Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 cách nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm tại nhà

Nhiều mẹ lăn tăn không biết khi nào và làm thế nào để giới thiệu món đậu cô ve này cho bé. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với mẹ thông tin về dưỡng chất của đậu cô ve; và 10 công thức đơn giản, dễ làm để nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm.

Mẹ nên nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm khi con mấy tuổi?

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, CDC khuyến khích mẹ kiên nhẫn chờ đến khi bé được 7-8 tháng tuổi để bắt đầu cho bé ăn thực phẩm đa dạng hơn; trong đó có các món rau củ quả.

Để an toàn, mẹ cứ chờ đến lúc bé 8 tháng tuổi rồi hãy nấu cháo đậu cô ve cho bé nhé! Vì món đậu này vô cùng nhiều dưỡng chất, nên nó có thể hơi “nặng” so với hệ thống tiêu hóa đang phát triển của bé.

Song song đó, mẹ cũng cần quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm (ví dụ như có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ; khả năng kiểm soát đầu và cổ,…) để biết chắc con đã có thể thưởng thức món cháo đậu cô ve mà mẹ nấu.

Mẹ nên nấu cháo đậu cô vê cho bé ăn dặm khi con mấy tuổi?
Thời điểm thích hợp nhất để nấu cháo đậu cô ve cho bé thưởng thức là khi bé 8 tháng tuổi mẹ nhé!

Lợi ích của đậu cô ve cho bé ăn dặm

Trước khi tìm công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dăm. Mẹ hẳn sẽ tò mò lợi ích khi nấu nguyên liệu này cho con đúng không?

Đậu cô ve rất giàu vitamin A vô cùng có lợi cho sức khỏe mắt của bé. Đồng thời, con yêu cũng được bổ sung vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu; và vitamin C giúp hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt.

Đậu cô ve cũng cung cấp folate, một loại vitamin B mà cơ thể bé cần để tế bào phát triển và phân chia.

Ngoài ra, với 100g đậu cô ve, theo Bảng Thành phần Thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, bé sẽ hấp thụ những dưỡng chất như:

  • 80g nước
  • 5g protein
  • 26mg canxi
  • 0.7mg sắt
  • 26mg magiê
  • 122mg phốt pho
  • 254mg kali
  • 25mg vitamin C
  • 0.34mg vitamin B1
  • 0.19mg vitamin B2

Cách nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Cách làm các món ăn dặm từ đậu cô ve cho bé
Sau đây là 10 công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm mẹ cần nằm lòng!

1. Cháo thịt heo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Đây là một trong những công thức nấu cháo đậu cô ve cho bé được nhiều mẹ tìm kiếm! Mẹ xem hướng dẫn nấu món ăn này sau đây nha.

Nguyên liệu:

  • 20g bột gạo
  • 20g đậu cô ve
  • 20g thịt heo bằm
  • 1 thìa nhỏ dầu ăn
  • 250ml nước
  • 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngọt

Cách thực hiện:

  • Đậu cô ve rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, xay hoặc bằm nhuyễn.
  • Cho đậu cô ve đã bằm và thịt heo bằm vào nồi; thêm 1/2 bát nước, khuấy cho tan thịt, bắc lên bếp nấu chín.
  • Khi thịt, đậu cô ve đã chín bắc nồi xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút).
  • Sau đó, mẹ cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn. Đánh thấy bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều.
  • Cho cháo thịt heo đậu cô ve cho bé ăn dặm ra bát rồi để bé thưởng thức.

2. Cháo hỗn hợp đậu cô ve và lê

Sự kết hợp giữa đậu cô ve và lê chắc chắn sẽ cho ra một món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm nhiều vitamin và chất xơ.

Nguyên liệu:

  • 40- 45g lê (khoảng 1/4 quả)
  • 30- 40g đậu cô ve giống Nhật
  • 180ml nước

Cách thực hiện:

  • Đậu cô ve mẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn. Lê gọt vỏ, bỏ lõi, cắt miếng to gấp 2-3 đậu.
  • Bỏ đậu cô ve và lê vào chung đem đi luộc. Thời gian luộc khoảng 12- 14 phút.
  • Đậu và lê chín, mẹ đem đi nghiền qua rây sạch. Nghiền nóng hay nguội đều được. Để hỗn hợp mịn, mẹ có thể dùng máy xay. Nếu dùng máy xay sinh tố mẹ cần để đậu và lê nguội bớt rồi mới xay. Và khi luộc, mẹ có thể đổ tăng thêm nước để dùng đến khi xay.
  • Nghiền xong mẹ trộn đều hỗn hợp rồi cho bé dùng.

3. Hỗn hợp đậu cô ve và cà rốt

Nguyên liệu:

  • 30g cà rốt cắt hạt lựu
  • 30g đậu cô ve cắt khúc ngắn
  • 1 bát nước (khoảng 180ml)

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve và cà rốt vào nồi, thêm nước và luộc chín. Thời gian luộc khoảng 13 phút.
  • Đậu và cà rốt chín, mẹ tắt bếp rồi mang đi nghiền qua rây. Mẹ cũng có thể xay bằng máy xay sinh tố nhưng cần để đậu và cà rốt nguội bớt rồi mới xay để không bị mất mùi thơm của chúng. Phần nước luộc mẹ cũng lọc qua rây nhé.
  • Tùy vào thời điểm ă của con, mẹ có thể cho ít hay nhiều nước luộc để điều chỉnh dộ đặc lỏng tùy thuộc vào thời điểm ăn của con.
  • Sau khi nghiền xong, mẹ trộn đều hỗn hợp và múc cháo đậu cô ve cà rốt cho bé ăn dặm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng và cách chế biến tốt nhất

4. Hỗn hợp đậu cô ve và khoai lang cho bé ăn dặm

Kết hợp đậu cô ve và khoai lang sẽ cho ra món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm dễ dàng vì độ sánh mịn, thơm béo của nó.

Nguyên liệu:

  • 40g đậu cô ve cắt khúc ngắn
  • 30 g khoai lang cắt miếng vừa
  • 180ml nước

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve và khoai lang vào nồi, thêm 180ml để luộc chín. Thời gian luộc khoảng 13 phút.
  • Đậu và khoai đã chín, mẹ lấy ra khỏi bếp và đem nghiền qua rây. Tùy vào thời điểm ăn của con, mẹ có thể thêm nước luộc điều chỉnh độ đặc lỏng phù hợp cho bé.
  • Hỗn hợp sau khi nghiền xong, mẹ trộn đều và cho bé dùng khi còn ấm hya để nguội đều được nhé.

5. Cháo đậu cô ve nghiền cho bé ăn dặm

đậu cô ve nghiền

Công thức này là một món cháo đậu cô ve tốt cho tiêu hóa của con yêu!

Nguyên liệu:

  • 30g đậu cô ve: Mẹ có thể cắt khúc ngắn; bẻ đôi hay để nguyên quả đậu đều được.

Cách thực hiện:

  • Mẹ cho đậu cô ve vào chén, hấp cách thủy. Nếu cắt khúc ngắn thì hấp trong khoảng 11 phút; còn bẻ đôi hay để nguyên quả thì hấp trong khoảng 18 phút.
  • Đậu chín, mẹ tắt bếp và lấy ra đem nghiền qua rây. Để cho dễ, mẹ giằm đậu cho nhỏ rồi nghiền.
  • Khi hấp đậu mà ra nước, mẹ dùng luôn nước đó nhé.
  • Đậu cô ve rất nhiều nước nên khi chế biến các nguyên liệu giàu tinh bột cùng đậu cô ve mẹ cũng không cần dùng thêm nước.
  • Đậu nghiền xong, mẹ khuấy đều và cho bé dùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cháo củ sen cho bé ăn dặm và những giá trị dinh dưỡng có thế bạn chưa biết

6. Cháo sườn heo – cà rốt – đậu cô ve

Nguyên liệu:

  • 3 miếng sườn heo vừa
  • Cà rốt cắt khúc vừa đủ
  • Đậu cô ve
  • Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như ăn dặm kiểu Nhật)

Cách thực hiện:

  • Sườn cho nước vào luộc rồi đổ nước bẩn đi.Rửa sạch sườn. Cho sườn và gạo vào ninh cháo cho ngọt.
  • Cà rốt và đậu cô ve cho vào nồi luộc chín. Băm nhỏ hỗn hợp cà rốt + đậu.
  • Gỡ sườn ra băm nhỏ.
  • Bắc nồi cháo lên cho sườn băm, cà rốt và đậu cô ve băm vào ngoáy cùng.
  • Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra cho con yêu thưởng thức món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm vô cùng bắt mắt này!

7. Cháo đậu cô ve nấu cùng bí ngòi khoai tây dầu oliu

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng
  • Đậu cô ve
  • Bí ngòi
  • Khoai tây
  • Nước

Cách thực hiện:

  • Mẹ nấu và luộc chín gạo, đậu, bí ngòi và khoai tây. Sau đó, lần lượt rây nhuyễn tất cả các loại nguyên liệu. Mẹ lưu ý không rây chung với nhau.
  • Sau đó, mẹ bắt nồi lên trên bếp. Bỏ từng hỗn hợp cháo trắng, đậu cô ve, bí ngòi và khoai tây đã rây vào.
  • Mẹ trộn đều, có thể cho thêm một chút xíu nước để cháo không quá đặc.
  • Khi hỗn hợp sánh mịn, mẹ múc ra bát và cho bé ăn.

8. Cháo đậu cô ve thịt vịt hạt sen cho bé ăn dặm

Khi nấu món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm này, mẹ lưu ý sử dụng gia vị an toàn cho trẻ để nêm nếm vừa ăn, vừa bổ dưỡng sức khỏe cho con.

Nguyên liệu:

  • 500ml nước lọc
  • 1,5 thìa cháo hạt vỡ
  • 10g hạt sen
  • 20g đậu cô ve
  • 40g thịt vịt

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, mẹ bắc nồi lên bếp. Cho nước, cháo hạt vỡ và hạt sen vào nồi. Ninh cháo từ 20 đến 30 phút.
  • Trong thời gian chờ cháo, mẹ luộc đậu cô ve, thái miếng nhỏ và băm nhuyễn đậu.
  • Còn với thịt vịt, mẹ cắt thành những lát mỏng, rồi băm nhuyễn.
  • Mẹ vớt hạt sen từ nồi cháo, sử dụng máy xay nhuyễn.
  • Mẹ khuấy cháo đều tay, lần lượt cho hạt sen, thịt vịt và đậu cô ve vào nồi.
  • Khi tất cả nguyên liệu chín tới, cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm đủ sánh mịn. Mẹ múc ra bát và cho bé thưởng thức thành quả của mình nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được thịt bò và 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé ăn “liên tù tì”

9. Cháo đậu cô ve nấu với chim bồ câu, cà rốt

Mẹ cần đảm bảo con có thể ăn được thịt chim bồ câu trước khi nấu món cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm theo công thức này nhé.

Nguyên liệu:

  • 100g chim bồ câu
  • 40g cà rốt
  • 40g đậu cô ve
  • 35g cháo hạt vỡ
  • 10g gạo nếp
  • 1-2 nhánh hành khô
  • 3-4 tai nấm hương
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách thực hiện:

  • Thịt chim mẹ làm sạch, lọc xương và thịt để riêng ra.
  • Mẹ đổ khoảng 550ml nước vào nồi, cho thêm cháo hạt vỡ Mabu, gạo nếp, xương chim vào ninh khoảng 15-20 phút.
  • Trong thời gian đó, mẹ đem băm chim bồ câu, thái/băm nhỏ đậu cô ve, cà rốt, nấm hương tùy vào khả năng ăn thô của bé.
  • Mẹ láng dầu vào nồi, đun nóng thì cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt chim bồ câu vào xào săn.
  • Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho cà rốt, đậu cô ve, nấm hương vào đun trong khoảng 2 – 3 phút thì cho thịt chim bồ câu vào đun sôi.
  • Đổ cháo đậu cô ve này ra bát và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

10. Cháo thịt bò đậu cô ve cho bé ăn dặm

Nếu thịt bò là món khoái khẩu của bé, công thức cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Nguyên liệu:

  • 3 miếng thịt bò vừa đủ ăn
  • Bí đỏ cắt khúc vừa đủ
  • Phô mai (Loại bé, viên)
  • Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như cách ăn dặm kiểu Nhật)
  • Đậu cô ve vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Cháo rã đông.
  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng.
  • Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng vừa đủ. Sau đó thì cho vào luộc đến khi chín, nghiền nhỏ rồi rây lại
  • Tỏi băm nhỏ, sau đó phi tỏi lên rồi cho thịt bò vào đảo đều. Có thể cho một ít mắm của trẻ vào đảo cùng. Sau khi chín thì băm nhỏ rồi rây lại.
  • Đậu cô ve rửa sạch, cho vào luộc chín. Sau đó thì nghiền nhỏ rồi rây lại.
  • Bắc nồi cháo lên, sau đó thì cho thịt bò, bí đỏ vào đảo đều. Sau khoảng 1 phút sôi lăn tăn thì cho tiếp đậu cô ve vào rồi tắt bếp. Cho 5ml dầu oliu và 1 viên phô mai vào đảo đều.
  • Cho ra bát và cho con ăn cháo đậu cô ve thịt bò cho bé ăn dặm.

>>> Bạn có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡng

Lưu ý khi nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm

Mẹ cần nhớ một số nguyên tắc quan trọng khi tập cho con ăn cháo đậu cô ve cho bé như:

  • Cho bé bắt đầu với một lượng nhỏ đậu cô ve. Và sau đó tăng dần theo thời gian.
  • Luôn ở bên cạnh bé để theo dõi các phản ứng di ứng; cũng như để phòng tránh trường hợp bé mắc nghẹn.
  • Rây nguyên liệu thật kỹ, đảm bảo đủ nhuyễn để bé có thể ăn được và cũng như không bị nghẹn họng.
  • Hãy ưu tiên lựa chọn những nguyên liệu tươi xanh.
  • Hạn chế sử dụng đồ đông lạnh hay đã để qua ngày.

Qua bài viết, mẹ đã biết lợi ích khi nấu cháo đậu cô ve cho bé ăn dặm rồi đúng không? Hy vọng mẹ sẽ có khoảng thời gian chăm sóc và nấu cho con yêu những món ăn vô cùng bổ dưỡng. Ngoài đậu cô ve, còn rất nhiều món cháo ăn dặm mẹ có thể nấu như cháo bắp, cháo ếch. Mẹ đừng quên theo dõi bài viết từ MarryBaby để có thông tin về công thức, dinh dưỡng và chăm sóc trẻ nha!

[inline_article id=171151]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm ngon miệng lớn nhanh như thổi

Những cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm sau đây cực kì đơn giản và dễ làm. Mẹ có thể kết hợp với các loại rau củ khác nhau mỗi ngày để thay đổi thực đơn cho con không ngán.

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn thịt heo?

Nhiều cơ quan có thẩm quyền về nhi khoa, đặc biệt là ở Anh, Canada và Liên minh Châu Âu đã khuyến nghị thịt heo nên là một trong những thực phẩm rắn đầu tiên dành cho trẻ nhỏ. 

Thịt heo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm protein, vitamin B12, choline và kẽm. Nó cũng chứa một chút vitamin D, kali và selen.

Thịt heo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Cùng với nhau, những chất dinh dưỡng này thúc đẩy sự phát triển và nhận thức của tế bào trong trẻ, đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ thống nội tiết, miễn dịch và thần kinh.

Tuy nhiên, bạn đừng quên một lưu ý quan trọng đó là chỉ nên cho trẻ ăn thịt heo tươi nấu chín vì thịt heo đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt viên,… thường rất cao natri và chứa các chất phụ gia như nitrat, có thể tiêu cực ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu khi tiêu thụ quá mức.

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì ăn dặm với cháo thịt bằm được?

Tùy vào thể trạng của từng bé mà thời gian mẹ cho bé tập ăn thịt heo sẽ khác nhau. Hãy cho con ăn thịt heo ngay khi bạn nhận thấy con đã sẵn sàng bắt đầu ăn dặm. Thường là từ 6 – 8 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé bắt đầu ăn dặm với cháo thịt băm

Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm

Có nhiều cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm với các loại rau củ đa dạng khác nhau. Dưới đây là 5 cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm đơn giản nhất:

1. Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm với củ cải 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 35g
  • Thịt nạc: 35g xay nhuyễn
  • Củ cải: 30g gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Bước 2: Nấu cháo 

  • Vo gạo thật sạch rồi ngâm gạo với nước trong khoảng 15 phút cho gạo mềm
  • Cho gạo vào nồi, đổ nước vào với lượng vừa phải rồi bắt lên bếp, bật lửa vừa đun cho sôi 
  • Khi cháo sôi mẹ tắt bếp, ủ cháo trong 10 phút. Sau 10 phút, mẹ lại bật bếp, tiếp tục đun sôi và cứ làm như thế cho đến khi hạt cháo nở mềm. 
  • Cho củ cải và thịt lớn vào nấu thêm khoảng 10 phút cho đến khi thịt chín
  • Có thể nêm thêm chút dầu ăn rồi cho bé thưởng thức

2. Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm với cà rốt bằng bình giữ nhiệt

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 35g
  • Thịt thăn: 30g rửa sạch rồi băm nhỏ
  • Cà rốt: Nửa củ rửa sạch rồi băm nhỏ

Bước 2: Nấu cháo 

  • Vo gạo thật sạch rồi ngâm gạo với nước trong khoảng 15 phút cho gạo mềm
  • Cho gạo và nước vào nồi rồi bắt lên bếp, bật lửa vừa đun cho sôi rồi tắt bếp
  • Đổ cháo vào bình giữ nhiệt rồi ủ trong 8 – 10 giờ để cháo chín nhừ và hạt cháo bung nở. 
  • Bắc nồi cháo lên bếp lần nữa, cho cà rốt vào nấu cùn nhừ, rồi cho thịt lợn vào khuấy đều lên, nấu thêm tầm 3-5 phút rồi đổ cháo ra bát.

Cách nấu cháo thịt bằm này giúp hạt gạo nở đều, cháo được ủ trong thời gian dài nên khá mềm, thích hợp cho các bé nhỏ mới tập ăn dặm.

cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm
Cháo thịt heo kết hợp với cà rốt vừa thơm ngon, lại bổ dưỡng

3. Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm với cải bó xôi

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt heo băm nhỏ: 30g
  • Cải bó xôi băm nhỏ: 20g 
  • Gạo: 35g

Bước 2: Nấu cháo 

Cũng như các bước nấu cháo trên, sau khi nấu cháo chín nhừ, mẹ cho thịt heo vào nấu tiếp đến khi thịt chín, cuối cùng là cho rau vào đun sôi. Mẹ nhớ khuấy đều tay để cháo không bị vón cục.

4. Cách nấu cháo thịt bằm với đậu Hà Lan cho bé ăn dặm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt nạc: 30g
  • Đậu Hà Lan: 30g
  • Gạo: 35g
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Bước 2: Nấu cháo 

  • Cho đậu Hà Lan vào nồi nước xâm xấm mặt rồi đun cho đến khi đậu chín mềm, lấy ra nghiền nhỏ vừa ăn.
  • Cách nấu cháo thịt bằm với đậu Hà Lan cũng tương tự như các bước nấu cháo trên, tuy nhiên thay vì dùng nước thường, mẹ có thể tận dụng nước luộc đậu để nấu cháo, cách này giúp cháo có mùi thơm hơn và các chất dinh dưỡng trong đậu cũng được giữ lại.
  • Sau khi cháo chín nhừ, mẹ cho thịt heo băm nhỏ vào đợi cho chín, cuối cùng là bỏ đậu Hà Lan vào khuấy đều, nêm thêm chút dầu ăn là xong.

5. Cháo thịt lợn hoa thiên lý

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt heo: 30g
  • Hoa thiên lý: 30g
  • Hành: 1 vài nhánh
  • Gạo: 35g

Bước 2: Nấu cháo 

  • Xào hoa thiên lý với thịt heo, sau đó băm nhỏ theo khả năng ăn thô của bé
  • Nấu cháo chín nhừ, cho thịt băm, hoa thiên lý và hành lá cắt nhỏ vào, khuấy đều tay cho đến khi cháo sôi lục bục thì đổ ra bát
  • Có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé
Cháo thịt heo xào hoa thiên lý

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm với thịt heo

  • Thịt có thể là nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ sơ sinh nên để giảm thiểu rủi ro, hãy băm nhỏ thịt tùy theo khả năng ăn thô của bé. 
  • Với trẻ lần đầu ăn thịt heo, hãy cho bé ăn thử trước một lượng nhỏ rồi hãy tăng dần lượng thịt trong các bữa ăn sau này. Việc này giúp kiểm tra xem cơ thể trẻ có bị dị ứng với thịt heo hay không.
  • Mẹ nên chọn thịt quay ở giữa hoặc sườn cắt ở giữa, phần này thường không có mỡ.
  • Không nên để thịt trong tủ lạnh quá lâu (thịt heo sống có thể lưu trữ được từ 4 – 12 tháng ở ngăn đông và khoảng 5 ngày trong môi trường ngăn mát).
  • Khi mua thịt lợn tươi, hãy chọn thịt có màu hồng hồng đến hồng xám. Tránh thịt lợn có mùi hôi, cảm thấy mềm hoặc trông nhão. 

Vừa rồi là những cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm. Với những công thức này, mẹ cũng có thể thay đổi các loại rau củ khác để nấu cháo cho bé như khoai tây, bí đỏ, cà chua, hạt sen, rau mồng tơi,…

Xem thêm:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các món cháo cho bé mau tăng cân và chiều cao

Các món cháo cho bé đa dạng sẽ giúp trẻ được thay đổi khẩu vị liên tục và ăn ngon miệng hơn. Mẹ hãy bắt tay vào nấu các món cháo cho bé thơm ngon ngày cho con hàng ngày nhé.Các món cháo cho bé

Đối với trẻ dưới 1 tuổi và thậm chí là đến tận 3 tuổi, các món cháo là lựa chọn lý tưởng để làm bữa chính trong ngày, đặc biệt là trong các giai đoạn bé bị bệnh hay mọc răng. Để con có thể hấp thu được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, mẹ nên thay đổi thành phần nguyên liệu của các món cháo cho bé. Dưới đây là một số gợi ý các món cháo thơm ngon cho bé yêu với các nguyên liệu dễ tìm.

Các món cháo cho bé ăn dặm đa dạng

1. Cháo chuối

Những món ăn từ thực vật là lựa chọn an toàn nhất cho các bé khi ăn dặm ở giai đoạn 4-6 tháng. Có thể mẹ chưa biết, món chuối khi nấu chín sẽ tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn, kích thích vị giác của bé. Đây có thể là khởi đầu lý tưởng cho các món cháo cho bé trong suốt 1 tuần đầy hương vị.

♦ Nguyên liệu: 1 quả chuối vừa ăn, sữa bột hoặc sữa mẹ.

♦ Cách làm: Chuối bóc vỏ, nghiền nát. Cho sữa đã pha hoặc sữa mẹ vào nồi, bật lửa và quấy đều tay cho đến khi chuối chín mềm. Thông thường, khi nước đã sôi khoảng 5 phút thì chuối cũng đã mềm nhừ, bé cưng có thể dễ dàng nhấm nháp món này

2. Cháo tôm – lê – táo

Sau khi làm quen với các món rau củ, bé yêu có thể bắt đầu làm quen với các thực đơn ăn dặm có chứa thịt, cá, tôm hay trứng. Món cháo tôm – lê – táo là một sự kết hơp độc đáo cho bé. Tôm giàu canxi giúp bé cưng tăng chiều cao nhanh chóng, đồng thời các nguyên liệu như gạo, táo và lê vừa mang đến nguồn năng lượng dồi dào, vừa cung cấp các vitamin cho bé.

♦ Nguyên liệu: 1/4 đến 1/2 quả táo, 1/4 đến 1/2 quả lê, 40 đến 50g gạo, 3 con tôm loại lớn, nước dùng gà hoặc heo.

♦ Cách làm:

  • Cho gạo vào hầm trong nước dùng cho đến khi nở mềm.
  • Tôm lột vỏ, băm nhỏ
  • Táo và lê gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhuyễn
  • Khi gạo bắt đầu nở, cho lê, táo và tôm vào, nấu đến khi chín. Để tôm không bị vón cục, trước khi cho vào nồi mẹ nên trộn thêm một ít nước lạnh vào tôm và dùng đũa hay muỗng tán rời thịt tôm.

    Các món cháo cho bé
    Cháo tôm, lê, táo

3. Cháo gạo hạt sen

Hạt sen nấu mềm sẽ tỏa ra mùi thơm nhẹ kích thích sự thèm ăn của bé. Trong các món ăn dặm cho bé, mẹ nên bổ sung lựa chọn này trong các món cháo cho bé để con mau tăng cân nhé.

♦ Nguyên liệu: 2 muỗng canh gạo, 2 muỗng canh hạt sen tươi hoặc khô

♦ Cách làm: Hạt sen và gạo vo sạch, cho vào nồi cùng nước, nấu sôi rồi để lửa liu riu đến khi mềm. Mẹ có thể nêm một ít đường phèn hay thêm các loại trái cây như chuối để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.

4. Cháo lươn đậu xanh

Lươn là một món ăn bổ dưỡng, có tính mát, dễ ăn, kết hợp với đậu xanh bùi, béo sẽ tạo nên một món cháo cho bé thật thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Lươn và đậu xanh đều giàu chất đạm, rất có ích cho sự phát triển các cơ bắp của bé và giúp con dễ dàng có được cân nặng đúng chuẩn.

♦ Nguyên liệu: 100g lươn, 50g gạo, 30g đậu xanh, hành phi

♦ Cách làm:

  • Cho lươn đã làm sạch vào chần trong nước sôi rồi để nguội, gỡ riêng thịt và xương
  • Xương lươn đem xay nhuyễn, khuấy vào nước rồi lọc lại bằng rây.
  • Đem nước xương lươn đã lọc kỹ đặt lên bếp và cho gạo và đậu xanh vào để nấu cháo
  • Băm nhuyễn thịt lươn, cho vào xào săn cùng hành phi.
  • Cháo chín, múc ra tô và thêm thịt lươn.

5. Cháo gà bí đỏ

Ức gà chứa nhiều protein, các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bé. Bí đỏ, một món rau giàu vitamin A, chất xơ, vitamin C và có hương vị thơm ngon, mềm và ngọt tự nhiên. Trong danh sách các món cháo cho bé, mẹ nên có thêm vài gạch đầu dòng cho cháo gà bí đỏ nhé.

♦ Nguyên liệu: 50g gạo, 100g thịt gà, 200g bí đỏ

♦ Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ, ướp vài muỗng cà phê mắm ngon cùng hành củ.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nước để nấu cháo.
  • Bí đỏ bỏ vỏ và hạt, cắt nhuyễn.
  • Xào sơ bí đỏ và thịt gà với 1 muỗng canh dầu ăn
  • Khi gạo bắt đầu hơi nở, cho phần thịt và bí đỏ đã xào vào, khuấy nhẹ và nấu đến khi các nguyên liệu thật mềm.

    Các món cháo cho bé
    Cháo gà bí đỏ cho bé

Các món cháo cho bé ăn dặm từ yến mạch và táo

1. Cháo yến mạch và táo

Cả yến mạch và táo đều là những thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Yến mạch có chưa canxi rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Táo là một bổ sung thú vị giúp mang lại hương vị mới lạ cho món cháo yến mạch, đồng thời cũng bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho bé.

♦ Nguyên liệu: 1/2 quả táo, 2 muỗng canh yến mạch

♦ Cách làm:

  • Táo cắt nhỏ tùy theo lực nhai của bé.
  • Cho yến mạch vào nồi nước, nấu sôi để yến mạch nở ra.
  • Trút táo cắt nhỏ vào, nấu mềm.
  • Nếu bé chỉ mới tập ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn táo sau khi đã nấu xong.

2. Cháo yến mạch với sữa

Trong cách nấu các món cháo cho bé với yến mạch, đây là công thức cơ bản nhất, rất đơn giản, khâu chuẩn bị không cầu kỳ mà vẫn giữ được dưỡng chất cần thiết.

♦ Nguyên liệu

  • 1/2 chén yến mạch hữu cơ cán nhỏ
  • 3/4 chén nước
  • Sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò: 1/4 chén
  • Si rô trái cây: 1- 2 muỗng cà phê (cho trẻ trên 12 tháng)

♦ Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nồi, khuấy đều với nước cho yến mạch mềm hẳn. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ để cháo mềm mịn và chín đều.
  • Đến khi thấy cháo đã đủ độ đặc (theo mẹ cảm nhận) thì cho sữa bò vào khuấy đều, nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp.

Nếu dùng sữa công thức hoặc sữa mẹ thì cho vào cháo khi cháo đã nguội rồi khuấy đều.

*Lưu ý: Có thể sử dụng ¾ chén sữa bò đối với trẻ sơ sinh trên 12 tháng. Mẹ nên bổ sung một nhúm rau củ (tùy chọn) bằm nhỏ nấu nhuyễn để tạo nhiều hương vị.

3. Cháo yến mạch và chuối

Cháo yến mạch và chuối thích hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

♦ Nguyên liệu

  • 1/2 chén yến mạch cán nhỏ
  • 3/4 chén nước
  • 1/4 chén chuối chín cắt nhỏ

♦ Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nước, trộn đều cho đến khi mềm hẳn
  • Nấu hỗn hợp ở nhiệt độ vừa phải trong 5 phút, khuấy đều tay đến khi cháo đặc vừa. Tắt bếp, đợi cháo nguội.
  • Trong thời gian đợi, nghiền nhuyễn chuối. Sau khi cháo đã nguội ấm, cho chuối đã nghiền vào trộn đều và cho bé ăn

*Lưu ý: Nếu muốn thêm đường nâu, cần hòa tan trong một muỗng canh nước lọc, sau đó mới cho vào hỗn hợp cháo và trộn đều.Các loại cháo cho bé

4. Cháo yến mạch rau củ và thịt bằm

Đây cũng là một công thức lành mạnh để bổ sung vào bộ sưu tập các món cháo cho bé, rất thơm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

♦ Nguyên liệu

  • 1/4 chén yến mạch cán nhỏ
  • 1/4 chén bắp cải xắt nhỏ
  • 1/4 chén cà rốt bằm
  • 1/4 chén thịt bằm
  • 1 thìa cà phê dầu ô-liu
  • Muối
  • 3/4 chén nước

♦ Thực hiện

  • Đợi chảo nóng, cho rau cải, thịt bằm và cà rốt vào xào cho mềm hẳn. Yến mạch cho vào nước đợi mềm, nấu trong 5 phút không quá đặc. Thêm muối theo khẩu vị.
  • Cho hỗn hợp cải, thịt bằm và cà rốt đã xào vào cháo, khuấy đều, nấu thêm từ 3 -5 phút, cho dầu ô-liu vào và trộn lên. Đợi cháo nguội ấm mới cho bé ăn.

5. Cháo yến mạch trứng gà và sữa tươi

Trứng là thực phẩm an toàn cho bé, dễ nấu và thường xuyên được các mẹ sử dụng để chế biến cho bé ăn. Trứng và sữa cũng rất thích hợp để chế biến cùng yến mạch cho bé một món cháo ngon lành.

♦ Nguyên liệu

  • 1/4 chén yến mạch cán nhỏ
  • 1 quả trứng gà
  • 300ml sữa tươi không đường
  • 3/4 chén nước
  • 1 thìa cà phê dầu ôliu

♦ Thực hiện

  • Cho yến mạch vào nước đợi mềm hẳn, đun lên nấu trong 5 phút với lửa vừa cho đến khi cháo đặc vừa
  • Đập trứng, chắt lấy lòng đỏ, sau đó cho vào nồi cháo khuấy đều
  • Cho 300ml sữa tươi không đường vào đun cho đến khi cháo đặc vừa
  • Cho dầu ô-liu vào trộn đều để tăng thêm vị béo. Mẹ có thể nêm nếm gia vị vừa phải để bé dễ ăn hơn.

[inline_article id=131631]

Với các món cháo cho bé, mẹ không chỉ cần chú ý đến nguyên liệu mà còn cần để ý đến cách nấu nướng. Một số sai lầm của mẹ làm cho bé dễ bị còi cọc, chậm tăng chiều cao, chẳng hạn như chỉ nấu cháo với nước hầm xương mà không thêm thịt, cá cho bé. Mẹ cũng cần chú ý, các loại rau xanh, củ quả rất dễ bị mất dinh dưỡng nếu nấu quá lâu, vì vậy, nên thái nhỏ các nguyên liệu này sẽ tiết kiệm thời gian nấu nướng. Chất béo cũng là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp bé hấp thụ vitamin D giúp tăng chiều cao. Chính vì vậy, mẹ đừng quên các loại cá giàu chất béo và dầu ăn khi nấu đồ ăn dặm cho bé nhé.