Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bệnh eczema ở trẻ em tái đi tái lại: Làm sao để mẹ điều trị dứt điểm cho con?

eczema ở trẻ sơ sinh
Bệnh eczema ở trẻ em làm da bé nổi những vết mẩn đỏ, bong vẩy, khô và ngứa

1. Bệnh eczema ở trẻ em là gì?

Bệnh eczema ở trẻ em (bệnh chàm) là tình trạng da bị viêm mãn tính và làm xuất hiện những triệu chứng như đỏ da, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, chàm thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè.

50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh chàm và làm cho vùng da bị đỏ thêm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bệnh eczema ở trẻ em không lây truyền từ người này sang người khác.

Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh chàm, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại.

2. Bé bị chàm có mấy loại phổ biến?

Hiện có ba loại bệnh chàm Eczema phổ biến:

• Viêm da eczema dị ứng: Là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo.

• Viêm da eczema do tăng tiết bã nhờn (viêm da tiết bã): Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, chàm eczema ở trẻ sơ sinh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng.

cho bé bú mẹ
Những trẻ thường xuyên bú mẹ ít có khả năng nhiễm bệnh hơn

• Viêm da do tiếp xúc: Bệnh này xảy ra do da được tiếp xúc với một lượng hóa chất nhất định như niken, mỹ phẩm, kem và xà phòng cũng như các chất có khả năng gây kích ứng da. Vùng da bị viêm sẽ nổi đỏ và nhìn khá khó chịu, có khi nó sẽ làm xuất hiện một số mụn sẩn/ thịt hoặc mụn nước. Da nổi mẩn đỏ sẽ thường ngứa, có thể hơi ẩm ướt và phồng rộp. Cảm giác tương tự như khi da tiếp xúc với cây thường xuân.

3. Trẻ bị eczema có những triệu chứng gì?

Bệnh eczema ở trẻ em thường có biểu hiện ở da là: Nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn, ứa nước, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt, nước hoa. Hành động gãi khi chiến đấu với cảm giác ngứa ngáy chỉ làm cho tình trạng bệnh thêm tệ hại hơn và đi vào một vòng luẩn quẩn: Da bị nổi đỏ, ngứa, gãi và da lại đỏ hơn, ngứa hơn, gãi nhiều hơn…

[inline_article id=38260]

Trong khi đó, bệnh chàm ở trẻ sơ sinh sẽ thường khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu rồi dần lan rộng sang các bộ phận khác như tay, chân trước, cơ thể. Khu vực mang tã thường được “tha” vì ở những chỗ này bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo. Ở những trẻ lớn hơn, bệnh thường xuất hiện ở mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Những đối tượng bị bệnh chàm trong một thời gian dài thì vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn, khô hơn và sẫm màu hơn, đây là hậu quả của việc gãi ngứa làm trầy xước da và những lần phát bệnh trước đây để lại.

4. Cách ngừa bệnh eczema ở trẻ em tái phát

Nhiều trường hợp eczema là do di truyền và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên với những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ có thể tránh được một số trường hợp của bệnh chàm.

Để hạn chế bệnh bùng phát, bạn nên giữ trẻ ra khỏi bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và một số loại thực phẩm nhất định. Tránh sử dụng các loại xà phòng có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da. Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên vì sẽ làm cho da bé dễ bị khô. Thói quen chà xát hay làm khô da sau khi tắm cũng có thể làm da bé bị tổn thương và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

[inline_article id=14071]

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi chăm sóc da bé để tránh bệnh tái phát:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho con 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema.
  • Nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể
  • Thướng xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da.
  • Nếu đi khám, các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho uống thuốc kháng histamine để hạn chế cảm giác ngứa ngáy.

5. Hướng điều trị khi bé bị chàm

hướng dẫn điều trị bệnh eczema ở trẻ em

Dưới đây là những nguyên tắc mẹ cần lưu ý khi điều trị bệnh eczema ở trẻ em:

  • Tránh xa những yếu tố gây kích ứng da
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da để giảm bớt tình trạng da bị khô
  • Sử dụng thuốc làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết. Ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện, mẹ nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày.
  • Thói quen sử dụng dầu tắm có thể giúp tăng cường độ mềm mại cho da để ngăn chặn các bệnh chàm bùng phát.
  • Trong giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn, mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ hay kem steroid tại chỗ cho bé trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng histamine hay steroid đường uống.
  • Khi bệnh chàm đã bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa khác. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần làm xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân làm cho da bé nổi mẩn đỏ. Hướng điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Bé bị chàm mà gãi ngứa hay chà xát nhiều, vùng da tổn thương sẽ dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể bị sốt. Nếu bé còn kết hợp mắc bệnh thủy đậu hay nhiễm trùng do virus herpes, vùng da mẩn đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ cần được chuyển đến các cơ sở y tế gấp để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹ sẽ ngăn ngừa được bệnh eczema ở trẻ em tái phát nếu tránh được những yếu tố kích hoạt bệnh bé trở lại. Dù có vất vả một chút khi chăm sóc làn da mỏng manh của bé yêu nhưng nhìn con lớn khỏe mạnh thì mệt mấy mẹ cũng sẽ cam lòng!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bộ dụng cụ y tế cho bé: Cần sẵn trong nhà!

bộ dụng cụ y tế cho bé
Cẩn tắc vô áy náy, mẹ nên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà

Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà là rất cần thiết. Trẻ sơ sinh mỏng manh, yếu đuối và luôn có khả năng bị gây thương tổn. Hơn nữa, bản thân gia đình bạn cũng rất cần nguồn viện trợ này mỗi khi gặp tai nạn nho nhỏ đúng không? Vì vậy, sẽ không thừa để sắm ngay một bộ dụng cụ y tế hợp lý trong nhà. Mẹ có thể tham  khảo danh sách sau!

1/ Bao nhiêu bộ dụng cụ là đủ?

Tùy thuộc vào nhu cầu và lối sống của gia đình bạn, bạn có thể sắm một bộ lớn cho cả nhà, một bộ nhỏ để bỏ vào túi xách, ba lô mỗi khi ra ngoài cùng bé. Nên lưu ý rằng môi trường quá nóng hay quá lạnh rất dễ làm hỏng và giảm bớt hiệu quả của một vài loại thuốc.  Vì vậy, mẹ nên để ý để thay thường xuyên thuốc trong bộ dụng cụ y tế nhỏ thường mang ra ngoài.

Để an toàn , mẹ nên lưu trữ thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết vào hộp nhựa, sau đó đựng trong túi vải có kéo khóa. Nhớ để xa tầm với của trẻ em, rất nhiều món trong đó có thể gây hại cho bé đấy!

[inline_article id = 65736]

2/ Ưu tiên hàng đầu

Hạng mục quan trọng cần được ưu tiên chuẩn bị trước hết đó chính là tên và những số điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp nguy khẩn cần cấp cứu. Dán giấy vào hộp hoặc tủ đựng đồ ý tế để lưu lại thông tin. Tên và số điện thoại cần thiết:

-Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

-Bệnh viện địa phương.

-Đường dây khẩn cấp cứu của bệnh viện.

-Cảnh sát, cứu hỏa.

3/ Những dụng cụ y tế cần thiết

-Nhiệt kế dành cho trẻ sơ sinh.

-Sirô ho, sirô hạ sốt loại thảo dược.

-Thuốc hạ sốt dành cho trẻ em, cả viên uống lẫn nhét trực tràng.

-Thuốc kháng histamine, theo khuyến cáo của bác sĩ, dùng để trị phản ứng phụ do côn trùng cắn, nổi mề đay, dị ứng.

-Lotion hoặc kem hydrocortisone (0,5%) dùng để làm dịu vết cắn của côn trùng hoặc mẩn ngứa.

-Bông tiệt trùng tẩm cồn để làm sạch nhiệt kế trực tràng.

-Thuốc mỡ kháng sinh để trị vết thương hở.

-Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi.

-Gel aloe vera trị vết bỏng.

-Nhíp nhỏ.

-Một cặp kéo sắc.

-Kem chống nắng an toàn cho trẻ.

-Kem chống muỗi.

-Dụng cụ hút mũi cho bé.

-Băng dán cá nhân phù hợp với làn da bé.

-Cuộn gạc, miếng gạc, băng keo dán loại dành cho trẻ sơ sinh.

-Bông vô trùng.

-Găng tay không chứa latex.

-Dung dịch cồn khô rửa tay.

-Ống tiêm, cốc hoặc thìa để định lượng thuốc.

-Băng tay rà lưỡi để kiểm tra họng bé.

-Túi nước giữ nhiệt.

-Đèn pin nhỏ để kiểm tra tai, mũi, họng.

-Cuốn sổ tay sơ cấp cứu cơ bản.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 siêu thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Khi bé bắt đầu tập ăn, mẹ phải chọn món nào vừa hợp với độ tuổi của bé lại vừa giúp bé thêm khỏe mạnh. Bỏ túi 10 siêu thực phẩm ăn dặm sau mẹ nhé!

10 siêu thực phẩm ăn dặm cho bé

1. Việt quất

Việt quất là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa và flavonoid, cực kỳ có lợi cho mắt và não bộ của bé, thậm chí tốt cho cả đường tiết niệu. Nếu ngại chua, mẹ có thể tự làm nước ép việt quất hoặc làm mứt, cho thêm chút đường và trộn thêm vào sữa chua cho bé dễ ăn.

Phần ăn của trẻ: Để 1/4 bát quả việt quất vào lò vi sóng khoảng 30 giây, sau đó trộn với sữa chua.

2. Siêu thực phẩm ăn dặm 2: Sữa chua

Đây là lựa chọn thực phẩm giàu canxi cho bé mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con. Ngoài ra, sữa chua còn chứa vitamin D, các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Trẻ sơ sinh có thể ăn sữa chua khi bé được 6 tháng tuổi. Bé cần lượng calorie từ chất béo trong sữa chua, vì vậy mẹ đừng chọn cho con loại tách béo, ít béo hay ăn kiêng nhé.

Phần ăn của trẻ: Trộn sữa chua với loại trái cây nghiền khác như cam, quýt, chuối, táo, bơ.

3. Siêu thực phẩm ăn dặm 3: Bí đỏ

Món ăn chế biến từ bí đỏ vừa bắt mắt lại vừa ngon ngọt. Mẹ có thể nấu bột bí đỏ, hấp để cho con cầm ăn. Lượng beta-carotene dồi dào trong bí đỏ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo dành cho mắt.

[inline_article id = 24053]

Phần ăn của trẻ: Nấu súp bí đỏ và thêm chút phô mai béo ngậy.

4. Siêu thực phẩm ăn dặm 4: Đậu lăng

Siêu thực phẩm này cung cấp cho bé protein và chất xơ hòa tan, cùng với lượng sắt gấp đôi so với những loại rau củ khác. Đậu lăng cũng giàu vitamin B, folate. Mẹ có thể tìm mua đậu lăng ở các cửa hàng bán thực phẩm của người Ấn hoặc các nhà hàng Ấn.

Phần ăn của trẻ: Nấu đậu lăng với cháo là lựa chọn dễ dàng nhất.

5. Siêu thực phẩm ăn dặm 5: Các loại rau lá xanh đậm

Không bao giờ là quá sớm để khuyến khích bé ăn rau. Cải xoăn, kale, là loại rau có lá xanh đậm cực kỳ giàu folate và sắt. Mẹ có thể chọn một số loại rau khác như cải bó xôi, đậu Hà Lan, rau cải, bắp cải…

Phần ăn của trẻ: Hấp, sau đó xay nhuyễn rau, trộn với ngũ cốc, bột hoặc cháo. Tỷ lệ 2 phần rau 1 phần bột/cháo mẹ nhé!

thực phẩm ăn dặm cho trẻ
Cho trẻ ăn dặm đúng cách để giúp trẻ siêu khỏe mạnh

6. Siêu thực phẩm ăn dặm 6: Bông cải xanh

Nhiều chất xơ, folate và canxi, bông cải xanh còn là nguồn thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Đừng quên tập cho bé ăn bông cải ngay từ lúc mới ăn dặm, bé sẽ không tỏ ra khó khăn khi ăn rau sau này.

Phần ăn của trẻ: Hấp cho đến khi rau mềm, cắt thành miếng nhỏ bằng hạt đậu, để nguội. Bông cải xanh hơi có mùi, vì vậy tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn khi rau đã nguội.

7. Siêu thực phẩm ăn dặm 7: Quả bơ

Giàu chất béo lành mạnh, bơ là trái cây rất tốt để kích thích não bộ con phát triển.

Phần ăn của trẻ: Trộn bơ với các loại thực phẩm khác như phô mai, táo, chuối hoặc cho bé ăn kèm bánh quy giòn.

8. Siêu thực phẩm ăn dặm 8: Thịt đỏ

Chỉ cần hầm mềm thật mềm, mẹ có thể cho bé nhấm nháp chút thịt đỏ giàu sắt và kẽm này.

Phần ăn của trẻ: Khi hầm thịt, mẹ có thể cho thêm các gia vị khác để món ăn thêm hấp dẫn như gừng hoặc rau mùi tây.

9. Siêu thực phẩm ăn dặm 9: Mận khô

Nghe có vẻ khô khan, nhưng loại trái cây sấy khô này lại là nguồn chất xơ dồi dào. Trẻ có thể bị táo bón khi chuyển sang ăn chất rắn. Vì vậy, thêm mận khô xay nhuyễn vào chế độ ăn uống của bé có thể giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động trơn tru.

Phần ăn của trẻ: Nghiền mận khô, sau đó trộn với ngũ cốc hoặc nước ép táo. Nếu bé có vẻ khá khó chịu với chứng táo bón, mẹ có thể pha 1-2 thìa cà phê nước ép mận vào sữa công thức hoặc sữa mẹ cho trẻ bú.

10. Siêu thực phẩm ăn dặm 10: Quýt

Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt là loại trái cây với hương vị lý tưởng cho trẻ ăn dặm.

Phần ăn của trẻ: Cắt nhỏ múi quýt lớn ra từng phần nhỏ để trẻ có thể cho vào miệng ăn mà không bị hóc hay nghẹn.

Nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm của bé

1. Thực phẩm giàu chất sắt

Hấp thu đủ chất sắt trong giai đoạn này có vai trò quyết định cho sự phát triển vĩnh viễn của não bé sau này. Nguồn chất sắt tự nhiên khi bé sinh ra bắt đầu giảm dần từ tháng thứ 6. Đó là lý do vì sao chất sắt trở thành nguồn dưỡng chất tối quan trọng cho bé khi ăn dặm.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt gồm: thịt đỏ, thịt gà, trứng, rau xanh. Vitamin C giúp hấp thu chất sắt hiệu quả hơn nên thực đơn của bé cũng cần có thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây có múi hay cà chua.

Thực phẩm ăn dặm
Từ các loại thịt, trứng…
Thực phẩm ăn dặm 2
… đến các loại trái cây có múi, đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất sắt dồi dào cho bé

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm chứa vitamin D có nhiều trong các loại cá có dầu, trứng, ngũ cốc…

3. Thực phẩm giàu omega-3 

Giúp cho não bộ, hệ thần kinh và thị lực bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài các loại cá béo, cá hồi… mẹ có thể bổ sung thêm omega-3 trong trứng và rau xanh đậm.

thực phẩm ăn dặm: cá giàu omega-3
Cá, một trong số ít các loại thực phẩm “đa năng” cung cấp vitamin D, omega 3 cho bé phát triển toàn diện

Thực phẩm không nên có trong thực đơn của bé

Chế độ ăn uống khỏe mạnh vào đúng giai đoạn phát triển của bé có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé sau này. Vì vậy, cần tránh cho bé ăn:

  • Muối: Bé dưới 12 tháng cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối như nước sốt, viên gia vị. Tránh ăn nhiều muối vì sẽ làm tổn hại thận của bé và ngăn ngừa hình thành thói quen ăn mặn sau này, giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh cao huyết áp về sau.
  • Trứng chưa nấu chín: không được dùng cho bé dưới 12 tháng. Bé chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ.
  • Mật ong: tuy rất tốt với cho người lớn nhưng bé dưới 12 tháng tuổi không được dùng vì có nguy cơ bị ngộ độc.
  • Thực phẩm nhiều đường và chất béo: Các loại thực phẩm này vừa gây sâu răng, béo phì và thừa cân khi trưởng thành nên tốt nhất phải cho bé hạn chế ăn.
  • Trà, cà phê và thức uống có ga: Trà và cà phê chứa tannin hạn chế sự hấp thu chất sắt trong khi thức uống có ga thường chứa nhiều đường gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, béo phì và thừa cân.
  • Sữa bò: không nên dùng sữa bò làm thức uống chính cho bé dưới 12 tháng.
  • Các loại hạt chưa tách, còn nguyên: không chỉ hạn chế cho bé dưới 12 tháng mà thậm chí bé dưới 15 tháng cũng không nên ăn để tránh bị nghẹn.
  • Thịt đóng hộp như giăm bông, thịt muối, xúc xích chứa rất nhiều muối và chất phụ gia không thích hợp cho bé nhỏ. Hạn chế cho bé ăn các loại thịt này để ngăn ngừa nguy cơ bé mắc các bệnh tim mạch và huyết áp khi trưởng thành.

>>> Các chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ ăn chay, sữa cho con có đủ chất?

ăn chay trong giai đoạn cho con bú
Tăng cuờng thêm những thực phẩm giàu sắt, kẽm, B12 và canxi khi cho con bú

 

1/ Uống viên bổ sung

Khi ăn chay, cơ thể bạn rất dễ thiếu hụt vitamin B12, canxi, sắt và kẽm. Điều này càng tăng cao khi bạn đang mang thai và cho con bú. Vì vậy, để bổ sung những dưỡng chất này, bạn có thể phải dùng thêm thuốc bổ sung vitamin. Trong quá trình mang thai, bác sĩ đã kê đơn bổ sung những loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn nên đến kiểm tra lại lần nữa. Tùy từng giai đoạn và nhu cầu dinh dưỡng, thuốc của bạn sẽ có sự thay đổi.

2/ Tăng cường đạm

Không ăn thịt đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ thiếu một nguồn cung cấp đạm khá dồi dào. Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung đạm cho cơ thể thông qua các nguồn khác như gạo lứt, các loại hạt, đậu, bơ đậu phộng, các sản phẩm làm từ đậu nành… Nếu có thể, bạn nên thêm các thực phẩm làm từ sữa vào thực đơn hàng ngày của mình. Đó là nguồn cung cấp đạm và canxi khá lý tưởng.

[inline_article id=33975]

3/ Chú ý lượng canxi

Bổ sung canxi cho cơ thể với trứng và những thực phẩm làm từ sữa. Tuy nhiên, nếu bạn ăn chay triệt để, nghĩa là không động đến trứng và sữa bò, bạn có thể uống sữa đậu nành, chăm chỉ ăn rau quả và trái cây. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh, hạt hạnh nhân, các loại quả khô… Ngoài ra, thay vì dùng đường, bạn có thể sử dụng mật ong thay vì đường. Mật ong có chứa nhiều canxi tự nhiên.

4/ Thêm nguồn bổ sung B12

B12 là một trong những dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, những mẹ ăn chay lại có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin này. Mẹ nên chú ý tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều B12 như ngũ cốc, đậu nành, nấm men…

5/ Duy trì chế độ dinh dưỡng

Nghiên cứu các loại thực phẩm và công thức món ăn khác nhau giúp bạn chủ động bổ sung thêm những dưỡng chất còn thiếu trong chế độ ăn của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên chắc chắn bản thân đang nạp đủ lượng calo cần thiết.

[inline_article id=786]

6/ Bổ sung đủ nước

Đảm bảo uống đủ ít nhất 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Chủ động bổ sung nước cho cơ thể, không chờ đến khi khát mới uống.

7/ Khám định kỳ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cũng như chiều cao và cân nặng của bé. Nếu thấy con có dấu hiệu nhẹ cân, suy dinh dưỡng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

làm gì khi trẻ bị méo đầu
Hiện nay đã có mũ chuyên dụng, giúp tái định vị lại sự phát triển đầu của bé

1. Hội chứng méo đầu, bẹp đầu là gì?

Đầu méo là một hiện tượng thường xảy ra với trẻ sơ sinh. Đầu của bé có dạng thon, dẹt hoặc méo mó, không được tròn trịa như những bé khác. Tùy từng trường hợp, bé có thể bị lép phía sau, một bên phải hoặc bên trái đầu. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé mà chỉ làm mất thẩm mỹ.

Tư thế nằm sai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Do trong giai đoạn sơ sinh, hộp sọ của bé tương đối mềm mại, tạo điều kiện để não có thể mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà đầu bé rất dễ thay đổi hình dạng.

2. Nhận biết hội chứng méo đầu

Đầu lép rất dễ nhận thấy, nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy phần sau đầu của bé bị phẳng một bên. Phần tai phía bên đầu cũng bị đưa hẳn về phía trước. Trong một vài trường hợp, bạn có thể nhận thấy phần bên kia của đầu sẽ hơi phình ra hoặc phần trán của bé nhìn có vẻ mất cân đối.

[inline_article id=61371]

3. Hạn chế đầu trẻ bị méo

– Thời gian ngủ: Khi đặt con xuống giường, mẹ nên chú ý hướng mặt con về phía nôi và thay đổi tư thế ngủ của bé mỗi đêm. Đặc biệt, mẹ không nên sử dụng những dụng cụ để định vị đầu của bé. Như vậy có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

– Giờ ăn: Bạn nên đổi bên mỗi khi cho bé bú. Điều này không chỉ giúp ngực của bạn không bị lệch mà còn giúp hạn chế tình trạng “đầu phẳng” của bé.

– Khi cho bé ngồi: Tránh để bé ngồi trên ghế trẻ sơ sinh, ghế trên xe hơi, địu lưng… trong một thời gian dài. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bé có xu hướng ngả đầu về một bên khi ngồi.

[inline_article id=30801]

4. Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Mọi người đều có một phần không đối xứng phía trên đầu của mình. Trong hầu hết các trường hợp, những phần lép trên đầu bé sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường khi bé được 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.

Nếu nhận thấy đầu bé đột nhiên trở nên lép, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để chắn chắn rằng nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Qua giai đoạn sơ sinh, đầu của bé sẽ cứng hơn và bạn cần phải có phương pháp đúng mới có thể giúp con khôi phục lại tình trạng bình thường. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn với một bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc thẩm mỹ để giúp điều trị tình trạng này.

Nếu tình trạng của bé nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé sử dụng mũ điều chỉnh để định vị lại hình dáng đầu cho bé. Phương pháp này nên được thực hiện trước khi bé được 6 tháng tuổi và mất từ 2-6 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và không phổ biến, nhất là ở Việt Nam.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Định vị tính cách trẻ qua tranh tự vẽ

phác thảo đơn giản về thế giới xung quanh
Bức tranh cho thấy những cảm nhận của bé về thế giới xung quanh

1/ Từng giai đoạn phát triển của bé

Có 3 giai đoạn trước khi nhóc của bạn trở thành một “danh họa nhí”: vẽ nguệch ngoặc, vẽ phác thảo và vẽ chi tiết. Mỗi giai đoạn tương ứng với một bước trong sự phát triển của bé.

– Những nét vẽ nguệch ngoặc

Ở giai đoạn này, những bức tranh của bé không mang theo một dấu ấn cá nhân mà chỉ đơn giản là những nét gạch trên giấy. Trông có vẻ như là không có ý nghĩa gì hết nhưng nếu xem kỹ, mẹ có thể thấy một hình dạng nhất định hoặc vài ký hiệu đơn giản.

– Phác thảo

Bé đang cố gắng ghi lại hình ảnh của thế giới xung quanh thông qua nét vẽ của mình. Đó có thể là những điều đơn giản như khuôn mặt, con số, xe hay nhà cửa… Thông thường, những bức vẽ này không mang tính thực tế. Bạn đừng ngạc nhiên khi bé vẽ ngôi nhà bé xíu với một cánh cửa to đùng hay như lúc bé vẽ một giàn hoa trước cửa nhà… Đây chỉ là cách bé thêm vào để chắc chắn bản vẻ của mình đặc biệt.

– Chi tiết

Bé bắt đầu chú ý đến những chi tiết nhỏ trong bản vẽ của mình. Bé cũng biết cách sử dụng hình ảnh tượng trưng. Chẳng hạn nếu bé vẽ một chữ “v” trên bầu trời, đó có thể là một chú chim nhỏ đang bay lượn. Thậm chí, bé có thể hẳn một câu chuyện xoay quanh các bức vẽ của mình.

[inline_article id=13730]

2/ Hiểu con qua từng bức vẽ

Đôi khi, bức vẽ chỉ là kết quả của một giờ chơi thú vị của bé mà không mang ý nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có lúc bức tranh của con lại cho bạn thấy được nội tâm của bé, cách bé suy nghĩ và cảm nhận, những điều có ý nghĩa với con.

bức tranh gia đình
Trong những bức tranh gia đình, bé thường vẽ mình đứng gần người mang lại cảm giác thân thiết

– Giới tính và màu sắc: Trong khi những bé gái thường có xu hướng sử dụng màu ấm, các bé trai lại thích sử dụng những màu lạnh hơn. Màu xanh lá cây cho thấy một đứa trẻ thích sáng tạo, màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc còn màu đỏ thể hiệ sự phấn khích.

– Vị trí trên bức vẽ: Nếu bắt đầu ở phía bên trái của trang giấy cho thấy bé đang có xu hướng tìm về quá khứ và sự nuôi dưỡng. Bên phải biểu hiện cho tương lai và thể hiện nhu cầu giao tiếp. Những hình vẽ phía dưới trang giấy cho thấy sự không an toàn và sự thiếu thốn.

[inline_article id=441]

– Kích thước: Mẹ nhớ để ý kích thước của những hình người trong bức vẽ của con nữa nhé! Nó giúp bạn hiểu thêm nhiều về tính cách của con. Hình người với bàn tay lớn quá cỡ cho thấy bé là một đứa trẻ tích cực. Ngược lại, một đôi chân tí hon sẽ mang lại cảm giác không ổn định và bất an.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tò mò màu tóc của con yêu?

màu tóc của bé
Màu tóc của bé được quy định bởi sắc tố eumelanin

1/ Yếu tố ảnh hưởng màu tóc trẻ sơ sinh

Tóc nâu là màu tóc phổ biến nhất trên thế giới trong khi rất hiếm người có màu tóc vàng tự nhiên. Một mái tóc đen được gây ra bởi sắc tố eumelanin. Càng nhiều sắc tố này, tóc bé cưng càng có màu tối hơn và ngược lại.

2/ Các chuyên gia nói gì về màu tóc trẻ sơ sinh?

Mã di truyền của bé có protein đóng góp vào quá trình hình thành sắc tố tạo nên màu tóc của con. Eumelanin ảnh hưởng tạo ra tóc màu cam và màu vàng trong khi pheomelanin làm tóc nâu và đen. Hai loại sắc tố này kết hợp với nhau và tạo nên màu tóc của con bạn. Vì vậy, một đứa trẻ có nồng độ eumelanin cao hơn sẽ có tóc màu sáng hơn. Khi đột biến gen gây đình chỉ sản xuất pheomelanin, tóc của bé sẽ có màu đỏ. Những người có màu tóc vàng hoặc đỏ thuờng có mức tryosinase, yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hắc tố melanin cao hơn những người tóc nâu và đen.

[inline_article id=1171]

3/ Tóc trẻ sơ sinh sẽ có màu gì?

– Đa số các bé thường có màu tóc đen. Màu mắt và tóc của bé có thể là sự pha trộn giữa màu tóc và mắt của ba mẹ. Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu tóc cha mẹ có màu đen trong khi tóc con có màu nâu. Điều đó hoàn toàn bình thường vì đen và nâu vẫn nằm chung một tông màu.

– Một phụ huynh có tóc đen nhưng mang theo một gen lặn tóc vàng có thể sinh ra một nhóc “vàng hoe”. Điều này xảy ra nếu hai gen lặn tóc vàng được liên kết với nhau. Giống như tóc vàng, tóc đỏ cũng là một gen lặn bị che khuất bởi màu đen hoặc nâu một cách mạnh mẽ. Anh chị em trong cùng một gia đình có khả năng sẽ có màu tóc không giống nhau.

[inline_article id=66988]

4/ Những điều thú vị về màu tóc trẻ sơ sinh

– Màu tóc đỏ là máu hiếm nhất trên thế giới trong khi màu đen là màu phổ biến nhất.

– Theo một cuộc khảo sát, những cô gái tóc vàng thường là người sôi động vui vẻ, tóc nâu thông minh và nghiêm túc, tóc đỏ là những người mạnh mẽ.

– Sau khi hóa trị, tóc bạn vẫn có thể mọc lại như trước. Tuy nhiên, màu tóc có thể thay đổi đôi chút.

– Một sợi tóc có thể bao gồm 14 nhân tố khác nhau, trong đó có màu vàng.

– Có thể dễ dàng sử dụng mặt cắt của tóc để xác định chủng tộc của một người: tóc Châu Á hình tròn, Châu Phi phẳng và Châu Âu hình bầu dục.

– Thời Hy Lạp cổ đại, người ta tin rằng những người tóc đỏ sau khi chết sẽ biến thành ma cà rồng.

– Ngày xưa, để nhuộm màu vàng cho tóc, người ta phải sử dụng nước tiểu ngựa

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

5 điều mẹ có thể du di khi trẻ bị sốt

trẻ bị sốt
Du di cho con 5 điều sau khi con sốt mẹ nhé!

1. Chăm sóc trẻ bị sốt: Để trẻ ăn món trẻ thích

Khi bị sốt, trẻ luôn có xu hướng từ chối mọi món ăn. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải ép trẻ ăn những món lành mạnh như ngày thường. Nếu trẻ muốn ăn ngọt, ăn vặt, sẵn sàng phục vụ trẻ. Miễn là không phải những món làm tình trạng bệnh của trẻ nặng nề thêm.

2. Trẻ bị sốt: Nới giãn thời gian xem tivi

Hằng ngày, ba mẹ luôn đặt ra thời gian giới hạn xem tivi, máy tính bảng cho con. Tuy nhiên, đến khi trẻ bị sốt, để dỗ trẻ không quấy khóc, khó chịu, chẳng còn cách nào khác là làm dịu con bằng các “cô trông trẻ” bất đắc dĩ kia. Buổi tối trước khi ngủ, nếu bé có yêu cầu mẹ đọc hơn chục lần truyện cổ tích bé thích, hẳn mẹ phải làm theo dù có mệt mỏi thế nào nhé!

3. Trẻ bị sốt: Cho con thoải mái nghỉ ngơi

Các bác sĩ nhi luôn khuyên ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với không khí bên ngoài, ở lâu trong nhà có thể làm trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ thích loanh quanh trong nhà, cứ để con thoải mái mẹ nhé. Được làm những gì mình thích, bé sẽ vui vẻ, dễ chịu hơn.

4. Trẻ bị sốt: Du di quy tắc lễ nghi

Mẹ luôn dạy con phải nói xin lỗi, cảm ơn, làm ơn mỗi khi muốn nhờ ai làm điều gì hoặc được ai làm điều gì cho. Tuy nhiên, trẻ bị sốt sẽ rất kiệm lời nói. Ba mẹ không nên trách bé khi bé nói trống không hoặc tỏ vẻ khó chịu. Cơn sốt làm bé lúc nào cũng mệt mỏi, thông cảm cho bé nhé!

5. Chăm sóc trẻ bị sốt: Bỏ vài ngày không đánh răng

Khi bị sốt, đôi khi về đêm, trẻ rất khó ngủ vì mệt. Thay vào đó, mỗi khi uống thuốc xong, trẻ lại rất dễ buồn ngủ vì tác dụng của thuốc. Lúc này, mẹ có muốn bé đánh răng cũng không được. Để con ngủ và nghỉ ngơi theo ý muốn của mình mẹ nhé! Sau khi hồi phục, mẹ dắt bé đến nha sĩ cũng chưa muộn đâu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

Tuy nhiên, việc chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm là rất quan trọng. Ngoài việc biết những món ăn tốt cho trẻ; mẹ cũng cần hiểu những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì. Đồng thời, biết nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé.

1. Nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Khi vào độ tuổi tập ăn dặm; và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm; mẹ cần thực hiện quá trình tập ăn dặm cho bé một cách kiên nhẫn. Về cơ bản, nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đó là: không nên cho bé ăn dặm những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.

Theo CDC Hoa Kỳ, thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm các sản phẩm từ sữa bò, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, lúa mì, đậu nành và mè. Do đó, mẹ hãy đợi đến khi bé lớn hơn mới cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm
Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng thì mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

2. Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

2.1 Muối ăn

muối

Muối sẽ không tốt cho thận của bé. Do đó, khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ không nêm nếm muối, gia vị hoặc sử dụng các nước kho thịt.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm có nhiều muối như:

  • Bánh quy mặn: Đây quả là món lý tưởng để cho bé tập cắn và nhai, nhưng nó gây ra sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết đến từ bữa ăn chính. Tương tự như việc cho ăn ngọt; bé ăn mặn nhiều không tốt cho răng.
  • Các món ăn chế biến sẵn: Mẹ nên nấu cho bé những món với nguồn nguyên liệu tươi sống, chưa qua tẩm ướp chế biến. Thực phẩm chế biến sẵn vốn dĩ có nhiều phụ gia, chất bảo quản. Hơn nữa, lượng đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Thịt lợn muối xông khói.
  • Xúc xích.
  • Khoai tây chiên rắc thêm muối.
  • Đồ ăn vặt có vị mặn.

2.2 Đường

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: đường
Những thực phẩm có nhiều đường mẹ không nên cho bé ăn dặm

Bé trong độ tuổi ăn dặm không cần đường. Do đó, mẹ cần tránh đồ ăn nhẹ hoặc các món nước uống có nhiều đường (ví dụ nước ép trái cây; hoặc các chế phẩm từ hoa quả nói chung).

Một số món ăn quen thuộc nhưng rất nhiều đường có thể kể đến như:

Nước ngọt: Nước ngọt, nói không ngoa, chứa hàng tấn đường hóa học; có thể nhanh chóng “tàn phá” sự phát triển răng lợi của bé. Trẻ uống nhiều nước ngọt; sẽ có thể trở nên chán các loại nước bổ dưỡng khác.

Nước ép trái cây: Tại sao xuất phát từ trái cây nhưng lại không có lợi cho sức khỏe bé? Thực tế, hầu hết lượng chất xơ trong trái cây bị mất trong quá trình ép nước; thành phần còn lại chủ yếu là đường.

Với trẻ sơ sinh, cho uống nước ép quả là một sự lãng phí việc bổ sung năng lượng. Đường trong nước ép trái cây có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa; dẫn đến tiêu chảy. Nếu mẹ muốn bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn trái cây tươi cắt lát nhỏ.

Món tráng miệng từ gelatin: Gelatine là một chế phẩm tạo ra từ chất collagen chế biến từ da và xương động vật. Nhiều mẹ nghĩ rằng đây là lựa chọn tốt để bổ sung protein cho bé. Tuy nhiên, thực chất, sau món tráng miệng mềm mềm, dai dai, bé chỉ nạp đường, hương liệu nhân tạo, phẩm màu vào trong cơ thể.

2.3 Những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, mẹ không nên cho bé ăn dặm

chất béo bão hòa

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa mẹ không nên cho bé ăn dặm. Điển hình như khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt. Khi mua sắm hay đi chợ; mẹ cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng để giúp chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa hơn.

>> Mẹ xem thêm: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

2.4 Mật ong

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: mật ong
Mật ong là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Đôi khi, mật ong có chứa vi khuẩn có thể tạo ra chất độc trong ruột của trẻ; dẫn đến ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh; đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng.

[key-takeaways title=””]

Mẹ không cho trẻ ăn mật ong cho đến khi trẻ được hơn 1 tuổi. Mật ong là một loại đường, vì vậy tránh mật ong cũng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng.

[/key-takeaways]

2.5 Các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt

các loại hạt và đậu phộng

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn. Mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt và đậu phộng từ khoảng 6 tháng tuổi; miễn là chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn hoặc một loại hạt mịn hoặc bơ đậu phộng.

Nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng trong gia đình; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ăn hạt, đậu phộng.

2.6 Một số loại pho mát – những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: Phô mai xanh
Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm như phô mai xanh, phô mai mốc,…

Phô mai có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đồng thời cung cấp canxi, protein và vitamin.

  • Bé có thể ăn phô mai nguyên chất béo tiệt trùng từ 6 tháng tuổi. Điều này bao gồm phô mai cứng, chẳng hạn như phô mai cheddar nhẹ, phô mai tươi và phô mai kem.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên ăn pho mát mềm bị mốc, chẳng hạn như brie hoặc camembert; hoặc pho mát sữa dê chín và pho mát mềm có đường vân xanh, chẳng hạn như roquefort.

Những thực phẩm như loại phô mai nêu trên không nên cho bé ăn dặm; vì chúng có thể chứa vi khuẩn tên listeria; không tốt cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, những loại pho mát này có thể được sử dụng như một phần của công thức nấu chín vì vi khuẩn listeria bị giết khi nấu chín.

2.7 Trứng sống và chín lòng đào

trứng sống hoặc chín lòng đào

Trẻ sơ sinh có thể có trứng từ khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho bé ăn trứng sống, trứng vịt lộn, trứng ngỗng hoặc trứng cút.

Ngoài ra, một số những thực phẩm từ trứng cũng không nên cho bé ăn dặm như hỗn hợp bánh chưa nấu chín, kem từ làm, sốt mayonnaise tự làm hoặc các món tráng miệng từ trứng chưa nấu chín.

2.8 Nước gạo – Một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: nước gạo
Nước gạo là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống nước gạo để thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ em (hoặc sữa bò sau 1 tuổi); vì chúng có thể chứa quá nhiều thạch tín.

Gạo có xu hướng hấp thụ nhiều thạch tín hơn các loại ngũ cốc khác; nhưng điều này không có nghĩa là bé không thể ăn gạo. Gạo khi sản xuất đã có quy định về mức arsen vô cơ được phép tối đa trong gạo và các sản phẩm từ gạo; thậm chí mức nghiêm ngặt hơn được đặt ra đối với thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Đừng lo lắng nếu  bé đã uống nước gạo. Không có rủi ro nào ngay lập tức; nhưng tốt nhất mẹ nên chuyển sang một loại sữa khác.

2.9 Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm khác

động vật có vỏ cứng

Ngoài những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm kể trên; mẹ cũng lưu ý về những loại thực phẩm sau để tránh cho bé ăn dặm nhé:

  • Viên thạch thô: Những viên thạch thô có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ đang làm thạch từ những viên thạch thô; hãy đảm bảo rằng mẹ luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Động vật có vỏ sống: Các loại động vật có vỏ sống hoặc nấu chín nhẹ như trai, trai, sò có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn.
  • Cá mập, cá kiếm và cá linh: Không cho bé ăn cá mập, cá kiếm hoặc cá linh. Lượng thủy ngân trong những loại cá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.

[inline_article id=1132]

3. Cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm

Sau khi biết những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm; mẹ cũng “bỏ túi” những nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé:

  • Trộn ngũ cốc và ngũ cốc đã nấu chín nghiền với sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
  • Nghiền hoặc xay nhuyễn rau, trái cây và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng mịn.
  • Các loại trái cây và rau củ cứng, như táo và cà rốt; thường cần được nấu chín để có thể dễ dàng nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Nấu thức ăn cho đến khi đủ mềm để dễ dàng nghiền bằng nĩa.
  • Loại bỏ tất cả mỡ, da và xương khỏi thịt gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
  • Loại bỏ hạt và vết rỗ cứng trên quả, sau đó cắt quả thành từng miếng nhỏ cho bé ăn.
  • Cắt thức ăn mềm thành những miếng nhỏ hoặc lát mỏng.
  • Cắt thức ăn hình trụ như xúc xích, phô mai sợi thành các dải mỏng ngắn; thay vì để miếng tròn vì bé có thể mắc nghẹn.
  • Cắt các loại thực phẩm hình cầu nhỏ như nho, anh đào, quả mọng và cà chua thành những miếng nhỏ.
  • Nấu và xay mịn hoặc nghiền các loại hạt nguyên hạt của lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc khác.

>> Mẹ xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm bao gồm: thực phẩm hay các chế phẩm có nhiều muối, đường, chất béo bão hòa. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh cho bé ăn dặm mật ong; một số phô mai mềm, bị mốc; các loại hạt, đậu phộng; các loại động vật có vỏ; trứng sống, trứng lòng đào hoặc uống nước gạo.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chọn sữa cho con theo thành phần

bảng so sánh thành phần dinh dưỡng
Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ, sữa công thức và sữa bò

♦5 thành phần quan trọng trong sữa

Khi chọn sữa cho con, bạn nên lưu ý các. thành phần này nhé!

1. Carbohydrate (bột đường)

Lactose là loại carbohydrate chính có trong sữa mẹ lẫn sữa chiết xuất từ sữa bò. Trong một số loại sữa công thức, người ta sử dụng đường bắp thay thế cho carbohydrate. Sữa không chứa lactose, có thành phần từ đậu nành và các loại sữa công thức đặc biệt khác thường chứa những loại carbohydrate như sucrose, đường bắp, bột bắp biến đổi và xi-rô bắp đông cứng.

2. Protein (chất đạm)

Sữa mẹ chứa khoảng 60% đạm whey và 40% đạm casein. Hầu hết các loại sữa công thức có hàm lượng protein tương tự sữa mẹ. Một số loại thì chứa 100% đạm whey.
Sữa chiết xuất từ đậu nành chứa đạm đậu tinh chế. Nhiều nhãn sữa dùng đạm đậu nành thuỷ phân giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Đạm sữa có thể được thuỷ phân hoàn toàn hoặc chỉ phân hủy một phần. Sữa thuỷ phân một phần không có tác dụng chống dị ứng. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, so với sữa chiết xuất từ sữa bò thông thường, sữa chứa đạm whey thuỷ phân một phần có làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng.

Sữa thuỷ phân cao chứa phân tử protein được phá vỡ hoàn toàn thành những axít amin cơ bản dễ hấp thụ. Loại sữa này chuyên dùng cho những trẻ dị ứng với protein.

3. Chất béo

Sữa mẹ chứa cả chất béo không bão hoà đơn, chất béo không bão hoà đa và chất béo bão hoà. Trong sữa công thức, người ta dùng nhiều loại dầu như dầu đậu nành, dầu dừa, dầu cọ (hoặc dầu cọ olein) và dầu hạt hướng dương giàu axít oleic.

Mặc dù dầu cọ và dầu cọ olein được sử dụng rộng rãi, các nghiên cứu lại cho thấy những thành phần này có thể làm giảm sự hấp thu chất béo và canxi. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không hấp thụ được tối đa lượng chất béo và canxi như khi bé uống sữa không chứa hai loại dầu kể trên.

Chất béo trung tính dễ tiêu hoá và hấp thu hơn. Sữa công thức có chất béo này đặc biệt dành cho trẻ sinh non và những trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá hay hấp thụ dưỡng chất.

DHA và ARA là 2 loại axít béo được cho thêm vào thành phần sữa công thức tiêu chuẩn hiện nay. Cả hai chất này đều có trong sữa mẹ khi người mẹ ăn uống đầy đủ, chúng rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.

Trẻ bắt đầu hấp thụ DHA và ARA từ mẹ suốt 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, những trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu nguồn dưỡng chất này. Nhiều nghiên cứu đã công nhận lợi ích của việc thêm DHA và ARA vào sữa công thức. Những trẻ sinh đủ tháng được uống sữa bổ sung DHA và ARA có thị giác tinh tường hơn hẳn những trẻ khác. Bên cạnh đó DHA và ARA cũng thúc đẩy sự phát triển thể chất lẫn khả năng nhận biết ở trẻ sinh non. Và tất cả trẻ sơ sinh đều cần lượng DHA và ARA ổn định trong 1 năm đầu đời.

thành phần dinh dưỡng
Mẹ nên lưu ý đến thành phần dinh dưỡng khi chọn sữa cho con

4. Vitamin và khoáng chất

Đây là phần chiếm nhiều diện tích nhất trên bảng thông tin dinh dưỡng của hộp sữa. Có nhiều từ lạ bạn không thể nhận ra, chẳng hạn như ferrous sulfate chính là chất sắt, sodium ascorbate là vitamin C, hay calcium pantothenate là vitamin B5.

Tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh không bú mẹ hoàn toàn được khuyến cáo dùng sữa bổ sung chất sắt trong 1 năm đầu đời. Điều này rất quan trọng nhằm đảm bảo lượng sắt tối thiểu trẻ cần hấp thụ mỗi ngày (trẻ  0-6 tháng cần 0,27 mg, trẻ 7-12 tháng cần 11 mg) để phòng ngừa thiếu máu. Chất sắt ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của máu giúp mọi tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Việc bổ sung đầy đủ chất sắt trong năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ hấp thụ rất nhiều chất sắt từ mẹ, nếu sinh non trẻ phải được bổ sung nhiều chất sắt để bù vào phần thiếu hụt đó.

Hầu hết các loại sữa công thức chứa ít nhất 4 mg sắt trong mỗi lít, nhưng cũng có những loại ít sắt được sản xuất theo quan điểm sai lầm là sắt gây ra táo bón. Với loại sữa thiếu dưỡng chất này, bạn không nên chọn sữa cho con.

5. Các thành phần khác

Sữa công thức của các hãng có thể khác nhau đôi chút do những thành phần sau đây:

  •  Nucleotide: Có trong sữa mẹ tự nhiên, giúp hình thành ADN và ARN, hỗ trợ phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi hãng sẽ có công thức thêm vào sữa một lượng nucleotide khác nhau.
  • Bột gạo: Tinh bột gạo được sử dụng trong sữa công thức giúp chống trào ngược dạ dày. Bác sĩ có thể khuyên dùng sữa này nếu trẻ hay bị tình trạng trào ngược axít.
  • Chất xơ: Sữa có thành phần từ đậu nành thường được bổ sung chất xơ dùng điều trị tạm thời chứng tiêu chảy. Similac for Diahrrea là loại sữa công thức duy nhất chứa chất xơ đã được kiểm định lâm sàng giúp làm giảm thời gian tiêu chảy.
  • Axít amin: Sữa có thành phần từ đậu nành hay chiết xuất sữa bò đều được thêm các loại axít amin như taurine, methionine và carnitine như trong sữa mẹ.

♦3 suy nghĩ sai lầm khi chọn sữa cho con

Sữa càng đắt tiền thì càng tốt

Xu hướng chung của mọi người thường nghĩ rằng “tiền nào của nấy” nên khi chọn sữa cho con trong thời kỷ cho trẻ ăn dặm, mẹ thường ưu tiên những loại sữa mắc tiền và nghĩ rằng những loại sữa rẻ hơn thì không tốt bằng. Hơn nữa, với tình yêu thương của mình, ba mẹ thường muốn dành thứ tốt nhất cho con. Thế nên các bà mẹ đổ xô nhau mua những loại sữa đắt tiền mà quên mất chất lượng sữa mới là điều quan trọng chứ không phải “cái giá”.

Ba thành phần dinh dưỡng chính trong sữa phải có là chất đạm, chất béo và carbonhydrate hay còn gọi là đường. Mẹ nên xem kỹ thành phần dinh dưỡng trên mỗi hộp sữa trước khi mua, tránh cho bé bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng.

Chỉ trung thành với một loại sữa nhất định

Thông thường, khi tìm được một hãng sữa nào uy tín hay được ai giới thiệu, mẹ có xu hướng “chung thủy” với nhãn hàng đó luôn khi chọn sữa cho con. Tuy nhiên, dù đó là một hãng nổi tiếng với chất lượng được nhiều người công nhận hoặc đã được “kiểm chứng” bằng những “nhân chứng sống” nhưng chưa chắc đó là loại sữa phù hợp với con bạn.

chon sua cho be 1
“Chung thủy” với một nhãn hiệu chưa chắc là điều tốt nhất cho bé.

Mỗi bé có một cơ địa khác nhau, có bé uống sữa đó thì không sao nhưng tới phiên bé nhà bạn th lại bị tiêu chảy hoặc bị táo bón… Thậm chí, tùy từng độ tuổi mà nhu cầu về sữa của bé cũng khác nhau. Nếu như cứ “chung thủy” mãi với một sản phẩm nào đó, mẹ lại bỏ qua loại sữa phù hợp nhất cho bé đấy! Hãy chọn sữa cho con thích hợp nhất, bạn nhé!

Sữa bột là loại nhiều dưỡng chất và tốt nhất cho bé

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ có sữa bột mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé sau thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nên dù nhiều khi bé không thích, mẹ vẫn ép bé uống cho bằng được. Thực ra, tuy không bằng sữa bột nhưng theo các nhà dinh dưỡng, sữa tươi cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, chỉ khi bé được 12 tháng tuổi, bé mới có thể dùng sữa tươi. Do lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới hoàn chỉnh và có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ sữa. Bé trên 1 tuổi đã được bổ sung chất dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày nên chỉ cần sữa tươi là đã có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.

MarryBaby