Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

14 kiêng cữ sau sinh quá vô lý

1. Nằm than sau sinh

Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh về nhà phải nằm hong than để phòng lạnh cơ thể. Đây là một trong những kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Có rất nhiều cách giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ nên nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh…

2. Những kiêng cữ sau sinh: Cấm kỵ chuyện tắm gội

Kiêng tắm 3-5 ngày sau sinh có thể được chấp nhận, nhưng cấm suốt cả thời gian nằm cữ quả là quá vô lý. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ kéo dài tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tấn công vào cơ thể đang còn yếu của phụ nữ sau sinh.

kiêng cữ sau sinh
Sau sinh, mẹ nên tắm nước ấm với vòi hoa sen, tuyệt đối không ngâm bồn

Mẹ chỉ nên kiêng tắm gội tối đa là một tuần sau sinh. Trong thời gian đó, luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ với khăn ấm.

Về đầu tóc, mẹ nên sắm dầu gội khô để tránh tình trạng dính bết khó chịu, rất dễ làm bạn nhức đầu. PGS-TS-BS. Nguyễn Bay – Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: “Bà mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác”. Sau khi cơ thể đã khỏe dần, mẹ có thể tắm bình thường, với nước ấm, dưới vòi hoa sen, ở nơi tránh gió. Tuyệt đối không tắm bồn, bởi nguy cơ cảm hàn rất cao.

3. Ăn càng nhiều móng giò càng tốt

Không có mẹ nào lại không biết nguyên tắc ăn uống lợi sữa hết sức hiệu quả này. Tuy nhiên, thay vì chăm chăm vào món móng giò, sáng, trưa, chiều tối đều móng giò, mẹ có thể tìm nguồn lợi sữa ở rất nhiều thực phẩm khác.

Mẹ có biết kẽ móng heo tiếp xúc lâu ngày với môi trường chuồng trại không sạch sẽ chứa hàng tá vi khuẩn gây bệnh? Nếu chế biến không sạch, nấu không kỹ, nguy cơ hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng là rất cao.

4. Những kiêng cữ sau sinh: Ăn kiêng 

Thực đơn ăn uống sau sinh của các mẹ thường khá nhàm chán, chủ yếu là cơm trắng với thịt kho khô, móng giò, trứng… Tình trạng ăn uống nghèo nàn kéo dài rất có thể làm cả mẹ lẫn bé rơi vào chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là bé sơ sinh.

Thực tế, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung nhiều loại dưỡng chất, các nhóm thực phẩm đa dạng. Chỉ thiên về một số món nhất định sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú.

5. Kiêng cữ quan hệ vợ chồng

Nếu cơ thể đã hồi phục và “cô bé” đã sẵn sàng cho “chuyện ấy” sau sinh, tại sao phải kiêng cữ? Quan niệm xưa cho rằng, quan hệ tình dục khi đang cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, không tốt cho bé con.

Đây là kiêng cữ đã lỗi thời, phản khoa học. Chỉ cần bạn cảm thấy ổn với chuyện quan hệ tình dục, cứ việc tiến tới, không phải “lăn tăn”.

6. Những kiêng cữ sau sinh: Tránh gió mọi lúc mọi nơi

Phụ nữ sau sinh cần được giữ ấm trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa phòng mẹ và bé sinh hoạt cần bít gió ở mọi ngóc ngách. Thử hỏi trong mùa hè nóng bức, sự bí bách, ngột ngạt của môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?

Sốt hậu sản do dính gió độc không phải là kết luận đúng đắn. Thông thường, viêm nhiễm sau sinh từ vết thương rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

7. Tốt nhất nên nằm một chỗ

Phụ nữ sau sinh thường được khuyên nên nằm một chỗ, trừ khi đi vệ sinh, còn đâu ăn, uống, tất tần tật nên ở trên giường. Liệu có quá lợi bất cập hại? Thiếu vận động sau sinh có thể làm bạn mắc chứng tắc động mạch, làm ù lì những bộ phận cần hồi phục sau sinh như khoang chậu, trực tràng, bàng quang.

Tốt nhất, mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, bởi nó không chỉ có lợi cho việc lưu thông máu, mà còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, nhất là với các mẹ sinh mổ. Khoảng 6 tuần sau sinh, mẹ có thể thực hiện những bài tập phù hợp như yoga.

8. Kiêng cữ đánh răng sau sinh

Nếu sợ đánh răng sau sinh sẽ gây ra chứng ê buốt răng về sau, mẹ có thể dùng nước ấm để súc miệng. Tuyệt đối không kiêng cữ vệ sinh răng miệng sau sinh, bởi chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở.

9. Kiêng nói chuyện nhiều

Bà mẹ sau sinh vẫn có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Tuy nhiên, chị em không nên nói lớn tiếng kẻo ảnh hưởng thanh quản, hầu họng gây tổn thương dây thanh âm.

10. Kiêng cữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua

Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… PGS. Bay cho rằng, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn.

Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt. Tuy nhiên, mẹ cần tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua… có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

kiêng cữ sau sinh 2
Mẹ có thể ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt để bổ sung vitamin C

Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng cho bà mẹ sau sinh như nghệ, thịt kho tiêu, gừng cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây…

11. Di chuyển sẽ khiến vết mổ bị rách

Sinh mổ thường không xuống cân dễ dàng như sinh thường vì do ảnh hưởng của vết mổ làm bà mẹ sau sinh khó khăn khi đi lại. Một số người còn lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách.

Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.

12. Những kiêng cữ sau sinh: Bó bụng quá chặt

Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng. Nó làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.

Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực. Cộng với việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế, khi các vết may đã lành, bạn hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.

13. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Tuy nhiên, người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé…

Vì vậy, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức. Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

14. Tránh uống nhiều nước trong thời gian kiêng cữ

Niềm tin chắc chắn này có thể xuất phát từ những lo ngại xung quanh việc tích trữ nước nhiều trong cơ thể. Tuy nhiên, uống đủ lượng nước là cần thiết trong thời gian ăn kiêng giảm cân sau sinh.

Điều quan trọng là tránh dùng nước lạnh. Mẹ uống nước ấm hoặc hơi nóng vào buổi sáng sớm rất tốt cho việc tiêu hao cân nặng.

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồi

Tùy sức khỏe của từng mẹ, việc phục hồi sau sinh mổ có thể kéo dài từ 3-6 tháng. So với sinh thường, sinh mổ mất nhiều thời gian phục hồi hơn. Để xác định khung thời gian phù hợp nhất, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Tập thể dục là tốt, nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Cơ thể bạn vừa mới trải qua một cuộc phẩu thuật, và cần thời gian để phục hồi. 5 bài tập thể dục sau sinh mổ dưới đây sẽ hỗ trợ chị em phục hồi sau sinh an toàn.

1. Bài tập thể dục sau sinh mổ cho hôngBài tập thể dục sau sinh mổ

Nằm ngửa và đặt chân trên sàn nhà, chân ngang bằng vai. Hai tay đặt hai bên, lòng bàn tay úp xuống. Giữ bụng và bắt đầu nâng cao mông lên khỏi mặt đất, giữ liên tục trong 10 giây và quay trở lại tư thế ban đầu.

2. Bài tập kegel cho nữ sau sinh mổ

Dù không sinh thường, nhưng quá trình mang nặng kéo dài 9 tháng cũng đủ làm các cơ sàn chậu của bạn “xuống cấp” trầm trọng sau sinh. Cách tốt và đơn giản nhất đế phục hồi sàn chậu là các bài tập co cơ âm đạo Kegels. Bạn có thể tập nhiều lần mỗi ngày, ngay cả khi đang làm việc.

Đầu tiên, để xác định cơ âm đạo, sử dụng một ngón tay đưa vào âm đạo và tìm cách giữ ngón tay lại, bạn có thể cảm nhận được cơ âm đạo đang chuyển động. Luyện tập co thắt cơ âm đạo giống như khi bạn đang nín tiểu, sau đó thả lỏng ra. Lặp lại động tác này nhiều lần, kết hợp với thở chậm và đều. Trong khi tập, bạn không được co cơ bụng, lưng, mông, chân.

3. Bài tập yoga sau sinh mổ tốt cho lưng

  • Quỳ gối, hai chân để rộng bằng vai, hai tay buông hai bên
  • Đưa tay qua đầu và từ từ cuối xuống phía trướ
  • Tiếp tục cuối xuống cho đến khi chạm sàn nhà, giữ thẳng lưng
  • Quay trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện khoảng 4-8 lần.
Bài tập lưng sau khi sinh
Bài tập giúp ngăn ngừa và hạn chế triệu chứng đau lưng

4. Bài tập cho mẹ sau sinh mổ tăng cường cơ bắp

  • Nâng cao phần thân trước bằng hai tay, đầu gối chạm đất
  • Hạ phần thân trước xuống, cánh tay nằm trên sàn nhà và song song bằng vai
  • Từ từ nâng đầu gối lên cao, duỗi cơ thể. Giữ chân, hông và lưng trên một đường thẳng
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 – 60 giây và lặp lại từ 2-4 lần.
Bài tập cơ bắp sau khi sinh
Bài tập đơn giản và không quá sức cho những mẹ vừa trải qua một ca sinh mổ

5.  Bài tập tay và chân

  • Đứng thẳng, chân rộng bằng vai
  • Giang thẳng tay sang hai bên, giữ thẳng cánh tay và bắt đầu dùng tay vẽ những đường tròn trong không khí. Tăng dần chiều rộng của vòng tròn sau 5 phút.
  • Sau đó giảm dần kích thước của vòng tròn và bắt đầu xoay ngược lại. Nghỉ ngơi một lúc và bắt đầu thực hiện lại.
Bài tập tay sau khi sinh
Hầu hết các mẹ đều bỏ qua không luyện tập tay, nhưng đây cũng là phần rất quan trọng đấy!

[inline_article id=72654]

Những ảnh hưởng của kỳ mang thai và sinh nở có thể kéo dài cho tới lúc về già nếu bạn không có cách chăm sóc tốt. Để mau phục hồi sức khỏe sau sinh thì ngoài việc kiêng cữ, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, lành mạnh thì chị em cũng có thể áp dụng thêm các bài tập thể dục sau sinh mổ. Các bài tập này rất đơn giản và chị em có thể luyện tập khi bé cưng đang say giấc ngủ.

 

 MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

8 lợi thế của mẹ sinh con một

Lợi thế khi sinh con một
Sinh con một, bạn có nhiều thời gian và điều kiện chăm sóc con hơn

1/ Một lần cho mãi mãi

Mang thai không hẳn là quãng thời gian đẹp đẽ mà các mẹ muốn trải qua nhiều lần. Thậm chí, một số người còn sợ cảm giác mang thai vì những “tác dụng phụ” mà nó mang lại. Chưa kể đến cảm giác đau đẻ kinh khủng mà bạn phải chịu mỗi khi sinh con. Nếu chỉ có 1 con, bạn không cần phải “lăn tăn” quá nhiều về việc “mang nặng đẻ đau” khinh khủng đó nữa.

2/ Tập trung hoàn toàn

Chăm con là một công việc rất mất thời gian và đòi hỏi nhiều công sức. Dù bạn có được hỗ trợ hay chuẩn bị chu toàn đến mức nào, việc hơi lơ là một chút khi có hai đứa con là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn khó có thể chăm sóc chu đáo cho đứa lớn trong thời gian mang thai đứa nhỏ, nhất là khoảng thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh.

3/ Vấn đề tài chính

Điều kiện tài chính là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mang thai lần hai. Tất nhiên, nếu chỉ có một đứa con, bạn có thể tập trung lo cho bé nhiều hơn.

[inline_article id=50699]

4/ Làm việc dễ dàng hơn

Tưởng tượng đến việc đi mua sắm và mang theo 2 đứa trẻ, nghĩ thôi cũng đã nhức đầu đúng không? Một đứa thôi cũng đã có thể khiến bạn “điên não” chứ đừng nói đến chuyện hai đứa. Chưa kể việc phải “lập trật tự” mỗi khi chúng cãi nhau, bạn sẽ “đi tong” ngày chủ nhật chỉ để ngăn cản “cuộc chiến giữa các vì sao”.

5/ Không cần không gian quá rộng

Điều này không đúng với tất cả các cặp vợ chồng, tuy nhiên, khi nuôi một đứa con, bạn không cần một căn nhà rộng với qúa nhiều phòng. Tương tự, việc di chuyển bằng xe máy khi có một đứa con cũng dễ dàng hơn so với việc có hai đứa, đúng không nào?

6/ Tiền học

Tiền học là một vấn đề không nhỏ trong thời đại hiện nay. Khi có một con, bạn sẽ có điều kiện để lo cho con tốt hơn. Bạn có nhiều lựa chọn tối ưu hơn, nếu không cần phải chuẩn bị tiền cho bé thứ hai.

[inline_article id=72433]

7/ Bé cưng có nhiều vốn từ hơn

Những bé sinh ra trong gia đình có 1 con sẽ có vốn từ vựng ban đầu nhiều hơn những bé khác. Người ta cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc giao tiếp nhiều giữa mẹ và bé. Khi nuôi con một, bạn dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé hơn. Đó là lý do vốn từ của bé sẽ phong phú hơn.

8/ Không phải lo lắng “phòng ngừa”

Nếu chỉ sinh 1 con, bạn có thể nhanh chóng áp dụng biện pháp ngừa thai vĩnh viễn và không cần phải lo lắng về việc ngừa thai hay mỗi khi chu kỳ đến muộn nữa.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Vậy biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là gì, những ưu và khuyết điểm của phương pháp này thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Cho con bú vô kinh là phương pháp gì?

Phương pháp vô kinh cho con bú ( Lactation Amenorrhea Method – LAM) là một phương pháp ngừa thai tự nhiên, ngắn hạn, trong đó người phụ nữ dựa vào việc cho con bú hoàn toàn sau khi sinh để tránh mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú bị nổi cục không đau – Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nguy hiểm?

Ưu và nhược điểm của phương pháp vô kinh

1. Ưu điểm của phương pháp cho con bú vô kinh

  • Không có tác dụng phụ.
  • Ngay lập tức có hiệu quả.
  • Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
  • Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.
  • Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.
  • Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.
  • Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.
  • Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.
  • Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
  • Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

2. Khuyết điểm khi cho con bú vô kinh

  • Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.
  • Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Cơ chế của phương pháp tránh thai LAM

bú vô kinh

Khi bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; nghĩa là bạn cho con bú ít nhất 4 giờ một lần vào ban ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ không thể mang thai nếu đang cho con bú.

Tuy nhiên, cho bé bú sữa mẹ kèm sữa công thức hoặc ăn dặm thì biện pháp cho con bú dù vô kinh thì khả năng tránh thai sẽ không đạt hiệu quả. Điều này cũng không đạt hiệu quả khi bạn dùng máy hút sữa thay vì để cho em bé bú tự nhiên với bầu sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú có hiệu quả ít nhất là 98%, so với các biện pháp tránh thai khác. Khi áp dụng LAM theo đúng nguyên tắc 100% thì bạn mới có thể đạt được hiệu quả tránh thai như trên.

[/key-takeaways]

Điều kiện áp dụng cho mẹ sau sinh

Khi bạn đã hiểu các cơ chế của phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thì cần biết các điều kiện khi áp dụng phương pháp này:

  • Chu kỳ kinh chưa quay lại.
  • Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.
  • Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.
  • Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.
  • Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.
  • Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Khi bạn đã hiểu về biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh, thì cũng nên biết thêm 8 biện pháp tránh thai khác sau đây:

  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Cấy que tránh thai sau sinh
  • Miếng dán tránh thai sau sinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

[inline_article id=301649]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về phương pháp vô kinh cho con bú rồi phải không? Điều quan trọng là bạn cần áp dụng đúng nguyên tắc của phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tránh thai cao.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết

hậu sản, sản hậu
Mỉm cười và hạnh phúc không ngừng vì có thiên thần nhỏ cũng là một trong những vấn đề hậu sản thú vị

1. Ra máu

Sau khi sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả bạn sinh thường hay sinh mổ, tử cung cũng cần phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, và đó là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại cần được “tống” ra khỏi cơ thể.

Sau 4-6 tuần, sản dịch sẽ hết, trong thời gian này, máu có thể thay đổi và màu sắc lẫn số lượng. Vì vậy, nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản này.

2. Khóc lóc thất thường

Hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau khi sinh. Lý do này đã dẫn đến tác động không nhỏ đến tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, bạn sẽ có những khoảnh khắc không hiểu vì sao mình khóc, đơn giản khóc giúp bạn dễ chịu hơn. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu tiên sau khi sinh con, do đó đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Đổ mồ hôi

Các hormone sau sinh có khả năng làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và thường là vào ban đêm. Đã phải hứng chịu sự nóng nực suốt 9 tháng mang thai, nay bạn phải đối mặt với tình trạng tệ hại hơn nhiều. Để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm vì áo ướt nhẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo gần đó để thay nếu cần.

4. Sưng tấy, phù nề

Những tưởng triệu chứng sưng tấy, phù nề chỉ diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng sau khi sinh con, bạn vẫn có thể đối mặt với vấn đề khó chịu này. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê, thuốc gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm bạn phù nề sau sinh.

5. Bụng vẫn to như chưa hề sinh nở

Đó là vấn đề mà mẹ nào cũng thắc mắc và tỏ ra vô cùng thất vọng. Tại sao em bé đã ra rồi, bụng mình vẫn như cái trống? Câu trả lời ở đây là dù đã cho em bé ra ngoài, loại bỏ bớt nhau thai và nước ối, nhưng hình dạng của tử cung bạn không thể thu nhỏ trong một sớm một chiều.

Lúc này, độ lớn của tử cung nhỏ khoảng bằng thai kỳ lúc 6 tháng. Tốt nhất, nên tận dụng mặc lại váy bầu cho thuận tiện, dễ chịu. Chăm chỉ cho con bú, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vòng eo thon thôi!

[inline_article id = 33116]

6. Hạnh phúc tột cùng

Trong những điều tồi tệ, luôn có điều may mắn và phước lành. Còn gì tuyệt hơn là lúc này đang có một thiên thần nhỏ hiện diện trong căn nhà ấm cúng của hai vợ chồng bạn. Nếu cảm thấy mình vui vẻ quá mức bình thường, không thể ngừng mỉm cười chẳng hạn, hãy cứ tận hưởng nó và ghi nhớ lại các khoảnh khắc đáng quý này, bởi thời gian sẽ trôi rất nhanh, bé con sẽ lớn rất mau, trong khi bạn chưa kịp nhận ra.

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

5 bài tập nên làm liền sau sinh

Các y bác sĩ luôn khuyên rằng bạn phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể vận động, đi lại nhiều. Tuy nhiên, với 5 bài tập sau, bạn có thể thực hiện ngay và luôn để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, mẹo để chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất còn là luyện tập và vận động phù hợp.

1/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập thở

chăm sóc mẹ sau sinh
Thở sâu rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục

Nghiêm túc đấy, thở rất quan trọng. Vài ngày sau sinh, bạn sẽ cảm thấy việc hít thở của mình dễ dàng hơn khi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang dần trở lại bình thường như trước khi sinh con. Lúc này, bạn nên tập bài tập hít thở sâu.

Đặt tay trên bụng, từ từ hít vào cho đến khi có thể cảm nhận tay của bạn đang di chuyển. Sau đó, từ từ thở ra. Lặp lại khoảng 5-8 lần. Cách này thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn về lẫn thể chất và tinh thần.

2/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập chân và tay

Chẳng cần đứng dậy hay đi lại, bạn chỉ đơn giản nằm trên giường để thực hiện bài tập này. Nhấc chân lên cao vừa phải, xoay bàn chân theo vòng tròn khoảng 8-10 lần. Lặp lại cho chân còn lại. Sau đó, làm tương tự với cánh tay của bạn.

3/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho đầu gối

Ngồi trên giường, gập một chân lại, sao cho đầu gối uốn cong. Chân kia duỗi thẳng. Tiếp tục làm ngược lại, và thực hiện liên tục khoảng 20-24 lần. Không cần thiết phải chuyển động quá nhanh, cứ nhẹ nhàng và từ tốn.

Bài tập này giúp thư giãn gân cốt cho đôi chân vốn chịu nhiều tác động của thuốc gây tê nếu bạn thực hiện thủ thuật đẻ không đau lúc sinh. Với sinh mổ, nó giúp giảm nguy cơ bị tụ máu đông.

4/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập Kegel

Tập để cải thiện khung sàn chậu chưa bao giờ lại quan trọng và cần thiết như lúc này. Thậm chí bạn sinh mổ chứ không phải sinh thường, Kegel cũng là lựa chọn khá lý tưởng để rèn luyện “cô bé” sau sinh. Ngoài ra, bài tập còn là mẹo để phục hồi các cơ bắp bị giãn ra trong thời gian mang thai, kiểm soát bàng quang tốt hơn.

5/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho cổ

Cho con bú và tư thế ngủ cùng con mới sinh có thể làm cổ mẹ đau nhức. Dành thời gian để thư giãn cổ mỗi ngày. Đầu tiên cổ kéo căng cơ ra trước, giữ 5-10 giây. Nghiêng đầu sang phải sao cho tai đụng vai, giữ 5-10 giây. Lặp lại ở phía bên kia. Một lần nữa, quay về động tác đầu tiên, ngửa cổ ra sau, nhìn lên và giữ 5-10 giây.

Nhờ những động tác rất đơn giản này trong thời gian đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ dần phục hồi, cải thiện. Có như vậy, mẹ mới đảm bảo sức khỏe cho bản thân khi vừa chăm sóc con, vừa làm việc và lo toan cho gia đình.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

7 kiêng cữ sau sinh mà mom nào cũng nên biết

1. Ăn uống sau sinh

Ăn uống trong tháng của bà đẻ nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết.

Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ.

Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.

Bà mẹ sau khi sinh không nên ăn các loại cá quá tanh mà nên chọn các loại cá biển, cá kho tộ hay cá hồi bổ sung vào bữa ăn hằng ngày để sức khỏe sản phụ sớm hồi phục và tiết sữa cho bé bú .

2. Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Chưa kể làm việc nặng sau cứ ngồi đâu phát ra tiếng kêu, sau này rất ái ngại.Tuy nhiền sau 6 tuần cũng nên tập thể dục vận động, đi lại nhẹ nhàng để tránh mệt mỏi đồng thời lưu thông máu giúp nhanh sức khỏe.

3. Khi ở bệnh viện về nhà, các mẹ nên về nhà cho con bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Dù bú sữa nào thì các mẹ cũng nên phải ngồi chăm cho con bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu. Còn lại thời gian còn lại nên nằm như vậy sẽ đỡ đau lưng sau này hơn. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê bạn là bất lịch sự cả. Với lại có nhiều mẹ do nằm cho con bú đã xảy ra nhiều trường hợp đau lòng rồi ý ah.

4. Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả. khi xông bạn xoa rượu gừng lên rồi xông sẽ giúp bạn se khít lỗ chân lông hơn, rất tốt về sau.

Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.

5. Xông hơi những vùng có mùi hôi

Bạn có thể xông hơi bằng nước lá và dùng nước dội lên người cho sạch. Mùa đông cố gắng không gội đầu ít nhất 10 ngày đầu. Nhưng phải vệ sinh ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú, mỗi lần trước khi cho con mẹ nên lau ti thật sạch và nặn trước đi vài giọt sữa đầu đi nhé. Ở vùng kín thì bạn nên xông tuần hai lần lá trầu không nó giúp cho cửa mình mau khô và sạch sẽ hơn.

6. Vẫn vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm nhé. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ lại không gây ê buốt răng vì không dùng nước lạnh. Ngoài ra bạn nên ngậm muối thường xuyên mỗi khi thức dậy và sau khi đi ngủ buổi tối, giúp cho bọn sâu không xâm nhập khiến bạn ê ẩm trong cữ vì chúng nhé.

7. Kiêng xem ti vi, máy tính

Thông thường sau qua trình vượt cạn cơ thể của phụ nữ rất mệt mỏi, chính vì thế cần được tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…

Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

Ngoài ra còn truyền tai nhau là không được cầm kim chỉ sớm nữa đấy các mom nhé 😉

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

3 món ăn dinh dưỡng sau sinh cho mẹ

Canh rau đay

Trong rau đay chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, các loại vitamin…Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, những phụ nữ sau sinh trong tuần đầu tiên ăn từ 150-200gr rau đay mỗi ngày. Đặc biệt, rau đay còn giúp bạn cải thiện lượng sữa cho bé bú. Canh ray đay với tôm rất dễ nấu, kể cả đối với những người không quen với việc bếp núc đấy nhé!

dinh duong sau sinh
Canh rau đay đơn giản, dễ làm nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ

Nguyên liệu: Tôm, rau đay. Đối với tôm, bạn nên lựa tôm còn tươi, sống. Những tôm có cảm giác hơi ươn cũng không nên chọn đâu đấy, nó không chỉ khiến bạn đau bụng mà cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bé cưng nữa.

Chế biến: Tôm bóc vỏ, bỏ bớt đường chỉ trên sống lưng sau đó quết nhuyễn. Thêm hành băm nhỏ, nuớc mắm và bột nêm cho vừa ăn. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi. Khi nước sôi và tôm đã chín, bạn mới cho rau đay vào. Nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp. Không nên nấu quá lâu vì rau đay sẽ bị mềm đồng thời cũng làm bay hơi một vài loại vitamin có trong rau.

Đu đủ hầm giò heo

Đu đủ và giò heo là một trong những “thần dược” giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú. Giò heo chứa nhiều canxi, photpho, chất đạm, chất béo và các loại vitamin và khoáng chất như sắt, magie, vitamin A,B… Ngoài ra, móng giò heo còn là nguồn cung cấp collagen rất tốt cho cơ thể, cải thiện chức năng của các tế bào mô, thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu.

Chế biến: Chân giò heo khoảng 200g, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu sôi. Khi nước sôi, bạn cho khoảng nữa muỗng nước mắm vào và tiếp tục hầm cho tới khi giò heo chín mềm. Lưu ý trong khi đun sôi, bạn nên vớt bọt liên tục để nước trong hơn nhé!

Khi giò hơi mềm, bạn tiếp tục cho đu đủ vào và hầm tiếp đến khi đu đủ mềm. Sau đó nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp. Nếu không thích đu đủ, bạn có thể hầm giò heo với sung hoặc nấu chung với muớp…

Tuy giò heo rất tốt để giúp mẹ duy trì nguồn sữa cho con bú nhưng bạn không nhất thiết phải ăn món này liên tục. Ăn quá nhiều món này sẽ làm bạn tích tụ chất béo trong cơ thể, không có lợi cho sức khỏe. Bạn cũng không muốn mỗi lần nhắc đến giò heo là đã thấy “ngán tận cổ” đúng không nào?

[inline_article id=60422]

Canh cá chép đậu đỏ

Đậu đỏ rửa sạch, ngâm trước khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi cho vào nồi nấu cho mềm. Cá chép bỏ hết nội tạng, làm sạch sẽ sau đó uớp với nuớc mắm, hành tiêu cho thấm gia vị. Sau đó cho cá vào nồi nấu khoảng 10 đến 15 phút cho đến khi cá chín hẳn. Nên nếm lại một lần nữa cho vừa ăn là bạn đã có một món canh cá chép thơm ngon rồi đó.

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Sau khi sinh, cơ thể thay đổi ra sao?

Sản dịch
Sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết sản dịch, thường là máu màu đỏ tươi, có thể lẫn máu đông qua ngả âm đạo. Hiện tượng này kéo dài 3 đến 4 ngày. Sản dịch trở nên tối màu hơn trong vòng 10 đến 12 ngày, sau đó chuyển sang màu vàng – trắng. Hiện tượng ra sản dịch kéo dài khoảng 6 tuần sau khi sinh.

-Các bất thường: Sản dịch có mùi hôi, cục máu đông quá lớn, hoặc sản dịch nhiều đến nỗi có thể thấm ướt miếng băng vệ sinh trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Đây là dấu hiệu xuất huyết hoặc nhiễm trùng tử cung.

>> Xem thêm: Phục hồi cho bà mẹ sau khi sinh

Bộ ngực
Sau những bước đầu tiên của quá trình sản xuất sữa, bộ ngực trở nên căng sữa, đôi khi khiến bạn cảm thấy đau và tức.

-Các bất thường: Những khối tròn với nhiều kích thước khác nhau, chạm vào rất cứng và đau sau khi đã xuống sữa. Đây có thể là biểu hiện của tắc tia sữa.

Nhịp tim
Sau 24 giờ đầu tiên khi bé chào đời, nhịp tim của người mẹ cũng dần trở lại nhịp độ bình thường lúc trước khi mang thai.

Nhiệt độ
Thân nhiệt sẽ tăng lên chút ít trong ngày đầu sau sinh, sau đó trở lại bình thường trong vài ngày kế tiếp.

-Các bất thường: Thân nhiệt cao hơn 38oC trong tuần đầu tiên có thể cảnh báo về sự nhiễm trùng

Sau khi sinh, cơ thể thay đổi như thế nào?
Sự thay đổi của cơ thể sau khi sinh là một quá trình toàn diện

Tử cung
Tử cung sẽ co nhỏ về kích thước bình thường. Tuy vậy, quá trình co hồi này có thể khiến bạn cảm thấy khá là khó chịu.

-Các bất thường: Nếu bạn cảm thấy đau phần bụng dưới kể từ 5 ngày sau khi sinh, có thể bạn đang bị nhiễm trùng tử cung hoặc bàng quang.

Khu vực quanh âm đạo
Những vết rách trong quá trình sinh con hoặc vết rạch tầng sinh môn đều có thể gây đau đớn, ngay cả trong quá trình hồi phục. Việc đi vệ sinh trong những ngày mới sinh có thể là một thử thách cho bạn.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc vùng kín sau khi sinh thường

Quá trình tiểu tiện
Cơ thể thường bài tiết nhiều nước tiểu hơn, nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời mà thôi, và mỗi lần tiểu tiện gây khó chịu với cảm giác như kim châm.

-Các bất thường: Nếu bạn cảm thấy rất đau đớn, bàng quang không bài tiết hết nước tiểu, hoặc đi tiểu quá nhiều. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.

Cơn đau đi kèm với đau lưng ở vị trí ngay sau hoặc dưới lồng ngực, kèm theo sốt báo hiệu thận đang gặp vấn đề.

Quá trình đại tiện
Điều này có thể trở nên khó khăn hơn sau khi sinh, một phần vì các cơ bụng và sàn chậu đã bị kéo giãn, chịu sức ép, và có thể bạn còn bị ảnh hưởng bởi bệnh trĩ nữa.

Làn da và cân nặng
Những vết rạn da không biến mất, nhưng chúng có thể mờ đi, chuyển từ màu hồng, đỏ sang màu trắng. Quá trình này đôi khi lâu hơn bạn nghĩ. Cân nặng cũng vậy, không nhanh chóng giảm xuống như bạn mong đợi. Đôi khi, sau vài tháng, bạn vẫn khá đẫy đà như trong giai đoạn mang thai vậy.

Cảm giác
Nhiều bà mẹ thấy buồn và hơi trầm uất một chút sau khi sinh. Điều này thường kéo dài khoảng 2 tuần.

-Các bất thường: Những dấu hiệu có liên quan đến trầm cảm sau khi sinh bao gồm buồn thê thảm, cực kỳ mệt mỏi, hay khóc, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, cảm thấy khó chịu, khó ngủ…

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

9 khó khăn mẹ phải đối mặt sau khi sinh

Vòng eo bánh mì
Khi còn mang thai, bạn có thể an ủi bản thân là mình tăng cân vì em bé, nhưng đến khi bé con đã ra đời thì rõ ràng là bạn phải đối mặt với thực tế rằng mình cần một kế hoạch giảm cân nghiêm túc mới có thể lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Mệt mỏi thấu xương
Nếu như sự mệt mỏi trong thời gian mang thai đến từ ốm nghén, đau lưng và việc tim phải làm việc quá tải, thì cảm giác rã rời sau khi sinh con lại đến từ những đêm thức trắng vì bé khóc hay đau ốm. Điều này còn khiến bạn phải khổ tâm hơn nhiều so với thời kỳ còn mang thai.

Chứng viêm vú
Đây có thể là một trong những cảm giác tồi tệ nhất mà mẹ trải qua khi nuôi con nhỏ. Đôi khi bạn trong như một chiếc lá héo và chỉ muốn ngủ gục vì chứng nhiễm trùng này. Một khi đã khởi phát, hiện tượng này có thể trở đi trở lại tưởng chừng như không có hồi kết.

>> Xem thêm: Viêm ngực khi cho con bú

Khó khăn sau khi sinh
Chăm sóc con nhỏ là một nhiệm vụ đầy thử thách cho bạn sau khi sinh

Cơn đói cồn cào
Khi cho con bú, cơ thể cũng mất khá nhiều năng lượng và điều này có thể khiến bạn thấy đói ngấu. Trong khi bạn đang muốn giảm cân, thì cảm giác không thể cưỡng lại hương vị của đồ ăn thật là khó chịu.

Cơn mưa mồ hôi
Có thể bạn chưa từng được nghe điều này. Nhiều phụ nữ bị chảy mồ hôi như tắm khi họ cho con bú hoặc nằm ngủ ban đêm. Một số lý giải được đưa ra là do cơ thể đang bài tiết hết lượng chất lỏng dư thừa, hoặc do thay đổi hoóc-môn. Hiện tượng này có thể kéo dài chỉ trong tháng đầu sau sinh hoặc tiếp diễn đến vài tháng.

Cơn đau
Có thể nói rằng dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng vẫn phải trải qua cảm giác đau kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Tốt nhất, nên chuẩn bị một chiếc nệm êm và di chuyển với mức độ vừa phải để tránh bị đau.

Thời trang là cả một vấn đề
Những bộ đồ bầu giờ đây khiến bạn trông thật khủng khiếp. Còn quần áo cũ từ trước khi mang thai ư? Số lượng mà bạn có thể mặc vừa chỉ còn đếm trên đâu ngón tay. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của bạn.

Nước mắt và nước mắt
Trong nhiều trường hợp, các bà mẹ trẻ thậm chí còn trở nên mít ướt hơn thời kỳ thai nghén. Chỉ nhìn thấy con ngủ cũng đủ làm bạn muốn khóc. Những suy nghĩ vu vơ, nỗi buồn vô cớ, hay nỗi mệt mỏi sẽ khiến bạn có nhu cầu rơi nước mắt mỗi ngày.

Chế độ ăn nghiêm ngặt
Trong suốt thời gian cho con bú, bạn sẽ phải tuân theo một danh sách khá dài những tiêu chuẩn ăn uống như không bia rượu, không đồ ăn cay, tránh nhiều loại hải sản… Điều này tốt cho sức khỏe của cả bạn và bé, nhưng khá áp lực về tâm lý.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby