Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu (Hậu sản)

Trong giai đoạn phục hồi sau sinh, các mẹ sẽ trải qua niềm vui sướng nhất thế gian khi nhìn thấy con mình cất tiếng khóc chào đời, nhưng đây cũng là giai đoạn tiềm ẩn nhiều thay đổi về sức khỏe với mẹ nhất. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp những băn khoăn dành cho mẹ về giai đoạn hậu sản.

Hậu sản là gì?

Đúng như nghĩa của nó, “hậu sản” (postpartum) là từ chỉ giai đoạn ngay sau khi các mẹ bầu đã sinh xong. Theo định nghĩa của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI) giai đoạn này thường sẽ kéo dài khoảng 6 tuần. Trong khoảng thời gian phục hồi này, cơ thể các mẹ sau sinh sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc. 

Các triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi phục hồi sau sinh

Khí hư âm đạo

Theo Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc một số mẹ bầu bị chảy máu và ra dịch âm đạo trong giai đoạn phục hồi sau sinh là hiện tượng bình thường. Lúc đầu, máu có thể có màu đỏ tươi và dần sẽ chuyển sang màu nhạt hơn và hồng hơn. Theo thời gian, lượng máu sẽ giảm đi và cuối cùng sẽ ngừng hẳn.

Trừ khi các mẹ bị chảy máu quá nhiều, tức là phải thay hơn hai miếng băng vệ sinh mỗi giờ, thì nên đi khám ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết sau sinh hoặc đờ tử cung, một tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp y tế.

Đau tức ngực

Trong khi phục hồi sau sinh, các mẹ có thể thấy ngực đầy, cứng và đau. Đó là do mô vú đang chứa quá nhiều sữa, máu và các chất lỏng khác. 

Để làm dịu cơn đau ở ngực, mẹ nên chườm khăn ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú hoặc trước khi vắt sữa. Điều này sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau.

Phục hồi sức khỏe sau sinh
Đau tức ngực sau khi sinh là bởi mô vú của mẹ đang chứa sữa.

Đổ mồ hôi

Sau khi sinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm khiến các mẹ dễ ra mồ hôi nhiều vào buổi tối. Thông thường phải mất vài tuần sau khi sinh thì các mức này mới trở lại như bình thường. 

Bệnh trĩ và táo bón

Trong khi mang thai, thai nhi trong tử cung sẽ gây áp lực lên ruột của mẹ. Đồng thời, việc giảm hoạt động và thay đổi nồng độ hormone do mang thai cũng có thể gây táo bón theo thời gian.

Đặc biệt, nếu mẹ thấy đau khi đi tiêu và sưng gần hậu môn, mẹ có thể đã bị bệnh trĩ. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn phục hồi sau sinh.

Rụng tóc

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone cao hơn thúc đẩy tóc của mẹ mọc nhanh hơn, nhưng tóc sẽ rụng nhiều vào giai đoạn sau sinh. Mẹ không cần quá lo lắng vì rụng tóc sau sinh là hiện tượng tạm thời và sẽ giảm dần theo thời gian.

Nước tiểu rò rỉ

Việc chuyển dạ và sinh thường có thể làm giãn hoặc làm tổn thương các cơ sàn chậu của các mẹ bầu. Đây vốn là các cơ hỗ trợ tử cung, bàng quang và trực tràng. Do đó, nước tiểu có thể bị rò rỉ khi mẹ hắt hơi, cười hoặc ho. Tình trạng này thường sẽ được phục hồi trong vòng một tuần sau khi sinh xong.

Trong thời gian còn bị rò rỉ nước tiểu, mẹ nên sử dụng băng vệ sinh để giữ vùng kín sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện các bài tập cơ sàn chậu để làm săn chắc và giúp kiểm soát bàng quang.

[summary title=””]

Tuy nhiên, với chế độ chăm sóc phù hợp và các bài tập sàn chậu, vấn đề này thường sẽ cải thiện đáng kể.

[/summary]

Cách phục hồi sức khỏe sau sinh

Khoảng thời gian sau sinh từ 2 – 7 ngày, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và tinh thần cũng không tốt mấy. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì mẹ vừa hoàn thành một quá trình mang thai dài 9 tháng, hao hụt sức lực và trí lực là điều tất yếu phải diễn ra.

Để phục hồi sức khỏe sau sinh, dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý.

1. Bảo vệ sức khỏe tinh thần, cẩn thận với chứng trầm cảm sau sinh

Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ trải qua giai đoạn chán nản sau sinh, nhưng có một số mẹ lại trải qua một dạng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn và được gọi là trầm cảm sau sinh.

Các triệu chứng của chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm: khóc rất nhiều, không thèm ăn hoặc ăn nhiều hơn, không ngủ được hoặc ngủ nhiều hơn, lo lắng nhiều và hoảng loạn, suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc tự tử… 

Nếu có các dấu hiệu như trên, các mẹ không nên chủ quan mà nên liên hệ với bác sĩ để được kịp thời điều trị, trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

Trầm cảm sau sinh là một biến chứng nguy hiểm, xảy ra trong thời gian phục hồi sau sinh

2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho các mẹ để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh. Quan trọng nhất, đảm bảo mẹ được cung cấp đủ dinh dưỡng là chìa khóa để lấy lại sức khỏe sau sinh và cho con bú.

Một chế độ ăn uống bổ dưỡng nên bao gồm những điều sau:

  • Giàu protein và sắt.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin C từ một số loại trái cây và rau quả.
  • Các loại cá nhiều dầu (cá hồi, cá mòi, cá hồi vân hoặc cá thu…).
  • v.v…

3. Lưu ý các hoạt động và vận động thể chất

Các mẹ nên dành ít nhất 150 phút tập các hoạt động như aerobic, đi bộ, chơi thể thao với cường độ vừa phải mỗi tuần. Để dễ dàng hơn, mẹ có thể chia 150 phút thành các bài tập 30 phút trong 5 ngày, hoặc thành các buổi nhỏ hơn trong 10 phút suốt cả ngày. 

Các hoạt động thể chất là cần thiết với quá trình phục hồi sau sinh bởi vì:

  • Giảm căng thẳng.
  • Bổ sung năng lượng.
  • Hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
  • Giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bụng.
  • Có thể giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
  • Có thể giúp mẹ giảm cân thừa trong thời kỳ mang thai.

[recommendation title=””]

Các mẹ sinh thường có thể bắt đầu tập phục hồi sau 7 – 10 ngày, còn các mẹ sinh mổ nên bắt đầu tập thể dục sau khi sinh em bé 2 – 4 tuần nhé.

[/recommendation]

4. Chăm sóc sức khỏe vùng chậu, vùng kín

Các cơ và mô hỗ trợ vùng chậu của mẹ có thể yếu đi trong thời kỳ mang thai và sinh nở. Rách tầng sinh môn, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ là những triệu chứng phổ biến trong thời kỳ phục hồi sau sinh. 

Vùng kín cũng sẽ tiết ra dịch và có thể là máu, và mẹ cũng có thể cảm thấy đau nhức vùng kín do rách âm đạo sau sinh. Để tránh nhiễm trùng, mẹ hãy thay băng vệ sinh khoảng tiếng một lần. Ngoài ra, mẹ có thể rửa vùng kín bằng nước ấm, kê gối khi ngồi, chườm lạnh và chú ý kiểm tra dịch âm đạo thường xuyên để ngăn ngừa kịp thời bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra.

Phục hồi sức khỏe sau sinh
Vận động nhẹ nhàng và chăm sóc vùng kín cẩn thận là những cách hiệu quả để mẹ phục hồi sau sinh.

Câu hỏi thường gặp

1. Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể cho thấy việc đi lại nhiều sau sinh sẽ gây sa tử cung nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan, đặc biệt là đối với việc vận động mạnh, khiêng vác, chạy nhảy, tập tạ nặng sau sinh.

[summary title=””]

Sa tử cung là tình trạng xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ được tử cung khiến cơ quan này bị tụt xuống sa vào trong âm đạo. Nếu tình trạng không được điều trị, có thể gây cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục của các mẹ.

[/summary]

2. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau sinh?

Trong giai đoạn hậu sản, cơ thể mẹ phải trải qua nhiều biến đổi về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, mẹ cần lưu ý để tránh các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Đột quỵ.
  • Cao huyết áp.
  • Trầm cảm sau sinh.
  • Bệnh trĩ và táo bón.
  • Các bệnh về tim mạch.
  • Chảy máu quá nhiều sau khi sinh (xuất huyết)
  • Đau ở vùng đáy chậu (giữa âm đạo và trực tràng)
  • Nhiễm trùng sau sinh (bao gồm nhiễm trùng tử cung, âm đạo, bàng quang, thận).

Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, mẹ bầu phải liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

3. Tử cung sau sinh bao lâu thì hồi phục?

Quá trình để tử cung co lại về kích thước trước khi sinh có thể mất khoảng 6-8 tuần. Tuy nhiên, thời gian để tử cung co hồi lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và cách chăm sóc sản phụ sau sinh.

Kết luận

Giai đoạn hậu sản là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội để mẹ bầu hồi phục và chăm sóc cơ thể sau một quá trình thai kỳ dài. Vì vậy, để phục hồi sức khỏe nhanh chóng và tránh các biến chứng, mẹ hãy chăm sóc bản thân một cách toàn diện, từ chế độ dinh dưỡng cho đến sức khỏe tinh thần.

[related-articles title=”” articles=”328075,327784,326927,325137,333080,330996,329972″][/related-articles]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu

Quãng thời gian mang thai sẽ đem đến khá nhiều thay đổi, một trong những hệ quả là các cơn đau nhức dữ dội ở lưng dưới. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho cuộc sống thường nhật của bạn. Vì vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ nhé.

Vì sao phụ nữ thường bị đau lưng sau khi sinh?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ sau khi sinh mổ, cụ thể là đau loanh quanh vùng lưng dưới. Dưới đây là một nguyên nhân có thể kể đến:

  1. Thay đổi cơ thể: Các thay đổi có thể kéo theo tình trạng đau lưng sau khi sinh là tăng độ mở tử cungtăng cân trong khi mang thai, các vấn đề này làm yếu vùng cơ bụng và làm tăng áp lực lên khớp.
  2. Tư thế đi đứng trong khi mang thai: Cân nặng của thai nhi khiến bạn phải nghiêng người về phía trước nhiều trong suốt giai đoạn thai kỳ. Tư thế này khiến lưng dưới của bạn cong nhiều hơn bình thường, gây áp lực lên các cơ xung quanh. 
  3. Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể thường giải phóng progesterone và relaxin khi mang thai để giúp thư giãn dây chằngkhớp xương chậu và để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn. Sau khi sinh, các nội tiết tố này vẫn còn trong cơ thể nên có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. 
  4. Sai tư thế khi cho con bú: Những mẹ lần đầu cho con bú sẽ thường gặp tình trạng này vì chưa quen ẳm bồng con, thường sẽ ngồi sai tư thế và hơi gồng người nên khiến cho lưng dưới mau mỏi.
  5. Thiếu chất: Sau khi sinh nếu cơ thể bị thiếu các chất như Canxi, Phốt pho, Axit folic, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1… thì đau lưng sẽ là vấn đề khó tránh khỏi.
Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.
Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.

Gây tê màng cứng có gây đau lưng sau khi sinh không?

Theo nghiên cứu được công bố trên PubMed, việc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ và sinh nở dường như không liên quan đến chứng đau lưng trong vòng 1-2 tháng sau sinh. Biện pháp gây tê màng cứng hay gây tê tủy sống thực chất không dẫn đến đau lưng sau sinh mà chỉ tăng nguy cơ nhức mỏi vùng lưng dưới.

Đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

[key-takeaways title=””]

Bác sĩ Ostgaard từ Bệnh viện Sahlgren (Thụy Điển) chỉ ra rằng phải mất đến gần 6 tháng thì cơn đau lưng sau khi sinh mới bắt đầu tiêu biến.

[/key-takeaways]

Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên phải vận động cật lực và nặng nhọc thì cơn đau lưng sau sinh có thể kéo dài từ 10 đến 12 tháng. Đó là còn chưa kể đến tình trạng béo phì hoặc tăng cân quá mức trong khi mang thai, tình trạng này cũng góp phần làm tăng thêm mức độ của cơn đau do các khớp phải chịu thêm trọng lượng.

Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.
Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.

Các mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ

Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà dành cho chứng đau lưng sau sinh rất đơn giản và đầy hiệu quả. Bạn hãy thử các hãy mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ dưới đây để đẩy lùi tình trạng này nhé:

Giữ tư thế đúng

  • Tránh mang vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng đến khớp.
  • Kê cao chân khi ngồi, có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới lưng.
  • tư thế ngủ thoải mái, nên kê một chiếc gối mềm và mỏng.
  • Nên khuỵu gối khi bạn muốn nhặt đồ vật dưới sàn thay vì uốn cong eo.
  • Ngồi thẳng và chú ý không nghiêng người về phía trước trong khi cho con bú.
  • Bế em bé ngang hông trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau trở nên dai dẳng hơn, vì vậy bạn nên dùng dụng cụ địu em bé khi đưa con ra ngoài.

Dành thời gian để thư giãn

  • Chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng lưng bị đau.
  • Tắm nước nóng ở nhiệt độ từ 40 – 45 độ C cũng là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả vì nó giúp làm dịu cơ. Bạn cũng có thể thêm một chút muối Epsom và ngâm mình trong đó khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. 
  • Mỗi tuần một lần, bạn nên massage bằng tinh dầu. Biện pháp này giúp tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm đau cơ ở lưng.

Một số bài tập đơn giản

  • Đi bộ chậm, ngắn và thực hiện một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện tính linh hoạt của bạn
  • Ngoài ra, các tư thế yoga như nghiêng xương chậu rất hữu ích để phục hồi các cơ bị yếu hoặc bị tổn thương.

[key-takeaways title=””]

Một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả là động tác nghiêng xương chậu, thực hiện như sau:

  1. Nằm ngửa, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn nhà
  2. Hít thở sâu và bắt đầu gồng cơ bụng
  3. Bắt đầu nâng mông lên nhưng bạn hãy cố gắng để hông chạm sàn
  4. Thở ra và từ từ hạ mông xuống
  5. Lặp lại từ 8–10 lần.

[/key-takeaways]

Tập yoga có thể giúp các mẹ cải thiện cơn đau lưng hiệu quả.
Tập yoga không chỉ giúp các mẹ cải thiện vóc dáng và đây còn là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ 

Cải thiện chế độ ăn uống

Thực đơn đủ dưỡng chất không chỉ bù đắp lại khoáng chất mà còn là một mẹo trị đau lưng sau sinh mổ hiệu quả.

  • Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin C. 
  • Sử dụng các loại thịt nạc như lợn, gà, bò và tránh ăn thịt mỡ.
  • Các mẹ cũng cần uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước ấm đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây…
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, ngũ cốc dinh dưỡng, thịt bò….giúp hấp thụ Canxi tốt hơn. 
  • Tăng cường những thực phẩm giàu sắt (lòng đỏ trứng gà, thịt bồ câu, tim cật heo, các loại đậu…

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các mẹo trị đau lưng sau sinh mổ trên sẽ hiệu quả trong đa số trường hợp, nhưng bạn có thể cần dùng thuốc ngay lập tức trong các trường hợp sau:

  • Đau lưng kèm theo sốt.
  • Đau lưng dữ dội do vấp ngã.
  • Cảm giác tê rần ở cả hai chân hoặc một chân.
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Đau lưng kéo dài hơn 7 tháng nhưng vẫn không hề thuyên giảm.

Nếu cơn đau lưng gần như không thể chịu đựng được và kéo dài liên tục, bạn nên đi khám và gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

Kết luận

Trên đây là một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu mà bạn nên biết. Hiểu rằng, sau khi sinh thì việc chăm con sẽ là điều cần được ưu tiên nhất, nhưng một điều mà mẹ cũng cần lưu ý rằng đó là việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng là điều tất yếu. Vì nếu sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng thì việc chăm con cũng trở nên khó khăn hơn. 

[related-articles title=”” articles=”329972,328525,330996,328075,327784,326927″][/related-articles]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Khi nào mẹ không nên cho con bú để đảm bảo an toàn cho con?

Vậy khi nào không nên cho con bú sữa mẹ để bảo vệ con? Nội dung bài viết tập trung giải đáp thắc mắc cho mẹ về một số trường hợp mà mẹ sẽ không nên cho con bú.

Những yếu tố đến từ mẹ

Một số tình huống mẹ nên hạn chế hoặc ngừng cho con bú.

Mẹ mắc các bệnh suy nhược nghiêm trọng

Nếu bạn bị bệnh tim, thận, thiếu máu nặng hoặc quá nhẹ cân, sức khỏe sẽ không đủ để sản xuất sữa chất lượng. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án tốt nhất. 

Mẹ bị viêm gan A hoặc B

Bạn vẫn có thể cho con bú khi bị viêm gan A hoặc B nhưng chỉ sau khi bé được uống gamma globulin (đối với mẹ bị viêm gan A) hoặc sau khi bé được uống gamma globulin và được chủng ngừa các vắc xin viêm gan B (đối với mẹ bị viêm gan B).

Mẹ bị nhiễm khuẩn mà chưa được điều trị hoặc không được điều trị 

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mẹ cho con bú khi đang nhiễm HIV/AIDS, vì bệnh này có thể được truyền qua chất dịch của cơ thể, bao gồm cả sữa mẹ. Tương tự, nhiễm HTLV-1, loại siêu vi khuẩn ảnh hưởng đến bạch huyết cầu. Đây cũng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV.

Mẹ phải dùng thuốc thường xuyên 

Một số loại thuốc bạn sử dụng có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé, như thuốc chống ung thư, thuốc tuyến giáp, thuốc hạ huyết áp, lithium, thuốc ngủ hoặc an thần. Thậm chí, một số thuốc kháng sinh như penicillin cũng cần tránh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian cho con bú.

Mẹ đang sử dụng các chất kích thích 

Các chất như ma túy, cần sa, heroin, thuốc an thần và thuốc lá đều gây hại trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu bạn thỉnh thoảng uống một ly rượu, hãy đảm bảo chờ ít nhất hai giờ sau khi uống mới bắt đầu cho con bú. Tuy nhiên, với mẹ sử dụng thuốc lá hoặc thường xuyên uống bia rượu, không cho con bú là điều tốt nhất để đảm bảo an toàn tối đa cho bé.

Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc

Nếu bạn làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại, hãy đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn.

Tuyến vú của mẹ không phát triển đầy đủ

Dù kích thước bầu vú không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú, nhưng tuyến vú phát triển không đầy đủ hoặc tổn thương dây thần kinh cảm giác ở núm vú do chấn thương hay phẫu thuật có thể khiến việc cho bé bú gặp khó khăn. Trong trường hợp này, bạn nên tham vấn các chuyên gia để đảm bảo bé được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ.

Một số trường hợp khác

Bạn cần cân nhắc tạm dừng cho con bú khi gặp các trường hợp bao gồm áp xe vú, nứt đầu vú, sốt rét, hoặc khi mẹ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tạm thời ngừng cho con bú trực tiếp (nhưng vẫn có thể cho con bú sữa mẹ đã vắt ra) trong các trường hợp sau:

  • Bị bệnh lao mà chưa được điều trị: Sau khi điều trị bệnh lao được 2 tuần và bác sĩ xác nhận mẹ không còn lây nhiễm, mẹ có thể cho con bú trực tiếp.
  • Bị thủy đậu trong khoảng thời gian 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau sinh.
Không nên cho cho con bú, những vấn đề thuộc về mẹ
Nếu mẹ đang phải đối diện với một trong các vấn đề trên thì mẹ không nên cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Những yếu tố đến từ trẻ

Một số trẻ sơ sinh có thể mắc phải các bệnh khiến cho việc bú mẹ trở nên khó khăn, va dưới đây là 2 vấn đề mà nếu xảy ra với bé thì mẹ sẽ không nên cho bé bú mẹ (hoặc bé không thể bú mẹ).

Bé bị rối loạn trao đổi chất

Trẻ mắc bệnh Phenylketon niệu (PKU)  cần được bổ sung dinh dưỡng bằng sữa công thức không chứa phenylalanine. Mẹ có thể kết hợp việc cho bé uống sữa công thức với bú mẹ, miễn là nồng độ máu của bé được theo dõi sát sao và lượng sữa được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, còn có bệnh rối loạn chuyển hóa galactose (tỷ lệ 1/50.000 trẻ sơ sinh mắc phải) sẽ khiến bé không thể tiêu hóa được sữa mẹ hay sữa bò. Trong trường hợp này, bé cần được ăn theo chế độ đặc biệt không chứa lactose và galactose.

Bé bị sứt môi hở hàm ếch

Nếu bé bị hở môi, bé vẫn có thể bú mẹ bằng cách sử dụng thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất. Trong thời gian chờ phẫu thuật (thường diễn ra trong những tuần đầu sau sinh), bạn có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa.

Trẻ bị hở hàm ếch
Trẻ bị hở hàm ếch là một trong những hiện tượng cấu trúc hàm của bé bị biến dạng, gây ra cho bé nhiều khó khăn trong việc bú, mút và ăn uống sau này

Kết luận

Việc cho con bú là điều thiêng liêng, nhưng trong một số trường hợp, không nên ép bản thân nếu sức khỏe mẹ hoặc bé không cho phép. Dù nuôi bé bằng sữa mẹ hay sữa công thức, điều quan trọng nhất là đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho bé yêu.

Với những thông tin trên, MarryBaby hy vọng đã giải đáp được cho mẹ câu hỏi khi nào thì không nên cho con bú. Nếu gặp phải những vấn đề như trên mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ mẹ nhé.

[related-articles title=”” articles=”322654,242812,335007,320167,319734″][/related-articles]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Gợi ý 10 siêu thực phẩm cho mẹ

Vậy ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Dưới đây là danh sách 10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính và an toàn cho sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Cùng tìm hiểu qua 10 loại thực phẩm mẹ nhé.

1. Củ nghệ

Củ nghệ chứa curcumin, một chất có khả năng kháng viêm, giảm sưng, và hỗ trợ chữa lành các tổn thương sau sinh. Nghệ còn giàu vitamin B, C và các khoáng chất như kali, magie, giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, nghệ còn giúp điều trị các chứng rối loạn ở dạ dày.

[key-takeaways title=””]

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Frontier, chuyên mục Tâm thần học, bài báo nghiên cứu về “tác dụng của curcumax (hoặc curcumon, một chất có trong nghệ) đối với chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh”. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, hợp chất curcumax này có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản; mặc dù về liều lượng thì nghiên cứu chưa chỉ ra rõ, nhưng tác dụng là vô cùng tích cực.

[/key-takeaways]

Củ nghệ - Thực phẩm hỗ trợ phục hồi sức khỏe an toàn sau sinh
Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Lựa chọn đầu tiên gợi ý cho mẹ chính là củ nghệ

2. Bột gừng khô

Bột gừng khô chứa chất xơ, vitamin B6 và vitamin E, sắt, magiê, kali, selen và mangan nên có khả năng chống viêm. Ngoài ra, bột gừng khô còn giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng. Mẹ nên bỏ thêm một ít bột gừng khô vào canh hoặc pha trà gừng ấm mỗi sáng để giữ ấm cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. 

3. Yến mạch

Yến mạch giàu sắt, canxi, chất xơ và protein, không chỉ giúp mẹ bổ sung năng lượng mà còn kích thích tiết sữa dồi dào do có chứa beta-glucan. Ngoài ra, theo báo cáo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – FDA, yến mạch còn có tác dụng trẻ hoá làn da và điều trị kích ứng.

Vậy nên, mẹ nào vừa muốn đẹp da, vừa muốn giữ dáng sau sinh hoàn toàn không nên bỏ lỡ thực bổ dưỡng này. Nấu yến mạch cùng sữa, thêm trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô là một cách chế biến được gợi ý để món ăn thêm ngon và giàu dinh dưỡng đó mẹ.

4. Hạt carom

Hạt carom là một thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm những cơn đau do đầy bụng và giúp tử cung co lại nhanh chóng. Hạt carom còn có tính chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và sát trùng. Mẹ có thể sử dụng hạt carom như 1 loại gia vị trong các món canh hoặc súp hàng ngày trong thực đơn sau sinh.

5. Ăn đậu gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?

Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, và đậu xanh còn giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, đậu nói chung là một loại thực phẩm giàu protein, kali và chất xơ, nó không chỉ giúp bổ sung đạm cho cơ thể mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, đậu dễ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa việc tích tụ mỡ bên trong cơ thể mẹ. Để thực đơn thêm đa dạng hơn, mẹ có thể dùng sữa đậu, nấu chè hoặc làm súp đậu cho bữa ăn nhẹ lành mạnh.

6. Ăn rau gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?

Trong rau xanh chứa nhiều sắt, Vitamin A, B, C, D giúp cải thiện vóc dáng và làn da cho chị em phụ nữ. Đặc biệt, các loại cải màu xanh đậm rất hiệu quả trong việc loại bỏ hết chất nhầy, sản dịch và trị táo bón.

Mẹ hãy bổ sung các loại rau lá xanh như rau ngót, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau má, rau diếp, bông cải xanh, rau bina (hay con gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) vào thực đơn hàng ngày để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và tăng nguồn sữa mẹ dồi dào cho các bé nhé. 

7. Kê chân vịt (Mần trầu voi)

Kê chân vịt là một loại thảo dược với nguồn cung cấp canxi, sắt và magie rất tuyệt vời cho sản phụ sau sinh. Loại siêu thực phẩm này có thể giúp mẹ phục hồi sức lực sau khi sinh và là một lựa chọn tốt cho bà mẹ bị dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa.

8. Hạnh nhân

Hạnh nhân giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin B12 và vitamin E. Ngoài ra, hạnh nhân cũng cung cấp một lượng đáng kể các khoáng chất như magiê, kali và mangan, rất cần thiết cho quá trình phục hồi sau sinh.

Các bác sĩ phụ khoa thường khuyến nghị các mẹ đặc biệt là những mẹ đang cho con bú, nên bổ sung hạnh nhân vào chế độ ăn uống để giúp cung cấp năng lượng đồng thời tăng lượng sữa mẹ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

9. Ngũ cốc nguyên cám

Ăn ngũ cốc gì để phục hồi sức khỏe sau sinh mà vẫn giàu dinh dưỡng? Một trong những thực phẩm lý tưởng mà mẹ nên bổ sung là ngũ cốc nguyên cám, bao gồm yến mạch, lúa mạch, gạo lứt… Các loại ngũ cốc này không chỉ giúp tăng tiết sữa mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh hiệu quả.

[key-takeaways title=””]

Theo thông tin từ Cleveland Clinic, ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein, và chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa). Loại thực phẩm này giúp mẹ no lâu hơn, cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định đường huyết, và giảm nguy cơ táo bón – một vấn đề về tiêu hóa phổ biến sau sinh. 

[/key-takeaways]

10. Hạt mè đen và trắng

Hạt mè có hàm lượng canxi, sắt, đồng, magiê và phốt pho cao, với tất cả các chất dinh dưỡng này, hạt mè rất tốt để bổ sung cho cơ thể các khoáng chất cần thiết. Đặc biệt là mè đen, còn hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm tình trạng táo bón. 

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?
Mè đen và mè trắng là nhóm thực phẩm cuối trong danh sách 10 thực phẩm ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh, mẹ nên lưu lại để xem nhé.

Kết luận

Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sau sinh là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là có khả năng hỗ trợ mẹ bầu phục hồi và lấy lại sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh. Với danh sách 10 siêu thực phẩm đã liệt kê ở trên, Marry Baby hy vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc “ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh” của phần lớn mẹ bầu.

Truy cập chuyên mục Sau khi sinh để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích mẹ nhé!

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hỏi đáp Bác sĩ: Cách tránh thai sau sinh dành cho mẹ nuôi con bú?

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ liệt kê các cách tránh thai sau sinh an toàn và hiệu quả cho các mẹ bầu sau sinh, bao gồm cả phương pháp không sử dụng hormone và phương pháp có sử dụng hormone. Mời mẹ tìm hiểu nội dung bài viết.

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ,

Em mới sinh con được 6 tuần, em nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tại, em không có ý định sinh thêm con trong 2 năm tới. Bác sĩ cho em hỏi là trong trường hợp của em thì nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào sẽ tốt nhất cho mẹ và bé ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Ngọc Luyến – 28 tuổi, ngụ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Ngọc Luyến, 

Với câu hỏi mẹ nuôi con bú nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào để tốt cho cả mẹ và bé, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, hiện đang theo học tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ và Mang thai của MarryBaby sẽ giải đáp như sau:

Sau sinh, các cơ quan sinh dục của phụ nữ sẽ dần phục hồi sau khi thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tháng) kết thúc. Sau thời kỳ này là lúc chị em có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, đồng nghĩa với việc, cần sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa có ý định mang thai trở lại. 

Với mẹ cho con bú như bạn Ngọc Luyến, bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong các cách tránh thai sau sinh dưới đây:

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone được xem là cách tránh thai sau sinh an toàn khi không tác động đến nội tiết tố và không sử dụng các hormone tổng hợp như estrogen hoặc progesterone. Biện pháp này tận dụng cơ chế tự nhiên của cơ thể và tạo rào chắn để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.

Dưới đây là các biện pháp tránh thai không sử dụng hormone gồm có: 

1. Phương pháp cho con bú vô kinh

Phương pháp cho con bú vô kinh (LAM – Lactational Amenorrhea Method) không chỉ tiết kiệm mà còn an toàn, không tác dụng phụ. Đây là cách tránh thai sau sinh hiệu quả nhờ việc ngăn chặn rụng trứng, đặc biệt hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh khi mẹ chưa có kinh trở lại.

[key-takeaways title=”Để đạt hiệu quả lên đến 98%, mẹ cần tuân thủ các điều kiện:”]

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung sữa công thức hay ăn dặm.
  • Khoảng cách giữa các lần bú không quá 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm.

[/key-takeaways]

Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh, sau đó mẹ cần áp dụng một biện pháp ngừa thai khác.

Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên
Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên

2. Sử dụng bao cao su

Bao cao su là một trong những cách tránh thai sau sinh dễ sử dụng nhất và phù hợp cho cả mẹ bầu lẫn mẹ đang cho con bú. Với cơ chế là sử dụng rào chắn bằng cao su ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. Bao cao su có cả loại dành cho nam và nữ, nhưng bao cao su nam phổ biến hơn nhờ tính tiện lợi.

Phương pháp này hiệu quả tốt, phổ biến, dễ sử dụng, có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, việc dùng bao cao su cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi sử dụng, hiệu quả thấp khi bao không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách.

3. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đưa vào trong buồng tử cung, bao gồm 2 loại là vòng tránh thai chữ T chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết. Trong 2 loại thì vòng tránh thai chứa đồng là loại phổ biến hơn, vì có tác dụng trong thời gian dài từ 5-10 năm và chi phí cũng tương đối thấp.

Khi sử dụng, vòng được đặt trực tiếp vào âm đạo; vòng sẽ giải phóng đều đều một lượng nhỏ hormone tổng hợp estrogen và progesterone (progestin) có tác dụng tránh thai. 

Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ của vòng tránh thai có thể bao gồm: rong kinh, đau bụng hoặc khó chịu khi quan hệ do vòng tránh thai đặt không đúng vị trí… Tuy nhiên cần lưu ý, nếu mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung thì sẽ có chống chỉ định.

Cách tránh thai sau sinh an toàn - Sử dụng que tránh thai chữ T
Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%.

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone là được dùng để điều chỉnh hoặc ngăn ngừa tình trạng rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung hoặc làm đặc dịch nhầy cổ tử cung với mục đích ngăn tinh trùng gặp trứng.

Các cách tránh thai sau sinh có sử dụng hormone bao gồm: uống thuốc tránh thai, đặt vòng, miếng dán tránh thai, tiêm thuốc hoặc sử dụng que cấy tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai có sử dụng hormone không giúp ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs).

1. Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa protesgin 

Phương pháp này phù hợp với mẹ đang cho con bú vì không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Ngoài khả năng ngừa thai hiệu quả, thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin còn giúp giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc có hiệu quả tránh thai cao, thuốc còn hỗ trợ giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ cần uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

[recommendation title=””]

Thuốc chống chỉ định tuyệt đối cho phụ nữ mắc các bệnh lý: ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các trường hợp đang thuyên tắc tĩnh mạch, xơ gan mất bù… và có thể gặp các tác dụng phụ khác như rong kinh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng tức ngực…

[/recommendation]

Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến bằng cách giải phóng hormone để ngăn rụng trứng.

2. Que cấy tránh thai Implanon 

Que cấy tránh thai là một nang mềm, hình trụ chứa nội tiết, vỏ là một chất dẻo sinh học, được đặt dưới da cánh tay bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Que cấy tránh thai được coi là phương pháp tránh thai sau sinh hiệu quả và hiện đại nhất khi mang lại hiệu quả ngừa thai lên đến 99%, với tỉ lệ dưới 1/100 phụ nữ mang thai mỗi năm khi sử dụng theo lời của chuyên gia.

Tác dụng que cấy kéo dài 3 năm đối với 1 nang Implanon hay 4 – 5 năm đối với dòng 2 nang (ví dụ Femplant). Việc áp dụng cách tránh thai sau sinh này có thể có một số tác dụng phụ sau cấy như: rối loạn kinh nguyệt, đau vùng cấy, đau hạ vị, nhức đầu, căng tức ngực, tăng giảm cân đột ngột.

[recommendation title=””]

Biện pháp tránh thai này chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ đang bị ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu khác), xơ gan, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân…

[/recommendation]

3. Tiêm tránh thai DMPA

Phương pháp này sử dụng một loại hormone progestin (Depot Medroxyprogesterone Acetate) được tiêm trực tiếp vào bắp bởi bác sĩ. Hiệu quả tránh thai kéo dài 3 tháng, sau đó mẹ cần tiêm nhắc lại để duy trì. Phương pháp này cũng có các tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, mụn, tăng giảm cân nặng… như các phương pháp tránh thai chứa progestin khác. 

[recommendation title=””]

Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối mà mẹ cần lưu ý như: phụ nữ đang bị ung thư vú, dị ứng với thành phần thuốc… Tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch, xơ gan mất bù, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân.

[/recommendation]

Kết luận

Các biện pháp tránh thai sau sinh đã liệt kê bên trên, mỗi cách đều có mặt lợi và mặt hại riêng. Do đó, để chọn được phương pháp phù hợp và an toàn nhất đối với mẹ, tốt hơn hết là mẹ hãy xin ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ.

[related-articles title=”” articles=”335007,333093,331143,325162,322654″][/related-articles]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ hiệu quả

Sau khi sinh mổ mẹ bầu thường cảm thấy thế nào mà cần phải ở lại bệnh viện theo dõi? Đồng thời mẹ bầu cần làm gì để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu.

Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh mổ

[recommendation title=””]

Sau khi sinh mổ, các mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc ngứa do thuốc gây tê. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác là: khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, rụng tóc, rạn da, tâm trạng thay đổi, chủ yếu là cảm xúc buồn bã.

[/recommendation]

Vào khoảng thời gian đầu, mẹ có thể có cảm giác đau kiểu chuột rút, đây là hiện tượng đau dạ con sau sinh. Bên cạnh đó, bàng quang của mẹ (thường dính vào tử cung) có thể bị bầm nhẹ do phẫu thuật. Điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến việc bạn phải thường xuyên đi tiểu do bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu.

Một vấn đề nữa mà các mẹ bầu sau khi sinh mổ cũng thường gặp là tình trạng thoát khí. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi vị trí khí thoát ra gần dưới vết mổ.

Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.
Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.

Nên làm gì để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ?

Mẹ bầu thường cần từ 4 – 6 tuần để phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ. Trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ cho uống các loại thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường chỉ có tác dụng tạm thời, nên việc phục hồi sức khỏe vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ bầu và người thân trong quá trình chăm sóc.

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý để phục hồi sức khỏe sau sinh:

  • Đi đứng cẩn thận, chú ý quan sát để tránh kéo căng vết mổ, nhất là khi đi lên đi xuống cầu thang.
  • Nếu có điều kiện nghỉ ngơi, mẹ bầu chịu khó nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá mức cũng như tránh khuân vác các vật nặng.
  • Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ, hoặc đến khám sớm nếu xuất hiện các tình trạng như: vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, đau bụng khó chịu, đau bắp chân, tê chân…

[summary title=””]

Trong thời gian phục hồi sau khi sinh, bạn cũng có thể thấy mệt mỏi. Phụ nữ sinh mổ thường hồi phục lâu và khó hơn sinh thường. Vì thế bạn có thể sẽ cần người hỗ trợ chăm sóc em bé trong thời gian này, người đó có thể là chồng bạn, mẹ ruột, mẹ chồng hoặc một người giúp việc.

[/summary]

Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.
Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.

Cho con bú sau khi sinh mổ

Các mẹ sinh mổ thường gặp nhiều trở ngại trong việc cho con bú hơn so với các mẹ sinh thường. Những trở ngại có thể kể đến bao gồm:

  • Sữa mẹ về chậm: Quá trình sinh mổ có thể làm chậm việc tiết sữa, khiến mẹ cảm thấy lo lắng về việc cung cấp đủ sữa cho con.
  • Đau từ vết mổ: Cơn đau sau phẫu thuật có thể làm mẹ khó khăn trong việc tìm tư thế cho con bú thoải mái, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
  • Tiếp xúc da kề da bị trì hoãn: Sau sinh mổ, việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé có thể bị trì hoãn, làm giảm kích thích tiết sữa và ảnh hưởng đến việc cho con bú.
  • Tâm lý căng thẳng: Sinh mổ có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho mẹ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa và khả năng cho con bú hiệu quả.

[recommendation title=””]

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Calgary Canada, đăng tải trên PubMed, nghiên cứu phát hiện ra rằng, các mẹ sinh mổ nhìn chung có tỷ lệ gặp khó khăn trong việc cho con bú cao hơn sinh thường.

[/recommendation]

Bạn cân nhắc đến gặp bác sĩ để xin tư vấn nếu gặp một số tình trạng liên quan đến việc cho con bú

Các câu hỏi thường gặp

Cách ngồi dậy sau sinh mổ?

Đầu tiên, mẹ hãy nằm ngửa và co gối lại. Sau đó, bạn nghiêng nhẹ người sang một bên (bên thuận), và nằm yên từ 2-5 phút để cơ thể quen với tư thế này. Rồi chắp hai bàn tay lại hoặc co tay thuận đặt lên ngang vai.

Đồng thời chống bàn tay phía trên cùng khuỷu tay phía dưới xuống giường, dồn lực vào đó để bạn có thể từ từ nâng phần thân trên dậy. Sau khi duỗi chân, bạn xoay người nhẹ nhàng và dựa vào thành giường. Mẹ bầu cũng có thể kê gối tựa để ngồi thoải mái hơn.

Sinh mổ kiêng ăn những gì?

Sau khi sinh mổ, bạn sẽ phải uống nước trong 8 tiếng trước khi bắt đầu ăn nhẹ. Tuy nhiên bạn nên tránh những thực phẩm sau đây để phục hồi nhanh hơn:

  • Thức uống có ga
  • Các món ăn có bơ
  • Thực phẩm gây táo bón 
  • Thức ăn cay và nóng
  • Rượu và thức uống có cồn
  • Thức ăn nguội, chưa nấu chín
  • Thức ăn lên men, chiên rán và thức ăn nhanh
  • Thức uống có caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực.

Kết luận

Mẹ bầu sinh mổ thường cần nhiều thời gian để phục hồi hơn, thế nên bản thân mẹ bầu hãy cố gắng và nhờ sự giúp sức từ gia đình nhé.. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn được những thông tin giá trị và hữu ích.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Uống nước táo đỏ có lợi sữa không? Giải đáp từ chuyên gia

Vậy, uống nước táo đỏ có lợi sữa không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Táo đỏ là gì?

Táo đỏ hoặc Táo tàu (có tên tiếng Anh là jujube, Chinese date hoặc red date) là một loại trái cây khi chín có màu đỏ hoặc tím có nguồn gốc từ Trung Quốc, nay được phổ biến rộng rãi ở một số vùng như Châu Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hy Lạp…

Trái táo Tàu có kích thước khác nhau từ nhỏ như quả cherry (quả anh đào) đến gần bằng quả mận Hà Nội. Về hương vị, loại trái cây này có thể từ ngọt đến chua tùy loại.

Táo Tàu có thể được ăn tươi hoặc sấy khô, song táo tàu khô thường phổ biến hơn. Chúng có thể là nguyên liệu của món mứt, bánh mì, nhân bánh tráng miệng  hay trong một số loại trà, gia vị của một số món hầm… Bạn cũng có thể kết hợp táo Tàu khô để ăn cùng với các loại hạt hoặc pha nước uống.

>> Xem thêm: Trà hoa cúc có lợi sữa không?

Táo đỏ là gì? Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?
Táo đỏ là gì? Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?

Thành phần dinh dưỡng của táo đỏ/táo Tàu

Quả táo Tàu ít calo nhưng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Một khẩu phần khoảng 100 gram táo Tàu tươi hoặc khoảng 3 quả, cung cấp: 

  • Lượng calo: 79 kcalo 
  • Chất đạm: 1 gram 
  • Chất béo: 0,2 gram 
  • Carb: 20 gram 
  • Chất xơ: 10 gram 
  • Vitamin C: 69 miligram 
  • Kali: 250 mil-igram  
  • Sắt: 0,48 miligam  

[inline_article id=329207]

[key-takeaways title=””]

Táo Tàu giàu kali, vitamin C và các hợp chất phenolic (phenol). Phenol là những chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại tác động của các gốc tự do trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương não và hệ thần kinh, ung thư, bệnh tim, tổn thương gan, béo phì, tổn thương da, viêm nhiễm…

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Chè vằng có lợi sữa không?

Uống nước táo đỏ có tác dụng gì? Có lợi sữa không?

Tác dụng của táo đỏ

Để biết uống nước táo đỏ có tác dụng gì, bạn hãy tìm hiểu tác dụng của loại quả này. Trong 85g táo Tàu có chứa từ 275 – 541mg phenol. Do đó, táo Tàu có thể mang đến một số lợi ích nhất định, song các nghiên cứu còn sơ bộ và chưa được kiểm chứng trên người.

Dưới đây là một số nghiên cứu ban đầu về tác dụng của táo Tàu:

  • Ngăn ngừa ung thư: Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy táo tàu có tiềm năng trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư cổ tử cungung thư vú. (1)
  • Bảo vệ sức khỏe đường ruột: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng táo tàu có thể cung cấp sự bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột, như bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng. (2)
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Theo nghiên cứu sơ bộ, táo tàu có tác dụng trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu máu do thiếu hồng cầu. (3)
  • Tăng cường sức khỏe não: Một bài báo nghiên cứu cho thấy táo tàu có thể hỗ trợ cải thiện trí nhớ và khả năng học tập. (4)
  • Giúp ngủ ngon: Theo nghiên cứu, những thành phần chính của táo tàu đã tăng giấc ngủ ngon đáng kể ở mô hình động vật do có ảnh hưởng đến serotonin – một hormone mang lại cảm giác hạnh phúc. (5)

[inline_article id=294056]

Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?

Sau sinh uống nước táo đỏ được không? Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?
Sau sinh uống nước táo đỏ được không? Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?

Để tăng cường tiết sữa, mẹ đang cho con bú nên ăn các thực phẩm lành mạnh, bổ sung đầy đủ nước và nước ép hoa quả.

[key-takeaways title=”Uống nước táo đỏ có lợi sữa không?”]

Tuy không có bằng chứng cho thấy uống nước táo đỏ giúp lợi sữa song đây là thức uống an toàn và có lợi cho phụ nữ đang cho con bú.

[/key-takeaways]

Sữa mẹ có thể chứa nhiều kim loại nặng do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Theo nghiên cứu được đăng tải trên NCBI (Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ) cho thấy ăn một số thực phẩm “dược liệu tự nhiên” như táo Tàu có thể giúp giảm bớt một phần lượng kim loại nặng và chất ô nhiễm có trong sữa mẹ.

[inline_article id=332347]

[recommendation title=”Điều bạn cần biết”]

Mặc dù vậy, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là điều tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì:

  • Kim loại nặng cũng có thể nhiễm vào nước và lẫn vào sữa công thức khi pha.
  • Chưa rõ ảnh hưởng lâu dài của kim loại nặng trong sữa mẹ tới sức khỏe trẻ.
  • Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất và kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật hơn.

[/recommendation]

[inline_article id=77756]

Cách làm trà táo đỏ ngon, đơn giản

Cách làm trà táo đỏ ngon, đơn giản

Tuy uống nước trà táo đỏ không giúp lợi sữa, nhưng vẫn có lợi cho chất lượng sữa mẹ. Vì vậy, bạn có thể học cách làm trà táo đỏ ngon dưới đây:

1. Nguyên liệu:

  • 10-15 quả táo Tàu khô
  • 1-2 lát gừng tươi để tăng thêm hương vị
  • 500-700ml nước

2. Cách làm:

  • Chuẩn bị táo Tàu: Rửa sạch táo Tàu khô dưới nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn
  • Sơ chế gừng: Rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng.
  • Đun nước: Đun sôi nước trong nồi.
  • Nấu táo Tàu: Thả táo Tàu và gừng vào nồi nước sôi, đun lửa nhỏ trong khoảng 20-30 phút cho đến khi táo Tàu mềm và nước chuyển sang màu nâu nhạt.
  • Thưởng thức: Rót trà ra cốc và thưởng thức (uống ấm hoặc nguội tùy thích). Hãy kết hợp ăn cả táo khô để có được toàn bộ những lợi ích dinh dưỡng.

[inline_article id=247103]

Lưu ý khi uống nước táo đỏ trong lúc cho con bú

Biết uống nước trà táo đỏ có lợi sữa không vẫn chưa đủ, bạn vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc khi uống
Biết uống nước trà táo đỏ có lợi sữa không vẫn chưa đủ, bạn vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc khi uống

Khi uống nước táo đỏ trong lúc cho con bú, bạn hãy lưu ý:

  • Theo dõi phản ứng của bé sau khi mẹ uống nước táo. Nếu bé quấy khóc hoặc ốm, hãy tạm ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Mua táo Tàu tươi hoặc khô ở cửa hàng uy tín và làm sạch trước khi ăn
  • Nên tự làm nước trà táo đỏ thay vì mua sẵn để tránh hóa chất hoặc chất bảo quản.
  • Không nên uống nước trà táo đỏ quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 tách trà. Uống hoặc ăn quá nhiều quả này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… Ngoài ra, cần đa dạng với thức uống và trái cây tốt cho mẹ sau sinh khác, tránh chỉ uống nước trà táo đỏ.
  • Táo tàu có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm và thuốc tiểu đường. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng táo Tàu trong khi uống các loại thuốc này.

[inline_article id=268260]

Hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc “uống nước táo đỏ có lợi sữa không” sau khi đọc các nội dung trên? Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh điều này, song bạn có thể uống nước táo đỏ như một cách bổ sung lượng chất lỏng trong giai đoạn cho con bú và giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ. Trước khi thêm trà táo tàu vào chế độ ăn uống, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh tại nhà hiệu quả

Câu chuyện về sự thay đổi ngoạn mục sau sinh của người mẹ trẻ Nguyễn Tùng Linh (32 tuổi, Q.Tân Bình) hẳn sẽ là động lực cho sự thay đổi để trở nên tự tin hơn của chị em phụ nữ sau sinh. Bởi vì cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh theo chia sẻ của Linh khá dễ thực hiện, chỉ với các nguyên liệu thiên nhiên và an toàn.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu cụ thể về chia sẻ của Linh trong bài viết dưới đây nhé.

(*) Nội dung bài viết là chia sẻ, thông tin và cảm nhận cá nhân của nhân vật.

Mặc cảm với đường sọc nâu khi mang thai

Dù mặc cảm nhưng Linh không thể thực hiện cách làm mờ đường sọc nâu trong khi mang thai, đành chờ đến sau sinh
Dù mặc cảm nhưng Linh không thể thực hiện cách làm mờ đường sọc nâu trong khi mang thai, đành chờ đến sau sinh

Trong quá trình mang thai, khi bụng bắt đầu to dần lên thì những đường sọc nâu ở bụng của tôi theo đó mà cũng càng ngày càng rõ rệt. Lúc đầu, tôi không biết đây là gì và vô cùng hoang mang vì không muốn da bụng ngày càng xấu đi.

[quotation title=””]

Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của các mẹ bỉm khác, tôi mới biết rằng những đường sọc nâu này được gọi là linea nigra, cũng xảy ra khá phổ biến với nhiều phụ nữ mang thai khác, thường đa số xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và mờ dần sau khi sinh. Chúng kéo dài từ giữa bụng đến qua rốn, có thể sẫm màu hơn theo sự phát triển của thai và thường rõ hơn ở những người có màu da tối.

[/quotation]

Dù biết vậy nhưng đường sọc nâu và những vết rạn da khiến tôi ngày càng mất tự tin hơn với chồng, thậm chí không dám diện những bộ đồ hở bụng khi đi biển. Tuy nhiên, tôi không thể làm gì khác được vì việc massage hay kỳ cọ bụng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng cho thai nhi. Tôi đành ngậm ngùi chờ đến sau khi sinh xem những vết rạn này có mờ dần đi không.

[inline_article id=218087]

Câu chuyện về nội tiết tố và đường sọc nâu

Đường sọc nâu là gì? Đường sọc nâu ở bụng xuất hiện khi nào?
Tìm cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh là mong muốn của nhiều chị em phụ nữ 

Là một người yêu thích việc chăm sóc da, tôi phải tìm hiểu bằng được nguyên nhân nào khiến đường sọc nâu xuất hiện ở phụ nữ mang thai? Theo thông tin từ trang American Pregnancy Association (Hiệp hội sản phụ Hoa Kỳ), tôi biết thêm nguyên nhân gây ra đường sọc nâu vẫn còn là một ẩn số.

[key-takeaways title=””]

Từ góc độ khoa học, các chuyên gia tin rằng đường sọc nâu có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố hoặc mất cân bằng nội tiết tố do sự phát triển của thai nhi. Theo đó, một giả thuyết cho rằng đường sọc nâu hình thành do nhau thai tạo ra MSH (melanocyte-stimulating hormone) – một hormone kích thích sản sinh melanin dưới da. Hormone này cũng được xem là “thủ phạm” khiến nhũ hoa của mẹ bầu sẫm màu hơn.

[/key-takeaways]

Từ đó, tôi mới yên tâm rằng đường sọc nâu là một phần tự nhiên trong thai kỳ và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tôi và em bé. Song, tôi vẫn mong muốn những vết sọc nâu và rạn da trên bụng nhanh chóng biến mất.

[inline_article id=82127]

“Đường sọc nâu của tôi không tự hết sau sinh”

Sau sinh bao lâu thì mất đường đen ở bụng?
Đường sọc nâu không tự hết dù đã “lâm bồn”, Linh thử nghiệm các cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh

Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, tôi biết được đường sọc nâu thường sẽ mờ dần sau một vài tuần hoặc một vài tháng sau sinh khi nội tiết tố cân bằng trở lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường sọc nâu có thể không biến mất hoàn toàn hoặc mất nhiều thời gian hơn để mờ hẳn.

Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú, bác sĩ khuyến cáo tôi không sử dụng thuốc, thuốc bôi ngoài da, chất tẩy trắng hoặc hóa mỹ phẩm để làm mờ đường sọc nâu vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của con.

Vì vậy, tôi đã tìm hiểu các mẹo dân gian từ thành phần thiên nhiên để làm mờ đường sọc nâu mà không gây hại cho hai mẹ con. Và chúng đã có hiệu quả!

[inline_article id=208544]

Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh từ mẹo dân gian

Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh tại nhà hiệu quả
Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh tại nhà hiệu quả – bí quyết đơn giản từ Linh.

1. Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh bằng chanh

Một trong những bí quyết hiệu quả và tiện lợi nhất mà tôi áp dụng thành công là sử dụng chanh. Tôi thường cắt đôi quả chanh và chà xát lên vạch nâu 10 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/tuần.

2. Sử dụng nha đam và dưa chuột để làm mờ đường sọc nâu

Tôi xay nhuyễn nha đam và dưa chuột, sau đó đắp lên vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm, thực hiện cách này 2-3 lần/tuần, thay phiên với việc sử dụng chanh.

[inline_article id=328812]

3. Cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh từ chanh và mật ong

Tôi sử dụng hỗn hợp đắp lên bụng và thư giãn trong 10-15 phút như đắp mặt nạ, sau đó rửa sạch lại với nước ấm, thực hiện 1 lần/tuần.

4. Kết hợp ăn các thực phẩm giàu axit folic

Thực phẩm giàu axit folic giúp làm mờ đường sọc nâu
Thực phẩm giàu axit folic giúp làm mờ đường sọc nâu

Axit folic có tác dụng làm mờ đi độ đậm của đường sọc nâu. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi muốn chia sẻ với các chị em khác rằng, sau sinh hãy kết hợp ăn các thực phẩm giàu axit folic như rau lá xanh, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám và nước cam. Chúng không chỉ tốt cho làn da mà còn tốt cho sức khỏe nói chung.

Tóm lại, nhờ những bí quyết đơn giản an toàn trên đây, làn da của tôi đã sáng và đều màu hơn.

[inline_article id=305535]

Những chia sẻ của Linh về cách làm mờ đường sọc nâu sau sinh khi đăng trên các diễn đàn đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực theo ghi nhận của MarryBaby. Mong rằng các chị em bỉm sữa chung cảnh ngộ với Linh hãy kiên trì thực hiện các cách này, bởi dễ dàng chán nản hay muốn nhanh có kết quả, bạn sẽ không đạt được như ý muốn. Chúc bạn sớm tìm lại được sự tự tin với vẻ đẹp cơ thể của bản thân.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Bật mí 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh con, không ít chị em gặp phải tình trạng giảm ham muốn tình dục do sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, lo âu, căng thẳng,… Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống của cả vợ lẫn chồng. Hiểu được những khó khăn mà bạn đang gặp phải, MarryBaby chia sẻ một số cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh dưới đây để bạn lấy lại sự tự tin và tận hưởng trọn vẹn “cuộc yêu” như ngày trước. 

Nguyên nhân khô hạn sau sinh

Khô hạn sau sinh là một trong những lý do chính khiến cho đời sống vợ chồng kém mặn nồng hơn. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể bao gồm: 

1. Thay đổi nội tiết tố

  • Sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ giảm mạnh, dẫn đến teo mỏng niêm mạc âm đạo, giảm tiết chất bôi trơn tự nhiên, gây khô rát.
  • Quá trình cho con bú cũng góp phần khiến tình trạng khô hạn sau sinh kéo dài do prolactin tác động, đây là một loại hormone kích thích tiết sữa mẹ có tác dụng ức chế estrogen.

>> Xem thêm: Mẹ bỉm sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?

2. Các yếu tố khác

Để có cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh, bạn phải biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Để có cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh, bạn phải biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh có tính axit cao hoặc sử dụng xà phòng chứa nhiều hóa chất có thể phá vỡ cân bằng độ pH âm đạo, làm khô rát vùng kín.
  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể căng thẳng, lưu lượng máu đến âm đạo giảm, dẫn đến giảm tiết chất bôi trơn.
  • Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone, bao gồm cả estrogen, góp phần gây khô âm đạo.
  • Một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến độ ẩm âm đạo như viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, lupus,… 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây khô âm đạo như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,…

7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, từ đó vô tình ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng khô hạn của mình khi tham khảo những cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh được gợi ý dưới đây:

1. Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Giữ chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng để duy trì năng lượng và sức khỏe. Không nên quá tập trung vào một nhóm thực phẩm hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng…
  • Tạo thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu và thuốc lá.

>> Xem thêm: 9 thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh đẹp như thời con gái

2. Giảm stress là một cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh khoa học

Giảm stress là một cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh khoa học

Bạn có thể thử một số biện pháp giúp giảm stress, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần và tạo cảm giác hưng phấn cho “chuyện ấy”:

3. Tạo không gian lãng mạn

  • Hãy dành thời gian để tạo ra môi trường lãng mạn lẫn thoải mái cho bản thân và một nửa của mình. Thay đổi một bộ chăn ga mới, đốt một chút nến thơm sẽ giúp khơi gợi cảm giác cho cả hai.
  • Sắp xếp những buổi hẹn hò, những buổi tối đặc biệt chỉ dành cho hai người, từ đó gắn kết tình cảm vợ chồng.

4. Đọc truyện, xem phim ảnh 18+

Bạn có thể rủ chồng đọc truyện hoặc xem phim về tình dục để tăng cường kiến thức, kích thích trí tưởng tượng và khám phá những cách khiến cả hai bạn sẵn sàng nhập cuộc với những giây phút khó quên.  

Tuy nhiên, phim ảnh và sách báo có những nội dung “khiêu dâm” nhiều lúc không đúng với thực tế. Bạn không nên quá lạm dụng phim ảnh 18+ bởi có thể bị mất hứng thú chốn phòng the do não bộ bị chai lì cảm xúc, càng lúc càng cần những trải nghiệm mạnh hơn để có được hưng phấn khi “yêu”.

5. Trò chuyện với bạn đời

Trò chuyện với bạn đời để tìm cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
Trò chuyện với bạn đời để tìm cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
  • Thẳng thắn chia sẻ những cảm xúc, mong muốn và nhu cầu với chồng của bạn, đồng thời cũng mở lòng lắng nghe đối phương để thấu hiểu nhau.
  • Đừng quên tạo cơ hội cho cả hai tìm hiểu những cách “yêu” mới nhằm tạo cảm hứng, kích thích ham muốn.

6. Sử dụng gel bôi trơn

Bạn có thể sử dụng gel bôi trơn hoặc các sản phẩm hỗ trợ tình dục khác để giảm cảm giác khô rát hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.

7. Điều trị các vấn đề sức khỏe

Nếu có vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến ham muốn tình dục sau sinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một số bệnh lý cũng có thể làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục như đái tháo đường, tim mạch, bệnh lây truyền qua đường tình dục…  

Ngoài ra, nếu stress/trầm cảm có thể là nguyên nhân khiến bạn mất hứng thú với chuyện chăn gối, hãy tham vấn chuyên gia tâm lý để tìm cách khắc phục sau khi đã áp dụng cách cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh trên.

Infographic 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh
Infographic 7 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh

>> Xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn và thời điềm nào là tốt nhất?

Sau sinh bao lâu có thể quan hệ lại được?

Sau khi sinh, việc quan hệ tình dục có thể trở lại bình thường sau khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự hồi phục của người phụ nữ sau sinh.

Đối với sinh mổ, thời gian kiêng quan hệ có thể kéo dài đến 3 tháng. Trong mọi trường hợp, quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái và không còn đau đớn trước khi quan hệ trở lại. Nếu có lo lắng nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và an toàn.

[inline_article id=262201]

Trên đây là các cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ sau sinh để bạn và chồng hâm nóng tình yêu sau thời gian kiêng cữ khó chịu. Đừng quên truy cập MarryBaby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích nhé! 

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Còn sản dịch có xông vùng kín được không? Mẹ bỉm sữa cần chú ý gì để bảo đảm an toàn?

Sau khi sinh nở, nhiều phụ nữ quan tâm đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe vùng kín, trong đó có phương pháp xông hơi (do nhiều mẹ truyền tai nhau mách bảo) để hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, một câu hỏi phổ biến mà mẹ sau sinh thường hay thắc mắc là: “Còn sản dịch có xông vùng kín được không?” 

Lợi ích khi xông vùng kín sau sinh

Xông vùng kín sau sinh là phương pháp dân gian được nhiều phụ nữ áp dụng từ lâu đời với mong muốn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau quá trình sinh nở. Mặc dù cho đến nay chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học ủng hộ lợi ích hay hiệu quả của xông hơi vùng kín, việc này đã và đang được thực hành rộng rãi. Việc xông hơi được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ quá trình lành thương

  • Giảm viêm sưng, phù nề: Nhiệt độ ấm từ hơi nước giúp kích thích lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó hỗ trợ giảm sưng tấy, phù nề ở vùng kín, đặc biệt là đối với những phụ nữ sinh thường.
  • Làm sạch vết thương: Hơi nước nóng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, đặc biệt là trong giai đoạn hậu sản khi cơ thể còn yếu ớt và nhạy cảm.
  • Thúc đẩy quá trình liền sẹo: Thói quen xông hơi giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, từ đó giúp vết thương mau lành.

2. Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu

  • Ngứa rát: Vùng kín sau sinh thường có cảm giác ngứa rát do sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng ra sản dịch. Xông hơi có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa rát hiệu quả nhờ vào các thành phần thảo mộc (thường thấy trong nước xông hơi) như lá trầu không, lá ổi, lá chè xanh… 
  • Mùi hôi: Tình trạng ra sản dịch và sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến tình trạng ra nhiều khí hư và mùi hôi khó chịu. Xông hơi có thểi giúp vùng kín thơm tho, sạch sẽ.
  • Táo bón: Một số phụ nữ sau sinh có thể gặp tình trạng táo bón do ảnh hưởng của hormone và chế độ ăn uống. Xông hơi vùng kín bằng các thảo mộc có tính ấm sẽ hỗ trợ nhuận tràng và giảm táo bón. Các thành phần xông hơi có thể là ngải cứu, gừng, nghệ… 
Tìm hiểu lợi ích của xông hơi vùng kín sau sinh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn còn sản dịch có xông vùng kín được không?
Tìm hiểu lợi ích của xông hơi vùng kín sau sinh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn còn sản dịch có xông vùng kín được không?

3. Tăng cường sức khỏe sinh sản

  • Se khít âm đạo: Xông hơi giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ vùng kín, kích thích sản sinh collagen và elastin, từ đó giúp se khít âm đạo, tăng độ đàn hồi và săn chắc.
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Việc xông hơi bằng các thảo mộc có tính sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, hỗ trở âm đạo phục hồi khuẩn hệ có lợi.
  • Cải thiện đời sống vợ chồng: Khi vùng kín được se khít, khỏe mạnh, mẹ sau sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn trong đời sống tình dục, từ đó giúp dễ dàng thăng hoa và gắn kết tình cảm vợ chồng.

>> Xem thêm: Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Cách khắc phục cho mẹ bỉm

4. Giúp thư giãn tinh thần

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Quá trình sinh nở và chăm sóc em bé sơ sinh có thể khiến phụ nữ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Xông hơi giúp thư giãn cơ bắp, giảm stress, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho tinh thần.
  • Cải thiện giấc ngủ: Một số thảo mộc được sử dụng để xông hơi có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ như như hoa oải hương, hoa cúc…

[recommendation title=””]

Các lợi ích trên đây vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học ủng hộ, tuy nhiên việc xông hơi vùng kín có thể tiềm ẩn những nguy cơ bất lợi như: thay đổi pH âm đạo, khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm; sức nóng từ hơi nước có thể làm bỏng mô vùng kín; xông hơi quá mức có thể khiến vùng kín bị mất nước, dễ bị khô rát và làm trầm trọng hơn các rối loạn… Bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi xông hơi vùng kín.

[/recommendation]

Sau sinh bao lâu thì xông vùng kín?

Bạn sẽ dần khám phá được câu trả lời cho câu hỏi còn sản dịch có xông vùng kín được không khi đọc đến thông tin này đấy.

Sau khi sinh, thời gian có thể bắt đầu xông hơi vùng kín phụ thuộc vào loại hình sinh nở và tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn, thường bạn có thể xông hơi khoảng 2-3 ngày sau sinh.

Còn sản dịch có xông vùng kín được không?

[key-takeaways title=””]

Có thể xông hơi vùng kín ngay cả khi còn sản dịch sau sinh. Việc ra sản dịch có thể kéo dài đến 3 – 4 tuần sau sinh, điều này có nghĩa là còn sản dịch vẫn được xông hơi.

[/key-takeaways]

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. 

Còn sản dịch có xông vùng kín được không? Còn sản dịch có thể xông hơi vùng kín
Còn sản dịch có xông vùng kín được không? Còn sản dịch có thể xông hơi vùng kín

Cách xông vùng kín sau sinh an toàn

Sau khi tìm hiểu còn sản dịch có xông vùng kín được không, dưới đây là một số bước cơ bản và lưu ý để thực hiện việc xông hơi vùng kín sau sinh một cách an toàn:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên như lá trầu không, gừng, ngải cứu, sả, muối, và các loại lá khác có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch.
  • Bước 2: Đun nước thảo mộc: Đun sôi nước cùng với các loại thảo mộc đã chuẩn bị. Đảm bảo nước không quá nóng để tránh gây bỏng rát cho vùng da nhạy cảm.
  • Bước 3: Thực hiện xông hơi: Đổ nước thảo mộc ra chậu và sử dụng hơi nước còn nóng để xông hơi vùng kín. Bạn có thể ngồi trên chậu vừa với vòng mông của mình hoặc sử dụng ghế xông đặc biệt, miễn sao hơi nước có khoảng cách đủ ấm tới vùng kín của bạn, tránh quá nóng sẽ gây bỏng.

[quotation title=””]

Một số mẹ sau sinh có đưa ra thắc mắc xông vùng kín sau sinh bao nhiêu lần thì được? Tần suất xông hơi vùng kín sau sinh được khuyến nghị là từ 2 – 3 lần mỗi tuần và mỗi lần không nên quá 15-20 phút. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho vùng da nhạy cảm và tránh các tác dụng phụ không mong muốn như tổn thương do hơi nóng, bỏng rát, mất nước…

[/quotation]

[inline_article id=264111]

Chắc hẳn qua những thông tin được cung cấp, bạn đã biết được liệu còn sản dịch có xông vùng kín được không. Đừng quên truy cập Marry Baby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh bạn nhé!