Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

10 loại thực phẩm là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ mẹ cần biết

Bé ăn rau xanh giúp giảm táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ địa của bé hoặc do con lười uống nước. Thế nhưng, chúng ta lại không hề biết rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến tình trạng táo bón xảy ra ở trẻ chính là từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày của con. Có những loại thực phẩm mà con tiêu thụ thường xuyên chính là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ.

Táo bón ở trẻ được cho là phổ biến và không mấy nghiêm trọng. Thế nhưng nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng mức thì tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của các bé.

Bài viết này, Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn những loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở trẻ, cũng như làm thế nào để phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua nhé!

Chọn món ăn không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ

Với những trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn đặc rồi thì những dấu hiệu như: khó đại tiện, giảm số lần đi tiêu (dưới 3 lần một tuần), phân khô cứng, đôi khi có lẫn máu, hậu môn của trẻ bị sưng đỏ sau khi đi vệ sinh… là những dấu hiệu cảnh báo chứng táo bón ở các bé.

Một trong số những nguyên nhân chính là việc bố mẹ cho trẻ tiêu thụ quá nhiều một vài loại thực phẩm sau đây:

1. Protein có trong sữa công thức và sữa mẹ

Một số loại protein trong sữa (đặc biệt là sữa bò) không được cơ thể trẻ dung nạp tốt cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây ra các triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn, chán ăn, khó chịu…

Chính vì vậy, nếu mẹ cho bé dùng sữa công thức thì phải thật thận trọng với vấn đề này. Không chỉ vậy, trẻ cũng có thể bị dị ứng với vài loại protein hiện diện trong sữa mẹ, lúc này bạn cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình.

2. Thức ăn công thức

sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón

Những năm đầu đời, đôi khi mẹ cũng sẽ bắt đầu cho trẻ sử dụng các loại thức ăn công thức như bột ăn dặm hoặc sữa. Tuy vậy, những loại sản phẩm này thường chứa những thành phần khiến trẻ bị khó tiêu hoặc thậm chí dẫn đến táo bón. Riêng với loại sữa công thức, ngoài chứa những thành phần protein phức tạp như đã đề cập ở trên, vài loại trong số đó còn có lactose, một loại đường có thể làm tăng khí và gây hiện tượng đầy hơi.

3. Gạo

Cơm và cháo là hai loại thực phẩm rắn mà hầu hết các bà mẹ thường sử dụng như là những món ăn đầu tiên cho con. Lưu ý rằng một số bé có thể sẽ thấy khó tiêu hóa các thực phẩm được nấu từ gạo và có thể bị táo bón.

4. Cà rốt

ăn cà rốt cũng có thể gây táo bón 676575697

Thoạt nghe có vẻ lạ, bởi lẽ cà rốt khi được dùng sống hoặc ở dạng nước ép thường tốt cho trẻ. Trái lại, nếu bạn cho trẻ sử dụng cà rốt hấp, đây có thể là  nguyên nhân gây táo bón cho bé. Lý do có thể giải thích là việc tiêu thụ cà rốt hấp khiến cho phân cứng rắn, từ đó trẻ khó đi tiêu hơn.

5. Chuối xanh (chuối sống)

Chuối chín được cho là rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì ngược lại chuối xanh lại là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ. Hơn nữa, chuối sống còn gây ra một số vấn đề về dạ dày ở trẻ. Chuối sống và kể cả loại chưa chín kỹ đều có chứa tinh bột khiến trẻ khó tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tránh dùng loại thực phẩm này trong bất kỳ món ăn nào của bé nhé!

6. Táo

ăn nhiều táo dễ gây táo bón

Thật bất ngờ, vì từ lâu táo được biết với công dụng làm đặc phân và thường được dùng trong các trường hợp như tiêu chảy. Thế nhưng món táo hấp lại có thể gây táo bón cho bé. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn món táo hấp. Ngoài ra, một lý do vì sao không nên cho trẻ ăn táo là vì bản thân loại trái cây này có chứa protein pectin có tác dụng làm cứng phân.

7. Phô mai

Một trong những loại thực phẩm có thể trở thành nguyên nhân gây táo bón cho trẻ nên được kể đến là phô mai. Mặc dù vô cùng giàu vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu và cũng được xem là một loại siêu thực phẩm cho trẻ, thế nhưng do có rất ít chất xơ mà việc tiêu thụ phô mai có thể khiến trẻ mắc chứng táo bón.

8. Bánh mì và sản phẩm từ bột mì

Bột mì là lúa mì đã loại bỏ đi phần lớn thành phần chất xơ có lợi cho đường ruột. Trong khi đó, việc bổ sung chất xơ chính là chìa khóa cho vấn đề táo bón.

9. Khoai tây

Nếu bạn cho trẻ ăn khoai tây kèm với các loại rau xanh khác thì đây là một điều rất tốt cho sức khỏe. Trái lại, nếu bạn để trẻ tiêu thụ khoai tây chiên hoặc dùng khoai tây với bơ hoặc sốt kem thì chúng có thể lại là nguyên nhân gây táo bón cho bé.

10. Sữa chua

ăn sữa chua là nguyên nhân gây táo bón 1067005868

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Thế nhưng, nó cũng có tác dụng liên kết với các chất trong thực phẩm và đôi khi có thể gây táo bón ở trẻ em.

Mẹ có thể làm gì để ngăn chứng táo bón tìm đến con yêu đây?

tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ 1018192189

Để phòng ngừa táo bón cho trẻ, các mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Trường hợp nếu con bạn đã qua ngưỡng 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống nước bằng muỗng với từng ngụm vừa phải. Còn với những trẻ dưới 6 tháng, các bé nên được bổ sung nước thông qua nguồn sữa mẹ bằng việc tăng cữ bú và thời gian bú. Khi trẻ lớn dần, bạn có thể bắt đầu với những thực phẩm có nhiều nước và giàu chất xơ. Việc tiêu thụ đủ nước và chất xơ sẽ cải thiện nhu động ruột của bé.
  • Với trẻ lớn, hãy đảm bảo có chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày của con. Một số loại thực phẩm gợi ý vừa thơm ngon, lại tốt cho trẻ và kích thích tiêu hóa như mận, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, mẹ nên tập cho trẻ ăn các loại rau xanh để phòng ngừa các nguyên nhân gây táo bón.
  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho bé. Nếu trẻ đã ngồi bô được, bố mẹ nên khuyến khích con tập đi vệ sinh khoảng 5 – 10 phút vào cùng một thời điểm hằng ngày. Điều này sẽ giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho trẻ, rất cho lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng táo bón khó chịu cho bé yêu, một trong số đó lại đến từ những việc ăn uống và những loại thực phẩm mà chúng ta cho là tốt. Việc thay đổi chế độ ăn uống của bé và khuyến khích con vận động thường xuyên là biện pháp tốt để chữa táo bón và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa nữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm mà có xu hướng tồi tệ hơn, bạn nên đưa con đi khám sớm để được can thiệp y tế kịp thời!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Chữa táo bón cho trẻ với 10 thực phẩm dễ mua mẹ đã biết chưa?

Chữa táo bón cho trẻ với các thực phẩm vàng dễ mua mẹ đã biết chưa? Chỉ với những loại thực phẩm dưới đây, chứng táo bón của trẻ sẽ được khắc phục ngay. Bài viết dưới đây MarryBaby xin mách cho các mẹ 10 thực phẩm giúp “đuổi nhanh” táo bón để bé yêu khỏe vui mỗi ngày.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn quá nhỏ, bé chẳng thể nào “ngỏ lời” với mẹ rằng chúng đang bị táo bón. Vì vậy, mẹ cần bắt tín hiệu qua những biểu hiện sau đây:

  • Số lần đi cầu ít hơn bình thường (dưới 3 lần trong một tuần).
  • Phân khô và cứng giống như viên bi, đôi khi có lẫn máu.
  • Bé đi cầu khó khăn, nhiều trẻ khóc khi rặn.
  • Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông hoặc có tư thế bất thường…

Hậu quả của táo bón ở trẻ em

Nếu mẹ để táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Táo bón khiến phân tích tụ, gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu,…
  • Từ đó, trẻ sẽ không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
  • Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu lâu ngày sẽ gây nên bệnh trĩ.

Những loại thực phẩm chữa táo bón cho trẻ mẹ cần biết

Đừng để chứng táo bón đáng ghét quấy phá bé yêu khiến con cảm thấy khó chịu; mệt mỏi. Các mẹ hãy bổ sung ngay cho con các loại thực phẩm chữa táo bón cho trẻ hiệu quả dưới đây. Riêng với trẻ sơ sinh thì mẹ có thể sử dụng trực tiếp để con có thể nhận được các dưỡng chất qua sữa mẹ nhé.

1. Quả mận

quả mận khô giúp chữa táo bón cho trẻ 1151484767

Mận là loại trái cây nhiệt đới với hương vị thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng. Quan trọng hơn, loại quả này rất giàu polyphenol được biết đến như thành phần chống oxy hóa. Ngoài ra, mận còn có sorbitol làm tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột hỗ trợ chứng táo bón. Cả hai thành phần trên cộng hưởng với nhau; kích thích dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột.

Với loại mận này, hiện có sản phẩm chữa táo bón cho trẻ mận nghiền Gerber đến từ nước Nga. Sản phẩm dành cho các bé từ 4 tháng trở lên. Mận nghiền của Nga được dùng để ăn liền hoặc kết hợp với sữa chua giúp hỗ trợ cho sự hoạt động của đường ruột.

Đặc biệt, sản phẩm chữa táo bón cho trẻ mận nghiền Gerber lại có nhiều ưu điểm được các mẹ bỉm sữa tin dùng như:

  • Sản phẩm được sản xuất tự nhiên 100%.
  • Không sử dụng các chất bảo quản.
  • Không thuốc trừ sâu.
  • Không chất tạo màu.
  • Không chứa đường và tinh bột.
  • Không chứa các thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe.

2. Các loại đậu

Đậu cũng là loại “thực phẩm vàng” chữa táo bón cho trẻ cực hiệu quả bởi lượng chất xơ dồi dào. Theo các thống kê dinh dưỡng, một chén đậu đen nấu chín sẽ cung cấp 1,5g chất xơ cho cơ thể. Hơn nữa, đậu còn có chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tối ưu; và cải thiện nhu động ruột giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.

Trong số các loại đậu thì đậu Hà Lan nên là lựa chọn hàng đầu cho những tháng cuối năm. Mẹ có thể thêm loại đậu này vào trong bữa ăn chính hoặc món ăn dặm cho trẻ hằng ngày. Mách nhỏ với mẹ là đậu Hà Lan khi xay nhuyễn sẽ đem lại tác dụng hỗ trợ nhu động ruột rất tốt. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên sử dụng các loại đậu khác để thay đổi khẩu vị của con.

3. Chữa táo bón cho trẻ với quả mơ

chữa táo bón cho trẻ bằng quả mơ 1128959303

Quả mơ là một loại trái cây cũng được sử dụng trong vấn đề chữa và làm giảm triệu chứng táo bón cho trẻ. Hoạt tính axit trong mơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời nó còn bổ sung nhiều loại dưỡng chất cần thiết khác như vitamin A; C; kali và chất xơ. Mẹ có thể làm nước ép quả mơ để bé dễ dùng. Tuy vậy, cần lưu ý là mẹ nên mua mơ có vị hơi chua để bé nhà mình có thể dùng được mẹ nhé!

4. Bột yến mạch

Thay vì nghĩ đến việc cho con dùng thuốc nhuận tràng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của bé. Mẹ hãy thêm bột yến mạch vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ.

Theo các chuyên gia hàng đầu, chất xơ hòa tan tự nhiên trong bột yến mạch khi được đưa vào đường tiêu hóa sẽ làm mềm phân; giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như magie; kẽm; thiamin giúp phục hồi sức khỏe cho bé.

5. Chữa táo bón cho trẻ với lê

quả lê chữa táo bón

Lê là loại trái cây vô cùng giàu chất xơ và vitamin C. Loại trái này giúp hỗ trợ tiêu hóa và chứa táo bón cho bé hiệu qủa. Một quả lê cỡ vừa có thể cung cấp tới 5,5g chất xơ và một cốc nước ép sẽ bổ sung 4,1g chất xơ cho trẻ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về lượng nước ép mà trẻ nên dùng hằng ngày.

6. Bông cải xanh

Bông cải xanh từ lâu đã được biết đến như một loại siêu thực phẩm cho trẻ. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bông cải xanh làm tăng thể tích của phân. Từ đó việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn đối với bé.

Không chỉ vậy, chất sulforaphane trong loại rau này còn có chức năng bảo vệ ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Vitamin C, K và folate cũng là những dưỡng chất có lợi kèm theo khi mẹ cho con sử dụng loại thực phẩm này. Ngoài bông cải xanh, cải bó xôi cũng đem lại tác dụng tương tự nếu bé không thích bông cải xanh.

[inline_article id=169309]

7. Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm tốt trong việc chữa táo bón cho trẻ. Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị và có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện. Bên cạnh việc giảm táo bón, khoai lang còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Nhất là, các khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

8. Các loại quả mọng

Quả mọng được xem là một “kho tự nhiên” của chất chống oxy hóa và là một thực phẩm tuyệt vời cho trẻ. Ngoài ra, các loại quả mọng cũng rất giàu chất xơ. Vì thế, chúng không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ. Mẹ hãy thử cho bé tiêu thụ loại thực phẩm này một thời gian sẽ thấy chứng táo bón không còn nữa.

9. Chữa táo bón cho trẻ với chuối chín

cho trẻ ăn chuối để chữa táo bón 244685272

Chuối chín rất giàu hàm lượng vitamin C và kali (khoáng chất tốt cho hệ tim mạch). Điều thú vị mà mẹ có thể chưa biết là một quả chuối chứa đến 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Vì thế ăn chuối với lượng vừa đủ sẽ ngăn chứng táo bón hiệu quả. Thêm nữa, chuối còn mang lại lượng lớn axit folic và vitamin B6 rất cần cho sự phát triển của trẻ.

10. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt luôn loại thực phẩm chữa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ hiệu quả. Hãy cho trẻ bắt đầu bữa sáng với ngũ cốc để hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh và chấm dứt táo bón mẹ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Chứng táo bón luôn là nỗi ám ảnh từng ngày của cả mẹ lẫn bé. Nếu mẹ biết cân đối chế độ ăn uống với những loại thực phẩm chữa táo bón cho trẻ sẽ giúp chứng táo bón biến mất. Đừng quên chia sẻ với Marry Baby nếu mẹ có một phương pháp; hay món ăn nào là “khắc tinh” của táo bón bên dưới bình luận nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

3 loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, Zika, sốt rét nguy hiểm

muoi-gay-tu-vong-cho-tre-em

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản… có thể gây tử vong trẻ em ở Việt Nam gồm muỗi vằn (aedes), muỗi anophen và muỗi culex.

Ba mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về 3 loài muỗi này để có biện pháp phòng chống và bảo vệ con nhỏ.

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết (aedes)

Đây là thủ phạm nguy hiểm gây ra hàng chục ca tử vong cho cả người lớn và trẻ em mỗi năm.

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi vằn màu đen, có các vệt khoang đen trắng rõ rệt ở phần chân, thân và bụng. Phần ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn 2 dây màu trắng.

+ Nơi sinh sống: Muỗi vằn thường trú ngụ trong nhà nơi có ánh sáng yếu như tủ quần áo, các xó nhà, bếp…

Muỗi vằn thường đẻ trứng và sinh sản ở các vùng nước tù như ao tù, vũng, rãnh nước trong vườn hoặc ở các dụng cụ chứa nước trong nhà.

Vòng đời của muỗi vằn cái khoảng từ 20 – 40 ngày. Trong đó, từ lúc đẻ trứng đến lúc nở thành bọ gậy là 7 ngày; từ bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành là 2-3 ngày.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày và chúng hoạt động mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Hoạt động tìm mồi của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tốt nhất cho hoạt động săn mồi của chúng là trên 23 độ C, vì vậy chúng thường hoạt động mạnh nhất vào mùa mưa khi thời tiết nóng ẩm.

Muỗi cái bay rất nhanh và đeo bám con mồi rất dai. Chúng sẽ lao vào đốt và hút máu ngay khi tìm thấy con mồi. Chúng chỉ rời đi sau khi đã hút no máu.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết và truyền sang người thông qua hoạt động hút máu. Sốt xuất huyết rất nguy hiểm khi có thể gây ra tử vong cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, muỗi vằn còn có thể gây ra bệnh vàng da, bệnh Zika nên nó được xếp vào 1 trong 3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

 

muoi-van3
Hình ảnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi anophen

Đặc điểm nhận dạng: Muỗi anophen có màu nâu mốc, chiều dài cơ thể bằng chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy đen trắng, bụng nhọn.

Nơi sinh sống: Muỗi anophen thường sinh sản ở các vùng nước ngọt, trong các bụi rậm quanh nhà, sống ở bìa rừng vùng nhiệt đới.

Chúng sinh sản và phát triển nhất vào mùa mưa khi nhiệt độ nóng ẩm, nhiều nước. Vòng đời của chúng từ 10-14 ngày. Ở các vùng lạnh hơn, vòng đời của chúng chỉ khoảng 5 ngày.

Hoạt động săn mồi: Muỗi anophen thường hoạt động mạnh từ chiều tối đến sáng sớm. Sau khi đốt người, chúng sẽ đậu lại vài giờ trong nhà rồi sẽ bay ra các bụi cây, rãnh nước để nghỉ ngơi.

Khả năng lây bệnh: Muỗi gây bệnh sốt rét  bằng cách truyền sang người người thông qua hoạt động hút. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

 

muoi-anophen
Muỗi anophen gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm.

Muỗi culex

Muỗi culex có khoảng 550 loài nhưng loài có thể gây bệnh nguy hiểm nhất là muỗi culex quinquefasciatus với căn bệnh bạch chỉ huyết và muỗi culex tritaeniorhynchus với căn bệnh viêm não Nhật Bản.

Muỗi culex quinquefasciatus

+ Đặc điểm nhận dạng: Loài này có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, không có khoang đen trắng ở chân và cánh.

+ Nơi sinh sống: Muỗi culex quinquefasciatus cư trú ở các đô thị phát triển nhanh có hệ thống thoát nước kém và môi trường ô nhiễm. Chúng thích ẩn nấp ở các rãnh nước bẩn, có nhiều chất thải, cây mục, phân hoặc những ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp, vệ sinh kém.

Muỗi culex quinquefasciatus phát triển quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa xuân hè. Đây là loại có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng cao nên việc tiêu diệt chúng khó khăn hơn các loài muỗi khác.

+ Hoạt động săn mồi: Loài muỗi này thường hoạt động về đêm, đối tượng săn mồi của chúng là con người.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi culex quinquefasciatus mang theo ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết wuchereria bancrofti truyền qua người thông qua hoạt động hút máu. Bệnh giun chỉ bạch huyết mức độ không nguy hiểm chết người nhanh cho bệnh sốt rét và sốt xuất huyết nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu.

Muỗi culex tritaeniorhynchus

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, bụng có các vằn nâu.

+ Nơi sinh sống: Loài muỗi này thường sinh sống ở các vùng nông thôn, làng mạc, ruộng đồng. Chúng thường đẻ trứng và phát triển ở các vùng nước trong như mương nước, ruộng lúa. Mùa sinh sản nhiều nhất là từ tháng 5 – tháng 11 trong vùng khí hậu nóng ẩm.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi cái hoạt động vào ban đêm, đốt chích cả người lẫn động vật.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi gây bệnh zika hay còn gọi là bệnh viêm não Nhật Bản – một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và thường xảy ra ở trẻ em.

 

muoi-culex
Hình ảnh muỗi gây viêm não Nhật Bản.

Cách phòng chống 3 loài muỗi nguy hiểm nhất Việt Nam cho trẻ em

+ Trong mùa mưa, nên mặc quần áo dài cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh thì nên cho bé nằm chơi trong màn chụp cả đêm lẫn ngày.

+ Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi dành cho trẻ em.

+ Sử dụng các thiết bị bắt muỗi trong nhà như vợt muỗi, máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.

+ Sân vườn nên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà, thiết kế hệ thống thoát nước tốt để không bị nước tù đọng quanh nơi ở tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
+ Phun thuốc diệt muỗi định kỳ quanh nơi ở.
+ Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ là mối hiểm họa của cộng đồng vì những căn bệnh chết người mà chúng gây ra. Trong các gia đình có trẻ nhỏ, ba mẹ càng nên có biện pháp phòng chống để bảo vệ bé khỏi các mối đe dọa nguy hiểm.

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Cây lọc không khí trong nhà nào tốt cho bé?

 

Cây lọc không khí

Cây lọc không khí không chỉ mang thiên nhiên đến gần các bé mà còn giúp thanh lọc không khí trong nhà để bé được hít thở nguồn không khí sạch mỗi ngày. Với tình hình ô nhiễm không khí trầm trọng như hiện nay, các mẹ nên trồng ngay các loại cây lọc không khí để thanh lọc bụi bẩn và các khí độc.

Các mối nguy hại do ô nhiễm không khí gây ra cho trẻ nhỏ

Tình hình ô nhiễm không khí đang diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Ô nhiễm không khí không chỉ diễn ra ở ngoài trời, mà còn cả ở trong nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi hệ hô hấp còn non nớt. 

Các bệnh bé dễ mắc phải do ô nhiễm không khí có thể kể đến như:

+ Suy giảm chức năng phổi: Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây tổn hại đến chức năng phổi của trẻ.

+ Tác động xấu tới thần kinh: Ô nhiễm không khí có tác động xấu tới sự phát triển thần kinh và nhận thức của trẻ. Không những thế, ô nhiễm không khí cũng có khả năng gây ra các rối loạn về hành vi như chứng rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý.

+ Nhiễm trùng hô hấp cấp tính: Các chất gây ô nhiễm không khí như PM2.5, NO2 và O3m đặc biệt là khí PM có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp khác ở trẻ.

+ Bệnh hen suyễn: Tình trạng hen suyễn ở trẻ em sẽ gia tăng khi bé tiếp xúc với các chất ô nhiễm bên ngoài và cả ô nhiễm không khí trong gia đình do hút thuốc lá, đun bằng than…

Viêm tai giữa: Việc sử dụng các chất đốt để nấu ăn, hoặc sưởi ấm trong gia đình, hoặc việc hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em.

Tăng tỷ lệ ung thư: Ô nhiễm không khí gia đình có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị béo phì, mắc bệnh dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, đau mắt khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

 

Cây lọc không khí 2
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ

Các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà mẹ nên biết

Cây lưỡi hổ lọc không khí trong nhà

Đây là loại cây nhiệt đới, họ măng tây, ưa bóng mát và ẩm nên rất thích hợp để trồng trong nhà.

Cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng thông qua việc lọc không khí trong nhà như:

+ Làm giảm dị ứng ở da: Cây lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí rất tốt nên có thể giảm dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy ở trẻ em do nhà cửa bụi bặm.

+ Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Với lối kiến trúc kín, ít thông thoáng của nhà phố hiện nay, các mẹ nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn ngăn ngừa nguy cơ con nhỏ bị mắc phải các chứng hắt hơi, sổ mũi do không khí trong nhà bị ô nhiễm.

+ Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ được các độc tố do công nghiệp gây ra như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit. Nếu sống gần các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi các chất độc thải ra không khí, mẹ càng nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

+ Giúp bé ngủ ngon: Các loài cây thường nhả khí độc CO2 vào ban đêm, nhưng cây lưỡi hổ lại hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết vào ban đêm mang đến không khí trong lành cho giấc ngủ của bé.

 

cây lọc không khí 3
Cây lưỡi hổ lọc không khí rất tốt

Cây tuyết tùng lọc không khí trong nhà

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản. Đây là loại cây lá kim sống ở vùng ôn đới, ưa ánh sáng yếu và điều kiện khí hậu mát mẻ.

Cây tuyết tùng có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, lọc khí độc trong nhà nên rất tốt khi mẹ đặt trong nhà để bảo vệ sức khỏe của bé.

Cây sống đời lọc không khí trong nhà

Cây sống đời sống ở vùng nhiệt đới, ưa nóng ẩm. Cây sống đời không chỉ có rất nhiều tác dụng chữa bệnh mà còn là cây xanh lọc không khí trong nhà, mang tới môi trường sống sạch cho các gia đình.

Cây lan ý lọc không khí trong nhà

Cây lan ý có rất nhiều tên gọi khác nhau như bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Cây lan ý hay được trồng làm cây cảnh trong nhà và mẹ cũng có thể trồng để thanh lọc không khí. Cây lan ý có khả năng hút ẩm mạnh, có thể tiêu diệt các tế bào nấm mốc giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ.

 

cây lọc không khí 4
Cây lan ý có khả năng hấp thụ độc tố, làm sạch không khí

Cây cà phê  

Cây cà phê được trồng rất nhiều ở nước ta. Nó không chỉ cung cấp nguồn thức uống thơm ngon mà còn có thể thanh lọc không khí trong nhà nhờ khả năng hút ẩm, điều hòa không khí và tỏa hương dễ chịu.

Cây hương đào lọc không khí trong nhà

Còn có tên gọi khác là cây sim, thường được trồng trong nhà làm cảnh, cây hương đào còn được biết đến với tác dụng thanh lọc không khí sạch trong nhà bằng cách tiết ra chất kháng khuẩn từ lá và hoa, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.

Cây thường xuân 

Loại cây này được nằm trong danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất của các nhà khoa học của NASA. Cây thường xuân thân leo mảnh mai nên cũng rất phù hợp để treo trong nhà làm cảnh.

Cây trầu bà lọc không khí trong nhà

Nó còn có tên gọi khác là vạn niên thanh leo, một loại cây nhiệt đới ưa nóng ẩm và thường sống trong các rừng nhiệt đới. Vạn niên thanh có sức sống mãnh liệt, ngay cả khi chỉ được trồng trong bình thủy thì nó vẫn phát triển xanh tốt. Cây vạn niên thanh giúp thanh lọc không khí nhờ khả năng hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, tivi, máy in và các loại bụi siêu nhỏ trong không khí. Vì vậy đây là loại cây xanh lọc không khí trong nhà mà mẹ nên trồng.

 

cây trầu bà 5
Cây trầu bà mang đến không gian xanh mát và làm sạch không khí trong nhà

Cây nha đam 

Cây nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội. Cây nha đam không chỉ có rất nhiều tác dụng trong việc làm đẹp da, chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn là loại cây có khả năng lọc không khí trong nhà rất hiệu quả nhờ khả năng hấp thụ và hiển thị được lượng khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.

Cây cọ cảnh

Loại cây này rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta nên rất dễ trồng và chăm sóc. Cây cọ cảnh có khả năng lọc amoniac – một thành phần hay có trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm vì vậy có thể làm sạch độc tố trong nhà giúp trẻ tránh được tình trạng hắt hơi, sổ mũi, dị ứng.

Cây dương xỉ

Loại cây nhiệt đới này đã tồn tại trên trái đất từ hàng trăm triệu năm trước. Dương xỉ ưa khí hậu nóng ẩm nên rất hợp với khí hậu nước ta. Cây dương xỉ trồng trong nhà ngoài mang đến một không gian xanh mát còn làm sạch không khí nhờ khả năng loại bỏ được khí formaldehyde. Một số nghiên cứu cho thấy, cây dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân hay asen. 

 

cây lọc không khí 6
Cây dương xỉ là loại cây trồng trong nhà lọc không khí

Sự hiện diện của cây cảnh lọc không khó trong nhà làm cho không gian sống thêm sinh động, tươi mát, tăng tính thẩm mỹ, giúp trẻ tới gần thiên nhiên hơn. Không những thế, với tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay thì các loại cây lọc không khí trong nhà kể trên còn giúp làm sạch không khí, từ đó làm hạn chế các bệnh về đường hô hấp hay dị ứng mà các bé có thể mắc phải.

 Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ, các loại mụn, dấu hiệu mà bạn nên biết

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Thông thường, thanh thiếu niên và người lớn là những đối tượng dễ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đôi khi trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những nốt mụn đỏ đáng ghét này. Vậy đâu là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ?

Mụn trứng cá là một vấn đề của da diễn ra khá là dai dẳng và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây sưng, viêm, đáng sợ hơn là còn để lại những vết sẹo rỗ xấu xí trên gương mặt. Nếu đang lo lắng vì sự xuất hiện của những “vị khách không mời” đó ở con mình, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ ngọn nguồn nguyên nhân gây mụn trứng cá, các loại mụn, cũng như biểu hiện của chúng trên da trẻ.

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da khá phổ biến, chúng được hình thành bởi tình trạng tăng tiết bã nhờn quá nhiều dưới da, kết hợp cùng những yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông (bụi bẩn, tế bào chết). Bã nhờn (dầu tự nhiên của da) khi bị mắc kẹt bên trong nang lông làm thúc đẩy, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong, điều này gây ra tình trạng viêm nang lông và kích ứng da.

Giải đáp các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Nếu trước đây bạn vẫn thường tự hỏi liệu rằng trẻ em có thể bị nổi mụn hay không thì câu trả lời là “có”. Mụn trứng cá là một rối loạn phổ biến và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi dậy thì, có thể lý giải nguyên do hình thành nên mụn là bởi nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao. Còn với trẻ nhỏ, một số những yếu tố sau đây sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mụn trên da bé:

  • Trẻ sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa những chất gây kích ứng da
  • Rửa mặt quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng hoặc những loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa quá mạnh cũng khiến cho làn da trẻ bị mụn
  • Lưu ý rằng, việc sờ nắn và nặn mụn, nhất là khi nặn không đúng kỹ thuật sẽ dễ làm tăng sự lây lan ra các vùng da khác xung quanh
  • Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn hormone, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá (tình trạng này hay gặp ở trẻ 4 tuổi)
  • Mồ hôi và gàu trên chân tóc cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt. Cộng thêm việc không vệ sinh da cho trẻ đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn tăng sinh càng làm cho mụn xuất hiện nhiều hơn nữa
  • Các phụ kiện như thắt lưng, dây buộc chặt khiến nang lông bị tắc nghẽn gây ra mụn
  • Mẹ cho trẻ mặc các loại quần áo chật hoặc gây chà xát, kích ứng da cũng là lý do khiến cho trẻ nổi mụn trứng cá trên cơ thể
  • Mũ bảo hiểm, áo cao cổ, miếng đệm vai, băng đô… cũng có thể là nguyên nhân góp phần hình thành mụn trứng cá
  • Sử dụng mỹ phẩm và và một số loại kem gây bít tắc lỗ chân lông và nếu da mặt không được làm sạch đúng cách có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá
  • Trẻ hoạt động nhiều trong môi trường đầy khói bụi hoặc độ ẩm không khí cao cũng khiến cho bề mặt da hình thành nên nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn
  • Chế độ ăn uống của con thiếu các vitamin từ rau quả. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay thậm chí không uống đủ nước trong ngày cũng khiến cho da bị mụn
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Vì vậy, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh cũng có tình trạng xuất hiện mụn trứng cá. Mặc dù, những giải thích cho hiện tượng này vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những hormone mà trẻ nhận được từ người mẹ ở cuối thai kỳ là yếu tố gây nên mụn. Đôi khi, cũng có trường hợp bé bị mụn từ lúc mới sinh, ở trường hợp này mụn phát triển từ 2 – 4 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Trị mụn cho bà bầu: Cần đúng cách mới hiệu quả!

Các loại mụn trứng cá mà trẻ thường gặp phải

các loại mụn trứng cá 794860732

Một số loại mụn trứng cá có thể xuất hiện ở trẻ bao gồm:

  • Mụn mủ: Mụn mủ nằm sát bề ở bề mặt da và được hình thành bởi các nang lông bị viêm
  • Papule (mụn đỏ, dạng nhân trứng cá bị viêm): khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng bị viêm sẽ chuyển thành mụn đỏ, gây cảm giác đau khi đụng vào
  • Mụn dạng nang hay mụn bọc: Nó giống như loại mụn viêm nhưng có kích thước lớn hơn so với mụn đỏ và mụn mủ. Dạng mụn này có tính chất sưng đỏ, nhiều mủ, thậm chí gây đau nhức nhiều và có nguy cơ để lại sẹo do sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu vào lớp tế bào da.

Các biểu hiện của mụn trứng cá ở trẻ em là gì?

Mỗi đứa trẻ có thể có các biểu hiện về mụn trứng cá khác nhau. Loại mụn này có thể xuất hiện ở những vùng da có nồng độ của tuyến bã nhờn cao như mặt, vai, ngực, phần lưng trên và cổ. Đôi khi mụn trứng cá ở trẻ em cũng gần giống như các triệu chứng của các tình trạng về da khác. Hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu con bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện mụn bọc nhỏ, có màu da hoặc mụn đầu trắng
  • Mụn nhỏ, sẫm màu hoặc mụn đầu đen
  • Mụn nhọt đỏ, viêm và có mủ
  • Các nốt sần, rắn trông giống như nổi da gà
  • Xuất hiện những vùng tối trên da
  • Sẹo ở bề mặt da

Mụn trứng cá là tình trạng khá phổ biến và cũng không chừa bất kỳ một ai. Chúng gây mất thẩm mỹ, làm giảm đi sự tự tin cũng như có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da trẻ. Việc hiểu được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ, cũng như những biểu hiện sẽ giúp các bậc cha mẹ giúp con mình phòng ngừa được tình trạng này một cách hiệu quả.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

9 nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em

tóc bạc sớm ở trẻ em

Nói đến tóc muối tiêu, chúng ta thường sẽ nghĩ tới những người đã bước sang tuổi xế chiều. Thế nên, bạn vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy những sợi tóc bạc trên mái tóc của một đứa trẻ. Bạn băn khoăn không biết hiện tượng tóc bạc sớm ở trẻ em liệu có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Có nhiều lời giải thích cho tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ, người thì cho rằng đó có thể là do máu xấu, ý kiến khác thì lại rẽ sang hướng có thể là một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện tóc bạc sớm ở trẻ cùng một số yếu tố ảnh hưởng liên quan.

Lời giải cho hiện tượng tóc bạc sớm ở trẻ em

Nếu vô tình bạn phát hiện ra con mình có một số sợi tóc bạc trên đầu thì đây có thể là do trẻ thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đấy. Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bạc tóc có thể được điều trị triệt để. Một số lý giải phổ biến nhất cho tình trạng trẻ bị tóc bạc sớm được liệt kê dưới đây:

1. Do di truyền

Có thể nói đây là nguyên phân phổ biến nhất khiến trẻ có “tóc hoa râm”. Nói một cách đơn giản, nếu cha mẹ hoặc ông bà của chúng gặp vấn đề tương tự về tóc bạc sớm thời thơ ấu, thì trẻ cũng có nguy cơ gặp tình trạng này. Chính vì lẽ đó, tóc bạc sớm ở trẻ em có thể là do di truyền, đây là một trong những lý do chính gây nên vấn đề này.

2. Tiếp xúc với khói thuốc lá

toc bac som ở trẻ em do khói thuốc 632534621

Việc một đứa trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tóc bạc sớm. Việc hút thuốc thụ động cũng có thể gây ra tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể con bạn và làm giảm sản xuất melanin. Do đó, người lớn nên tránh hút thuốc gần trẻ em để ngăn chặn điều này xảy ra.

3. Trẻ có thể gặp một tình trạng y tế nào đó

Tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra. Việc mất sắc tố của tóc có thể là triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau, một trong số đó là u sợi thần kinh, bạch biến, hội chứng Waardenburg và bệnh xơ cứng củ.

Bạn có biết rằng melanin là sắc tố chịu trách nhiệm quy định màu da và tóc. Bệnh bạch biến được đặc trưng bởi sự gián đoạn trong khả năng sản xuất melanin, từ đó gây nên những vùng không có tế bào hắc tố khiến tóc bạc màu. Tương tự, trường hợp tuyến giáp có thể tăng hoặc giảm hoạt động quá mức, điều này xảy ra trong các bệnh khác nhau như bệnh Grave hoặc bệnh Hashimoto cũng dẫn đến trường hợp tóc bạc sớm.

4. Thiếu vitamin B12

Sự thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em. Người theo chế độ ăn chay, cơ thể thường thiếu hụt dưỡng chất này. Chính vì thế, trẻ ăn chay từ nhỏ có nguy cơ bạc tóc cao hơn.

Một nguyên nhân khác của sự thiếu hụt vitamin B12 là phẫu thuật can thiệp vào hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng dạ dày không hấp thụ đủ lượng vitamin cần thiết dẫn đến tóc bạc sớm. Dù là trong bất kỳ trường hợp nào, bạn nên cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con.

5. Căng thẳng

Mặc dù không mấy phổ biến, nhưng sự căng thẳng ở trẻ em cũng có thể là yếu tố góp phần làm cho tóc bạc sớm. Tuy nhiên, ở đây căng thẳng không có nghĩa là căng thẳng về mặt tâm lý, mà là căng thẳng genotoxic gây ra bởi các yếu tố môi trường. Ví dụ, trẻ tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể dẫn đến tóc bạc sớm.

6. Sử dụng xà phòng và dầu gội tổng hợp

dầu gội không phù hợp 1008474607

Người lớn chúng ta thường rỉ tai nhau rằng, những loại sản phẩm chăm sóc tóc hiện nay đã không còn tốt như cái thời cách đây mười đến mười lăm năm về trước.

Đặc biệt là việc sử dụng các loại xà phòng và dầu gội dành cho cả nhà như các mẩu quảng cáo hiện nay chính là nguyên nhân làm cho tóc khô và bạc màu, nhất là khi dùng cho trẻ. Làm cha mẹ, chúng ta nên quan tâm đến những vấn đề chăm sóc con cái ngay từ đầu, đặc biệt là cần tránh cho trẻ dùng các sản phẩm của người lớn, bởi lẽ các con không phải là “người lớn thu nhỏ”. Lời khuyên là bạn cần mua những sản phẩm phù lợp với lứa tuổi con mình. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn dầu gội thảo dược cho trẻ sử dụng.

7. Ăn, uống các loại thực phẩm không lành mạnh

Với lối sống thích tiêu thụ các loại thức ăn nhanh tại chỗ như hiện nay thì không có gì lạ khi tình trạng tóc bạc sớm ngày càng phổ biến hơn. Bởi lẽ, việc tiêu thụ thực phẩm có nhiều carbohydrate và đường có thể cản trở khả năng sản xuất melanin của cơ thể, dẫn đến tình trạng này. Do đó, bạn nên chắc chắn rằng con mình không ăn quá nhiều sô cô la, kẹo và các thực phẩm có đường khác.

8. Thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến cho trẻ mệt mỏi và cũng là nguyên nhân gây tóc bạc sớm ở trẻ em.

9. Bệnh bạch cầu

Ở căn bệnh này, lượng melanin trong cơ thể sẽ giảm sút khiến cho tóc của trẻ mau chóng bạc màu.

Một số chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa chứng tóc bạc sớm ở trẻ em

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy đa phần tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ bắt nguồn từ việc thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là những khoáng chất mà trẻ cần được bổ sung:

1. Vitamin A

Vitamin A có trong rau xanh và trái cây có màu vàng, giúp cải thiện sức khỏe của tóc và da đầu nói chung. Bên cạnh việc đảm bảo cho chúng ta có một mái tóc bóng mượt, vitamin A còn làm cải thiện thị lực rất tốt.

2. Vitamin B

Vitamin B cũng rất quan trọng, góp phần làm nên một mái tóc khỏe mạnh. Loại dưỡng chất này kiểm soát sự tiết dầu và giữ cho tóc mềm mượt, chắc khỏe. Gợi ý cho bạn là loại vitamin này có nhiều trong các loại sữa chua, rau xanh, cà chua và chuối. Bạn nên thêm chúng vào trong thực đơn hằng ngày của con mình nhé!

3. Protein

protein ảnh hưởng đến tóc bạc sớm ở trẻ em 684710068

Protein giúp duy trì độ bóng và cải thiện kết cấu của tóc. Các nguồn protein quan trọng có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, thịt…

4. Khoáng chất

Sắt, kẽm và đồng là những cái tên được nhắc đến khi nói về khoáng chất tốt cho mái tóc. Chúng giúp bảo vệ cho mái tóc chắc khỏe, cũng như ngăn ngừa chứng tóc bạc sớm ở trẻ em.

Trong khi kẽm có nhiều trong rau xanh, thịt đỏ thì trứng, lúa mì, hạt hướng dương lại có hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc hải sản để bổ sung đồng cho con.

Từ những nguyên nhân được nêu trên, mong rằng bạn đã có thể hiểu hơn về lý do vì sao có tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em, cũng như chọn được biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé tại nhà vào mùa hè hiệu quả

Tuy nhiên mẹ sẽ không còn phải lo lắng khi bé bị nổi rôm sảy nữa. Vì đã có các cách trị rôm sảy cho bé ở dưới đây.

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy cho bé tại nhà hiệu quả, mẹ cần biết nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ là gì.

1. Rôm sảy là gì? Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh 

Rôm sảy là từ thường được dùng để nói về tình trạng viêm da. Dấu hiệu bé bị rôm sảy dễ thấy nhất là các nốt sẩn màu đỏ, kích thước nhỏ bằng đầu đinh ghim xuất hiện từng đám trên da. Ngoài ra bé bị rôm sảy còn có thể bị mụn nước rải rác.

Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy bao gồm:

  • Mùa hè và thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Trẻ sẽ bị ra mồ hồi nhiều, liên tục da bị ẩm ướt dẫn đến viêm da. Trong thời tiết nóng, các bậc phụ huynh cho bé mặc quần áo bí, quấn tã lót nhiều, nằm phòng phòng kín khiến bé bị nổi rôm sảy.
  • Không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ là nguyên nhiên tiếp theo khiến bé bị rôm sảy. Ngược lại nếu bé được tắm quá nhiều lần trong ngày, làn da bị mất đi chất ceramide bảo vệ dẫn đến ngứa ngáy, gãi nhiều gây sẩn và mụn nước. 

Đối với những bé sinh ra trong gia đình mà ông bà, cha mẹ có cơ địa bị dị ứng thì sẽ thường hay bị hơn.

Thông thường, bé bị rôm sảy sẽ có thể tự khỏi, đặc biệt khi tiết trời mát. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ gãi mạnh trên da có thể gây nhiễm trùng. Thêm vào đó, bé ngủ không ngon giấc. Bệnh lại rất dễ tái lại khi trời nóng, trẻ bị rôm sảy có thể bị tổn hại tuyến mồ hôi.

Vì vậy, mẹ không nên quá chủ quan trước biểu hiện rôm sảy của bé. Để trẻ không mắc các biến chứng, mẹ cần nắm cách trị rôm sảy cho bé.

>> Xem thêm: Tại sao bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, có đáng lo ngại?

Rôm sảy là gì? Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

2. Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả

2.1 Cho bé mặc quần áo thoáng mát

Thoáng mát là cách tốt nhất để trị rôm sảy cho bé tại nhà. Theo đó, cha mẹ lưu ý:

  • Mặc quần áo cotton nhẹ rộng rãi cho bé.
  • Tránh mặc cho trẻ nhiều lớp áo hoặc quấn khăn kín.
  • Thường xuyên thay quần áo cho bé nêu bị ướt do mồ hôi.
  • Hãy đảm bảo trẻ luôn khô ráo, thoáng mát và tránh đổ mồ hôi.

2.2 Sử dụng kem trị rôm sảy cho bé

Thuốc mỡ hoặc kem trị rôm sảy có thể giúp giảm ma sát và bảo vệ da bé khỏi bị kích ứng. Tuy nhiên, nếu bé bị nổi rôm sảy do bị nấm, cách trị rôm sảy cho bé trong trường hợp này là thoa kem chống nấm do bác sĩ chỉ định.

2.3 Cho bé nằm phòng điều hòa

Nguyên nhân gây tình trạng rôm sảy ở trẻ đó là nhiệt độ cao. Ngoài việc đảm bảo bé mặc đồ thoáng mát, cách trị rôm sảy cho bé khác là tạo không gian với nhiệt độ dễ chịu cho bé cưng:

  • Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát và thông gió.
  • Sử dụng điều hòa không khí, đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa:”]

[/key-takeaways]

2.4 Tắm rửa hằng ngày cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ là yếu tố tiên quyết để trị rôm sảy cho bé đúng cách. Mẹ lưu ý một số điều khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Lau khô các kẽ trên da của bé sau mỗi lần tắm.
  • Tắm rửa cho bé 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông. Không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.

2.5 Không cho bé tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Nếu đang bị rôm sảy mà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến bé rất khó chịu và tình trạng rôm sảy nặng nề hơn. Vì vậy, hãy hạn chế cho bé ra ngoài khi không cần thiết, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ vì lúc này ánh sáng chứa lượng lớn tia UV gây hại cho da bé.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị bong tróc da là do đâu?

3. Gợi ý mẹ các mẹo dân gian giúp trị rôm sảy cho bé

Khi bé bị nổi sảy, mẹ có thể tắm cho bé với thuốc tím, nước quả mướp đắng, thầu dầu tía, sài đất, lá dâu, lá khế…  Có 5 loại lá quen thuộc giúp bé thoát khỏi rôm sảy bao gồm:

3.1 Tắm nước lá khế

Lá khế có có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ngứa do dị ứng, mề đay… rất hữu hiệu.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng nước lá khế:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá khế, tách phần gân lá, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối.
  • Bước 2: Để nồi nước sôi khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước pha cùng nước lạnh đến nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp.
  • Bước 3: Thực hiện khoảng 3 – 4 ngày mẹ sẽ thấy làn da của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.

3.2 Tắm nước lá dâu tằm

Tắm nước lá dâu tằm là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả.

  • Bước 1: Lá dâu tằm các mẹ mang về rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Bước 2: Sau đó cho vào một túi vải lớn và bỏ vào nồi nước đun sôi. Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt, chuyển sang ấm rồi tắm cho bé.
  • Bước 3: Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để ngăn chặn rôm sảy mọc thêm, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Tắm lá cho bé để trị rôm sảy

3.3 Tắm nước lá chè xanh

Tắm nước lá chè xanh là các trị rôm sảy cho bé được nhiều cha mẹ áp dụng. Trong trà xanh có hàm lượng cao chất EGCG giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt. Sử dụng lá chè xanh để chữa rôm sảy cho trẻ em đã được người xưa áp dụng.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng nước lá chè xanh:

  • Bước 1: Làm nước chè xanh tắm cho bé rất đơn giản, các mẹ chỉ cần rửa sạch vò nát rồi cho thêm chút muối hãm qua và bỏ nước đầu.
  • Bước 2: Tiếp đến đổ nước lạnh vào và đun sôi. Đợi đến khi nước chỉ còn ấm thì dùng khăn mềm thấm ướt và lau nhẹ ở chỗ bị rôm sảy.

(*) Lưu ý là các mẹ nên sử dụng lá trà xanh tươi, mua ở địa chỉ đáng tin cậy để tránh thuốc trừ sâu, chất độc hại.

3.4 Tắm nước lá mảnh bát

Loại lá này không chỉ trị rôm sảy mà còn trị mụn nhọt, lở loét, côn trùng cắn, đau đầu cảm sốt. Các bước thực hiện nước lá tắm mảnh bát như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá và phơi khô. Lấy 2 – 3 nắm lá khô cho vào nồi lớn, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi.
  • Bước 2: Đun đến khi lá chuyển vàng, mùi thơm nhẹ thì đun thêm khoảng 3 – 5 phút và tắt bếp.
  • Bước 3: Đợi đến khi nước chuyển ấm thì tắm cho bé.

3.5 Tắm nước rau sam

Đây là loại rau dại mọc rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Rau sam rất lành tính, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng rất tốt. Khi bé bị rôm sảy mùa hè mẹ chỉ cần rửa sạch, giã nát và ép lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm cho bé.

[inline_article id=279921]

3.6 Tắm nước gừng tươi

Gừng từ lâu được biết đến là có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Cha mẹ có thể giã gừng rồi lấy nước chấm vào chỗ bị rôm sảy. Hoặc có một cách để trị rôm sảy cho bé nữa là giã gừng cho vào nước tắm cho bé.

(*) Tuy nhiên, mẹ không nên dùng quá nhiều gừng vì có thể gây nóng.

3.7 Tắm nước chanh tươi

Thành phần của quả chanh tươi có nhiều axit nên có tác dụng chữa rôm sảy cho bé. Mẹ có thể vắt khoảng nửa quả chanh tươi vào chậu nước rồi tắm hằng ngày cho bé để khắc phục tình trạng rôm sảy. Đây là cách trị rôm sảy nhiều mẹ tin dùng.

3.8 Tắm nước cây sài đất

Cây sài đất có tính mát, giải độc, tiêu viêm hiệu quả nên mẹ sử dụng cách này để trị bệnh rôm sảy cho bé hoặc các vấn đề như viêm da, mụn nhọt…

Cách trị rôm sảy cho bé bằng nước cây sài đất:

  • Mẹ có thể nấu cây sài đất tươi hoặc khô với nước rồi pha thêm nước lạnh để tắm cho bé.
  • Để tăng hiệu quả, mẹ có thể lấy cây sài đất tươi, giã nước rồi bôi lên vùng da bị rôm. Khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể.

>> Xem thêm: Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới để trị rôm sảy

4. Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian trị rôm sảy cho bé

Do cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng việc tắm lá là kinh nghiệm dân gian truyền đời. Theo đó, những phương pháp này chưa có cơ sở khoa học, mẹ lưu ý một số điều sau nhé:

  • Không sử dụng nước lá quá đặc để tắm cho bé.
  • Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ, viêm nặng.
  • Sau khi tắm xong phải tắm lại cho bé một lần nước bằng nước ấm.
  • Luôn ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím trước khi nấu nước tắm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bản, thuốc trừ sâu tồn đọng trên mặt lá.
  • Tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ em nước khi tắm nước lá. Vì các loại lá không thể loại bỏ chất nhờn trên da bé.

5. Cho bé ăn uống đồ mát để trị rôm sảy tại nhà đúng cách

Để trị rôm sảy đúng cách cho bé, mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản từ dân gian. Dưới đây là những bài thuốc trị rôm sảy hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, gần gũi trong đời sống hàng ngày và an toàn cho trẻ. 

5.1 Rau má + bột sắn dây

Cách trị rôm sảy đầu tiên cho bé bằng nước uống chính là rau má và sắn dây. Đây là hai loại thực phẩm có tính mát, thường được dùng làm các món như rau má đậu xanh, chè sắn dây để giải khát mùa hè. Nếu mẹ chưa biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao thì có thể tham khảo công thức sau đây nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau má rửa sạch.
  • 5 thìa cà phê bột sắn dây.
  • 5 thìa cà phê đường (hoặc nhiều hơn tùy theo khẩu vị của bé).

Cách thực hiện:

  • Rau má xay bỏ bã, gạn lấy nước.
  • Pha nước rau má với nước đun sôi để nguội, rồi cho bột sắn dây và đường vào khuấy đều.
  • Đặt nước này vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút rồi cho bé uống.

*Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước này khi bụng bé không bị đói nhé. Việc uống bột sắn lúc đói có thể gây hại cho dạ dày. 

5.2 Mướp đắng + kinh giới 

Tại sao mướp đắng và kinh giới là cách trị rôm sảy cho bé. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát nên có thể giúp giải nhiệt cơ thể. Kinh giới lại có vị cay, tính ấm có khả năng tán nhiệt, trị ngứa ngoài da, mụn nhọt, rôm sảy. Đây chính là cách trị rôm sảy cho bé cực kỳ hiệu quả.

Sự kết hợp của mướp đắng và kinh giới sẽ càng làm tăng công dụng giải nhiệt, trị ngứa, rôm sảy cho trẻ. Đây cũng là cách trả lời cho câu hỏi trẻ bị rôm sảy phải làm sao.

Nguyên liệu:

  • 3 nắm kinh giới.
  • 2 quả mướp đắng.
  • 1 nắm muối.

Cách thực hiện:

  • Giã nát mướp đắng, kinh giới và muối.
  • Xả nước ra chậu tắm rồi hòa hỗn hợp này vào để tắm cho bé.

5.3 Cách trị rôm sảy cho bé bằng rau sam 

Theo Đông y, rau sam vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bé bị rôm sảy phải làm sao cho dễ chịu? Đâu là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả? Mẹ có thể dùng rau sam cho bé ăn hoặc tắm để trị rôm sảy cho bé nhé. 

Nguyên liệu 

  • 1 bó rau sam.
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau sam.
  • Giã nát với muối hạt rồi hòa vào nước tắm cho bé.
  • Hoặc với trẻ đã biết ăn cơm, mẹ có thể nấu canh rau sam cho bé ăn hàng ngày. Rau sam giàu chất xơ và vitamin C còn giải nhiệt bên trong cơ thể và giúp bé chống lại bệnh táo bón.

*Lưu ý: Rau sam là loài mọc sát đất nên có nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hơn các loại rau khác. Vì thế, khi chế biến mẹ nên ngâm với muối hạt khoảng 5 phút rồi mới nấu cho bé ăn nhé.

>> Xem thêm: Trẻ bị lột da tay, bong tróc da đầu ngón tay là thiếu chất gì?

5.4 Hoa hòe

Theo Đông y, hoa hòe tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, trị bệnh ngoài da. Trẻ bị rôm sảy phải làm sao với hoa hòe? Mẹ có thể trị rôm sảy cho bé bằng cách cho bé uống nước hoa hòe hàng ngày như dưới đây. 

Nguyên liệu 

  • 1g hoa hòe khô.
  • 2 lít nước.
  • 5 thìa cà phê đường.

Cách thực hiện

  • Đem hoa hòe sắc với 2 lít nước cho đến khi còn lại 1 lít nước.
  • Khuấy đường vào nước hoa hòe rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé uống trong ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể phòng ngừa rôm sảy cho con bằng cách nấu những món ăn mát hàng ngày như canh cua, canh chua, các loại chè mùa hè, uống nước ép trái cây, ăn nhiều loại rau mát như mồng tơi, bầu, rau dền, cà chua…

Trên đây là cách trị rôm sảy cho bé từ dân gian đến khoa học mẹ có thể áp dụng. Hy vọng với các cách trị rôm sảy cho bé này trẻ sẽ sớm khỏi bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết

Cha mẹ sớm nhận ra những biểu hiện bệnh lý, và biết cách chăm sóc sóc khi vùng kín của con có bất kỳ vấn đề nào khác thường khi biết được bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường.

1. Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường?

  • Môi lớn và môi bé ở âm đạo tách ra: Điều này giúp bé thuận tiện trong việc đi tiểu. Trẻ bị dính môi bé là bất thường; mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và phẫu thuật sớm. Dính môi bé là tình trạng hai môi bé (môi âm đạo nhỏ) ở bé gái dính vào nhau, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị dính môi bé dễ gặp khó khăn khi đi tiểu, hoặc gặp một rủi ro như nhiễm trùng, viêm vì nước tiểu bị ứ đọng, không thoát ra hết được.
  • Bé không bị bệnh ở vùng kín: Bé gái thường dễ bị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo do cấu tạo vùng kín phức tạp. Nếu con gãi ngứa vùng âm đạo; đi tiểu khó, đau rát, buốt; mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị tận gốc để tránh những biến chứng về sau như viêm buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm tử cung, vô sinh…
  • Âm đạo không có dị tật: Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bất bình thường? Có 2 trường hợp bé bị tật âm đạo:
    • Không có âm đạo: Đây là dị tật bẩm sinh ở bé gái. Thông thường bác sĩ sẽ phát hiện điều này ngay khi đưa bé ra khỏi bụng mẹ và tiến hành làm phẫu thuật cho bé.
    • Âm đạo bị teo: Trong khi các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng vẫn phát triển bình thường thì âm đạo của bé lại bị teo. Tình trạng này của bé khó phát hiện. Chỉ đến khi đi khám phụ khoa định kỳ cho con thì mẹ mới vô tình phát hiện ra.
  • Các phần bên trong âm đạo bé lành lặn: Tử cung, buồng trứng, vòi trứng không bị dị tật. Nếu bé bị dị tật, có thể sẽ gặp các trường hợp như: không có tử cung, tử cung đôi, tử cung một sừng; không có buồng trứng, có một buồng trứng, vòi trứng bị hẹp… Mẹ chỉ biết những trường hợp này khi đưa bé đi khám phụ khoa.

>> Xem thêm: Dị dạng tử cung có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản?

bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường
Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Mẹ biết sớm sẽ tránh được nhiều rủi ro cho con

2. Những hiểu lầm phổ biến về bộ phận sinh dục bé gái

Không chỉ lăn tăn bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường; nhiều mẹ còn có những hiểu lầm tai hại khiến bộ phận sinh dục các bé gái đứng trước nguy cơ viêm nhiễm.

2.1 Trẻ nhỏ khó có nguy cơ mắc viêm phụ khoa

Thực tế, không chỉ người lớn, vùng kín trẻ nhỏ; đặc biệt là bé gái cũng rất dễ bị kích ứng và là đối tượng nguy cơ của viêm âm hộ, âm đạo do thiếu các “rào chắn” sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo của bé gái còn có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ, nên vi trùng càng có điều kiện để phát triển.

[quotation title=””]

Cũng theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản N1, Bệnh viện Từ Dũ HCM, vùng kín bé gái rất dễ viêm nhiễm do cấu trúc phức tạp; cộng thêm việc thường xuyên đóng bỉm che kín hậu môn và đường tiểu.

[/quotation]

>> Cùng chủ đề:

2.2 Bé gái sẽ bị đau nếu mẹ vệ sinh vùng kín

cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Bộ phận sinh dục bé gái khi vệ sinh như thế nào là bình thường? Có bị đau không? Không như người lớn, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi thường tiêu, tiểu nhiều lần trong ngày; đa phần ở thế thụ động.

Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé vì thế trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn hơn bao giờ hết. Do đó, mẹ cần chăm sóc đúng cách để không kích ứng cho làn da non nớt của trẻ; tránh nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái.

Tuy nhiên, nhiều mẹ lại hạn chế vệ sinh vùng kín vì sợ làm con đau hay thậm chí không biết về sự cần thiết của việc làm này. Đừng lo lắng mẹ nhé! Làm theo các bước đơn giản theo khuyến cáo dưới đây để bảo vệ sức khỏe vùng kín cho bé gái:

  • Với trẻ sơ sinh mẹ có thể vệ sinh cho bé bằng cách giữ 2 chân của bé dang rộng và sử dụng một miếng vải mềm, sạch để lau chung quanh vùng kín, mông, hai bên bẹn cho bé. Khi muốn lau và vệ sinh vùng kín; mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước chấm nhẹ thay vì chà xát mạnh, sẽ gây nên những tổn thương cho vùng da nhạy cảm.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể đứng, ngồi xổm, mẹ có thể dễ dàng làm sạch vùng kín cho con bằng nước sạch. Tiếp đến dùng khăn vải mềm lau khô và chấm nhẹ “môi lớn” và “môi nhỏ” cho sạch.
  • Tuyệt đối không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín của bé, cũng không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ.
  • Nên cho trẻ mặc đồ lót vừa đúng kích thước; chất liệu cotton thoáng và dễ hút mồ hôi.
  • Với các bé còn mặc bỉm, sau khi rửa cho bé, bạn nên để thoáng 20 phút rồi mới đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm. Mẹ cũng không nên lạm dụng bỉm cả ngày cho bé mà chỉ nên mặc bỉm vào một số thời điểm nhất định để da có những khoảng thời gian thoải mái trong ngày cũng như tránh tạo môi trường nhiều vi khuẩn tấn công vùng kín của bé.
  • Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày, trong buổi sáng và tối để giữ cho bộ phận sinh dục trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
  • Không để bé ngồi lê la dưới nền đất, đặc biệt là khi bé mặc váy hoặc chỉ mặc quần lót. Không giặt chung đồ lót của con với bố mẹ.

>> Cùng chủ đề: Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái đúng cách và an toàn

2.3 Dùng xà bông tắm để vệ sinh vùng kín cho bé gái là được

Vệ sinh vùng kín cho bé gái 2

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái: Trong 2 tuần đầu tiên sau khi bé chào đời, tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín cho con. Trước 1 tuổi mẹ có thể chọn lựa các loại sữa tắm nhẹ dịu để có thể vệ sinh toàn bộ cơ thể; cũng như những vùng xung quanh vùng kín. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào vùng kín; cũng như dùng các dung dịch tự chế để vệ sinh cho con.

Bên cạnh đó, theo lời khuyên của bác sĩ, khi con được 1 tuổi mẹ mới nên bắt đầu sử dụng những loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng; không màu; không mùi; không hóa chất; thậm chí là càng ít bọt càng tốt. Vì nếu vệ sinh quá sạch, và quá kỹ sẽ làm mất cân bằng PH, cũng như rửa trôi các lợi khuẩn tốt cho vùng kín của con.

[key-takeaways title=””]

Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy vùng kín của bé có sự thay đổi bất thường nào như: hăm, viêm, ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… Tránh tự ý dùng các phương pháp dân gian để chữa trị cho con. 

[/key-takeaways]

>> Cùng chủ đề bộ phận sinh dục:

3. Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé

Mặc dù bộ phận sinh dục của bé gái sơ sinh có phần cấu tạo giống với vùng kín của mẹ nhưng điểm khác chính là da vùng kín của con còn rất mỏng và nhạy cảm. Thế nên việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín phù hợp cho con là hoàn toàn cần thiết.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng; hoặc xin thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa Nhi. Theo khuyến nghị của ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Xanhpon Hà Nội; 5 tiêu chí lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín cho bé gái như sau:

  • Sản phẩm đó phải được sản xuất chủ đích dành riêng cho bé gái, để đảm bảo môi trường pH phù hợp với vùng kín của bé.
  • Chứa các thành phần thiên nhiên được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên những người bị dị ứng.
  • Chăm sóc vùng kín trẻ nhỏ theo cơ chế: Cân bằng pH âm đạo, bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi, chống lại các nhiễm trùng và điều kiện gây viêm, ngăn ngừa và khắc phục viêm ngứa hiệu quả.
  • Sản phẩm đó chỉ cần dùng 1 lần/ngày nhưng vẫn giúp vùng kín của bé được làm sạch nhẹ nhàng, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.
  • Dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

[inline_article id=265599]

Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Câu trả lời là khi môi âm đạo của bé gái đủ lớn và mở ra. Đồng thời bé không bị viêm nhiễm phụ khoa, hoặc bất kỳ dị tật nào.

Cuối cùng, điều mẹ nên nhớ chính là, tuyệt đối KHÔNG tự ý chẩn đoán bệnh lý của con, nhất là khi vùng kín của bé gái bị sưng và đỏ. Lúc này, mẹ phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có những cách điều trị không phù hợp; và khiến tình trạng trở nặng thêm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Phong trào anti vaccine là vấn nạn của sức khỏe cộng đồng

Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhiều ông bố bà mẹ vẫn giữ quan điểm không cho con tiêm vaccine để thuận theo tự nhiên với những lo sợ không có căn cứ. Suy nghĩ này liệu có đúng? Bởi vaccine được xem là thành tựu 200 ngàn năm của nền y học nhân loại.

Trào lưu anti-vaccine và những thông tin phản khoa học

Xuất phát từ các nước Âu Mỹ, phong trào anti-vaccine (chống tiêm vaccine) gần đây đã xuất hiện tại Việt Nam.

Sau một vài sự việc trẻ bị phản ứng sau tiêm cũng như Bộ Y Tế thông báo thay đổi vaccine 5 trong 1 mới Combe Five, các hội nhóm anti-vaccine càng lan rộng và gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Trên nhiều trang mạng, hội các bà mẹ “anti-vaccine” đã chia sẻ nhiều lo ngại, rằng tiêm vaccine có những biến chứng nguy hiểm như tử vong, sốt, tiêu chảy, vaccine chứa thủy ngân…

Một số quan điểm thì cho rằng bú mẹ hoàn toàn là vaccine rồi, không cần tiêm nữa. Số khác cho rằng chỉ cần sống lành mạnh, ăn uống “healthy”, thuận tự nhiên là cơ thể mặc nhiên đã tự phòng và chữa được bệnh.

Phong trào anti vaccine 2
Phong trào anti vaccine không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà cả quốc tế cũng phổ biến

Tất cả những quan niệm này đã thành trào lưu trên diễn đàn mạng và được một số phụ huynh hưởng ứng. Họ nhất quyết nói “Không” với việc tiêm vaccine phòng bệnh cho con.

Nhiều người nghe đến tiêm vaccine bị biến chứng tử vong thì ngay lập tức sợ hãi không cho con tiêm. Có người lo sợ tiêm chủng không an toàn đã đợi tiêm dịch vụ và trong lúc đợi thì con mắc bệnh.

Bạn Vũ Phương Vy (32 tuổi, cư ngụ tại đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không khỏi phẫn nộ khi đọc những bài báo nói về anti-vaccine, phong trào nguy hiểm này. Chị Vy nói: “Hội Anti-vaccine, nghe thật điên rồ nhưng lại là chuyện có thật. Tôi đọc mà thấy nhói lòng! Các mẹ ai không tiêm vaccine cho con thì mình thấy quá ngớ ngẩn luôn.

Vaccine là 1 trong những phát minh ý nghĩa nhất của y khoa trong việc phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm, đó là cả 1 thành tựu đấy.

Trung tâm vaccinen ở Việt Nam có nhiều nơi chất lượng. Nếu mẹ nào lo lắng tiêm chủng mở rộng không đủ vaccine thì có thể đến các trung tâm để tiêm chủng dịch vụ”.

Phong trào anti vaccine 3
Rất nhiều bố mẹ đã hối hận vì không tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của bé

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, vaccine có thể sốc phản vệ nhưng tỷ lệ này cực kỳ nhỏ. Vậy nên tiêm xong phải ở lại phòng tiêm theo dõi 30 phút vì sốc phản vệ chỉ diễn ra trong 30 phút sau tiêm.

Tôi đã chứng kiến nhiều bà mẹ vô cùng ân hận khi không tiêm vaccine cho con, đến khi con mắc bệnh, biến chứng nặng phải giành giật sự sống từng giây, từng phút. Có người mất con trong chớp mắt chỉ vì không tiêm phòng cho con, GS Kính cho biết.

Những bài học trước mắt chỉ vì anti-vaccine

PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hậu quả của việc không tiêm vaccin đã xảy ra, điển hình là dịch sởi năm 2014 ở nước ta đã cướp đi hơn 100 tính mạng của trẻ nhỏ.

Các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi như Uraina, Đức, Nga, Hoa Kỳ hiện đang chịu dịch bệnh sởi gia tăng với diễn biến phức tạp. Tại Philippines đã có hơn 200 trường hợp tử vong vì bệnh sởi từ đầu năm 2019 đến nay.

Ngày 8-3 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (viết tắt là CDC) đã công bố về một trường hợp đặc biệt, cậu bé 6 tuổi sống ở tiểu bang Oregon đã suýt mất mạng vì bệnh uốn ván.

[inline_article id=158391]

Theo CDC, đây là trường hợp trẻ em mắc bệnh uốn ván đầu tiên ở Oregon trong suốt 30 năm qua. Điều đáng nói là cậu bé đã được các bác sĩ tiêm một liều vaccine phòng uốn ván khẩn cấp sau khi được đưa vào bệnh viện nhưng cha mẹ của cậu bé nhất quyết không cho tiêm liều thứ 2 sau khi cậu bé hồi phục chỉ vì phong trào anti-vaccine.

Tại TP.HCM, cháu Nguyễn Phát Đạt, ngụ quận Tân Phú, 28 tháng tuổi sốt cao 3 ngày rồi nổi ban, mẹ bé cho nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã hai ngày qua.

Chị Trần Tú Linh, mẹ bé kể, từ khi bé được 4 tháng tuổi đến nay, nghe theo trào lưu “anti-vaccine” trên mạng, chị đã không cho bé tiêm phòng, sợ con về ốm nhiều hơn.

Vì vậy chị ở nhà chăm sóc con, đồng thời ít cho bé tiếp xúc với người lạ để khỏi bị lây nhiễm bệnh, nhưng bé Đạt vẫn mắc sởi.

Đừng để phong trào anti-vaccine hủy hoại sức khỏe thế hệ tương lai

PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất của loài người để cứu sống nhân loại trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, vaccine đã chứng minh được hiệu quả cực kỳ to lớn trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Nếu không tiêm vaccine dịch bệnh chắc chắn sẽ bùng phát trở lại, gây hậu quả khôn lường cho tính mạng trẻ em, cho cộng đồng và toàn xã hội.

Người không tiêm vaccine bị mắc bệnh sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho người khác, đe dọa sự an toàn của tất cả mọi người.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định: “Cả cộng đồng bỏ tiêm phòng sẽ gây hậu quả rất lớn. Bệnh quay lại không phải trả giá bình thường mà bằng sinh mạng của hàng loạt trẻ em”.

Phong trào anti vaccine 1
Rất nhiều bác sĩ đầu nghành đã lên tiếng về vấn nạn anti vaccine

PGS.TS Trần Như Dương nhấn mạnh, đã có những bài học nhãn tiền trong quá khứ và hiện tại.

Chính vì vậy các bậc cha mẹ, vì sức khỏe của con em mình hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và cả những vaccine chưa có trong chương trình TCMR.

Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Đại học Y dược TP.HCM, người được mệnh danh là “bác sĩ yêu con nít” đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về vấn đề này:

CDC đã đưa ra một khái niệm “Herd Immunity” tạm dịch là “Miễn dịch cộng đồng” là một khái niệm mà các nhà Dịch tễ quan tâm. Nghĩa là khi dân số đạt tỉ lệ tiêm chủng nhất định thì mầm bệnh đó khó có khả năng gây ra dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đưa ra khái niệm “Immunization coverage” hiểu nôm na là khi con bạn sống trong một cộng đồng mà >85% dân số tiêm chủng đầy đủ với một loại bệnh nào đó, con bạn được cộng đồng “che chở” khỏi mầm bệnh đó.

Một số bố mẹ nghĩ rằng ai anti-vaccine thì mặc kệ còn mình thì tiêm cho con là đủ. Nhưng thực sự bạn đã sai. Khi không đủ 85% dân số tiêm chủng, dịch bệnh sẽ quay lại.

Và số phận của những bé có bố mẹ không anti nhưng chưa đủ tuổi thì sao? 6 tháng tuổi bị sởi, biến chứng suy hô hấp, tử vong và chưa đủ 9 tháng để chích mũi sởi đơn. Lỗi tại ai? Tại hệ quả gián tiếp của nhóm anti-vaccine đó.

[inline_article id=239792]

Trước thông tin tiêm vaccine khiến trẻ bị tự kỷ, vaccine chứa thủy ngân ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ, PGS.TS Trần Như Dương cũng cho biết, đây đều là những thông tin thất thiệt, trôi nổi, bịa đặt, gây hoang mang cho xã hội. “Vaccine không gây ra những chuyện đó”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Review sản phẩm vệ sinh vùng kín bé gái, chuyên gia bảo chứng, mẹ “săn” tìm

Cùng tìm hiểu để chọn đúng loại dung dịch vệ sinh phù hợp cho việc tắm rửa vùng kín của bé mẹ nhé!

Nên hay không dùng dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái, chuyên gia nói gì?

Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản N1, Bệnh viện Từ Dũ HCM, vùng kín bé gái rất dễ viêm nhiễm do cấu trúc phức tạp, cộng thêm việc thường xuyên đóng bỉm che kín hậu môn và đường tiểu. Khi vùng kín bé gái bị viêm nhiễm, hăm đỏ mẹ không nên dùng nước muối sinh lý và nước lá trầu bà để rửa vì da vùng kín của bé rất nhạy cảm, đồng thời độ pH của vùng kín có tính axit những dung dịch rửa trên có tính kiềm và sát khuẩn cao sẽ khiến pH vùng kín của bé bị biến đổi, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe phụ khoa của bé.

tắm vùng kín bé gái 1 tuổi 2

Bác sĩ Lê Thị Thu Hà khuyên, mẹ nên sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh chuyên biệt cho bé gái, không mùi, không màu, không thành phần hóa học có hại, ít bọt chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên được nuôi trồng ở vùng hữu cơ sẽ giúp cân bằng pH vùng kín và an toàn với da bé.

ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi, BV Xanhpon Hà Nội khuyên mẹ nên chọn dung dịch vệ sinh cho bé gái đáp ứng đủ 5 tiêu chí sau:

Tính chuyên biệt

Sản phẩm đó phải được sản xuất chủ đích dành riêng cho bé gái, để đảm bảo môi trường pH phù hợp với vùng kín của bé.

Tính an toàn

Chứa các thành phần thiên nhiên được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên những người bị dị ứng

Tính hiệu quả

Chăm sóc vùng kín trẻ nhỏ theo cơ chế: Cân bằng pH âm đạo, bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi, chống lại các nhiễm trùng và điều kiện gây viêm, ngăn ngừa và khắc phục viêm ngứa hiệu quả.

Tính tiện lợi

Sản phẩm đó chỉ cần dùng 1 lần/ngày nhưng vẫn giúp vùng kín của bé được làm sạch nhẹ nhàng, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.

Nguổn gốc xuất xứ rõ ràng

Dung dịch vệ sinh vùng kín cho bé gái phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

[inline_article id=218529]

Oillan Intima Baby đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí khuyên dùng của bác sĩ:

  • Là sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho bé gái từ 1 tuổi trở lên
  • Oillan Intima Baby chiết xuất từ những thành phần tự nhiên được nuôi trồng hữu cơ như lô hội, có tác dụng làm ẩm, làm dịu, sự kích ứng viêm và tổn thương, Bisabolol từ tinh dầu hoa cúc có tác dụng chống viêm, không gây kích ứng, D-panthenol có tác dụng dưỡng ẩm, làm lành tái tạo da, giảm kích ứng, an toàn với da em bé
  • Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên làn da dị ứng, nên an toàn cho làn da nhạy cảm nhất.
  • Tác dụng của Oillan Intima Baby giúp cần bằng pH, tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển, kháng viêm, không chứa chất tạo mùi, tạo màu, ít tạo bọt , không gây kích ứng.
  • Được sản xuất bởi  nhà máy Oecanic (Top 3 nhà máy Dược Mỹ Phẩm lớn nhất Ba Lan đạt chuẩn GMP Châu Âu ) và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Mẹ nói gì khi sử dụng Oillan Intima Baby?

Mẹ Hồ Thủy Tiên (Quận Ba Đình) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc vùng kín của con: “Sau khi sinh bé xong, mình được nữ hộ sinh của bệnh viện hướng dẫn cách tắm bé và vệ sinh vùng kín cho con gái với sản phẩm Oillan Baby dùng cho bé một ngày tuổi. Sản phẩm tắm gội này mình dùng cho bé suốt từ lúc mới sinh để vừa tắm vừa rửa vùng kín cho bé.

Đến khi bé 1 tuổi mình dùng thêm Oillan Intima Baby chuyên biệt để vệ sinh vùng kín cho con. Điều mình tin tưởng dùng Oillan Intima Baby cho bé nhà mình là sản phẩm được sản xuất từ một công ty dược uy tín của châu Âu, thành phần chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên nuôi trồng trong vùng hữu cơ sạch và an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.”

tắm vùng kín bé gái 1 tuổi 3

Mẹ Tô Hồng Ngọc (TP.HCM) chia sẻ: “Bé con nhà mình có một thời gian bé bị ngứa ngáy vùng kín và mẩn đỏ, đêm vì ngứa ngáy, khó chịu nên cứ quấy khóc. Sau đó, bác sĩ chỉ định dùng Oillan Intima Baby rửa cho bé, dần dần mẩn đỏ giảm hẳn, vùng mông hay đóng bỉm và vùng kín của bé khô thoáng hơn. Sản phẩm không màu, không mùi, thành phần dịu nhẹ như nước khi tiếp xúc với da bé.”

Liên hệ: 1900.1259 hoặc 0896.509.509 (giờ hành chính) hoặc hòm mail: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc và bảo vệ toàn diện làn da  bé từ 1 ngày tuổi.

Fanpage: https://www.facebook.com/Oillanintima/      

tắm vùng kín bé gái 1 tuổi 5