhé. Nếu cơn chuyển dạ đến bất chợt, bệnh viện gần nhà sẽ kịp thời tiếp nhận và xử lý những tình huống xấu nhất.

Sau khi đã xác định bệnh viện, mẹ có thể tiếp tục tìm hiểu về dịch vụ thai sản như thời gian lưu trú, số lượng sản phụ trong phòng, số người được chăm sóc, các dịch vụ đi kèm.

  • Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị vật dụng cho bé

Việc lên danh sách và sắm đồ dùng cho bé từ bây giờ sẽ giúp mẹ không thiếu sót hay lúng túng khi bé chào đời. Mẹ hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi để mua sắm quần áo và các đồ dùng cần thiết cho con nhé.

 

Quần áo, bình sữa và tã là ba vật dụng cần đặc biệt lưu ý khi mua. Đây là những sản phẩm sẽ tiếp xúc trực tiếp trên da và hệ tiêu hóa của bé.

  • Quần áo: Mẹ nên chọn chất liệu vải cotton thoáng mát và có độ thấm hút tốt. Áo buộc dây, nút bấm một bên sẽ dễ dàng khi mặc. Không nên chọn áo chui đầu, áo cài nút giữa.
  • Bình sữa: Trẻ vừa mới sinh cho đến 6 tháng tuổi cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên chuẩn bị sẵn bình sữa phòng việc không có sữa cho bé bú ngay. Trên thị trường hiện có núm ti nhựa, silicon và cao su với nhiều kích cỡ và tốc độ dòng chảy khác nhau. Bình sữa phổ biến bằng thủy tinh hoặc nhựa. Khi chọn bình nhựa, mẹ hãy tìm chọn sản phẩm có dòng chữ “BPA-free”.
  • Tã: Trong những tháng đầu đời, ăn nhiều và đi ngoài nhiều là đặc tính phổ biến của hầu hết trẻ sơ sinh. Bé đi ngoài nhiều nên việc thay tã và vệ sinh cho bé rất thường xuyên.

Trước đây nhiều mẹ dùng tã vãi, sau này là đến miếng lót, và giờ nhiều bố mẹ đã bắt đầu dùng tã dán sơ sinh để thay thế vì nhờ thiết kế vừa vặn, thắm hút tốt, chống tràn và êm mềm. Nhiều bố mẹ hiện nay tìm đến loại tã dán mới Huggies dành cho bé sơ sinh cũng vì những tính năng đặc biệt nổi trội này. Vì da sơ sinh rất non nớt, nên các bố mẹ chú ý, tã cho bé sơ sinh phải là tã chăm sóc tốt nhất cho da bé.

Mẹ chuẩn bị những công việc trên trong 3 tháng cuối thai kỳ để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi

Khi nào mẹ sẽ bắt đầu nhận ra dấu hiệu của thai máy?
Cảm nhận đầu tiên có thể là trong khoảng tuần 15 đến 21. Thực ra bé đã bắt đầu chuyển động từ tuần thứ 6 hoặc 7 và bạn có lẽ đã nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm nhưng những cử động này còn quá yếu ớt để bạn có thể nhận ra. Các bà mẹ sinh con thứ có thể nhận ra những chuyển động nhẹ đầu tiên – còn gọi là “thai máy” – sớm hơn những người mới làm mẹ lần đầu. Lúc mới đầu, có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa chuyện thai máy và cảm giác sôi bụng vì đói. Những phụ nữ gầy thường có xu hướng cảm nhận thai máy sớm hơn.

thai máy

Ba mẹ nào cũng chờ đợi được nghe thai máy

Những chuyển động đầu tiên sẽ như thế nào?
Các bà mẹ mang thai miêu tả cảm giác này bằng nhiều cách khác nhau như bắp rang nổ, cá quẫy, bươm bướm đập cánh hay một cái vỗ nhẹ. Ban đầu, bạn có thể sẽ nghĩ rằng đó là cảm giác do đầy hơi hoặc đói bụng, nhưng khi bắt đầu cảm nhận chúng thường xuyên hơn, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Bạn có thể cảm thấy em bé máy khi đang ngồi hoặc nằm yên.

Khi nào nên lo lắng về những cử động của bé?
Mặc dù bé đang chuyển động rất nhiều nhưng chúng vẫn chưa đủ mạnh để bạn có thể cảm thấy một cách rõ rệt. Cho tới giai đoạn giữa của thai kỳ, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận thường xuyên những cú quẫy, đạp mạnh hơn của bé. Thai ít cử động có thể là dấu hiệu không lành và bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai nhi. Khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị bạn đếm số lần máy của bé trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.