Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cỏ cà ri: hỗ trợ giảm cân, chữa đau bụng kinh hiệu quả

cỏ cà ri

Cỏ cà ri từ lâu được xem là “thần dược” dành cho phái đẹp. Bên cạnh khả năng giúp các chị em giữ dáng, ngừa lão hóa, thảo dược này cũng khá nổi tiếng trong việc giảm đau bụng kinh nữa đấy.

Chính nhờ mang lại nhiều lợi ích như vậy mà cỏ cà ri đã được ứng dụng trong y học cổ truyền của các nước châu Á suốt hàng nghìn năm nay. Để hiểu rõ hơn về công dụng của dược liệu này với sức khỏe nữ giới, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của Marry Baby.

Cỏ cà ri và giá trị dinh dưỡng tiềm tàng

Cỏ cà ri hay còn gọi là Fenugreek, là loài thực vật thuộc họ đậu, được thu hoạch hằng năm. Loài cỏ này có nguồn gốc từ Trung Đông, nhờ khả năng phòng và trị bệnh nên được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện tại, nó đã trở thành một gia vị khá phổ biến trong căn bếp nhiều gia đình. Bên cạnh đó, thảo mộc này cũng được ứng dụng trong sản xuất xà phòng và dầu gội.

Xét về khía cạnh dinh dưỡng, cỏ cà ri là một nguồn dồi dào protein, chất xơ, sắt, mangan, đồng, magie, phospho… Các lợi ích sức khỏe của loại dược liệu này đã được các nhà khoa học thế giới chứng minh nhưng ở nước ta, nó vẫn chưa thực sự được ứng dụng nhiều.

Mách bạn những lợi ích thần kỳ mà cỏ cà ri mang lại

Dưới đây là những lý do vì sao dược liệu này không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày của phái đẹp:

1. Bảo vệ sức khỏe dạ dày

Cơ thể nữ giới trải qua nhiều thay đổi kể từ lúc bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cho đến lúc mãn kinh. Hầu hết những thay đổi ấy lại có tác động đến dạ dày, do đó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Để hạn chế nguy cơ trên, bạn có thể cho lá dược liệu khô này vào bữa ăn hằng ngày.

2. Cỏ cà ri giúp bạn trải qua thời kỳ mãn kinh dễ dàng hơn

phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn sắp mãn kinh nên tiêu thụ loại thảo dược này để kiểm soát các triệu chứng khó chịu ngay từ thời kỳ tiền mãn kinh. Lý do vì bản thân nó có chứa phytoestrogen (nguồn gốc từ thực vật) bắt chước hoạt động của estrogen. Nhờ vậy mà tác dụng phụ của hormone trong cơ thể bạn được kiểm soát tốt.

3. Tốt cho phụ nữ đang cho con bú

Thảo dược này cũng được cho là rất có lợi để dùng sau khi sinh. Theo các nhà nghiên cứu, cỏ cà ri chứa desogenin có tác dụng kích thích tăng tiết sữa mẹ. Hơn nữa, thành phần flavonoid trong cỏ cũng giúp tăng lượng estrogen tự nhiên. Nhờ vậy mà các vấn đề như ít sữa, thiếu sữa ở các bà mẹ sau sinh được giải quyết ổn thỏa.

Trường hợp nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn mà đang gặp khó khăn vì các biện pháp kích sữa thông thường không hiệu quả. Lời khuyên là bạn nên tìm mua và sử dụng các sản phẩm có chứa tinh chất cỏ cà ri.

4. Chống lại các vấn đề nhiễm trùng

Các chị em nếu muốn tránh xa vấn đề nhiễm trùng dạ dày thì nên tiêu thụ thảo dược này mỗi ngày. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ việc nghiền một ít cỏ cà ri khô, trộn cùng một vài giọt chanh tươi rồi đun sôi với nước và dùng khi nguội.

Ngoài chống nhiễm trùng, các alcaloid, choline, saponin… trong cỏ góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Điều trị chứng thiếu máu ở phụ nữ

cỏ cà ri chữa thiếu máu

Thiếu máu là vấn đề khá phổ biến mà nhiều chị em phải đối mặt. Nếu rơi vào tình huống như vậy, cách tốt nhất là tiêu thụ cỏ cà ri. Bởi lẽ, loại thảo dược này rất giàu chất sắt cần thiết cho việc cải thiện nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

6. Đối phó với tình trạng thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là vấn đề mà phụ nữ thường xuyên phải đối mặt. Vấn đề này thường xảy ra khi mà bạn đã có tuổi, mang thai hoặc mãn kinh. Việc sử dụng cỏ cà ri sẽ giúp cân bằng mức độ hormone để chống lại các triệu chứng khó chịu có thể xảy ra.

7. Điều hòa lượng đường trong máu

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường týp 2 cần được chăm sóc đặc biệt. Theo đó, việc tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào cũng có nguy cơ tăng lượng đường trong máu.

Cỏ cà ri với các thành phần đặc biệt nhóm alcaloid sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cụ thể nó tác động lên quá trình hấp thụ carbon, ức chế vận chuyển glucose máu và đặc biệt, phần hạt dược liệu khi sử dụng có tác dụng làm tăng thụ thể insulin trong các tế bào hồng cầu.

8. Giảm cân hiệu quả

cỏ cà ri giúp giảm cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại cỏ này có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL). Hơn nữa, tiêu thụ thảo dược này có thể giúp giảm cơn thèm ăn, nhờ đó bạn sẽ duy trì được cân nặng ổn định.

9. Giảm cơn đau bụng kinh

Trong dược liệu này có các thành phần tương tự estrogen tự nhiên nên giúp giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng. Ngoài ra, hàm lượng sắt cao trong thành phẩn cỏ cũng đáp ứng nhu cầu của các chị em trong ngày đèn đỏ đấy!

Cách bổ sung là bạn có thể dùng trà cỏ cà ri hoặc trực tiếp cho nó vào trong các món súp hoặc salad. Nếu đang có sử dụng thuốc Tây, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung nhé!

Lưu ý gì khi dùng cỏ cà ri?

lưu ý khi dùng cỏ cà ri

Thực tế, cỏ cà ri được đánh giá là khá an toàn để sử dụng. Tuy vậy, với những người mẫn cảm với thành phần có trong thảo dược này khi dùng có thể xảy ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, phồng rộp, nghẹt mũi, ho…

Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên dùng với liều lượng lớn. Bởi lẽ, việc này có thể dẫn đến những cơn co thắt.

Cỏ cà ri cũng có thể gây tương tác với một số thuốc trị bệnh đái tháo đường hoặc thuốc đông máu.

Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về cỏ cà ri. Mặc dù những lợi ích mà dược liệu này mang lại khá tốt, thế nhưng bạn nên có sự tham vấn y khoa từ bác sĩ để an toàn hơn khi sử dụng nhé!

Marry Baby 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác

Vậy tình trạng nhiễm trùng hậu sản thực chất là gì? Nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng ngừa nó như thế nào? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng hậu sản là gì?

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng khởi điểm từ đường sinh dục ( tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung), xảy ra trong thời kỳ hậu sản, tức trong khoảng 6 tuần sau sinh. Mẹ có thể mắc nhiễm trùng hậu sản khi sinh thường, cũng như khi sinh mổ.

Nhiễm trùng hậu sản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất  nguy hiểm và là một trong năm nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm 10-15% các ca tử vong trong thời kỳ hậu sản.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

Tác nhân trực tiếp gây ra bệnh thường là nhóm liên cầu trùng, trực trùng đường ruột, tụ cầu trùng, vi trùng yếm khí. Đường xâm nhập có thể từ âm đạo đến cổ tử cung, qua vòi tử cung và vào phúc mạc. Vi khuẩn cũng có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.

nhiễm khuẩn hậu sản

Các vi trùng này dễ dàng gây bệnh hơn ở những mẹ có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Mẹ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Mẹ mắc tiểu đường, tiểu đường thai kỳ.
  • Những trường hợp sản phụ bị thừa cân, béo phì.
  • Một số trường hợp phải khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ.
  • Sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục từ trước.
  • Vỡ ối sớm
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Sinh mổ
  • Sản phụ bị ứ sản dịch
  • Sót một phần nhau thai trong tử cung sau sinh
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ có thể nhận biết nhiễm trùng hậu sản thông qua các triệu chứng như:

  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
  • Sốt cao trên 38oC.
  • Sản phụ ớn lạnh, cảm giác khó chịu, nhức đầu và chán ăn.
  • Dịch tiết ra từ âm đạo có mùi hôi, kèm mủ.
  • Tử cung mềm, co hồi kém, đau.
  • Xung quanh vết mở, vết rạch tầng sinh môn có hiện tượng sưng, đỏ, đau, tiết dịch.
  • Tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, có thể kèm theo máu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách chữa hậu sản sau sinh, mẹ tham khảo ngay kẻo muộn

Nhiễm trùng hậu sản nguy hiểm như thế nào? Biến chứng của nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản có thể tiến triển rất nhanh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ở mức độ nhẹ, nhiễm trùng hậu sản khu trú ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu, quá trình bình phục sau sinh lâu hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Nhưng may mắn đây là thể ít nghiêm trọng nhất. Lúc này vết thương ở vùng nông, chưa nhiễm trùng ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Vì vậy quá trình can thiệp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nặng hơn nhiễm khuẩn hậu sản khởi phát ở những phần cao hơn ở đường sinh. Đầu tiên vi trùng có thể xâm nhập từ lớp nội mạc tử cung, lan rộng gây viêm tử cung, viêm phúc mạc. Triệu chứng lúc này của mẹ cũng rầm rộ hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Trong trường hợp không đáp ứng điều trị, có thể bệnh nhân phải cắt tử cung để phòng ngừa nhiễm trùng tiếp tục lan rộng. Từ đó ảnh hưởng tới việc làm mẹ trong tương lai.

Nặng nhất, vi trùng từ đường sinh dục xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể, cuối cùng dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản

nhiễm trùng hậu sản

Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hậu sản. Điều may mắn là tình trạng này hoàn toàn có thể phòng tránh được bởi các bác sĩ và sản phụ. Về phần các mẹ, có thể lưu ý những điểm sau đây để đề phòng nhiễm trùng hậu sản:

  • Trước khi mang thai: Khám phụ khoa, cũng như khám sức khỏe định kỳ. Điều trị các tình trạng dứt điểm các tình viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai, cũng như kiểm soát các bệnh lý đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
  • Trong thai kỳ: Khám thai đều đặn để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ, vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài.
  • Sau khi sinh: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng quan hệ vợ chồng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vết khâu tầng sinh môn, đường mổ ở thành bụng khô sạch, tránh để vết mổ nhiễm trùng sau sinh.

[inline_article id=299024]

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về nhiễm trùng hậu sản. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.