Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Bắt đầu với ngón tay cái, chuyển động lên xuống kèm theo âm thanh như ngón tay đang nói chuyện với bé. Mẹ chỉ nên nói những câu thoại đơn giản như: “Chào bé” hoặc tạo tiếng động vật để thu hút sự chú ý của bé.
[inline_article id = 62159]
2/ Mắt, mũi, miệng
Di chuyển bàn tay bé xinh của trẻ lên từng bộ phận trên khuôn mặt mẹ. Mỗi lần dừng ở đâu, mẹ có thể tạo tiếng chụt hoặc moa để miêu tả như nụ hôn bé dành cho mẹ.
3/ To, nhỏ
Mẹ nắm bàn tay của bé và hỏi: “Con to lớn từng nào nào?”. Sau đó, mở rộng cánh tay bé ra và nói: “Lớn từng này này”. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng vẫn sẽ làm bé thích thú đấy.
Ngoài 3 trò chơi trên, mẹ còn có thể tăng sự thích thú cho bé qua trò nhìn vào gương, nhìn các hình khối to nhỏ khác nhau, nhìn vào quả bóng lăn có chuông kêu bên trong.
Khi bé đang trong độ tuổi chập chững biết đi thì không có một con số hay khoảng cách chính xác giữa các lần đi tiêu của bé. Bạn chỉ nên xét theo thói quen bình thường hàng ngày của bé. Bé có thể đi ngoài sau mỗi bữa ăn hoặc một hai ngày sau đó hoặc có thể dài hơn giữa các lần đi tiêu. Cách đi tiêu của bé phụ thuộc vào việc bé ăn và uống gì, vận động như thế nào và tốc độ tiêu hóa cũng như đi tiêu ra sao.
Những dấu hiệu bạn cần chú ý:
– Số lần đi tiêu ít, đặc biệt khi bé không đại tiện từ 4 ngày trở lên và cảm thấy khó chịu khi đi.
– Phân rắn, khô và khó rặn.
– Phân trong tả, trong bô hoặc quần của bé rất lỏng. Phân lỏng có thể đi qua phân cứng ở ruột dưới và ra ngoài ở dạng phân lỏng trong tả hoặc quần bé. Nếu thấy dấu hiệu này, đừng nghĩ rằng bé bị tiêu chảy, rất có thể đó là dấu hiệu của táo bón đấy.
– Ăn quá ít chất xơ: Nếu bé ăn nhiều sữa, pho mát, sữa chua hoặc bơ đậu phộng và không đủ rau quả, ngũ cốc có thể sẽ bị bón.
– Sợ ngồi bô: Nếu con bạn bị áp lực phải tập ngồi bô thì có thể bé sẽ nín nhịn. Nếu bé có dấu hiệu căng thẳng khi phải đi tiêu như gồng mình, uốn cong lưng và mặt đỏ lên nhưng phân lại không ra được thì bé có thể sẽ nín nhịn.
Dù cho con bạn chịu ngồi bô thì bé có thể ngồi chưa đủ lâu để đi hết. Việc này dẫn đến sự tích tụ chất thải khiến đại tràng phình lên và căng tức. Đại tràng dãn ra khiến phân to và rắn hơn càng khiến bé nín để không phải ngồi bô.
– Thiếu nước: Nếu con bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ những gì bé ăn, uống và kể cả từ chất thải. Điều này dẫn đến việc phân bị khô, rắn làm bé khó đi tiêu.
– Ít vận động: Đi lại giúp máu lưu thông đến hệ thống tiêu hóa của bé. Vì thế, khi bé không vận động thì sẽ khó đi ngoài hơn.
Làm sao khi con bị táo bón?
– Tránh cho bé ăn các các loại thực phẩm gây táo bón: Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua và kem. Ngoài ra, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều chuối hoặc cà rốt cũng có thể khiến bé bị táo bón đấy.
– Tăng lượng chất xơ hấp thụ cho bé: Bạn nên cho bé ăn nhiều bánh quy giòn từ lúa mì, ngũ cốc, bánh mì và rau quả như mận, mơ, bánh ăn dặm, đậu Hà Lan và bông cải xanh.
[inline_article id=13017]
– Để phân mềm, hãy cho bé uống nhiều nước hơn. Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng một chút nước ép mận hoặc đào cũng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng nước ép bé uống mỗi ngày để phòng ngừa sâu răng và chứng biếng ăn. Bé uống đủ nước sẽ thay 4 đến 5 tã ướt mỗi ngày hoặc xi tiểu ít nhất sau mỗi năm hoặc sáu tiếng.
– Khuyến khích bé bò, leo trèo và đi lại hàng ngày để tăng cường quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.
– Mát xa bụng bé: Để ba ngón tay dưới rốn bé và ấn nhẹ nhàng nhưng sâu xuống bụng bằng các ngón tay. Ấn đến khi bạn cảm thấy chắc tay. Tiếp tục nhẹ nhàng nhưng đều khắp trong vòng ba phút.
– Đừng tạo áp lực để buộc bé ngồi bô khi bé chưa sắn sàng. Ép bé tập ngồi bô có thể làm bé sợ hoặc phản kháng và có khả năng sẽ nín nhịn đi tiêu. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần của bé, tạm dừng tập đi bô và tập lại khi nào bạn thấy bé đã sẵn sàng.
– Khuyến khích bé dùng bô ngay khi bé có nhu cầu đi vệ sinh. Nếu bé nói chưa muốn đi thì hãy thử cho bé ngồi bô từ 5 đến 10 phút sau khi ăn sáng và ăn tối. (Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sẽ không nhận thức được trực tràng đã căng đầy). Cố gắng làm bé thoải mái bằng cách đọc sách trong khi bé đang ngồi bô. Đừng ép buộc bé ngồi nếu bé không thích, hoặc bé sẽ nghĩ việc tập đi bô như một hình phạt.
– Nói chuyện với bác sĩ của bé về phương pháp điều trị: Có thể họ sẽ kê cho bé các loại thuốc giúp làm mềm phân, thuốc bôi trơn như dầu khoáng, thuốc đạn đặt ở hậu môn hoặc thuốc nhuận tràng. Thỉnh thoảng bạn có thể đặt thuốc cho con, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì bé có thể sẽ bị phụ thuộc vào nó để đi tiêu.
[inline_article id=936]
Lưu ý: Nếu con bạn nín nhịn đi tiêu thì cách điều trị bằng thuốc đạn hoặc thuốc xổ có thể làm bé khó chịu. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Nếu bé đi ngoài phân khô và rắn làm vùng da nhạy cảm gần lỗ hậu môn (bạn có thể nhìn thấy những vết nứt, gọi là nứt hậu môn hoặc một chút máu), bạn có thể thoa kem dưỡng lô hội để liền vết nứt. Nhớ nói với bác sĩ về các vết nứt này.
Rau xanh chứa nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe của cả nhà. Nhưng đừng vì vậy mà mẹ cho bé ăn quá nhiều rau xanh nhé, sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé cưng đấy. Cùng MarryBaby điểm danh những tác hại khi ăn quá nhiều rau xanh nhé!
Khó tiêu
Thông thường, khi bị khó tiêu, bạn thường cho bé ăn rau xanh vì chất xơ trong rau xanh sẽ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng tiết enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều rau xanh thì ngược lại, chính những chất xơ trong rau xanh sẽ khiến bé bị khó tiêu. Cần tây và măng là hai loại rau điển hình trong trường hợp này. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân xơ gan, ăn quá nhiều rau xanh có thể chảy máu dạ dày, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Ăn quá nhiều rau xanh sẽ khiến khả năng hấp thụ canxi và kẽm của bé, dẫn tới sự kém phát triển hệ thống xương và trí não của bé. Đặc biệt, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với phụ nữ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Có thể gây sỏi thận
Các bé đang trong giai đoạn phát triển nên việc bổ sung canxi là một trong những điều tối quan trọng. Thế nhưng, hầu hết các loại rau xanh trong tự nhiên thường có tính kiềm, nhất là cải bó xôi, cần tây, cà chua… những loại rau đặc biệt chứa nhiều axit oxalic. Chất này khi kết hợp với những thực phẩm nhiều canxi sẽ kết tủa và tạo thành sỏi.
[inline_article id=57082]
Thiếu sắt
Ăn quá nhiều rau xanh trong bữa ăn hằng ngày đồng nghĩa với việc bạn phải giảm bớt khẩu phần thịt, cá trong bữa ăn của bé. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và axit béo của cơ thể, gây suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, ăn quá nhiều rau xanh cũng làm ảnh hưởng việc hấp thu sắt của cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng trí lực của bé.
Khi bé tốn quá nhiều thời gian cho bữa trưa, bé có thể sẽ bỏ mứa thức ăn hoặc bé thấy no tới tận bữa cơm chiều và thế là bé lại tiếp tục mất một hoặc hai tiếng đồng hồ cho bữa tối. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến các bà mẹ thường rơi vào trạng thái căng thẳng và bực bội mỗi khi tới giờ ăn của con.
Như thế nào được xem là ăn chậm?
Các bà mẹ có thể có quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng dưới đây là một số dấu hiệu điển hình.
Ăn một bữa mất từ 30-45 phút hoặc hơn
Thích nghịch thức ăn hơn là nhai và nuốt chúng
Ngậm thức ăn mà không chịu nhai hoặc nhai mà không nuốt
Phải có người nhắc mới chịu nhai và nuốt thức ăn
Phải cho uống nước lọc, nước canh hoặc nước trái cây mới chịu nuốt
Rất nhiều bà mẹ “khổ sở” vì thói quen ăn chậm của con và thật khó kiềm chế cơn giận khi bữa nào trẻ cũng dây dưa rất lâu mới ăn xong. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, có những lí do bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc một đứa bé ăn quá chậm, bao gồm:
Khả năng tập trung của trẻ còn kém
Trẻ thích “khám phá” thức ăn trước khi thực sự ăn chúng
Trẻ ăn vặt suốt ngày nên đã no và không buồn ăn bữa chính
Trẻ muốn thể hiện sự tự chủ trong ăn uống của mình
Hầu hết bọn trẻ đều có giai đoạn ăn rất chậm ở độ tuổi mà chuyện chơi luôn gây thích thú hơn chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, tình trạng chậm phát triển thể chất nói chung cũng có thể là nguyên nhân khiến con biếng ăn và ăn chậm.
Ép con ăn bằng cách la mắng hoặc đánh con thường không đem lại kết quả khả quan nào.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm có thể giúp ba mẹ rút gọn thời gian cho bữa ăn của trẻ.
Đặt mục tiêu một cách thực tế
30-45 phút là khoảng thời gian hợp lý cho một bữa ăn của trẻ nhỏ nên nếu bạn ép con phải ăn xong sau 15 phút, có lẽ bạn nên xem lại. Ăn quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho dạ dày của trẻ. Bên cạnh đó, việc bắt một đứa trẻ đang ăn một bữa mất một tiếng giảm xuống còn 15 phút dường như là bất khả thi.
Giảm bớt thức ăn vặt
Hầu hết bọn trẻ con đều thích ăn vặt và sẽ ăn vặt liên tục nếu có thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ đến bữa ăn đã lưng bụng và không thiết tha với các thức ăn trước mặt nữa. Mỗi ngày, chỉ cho con ăn vặt một lần và nên chọn loại thực phẩm lành mạnh mà không khiến trẻ bị no như trái cây hoặc sữa chua chẳng hạn. Bên cạnh đó cũng cần đặt ra thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn, bao gồm 3 bữa chính cách nhau 3-4 tiếng.
Dành thời gian nhiều hơn cho trẻ
Một trong những nguyên nhân về mặt tâm lý khiến trẻ ăn chậm là vì muốn được bố mẹ chú ý nhiều hơn. Và nếu bạn tự nhìn nhận được rằng mình thường ít dành thời gian cho con, đây rất có thể là lý do cho tình trạng “ăn chậm như rùa” của bé. Thử nói chuyện và chơi với con nhiều hơn, có thể thói quen chậm chạp kia sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy.
Bí đỏ được xem là một trong những thực phẩm vàng cho mắt của bé, là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể. Không những vậy, bí đỏ cũng chứa khá nhiều vitamin C và các chất khoáng quan trọng khác như betacaroten, kẽm, kali, sắt…
Món canh bí đỏ nấu với thịt nạc là một lựa chọn tuyệt vời cho các bé mẫu giáo và tiểu học. Còn đối với những bé vừa mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng có thể cho bé ăn bí đỏ được rồi đấy! Nghiền nhuyễn bí đỏ và nấu với cháo, vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, ăn quá nhiều bí đỏ cũng không tốt, có thể khiến bé bị vàng da đấy nhé! Mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1 đến 2 lần thôi.
2. Cà chua
Là một trong những loại rau củ chứa nhiều vitamin A, cà chua cũng rất tốt cho thị lực của bé. Cà chua có chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, có khả năng giúp cơ thể giải độc, tái tạo tế bào, hỗ trợ hệ thống thần kinh và rất an toàn đối với trẻ em.
[inline_article id=1054]
Nếu muốn cho con ăn cà chua, mẹ nên chọn những trái cà chua chín. Ăn cà chua sống có thể khiến bé bị ngộ độc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, mẹ có thể thêm một ít dầu khi chế biến cà chua cho bé, vì các chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ được hấp thụ tốt hơn.
3. Cà rốt
Đối với cà rốt, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 2 lần mỗi tuần và mỗi lần khoảng từ 30-50gr là hợp lý nhất. Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin A, chất khoáng và chất xơ tốt cho thị lực và hệ tim mạch của bé. Song nếu ăn quá nhiều lại khiến bé bị thiếu máu, vàng da, chán ăn, bồn chồn , thỉnh thoảng bị giật mình vào buổi đêm…
4. Khoai lang
Không chỉ chứa các loại axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B, C, canxi, folic, sắt, kẽm…, khoai lang còn cung cấp một lượng lớn tinh bột cho bé. Khoai lang cũng rất dễ ăn và dễ chế biến cho bé, mẹ có thể hấp, luộc, thậm chí là nướng cũng được. Ngoài ra, khoai lang cũng không chứa nhiều chất béo và cholesterrol nên mẹ cũng yên tâm, không cần phải lo bé bị béo phì đâu.
5. Xoài
Xoài chứa hầu hết các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E, K và các loại xơ, chất khoáng như kali, magie…Vì vậy, xoài được xem như một loại quả tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng của bé. Khi cho bé ăn xoài, mẹ nên cắt từng miếng nhỏ vừa ăn và lấy đi những phần xơ để bé không bị mắc nghẹn.
6. Các loại trái cây có nhiều múi
Họ hàng nhà cam, chanh, bưởi chứa rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thụ sắt từ những thực phẩm khác. Mẹ có thể cho con ăn hoặc ép thành nước cho bé uống sau mỗi bữa ăn. Nhớ là phải sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ đồng hồ nhé!
Muối rất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, muối lại là một trong những điều “cấm kỵ” đấy nhé!
Đối với trẻ nhỏ, lượng muối cơ thể cần mỗi ngày thường rất ít và những thực phẩm hàng ngày của bé như sữa, hoa quả, thịt, cá… đã đủ lượng muối cần thiết rồi. Vì vậy, việc cho bé ăn muối hoặc thêm muối vào đồ ăn của bé là hoàn toàn không cần thiết. Thậm chí, nó còn có thể gây hại cho con nữa đấy.
Đường
Giống như muối, nhu cầu đường của các bé một tuổi thường được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, việc cho đường vào thức ăn của con là hơi…thừa rồi nhé! Ngoài ra, cũng có khá nhiều nghiên cứu chứng minh về mối liên hệ giữa việc cho con ăn nhiều đồ ngọt ngay từ nhỏ và thói quen ăn uống nhiều đường và tinh bột sau này. Hơn nữa, thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng vừa mới nhú của con, mẹ nên cẩn thận nhé!
Mật ong
Mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, mật ong lại trở thành một “chất độc” đáng gờm đấy. Trong mật ong chứa bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc botulism. Đối với người lớn, những bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã “trưởng thành”, đủ sức để vô hiệu hóa những bào tử này. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn chưa đủ sức để làm điều này.
Trứng
Trứng là thực phẩm dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ, nhất là lòng trắng trứng. Đối với những bé dưới 6 tuổi, ăn lòng trắng trứng có thể khiến bé nổi mề đay, chàm và một số bệnh khác. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng trắng trứng khi các bé đã được 1 tuổi đế tránh tình trạng dị ứng. Ngoài ra, nếu cho con ăn lòng đỏ trứng, mẹ cũng đừng quên nấu chín kỹ rồi mới cho con ăn nhé.
Sữa tươi
Trong sữa tươi có rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt hàm lượng đạm trong sữa tươi thậm chí còn cao gấp đôi so với sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà sữa tươi hoàn toàn không phù hợp cho những bé dưới 1 tuổi. Nguyên nhân vì hệ tiêu hóa non nớt của các bé lúc này không đủ khả năng để chuyển hóa đạm, khiến thận và dạ dày của bé bị “quá tải”. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C và sắt khá ít ỏi trong sữa tươi cũng không đủ để cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của những bé dưới 1 tuổi. Vì vậy, nếu có ý định cho con uống sữa tươi, có lẽ mẹ nên “dời” lại thêm một thời gian nữa vậy.
[inline_article id=58699]
Các loại trái cây, hạt có kích thước nhỏ
Nho và các loại hạt đều có thành phần dinh dưỡng cao song với kích thước nhỏ bé của chúng lại dễ dàng khiến bé bị ngạt thở khi ăn. Khi cho bé ăn nho, mẹ nên cắt thật nhỏ để tránh nguy cơ bé bị nghẹn. Đối với những loại hạt, đậu, mẹ có thể xay nhuyễn thành bột cho bé ăn.
Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Một số những loại có như cá thu( loại lớn), cá mập, cá kiếm… có hàm lượng thủy ngân khá cao trong thịt cá. Và thủy ngân sẽ gây tổn thương đến não bộ và hệ thần kinh còn non yếu của bé. Dù chưa có báo cáo chính thức về mức độ tổn thương mà thủy ngân gây ra nhưng hầu hết các nhà khoa học đều khuyến cáo không nên cho bé ăn những loại cá này.
Cá là nguồn dưỡng chất dồi dào axit béo omega-3 (nhất là DHA và EPA), thành phần quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực ở trẻ. Cá còn có hàm lượng thấp các chất béo bão hòa nhưng lại giàu protein, vitamin D và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, một vài loại cá có chứa một số chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Với hàm lượng cao, kim loại này sẽ gây hại cho sự phát triển trí não và hệ thống thần kinh của bé.
Dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn giúp các mẹ hạn chế con mình “tiếp cận” với thủy ngân nhưng vẫn đảm bảo bé hấp thu đủ những dưỡng chất bé cần.
Thủy ngân xuất hiện và tồn tại trong cá như thế nào?
Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở hằng ngày. Núi lửa, cháy rừng… là một trong những nguyên nhân tự nhiên tạo điều kiện cho thủy ngân có cơ hội “chu du” trong không khí. Ngoài ra, các nhà máy điện, xi măng, các nhà sản xuất hóa chất và công nghiệp cũng là nơi sản sinh ra thủy ngân. Sau mỗi lần sử dụng các thiết bị điều nhiệt và nhiệt kế cũng có thể làm phát tán thủy ngân.
[inline_article id=35090]
Khi thủy ngân lắng vào nước, các vi khuẩn trong nước sẽ biết nó thành hợp chất metyl thủy ngân. Cá hấp thu mety thủy ngân từ nước và thực phẩm chúng ăn vào trong môi trường sống của mình. Metyl thủy ngân liên kết chặt với các thành phần protein trong các cơ của cá và sống mãi ở đó ngay cả khi cá đã được chế biến thành một món ăn hấp dẫn.
Các loại cá và động vật có vỏ (tôm, cua, các loại ốc…) đều chứa thủy ngân nhưng những loại cá biển lớn mới chứa nhiều thủy ngân. Bởi vì các loại này ăn lại những loại cá khác cũng đã bị ngấm thủy ngân. Đồng thời các loại cá lớn lại thường ăn nhiều và sống lâu hơn nên có điều kiện cho thủy ngân trong chúng ngày càng tích tụ nhiều hơn. Tóm lại, cá càng to càng chứa nhiều thủy ngân hơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi con bạn ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao?
Cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thu metyl thủy ngân từ cá và kim loại này có thể tàn phá não và hệ thần kinh của chúng ta một cách nhanh chóng. Trẻ sơ sinh kể cả thai nhi và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị metyl thỷ ngân làm tổn thương nhất do bộ não và hệ thần kinh của chúng vẫn còn non yếu.
Giới chuyên môn vẫn còn đang tranh cãi về mức độ tổn thương do thủy ngân gây ra nhưng phần lớn họ đều đồng ý rằng tốt nhất là bạn nên tránh cho bé ăn những loại cá có chứa thủy ngân cao và hạn chế sử dụng một số loại cá trong thực đơn ăn uống của bé.
Vậy những loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao nhất?
Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá. Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không nên ăn cá ngừ tươi hay đông lạnh, cá chẽm Chi Lê, cá chẽm sọc, cá cờ, cá thu Tây Ban Nha, cá chim biển…
Con bạn nên ăn loại cá nào và ăn bao nhiêu là tốt?
Ngoài 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao đã nêu ở trên và cá ngừ đóng hộp, bạn có thể cho con mình ăn bất kỳ loại cá và động vật có vỏ cứng nào như tôm, cá hồi, cá da trơn, cá rô phi… Một tuần chỉ nên cho bé ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 300gr đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, 450 gr cho trẻ 3 đến 6 tuổi và 600gr cho trẻ trên 6 tuổi. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn cá hoặc hải sản 2-3 lần một tuần.
Bạn nên ưu tiên cho con ăn cá hồi vì cá hồi là loại cá có thể cung cấp lượng omega 3 nhiều nhất cho bé.
[inline_article id=60338]
Như vậy ngoài cá ra, con bạn có thể ăn gì để có thêm omega-3s?
Thực tế có khá nhiều thực phẩm có thể giúp con bạn bổ sung thêm omega-3s như trứng, sữa, chế phẩm đậu nành, nước trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và bơ thực vật. Một số trong chúng không chứa nhiều DHA và EPA giúp phát triển trí thông minh và thị lực cho bé nhưng nếu bé có thêm một lượng nhỏ DHA và EPA thì cũng rất tốt.
Tạo môi trường phòng ngủ an toàn giúp bé ngon giấc
Ngay cả khi ở lứa tuổi mẫu giáo, bé vẫn chưa hiểu rõ được thế nào là nguy hiểm nên sẽ không biết tự phòng tránh cho mình, vì vậy mẹ phải luôn phải chú ý, bảo vệ bé. Khi quyết định để bé ngủ riêng, mẹ cần chọn lựa và sắp xếp các vật dụng trong phòng ngủ hợp lý, đồ dùng, đảm bảo độ an toàn cao nhất cho bé. Mẹ cần lưu ý chọn những đồ dùng sau đây khi cho bé ngủ riêng:
– Chọn nôi, cũi an toàn: Theo các bác sĩ nhi khoa thì giấc ngủ rất quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của bé từ lúc lọt lòng cho tới khi bé được một tuổi. Vì vậy, một chiếc nôi tốt và có chất lượng cao sẽ rất cần thiết cho bé vì nó sẽ là cộng sự đắc lực cho mẹ trong việc chăm sóc giấc ngủ của bé yêu. Mẹ có thể tiết kiệm chi phí cho gia đình bằng cách sử dụng các sản phẩm nôi, cũi đa năng.
– Giường ngủ: Khi chọn mua một chiếc giường ngủ cho bé, mẹ nên cân nhắc thật kỹ các yếu tố như sở thích của bé, kiểu dáng, chất liệu, độ an toàn… Ngay cả khi chỉ có một con, nếu có thể, mẹ nên chọn giường đa năng cho bé với nhiều tiện lợi và tiết kiệm nhiều chi phí cho gia đình.
– Đặc biệt, mẹ nên lưu ý các tiêu chuẩn an toàn cho giường bé như: Độ cao, chất liệu… Các chi tiết nhỏ như: Góc cạnh của giường, những chiếc đinh ốc và các thanh chắn đề phòng bé ngã xuống đất.
Chuẩn bị đệm, gối phù hợp tránh tổn thương bé
Một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Pediatrics (Mỹ) cho biết, rất nhiều bà mẹ người Mỹ gốc Phi sử dụng những bộ gối, đệm mềm cho trẻ bất chấp cảnh báo về tăng nguy cơ tử vong. Họ cho rằng sử dụng những bộ gối, đệm mềm giúp bé cảm thấy thoái mái hơn và bảo vệ bé khỏi bị đau. Song thực tế việc làm này có thể gây nguy hiểm cho bé. Một chiếc đệm cứng vừa phải sẽ tốt cho sự phát triển và giấc ngủ của bé.
Chuẩn bị những “người bạn” giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng
Bé sơ sinh chưa biết gì nhiều và các bé vẫn còn trong giai đoạn thích nghi và tìm hiểu thế giới “lạ lùng” ngoài bụng mẹ. Vì thế, các món đồ chơi có thể giúp bé rất nhiều trong giai đoạn này. Chúng vừa có thể giúp bé vui chơi, thoải mái, lại vừa có thể làm “người bạn” giúp dỗ dành bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy vậy, vì sự an toàn của bé sơ sinh, việc chọn lựa đồ chơi cũng đòi hỏi một số sự cân nhắc từ phía bố mẹ như:
Đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không chứa các thành phần nguy hại.
Không mua những món đồ chơi có tính bạo lực, có thể tháo ra thành những mảnh nhỏ và có cạnh sắc nhọn.
Đồ chơi của bé nên là loại dễ làm vệ sinh và có thể giữ vệ sinh tốt.
Vi khuẩn gây sâu răng sử dụng đường trong các loại thực phẩm để tạo thành và phát triển thành các mảng bám răng. Chúng tiêu hóa đường tạo thành axit ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng. Sau khi ăn bánh kẹo, các nhóc cũng rất lười đánh răng, càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Với thói quen ăn nhiều kẹo, bánh và đồ ngọt, những lỗ răng sâu cũng từ từ xuất hiện trên răng của bé.
Ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng
Điều này nghe có vẻ hơi lạ. Nhưng sự thật là khi ăn quá nhiều thực phẩm ngọt sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác rất thấp, nhất là vitamin A, C, B, canxi, sắt, magie… những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đối với những bé biếng ăn, việc cho bé ăn kẹo và bánh ngọt trước khi ăn cơm sẽ làm bé bị no hơi và sẽ càng ăn ít hơn trong những bữa chính.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều đường sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì đường làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số dưỡng chất đối với cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch, lượng bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến việc giảm sức đề kháng của cơ thể. Những người ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ dàng bị các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường.
Trong quá trình chuyển hóa và tiêu thụ đường, cơ thể phải “đầu tư” một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu như kẽm, magie, natri… và đặc biệt là canxi. Nếu thường xuyên ăn đồ ngọt, cơ thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng canxi để phát triển xương. Vì vậy, nếu không muốn con bị “nấm lùn”, mẹ nên hạn chế bớt bánh kẹo và các loại nước ngọt khác nhé!
Ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ khiến các bé nhẹ cân khó tăng cân mà còn khiến các bé thừa cân ngày càng nặng cân nữa đấy! Vì hàm lượng chất béo và năng lượng trong đồ ngọt khá cao, khi cơ thể chưa kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hóa thành các mô mỡ gây béo phì.
Cậu bé thấy hũ đậu phộng để trên bàn thích quá muốn lấy một ít để ăn. Cậu thọc tay vào hũ và cố bốc một nắm rõ to. Tuy nhiên, cố bốc được nhiều hạt đậu nắm tay quá to để rút ra khỏi miệng hũ nhỏ hẹp được.
Cậu bé vừa cố nắm chặt vốc hạt đậu vừa cố gắng kéo tay ra. Chẳng những không lấy tay và đậu ra được mà tay cậu còn kẹt cứng vào chiếc hũ. Đau quá cậu bật khóc.
Lúc ấy Mẹ cậu chạy vào hỏi:
Có chuyện gì vậy con?
Cậu bé vừa khóc vừa trả lời:
Con không làm sao lấy nắm đậu này ra khỏi hũ được Mẹ ạ!
Ô, đừng có nóng vội như thế. Con cứ lấy từ từ mỗi lần hai ba hạt thì tay con đâu bị kẹt trong đó.
Cậu bé làm theo cách Mẹ chỉ, vừa lấy mấy hạt đậu ra khỏi hũ vừa nhỏe miệng cười:
Đúng Mẹ ạ, thật dễ dàng! Lẽ ra con phải tự mình nghĩ ra điều ấy chứ nhỉ!
====> Cùng suy ngẫm: nóng vội rất dễ làm hỏng việc, dù đó chỉ là việc nhỏ.
Cho con gái của Mẹ: Sau này con gái hãy tập kiên trì trong công việc cũng như trong cuộc sống con nhé, đừng thấy bực bội khi thấy người khác làm việc chậm chạp. đừng có bực bội khi phải chờ đợi ai quá lâu.… Mẹ thích sự kiên trì của Thomas Edison lắm con à:
Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông đã phải trải qua gần 9.000 cuộc thí nghiệm thất bại, có người hỏi ông cảm thấy thế nào khi đã thất bại quá nhiều lần như vậy, Edison đáp:” bạn đừng nghĩ đó là thất bại, Tôi rất vui sướng vì đã tìm thấy 9.000 cách không thể phát minh ra bóng đèn”.===> đó là thành quả của sự kiên trì đấy bạn ạ.
P/s: Người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc.