Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

7 cách hạ sốt nhanh cho trẻ, an toàn, hiệu quả tại nhà

Vậy có những cách hạ sốt nhanh cho trẻ nào mà vẫn an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà? Dưới đây là hướng dẫn toàn diện kèm những lưu ý quan trọng, giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu một cách tốt nhất.

Tìm hiểu về sốt ở trẻ em và nguyên nhân gây ra

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus, do trẻ mọc răng, sau tiêm vắc xin,… Do vậy, có thể nói, nguyên nhân gây sốt ở trẻ rất đa dạng. Trong đó, các lý do phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Chẳng hạn như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi…
  • Nhiễm virus: Ví dụ như siêu vi gây sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu…
  • Sau tiêm vắc xin: Bé có thể sốt nhẹ trong vòng 24–48 giờ đầu sau tiêm ngừa [6].
  • Các bệnh nhiễm trùng khác: Nhiễm trùng tiểu, viêm màng não… cũng khiến bé bị sốt.
  • Sốt do mọc răng: Một vài bé cũng có thể sốt liên quan đến việc mọc răng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, sốt do mọc răng thường chỉ ở mức độ rất nhẹ (dưới 38oC) và không kéo dài [7].
  • Tác nhân dị ứng: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tác nhân gây dị ứng, môi trường bụi bặm cũng tác động không nhỏ đến nguy cơ mắc sốt ở trẻ.

Về cơ chế, thông thường, khi hệ miễn dịch nhận diện mầm bệnh, não bộ sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng lên để “tiêu diệt” những tác nhân lạ [5]. Nghe có vẻ đáng lo ngại, nhưng cơ chế này thực sự mang tính bảo vệ. Dù vậy, nếu sốt quá cao hoặc kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí co giật do sốt [3].

Điều quan trọng là phụ huynh cần nắm bắt đầy đủ nguyên nhân gây sốt để xác định được phương án xử lý phù hợp, cũng như lựa chọn cách hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn tại nhà. Nếu nghi ngờ con bị sốt do cúm, sốt xuất huyết hay bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách [2].

Dấu hiệu trẻ bị sốt

Không phải bất cứ cơn sốt nào cũng rõ ràng ngay từ đầu. Có những trường hợp trẻ chỉ hơi ấm và tỏ ra khó chịu, quấy khóc. Tuy nhiên, dưới đây là các dấu hiệu thường gặp mà bạn cần chú ý để nhận biết tình trạng sốt ở trẻ [3]:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Trên 37,5°C nếu đo ở nách, hoặc trên 38°C nếu đo ở hậu môn, đo ngãm miệng.
  • Trẻ cáu kỉnh, quấy khóc nhiều: Điều này phản ánh sự khó chịu, bứt rứt vì cơ thể nóng bừng.
  • Da ửng đỏ, ra mồ hôi nhiều: Da có thể đỏ bừng hoặc ngược lại, trẻ cảm thấy ớn lạnh, rùng mình.
  • Lừ đừ, ít vận động: Trẻ ít vui chơi, có biểu hiện mệt mỏi, chậm chạp, đặc biệt nếu sốt kéo dài trên 1 ngày.
  • Chán ăn, bỏ bú: Một số bé có thể sẽ từ chối ăn hoặc uống sữa, thậm chí nôn ói.\

trẻ quấy khóc vì bị sốt

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị phát ban, nổi mẩn, hoặc có triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng (nếu do nhiễm trùng hô hấp) [1]. 

[key-takeaways title=””]

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kèm theo sốt đều có khả năng cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn sốt xuất huyết, viêm não, hoặc các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét [2],[8]. 

Vì thế, nếu ba mẹ thấy trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn như co giật, khó thở, da tím tái, mất ý thức, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.

Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu có bất kỳ nghi ngại nào về sức khỏe của con, đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

[/key-takeaways]

Hướng dẫn 7 cách hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ

Khi con bị sốt, phần lớn phụ huynh thường lo lắng về việc làm sao để giúp đỡ con em mình giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng mà không gây hại. Tuy nhiên, thay vì vội vàng sử dụng nhiều phương pháp truyền miệng hoặc tự ý dùng thuốc như một cách nhằm hạ sốt nhanh cho trẻ, bạn nên nắm vững hướng dẫn cơ bản về chăm sóc trẻ bị sốt. Sau đây là một số điểm chính cần lưu ý:

Trước hết, sốt không phải lúc nào cũng là một biểu hiện tiêu cực. Đối với nhiều trẻ, hiện tượng sốt chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang “chiến đấu” để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hoặc virus [5]. Tuy vậy, sốt cao quá mức hoặc kéo dài có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, việc hạ sốt an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới đây là 7 cách hạ sốt cho trẻ khá an toàn mà bạn có thể tham khảo trong quá trình chăm sóc bé tại nhà.

1. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Quá nhiều lớp quần áo có thể khiến thân nhiệt trẻ tăng, thậm chí gây khó thở, kích ứng da. Vì vậy, khi trẻ sốt, hãy mặc cho trẻ những bộ đồ mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Lựa chọn loại vải có khả năng thấm hút như cotton, không đắp chăn hay quấn ủ trẻ có thể hỗ trợ giảm thân nhiệt cho trẻ.

2. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ: Tăng cường chất lỏng

Tình trạng sốt thường khiến trẻ bị mất nước. Do đó, cách hạ sốt nhanh cho trẻ khá hữu hiệu là  cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây tươi (đối với trẻ đã ăn dặm), sữa mẹ (cho bé dưới 6 tháng) hoặc dung dịch bù điện giải (oresol) với liều lượng phù hợp [4]. Trong quá trình bù nước, bạn có thể kiểm tra tã (với trẻ nhỏ) hoặc số lần đi tiểu (trẻ lớn) để bảo đảm trẻ không bị thiếu hụt chất lỏng.

3. Lau mát bằng nước ấm là cách hạ sốt nhanh cho trẻ

lau người hạ sốt

Nếu phương pháp cởi bỏ bớt quần áo không phát huy hiệu quả, hãy thử lau mát cho trẻ. Đây là giải pháp tương đối đơn giản nhưng hiệu quả. Chuẩn bị nước ấm khoảng 35–37°C, sau đó dùng khăn mềm nhúng nước và lau khắp cơ thể trẻ, đặc biệt tập trung ở vùng trán, nách, bẹn. Nên lau cho trẻ trong khoảng 5-10 phút để nước ấm bốc hơi sẽ lấy đi nhiệt trên da, làm giảm thân nhiệt trẻ. Lưu ý tránh dùng nước lạnh vì chênh lệch nhiệt độ lớn có thể gây co mạch ngoại vi, làm trẻ ớn lạnh nặng hơn.

4. Massage nhẹ nhàng với tinh dầu

Đôi khi, sự tiếp xúc da với da kèm tinh dầu thiên nhiên có thể giúp trẻ thư giãn. Việc này giúp trẻ đổ mồ hôi, từ đó cơ thể thoát bớt nhiệt ra bên ngoài. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng như tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu tràm, tinh dầu lavender [13]. Nhưng do một số tinh dầu có chứa chất bảo quản, nên để chắc chắn loại tinh dầu phù hợp cho làn da mỏng manh của bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia [13].

5. Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ trong môi trường thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, việc được nghỉ ngơi nhiều hơn cũng là một cách hỗ trợ trẻ hạ sốt vì giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng [4]. Bạn hãy giữ phòng thông thoáng, độ ẩm vừa phải, tránh gió lùa mạnh khi bé nghỉ ngơi nhé. 

6. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ: Dùng miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt với thành phần chủ yếu là gel lạnh có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể và từ đó giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Ba mẹ có thể sử dụng để tăng hiệu quả hạ sốt cho con. Nhưng lưu ý cách này không mang lại hiệu quả lâu dài và dứt điểm vì trẻ có thể sốt trở lại.

7. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ: Lưu ý và hướng dẫn

Trong một số trường hợp, khi cơn sốt của trẻ ở mức cao (trên 38,5°C) và khiến trẻ rất khó chịu, việc sử dụng thuốc hạ sốt được xem là cần thiết. Đây cũng là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Các loại thuốc hạ sốt thông dụng hiện nay là paracetamol (acetaminophen) và ibuprofen [4].

  • Paracetamol (acetaminophen): Paracetamol có dạng siro, viên nén hoặc viên đạn đặt hậu môn. Đây được xem là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên nếu dùng đúng liều. Liều lượng thông thường là 10–15 mg/kg cân nặng của trẻ, lặp lại sau mỗi 4–6 giờ nếu cần, tối đa 4–5 lần/ngày [1]. Tuy nhiên, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dựa trên tình trạng thực tế của bé.
  • Ibuprofen: Ibuprofen cũng giúp hạ sốt và giảm đau, thường sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Liều khuyến cáo là 5–10 mg/kg cân nặng, lặp lại sau 6–8 giờ, nhưng không vượt quá liều tối đa trong 24 giờ [4].

Khi dùng thuốc, cần đảm bảo rằng trẻ không dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Không nên kết hợp paracetamol với ibuprofen nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây quá liều. Thêm vào đó, chú ý đọc kỹ hướng dẫn in trên nhãn các loại thuốc hạ sốt phổ biến như Mexcold, Tydol Women, hay Momentact Analgesico, v.v… để tránh nhầm lẫn [4],[10],[11].

Một lưu ý đặc biệt khác là không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh vì có thể dẫn tới Hội chứng Reye gây đột tử ở trẻ [4].

Nếu trẻ sốt không đáp ứng với liều thuốc an toàn hoặc xuất hiện dấu hiệu dị ứng (phát ban, sưng môi, khó thở), hãy dừng thuốc và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian” để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm [2].

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ – Thời điểm cần đưa trẻ đến bác sĩ

Sốt nhiều khi tưởng chừng chỉ là một hiện tượng tạm thời, nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu phụ huynh không theo dõi sát sao. Dưới đây là những độ tuổi của trẻ cũng như thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện, thay vì chỉ chăm sóc tại nhà [4]:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Nhóm trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Việc sốt, dù nhẹ, cũng có thể nhanh chóng tiến triển thành nhiễm khuẩn nặng. Do vậy cần đưa trẻ đến bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cao trên 38°C [3]. 
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng nhưng vẫn sốt cao trên 38,5°C và sốt trên 1 ngày không giảm dù đã thực hiện các biện pháp cơ bản thì cần đi khám ngay.
  • Xuất hiện dấu hiệu bất thường: Co giật do sốt cao (thường gặp ở trẻ 6 tháng – 5 tuổi), phát ban, tím tái, khó thở, đau bụng dữ dội, hay nôn ói liên tục [2] là những biểu hiện cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Bỏ bú, mất nước trầm trọng: Trẻ không thể uống nước hay bú mẹ, khô môi, khóc không có nước mắt, tiểu ít, quấy khóc kéo dài.
  • Tiền sử bệnh mãn tính: Trẻ có nền bệnh tim, thận, tiểu đường, hoặc suy giảm miễn dịch nên được thăm khám sớm khi bị sốt [1].

cho trẻ đi khám bác sĩ nếu sốt cao kéo dài

[key-takeaways title=””]

Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời, đặc biệt nếu sốt liên quan đến các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết hay sốt rét.

Theo WHO, một số khu vực ở Việt Nam có nguy cơ cao về sốt rét [12]. Do vậy nếu trẻ sốt kèm yếu tố dịch tễ như đi du lịch đến nơi có dịch hoặc sinh sống trong khu vực vùng sâu vùng xa, khả năng lây nhiễm ký sinh trùng cũng tăng lên [8],[9].

Thăm khám kịp thời không chỉ bảo vệ tính mạng cho trẻ mà còn ngăn ngừa di chứng lâu dài do bệnh gây ra.

[/key-takeaways]

Những điều nên và không nên làm khi chăm sóc và theo dõi sức khỏe của trẻ bị sốt

Điều nên làm khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Bên cạnh hạ sốt, việc chăm sóc trẻ toàn diện và theo dõi sát diễn biến bệnh cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ thường được các bác sĩ khuyến khích [3]:

  • Kiểm tra nhiệt độ đều đặn: Định kỳ đo nhiệt độ cho trẻ mỗi 4–6 giờ hoặc khi trẻ có biểu hiện run, ớn lạnh hay mệt lả. Ghi chú lại nhiệt độ trong quá trình theo dõi để bác sĩ nắm rõ diễn tiến khi cần thăm khám.
  • Quan sát dấu hiệu mất nước: Trẻ sốt thường ít đổ mồ hôi và ít chịu uống nước. Vì vậy, phụ huynh nên để ý xem môi của trẻ có bị khô không, bé có khóc ra nước mắt hay không, tã có thay đủ số lần mỗi ngày không… Nếu nhận thấy bất thường, hãy bổ sung nước và dung dịch điện giải kịp thời [4].
  • Dinh dưỡng đầy đủ: Với trẻ dưới 6 tháng, duy trì bú mẹ hoàn toàn nếu có thể. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tự nhiên, giúp bé chống lại bệnh tật [14]. Bé lớn hơn nên được cung cấp một chế độ ăn cân bằng: cháo, súp, rau củ, thịt, cá… nghiền nhuyễn, dễ tiêu hóa. Cố gắng chia nhỏ bữa ăn để trẻ hấp thu tốt hơn, thay vì ép trẻ ăn một lần quá nhiều.
  • Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát: Đảm bảo hạn chế nguồn lây nhiễm tiềm ẩn bằng cách vệ sinh tay trước và sau khi chăm trẻ, vệ sinh vật dụng xung quanh. Nếu trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi, cần lau sạch dịch mũi, đeo khẩu trang khi cần thiết để tránh lây lan cho người khác [2].

cho trẻ bú mẹ hoàn toàn

Điều không nên làm khi trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt, có không ít “mẹo dân gian” hoặc thông tin trôi nổi chưa được kiểm chứng. Áp dụng sai cách có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn. Dưới đây là những điều bạn tuyệt đối nên tránh:

  • Dùng nước đá lạnh để lau mình trẻ: Nhiều người tin rằng chườm đá hoặc tắm nước lạnh sẽ giúp hạ nhiệt nhanh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải cách hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn, khoa học. Bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây co mạch, khiến quá trình thải nhiệt bị cản trở, thậm chí gây ù tai, chóng mặt ở trẻ [1].
  • Đắp chăn dày hoặc mặc quá nhiều quần áo: Nếu sợ trẻ “trúng gió” mà ủ quá kín, nhiệt độ cơ thể sẽ khó thoát ra ngoài, có thể làm thân nhiệt tăng cao hơn, nguy cơ co giật rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tự ý dùng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau: Kết hợp paracetamol và ibuprofen mà không có chỉ định y khoa có thể gây tương tác thuốc, quá liều hoặc gây tổn thương gan [4].
  • Nhịn ăn, kiêng tắm hoàn toàn: Một số quan niệm cho rằng khi sốt, trẻ nên kiêng tắm và hạn chế ăn uống. Thực tế, tắm bằng nước ấm (ở nhiệt độ phù hợp) giúp giảm khó chịu, giữ vệ sinh da. Còn ăn uống đầy đủ giúp hỗ trợ sức đề kháng. Tất nhiên, cần dùng các món ăn lỏng, dễ tiêu để trẻ có thể nạp dinh dưỡng mà không quá gắng sức [1].
  • Tin vào những bài thuốc không rõ nguồn gốc: Không nên đắp lá, xoa dầu nóng hay bất kỳ loại “thuốc gia truyền” nào mà chưa được đánh giá khoa học. Trẻ có thể bị dị ứng, bỏng rát da, nhiễm trùng nguy hiểm.

Tránh các sai lầm trên sẽ giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ mau chóng hồi phục. Hãy luôn ưu tiên các biện pháp khoa học, đồng thời lắng nghe tư vấn từ nhân viên y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.

Phòng ngừa sốt ở trẻ: Biện pháp hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh cũng là kim chỉ nam cho mọi gia đình. Ngoài việc nắm các cách hạ sốt nhanh cho trẻ, ba mẹ cũng nên biết cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là các cách giúp giảm nguy cơ trẻ bị sốt, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, dịch bệnh:

  • Tiêm chủng đầy đủ: Theo khuyến cáo của WHO, tiêm vắc xin phòng bệnh là phương pháp hiệu quả để chủ động bảo vệ trẻ trước nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não [2],[6]. Bố mẹ nên kiểm tra và tuân thủ lịch tiêm chủng theo độ tuổi của con.
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi chăm sóc trẻ, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh là giải pháp tối quan trọng… giúp hạn chế lây lan vi khuẩn, virus. Đặc biệt trong mùa dịch.
  • Duy trì môi trường sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa, giặt chăn, gối, quần áo định kỳ, đảm bảo phòng ở thoáng khí. Đối với khu vực có nhiều muỗi, nên sử dụng màn, vợt muỗi hoặc nhang muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết [9].
  • Tăng cường dinh dưỡng: Một chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, khuyến khích trẻ vận động ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Nếu trong gia đình có người bệnh, hãy hạn chế để trẻ tiếp xúc quá gần. Đồng thời ba mẹ nên dạy bé thói quen che miệng khi ho, hắt hơi… để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.

Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bố mẹ không chỉ giúp con tránh được nhiều loại bệnh gây sốt mà còn tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện. Thêm vào đó, khi trẻ được tiêm vắc xin tốt, dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học, bạn sẽ yên tâm hơn khi mùa dịch đến.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện? 

Mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay nếu con bị sốt và thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Sốt hơn 40°C.
  • Có phát ban trên da.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Đau mắt hoặc khó chịu khi thấy ánh sáng.
  • Con liên tục quấy khóc, không thể dỗ được.
  • Con nhỏ hơn 3 tháng tuổi, sốt từ 38°C trở lên.
  • Con dưới 2 tuổi, bị sốt trên 38°C trong hơn 1 ngày.
  • Con từ 2 tuổi trở lên, bị sốt trên 38°C trong hơn 3 ngày.
  • Không ăn uống và có dấu hiệu mất nước: miệng khô hoặc dính, mắt trũng sâu, nước tiểu sẫm màu, không đi tiểu…

Làm sao để biết trẻ sốt mọc răng? 

Mặc dù mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ, nhưng chỉ nhiệt độ chỉ tối đa 38,5°C. Đồng thời, bé cũng sẽ có các dấu hiệu như: chảy nước dãi, ngứa nướu, nhai núm vú và quấy khóc.

Nếu bé sốt cao hơn mức này, kèm theo tiêu chảy hoặc phát ban thì mẹ phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, đề phòng trường hợp bé mắc phải các bệnh đáng lo ngại khác.

trẻ gặm đồ gặm nướu dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được sát khuẩn thường xuyên
Sốt do mọc răng sẽ đi kèm các triệu chứng ngứa nướu.

Trẻ sốt cao trên 39 độ nên làm gì? 

Nếu trẻ sốt trên 39 độ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không được chủ quan hay tự xử lý tại nhà mà phải đưa bé đến bệnh viện. Bởi sốt cao có thể là dấu hiệu đầu tiên của các loại bệnh nghiêm trọng hơn như: viêm màng nào, sốt rét, sốt xuất huyết…

Các loại thuốc hạ sốt phổ biến cho trẻ nhỏ tại nhà? 

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh phổ biến là Paracetamol (hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen.

  • Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì nó an toàn, dễ dùng cho nhiều đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh.
  • Ibuprofen không được dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ bị bệnh đông máu. Để tránh các tác dụng phụ của thuốc, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Ibuprofen để hạ sốt cho con.

Có nên dán miếng dán hạ sốt cho trẻ?

Trên thực tế, miếng dán hạ sốt chỉ là một giải pháp tại chỗ và tạm thời nhằm giúp bé thoải mái hơn. Nó không có tác dụng thay thế các loại thuốc chữa bệnh, nhưng mẹ nên dùng miếng dán hạ sốt nếu cảm thấy bé quá khó chịu. 

Tuy nhiên, mẹ lưu ý không tiếp tục dùng miếng dán hạ sốt nếu bé có dấu hiệu kích ứng, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột hoặc trường hợp trẻ sốt do dị ứng, phát ban và viêm phổi.

Kết

Việc chăm sóc trẻ khoa học, kết hợp theo dõi sát sao giúp bạn dễ dàng chăm sóc trẻ và có cách hạ sốt nhanh cho trẻ phù hợp với tình trạng sốt của trẻ. Nên nhớ, nếu tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm hoặc trẻ quấy khóc liên tục, hãy đưa bé đi khám. Chăm sóc chủ động và kịp thời là chìa khóa đảm bảo con khỏe mạnh, mau chóng phục hồi sau cơn sốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách hạ sốt cho trẻ ở mọi độ tuổi nhanh chóng tại nhà

Sốt là phản ứng của cơ thể khi hệ miễn dịch hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập như vi khuẩn, virus…Khi sốt, trẻ thường quấy khóc, ăn kém, mệt mỏi khiến ba mẹ lo lắng. Vậy cách hạ sốt cho trẻ là gì, mẹ đã biết chưa?

Mẹ đọc bài viết sau để biết thêm những cách hạ sốt cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau.

1. Cách hạ sốt cho trẻ các độ tuổi nhanh chóng và hiệu quả

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, tốt nhất mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc. Với các bé này, mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự dùng thuốc để điều trị tại nhà.

Với trẻ lớn tuổi hơn bị sốt, mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Có thể kể đến như uống nhiều nước; mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi; lau mát cho bé;… Hướng dẫn chi tiết ở nội dung sau đây.

1.1 Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường bú mẹ

Cho trẻ uống nhiều nước là cách hạ sốt cho trẻ vừa đơn giản vừa hiệu quả tại nhà. Vì khi bé bị sốt, cơ thể thường tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước. Để tránh mất nước, mẹ nên bù nước cho con theo từng độ tuổi thích hợp.

Với trẻ dưới 6 tháng:

  • Trường hợp nếu trẻ dưới 1 tuổi bị sốt và vẫn còn bú mẹ; cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là mẹ tăng số lần cho bú để bù lại lượng nước bị mất. Theo đó, trẻ sơ sinh cần bú thêm khoảng 30ml sữa ở mỗi lần bú mẹ.
  • Việc này không chỉ giúp bù lại nước lượng trẻ cần mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để bé nhanh hồi phục hơn

Với trẻ trên 6 tháng: 

  • Ở độ tuổi này, ngoài uống nước lọc thì nước hoa quả, sữa chua ướp lạnh, v.v. cũng là cách hạ sốt cho trẻ mẹ có thể áp dụng với liều lượng vừa đủ.
  • Các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như nước cam, bưởi, quýt…cũng giúp con nâng cao sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh nữa đó.

Với trẻ tập đi, trẻ đi học, trẻ lớn:

  • Khi trẻ lớn hơn và nhận thức phát triển, mẹ có thể dỗ con bổ sung thêm điện giải cùng với nước uống cũng là cách hạ sốt hiệu quả giúp bù nước; thanh lọc độc tố và mau giảm sốt. Các nước bù điện giải tốt là oresol, nước dừa, v.v.
cách hạ sốt cho trẻ
Cho trẻ uống thêm nhiều nước là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả.

1.2 Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Quần áo thoáng mát là một trong những cách hạ sốt cho trẻ đơn giản và phù hợp cho nhiều độ tuổi.

Khi sốt, bé thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều ba mẹ thường lầm tưởng đắp thêm chăn mền là giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì sẽ làm thân nhiệt con tăng cao, khó kiểm soát.

Theo Stanford Children’s Health, để giúp trẻ hạ cơn sốt, ba mẹ cần cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để con tỏa bớt nhiệt trong cơ thể. Nếu trẻ hợp tác; ba mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ, mục đích để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

1.3 Để trẻ nghỉ ngơi và thư giãn

Nếu trẻ bị sốt nhẹ (từ 37,5 độ C – 38 độ C), mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt để cho trẻ nghỉ ngơi. Vì sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể, trẻ bị sốt phần nào sẽ cảm thấy mệt trong người, đau nhức; do đó, bé có nhu cầu được nghỉ ngơi.

1.4 Lau người cho trẻ bằng khăn ấm

Lau người bằng nước ấm là một cách hạ sốt cho trẻ đơn giản và hiệu quả mà mẹ có thể làm tại nhà.

Các bước lau mát hạ sốt cho bé bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 3°C so với thân nhiệt của trẻ và 1 hoặc 2 chiếc khăn mềm, sạch, thấm hút tốt.
  • Bước 2: Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt khô, lau toàn thân cho bé. Đồng thời, mẹ sử dụng thêm khăn để đắp ở các vị trí có mạch máu lớn như 2 bên nách, 2 bên bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
  • Bước 3: Mẹ lau cho bé khoảng 1-2 phút, sau đó giặt lại khăn và tiếp tục lau. Khi thân nhiệt của bé trở về mức bình thường (37 độ C) thì dừng lại. Khi lau cho bé, mẹ nên để bé nằm trong phòng kín gió; thận trọng khi sử dụng quạt để tránh trường hợp bé bị cảm lạnh.

LƯU Ý: Mẹ tuyệt đối không lau mát cơ thể trẻ bằng rượu, cồn hay chanh, không được ủ kín trẻ, cũng như sử dụng các bài thuốc dân gian lưu truyền khác.

Cách hạ sốt cho trẻ
Cách hạ sốt cho trẻ bằng lau khăn ấm

1.5 Bổ sung Vitamin C cho bé

Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, chanh và bưởi, chứa hàm lượng cao flavonoid và vitamin C. Những chất này làm giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch, có thể giúp hạ sốt.

>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung Vitamin C cho bé

1.6 Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi

Nếu mẹ không biết làm thế nào để hạ sốt cho trẻ đúng cách thì hãy bổ sung cá tươi, rau củ và yến mạch… vào chế độ dinh dưỡng của bé.

Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng hoặc các món canh,… để cung cấp thêm nước cho cơ thể. Nếu thấy trẻ đi tiểu màu vàng nhạt; đi tiểu 4 giờ/lần có nghĩa là trẻ đã được bù đủ lượng nước cần thiết.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin. Khi bị sốt, trẻ không ăn được lượng nhiều; mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cho trẻ bị mất năng lượng; và rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ.

Bên cạnh đó, mẹ KHÔNG NÊN cho con ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang không ở trạng thái tốt nhất của con. 

>> Liên quan đến cách hạ sốt cho trẻ: Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì?

1.7 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách

Theo Mayo Clinic, mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn có các hoạt chất như paracetamol, acetaminophen, ibuprofen.

  • Parecetamol: Phù hợp cho bé từ 2 tháng tuổi trở lên. Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ. Tùy theo độ tuổi của trẻ để có liều lượng phù hợp.
  • Ibuprofen: Phù hợp cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Không dùng quá 3 liều trong 24 giờ. Tùy theo độ tuổi của trẻ để có liều lượng phù hợp.

Uống thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ được coi là cách hạ sốt bảo đảm hiệu quả cho trẻ.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho bé:

  • KHÔNG cho trẻ em uống aspirin vì nó có thể gây ra chứng rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong được gọi là hội chứng Reye.
  • Chỉ áp dụng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C; hoặc khi trẻ sốt kèm theo triệu chứng lừ đừ, bé kém hoạt động.
  • KHÔNG kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt; vì làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, có thể dẫn đến phát sinh biến chứng ngoài ý muốn.
  • Hãy cẩn thận để tránh dùng thuốc hạ sốt quá nhiều. Dùng thuốc hạ sốt liều cao hoặc sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan hoặc thận; và quá liều cấp tính có thể gây tử vong.
  • Nếu trẻ vẫn không hạ nhiệt độ sau 60 phút dùng thuốc, đừng cho uống thêm. Thay vào đó, mẹ hãy gọi cho bác sĩ để được tham vấn cụ thể và chính xác.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc

cách hạ sốt cho trẻ
Dùng thuốc hạ sốt là một cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng, nhưng mẹ sẽ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc của con để bảo đảm an toàn cho trẻ.

1.8 Đảm bảo nơi ở cho con mát mẻ và thoải mái

Mẹ thường xuyên theo dõi nhiệt độ phòng khi con bị bệnh. Giữ nhiệt độ trong phòng khoảng từ 21,1 đến 23,3 °C, để phòng không quá nóng cũng không quá lạnh.

Mẹ có thể cho con nằm quạt hoặc điều hòa với nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên để con nhận trực tiếp luồng khí lạnh phát ra từ máy lạnh hay quạt.

>> Cùng chủ đề cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả: Trẻ bị sốt có nên bật quạt?

Đảm bảo nơi ở thoáng mát
Làm thế nào để hạ cơn sốt cho bé? Khi trẻ sốt, mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, tránh mặc quần áo quà dày, bí bách.

1.9 Xông hơi cho trẻ

Nếu trẻ sốt kèm theo cơn rét run, kinh nghiệm hạ sốt cho bé được nhiều người chia sẻ là cho bé xông hơi. Đây là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà khá đơn giản. Mẹ chỉ việc đổ nước nóng vào bồn tắm hoặc chậu lớn; sau đó cho một vài giọt dầu khuynh diệp vào.

Nếu trẻ nhỏ quá mẹ có thể ẵm con trên tay, riêng bé lớn hơn thì có thể cho bé ngồi dưới sàn. Trong khi xông, mẹ nên đảm bảo bé trùm kín, hơi nước không quá nóng để tránh bị bỏng.

Việc hít thở hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp; do đó trẻ bị sốt do cảm, cúm sẽ thấy dễ chịu hơn.

2. Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

2.1 Trẻ dưới 3 tháng tuổi đến 1 tuổi

Từ 0 – 3 tháng tuổi:

Khi nhiệt độ trên 38 độ C (đo ở hậu môn); hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ tức thì; ngay cả khi bé không có triệu chứng hay thể hiện sự khó chịu.

Từ 3 – 6 tháng tuổi:

Khi nhiệt độ đo tại hậu môn từ 38 độ C đến dưới 38,9 độ C; hãy khuyến khích bé nghỉ ngơi và bú sữa. Thuốc không cần thiết trong trường hợp này. Nếu bé có vẻ cáu kỉnh, thờ ơ hoặc khó chịu bất thường; hãy gọi cho bác sĩ.

Khi nhiệt độ đo tại hậu môn trên 38,9 độ C; hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra.

Từ 6 – 24 tháng tuổi:

Nếu nhiệt độ bé trên 38,9 độ C (đo tại hậu môn), mẹ có thể cho bé uống acetaminophen. Mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng chính xác cho trẻ.

2.2 Trẻ từ 2 tuổi đến 17 tuổi

Khi nhiệt độ đo tại hậu môn từ 38 độ C đến dưới 38,9 độ C; hãy khuyến khích bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Thuốc không cần thiết trong trường hợp này. Nếu bé có vẻ cáu kỉnh, thờ ơ hoặc khó chịu bất thường; hãy gọi cho bác sĩ.

Khi nhiệt độ đo tại hậu môn trên 38,9 độ C; mẹ có thể cho bé uống acetaminophen. Mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng chính xác cho trẻ.

Lưu ý khi hạ sốt cho bé 2 - 17 tuổi

3. Sai lầm thường gặp khi tìm cách hạ sốt cho trẻ tại nhà

3.1 Chườm lạnh để hạ sốt

Chườm lạnh khi trẻ bị sốt có thể gây ra triệu chứng co giật ở trẻ. Mẹ chỉ nên sử dụng khăn ấm hoặc khăn mát, không nên dùng cách chườm khăn lạnh để hạ sốt cho trẻ.

3.2 Đắp chăn, ủ ấm cho bé khi sốt cao

Việc ủ bé quá kỹ có thể ngăn nhiệt cơ thể thoát ra ngoài và khiến nhiệt độ tăng cao hơn nữa. Do đó, đắp chăn hay ủ ấm không phải là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ phải cởi bỏ hết quần áo của bé.

Như đã nêu ở trên, cha mẹ chỉ cần cho trẻ ăn mặc thoáng mát; nằm nghỉ ngơi ở nhiệt độ phòng khoảng từ 24 – 25 độ C.

3.3 Không kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế

Tình trạng sốt cần được xác định cụ thể bằng nhiệt kế; không phải bằng cảm tính như sờ đầu bé thấy ấm ấm. Dùng nhiệt kế đo chính xác nhiệt độ sẽ giúp cha mẹ theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn; biết được nên làm gì với mức độ sốt phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể.

3.4 Hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ

Kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt có thể dẫn đến việc quá liều. Và điều này cần tuyệt đối tránh; đặc biệt với các trẻ em nhỏ. Nói tóm lại, cha mẹ cần hiểu rõ trường hợp nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, cách sử dụng và liều lượng thích hợp.

4. Lưu ý khi tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng tại nhà

Sốt khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không giữ được sự năng động trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cách hạ sốt cho trẻ tại nhà chỉ nên áp dụng cho trường hợp bé sốt nhẹ trung bình.

Khi thực hiện những cách hạ sốt nhanh cho trẻ, mẹ cũng nên lưu ý:

  • Với các em bé mắc bệnh tim hay đái tháo đường, mẹ cũng không nên tự quyết định chữa trị bệnh cho con tại nhà
  • Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên, nếu thấy trẻ sốt cao và có triệu chứng ho, ù tai, buồn nôn hay nặng hơn là co giật; mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu sốt có kèm co giật, mẹ không nên dùng vật cứng để cạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

>> Mẹ có thể quan tâm: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Những nguyên tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

Lưu ý

Hy vọng rằng với những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà trên đây đã giúp mẹ trả lời câu hỏi làm thế nào để hạ sốt cho trẻ khi con sốt nhẹ không rõ nguyên nhân. Từ đó, mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con tốt hơn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc trẻ phù hợp với độ tuổi của con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

6 cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi mẹ cần nhớ vững như in

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như: Trẻ sốt tiêm phòng, sốt mọc răng, do thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, ngộ độc thực phẩm… Thay vì lo lắng, mẹ hãy dành chút thời gian để tham khảo bài viết dưới đây, để nắm được các thông tin bổ ích, quan trọng về tình trạng sốt ở trẻ và những cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi hiệu quả tại nhà là gì, từ đó giúp con yêu phát triển khỏe mạnh hơn nhé.

1. Trẻ bao nhiêu độ được coi là sốt?

Để biết cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi trước tiên mẹ cần biết bệnh tình của con. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ em trên 37,5 độ C (đo tại nách) được gọi là sốt (vì nhiệt độ đo tại nách thường thấp hơn ở hậu môn khoảng 0.5 độ C). Kiểm tra thân nhiệt là cách xác định nhanh tình trạng sốt ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây sốt bao gồm:

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp nhiệt độ của trẻ nhỏ tăng lên sau khi tiêm chủng, hoặc trẻ mặc quá nhiều quần áo, chơi ngoài trời nắng quá lâu. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt?

2. 6 cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi nhanh chóng và hiệu quả tại nhà:

Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể hạ nhanh nếu mẹ biết chăm sóc hợp lý:

Chườm mát cho bé cũng là cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi

Chườm mát cho trẻ để hạ sốt rất quan trọng vì khi trẻ sốt cao ở nhiệt độ 39 độ C trở lên sẽ dễ gặp các tình trạng như mất nước, rối loạn điện giải và trao đổi chất, co giật, thiếu oxy… Mẹ có thể chườm mát cho con bằng túi chườm mát hoặc chường bằng khăn bông với nước ấm. Các loại thảo mộc như oải hương, cúc La mã và hương thảo cũng có tác dụng hạ sốt khi được chèn bên dưới túi chườm hoặc khăn bông.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không?

Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát 

Nếu trẻ bị sốt mà vẫn chơi đùa bình thường, ăn uống đủ chất và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường thì mẹ không cần quá lo đâu. Cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi trong trường hợp này thường là mẹ mặc quần áo rộng thoáng cho con để cơ thể bé tỏa bớt nhiệt, giúp giảm sốt. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt để giúp con bớt khó chịu, cáu gắt khi người thân chạm vào

Cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi sẽ hiệu quả khi mẹ cho bé ăn mặc thoáng mát, giúp hạ nhiệt độ cơ thể khi bé bị sốt.

Cho bé uống nhiều nước và ăn thức ăn loãng

Mẹ làm gì khi trẻ bị sốt? Khi con sốt, cơ thể thường mệt mỏi dẫn đến biếng ăn, bỏ bữa. Để giúp con ăn dễ dàng hơn trong những ngày này ba mẹ tốt nhất nên cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng như: cháo, súp, phở,… nấu cùng các loại thịt, cá… để tăng thêm dưỡng chất. Món ăn cũng nên thêm các loại gia vị có tác dụng giải cảm như gừng, tỏi, lá hành… để tăng hiệu quả chữa bệnh cho trẻ.

Sốt có thể dẫn đến mất nước. Do đó, với trẻ đã bước qua giai đoạn ăn dặm, mẹ hãy cố gắng khuyến khích con yêu nạp thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, sữa mẹ… Đây là một trong những cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi hữu hiệu. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite. Việc này là nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể giúp bé mau giảm sốt.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì?

Làm gì khi trẻ bị sốt cao? Mẹ cần bổ sung vitamin C

Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các loại trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể bé bị sốt, là cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi mẹ có thể tham khảo.

mẹo hạ sốt cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây chứa vitamin là cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi dễ thực hiện dành cho mẹ.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ 2 tuổi

Cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi là gì khi bé sốt cao? Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ. Một số loại thuốc có thể dùng là Paracetamol hoặc Acetaminophen (Ibuprofen). Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Trường hợp mẹ không chắc chắn, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào.

Thuốc có tác dụng hạ sốt sau 30-60 phút uống. Mỗi ngày, trẻ không được dùng thuốc hạ sốt quá 5 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Nếu con khó uống thuốc, ba mẹ có thể lựa chọn những dạng thuốc phù hợp hơn như: viên nhét hậu môn, dạng bột, siro…

>>> Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt dạng sủi có ưu điểm gì? Có nên sử dụng không?

Nhiệt độ phòng thích hợp cũng là cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi

Khi bé ốm sốt, tốt nhất mẹ nên giữ nhiệt độ phòng con ở mức vừa phải, tức là không quá nóng cũng không quá lạnh. Tốt nhất hãy mở cửa sổ và đặt một chiếc quạt ở chế độ quay nhằm lưu thông không khí và làm mát không gian trong phòng, giúp bé có cảm giác dễ chịu và không bí bách.

3. Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt

Ngoài những cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi, mẹ cũng nên chú ý đến tình trạng sốt co giật. Trẻ sốt co giật sẽ có những biểu hiện như:

  • Run rẩy toàn thân
  • Trợn mắt
  • Nôn mửa
  • Mất hoặc giảm ý thức
  • Tay chân gồng cứng

Cơn co giật có thể ngắn hoặc kéo dài đến hơn 15 phút (trường hợp này gọi là sốt co giật thể phức tạp). Chính vì vậy, mẹ cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu cơn co giật vẫn tiếp diễn sau 3 phút hoặc tái phát nhiều lần.

làm gì khi trẻ bị sốt

Một vài biện pháp sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng ở nơi thoáng mát, bằng phẳng để tránh khi trẻ nôn, vì chất nôn sẽ gây tắc đường thở.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay cho trẻ ăn uống gì, không dùng vật cứng như đũa, chìa khóa, muỗng… để nạy răng trẻ.
  • Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau người cho trẻ.
  • Khi bé qua cơn co giật, nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Mặt khác, nếu trẻ sốt cao qua đến ngày thứ 3 không hạ hoặc có biểu hiện không khỏe, mệt mỏi, chán ăn, giảm bú, giảm chơi, lừ đừ sau khi đã dùng các cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi mà không hiệu quả thì ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nhi gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp mẹ trả lời câu hỏi làm gì khi trẻ bị sốt và cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi. Vậy mẹ còn chần chừ gì mà không áp dụng ngay cho bé tại nhà. Vì sức khỏe con yêu chính là động lực tốt nhất giúp mẹ có thêm năng lượng tích cực cho cả một ngày dài phía trước.