Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

Nhiều người lần đầu tiên sinh con gặp khó khăn trong việc cho con bú, nhất là vào ban đêm. Cùng MarryBaby tìm hiểu cách cho bé bú đúng chuẩn nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ: Cách cho bé bú mẹ

Cho con bú là thiên chức thiêng liêng của người mẹ, đồng thời là sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Để việc này diễn ra thoải mái hơn, bạn có thể cập nhật các cách sau đây:

1. Tinh thần thoải mái

Cho bú đúng cách trước hết mẹ cần có một tinh thần thoải mái. Phải bảo đảm rằng  bạn cảm thấy thoải mái và thư thái khi cho bé bú, điều này sẽ giúp việc cho bú diễn ra dễ dàng và thú vị hơn. Khi cho bé bú, hãy ngồi trên một chiếc ghế êm mà bạn có thể tựa lưng, đặt nệm hoặc gối để gác dưới cánh tay, và kiếm một vật gì đó để gác chân.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cho bé bú đúng cách: Lời khuyên cho các mẹ sinh đôi

2. Tư thế cho bé bú đúng cách

Thông thường, cách cho bé bú có 3 tư thế cho bé bú đúng cách sau đây: Tư thế ngồi, tư thế nằm và tư thế cho bú song sinh.

Tư thế ngồi, ôm bé trước ngực: Đây là tư thế thường gặp nhất, đơn giản nhất và cũng là một tư thế giúp xây dựng tình cảm mẹ con thông qua liên lạc trực tiếp bằng ánh mắt. Mẹ chỉ cần ôm bé vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung và tiến hành cho trẻ bú.

Tư thế bú song sinh: Tư thế này rất phù hợp nếu bạn sinh đôi và cho hai bé bú cùng một lúc. Điều này giúp tận dụng tốt nguồn sữa mẹ. 

Tư thế nằm: Cách cho bé bú nằm phù hợp cho các bà mẹ sinh mổ, tuy nhiên với trẻ sơ sinh, các chuyên gia y tế không khuyến khích nằm cho bé bú vì có thể dẫn đến tình trạng sặc sữa.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

3. Cho bé bú đúng cách

Bạn dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch đầu vú. Ôm bé vào lòng, ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ, mũi bé ngang với núm vú. Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm mũi hoặc môi bé để kích thích bé há to miệng.

Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực mẹ, tay mẹ vòng phía dưới người bé nâng đỡ toàn bộ cơ thể trẻ không chỉ nâng cổ và vai sao cho tai, vai hông trên một đường thẳng song song đường giữ của cơ thể. Nên cho bé ngậm cả quầng vú mẹ. Trẻ ngậm bắt vú tốt là khi má bé phồng, cằm chạm sát bầu vú, miệng mở rộng, trẻ ngậm gần hết quầng vú mẹ, quầng vú dưới thấy ít hơn quầng vú phía trên. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu, chậm và đều đặn, mẹ nghe được tiếng ực nhẹ nhàng từ trẻ.

Khi cách cho bé bú mẹ không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị đau nhức đầu vú, cương túc vú. Khi đó, hãy ngưng cho bé bú một lúc rồi cho bé bú lại. Việc cho trẻ bú sai cách còn đem lại nhiều hậu quả khác như trẻ quấy khóc đòi bú liên tục, lượng sữa nhận không đủ trong 1 lần bú dẫn đến trẻ chậm lên cân.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Cách cho bé bú mẹ

4. Cho bé ngưng bú

Khi bạn cảm thấy đau nhức đầu vú, nguyên nhân có thể do bé ngậm không đúng cách. Hãy dừng việc cho bú lại, tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia về cách thức cho bé bú.

Khi cho bé ngưng bú, tránh kéo bé ra khỏi vú mà hãy chèn ngón tay út vào khóe miệng bé giữa hai hàng nướu và nhẹ nhàng tách miệng bé khỏi đầu vú.

Sau khi cho bú, cần dỗ cho bé ợ hơi. Đỡ bé ngồi dậy hoặc bế bé lên vai và vỗ nhẹ hoặc vuốt lưng bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần xem xét cách tính lượng sữa cho bé bú.

Lưu ý:

  • Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc e dè khi cho con bú nơi công cộng thì hãy choàng một chiếc khăn mỏng qua vai, vừa để ủ bé cho ấm vừa để che ngực bạn.
  • Nên cho bé bú đều cả hai bên vú (lần lượt từ bầu vú này xong rồi đến bầu vú kia).
  • Nếu bé bú ít hoặc quá nhanh thì bạn có thể vắt hết sữa, trữ trong tủ lạnh dành cho bé bú sau bằng bình hoặc đút thìa (muỗng).
  • Tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm khi bạn ngủ quên, vì có thể xảy ra trường hợp bé bị vú mẹ chèn ngộp thở dẫn đến tử vong.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao? Mẹo để vòng 1 cân đối và săn chắc

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Việc trẻ sơ sinh tỉnh dậy vào ban đêm sau mỗi 2-3 giờ để bú mẹ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, để giúp bé phân biệt ban ngày và ban đêm, mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo để giúp các cữ bú đêm thêm thoải mái. Cách cho bé bú ban đêm cũng góp phần vào việc tập cho trẻ ngủ xuyên đêm trong giai đoạn bé được 6 tuần tuổi trở đi. Lúc này mẹ cũng cần lưu ý cách cho bé bú đúng khớp ngậm để con không bị sặc sữa.

1. Không nên bật đèn sáng

Để giúp bé con hiểu rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, mẹ nên hạn chế bật đèn quá sáng khi cho con bú ban đêm. Nếu mẹ có trang bị một đèn ngủ nhỏ, có lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải là đủ cho buổi đêm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

2. Càng yên tĩnh càng tốt

Dù các thiên thần nhỏ có đáng yêu đến thế nào chăng nữa, việc trò chuyện cùng bé vào giấc đêm là hành động sai lầm nhất mà các mẹ thường mắc phải. Sự yên tĩnh giúp bé dễ tìm lại cảm giác buồn ngủ sau khi bú mẹ. Nếu mẹ trò chuyện cùng bé trong lúc cho bú, bé sẽ trở nên khó ngủ và tỉnh táo hơn, phải mất nhiều thời gian để ngủ trở lại.

trẻ không chịu bú bình vào ban đêm
Mẹ có thể đặt bé trở lại nôi kèm một nụ hôn chúc bé ngủ ngon, nhưng đừng nói gì cả nhé!

3. Tôn trọng giấc ngủ của con

Bé sơ sinh thường không sinh hoạt theo thời khóa biểu cố định. Có những ngày, con sẽ thức dậy sau mỗi 2-3 giờ, nhưng cũng có những hôm giấc ngủ của bé sẽ thẳng một mạch 5-6 giờ liên tục vào ban đêm. Mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để cho con bú vào ban đêm. Với thời gian ngủ từ 5-6 giờ, bé sơ sinh vẫn còn đủ năng lượng để phát triển và tăng cân.

4. Luôn nhớ cho bé ợ hơi

Dù cho con bú vào ban ngày hay đêm, mẹ vẫn nên giúp bé ợ hơi trước khi đặt con nằm trở lại. Việc cho bé ợ hơi sẽ giúp đẩy không khí dư thừa ra khỏi ruột, làm giảm tình trạng nôn trớ thường xảy ra trong suốt nhiều tháng đời.

>>> Bạn có thể tham khảo: Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

5. Ngủ cùng phòng với con

Việc để bé ngủ cùng phòng với bố mẹ giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho những cữ bú đêm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ trong khoảng từ 0 tới 6 tháng tuổi. Điều này giúp mẹ dễ dàng phát hiện những bất thường khi con ngủ. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên đặt bé trong nôi thay vì nằm cùng giường với bố mẹ.

6. Cách cho bé bú mẹ hiệu quả: Chỉ thay tã khi cần thiết

Cũng như việc cho bú, mẹ không cần phải thay tã cho con khi không cần thiết. Chẳng hạn, nếu bé cưng “đi nặng” mới cần được thay tã. Hoặc nếu bé vừa ngủ vừa bú mẹ, đó mới là lúc cần thay tã để giữ cho con tỉnh táo hơn trong lúc bú mẹ.

7. Sắp xếp đồ dùng hợp lý

Mẹ nên chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết để cho bé bú sẵn trong phòng của mình. Những vật dụng bao gồm quần áo, tã, khăn cho bé nên được để càng gần mẹ càng tốt và sắp xếp hợp lý để mẹ luôn biết tìm ở đâu, ngay cả trong bóng tối.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

8. Đừng xem đồng hồ

Trước khi có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, có thể mẹ đã được nghe những lời khuyên như nên cho con bú mỗi bên ngực khoảng 15 phút hay tương tự như vậy. Việc sử dụng một chiếc đồng hồ để căn thời gian thực chất chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi thêm. Trước tiên, mẹ nên tìm một tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo có điểm tựa chắc chắn cho phần lưng, hông và để bé bú đến khi cạn một bên ngực. Sau đó, đổi sang bên còn lại đến khi bé cảm thấy no và rời ngực mẹ.

9. Đón nhận sự giúp đỡ

Nếu mẹ thực hiện việc hút sữa thay vì cho con bú mẹ trực tiếp, vào cữ sữa đêm, mẹ có thể không cần trực tiếp cho bé uống sữa. Bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng và những người thân khác trong gia đình cũng rất đáng quý trong thời gian này. Nhờ đó, mẹ ít phải thức đêm và được ngủ ngon giấc hơn. Điều này rất quan trọng đối với việc phục hồi sức khỏe và tinh thần sau khi sinh.

[inline_article id=162165]

10. Tư thế cho bé bú đúng cách vào ban đêm

cách cho bé bú
Tư thế cho bé bú đúng cách vào ban đêm

Để giúp sữa mẹ về nhiều hơn, bé bú no và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ nên chú ý cách cho bé bú mẹ hiệu quả đúng chuẩn. Nếu bé chỉ ngậm phần đầu ti mà không hết phần quầng ngực xung quanh thì mẹ nên điều chỉnh lại. Bé ngậm vú mẹ đúng cách sẽ giúp con bú được nhiều sữa hơn, đồng thời kích thích các tuyến sữa sản xuất hiệu quả.

Ngoài ra, tư thế cho bé bú đúng cách ban đêm cần phải đảm bảo mẹ được thả lỏng, thư giãn. Mẹ nên ngồi tựa vào gối hay có một chiếc ghế tựa thoải mái khi cho con bú.

Với những lưu ý kể trên, mẹ không còn phải bận tâm về cách cho con bú vào ban đêm và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực để tiếp tục chặng hành trình chăm sóc bé sơ sinh còn rất dài phía trước.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách tập cho bé bú bình đơn giản mà đúng từng milimet

Trẻ không chịu bú bình vào ban đêm, mẹ phải làm sao?

Nếu trẻ không chịu bú bình vào ban đêm, mẹ hãy cố gắng cho con bú no trước khi đi ngủ nhé. Nếu vẫn cho con bú mẹ, trường hợp bé không chịu bú đêm, mẹ hãy cho bé bú mẹ. Nhiều mẹ lo ngại bú mẹ ban đêm không đủ no nên cho bú sữa bình để bé có thể ngủ ngon giấc. Song nếu bé không chịu bú, mẹ cũng đừng ép. Sau đó, mẹ có thể từ từ áp dụng một số cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất.

Đặc biệt, nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì có thể không còn muốn bú đêm. Song mẹ cần nhớ sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho bé yêu, và nên cho bé bú nhiều vào ban ngày nhé. Việc trẻ sơ sinh không bú ban đêm cũng không quá quan trọng nếu bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân đều đều. Vì vậy mẹ đừng lo lắng quá.