Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cũng như giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ chậm đi.

1. Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bé bao nhiêu tháng biết đi? Trẻ em thường bắt đầu biết đi vào khoảng từ 10 đến 18 tháng tuổi. Trước khi biết đi, trẻ thường biết bò (khoảng từ 7 đến 12 tháng) và tập đứng (thường vào khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi).

Nói như vậy nhưng nếu bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG nếu bé vẫn trong tốc độ phát triển bình thường và không có vấn đề nào về sức khỏe. Trường hợp đến 2 tuổi mà bé vẫn chưa tự đi được một mình, bác sĩ thường đề xuất cha mẹ những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con.

Mặc dù đã có câu trả lời cho câu hỏi bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cha mẹ cũng có thể tham khảo những thông tin bên dưới để trang bị sẵn kiến thức phòng trường hợp bé chậm biết đi.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG 

2. Vì sao trẻ chậm biết đi?

Việc trẻ chậm biết đi hơn các bé khác có thể do một số nguyên nhân như:

  • Sinh non: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Trẻ có nguy cơ cao chậm phát triển vận động, nhận thức do não bộ và cơ bắp chưa hoàn thiện nếu sinh non.
  • Di truyền: Nhiều bệnh di truyền có thể gây ra chậm phát triển, bao gồm cả việc trẻ chậm biết đi. Một số hội chứng di truyền như Down có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.
  • Bệnh tật: Trẻ em nằm viện lâu ngày hoặc ốm yếu thời gian dài có thể chậm phát triển và gặp khó khăn về việc chậm đi lại. Việc nằm giường quá nhiều hoặc hạn chế vận động có thể khiến trẻ khó tăng sức mạnh, thăng bằng và phối hợp tay chân.
  • Rối loạn thần kinh cơ: Bại não, loạn dưỡng cơ là nguyên nhân phổ biến trẻ chậm biết đi.
  • Vấn đề về thể chất: Chân yếu, tật chân bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng và đi lại của trẻ. 
  • Trẻ chưa sẵn sàng tập đi: Một số trẻ chỉ đơn giản là cần nhiều thời gian hơn để sẵn sàng cho việc đi lại chứ không có vấn đề gì về sức khỏe. Ba mẹ nên khuyến khích và động viên con để trẻ tự tin tập những bước đi đầu tiên.
bé 17 tháng chưa biết đi có sao không
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

3. Bé chậm đi phải làm sao?

Trẻ chậm biết đi thường là vấn đề tạm thời và có thể khắc phục bằng các biện pháp can thiệp về hành vi hoặc y tế.

3.1 Cách giúp bé nhanh biết đi tại nhà

Nếu trẻ chậm biết đi, cha mẹ có thể làm một số hành động để khuyến khích em bé bắt đầu đi như đặt đồ chơi yêu thích của bé ngoài tầm với để kích thích bé tập đi, hoặc đứng cách xa bé vài bước chân và gọi bé lại.

Cha mẹ có thể tăng cường cơ chân cho bé bằng cách tập đi trong hồ bơi, khuyến khích bé tự đứng lên với sự hỗ trợ của đồ đạc. Đồ chơi đẩy hoặc bập bênh cũng có thể giúp ích, nhưng cần đảm bảo kích thước phù hợp với trẻ. 

3.2 Can thiệp y tế

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không nếu câu trả lời là CÓ kèm theo các bệnh nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Các lựa chọn can thiệp y tế cho trẻ chậm biết đi bao gồm:

  • Nẹp chân hoặc dụng cụ hỗ trợ.
  • Vật lý trị liệu.
  • Ngôn ngữ trị liệu.
  • Thuốc điều trị rối loạn thần kinh.
  • Các dụng cụ hỗ trợ đi lại như khung tập đi.
  • Phẫu thuật chỉnh hình.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có các can thiệp y tế phù hợp cho bé.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng 

3.3 Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi 

Ngoài ra, mẹ có thể thử tham khảo một số mẹo dân gian để giúp trẻ nhanh biết đi hơn như là:

  • Đập cá lóc vào chân bé: Theo quan niệm dân gian, đập cá lóc vào chân bé (7 cái cho bé trai, 9 cái cho bé gái) có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
  • Cho bé đi qua cầu: Theo quan niệm dân gian, cho bé đi qua cầu có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo an toàn cho bé khi thực hiện.

(*) Lưu ý: Các cách điều trị trẻ chậm đi tại nhà bằng phương pháp dân gian trên chưa được nghiên cứu chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

[inline_article id=305664]

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho cha mẹ trong việc theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của bé. Cha mẹ nên kiên nhẫn và tạo môi trường an toàn để khuyến khích bé vận động, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo Năm đầu đời của bé

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này của hội chứng Einstein là em bé thông minh bẩm sinh – Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu về hội chứng Einstein

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Câu trả lời là có nhưng có thể là dấu hiệu tích cực và trẻ đang mắc hội chứng Einstein. 

Hội chứng Einstein là trường hợp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ muộn nhưng lại bộc lộ năng khiếu trong các lĩnh vực tư duy phân tích khác. Trẻ mắc hội chứng Einstein dù biết nói muộn nhưng một thời gian sau bé vẫn có thể giao tiếp bình thường và sau này lại trở nên xuất chúng nhờ có tài năng thiên phú và trí thông minh, sáng tạo tuyệt vời.

Hội chứng này được đặt theo tên của ông – Albert Einstein. Ông là một thiên tài được nhiều người công nhận và ngưỡng mộ nhất thế kỷ 20. Và ông cũng là đứa trẻ chậm nói cho đến khi 5 tuổi.

Khái niệm về hội chứng Einstein do nhà kinh tế học người Mỹ Thomas Sowell đặt ra và sau đó được ủng hộ bởi Tiến sĩ Stephen Camarata – một bác sĩ hành nghề đáng kính và cũng là giáo sư của Khoa Khoa học Thính giác và Lời nói tại Trường Y Đại học Vanderbilt.

Nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng trẻ chậm nói là do mắc bệnh trầm cảm vì cả hai hội chứng đều có nhiều đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, chậm nói do trầm cảm chỉ chiếm 1 tỷ lệ thấp. Cha mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện chẩn đoán để biết trẻ thuộc hội chứng nào. 

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này của hội chứng Einstein là em bé thông minh bẩm sinh
Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này của hội chứng Einstein là em bé thông minh bẩm sinh 

2. Vì sao trẻ chậm nói là dấu hiệu thông minh bẩm sinh?

Theo một cách lý giải đơn giản, não bộ của trẻ chậm nói có thể đang tập trung phát triển các kỹ năng khác như trí nhớ, âm thanh, xúc giác,… dẫn đến việc “lơ là” phát triển ngôn ngữ. Do đó, trẻ có thể chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng lại có khả năng vượt trội trong các lĩnh vực khác. 

Cũng theo lý giải này, hội chứng Einstein thường gặp nhiều ở bé trai chậm nói, có liên quan đến gen di truyền, khả năng di truyền từ cha mẹ (đặc biệt là cha mẹ có năng khiếu âm nhạc). Dù trẻ chậm nói, nhưng bé thường tìm cách giao tiếp thông qua các phương thức khác. Sự kiên nhẫn và thấu hiểu là quan trọng để hiểu trẻ và nhìn thế giới từ góc nhìn của bé. Khi dành thời gian để quan sát, cha mẹ sẽ có thể khám phá ra những khả năng độc đáo của trẻ.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa thông minh bẩm sinh và hội chứng này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng và vẫn đang là đề tài nghiên cứu. Việc phát triển ngôn ngữ và thông minh là một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Vì sao trẻ chậm nói là dấu hiệu thông minh bẩm sinh?
Vì sao trẻ chậm nói là dấu hiệu thông minh bẩm sinh?

3. Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh

Chậm nói là một vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ chậm nói đều gặp vấn đề về phát triển. Trên thực tế, một số trẻ chậm nói có thể là những em bé thông minh bẩm sinh.

Theo Thomas Sowell, trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này thì sẽ là một em bé thông minh bẩm sinh:

3.1 Khả năng phân tích xuất sắc

Trẻ chậm nói có thể có khả năng phân tích logic vượt trội so với các bạn cùng trang lứa. Những đứa trẻ này thường thích giải câu đố, chỉ số IQ đều khá cao. Trẻ thích giải câu đố, chơi các trò chơi trí tuệ và có thể giải quyết vấn đề một cách độc lập. 

3.2 Ý chí mạnh mẽ

Trẻ chậm nói có thêm tính cách độc lập và ý chí mạnh mẽ thì chính là một trong 7 biểu hiện của một em bé thông minh bẩm sinh. Trẻ có chính kiến riêng và thường bướng bỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là những đứa trẻ kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình.

Nếu trẻ không thích điều gì, trẻ sẽ ngay lập tức nói cho cha mẹ biết. Và cha mẹ cũng đừng mong sẽ thuyết phục được con làm điều chúng không muốn.

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh: Ý chí mạnh mẽ

3.3 Có sở thích chọn lọc

Trẻ chậm nói có sở thích khác biệt so với các bạn cùng lứa chính là dấu hiệu trẻ thông minh bẩm sinh. Trẻ có thể chỉ thích những thứ nhất định và tập trung cao độ vào thứ mình thích.

3.4 Có năng khiếu âm nhạc

Trẻ chậm nói thông minh bẩm sinh có thể có năng khiếu đặc biệt với âm nhạc. Trẻ có khả năng nhận biết và phân biệt các âm thanh, nhạc cụ một cách nhanh nhạy hơn so với trẻ em khác.

Chẳng hạn như sự phấn khích khi nghe nhạc, khả năng nhún nhảy theo giai điệu hoặc biết học đàn từ sớm,… Năng khiếu âm nhạc còn có thể khuyến khích sự sáng tạo, khả năng tư duy phản chiếu, khả năng tập trung và kỹ năng xã hội của trẻ. 

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh: Có năng khiếu âm nhạc
Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh: Có năng khiếu âm nhạc

3.5 Khả năng tập trung cao

Dấu hiệu trẻ chậm nói thông minh bẩm sinh là có khả năng tập trung cao và dễ dàng duy trì sự chú ý trong một hoạt động cụ thể. Trẻ ít bị phân tâm bởi những thứ xung quanh.

Khả năng tập trung cao của trẻ có thể xuất phát từ sự tò mò và ham muốn khám phá. Trẻ có thể có khả năng tìm hiểu sâu về những điều mà trẻ quan tâm và dành thời gian để nghiên cứu cũng như tìm hiểu một cách tỉ mỉ.

3.6 Trí nhớ siêu phàm

Trẻ chậm nói có thể ghi nhớ những sự kiện xảy ra từ rất sớm. Trẻ có khả năng ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Trẻ chậm nói thông minh có thể ghi nhớ được nhiều thông tin khác nhau, bao gồm số điện thoại, địa chỉ nhà, biển số xe và các thông tin khác mà bé con chỉ cần nhìn qua một lần.

Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh: Trí nhớ siêu phàm
Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh: Trí nhớ siêu phàm 

3.7 Khả năng tự đi vệ sinh kém hoặc trễ hơn các bạn

1 trong 7 dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh là trẻ tập trung vào những việc khác và “bỏ quên” việc đi vệ sinh. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết nhu cầu của cơ thể. Rất khó để có thể giải thích điều này, nhưng cha mẹ hãy cứ công nhận rằng đây là một đặc điểm đặc biệt ở trẻ chậm nói thông minh bẩm sinh.

[recommendation title=”Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này là em bé thông minh bẩm sinh”]

  1. Khả năng phân tích xuất sắc
  2. Ý chí mạnh mẽ
  3. Có sở thích chọn lọc
  4. Có năng khiếu âm nhạc
  5. Khả năng tập trung cao
  6. Trí nhớ siêu phàm
  7. Khả năng tự đi vệ sinh kém hoặc trễ hơn các bạn

[/recommendation]

4. Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói 

Chậm nói có thể là biểu hiện của sự thông minh bẩm sinh. Nhưng nếu việc chậm nói ảnh hưởng đến việc học tập hoặc bé đã quá lớn nhưng chưa biết nói câu hoàn chính thì tốt nhất, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chữa trị. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử 1 số mẹo sau:

  • Dùng đậu đỏ nghiền thành bột rồi pha với rượu trắng thoa lên lưỡi bé.
  • Nấu cháo lưỡi heo.
  • Đến nơi đông người rồi “giật” đồ ăn trên tay ai đó bất kỳ và cho trẻ ăn.

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa trên diễn đàn MarryBaby cũng đang rất quan tâm đến vấn đề bé chậm nói phải làm sao. Mẹ có thể tham gia diễn đàn tại đây để có thêm nhiều kinh nghiệm giúp chữa chậm nói cho con từ các mẹ đi trước. 

[inline_article id=273101]

Tóm lại, trẻ chậm nói không hẳn là trường hợp xấu nên cha mẹ hay khoan lo lắng. Trẻ chậm nói có thêm 7 biểu hiện này của hội chứng Einstein là em bé thông minh bẩm sinh: Khả năng phân tích xuất sắc, Ý chí mạnh mẽ, Có sở thích chọn lọc, Có năng khiếu âm nhạc, Khả năng tập trung cao, Trí nhớ siêu phàm, Khả năng tự đi vệ sinh kém hoặc trễ hơn các bạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là như thế nào. Đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho cha mẹ, trong việc giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

1.1 Có quan tâm đến người khác

Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; nhất là với các bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.

1.2 Biết cách thể hiện cảm xúc của mình

Về sự phát triển cảm xúc, phần lớn bé trong giai đoạn này đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, bé 2 tuổi cũng đã phát triển sở thích, điều đó được thể hiện qua những lựa chọn về món ăn và trang phục của bé.

1.3 Rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh

Khả năng nhận thức của trẻ 2 tuổi là bé bắt đầu tò mò nhiều hơn về các sự vật xung quanh; nhất là các hiện tượng trong tự nhiên. Bé cũng hiểu rõ hơn về thái độ, phản ứng và lời nói của người lớn xung quanh.

Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học
Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học

Quay lại vấn đề ở trên, vậy tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học con sẽ cảm thấy như thế nào? Và lý do vì sao các con thường lo sợ khi đến trường?

2. Các vấn đề tâm lý khi trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Tâm lý trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học, con có thể có một số nỗi sợ nhất định; ví dụ như sợ xa gia đình; sợ đi lạc; sợ người lạ; sợ một mình; sợ những tình huống mới,.. Thông thường, những nỗi sợ này sẽ giảm dần đi khi trẻ bắt đầu quen với môi trường mới; dần dần trẻ sẽ thoải mái và cởi mở hơn.

Ngoài ra, do giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé cũng có thể hay giận dữ nếu không hài lòng; muốn tự ra quyết định; và có xu hướng chống đối việc đi học.

Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc Unicef cho biết, nỗi sợ đặc trưng trong tâm lý của trẻ 2 tuổi khi con bắt đi học là nỗi sợ lo âu chia ly (separation anxiety). Lo lắng về sự chia ly xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Trẻ cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải rời xa người chăm sóc. 

2.1 Lo lắng khi phải xa cha mẹ

Thông thường cha mẹ sẽ rất dễ nhận ra những dấu hiệu về tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học.

Một số dấu hiệu bé bị lo âu chia cách điển hình bao gồm:

  • Trẻ khóc nhiều hơn sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ trở nên đeo bám hơn khi cha mẹ đi bất cứ đâu.
  • Khóc hoặc níu kéo trong những tình huống mới (chủ yếu từ 6 tháng – 3 tuổi).
  • Trẻ không chịu đi ngủ khi không có cha mẹ hoặc người chăm sóc bên cạnh.

Về mặt tâm lý, việc trẻ trong độ tuổi này cảm thấy lo lắng khi phải rời xa cha mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên. Sau khi hiểu được tâm lý này của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn là muốn buông lời trách mắng.

Tâm lý trẻ từ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, con sẽ có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly
Tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, con có thể có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly

2.2 Thường hay giận dỗi

Bé hay giận dỗi vì bé không hiểu được vì sao bé không được đáp ứng mong muốn của mình. Khi lên hai, nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát ham muốn (delayed gratification); đây là khả năng chống lại sự cám dỗ của thú vui tức thời với hy vọng đạt được phần thưởng trong lâu dài.

Nếu trẻ 2 tuổi không muốn đi học, bé bắt đầu có tâm lý giận dỗi; vì trong thế giới của bé, bé cảm thấy như việc không được đáp ứng mong muốn giống như thế giới sắp sụp đổ vậy.

2.3 Thích nói “không”

Việc hay nói “không” cũng là một giai đoạn phát triển của bé; trên thực tế, đây là cách để trẻ thách thức giới hạn chịu đựng của người thân. Cha mẹ đừng quá lo lắng, vì thường bé phải tin tưởng lắm mới phản ứng như vậy.

2.4 Muốn tự ra quyết định

Trẻ 2 tuổi có tâm lý muốn tự ra quyết định khi bắt đầu đi học; đơn giản là vì con đang học cách để trở nên độc lập hơn trong cuộc sống của mình. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải tạo điều kiện cho bé được tự chủ trong việc đi học (quần áo, sách vở,…).

2.5 Hay chống đối và bực tức

Trẻ 2 tuổi không có nhiều khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình. Sự tức giận và thất vọng trong bé có xu hướng bùng phát; đây là tâm lý thường thấy khi cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học vì con chưa quen với môi trường mới.

Sự bùng nổ cảm xúc là cách duy nhất bé biết để đối mặt với thực tế khó khăn trong thế giới của mình. Trẻ 2 tuổi có thể khóc, đánh hoặc la hét nhưng cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với con nhé.

3. Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?

Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể thực hiện những điều sắp được gợi ý dưới đây. Đồng thời, cha mẹ cũng nên lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không nên đặt kỳ vọng là loại bỏ hoàn toàn. Vì dù sao đây cũng là điều mà trẻ sẽ trải qua trong đời.

3.1 Tham quan trường trước khi đi học

Để giảm bớt sự lo lắng và bỡ ngỡ của trẻ; cha mẹ có thể cùng còn ghé thăm trường trước ngày đi học. Cụ thể như đi vòng quanh sân trường; khám phá phòng học; nơi con sẽ đi vệ sinh; dãy cầu thang; quan trọng hơn chính là nơi cha mẹ sẽ đứng đón con sau khi tan trường.

>> Cha mẹ nên đọc: Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con

3.2 Tham gia buổi đầu tiên với con

Nếu nhà trường cho phép, cha mẹ có thể xin phép thầy cô để tham gia học cùng con trong buổi học đầu tiên. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và an toàn vì có người thân bên cạnh.

3.3 Chơi và học cùng nhau tại nhà

Khi con ở nhà, cha mẹ cũng có thể đóng vai làm thầy cô để dạy và học cùng con. Điều đó sẽ giúp cho tâm lý của trẻ 2 tuổi mới bắt đầu đi học; nhanh chóng làm quen với các hoạt động ở trường.

Trẻ sẽ nhận ra sự tương đồng giữa ở nhà và trường học; khi đó con sẽ thoải mái và ít cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp.

3.4 Giúp trẻ hiểu đi học cũng là một trò chơi

Thay vì mặc đồng phục, mang giày, ăn sáng theo thói quen; cha mẹ hãy làm mới nó bằng cách tạo ra thử thách. Ví dụ như, cha mẹ dùng đồng hồ đếm giờ để thử thách xem trẻ làm việc đó nhanh đến mức nào.

Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con
Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con

3.5 Kể cho con nghe về quá khứ của cha mẹ

Bên cạnh những trải nghiệm thực tế, cha mẹ hãy kể cho con nghe thêm về quá khứ của mình ở thời điểm như độ tuổi của con. Nếu vẫn còn lưu giữ, mẹ có thể cho con xem tấm hình mẫu giáo của mình; hoặc những người lớn khác trong gia đình mà con biết.

Việc này sẽ cho con cảm giác yên tâm hơn, vì ít con cảm nhận được sự đồng cảm từ người thân.

3.6 Giúp trẻ xây dựng thói quen mới

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, con cũng cần xây dựng thêm những thói quen mới để bảo đi học đầy đủ và đúng giờ.

Một số thói quen con cần thực hiện trước ngày tựu trường:

  • Ngủ và thức vào một khung giờ nhất định.
  • Chuẩn bị sẵn quần áo vào buổi tối trước.
  • Ăn sáng cùng nhau vào buổi sáng.

>> Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

3.7 Lắng nghe cảm xúc và mong muốn của trẻ

Việc hỏi và lắng nghe cảm xúc; cũng như mong muốn của trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu rõ tâm lý của trẻ. Khi bắt đầu một điều gì đó mới, việc nảy sinh những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn kích,..cũng là điều dễ hiểu.

Hiểu được cảm xúc và mong muốn của trẻ là bước quan trọng để cha mẹ biết cách trấn an con khi cần thiết.

3.8 Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trẻ sau bữa học

Như cha mẹ đã biết, tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi khi bắt đầu đi học là rất lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy, nên việc con khóc và không muốn chào tạm biệt cha mẹ là có thể xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy trấn an và chào tạm biệt con một cách thật dứt khoát và hẹn gặp lại con vào buổi chiều sau buổi học.

>> Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

4. Khi nào cha mẹ cần đến sự giúp đỡ từ chuyên gia?

Vấn đề tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Khi nào cần sự hỗ trợ từ chuyên gia?

Theo Hệ thống y tế quốc tế Johns Hopkins cho biết, nếu tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học nếu có kèm theo những dấu hiệu sau đây; thì cha mẹ thật sự cần sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô giáo hoặc các chuyên gia tâm lý.

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, nổi cáu, phá hoại và gây hấn với bạn bè.
  • Trẻ không có khả năng tự lập một mình như không thể đi vệ sinh, không thể đến đúng lớp,..
  • Trẻ có nhiều cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, khóc; đồng thời cũng ít quan tâm đến các hoạt động của lớp học.

Nhìn một cách tổng quát, thì hầu hết tâm lý trẻ từ 2 tuổi khi bắt đầu đi học thường là giống nhau. Giống nhau về những cảm xúc và cách phản ứng khi chuẩn bị đi học.

Nhưng đọc đến đây thì cha mẹ ít nhiều cũng hiểu về tâm lý, cảm xúc và mong muốn của trẻ là như thế nào. Cuối cùng, việc cha mẹ và bé cần làm chính là đồng hành cùng nhau.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề Tâm lý trẻ 2 tuổi:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

Trong bài viết này MarryBaby mong muốn chia sẻ cũng cha mẹ nỗi lo “em bé hay trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không”. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cha mẹ nhé.

1. Những cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé 2 tuổi

Để trả lời “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; cha mẹ cần xác định các cột mốc phát triển bình thường khi bé ở độ tuổi này. Theo Mayo Clinic, sự phát triển ngôn ngữ của bé 2 tuổi bao gồm các cột mốc:

  • Sử dụng các cụm từ đơn giản, chẳng hạn như “thêm sữa”.
  • Đặt những câu hỏi một đến hai từ, chẳng hạn như “Đi chơi?”
  • Làm theo các lệnh đơn giản và hiểu các câu hỏi đơn giản.
  • Nói khoảng 50 từ trở lên.
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc hiểu ý của bé 2 tuổi ít nhất một nửa thời gian.

Trong độ tuổi từ 2 đến 3, hầu hết trẻ em:

  • Nói bằng các cụm từ hoặc câu có hai và ba từ.
  • Sử dụng ít nhất 200 từ và nhiều nhất là 1.000 từ.
  • Nói tên của bé.
  • Sử dụng đại từ (con, bé, của con hoặc của bé).
  • Gia đình hoặc bạn bè thân thiết có thể hiểu trẻ hầu hết thời gian.

Xem thêm Video Dấu hiệu sớm cảnh báo chậm nói ở trẻ:

2. Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

Với những thông tin về cột mốc phát triển ngôn ngữ như trên; khi thấy em bé 2 tuổi lặng lẽ, im ắng và ít nói hơn các bạn đồng trang lứa. Ắt hẳn cha mẹ sẽ rất lo lắng không biết “em bé 2 tuổi chưa nói có sao không?”.

Cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi trẻ sẽ có một quá trình phát triển riêng. Một số bé 2 tuổi không đạt được cột mốc phát triển nêu trên. Điều này chưa phải quá đáng lo ngại.

[key-takeaways title=”Em bé 2 tuổi chưa biết nói sẽ có thể không có sao khi”]

  • Bé vẫn sử dụng động tác chỉ để cho mẹ thấy đồ vật bé yêu thích.
  • Bé 2 tuổi vẫn tỏ ra hiểu ý của cha mẹ. Đồng thời, phản ứng khi được gọi tên.
  • Bé sử dụng nét mặt và cử chỉ của mình để giao tiếp với mọi người.
  • Bé 2 tuổi biết càu nhàu và chỉ chỏ đồ vật.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, bé 2 tuổi chưa biết nói cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải các vấn đề liên quan đến chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ hơn về rối loạn phát triển ngôn ngữ; và tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ.

>> Mẹ xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân tại sao trẻ 2 tuổi chưa biết nói?
Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Có phải là dấu hiệu chậm phát triển?

3. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ và chậm nói ở trẻ 2 tuổi

3.1 Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao khi bị rối loạn ngôn ngữ, chậm hoặc không nói

Để biết “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; cha mẹ cần phân biệt giữa rối loạn lời nói và ngôn ngữ; và tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ (delayed language development) là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ; đây là tình trạng chậm phát triển phổ biến ở trẻ em; và cũng là một trong số các dạng chậm phát triển khác ở trẻ. Ví dụ như, trẻ chậm phát triển trí tuệ, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ (delayed speech) là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường; tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Tóm lại, sự khác biệt giữa trẻ 2 tuổi chậm nói và trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là:

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể đã nói được; nhưng chỉ nói được hai từ ghép lại với nhau.
  • Trẻ chậm nói: Trẻ có thể nói được các từ, các cụm từ để diễn đạt ý; nhưng khó hiểu.

Theo đó, một nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ bị chậm nói có thể liên quan đến tiền sử gia đình mắc hội chứng chậm nói; hoặc trẻ bị sinh non trước 37 tuần.

tình trạng rối loạn phát triển ngôn ngữ và chậm nói
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

3.2 Vì sao bé 2 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ và chậm nói?

Theo các chuyên gia; em bé 2 tuổi chưa biết nói có thể do một số nguyên nhân như, chậm phát triển; trẻ có vấn đề thính giác; suy giảm chức năng vòm miệng,…

Tuy nhiên, bên ngoài những bệnh lý, ngày nay em bé 2 tuổi chưa biết nói còn bị ảnh hưởng do việc tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trong thời gian dài, và như vậy có sao không?

Trong một nghiên cứu về tình trạng em bé 2 tuổi chậm biết nói có sao không? Kết quả từ các bác sĩ nhận định rằng “cứ mỗi 30 phút trẻ tiếp xúc với màn hình làm gia tăng 49% trẻ có nguy cơ bị chậm nói”

Ngược lại, với nhóm phụ huynh dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp cùng con sẽ biết cách hiểu con tốt nhất. Lợi ích nối tiếp lợi ích. Theo nghiên cứu, có 50 – 90% nhóm trẻ có nhiều thời gian bên cạnh cha mẹ sẽ phát triển khả năng hoạt ngôn đủ tốt; thậm chí bé có thể nói cho người lạ hiểu.

4. Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?

khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Khi nào gặp bác sĩ?

Cha mẹ nếu quá lo lắng về việc “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; hãy chú ý về những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ; và chậm nói sau đây:

  • Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động; không tạo ra các từ hoặc cụm từ một cách tự phát.
  • Chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc từ; không thể sử dụng ngôn ngữ miệng để giao tiếp nhiều hơn nhu cầu tức thì.
  • Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản.
  • Có giọng nói bất thường (chẳng hạn như giọng khàn hoặc giọng mũi).

Vậy có sao không khi em bé 2 tuổi chưa biết nói có những dấu hiệu nên trên? Khi con 2 tuổi của cha mẹ có những biểu hiện đã nêu trên; nên đưa con đi khám bác sĩ. Thay vì cha mẹ tiếp tục giữ niềm tin rằng con vẫn phát triển bình thường và chỉ có phần hơi chậm so với các bạn đồng trang lứa.

Với trẻ 2 tuổi chưa biết nói, và để tránh dẫn đến sai lầm về sau; cha mẹ sẽ cần quyết định nhanh khi quan sát thấy những điểm khác lạ trong quá trình phát triển của con. Bởi vì khi con lớn hơn và qua giai đoạn 2 – 3 tuổi, quá trình điều trị có thể sẽ khó và tiêu tốn thời gian hơn.

>> Mẹ nên xem: Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ để phát triển chiều cao vượt trội?

5. Cách tập cho em bé 2 tuổi chưa biết nói

Cha mẹ cần làm gì để tập nói cho trẻ

Ngoài bác sĩ trị liệu, cha mẹ chính là người có thể giúp con tốt nhất trong giai đoạn này. Biết rằng, nỗi lo em bé 2 tuổi vẫn chưa biết nói có sao không luôn làm phiền tâm trí của cha mẹ.

Dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể áp dụng và cùng con vượt qua trong giai đoạn này:

Dành thêm thời gian giao tiếp với con: Cha mẹ có thể hát, nói chuyện với con, khuyến khích con làm theo, cử chỉ cũng là tốt lắm rồi.

Phát âm đơn giản: Mẹ hãy khuyến khích con nói những chữ cái đơn như “b”. Đến khi con nói tốt hơn, mẹ hãy ghép thêm chữ thành “ba ba ba” hoặc “bi bi bi”, và cho con duy trì luyện tập. 

Đọc sách cùng con: Cha mẹ có biết rằng đọc sách cùng con chính là cơ hội và môi trường để con tiếp xúc với ngôn ngữ và hình ảnh ngay từ bé không. Không những vậy, đây còn là một trong 7 hoạt động gắn kết tình cảm gia đình lành mạnh.

Sử dụng ống hút: Mẹ hãy tập cho con sử dụng ống hút như hút nước lên hoặc thổi ngược vào lại để tạo ra bong bóng. Như một trò giải trí cho con mà còn giúp con cải thiện vùng cơ hàm, vòm miệng. Từ đó kích thích con muốn nói nhiều hơn.

[key-takeaways title=””]

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Tóm lại, cha mẹ nên quan sát và cần dành thêm thời gian chơi với con. Trường hợp nếu thấy con có những dấu hiệu đã nêu trên; cách tốt nhất là cha mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ ngay!

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn.

Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!

1. Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ mong đợi

Thoạt đầu của giai đoạn bé sắp biết đi một cách độc lập, bé sẽ phát ra những tín hiệu để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Tín hiệu nối tiếp tín hiệu, và nếu để ý cha mẹ sẽ thấy dấu hiệu bé sắp biết đi tương tự như sau:

1.1 Trẻ tìm điểm tựa để đứng lên

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Dễ thấy nhất trong những dấu hiệu trẻ sắp biết đi đó là trẻ cố gắng đứng dậy bằng mọi cách. Trẻ níu lấy chân của cha mẹ để làm điểm tựa. Trẻ bám vào đồ vật. Trẻ tìm điểm tựa vì cơ bắp trẻ còn non nên chưa đủ sức lực để nâng cơ thể khỏi mặt đất.

Thói quen muốn đứng dậy mỗi ngày sẽ giúp cho cơ bắp chân của trẻ phát triển tốt hơn. Và sau mỗi lần đứng lên thời gian đứng vững tăng dần, sẽ là điều kiện cho trẻ muốn bước đi một cách độc lập nhiều hơn.

1.2. Trẻ có thể nghịch ngợm, khám phá xung quanh nhiều hơn

Một dấu hiệu trẻ sắp biết đi tiếp theo nữa là, trẻ ham thích khám phá và tò mò về xung quanh. Dù chưa biết đi, nhưng trẻ sẽ tận dụng những khả năng hiện tại như bò, bám vào đồ vật để muốn khám được nhiều hơn.

Dấu hiệu này cho thấy trẻ rất hiếu động, là một điều đáng vui cho cha mẹ. Nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý quan sát đến con nhiều hơn, để chắc chắn bé luôn được an toàn cha mẹ nhé!

1.3 Dấu hiệu trẻ sắp biết đi đó là trẻ bám vào đồ vật để bước đi

Khi cơ bắp chân của trẻ phát triển hơn, trẻ sẽ bắt đầu tìm đồ vật nào đó mà có thể giúp bé bước đi. Thường thấy là, trẻ bám và tựa vào cạnh giường, tủ, bàn để chập chững bước. Phần việc của cha mẹ là tạo không gian và đảm bảo rằng khi trẻ tựa vào những đồ vật này, sẽ không làm rơi vỡ những đồ vật khác, để bé được tập đi một cách an toàn nhất nhé!

Khoảnh khắc mà trẻ có những bước đi đầu tiên chắc hẳn cha mẹ sẽ hạnh phúc vô cùng.

1.4 Trẻ tự đứng lên mà không cần hỗ trợ

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi là tìm điểm tựa và tự đứng lên

Khoảnh khắc tự hào là khi thấy bé cưng đứng dậy mà không cần điểm tựa nào cả. Mặc dù thời gian giữ thăng bằng trong những lần đầu là chưa lâu. Nhưng sẽ nhanh thôi. Những bước đi chập chững sẽ xuất hiện ngay sau giai đoạn này.

1.5 Quấy khóc, ngủ nhiều giấc ngắn cũng là dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Có chút khác với những bé hiếu động, có những bé khi gần 1 tuổi sẽ phát đi tín hiệu quấy khóc, cùng với nhiều giấc ngủ ngắn. Cũng có thể là dấu hiệu trẻ sắp biết đi.

Điều này có thể giải thích như sau, biết đi là cột mốc nhảy vọt của bé, thế nên não bộ và cơ thể sẽ phải hoạt động năng suất hơn so với bình thường. Và có thể khiến bé không thoải mái. Nhưng khi trẻ học được cách giữ thăng bằng và bước đi, thì niềm vui và hiếu động sẽ trở lại ngay.

2. Bé mấy tháng biết đi và những cột mốc

Theo tổ chức Y tế Thế giới, có 6 mốc vận động để đánh giá sự phát triển vận động bình thường của trẻ bao gồm:

  • Từ 4-9 tháng: Ngồi không cần đỡ.
  • Từ 5-11.5 tháng: Đứng vịn.
  • Từ 5-13.5 tháng: Bò phối hợp tay chân.
  • Từ 6-14 tháng: Vịn đi.
  • Từ 7-17 tháng: Đứng vững.
  • Từ 8-18 tháng: Đi vững.

Nếu sau mốc thời gian kể trên bé vẫn chưa vận động đạt chuẩn thì gọi là chậm vận động theo tuổi, cha mẹ có thể hỏi tham vấn ý kiến bác sĩ nhé.

>>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi

3. Mẹo cho cha mẹ giúp bé tập đi và biết đi sớm

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Nhận thấy dấu hiệu trẻ sắp biết đi, cha mẹ hãy tạo thêm điều kiện cho con nhé!

Việc bé cưng tìm điểm tựa; níu lấy chân cha mẹ; bám vào đồ vật hay cả quấy khóc và ngủ nhiều; tựu chung đều thuộc dấu hiệu bé sắp biết đi. Và câu hỏi bé mấy tháng biết đi, câu trả lời chính là giai đoạn gần cột mốc 12 tháng tuổi; có thể sớm hoặc muộn hơn.

Sau đây là một số mẹo cha me có thể áp dụng:

  • Đưa cho bé món đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cầm trên tay khi đang đứng.
  • Di chuyển đồ chơi đến bề mặt cao hơn mặt đất để khuyến khích trẻ đứng dậy.
  • Thực hiện một số hoạt động giúp tăng cường; củng cố khả năng giữ thăng bằng của trẻ; chẳng hạn như cùng bé chơi trò bập bênh; ngồi xích đu; cho trẻ trèo qua gối; bế trẻ đung đưa… miễn là đảm bảo an toàn.
  • Cho bé yêu chơi với những em bé khác cùng tuổi hoặc lớn hơn một chút, đã biết đi càng tốt.
  • Nhiều khi bạn cũng có thể khuyến khích con tập đi bằng cách đơn giản; hoặc động viên con bằng lời nói; vỗ tay cổ động.

Cuối cùng, cha mẹ biết rằng mỗi trẻ em đều có tốc độ và khả năng phát triển riêng biệt. Việc bé mấy tháng biết đi hay trẻ con mấy tháng biết đi biết nói; đôi khi sẽ tạo áp lực cho cha mẹ. Chính vì thế; không nên đặt mục tiêu quá sớm; thay vào đó hãy tạo điều kiện và động viên con mình nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh, giàu cảm xúc và tự tin vào chính mình

Nếu mẹ bắt đầu dạy trẻ từ sớm, con sẽ dễ hình thành những thói quen tốt, lành mạnh, từ đó giúp xây dựng và phát triển nhân cách của con tốt hơn về sau. Vì thế, đừng bỏ qua cẩm nang 1001 cách dạy trẻ 3 tuổi dưới đây để trẻ thêm thông minh, biết yêu thương và vâng lời cha mẹ nhé!

Sự phát triển của trẻ khi con lên 3

Để có thể tìm được cách dạy trẻ 3 tuổi đúng và phù hợp nhất với con, trước tiên mẹ cần hiểu trong giai đoạn này, con sẽ có những sự thay đổi nào so với khi con 2 tuổi. Cụ thể, trẻ 3 tuổi sẽ có 4 thay đổi chính: về thể chất – về tâm lý – về khả năng giao tiếp – về nhận thức.

1. Sự phát triển thể chất

Trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ phát triển ở 2 năm đầu đời. Lúc này, trẻ bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng vận động thô (đi, chạy, giữ thăng bằng khi kiễng chân hoặc nhảy, đi lùi,…) và vận động tinh (tự rửa, lau khô tay, tự mặc quần áo, cầm nắm và điều khiển các vật,…). 

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng sự phát triển thể chất ở mỗi trẻ là không giống nhau nên nếu trẻ chưa thật sự hoàn thiện các kỹ năng này thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trong thời gian, để con phát triển thể chất, mẹ sẽ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

2. Sự phát triển tâm lý

Cách dạy trẻ 3 tuổi phù hợp cần dựa trên sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ để hiểu được con đang nghĩ gì. Trong giai đoạn này, trẻ có thể học cách đối phó với các vấn đề, tình huống gây căng thẳng và có xu hướng cáu gắt, giận dữ vì chưa học được cách kiểm soát, điều chỉnh phản ứng của bản thân.

Bên cạnh đó, trẻ 3 tuổi cũng sẽ học cách biểu lộ, diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của mình thông qua việc quan sát biểu cảm từ những người xung quanh. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ áp dụng cách dạy trẻ 3 tuổi yêu thương người khác vì lúc này, con đã bắt đầu biết đồng cảm, thấy không thoải mái khi ai đó bên cạnh con đang buồn. Con cũng sẽ học cách biểu đạt tình yêu thương của mình đến mọi người xung quanh.

cách dạy trẻ 3 tuổi

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Dạy con biết yêu thương em và những thành viên khác trong gia đình

3. Sự phát triển khả năng giao tiếp xã hội

Khi trẻ lên 3, con sẽ dần làm quen, tương tác, giao tiếp với bạn bè xung quanh nhiều hơn vì đây là thời điểm tình bạn của trẻ sẽ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, trẻ sẽ chưa hoàn toàn biết cách để kiểm soát các mối quan hệ mới, dẫn đến nhiều cuộc cãi vã khiến bố mẹ đau đầu.

Và nếu mẹ đang tìm cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, biết nghe lời thì xin chúc mừng mẹ. 3 tuổi là cột mốc trẻ dần hình thành tính cách nên nếu hướng dẫn trẻ những bài học, thói quen đúng đắn từ ngay thời điểm này sẽ giúp trẻ có thể phát triển theo hướng tốt nhất.

4. Sự phát triển nhận thức

Trẻ em lên 3 có sự phát triển rõ rệt về nhận thức khi con có thể bắt đầu tiếp thu, xử lý, hiểu rõ các thông tin xung quanh mình. Mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên đặt những câu hỏi “vì sao” và mong mỏi bố mẹ, người lớn có thể cho con câu trả lời.

Ở giai đoạn này, trẻ cũng có thể ghi nhớ được khoảng 500 – 900 từ vựng, nói một số câu dài, thể hiện sự hứng thú với các kiến thức về hình dạng, màu sắc… 

Cách dạy trẻ 3 tuổi để con thông minh, nghe lời, biết yêu thương mọi người

1. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Hướng dẫn trẻ đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể

Bố mẹ thường sợ trẻ không biết hướng xử lý đúng cho một vấn đề nên sẽ làm giúp con hoặc đưa cho con giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế khả năng tư duy của trẻ, khiến con mất đi khả năng lập luận, phân tích và có hướng xử lý đúng.

Khi dạy trẻ 3 tuổi, nên để con tự đưa ra giải pháp cho những tình huống xảy ra. Nếu không yên tâm về cách xử lý của trẻ, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi để trẻ có thể suy nghĩ, tư duy, chẳng hạn như “Tại sao con quyết định làm như vậy?”, “Theo con thì giữa cách A và cách B thì cách nào tốt hơn?”, “Cây bút chì màu này cùn mất rồi, mình nên làm gì để nó hết cùn con nhỉ?”,…

dạy trẻ 3 tuổi
Dạy trẻ 3 tuổi có khả năng quyết định và xử lý tình huống giúp con trở nên độc lập hơn.

2. Cho con thời gian để tự làm mọi việc

Cách dạy trẻ 3 tuổi để trẻ thông minh hơn mà bố mẹ có thể áp dụng chính là hãy kiên nhẫn và cho trẻ thời gian. Vì khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quan sát hành vi của mọi người, dần thực hiện theo những hành động này.

Có thể ban đầu con sẽ làm mọi việc một cách chậm chạp hoặc hướng xử lý chưa đúng với mong đợi của mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng vội làm thay trẻ mà hãy để con có thời gian làm quen, thích nghi.

Ví dụ: Trẻ muốn tự mặc quần áo nhưng đôi tay còn vụng về mà rất lâu con mới mặc đồ xong. Như vậy, để không rơi vào tình trạng hối con, mẹ hãy đẩy thời gian chuẩn bị lên sớm hơn 20-30 phút. Con sẽ có thêm thời gian để cài nút áo, mặc quần, mang vớ, đội nón, mặc áo khoác.

Hoặc nếu không có thời gian cho tất cả việc đó, mẹ có thể chọn từng dịp để con tự làm từng việc khác nhau. Quan trọng là mẹ tạo cơ hội để con được thử sức “tự chăm sóc chính mình” – điều đó sẽ rất tuyệt đấy!

3. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Cùng con “gọi tên” và chia sẻ cảm xúc của con

Để dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, biết yêu thương mọi người, trước tiên mẹ cần tạo cho con cách để chia sẻ những cảm xúc mà con có được, và nhất là giúp con “gọi tên” được cảm xúc con đang có là gì.

Khi thấy trẻ vui, buồn, tức giận, sợ, lo lắng, mẹ đều có thể tâm sự cùng con, giúp con bày tỏ những cảm xúc của mình. Kể cả những cảm xúc có phần hơi giống nhau như vui vẻ và hạnh phúc, mẹ cũng nên hỗ trợ chia sẻ và nhận ra. Vì đó là nền tảng cho một cá nhân giàu cảm xúc và tình cảm phong phú.

Đồng thời, mẹ có thể hướng dẫn con nhận ra cảm xúc ở người đối diện. Điều này giúp xây dựng cho trẻ thói quen quan tâm, chia sẻ cùng với những người xung quanh mình nhiều hơn.

4. Hạn chế cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá mức

Khi chia sẻ về cách dạy trẻ 3 tuổi, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của các thiết bị điện tử. Việc xem tivi, coi video hoặc chơi game thường xuyên sẽ khiến trẻ bị hạn chế trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của mình.

Bộ não của trẻ sẽ ghi nhận những hình ảnh mà trẻ tiếp thu thông qua phim ảnh hoặc lặp đi lặp lại các thao tác như trên game. Thay vì tuổi thơ con nên được chạy nhảy, vui chơi bên ngoài và tương tác với bạn bè, con lại bị giới hạn trong không gian bên trong chiếc tivi hay điện thoại.

Việc mất đi trí tưởng tượng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ hãy chú ý hạn chế thời gian cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử mẹ nhé. Theo Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, trẻ 2-5 tuổi nên có tổng thời gian xem thiết bị điện tử khoảng 1 tiếng ở ngày trong tuần, cuối tuần có thể xem dưới 3 tiếng/ngày.

5. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Nhất quán trong việc giáo dục trẻ giữa cha và mẹ

Nếu trong gia đình không chỉ có bố mẹ mà còn thêm ông bà hoặc các thành viên khác, mọi người nên cùng ngồi lại và thống nhất cách dạy trẻ 3 tuổi. Nếu phương pháp dạy của mỗi người mỗi khác, trẻ sẽ rơi vào tình huống không biết nghe lời ai. Hậu quả là, trẻ sẽ tự làm theo ý mình hoặc chỉ nghe thời người nào dễ dãi với bé nhất và dẫn đến nhiều kết cục nghiêm trọng hơn.

Trong cẩm nang về nuôi dạy con “Parenting Exchange“, tác giả Karen Stephens – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Trẻ em của Đại học Bang Illinois (Mỹ), đã nhấn mạnh: “Khi đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên thẳng thắn chia sẻ quan điểm và niềm tin về việc giáo dục con cái với nhau”. Điều này giúp đối phương hiểu, tôn trọng suy nghĩ lẫn nhau và tìm được định hướng chung trong cách giáo dục con sau này.

dạy trẻ 3 tuổi

>>> Mẹ có thể quan tâm: Kể chuyện cho bé 3 tuổi: Thế giới động vật qua truyện dân gian

Đọc sách cùng trẻ

Một trong những điều tốt nhất trong cách dạy trẻ 3 tuổi mà mẹ có thể làm cho con chính là đọc sách cùng con. Đọc một cuốn sách yêu thích cho con, mẹ không chỉ giúp bạn gắn kết với chúng mà còn mang lại cho con cảm giác thân thiết và hạnh phúc.

Cảm giác thân thiết này giúp con cảm thấy gần gũi với mẹ, và cảm giác yêu thương và quan tâm sẽ khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển tích cực.

Từ câu chuyện và thông tin trên sách, mẹ có thể hướng dẫn trẻ thêm nhiều điều khác, chẳng hạn như hỏi trẻ nghĩ gì về câu chuyện trên. Điều này giúp trẻ có thêm trải nghiệm về tình huóng, thế giới bên ngoài mà không phải thực sự trải qua hay vấp phải.

Mẹ có thể tham khảo các câu chuyện hay để kể cho bé trước giờ đi ngủ tại đâyđây.

[inline_article id=830]

Việc giáo dục vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, khả năng của một đứa trẻ. Hy vọng cách dạy trẻ 3 tuổi trên đây, mẹ có thể có thêm những phương pháp dạy con tốt nhất, cùng con lớn khôn mỗi ngày.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 4 tuổi cần học những gì để phát triển tư duy toàn diện?

Trước khi biết  bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cùng tìm hiểu về sự phát triển của con theo từng giai đoạn nhé.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Sự phát triển các kỹ năng của trẻ

1. Kỹ năng phát triển xã hội và cảm xúc

Trong giai đoạn tự do phát triển này, con yêu sẽ dần dần hình thành tính cách riêng của mình khiến mẹ đôi lúc bỡ ngỡ và bất ngờ. Đó là:

  • Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó bé biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.
  • Giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Bé có thể bắt chước hoặc tự nghĩ ra một câu nói đùa, câu chuyện vui nhộn khi đối thoại với bạn. Do vậy, mẹ nên tạo không gian riêng cho con để bé thỏa trí tán gẫu với bạn bè nhé.
  • Bé thích thỏa sức sáng tạo trong những trò chơi tưởng tượng cùng với những nhân vật tưởng tượng. Ví dụ như khi chơi gia đình bé sẽ muốn đóng giả mẹ/ba và búp bê sẽ là con.
  • Bé biết tỏ ra giận dữ, cáu gắt nếu thói quen của bé bị đảo lộn hoặc những gì bé muốn mà mẹ không đáp ứng.
  • Trong giai đoạn này bé đã bắt đầu biết mách lẻo và biết nói dối dù biết đó là sai

Trước những thay đổi về kỹ năng giao tiếp, cảm xúc, xã hội như trên, việc mẹ cần biết bé 4 tuổi cần học những gì sẽ là tiền đề cho con trưởng thành sau này.

2. Kỹ năng phát triển vận động

bé 4 tuổi nên học gì
Trẻ lên 4 có nhiều thay đổi về mọi mặt. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì?

Khi lên 4, con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua đôi tay, nhất là với bé gái. Mẹ không khó để nhận ra sự chăm chút, tỉ mỉ của con qua từng hành động nhỏ như: Bé biết sắp xếp đồ chơi hay mặc đồ cho búp bê sao cho vừa vặn. Còn với bé trai thì tinh nghịch hơn 1 chút, con thường thích những trò chơi vận động mạnh hơn như: chạy nhảy, chơi trò trốn tìm,…

  • Trẻ biết cách di chuyển dễ dàng và nhuần nhuyễn, có thể tự cuộn người, nhào lộn trên mặt đất
  • Biết cách nhảy bằng 2 chân, leo cầu thang, đạp xe 3 hoặc 2 bánh và biết né tránh các vật cản khi đang lái xe
  • Tự mặc quần áo của mình hoặc mặc cho em nhỏ dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Biết cách vẽ, đọc chữ số, chữ cái đơn giản
  • Phân biệt được nhiều hình vẽ cơ bản như tròn, vuông, tam giác, bầu dục, con thoi,..
  • Biết cách sử dụng kéo có chủ đích như: cắt giấy dán tường, hoặc cắt bịch kẹo khi ăn
  • Con biết xếp chồng 1 tòa tháp cao 10 khối trở lên mà không làm đổ
  • Con khéo léo xé và dán hình chính xác và đẹp mắt hơn
  • Con có thể dùng bình tưới cây mà không làm đổ nước ra ngoài

3. Kỹ năng phát triển nhận thức

Nhận thức là nền tảng kỹ năng quan trọng để ba mẹ có thể giáo dục sớm cho con về tính tự lập, sự tự giác, giáo dục giới tính,…

  • Con có thể nhận biết và hiểu những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc
  • Biết bắt đầu sắp xếp mọi thứ theo các thuộc tính như kích thước, hình dạng, màu sắc.
  • Khi lên 4 tuổi bé có thể đếm đến 10, 20 hoặc 30. Trải qua quá trình rèn luyện trẻ sẽ có thể đếm số lên đến 100.
  • Con biết so sánh, đối chiếu các vật dựa trên chiều cao, kích thước hoặc giới tính
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Kết hợp cùng lúc nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như bé hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…
  • Bé nhận ra cảm xúc của người đối diện, của một nhân vật trong sách thông qua nét mặt, cử chỉ
  • Trẻ phân biệt được các khái niệm chỉ người lạ, người quen – người tốt, người xấu.

Kỹ năng phát triển ngôn ngữ

  • Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, bé có thể hiểu và biết tới khoảng 1000 từ. Biết nói các câu dài và phức tạp hơn.
  • Con có thể phát âm chính xác hầu hết các chữ cái nhưng vẫn còn gặp rắc rối với một số chữ khó như r, s, tr,…
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Bé biết đưa ra lập luận để minh chứng cho điều bé thấy là đúng
  • Biết thay đổi cấu trúc câu tùy thuộc vào đối tượng bé đang giao tiếp.

Tùy vào từng bé sẽ có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Con có thể đạt được một số kỹ năng muộn hơn những bé đồng trang lứa khác hoặc một số sẽ phát triển vượt bậc hơn so với độ tuổi con. Do đó, quan trọng là mẹ luôn bên cạnh để đồng hành cùng con. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cần làm gì để giúp con yêu?

>>> Mẹ có thể quan tâm: ”Bật mí’ 10 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Bé 4 tuổi cần học những gì – Mẹ làm gì để giúp con yêu tốt hơn?

1. Dạy con biết cách yêu thương, san sẻ với người khác

dạy gì cho bé 4 tuổi

Có thể nói, đây là thời điểm con có tính sở hữu đối với mọi thứ. Vì thế mà con thường tỏ ra ích kỷ, hay tranh giành đồ chơi với bạn bè. Do đó, mẹ cần để ý hành động của trẻ để chấn chỉnh cho con thay vì phớt lờ và chiều theo ý muốn đó.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Yêu thương, san sẻ là một trong những điều quan trọng mẹ cần dạy cho con trước tiên. Vì lễ nghĩa sẽ hình thành nhân cách và lối sống của trẻ từ khi con nhỏ. Do đó, ba mẹ hãy thể hiện sự yêu thương san sẻ của mình với con và giải thích từng hành động cho đi và nhận lại là như thế nào. Chẳng hạn như cách mà mẹ chăm sóc và cho cún ăn. Sự yêu thương sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của bé, con sẽ bắt chước theo từng hành động giống mẹ.

2. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ em hiện nay nên được bảo vệ khỏi những tác hại không đáng có từ các vật dụng nguy hiểm hoặc từ người lạ xung quanh do những nguyên nhân cả cố ý lẫn vô tình. Vậy bé 4 tuổi học gì để tránh tổn hại đến sức khỏe và tâm lý?

Ở giai đoạn này, để biết bé 4 tuổi cần học những gì, trước hết mẹ nên trang bị cho con kỹ năng cơ bản về cách tự bảo vệ bản thân trước người lạ. Ví dụ như: không để ai chạm vào 4 vùng riêng tư trên cơ thể của mình (ngực, bụng, vùng kín, đùi) hoặc cách phản ứng lại khi bị người lạ dẫn đi,… Bên cạnh đó, mẹ dạy con biết nói KHÔNG với những thứ nguy hiểm như: xà phòng, chất tẩy rửa, lửa hay những vật sắc nhọn. 

3. Dạy trẻ 4 tuổi học gì? Mẹ dạy con biết quản lý cảm xúc

Khóc lóc, ăn vạ, ném đồ chơi,… là những phản ứng xấu nếu con không được đáp ứng những thứ mình muốn. Trẻ sẽ cần học cách điều tiết cảm xúc của mình, tránh những hành vi xấu như: gây hấn, tranh giành với bạn bè.

Trong những tình huống này bé 4 tuổi cần học những gì là điều mẹ hay thắc mắc. Cách dạy hiệu quả là mẹ luôn cần giữ bình tĩnh thay vì quát mắng hay phạt con. Mẹ hãy thử đóng vai như một người bạn thân của bé, nhẹ nhàng tâm sự để hiểu tâm lý con trước. Sau đó biết cách hướng bé đến một mối quan tâm khác nhằm làm giảm đi hay xoa dịu cảm xúc hiện tại. Cuối cùng khi thấy con ổn định hơn, mẹ có thể giải thích cặn kẽ cho bé hiểu được cái nào tốt và cái nào là xấu.

4. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con học toán đơn giản 

sự phát triển của bé 4 tuổi

Khi con lên 4, bé bắt đầu học toán và tập viết, việc mẹ dạy bé cách hiểu nhanh sẽ kích thích khả năng tư duy của bé. Người Nhật họ rất chú trọng việc dạy dỗ con cái trong giai đoạn 4 tuổi vì đây là lúc bộ não bé phát triển một cách đỉnh cao. 

Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Một ví dụ cho mẹ cách dạy con hiệu quả như sau: Nếu bé học toán, để dạy số đếm mẹ nên cho trẻ kết hợp tay, chân, que tính,… để bé có thể tự nhớ việc đếm số thay vì tự nhẩm trong đầu. Tuy nhiên, mẹ tránh đốc thúc bé học nhiều chỉ vì muốn con hơn bạn bè nhé. Vì điều này sẽ vô tình tạo ra sức ép lớn khiến con mệt mỏi, chán nản dẫn tới sợ học. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé 4 tuổi: Dạy bé học toán

5. Dạy trẻ 4 tuổi biết cách tự vệ sinh cá nhân

Bé 4 tuổi cần học những gì? Theo các chuyên gia, độ tuổi năm thứ 4 có thể là thời điểm tâm lý của trẻ vô cùng phức tạp. Điểm thể hiện rõ nhất vẫn là việc trẻ muốn học cách tự mặc quần áo, tự ăn,… giống như người lớn thực thụ. Lúc này, cha mẹ hãy vui mừng vì con đã tự ý thức được cách tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm hơn với những gì mình đã làm.

Cách mẹ có thể giúp con là hãy khuyến khích con tự vệ sinh theo trình tự từ dễ tới khó. Ví dụ: Khi đánh răng con hay làm rớt kem vào quần áo, lúc này mẹ hãy từ từ chỉ bảo bé tư thế ngồi sao cho đúng trước, sau đó là cách chải răng để bé không bị dính kem vào người.

[inline_article id=157978]

Mỗi một bé 4 tuổi sẽ phát triển trí tuệ và nhận thức khác nhau. Tùy vào tính tình con mà mẹ sẽ có các cách khuyên nhủ thích hợp, tránh gây tổn thương tới cảm xúc nhưng vẫn đảm bảo con hiểu và tiếp thu tốt. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bé 4 tuổi cần học những gì, từ đó trang bị thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con trong thế giới đầy muôn màu này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp trẻ tập đi siêu nhanh

Trẻ biết đi là một trong những cột mốc được mong đợi nhất của cả nhà. Vì vậy những ai lần đầu làm mẹ luôn háo hức, tò mò không biết khi nào trẻ biết đi. Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Việc biết trẻ mấy tháng biết đi sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Từ đó mẹ có những can thiệp kịp thời nếu cần.

Trẻ mấy tháng biết đi?

Trẻ mấy tháng biết đi? Nhiều mẹ thường nghĩ trẻ có thể tự đi khi được 12 tháng tuổi. Nhưng thực tế thì bất kỳ thời điểm nào từ 9 tháng đến trước 18 tháng đều được coi bình thường. Vì vậy nếu bé 13 tháng chưa biết đi, mẹ không phải lo lắng.

Dưới đây là các mốc phát triển và vận động của một bé khỏe mạnh:

  • 78 tháng tuổi: Bé có thể ngồi vững và trườn bò nhanh.
  • 9-12 tháng tuổi: Trẻ mấy tháng biết đi? Đến tháng tuổi này, trẻ đã có thể vịn vào thành giường, ghế và tập đi từng bước một.
  • 12-18 tháng tuổi: Hầu hết các bé sẽ chập chững những bước đi đầu tiên khi được 1 tuổi. Lúc này, trẻ đã biết vịn để leo cầu thang hay trèo lên ghế. Nhưng nếu bé 12 tháng tuổi chưa biết đi thì cũng là điều hết sức bình thường.

Bởi con có thể cần thêm vài tuần hay thậm chí vài tháng nếu trước đó con biết lật, biết bò chậm hơn các bé khác. Ngoài ra, những bé sinh non hoặc nặng cân cũng biết đi muộn hơn. Một lý do nữa là con đang phát triển một kỹ năng khác như nói chuyện thay vì tập đi.

các mốc phát triển và vận động của một bé khỏe mạnh

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi nhìn thấy những dấu hiệu sau đây ở bé, mẹ sắp sửa “ăn mừng” những bước đi đầu đời của con rồi đó.

1. Bé thích bám, vịn để tập đứng dậy

Thông thường, trẻ sẽ sẵn sàng tập đi khi có thể bám hoặc vịn vào đồ vật để tập đứng dậy. 

Cột mốc này thường xảy ra ở tháng thứ 8 và có thể kéo dài đến 3 tháng trước khi trẻ có những bước đi độc lập. Vậy, bé mấy tháng thì cho tập đứng? Dựa theo sự phát triển này, mẹ có thể tập đứng cho con khi bé được 8 tháng. Tuy nhiên, nếu bé chưa sẵn sàng thì mẹ cũng đừng ép con nhé.

2. Bé quấy khóc, cáu gắt

Những hành vi này thật không dễ dàng chút nào với mẹ. Nhưng mẹ nên vui mừng vì đây là tín hiệu cho thấy bé sắp đạt cột mốc phát triển mới. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi con biết đi.

>> Mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

3. Tự đứng dậy

Vẻ mặt hạnh phúc xen lẫn một chút lo sợ là cảm giác lần đầu trẻ tự mình đứng dậy. Đây là lúc trẻ đã có khả năng giữ thăng bằng và sẵn sàng để tập đi.

4. Có những hành động “táo bạo”

Trẻ mấy tháng biết đi? Thật bất ngờ khi một ngày mẹ thấy đứa trẻ bỗng buông tay vịn rồi nhoẻn miệng cười. Đó là khi sự tự tin trong con tràn ngập và sẵn sàng cho những bước đi độc lập.

Không còn tò mò trẻ mấy tháng biết đi khi mẹ đã biết những dấu hiệu trẻ sắp biết đi trên đây. Việc trẻ biết đi sớm hay muộn có thể không chỉ liên quan đến khả năng của bé mà còn liên quan nhiều hơn đến tính cách. Một đứa trẻ “siêu dũng cảm” có thể dám thử thách, đứng dậy và đi “bất chấp”. Trong khi một đứa trẻ nhút nhát muốn chắc rằng mình sẽ không bị ngã trước khi tập đứng dậy hoặc đi.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi 

Trẻ mấy tháng biết đi? Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi

Xác định thời điểm trẻ mấy tháng biết đi nhưng đó không phải là con số chuẩn cho mỗi trẻ. Bởi trên thực tế tốc độ phát triển của mỗi bé là không giống nhau. Nhiều bé có thể biết đi chậm hơn so với mốc thời gian trung bình. Nhưng một khi sự chậm trễ kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề đáng lo ngại. 

Một đứa trẻ khi đến hết 18 tháng mấy vẫn chưa biết đi thì được xem là trẻ chậm biết đi. Hệ thần kinh vận động chưa phát triển có thể là nguyên nhân.

Bất kỳ sự lo ngại nào liên quan việc trẻ chậm biết đi nên được thông báo cho bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám để xem liệu trẻ có cần thực hiện thêm xét nghiệm nào hay không. 

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển và có thể làm con chậm biết đi:

  • Trẻ chưa thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường sau 4 tháng tuổi.
  • Trẻ vẫn chưa biết duỗi tay với lấy đồ sau 6 tháng tuổi.
  • Các cột mốc phát triển trước khi biết đi như lẫy, ngồi, bò… chậm hơn so với thang đo phát triển bình thường.
  • Trẻ không thể vịn đứng sau 12 tháng tuổi.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

Phải làm gì nếu bé không biết đi

Đừng lo lắng nếu trẻ chỉ đơn giản chậm biết đi mấy tháng. Nhưng nếu con không đứng vững khi 12 tháng tuổi, không thể đi lại khi 18 tháng tuổi, hoặc không thể đi vững vàng khi được 2 tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.

Hãy nhớ rằng thời gian trẻ mấy tháng biết đi sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh có thời gian biểu khác nhau và trẻ sinh non có thể đạt được mốc thời gian này và những cột mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu con sinh non, cha mẹ nên tính các mốc quan trọng của con bạn kể từ ngày dự sinh, mà bác sĩ nhi khoa gọi là độ tuổi mấy tháng biết đi điều chỉnh của trẻ.

Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp bé tập đi

Trẻ mấy tháng biết đi? Đừng căng thẳng khi sự phát triển của con dường như không thuận lợi như các bé khác. Mẹ càng áp lực càng khiến trẻ chậm biết đi hơn. 

Đi bộ liên quan đến việc giữ thăng bằng và tự tin. Không đơn thuần là chỉ học cách tự đứng lên mà đó còn là cách phối hợp các bước để không bị ngã. Và quá trình này cần có thời gian. Có rất nhiều cách để khuyến khích trẻ tập đi. Nhưng cách tốt nhất là để bé có nhiều cơ hội khám phá và tự mình tập đi.

  • Đặt đồ chơi vừa tầm với như một phần thưởng để tạo động lực cho bé tập đứng dậy.
  • Đảm bảo môi trường an toàn bằng cách dọn bớt những vật cản đường, sắc nhọn nguy hiểm để trẻ không cảm thấy sợ hãi mỗi khi tập đi.
  • Trước khi bé có thể tự đi, hãy khuyến khích bằng cách nắm lấy tay con để giúp con giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Không nên cho trẻ dùng xe tập đi. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã kêu gọi cấm bán và sản xuất xe tập đi cho trẻ ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm trẻ chậm phát triển vận động, ức chế sự phát triển bình thường của cột sống và ảnh hưởng đến tư thế của bé. Tệ hơn nữa, trẻ có thể bị lật hoặc lăn xuống cầu thang, dẫn đến chấn thương.
  • Nên cho trẻ đi chân trần trong quá trình tập đi. Điều này giúp bé phát triển cơ ở bàn chân và mắt cá chân, phát triển vòm chân, học cách giữ thăng bằng và khả năng phối hợp tốt hơn.

[inline_article id=683]

Lưu ý quan trọng cho mẹ

Trong quá trình tập đi, nếu mẹ thấy chân con vòng kiềng thì không cần phải lo. Vì hiện tượng này sẽ hết khi trẻ được 2 tuổi.

Thỉnh thoảng bé đi nhón chân thì không sao vì có thể con đang đùa nghịch. Nhưng nếu con luôn đi trên đầu ngón chân, nhất là sau 2 tuổi thì mẹ cần kiểm tra lại vì rất có thể con đang gặp vấn đề bất thường về thể chất. Chẳng hạn con có thể bị gân gót chân ngắn, loạn dưỡng cơ, tự kỷ hoặc bại não…

bé đi nhón chân

Mong rằng những thông tin MarryBaby chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ biết trẻ mấy tháng biết đi. Dù rằng không nên quá căng thẳng khi cột mốc này ở con bị chậm trễ nhưng hãy tin vào bản năng người mẹ. Nếu cảm thấy có bất kỳ điều gì không ổn đối với sự phát triển của trẻ, hãy đưa con đi khám bác sĩ mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

Bé 5 tuổi sắp vào lớp 1, chuẩn bị bước vào một môi trường mới mà ở đó đòi hỏi nhiều hơn ở con khả năng độc lập. May mắn là ở giai đoạn 5-6 tuổi, nhiều bé luôn ý thức tự chăm sóc bản thân. Điều này vô cùng cần thiết để con hòa nhập cùng bạn bè ở cấp học mới.

Cùng với khả năng tự lập, bé 5 tuổi cũng đạt được các cột mốc phát triển sau.

Sự phát triển của bé 5 tuổi 

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 5 tuổi

Với trẻ 5 tuổi, chiều cao và cân nặng của con có sự tăng chậm hơn so với những năm đầu đới.

Để biết con có phát triển đạt chuẩn hay không, mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 tuổi trở lên tại đây.

2. Các mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

Sự phát triển thể chất

Ở bé 5 tuổi, khả năng phối hợp cơ thể đã tốt hơn. Kỹ năng vận động thô và vận tinh đang ngày càng hoàn thiện. Nhờ đó, bé 5 tuổi đạt được các cột mốc phát triển sau về mặt thể chất.

  • Đứng bằng một chân tối thiểu 10 giây, khả năng giữ thăng bằng tốt.
  • Có thể nhảy lò cò, nhảy cách quãng.
  • Có thể nhào lộn, đu đưa và leo trèo.
  • Dùng muỗng, nĩa và đôi khi dùng dao.
  • Tự đi vệ sinh, tự mặc và cởi đồ, biết cài nút áo, thắt dây giày.
  • Biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh.

Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội

Sau đây là một số cột mốc phát triển về mặt cảm xúc và xã hội ở bé 5 tuổi.

  • Độc lập hơn, có thể xa bố mẹ, người chăm sóc mà không buồn bã quá mức như trước.
  • Bé 5 tuổi luôn hào hứng tham gia các hoạt động tập thể, thích kết bạn, biết chia sẻ đồ chơi với những trẻ khác.
  • Thích làm bố mẹ vui lòng.
  • Bắt chước người lớn và thích được khen.
  • Thích vai trò chỉ huy trong tập thể.
  • Thích hát, múa, tham gia các hoạt động văn thể mỹ.
  • Đã nhận thức và ý thức về giới tính. Xu hướng giới tính thể hiện khá rõ ở tính cách bé trai và bé gái. Bé trai mạnh mẽ, thích chơi các trò vận động như đá bóng, leo trèo. Trong khi đó, bé gái có vẻ dịu dàng và thích các trò chơi dành cho con gái như chơi búp bê, đồ hàng.
  • Phân biệt được điều gì thật và điều gì giả vờ.
  • Biết nói dối.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dạy con ngoan để con sống trung thực

Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của trẻ 5 tuổi

Sự phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ

Bé 5 tuổi đã biết tuân thủ nội quy, nhận thức được đúng sai. Ngoài ra, còn còn biết:

  • Kể một câu chuyện với nhiều tình tiết. 
  • Biết múa, hát, đóng kịch và minh họa.
  • Dùng thì tương lai trong giao tiếp.
  • Nói họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại của ba mẹ.
  • Hiểu khái niệm về thời gian như sáng, trưa, chiều…
  • Có thể đếm hơn 20.
  • Biết gọi tên các màu sắc cơ bản.
  • Thuộc mặt chữ, mặt số, biết viết các nét chữ cơ bản nếu được dạy.
  • Biết sử dụng các đại từ như con, cô, bác…
  • Hiểu và làm theo các yêu cầu từ 3 hành động trở lên.

3. Một số vấn đề thường gặp ở bé 5 tuổi

Vấn đề ngôn ngữ ở bé 5 tuổi

Bé 5 tuổi có thể gặp một vài vấn đề về ngôn ngữ sau đây:

  • Phát âm: Khi 5 tuổi, bé có thể nói những gì mình muốn một cách rất dễ hiểu. Tuy nhiên, một số bé khi lên 5 vẫn bị vẫn bị vấn đề khi phát âm một số từ khó và điều này thường được khắc phục dần dần khi bé bắt đầu đến trường. Mẹ không cần phải quá lo lắng đâu nhé!
  • Nói nhầm từ: Việc nói nhầm một số từ vẫn xảy ra trong giai đoạn này và có thể kéo dài cho đến khi bé lên 7.
  • Nói lắp: Điều này có thể làm các bậc cha mẹ quan tâm lo lắng. Tuy nhiên, nói lắp ở độ tuổi này là một giai đoạn phát triển bình thường mà nhiều trẻ phải trải qua. Con của mẹ đang đến gần với một bước tiến lớn trong kỹ năng ngôn ngữ của mình. Vì vậy thỉnh thoảng bé sẽ gặp khó khăn khi nói đầy đủ một câu lưu loát. Trước mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ có một khoảng thời gian chùng xuống, sau đó sẽ tiến bộ hơn với một kỹ năng mới.

Mặt khác, mẹ sẽ nhận ra bé có thể nói lắp khi bé mệt mỏi, kích thích hay buồn rầu.

Cách chữa nói lắp cho trẻ đòi hỏi sự dịu dàng và kiên trì của mẹ.

  • Nếu bé gặp khó khăn khi phát âm những từ khó thì đừng la mắng hay cắt ngang lời của bé. Thay vào đó, hãy phát âm thật rõ từ đó khi đến lượt mẹ nói.
  • Đọc sách hay trò chuyện cùng con là cách tuyệt vời để thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ của bé. Truyện cho bé 5 tuổi cần mang ý nghĩa giáo dục. Mẹ có thể tham khảo truyện cho bé 5 tuổi từ các tuyển tập truyện cổ nổi tiếng trên thế giới như truyện cổ Grimm, truyện cổ Andersen.
  • Đừng bắt con nói chậm lại, mẹ nên lắng nghe và chờ đợi con kết thúc câu nói hoặc câu chuyện. Vì nếu mẹ quay lưng và làm một cách vội vàng, con sẽ cảm thấy áp lực “phải nói ra hết” và điều này sẽ chỉ làm cho bé nói lắp nặng hơn.
  • Nếu bé liên tục gặp vấn đề về phát âm, nói lắp và không có tiến bộ trong vài tháng, mẹ nên dành cho bé sự quan tâm đặc biệt hơn. Hãy cho bé đi khám nếu mẹ nghĩ bé gặp khó khăn khi nói là vì bé nghe không rõ. Trường hợp khác cũng cần gặp bác sĩ là con chảy nước dãi khi nói sai hoặc khó khăn trong việc ăn và nuốt thức ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

Hướng dẫn chăm sóc bé 5 tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi

Dưới đây là một số nhóm dinh dưỡng quan trọng tốt cho sự phát triển của bé đoạn này, mẹ nên thường xuyên cho vào thực đơn món ngon cho bé 5 tuổi hàng tuần như gợi ý nhé.

  • Nhóm đạm: Mẹ bổ sung đạm cho bé bằng các thực phẩm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… Số lần ăn trong tuần gồm 2 ngày thịt bò hoặc heo, 2-3 ngày thịt gà hoặc cá, rải rác 2 ngày trứng và các chế phẩm từ sữa (phô mai).
  • Chất béo omega-3: Các loại cá chứa chất béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá chép, lươn nên ăn 2 ngày mỗi tuần. Lượng ăn một ngày khoảng 80-100g thịt cá, lươn đã lọc bỏ xương.
  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Mẹ thường xuyên cho bé 5 tuổi ăn yogurt, sữa chua, ít nhất 2-3 ngày trong tuần. Đường ruột khỏe mạnh là nền tảng để trẻ có sức đề kháng tốt, chống chọi trước các tác nhân gây bệnh.
  • Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày nếu trẻ được ăn 3 loại rau củ và 1-2 loại quả thì rất tốt. Để dễ lên thực đơn, cứ 3 ngày mẹ xếp cho con ăn 5 loại rau củ và 3 loại quả thì vẫn đảm bảo dinh dưỡng đối với trẻ. Mẹ cũng lưu ý là lượng sữa cho bé 5 tuổi nên giảm xuống còn khoảng 500ml/ngày. Ở giai đoạn 5 tuổi, bé nên uống các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức.
  • Mẹ có thể xem thêm món ngon cho bé 5 tuổi tại đây.

[inline_article id=270625]

2. Hoạt động cho trẻ 5 tuổi phát triển

Cho con trải nghiệm nhiều hoạt động, trò chơi cho bé 5 tuổi để giúp con phát triển tối ưu nhé mẹ.

  • Xếp lego, hình khối để rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, khả năng tập trung, ghi nhớ, khả năng sáng tạo. Đây là một trong những trò chơi cho bé 5 tuổi được khuyến khích.
  • Giúp bé 5 tuổi nâng cao tốc độ ghi nhớ bằng trò chơi đọc tên đồ vật.
  • Dạy bé 5 tuổi đếm số, các phép tính cộng, tính trừ khi chơi cùng con thông qua việc đếm kẹo, chia bánh…

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng

3. Cách nói chuyện với trẻ 5 tuổi

Kỹ năng ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng đối với bé 5 tuổi; vì nó hỗ trợ việc học của con trên lớp hiệu quả.

Trẻ 5 tuổi càng tham gia vào cuộc trò chuyện và chơi tương tác nhiều; chúng càng học được nhiều hơn. Đọc sách, hát, chơi trò chơi chữ và nói chuyện với trẻ sẽ tăng vốn từ vựng của con; đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng nghe.

Dưới đây là một số cách mẹ có thể giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp của con:

  • Nói về các hoạt động trong ngày.
  • Nói chuyện với con bạn về những cuốn sách bạn đã đọc cùng nhau.
  • Nói chuyện với con bạn về các chương trình TV và video mà bạn xem cùng nhau.
  • Giữ sách, tạp chí và các tài liệu đọc khác ở nơi trẻ có thể tiếp cận chúng mà không cần trợ giúp.
  • Giúp trẻ tạo album “Đây là tôi” hoặc “Đây là gia đình của chúng ta” với ảnh hoặc vật lưu niệm.
  • Từ vựng và các mẫu giao tiếp

4. Trẻ 5 tuổi nên học gì?

Bên cạnh học kiến thức, bé 5 tuổi cần rèn luyện thêm các phẩm chất, kỹ năng cần thiết khác. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa những kỹ năng hình thành thời thơ ấu với sự thành công trong tương lai của trẻ.

Kiến thức

Ở tuổi này, bé 5 tuổi có thể học chữ, học toán, học tiếng anh.

Nếu mẹ đang tìm hiểu về giáo trình toán tư duy Mathnasium và chưa biết nên cho trẻ học theo phương pháp nào để đạt được hiệu quả, mẹ có thể xem thêm tại đây.

bé 5 tuổi học tiếng anh

Các kỹ năng quan trọng giúp trẻ thành công

Tự lực

  • Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ như biết vệ sinh cá nhân, tự mang giày dép, quần áo, biết xếp quần áo, tự ăn, sau khi ăn, uống xong biết tự bỏ chén, muỗng, ly vào bồn rửa, dọn dẹp đồ chơi cất đúng chỗ.
  • Cố gắng hết mình, quyết tâm đến cùng, không bỏ dở công việc đang làm.

Tự tin

  • Tự hào về bản thân và biết mình có thể làm gì, làm tốt việc gì.
  • Mạnh dạn, tự tin, thoải mái trước đám đông, người lạ.

Độc lập

  • Biết đưa ra ý kiến riêng.
  • Biết lựa chọn theo ý muốn.
  • Vui tươi, hồn nhiên trong giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng như ca hát, diễn kịch, trình diễn văn nghệ…

Biết cảm nhận cái đẹp xung quanh

  • Quan tâm, để ý đến vẻ đẹp của mọi vật xung quanh từ màu sắc, hình dáng cho đến sự hài hòa, tính đa dạng.
  • Thể hiện cảm xúc, thái độ, hành vi… mong muốn tạo ra cái đẹp như xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, không hái hoa, bẻ cành, xả rác, ăn mặc theo ý thích, chải tóc gọn gàng…
  • Xây dựng cho trẻ niềm yêu thích với nghệ thuật, âm nhạc, hội họa bằng cách tạo điều kiện để con theo học các môn này (nếu con muốn), tham gia các hoạt động liên quan.

Sáng tạo

  • Để trẻ tự do lựa chọn những nhu cầu cơ bản như món ăn, quần áo, đồ chơi…
  • Hướng dẫn hoặc gợi ý con tạo ra các món đồ mới từ vật liệu tái chế hay các món đồ cũ ít dùng.
  • Thường xuyên đặt những câu hỏi mở với trẻ, chẳng hạn “Con nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu có một hành tinh khác giống trái đất?”.
  • Mua cho con những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ như màu vẽ, đất sét nặn, logo…

Quản lý tiền bạc

Dạy bé 5 tuổi về tiền bạc

Bé 5 tuổi đã biết tiền dùng để mua hàng hóa và thực phẩm. Mẹ có thể giúp trẻ học về mệnh giá của từng loại tiền, bắt đầu với những tờ mệnh giá nhỏ.

Hãy giúp bé 5 tuổi nhận dạng các tờ tiền bằng cách phân biệt sự khác nhau về màu sắc, chữ số… Hơn nữa, cho trẻ nhìn và tập đọc các con số trên hóa đơn mua hàng cũng như các số trên tờ tiền cũng là cách học chữ số đơn giản, hiệu quả.

Tuy nhiên, mục đích chính dạy trẻ về tiền bạc vẫn là dạy về các khía cạnh sau:

  • Học cách tiết kiệm: Dạy bé bỏ ống heo những đồng tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho. Bé sẽ học được rằng việc tiết kiệm giúp tiền của bé nhiều dần lên. Bé có thể học cách “trì hoãn ham muốn”. Nếu bé có sự tập trung chú ý ngắn, mau chán, mẹ có thể bắt đầu với ống heo nhỏ để tiền nhanh đầy hơn.
  • Sự khác nhau giữa cần và muốn: Bắt đầu thảo luận với bé về sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Mẹ sẽ mua cho bé những gì bé cần. Mặt khác đối với những gì bé muốn bé sẽ phải tiết kiệm để mua chúng.
  • Cha mẹ không phải ngân hàng luôn mở của bé: Đây là một bài học cơ bản cho trẻ như ta vẫn thường nói “bố mẹ không thể vẽ ra tiền”. Điều này dạy cho bé rằng tiền có hạn và mỗi người phải sống với một ngân sách nhất định.

5. Cách giáo dục bé 5 tuổi

Cần tạo điều kiện tối đa cho bé 5 tuổi tìm hiểu về thế giới xung quanh. Mọi thành viên trong gia đình nên có những khoảng thời gian chơi đùa vận động cùng nhau, nhất là các hoạt động ngoài trời. Bởi đây chính là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Nên chú trọng đến tâm sinh lý của bé 5 tuổi bởi đây là độ tuổi có những cảm xúc khá thất thường. Trẻ có thể đôi khi đòi hỏi nhưng có lúc lại rất hợp tác. Vì thế, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp khi 2 cảm xúc tiêu cực này của trẻ trỗi dậy. 

Mặt khác, để bé 5 tuổi tự lập hơn, chuẩn bị cho quá trình học chữ ở cấp 1, bố mẹ nên “lười” một chút, đừng hành xử theo cách “không chịu để cho con lớn” bằng việc phục vụ “tận răng” cho trẻ. 

Bất cứ giai đoạn nào, trẻ cũng cần được chỉ dạy, trải nghiệm để trở thành một cá thể độc lập và tự tin. Đây mới là điều tốt nhất mà cha mẹ nên dành cho trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ để bé 5 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ

Nếu bé 5 tuổi có các biểu hiện sau, mẹ nên cho con đi khám để được tư vấn và chữa trị nếu chẳng may con được xếp vào nhóm trẻ chậm phát triển.

  • Trẻ khó khăn trong hoạt động chạy nhảy, không thể đứng bằng một chân dù chỉ vài giây.
  • Khó tập trung vào một hoạt động hơn 5 phút.
  • Thường xuyên la hét, cáu giận, không kiểm soát được cảm xúc.
  • Không thể hiện nhiều cảm xúc.
  • Không thích chơi, tham gia các hoạt động cùng bạn bè đồng trang lứa, thích một mình.
  • Không nói được họ tên, không đếm được tới 10, không nhận biết được màu sắc.
  • Không thể cầm bút.
  • Không thể tự đánh răng, mặc và cởi quần áo hay vệ sinh bản thân.
  • Mất các kỹ năng đã đạt được.
  • Không hiểu người khác nói, không thể hiểu và thực hiện theo các yêu cầu.

Tuy sự phát triển của trẻ 5 tuổi không giống nhau. Nhưng việc nhận biết các dấu hiệu bất ổn ở trẻ và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng. Nếu mẹ cảm thấy quá lo lắng hoặc thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 4 tuổi phát triển thể chất và tâm lý như thế nào?

Trẻ 4 tuổi luôn tìm cách làm chủ bản thân và tự đưa ra quyết định trong mọi tình huống. Đó còn là những em bé cực kỳ sáng tạo và có khả năng tập trung cao độ.

Mẹ dễ dàng nhận thấy con có thể ngồi tập trung hàng giờ với món đồ chơi yêu thích. Về mặt xã hội, con rất thân thiện và thích trò chuyện, tiếp xúc với mọi người. Khi thất vọng hay vui mừng, con đều thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sự phát triển ở trẻ 4 tuổi để biết con còn biết làm gì nữa nhé.

1. Sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ 4 tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé gái và bé trai 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi:

  • Bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm.
  • Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Bây giờ, cậu bé cô bé của mẹ đã cao cả mét rồi. Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về khả năng vận động, nhận thức.

1.2 Các mốc phát triển tâm lý nhận thức của trẻ 4 tuổi

Sự phát triển về thể chất của trẻ 4 tuổi

Trẻ em học hỏi thông qua vui chơi. Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác nữa như:

  • Đứng một chân hơn 9 giây.
  • Dùng thìa và nĩa thành thạo.
  • Vẽ được người với phần thân.
  • Có thể xếp chồng ít nhất 10 khối.
  • Tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Có thể lộn một vòng hoặc trồng cây chuối.
  • Đi bộ (chạy) lên xuống cầu thang dễ dàng.
  • Nhìn và bắt chước vẽ các hình tam giác, vuông, tròn.

Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi

Vốn từ vựng của trẻ 4 tuổi có thể có đến khoảng 500 – 1.000 từ. Tuy nhiên, số lượng từ mà trẻ dùng hàng ngày thường ít hơn con số này.

Trong giai đoạn này, con đã có thể nói được những câu dài hơn 5 từ một cách trôi chảy. Con kể vắn tắt lại một tính huống diễn ra trong ngày; hoặc câu chuyện do con tưởng tượng,..Không những vậy, còn cũng đã hát theo giai điệu của những bài hát quen thuộc.

Trẻ con 4 tuổi là giai đoạn con tò mò và ham học hỏi. Con trở nên tự tin khi trò chuyện với mọi người hơn, nhờ vào vốn từ vựng và khả năng diễn đạt của mình.

  • Con có thể nói những câu dải.
  • Thuộc lòng nguyên bài thơ hoặc bài hát.
  • Biết sử dụng thì tương lai, chẳng hạn như: “Mai mình sẽ đi công viên nhé mẹ”.
  • Thường đặt câu hỏi liên tục khi giao tiếp để thỏa mãn óc tò mò, thích khám phá.
  • Có thể kể một câu chuyện dài, nhiều tình tiết hoặc kể lại những sự việc con đã trải qua trong ngày.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt nhận thức

Hầu hết trẻ 4 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng thông qua việc trẻ hiểu được thời gian giữa ngày và đêm; nhận diện hình dạng; màu sắc; tín hiệu đèn giao thông; một số chữ cái và con số,…

Cả bé trai và gái 4 tuổi, các con sẽ bắt đầu biết lắng nghe tốt hơn. Việc này phục vụ cho quá trình học hỏi của con. Con lắng nghe những câu chuyện của mọi người; quan sát vật dụng trong nhà và môi trường xung quanh nơi con sống.

Con không những chỉ trả lời những câu hỏi của mẹ một cách đơn giản, mà con còn có khả năng thể hiện cảm xúc.

  • Con biết đếm từ 10 trở lên.
  • Khả năng tập trung tốt hơn.
  • Nhận ra một số bảng chỉ dẫn quen thuộc trên đường.
  • Nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ (nếu được dạy).
  • Biết sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.
  • Nhận biết, gọi đúng tên một số màu sắc và hình dạng cơ bản.
  • Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác, hơn/kém, cao hơn/thấp hơn.
  • Có thể ghi nhớ tình tiết của các câu chuyện xảy ra trong ngày; thời gian ngắn.
  • Con hiểu khái niệm ngày đêm. Phân biệt các hoạt động diễn ra khác thời gian.
  • Hiểu các khái niệm khó như chất lượng (tốt/xấu), số lượng (nhiều/ít), chất liệu (nhựa/thủy tinh/sắt…)
  • Hiểu được những yêu cầu có từ 3 hành động. Ví dụ: “Con hãy cất sách đi, đánh răng rồi đi ngủ”.
  • Bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng như: “Khi nào?”, “Bao nhiêu?”, “Tại sao?” và rất tò mò về công dụng các đồ vật

Tâm lý trẻ 4 tuổi: Sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm

Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Các mốc phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi về mặt cảm xúc, tình cảm, xã hội, cụ thể như sau:

  • Thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì hành động.
  • Nhận thức được sự khác biệt giữa ước mơ và thực tế.
  • Thích có nhiều bạn bè và biết chia sẻ, nhường nhịn khi chơi cùng. 
  • Biết quan tâm hỏi han khi thấy bạn bè, bố mẹ, anh chị, người thân không vui.
  • Hiểu và tuân theo các quy tắc nhưng thỉnh thoảng vẫn bướng bỉnh và bất hợp tác.

Trẻ 4 tuổi có thể nhận ra giới tính của mình

Bé trai và bé gái 4 tuổi đã bắt đầu thắc mắc về bộ phận sinh dục

Trong bài viết Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi, trẻ 4 tuổi con đã bắt đầu nhận ra được giới tình của mình. Con sẽ thường xuyên hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bộ phận sinh dục. Lúc này cha mẹ cần phải cởi mở hết mức với con, tránh nói ẩn dụ.

Chính vì sự tò mò này, mà trẻ thường xuyên chạm vào bộ phận sinh của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dặn dò con rằng, không ai được chạm vào vùng kín của con ngoại trừ cha mẹ, và bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng cho trẻ biết về những hành vi xâm hại tình dục ở trẻ (nếu con có thể hiểu).

>>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

1.3 Các vấn đề thường gặp ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm phát triển mẹ cần lưu ý

Thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một lộ trình riêng. Thế nhưng, không vì thế mà mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo con đang không đạt được các mốc phát triển nhất định.

Hãy đưa bé 4 tuổi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu:

  • Nói và phát âm không rõ ràng.
  • Bé không thể nhảy giậm chân tại chỗ.
  • Khó có thể vẽ/viết dù là nghệch ngoạc.
  • Không thể kể lại câu chuyện mà con thích.
  • Phản đối khi mặc quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh.
  • Không hiểu khái niệm giống nhau và khác nhau.
  • Mất các kỹ năng mà trẻ từng đạt được trước đó.
  • Không quan tâm đến các trò chơi có tính tương tác, hoặc niềm tin.
  • Không biết dùng từ “con/mình” và bố mẹ/ông bà/bạn” một cách chính xác.
  • Không quan tâm đến những bạn cùng trang lứa; và cả những người thân gia đình.

2. Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ 4 tuổi

2.1 Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất; và học tập hàng ngày. Nên thực đơn cho bé 4 tuổi sẽ cần được bổ sung một lượng lớn nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh để trẻ hình thành một số thói quen kém lành mạnh.

Trẻ uống nhiều nước ép trái cây tốt không?

Không ít mẹ nghĩ rằng nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nên đã cho con uống thay cả nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Do nước trái cây chứa nhiều đường nên dễ làm trẻ bị sâu răng. Hơn nữa, đối với trẻ trên 6 tháng mẹ không nên cho con uống quá 120ml nước ép trái cây mỗi ngày. Nếu uống nhiều và thường xuyên sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nước ép trái cây đóng chai có tốt cho trẻ con không? 

dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ uống nhiều sữa tươi có tốt không?

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ thiếu máu nghiêm trọng vì uống nhiều sữa tươi. Nguyên nhân là do trẻ uống nhiều sữa sẽ làm con bị no; và dẫn đến chán ăn.

Lâu dần, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng. Vì sữa tươi không thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Ăn các thực phẩm gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng mà không cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Thế nên, khi thiết kế thực đơn cho bé 4 tuổi, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Sữa đậu nành.
  • Rau củ trái mùa.
  • Thịt cổ gia cầm, nội tạng động vật.
  • Thuốc bổ như vitamin tổng hợp, thuốc bắc (nấu gà tần…).
  • Thức ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều muối.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món ngon dành cho bé biếng ăn 

2.2 Hoạt động để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp con học hỏi và phát triển:

  • Hãy để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn khi chơi với bạn.
  • Hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc, nhất là khi con tức giận hoặc quá khích.
  • Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động viết, vẽ, tô màu, cắt dán thủ công.
  • Giao cho con làm việc nhà để dạy bé về trách nhiệm và sự sẻ chia trong gia đình.
  • Dạy trẻ những biển báo thông dụng được thấy trên đường hoặc hướng dẫn trong sách.
  • Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất, tại sao…
  • Duy trì thói quen đọc cho con nghe mỗi ngày và không quên đặt những câu hỏi mang tính chất gợi mở, kích thích trẻ tư duy như “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.

[inline_article id=273912]

2.3 Bé 4 tuổi cần học những gì?

2.3 Rèn luyện các kỹ năng khác cho bé

Dạy bé 4 tuổi tinh thần trách nhiệm

Dạy con cách nói xin lỗi

Bé 4 tuổi cẩn học những gì? Hãy dạy con nói lời xin lỗi. Trẻ 4 tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ sống với bản năng và nhận thức đơn sơ nhất. Vì vậy, khi con phạm lỗi, điều mẹ có thể làm là uốn nắn trẻ, dạy con xin lỗi và giúp trẻ phân biệt đúng sai.

Với vai trò là mẹ, khi con biết nói xin lỗi, mẹ hãy giải thích cho con, và tuyệt đối không đưa con vào tình thế hối lỗi tột cùng. Khi trẻ lớn hơn, các con sẽ dần có được nhận thức và sự đồng cảm đối với mọi người.

Mẹ có thể dạy trẻ 4 tuổi học cách nói lời xin lỗi như sau:

  • Khen ngợi trẻ khi con biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
  • Xin lỗi đi kèm với khắc phục hậu quả, chẳng hạn con làm đổ nước, không chỉ xin lỗi, con còn phải lấy khăn lau sạch nước.
  • Khuyến khích nói lời xin lỗi bằng cách khéo léo gợi ý, ví dụ: “Con làm bạn đau, con có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách nào?”.
  • Mẹ và các người lớn trong nhà phải luôn làm gương cho con. Con biết nói xin lỗi với cha mẹ ông bà. Ngược lại người lớn cũng nên nói xin lỗi với con khi cần.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Khi mẹ phân công công việc nhà cho bé hay nhờ con giúp làm những việc lặt vặt trong nhà, đó chính là mẹ dạy con sống có trách nhiệm.

Ngoài ra, mẹ hãy dạy trẻ 4 tuổi:

  • Làm việc gì phải làm đến cùng.
  • Dạy trẻ tự lập như tự ăn uống, mặc quần áo…
  • Biết giữ lời hứa, tuân thủ những nguyên tắc trong gia đình.
  • Tạo điều kiện để trẻ tự ra quyết định một số việc “vừa tầm” với con như chọn mua quần áo, đồ chơi…

Dạy trẻ ứng xử trên bàn ăn

Ở tuổi này, trẻ đã ngồi ăn chung bàn với cả nhà. Vì vậy mẹ cần dạy con phép lịch sự trên bàn ăn.

  • Không vừa nhai vừa nói.
  • Không chép miệng khi ăn.
  • Mời người lớn trước khi ăn.
  • Không chống tay trên bàn ăn hay gõ đũa muỗng tạo âm thanh.
  • Nếu thức ăn quá xa, con có thể nhờ người lấy hộ và đừng quên cảm ơn.

3. Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt
Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

3.1 Lưu ý đối với bé

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một số bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ 4 tuổi:

>>> Mẹ có thể xem thêm: 15 thực phẩm phòng ngừa cảm cúm và coronavirus cho bé

Thành thử, mẹ cần chú ý đến ác dấu hiệu, cũng như cách chăm sóc trẻ khi con bị bệnh. Nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh lý phát triển nặng hơn.

3.2 Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!
Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một trẻ 4 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình

Việc chăm sóc trẻ 4 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng.

Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó cho riêng mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mẹ cần tránh cảm giác bị cô lập

Để tránh bị cảm giác cô lập bao trùm, mẹ có thể dành thêm thời gian kể chuyện và trò chuyện với con. Hoặc mẹ cũng có thể gặp gỡ bạn bè là mẹ bỉm giống mình để chia sẻ cảm xúc. Biết đâu mẹ lại học được một số cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Mẹ nên có một mối liên hệ tin tưởng để sẵn sàng chia sẻ mọi lúc

Mẹ nên có một mối liên hệ mật thiết để mẹ sẵn sàng chia sẻ bất kỳ cảm xúc gì. Người đó có thể là chồng, cha mẹ, ông bà, bạn thân,… Việc này có thể giúp mẹ giảm bớt căng thẳng và lo lắng mỗi khi mẹ cảm thấy bế tắc khi nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Như vậy, để con phát triển lành mạnh, khi chăm sóc trẻ 4 tuổi, mẹ đừng quên những lưu ý về chế độ ăn uống cho bé. Ngoài ra, để chuẩn bị con vào lớp 1, mẹ hãy cho bé tập làm quen với mặt chữ và các phép tính trước nhé.