Nuôi dạy trẻ tập đi và mẫu giáo (giai đoạn 1-5 tuổi) cần chú ý đến những khía cạnh nào để con không ngừng đạt những bước tiến mới về thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ và trí tuệ? Nơi đây sẽ có tất cả những điều mẹ cần biết để chăm con khoa học.
Thịt bò rửa sạch, để ráo nước rồi xắt hột lựu. Ướp gia vị, hạt nêm vừa ăn
Ngô ngọt rửa sạch, tẽ hạt
Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ, xắt hột lựu
Đậu Hà lan rửa sạch
Luộc đậu Hà Lan với ít nước, khi chín thì vớt ra rổ, để ráo nước
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, đổ thịt bò vào xào.
Khi bò gần chín thì cho cà rốt, ngô ngọt, đậu Hà Lan vào xào cùng đến khi cạn nước, thịt bò săn lại thì tắt bếp, trút hỗn hợp ra đĩaChúc các mom thành công nhé
Theo các mom, mình có nên cho bé uống 1 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày không ạ? vì mình nghe nói dầu dừa rất tốt cho người lớn như mượt tóc, chống oxy hoá, tốt cho tim mạch và làm đẹp da nên mình nghĩ bé cũng vậy
Bé nhà mình ngày nào cũng uống 1 trái dừa tươi vì bé mê ăn cái non và uống nước dừa lắm nhưng hôm nay bé đang bị ho có uống nước dừa được không các mom?. Tại mình nghe nói nước dừa trị sổ mũi còn ho thì uống vào càng ho nhiều hơn.
So với sữa mẹ, sữa tươi có lượng đạm rất cao, thậm chí gấp đôi. Hệ tiêu hóa non nớt của các bé dưới 1 tuổi khó có thể tiêu hóa được hàm lượng đạm cao này và có thể bị “quá tải”. Hơn nữa, lượng vitamin C và sắt trong sữa tươi khá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cho bé uống sữa tươi khi bé bước qua năm đầu đời.
1/ Bé bao nhiêu tuổi, uống bấy nhiêu
Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng sữa tươi không thể thay thế bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì vậy, song song với uống sữa, bé vẫn cần được bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm.
– Bé 1-2 tuổi: Tổng nhu cầu về sữa của bé trong giai đoạn này khoảng 500-700 ml/ ngày. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống từ 200-300 ml sữa tươi, còn lại nên xen kẽ với sữa công thức để chế độ dinh dưỡng của bé thêm đa dạng.
– Bé từ 2 tuổi trở lên: Khả năng hấp thụ thức ăn của bé đã tốt hơn và có thể tiêu thụ khoảng 300ml-500ml sữa/ ngày. Uống nhiều hơn 500 ml sữa mỗi ngày có thể làm bé bị đầy bụng, khó tiêu
– Bé từ 4-8 tuổi: Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, bé trong giai đoạn này có thể uống khoảng 600 ml sữa/ ngày.
2/ Cho bé uống sữa theo tình trạng cân nặng
Các bé từ 1-2 tuổi có thể trạng bình thường nên uống sữa nguyên kem, giàu chất béo cực tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý chọn sữa cho bé tùy theo tình trạng cân nặng, bởi nếu không chú ý, bé cưng sẽ có nguy cơ bị béo phì.
Trẻ trên 2 tuổi hoặc những bé thừa cân béo phì nên cho bé uống sữa tách béo một phần hoặc tách béo toàn phần. Bé có cân nặng bình thường có thể uống sữa không đường để hạn chế lượng đường cơ thể hấp thụ.
Với các bé suy dinh dưỡng, thấp còi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa vào các bữa phụ, hoặc có thể sử dụng sữa chuyên dụng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
3/ Khi nào nên cho bé uống sữa?
Trước bữa ăn chính 2 giờ, mẹ không nên cho bé uống sữa tươi hay bất kỳ đồ ăn vặt khác. Vì có thể làm bé no và lười ăn. Tốt nhất, nên cho bé uống sữa sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ.
Uống một cốc sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Hơn nữa, uống sữa vào ban đêm sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu canxi và các dưỡng chất quan trọng, giúp bé phát triển chiều cao tối ưu.
Cụm từ khủng hoảng tuổi lên 2 được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Tâm trạng lúc nắng lúc mưa, hành động của bé đôi khi “bạo lực” như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ. Đây là những chuyện thường ngày; vậy cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Trong bài viết, MarryBaby mách mẹ một vài mẹo để cùng con vượt qua giai đoạn thay đổi cảm xúc mãnh liệt này nhé.
1. Hãy nhất quán
Để xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 đúng cách, mẹ cần nhất quán với các quy tắc của mình; bé cần hiểu giới hạn trong việc đỏi hỏi, đáp ứng nhu cầu hay thực hiện hành động nào đó.
Nếu nhận được những phản ứng, thông tin trái ngược từ mẹ; bé sẽ bị bối rối và không biết phải phản ứng như thế nào. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều áp dụng chung quy tắc khi dạy bé.
2. Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn
Trẻ mới biết đi rất nhanh chóng tiếp nhận và phản ứng lại cảm xúc của mẹ; nếu mẹ căng thẳng, thất vọng; tình hình có thể dễ dàng leo thang. Khi trẻ có dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2, mẹ hãy xử lý bằng cách:
Hít thở sâu vài lần.
Sử dụng giọng nói chắc chắn nhưng bình tĩnh.
Làm gương, làm mẫu cho một số ví dụ về cách mẹ muốn trẻ cư xử.
3. Biết khi nào nên từ chối bé
Nói “không” thật không dễ dàng; nhưng biết khi nào cần nói “không” lại là cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 hữu hiệu. Hãy chọn những tình huống để nói “không” để giúp con học được điều gì là ổn và không ổn.
Mẹ có thể nói chuyện với chồng hoặc bạn bè và đặt ra một số quy tắc cơ bản đơn giản mà tất cả mọi người có thể tuân theo.
4. Tìm kiếm nguyên nhân gây ra cơn giận dữ
Nếu bé có cơn giận dữ, mẹ hãy nghĩ xem điều gì có thể đã khiến điều này xảy ra. Khi nguyên nhân tương tự xuất hiện, hãy đánh lạc hướng hoặc đưa bé ra khỏi nguyên nhân đó để tránh lặp lại phản ứng về mặt cảm xúc.
5. Giúp trẻ tìm hiểu về hậu quả của hành động
Sau một cơn giận dữ, hoặc một số hành vi tồi tệ của bé, cách xử lý là hãy giải thích cho con chuyện gì đã xảy ra và tại sao bé lên 2 tuổi cảm thấy khủng hoảng.
Hãy nói ngắn gọn và đơn giản bằng ngôn ngữ mà bé có thể hiểu. Tương tự, mẹ có thể giúp bé tìm hiểu về những điều tích cực bằng cách khen ngợi khi bé đã làm điều gì đó tốt.
Đôi khi, mẹ có thể tặng bé một phần thưởng nhỏ; chẳng hạn như nhãn dán hoặc cây bút chì mới. Ngoài ra, mẹ cũng cần dành nhiều sự chú ý cho bé khi bé có hành vi tốt.
Nếu trẻ mới biết đi lặp đi lặp lại cùng một hành vi không mong muốn, một thời gian ‘nghỉ chơi’ ngắn có thể hữu ích. Mẹ có thể cần ở lại với bé để ngăn bé đi lang thang; cùng với một lời giải thích đơn giản về lý do tại sao bé ở trong tình trạng ‘nghỉ chơi’.
Đây có thể là một cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 tuyệt vời để dạy cho trẻ bài học tại sao những gì bé đã làm là hành vi không thể chấp nhận được.
7. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng cho bé
Chế độ ăn uống của trẻ lên 2 tuổi có thể đóng vai trò lớn trong hành vi của bé suốt cả ngày. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến năng lượng tăng vọt, sau đó là mức thấp đột ngột – cả hai điều này đều không phải là công thức giúp bạn bình tĩnh!
Mẹ hãy khuyến khích con ăn 3 bữa cân đối, xen kẽ với các bữa ăn nhẹ lành mạnh, sẽ giúp giữ mức năng lượng và tâm trạng của trẻ ở mức ổn định.
Với những cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2; mẹ không thể mong đợi sự biến đổi tích cực chỉ sau một đêm; nhưng việc kiên nhẫn duy trì các nguyên tắc sẽ giúp bé biết đâu là ranh giới cần thiết để phát triển những thói quen tốt.
Không một bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình sống một cuộc sống đủ đầy, thành công và hạnh phúc. Sẽ tuyệt biết bao nếu con yêu lúc nào cũng khỏe mạnh, học hành giỏi giang, gom nhiều tài lẻ, khéo ăn khéo nói, xinh đẹp ưa nhìn. Liệu mẹ có tin những điều này đang nằm trong tầm tay mẹ?
Cũng như một công trình xây dựng cần nền móng để vững bền với thời gian, trẻ em cũng vậy. Chỉ khi được đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm và đúng cách, bé mới có thể tập trung phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Dù đang ở giai đoạn nào, miễn là vẫn trong phạm vi của 1000 ngày vàng, sẽ không quá muộn để bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé ngay từ bây giờ để nhận hiệu quả mãi mãi về sau.
Theo lý thuyết, để hình thành chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé, phải chia 1000 ngày vàng ra làm ba giai đoạn: 40 tuần thai, năm bé 1 tuổi, năm bé 2 tuổi. Tuy nhiên, vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, bé cai sữa sớm hơn, bé tập đi sớm hơn. Vì vậy, MarryBaby sẽ chia 1000 ngày “phán quyết” này thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.
1/ Giai đoạn Mẹ mang thai
40 tuần thai đại diện cho 270 ngày mang thai chính là hành trình đầu tiên trên chặng đường 1000 ngày vàng nuôi con phát triển toàn diện. Những gì mẹ ăn trong thời gian này sẽ hình thành và củng cố bức tường miễn dịch vững chãi, đủ kiên cố để giúp bé yêu lớn khôn khỏe mạnh.
Bí kíp 1 – Omega3
Thêm dầu cá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm nguồn axit béo bổ dưỡng này từ cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích.
Bí kíp 2 – Vitamin bổ sung
Mẹ bầu nên bổ sung thêm 0.005mg vitamin D hằng ngày và cố gắng nạp nhiều các thực phẩm chứa vitamin D, canxi như dầu cá, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhất định phải uống 0.4mg/ngày axit folic.
[inline_article id = 64067]
Bí kíp 3 – Canxi
Nạp 3 phần sữa mỗi ngày vào khẩu phần ăn bao gồm sữa, sữa chua, phô mai.
Bí kíp 4 – Sắt
Mẹ bầu nên cố gắng ăn 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày như thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Bí kíp 5 – Hạn chế
Thức ăn ngọt hoặc đồ uống có gas, nhiều đường nên nằm trong danh sách kiêng cữ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.
Bí kíp 6 – Trái cây, rau quả
Nạp 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.
2/ Giai đoạn Mẹ cho con bú
Cho con bú là giai đoạn “cốt lõi” trong việc củng cố dinh dưỡng của 1000 ngày vàng đầu tiên quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời, hoặc có thể “gia hạn đặc quyền” này cho đến khi bé 2 tuổi. Mẹ có biết, giai đoạn này mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình bé cưng?
Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholestorol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khả năng đọc, đánh vần và học toán tốt hơn các trẻ khác. Hơn nữa, cho con bú là mẹ cũng đạt được rất nhiều lợi ích cho bản thân mình: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.
Bí kíp 1 – Omega3
Tương tự như thời gian mang thai, mẹ vẫn nên duy trì bổ sung axit béo omega3 vào thực đơn ăn uống 1-2 lần/tuần.
[inline_article id = 29921]
Bí kíp 2 – Vitamin D cho mẹ
Mẹ vẫn tập thói quen bổ sung 0.005mg vitamin D mỗi ngày và cố gắng ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như dầu cá, trứng, sữa.
Bé nào cũng vậy, nên bổ sung 1 giọt vitamin D mỗi ngày đến khi bé được 1 tuổi.
Bí kíp 4 – Nước
Uống 8 ly (khoảng 200ml) nước mỗi ngày.
Bí kíp 5 – Ăn khỏe
Mẹ nên đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho bé qua nguồn sữa mẹ. Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên tăng thêm 2 khẩu phần ăn nhẹ mỗi ngày với các loại thực phẩm thân thiện.
3/ Giai đoạn Bé cai sữa
Khi bé con ngừng bú mẹ, lúc này mẹ phải chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đây có thể là giai đoạn lý tưởng nhất với bé con nhà bạn khi lần đầu có cơ hội thử thực phẩm khác ngoài sữa.
Bí kíp 1 – Thời điểm thích hợp
Mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 6 tháng, không nên quá sớm trước 17 tuần nhưng cũng không nên muộn hơn 26 tuần.
Bí kíp 2 – Đa dạng
Khi cho bé thử món mới, mẹ nhất định phải kiên trì. Trẻ có thể mất khoảng 10-15 lần thử mới chập nhận được món mới.
Bí kíp 3 – Sắt
Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng. Món trứng nấu chín bé có thể ăn sau khi hết bú mẹ vào tháng thứ 7.
[inline_article id = 60410]
Bí kíp 4 – Từ mềm tới rắn
Mẹ nên tập cho con làm quen với thức ăn từ kết cấu mềm, sau đó chuyển sang cứng hơn, khó nhai hơn. Khoảng 7-9 tháng, bé đã có thể tập ăn rồi nhé mẹ!
Khi cho bé tập gặm hoặc nhai vào khoảng thời gian này, thay vì cho bé một chiếc bánh bích quy, mẹ nên đưa bé món lành mạnh hơn như trái cây chẳng hạn. Những bé ăn nhiều trái cây và rau quả lúc 6 tháng tuổi sẽ ăn uống “ngon lành cành đào” hơn khi bé lên 7. Mẹ sẽ không phải đau đầu với bé biếng ăn và hay kén chọn.
4/ Giai đoạn Bé tập đi
Vào những ngày vàng cuối cùng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho bé con. Não bộ của bé rất linh hoạt trong 2 năm đầu, đó là nền tảng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ cho bé ăn đúng ngay từ lúc này, bé sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong tương lai.
Bí kíp 1 – Sắt
Mẹ nên cho bé ăn 2 khẩu phần nhỏ thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng, sữa mỗi ngày. Việc bổ sung này sẽ tác động mạnh mẽ vào sự hình thành não bộ của trẻ trong tương lai. Các chuyên gia khẳng định, trẻ đủ sắt trong 1000 ngày đầu sẽ có khả năng đọc, viết và học toán vượt trội hơn.
Bí kíp 2 – Vitamin D
Mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn của bé như dầu cá, trứng, ngũ cốc, sữa.
Bí kíp 3 – Bữa ăn gia đình
Cố gắng để bé ăn chung với mọi người trong nhà. Bé hay có thói quen bắt chước người khác, vì vậy khi thấy ba mẹ ăn rau củ, bé cũng sẽ ăn theo.
Bí kíp 4 – Trái cây, rau củ
Mẹ nên chuẩn bị 2-4 phần rau củ, trái cây mỗi ngày cho bé.
Não bộ của trẻ vào thời điểm này vẫn đang phát triển và thay đổi mỗi ngày. Khoảng một nửa năng lượng trẻ nạp vào từ thức ăn đi thẳng vào nuôi dưỡng não bộ, nhiều hơn gấp đôi năng lượng não người trưởng thành cần.
Phô mai có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại protein, lipid đường, vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, phô mai còn là thực phẩm giàu canxi với hàm lượng chất này cao hơn gấp 6 lần sữa. Khi sử dụng, phô mai tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng, giúp ngăn chặn sâu răng, trong phô mai còn có thêm thành phần vitamin D giúp trẻ dễ hấp thu vào xương và giúp tăng chiều cao cho bé.
Mẹ có thể cho bé yêu nhâm nhi bữa phụ bằng những miếng phô mai đóng gói sẵn có hình tam giác, xếp trong hộp tròn. Tuy nhiên, để tăng khẩu vị cho bé, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn vặt món phô mai que với lớp vỏ giòn tan bên ngoài và vị dẻo dẻo, béo ngậy bên trong. Món này được bày bán ở nhiều cửa hàng đồ ăn vặt nhưng để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm mẹ cũng có thể chế biến tại nhà.
[inline_article id = 1091]
Thực đơn ăn tăng chiều cao: Sữa chua
Sữa chua được chế biên từ sữa cũng là thực phẩm giàu canxi, nhưng nhờ chứa axit lactic và khả năng giữ lại canxi nên sữa chua có tác dụng hơn hẳn sữa thông thường về vai trò thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Đây cũng là thực phẩm giàu vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể. Ngoài ra sữa chua còn chứa men tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn đồng thời, giúp cơ thể trẻ được thanh mát. Mẹ có thể cho bé nhâm nhi bữa phụ bằng sữa chua kết hơph với các loại trái cây như dâu tây, chuối,… để tăng thêm hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn.
Thực đơn ăn uống tăng chiều cao: Nước cam
Không chỉ nổi tiếng với hàm lượng vitamin C cao mà cam còn là một trong số những loại trái cây giàu canxi. Cứ 180g cam nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C và mỗi 100g cam tươi có thể cung cấp 40 mg khoáng chất canxi hấp thụ vào xương, giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, cam còn chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Được uống một cốc cam ép tươi ngon, mát lành sau một giấc ngủ trưa hoặc sau những buổi vui chơi, hoạt động chắc chắn là điều mà bé nào cũng thích. Và loại thức uống này lại còn giúp tăng chiều cao cho bé nữa chứ!
Những món ăn giàu canxi: Sữa hạnh nhân
Theo chỉ số dinh dưỡng thì trong 28,3 gam hạnh nhân có chứa tới 75mg canxi. Vì thế, hạnh nhân là thực phẩm bổ sung canxi cho cơ thể phát triển chiều cao cực hiệu quả. Không chỉ vậy, loại hạt này còn giàu vitamin E, các khoáng chất: phốt pho, sắt, kẽm, magiê… và nhiều chất bổ dưỡng khác. Với hàm lượng chất béo cao có lợi, chất béo không chuyển hóa, sử dụng hạt hạnh nhân trong thực đơn ăn vặt mỗi ngày cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ.
Mẹ có thể chế biến đơn giản bằng cách hạnh nhân rang muối và bơ ăn rất thơm ngon hoặc có thể trổ tài bằng món sữa hạnh nhân thơm ngon, ngọt bùi cho bé.
Khoai lang
Các mẹ đừng nên xem thường loại thực phẩm quen thuộc này nhé, bởi nó rất có ích cho sức khỏe đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp một hàm lượng canxi dồi dào tạo điều kiện cho trẻ phát triển chiều cao một cách toàn diện nhất đấy.
Bên cạnh các chất dinh dưỡng tốt khác thì 1 củ khoai lang cung cấp khoảng 55mg canxi và một củ khoai lang có khoảng 76mg chất này. Do đó, các mẹ nên sử dụng khoai lang làm nguyên liệu để chế biến nên cho trẻ nhâm nhi. Nếu bé không thích ăn khoai lang luộc hay nướng, mẹ có thể mua khoai dạng sấy cho bé thưởng thức.
[inline_article id = 127573]
Những món ăn giàu canxi: Các loại đậu
Nói chung các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, mè,… đều là những thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe. Đây còn là nguồn nguyên liệu phong phú chế biến thành nhiều món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn khiến trẻ nhỏ phải mê tít như: chè, nước đậu, sữa đậu, các loại bánh nhân đậu…
Các mẹ có biết món này không? đây là một món ăn rất thanh nhiệt cho cơ thể mùa nóng, hè về nhờ nó giúp cơ thể tiêu độc ngoài ra nó còn có tác dụng nhuận tràng, thường dùng chữa nóng nhiệt, táo bón, kiết lỵ, tiểu buốt gắt …
Lá sương sâm người ta còn gọi là lá sương sáo ( trong siêu thị người ta có bột sương sáo đó ! nó đó, dùng làm thạch,) nhưng nhà MB thì hái lá tươi ngâm sạch rồi pha với nước lọc … rồi vò nát ra … ray khỏi phần xác … lấy nước để lại trong 2-3 tiếng cho đông cứng lại … goi là thạch sương sâm màu xanh và ngon vậy nè
Nước đường nấu với gừng để ăn kèm cùng với sương sâm sẽ rất ngon nhé !
Với sự phát triển của các kỹ năng xã hội, bé yêu đã có thể ngồi ăn chung với cả nhà một cách vui vẻ. Nhờ đó, bạn cũng dễ dàng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dựa trên thực đơn của cả nhà. Khi con đang ở tuổi này, bố mẹ đừng quá chú trọng đến số lượng thức ăn, đừng biến mỗi bữa ăn thành một cuộc chiến. Điều quan trọng nhất là tạo cho bé một khẩu vị phong phú và niềm hứng thú trong ăn uống.
Đơn vị đo lường trong thực đơn cho trẻ 2 tuổi
Trước hết, để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, bạn sẽ cần phải kỹ lưỡng hơn trong khâu đo lường. Những đơn vị như muỗng canh, muỗng cà phê trong các thực đơn mà bạn thường thấy trong sách nấu ăn hay các trang mạng được quy đổi như thế nào?
-1 muỗng canh = 3 muỗng cà phê
-1 muỗng canh = 15 ml
-1 muỗng cà phê = 5 ml
-1oz (ounce) = 30 ml
-1 cốc hay chén (cup) = 240 ml
Như vậy, thực đơn hàng ngày của một bé 2 tuổi có cân nặng khoảng 12,5 kg sẽ gồm những món như sau:
Bé ở lứa tuổi tập đi thường rất thích quan sát và bắt chước những việc ba mẹ làm mỗi ngày và việc chải răng cũng không ngoại lệ. “Lợi dụng” tính tò mò này của trẻ, các phụ huynh hãy hướng dẫn kĩ càng từng bước một bằng cách “làm mẫu” cho bé, đồng thời giải thích cho con tầm quan trọng của hoạt động này. Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với con, thay vì một việc bắt buộc phải làm. Lưu ý là bố mẹ đừng quá bận tâm đến kỹ năng của bé, vì ở thời điểm này, quan trọng là giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cũng như tạo cảm giác hứng khởi, thích thú vì bản thân có thể hoàn thành hoạt động đó.
2/ Rửa tay
Rửa tay sạch sẽ là cách tốt nhất để loại trừ vi khuẩn có hại và ngăn ngừa bênh tật cho bé yêu nhà bạn. Do đó, bố mẹ cần sớm hình thành thói quen trẻ tự rửa sạch tay, nhất là giai đoạn ở độ tuổi tập đi. Hãy tạo hứng thú để bé chịu rửa với xà phòng, đồng thời để các vật dụng như xà phòng rửa, khăn lau trong tầm với cũng như kiểm soát thời gian xả sạch lại bằng nước. Hãy hướng dẫn cách chà mặt trước, mặt sau, dưới móng, kẽ móng, kẽ ngón tay trong vòng 20 giây. Để tạo sự hào hứng, vừa rửa mẹ có thể vừa hát cùng bé một bài hát nào đó, chẳng hạn như Happy Birthday. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi chỉ dạy bé, ngoài ra, luôn giải thích nhẹ nhàng để bé hiểu: Rửa tay là một hoạt động cần thiết và quan trọng với bất kỳ ai, kể cả những người lớn như bố, mẹ.
[inline_article id=3061]
3/ Mặc quần áo
Từ 18 – 24 tháng tuổi, các thử nghiệm đã có thấy bé biết đội nón, kéo mở dây kéo, biết cởi áo quần mà không cần trợ giúp. Và vào thời điểm 2 tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho việc tự mặc đồ. Mẹ hãy giúp bé thực hiện thành công việc này bằng cách đưa cho bé những chiếc quần, áo dễ mặc, có thể co giãn, rộng rãi với hình thù đẹp mắt phía trước. Hay những chiếc váy có cổ chui thoải mái và các đôi tất với nhiều màu sắc ở những ngón chân và gót. Phụ huynh cũng nên chia nhỏ các bước từ dễ đến khó, ví dụ như mẹ giúp trẻ tròng áo qua đầu và đưa tay vào tay áo để trẻ sẽ kéo áo xuống, sau khi thành thục, mẹ sẽ giúp trẻ tròng áo qua đầu nhưng trẻ sẽ tự đưa tay vào tay áo và kéo áo xuống và cuối cùng trẻ tự mặc áo. Để giúp trẻ hứng thú, bố mẹ cần tạo không khí vui nhộn khi mặc quần áo như khen bé “giỏi”, nghĩ ra một bài hát, chơi “ú òa” khi trẻ chui áo qua đầu, cũng có thể cho trẻ tự lựa chọn loại quần áo mà bé thích… Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi vì bé cần nhiều thời gian để hoàn tất những công việc này. Đôi khi bé cần sự giúp đỡ của bạn trong việc cài những chiếc khuy khó khăn, nút bấm hay khoá kéo nhưng khi 30 tháng, bé sẽ tự mặc đồ được.
4/ Làm một số công việc nhà
Trẻ có thể được khuyến khích làm việc nhà từ rất sớm, thậm chí từ lúc 18 tháng tuổi trẻ đã có thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản. Ở độ tuổi này, mẹ hãy cho bé làm quen với việc nhà, bắt đầu bằng những việc nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Tất nhiên, đôi khi mọi việc sẽ không như bố mẹ mong đợi. Mẹ hãy chia nhỏ công việc cần hoàn thành thành những phần nhỏ và chỉ cho bé việc chính xác, cụ thể mà bạn muốn bé thực hiện. Môt số công việc phù hợp với trẻ ở giai đoạn này: Nhặt đồ chơi cho vào thùng, lau sạch đồ chơi bằng khăn nhỏ, để quần áo bẩn vào giỏ, tìm chiếc tất cùng loại, hay làm phụ bếp “nghiệp dư” trộn bột, rửa rau,…