Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Rối loạn lo âu xã hội: Biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả

Hiện nay, ngày càng có nhiều người dễ gặp phải những vấn đề tâm lý tiêu cực. Trong đó, rối loạn lo âu xã hội là một trong những rối loạn phổ biến nhất. Để kéo dài, bệnh nhân ngày càng sợ hãi và khó điều trị hơn. Vậy những biểu hiện nhận biết người bị rối loạn lo âu là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Chứng rối loạn rối loạn lo âu xã hội là gì?

roi-loan-lo-au-xa-hoi-1
Rối loạn lo âu có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, lứa tuổi và giới tính

Cảm giác lo lắng là điều rất bình thường trong cuộc sống, đặc biệt là những tình huống đặc biệt. Chúng ta có thể nói đến buổi hẹn hò, bước vào kỳ thi, trước khi thuyết trình, khi nhận kết quả,…

Tuy nhiên, rối loạn lo âu xã hội, hay còn gọi là chứng sợ xã hội sẽ gây ra nên nhiều vấn đề hơn. Các tương tác hằng ngày cũng gây nên sự lo lắng, sợ hãi, bối rối do bạn luôn sợ bị soi mói hay người khác đánh giá.

Đây là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính. Tuy nhiên, nếu bạn nhận sự tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng sẽ giúp bạn có sự tự tin và cải thiện vấn đề hiệu quả. Hiện nay, chứng sợ xã hội là vấn đề lớn thứ 3 trên thế giới hiện nay.

Nguyên nhân gây nên rối loạn tâm lý lo âu xã hội

Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu xã hội là gì. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa chứng sợ xã hội với yếu tố môi trường và di truyền học.

Các trường hợp bị ngược đãi thời thơ ấu, tâm lý ức chế,… được coi là nguy cơ của chứng lo âu xã hội. Cá nhân đã rút lui khỏi nhiều tình huống và trải qua đau khổ, người tiếp xúc với môi trường mới,… cũng có thể gây ra vấn đề.

Thêm một nguyên nhân được nhiều bệnh nhân chia sử chính là yếu tố di truyền.Chúng đặc biệt gây ảnh hưởng mạnh đến đặc điểm hành vi.

Chứng rối loạn lo âu xã hội xảy ra lúc nào?

roi-loan-lo-au-xa-hoi-2
Người bị chứng sợ xã hội thường rất khó điều chỉnh cảm xúc trước đám đông

Tùy theo từng bệnh nhân có thể triệu chứng rối loạn lo âu, sợ xã hội theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, một số tình huống phổ biến, dễ gặp nhất như:

  • Nói chuyện với người lạ
  • Nói trước công chúng
  • Hẹn hò
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Đi dự tiệc
  • Ăn trước mặt người khác
  • Đi học hoặc đi làm
  • Bắt đầu cuộc trò chuyện

Những triệu chứng của người bị rối loạn lo âu

roi-loan-lo-au-xa-hoi-3
Người bị rối loạn tâm lý ngày càng tách biệt khỏi đám đông xã hội

Triệu chứng rối loạn lo âu, sợ xã hội khá đa dạng và khác nhau đối với từng người. Cụ thể, những triệu chứng thể chất và triệu chứng hành vi là dễ gặp nhất. Bạn đang muốn biết biểu hiện nhận biết là gì?

1. Các triệu chứng thể chất

  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Chóng mặt
  • Run sợ
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Căng cơ hoặc co giật
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mức độ cơ thể lo âu, sợ hãi cao hơn mức bình thường hoặc nhiều người khác

2. Các triệu chứng hành vi

  • Luôn tự cảm thấy và áp lực bản thân là trung tâm, tâm điểm của mọi sự chú ý
  • Tâm lý lo ngại, bối rối nên rất ít tham gia các hoạt động xã hội.
  • Trở nên bị cô lập, có thể bỏ việc hoặc bỏ học
  • Lạm dụng các loại thuốc an thần hoặc các chất kích thích có hại cho cơ thể như bia, rượu.

Test rối loạn lo âu xã hội

Mặc dù những biểu hiện triệu chứng lo âu xã hội khá đa dạng, tuy nhiên nhiều trường hợp rất khó nhận biết. Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ sẽ có nhiều cách khác nhau để đưa ra chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Một trong số đó phải nói đến test rối loạn lo âu xã hội – Trả lời 10 câu hỏi đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Bộ câu hỏi này mang ý nghĩa về tâm lý, suy nghĩ và những hành động thực tế. Điểm số của từng câu hỏi không giống nhau. Dưới đây là thang điểm kết quả nhận được.

  • 70 điểm: Sức khỏe tâm lý ổn định và bạn đang không mắc chứng bệnh tâm lý nào
  • 80 – 150 điểm: Rối loạn lo âu
  • 160- 240 điểm: Trầm cảm
  • 250 – 320 điểm: Chứng rối loạn lưỡng cực, gây nên nhiều biến đổi cảm xúc không ổn định.
  • 330 – 400 điểm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Những cách phòng ngừa rối loạn tâm lý lo âu xã hội

Loại bỏ áp lực công việc để ngăn nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải chứng rối loạn xã hội, mỗi người có thể tự áp dụng một số cách sau:

  • Giảm thiểu hay hạn chế tối đa những áp lực trong công việc và học tập
  • Chủ động mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống, xã hội. Tăng cường giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh.
  • Học cách thư giãn, yoga, tập thiền để giải phóng tâm lý
  • Rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao hằng ngày
  • Luôn giữ cho mình tâm lý lạc quan, tích cực và vui vẻ

Trên đây là những thông tin về chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội mà nhiều người đang gặp phải. Việc xây dựng tâm lý tích cực, thoải mái giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong trường hợp bạn nhận thấy bản thấy mình đang có những biểu hiện trên, hay quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhé!

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên sử dụng máy rửa mặt không? Sự thật bạn cần biết

Có nên sử dụng máy rửa mặt để làm sạch da? Làm sạch là bước quan trọng trong bất kỳ quy trình chăm sóc da nào. So với nhiều năm trước đây, cách ta làm sạch da cũng đã có nhiều sự thay đổi. 

Với sự phát triển của công nghệ, các công cụ chăm sóc ngày càng bùng nổ. Trước tiên phải kể đến máy rửa mặt – Giải pháp dưỡng da tối ưu mà bất cứ chị em nào cũng muốn sở hữu. Cùng Marrybaby đi tìm lý do khiến máy rửa mặt được săn đón đến vậy! 

Tìm hiểu về máy rửa mặt 

1. Máy rửa mặt là gì?

Có nên sử dụng máy rửa mặt hay không là thắc mắc của nhiều người, nhất là các chị em đang có nhu cầu tìm hiểu và dùng thử. Máy rửa mặt là thiết bị chuyên biệt được sử dụng để làm sạch và dưỡng da. 

Máy sẽ được nạp điện trực tiếp hoặc sử dụng pin AA. Hai công nghệ máy rửa mặt được sử dụng phổ biến nhất là: 

  • Máy rửa mặt đầu cọ lông: Phần đầu máy sẽ được làm bằng miếng bông rửa mặt hoặc chổi lông (thay định kỳ 3 tháng / 1 lần).
  • Máy rửa mặt đầu silicon, sóng rung: Sử dụng an toàn dưới nước, làm sạch da bằng sóng âm và không cần thay đầu rửa. 

Hiện nay trên thị trường máy rửa mặt có thiết kế phóng phú, đủ mọi phân khúc cho bạn lựa chọn. Mỗi dòng máy sẽ tương ứng với từng loại da. Để sử dụng máy, ta chỉ cần có sữa rửa mặt vào đầu chải và bấm nút hoạt động. 

có nên sử dụng máy rửa mặt 4

2. Cấu tạo của máy rửa mặt 

Máy rửa mặt gồm có 2 phần chính là phần đầu máy và thân máy. Trong đó: 

  • Phần đầu: Chổi lông hoặc đầu gai silicone, bộ phận tiếp xúc với da có chức năng làm sạch, loại bỏ bã nhờn. 
  • Phần thân: Bao gồm pin và động cơ máy. Đây là bộ phần giúp bạn tuỳ chỉnh các chức năng của máy như tắt, mở, chế độ chăm sóc da, tốc độ,… 

3. Có nên sử dụng máy rửa mặt? Tìm hiểu cơ chế hoạt động trước khi mua

Hầu hết các máy rửa mặt được trang bị công nghệ sóng rung hoặc công nghệ xoay. Tuy nhiên cả hai đều giống nhau về chức năng và không có quá nhiều điểm khác nhau. 

  • Công nghệ xoay: Tạo ra các chuyển động xoay tròn theo hình xoắn ốc, từ dưới lên và từ trong ra ngoài. 
  • Công nghệ rung: Nhờ sóng âm tạo ra chuyển động cực nhỏ với tần suất cao. 

Thực hư có nên dùng máy rửa mặt để chăm sóc da 

1. Có nên sử dụng máy rửa mặt hay không? 

Có nên sử dụng máy rửa mặt như một bước dưỡng da thông thường? Có. Bởi lẽ trên thực tế, rửa mặt với nước ấm chỉ loại bỏ được 10- 15% bụi bẩn ở phía ngoài. 

Trong khi đó, máy rửa mặt có thể đi sâu vào từng lỗ chân lông, làm sạch triệt để. Với nhiều chức năng khác nhau, sản phẩm còn giúp bạn thư giãn, nâng cơ da mặt và ngăn ngừa mụn.

Từ đó chắc chắn bạn sẽ không còn băn khoăn rằng liệu “Có nên mua máy rửa mặt?” hay “Dùng máy rửa mặt có tốt không?” nữa rồi.  

2. Có nên sử dụng máy rửa mặt hàng ngày

Làm sao để sử dụng máy rửa mặt hiệu quả, hạn chế được các rủi ro? Câu trả lời rất đơn giản: Đừng sử dụng nó quá thường xuyên. 

  • Tần suất sử dụng phù hợp với làn da dầu là 2 lần/ ngày, 1 lần/ ngày với da khô và 3 lần/ tuần với da nhạy cảm. Hoặc bạn có thể cân đối thời gian tuỳ thuộc vào tình trạng da mỗi ngày. 
  • Thời gian tốt nhất để sử dụng bàn chải mặt của bạn là vào ban đêm. 
  • Hạn chế dùng khi da mặt bị kích ứng, sưng tấy và có vết thương hở. 

>>>Bạn hãy xem thêm: 6 cách dưỡng ẩm cho da khô tại nhà hiệu quả

Tác dụng của máy rửa mặt mà bạn có thể không biết 

Tác dụng của máy rửa mặt ở trên mỗi loại da là khác nhau, tuỳ vào từng dòng máy. Đối với da dầu sẽ ưu tiên chức năng làm sạch và hút dầu hơn. Ngược lại, da nhạy cảm lại cần chế độ sóng âm dịu nhẹ. 

có nên sử dụng máy rửa mặt 3

1. Có nên sử dụng máy rửa mặt? Nên cân nhắc vì 8 lợi ích

  • Làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ tạp chất, lớp trang điểm và dầu thừa.
  • Tăng khả năng hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da. 
  • Tăng mức độ hydrat hóa cho da. 
  • Loại bỏ hiệu quả tế bào chết. 
  • Massage, thư giãn da nhẹ nhàng. 
  • Làm săn chắc cơ, chống lão hoá. 
  • Đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da. 
  • Rửa mặt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. 

Như vậy, bạn đã có câu trả lời chính xác cho việc dùng máy rửa mặt có tốt không. Một thiết bị chăm sóc da hiệu quả, nhanh gọn mà bất cứ cô gái nào nên sở hữu. 

2. Hạn chế khi sử dụng máy rửa mặt?

Bên cạnh việc có nên sử dụng máy rửa mặt hay không ta cũng nên quan tâm đến rủi ro mà thiết bị này mang lại. 

  • Làm khô da: Tẩy tế bào chết quá mạnh và thường xuyên có thể phá vỡ hàng rào lipid của da. Điều này khiến độ ẩm dễ thoát khỏi các tế bào, làm da khô hơn. 
  • Gây viêm nhiễm: Nếu không được vệ sinh thường xuyên, phần đầu cọ của máy rửa mặt sẽ trở thành nơi “trú ngụ” của vi khuẩn và bụi bẩn. Điều này rất có hại cho da, khiến mọi bước dưỡng da tiếp theo trở nên vô nghĩa. Đồng thời khiến làn da mụn trở nên trầm trọng hơn. 

[inline_article id= 284650]

Bí quyết sử dụng máy rửa mặt an toàn, đúng cách 

1. Cách dùng máy rửa mặt cho từng loại da 

Có nên sử dụng máy rửa mặt? Cách chọn sao cho an toàn?

Chọn máy rửa mặt cũng tương tự như cách bạn chọn kem dưỡng hoặc toner vậy. Tuỳ vào tình trạng, loại da và sở thích cá nhân mà ta chọn sản phẩm thích hợp. Đồng thời, mỗi loại da cũng cần có cách chăm sóc riêng, ví dụ: 

  • Da khô: Lựa chọn đầu máy mềm, ít ma sát để giữ được độ ẩm tự nhiên của da. 
  • Da nhạy cảm: Nên sử dụng chế độ rung nhẹ, phần cọ mềm để hạn chế kích ứng. Đối với da mụn cần vệ sinh máy ngay sau mỗi lần dùng. 
  • Da dầu: Ưu tiên chế độ làm sạch chuyên sâu để loại bỏ hết được bụi bẩn và dầu thừa tích tụ. 

[inline_article id= 232686]

2. 4 nguyên tắc vàng khi sử dụng máy rửa mặt 

Có nên sử dụng máy rửa mặt? Để nhận được nhiều lợi ích nhất khi sử dụng máy rửa mặt, bạn cần lưu ý: 

  • Luôn vệ sinh máy: Sau khi dùng xong, bạn hãy để máy ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mốc và bụi bẩn. Tuổi thọ và chất lượng máy cũng được bảo quản ở mức tốt nhất. 
  • Không dùng chung: Viêm da là bệnh có thể truyền nhiễm. Do đó, bạn không nên dùng chung máy rửa mặt với bất kỳ ai nếu không muốn da ngày càng xấu hơn. 
  • Không dùng khi da bị kích ứng: Khi bị viêm nhiễm là lúc da nhạy cảm nhất. Nếu sử dụng máy rửa mặt có thể làm da bong tróc, sưng tấy. 
  • Độ tuổi thích hợp để sử dụng máy rửa mặt là trên 15 tuổi. Bởi đây là lúc da tiết ra nhiều dầu nhất, hormone thay đổi dễ gây ra mụn. 

có nên sử dụng máy rửa mặt 2

Máy rửa mặt là sản phẩm tiện lợi, giúp chị em tiết kiệm thời gian và công sức. Mong rằng với những chia sẻ trong bài “Có nên sử dụng máy rửa mặt?” trên, bạn sẽ không còn băn khoăn liệu có nên sử dụng máy rửa mặt không, mang lại lợi ích gì?

Điều quan trọng nữa bạn ghi nhớ là máy rửa mặt có hoạt động tốt hay không, còn phụ thuộc vào cách ta sử dụng và bảo quản.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách trị viêm nang lông ở chân: lựa chọn nào phù hợp cho bạn?

Cách trị viêm nang lông ở chân thế nào là hiệu quả? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu để phòng tránh loại bệnh đáng ghét cho cho chị em này nhé.

Dấu hiệu viêm nang lông

Viêm nang lông là một tình trạng thường gặp ở da, xuất hiện khi nang lông bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu.

Chúng có thể giống như phát ban nhỏ màu hồng/đỏ trên da. Các dấu hiệu viêm nang lông thể nhẹ dễ nhận biết bao gồm: ngứa, chỗ mụn nhọt đầu trắng, cảm giác bỏng rát, châm chích, da thô ráp hoặc bong tróc.

Viêm nang lông ở chân thường da các bạn tẩy, cạo lông chân không đúng cách. Tình trạng này khiến lỗ chân lông to hơn và nặng nhất là nhiễm trùng hoặc kích ứng. Vậy đâu là cách trị viêm nang lông ở chân an toàn?

cách trị viêm nang lông ở chân 4

Cách điều trị viêm nang lông ở chân có can thiệp y tế

1. Cách điều trị viêm nang lông bằng thuốc kháng sinh

Kem hoặc thuốc bôi chứa kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng. Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn kem, lotion hoặc gel kháng sinh.

Thuốc kháng sinh uống không được sử dụng thường xuyên cho bệnh viêm nang lông. Nhưng đối với trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc tái phát, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai, mẹ bầu đã biết chưa?

2. Kem, thuốc uống để chống nhiễm nấm

Nếu bạn bị viêm nang lông ở chân do nhiễm nấm thì việc thuốc chống nấm là cách trị. Bởi lẽ thuốc kháng sinh không hữu ích trong việc điều trị loại này.

3. Kem hoặc thuốc uống để giảm viêm

Nếu bạn bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử dùng kem steroid để giảm ngứa. Các loại kem này thường chỉ giảm triệu chứng và làm khô da nên bạn hãy dưỡng ẩm cũng là việc cần thiết

>>>Có thể bạn quan tâm: Da mềm mịn, căng tràn sức sống với 6 cách chăm sóc da khô đơn giản

4. Rửa bằng oxy già – cách trị viêm nang lông đơn giản

Bạn có thể tìm mua oxy già (hydrogen peroxide) ở bất kỳ hiệu thuốc nào gần nhà. Loại thuốc này giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.

Pha loãng oxy già với nước sạch, vô trùng hoặc sử dụng trực tiếp. Cách thực hiện: bạn có thể sử dụng bình xịt nhỏ trị vùng viêm nang lông ở chân.

5. Tẩy lông bằng laser

cách trị viêm nang lông ở chân 3

Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, tẩy lông lâu dài bằng liệu pháp laser triệt lông để tránh tình trạng viêm nang lông ở chân. Nhược điểm của phương pháp này tốn kém và thường phải điều trị nhiều lần.

Tuy nhiên ưu điểm của nó là loại bỏ vĩnh viễn các nang lông, do đó làm giảm mật độ lông. Từ đó lỗ chân lông cũng được thu nhỏ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Triệt lông bikini có ảnh hưởng gì không và câu trả lời bạn đang cần

Cách trị viêm nang lông ở chân tại nhà

Một số cách trị, biện pháp giúp cải thiện tình trạng viêm nang lông ở chân tại nhà cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng ngứa, khô da:

1. Đắp khăn ấm: cách trị viêm nang lông ở chân

  • Đắp khăn thấm nước ấm sẽ giúp làm dịu lỗ chân lông bị sưng và đau. Bạn nên sử dụng khăn mới hoặc khăn đã tiệt trùng bằng cách cho khăn vào đun sôi hoặc làm sạch bằng nước giặt kèm nước ấm.
  • Đun 500ml nước, để nguội bớt khi nước ấm rồi thêm 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều.
  • Ngâm khăn vào nước rồi vắt bớt nước, đắp khăn lên vùng da bị viêm.
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng khăn sạch

2. Sử dụng thành phần tẩy da chết hóa học

Các loại kem dưỡng thể chứa thành phần tẩy tế bào chết hóa học như Aha, Bha… cũng góp phần làm giảm tình trạng viêm nang lông ở chân hiệu quả.

[inline_article id= 262059]

3. Làm sạch và dưỡng ẩm da

Bạn nên làm sạch da với sữa tắm 2 lần/ngày, tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Lựa chọn các sản phẩm sữa tắm cho chứa salicylic acid, tinh dầu để tăng hiệu quả.

Thành phần salicylic acid và các loại tinh dầu có tính kháng viêm kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng viêm nang lông.

Sau đó bạn nên dưỡng ẩm lại vùng da chân. Gel nha đam giúp da nhanh lành tổn thương, làm mát và dịu vùng da bị mẩn đỏ, sưng tấy.

Lưu ý về điều trị viêm nang lông

Thật ra viêm nang lông không thể điều trị tận gốc, nếu lỡ mắc phải, chúng ta dùng các cách trị viêm nang lông ở chân nêu trên để giảm triệu chứng. Tuy nhiên việc phòng ngừa cũng không kém phần quan trọng. Việc phòng ngừa để tái nhiễm viêm nang lông ở chân sẽ dễ dàng hơn nếu

1. Mặc quần thoáng mát:

Chất liệu quần áo ôm, cọ xát nhiều hoặc như quần legging, quần jean ôm nếu không được thông thoáng mồ hôi cũng tăng nguy cơ viêm nang lông ở chân.

2. Không nên cạo lông hoặc wax lông

cách trị viêm nang lông ở chân 1

Dùng dao cạo có thể gây kích ứng da và làm hở các nang lông, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Wax lông là cách trị viêm nang lông ở chân không hiệu quả. Nó có thể làm nang lông mở ra quá nhiều, từ đó khiến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Một số dạng viêm nang lông nặng hơn có thể dẫn đến rụng tóc hoặc để lại sẹo. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như chảy mủ, loét… Còn lại, thông thường viêm nang lông sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mẹo dân gian khi bị bóng đè trong lúc ngủ bạn nên biết

Mẹo dân gian khi bị bóng đè bao gồm các phương pháp thường được người xưa sử dụng để trị hiện tượng kỳ lạ này trong lúc ngủ. Nếu không khắc phục kịp thời, chu kỳ giấc ngủ của bạn có thể gặp trục trặc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vậy nên một số chia sẻ thú vị sau đây về mẹo dân gian khi bị bóng đè từ MarryBaby sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho giấc ngủ của bạn.

1. Bóng đè là hiện tượng gì?

Hiện tượng bóng đè còn được gọi là hiện tượng tê liệt khi ngủ (sleep paralysis) là khi chúng ta vẫn có cảm giác và nhận thức nhưng không thể cử động được. Bị bóng đè có thể là trải nghiệm vô cùng đáng sợ; nhưng tình trạng này vô hại; và hầu hết mọi người sẽ chỉ mắc phải một vài lần trong đời.

Những điều bạn cần biết trước khi tìm hiểu mẹo dân gian khi bị bóng đè:

  • Bóng đè xảy ra khi bạn đang chuyển đổi dần giữa hai giai đoạn tỉnh táo và ngủ sâu. Trong những quá trình chuyển đổi này; bạn có thể không thể di chuyển hoặc nói trong vài giây đến vài phút.
  • Bóng đè có thể đi kèm với các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ. Chứng ngủ không trọn vẹn này là một nhu cầu ngủ quá mức do khả năng điều hòa giấc ngủ của não có vấn đề.
  • Bóng đè có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút; các giai đoạn có thời lượng dài hơn thường gây khó chịu và thậm chí có thể gây ra phản ứng hoảng sợ .
  • Bóng đè cũng có liên quan đến một số tổn thương tinh thần. Một số nghiên cứu về học thuật đã xem xét tỷ lệ cao của triệu chứng này bắt nguồn từ các cuộc tấn công của rối loạn lo âu và căng thẳng.

Triệu chứng và dấu hiệu khi bạn bị bóng đè

Để áp dụng mẹo dân gian khi bị bóng đè kịp thời; bạn hãy nhận biết dấu hiệu khi bị bóng đè:

  • Cảm giác lo âu, sợ hãi bao trùm trong tâm trí.
  • Xuất hiện ảo giác trong, trước hoặc sau khi ngủ.
  • Có cảm giác như có thứ gì đó đè lên ngực của bạn.
  • Cảm thấy như có một bóng người đè nghiến cơ thể mình.
  • Một số người cũng có thể cảm thấy áp lực hoặc cảm giác nghẹt thở.
  • Cảm giác lo sợ vì hình dung có ai đó hoặc cái gì đó đang ở trong phòng.
  • Đôi khi bạn còn có thể cảm thấy mình như đang bị một “bóng người” đè chặt miệng.
  • Dù vũng vẫy thế nào cũng bất lực, thậm chí không thể kêu lên hay cầu cứu vì quá sợ hãi.
  • Đáng sợ hơn, bạn dù đang trong giấc mộng nhưng vẫn cảm giác rất tỉnh táo; mọi thứ đều rất rõ ràng như đang diễn ra trong hiện thực.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng tê liệt khi ngủ chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không di chuyển bình thường trong các giai đoạn của giấc ngủ.

2. Ai dễ bị bóng đè lúc ngủ?

Đa số ai trong chúng ta đều sẽ hơn một lần bị bóng đè. Theo thống kê của Học viện Quốc gia về Bệnh thần kinh và Đột quỵ tại Hoa Kỳ; lần bị bóng đè đầu tiên xuất hiện vào khoảng 7 đến 26 tuổi. Tình trạng bóng đè có thể tiếp tục xuất hiện khi chúng ta lớn hơn.

Nếu bạn thuộc nhóm người sau đây, mẹo dân gian khi bị bóng đè sẽ rất hữu ích cho bạn:

  • Lịch ngủ thay đổi nhiều.
  • Thường xuyên thiếu ngủ.
  • Ngủ với tư thế nằm ngửa.
  • Lạm dụng chất gây nghiện.
  • Mắc rối loạn tâm thần như căng thẳng hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Có các vấn đề về giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút ở chân vào ban đêm.
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

>> Bạn xem thêm: Mơ sinh con là điềm lành hay báo dữ?

Những ai có nguy cơ cao bị bóng đè?
Mẹo dân gian khi bị bóng đè sẽ cần thiết cho những ai?

3. Mẹo dân gian khi bị bóng đè trong lúc ngủ

Mặc dù đã được khoa học chứng minh; nhưng việc bị bóng đè vẫn khiến nhiều người lo lắng và tìm nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Một số mẹo dân gian khi bị bóng đè được người xưa sử dụng sau đây sẽ là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo để cải thiện tình trạng này.

  • Nếu trong phòng ngủ có dầm nhà đè xuống sẽ gây sát khí. Nên lợi dụng trang trí nội thất để ẩn đi, như vậy sẽ làm suy yếu luồng sát khí.
  • Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Đầu giường nếu để đèn quá to sẽ tạo ra sát khí; nên đổi sang loại đèn nhỏ hơn.
  • Không nên đặt khung ảnh to ở đầu giường sẽ tạo ra sát khí.
  • Nếu đầu giường hướng thẳng về cửa sổ cũng sẽ tạo ra sát khí, nên đổi góc bày trí giường. 
  • Gương đối thẳng giường gây ra sát khí, nên bày trí gương sang vị trí khác. 
  • Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Nhiều người quan niệm đặt dao kiếm hay vật sắc nhọn ở đầu giường sẽ xua đuổi tà ma, nhưng sẽ tạo đà cho hung tinh quấy phá, nên cất hết. Thay vào đó hãy đặt 1 củ tỏi.

Bị bóng đè nên làm gì? Đây chắc chắn là mối quan tâm của rất nhiều bạn; vì trải nghiệm bóng đè khá đáng sợ. Ngoài mẹo dân gian khi bị bóng đè nêu trên; sau đây là 10 cách chống bóng đè bạn cần bỏ túi.

>> Bạn xem thêm: Nằm mơ thấy mình có bầu là điềm gì?

Mẹo dân gian khi bị bóng đè
Có rất nhiều mẹo dân gian khi bị bóng đè bạn nên biết

4. 10 cách chống bóng đè bạn cần nằm lòng

4.1 Cử động nhẹ ngón chân

Đây là một trong 10 cách chóng bóng đè hiệu quả; bạn có thể cử động nhẹ ngón chân hoặc ngón tay. Hầu hết các cảm giác bóng đè là ở bụng, ngực và cổ họng. Vì vậy, hãy tập trung tất cả sự chú ý vào ngón chân và cố gắng di chuyển nó. Điều này sẽ giúp bạn chống lại cơn bóng đè.

4.2 Nắm chặt nắm tay của bạn

Đây là mẹo dân gian ưa thích khi bị bóng đè; và cũng là một biến thể của phương pháp lắc ngón chân. Hãy thử nắm chặt và không nắm chặt tay của bạn.

4.3 Tập trung vào việc thở đều

Một trong 10 cách chống bóng đè dễ dàng đó là hít thở có kiểm soát. Thở có kiểm soát có thể giúp làm giảm cảm giác đau ngực khi bị bóng đè; và giúp bạn kiểm soát được nỗi sợ hãi của mình tốt hơn.

Chỉ cần hít vào với tốc độ bình thường và thở ra hết cỡ; sử dụng tất cả dung tích phổi của bạn. Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể thở hoàn toàn mà không bị cản trở. Kỹ thuật này sẽ giữ cho bạn bình tĩnh khi bị bóng đè.

4.4 Đừng cố chống cự

Nếu bạn cảm thấy như bị kìm hãm và không thể di chuyển, đừng cố gắng chống cự. Vì chống cự chỉ làm bạn cảm thấy bị kìm hãm nhiều hơn; bị đè bẹp và làm gia tăng nỗi sợ hãi. Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Kiểm soát nỗi sợ hãi là kỹ năng quan trọng nhất trong thời điểm này.

4.5 Giữ tâm trạng bình thản

làm gì để không bị bóng đè
Ngoài mẹo dân gian khi bị bóng đè, bạn cần biết một số cách khác

Hãy cố gắng thư giãn và không nghĩ đến những điều đáng sợ khi bạn bị bóng đè. Bạn có thể tự khích lệ, động viên bản thân bằng câu nói như: “Bóng đè chỉ là tạm thời; không gây hại gì cho mình cả.”; “Mình vẫn ổn, sẽ ổn và vượt qua nhanh.”

>> Bạn xem thêm: Nằm mơ thấy chồng có bồ: Liệu anh đang lừa dối bạn chăng?

4.6 Hãy nghĩ đến người bạn yêu thương

Khi bạn choáng ngợp với nỗi sợ hãi do bóng đè, việc nghĩ đến người bạn ngưỡng mộ, yêu thích và mang lại cho bạn cảm giác an toàn là rất hiệu quả. Đó có thể là người trong đức tin tôn giáo của bạn (Chúa Giê-su; Phật); hoặc cha mẹ, người yêu, chồng/vợ của bạn.

4.7. Nhờ sự trợ giúp của vợ/chồng/người nằm cùng giường

Mẹo dân gian khi bị bóng đè: Hãy nhờ người thường xuyên nằm chung giường với bạn chú ý đến dấu hiệu của bóng đè; và dặn họ đánh thức bạn mỗi khi bạn thở gấp; hoặc có những tiếng kêu ú ớ khi đang ngủ.

4.8 Ho để được giúp đỡ

Một trong 10 cách chống bóng đè đó là cố gắng ho cho tỉnh táo. Giống như thở, ho có thể tự chủ hoặc được điều chỉnh một cách có ý thức. Bằng cách ho có chủ đích, bạn có thể khiến mình tỉnh táo.

4.9 Cố gắng ngẩng mặt của bạn

Khi bạn nhận ra mình đang bị bóng đè, hãy ngẩng mặt lên. Nói cách khác, hãy làm một khuôn mặt như thể bạn vừa ngửi thấy mùi gì đó tồi tệ; nheo mắt. Làm điều này hai hoặc ba lần bạn sẽ có thể tỉnh giấc.

4.10 Viết ra kế hoạch

Hãy tự chuẩn bị “một kế hoạch thoát thân”. Bạn hãy rèn luyện cho tâm trí biết khi gặp nguy hiểm; nó sẽ cần phải làm gì; nhắc nhở bản thân nhiều lần. Rồi sau đó cơ thể bạn sẽ tự động biết cách “thoát thân” khi bị bóng đè.

[inline_article id=266527]

5. Cách để phòng tránh bị bóng đè

Làm gì để không bị bóng đè? Hầu hết mọi người không cần điều trị cho chứng tê liệt khi ngủ. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể cải thiện được khi bạn thực hiện một số phương pháp sau:

  • Cải thiện thời gian ngủ – chẳng hạn như đảm bảo giấc ngủ của bạn phải đạt từ sáu đến tám giờ mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa để giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
  • Điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào có thể gây tê liệt khi ngủ.
  • Điều trị bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào khác; chẳng hạn như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút ở chân.
giữ tâm trí bình thản
Biết mẹo dân gian khi bị bóng đè kèm theo cách phòng tránh

Lưu ý rằng, đối với những đối tượng được bác sĩ kê đơn và chăm sóc đặc biệt thì mới sử dụng đến thuộc, còn đối với những ai có biểu hiện tinh thần ổn định thì không nên tự ý sử dụng thuốc uống nhé.

Mong rằng thông qua những thông tin thú vị về “Mẹo dân gian khi bị bóng đè trong lúc ngủ” đã chia sẻ sẽ đem đến cho bạn những kiến thức mới và cách cải thiện giấc ngủ trở nên tốt hơn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bật mí cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất mà không để lại sẹo xấu từ bác sĩ chuyên khoa

Vậy cùng tham khảo cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất đối với từng cấp độ bỏng cụ thể là vết bỏng nhỏ, vết bỏng nghiêm trọng hay vết bỏng lan rộng…

Cách chữa bỏng nước sôi hiệu quả nhanh chóng với vết bỏng nhỏ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù là vết bỏng nhỏ (có thể thuộc cấp độ bỏng 1 hay 2) đều cần được chăm sóc y tế đúng cách. Các bạn cần thực hiện cách chữa bỏng nước sôi ở cấp độ 1 hay 2 theo đúng các bước dưới đây:

1. Rửa vết bỏng

Đầu tiên, bạn cần rửa vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo che phủ vết bỏng rồi ngâm vào nước lạnh. Xả nước lạnh lên vị trí bỏng và nhớ không dùng nước nóng để tránh kích thích vết bỏng.

Sau đó, bạn rửa sạch vết bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ. Không nền dùng sản phẩm có tính tẩy như oxy già vì có thể cản trở quá trình làm lành của làn da.  

Trường hợp, quần áo mà dính trên da thì không cố cởi ra. Vết bỏng có thể nghiêm trọng hơn nên bạn có thể phải cắt bỏ quần áo (trừ phần dính vào vết bỏng) rồi chườm lạnh lên vết bỏng và quần áo khoảng 2 phút.

2. Làm lạnh vết bỏng

Rửa vết bỏng xong thì lại ngâm vết bỏng vào nước mát khoảng 15-20 phút. Không dùng đá viên hay xả nước lên vết bỏng vì có thể gây tổn thương cho làn da và gây nên sẹo.

Việc cần làm tiếp theo là nhúng khăn sạch vào nước mát và chườm lên vết bỏng. Nhớ là đặt nhẹ khăn lên vết bỏng và không thoa hay chà xát.

 cách chữa bỏng nước sôi
Ngâm vết bỏng vào nước mát từ 15-20 phút

3. Ngăn ngừa nhiễm trùng

Bạn cần chăm sóc vết bỏng sau khi làm mát để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ cần dùng tay sạch hay bông gòn thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Bacitracin.

Vết bỏng là vết thương hở thì dùng miếng gạc chống dính để thay thế phòng trường hợp sợi bông gòn có thể dính vào. Sau đó, các bạn dùng băng gạc không dính (Telfa) che lên vết bỏng.

Bạn nhớ thay băng gạc từ 1-2 ngày và thoa lại với thuốc mỡ. Chú ý, không gãi ngứa khi da non hình thành để tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể thoa các loại thuốc mỡ chiết xuất từ lô hội, bơ cacao… để làm giảm các cơn ngứa.

4. Điều trị cơn đau

Bát cứ vết bỏng nào cũng có thể gây đau. Vì vậy, sau khi hoàn tất việc che vết bỏng thì nâng vị trí bỏng cao hơn tim. Với cách đơn giản này có thể giúp bạn giảm sưng và giảm đau đáng kể.

Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil và Motrin). Hãy uống theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Cụ thể:

  • Liều uống Acetaminophen là 650 mg mỗi 4-6 tiếng, tối đa 3250 mg mỗi ngày.
  • Liều uống Ibuprofen là 400-800 mg mỗi 6 tiếng, tối đa 3200 mg mỗi ngày.

Cách chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo với những vết bỏng nghiêm trọng

Dưới đây là cách chữa bỏng nước sôi với những vết bỏng thật sự nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu xem bác sĩ hướng dẫn như thế nào đảm bảo không để lại sẹo xấu.

1. Gọi cấp cứu

Bạn xác định được cấp độ bỏng nước sôi nghiêm trọng (bỏng cấp độ 3 hoặc 4). Lúc này, bạn cần gọi ngay sự giúp đỡ. Vì với vết bỏng nghiêm trọng không thể điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

2. Chăm sóc nạn nhân

Sau khi đã gọi cấp cứu, bạn cần quan sát thật kỹ những phản ứng của bệnh nhân. Nếu người bị bỏng không có phản ứng hay bị sốc thì nói ngay cho nhân viên cấp cứu để họ biết cần phải chuẩn bị gì, làm gì khi tới.

3. Cởi bớt quần áo

Trong thời gian chờ nhân viên cấp cứu tới, bạn nên cởi bớt quần áo hay trang sức gần nhất vết bỏng. Chú ý, với quần áo hay trang sức dính vào vết bỏng thì cần để nguyên. Nếu bạn cứ cố kéo chúng ra có thể gây tổn thương nặng nề cho vùng da bị bỏng.

 cách chữa bỏng nước sôi
Chỗ vết bỏng cần được cắt hết quần áo dính trên đó

4. Che vết bỏng

Khi đã cởi hết phần quần áo quanh vết bỏng thì dùng băng gạc sạch và không dính để phủ vết bỏng. Thực hiện điều này có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Nhớ là không dùng vật liệu dính để áp vào vết bỏng. Nếu bạn nghi ngờ gạc có thể dính vào vết bỏng thì không nên làm gì mà đợi nhân viên cấp cứu đến sơ cứu.

Cách chữa bỏng nước sôi dân gian bằng nha đam (lô hội)

Ngoài 2 cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất ở trên, các bạn có thể tham khảo cách chữa bỏng bằng nha đam. Đây là một phương pháp chữa bỏng nước sôi trong y học cổ truyền. 

Bởi trong nha đam có chứa nhiều thành phần tốt cho điều trị bỏng như nước, vitamin C… giúp làm dịu da da và ngăn ngừa quá trình hoại tử. Các bạn có thể áp dụng cách chữa bỏng nước sôi dân gian bằng lô hội khi ở mức cấp độ nhẹ.

  • Dùng vải sạch phủ nhẹ nhàng lên vết bỏng và xả nước mát trong khoảng 15 phút.
  • Lấy một ít nha đam rồi tách lấy phần gel bên trong thoa trực tiếp lên vết bỏng rồi để khô tự nhiên. Chờ khoảng 20-30 phút và rửa sạch với nước. Cứ sau 2 giờ lại lặp lại một lần như vậy để làm mát da, làm dịu vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nước sôi tổn thương ở mức độ rộng thì sau quá trình xử lý bằng nước mát. Các bạn cần đưa người bị bỏng đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một số chú cần nhớ khi xử lý vết bỏng nước sôi

Khi xử lý vết bỏng nước sôi dù ở cấp độ nhẹ hay nặng cũng cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây.

  • Không nên bôi ngay kem đánh răng, mỡ trăn, kem trị bỏng lên vết thương.Vì điều đó có thể làm vết thương trở nên tệ và nguy cơ viêm nhiễm tăng lên.
  • Bạn chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hay nước đá lên vết thương. Nếu để tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết bỏng càng nghiêm trọng hơn. Vì khi da đột ngột gặp lạnh làm biểu bì da co rút lại và vết bỏng lâu khỏi và viêm loét nặng hơn.
  • Vết da bỏng nước sôi với diện tích lớn thì cần nhanh tay cắt hết lớp quần áo dính quanh đó. Đừng cố gắng cởi quần áo có thể va quệt khiến vết thương đau rát và dễ bị nhiễm trùng.
cách chữa bỏng nước sôi
Không nên thoa đá hay nước đá tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng

Bật mí ngay cách phòng tránh bỏng nước sôi hiệu quả

Bỏng nước sôi nhẹ hay nặng đều gây nên những hệ quả về sức khoẻ và thẩm mỹ. Do đó, cách tốt nhất là các bạn nên phòng tránh để hạn chế tối đa trường hợp không may có thể gây nên bỏng nước sôi.

  • Hãy để một số vật dụng có thể gây bỏng như phích nước, bình siêu tốc… gọn gàng để tránh mọi người đi qua va phải.
  • Bố trí bếp và nơi đun nấu ở vị trí phù hợp và sắp xếp gọn gàng, nhất là tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Không nên để thức ăn nóng, nước vừa đun sôi chỗ đông người trong gia đình qua lại.

Các bạn đã hiểu rõ cách chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo rồi đúng không nào.Vậy hãy ghi nhớ các bước và thực hiện theo đúng hướng dẫn khi bạn hay người thân không may bị bỏng nước sôi nhé! Nhớ là vết bỏng cấp đô nghiêm trọng thì cần sơ cứu ngay tại nhà và gọi nhân viên cấp cứu.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Thuốc chấm nhiệt miệng có hiệu quả không? Các sản phẩm nổi bật

Những vấn đề liên quan đến khoang miệng cần được đặc biệt quan tâm và chú ý. Bạn đang gặp phải vấn đề nhiệt miệng nhưng chưa biết cách xử lý hay điều trị. Theo dõi bài viết hôm nay cùng MarryBaby để nắm được thông tin chi tiết cùng những loại thuốc chấm nhiệt miệng hữu hiệu.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (tên tiếng anh là Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS). Đây là một dạng bệnh viêm loét xảy ra ở miệng. Thường thì nữ giới thường gặp phải nhiều hơn nam giới. Đặc biệt, vào thời tiết nắng nóng, oi bức thì vấn đề này càng phổ biến hơn.

thuoc-cham-nhiet-mieng-1
Nhiệt miệng khiến cơ thể khó chịu, đau rát khi ăn hoặc uống

Mặc dù không gây nguy hiểm, tuy nhiên nhiệt miệng lại ảnh hưởng cũng như gây bất tiện đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nó sẽ gây nên cảm giác đau, vướng, khó chịu. Nặng nề nhất phải nói đến hoạt động nhai, ăn, uống,…

Thông thường, có những nhiều dạng nhiệt miệng tồn tại. Cụ thể: Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor); Nhiệt miệng thể lớn (RAS major); Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS).

Tùy từng mức độ và biểu hiện cụ thể, bạn sẽ áp dụng phương pháp điều trị riêng. Một trong số đó, sử dụng thuốc chấm nhiệt miệng là cách điều trị được các bác sĩ hoặc giới chuyên gia khuyên dùng.

Thuốc chấm nhiệt miệng hoạt động như thế nào?

Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi trị nhiệt miệng với thương hiệu hay thành phần đa dạng. Tuy nhiên, đa phần cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này cơ bản như sau:

  • Thuốc giúp làm dịu vùng bị tổn thương. Có thể sau khi chấm thuốc bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả nhanh chóng vì cảm giác the mát của thuốc đánh lừa cảm giác.
  • Kháng viêm: Thành phần kháng viêm, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus,…
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc, kích thích sản sinh tế bào mới để làm liền vết loét.

Các dạng thuốc chấm nhiệt miệng phổ biến hiện nay

Thuốc chấm nhiệt miệng hay còn gọi là thuốc bôi nhiệt miệng. Dưới đây là một số dạng điều chế phổ biến nhất:

  • Dạng gel: Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất. Dạng gel của thuốc dễ dàng bám lên vùng niêm mạc đang chịu tổn thương, ngăn chặn tiếp xúc với bên ngoài. Kết cấu dạng gel cũng khó bị trung hòa ở trong khoang miệng. 
  • Dạng kem: Kết cấu mềm mịn, không đặc như gel nhưng nên độ bám trên da cũng hạn chế. 
  • Dạng bột: Thành phần chủ yếu là từ thảo mộc tự nhiên, tuyệt đối an toàn đối với tình trạng sức khỏe. Thuốc chấm nhiệt miệng dạng bột có khả năng thấm hút hiệu quả. Tuy nhiên, điểm hạn chế của điều này là phải sử dụng ngón tay cấm bụi.

Các loại thuốc chấm nhiệt miệng được sử dụng phổ biến

1. Thuốc chấm nhiệt miệng Oracortia

thuoc-cham-nhiet-mieng-2
Nhiệt miệng khiến cơ thể khó chịu, đau rát khi ăn hoặc uống

Đây là một loại thuốc mỡ có tác dụng giảm viêm tức thời với những tổn thương dạng loét tại khoang miệng, hầu họng.

  • Thành phần của thuốc chấm nhiệt miệng Oracortia: Triamcinolone acetonide 0.1g/100g.
  • Đóng gói: 50 túi nhôm/hộp, mỗi túi 1 hộp.
  • Giá tham khảo: 425.000vnđ/hộp

Ưu điểm: 

  • Tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng. 
  • Dừng sử dụng thuốc một thời gian ngắn có thể khỏi bệnh hoàn toàn. 

Nhược điểm:

  • Có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ như teo da, rạn da, kích ứng, phát ban đỏ, nhiễm trùng thứ phát. 
  • Thuốc chống chỉ định cho người bị nhiễm nấm, virus herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch, phụ nữ có thai. 

2. Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

thuoc-cham-nhiet-mieng-3
Hộp thuốc gel Kamistad Gel N chủ động bảo vệ bạn khi có vấn đề

Loại thuốc trị nhiệt miệng này có xuất xứ từ Đức. Sản phẩm được sử dụng khá phổ biến khi dùng riêng hoặc bác sĩ kê toa thuốc.

  • Thành phần gồm có: Lidocain, Benzalkonium clorid amistad và tinh chất hoa cúc.
  • Giá tham khảo: 40.000 – 50.000 đồng/tuýp 10g.

Ưu điểm:

  • Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Những người niềng răng cũng có thể sử dụng để bôi vào vùng tổn thương để giảm cảm giác khó chịu
  • Thuốc dạng gel giúp kéo dài hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Một số trường hợp có thể  gây ra tác dụng phụ bỏng rát, kích ứng niêm mạc miệng.

3. Thuốc chấm nhiệt miệng Urgo

Thương hiệu thuốc chấm nhiệt miệng Urgro và tác dụng tích cực

Sản phẩm thuốc chấm nhiệt miệng Urgo hay còn gọi là gel trị nhiệt miệng Urgo. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc ở Pháp và đang được người dùng trên thế giới ưa chuộng. Cơ chế hiệu quả của thuốc chính là hình thành lớp màng mỏng bảo vệ vết loét.

  • Thành phần thuốc có: dẫn xuất Cellulose, Alcohol, Acid Carboxylic và Acid Mineral cùng các chất khác: sucralose (chất làm ngọt), nước cất, hương cam,.
  • Giá tham khảo: 75.000 – 90.000 đồng/lọ 6ml.

Ưu điểm: 

  • Thuốc bảo vệ vết loét trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó, việc sử dụng thuốc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 
  • Hỗ trợ giảm đau tức thì và làm lành thương hiệu quả. 

Nhược điểm: 

  • Chỉ phù hợp với tình trạng viêm loét ở mức độ nhẹ. Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần sử dụng thêm phương pháp khác.
  • Thành phần alcohol có trong thuốc có khả năng gây kích ứng khoang miệng, tổn thương các tế bào hạt. 

Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc chấm nhiệt miệng. Tuy nhiên, MarryBaby cho rằng việc vệ sinh khoang miệng, chế độ ăn uống lành mạnh, uống trà thanh nhiệt sẽ góp phần chữa nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Trị mụn viêm đỏ thế nào để vừa nhanh vừa hiệu quả?

Trị mụn viêm đỏ và vấn đề hết sức quan trọng. Mụn viêm đỏ là tình trạng nghiêm trọng của các nốt mụn. Biểu hiện bên ngoài là sưng tấy, đỏ, đầu mụn cứng, không thấy được nhân mụn, đau và khó chịu.

Nguyên nhân gây ra mụn viêm đỏ thường do lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển làm tổn hại các mô dẫn đến viêm và tấy đỏ.

Mụn viêm đỏ mức độ nhẹ sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng có thể tạo thành sẹo và thâm nếu không biết cách điều trị kịp thời.

Điều trị mụn viêm đỏ hiệu quả bằng phương pháp tự nhiên

Mụn viêm đỏ có thể lây lan và để lại thâm, sẹo. Do đó, dù tình trạng mụn của bạn đang ở mức độ nào thì việc điều trị cũng nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Thông thường, nếu tình trạng mụn viêm ở mức độ nhẹ, bạn có thể “đối phó” với chúng bằng các biện pháp tự nhiên. Bạn có thể áp dụng một vài cách trị mụn sưng đỏ không nhân mức độ nhẹ dưới đây để giảm bớt sự khó chịu do các nốt mụn gây ra:

  • Chườm đá: Chườm đá lạnh có thể giúp làm giảm tình trạng sưng viêm nhanh chóng.
  • Nha đam: Một số thành phần trong nha đam có tác dụng chống viêm và loại bỏ vi khuẩn. Đồng thời còn giúp dưỡng ẩm và làm sạch da.
  • Nghệ: Củ nghệ chứa nhiều curcumin giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm giảm tình trạng viêm mụn hiệu quả. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng kích thích tái tạo tế bào, làm lành vết thương nhanh và ngăn ngừa sẹo.
  • Mật ong: Dùng mật ong có thể giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch da.
  • Dầu dừa: Đối với những làn da khô, sử dụng dầu dừa sẽ rất tốt trong việc chống viêm, sát khuẩn và giúp da mềm mại hơn.
  • Dầu tràm trà: Dầu từ cây tràm trà có thể giúp giảm sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn viêm đỏ.

Ngoài ra, việc bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể cũng là một trong những cách có thể giúp điều trị mụn viêm đỏ không nhân. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm giúp bổ sung kẽm.

cách điều trị mụn viêm đỏ
Nhiều phương pháp tự nhiên có thể giúp bạn điều trị mụn viêm đỏ an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc điều trị mụn viêm đỏ

Trường hợp mụn viêm đỏ nghiêm trọng, lây lan rộng, kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, bạn nên đến gặp bác sĩ để có được các biện pháp điều trị mụn viêm đỏ hiệu quả, nhanh chóng, an toàn.

cách điều trị mụn viêm đỏ
Bạn nên đến bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị nếu tình trạng mụn viêm đỏ kéo dài

Tùy thuộc vào mức độ viêm của mụn (trung bình hay nặng), bác sĩ có thể sẽ lựa chọn phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) hoặc các phương pháp điều trị được kê đơn.

1. Phương pháp điều trị mụn viêm đỏ không kê đơn (OTC)

Có rất nhiều phương pháp điều trị OTC cho mụn bị viêm đỏ. Dưới đây là 3 trong số các thành phần chính mà bạn có thể tìm thấy trong các loại thuốc trị mụn viêm đỏ:

  • Benzoyl peroxide: Hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông của bạn và giảm viêm.
  • Axit salicylic: Có tác dụng đào thải và loại bỏ các tế bào da chết từ sâu bên trong lỗ chân lông. Đồng thời giảm phục hồi nhanh những tổn thương do mụn viêm gây ra và ngăn ngừa chúng quay trở lại.
  • Lưu huỳnh: Thành phần này xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm điều trị mụn viêm đỏ. Nhưng nó chỉ hoạt động tốt nhất đối với tình trạng mụn viêm nhẹ.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị không kê đơn thường không đủ mạnh để điều trị các trường hợp mụn viêm đỏ ở mức độ nặng.

2. Phương pháp điều trị mụn có kê đơn

Khi tình trạng mụn của bạn đã ở mức độ viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc trị mụn viêm đỏ, bao gồm:

  • Retinoids tại chỗ: Retinoids là các dẫn xuất vitamin A mạnh mẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết. Retinoids khi được kê theo toa như thuốc Differin và Retin-A sẽ dùng để điều trị mụn viêm đỏ nặng với công dụng làm giảm tình trạng sưng viêm, tấy đỏ.
  • Isotretinoin: Được chiết xuất từ ​​vitamin A, đây cũng là một loại thuốc trị mụn viêm sưng đỏ hiệu quả nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định bác sĩ, bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc isotretinoin được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nếu mụn viêm đỏ do vi khuẩn P.acnes gây ra, bạn có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống để kiểm soát sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Thuốc kháng sinh bôi ngoài da cũng có thể được chỉ định trong trường mụn bị viêm nặng. Nó có thể được sử dụng hai lần một ngày trong tối đa hai tháng.
  • Phương pháp điều trị nội tiết tố: Những trường hợp bị mụn viêm là do mất cân bằng nội tiết tố, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc thuốc giúp cân bằng nội tiết tố.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mụn viêm đỏ trên da?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị mụn viêm đỏ, bạn cần chăm sóc da mặt đúng cách để hạn chế tình trạng mụn quay trở lại.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể áp dụng:

  • Rửa mặt ngày 2 lần để da mặt sạch sẽ để lỗ chân lông được thông thoáng, giảm lượng dầu trên da gây bít tắc.
  • Không tự ý nặn mụn, đặc biệt là các loại mụn viêm. Không sờ, chạm tay lên mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm trị mụn một cách nhất quán, phù hợp. Không dùng những sản phẩm kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, stress…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để loại bỏ mụn viêm từ bên trong bằng cách bổ sung các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E, các loại hạt, cá béo và thực phẩm chứa kẽm. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích.
cách điều trị mụn viêm đỏ
Chăm sóc da mặt đúng cách cũng là 1 phương pháp để ngăn chặn mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ có thể xuất hiện trên da ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần bạn áp dụng các biện pháp điều trị mụn viêm đỏ phù hợp, đúng cách thì tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Đối với các trường mụn viêm từ vừa đến nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ Da liễu được được tư vấn những phương pháp điều trị hiệu quả.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Dầu mù u trị mụn, bí quyết sở hữu làn da mịn màng tươi trẻ như em bé

Dầu mù u trị mụn có được không? Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ biết hoặc nghe đến loại dầu này một lần trong đời. Vậy hãy xem bài viết này để biết được rõ hơn về công dụng trị mụn của dầu mù u nhé.

Dầu mù u có trị mụn được không?

Dầu mù u (Tamanu oil) từ lâu đã được cho là có một số lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp, từ việc giải quyết các tổn thương trên da, điển hình là mụn. Hoạt tính kháng khuẩn và lành vết thương cao chống lại các chủng vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá, bao gồm cả Propionibacterium acnes và Propionibacterium granulosum. Cùng với đó, đặc tính chống viêm của dầu mù u cũng góp phần điều trị da mụn hiệu quả.

dầu mù u trị mụn 2

1. Dầu mù u có thành phần nào trị mụn?

Dầu mù u rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do phá vỡ cấu trúc da khiến da dễ bị mụn. Thoa dầu mù u được xem là phương pháp điều trị đơn giản tại nhà giúp bạn chữa lành mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại. Thành phần dầu chứa cả axit oleic và axit linoleic giúp cung cấp gấp đôi lượng hydrat hóa, giúp làm dịu mịn cho da.

Dầu mù u chứa calophyllolide có tác dụng chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Dầu mù u cũng chứa một phần nhựa hòa tan trong etanol như neoflavonoid pyranocoumarins. Hầu hết các thành phần của dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, đặc biệt là các vi khuẩn gây mụn cho da.

2. Dầu mù u trị mụn cho loại da nào?

Trên thực tế, hầu hết các loại da đều có thể sử dụng dầu mù u để trị mụn. Bởi ngoài tác dụng điều trị mụn, dầu mù cũng linh hoạt cung cấp cho da khô một lượng chất giữ ẩm nhất định hay giảm bớt độ kết dính cho da dầu.

Các chuyên gia da liễu cho rằng, cả da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da đang đến thời kỳ lão hóa cũng có thể sử dụng dầu mù u để trị mụn.

Theo bác sĩ da liễu Loretta Ciraldo: “Dầu mù u có một số đặc tính trị mụn nổi trội như không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, có thể chống lại vi khuẩn P. acnes (vi khuẩn gây mụn trứng cá). Do đó, những người hay bị mụn trứng cá có thể dùng dầu mù u để dưỡng ẩm cho da”.

[inline_article id= 262670]

Cách sử dụng dầu mù u trị mụn

Việc sử dụng dầu mù u để trị mụn cũng cần đòi hỏi sự kiên nhẫn và cách sử dụng đúng để tránh tình trạng mụn bị nặng thêm.

1. Trị mụn trực tiếp bằng dầu mù u

Sử dụng tăm bông để chấm trực tiếp vào nốt mụn đang sưng viêm hoặc bôi một lớp mỏng lên vùng da bị mụn. Lưu ý không thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông.

2. Cách trị mụn bằng dầu mù u kết hợp với dầu dừa

Dầu dừa sẽ phù hợp với những bạn có làn da khô, kết hợp với dầu mù u sẽ tăng hiệu quả trị mụn. Bạn chỉ cần trộn theo tỷ lệ 1:1 để thoa lên vùng da mụn, massage 5 phút và rửa sạch. Duy trì 2 đến 3 lần một tuần để mang lại hiệu quả.

>>>Xem thêm: 8 cách trị mụn cám ở mũi chỉ trong 20 phút dành cho người bận rộn

3. Kết hợp dầu mù u với dầu oliu 

Dầu oliu có khả năng dưỡng ẩm cao, giúp bảo vệ làn da. Tính kháng khuẩn của dầu mù u nếu có khả năng làm kích ứng da bạn thì sự kết hợp này sẽ giúp bạn trị mụn tốt hơn. Bằng cách kết hợp tỉ lệ 1:1, bạn hãy sử dụng 2 lần một tuần để mang lại hiệu quả nhé.

4. Dầu mù u kết hợp với dầu hạt nho

Dùng dầu hạt nho làm dầu nền sẽ giúp làn da của bạn mau được phục hồi hơn nhờ thành phần vitamin E. Sau khi trộn hỗn hợp dầu theo tỉ lệ 1:1, bạn massage khoảng 2 phút, để 10 phút và rửa sạch lại. Kiên trì làm đều đặn khoảng 1 tuần sẽ mang lại cho bạn kết quả như mong đợi.

dầu mù u trị mụn 4

Các công dụng nổi bật khác của dầu mù u

Ngoài công dụng trị mun, dầu mù u còn được biết đến với một số tác dụng khác như:

  • Công dụng của dầu mù u là trị sẹo.
  • Dầu mù u trị nấm nông ở chân.
  • Dầu mù u giúp giảm nếp nhăn.
  • Dầu mù u giúp trị rạn da.
  • Công dụng của dầu mù u để dưỡng tóc.
  • Dầu mù u giúp trị lông mọc ngược.
  • Công dụng của dầu mù u trị bỏng.
  • Dầu mù u trị vẩy nến, giảm chứng Rosacea (đỏ mặt).
  • Dầu mù u trị vết côn trùng đốt, trị vết cháy nắng, làm mờ vết thâm.

>>>Xem thêm: Da mềm mịn, căng tràn sức sống với 6 cách chăm sóc da khô đơn giản

Lưu ý khi sử dụng dầu mù u

  • Luôn rửa sạch da trước khi sử dụng dầu mù u để ngăn chặn sự cản trở của vi khuẩn.
  • Massage nhẹ để dầu thấm đều vào da và dùng khăn mềm để lau phần da bị mụn, tránh chà xát quá mạnh gây kích ứng da.
  • Bảo quản dầu mù u ở nơi khô thoáng để tránh giảm chất lượng của dầu.
  • Thử nghiệm trước trên phần da ở cổ tay hoặc bàn tay để kiểm tra các phản ứng của da, đảm bảo da bạn phù hợp để trị mụn bằng dầu mù u.
  • Mặc dù có ưu điểm trị mụn nhưng dầu mù u không phù hợp với vết thương hở. Bạn chỉ nên thoa dầu mù u khi phần da đã bắt đầu kéo da non để tránh tác động quá mạnh vào da bên trong.
  • Ngoài ra, dầu mù u cũng cần được sử dụng cẩn thận vì chúng sẽ gây hại khi vô tình tiếp xúc với mắt hoặc miệng.

Dầu mù u trị mụn khá hiệu quả và được nhiều chị em tin dùng. Bạn hãy tham khảo để lấy lại làn da mịn màng như em bé cùng MarryBaby nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tẩy tế bào chết cho môi tại nhà: thử ngay 8 cách hiệu quả và an toàn

Da chết tồn tại là nguyên nhân khiến khô môi, sần sùi và xỉn màu. Nếu không được tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm đúng cách, lớp da chết tróc ra dễ gây nứt môi. Thử ngay cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà để duy trì bờ môi căng mịn nhé.

Vì sao nên tẩy tế bào chết cho môi?

Tình trạng khô môi hay nứt nẻ thường xảy ra nhất là đối với các chị em văn phòng. Vậy nên việc tẩy tế bào chết cho môi, có thể thực hiện tại nhà mang đến lợi ích:

  • Giúp tẩy tế bào chết, bong tróc triệt để cho làn môi hồng hào, mềm mại, tươi trẻ.
  • Tẩy tế bào chết giúp môi dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ ​​các loại dưỡng và mặt nạ mạnh mẽ. Điều này giúp giữ ẩm cho môi và hạn chế nứt nẻ mùa đông.
  • Môi mềm và mịn càng có lợi cho việc “ăn son”, môi lên màu chuẩn, mềm mại và duy trì màu son lâu hơn.

8 cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Sau khi biết được lợi ích của việc tẩy tế bào chết cho môi thì bạn còn chần chừ gì mà không thử ngay 8 cách này tại nhà.

1. Sữa chua và bột yến mạch

Bột yến mạch rất hữu hiệu trong việc loại bỏ tế bào chết trên da. Khi kết hợp cùng sữa chua, hỗn hợp này giúp các lớp da chết tự động bong ra và trả lại bạn đôi môi rạng rỡ.

Nguyên liệu:

  • Bột yến mạch, sữa chua không đường.

Cách thực hiện:

  • Trộn 1 thìa bột yến mạch với sữa chua để có hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp vừa thu được lên môi và massage từ 3 – 5 phút theo chuyển động tròn.
  • Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm và thoa kem dưỡng lên môi.

2. Mật ong, chanh và đường

Mật ong có công dụng làm mềm và dịu da

Mật ong giúp kháng viêm và sát khuẩn tự nhiên, cung cấp chất chống oxy hóa cần thiết. Trong khi chanh có chứa axit đem lại khả năng tẩy da chết môi và làm sạch môi thì các hạt đường sẽ giúp loại bỏ các mảng da bong tróc, dư thừa.

Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê mật ong, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 nửa muỗng đường.

Cách thực hiện: 

  • Trộn 3 nguyên liệu trên thành hỗn hợp, massage nhẹ nhàng lên môi và để 5 phút.
  • Rửa sạch bằng nước ấm. Dùng son dưỡng ẩm.

3. Dầu dừa và bột yến mạch

Bên cạnh đó, từ lâu dầu dừa đã nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm cho môi, và cải thiện tình trạng da môi khô ráp, nứt nẻ. Bột yến mạch giúp tẩy da chết nhẹ nhàng, mang lại sự mịn màng cho bờ môi hơn.

Nguyên liệu: 1 muỗng bột yến mạch, 1 thia dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Trộn thành hỗn hợp sệt, massage nhẹ nhàng để bong lớp da môi chết.
  • Rửa sạch va lau khô, dưỡng ẩm lại với son dưỡng môi.

Có thể bạn quan tâm : 8 cách trị mụn cám ở mũi chỉ trong 20 phút dành cho người bận rộn

4. Vaselin và đường 

Trong khi đường có khả năng làm sạch da chết và kháng khuẩn cho đôi môi thì vaseline sẽ giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da môi hồng hào, bóng mịn.

Cách thực hiện:

Hòa 1/2 thìa cà phê đường và vaseline sao cho hỗn hợp thật nhuyễn, mịn. Tiếp theo, thoa hỗn hợp lên đôi môi và lưu lại trên môi trong vòng 5 phút.

Massage theo viền môi để lớp da chết bong ra, và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Đây là một cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đơn giản và tiết kiệm nhất

5. Dâu tây và đường

Đường là nguyên liệu sẵn có và tiện lợi trong việc tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Hạt đường nhuyễn mịn kết hợp dâu tây chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao.

Hạt dâu tây cũng có tác dụng như một loại “scrub” tự nhiên, hỗ trợ rất tốt trong việc tẩy các lớp da sần sùi và hỗ trợ làm đều màu da. Công thức này rất lành tính, có thể sử dụng cho mọi tình trạng môi.

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng đường đen và 2 quả dâu tây.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và nghiền nát 2 quả dâu tây.
  • Trộn đường vào hỗn hợp dâu.
  • Mát xa nhẹ nhàng hỗn hợp lên môi từ 3-5 phút.
  • Rửa môi lại bằng nước sạch.
  • Có thể dùng từ 2-3 lần mỗi tuần.

6. Đường nâu và sữa chua

Sữa chua là nguồn cấp vitamin và acid lactic giúp tẩy tế bào chết hiệu quả. Sử dụng loại đường nâu hạt nhỏ để tránh tổn thương da môi nhé.

Nguyên liệu:

  • 3 muỗng cafe đường nâu, 2 muỗng cafe sữa chua không đường.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều sữa chua và đường nâu để được hỗn hợp dẻo mịn.
  • Thoa hỗn hợp này lên và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.
  • Rửa lại với nước ấm và dưỡng ẩm.

[inline_article id= 284650]

7. Muối biển và sữa tươi

Muối biển thường được biết đến với khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả. Bên cạnh khả năng làm sạch của muối biển, sữa tươi có acid lactic và casein giúp dưỡng ẩm da môi.

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng cafe muối biển xay mịn, 1 muỗng cafe sữa tươi không đường

Cách thực hiện:

  • Trộn đều sữa tươi và muối biển thành hỗn hợp. Thoa lên môi và massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút.

8. Bã cà phê và mật ong

Bã cà phê là nguyên liệu tẩy tế bào chết vật lý quen thuộc có chứa chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Kết hợp với khả năng nuôi dưỡng của mật ong, công thức này sẽ giúp bạn nhanh chóng có đôi môi mềm mại, tươi tắn.

Nguyên liệu:
1 – 2 muỗng bã cà phê, 1 muỗng mật ong, dầu oliu

Cách thực hiện:

  • Trộn bã cà phê và mật ong theo tỷ lệ 1:1
  • Cho thêm một chút dầu dưỡng như dầu oliu, dầu jojoba hay dầu dừa vào và trộn đều
  • Massage hỗn hợp nhẹ nhàng lên môi khoảng 1 – 3 phút và rửa sạch bằng nước ấm

Lưu ý khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

1. Nên tẩy tế bào chết cho môi tại nhà mấy lần 1 tuần?

Theo chuyên gia về da liễu, tùy vào thời tiết để lựa chọn số lần thực hiện tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Với nhiệt độ thông thường, chỉ cần tẩy tế bào chết ở môi 1 lần mỗi tuần là đủ. Với mùa đông lạnh, da môi khô và nứt nẻ, vì vậy nên tẩy nhiều hơn so với các mùa khác là 2-3 lần mỗi tuần.

2. Bảo vệ môi sau khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Sau khi bị tác động bởi lực cơ học trong lúc tẩy tế bào chết, da môi dễ bị khô căng. Một lớp son dưỡng giàu Vitamin E hoặc dầu oliu sẽ làm dịu tức thì cảm giác khó chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sần sùi tái diễn.

3. Chú ý chống nắng cho môi sau khi tẩy tế bào chết cho môi tại nhà

Một thỏi son dưỡng tốt có độ SPF không bao giờ là thừa nếu bạn muốn bảo vệ đôi môi không bị thâm đen ngay sau khi tẩy tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết cho môi tại nhà làm cho môi bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng trong 3 ngày đầu nên hãy bảo vệ môi nhé.

4. Tránh liếm môi, bóc lớp da chết khi môi bị khô

Liếm môi khi chúng đã nứt nẻ sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ hút hơi ẩm ra khỏi môi, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như không khí khô mùa đông hoặc nắng nóng. Việc bóc lớp da chết có thể khiến cho môi của bạn bị chảy máu hơn

Việc dưỡng ẩm cho môi giúp tránh tình trạng môi nứt nẻ, thô ráp. Bên cạnh đó với cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà mà bài viết chia sẻ hi vọng sẽ giúp bạn có một bờ môi căng mọng.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nên làm gì sau khi nặn mụn: 6 bí quyết cần ghi nhớ để có làn da khỏe đẹp

Nên làm gì sau khi nặn mụn có quan trọng không? Sau khi nặn mụn, chăm sóc sai cách sẽ dẫn đến những nguy cơ như: nhiễm trùng da, vết thâm mụn, sẹo mụn, dễ bị mụn mọc lại nghiêm trọng hơn. Cùng xem bài biết này để tìm đáp án cho vấn đề này nhé!

Nên làm gì sau khi nặn mụn để tránh nhiễm trùng

1. Đảm bảo không sót nhân mụn

Để làn da nhanh chóng phục hồi sau khi nặn mụn, bạn cần đảm bảo sạch nhân mụn. Chỉ cần để lại một ít dịch trắng hoặc mủ thì mụn không những không xẹp xuống mà còn nhanh chóng mọc trở lại. Chưa kể vi khuẩn của đầu mụn còn lây lan sang các vùng xung quanh khiến các nốt mụn khác dễ bị nổi lên.

Nhớ là không nên nặn mụn mà nên dùng lực vừa đủ để lấy nhân ra. Thông thường, khi xuất hiện một ít máu và nước vàng tức là mụn đã được loại bỏ hoàn toàn. Lúc này, bạn nên dừng lại nếu không muốn da bị mẩn đỏ và dễ bị bầm tím.

2. Sau khi nặn mụn nên làm gì? Giữ sạch da để tránh nhiễm trùng

nên làm gì sau khi nặn mụn 3

Sau khi nặn mụn xong nên làm gì cho hết sưng? Bạn hãy để yên vùng mụn vừa nặn, không nên động chạm vào nó.

Đây là nguyên tắc cơ bản để tránh đưa vi khuẩn lên da vì vùng da này đang bị tổn thương nên vô cùng nhạy cảm. Nếu liên tục chạm tay vào đó, bạn đã đưa không ít vi khuẩn có hại xâm nhập vào vết thương hở, khiến lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho mụn tái trở lại.

Việc giữ vệ sinh cho da sau khi nặn mụn cũng là việc nên làm. Rửa mặt sạch là cách xử lý sau khi nặn mụn hiệu quả. Bằng cách này, bạn có thể làm dịu vùng da tổn thương.

Bạn có thể tham khảo để sử dụng một số loại sữa rửa mặt phù hợp cho làn da mụn. Việc giữ làn da sạch, lỗ chân lông thông thoáng cũng ngăn ngừa sự trở lại của mụn.

>>>Bạn hãy xem thêm: Bí quyết đắp mặt nạ cà chua đúng cách để bạn có làn da sáng ngời

3. Nên làm gì để bảo vệ da sau khi nặn mụn

nên làm gì sau khi nặn mụn 2

Mới nặn mụn xong nên bôi gì? Khoảng 10 phút sau khi để da nghỉ ngơi, bạn cần thoa kem hồi phục để chữa lành tổn thương sau mụn. Việc làm này còn ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như lây lan mụn ra xung quanh.

Sau lấy nhân mụn nên làm gì? Để bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi tác động của môi trường, có thể sử dụng miếng dán mụn. Miếng dán trị mụn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng sau nặn mụn vì thường chúng có chứa các chất điều trị mụn.

Không nên dùng mỹ phẩm dễ gây kích ứng sau khi nặn mụn. Mặc dù việc tẩy tế bào chết rất quan trọng trong việc dưỡng da, bạn cần tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần. Nhưng tuyệt đối không nên dùng các loại tẩy da chết hóa học như Bha, Aha khi chưa hồi phục.

[inline_article id=191050]

4. Nên làm gì sau khi lấy nhân mụn: tránh nắng kĩ

Sau khi nặn mụn, da rất dễ bắt nắng, sạm nám. Làn da sau khi nặn mụn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, da dễ bị tổn thương bởi tác động của tia UV. Nếu cần thiết phải ra đường bạn nên che chắn thật kĩ để tránh tình trạng thâm mụn.

Sau vài ngày bạn có thể thoa kem chống nắng dịu nhẹ  với chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Nên làm gì để mụn không xuất hiện trở lại?

nên làm gì sau khi nặn mụn 4

1. Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Nên làm gì sau khi nặn mụn? Sau khi các vết mụn sau nặn đã lành, bạn nên duy trì chăm sóc da để ngừa mụn quay lại.

  • Làm sạch da là bước đầu tiên để chăm sóc làn da mụn.
  • Tẩy da chết 2 lần một tuần để làn da thông thoáng
  • Sử dụng các sản phẩm trị mụn.
  • Sử dụng gel dưỡng ẩm dành cho da mụn.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

2. Ăn uống lành mạnh

Để góp phần ngăn ngừa việc mụn quay trở lại, bạn nên làm gì sau khi nặn? Một trong những bí quyết để có làn da đẹp là nâng cao chất lượng bữa ăn. Ăn uống lành mạnh là cách để có một làn da khỏe đẹp từ bên trong.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau củ và vitamin cũng là khắc tinh đối với mụn. Đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể, nước giúp giữ ẩm và bảo vệ làn da sau nặn mụn. Những thực phẩm chiên rán, cay, các chất kích thích như bia, rượu, caffeine… bạn nên hạn chế sử dụng nếu muốn có một làn da sạch mụn nhé.

Trên đây là những thông tin cần biết giúp bạn giải đáp thắc mắc nên làm gì sau khi nặn mụn. Hãy theo dõi MarryBaby để có thêm những thông chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp hữu ích khác nhé!