Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng

Vì tại vị trí cuống rốn là một vết thương hở nên mẹ hãy cùng xem ngay cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc bé yêu chuẩn nhất mẹ nhé.

1. Vì sao trẻ sơ sinh phải cần được vệ sinh rốn?

Theo thông tin y tế từ Cleveland Clinic (Hoa kỳ) nhận định rằng, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết. Bởi vi nếu rốn không được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rốn.

Trong đó, nghiêm trọng nhất khi trẻ bị nhiễm trùng rốn là do vi khuẩn Clostridium Tetani, một loại vi khuẩn gây bệnh uốn ván.

2. Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng gì?

Đối với trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng rốn:

  • Để hở phần rốn và không cần băng rốn. Mặc tã thấp hơn rốn của trẻ.
  • Không cần bôi thuốc vào rốn của trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ chỉ cần dùng khăn mềm, hoặc sử dụng gạc y tế để thấm khô phần nước.

Đối với trẻ bị nhiễm trùng rốn:

  • Mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh phần rốn bị nhiễm trùng cho con.
  • Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch Milian hoặc Eosin để thoa vào rốn cho trẻ khoảng 3 – 4 lần/ ngày.

Mẹ lưu ý là KHÔNG NÊN sử dụng thuốc đỏ Providin để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhé. Hoặc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

>> Mẹ xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh?

3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước khi rụng

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước khi rụng là như thế nào?

Nếu chưa biết cách vệ sinh rốn cho bé, mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn. Hoặc mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng dưới đây:

  • Bước 1: Sau khi tắm cho bé, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ. Mẹ chuẩn bị các dụng cụ bao gồm cồn 70 độ; nước muối sinh lý 0,9%; bông vô trùng; gạc vô trùng.
  • Bước 2: Dùng bông hoặc gạc sinh thấm khô và vệ sinh vùng rốn cho trẻ.
  • Bước 3: Mẹ dùng tăm bông thấm dung dịch để bắt đầu vệ sinh rốn cho trẻ. Mẹ lau nhẹ nhàng từ trước ra sau cuống rốn, đồng thời dùng tay còn lại giữ dây cuống rốn trong quá trình vệ sinh.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ bắt đầu quan sát, kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ,…
  • Bước 5: Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
  • Bước 6: Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.

Mẹ nên vệ sinh như thế cho trẻ mỗi ngày một lần; và duy trì trong suốt từ 5 – 15 ngày sau sinh.

4. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi đã rụng

Khi rốn rụng thì có cần chăm sóc nữa hay không? Câu trả lời là CÓ. Trong bài viết sau khi trẻ rụng rốn mẹ cần làm gì có đề cập đến các vấn đề bệnh lý trẻ sơ sinh có thể gặp sau khi rụng rốn. Về cách vệ sinh rốn cho trẻ sau khi rụng cũng tương tự như trước khi rụng.

Tuy nhiên sau khi trẻ rụng rốn, mẹ sẽ cần chú ý hơn, vì con có thể gặp các vấn đề như:

5. Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
Mẹ cần lưu ý và nắm rõ các cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhé.

Trong suốt quá trình vệ sinh rốn cho trẻ trước và sau khi rốn rụng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • NÊN để rốn hở, thoáng mát và khô tự nhiên.
  • NÊN cẩn thận khi mặc tã cho trẻ sao cho tránh cọ sát vào rốn.
  • NÊN chọn quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ sơ sinh.
  • KHÔNG NÊN tự ý bứt hoặc cắt đứt dây rốn của trẻ khi rốn chưa đứt hẳn.
  • KHÔNG NÊN để phân su hoặc nước tiểu của trẻ sơ sinh dính vào cuống rốn.
  • KHÔNG NÊN dùng thuốc bôi hoặc cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được chỉ định.

[inline_article id=83950]

6. Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh cần được đi khám ngay

cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng
Khi thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý quan sát dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ để sớm có biện pháp can thiệp nếu có nhé.

Trừ những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và cha mẹ đã phát hiện. Đồng thời, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ ngay:

  • Rốn chảy máu sau khi rụng kéo dài.
  • Vùng da xung quanh rốn bị sưng đỏ.
  • Xuất hiện chồi thịt ở rốn, giống như bị lồi.
  • Vùng rốn xuất hiện dịch mủ màu vàng và có mùi hôi khó chịu.
  • Rụng rốn muộn ở trẻ: Sau 3 tuần như rốn của trẻ vẫn chưa tự rụng.

Đây là những dấu hiệu của việc nhiễm trùng rốn. Mẹ không nên tự ý bôi thuốc mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán, can thiệp điều trị kịp thời.

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rốn rụng rốn. Hy vọng mẹ đã biết cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh của minh thật an toàn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Làm sao để làm mờ vết rạn?

Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ sẽ trải qua những giai đoạn phát triển vượt bậc, mang tính nhảy vọt. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của những bộ phận trên cơ thể đôi khi khiến làn da không thể “bắt kịp”. Lúc này, các sợi collagen và elastin đàn hồi dưới da bắt đầu đứt gãy, từ đó dẫn đến tình trạng rạn da. Vậy dấu hiệu rạn da tuổi dậy thì là gì và rạn da tuổi dậy thì có hết không? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

6 dấu hiệu rạn da ở trẻ dậy thì

Tình trạng rạn da có xu hướng xuất hiện ở những khu vực phát triển nhanh và tích tụ nhiều mỡ trong tuổi dậy thì như bụng, ngực, mông, đùi, chân… Màu sắc, hình dáng và mức độ nghiêm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi bé. Trẻ có thể đã bị rạn da tuổi dậy thì nếu trên da xuất hiện:

  • Các vệt lõm, cạnh hình uốn lượn
  • Các đường sọc chạy dọc trên da
  • Các vệt có màu sáng hoặc đã phai màu
  • Các vệt phát triển thành mảng trên da
  • Vệt có màu hồng, đỏ hoặc tím
  • Vệt màu đen hoặc xanh

Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

Như đã đề cập, vết rạn chính là biểu hiện của những tổn thương xảy ra khi liên kết giữa các sợi đàn hồi dưới da bị đứt gãy. Lúc mới hình thành, vết rạn thường có màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu, tương tự như các tổn thương thường thấy trên da. Qua thời gian, chúng sẽ dần lành lại và tạo thành các vết sẹo mờ có màu trắng hoặc bạc.

Giống với các tổn thương để lại sẹo khác, vết sẹo hình thành do rạn sẽ mờ dần theo thời gian nhưng khó biến mất hoàn toàn. Vì vậy, việc chủ động ngăn ngừa và điều trị rạn da từ khi chúng vừa mới chớm là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ có thể giúp con hạn chế rạn da ở tuổi dậy thì bằng cách kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn. Để làm được điều đó, bạn nên cùng trẻ xây dựng một chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh. Đồng thời, việc sử dụng dầu dưỡng trị rạn sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm đáng kể tình trạng này.

- Rạn da tuổi dậy thì có hết không?

Làm sao để giảm rạn da tuổi dậy thì?

Ngoài tìm hiểu “Rạn da tuổi dậy thì có hết không?”, bố mẹ chắc hẳn cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để giảm rạn da tuổi dậy thì hiệu quả. Trên thực tế, các vết rạn chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu trẻ không gặp phải các triệu chứng đáng lo ngại khác đi kèm như tăng cân nhanh, bầm tím trên da… thì không nhất thiết phải điều trị rạn da. Tuy nhiên, nếu tình trạng rạn da gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp hạn chế và làm mờ vết rạn như:

Liệu pháp ánh sáng và laser

Các liệu pháp này thường dùng tia laser hoặc tia hồng ngoại để tác động đến các cấu trúc nằm sâu dưới da, giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, hai loại sợi protein đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, tạo độ đàn hồi cho da.

Kỹ thuật siêu mài mòn da

Liệu pháp này sử dụng một thiết bị đặc biệt để thổi các tinh thể lên bề mặt da và mài mòn một lớp da mỏng. Điều này có thể kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp tăng độ đàn hồi cho làn da.

Dù đã có nhiều công nghệ mới ra đời giúp hạn chế và làm mờ vết rạn hiệu quả, bác sĩ da liễu thường không khuyến cáo bố mẹ lựa chọn các liệu pháp trên cho trẻ dậy thì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nguyên nhân chính là vì lúc này, cơ thể trẻ vẫn không ngừng tăng trưởng, do đó vết rạn mới có thể tiếp tục xuất hiện trên da, trong khi các vết rạn cũ đang dần mờ đi.

Thay vì những liệu pháp kể trên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại dầu trị rạn có chứa dưỡng chất tự nhiên để giúp ngăn ngừa và làm mờ các vết rạn da hình thành trong giai đoạn dậy thì.

Cách trị rạn da tuổi dậy thì tại nhà bằng các dưỡng chất tự nhiên

Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Massage với dầu trị rạn có thể làm mờ vết rạn

Các nghiên cứu cho thấy, việc massage thường xuyên với dầu trị rạn trong nhiều tháng có tác dụng làm giảm rạn da, đẩy nhanh quá trình chữa lành và làm mờ sẹo rạn. Đặc biệt, bố mẹ nên lựa chọn cho con các loại dầu trị rạn với nhiều dưỡng chất tự nhiên, không chứa các loại hóa chất có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ.

Dưới đây là một số dưỡng chất có tác dụng trị rạn, làm mờ sẹo rạn tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và hình thành các kết cấu nâng đỡ dưới da, giúp vết rạn mau lành và ít để lại sẹo. Đồng thời, loại tinh dầu này cũng giúp làm dịu cảm giác châm chích và viêm ngứa tại các vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tinh dầu hương thảo: Với các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, tinh dầu hương thảo có thể giúp làm giảm tình trạng kích ứng da và cải thiện khả năng lưu thông máu, hỗ trợ đưa máu và dưỡng chất đến các khu vực bị rạn da để kích thích sản sinh mô mới, làm lành và mờ sẹo nhanh hơn.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Cúc xu xi chứa nhiều hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng da ở khu vực bị rạn và đẩy nhanh quá trình làm lành, tái tạo da mới.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Tinh dầu cúc La Mã cho thấy tác dụng rõ rệt trong việc làm liền các vết nứt và rạn trên bề mặt da. Đồng thời, loại tinh dầu này còn có khả năng làm mềm và làm dịu da hiệu quả.
  • Vitamin E: Là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm dưỡng da, vitamin E có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ các cấu trúc dưới da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời giúp tăng độ đàn hồi của da và ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
  • Vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình sản sinh collagen và tái tạo làn da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh và hạn chế sẹo do rạn gây nên.

Bố mẹ nên lựa chọn và khuyến khích con sử dụng dầu dưỡng chứa các dưỡng chất tự nhiên để ngăn ngừa và làm mờ vết rạn ngay từ khi chúng vừa xuất hiện. Hãy massage nhẹ nhàng các khu vực bị rạn với dầu dưỡng mỗi ngày 2 lần và kiên trì sử dụng trong ít nhất 3 tháng.

Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Rạn da tuổi dậy thì có hết không?” và biết cách “xử lý” ngay khi vết rạn mới xuất hiện. Việc chủ động ngăn ngừa và hạn chế rạn da bằng các phương pháp đơn giản như duy trì cân nặng hợp lý, dùng dầu trị rạn có chứa các dưỡng chất tự nhiên… sẽ giúp trẻ “dẹp bay” nỗi lo rạn da tuổi dậy thì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen!

Vậy tình trạng rạn nứt da ở tuổi dậy thì là gì, các yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da ở trẻ tuổi teen và làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn đáng ghét trên da? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì?

Lớp hạ bì nằm ngay dưới da có chứa các sợi đàn hồi cho phép da căng giãn khi cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu cơ thể phát triển quá nhanh, làn da bị kéo căng đột ngột có thể khiến các sợi đàn hồi bị đứt gãy, tạo thành những vết rách trên bề mặt da mà chúng ta hay gọi là vết rạn. Các vết rách này sẽ làm lộ mạch máu ở bên dưới da. Đây cũng là lý do vì sao vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành. Qua thời gian, các mạch máu co lại, đồng thời lớp mỡ màu trắng nhạt bên dưới da lộ rõ hơn. Lúc này, vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc và dần trở thành sẹo mờ.

Bất kỳ yếu tố nào khiến làn da bị căng giãn quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt da ở tuổi dậy thì là:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể
  • Sự phát triển nhảy vọt của cơ bắp và các bộ phận
  • Sự tăng cân nhanh chóng, đột ngột

Tuy nhiên, việc một bạn trẻ có bị rạn da hay không cũng như mức độ trầm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền, độ đàn hồi của da cũng như nồng độ cortisol trong cơ thể trẻ. Cortisol là một loại hormone được sản sinh ở tuyến thượng thận có khả năng làm tăng độ đàn hồi của các sợi protein trên da.

Tình trạng rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vị trí nào?

Nam giới có thể bị rạn nứt da ở thắt lưng tuổi dậy thì

Vết rạn có thể xuất hiện ở những vị trí mà da bị kéo căng quá mức hoặc tích trữ nhiều mỡ khi trẻ dậy thì. Trong đó, các vị trí dễ bị rạn da nhất là:

  • Bụng
  • Ngực
  • Bắp tay
  • Mông
  • Đùi
  • Vai (thường gặp ở các bạn có tập thể hình)

Các bạn nam tuổi dậy thì thường bị rạn da ở mông, thắt lưng và đầu gối. Những vết rạn ở thắt lưng có xu hướng phát triển vắt ngang qua lưng. Trong khi đó, các bạn nữ thường bị rạn da ở mông, ngực, đùi và bắp chuối. Khoảng 40% nam giới, đặc biệt là các bạn nam thường xuyên tập luyện thể thao, và 70% nữ giới sẽ bị rạn da trong giai đoạn dậy thì.

Yếu tố khiến trẻ dễ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì hơn bạn bè

Tăng hoặc giảm cân đột ngột làm tăng nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Rạn da là một tình trạng hết sức phổ biến xảy ra ở tuổi dậy thì. Dù ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ dễ bị rạn da hơn bạn bè cùng trang lứa:

  • Giới tính nữ
  • Gia đình có người từng bị rạn da
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Dùng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
  • Mắc các tình trạng như hội chứng Cushing, Marfan hoặc Ehlers-Danlos

Cách phòng ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Để hạn chế tối đa nguy cơ rạn da, các bạn trẻ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để giữ cho cân nặng ổn định, không tăng hoặc giảm đột ngột. Đồng thời, trẻ cũng nên áp dụng các phương pháp để bảo vệ da và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện rạn. Dưới đây là một số cách hạn chế rạn nứt da hiệu quả mà các bạn trẻ có thể áp dụng khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, điều độ

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ dậy thì kiểm soát cân nặng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sự phát triển của cơ thể lẫn làn da bao gồm: Rau xanh, trái cây – đặc biệt là dâu và bơ, thịt nạc, cá, ngũ cốc. Đây là những thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh collagen, sợi protein quan trọng giúp tăng độ đàn hồi và tính co giãn cho làn da, nhờ đó da ít bị căng rách khi cơ thể tăng trưởng quá nhanh.

Đồng thời, trẻ cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước có ga và bánh kẹo nhiều đường. Đường dư thừa trong cơ thể sẽ phá hủy collagen, khiến vết rạn dễ hình thành hơn.

Uống đủ nước

Các cơ quan trên cơ thể cần được cung cấp đủ nước để hoạt động hiệu quả và da cũng không ngoại lệ. Việc uống đủ nước sẽ giúp giữ cho làn da luôn dẻo dai, khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị kéo giãn, rạn nứt khi cơ thể phát triển nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì.

Vận động thường xuyên

Tập luyện và vận động thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ thể của các bạn tuổi teen luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa đáng kể nguy cơ tăng cân đột ngột trong độ tuổi dậy thì. Không những vậy, việc tập thể dục cũng làm tăng lưu lượng máu đến da, có thể giúp da phục hồi và tái tạo nhanh hơn, ngay cả khi bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì.

Dùng kem chống nắng

Tia UV có thể gây tổn hại đến các cấu trúc nâng đỡ dưới da, làm tăng nguy cơ rạn da và khiến tình trạng các vết rạn trở nên tệ hơn. Ngoài việc dùng kem chống nắng, các bạn trẻ cũng nên mặc thêm áo khoác mỏng và đội nón mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da mỏng manh tuổi mới lớn.

Dùng dầu chống rạn hàng ngày

Dầu chống rạn không chỉ dành cho mẹ bầu mà còn giúp ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Dầu chống rạn không chỉ dành cho phụ nữ mang thai mà cũng có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm rạn da ở độ tuổi dậy thì. Các loại dầu chống rạn da thường bao gồm nhiều thành phần giúp cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, ngăn cản vết rạn mới hình thành và làm mờ vết rạn cũ. Đồng thời, nhiều sản phẩm còn chứa các hoạt chất giúp giảm ngứa và kích ứng ở vùng da bị rạn.

Khi lựa chọn dầu chống rạn da cho trẻ dậy thì, bố mẹ nên cân nhắc đến các sản phẩm có thành phần tự nhiên 100%, không chứa các chất hóa học, chất tạo mùi có khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Một số nhóm dưỡng chất tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc chống rạn nứt da ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Nhóm gốc dầu như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum: Có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp cải thiện cấu trúc da.
  • Nhóm chuyên dầu như dầu hạt jojoba, dầu hạt chia, dầu hạt lựu: Nhóm dưỡng chất này hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng rạn da và làm mờ sẹo hiệu quả.
  • Nhóm vitamin như vitamin E hoặc vitamin A: Các loại vitamin này thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo rạn. Đặc biệt, nhiều sản phẩm dầu trị rạn bổ sung vitamin có nguồn gốc từ các loại dầu tự nhiên như dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân… nên rất an toàn cho da của trẻ.
  • Nhóm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, hoắc hương, hương thảo, cúc vạn thọ: Các loại tinh dầu này có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, từ đó giúp giảm tình trạng kích ứng, làm sáng đều màu da và rất phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ dậy thì.
  • Nhóm chống viêm như hợp chất bisabolol chiết xuất từ cây cúc La Mã: Các hợp chất này có tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, giúp làm dịu da, giảm mức độ nhạy cảm và kích ứng của da.
  • Nhóm chống oxy hóa như hợp chất tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất phổ biến vì đây là giai đoạn mà các bạn tuổi teen có những bước phát triển nhảy vọt về mặt thể chất. Đừng lo sợ hay tự ti khi phát hiện các vết rạn trên cơ thể. Thay vào đó, bố mẹ và trẻ nên tập trung vào việc yêu thương, chăm sóc làn da vì đó là cách ngăn ngừa và kiểm soát rạn da hiệu quả nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?

Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu ngay vấn đề trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ xuất phát từ nguyên nhân nào; có nguy hiểm không; cũng như các phương pháp để khắc phục tình trạng này. Mẹ cùng xem ngay nhé!

1. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là do đâu?

Nếu muốn trị dứt điểm tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ; trước tiên mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi của con là do đâu.

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến trẻ vã mồ hôi ở lưng, đầu khi ngủ được chia làm 3 loại”]

  • Do sinh lý: hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
  • Do bệnh lý: cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn, v.v.
  • Do tác động môi trường: Phòng ngủ, nhiệt độ, thời tiết.

[/key-takeaways]

Một số nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ theo sinh lý; và tác động từ môi trường bao gồm:

1.1 Hiện tượng đổ mồ hôi trộm khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ
Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Đổ mồ hôi trộm là phản ứng tỏa nhiệt làm mát cơ thể khi bé tiếp xúc với nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài. Đồ mồ hôi trộm ở đầu và lưng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời; và có thể kết thúc muộn khi trẻ lên 5 tuổi.

Một số nghiên cứu đối với trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng cũng cho thấy; trẻ sinh non dưới 36 tuần có xu hướng phản ứng với nhiệt độ chậm hơn; so với trẻ sinh từ 36 tuần trở lên. Dù vậy, sau một thời gian, trẻ đều có thể phát triển khả năng phản ứng với nhiệt độ nóng dần lên ở môi trường bên ngoài như nhau.

Thông thường, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở khu vực lưng, đầu tóc, cổ,… và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ; khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ yếu ớt, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, chán ăn dẫn đến còi cọc, chậm phát triển, sức đề kháng yếu,…

>> Xem thêm: Độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt và phù hợp?

1.2 Môi trường phòng ngủ quá nóng

Phòng ngủ có nhiệt độ quá cao, nóng bức, không thông thoáng có thể khiến trẻ cảm thấy nóng nực, bí bách và khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, trong khi ngủ, nếu mẹ đắp quá nhiều chăn cho trẻ; cho trẻ mặc quần áo quá dày; đội thêm nón; hoặc dùng các loại gối ngủ không thoáng khí tốt cũng có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng trong khi ngủ.

1.3 Do khí hậu nóng, không khí oi bức

Khí hậu thay đổi, nhiệt độ môi trường quá cao cũng sẽ là ảnh hưởng đến tình trạng tiết mồ hôi ở trẻ. Lúc này, trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn.

1.4 Các nguyên nhân bên trong cơ thể 

trẻ vã mồ hôi do các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân bên trong cơ thể khiến trẻ đổ và ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể là do:

  • Trẻ thừa cân béo phì.
  • Trẻ bị ốm sốt thông thường.
  • Trẻ đang dùng các loại thuốc có để lại tác dụng phụ.
  • Trẻ bị chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật; hệ giao cảm.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng; cơ thể không được bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết (vitamin D, kẽm, canxi,…).
  • Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường cao hơn nên cơ thể sẽ tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.
  • Thay đổi nội tiết tố có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn; nhưng thường hiện tượng này xảy ra khi bé bước vào độ tuổi dậy thì.
  • Hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Vì hệ thần kinh chưa ổn định nên có thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn; dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

1.5 Những nguyên nhân khác khiến trẻ ra mồ hôi nhiều ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ vận động quá mức. Trước khi ngủ, trẻ vận động quá mức thì trong khi ngủ, nguy cơ trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng sẽ nhiều hơn.

Trẻ đang lo lắng, căng thẳng. Tâm lý không ổn định cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc bất an, trẻ sẽ có xu hướng khó ngủ và ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ.

2. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể do mắc bệnh lý

Tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý sau đây:

  • Cảm lạnh: Ngoài đổ mô hôi, trẻ bị cảm lạnh còn có thể bị nghẹt mũi, ho và đau họng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở mức độ nhẹ hoặc nặng đều có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn trong lúc ngủ.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng khi ngủ trẻ ra nhiều mồ hôi.
  • Suy tim sung huyết: Suy tim sung huyết thường dẫn đến tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, thường xuyên ho, chậm tặng cân.
  • Bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh cường giáp không chỉ sụt cân, hay lo lắng, nhịp tim nhanh mà còn hay có tình trạng chảy mồ hôi nhiều, đặc biệt là về đêm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi ngủ trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng, mồ hôi có mùi giống như acetone (chất tẩy sơn móng tay); đi tiểu nhiều, sụt cân, v.v. là những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường thường gặp ở trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng ngay cả khi đã trên 5 tuổi có thể do mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ nhớ chú ý điểm này để hạn chế con ra mồ hôi nhé!

[inline_article id=157239]

3. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm hay không?

trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm không

Theo những nguyên nhân kể trên, việc trẻ đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ có thể không phải do nguyên nhân quá nguy hiểm; và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách:

3.1 Điều trị chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Thay đổi nhiệt độ phòng.
  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ.
  • Hạn chế trẻ vận động quá mức trước khi ngủ.
  • Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong lúc ngủ.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng và bổ sung nước đầy đủ
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ và trước khi ngủ thì không ăn no.
  • Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh hoặc trẻ bị bệnh cúm để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi xuất phát từ những lý do bệnh lý; mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được chẩn đoán, điều trị.

3.2 Một số dấu hiệu trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là nguy hiểm

  • Ngủ ngáy.
  • Thở bằng miệng.
  • Thở khò khè, gấp gáp.
  • Hóp bụng lõm sâu mỗi khi thở.
  • Đau tai, cứng cổ, bé trở nên biếng ăn.
  • Trẻ bị sút cân nhanh, nôn mửa dữ dội và tiêu chảy.

Khi có những dấu hiệu trên; mẹ lập tức đưa trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ đi thăm khám với bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời nhé.

[key-takeaways title=””]

Đối với trẻ em, việc trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi bé ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng mẹ cần làm chính là tìm ra yếu tố ảnh hưởng, tác động đến trẻ để có thể kịp thời can thiệp và khắc phục mẹ nhé!

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

10 nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ mẹ cần biết

Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi trẻ và thấy trẻ 4 tuổi khó ngủ thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/tuần) và tình trạng này lặp đi lặp lại trong vài tháng, có thể trẻ đang gặp chứng rối loạn giấc ngủ và cần có hướng xử trí phù hợp.

Vai trò của giấc ngủ ngon đối với sự phát triển của trẻ?

Có thể thấy, giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 1-5 tuổi. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, giúp con phát triển toàn diện nhất. 

Khi trẻ đi ngủ, bộ não của con sẽ bắt đầu quá trình nạp lại năng lượng. Do đó, tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến con có khả năng tập trung và ghi nhớ kém hơn, ảnh hưởng đến kết quả học tập và cuộc sống của con về sau.

Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể trẻ có thể cân bằng các hormone tiết ra, hạn chế tình trạng hormone kích thích cảm giác thèm ăn được tiết ra quá mức khiến trẻ thừa cân, béo phì.

Không chỉ vậy, việc ngủ đủ giấc là một cách giúp con phát triển thể chất hiệu quả bởi vào ban đêm, từ 22 giờ đến 2 giờ sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Đi ngủ sớm và ngủ sâu có thể giúp trẻ cao lớn hơn. 

Đặc biệt, giấc ngủ còn đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, hạn chế trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Việc trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến trẻ yếu ớt, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Trẻ 4 tuổi cần ngủ bao nhiêu thì đủ?

trẻ 4 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Vậy với trẻ 4 tuổi, cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Theo đó, trẻ sơ sinh (4 đến 12 tháng) cần ngủ 12 đến 16 giờ, trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi) cần ngủ 11 đến 14 giờ và trẻ em (3 đến 5 tuổi) cần ngủ 10 đến 13 giờ. Thời gian này bao gồm cả giấc ngủ dài vào ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày, chẳng hạn như ngủ trưa.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi

Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm?

Thông thường, chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng khó ngủ về đêm của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do trẻ không quen ngủ xa mẹ, trẻ có sự thay đổi về chỗ ngủ, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp,… 

Trong đó, một số nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ thường gặp nhất có thể kể đến như:

Căng thẳng

Mẹ đừng tưởng rằng trẻ còn nhỏ thì không gặp các vấn đề về tâm lý mẹ nhé! Trẻ vẫn có thể bị căng thẳng do bị bạn bè nghỉ chơi, bị bố mẹ la mắng hoặc phải liên tục ăn những món ăn mà mình không thích,… Và tình trạng căng thẳng này có thể khiến trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khiến trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm.

Caffeine

Caffeine từ các loại nước ngọt và nước tăng lực có thể là nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Các loại thức uống này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.

Cảm thấy không thoải mái

Quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ, phải ngủ trong một không gian chật hẹp, giường ngủ không đủ êm ái,… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ, khiến con cảm thấy không thoải mái và từ đó dẫn đến khó ngủ.

Mất cân đối giữa các giấc ngủ

Ngủ trưa quá nhiều sẽ làm trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm do trẻ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của trẻ và khiến trẻ mất ngủ.

Vừa trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống

Các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Trong một vài trường hợp, trẻ 4 tuổi khó ngủ là do vừa trải qua những thay đổi lớn, chẳng hạn như bố mẹ vừa ly hôn hoặc gia đình vừa chuyển nhà đến một địa phương khác, trẻ vừa chuyển trường, trẻ vừa được tập cho ngủ một mình…

Ác mộng

Những cơn ác mộng diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với việc đi ngủ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng, cố gắng chống lại cơn buồn ngủ đang ập đến và dẫn đến việc thức khuya, không chịu đi ngủ để không phải gặp ác mộng.

Những nỗi sợ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ chính là trẻ có những nỗi sợ đang lấn át trong tâm trí của con. Trẻ sợ phải ngủ một mình vì vừa xem một bộ phim kinh dị, trẻ sợ phải ngủ riêng vì sợ bố mẹ không còn thương mình,… Những nỗi sợ có thể trở thành rào cản tâm lý và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mỗi đêm.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ tivi hoặc điện thoại, máy tính bảng cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đối với cả trẻ em và người lớn mà mẹ không nên xem thường. 

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Cụ thể:

  • Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ.
  • Thiếu hụt nguồn cung cấp magie sẽ khiến các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn và khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ.
  • Trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm còn có thể là do thiếu protein. Protein động vật có chứa lượng acid amin để hình thành các chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não bộ (GABA, endorphin, serotonin…) để giải tỏa căng thẳng, áp lực của trẻ. Vì vậy, việc thiếu protein có thể khiến sức khỏe tinh thần của trẻ xuống dốc và dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp lượng chất béo cần thiết cho trẻ bởi chất béo có thể giúp các noron thần kinh được hình thành và phát triển một cách tốt nhất. Hơn nữa, chất béo còn có công dụng hỗ trợ các dưỡng chất khác được phát triển một cách tốt nhất.
  • Thiếu hụt vitamin D cũng có thể khiến trẻ khó hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ.
  • Sắt và kẽm: 2 dưỡng chất này đóng vai trò đặc biệt quan trọng với giấc ngủ của trẻ. Thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, ngủ không ngon giấc. Thiếu kẽm cũng khiến hệ miễn dịch giảm sút, trẻ hay bệnh và khóc về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ 4 tuổi khó ngủ, mất ngủ có thể do ảnh hưởng từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thuốc chống trầm cảm.

nguyên nhân làm trẻ mất ngủ

Bí quyết giúp trẻ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn

Nếu trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài, sức khỏe thể chất và tinh thần của con sẽ bị ảnh hưởng. Con không chỉ uể oải, mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung vào các hoạt động hằng ngày mà còn dễ cảm thấy không vui, thường xuyên quấy khóc.

Do đó, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết để giúp trẻ ngủ ngon hơn như:

  • Trò chuyện cùng con mỗi ngày: Khi mẹ trò chuyện cùng con, mẹ có thể lắng nghe tâm tư tình cảm của trẻ, giúp con giải tỏa những căng thẳng, áp lực mà còn đang gặp phải. Đây là một cách rất hiệu quả để mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ. 
  • Dành thời gian ở bên trẻ nhiều hơn trước khi ngủ: Nếu trẻ khó ngủ do cảm giác bất an, sợ hãi, bố mẹ nên dành thời gian ở bên trẻ để trò chuyện, trấn an con, mang đến cho con cảm giác an tâm hơn. Sự hiện diện của bố mẹ và người lớn trước khi trẻ đi vào giấc ngủ sẽ là một cách để dỗ dành, xoa dịu tâm lý lo sợ của trẻ và giúp con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Bố trí không gian phòng ngủ thoải mái: Để hạn chế và cải thiện tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ không ngon giấc, mẹ nên chú ý hơn đến không gian phòng ngủ của con. Nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc không quá lạnh, nệm ngủ êm ái, không gian yên tĩnh,… là những yếu tố có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Không cho trẻ xem tivi hoặc chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không cho trẻ ngủ trưa quá mức: Để tránh tình trạng trẻ khó ngủ về đêm, nên cho trẻ ngủ trưa từ 30-45 phút, tránh để trẻ ngủ quá 60 phút mẹ nhé.

cách giúp trễ dễ ngủ

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất được chứng minh là có khả năng mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ tập một số bài tập thể dục nhẹ khoảng 30-60 phút mỗi ngày và cần lưu ý tránh để trẻ vận động mạnh trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. 
  • Tránh các nội dung không phù hợp: Không nên cho trẻ xem các loại phim ảnh, sách báo kinh dị, có tính chất bạo lực hoặc tiêu cực để tránh trẻ 4 tuổi khó ngủ do sợ hãi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Ngoài ra, nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Không cho thú cưng vào phòng ngủ của trẻ: Các loại thú cưng có thể tạo ra tiếng ồn khiến trẻ không thoải mái. Do vậy, để tránh trẻ 4 tuổi khó vào giấc ngủ, mẹ nên hạn chế để trẻ ngủ cùng thú cưng mẹ nhé!
  • Duy trì khung giờ sinh hoạt chuẩn: Mỗi ngày, nên cho trẻ đi ngủ cùng một khung giờ để tạo một thói quen tốt cho cơ thể. Như vậy đến đúng giờ, trẻ sẽ tự cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nên hãy từ từ cùng con xây dựng một lối sống lành mạnh và cố gắng để có một giấc ngủ ngon, chất lượng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

1001 công thức chuẩn chỉnh từ thực đơn ăn dặm của Viện Dinh Dưỡng

Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ bật mí ngay thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để mẹ có thể làm ngay những món ăn bổ dưỡng và phù hợp đến với bé yêu mẹ nhé!

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm (hay còn gọi là ăn sam) khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ cũng nhiều hơn. Tuy sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính nhưng trẻ cần ăn dặm để bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, đảm bảo nhu cầu phát triển của con.

Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể xử lý và hấp thu các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. 

Tuy nhiên, vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của con để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

  • Trẻ tỏ ra thích thú, tò mò đối với thức ăn của người lớn xung quanh và có biểu hiện muốn được thử các loại thức ăn này.
  • Trẻ có thể giữ đầu thẳng, tự ngồi để mẹ đút thức ăn cho trẻ
  • Trẻ biết ngoảnh đầu sang hướng khác khi không được ăn thức ăn phù hợp
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ đẩy vật lạ trừ núm vú như khi còn nhỏ
  • Trẻ có sự phát triển tốt về thể chất, cân nặng tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 6 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi

Với trẻ em trong giai đoạn 6 tháng tuổi – thời điểm vừa được tập ăn dặm, mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp trẻ dễ dàng làm quen hơn với các loại thực phẩm mới lạ và thích nghi nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, nên tuân thủ theo nguyên tắc “ngọt – mặn”, cho trẻ ăn dặm với các món ngọt trước để vị thức ăn gần giống với vị sữa mẹ. 

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng dành riêng cho trẻ 6 tháng sẽ có các món ăn sau đây:

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • Bột gạo tẻ: 3 muỗng cà phê (khoảng 15 gram)
  • Bột đậu xanh: 2 muỗng cà phê (khoảng 10 gram)
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ, nghiền nát
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén 

Bột tôm

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Tôm: khoảng 15 gram, làm sạch, bỏ vỏ, luộc rồi băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột thịt

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Thịt nạc: 10 gram, luộc và băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột cá

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Cá: 10 gram, làm sạch, gỡ bỏ xương 
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột gan (gan gà, gan heo)

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Gan: 10 gram, làm sạch băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

[inline_article id=274918]

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

Vào 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Vì vậy, mẹ cũng có thể đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn cho trẻ. 

Trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi, các món ăn giàu canxi sẽ được bổ sung nhiều hơn. Bởi trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu tập đứng dậy và học cách đứng vững, do đó lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe là điều vô cùng quan trọng.

Một số món ăn có trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi có thể kể đến như:

Bột đậu

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Đậu phộng: 20 gram, rang chín và đâm nhuyễn mịn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Nước lọc: 1 chén

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Bột đậu xanh: 3 muỗng cà phê (khoảng 15 gram)
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ, nghiền nát
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

>>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? Bí quyết xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Bột cua

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Thịt cua đồng: 30 gram
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột tôm

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Tôm: 15 gram, làm sạch, bóc vỏ, luộc chín rồi băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 1-2 tuổi 

thực đơn ăn dặm của trẻ 1 tuổi

Sau khi tròn 12 tháng tuổi, trẻ dần ít uống sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn mà dần chuyển sang ăn dặm hoàn toàn. Lúc này, trẻ có thể ăn đến ba bữa một ngày như người lớn. Khẩu phần ăn của trẻ sẽ ít hơn, khoảng ¼ so với người lớn.

Thực đơn ăn của trẻ trong giai đoạn này nên được bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây, các loại thực phẩm bổ sung protein động vật và thực vật. Ngoài ra, nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi và sắt vì trẻ đang cai sữa mẹ nên lượng sắt và canxi có thể bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng đối với sự phát triển thể của trẻ.

Với trẻ 1-2 tuổi, mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng sau đây:

Cháo đậu xanh hoặc đậu đen

  • Gạo: 35 gram 
  • Đậu xanh hoặc đậu đen: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo cá

  • Gạo: 40 gram 
  • Cá: 25 gram, làm sạch gỡ xương, luộc chín và bóp nhuyễn
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo tôm

  • Gạo: 40 gram 
  • Tôm: 25 gram, làm sạch bóc vỏ, nghiền nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo thịt (thịt gà, thịt bò)

  • Gạo: 50 gram 
  • Thịt (gà hoặc bò): 25 gram, băm nhuyễn
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo lươn

  • Gạo: 40 gram 
  • Lươn: 25 gram
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

[inline_article id=109026]

Với thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia được gợi ý phía trên, mẹ sẽ chẳng còn đau đầu khi tìm kiếm những món ăn ngon và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Cùng vào bếp và làm ngay mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Có nên sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon?

Tuy nhiên, các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon liệu có thật sự mang lại hiệu quả như những gì mẹ mong đợi? Các chuyên gia nói gì về việc sử dụng cốm kích thích ăn ngon cho trẻ? 

Cốm kích thích trẻ ăn ngon có mang lại hiệu quả hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cốm dành cho trẻ em để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, chẳng hạn như cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn hoặc cốm tiêu hóa cho trẻ em. Các loại cốm này được quảng cáo với nhiều công dụng như giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đó hỗ trợ trẻ tăng cân,…

Vì thế, khi trẻ có vấn đề như biếng ăn, đầy hơi, ăn không tiêu, không tăng cân, mẹ thường lựa chọn các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon để hỗ trợ việc ăn uống của con.

Các loại cốm, men vi sinh được xem như một loại thuốc, nếu uống kéo dài có thể làm thay đổi chức năng của cơ quan tiêu hóa. Cụ thể, các sản phẩm này nếu sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể dần lười biếng hơn, ít tự tiết ra men để tiêu hóa thức ăn hơn và phải phụ thuộc vào các loại cốm, men vi sinh. Từ đó, trẻ sẽ càng chán ăn hơn và cơ thể hoàn toàn mất khả năng tiêu hóa thức ăn.

Vì sao trẻ thường biếng ăn?

Thay vì sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon, mẹ có thể tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để có thể khắc phục tình trạng này. Một số yếu tố tác động đến sở thích ăn uống của trẻ và dẫn đến chứng biếng ăn bao gồm:

Cho trẻ ăn không đúng lúc

Việc cho trẻ ăn không đúng lúc (trẻ còn no hoặc không phải giờ ăn) sẽ khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng và dẫn đến ăn ít hơn thường ngày. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng trẻ ăn ít hơn, không đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết với nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ phát triển chậm.

Lúc này, mẹ không cần cho trẻ sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon mà chỉ cần điều chỉnh thời gian cho trẻ ăn để trẻ ăn đúng giờ. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ ăn lúc còn đang no, không ăn vặt hoặc uống sữa gần sát thời gian diễn ra bữa ăn chính.

>>> Mẹ có thể quan tâm: 6 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất

cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn

Các nguyên nhân từ thức ăn của trẻ

Một số nguyên nhân từ thức ăn có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, chẳng hạn như trẻ phải ăn liên tục một món ăn trong nhiều ngày hoặc trẻ không được ăn món mà mình thích.

Trong trường hợp này, mẹ không cần phải tìm mua các loại men vi sinh hoặc cốm kích thích trẻ ăn ngon mà chỉ cần thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ, đa dạng hóa các loại thực phẩm mà trẻ ăn. Ngoài ra, mẹ có thể thử một vài cách chế biến món ăn mới để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

Nếu tình trạng chán ăn ở trẻ là do con không được ăn món mình thích, mẹ có thể nghiên cứu để chế biến món ăn phù hợp hơn với khẩu vị của con, từ đó khắc phục tình trạng biếng ăn. 

Không khí căng thẳng của bữa ăn

Khi thấy trẻ biếng ăn, ăn ít hơn bình thường, nhiều phụ huynh có tâm lý bực bội, từ đó thể hiện sự tức giận của mình bằng cách quát tháo trẻ, khiến cho bữa ăn trở nên vô cùng căng thẳng. Điều này có thể gây nên trở ngại tâm lý trong lòng trẻ, khiến con sợ hãi và dẫn đến chán ăn.

Các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon sẽ không hiệu quả và không cần thiết nếu nguyên nhân lười ăn của trẻ xuất phát từ vấn đề tâm lý. Vì thế, khi thấy con có biểu hiện ngày càng ăn ít hơn, mẹ có thể đánh giá lại không khí của những bữa ăn gần đây để xem mình có vô tình tạo áp lực lên con hay không, từ đó dần điều chỉnh hành vi và thái độ của mình trong mỗi bữa ăn.

cốm tiêu hóa cho trẻ em

Cách để con ăn ngon miệng hơn mà không cần dùng đến cốm kích thích trẻ ăn ngon

Mẹ nên lưu tâm đến sở thích ăn uống của con, đa dạng thực đơn, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn. Đồng thời, dù nấu ăn theo đúng sở thích của trẻ thì mẹ cũng nên lưu ý một số nguyên tắc ăn uống lành mạnh như:

  • Không cần thêm muối vào thức ăn của con. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi,  lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối. Khi con lớn, lượng muối có thể tăng lên nhưng không nhiều. Ở độ tuổi trưởng thành, lượng muối nên hấp thụ mỗi ngày không nên quá 5g, tương đương khoảng 1 thìa cà phê.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng đường tự do trong khẩu phần ăn của trẻ từ 2-18 tuổi là <5% tổng năng lượng ăn vào, và lượng đường này nên còn thấp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
  • Nên khuyến khích trẻ ăn rau và trái cây vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

Kết luận

Nhìn chung, các loại cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn, cốm tiêu hóa cho trẻ em hay còn gọi là cốm kích thích trẻ ăn ngon không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhưng cũng không thật sự hiệu quả. Nguyên nhân trẻ biếng ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài việc thiếu vi chất. Do vậy, mẹ nên cân nhắc không nên quá lạm dụng các sản phẩm này. Không cho trẻ dùng thường xuyên để tránh tình trạng trẻ bị phụ thuộc dẫn đến cơ thể giảm chức năng bài tiết, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ.

[inline_article id=253565]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Bật mí thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao lớn vượt trội

Do đó, để trẻ có thể tăng trưởng tốt nhất về chiều cao, việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì theo gợi ý sau đây từ MarryBaby mẹ nhé!

Khi nào trẻ bước vào tuổi dậy thì?

Tùy theo tốc độ phát triển, tình trạng thể chất của trẻ và các yếu tố khác mà độ tuổi dậy thì ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, cột mốc dậy thì trung bình ở các bé gái là từ khoảng 11 tuổi và ở các bé trai là từ khoảng 12 tuổi. 

Các bé gái sẽ thường kết thúc tuổi dậy thì của mình vào khoảng 14 tuổi và các bé trai sẽ kết thúc tuổi dậy thì vào khoảng 15-16 tuổi.

Sự thay đổi đáng kinh ngạc về chiều cao ở tuổi dậy thì

Việc có thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì phù hợp vô cùng quan trọng bởi trong suốt giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tầm vóc của mình. Theo đó, chiều cao của trẻ tăng trung bình khoảng 6cm mỗi năm trong suốt những năm đầu đời. Sau đó là giai đoạn tăng trưởng chậm hơn một ít ngay trước tuổi dậy thì. Khi bắt đầu dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh khoảng 8cm/năm.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều cao ở các bé gái thường xảy ra vào khoảng 6-12 tháng trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và sau đó sẽ chậm lại đáng kể. Sau chu kỳ kinh nguyệt, các bé gái thường có thể cao thêm khoảng 5-7 cm.

Tuổi dậy thì của các bé trai thường chậm hơn so với các bé gái khoảng 2 năm và cũng thường kéo dài hơn so với trẻ em gái. Thông thường, tốc độ tăng trưởng cũng như thời gian dậy thì của trẻ sẽ tạo nên sự chênh lệch chiều cao trung bình giữa nam và nữ trưởng thành là 11-13 cm. 

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Các dưỡng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì cho trẻ

Để trẻ có thể có chiều cao vượt bậc, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ trong độ tuổi dậy thì, mẹ cần lưu ý giúp trẻ cân bằng giữa các nhóm chất sau:

Canxi

Một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chính là canxi. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm và dẫn đến loãng xương, dễ gặp các vấn đề về xương khớp sau tuổi trưởng thành.

[inline_article id=233445]

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho bé khoảng 70-80g chất đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Khi lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì, mẹ nên cân bằng giữa hai nguồn đạm là đạm động vật và đạm thực vật mẹ nhé!

Sắt – khoáng chất cần thiết trong thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Thiếu hụt sắt có thể khiến cơ thể thiếu máu và ảnh hưởng chung đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Vitamin D

Cũng như canxi, vitamin D có tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển xương khớp của trẻ, giúp xương chắc khỏe hơn, cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình tăng chiều cao ở trẻ.

Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

>>> Bạn có thể xem thêm: 7 thực phẩm chứa vitamin C, sánh với cam, giúp tăng sức đề kháng chống virus corona

Lysin

Lysin giúp cung cấp acid amin để trẻ có thể cải thiện chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa lysin mẹ nhé.

thực đơn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì

Thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

Salad gà

Món salad gà sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein từ thịt gà để phát triển cơ bắp và vóc dáng của trẻ. Hơn nữa, salad còn có canxi, sắt, magie và kali để trẻ có thể cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn. 

Một điểm cộng khác của món salad gà chính là món ăn này rất giàu chất xơ, giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cá hồi áp chảo sốt chanh dây

Nếu mẹ chưa biết nên chế biến món ăn nào, lên thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì như thế nào, hãy thử ngay món cá hồi áp chảo dùng kèm với sốt chanh dây mẹ nhé!

Cá hồi là nguồn cung cấp omega-3, một dưỡng chất tương đối quan trọng đối với sức khỏe của con. Món cá hồi béo áp chảo với phần da giòn nhẹ kết hợp cùng sốt chanh dây chua ngọt sẽ kích thích vị giác của trẻ, giúp con có một món ăn ngon miệng và có lợi đối với sự phát triển chiều cao của con.

Sữa chua trái cây

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa có chứa hàm lượng canxi vô cùng dồi dào. Do đó, mẹ có thể thử cho con dùng sữa chua trái cây như một món tráng miệng hoặc món ăn xế để hỗ trợ con trong quá trình phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Hơn nữa, nếu chọn các loại trái cây như kiwi, dâu tây, việt quất,… thì mẹ còn có thể bổ sung một lượng vitamin C giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Top 6 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Trong bài viết sau đây MarryBaby sẽ bật mí những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của con. Mẹ cùng khám phá xem đó là những thực phẩm nào mẹ nhé!

Tuổi dậy thì – giai đoạn quan trọng để trẻ cải thiện tầm vóc

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể con bạn có nhiều thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là về chiều cao. Thông thường, tuổi dậy thì sẽ là 11 tuổi đối với trẻ em gái và 12 tuổi đối với trẻ em trai. Quá trình dậy thì sẽ kéo dài một vài năm và kết thúc ở tuổi 14 với trẻ em gái và và 15-16 tuổi đối với trẻ em trai.

Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ có sự thay đổi chóng mặt. Cụ thể, trẻ có thể cao hơn đến 8-12cm/năm. Khi trẻ 13 tuổi – độ tuổi dậy thì, một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.

>>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi dậy thì là gì và những vấn đề bố mẹ có con từ 10-15 tuổi cần lưu ý

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa cho biết, việc có một thực đơn giúp tăng chiều cao khi trẻ tròn 13 tuổi cùng với các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa để trẻ có đôi chân dài, cứng cáp và khỏe mạnh. Khi xây dựng thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ ở độ tuổi 13, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh chính là uống đủ nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ lợi ích từ chế độ dinh dưỡng và các bài tập. Do đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Bữa sáng lành mạnh: Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 lành mạnh và hợp lý cần tập trung vào bữa ăn sáng nhiều hơn bởi bữa sáng sẽ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất bên trong cơ thể trẻ. Quá trình trao đổi chất diễn ra sẽ giúp trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn, từ đó phát triển chiều cao tốt hơn.
  • Ăn đúng giờ, đủ dinh dưỡng: Để trẻ có thể phát triển chiều cao tối đa, nên xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 phù hợp, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất thiết yếu, không bỏ qua bất kỳ một nhóm dưỡng chất nào, đặc biệt là canxi, protein, vitamin D và các khoáng chất. Ngoài ra, nên chú ý đến từng bữa ăn, đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hạn chế tình trạng tích trữ chất béo và giúp tăng chiều cao dễ dàng hơn.

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Cần bổ sung thực phẩm nào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 của trẻ?

Trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Bên trong trứng (đặc biệt là trứng gà) có chứa hàm lượng protein, canxi và vitamin rất cao để không chỉ hỗ trợ trẻ tăng chiều cao mà còn giúp trẻ cải thiện sức đề kháng tổng thể.

Thực phẩm giàu protein từ động vật

Protein là thành phần đặc biệt quan trọng để trẻ tăng trưởng chiều cao. Mẹ có thể lên thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 cho trẻ với các món ăn từ thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi,… mẹ nhé!

Đậu nành

Để lên thực đơn tăng chiều cao hiệu quả, mẹ nên chú ý cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật. Trong đó, đậu nành là một trong những nguồn cung cấp lượng protein thực vật vô cùng dồi dào. Hơn nữa, đậu nành cũng rất dễ tìm và có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ngon miệng hơn.

Trái cây và rau củ quả tươi

Các loại rau xanh, rau mầm, củ quả tươi và các loại trái cây, chẳng hạn như cà rốt, đu đủ, bông cải hoặc rau bó xôi rất giàu vitamin A có lợi với sự phát triển xương và mô cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây có múi, các loại quả mọng như bưởi, cam, dâu tây, việt quất, kiwi,… vào thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 bởi các loại trái cây này có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

Đặc biệt, bổ sung trái cây và rau củ quả còn giúp cung cấp chất xơ để ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. 

thực đơn tăng chiều cao hiệu quả

Bột yến mạch

Các món ăn từ bột yến mạch như cháo yến mạch cá hồi, bánh yến mạch socola, bánh mì yến mạch nguyên cám,… có chứa hàm lượng protein cao nhưng lượng chất béo rất thấp. Do đó, mẹ có thể bổ sung các món ăn này vào thực đơn tăng chiều cao cho trẻ để giúp trẻ có thể cao lớn vượt trội.

Sữa và thực phẩm làm từ sữa

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa, chẳng hạn như phô mai, bơ, sữa chua, váng sữa,… đều chứa một lượng lớn canxi có lợi đối với sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn dậy thì. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn chứa vitamin A giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Với 6 nhóm thực phẩm trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 này, trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình trong giai đoạn vàng. Vì thế, hãy áp dụng ngay và chế biến cho trẻ những món ăn ngon, hiệu quả trong việc phát triển thể chất của con mẹ nhé!

>>> Bạn có thể xem thêm: 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

7 Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

Vì thế, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Khi lên thực đơn cho con, mẹ cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng MarryBaby khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Vai trò của dinh dưỡng đối với việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở mỗi trẻ thường sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ bước vào giai đoạn dậy thì trong khoảng từ 11 tuổi (đối với trẻ em gái) và 12 tuổi (đối với trẻ em trai) và kết thúc khi trẻ được khoảng 15-16 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi trên cơ thể, chẳng hạn như chiều cao tăng đáng kể, các bé gái bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, các bé trai có giọng trầm hơn (hay còn gọi là hiện tượng bể giọng),…

Trong quá trình trẻ phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% khả năng tác động đến chiều cao của trẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất, cao hơn cả yếu tố di truyền (23%) và rèn luyện (22%).

Top 7 điều mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất

Khi nhắc đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, nhiều người chỉ tập trung vào các loại thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 nói riêng và độ tuổi dậy thì nói chung cần cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm – tinh bột – chất béovitamin và các khoáng chất khác.

>>> Bạn có thể xem thêm:

Không bổ sung quá nhiều canxi

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn,… vào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 của trẻ chính là chìa khóa giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng trong giai đoạn từ 14-18 tuổi, cơ thể của trẻ chỉ cần 1.300mg canxi/ngày mà thôi.

Việc bổ sung canxi quá mức cần thiết có thể gây táo bón, thậm chí dẫn đến tình trạng sỏi thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phải có đầy đủ 3 bữa chính

Một trong những nguyên tắc ăn uống quan trọng nhất để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não chính là không bỏ bữa. Mỗi ngày, trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. 

Mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và món ăn của trẻ

Một lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ chính là nên hạn chế cho trẻ ăn một món ăn hoặc một loại thực phẩm liên tục trong nhiều ngày.  Thay vào đó, cần thường xuyên thay đổi các món ăn, đa dạng hóa các loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử bày trí theo nhiều cách khác nhau để tạo cảm hứng cho con trong việc ăn uống.

Lên thực đơn dựa trên nhu cầu của trẻ

Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chính là thực đơn phù hợp với nhu cầu – sở thích của trẻ. Mẹ nên dựa trên thể trạng của trẻ để xác định con cần bổ sung những nhóm chất nào.

Ngoài ra, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mà trẻ thích vì điều này sẽ giúp trẻ có thể ăn ngon hơn.

Không có thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Việc tăng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì là một hành trình dài và cần có sự kiên nhẫn. Sẽ không thể có bất kỳ sự thay đổi ngắn nào chỉ trong 1-2 tuần. Do đó, mẹ nên đồng hành cùng trẻ và giúp trẻ kiên nhẫn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để chờ đợi kết quả sau một khoảng thời gian thay đổi chế độ ăn uống mẹ nhé!

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Dinh dưỡng không phải là tất cả

Tuy một thực đơn ăn uống tăng chiều cao phù hợp có thể hỗ trợ trẻ cải thiện chiều cao của mình như mong đợi nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dinh dưỡng là tất cả những gì trẻ cần để có thể phát triển thể chất.

Để trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, bên cạnh việc xây dựng cho con thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ có lối sống lành mạnh:

  • Tập thể dục thể thao: Các hoạt động như bóng đá, cầu lông, bơi lội, tập yoga, chạy bộ,… đều có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Trong khoảng 22 giờ đến 1 giờ, tuyến yên sẽ sản xuất nội tiết tố tăng trưởng và giúp xương được phát triển tốt nhất. Do đó, mẹ nên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ để tăng chiều cao tốt hơn. 
  • Uống đủ nước: Nước đưa các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ các món ăn trong thực đơn mà mẹ xây dựng cho con, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm chậm quá trình phát triển và khiến trẻ không thể cải thiện chiều cao như ý muốn. Mẹ nên hướng dẫn trẻ cụ thể về tác hại của việc sử dụng các chất kích thích để tránh trẻ tò mò và dùng thử.

15 tuổi – cuối giai đoạn dậy thì, trẻ vẫn có thể cao hơn nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, đừng bỏ qua các lưu ý để có thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chỉnh nhất cho con yêu mẹ nhé!