Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, chớ coi thường!

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bụng của mẹ bầu trở nên lớn hơn bao giờ hết. Đó cũng là lúc sự căng cơ và căng dây chằng đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng của mẹ bầu. Vì vậy, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng phổ biến hầu hết mẹ bầu đều trải qua.

Chắc chắn, việc đón con yêu chào đời sẽ gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng cho mẹ bầu. Nên bất kỳ cơn đau nào xảy ra cũng sẽ khiến mẹ bầu bất an. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về cơn đau bụng dưới, nguyên nhân và những lưu ý giúp mẹ bầu giải tỏa sự lo lắng của mình.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có sao không?

Đa số, các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng sinh lý bình thường. Cơn đau này có thể do mẹ bầu quá lo lắng hay căng thẳng; hoặc do thai nhi đã lớn chèn vào vùng xương chậu thường xuyên gây tức hoặc đau bụng. Đây là những trường hợp không phải lo lắng.

Nếu trạng thái này giảm đi, biến mất chỉ sau vài phút; và không lặp lại thường xuyên; mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, cơn đau dữ dội; dai dẳng, liên tục có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Mẹ bầu đọc tiếp những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối để hiểu thêm về tình trạng; và đi tìm bác sĩ để được can thiệp, điều trị sớm nhé.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có sao không?
Nếu đau bụng dưới không kéo dài lâu, và cơn đau không quá mạnh, mẹ bầu có thể yên tâm vì đây không phải là triệu chứng bất thường.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối cũng có rất nhiều nguyên do sinh lý cũng thể là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ cần khám và theo dõi, chẳng hạn như:

1. Cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)

Mẹ bầu tháng cuối thường thấy sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks; cơn đau đẻ này thường sẽ biến mất sau một giờ đồng hồ. Khi mẹ bầu vận động hay hoạt động quá mạnh; cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích.

Nhưng mẹ bầu lưu ý thêm nếu đau bụng dưới xảy ra thường xuyên; liên tục kèm theo rò nước ối; bong nút nhầy và đau nhức tại lưng; mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để được theo dõi; vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.

2. Sinh non

Cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối không thuyên giảm; mặc dù mẹ bầu đã tìm các tư thế, các cách để giảm đau. Đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Sinh non có nghĩa là sinh trước tuần 37 của thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Đau quặn hoặc áp lực ở bụng dưới.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Cơn co thắt quặn từng cơn.
  • Sự thay đổi về số lượng hoặc độ đặc của dịch tiết âm đạo – có thể nhiều nước, nhầy hoặc có máu.

Bất kỳ mẹ bầu nào khi gặp bất kỳ triệu chứng chuyển dạ quá sớm nên gọi ngay cho bác sĩ.

>>>> Mẹ có lo lắng khi Thai ít đạp không? Tìm hiểu ngay để giải quyết vấn đề mẹ bầu nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể do những biến chứng nghiêm trọng, do đó, mẹ bầu cũng cần chú ý và trao đổi với bác sĩ.

3. Bong nhau non

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ; và trước khi em bé sinh ra. Lúc này, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng dữ dội, liên tục, bụng gò cứng liên tục và không giảm, có thể kèm hoặc không chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh. Nhau bong non là trường hợp rất khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi và của cả người mẹ. Khi nhận thấy dấu hiệu, mẹ cần đến bệnh viện ngay.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu; đặc biệt là viêm bàng quang. Những dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý đó là: đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu; tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi lạ.

Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng; đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>>>> Nhiều mẹ bầu cũng lo lắng về đau xương sườn bên trái khi mang thai, tìm hiểu ngay!

Dấu hiệu đau bụng dưới mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về cơn đau bụng dưới, nhưng nếu cơn đau đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Chảy máu.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Ra khí hư bất thường.
  • Cảm giác choáng váng, chóng mặt.
  • Nôn mửa.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đau bụng dưới mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Hầu hết các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới sẽ chỉ gây ra các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thời gian đau kéo dài hoặc đau dữ dội là dấu hiệu để mẹ bầu cần sự can thiệp, chăm sóc y tế.

>>>> Mẹ bầu lưu ý thêm về cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé!

Cách giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

cách giúp mẹ bầu xoa dịu đau bụng dưới

Dù đã có kinh nghiệm làm mẹ hay mới lần đầu mang thai thì khi bị đau bụng dưới những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý:

  • Đi lại và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng; khi cảm thấy quá đau, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
  • Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế; gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
  • Nếu phải ngồi máy tính nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều để ngăn ngừa căng thẳng; tránh tình trạng bị tê liệt; và hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể.
  • Mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục ở tháng cuối những thai kỳ có nguy cơ cao sanh non vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con, gây chuyển dạ sớm.

Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thai kỳ vẫn nên chú ý và cẩn trọng. Sức khỏe của mẹ mà điều đáng lưu tâm hơn tất cả. Hãy nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho kỳ vượt cạn sắp tới mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Trái mây Thái bà bầu ăn được không? 8 tác dụng không ngờ của mây Thái

Theo quan niệm dân gian, ăn trái mây Thái không tốt cho mẹ mang thai vì có thể gây sảy thai hoặc gây nóng trong người, là nguyên nhân gây khó chuyển dạ và sinh nở. Vậy thực chất, trái mây Thái bà bầu ăn được không? 

Mây Thái là loại trái gì?

Thoạt nghe, có lẽ nhiều người hình dung đây là thứ quả đến từ “xứ sở Chùa vàng”; nhưng thực chất, mây Thái hay còn gọi là mây gai hoặc quả Salak lại có nguồn gốc từ Indonesia. Giống quả lạ này có mặt đầu tiên ở tỉnh An Giang nước ta, sau mới phổ biến rộng rãi hơn. Từ lâu mây Thái đã được yêu thích vì nhiều giá trị dinh dưỡng loại quả này đem đến nói chung.

Trái ngược với vẻ ngoài gai góc, phần ruột quả bên trong khá nhẵn bóng, mùi thơm nhẹ và sở hữu khá nhiều dưỡng chất thiết yếu. Một vài chất đại diện có thể kể đến như: protein, chất xơ, vitamin nhóm B (B1, B6), vitamin C cùng các khoáng chất quan trọng với thai kỳ bao gồm sắt, canxi và phốt-pho.

Giống như sầu riêng, mây Thái cũng khá kén người ăn, một số vừa ăn vào đã thích mê, một số khác thì phải làm quen dần, lâu mới thấm vị ngon bởi hương vị của nó rất đặc biệt. Mây Thái có vị ngọt ngọt chua chua tựa như vị dứa, lại thêm phảng phất hương thơm hòa quyện của hoa lài và hoa ly.

Trái mây Thái bà bầu ăn được không?

Trong 100g trái mây Thái cung cấp:

  • 3,9 mg sắt,
  • 0,2 mg Vitamin B2,
  • 8,4 mg Vitamin C,
  • 12,1 g carbohydrate,
  • 38 mg canxi,
  • 18 mg phốt pho,
  • 0,8 g protein,
  • 0,4 g tổng chất béo và,
  • 0,3 g tổng chất xơ

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, trái mây Thái không chỉ hữu ích đối với mẹ bầu mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, mây Thái không chứa cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ và thân thiện với cân nặng thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh tác dụng phụ xảy ra.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa đậu nành được không, lợi hay hại cho thai kỳ?

Công dụng của mây Thái với bà bầu

mây thái bà bầu ăn được không

Nằm trong danh sách những loại quả tốt cho bà bầu, trái mây Thái có thể mang đến những lợi ích dưới đây.

1. Cải thiện trí nhớ

Trái mây Thái bà bầu ăn được không? Nhờ vào các khoáng chất và thành phần hoạt tính trong loại quả này như kali, beta-carotene và pectin sẽ giúp gia tăng lưu lượng máu trên não. Đồng thời, chất này giúp loại bỏ căng thẳng và giảm nguy cơ các bệnh về thoái hóa dây thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ.

2. Trái mây thái bà bầu ăn được không? Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Quả salak rất có lợi trong việc duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ. Bằng chứng là nó rất giàu chất xơ hòa tan và pectin. Hai thành phần này khi vào cơ thể, gặp nước sẽ trương nở từ đó tạo cảm giác no cũng như kiểm soát đường huyết ngăn cảm giác thèm ăn ở mẹ bầu. Bật mí thêm rằng chất xơ cũng là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai nữa đấy!

3. Quả mây Thái rất tốt cho mắt

Mây Thái giàu beta-carotene, một dạng tiền chất của vitamin A. Do vậy, nó chính là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên cho cơ thể. Theo đó, dưỡng chất này đóng vai trò tăng cường sức khỏe cho mắt, bảo vệ thị lực. Nếu đã chán ngấy phải uống nước ép cà rốt, quả mây gai sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo cho mẹ bầu.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Những lợi ích bất ngờ của loại quả này

4. Trái mây thái bà bầu ăn được không? Giúp mẹ ổn định đường huyết 

Mẹ bầu thường lo lắng lượng đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn sẽ gây hại cho thai nhi. Để viễn cảnh xấu ấy không diễn ra, mẹ hãy bổ sung quả mây Thái vào chế độ ăn. Bởi lẽ, hợp chất pterostilbene trong trái mây có khả năng làm giảm đường và phục hồi tế bào beta của tuyến tụy.

5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ngoài beta-carotene, trái mây gai khá giàu kali. Đây là chất giúp mẹ trả lời câu hỏi trái mây thái bà bầu ăn được không? Bởi lẽ trong cơ thể, khoáng chất này đảm nhiệm nhiều vai trò, chủ yếu là ổn định huyết áp, duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch. Với thai phụ, kali thúc đẩy sự trao đổi chất, đồng thời giảm hiện tượng chuột rút bắp chân hay gặp ở tam cá nguyệt thứ ba.

6. Trái mây Thái bà bầu ăn được không? Tốt cho dạ dày

Saponin, tannin, canxi, beta-carotene và flavonoid là một trong những hợp chất và khoáng chất quan trọng trong trái mây. Tannin là hợp chất có thể có tác dụng chống tiêu chảy, ngoài ra còn điều trị chứng khó tiêu.

Ngoài ra, loại trái cây nhiệt đới có vảy này cũng rất giàu chất xơ, do đó khi mẹ ăn trái mây, đừng loại bỏ da, điều này cũng rất hữu ích để ngăn ngừa táo bón.

7. Chống oxy hóa và ngăn ngừa thiếu máu

Do có lượng vitamin C dồi dào, 100gr mây Thái cung cấp 14% lượng vitamin C mẹ bầu cần dung nạp mỗi ngày. Từ đó, loại trái này hỗ trợ chống thiếu máu rất tốt do vitamin C giúp gia tăng khả năng dung nạp sắt từ thực phẩm vào cơ thể.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống vitamin E không và vì sao?

8. Mẹ bầu được ăn trái mây không? Giúp tăng cường sức khỏe tổng thể

Trái mây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng giúp đảm bảo nhiều chức năng sống của cơ thể. Trong đó, các thành phần chống oxy hóa đóng vai trò “thu dọn” các gốc tự do làm tổn hại các tế bào, mô cơ thể bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mặt khác, mẹ sau sinh có thể phòng bệnh trĩ hiệu quả bằng cách ăn quả mây gai mỗi ngày.

>> Xem thêm: Những loại trái cây bà bầu không nên ăn

Cách làm bánh bông lan mây Thái

bà bầu ăn mây thái có sao không

Trái mây Thái bà bầu ăn được không? Ngoài việc thưởng thức quả tươi, mây Thái còn là một nguyên liệu tuyệt vời khi kết hợp các món bánh hoặc salad hoa quả, món chè. Dưới đây là công thức làm bánh bông lan với nguyên liệu từ trái mây Thái cực đơn giản, mẹ có thể trổ tài khi rảnh rỗi.

Nguyên liệu:

Phần bánh

  • 130g bột mì
  • ½ muỗng cà phê baking soda
  • 40g bột/vụn hạt dẻ
  • 130g đường cát
  • 150ml nước
  • 80g bơ
  • 2 quả trứng gà
  • 150g mây Thái (đã bóc vỏ, thái nhỏ)
  • 50g nho khô

Lớp phủ kem bơ

  • 200g bơ
  • 200g đường cát
  • 1 muỗng canh vani cô đặc

Trang trí

  • 1 muỗng nho khô
  • ¼ muỗng cà phê đường cát

>>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ 

Cách làm:

  • Mẹ chuẩn bị một chiếc tô lớn cho hỗn hợp gồm: bột mì, baking soda và men làm bánh vào trộn đều. Sau đó thêm bột/vụn hạt dẻ, đường, muối. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp bột mềm mịn.
  • Thêm nước, bơ và trứng vào hỗn hợp bột vừa thu được. Đảo bột đều và nhẹ tay. Thêm mây Thái và nho khô vào, đảo nhẹ.
  • Trải bột vào khuôn nướng bánh kích thước 10x20cm. Nướng trong lò đã đặt sẵn nhiệt độ ở 180ºC trong 40 phút. Sau 40 phút, mẹ lấy bánh ra khỏi lò, để bánh ở nơi thoáng mát cho nguội hoàn toàn.
  • Đối với lớp phủ kem bơ, đánh đều bơ, đường cát và chiết xuất vani cùng nhau cho đến khi thu được phần kem nhuyễn mịn.
  • Sau khi bánh nguội, phết kem bơ trải đều trên mặt bánh. Trang trí thêm cho đẹp mắt với nho khô và đường cát.

Mẹ bầu ăn nhiều quả mây Thái có sao không?

mây thái ăn nhiều có sao không
Bầu 3 tháng đầu ăn mây Thái được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn mây Thái. 

Trái mây Thái bà bầu ăn được không còn tùy vào khẩu phần ăn của mẹ và giai đoạn thai kỳ. Bởi bất kể loại thực phẩm nào nếu tiêu thụ vượt ngưỡng cần thiết cũng đều gây hại cho sức khỏe. Một vài mặt hạn chế sau mẹ cần lưu ý:

  • Vì mây Thái có tính nóng, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng loại trái này vì có thể làm gia tăng nhiệt độ trong bào thai. Từ đó dẫn đến rủi ro sảy thai sớm.
  • Đến giai đoạn 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể ăn mây Thái một cách an toàn vì lợi ích dinh dưỡng mà mây Thái mang lại. Dù vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 100gr mây Thái/ngày. Bởi vì:
    • Ăn nhiều mây Thái dẫn tới mẹ dung nạp nhiều pectin. Điều này dễ làm gia tăng bài tiết axit dạ dày, không tốt cho mẹ bầu có tiền sử loét dạ dày.
    • Mẹ bầu bị bệnh thương hàn nên tránh ăn trái salak vì thực phẩm giàu chất này hoàn toàn không tốt cho người đang gặp phải tình trạng tương tự.
    • Ăn nhiều quả mây gai, mẹ bầu còn có thể bị đau bụng, tiêu chảy

>> Xem thêm: Bầu ăn cam có tốt không? 13 tác dụng không ngờ của cam, mẹ đã biết chưa?

Trái mây Thái bà bầu ăn được không? Mây Thái không chỉ lạ, ngon mà còn hỗ trợ sức khỏe cho mẹ mang thai một cách tuyệt vời. Bổ sung mây Thái thường xuyên trong khẩu phần ăn uống sẽ giúp mẹ có một trạng thể tốt và khỏe mạnh hơn trong giai đoạn mang thai này phải không?

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những điều cần tránh khi mang thai để bé khỏe, mẹ vui

Khi mang thai, chắc chắn mẹ bầu sẽ tìm hiểu rất nhiều về những gì cần làm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi tốt nhất. Nhưng mẹ ơi, những điều cần tránh khi mang thai cũng cần được ghi chú lại để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện nhất! Cùng MarryBaby tìm hiểu khi mang thai cần tránh những điều gì trong nội dung bên dưới nhé!

Những thực phẩm cần tránh

Khi nói đến những điều cần tránh khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng nhóm thực phẩm sau:

  • Hải sản chưa nấu chín, sushi.
  • Các loại thịt bò và thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín.
  • Các loại thịt nguội.
  • Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá kiếm, v.v.
  • Hải sản hun khói.
  • Trứng sống.
  • Các loại phô mai mềm.
  • Sữa chưa tiệt trùng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu hãy lưu tâm đến việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm gợi ý từ MarryBaby để biết cần ăn uống như thế nào trong cả ba tam cá nguyệt.

những thực phẩm cần tránh

Tránh tiếp xúc với sơn

Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là sơn. Vì sơn có chứa độc tính. Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng không gây quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với sơn; cũng như mùi của các loại sơn; đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi các cơ quan của thai nhi bắt đầu phát triển.

Bất kỳ khói hoặc hóa chất độc hại nào trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến con nghiêm trọng hơn. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sơn và trang trí cho đến ít nhất là tuần thứ 14 của thai kỳ.

Những điều cần tránh khi mang thai: Hạn chế dùng các loại thuốc

Bởi vì mẹ và bé chia sẻ nguồn cung cấp máu, các loại thuốc đi qua đường máu của mẹ bầu có thể qua nhau thai; và có tác động bất lợi đến sức khỏe của em bé. Không có loại thuốc nào là an toàn 100% để dùng trong thời kỳ mang thai; nhưng một số loại là cần thiết — và an toàn hơn những loại khác.

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc và thuốc bổ sung không kê đơn nào. Mẹ bầu hãy tham khảo kỹ lưỡng và hỏi bác sĩ chi tiết nhé.

Triệt lông bằng tia laser

Triệu lông bằng laser là một trong những điều cần tránh khi mang thai quan trọng. Vì các chất hóa học có thể xâm nhập qua da gây ra dị ứng hoặc các phản ứng ngoài ý muốn khác, do đó việc triệt lông bằng laser được khuyến cáo không áp dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thay vì dùng laser, mẹ bầu có thể nhờ đến phương pháp waxing sẽ an toàn hơn nhiều cho cả mẹ và bé.

triệu lông bikini bằng laser

Những điều cần tránh khi mang thai: Sử dụng nhiều thuốc nhuộm tóc

Hầu hết các nghiên cứu, mặc dù còn hạn chế, cho thấy rằng việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liều lượng rất cao của các hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại. Tuy nhiên, những liều lượng này rất lớn so với lượng hóa chất khi mẹ bầu nhuộm tóc.

Nhiều phụ nữ quyết định chờ đợi để nhuộm tóc cho đến sau 12 tuần đầu của thai kỳ; khi nguy cơ các chất hóa học gây hại cho em bé thấp hơn nhiều. Nếu mẹ bầu đang tự nhuộm tóc hoặc làm việc trong tiệm làm tóc; mẹ bầu có thể giảm rủi ro hơn nữa bằng cách đảm bảo rằng:

  • Đeo găng tay.
  • Nhuộm thuốc trong thời gian tối thiểu.
  • Làm việc trong một căn phòng thông gió tốt.

Sử dụng các sản phẩm trị mụn trứng cá chứa BHA

Vì sao BHA là một trong những điều cần tránh khi mang thai? BHA là viết tắt của Beta Hydroxy Acid, là một hình thức của axit salicylic; có khả năng thẩm thấu vào da và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu cũng cần kiểm tra nhãn chai nước hoa hồng; hoặc dung dịch tẩy trang hiện đang sử dụng xem có chứa axit salicylic hay không. Nếu có, mẹ bầu nên ngừng sử dụng ngay.

Những điều cần tránh khi mang thai: Massage trong 3 tháng đầu thai kỳ

Massage rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên việc này nên được thực hiện từ 3 tháng giữa thai kỳ trở đi. Ngay cả khi mẹ bầu đi massage sau tam cá nguyệt thứ nhất; mẹ bầu vẫn cần thận trọng với địa chỉ và phương pháp massage mà mẹ bầu lựa chọn.

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tìm đến các spa dành riêng cho phụ nữ mang thai để được phục vụ chu đáo và an toàn với các trang thiết bị và liệu pháp chuyên biệt. Bên cạnh đó, hầu hết các spa thông thường sẽ từ chối chị em bầu để tránh những phát sinh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và uy tín của spa.

Hạn chế thức uống có caffein

Mẹ bầu tuyệt đối không tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffein mỗi ngày. Mẹ bầu sẽ không phải lo lắng về nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu tiêu thụ ít hơn. Tốt hơn hết là mẹ bầu chỉ nên uống một ly cà phê mỗi ngày. Đặc biệt là lựa chọn uống cà phê sữa thay vì cà phê đen khá đậm đặc. Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng.

khi mang thai cần tránh những điều gì
Tuy mẹ bầu vẫn có thể uống cà phê, nhưng cần hạn chế tiêu thụ dưới 200mg/ngày hoặc tốt hơn là không uống.

Những điều cần tránh khi mang thai quan trọng: Tránh dọn phân mèo

Ký sinh trùng Toxoplasmosis có trong phân mèo có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi mặc dù không ảnh hưởng gì đến người mẹ. Do đó, nếu nhà mẹ bầu có nuôi mèo, mẹ nên nhờ người khác dọn dẹp phân mèo hộ. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất mẹ bầu không bao giờ đến gần chất thải của tất cả các loại vật nuôi.

Ăn cho hai người

Rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi có em bé, bản thân họ phải ăn nhiều gấp đôi bình thường. Trong thực tế, mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 200-400 calories mỗi ngày; tùy vào cân nặng trước khi mang thai cũng như giai đoạn của thai kỳ.

Đừng tin hoàn toàn tất cả thông tin mẹ bầu nghe và đọc được

Thông tin giờ đây trở nên quá dễ dàng, mẹ bầu chỉ cần tìm những thông tin trên sách báo, tạp chí và sẽ thấy được rất nhiều vấn đề về quá trình mang thai. Tuy nhiên không phải thông tin nào cũng chính xác.

Tốt hơn hết nếu cảm thấy nghi ngờ với bất kỳ thông tin nào mẹ bầu hãy liên hệ với bác sỹ của mình.

Trên đây chính là những điều cần tránh khi mang thai mà bất kỳ bà bầu nào cũng cần biết. Hy vọng mẹ bầu đã hiểu khi mang thai cần tránh những điều gì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất quan tâm việc ăn gì thì tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, tuy cơm cháy là một món ăn vặt ngon và hấp dẫn khó cưỡng và các bà bầu cũng rất thích ăn món ăn này nhưng trước khi ăn, mẹ cũng sẽ quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn cơm cháy được không, có gây ảnh hưởng gì nguy hiểm đến thai nhi hay không. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Cơm cháy được chế biến như thế nào?

Việc tìm hiểu cách chế biến món cơm cháy có thể giúp mẹ biết được bà bầu có được ăn cơm cháy không. Theo đó, cơm cháy là phần cơm dưới đáy nồi, được tạo nên khi nấu cơm ở nhiệt độ cao. Hoặc theo chế biến công nghiệp, cơm cháy là phần cơm trắng được đóng thành khuôn rồi đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao.

Sau khi thu được cơm sấy kho hoặc cơm cháy đày nồi, cơm sẽ được đem đi chiên để trở thành cơm cháy giòn, thơm, hấp dẫn.

Để giúp cho món cơm cháy thêm phần ngon miệng, có thể có thêm nước mắm tỏi ớt phủ lên mặt cơm và dùng kèm với các món topping khác như con ruốc, chà bông, mỡ hành,… 

Như vậy, cơm cháy sẽ có cơm, nước mắm, các loại topping và được làm giòn bằng cách chiên ngập dầu.

2. Bà bầu ăn cơm cháy được không?

bà bầu ăn cơm cháy được không

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh để tránh tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.

Theo đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như protein, carbohydrate (tinh bột), chất béo, vitamin, khoáng chất và nhiều nước.

Vì cơm cháy được làm từ gạo – một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên nhìn chung, món ăn này vẫn an toàn đối với sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng việc bà bầu ăn cháy cơm có sao không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không.

Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc mẹ có thể thoải mái ăn quá nhiều cơm cháy bởi lẽ tinh bột chỉ nên chiếm khoảng 45 đến 65 phần trăm lượng calo hàng ngày. Hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú cần sẽ khoảng 175-210 gam carbohydrate mỗi ngày. 

Mặt khác, cơm cháy có tính nóng do được chiên qua dầu và có nước mắm ớt nên mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều vì có thể dẫn tới các tình trạng nóng trong người. Hệ quả mẹ có thể bị táo bón, nổi mụn, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn cơm cháy.

Một số nơi sản xuất cơm cháy theo cách thủ công, mẹ bầu trong thai kỳ lại dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nên có rủi ro mẹ có thể bị đi ngoài.

Do đó, tuy câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn cơm cháy được không?” là “Được” nhưng lời khuyên cho mẹ bầu là vẫn nên hạn chế việc ăn quá nhiều cơm cháy trong một ngày mẹ nhé! 

[inline_article id=265997]

 

3. Bà bầu ăn cơm cháy được không? Bà bầu mang thai nên ăn gì?

Nên tăng bao nhiêu kg khi mang thai?

Trong suốt thai kỳ, việc tăng cân là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và để cơ thể tăng cân không kiểm soát mà chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải theo đúng nhu cầu năng lượng của mẹ và bé.

Theo đó, khi mang thai, mẹ có thể sẽ tăng từ khoảng 11-16kg. Đây là mức tăng cân bình thường của một người phụ nữ khỏe mạnh, BMI trung bình khi mang thai. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán béo phì trước khi mang thai, trong thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 4-9kg mà thôi. Với mẹ bầu có chẩn đoán nhẹ cân hoặc đang mang thai đôi, thai ba trở lên, tốt nhất nên cố gắng để tăng từ 16-20kg khi mang thai mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều

Nên ăn gì khi mang thai?

bà bầu nên ăn gì khi mang thai

Ngoài việc quan tâm “bà bầu ăn cơm cháy được không”, mẹ bầu cũng rất thắc mắc việc ăn gì thì tốt cho thai nhi. Cụ thể, mẹ có thể ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh sau đây:

  • Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn các loại thực phẩm giàu protein. Vì thế, mẹ không cần phải lo lắng việc bà bầu ăn cơm cháy được không. 
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa omega-3 và ít chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi (các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo) 

Ngoài món cơm cháy, nếu thèm “nhâm nhi” trong giờ ăn vặt, mẹ có thể chọn các món “lành tính” hơn như: ngũ cốc granola, gạo lứt muối mè, sữa chua, trái cây dầm, các loại bánh quy lạc…

Mẹ có thể tham khảo gợi ý từ MarryBaby các đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn để phong phú bữa ăn của mình mẹ nhé.

Bà bầu không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi mà mẹ nên tránh xa bao gồm:

  • Các loại thức uống chứa nhiều caffein hoặc chứa cồn
  • Cá hoặc các loại động vật có vỏ vẫn còn sống, chưa được nấu chín
  • Hải sản sống
  • Các loại thịt hoặc trứng sống
  • Nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Thức ăn thừa
  • Các loại salad chế biến sẵn 

Hy vọng thông qua bài viết, MarryBaby có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cơm cháy được không cũng như giúp mẹ có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ của mình. Hãy theo dõi MarryBaby để đón đọc thêm nhiều nội dung bổ ích về mẹ và bé nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc an thai cho bà bầu gồm những chất nào, mẹ bầu nên dùng không?

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, có đến khoảng 20% trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân. Con số này cho thấy việc sảy thai sớm là một tình trạng phổ biến ở mẹ bầu. Nhằm hạn chế tình trạng sảy thai cũng như mong muốn để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn việc bổ sung thêm các loại vitamin cũng như thuốc an thai cho bà bầu. Liệu điều này có thật sự cần thiết và mang đến kết quả như mong đợi hay không?

1. Thuốc an thai cho bà bầu là gì?

Hiện nay, trên thị trường dần có các loại thuốc bổ cho bà bầu hay còn gọi là thuốc an thai cho bà bầu. Các loại thuốc này sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất mẹ cần trong thai kỳ. 

2. Các dưỡng chất có trong thuốc an thai cho bà bầu

Thông thường, thuốc dưỡng thai cho bà bầu sẽ giúp mẹ bổ sung các dưỡng chất như:

Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc bổ sung vitamin A là một điều vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung vitamin A đơn lẻ và liều lượng không chính xác sẽ có rủi ro gây dị tật cho thai nhi nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi bổ sung loại vitamin này.

DHA 

Một số loại thuốc an thai cho bà bầu sẽ giúp bổ sung axit béo không no DHA (Docosa Hexaenoic Acid hay Omega 3 Acid). DHA có vai trò giúp hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi, cải thiện chỉ số IQ, tăng lưu thông tuần hoàn máu đến tử cung, hạn chế tiểu đường thai kỳ, trầm cảm sau sinh,…

Vì cơ thể con người không tự tổng hợp DHA được nên trong thai kỳ, mẹ bầu cần chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu DHA cũng như bổ sung DHA bằng cách dùng các loại thuốc dưỡng thai.

Canxi

Một dưỡng chất khác thường có mặt trong các loại thuốc an thai cho bà bầu chính là canxi. Canxi giúp nâng cao mật độ xương ở mẹ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Hơn nữa, canxi còn giúp hình thành bộ xương thai nhi, đảm bảo hệ xương của trẻ cứng cáp và khỏe mạnh hơn, giúp răng chắc khỏe,…

Sắt 

Bổ sung sắt có thể giúp tăng cường trí thông minh của trẻ sau này cũng như tăng cảm giác ngon miệng cho mẹ, kích thích mẹ ăn nhiều hơn. Ngoài ra, trong thai kỳ, sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có bổ sung sắt có thể kích thích quá trình hình thành hồng cầu, hạn chế tình trạng mẹ bầu thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt,…

Thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng hậu sản, sinh non,… ở người mẹ cũng như tình trạng trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, suy giảm trí tuệ và thể lực,…

>>> Mẹ nên xem thêm: Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Acid folic

Khi mang thai, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu giúp bổ sung acid folic để giúp ống thần kinh thai nhi được phát triển và hoàn thiện một cách tốt nhất. 

Ngoài ra, trước đây một số thuốc dưỡng thai còn có chứa hormone progesterone để ngăn ngừa khả năng sảy thai. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone progesterone không có tác dụng trong việc ngừa sảy thai nên các loại thuốc dưỡng thai và chất bổ sung hiện nay cũng không còn cung cấp hormone này nữa.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bổ sung axit folic cho bà bầu: Bao nhiêu là đủ?

Vitamin B

Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12 có thể giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như làm giảm một số triệu chứng của thai kỳ, chẳng hạn như ngăn ngừa chuột rút, giảm cảm giác buồn nôn hay tình trạng nôn nghén,…

Tuy hiện nay có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm B nhưng trong thai kỳ, mẹ bầu thường rất mệt mỏi nên mẹ có thể sử dụng thêm các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa thêm vitamin nhóm B mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Tác dụng của vitamin B5 với sức khỏe thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

Vitamin C

Vitamin C hoặc axit ascorbic là một lacton hòa tan trong nước (được tổng hợp từ glucose) cần thiết cho các hoạt động của con người. Việc bổ sung vitamin C khi mang thai giúp làm giảm tỷ lệ nhập viện trong thai kỳ và mang lại lợi ích sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, các loại thuốc an thai cho bà bầu hiện nay cũng thường chứa thêm vitamin C để giúp bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ, chuyển hóa canxi và phốt pho, từ đó hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ xương cho thai nhi, giúp trẻ sinh ra thêm cứng cáp, khỏe mạnh. Không chỉ vậy, thiếu hụt vitamin D còn làm tăng nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.

Iod

Sự thiếu hụt iod trong thai kỳ có thể làm chậm sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, việc không bổ sung đầy đủ iod trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ bướu cổ ở mẹ và thai nhi do tuyến giáp mở rộng bất thường hoặc suy giáp do tuyến giáp hoạt động kém. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các loại thuốc an thai cho bà bầu hiện nay thường có bổ sung thêm iod như một thành phần có trong thuốc.

Kẽm 

Bổ sung đầy đủ hàm lượng kẽm cần thiết giúp hệ thống miễn dịch của mẹ và bé hoạt động một cách tốt nhất, hạn chế các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng trong thai kỳ và sau khi vượt cạn. 

Ngoài ra, các loại thuốc an thai cho bà bầu thường có thành phần chứa kẽm do việc cơ thể được đáp ứng nhu cầu về kẽm có thể giúp mẹ bầu hạn chế những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như chuyển dạ sinh non, tăng huyết áp do thai nghén, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh,… 

>>> Mẹ nên xem thêm: Vì sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu? Liều lượng bao nhiêu?

Magie

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược cơ thể và giải pháp cho mẹ lúc này chính là sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa magie vì thành phần này có thể giúp mẹ cải thiện sức khỏe thai kỳ vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, magie còn có công dụng ngăn ngừa nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non hay tử vong sản khoa.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Review 5 loại thuốc Magnesi B6 được khuyến nghị

3. Có nên sử dụng thuốc an thai cho bà bầu hay không?

Trong thai kỳ, cơ thể sẽ cần một lượng lớn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác để nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng như duy trì sức khỏe của mẹ ở mức tốt nhất. Do đó, mẹ cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tránh để xảy ra tình trạng thiếu chất khiến thai chậm phát triển cũng như dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại thuốc bổ có cung cấp vitamin và các loại khoáng chất khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc an thai cho bà bầu nào, mẹ cần lưu ý: Dư thừa dưỡng chất cũng sẽ để lại những tác động xấu đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dùng thuốc sai chỉ định có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh,… Ảnh hưởng của thuốc đối với mẹ và thiên thần nhỏ sắp chào đời có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Liều lượng thuốc
  • Loại thuốc
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

Do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc an thai cho bà bầu nào trong thai kỳ. Nên cho bác sĩ biết được các loại thuốc mẹ đã và đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, các loại thảo dược và thực phẩm chức năng và thuốc bổ sung vitamin), tình trạng sức khỏe, các chẩn đoán về tình trạng bệnh hiện tại, mong muốn của mẹ trong thai kỳ,…

Dựa trên những thông tin được cung cấp cũng như tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi thai và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sản khoa sẽ có chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất với mẹ. 

4. Liều lượng vitamin và khoáng chất bà bầu cần trong thai kỳ

thuốc an thai cho bà bầu

(*) Dựa trên giá trị khuyến nghị hàng ngày của WHO/FAO dành cho phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển.

  • Vitamin A và beta carotene: Giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Khuyến nghị mỗi ngày phụ nữ có thai cần dung nạp đủ 600mcg.
  • DHA: Axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển thần kinh của thai nhi và cũng có thể quan trọng đối với thời gian mang thai và cân nặng khi sinh. Mỗi ngày thai phụ cần ít nhất 200mg DHA để thai nhi phát triển toàn diện.
  • Canxi: Là chất chính đóng vai trò tạo ra xương và răng khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa đông máu, giúp cơ và dây thần kinh hoạt động cho em bé từ trong bụng mẹ. Lượng canxi mẹ bầu cần mỗi ngày là từ 1000mg – 1200mg.
  • Sắt: Vô cùng quan trọng vì giúp sản xuất hemoglobin – một loại protein màu đỏ chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu; ngăn ngừa thiếu máu; nhẹ cân và đẻ non. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu cần dung nạp 27mg sắt thông qua bữa ăn và vitamin tổng hợp.
  • Magie: Mẹ bầu nên bổ sung 350mg magie mỗi ngày bằng hình thức ăn uống và cả việc sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu.
  • Kẽm: Theo khuyến nghị, hàm lượng kẽm cần bổ sung còn tùy thuộc vào độ tuổi của người mẹ. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi cần 12mg kẽm trong khi phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên cần 11mg.
  • Iod: Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu iod hoặc sử dụng các loại thuốc an thai cho bà bầu có chứa iod theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp cho cơ thể 220mcg iod mỗi ngày. 
  • Vitamin C: Hàm lượng vitamin C mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh nên rơi vào khoảng 60mg.

[inline_article id=182220]

Thuốc bổ hay còn gọi là thuốc an thai cho bà bầu có tác dụng cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc uống thuốc sai chỉ định có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hãy cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và bé, mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ và những điều cần biết

Nhiều mẹ bầu trải qua làn sóng cảm xúc lo lắng, hoang mang khi đã quá ngày dự sinh nhưng con chưa ra đời. Khi thai trễ ngày, mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng: cơ thể nặng nề, chân và lưng bị đau, mất năng lượng. Khởi phát chuyển dạ có thể là một giải pháp tốt trong trường hợp này.

Cùng MarryBaby tìm hiểu về khái niệm, quy trình và phương pháp khởi phát chuyển dạ nhé.

Khởi phát chuyển dạ là gì?

Khi chuyển dạ xảy ra mà không có sự can thiệp của nhân viên y tế thì được gọi là chuyển dạ tự nhiên.

Khởi phát chuyển dạ là khi chủ động tạo ra cuộc chuyển dạ bằng sự can thiệp y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ làm mềm cổ tử cung; xóa mỏng, kích thích tạo ra cơn co tử cung; và thúc đẩy mở cổ tử cung. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện khi thai phụ chưa có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên nhưng có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng cách sinh ngả âm đạo.

Chỉ định thường gặp của khởi phát chuyển dạ:

  • Thai quá ngày dự sinh.
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe thai: thai chậm tăng trưởng trong tử cung, ối vỡ non, ối vỡ sớm, thiểu ối
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe mẹ: tiền sản giật.
khởi phát chuyển dạ là gì?
Khởi phát chuyển dạ là gì? Là phương pháp hỗ trợ mẹ sinh sản dễ dàng hơn

Tại sao mẹ bầu cần phải khởi phát chuyển dạ?

Khởi phát chuyển dạ được thực hiện để kích thích tạo các cơn co thắt của tử cung nhằm cố gắng sinh thường qua ngã âm đạo. Một số lý do dẫn đến khởi phát chuyển dạ bao gồm:

  • Thai kỳ của mẹ bầu đã kéo dài hơn 41 đến 42 tuần.
  • Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe.
  • Có vấn đề với thai nhi, chẳng hạn như tăng trưởng kém.
  • Có hiện tượng giảm nước ối.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng tử cung.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị đái tháo đường trước khi mang thai.
  • Mẹ bầu bị tăng huyết áp mãn tính, tiền sản giật.
  • Mẹ bầu bị vỡ ối non.
  • Mẹ đã vỡ ối nhưng chưa có cơn gò tử cung.

Đôi khi, khởi phát chuyển dạ được tiến hành theo yêu cầu của mẹ bầu vì những lý do không liên quan đến y tế. Chẳng hạn như cơ thể không thoải mái; tiền sử chuyển dạ nhanh hoặc sống xa bệnh viện. Khởi phát chuyển dạ theo chọn lọc không nên được thực hiện trước 39 tuần của thai kỳ.

[inline_article id=275426]

Khi nào không nên khởi phát chuyển dạ?

Một số tình trạng có thể khiến việc sinh nở qua đường âm đạo không an toàn cho mẹ bầu hoặc thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Nhau tiền đạo (nhau thai lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung – cổng ra của tử cung).
  • Thai nhi ngôi ngang hoặc thai ngôi mông.
  • Sa dây rốn (dây rốn sa xuống âm đạo trước thai nhi).
  • Nhiễm herpes sinh dục đang hoạt động.
  • Một số loại phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như một số loại sinh mổ hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ to.

Trong những tình huống này, mẹ bầu có thể phải sinh mổ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

>>>> Mẹ bầu có thể xem thêm Những điều cần biết khi sinh mổ để bảo vệ sức khỏe

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ

1. Bóc tách màng ối

Bác sĩ thực hiện bóc tách màng ối bằng cách sử dụng một ngón tay (của bàn tay đã đeo găng) đưa vào trong âm đạo qua cổ tử cung (nơi kết nối âm đạo với tử cung). Bác sĩ sẽ di chuyển ngón tay qua lại để tách màng ối (nơi chứa em bé và nước ối) với thành tử cung.

Khi lớp màng này bị tách ra khỏi thành tử cung, cơ thể sẽ tiết ra hormone prostaglandin; giúp chuẩn bị cổ tử cung để sinh và có thể gây ra các cơn co thắt. Phương pháp này có hiệu quả với một số phụ nữ, nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều có thể sử dụng.

2. Bấm ối

Bác sĩ bấm ối bằng cách dùng một chiếc móc nhựa nhỏ để làm vỡ màng ối. Nếu cổ tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ; thì việc chọc ối thường mang lại quá trình chuyển dạ sau vài giờ.

Bấm ối có thể được thực hiện trước hoặc sau khi mẹ bầu đã được cung cấp oxytocin nhằm hỗ trợ chuyển dạ khi cổ tử cung giãn ra và đầu của em bé đã di chuyển xuống khung chậu. Hầu hết phụ nữ chuyển dạ trong vòng vài giờ sau khi túi ối bị vỡ; nhưng đôi khi có thể cần dùng oxytocin.

[inline_article id=85203]

3. Khởi phát chuyển dạ bằng foley

Một phương pháp khác là dùng một trái bóng cao su gọi là bóng Foley để đưa vào tử cung.

Để thực hiện khởi phát chuyển dạ bằng foley, bác sĩ sẽ sử dụng ống thông Foley. Đây là một ống cao su dài, có một quả bóng bơm hơi ở một đầu mà bác sĩ có thể đổ đầy không khí hoặc nước vô trùng vào.

Khi quả bóng phồng lên bên trong cổ tử cung, nó sẽ tạo áp lực lên các tế bào cổ tử cung; giúp tử cung giãn ra và lớp màng ối được tách ra khỏi thành tử cung, gây tăng tiết prostaglandin. Oxytocin và prostaglandin là những hormone giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ.

4. Khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin

Oxytocin là một hormone tự nhiên của cơ thể, có tác dụng gây co thắt cơ tử cung tạo ra các cơn gò tử cung. Nồng độ hormone tăng lên khi có chuyển dạ. Sử dụng hormone oxytocin tổng hợp đưa vào cơ thể mẹ bầu sẽ giúp khởi phát các cơn co tử cung; từ đó khởi phát chuyển dạ.

khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin

Hormone oxytocin được truyền liên tục qua đường tĩnh mạch. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc (Pitocin) với liều lượng nhỏ trước; và sau đó tăng dần cho đến khi quá trình chuyển dạ tiến triển tốt.

Sau khi tiêm, nhịp tim thai nhi và cơn co tử cung cần được theo dõi chặt chẽ. Oxytocin cũng thường được sử dụng để thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra chậm hoặc bị đình trệ.

5. Prostaglandin

Bác sĩ sẽ sử dụng hormone prostaglandin để giúp làm chín muồi cổ tử cung. Thuốc prostaglandin được sử dụng bằng nhiều hình thức (uống hoặc ngậm, đặt âm đạo…) và theo các loại Prostaglandin khác nhau.

Hiện tại chủ yếu là dùng đường đặt âm đạo. Chỉ sử dụng một mình prostaglandin cũng đủ để gây chuyển dạ; nhưng trong một số trường hợp, prostaglandin có thể được dùng trước khi bơm oxytocin cho mẹ bầu.

6. Kích thích núm vú

Kích thích núm vú có thể khiến tử cung co lại và thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Các động tác kích thích núm vú kích thích sản xuất oxytocin. Oxytocin là hormone khiến tử cung co lại và vú tiết sữa.

Tuy nhiên, việc kích thích núm vú để giục sinh cần được hướng dẫn cẩn thận bởi bác sĩ và có sự theo dõi bằng máy monitor (thiết bị chuyên dụng để đo, theo dõi và phân tích các dấu hiệu sinh tồn). Bạn tránh tự ý làm tại nhà vì sẽ gây kích thích cơn co tử cung và không thể tự kiểm soát được cơn co. Đôi khi gây cơn co cường tính rất nguy hiểm.

>> Xem thêm: 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh để đẻ thường nhẹ tênh

Khi nào khởi phát chuyển dạ được xem là thành công?

Khởi phát chuyển dạ được xem là thành công khi đáp ứng được một trong hai tiêu chí sau:

  • Điểm Bishop tăng ≥ 3 điểm sau khởi phát chuyển dạ (12 giờ). Điểm Bishop là thang điểm đánh giá độ chín muồi của cổ tử cung trước khi khởi phát chuyển dạ. Điểm Bishop càng cao thì cổ tử cung càng chín và sẵn sàng cho chuyển dạ.
  • Sinh ngả âm đạo trong vòng 24-48 giờ.

Các nguy cơ liên quan đến khởi phát chuyển dạ

Nếu cơ thể chưa sẵn sàng, quá trình khởi phát có thể thất bại; và sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày cố gắng; mẹ bầu có thể phải sinh mổ (mổ lấy thai). Điều này có vẻ dễ xảy ra hơn nếu cổ tử cung chưa giãn hoặc mềm đủ.

Khi sử dụng prostaglandin hoặc oxytocin, mẹ bầu sẽ có nguy cơ xuất hiện các cơn co thắt bất thường hoặc tim thai biến đổi bất thường. Mặc dù hiếm gặp nhưng nguy cơ bị rách tử cung (vỡ tử cung) sẽ tăng lên khi sử dụng những loại thuốc này. Các biến chứng khác liên quan đến việc sử dụng oxytocin là huyết áp và natri trong máu thấp.

Các nguy cơ liên quan đến khởi phát chuyển dạ
Các nguy cơ liên quan đến khởi phát chuyển dạ

Một nguy cơ tiềm ẩn khác của việc kích thích chuyển dạ là sinh con non tháng muộn (sinh sau 34 và trước 37 tuần). Vì ngày dự sinh có thể bị sai. Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề tạm thời như vàng da, khó bú, khó thở hoặc khó duy trì nhiệt độ cơ thể.

Nếu khởi phát chuyển dạ thất bại, mang thai ngoài 42 tuần cũng có thể gặp rủi ro. Nhuững lo ngại bao gồm:

  • Sinh thường qua ngả âm đạo có thể trở nên khó khăn hơn khi em bé lớn hơn. Khi trẻ lớn hơn, nguy cơ bị chấn thương trong khi sinh, chẳng hạn như gãy xương, tăng lên.
  • Nhau thai giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé đang bị suy giảm chức năng.
  • Nước ối có thể trở nên ít hoặc chứa phân su – phân đầu tiên của em bé. Nếu trẻ hít phải phân su có thể gây suy thai.

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi mẹ bầu quyết định làm bất cứ điều gì để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Việc kích thích chuyển dạ tốt nhất nên có sự can thiệp của bác sĩ.

Vậy mẹ cần làm gì khi được chỉ định khởi phát chuyển dạ? Trước hết, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và chú ý lắng nghe hướng dẫn của các bác sĩ để thực hiện chính xác các yêu cầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều trong trường hợp khởi phát chuyển dạ bằng thuốc vì dạ dày có thể sẽ rất khó chịu.

Thông thường, việc khởi phát chuyển dạ sẽ diễn ra êm đẹp và bạn sẽ mau được thấy thiên thần nhỏ của mình.

>> Xem thêm: Thai 39 tuần quan hệ có sao không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu mấy tháng thì uống sữa bầu để mẹ tròn con vuông?

Bầu mấy tháng thì uống sữa bầu là thông tin khá quan trọng với nhiều thai phụ. Đặc biệt là chị em lần đầu mang thai. Hãy cùng MarryBaby tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Lợi ích của việc uống sữa bầu

Sữa bầu là gì? Sữa bầu là loại sữa dành riêng cho mẹ bầu vì thế mà được các nhà sản xuất điều chế riêng để ngoài việc làm đúng chức năng của sữa nói chung, sữa bầu còn cung cấp tập trung nhiều vi chất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như canxi, axit folic, sắt,  các loại vitamin…

Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ bao gồm các nguyên tố vi lượng như: Canxi, sắt, kẽm, omega 3, iot, DHA, axit folic, protein,… và các loại vitamin như A, C, K…

  • Canxi: Canxi trong sữa bà bầu giúp hỗ trợ phát triển hệ xương và răng. Đảm bảo chiều cao và cân nặng cho con khi chào đời. Ngăn ngừa loãng xương, suy dinh dưỡng.
  • Sắt: Hàm lượng sắt trong sữa bầu giúp bà bầu không bị thiếu máu, đồng thời giúp tăng cường vận chuyển oxy đến thai nhi.
  • Kẽm: Kẽm là chất giúp hỗ trợ tăng trưởng về cân nặng và chu vi vòng đầu của thai nhi.
  • Omega 3: Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho bé.
  • Iot: Hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ thai nhi.
  • Calo: Cung cấp năng lượng giúp bà bầu không bị mệt mỏi, khó chịu.
  • Vitamin: Nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
 bầu mấy tháng thì uống sữa bầu
Sữa bầu sẽ cung cấp cho mẹ nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ

Đây cũng là những vi chất chất dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai. Sữa bầu cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết kể trên khi mang thai cho mẹ bầu cũng như giúp thai nhi phát triển toàn diện và mẹ bầu tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, các loại sữa dành cho mẹ bầu cũng được bổ sung thêm hàm lượng DHA, Omega3 cho phụ nữ mang thai, … giúp hỗ trợ đắc lực cho sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi.

Vì thế, uống sữa trong giai đoạn mang thai là điều rất cần thiết đối với mỗi mẹ bầu. Trừ trường hợp có những mẹ bầu vốn cơ địa không hợp với sữa, không thể uống hay bị dị ứng… thì mới có thể không dùng.

Bầu mấy tháng thì uống sữa bầu?

Phụ nữ ngoại quốc rất ít khi uống sữa bầu bởi chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của họ luôn cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, và đặc biệt sữa tươi là thức uống hàng ngày. Do chế độ ăn thường thấy của người Việt thường bị thiếu canxi, khoáng chất nên mẹ bầu có thể dùng sữa bầu ngay từ khi chuẩn bị có em bé.

1. Uống sữa bầu trước khi mang thai:

  • Nên bổ sung sữa từ trước khi thụ thai khoảng 2 đến 3 tháng.
  • Sữa bầu giúp cung cấp axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho trẻ.
  • Đảm bảo cơ thể chị em trước khi mang thai có sức đề kháng tốt, sẵn sàng cho bước đầu làm mẹ.

2. Uống sữa bầu khi mang thai:

Nếu bạn chưa bổ sung sữa bầu từ trước khi mang thai thì ngay khi biết mình mang thai bà bầu nên uống sữa ngay.

Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sụt cân, thiếu máu, sức đề kháng kém… Vì vậy việc bổ sung sữa bầu sẽ giúp bù lại những chất mà cơ thể đang thiếu giúp bà bầu có nhiều năng lượng và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

12 tuần đầu cũng là thời điểm để thai nhi hoàn thiện hết các cơ quan. Vì vậy việc uống sữa bầu trước và trong khi mang thai sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển thuận lợi.

 bầu mấy tháng thì uống sữa bầu

Bầu mấy tháng thì uống sữa bầu? 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất

3. Uống sữa bầu sau sinh:

Bà bầu sau sinh vẫn cần phải bổ sung sữa bầu mỗi ngày. Hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dào trong sữa bầu sẽ giúp bà bầu phục hồi sức khỏe nhanh hơn, kích sữa về và đảm bảo chất lượng sữa mẹ khi cho con bú. Nhờ vậy mà bé yêu cũng sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Việc bà bầu nên uống sữa từ tháng thứ mấy thực ra không cố định. Nó phụ thuộc nhiều ở thể trạng người mẹ. Nếu chị em có cơ thể gầy gò, ăn ít, không đủ cân nặng, sức đề kháng kém thì nên uống sữa bầu càng sớm càng tốt nếu bạn xác định muốn có thai và muốn thai kỳ khỏe mạnh.

Trường hợp không nên uống sữa bầu?

Đối với các trường hợp dưới đây thì chị em không cần dùng thêm sữa bầu:

  • Mẹ bầu có tình trạng ăn uống tốt, cơ thể ổn định thì không nhất thiết phải uống sữa bầu. Thay vì sử dụng sữa bầu thì bạn có thể uống sữa tươi, sữa bột thông thường đi kèm với chế độ ăn uống đa dạng, khoa học.
  • Bà bầu thừa cân. Trường hợp bà bầu bị thừa cân thì không nên uống sữa bầu để tránh thai to đẻ khó vừa không tốt cho mẹ vừa không tốt cho con bởi trẻ có thể bị béo phì. Ngoài ra còn gây tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. Thay vì sữa bầu thì bà bầu có thể sử dụng sữa tươi không đường, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm các vi chất khác. Nếu mẹ không thừa cân nhưng có vấn đề về đường huyết có thể chọn loại sữa bầu dành cho người tiểu đường (có chỉ số GI thấp).
  • Người bị dị ứng các thành phần trong sữa bầu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại sữa khác phù hợp hoặc ăn các sản phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa tươi, sữa nước…

Nhìn chung về vấn đề bầu mấy tháng thì uống sữa bầu thì theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm uống sữa bầu tốt nhất chính là ngay từ khi mẹ biết mình có em bé. Thậm chí, với loại sữa bầu bổ sung axit folic, mẹ bầu nên uống ngay từ khi có ý định có thai để giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh vốn sẽ phát triển rất sớm ở đầu thai kỳ. Chậm nhất để bắt đầu uống sữa bầu là khi thai nhi được 20 tuần tuổi – thời điểm thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.

 bầu mấy tháng thì uống sữa bầu
Nếu chế độ dinh dưỡng đầy đủ hoặc thừa cân, béo phì, mẹ không nên uống sữa bầu

Tuy nhiên nếu chị em có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì không nhất thiết phải uống sữa bầu khi mang thai, mà có thể uống các loại sữa tươi, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, ăn đa dạng các loại thực phẩm, trứng, thịt, tôm cua cá, rau xanh, quả chín… theo chế độ phù hợp là được.

Đặc biệt các mẹ bầu thừa cân béo phì, hoặc tăng cân không kiểm soát thì không nên uống sữa bầu. Thay vào đó hãy uống sữa không đường ít béo, ăn giảm các loại tinh bột và bổ sung nhiều rau xanh. Vì nếu cứ uống sữa bầu sẽ dẫn đến béo phì, tiểu đường thai nghén, tiền sản giật, em bé to quá dẫn đến khó đẻ. Hơn nữa, nếu các mẹ bầu bị béo phì uống sữa bầu sẽ gây nguy cơ béo phì cho trẻ.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời điểm vàng mang thai trở lại

Ông bà ta có câu “Một lần sảy bằng bảy lần đẻ” ý muốn nói đến cơ thể người phụ nữ thường suy nhược khi bị sảy thai. Chính vì thế, phụ nữ cần có thời gian tĩnh dưỡng, bồi bổ cơ thể và lấy lại sức khỏe để sớm mang thai trở lại. Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời gian nghỉ ngơi còn phụ thuộc vào nguyên nhân sảy thai và tuổi thai lớn hay nhỏ.

Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được?

Tùy vào tình trạng người mẹ lúc bị sảy thai, tức là trong tam cá nguyệt thứ mấy, thai chết lưu hay do nguyên nhân nào khác, thời gian nghỉ ngơi có thể khác nhau. Có thể là một tuần, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, với sự phát triển của y học hiện nay, việc điều trị cho phụ nữ sảy thai tự nhiên cũng an toàn và nhanh chóng hơn nhiều.

Nếu bạn bị sảy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất khi thai nhỏ hơn 5 tuần tuổi, không bị chảy máu nhiều thì mẹ có thể nghỉ ngơi từ 5 đến 7 ngày rồi mới tính đến việc đi làm trở lại. Việc nghỉ ngơi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp bổ sung dinh dưỡng để tăng tốc độ hồi phục.

 sau sảy thai bao lâu thì đi làm được
Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Mẹ nên nghỉ ngơi càng lâu, sức khỏe hồi phục càng tốt

Nếu bạn bị sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai, mọi việc có vẻ phức tạp hơn rồi đấy. Vì khi thai nhi càng lớn, sảy thai càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Lúc này, mẹ cần nghỉ ngơi dài ngày hơn để hồi phục sức khỏe.

Chưa kể đến những trường hợp sót nhau thì phải cần tĩnh dưỡng nhiều hơn. Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Câu trả lời là từ  ít nhất 1 tuần và có thể kéo dài 1-2 tháng .và sẽ tăng lên tuỳ độ tuối của thai .

Hơn nữa, tùy theo tính chất công việc, mẹ cân đối thời gian cho hợp lý. Ví dụ bạn làm công việc văn phòng không tốn quá nhiều sức lực thì có thể đi làm lại trong vòng 14 ngày. Nhưng nếu công việc bưng bê nặng nề, dùng sức lực nhiều thì bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn để ổn định sức khỏe rồi hãy đi làm lại.

Cần kiêng cữ điều gì sau khi sảy thai?

Khi bị sảy thai, cơ thể mẹ rất yếu, hệ miễn dịch suy giảm và bị suy nhược cơ thể. Vì thế, cần kiêng cữ những điều sau đây để không ảnh hưởng về sau:

  • Kiêng lạnh: Người bị sảy thai không nên tắm nước lạnh, không ăn đồ lạnh, không uống nước lạnh, không ra gió,… vì lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, làm suy giảm sức đề kháng.
  • Kiêng vận động mạnh: Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Kiêng cữ kỹ hơn giúp bạn rút ngắn thời gian nghỉ ngơi để sớm đi làm lại. Do đó, cần kiêng xách nước, giặt quần áo bằng tay, bưng bê vật nặng hay vận động mạnh. Vì lúc này, tử cung của bạn chưa “khỏe” hẳn,đồng thời sẩy thai làm bạn mất môt lượng máu, vận động mạnh có thể làm thay đổi huyết áp, chóng mặt,. Cách tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và thả lỏng tâm trạng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Kiêng quan hệ tình dục là điều bắt buộc phải làm. Thứ nhất, trong tuần đầu tiên sau khi sảy thai, cơ thể vẫn tiếp tục đưa máu ra bên ngoài theo cơ chế tự nhiên như lúc đến tháng. Thứ hai, quan hệ tình dục có thể làm tổn thương đến tử cung, kích thích ra máu. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, chị em nên kiêng quan hệ từ 2 đến 3 tháng.
  • Kiêng những món ăn có tính hàn, dễ gây dị ứng và có mùi tanh:theo quan niệm đông y Những món ăn cay nóng, có thành phần kích thích phản ứng viêm trong cơ thể như cua, ốc, mực, tôm,… có thể khiến tử cung đau đớn và sưng tấy. Hoặc thức uống có cồn có thể kéo dài thời gian hồi phục sức khỏe. Do đó, bạn cũng cần tránh những thực phẩm có tính hàn và đồ uống có cồn.

Ngoài ra, chị em nên lạc quan và thư giãn tinh thần, không nên quá đau buồn khi bị sảy thai. Hãy suy nghĩ lạc quan và cân bằng cảm xúc để em bé có thể quay trở lại với bố mẹ một lần nữa.

 sau sảy thai bao lâu thì đi làm được
Vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục trong 2 – 3 tháng

Sau bao lâu thì có thể mang thai trở lại?

Thời điểm nào nên mang thai trở lại? là câu hỏi tiếp nhiều mẹ thắc mắc sau sảy thai bao lâu thì đi làm được?. MarryBaby xin giải đáp như sau:

Trong trường hợp bạn sảy thai lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên chờ ít nhất 6 tháng mới nên có thai trở lại. 

Đây là khoảng thời gian không dài cũng không ngắn giúp cơ thể người mẹ hồi phục. Lớp niêm mạc tử cung khỏe lại hoàn toàn và cũng sẵn sàng cho việc chào đón một thai kỳ mới.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể rút ngắn thời gian chờ đợi. Theo công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology, những cặp vợ chồng thử có thai lại trong vòng 3 tháng sau sảy thai, cơ hội thụ thai tăng 71%. Nếu mong có con, bạn có thể mang thai trở lại sau 3 tháng.

Trường hợp bạn bị sảy thai lần 2 hoặc lần 3, khả năng cao nguyên nhân liên quan đến vấn đề di truyền hoặc bệnh lý khác. Cho nên, trước khi mang thai bạn cần kiểm tra chính xác nguyên nhân là gì.

Nếu tìm hiểu kỹ nguyên nhân và không liên quan đến di truyền, bạn có thể mang thai trở lại. Còn sảy thai do di truyền thì cần khắc phục vấn đề này trước, nếu không bạn có thể sảy thai lần nữa.

Xét nghiệm cần làm trước khi mang thai lần nữa

Sau sảy thai, ngoài việc nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe, bạn nên thực hiện một số kiểm tra hoặc xét nghiệm để xác định nguyên nhân sảy thai cũng như kiểm tra xem có bị sót nhau hay không.

  • Xét nghiệm máu: giúp phát hiện vấn đề với nội tiết tố và hệ miễn dịch.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Thực hiện xét nghiệm này để xác định nguyên nhân sảy thai có liên quan đến gen di truyền (bộ nhiễm sắc thể) không.
  • Xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng: một số bệnh như giang mai, lậu, chlamydia , viêm nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai trong tháng đầu.
  • Siêu âm/ Nội soi tử cung: Kiểm tra xem tử cung có gặp vấn đề hay bệnh lý gì không.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Dung dịch bơm vào tử cung sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn bờ của lòng tử cung và có thể phát hiện các bất thường nếu có.
 sau sảy thai bao lâu thì đi làm được
Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến nội tiết tố nếu có

Sảy thai là điều không ai mong muốn nên bạn đừng quá đau lòng. Hãy suy nghĩ lạc quan, theo hướng tích cực để em bé sớm trở lại với gia đình. Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời gian ít nhất là một tuần bạn nhé! Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung dưỡng chất để bồi bổ và kiêng cữ để ổn định sức khỏe.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những lưu ý cần thiết khi ăn hải sản mẹ bầu nhất định phải biết!

Hải sản được coi là một trong những nguồn năng lượng giàu chất đạm và những dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bà bầu ăn hải sản sẽ bị hư thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển triển của bé. Vậy thực chất, bà bầu ăn hải sản được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho mẹ.

Bà bầu ăn hải sản được không?

Theo các nhà nghiên cứu, hải sản là một trong những nguồn cung cấp Axit béo omega-3 tuyệt vời. Việc tiêu thụ Omega-3 là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hải sản còn bao gồm nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi như: protein, canxi, vitamin D và sắt. Những chất dinh dưỡng này góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh và cả sau này.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy mẹ có có thói quen ăn nhiều hải sản đều có những đứa con thông minh hơn với các kỹ năng phát triển tốt hơn so với những mẹ không ăn đủ.

Vậy nếu mẹ thắc mắc bà bầu ăn hải sản được không? câu trả lời là hoàn toàn có. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan FDA và EPA đều khuyến nghị mẹ bầu nên tiêu thụ cá và hải sản hàng tuần.Tuy nhiên, mẹ nên ăn với một lượng vừa phải, đúng cách vì trong hải sản thường chứa thủy ngân. Một chất gây ra độc tố gây bệnh nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều.

Bên cạnh đó, các mẹ nên ăn từ từ để xem cơ thể có phản ứng, dị ứng không. Nếu cơ thể mẹ có tiền sử dị ứng, nhạy cảm thì không nên ăn vì thai nhi có phát triển và hoàn thiện hay không đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

>>> Mẹ có thể quan tâm:

Lợi ích của hải sản cho phụ nữ mang thai?

bà bầu ăn cá được không

Bổ sung nguồn dưỡng chất có trong hải sản một cách khoa học không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh phổ biến như cảm, ho, sổ mũi,… mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được suôn sẻ hơn.

1. Bà bầu ăn hải sản được không? Nguồn cung cấp omega 3 dồi dào

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, bà bầu ăn hải sản còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.

2. Bà bầu ăn hải sản được không? Cung cấp protein

Tất cả các loại hải sản đều chứa nguồn protein, một chất có giá trị dinh dưỡng rất cao trong việc hỗ trợ phát triển hệ cơ và xương. Ngoài ra, đây còn là dưỡng chất có tác dụng tạo phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi. Protein còn giúp duy trì năng lượng cho mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ.

3. Bà bầu ăn hải sản được không? Cung cấp canxi

Nhu cầu canxi tối thiểu mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là 700 – 800mg/ngày. Bổ sung canxi còn giúp mẹ bầu ngừa loãng xương và điều hòa quá trình đông máu, đồng thời, hỗ trợ phát triển khung xương cho thai nhi. Với dưỡng chất như vậy đã giúp mẹ câu hỏi bà bầu ăn hải sản được không

4. Bà bầu ăn hải sản được không? Cung cấp vitamin B6

Ăn các loại hải sản giàu vitamin B6 như cá hồi giúp các mẹ bầu giảm chứng ốm nghén và thiếu máu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, chất này rất cần thiết cho quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. 

Bà bầu nên ăn hải sản vào tháng thứ mấy? những loại nào mẹ cần tránh khi ăn?

bà bầu ăn được hải sản không

Với những nguồn dinh dưỡng mà hải sản mang lại, thì mẹ có thể an tâm ăn bất cứ lúc nào với số lượng yêu cầu không quá 340gram cho 1 tuần. Đặc biệt trong 3 tháng đầu và tháng cuối mang thai, mẹ cần đảm bảo ăn hải sản với một lượng phù hợp, khoa học và hợp lý hơn nữa. Vì đây là thời điểm mẹ dễ ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người.

Bên cạnh đó, khi ăn hải sản, mẹ cần tránh ăn 2 nhóm thực phẩm sau:

1. Bà bầu ăn hải sản được không? Tránh ăn loại có hàm lượng thủy ngân cao 

Bà bầu ăn hải sản được không? Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, vì thủy ngân nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.

Bà bầu nên ăn hải sản vào tháng thứ mấy? Mẹ có thể ăn tùy theo sở thích nhưng đúng liều lượng. Tuy nhiên, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn các loại có kích thước to như: cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn cá cơm, cua, cá hồi, cá cơm,… Những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá: Đúng liều, đúng loại!

2. Bà bầu ăn hải sản được không? Tránh ăn hải sản tươi sống

Không ăn các loại hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống chưa được nấu chín như hàu sống, sò điệp, ngao, sashimi, sushi… vì đồ sống có chứa nhiều ký sinh trùng và mầm bệnh khó lường cao hơn so với cá và hải sản đã được nấu chín.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng mẹ nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Những lưu ý cho mẹ bầu trước khi ăn hải sản

Để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên nhớ các nguyên tắc khi ăn hải sản sau đây:

  • Nên ăn hải sản lúc còn nóng, hạn chế ăn hải sản đã nguội.
  • Không ăn hải sản đã chế biến để qua đêm và hạn chế rã đông thực phẩm
  • Nếu mẹ dự định nấu món cá phi lê, mẹ hãy kiểm tra xem cá đã được nấu chín chưa bằng cách dùng dao nhọn xẻ thịt và kéo sang một bên. Bình thường, thịt chín sẽ có màu đục, vảy tách ra. Khi mẹ muốn lấy cá ra khỏi lò hoặc tắt lò, mẹ nên để yên cá trong lò khoảng 3-4 phút để đảm bảo các thớ thịt đã được làm chín
  • Các loại hải sản như tôm, tôm hùm thường chuyển sang màu đỏ khi nấu chín và phần thịt có màu giống như ngọc trai hơi đục. Đối với sò điệp sẽ có màu trắng sữa, trắng đục và thịt nhìn chắc hơn. Đối với nghêu, sò, trai và hàu, mẹ nên chọn những con mở vỏ sau khi nấu chín để ăn. Nếu không mở vỏ, mẹ hãy vứt chúng đi.
  • Hầu hết các loại hải sản nên được đun nấu ở nhiệt độ trên 100 độ C và mẹ nên ăn hải sản hấp, luộc thay vì đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn hải sản 1 tuần từ 1–2 lần với khoảng 300g – 340g cho tất cả các loại.

[inline_article id=283316]

Quá trình mang thai luôn khiến mẹ mệt mỏi và muốn ăn mọi thứ. Hy vọng với những kiến thức trên đây đã giúp mẹ trả lời bà bầu ăn hải sản được không. Từ đó, mẹ sẽ trang bị cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học với đầy đủ các món hải sản ngon mà không sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu nữa nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non: Lợi và hại

Tiêm trưởng thành phổi là một phương pháp quan trọng giúp trẻ gia tăng khả năng sống sót; và giảm sự ảnh hưởng của các biến chứng do sinh non gây ra. Các mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu về lợi ích, bất cập và những biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi để chuẩn bị tốt hơn cho việc đón con chào đời nhé!

Tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi thai nhi phát triển nhanh chóng hơn; giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ. Phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ thống, xuất huyết não, chậm phát triển, tử vong ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.

Thuốc tiêm trợ phổi hiện nay là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Có hai loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone (2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờ); hoặc dexamethasone (4 liều 6mg tiêm bắp, mỗi liều cách 12 giờ). Ưu điểm của hai loại thuốc này là:

  • Khả năng ức chế miễn dịch yếu.
  • Tác dụng kéo dài hơn hydrocortison.
  • Thuốc qua nhau thai tốt.
  • Thuốc không tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn của trẻ (40 giờ).
tiêm trưởng thành phổi là gì
Tiêm trưởng thành phổi giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ

Cơ chế hoạt động của thuốc trưởng thành phổi

Khi mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi; thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

  • Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.
  • Tăng thể tích phổi.
  • Giảm lượng chất lỏng trong phổi.
thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào
Thuốc tiêm trợ phổi sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách khác nhau.

Tác dụng của tiêm trưởng thành phổi?

Tiêm trưởng thành phổi trong giai đoạn từ tuần 25 đến 33 của thai kỳ có thể tăng tốc độ phát triển phổi của em bé rất nhiều. Điều này gia tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non. Ngoài ra, một số lợi ích khác khi tiêm trưởng thành phổi bao gồm:

  • Giảm nguy cơ trẻ sinh non gặp phải những vấn đề về phổi như suy hô hấp, đặc biệt là những bé chào đời sớm.
  • Nguy cơ chảy máu trong não thấp hơn nhiều.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột nghiêm trọng được gọi là viêm ruột hoại tử.
  • Giúp phổi của trẻ hoạt động tốt hơn sau chào đời.
  • Giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề về ruột hoặc chảy máu não.

Liệu trình tiêm trưởng thành phổi thứ hai có thể được xem xét nếu liều đầu tiên cách hơn 2 tuần, trẻ vẫn non tháng và có nguy cơ sinh non. Những nghiên cứu cho thấy tiêm thuốc trợ phổi lần thứ hai cũng có thể có những lợi ích: làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và các hậu quả nghiêm trọng khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách điều trị dây rốn quấn cổ 2 vòng chưa? Tìm hiểu ngay!

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi?

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, những trường hợp được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi bao gồm:

  • Một đợt corticosteroid duy nhất được khuyến cáo cho thai phụ từ 24 đến 33 tuần 6 ngày có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, bao gồm cả vỡ ối và đa thai. Có thể xem xét với trường hợp thai tuần 23 tuỳ vào nguyện vọng gia đình, tình trạng vỡ ối, số lượng thai. Nghiên cứu mới gần đây cho biết thậm chí có thể sử dụng cho tuần thai 22
  • Một đợt betamethasone duy nhất được khuyến cáo cho thai phụ giữa tuần 34 và 37 có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, và chưa từng điều trị đợt corticosteroid nào trước đó. 
  • Không khuyến cáo việc điều trị lặp lại định kỳ hay đa liều (nhiều hơn 2 đợt)
  • Nên cân nhắc việc lặp lại điều trị corticosteroid đợt 2 với thai phụ dưới 34 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, với điều kiện cách đợt điều trị trước trên 14 ngày. Một đợt điều trị corticosteroid khẩn cấp có thể được cân nhắc (cách liều trước 7 ngày) nếu có chỉ định lâm sàng. 
  • Lợi ích của việc tiêm nhắc lại hay tiêm khẩn cấp corticosteroid cho thai non tháng vỡ ối vẫn còn đang bàn cãi

Trong các trường hợp nêu trên, mẹ bầu cần nhập viện để bác sĩ theo dõi. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thuốc trợ phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày em bé chào đời. Thời điểm tiêm corticosteroid cho trẻ sinh non là yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này. Nếu các mũi tiêm được tiêm hơn 1 tuần trước khi sinh; tác dụng sẽ bị giảm thiểu.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi

1. Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi đối với trẻ

Hiện chưa có bằng chứng cụ thể về những tác dụng tiêu cực trẻ có thể gặp phải nếu mẹ tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng thai nhi tiếp xúc với các đợt tiêm thuốc trợ phổi lặp đi lặp lại trong tử cung có nhiều khả năng bị giảm cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu khi sinh.

Mặc dù trẻ sơ sinh được điều trị có nhiều khả năng có kích thước nhỏ hơn khi sinh ra, nhưng không có tác hại lâu dài nào được tìm thấy.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các chuyên gia trường Đại học Oulu, Phần Lan cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêm trưởng thành phổi và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Một vài chuyên gia cũng lo ngại việc sử dụng thuốc trợ phổi liều cao trong một thời gian dài có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi
Chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra những biến chứng nghiêm trọng của tiêm thuốc trợ phổi đối với sức khỏe của mẹ và bé.

2. Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi đối với mẹ

Nghiên cứu đã không chứng minh được tiêm thuốc trợ phổi trước sinh gây hại cho người mẹ; ngoài việc gây đau hoặc sưng cục bộ tại chỗ tiêm. Ngoại lệ là ở những bà mẹ đã trải qua nhiều đợt điều trị bằng tiêm thuốc trợ phổi, một số mẹ chia sẻ rằng họ gặp vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều bà mẹ có con sinh non cũng gặp vấn đề với giấc ngủ.

Một số biến chứng khác có thể gặp ở thai phụ sinh con non:

  • Tăng đường huyết nhẹ sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc; hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi.
  • Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày.

Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.

Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm và biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi trước khi quyết định tiêm.