Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 cách nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm tại nhà

Nhiều mẹ lăn tăn không biết khi nào và làm thế nào để giới thiệu món đậu cô ve này cho bé. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với mẹ thông tin về dưỡng chất của đậu cô ve; và 10 công thức đơn giản, dễ làm để nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm.

Mẹ nên nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm khi con mấy tuổi?

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, CDC khuyến khích mẹ kiên nhẫn chờ đến khi bé được 7-8 tháng tuổi để bắt đầu cho bé ăn thực phẩm đa dạng hơn; trong đó có các món rau củ quả.

Để an toàn, mẹ cứ chờ đến lúc bé 8 tháng tuổi rồi hãy nấu cháo đậu cô ve cho bé nhé! Vì món đậu này vô cùng nhiều dưỡng chất, nên nó có thể hơi “nặng” so với hệ thống tiêu hóa đang phát triển của bé.

Song song đó, mẹ cũng cần quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm (ví dụ như có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ; khả năng kiểm soát đầu và cổ,…) để biết chắc con đã có thể thưởng thức món cháo đậu cô ve mà mẹ nấu.

Mẹ nên nấu cháo đậu cô vê cho bé ăn dặm khi con mấy tuổi?
Thời điểm thích hợp nhất để nấu cháo đậu cô ve cho bé thưởng thức là khi bé 8 tháng tuổi mẹ nhé!

Lợi ích của đậu cô ve cho bé ăn dặm

Trước khi tìm công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dăm. Mẹ hẳn sẽ tò mò lợi ích khi nấu nguyên liệu này cho con đúng không?

Đậu cô ve rất giàu vitamin A vô cùng có lợi cho sức khỏe mắt của bé. Đồng thời, con yêu cũng được bổ sung vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu; và vitamin C giúp hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt.

Đậu cô ve cũng cung cấp folate, một loại vitamin B mà cơ thể bé cần để tế bào phát triển và phân chia.

Ngoài ra, với 100g đậu cô ve, theo Bảng Thành phần Thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, bé sẽ hấp thụ những dưỡng chất như:

  • 80g nước
  • 5g protein
  • 26mg canxi
  • 0.7mg sắt
  • 26mg magiê
  • 122mg phốt pho
  • 254mg kali
  • 25mg vitamin C
  • 0.34mg vitamin B1
  • 0.19mg vitamin B2

Cách nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Cách làm các món ăn dặm từ đậu cô ve cho bé
Sau đây là 10 công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm mẹ cần nằm lòng!

1. Cháo thịt heo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Đây là một trong những công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé được nhiều mẹ tìm kiếm! Mẹ xem hướng dẫn nấu món ăn này sau đây nha.

Nguyên liệu:

  • 20g bột gạo
  • 20g đậu cô ve
  • 20g thịt heo bằm
  • 1 thìa nhỏ dầu ăn
  • 250ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngọt

Cách thực hiện:

  • Đậu cô ve rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, xay hoặc bằm nhuyễn.
  • Cho đậu cô ve đã bằm và thịt heo bằm vào nồi; thêm 1/2 bát nước, khuấy cho tan thịt, bắc lên bếp nấu chín.
  • Khi thịt, đậu cô ve đã chín bắc nồi xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút).
  • Sau đó, mẹ cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn. Đánh thấy bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều.
  • Cho cháo thịt heo đậu cô ve cho bé ăn dặm ra bát rồi để bé thưởng thức.

2. Cháo hỗn hợp đậu cô ve và lê

Sự kết hợp giữa đậu cô ve và lê chắc chắn sẽ cho ra một món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm nhiều vitamin và chất xơ.

Nguyên liệu:

  • 40- 45g lê (khoảng 1/4 quả)
  • 30- 40g đậu cô ve giống Nhật
  • 180ml nước

Cách thực hiện:

  • Đậu cô ve mẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn. Lê gọt vỏ, bỏ lõi, cắt miếng to gấp 2-3 đậu.
  • Bỏ đậu cô ve và lê vào chung đem đi luộc. Thời gian luộc khoảng 12- 14 phút.
  • Đậu và lê chín, mẹ đem đi nghiền qua rây sạch. Nghiền nóng hay nguội đều được. Để hỗn hợp mịn, mẹ có thể dùng máy xay. Nếu dùng máy xay sinh tố mẹ cần để đậu và lê nguội bớt rồi mới xay. Và khi luộc, mẹ có thể đổ tăng thêm nước để dùng đến khi xay.
  • Nghiền xong mẹ trộn đều hỗn hợp rồi cho bé dùng.

3. Hỗn hợp đậu cô ve và cà rốt

Nguyên liệu:

  • 30g cà rốt cắt hạt lựu
  • 30g đậu cô ve cắt khúc ngắn
  • 1 bát nước (khoảng 180ml)

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve và cà rốt vào nồi, thêm nước và luộc chín. Thời gian luộc khoảng 13 phút.
  • Đậu và cà rốt chín, mẹ tắt bếp rồi mang đi nghiền qua rây. Mẹ cũng có thể xay bằng máy xay sinh tố nhưng cần để đậu và cà rốt nguội bớt rồi mới xay để không bị mất mùi thơm của chúng. Phần nước luộc mẹ cũng lọc qua rây nhé.
  • Tùy vào thời điểm ă của con, mẹ có thể cho ít hay nhiều nước luộc để điều chỉnh dộ đặc lỏng tùy thuộc vào thời điểm ăn của con.
  • Sau khi nghiền xong, mẹ trộn đều hỗn hợp và múc cháo đậu cô ve cà rốt cho bé ăn dặm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng và cách chế biến tốt nhất

4. Hỗn hợp đậu cô ve và khoai lang cho bé ăn dặm

Kết hợp đậu cô ve và khoai lang sẽ cho ra món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm dễ dàng vì độ sánh mịn, thơm béo của nó.

Nguyên liệu:

  • 40g đậu cô ve cắt khúc ngắn
  • 30 g khoai lang cắt miếng vừa
  • 180ml nước

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve và khoai lang vào nồi, thêm 180ml để luộc chín. Thời gian luộc khoảng 13 phút.
  • Đậu và khoai đã chín, mẹ lấy ra khỏi bếp và đem nghiền qua rây. Tùy vào thời điểm ăn của con, mẹ có thể thêm nước luộc điều chỉnh độ đặc lỏng phù hợp cho bé.
  • Hỗn hợp sau khi nghiền xong, mẹ trộn đều và cho bé dùng khi còn ấm hya để nguội đều được nhé.

5. Cháo đậu cô ve nghiền cho bé ăn dặm

đậu cô ve nghiền

Công thức này là một món cháo đậu cô ve tốt cho tiêu hóa của con yêu!

Nguyên liệu:

  • 30g đậu cô ve: Mẹ có thể cắt khúc ngắn; bẻ đôi hay để nguyên quả đậu đều được.

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve vào chén, hấp cách thủy. Nếu cắt khúc ngắn thì hấp trong khoảng 11 phút; còn bẻ đôi hay để nguyên quả thì hấp trong khoảng 18 phút.
  • Đậu chín, mẹ tắt bếp và lấy ra đem nghiền qua rây. Để cho dễ, mẹ giằm đậu cho nhỏ rồi nghiền.
  • Khi hấp đậu mà ra nước, mẹ dùng luôn nước đó nhé.
  • Đậu cô ve rất nhiều nước nên khi chế biến các nguyên liệu giàu tinh bột cùng đậu cô ve mẹ cũng không cần dùng thêm nước.
  • Đậu nghiền xong, mẹ khuấy đều và cho bé dùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cháo củ sen cho bé ăn dặm và những giá trị dinh dưỡng có thế bạn chưa biết

6. Cháo sườn heo – cà rốt – đậu cô ve

Nguyên liệu:

  • 3 miếng sườn heo vừa
  • Cà rốt cắt khúc vừa đủ
  • Đậu cô ve
  • Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như ăn dặm kiểu Nhật)

Cách thực hiện:

  • Sườn cho nước vào luộc rồi đổ nước bẩn đi.Rửa sạch sườn. Cho sườn và gạo vào ninh cháo cho ngọt.
  • Cà rốt và đậu cô ve cho vào nồi luộc chín. Băm nhỏ hỗn hợp cà rốt + đậu.
  • Gỡ sườn ra băm nhỏ.
  • Bắc nồi cháo lên cho sườn băm, cà rốt và đậu cô ve băm vào ngoáy cùng.
  • Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra cho con yêu thưởng thức món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm vô cùng bắt mắt này!

7. Cháo đậu cô ve nấu cùng bí ngòi khoai tây dầu oliu

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng
  • Đậu cô ve
  • Bí ngòi
  • Khoai tây
  • Nước

Cách thực hiện:

  • Mẹ nấu và luộc chín gạo, đậu, bí ngòi và khoai tây. Sau đó, lần lượt rây nhuyễn tất cả các loại nguyên liệu. Mẹ lưu ý không rây chung với nhau.
  • Sau đó, mẹ bắt nồi lên trên bếp. Bỏ từng hỗn hợp cháo trắng, đậu cô ve, bí ngòi và khoai tây đã rây vào.
  • Mẹ trộn đều, có thể cho thêm một chút xíu nước để cháo không quá đặc.
  • Khi hỗn hợp sánh mịn, mẹ múc ra bát và cho bé ăn.

8. Cháo đậu cô ve thịt vịt hạt sen cho bé ăn dặm

Khi nấu món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm này, mẹ lưu ý sử dụng gia vị an toàn cho trẻ để nêm nếm vừa ăn, vừa bổ dưỡng sức khỏe cho con.

Nguyên liệu:

  • 500ml nước lọc
  • 1,5 thìa cháo hạt vỡ
  • 10g hạt sen
  • 20g đậu cô ve
  • 40g thịt vịt

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, mẹ bắc nồi lên bếp. Cho nước, cháo hạt vỡ và hạt sen vào nồi. Ninh cháo từ 20 đến 30 phút.
  • Trong thời gian chờ cháo, mẹ luộc đậu cô ve, thái miếng nhỏ và băm nhuyễn đậu.
  • Còn với thịt vịt, mẹ cắt thành những lát mỏng, rồi băm nhuyễn.
  • Mẹ vớt hạt sen từ nồi cháo, sử dụng máy xay nhuyễn.
  • Mẹ khuấy cháo đều tay, lần lượt cho hạt sen, thịt vịt và đậu cô ve vào nồi.
  • Khi tất cả nguyên liệu chín tới, cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm đủ sánh mịn. Mẹ múc ra bát và cho bé thưởng thức thành quả của mình nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được thịt bò và 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé ăn “liên tù tì”

9. Cháo đậu cô ve nấu với chim bồ câu, cà rốt

Mẹ cần đảm bảo con có thể ăn được thịt chim bồ câu trước khi nấu món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm theo công thức này nhé.

Nguyên liệu:

  • 100g chim bồ câu
  • 40g cà rốt
  • 40g đậu cô ve
  • 35g cháo hạt vỡ
  • 10g gạo nếp
  • 1-2 nhánh hành khô
  • 3-4 tai nấm hương
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách thực hiện:

  • Thịt chim mẹ làm sạch, lọc xương và thịt để riêng ra.
  • Mẹ đổ khoảng 550ml nước vào nồi, cho thêm cháo hạt vỡ Mabu, gạo nếp, xương chim vào ninh khoảng 15-20 phút.
  • Trong thời gian đó, mẹ đem băm chim bồ câu, thái/băm nhỏ đậu cô ve, cà rốt, nấm hương tùy vào khả năng ăn thô của bé.
  • Mẹ láng dầu vào nồi, đun nóng thì cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt chim bồ câu vào xào săn.
  • Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho cà rốt, đậu cô ve, nấm hương vào đun trong khoảng 2 – 3 phút thì cho thịt chim bồ câu vào đun sôi.
  • Đổ cháo đậu cô ve này ra bát và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

10. Cháo thịt bò đậu cô ve cho bé ăn dặm

Nếu thịt bò là món khoái khẩu của bé, công thức cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Nguyên liệu:

  • 3 miếng thịt bò vừa đủ ăn
  • Bí đỏ cắt khúc vừa đủ
  • Phô mai (Loại bé, viên)
  • Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như cách ăn dặm kiểu Nhật)
  • Đậu cô ve vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Cháo rã đông.
  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng.
  • Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng vừa đủ. Sau đó thì cho vào luộc đến khi chín, nghiền nhỏ rồi rây lại
  • Tỏi băm nhỏ, sau đó phi tỏi lên rồi cho thịt bò vào đảo đều. Có thể cho một ít mắm của trẻ vào đảo cùng. Sau khi chín thì băm nhỏ rồi rây lại.
  • Đậu cô ve rửa sạch, cho vào luộc chín. Sau đó thì nghiền nhỏ rồi rây lại.
  • Bắc nồi cháo lên, sau đó thì cho thịt bò, bí đỏ vào đảo đều. Sau khoảng 1 phút sôi lăn tăn thì cho tiếp đậu cô ve vào rồi tắt bếp. Cho 5ml dầu oliu và 1 viên phô mai vào đảo đều.
  • Cho ra bát và cho con ăn cháo đậu cô ve thịt bò cho bé ăn dặm.

>>> Bạn có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡng

Lưu ý khi nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Mẹ cần nhớ một số nguyên tắc quan trọng khi tập cho con ăn cháo đậu cô ve cho bé như:

  • Cho bé bắt đầu với một lượng nhỏ đậu cô ve. Và sau đó tăng dần theo thời gian.
  • Luôn ở bên cạnh bé để theo dõi các phản ứng di ứng; cũng như để phòng tránh trường hợp bé mắc nghẹn.
  • Rây nguyên liệu thật kỹ, đảm bảo đủ nhuyễn để bé có thể ăn được và cũng như không bị nghẹn họng.
  • Hãy ưu tiên lựa chọn những nguyên liệu tươi xanh.
  • Hạn chế sử dụng đồ đông lạnh hay đã để qua ngày.

Qua bài viết, mẹ đã biết lợi ích khi nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm rồi đúng không? Hy vọng mẹ sẽ có khoảng thời gian chăm sóc và nấu cho con yêu những món ăn vô cùng bổ dưỡng. Ngoài đậu cô ve, còn rất nhiều món cháo ăn dặm mẹ có thể nấu như cháo bắp, cháo ếch. Mẹ đừng quên theo dõi bài viết từ MarryBaby để có thông tin về công thức, dinh dưỡng và chăm sóc trẻ nha!

[inline_article id=171151]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 13 tháng tuổi: Phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc

Có rất nhiều mặt tích cực đáng nói khi trẻ 13 tháng tuổi. Thỉnh thoảng, con yêu sẽ bất ngờ hôn mẹ để thể hiện tình cảm, còn mẹ sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về tính cách đang phát triển của bé khi con yêu đến giai đoạn chập chững bước đi.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 13 tháng tuổi

Khi trẻ 13 tháng tuổi, sự phát triển của con yêu sẽ chậm lại. Bé sẽ tăng cân và lớn chậm hơn.

Trẻ 13 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 13 tháng tuổi là:

  • Bé gái 13 tháng tuổi: cân nặng khoảng 9,2kg và chiều cao khoảng 75cm.
  • Bé trai 13 tháng tuổi: cân nặng khoảng 9,8kg và chiều cao khoảng 77cm.

Chắc chắn, mỗi trẻ 13 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển khác nhau. Bản thân những số liệu trên cũng không hẳn là chính xác đối với mỗi bé. Mẹ chỉ cần thấy con tăng cân và phát triển lành mạnh theo chiều hướng tích cực là được.

Trong tháng này, con yêu sẽ cao hơn khoảng 1,27cm và tăng cân khoảng 0,25kg. Nếu thấy lo lắng về sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi, mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa. Nếu con phát triển tốt, mẹ hãy đợi bé được 15 tháng thì đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra cân nặng và chiều cao của con.

2. Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 13 tháng tuổi

các cột mốc phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? Tìm hiểu một số mốc quan trọng của trẻ 13 tháng tuổi dưới đây, mẹ sẽ có câu trả lời.

Khả năng nói của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết nói không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bé chỉ mới bập bẹ mà chưa nói tròn được những từ cụ thể. Thông thường, con sẽ nói được khoảng 1-3 từ vựng đơn giản như “ha” thay vì “hoa”, “bống” thay vì “quả bóng” hoặc có thể nói “ba”, “mama”,… Có một số bé 13 tháng tuổi vẫn tiếp tục “ê a” những câu nói vô nghĩa, chưa rõ ràng hay chưa thể nói được những từ lái lái như trên nhưng không sao cả. Điều quan trọng là người lớn hãy kiên nhẫn và luôn vui vẻ khi lắng nghe con nói nhé.

Bé 13 tháng tuổi giao tiếp tốt hơn. Mẹ sẽ thấy bé tìm cách để nói rõ ý kiến ​​của mình thay vì khóc khi mẹ không hiểu ý con. Ví dụ, bé muốn lấy cái thìa ở trên cao như quầy bếp sẽ chỉ vào đó với mong muốn mẹ lấy giúp mình.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Những cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

Trẻ 13 tháng tuổi chập chững những bước đi: Hầu hết trẻ mới biết đi có thể tự đứng lên và bám vào những đồ vật xung quanh để di chuyển. Khoảng 50% số trẻ có thể tự mình thực hiện một vài bước đi loạng choạng.

Nếu con chưa biết đi mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có một số trẻ khỏe mạnh phải đến tận 18 tháng mới có thể đi được.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? Bé ở độ tuổi này đã hiểu biết về cảm xúc và tình cảm hơn trước. Dưới đây là một số biểu hiện tình cảm bé có được khi 13 tháng tuổi:

  • Bé bám víu ba mẹ nhiều hơn và cảm thấy lo lắng khi ba mẹ không ở bên cạnh.
  • Đôi khi, bé muốn dành một chút thời gian để chơi một mình.
  • Bé dễ la toáng hoặc khóc hay tức giận nếu cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Bé có thể cười khúc khích nếu cảm thấy hứng thú với điều gì đó.
  • Bé tỏ ra cảnh giác với những người lạ hơn.

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?

Theo bác sĩ nha khoa, việc mọc răng chậm ở trẻ không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Không ít em bé mọc chiếc răng đầu tiên khi 10 đến 12 tháng tuổi mới mọc răng.

Tuy nhiên, nếu bé từ 13 tháng trở lên mà chưa xuất hiện chiếc răng sữa nào thì khi này con đã bị chậm mọc răng.

Thông thường, với trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi cũng có thể sẽ chậm mọc răng hơn so với những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Vì vậy, nếu bé 13 tháng chưa có răng trong kèm theo hiện tượng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi ba mẹ cũng cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng.

Trẻ 13 tháng tuổi khóc đêm: Mẹ cần làm gì?

Những trẻ 13 tháng tuổi khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: Khi ngủ em bé thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề em bé khóc do bệnh lý.

Trẻ khóc đêm bất thường, có thể thức dậy giữa đêm, la hét hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Vì vậy, mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi

Dinh dưỡng và hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

1. Thực đơn cho trẻ 13 tháng tuổi: cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Trung bình, trẻ 13 tháng tuổi cần hấp thụ khoảng 1000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không cần thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Để dễ hiểu hơn, ở độ tuổi này, bé sẽ ăn bằng 1/4 nhu cầu ăn của người lớn.

Bé bắt đầu kén ăn khi 13 tháng nên mẹ cần giới thiệu nhiều món ăn với  mùi vị và hương vị khác nhau. Mặc dù vậy, mẹ nên hạn chế ép bé ăn nếu con không muốn nhé.

Trẻ 13 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và sữa… với lượng thích hợp.

Mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu cháo cho trẻ 13 tháng tuổi hay cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo gợi ý dưới đây

Mẹ cũng nên bắt đầu cho trẻ uống sữa nguyên chất béo vì đây là thời điểm não bộ của bé đang phát triển và cần một lượng chất béo lành mạnh để hỗ trợ sự phát triển của não bộ.

Đây cũng là thời điểm tốt để các mom cai sữa mẹ cho con, song nếu mẹ vẫn muốn tiếp tục thì có thể duy trì điều này cho đến khi bé hai tuổi.

Điều quan trọng là mẹ cần coi trọng chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé ở giai đoạn này. Hãy theo dõi cân nặng và sự phát triển của con nếu trẻ hay quấy khóc và đưa con gặp bác sĩ nếu trẻ không tăng đủ cân.

2. Hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

Hoạt động cho trẻ 13 tháng tuổi

Dưới đây là một số bước mẹ có thể cùng làm với con để hỗ trợ sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi.

  • Cùng nhau đọc sách có nhiều tranh ảnh: Mẹ nên dành vài phút để đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ hay mỗi buổi sáng thức dậy để con học hỏi được nhiều hơn và gia tăng vốn từ vựng. Khi xem các bức tranh, mẹ hãy cho con biết tên các đồ vật hoặc động vật mà bé chỉ tay vào, đồng thời mẹ hướng dẫn bé lật các trang sách. Mẹ cũng có thể bắt chước các âm thanh mà động vật tạo ra sau khi cho bé nghe vài lần.
  • Chọn đồ chơi phù hợp với trẻ 13 tháng tuổi: Mẹ hãy chọn những đồ chơi giúp thúc đẩy sự phối hợp của tay, mắt và các kỹ năng vận động. Những đồ chơi khối lớn và đồ chơi mềm sẽ phù hợp với con. Bé sẽ cố gắng nhặt hay tìm kiếm những đồ vật bản thân thích thú rồi cầm nắm chúng bằng ngón cái và ngón trỏ, đồng thời giữ chặt chúng.
  • Trò chuyện với con: Trẻ 13 tháng tuổi có thể chưa nói được nhiều. Tuy nhiên, mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn nữa để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ. Mẹ hãy kể lại một ngày của mình trong lúc thay tã, tắm, đi dạo trong công viên hay lái xe cùng con. Mẹ cũng có thể nói cho bé nghe mình đang làm gì hoặc cho bé biết thêm về thế giới xung quanh của con.
  • Cho bé tập cai sữa bình từ từ: Nếu con vẫn dùng bình sữa, đã đến lúc mẹ bắt đầu hướng dẫn bé dùng bình tập uống cho trẻ em (sippy cup). Các chuyên gia khuyên mẹ nên chuyển hoàn toàn từ bình sữa sang bình tập uống cho trẻ sau 18 tháng. Vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để mẹ tập dần cho con loại bình mới và hạn chế cho con dùng bình sữa.

3. Giấc ngủ của trẻ 13 tháng tuổi: trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 13 tháng tuổi đã có giấc ngủ ổn định hơn và đã duy trì được thói quen đi ngủ. Tuy nhiên, bé có thể thức dậy nửa đêm do gặp các vấn đề về mọc răng, phát triển và bị bệnh. Trung bình trẻ 13 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé yêu sẽ ngủ từ 11-14 giờ trong 1 ngày. Như vậy, bé sẽ có một hoặc hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ vào ban đêm không bị gián đoạn.

Trẻ mới biết đi dễ bị phân tâm và thậm chí lười đi ngủ bởi thích thú với những điều xung quanh và xem giấc ngủ như là một hoạt động vô ích. Nếu bé vẫn không chịu đi ngủ, mẹ tốt nhất đừng ép bé. Thay vào đó, mẹ hãy tạo môi trường để bé ngủ ngon. Ngoài ra, cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một cách tốt để bé có giấc ngủ ngon.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bật mí 26 tuyệt chiêu giúp con ngon giấc

4. Tiêm phòng

Mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ cho con. Nếu mẹ đã bỏ lỡ lần tiêm chủng cho con khi bé 12 tháng tuổi, hãy tiêm chủng cho bé trong giai đoạn này ngay. Dưới đây là một số mũi tiêm phòng cho bé 12 tháng tuổi mà bác sĩ khuyến nghị:

  • Viêm màng não mô cầu (Mengoc BC)
  • Viêm gan B (Hep B)
  • Haemophilus influenza tuýp b (vi khuẩn Hib)
  • Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 13 tháng tuổi phát triển tốt

1. Những lưu ý đối với bé

Nếu bé yêu không đạt được những mốc quan trọng ở độ tuổi này, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ:

  • Bé không thể tự mình đứng được.
  • Bé không thể cầm nắm đồ vật bằng ngón tay.
  • Bé không hiểu những hướng dẫn đơn giản của bạn.
  • Bé không biểu lộ cảm xúc.

Dưới đây là một số lời khuyên khác cho bố mẹ để chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi tốt hơn:

  • Trẻ 13 tháng tuổi ưa thích khám phá mà lại còn chập chững những bước đi nữa. Vì thế, những đồ vật trong nhà mẹ đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ tốt nhất không nên để những đồ vật dễ đổ vỡ trong nhà làm nguy hiểm đến con. Đặc biệt, các thiết bị bếp phải có khóa van an toàn để không làm bỏng con, các thiết bị điện cũng cần được bọc lại cẩn thận để tránh con nghịch, táy máy làm giật điện…
  • Ba nên hạn chế hút thuốc trước mặt con hoặc từ bỏ hút thuốc khi có con nhỏ mà cũng đảm bảo sức khỏe cho mình.
  • Cho bé có nhiều cơ hội để di chuyển hơn cho dù đó là bò hay đi bộ ở giai đoạn này.
  • Không cho con ngồi trước màn hình tivi, máy tính cho đến khi con được ít nhất 18 tháng đến 24 tháng tuổi.
  • Thay vì cho trẻ ăn nhiều thức ăn có đường, ba mẹ hãy cho con ăn nhẹ bằng thức ăn lành mạnh như trái cây, bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt, rau và thực phẩm từ sữa. Ba mẹ có chế độ ăn lành mạnh sẽ làm gương tốt cho con.
  • Ba mẹ không nên dùng thức ăn để thưởng cho con. Thay vào đó, bạn hãy khen ngợi con hoặc ôm và hôn con khi bé làm giỏi.

2. Lưu ý chăm sóc bản thân cho mẹ

Trẻ 13 tháng tuổi ngày càng độc lập và tò mò về thế giới nhưng vẫn chưa thể hiểu được những chỉ dẫn của mẹ về điều gì là đúng và điều gì là sai. Do đó, mẹ cần cảnh giác để đảm bảo rằng con được an toàn.

Bên cạnh việc cảnh giác, khả năng chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến những đồ vật an toàn sẽ là một kỹ năng mà mẹ cần thành thạo trong những năm tới.

Bảo vệ trẻ em trong nhà để con có thể khám phá căn nhà một cách an toàn. Điều này sẽ khuyến khích khả năng vận động và tính độc lập của trẻ đồng thời, mẹ cũng yên tâm hơn.

Với tư cách là cha mẹ, việc chú ý và dự đoán bước đi tiếp theo của đứa con 13 tháng tuổi có thể khiến mẹ mệt mỏi. Mẹ hãy nhắc nhở bản thân rằng trẻ 13 tháng tuổi mới biết đi được an toàn; đồng thời có cơ hội tìm hiểu về thế giới là điều quan trọng để con phát triển hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trẻ 13 tháng tuổi đôi khi có nhiều chiêu trò làm đau đầu người lớn! Ví dụ, bé hét lên và thích thú, không phải vì giận dữ mà chỉ để thử giọng. Một mẹo dành cho bạn những lúc này là hát, không quá lớn nhưng đủ để bé nghe được. Bạn cũng có thể nghĩ ra nhiều cách gây sự chú ý của bé, làm bé xao lãng và quên hò hét!

Hoa Vũ

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản, đảm bảo đủ dinh dưỡng

Có phải mẹ đang tìm cách nấu cháo cho bé ăn dặm không? Nếu đùng là vậy thì bài viết này là dành cho mẹ. Trong bài viết, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin cho mẹ biết là khi nào bé nên ăn dặm; những cách nấu cháo ăn dặm đơn giản; cũng như là những sai lầm thường gặp.

1. Khi nào nên cho bé ăn cháo?

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP, trẻ chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn đầu bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ phải tập cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, và từ ít đến nhiều. Khi bé bắt đầu quen với việc ăn dặm, mẹ bắt đầu thử chuyển qua cho bé ăn dặm với cháo khi bé được khoảng 8 tháng trở lên.

Vì trẻ 8 tháng đã mọc được vài chiếc răng sữa đầu tiên, và con có thể ăn được các loại hạt gạo trong cháo.

2. Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng

Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm đơn giản

2.1 Cách nấu cháo trắng ăn dặm bằng bếp ga

Nguyên liệu:

  • Gạo 20g
  • Nồi nước sôi

Cách nấu cháo trắng bằng bếp ga:

  • Bước 1: Mẹ vo gạo với khoảng 2 lần nước cho thật sạch rồi đổ vào nồi, ngâm gạo 15 phút.
  • Bước 2: Sau khi ngâm gạo, mẹ bắc nồi nước lên bếp, bật lửa trung bình và đun sôi.
  • Bước 3: Khi cháo sôi, mẹ dùng muỗng khuấy đều, tắt bếp, đậy nắp nồi. Sau 30 phút, bạn tiếp tục đun sôi nồi cháo lần nữa, đợi cháo sôi, bạn tắt bếp, đợi 30 phút rồi bạn lại bật bếp nấu sôi.
  • Bước 4: Thành phẩm. Cháo trắng ăn dặm bằng bếp ga với cách làm đơn giản, từng hạt gạo mềm mại, bung nở vô cùng hấp dẫn, thích hợp để bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác mang đến cho bé một bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng.

2.2 Cách nấu cháo trắng ăn dặm bằng nồi nấu cháo

Nguyên liệu:

  • Gạo 20g
  • Nồi nấu cháo chậm

Cách nấu cháo trắng bằng nồi nấu cháo chuyên dụng:

  • Bước 1: Mẹ vo gạo với nước sạch rồi cho vào nồi. Thêm khoảng 100ml nước vào và nấu.
  • Bước 2: Mẹ cho nồi sứ vào nồi nấu chậm, đậy nắp kín, nhấn nút, nấu cháo trong khoảng 2.5 giờ.
  • Bước 3: Sau 2.5 giờ, cháo đã chín, mẹ khuấy nhẹ rồi cho cháo ra chén để bé thưởng thức.
  • Thành phẩm: Cháo trắng ăn dặm bằng nồi nấu cháo với cách làm đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và công sức, bạn đã hoàn thành được một chén cháo thơm ngon cho con.

2.3 Nấu và hầm cháo trắng ăn dặm bằng bình giữ nhiệt

Nguyên liệu:

  • Gạo 20g
  • Nồi nấu cháo, bình giữ nhiệt

Cách nấu cháo trắng bằng nồi và hầm tiếp với bình giữ nhiệt:

  • Bước 1: Mẹ vo gạo với khoảng 2 lần nước rồi cho vào nồi, đổ vào khoảng 100 ml nước.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp, điều chỉnh lửa vừa và đun sôi. Đợi nồi cháo sôi, mẹ tắt bếp, cẩn thận đổ cháo vào bình giữ nhiệt.
  • Bước 3: Để cháo trong bình giữ nhiệt ủ trong khoảng 8 – 10 giờ là cháo đã chín và hạt cháo bung nở, bạn có thể đun sôi lại và kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác là có ngay món cháo thơm ngon, dinh dưỡng cho bé.
  • Thành phẩm: Cháo trắng ăn dặm bằng bình giữ nhiệt sau khi hoàn thành sẽ có hạt cháo nở bung, mềm mại đầy hấp dẫn. Hạt gạo nở đều, được ủ trong thời gian dài nên khá mềm, thích hợp cho các bé nhỏ.

2.4 Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản theo tỷ lệ gạo – nước (cháo rây)

Tỷ lệ gạo và nước sẽ tạo ra cháo loãng hay đặc. Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường được làm quen với cháo loãng hoặc bột trước. Mẹ cũng có thể dựa theo bảng công thức nấu cháo trắng cho bé ăn dặm dưới đây.

bảng nấu cháo cho bé
Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm theo tỷ lệ gạo nước (cháo rây)

Nguyên liệu:

  • Gạo 20g
  • Nồi nấu cháo, bình giữ nhiệt

Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm theo tỷ lệ gạo – nước:

  • Bước 1: Mẹ cho 20gr gạo vào nồi, đổ nước vào, nhẹ nhàng dùng tay khuấy nhẹ để làm sạch gạo. Sau đó, cẩn thận đổ nước đi.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn cẩn thận cho khoảng 200ml nước vào hoặc bạn có thể sử dụng vá đã múc gạo, múc 10 vá cho vào nồi.
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa và đun sôi cháo. Đợi cháo sôi thì bạn tắt bếp, để cháo ủ trong 10 phút. Sau 10 phút, bạn lại bật bếp, tiếp tục đun sôi. Cứ làm như thế cho đến khi hạt cháo nở mềm. Đợi cháo sôi thì bạn tắt bếp.
  • Bước 4: Đổ cháo vừa nấu qua rây, dùng muỗng chà nhẹ để cháo nhuyễn và lọt hết qua rây để được phần cháo nhuyễn mịn.
  • Thành phẩm: Cháo trắng ăn dặm rây (cháo rây 1:10) với cách làm đơn giản, cháo được rây nhuyễn giúp bé dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Chú ý:

Nếu mẹ không nấu cháo cho bé mỗi ngày mà nấu sẵn cháo để trữ đông và mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến cháo ăn dặm cho bé thì nên nấu theo tỷ lệ gạo, nước là 1:5. Khi rã đông cháo, mẹ thường sẽ cho thêm các thực phẩm khác và nước vào nên nếu ban đầu nấu quá nhiều nước sẽ làm cháo bị loãng.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

3. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo thực đơn

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo thực đơn
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo thực đơn

Sau khi mẹ đã biết thực hiện cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm đơn giản. Tiếp theo MarryBaby gợi ý thêm cho mẹ các món cháo mà bé có thể ăn dặm trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi.

3.1 Cháo bắp kiểu Nhật cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 30ml cháo trắng.
  • 15g đậu non (đậu phụ trắng).
  • 20g ngô.
  • 15g súp lơ xanh.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật:

  • Bước 1: Bắc nồi nước lên bếp, cho ngô vào luộc trong 5 phút, sau đó cho đậu phụ vào trần nóng. Để đậu phụ không bị vỡ nát thì mẹ đặt đậu phụ vào thìa múc canh, rồi nhúng vào nồi nước.
  • Bước 2: 3 phút sau thì mẹ vớt đậu ra rồi cho súp lơ vào (ngô vẫn để trong nồi đun).
  • Bước 3: Vớt súp lơ và ngô để ráo nước.
  • Bước 4: Mẹ lần lượt rây cháo, đậu non, súp lơ và ngô. Mẹ đặt rây lên một chiếc bát, rồi dùng thìa chà các nguyên liệu cho thật nhuyễn xuống bát. Mỗi nguyên liệu chà xuống riêng 1 cái bát.
  • Bước 5: Pha nước luộc ngô khi nãy vào để làm loãng phần súp lơ và ngô vừa rây được.
  • Bước 6: Sau đó mẹ bày cháo bắp ngô ra cho bé thưởng thức. Cháo để trong một bát. Súp lơ nhuyễn trộn với nước luộc trong một bát con. Cho đậu phụ vào nước ngô rây, để trong một bát con.

3.2 Cháo gà phô mai

Nguyên liệu:

  • Thịt gà.
  • Phô mai.

Cách nấu cháo gà phô mai cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Thịt gà các mẹ bỏ da và xương, lấy phần nạc băm nhuyễn, hòa cùng ít nước rồi cho vào nồi cháo.
  • Bước 2: Đến khi cháo chín, mẹ cho vào 1 lát phô mai, khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Khi cho ra bát, mẹ đừng quên thêm 1 muỗng con dầu ăn của bé vào nhé. Để cháo gà cho bé ăn dặm bớt nóng là con có thể thưởng thức.

3.3 Cách nấu cháo cá chẽm rau mồng tơi cho bé

Cháo cá chẽm cho bé

Nếu mẹ đang thắc mắc là không biết nên nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm như thế nào; mẹ có thể thử theo cách nấu sự hướng dẫn sau:

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá chẽm 30g.
  • Rau mồng tơi 15g.
  • Gạo nấu cháo 50g.
  • Hạt nên và dầu ăn dặm chó bé.

Cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sơ chế và băm nhỏ thịt cá. Mẹ rửa phần phi lê cá chẽm với nước muối, bỏ phần da cá. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo mức độ ăn thô của bé.
  • Bước 2: Sơ chế và luộc rau mồng tơi. Rau mồng tơi thì mẹ chỉ cần rửa sạch và băm nhuyễn là được.
  • Bước 3: Vo gạo và nấu cháo. Mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi và thêm 500ml nước, bắc lên bếp, nấu cháo. Mẹ nhớ chỉnh lửa nhỏ và ninh cháo trong khoảng 20 phút tới khi cháo nhừ.
  • Bước 4: Nấu sôi cháo cùng hỗn hợp 1 lần nữa. Khi cháo đã chín, rau mồng tơi và thịt cá chẽm cũng đã chín và băm nhỏ. Mẹ cho tất cả nồi và nấu chín lại lần nữa.
  • Bước 5: Nấu xong, cho con yêu thưởng thức. Mẹ khuấy cháo đều tay và múc ra bát cho con ăn. Mẹ nhớ là không cần múc quá sát đáy nồi, để tránh phần cháo khét ở đáy nồi lẫn vào bát cháo của con.

4. Sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm mẹ thường gặp

cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm – Một số sai lầm mẹ thường gặp
  • Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương: Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này bị kết tủa; và làm giảm chất dinh dưỡng của nước dùng.
  • Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm: Thận của trẻ còn non nên hạn chế gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị vào.
  • Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục sẽ làm đồ ăn dễ nát, nhũn, trông kém hấp dẫn; làm cho bé không muốn ăn và thậm chí là bỏ ăn
  • Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác: Nếu mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo cho bé ăn dặm để tăng chất dinh dưỡng; thì hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần. Vì protein và vitamin trong sữa bị phân hủy.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất trong trường hợp này là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước. Sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách nấu cháo cho bé ăn dặm vừa đơn giản, vừa đảm bao dinh dưỡng.