Chuyên mục gia đình cung cấp bí quyết xây dựng tổ ấm dài lâu dành cho bạn. Hãy tham khảo những nội dung hữu ích giúp củng cố “điểm neo” cho con thuyền hạnh phúc của gia đình mình!
Nếu bạn đang lo lắng và muốn hiểu hơn về tình trạng âm đạo có mùi. Sau đây là cách chữa vùng kín có mùi hôi tại nhà hiệu quả dành cho bạn.
1. Vùng kín có mùi hôi là như thế nào?
Vùng kín có mùi nhẹ là hoàn toàn bình thường và đó không phải là mùi hôi. Mùi của âm đạo do ảnh hưởng của các vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể. Do đó, mỗi cô bé sẽ có mùi khác nhau.
Hơn nữa, mùi của vùng kín có thể sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt; lượng dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và có thể có mùi. Và mùi còn có thể nặng hơn ngay sau khi vừa quan hệ xong.
[key-takeaways title=””]
Nhìn chung, mùi bình thường của vùng kín có thể là mùi lên men (do vi khuẩn), mùi sắt (do kinh nguyệt hoặc sau quan hệ bị chảy máu); hoặc mùi ngọt đầm (do hệ sinh thái vi khuẩn).
[/key-takeaways]
Trường hợp nếu vùng kín của chị em có mùi hôi liên tục trong nhiều ngày; hay thậm chí là mùi tanh; thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.
2. Vì sao vùng kín có mùi hôi?
Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi có thể là do nhiễm trùng hoặc bị viêm âm đạo. Điều đó cho thấy các hệ vi khuẩn trong âm đạo đang bị mất cân bằng.
Một số nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi phổ biến bao gồm:
Rò trực tràng: Một tình trạng hiếm gặp trong đó một lỗ thông giữa trực tràng và âm đạo khiến cho phân rò rỉ vào âm đạo.
Ung thư cổ tử cung: Các triệu chứng có thể bao gồm tiết dịch nhiều (có mùi hôi).
Tuy nhiên, mùi hôi nhẹ ở vùng kín thường là tình trạng tạm thời và tự hết. Điều này có thể là do thay đổi nội tiết tố; hoặc thậm chí do chế độ ăn uống. Ví dụ, thực phẩm có mùi nồng như tỏi hoặc cá; có thể gây ra sự thay đổi mùi ở vùng kín.
Để kiểm soát mùi hôi MarryBaby sẽ gửi đến chị em cách chữa trị và ngăn mùi hôi vùng kín tại nhà vô cùng hiệu quả ngay dưới đây.
3. Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà
3.1 Vệ sinh âm đạo đúng cách
Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà chính là giữ vệ sinh cho vùng kín. Nếu bạn là một người thường xuyên đổ mồ hôi; việc này là vô cùng cần thiết.
Hãy vệ sinh và giữ sạch vùng kín theo các hướng dẫn dưới đây:
Sử dụng sản phẩm tẩy rửa không mùi khi giặt đồ lót.
Đi tắm ngay sau khi tập thể dục.
Chỉ dùng xà phòng loại nhẹ và không mùi dành cho âm đạo.
Xây dựng thói quen thay đồ lót thường xuyên.
Dùng khăn thấm nhẹ nhàng khu vực vùng kín để loại bỏ mồ hôi (không chà xát).
3.2 Thụt rửa âm đạo không phải là cách chữa vùng kín có mùi hôi
Phần lớn phụ nữ nghĩ rằng, thụt rửa âm đạo sẽ làm sạch và ngăn mùi hôi của âm đạo. Thật ra cách này chỉ là tạm thời; và hậu quả sau đó là vô cùng nguy hiểm. Vì thụt rửa âm đạo sẽ khiến âm đạo bị mất cân bằng PH. Kéo theo đó là nguy cơ khiến âm đạo bị nhiễm trùng; và các bệnh lý khác.
Thụt rửa âm đạo (douching) là hành động rửa và làm sạch sâu bên trong âm đạo bằng nước hoặc các dung dịch vệ sinh vùng kín. Các bác sĩ khuyên phụ nữ tuyệt đối không dùng cách này để làm sạch âm đạo. Vì âm đạo có đủ khả năng cân bằng và làm sạch tự nhiên.
3.3 Cách chữa vùng kín có mùi hôi khi có kinh nguyệt
Một số phụ nữ nhận thấy vùng kín có mùi hôi nồng hơn trong kỳ kinh nguyệt; phổ biến là mùi kim loại giống như sắt hoặc mùi khắm.
Do đó, cách trị vùng kín có mùi hôi trong chu kỳ kinh nguyệt là dùng cốc nguyệt san, tampon hoặc là phải thay băng vệ sinh thường xuyên, cụ thể là sớm hơn 3-4 tiếng cho mỗi miếng lót.
3.4 Cách chữa vùng kín có mùi hôi là chọn đồ lót phù hợp
Là phụ nữ, ai chẳng muốn mình trở nên quyến rũ trong bộ “nội y gợi cảm”. Mặc dù không phải ai cũng nhìn thấy.
Nhưng chị em có biết, phần lớn trang phục “nội y gợi cảm” được sử dụng từ chất liệu như nylon hoặc polyester. Đây là chất liệu không có khả năng thông thoáng và thấm hút kém.
Trong khi đó, âm đạo luôn ấm và ẩm, và rất cần sự thoáng khí. Nếu chị em thường xuyên để vùng kín bị ngộp thở như thế, thì có thể dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín và khiến vùng kín có mùi hôi.
Thay vào đó, hãy ưu tiên chọn đồ lót từ chất liệu 100% Cotton nhé.
3.5 Cách chữa vùng kín có mùi hôi – Sử dụng men vi sinh
Các lợi khuẩn giúp kiểm soát nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi hiệu quả vì chúng có tác dụng khôi phục độ PH bình thường của vùng kín, từ đó hạn chế mùi.
Nếu có ý định áp dụng cách chữa vùng kín có mùi hôi bằng việc sử dụng probiotic để bổ sung lợi khuẩn; chị em hãy lựa chọn các nhà sản xuất đáng tin cậy; hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhé.
3.6 Cách chữa vùng kín có mùi hôi tự nhiên là quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn là cách chữa trị và ngăn vùng kín có mùi hôi tự nhiên. Vì khi quan hệ, dịch tiết âm đạo và tinh dịch có thể tạo ra mùi quanh vùng kín.
Đó là chưa kể đến những loại gel bôi trơn, dầu massage; các chất này có thể ảnh hưởng đến độ PH của vùng kín; và có thể xem là nguyên nhân của việc gây ra mùi cho vùng kín.
3.7 Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách chữa vùng kín có mùi hôi dễ làm nhất
Các thực phẩm chứa nhiều đường có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm men, làm thay đổi mùi âm đạo. Không những thế, một số thực phẩm khác cũng làm thay đổi mùi âm đạo như: hành tỏi, cà phê, rượu, thơm (dứa)…
Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của thực phẩm có thể làm thay đổi mùi âm đạo. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ giúp ích cho chị em trong việc hạn chế gây ra mùi hôi vùng kín.
Lý do để phụ nữ quyết định đi khám bác sĩ thường chính là những lý do liên quan đến vùng kín, âm đạo. Thông qua đó, việc chị em có thể sớm nhận diện được chính là thông qua mùi, màu sắc của kinh nguyệt,…
[key-takeaways title=”Dấu hiệu cho thấy chị em nên đi khám bác sĩ”]
Vùng kín có mùi hôi kéo dài.
Vừa có mùi vừa tăng tiết dịch âm đạo.
Ngứa và đau rát vùng kín.
Ra máu âm đạo bất thường như màu vàng, màu nâu đen,..
[/key-takeaways]
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về mùi hôi của vùng kín. Bên cạnh đó, với những cách chữa trị và ngăn vùng kín có mùi hôi tại nhà mà MarryBaby đã gợi ý ở trên.
Nếu cần thiết, chị em nên lưu lại hoặc gửi cho hội chị em của mình. Vì có một vùng kín khỏe mạnh cũng khiến chị em tự tin hơn nhiều đấy!
Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và nguồn gốc Lễ Vu Lanbáo hiếu là gì nhé!
1. Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên.
Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu; mà còn là ngày “xá tội vong nhân”; như mọi người thường có một câu: ‘Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân’. Xưa kia cha ông quan niệm rằng; sống ở trong cuộc đời không phải ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ. Vậy ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy hàng năm?
2. Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy?
Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra cố định hàng năm vào ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch). Chiếu theo dương lịch thì Lễ Vu Lan báo hiếu trong vài năm tới sẽ như sau:
Lễ Vu Lan 2022 rơi vào thứ 6, ngày 12/08 dương lịch.
Lễ Vu Lan 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30/08 dương lịch.
Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 18/08 dương lịch.
Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch.
3. Nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Chữ “Vu Lan” là danh từ viết tắt của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆); được chuyển ngữ thành từ “Ullambana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.
Chuyện kể về nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Theo truyền thuyết Phật giáo, tôn giả Mục Kiền Liên(Maudgalyayana), là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật (Đức Thế Tôn). Tôn giả là người đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ (quỷ đói).
Mẹ của tôn giả là bà Thanh Đề, người đã gieo vô số nghiệp ác. Nghiệp của bà là giết chóc, đánh tuổi chư tăng,.. Cuối cùng bà phải bị đọa đày xuống địa ngục và chịu mọi ác báo do bản thân gây ra.
Tôn giả Mục Kiền Liên là người xuất gia tu hành, sau khi chứng được lục thông, ngài liền nhớ đến mẹ của mình, tôn giả đã dùng tuệ nhãn để tìm kiếm và thấy mẹ đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ, ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi Ngạ Quỷ dâng bát cơm cho mẹ và lập tức chén cơm hóa thành lửa.
Thấy vậy, ngài vô cùng đau khổ và lập tức quay về hỏi Đức Phật về chuyện này. Đức Phật nói với ngài rằng: ‘“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được.’
Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng; sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.
Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
4. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Qua hàng ngàn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.
Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Ngày lễ Vu Lan hàng năm được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu phải nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các bậc anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan toả khắp cả nước.
5. Nghi thức bông hồng cài áo ngày Vu Lan báo hiếu là gì?
Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lấy làm lạ khi thấy người Nhật kính gài tặng sư một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này; sư ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Ý nghĩa của nghi thức bông hồng cài áo ngày Vu Lan báo hiếu là gì? Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những điều quý giá, để từ đó có những hành động sao cho phải với lương tâm.
Khi cúng lễ Vu Lan, bạn nên đặt hết cái tâm vào để thể hiện lòng thành, không cần quá chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”. Tuy mỗi gia đình có cách cúng khác nhau nhưng lễ vật cúng Vu Lan là gì? Mâm cúng bao gồm:
7. Nên tặng gì cho cha mẹ ngày lễ Vu Lan báo hiếu?
Sau khi bạn đã biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì; đừng quên dành tặng cha mẹ vài món quà để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ nhé.
Dưới đây là những món quà mà bạn có thể tham khảo:
Thật ra, món quà lớn nhất mà cha mẹ nào cũng mong muốn, chính là nhìn thấy con mình mạnh khỏe và hạnh phúc. Hy vọng bài viết của MarryBaby đã giúp bạn hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì; để từ đó hiếu thảo với cha mẹ nhiều hơn.
Các loại nước ép hoa quả và rau củ tốt cho sức khỏe vì chúng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
Chống viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể nhờ vitamin C.
Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tật về tim, tiêu hóa, huyết áp cao,…
2. Các loại nước hoa quả củ tốt cho sức khỏe
2.1 Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là một trong các loại nước ép hoa quả rất giàu vitamin C; một chất chống oxy hóa mạnh có thể hỗ trợ hấp thụ sắt, tốt cho da, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho cơ thể.
Đặc biệt, cà chua còn chứa nhiều lycopene, một loại carotenoid và chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
2.2 Nước ép táo
Nước ép táo là một trong các loại nước ép hoa quả rất tốt cho sức khỏe do rất giàu kali; một chất điện giải đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ thần kinh và tim mạch.
Không những vậy, loại nước ép này còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và axit chlorogenic; giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Cụ thể, 1 cốc nước táo khoảng 240ml có thể cung cấp khoảng:
114 calo.
1g protein.
28g carbs.
5g chất xơ.
Kali: 5% lượng khuyến nghị mỗi ngày.
Vitamin C: 3% lượng khuyến nghị mỗi ngày.
2.3 Nước ép lựu là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe
Nước ép lựu là thức uống đang rất được ưa thích trong thời gian gần đây. Nước ép lựu rất giàu vitamin K; giúp hỗ trợ quá trình đông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và xương.
Ngoài ra, loại nước ép này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin và vitamin C; giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nước cam là thức uống yêu thích của nhiều người; nhất là các trẻ nhỏ. Loại nước ép này rất giàu vitamin C; giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ việc hấp thu sắt.
Đặc biệt, nước cam còn chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit cinnamic, ferulic và chlorogenic. Có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào.
2.6 Nước ép nho: Một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe giàu chất chống oxy hóa
Nước ép nho chứa rất nhiều anthocyanins; một chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường chức năng não; cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, nước ép nho còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Do loại nước ép hoa quả này có thể giúp cải thiện chức năng mạch máu, thay đổi lipid máu; và giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu).
2.7 Nước ép dưa hấu là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe
Nước ép dưa hấu là thức uống mùa hè có thể giúp thanh lọc và giải độc cơ thể. Hàm lượng kali cao có trong dưa hấu có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn.
Không những vậy, thức uống này còn có tác dụng lợi tiểu tự nhiên; giúp cơ thể dễ dàng đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận.
Vitamin C có trong nước ép dưa hấu cũng có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp, các gân và dây chằng và giúp vết thương nhanh lành. Đây còn là loại thức uống tốt cho làn da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
2.8 Một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe: Nước ép mận
Nước ép mận có thể được làm từ quả mận khô hoặc quả mận tươi tùy theo sở thích của mỗi người. Nước ép mận chứa nhiều vitamin B, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi, sản xuất DNA và tế bào hồng cầu; cũng như sức khỏe của da và mắt.
Nước ép mận cũng được sử dụng như một phương thuốc chữa táo bón; đặc biệt là ở người lớn tuổi. Nhờ có chứa chất xơ nên uống nước ép mận có thể giúp làm mềm phân và làm trơn tru hơn quá trình di chuyển của phân.
Ngoài ra, nước ép mận cũng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, chẳng hạn như vitamin C và các hợp chất phenolic.
2.9 Nước ép bưởi là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe
Quả bưởi là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe có vị chua thanh được nhiều người yêu thích.
Nước ép bưởi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và hợp chất gọi là naringin rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng, trẻ hóa làn da và có thể giúp giảm cân.
2.10 Nước ép dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc Nam Mỹ. Vitamin C và mangan trong nó rất giàu có. Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn đồng thời còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch nữa. Còn mangan sẽ giúp bạn duy trì sự trao đổi chất mạnh mẽ và cùng khả năng chống oxy hóa từ chúng.
Đặc biệt nhiều chất chống oxy hóa trong dứa như flavonoid và axit phenolic không bị gò bó bởi thành phần nào, do vậy chúng có thể tồn tại được ở các điều kiện cơ thể khác nhau. Từ đó tác động hiệu quả tới cơ thể.
Dứa có một chất enzyme tiêu hóa là bromelain có chức năng như một cơ quan phá vỡ các khối protein cứng đầu từ đó nó có thể được hấp thu tốt hơn trong hệ ruột non chúng ta. Bạn cũng để ý thấy dứa cũng được cho là một công cụ để sử dụng làm mềm thịt hơn.
Uống các loại nước ép từ cam thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Trong cam có nhiều vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng.
Cam cũng là một nguồn axit citric và citrat tốt giúp ngăn ngừa sỏi thận. Chúng còn làm tăng khả năng hấp thụ sắt ở cơ thể từ hệ tiêu hóa.
Công thức như sau: Cam chọn loại cam vàng không hạt sau đó gọt vỏ bổ nhỏ từng miếng. Cà rốt nạo vỏ (nếu là hữu cơ bạn có thể để cả vỏ). Gừng bạn nạo vỏ ra. Sả thì xắt từng khúc nhỏ vì nếu to quá sẽ làm tắc máy đó. Cuối cùng bạn cho các nguyên liệu xen kẽ gừng, sả cùng cà rốt, cam vào máy để ép. Sau đó thưởng thức thôi.
Nước ép nam việt quất có vị chua và màu đỏ tươi. Đây là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều kali, chất chống oxy hoa, Vitamin C và E. Theo nghiên cứu vào năm 2017, Loại nước ép bổ dưỡng này cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, bằng chứng về việc nước ép nam việt quất hỗ trợ nhiễm trùng đường tiết niệu còn gây tranh cãi.
3. Các loại nước ép rau củ tốt cho sức khỏe
3.1 Nước ép dưa leo
Dưa leo cũng là một trong các loại rau củ tốt cho sức khỏe có thể làm nước ép. Nước ép dưa leo có lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa trong nước ép dưa leo cũng sẽ cải thiện tình trạng stress oxy hóa – một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim và phổi.
Công thức:
2 quả dưa leo
1 quả chanh
1 quả táo xanh
1 nắm rau bạc hà
3.2 Một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe: Nước ép củ dền
Củ dền có lượng chất chống oxy hóa và polyphenol rất cao – có tác dụng như chất chống oxy hóa hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư.
Củ dền đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt đặc biệt rất giàu vitamin A và enzyme betaine – với chức năng bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ gan, túi mật. Kali trong củ dền có khả năng làm sạch gan, thận. Đồng thời chúng còn có nhiều vitamin phong phú và đa dạng các khoáng chất với vitamin A, B-1, B-2, B-6 và C, axit folic, kali, canxi, sắt,…
Cần tây vốn được xếp vào nhóm những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin C, vitamin K, kali, canxi… cùng các hợp chất chống oxy hóa mạnh, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cũng như làn da. Đó là lý do khiến các loại nước ép tốt cho sức khỏe từ cần tây được nhiều người yêu thích thời gian gần đây.
3.4 Nước ép khổ qua là một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe
Khổ qua (mướp đắng) là loại quả có tính mát. Trong thành phần dinh dưỡng của quả mướp đắng có chứa nhiều vitamin C, hoạt chất glucose – polypeptide-p, charantin và vicine, chất xơ,… có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm cholesterol “xấu”, làm đẹp da… Vì thế mà nước ép khổ qua là một trong các loại nước ép cực kỳ tốt cho sức khỏe.
3.5 Một trong các loại nước ép tốt cho sức khỏe từ cà rốt
Cà rốt là một loại rau củ chúng ta thường sử dụng trong các bữa ăn thường ngày. Bạn cũng đã biết cà rốt có chứa rất nhiều loại vitamin như A, K1, B6 và Kali. Vitamin A có tác dụng trong việc cải thiện thị lực và quan trọng trong sự củng cố chức năng của hệ miễn dịch. Vitamin K1 thì hỗ trợ tốt cho sự phát triển của xương.
Trong cà rốt còn rất giàu nhiều hợp chất tốt, đặc biệt là carotenoids – hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, dạ dày, phổi. Ngoài ra chúng còn giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể.
Công thức:
1-2 cm gừng.
4 củ cà rốt vừa.
2 quả táo xanh vừa.
[inline_article id=300991]
4. Các loại nước ép mix trái cây và rau củ tốt cho sức khỏe
4.1. Nước ép cà rốt, dứa và gừng
Dứa mang đến hương vị nhiệt đới ngọt ngào và bùi bùi cho cà rốt và gừng cay giàu chất xơ và vitamin A.
Công thức:
Nguyên liệu: 7-9 cà rốt nguyên củ, 1/4 quả dứa, 2cm gừng.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
4.2 Nước ép tăng cường sức khỏe: Nghệ, chanh và gừng
Công thức:
Nguyên liệu: cam, chanh, nghệ, gừng.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
Bạn có thể cho một ít tiêu đen để hấp thu dưỡng chất từ gừng tốt hơn.
4.3 Nước ép hỗn hợp các loại rau xanh đơn giản và tốt cho sức khỏe
Nước ép mix rau xanh sẽ giúp bạn bổ sung chất xơ tốt; giải độc tố trong cơ thể và có thể duy trì năng lượng của bạn trong suốt ngày dài.
Đây không chỉ là một trong những loại nước ép tốt cho sức khỏe; mà còn khá ngon miệng vì quả táo giúp hạn chế vị đắng của rau xanh.
Công thức:
Nguyên liệu: cải xoăn, táo, cần tây, dưa chuột.
Bạn có thể thêm một chút mật ong nếu bạn cần.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
4.4 Nước ép mix giải độc và tăng cường vitamin
Nước ép mix cà rốt, cam, táo, cải xoăn và cải bó xôi vừa cung cấp nhiều vitamin bổ dưỡng; vừa chứa nhiều chất xơ chỉ trong một ly nước ép. Cam quýt tươi và một quả táo chua ngọt làm cho món nước bổ dưỡng này ngon miệng hơn.
Để pha trộn, cho các thành phần vào máy xay sinh tố cùng với 2 cốc nước lạnh.
Sau đó, bạn xay cho đến khi mịn và đổ ra ly để thưởng thức.
4.5 Nước ép mix cam và trái cây khác
Hỗn hợp các loại rau củ, cam quýt và trái cây có hạt này có thể trở thành một món ăn bổ dưỡng trong bữa sáng của bạn.
Công thức:
Nguyên liệu: cà rốt, cam, chanh, xuân đào, bạc hà.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
Bạn có thể cho thêm bạc hà hoặc không. Một số người bị trào ngược thực quản không nên dùng bạc hà.
4.6 Nước ép mix gừng, táo, cà rốt và củ dền
Đây là một trong các loại nước ép cực kỳ tốt cho sức khỏe với Vitamin A, K và beta carotene từ cà rốt; vitamin C và polyphenol từ táo; chất chống oxy hóa và folate từ củ cải đường cũng như lợi ích chống viêm từ gừng.
Công thức:
Nguyên liệu: củ dền, táo, gừng, cà rốt nguyên củ.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
4.7 Nước ép cam, dứa và cà rốt
Loại nước ép gồm ba thành phần này sẽ bổ dưỡng gấp đôi nếu bạn ép thêm một ít rau xanh để mix chung. Ví dụ: như cải xoăn hoặc rau bina.
Công thức:
Nguyên liệu: cà rốt, thơm, cam.
Ép từng loại nguyên liệu rồi trộn lẫn vào nhau rồi thưởng thức.
4.8 Nước ép Kiwi Agua Fresca
Agua Fresca, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “nước tự nhiên”. Nước ép Kiwi có nhiều Vitamin C và chất xơ và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại trái cây chua này có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, sức khỏe tiêu hóa và khả năng miễn dịch.
Công thức:
Nguyên liệu: kiwi, nước lạnh.
Cho các thành phần vào máy xay sinh tố và xay ở tốc độ cao cho đến khi kiwi nhuyễn.
Nếm thử để kiểm tra độ ngọt và bạn có thể thêm một chút chất tạo ngọt cho dễ uống hơn.
5. Uống các loại nước ép như thế nào để tốt cho sức khỏe nhất?
5.1 Uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe đúng cách
Nếu muốn tốt cho sức khỏe, không nên uống các loại nước ép theo cách “uống hết một hơi” trong một lần.
Tốt nhất, bạn nên nhâm nhi nước ép và đảo nó trong miệng như đang nhai. Việc “nhai” giúp miệng của bạn tiết ra nước bột có chứa enzym để có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước ép một cách vội vàng, hãy uống khi đang ngồi thư giãn, trong một trạng thái tinh thần thoải mái nhất có thể.
5.2 Uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe đúng thời điểm
Thời điểm lý tưởng nhất để uống các loại nước ép là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Bạn có thể uống một ly nước ép trước bữa ăn sáng 30 phút; điều này sẽ giúp dạ dày có thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất cho trong ly nước ép. Bạn cũng có thể uống nước ép sau khi ăn khoảng 2 tiếng.
Trong trường hợp bị đau dạ dày, không nên chọn các loại nước ép có vị chua để uống vào lúc sáng sớm. Có thể chọn thời điểm sau ăn khoảng 1 tiếng để uống nước ép.
Có nên uống nước ép trái cây vào buổi tối hay có nên uống nước ép trái cây trước khi đi ngủ không cũng là băn khoăn rất thường gặp. Nhìn chung, bạn vẫn có thể uống vào buổi tối nhưng nên uống trước 7 giờ tối để cơ thể đủ thời gian hấp thu.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết được công dụng của các loại nước ép hoa quả và biết các dùng để nhận được các lợi ích sức khỏe.
Ăn uống healthy là gì mà làm mưa làm gió trong thời gian dài vừa qua? Ăn uống healthy có thực sự giúp giảm cân không? Bạn sẽ có câu trả lời ngay sau đây!
1. Chế độ ăn uống healthy là gì?
Chế độ ăn healthylà một chế độ ăn uống lành mạnh; có đầy đủ, cân bằng của các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, đường, chất xơ, khoáng chất, v.v. Các nhóm thực phẩm được sử dụng trong chế độ ăn uống healthy có giúp duy trì mục tiêu giảm cân; giảm lượng calo; giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Chế độ ăn uống healthy, lành mạnh cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng thiết yếu như nước, chất đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin và chất xơ.
Theo WHO; một chế độ ăn uống healthy lành mạnh sẽ bao gồm:
Đảm bảo đầy đủ các khoáng chất như canxi, magie, v.v.
Bổ sung protein có trong các loại thịt, cá, đậu, trứng và các loại hạt.
Tăng lượng rau, củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm từ các loại hạt.
Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường, natri và kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý.
2. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống healthy
Chế độ ăn uống Healthy lành mạnh có 9 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
2.1 Uống đủ nước
Uống một cốc nước trước bữa trưa và bữa tối là một nguyên tắc của chế độ ăn healthy giúp hạn chế nạp nhiều thức ăn; giảm lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn. Hơn nữa, cung cấp đủ nước giúp duy trì năng lượng ở mức tốt nhất; gia tăng hiệu suất luyện tập, sinh hoạt hàng ngày; và ngăn ngừa việc tăng cân trở lại trong thời gian dài.
2.2 Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng.
Cách ăn uống healthy lành mạnh chính là ăn nhiều rau xanh. Vì rau có hàm lượng calo thấp; vừa giúp thỏa mãn cơn thèm ăn vặt vừa hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì; bệnh tim hay đột quỵ.
(*) Lưu ý: Một số loại trái cây sẽ có nhiều đường; theo đó mức calo cũng sẽ cao hơn như mít, sầu riêng, na,… Bạn hãy hạn chế những loại trái cây này
2.3 Chỉ tiêu thụ chất béo tốt
Dầu thực vật (trừ dầu dừa), các loại hạt, quả bơ, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… là những thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể; và nên được ăn với số lượng đủ cho một chế độ cân bằng.
Chúng có vai trò dự trữ năng lượng; giúp protein làm việc, tăng miễn dịch, sinh sản và tốt quá trình trao đổi chất cơ bản.
2.4 Hãy chọn lọc thực phẩm hữu cơ
Những thực phẩm này sẽ tăng khả năng miễn dịch và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Trong chế độ ăn healthy lành mạnh, bạn nên ưu tiên các thực phẩm được trồng hoặc nuôi tự nhiên; không chứa thuốc trừ sâu; phân bón hóa học; hay chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng.
2.5 Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn thường là thực phẩm ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ bảo quản lâu; không tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế dùng thực phẩm này trong chế độ healthy, lành mạnh.
Thay vào đó, hãy mua những thực phẩm tươi; chế biến và ăn ngay để đảm bảo cho sức khỏe.
2.6 Kiêng ăn đường, đồ ngọt
Đường là thực phẩm dễ gây béo phì, thừa cân. Đường có vị ngọt và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Do đó, trong chế độ healthy, ăn nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, tăng đường trong máu gây bệnh tiểu đường, béo phì.
2.7 Tránh xa rượu, bia, thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá là những sản phẩm nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Rượu, bia ảnh hưởng đến tim, gan, hệ thần kinh. Thuốc lá gây hại cho hệ hô hấp gây bệnh ung thư phổi. Tốt nhất nên tránh xa để đảm bảo sức khỏe.
2.8 Ăn uống chậm rãi, đúng giờ
Chế độ ăn uống Healthy lành mạnh đòi hỏi bạn cần ăn chậm, nhai kỹ. Việc ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát và khi vào dạ dày được tiêu hoá tốt hơn rất có lợi. Việc nhai nhanh sẽ dễ khiến bạn bị đau dạ dày, khó tiêu.
Ngoài ra, bạn nên ăn uống vào một giờ cố định bởi cơ thể có đồng hồ sinh học riêng. Không nên ăn quá giờ; bởi khi đó dạ dày sẽ tiết dịch tiêu hoá và nếu không có thức ăn sẽ khiến bạn bị đau dạ dày khi tiếp diễn.
2.9 Kiểm soát lượng calo của bữa ăn
Để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh healthy, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể. Số lượng calo này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Trạng thái sức khỏe tổng thể của bạn.
Mục tiêu của bạn về cân nặng (tăng cân, giảm cân).
Mức độ hoạt động vận động hàng ngày.
3. Những lợi ích của chế độ ăn uống healthy là gì?
3.1 Giảm cân và duy trì vóc dáng
Các thực phẩm trong chế độ ăn healthy chứa nhiều chất xơ và ít calo. Điều này giúp người ăn cảm thấy no lâu; giảm sự thèm ăn. Hoặc nếu ăn nhiều cũng không sợ dư calo.
3.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến suy tim và đột quỵ. Hàm lượng chất xơ dồi dào và ít đường trong chế độ ăn healthy sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol và đường trong máu. Góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; tăng huyết áp và tim mạch.
3.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Theo nhiều nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Institute), một số chất chống oxy hóa nhất định có tác dụng ngăn ngừa ung thư nguyên phát.
Chế độ ăn healthy có nhiều thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ví dụ như: các loại hạt; rau có màu xanh đậm; quả mọng như cam, dưa hấu, bưởi, ổi; Các rau củ có màu cam, đỏ, vàng như bí ngô và cà rốt.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 cũng chỉ ra rằng; ăn nhiều trái cây rau củ có tác dụng ngừa ung thư đường tiêu hóa, trực tràng và ung thư gan.
3.4 Cải thiện sức khỏe đường ruột
Một chế độ ăn healthy, lành mạnh, có nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp prebiotics. Và prebiotics giúp vi khuẩn tốt phát triển mạnh trong lòng ruột.
3.5 Giúp chắc khỏe xương và răng
Chế độ ăn uống healthy sẽ chứa nhiều canxi và magie – khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp xương và răng phát triển chắc khỏe.
Thực phẩm chứa nhiều canxi và magie trong chế độ ăn healthy: cải xoăn; bông cải xanh; các loại ngũ cốc; các sản phẩm từ sữa; quả có hạt cứng như đào, mận.
4. Thực phẩm nên sử dụng trong chế độ ăn uống healthy
4.1 Trứng
Trứng thường bị hiểu lầm là có hàm lượng cholesterol cao; nhưng đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng; và phù hợp với chế độ ăn healthy.
4.2 Cá biển
Bạn có thể cân nhắc sắm cá mòi và cá ngừ vào chế độ ăn uống healthy của mình.
Cá mòi là loại cá nhỏ, nhiều dầu; và là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn. Chúng có một lượng lớn các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần; bao gồm canxi và vitamin D.
Cá ngừ rất phổ biến ở các nước phương Tây; chúng có ít chất béo, ít calo và giàu protein. Đây là thực phẩm hoàn hảo cho bạn nếu bạn cần bổ sung thêm protein vào chế độ ăn; nhưng vẫn giữ lượng calo thấp.
4.3 Rau xanh và hoa quả
Các loại rau xanh và hoa quả healthy bạn có thể ăn bao gồm: dưa gang; táo đỏ;măng tây; ớt chuông; bông cải xanh; hạt chia; lá tía tô; cà rốt; dưa chuột; súp lơ trắng; tỏi; hành tây; cải xoăn; và cà chua.
4.4 Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa nguyên kem gần như là lựa chọn bổ dưỡng nhất. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều sữa nguyên kem nhất có nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2 thấp hơn.
Do đó, bạn có thể ăn phô mai, sữa chua và sữa nguyên kem ở liều lượng hợp lý nhé.
4.5 Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
Mặc dù chứa nhiều chất béo và calo, nhưng các loại hạt có thể hỗ trợ giảm cân. Những thực phẩm này giòn, no và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều người không hấp thụ đủ; ví dụ như magiê và vitamin E.
Trong chế độ ăn uống healthy, đừng quên bổ sung hạt hạnh nhân; hạt chia; hạt mắc-ca; hạt óc chó.
5. Thực đơn ăn uống healthy 14 ngày cho người mới bắt đầu
5.1 Thực đơn ăn uống healthy ngày 1
Bữa sáng: Yến mạch và nho khô; 1 cốc sữa hạnh nhân không đường.
6. TOP 3 cách ăn uống healthy hiệu quả và tốt cho sức khỏe
6.1 Ăn uống healthy theo kim tự tháp thực phẩm
Kim tự tháp thực phẩm sẽ cho ta biết nhóm thực phẩm nào cần ăn nhiều; nhóm nào ăn ít hơn. Từ đó giúp ta cân bằng dinh dưỡng cho từng ngày phù hợp để duy trì vóc dáng và sức khỏe.
Vậy ăn healthy theo kim tự tháp thực phẩm là gì? Kim tự tháp thực phẩm sẽ bao gồm 3 lớp:
Lớp nền tảng: Tương đương với các loại thực phẩm nên ăn uống thường xuyên giàu vitamin, khoáng chất và carbohydrate phức tạp có thể tìm thấy trong ngũ cốc, mì ống, bánh mì, trái cây và rau quả.
Lớp giữa: Gồm có cá, sữa, các loại hạt, trứng; và thịt trắng chứa carbohydrate – protein tốt nhất (nếu không vượt quá số lượng calo cần thiết).
Lớp đỉnh: Là những thực phẩm mà chúng ta nên tiêu thụ ít hơn do hàm lượng chất béo cao và chứa carbohydrate đơn giản gồm có thịt đỏ, kẹo và bơ.
6.2 Ăn uống healthy từ 3 đến 4 bữa mỗi ngày
Cách phân bổ các bữa ăn healthy trong 1 ngày là gì? Phân phối lượng thức ăn cần tiêu thụ đều cho từng bữa là cách thực hiện chế độ healthy hợp lý; giúp cung cấp và phân bổ năng lượng cho cả ngày dài; giúp cơ thể khỏe mạnh; hạn chế tình trạng đói, ăn vặt gây tăng cân, béo phì.
Một số gợi ý phân chia lượng calo cho các bữa bao gồm:
Bữa ăn sáng:Tuyệt đối không bỏ bữa sáng, nó mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể. Hãy bổ sung đủ nước, ăn ngũ cốc, sữa, trái cây hay bánh mì nguyên cám cùng mứt hoặc chút bơ để duy trì thể trạng tốt mà không gây tăng cân.
Bữa trưa và bữa tối: Nên tiêu thụ 100 – 150g thịt, cá, trứng, khoảng 200g rau cùng 50 -100g tinh bột cho mỗi bữa ăn. Tốt nhất nên chọn các loại carb chuyển hóa chậm; thay vì cơm hay bánh mì trắng.
Bữa ăn nhẹ: Nạp thêm một ít trái cây hay các thực phẩm ít calo khác vào giữa các bữa ăn chính mỗi ngày; nó sẽ giúp phân bổ tốt năng lượng được nạp vào.
6.3 Ăn uống healthy theo nhu cầu calo của cơ thể
Nhu cầu calo của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giới tính, cân nặng, tần suất hoạt động và luyện tập. Do đó chế độ ăn healthy cũng sẽ dựa vào thói quen tiêu thụ thực phẩm, phong cách sống hay sở thích vị giác để điều chỉnh phù hợp.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn Ăn Healthy là gì và bỏ tuổi cho mình nhiều thực đơn dinh dưỡng từ chế độ ăn này. Bên cạnh ăn Healthy, chế độ Eat Clean, Ăn thô cũng được nhiều người quan tâm vì lợi ích sức khỏe và công dụng giảm cân của chúng. Bạn có thể tham khảo trên MarryBaby.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Thất tịch và tại sao ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch lại giúp mọi người thoát “ế”.
1. Lễ Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất tịch
Theo truyền thống, ngày lễ Thất tịch (Qixi Festival) sẽ diễn ra thường niên vào ngày 7/7 âm lịch. Tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung; chúng ta còn gọi là Tết Ngâu hay ngày Ông Ngâu Bà Ngâu.
Ông Ngâu Bà Ngâu chính là câu chuyện của Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương. Chàng đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương; chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Sau khi hai người đã kết duyên vợ chồng; trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo; nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm và tiên. Để minh chứng cho tình yêu chung thủy; Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.
Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao; mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang; đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) sẽ được gặp nhau một lần.
2. Tại sao mọi người ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch?
2.1 Ăn chè đậu đỏ vì muốn thoát “ế”
Dù chỉ là chuyện tình của hai nhân vật trong truyền thuyết; nhưng chính sự chung thủy của họ đã truyền cảm hứng về niềm tin và tình yêu cho mọi người đến tận ngày nay.
Vậy tại sao người trẻ lại ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch? Theo quan niệm xa xưa ở nhiều nước phương Đông, lý do rộ lên trào lưu ăn chè đậu đỏ là vào ngày này là vì theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc. Vì thế, ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch được coi là cách cầu nhân duyên, nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu; hoặc giúp cho tình cảm lứa đôi được vững bền, không bị chia cắt.
Nếu ở Phương Tây có ngày Valentine (14/02), thì ở người Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc; chúng ta sẽ có ngày lễ Thất tịch. Đây là một nét văn hóa đẹp tại Trung Quốc để thể hiện sự chung thủy trong hôn nhân, một tình yêu lý tưởng dù cả hai có phải cách xa nhau; hay chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần.
Nếu bạn đã biết tại sao mọi người lại ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch. Tiếp theo, MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn 3 món chè đậu đỏ siêu ngon để ăn vào dịp lễ này.
3. Top 3 cách nấu chè đậu đỏ siêu ngon – Ăn để thoát “ế”
3.1 Chè đậu đỏ nước cốt dừa
Chè đậu đỏ nước cốt dừa – Ngon đến mức không cần biết tại sao phải ăn vào ngày lễ Thất tịch. Chính vì thế hãy tự tay nấu món ăn tuyệt vời này trong ngày Thất tịch nhé!
Nguyên liệu:
200g đậu đỏ.
200ml nước cốt dừa.
20g bột bắp.
1/2 muỗng cà phê muối.
150g đường thốt nốt (hoặc bằng đường phèn, đường trắng).
3 – 4 cọng lá dứa.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa đậu đỏ rồi ngâm qua đêm (6- 8 giờ) với nước có pha thêm ½ thìa cà phê muối để khi nấu đậu nhanh nhừ và không bị vỡ phần hạt.
Bước 2: Sau khi ngâm, xả lại đậu thật sạch và cho vào nồi với 2 lít nước, 3 – 4 cọng lá dứa và ½ thìa cà phê muối. Đậy nắp và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 – 45 phút (tính từ lúc nước sôi) để đậu không bị vỡ.
Bước 3: Kiểm tra xem đậu đã chín, mềm chưa. Nếu chưa, tiếp tục nấu cho đến khi đậu mềm. Khi đậu mềm, cho thêm đường và nấu thêm khoảng 15 phút.
Bước 4: Trong khi chờ đậu chín, bạn có thể hòa tan 20g đậu bắp với 100ml nước, khuấy đều để bột không bị vón cục, thêm đường.
Bước 5: Cho phần nước cốt dừa, hỗn hợp bột bắp và đường vào nồi. Đun trên lửa vừa cho đến khi nước cốt dừa sánh lại, trong khi đun thì khuấy đều tay để tránh bị vón cục.
Bước 6: Múc chè đậu đỏ ra chén, thêm nước cốt dừa và thưởng thức.
3.2 Tại sao ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Vì chè đậu đỏ trân châu rất ngon
Tại sao bạn không thử ăn chè đậu đỏ trân châu vào ngày Thất tịch cho lạ miệng nhỉ?
Nguyên liệu:
200g đậu đỏ.
100g bột năng để làm trân châu.
200ml nước cốt dừa.
80g đường.
10 – 20g bột năng để làm bột áo.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm tương tự cách trên
Bước 2: Đổ nước sôi từ từ vào 100g bột năng với lượng vừa phải, không cho quá nhiều để tránh bị nhão.
Bước 3: Để nước nguội bớt, nhào bột cho thật kỹ, vắt bột thành từng cục nhỏ, vo tròn, phủ lên 1 chút bột áo để tránh bị dính và vo thành viên nhỏ.
Bước 4: Đậu sau khi ngâm xong thì rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước với lửa lớn khoảng 5 – 10 phút, sau đó chuyển sang lửa vừa để đậu chín, mềm, rồi chuyển sang lửa nhỏ để ninh nhừ (khoảng 20 – 25 phút).
Bước 5: Cho những viên bột bột năng đã vo vào nồi chè, nấu khoảng 10 phút để bột chín và mềm, thêm 80g đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị), tí xíu muối. Nấu sôi và tắt bếp.
Bước 6: Đã đến lúc thưởng thức.
3.3 Cách nấu chè đậu đỏ hạt sen siêu ngon
Lý do tại sao phải ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Chè đậu đỏ hạt sen cũng là món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn có thể thử. Để nấu chè đậu đỏ hạt sen, bạn cần chuẩn bị:
100g đậu đỏ.
50 g hạt sen khô hoặc 150g hạt sen tươi.
1 thìa bột sắn dây hoặc bột năng.
200ml nước cốt dừa.
80g đường.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm tương tự cách trên
Bước 2: Cho hạt sen khô đã ngâm nở vào nồi ninh khoảng 10 phút, sau đó cho đậu đỏ vào và ninh nhừ (khoảng 30 – 45 phút). Nếu dùng hạt sen tươi, bạn nên ngâm đậu đến khi đậu gần mềm mới cho hạt sen vào để tránh bị bở nát.
Bước 3: Khi đậu và hạt sen đã chín mềm, thêm đường và khuấy đều nhẹ tay. Ninh thêm khoảng 10 phút để đường ngấm vào đậu và hạt sen
Bước 4: Khuấy 2 thìa bột sắn dây hoặc bột năng với một ít nước lạnh, cho vào nồi chè đang nấu, vừa đổ vừa khuấy để bột tan đều và chín. Khi bột chín hoàn toàn, chè có độ sánh thì tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức ngay
4. Ăn chè đậu đỏ không chỉ thoát “ế” mà còn rất tốt cho sức khỏe
Nếu không thoát được “ế”, bạn có thể ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch vì rất tốt cho sức khỏe. Vì đậu đỏ là 1 trong 10 nhóm thực phẩm giàu chất sắt, phốt pho và chất béo tốt.
Nếu ai đó hỏi bạn tại sao phải ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Bạn hãy mạnh dạn trả lời là vì rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích đậu đỏ mang lại cho bạn:
Cải thiện tiêu hóa, nâng cao sức khỏe đường ruột.
Một nghiên cứu cho thấy ăn đậu đỏ 4 lần mỗi tuần giúp giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
Kể cả khi bạn đã ăn cả chén chè đậu đỏ nhưng vẫn không thoát được “ế” cũng không sao. Chăm ăn đậu đỏ sẽ giúp bạn trông đẹp và trẻ lâu, lúc ấy ý trung nhân tự khắc xuất hiện. Hy vọng MarryBaby đã vừa giải thích tại sao mọi người lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch; cũng như hướng dẫn bạn cách nấu thật ngon rồi nhé!
Chính vì thế, bánh trung thu healthy đã ra đời như một vị “cứu tinh” cho chị em nào muốn tận hưởng một mùa trung thu đủ đầy mà không tăng 1 tí cân nào.
1. Bánh trung thu healthy là gì?
Thay vì sử dụng các nguyên liệu truyền thống như nước đường, bột mì, mỡ đường… bánh trung thu healthy ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu lành mạnh, có lợi cho sức khỏe như bột mì nguyên cám, bột hạnh nhân; khoai lang, dầu dừa, các loại hạt ngũ cốc…
Chính vì thế, bánh trung thu healthy đã trở thành cơn sốt bao ngày vừa qua vì hương vị ngon miệng; nguyên liệu đa dạng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm cân cho team “hít không khí cũng tăng cân”.
Thế bánh trung thu healthy bao nhiêu calo mà có thể hỗ trợ giảm cân? Trung bình, một cái bánh trung thu healthy 150g có thể chứa từ 200-400 calo; tùy vào nguyên liệu làm bánh. Số calo này chỉ bằng ¼ bánh truyền thống.
Ngoài ra, các nguyên liệu trong bánh còn giúp bạn no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Đó là lý do tại sao bạn nên ăn bánh trung thu healthy thay vì truyền thống nếu muốn giảm cân; hoặc duy trì cân nặng.
Cách làm bánh trung thu healthy và eat clean cũng vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm.
2.1 Bánh trung thu nhân đậu xanh granola
Nguyên liệu
240g bột mì nguyên cám.
30g dầu oliu.
5g bơ đậu phộng.
1 quả trứng.
150ml sữa hạt.
20g mật ong.
5g baking soda.
200g granola.
90g đậu xanh.
30g mạch nha nếp hoặc đường ăn kiêng.
Khuôn bánh (loại 150gr).
Cách làm bánh trung thu healthy nhân đậu xanh granola
Bước 1: Trước hết, ngâm đậu xanh từ 2-3 tiếng để đậu xanh nở mềm. Sau đó, nấu mềm đậu và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
Bước 2: Tiếp đến, sên nhân đậu xanh với đường ăn kiêng và dầu oliu đến khi nhân đặc lại. Nhân đặc là khi sờ tay không bị dính; nhưng cũng không được bóng dầu. Nhân vo tròn có thể đứng vững trên chảo không bị chảy xệ.
Bước 3: Sau khi nhân đỗ xanh đã đủ đặc; các bạn sẽ đổ hạt granola đã chuẩn bị vào trộn đều là hoàn thành phần nhân thập cẩm của bánh trung thu healthy.
Bước 4: Vo tròn nhân đậu xanh granola đã sên để cho vào giữa vỏ bánh trung thu healthy.
Bước 5: Về phần vỏ, trộn tất cả các nguyên liệu ướt cho đều rồi mới thêm bột mì nguyên cám đến khi thành một khối. Bột mì nguyên cám nên chọn loại dạng bột mịn; có thể thay thế bằng bột yến mạch.
Bước 6: Có thể tạo màu bằng cách thay một lượng nước ép rau củ với sữa hạt để tạo màu cho vỏ bánh trung thu healthy.
Bước 7: Bánh nướng loại 150g, các bạn sẽ chia 60g vỏ, 90g nhân để đóng bánh dễ dàng hơn nhé! Thao tác bọc bánh cũng như bọc bánh Trung Thu truyền thống. Quan trọng nhất là vỏ bánh phải thật khít vào nhân bánh; để khi nướng xong vỏ bánh không bị tách khỏi nhân sẽ mất thẩm mỹ.
Bước 8: Tạo hình bằng khuôn lò xo hoặc bất cứ khuôn trung thu mà bạn có rồi mang nướng 200 độ C trong vòng 15 phút đến khi bánh trở đục hoàn toàn là được.
2.2 Bánh trung thu healthy nhân đậu đỏ cốt dừa
Nguyên liệu
Khoai lang.
Đậu đỏ.
Nước cốt dừa.
Mật ong.
Bột yến mạch.
Cách làm bánh trung thu healthy nhân đậu đỏ cốt dừa
Bước 1: Đậu đỏ ngâm nước 30 phút, sau đó đem hấp chín.
Bước 2: Khoai lang nạo vỏ đem hấp chín.
Bước 3: Nghiền mịn khoai lang đã chín, trộn thêm bột yến mạch tạo thành hỗn hợp vỏ bánh.
Bước 4: Đậu đỏ sau khi chín bỏ vào máy xay cùng nước cốt dừa và mật ong (nêm tùy khẩu vị) và xay nhuyễn.
Bước 5: Cho hỗn hợp đậu đỏ lên chảo đảo cho cô đặc lại.
Bước 6: Chia phần vỏ bánh và nhân bánh thành các phần đều nhau, nặn hình rồi ép trong khuôn.
Bước 7: Phết 1 lớp lòng đỏ trứng gà lên bề mặt bánh và đem nướng nồi chiên không dầu ở 180 độ trong 10 phút.
Bước 8: Lấy ra bánh trung thu healthy nhân đậu đỏ cốt dừa và thưởng thức.
Bước 1: Nhân khoai môn sau khi sên thì chia làm 5 phần.
Bước 2: Bột báng đem xay rây mịn. Sau đó cho nước nóng ấm vào bột nhồi mịn rồi cho đường.
Bước 3: Khi bột đã nhão thì cho bột năng vào đến hỗn hợp này đặc hơn và có thể nắn.
Bước 4: Sau đó cho nhân và bột vỏ bánh vào khuôn. Dùng bột năng làm lớp bột áo.
Bước 5: Sau khi đóng hết bánh đem hấp dùng giấy nến lót bánh.
Bước 6: Hấp trong vòng 20ph rồi lật bánh lại hấp cho đến khi bánh chín.
Bước 7: Lấy bánh ra và thưởng thức.
2.4 Bánh trung thu nhân hạt sen
Nguyên liệu
100g đường ăn kiêng.
20g dầu dừa.
10g bơ đậu phộng.
1g baking-soda.
150g bột yến mạch thô.
15g bột mì nguyên cám.
90g hạt sen (có thể thay thành đậu xanh, khoai môn, mè đen…).
Khuôn bánh (loại 150gr).
Cách làm bánh trung thu healthy nhân hạt sen
Bước 1: Yến mạch thô cho vào máy xay thịt xay nhỏ. Dầu dừa, bơ đậu phộng, bột mì, baking-soda, nước đường bánh nướng.
Bước 2: Cho vào thố đựng: nước đường ăn kiêng, dầu dừa, bơ đậu phộng, baking-soda quậy đều. Sau đó cho bột yến mạch vào, dùng spatula trộn cho hỗn hợp quyện lại, rồi cho tiếp bột mì vào.
Bước 3: Dùng tay nhồi cho bột hòa quyện và mịn.
Bước 4: Dùng giấy gói thực phẩm bọc kín khối bột và nghỉ 30 phút.
Bước 5: Sên nhân hạt sen, đóng bánh 150gr nên chia nhân 100g và vo tròn.
Bước 6: Sau khi bột đã nghỉ xong thì cân bột để làm vỏ bánh trung thu healthy là 50gr. Dùng tay ấn dẹp bột cho nhân vào và vê tròn dùng mặt láng đẹp để xuống mặt hoa văn.
Bước 7: Nướng bánh: Bật lò trước 10 phút ở 180*C. Sau đó nướng bánh làm 4 lần. Lần 1: nướng ở nhiệt 180*C trong 8 phút. Lần 2, 3 & 4 đều nướng ở nhiệt 160*C trong 8 phút.
Bước 8: Bánh trung thu healthy đã nướng xong, lấy ra và thưởng thức thôi.
Bước 1: Khoai rửa sạch gọt sạch vỏ ngâm muối 10 phút. Đậu đỏ rửa sạch với nước sau đó ngâm khoảng 2 tiếng. Sau đó nấu đậu đến khi sệt sệt lại cho thêm mật ong và ít muối.
Bước 2: Khi sên đậu cho thêm matcha vào tạo màu xanh sau đó xoay nhuyễn.
Bước 3: Khoai lang nấu chín đem dầm nhuyễn sau đó thêm tí bột yến mạch (đã làm chín), trộn đều thêm bơ đậu phộng, dầu olive, ít mật ong.
Bước 4: Trứng muối rửa sạch tách bỏ lòng trắng, ngâm lòng đỏ với rượu trắng để bớt mùi tanh.
Bước 5: Chia theo khuôn bánh (100gr thì chia tỉ lệ nhân nhiều hơn vỏ một tí – như là 55gr nhân thì 45gr vỏ).
Bước 6: Bánh trung thu healthy này sau khi làm xong bạn có thể đem nướng lại để bánh cứng và thơm hơn.
2.6 Bánh trung thu healthy khoai lang tím
Nguyên liệu
500g khoai lang tím (bạn có thể dùng khoai vàng nhưng cần phối màu nhân cho đẹp mắt nhé).
30g mật ong.
30g dầu dừa.
150g đậu xanh sát vỏ.
30g dừa nạo (tuỳ chọn).
5ml vani hoặc vài giọt nước hoa bưởi.
40g đường ăn kiêng.
30g nước.
Cách làm bánh trung thu healthy khoai lang tím
Bước 1: Đỗ xanh ngâm vài giờ cho nở. Hấp chín, dùng phới hoặc muôi nghiền nhuyễn khi còn nóng.
Bước 2: Xào nhân: cho khoảng 3 thìa nước vào chảo, cho đường (tuỳ khẩu vị) vào nấu chảy hết rồi cho muối, đỗ xanh đã giã vào xào. Cho tiếp dừa vào xào đến khi ráo tay. Tắt bếp, cho vani hoặc nước hoa bưởi vào đảo đều.
Bước 3: Để nguội rồi viên tròn.
Bước 4: Phần vỏ bánh: Rửa sạch khoai, cho vào lò vi sóng quay trung bình tầm 5ph. Mở ra xem chín chưa, nếu chưa chín quay thêm 2ph nữa.
Bước 5: Bóc vỏ khoai, cho khoai vào máy xay cùng với mật ong, dầu dừa xay cho nhuyễn. Chia thành từng viên tròn.
Bước 6: Bọc nhân vào giữa. Thoa dầu ăn vào khuôn rồi đóng bánh. Vậy là đã hoàn thành.
2.7 Bánh trung thu rau câu nhân khoai môn healthy
Nguyên liệu
300g khoai môn.
1 gói thạch rau câu.
150g đường ăn kiêng.
100ml nước cốt dừa.
5 quả trứng muối.
Một ít rượu gạo.
Cách làm bánh trung thu rau câu nhân khoai môn healthy
Bước 1: Khoai môn sau khi rửa sạch đem hấp chín, sau đó tán nhuyễn khoai và trộn với 50g đường. Phần trứng muối nên ngâm với rượu gạo khoảng 5 – 10 phút để khử mùi tanh, sau đó thực hiện hấp cách thủy để trứng chín.
Bước 2: Tách khoai môn thành từng phần nhỏ, sau đó cho từng viên trứng muối vào làm nhân và bọc kín bằng lớp khoai môn phía ngoài.
Bước 3: Hòa bột rau câu với khoảng 500ml nước, sau đó vừa đun vừa khuấy đều. Khi hỗn hợp sôi thì cho nước cốt dừa vào, tiếp tục khuấy đều và tắt bếp. Sau đó, cho rau câu vào 1/3 khuôn bánh, khi đông lại cho phần nhân đã tạo ở giữa và tiếp tục đổ rau câu đến khi đầy khuôn.
Bước 4: Để như vậy đến khi đông thì đã hoàn thành một chiếc bánh rau câu nhân khoai môn thơm ngon.
2.8 Bánh trung thu rau câu nhân phô mai
Nguyên liệu
1 cân thanh long đỏ.
150g đường ăn kiêng.
100ml sữa tươi loại không đường.
2 lát phô mai vừa đủ.
5g bột rau câu giòn.
5g bột rau câu dẻo.
Khuôn làm bánh.
Cách làm bánh trung thu thu rau câu nhân phô mai healthy
Bước 1: Thanh long ruột đỏ sau khi mua về, lột phần vỏ và xay nhuyễn. 2 lát phô mai đun lên kèm theo 100ml sữa tươi không đường. Thực hiện tán nhẹ cho đến khi phô mai hòa vào với sữa.
Bước 2: Dùng ¼ lượng bột rau câu để hòa với nước, khuấy đều và đổ chung vào hỗn hợp sữa vừa tạo. Đun sôi đến khi bột rau câu tán hết. Khi hỗn hợp có độ sánh vừa phải thi cho vào khuôn tròn để làm nhân bánh.
Bước 3: ¾ lượng rau câu còn lại trộn với nước và 150g đường, sau đó đổ tiếp phần thanh long xay nhuyễn vào bên trong. Đun lên và khuấy đều cho đến khi tan vào nhau. Lúc này, bạn tiến hành đổ một lớp mỏng khoảng 0.5cm vào phần khuôn bánh.
Bước 4: Khi lớp mặt đặc lại, cho phần nhân phô mai đã tạo vào giữa khuôn. Lúc này, đổ tiếp phần nước rau câu thanh long cho đến khi lấp đầy khuôn bánh. Để bánh khoảng 2 tiếng trong tủ lạnh ngăn mát là có thể thưởng thức.
Bước 1: Cho 300g đường phèn, một ít muối, 2.5 lít nước vào nồi. Sau đó đun lửa cho đến khi đường phèn tan ra. 0.5 lít nước còn lại hòa với bột rau câu và khuấy đều. Khi phần nước đường sôi thì có thể cho nước rau câu vào và tiếp tục đun với mức lửa nhỏ.
Bước 2: 10g matcha trộn đều với 100ml sữa tươi. Bạn nên lọc matcha qua tấm vải mỏng để lọc bớt những phần bị vón cục. Sau đó cho thêm ½ lon sữa đặc vào và khuấy đều. Khi nước rau câu sôi, bạn lấy khoảng 500ml để hòa với bột matcha và khuấy đều. Cho một lớp rau câu matcha vào đáy khuôn.
Bước 3: Cho tiếp 500ml nước vào ca, sau đó hòa với ½ lon sữa đặc còn lại. Khi phần rau câu đông lại, bạn có thể dùng nĩa để châm vào mặt bánh, đổ phần rau câu sữa đặc lên.
Bước 4: Tách phần bánh flan khỏi hộp sau đó dùng giấy để thấm bớt phần nước đường. Khi lớp rau câu thứ hai đông lại, bạn tiếp tục dùng nữa đâm nhẹ và cho bánh flan lên trên. Sau đó đổ hỗn hợp rau câu matcha vừa pha cho đến khi đầy khuôn bánh.
Bước 5: Lúc này, bạn chỉ cần đợi rau câu nguội, cho vào ngăn mát khoảng 2 tiếng có thể lấy ra và thưởng thức.
Bước 1: Hấp khoai cho thật chín mềm, bỏ vỏ rồi cho chút nước vào máy xay xay nhuyễn. Cho qua rây lọc để lọc phần xơ và dùng phần khoai mịn sau khi lọc để làm vỏ bánh.
Bước 2: Chia vỏ làm 3 phần, mỗi phần trộn với bột gạo lứt, bột yến mạch nguyên cám & bột tinh than tre để có được các phần vỏ khác nhau. Nếu thích ngọt có thể cho thêm chút đường ăn kiêng.
Bước 3: Chia mỗi phần vỏ làm 2 rồi vo tròn. Tổng là 6 bánh, ta sẽ được 2 bánh trung thu khoai lang tinh than tre + 2 bánh trung thu khoai lang yến mạch nguyên cám + 2 bánh trung thu khoai lang gạo lứt..
Bước 4: Hấp đậu xanh đã bỏ vỏ cho chín, cho thêm 1 chút nước và xay thật mịn. Sên nhân đậu trên chảo, cho chút đường ăn kiêng vào sên cho đến khi nhân sánh đặc.
Bước 5:Hạt dinh dưỡng thái nhỏ và trộn với nhân đậu xanh đã sên, chia đều làm 6 phần.
Bước 6: Chia nhân làm 6 phần rồi trộn đều từng phần với việt quất khô, bột cacao, bột trà xanh rồi vo viên tròn. Ta cũng sẽ có 2 nhân việt quất khô, 2 nhân cacao, 2 nhân trà xanh.
Bước 7: Áo một lớp bột cho từng loại vỏ, cán cho thật mỏng rồi bọc bên ngoài lớp nhân đã chia sẵn thành những viên tròn. Áo một lớp bột vào khuôn rồi đóng bánh.
Bước 8: Đánh tan lòng đỏ rồi dùng chổi phết lên trên mặt bánh nhẹ nhàng không sẽ làm mất hình hoa.
Bước 9: Cho bánh vào lò nướng nướng ở nhiệt độ 160 độ thời gian 15 phút, bỏ ra phết thêm lòng đỏ trứng và nướng tiếp khoảng 10 – 15 phút là được. Lưu ý 10 phút kiểm tra bánh một lần và khi này bánh sẽ khá mềm, để ngoài bánh sẽ cứng hơn một chút.
[inline_article id=299755]
Trên đây là 10 cách làm bánh trung thu healthy dành cho bạn nào thích ăn bánh trung thu nhưng sợ mập. Chúc bạn làm bánh thành công nhé!
Theo quan niệm đó, người xưa biết rằng cách cúng cô hồn trong nhà vào những ngày này chính là cách để cho những vong linh có thể thọ thực; và không quấy phá gia chủ.
Đến nay, nghi thức và cách cúng cô hồn trong nhà vẫn được áp dụng đại trà, và gần như là hàng năm, đặc biệt là những khu có nhiều người Hoa (Trung Quốc) sinh sống, đông đúc nhất là khu Chợ Lớn tọa lạc tại Quận 5, TPHCM.
1. Nghi lễ cúng cô hồn là gì?
Cúng cô hồn được hiểu là một nghi thức cúng cho các linh hồn sống lang thang; không chốn nương thân đến từ hạ giới; thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu Lan – Ghost Festival). Đây là một nghi thức lâu đời tại Trung Quốc, và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và duy trì văn hóa này đến ngày nay.
Theo tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và người Đông Nam Á nói chung; con người có hai phần là phần thể xác và phần linh hồn. Khi sống; hồn và xác hòa hợp lại làm một; nhưng khi chết đi thì hồn lìa khỏi xác. Mặc dù phần xác sẽ bị thiêu hủy; nhưng còn phần hồn sẽ vẫn tồn tại. Khi đó, linh hồn sẽ được đầu sang kiếp khác; hoặc bị đày xuống địa ngục, hay thậm chí là trở thành linh hồn lang thang trên trần gian.
Không những cúng cô hồn trong nhà là việc cúng dường cho những linh hồn vất vưởng; mà còn là cách giúp bài trừ những vận hạn; để đem lại những bình an cho gia đình.
Thời điểm phù hợp để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối (khoảng từ 4 – 7h tối) là thích hợp nhất vì ánh sáng đã dịu bớt. Còn ngày bạn có thể chọn cúng cô hồn từ ngày 2/7 – 14/7 âm lịch.
Có rất nhiều thời điểm khác nhau chúng ta có thể lựa chọn để cúng cô hồn. Bạn có thể cúng bất kỳ thời điểm này trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp thường được các gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban ngày có ánh sáng quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình.
4.1 Cách cúng cô hồn trong nhà hàng tháng như thế nào?
Cách cúng cô hồn trong nhà hàng tháng là chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật và cúng đúng thời gian; để vừa thể hiện sự chân thành vừa đảm bảo người nhận (cô hồn) sẽ nhận được lễ vật.
Giờ cúng cô hồn: Để cô hồn nhận được đồ cúng của gia chủ, nên cúng cô hồn vào buổi chiều hoặc tối. Những ma quỷ sẽ không xuất hiện vào bạn ngày vì chúng rất sợ ánh sáng mặt trời.
Chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn: Bao gồm cháo trắng, khoai lang, đường trắng, đèn cầy, bánh kẹo và giấy cúng. Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng của chủ nhà, thỉnh thoảng bạn có thể cúng thêm các món mặn như thịt gà hoặc thịt lợn quay.
4.2 Cách chọn số lượng nhang khi cúng cô hồn trong nhà
Cách cúng cô hồn trong nhà mùng 2, 16 và ngày Rằm tháng 7; gia chủ nên thắp hương theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Điều này đại diện cho sự tưởng nhớ; dâng cúng lễ vật tới gia tiên, cầu được phù hộ sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông.
4.3 Cách cúng cô hồn trong nhà Rằm tháng 7
Việc thực hiện cúng cô hồn, các gia đình nên thực hiện vào buổi chiều tối, tốt nhất là giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ). Bởi theo đúng quan niệm dân gian; vào thời điểm ban ngày có nhiều ánh sáng do đó khi các cô hồn được thả ra sẽ rất yếu. Nếu gia chủ thực hiện cúng bái vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám đến.
Khi cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần ngắn.
Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
Để cúng cô hồn trong nhà đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và đồ mặn.
Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài cửa.
Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
5. Bài vấn cúng cô hồn Rằm tháng 7 phù hộ gia đình bình an
Sau đây là bài vấn trong cách cúng cô hồn trong nhà bạn có thể tham khảo:
6. Lưu ý cúng cô hồn trong nhà đúng cách để tránh “rước vong” vào nhà
Đặt mâm cúng cô hồn trước ngay cửa nhà hay nơi đang buôn bán.
Đọc bài vấn cúng cô hồn trong nhà đúng cách là chỉ đọc khi bạn đã bắt đầu nghi thức cúng.
Nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời hay ngoài hàng lang, không được đặt mâm ở cúng trong nhà.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
Sau khi bạn cúng xong; bạn nên đốt áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo để rải ra xa 8 hướng.
Cúng cô hồn trong nhà đúng cách không phụ thuộc vào thực phẩm chay hoặc mặn. Điều này tùy thuộc vào gia chủ.
Không nên ăn vụng hoặc mang đồ cúng cô hồn ngược lại vào trong nhà là cách để tránh xui xẻo trong thời gian này.
Không nên để cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi bắt đầu cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.
Khi bạn mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo của chúng sinh phải từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.
Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của ông bà xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí; còn sau giờ trưa đến tối là giờ của âm khí.
Hy vọng với cách cúng cô hồn trong nhà gợi ý từ MarryBaby; bạn và gia đình sẽ vượt qua tháng cô hồn không xui xẻo; thậm chí còn được may mắn.
Vậy quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không? Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không? Có cách tính ngày quan hệ an toàn để quan hệ sau ngày rụng trứng không có thai hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.
1. Hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ khác nhau. Một chu kỳ được tính từ ngày đầu hành kinh đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Thông thường, chu kỳ kinh kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp ngắn hơn hoặc dài hơn, từ 21 – 40 ngày.
Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp cơ bản nhất trong những cách tính ngày quan hệ để có thai hoặc tránh thai; giúp nhiều chị em bớt lo lắng quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không. Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Sau đó, bạn chỉ cần đếm ngược 14 ngày; đó chính là ngày bạn sẽ rụng trứng trong chu kì này.
Ví dụ: Nếu ngày hành kinh của bạn bắt đầu vào ngày 30; bạn sẽ rụng trứng vào ngày 16.
Trên thực tế rất khó để bạn xác định chính xác ngày rụng trứng của mình. Bạn thường chỉ khoanh vùng được khoảng thời gian có khả năng rụng trứng cao bằng cách lùi về 12 rồi 16 ngày từ ngày bắt đầu kỳ kinh tiếp theo.
Ví dụ: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 32 ngày; bạn sẽ có khả năng rụng trứng cao từ ngày 16 – 20.
Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn có nhiều khả năng mang thai nếu quan hệ gần ngày rụng trứng. Vì quan hệ vào ngày rụng trứng; hoặc quan hệ lúc rụng trứng giúp tinh trùng và trứng rất dễ gặp nhau.
Mặt khác, trứng sau khi rụng có thể tồn tại từ 10 – 24 giờ; trong khi tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo 48 – 72 giờ. Thậm chí, có trường hợp tinh trùng tồn tại đến 5 ngày.
Vậy vừa hết kinh 2 ngày quan hệ thì có bầu (thai) không; hoặc quan hệ trước 5 ngày rụng trứng có thai không? Câu trả lời là có. Bạn có khả năng mang thai cao khi quan hệ trước ngày rụng trứng từ 1 – 5 ngày hoặc quan hệ vào ngày rụng trứng 1 ngày.
Do đó, nhiều người đặt câu hỏi quan hệ sau 7 ngày rụng trứng có thai không thì khả năng mang thai là rất thấp. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn; và có biện pháp xác định chính xác ngày rụng trứng. Đối với những trường hợp chu kỳ kinh nguyệt thay đổi dẫn đến ngày rụng trứng dao động, chị em nghĩ đã qua thời điểm rụng trứng và quan hệ mà không có biện pháp ngừa thai thì khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra.
3. Cách tính ngày quan hệ an toàn để quan hệ sau ngày rụng trứng không có thai
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em tránh được những ngày tinh trùng gặp trứng rụng; giúp cho việc quan hệ sau ngày rụng trứng không có thai. Đây cũng là phương pháp tránh thai tự nhiên mà nhiều chị em ưa chuộng vì an toàn, đơn giản.
Cách tính ngày quan hệ an toàn dựa vào chu kỳ kinh nguyệt như sau:
3.1 Đối với phụ nữ có chu kỳ ổn định
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định có thể áp dụng phương pháp tính ngày rụng trứng chuẩn (Standard Days method) để tính ngày quan hệ an toàn.
Theo phương pháp này, nếu bạn có kỳ kinh kéo dài 26 – 32 ngày, bạn sẽ dễ thụ thai nhất trong khoảng thời gian từ ngày 8 – 19. Trong những ngày còn lại, trứng sẽ ít có cơ hội gặp tinh trùng, do đó bạn sẽ ít có khả năng thụ thai hơn (an toàn tương đối).
3.2 Đối với phụ nữ có chu kỳ không ổn định
Nếu bạn có chu kỳ kinh không đều, việc tránh thai dựa vào phương pháp tự nhiên này rất khó. Bạn không thể xác định chính xác ngày rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn nên hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị rối loạn kinh nguyệt và tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp.
Phương pháp tránh thai tự nhiên dựa trên chu kỳ kinh nguyệt tuy đơn giản nhưng cũng có độ rủi ro cao (tỷ lệ thất bại 24%). Bạn cần kết hợp phương pháp này với các hình thức tránh thai khác để nâng cao hiệu quả ngừa thai.
Để không phải lo lắng quan hệ xong có thai không (dù là trước hay sau ngày rụng trứng), biện pháp tốt nhất chính là quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai:
Triệt sản bằng cách thắt ống dẫn trứng ở nữ; hoặc thắt ống dẫn tinh ở nam.
[inline_article id=255372]
Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không? Câu trả lời là tỷ lệ mang thai sẽ khá thấp nếu bạn quan hệ sau ngày rụng trứng 5 ngày. Tuy nhiên, đối với những người kinh nguyệt không đều thì có khả năng mang thai cao. Vì vậy, nếu muốn quan hệ an toàn mà không có thai thì vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai.
Vậy liệu loài vi khuẩn nhỏ bé mang tên bệnh đậu mùa khỉ, có đang lần theo đường mòn của Sar-Covid-2 để khiến cả thế giới một lần rơi vào bế tắc hay không? Hãy cùng MarryBaby trang bị cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ngay nhé.
1. Nhận biết triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một dạng bệnh do 1 loại virus thuộc giống Orthopoxvirus của họ Poxviridae; truyền từ động vật sang người gây ra với các triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa.
Sự lây truyền cung có thể từ người sang người qua tiếp xúc với chất tiết ở vị trí tổn thương trên cơ thể, tổn thương trên da hoặc trên bề mặt niêm mạc bên trong, chẳng hạn như trong miệng hoặc cổ họng, các giọt đường hô hấp và các vật dụng bị nhiễm bẩn. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,…
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Những con đường khiến bạn bị lây lan bệnh đậu mùa khỉ là:
Chạm vào vật dụng, vết thương hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Chạm vào động vật có nguy cơ mang mầm bệnh như khỉ, chuột và sóc cây.
Ăn thịt các loài động vật lạ và con vật có nguy cơ nhiễm bệnh trước đó.
Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ; bạn sẽ cần hạn chế các con đường lây lan của bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ có những triệu chứng nào?
Trong 5 ngày đầu tiên, bệnh nhân có các triệu chứng tương tự bệnh cúm, bao gồm:
Sốt.
Đau đầu.
Đau cơ.
Đau lưng.
Khó chịu (thiếu năng lượng).
Nổi hạch/sưng hạch bạch huyết (Sự hiện diện của nổi hạch là dấu hiệu chính để phân biệt bệnh thủy đậu với bệnh thủy đậu).
Sau giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những bọng nước giống với bệnh thủy đậu. Các nốt ban có đường kính từ 2-5mm, bên trong chính là nước dịch (mụn mủ) gây lây lan cho người tiếp xúc. Tình trạng có thể kéo dài từ 14 đến 21 ngày.
2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Theo UN, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh đậu khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần.
Nhưng trong khoảng từ 3 đến 6% các trường hợp được báo cáo ở các quốc gia có dịch bệnh lưu hành; nó có thể dẫn đến các biến chứng y tế và thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ em và những người bị thiếu hụt hệ thống miễn dịch có thể có nguy cơ bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh này.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị lực.
Nhiều trường hợp tử vong là trẻ em; hoặc những người có thể có các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, chúng ta cần biết phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
3. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là gì?
3.1 Tiêm phòng
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng theo nghiên cứu, vắc xin tiêm phòng đậu mùa có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả lên đến 85%. Ngoài ra, một loại vắc xin giúp giảm độc lực (chủng Ankara) đã được phê duyệt để phòng bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2019.
Tuy nhiên, mọi người cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ khác nữa vì hiệu quả của 2 loại vắc xin này vẫn còn hạn chế.
3.2 Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Khi phát hiện những người xung quanh có các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ như sốt, ho, phát ban… bạn cần đề phòng bằng cách tránh tiếp xúc gần; hoặc nếu có tiếp xúc gần; bạn cần chủ trương theo dõi sức khỏe bản thân trong 2 tuần tiếp theo để phòng ngừa lây lan bệnh đậu mùa khỉ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn; đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác. Đồng thời kiêng quan hệ tình dục hoặc luôn đảm bảo sử dụng bao cao su trong giai đoạn này.
3.3 Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã
Nguyên nhân của bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là do lây truyền từ động vật sang người. Nên tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết, kể cả thịt, máu và các bộ phận khác của chúng. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm có liên quan đến thịt hoặc các bộ phận của động vật phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.
3.4 Hạn chế buôn bán động vật để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Chúng ta nên hạn chế nhập khẩu các loại động vật có khả năng gây bệnh cao như các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng. Những động vật này có thể mang mầm bệnh mà bạn rất khó để kiểm chứng được. Những động vật nuôi có khả năng bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cũng cần được cách ly với các động vật khác và đưa vào kiểm dịch ngay lập tức.
Bộ Y Tế khuyến nghị người dân cần khẩn trương nâng cao ý thức khi quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Theo đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh đậu mùa khỉ, cách phòng ngừa cần thực hiện lúc này bao gồm:
Lập tức tự cách ly bản thân khỏi mọi người từ 14 – 21 ngày.
Thông báo cho cơ sở y tế trong 24 giờ đầu tiên.
Báo cáo các thông tin cho cơ sở y tế bao gồm: lịch sử di chuyển; ngày phát bệnh; nơi cách ly; lịch sử tiếp xúc,..
Người chăm sóc cho bệnh nhân chỉ nên chạm vào vết thương khi vùng da ấy có dấu hiệu phục hồi. Đồng thời cần được theo dõi chéo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trở lại.
Cho đến nay, các quốc gia vẫn chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để đánh chặn cơ hội phát triển của vi khuẩn.
Cuối cùng, chúng ta có thể hiểu rằng, cách phòng ngừa đầu tiên dù là bệnh đậu mùa khỉ hay bất kỳ bệnh nào khác; phần lớn thuộc về ý thức bản thân; cũng như chủ động trang bị kiến thức; thay vì chủ quan và xem nhẹ. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của người dân về bệnh đậu mùa khỉ là gì, có nguy hiểm không; lây qua những đường nào; và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Hôm nay hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ăn thô là gì; lợi ích của ăn thô là gì để xem bạn có nên thử áp dụng không nhé!
1. Chế độ ăn thô là gì?
Chế độ ăn uống thực phẩm thô (tiếng Anh: raw food diet) là chế độ ăn những thực phẩm chưa nấu chín, chưa qua chế biến. Những người ăn thô sẽ ăn thực phẩm không qua tinh chế, thanh trùng, xử lý bằng thuốc trừ sâu hoặc nấu trên 40 – 48 độ C.
Thay vào đó, người ăn thô có thể sử dụng một số phương pháp bao gồm: ép nước, xay sinh tố, sấy, phơi khô, ngâm chua, muối chua, lên men. Tương tự như chế độ ăn thuần chay, chế độ ăn thô thường chủ yếu là thực vật, bao gồm trái cây, rau, quả hạch và hạt. Một số người cũng có thể ăn trứng sống và sữa. Và ít phổ biến hơn là cá sống và thịt.
Mục đích của ăn thô là gì? Đó là ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên, không có bất kỳ hình thức chế biến hoặc đun nóng nào có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng. Người theo chế độ ăn thô tin rằng nấu chín thực phẩm có hại cho sức khỏe con người vì nó phá hủy các enzym tự nhiên trong thực phẩm, làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng và giảm “sức sống” mà họ tin là tồn tại trong các loại thực phẩm sống.
2. Các chế độ ăn thô khác nhau
Chế độ ăn thực phẩm thô có ba loại chính:
Chế độ ăn thô thuần chay (Raw vegan diet): Đây là kiểu phổ biến nhất. Nó giới hạn lựa chọn thực phẩm của bạn đối với thực phẩm sống và thuần chay (không có nguồn gốc động vật).
Chế độ ăn thô chay (Raw vegetarian diet): Giống như các chế độ ăn chay khác, kiểu này không bao gồm thịt, cá và gia cầm nhưng cho phép trứng và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các loại thực phẩm đều sống và chưa qua chế biến.
Chế độ ăn tạp thô (Raw omnivorous diet): Trong chế độ ăn kiêng này, bạn có thể ăn tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, kể cả thịt, nhưng chúng phải sống và chưa qua chế biến.
3. Thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ ăn thô là gì?
3.1. Thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn thô
Khi ăn thô, bạn có thể ăn tất cả thực phẩm sống ở trạng thái tự nhiên không qua nấu chín. Tuy nhiên, bạn có thể chế biến thực phẩm bằng các kỹ thuật đặc biệt như nảy mầm, lên men, hoặc phơi khô. Các loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn thô bao gồm:
Chế độ ăn thuần chay thô thường có nhiều trái cây và rau quả; mang lại một số lợi ích tích cực cho sức khỏe. Nhưng nó không phải là một giải pháp ăn kiêng phù hợp với mọi đối tượng và không dành cho người yếu tim.
Chế độ ăn thô có tốt không? Lợi ích của ăn thô là gì mà khiến nhiều bạn trẻ dạo gần đây áp dụng như vậy?
Ăn thô cung cấp cho cơ thể nhiểu: Vitamin, các khoáng chất, các hợp chất thực vật có thể chống lại ung thư và các bệnh khác.
Ăn thô giúp cải thiện sức khỏe tim mạch do tập trung vào trái cây và rau quả, ít gia vị.
5. Hạn chế của chế độ ăn thô là gì? Điều bạn cần lưu ý
Với những lợi ích đáng ngờ như trên thì mặt hạn chế của chế độ ăn thô là gì?
Ăn thô cũng gây ra các vấn đề cho sức khỏe khi được áp dụng trong dài hạn.
Tăng nguy cơ ngộ độc: Ăn thô là gì? Đó là ăn thực phẩm chưa được chế biến. Hệ quả là một số loại thực phẩm không được chế biến; chưa tiệt trùng có thể gây ngộ độc cho người ăn. Vì vậy hãy lựa chọn thực phẩm ăn thô một cách thông minh.
Làm suy yếu cơ và xương: Ăn thô có xu hướng ít canxi và vitamin D – hai chất dinh dưỡng cần thiết cho xương chắc khỏe.
6. Gợi ý thực đơn ăn thô đủ dưỡng chất cho bạn tham khảo
Nếu vừa mới bắt đầu chế độ ăn thô và còn đang bối rối trong việc xây dựng thực đơn ăn thô là gì. Bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:
Lưu ý, bạn chỉ nên chọn một bữa trong ngày để ăn thô; không nên ăn thô hoàn toàn tất cả bữa ăn trong cả ngày để đảm bảo sức khỏe.
Salad từ cải kale, ớt chuông, đậu phụ, trái cây và các loại hạt.
6.2 Thực đơn 2
Bữa sáng:
Granola phiên bản “thô”: quả óc chó, hồ đào, chà là, hạt lanh, hạt chia và yến mạch nguyên chất chưa qua chế biến.
Bạn có thể kết hợp cùng các loại trái cây như việt quất, xoài và kiwi. Thêm nước trái cây, sữa hạt hoặc dầu ép lạnh để dễ tiêu hóa và gia tăng sự hấp dẫn.
Ăn nhẹ:
Sinh tố xanh với các thành phần phổ biến bao gồm: chuối, cải xoăn, rau chân vịt, quả việt quất, cùng các loại trái cây và rau quả khác.
Các loại quả mọng hoặc trái cây sấy.
Nước ép trái cây.
Bữa trưa và tối:
Salad với rau củ tươi, trái cây và các loại hạt,
Cuốn rau củ từ bánh tráng, các loại rau xanh, đậu phụ. Phần sốt chấm từ mật ong, chanh tỏi, muối hồng.
6.3 Thực đơn 3
Bữa sáng:
Bánh pudding hạt Chia phủ quả mọng
Ăn nhẹ:
Bánh quy sô cô la không nướng
Nước ép trái cây
Bữa trưa và tối:
Bí ngòi sống phủ sốt pesto húng quế
Pizza thuần chay sống
[inline_article id=303594]
7. Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thô là gì?
Sau khi đã hiểu được chế độ ăn thô là gì, bạn nên chú ý những điều sau để có thể áp dụng ăn thô phù hợp cho sức khỏe.
Hãy chọn thực phẩm làm từ gia súc, gia cầm có nguồn gốc và đảm bảo an toàn để không bị ngộ độc.
Ăn thô có thể khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy hãy bổ sung đủ chất bất cứ khi nào cơ thể bạn ra tín hiệu không ổn.
Việc ăn thô dài hạn có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì vậy hãy dừng lại nếu bạn thấy không khỏe, mệt và choáng váng.
Sau khi tìm hiểu ăn thô là gì, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn lắc đầu ngán ngẩm với chế độ ăn này. Nhưng nếu nhìn về mặt lợi mà ăn thô mang lại, MarryBaby nghĩ bạn cũng thể cho ăn thô một cơ hội. Biết đâu bạn sẽ bị nghiện đấy!