Tổng hợp các phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ theo lời khuyên của chuyên gia hoặc phương pháp dân gian cùng với các lợi ích cũng như kiêng kỵ khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc cho con bú nhiều lần trong ngày cần được duy trì đều đặn để gia tăng lượng sữa cho mẹ và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Dù mỗi em bé có đặc điểm riêng, các chuyên gia vẫn khuyến nghị rằng bé cần được ăn mỗi 2 – 3 giờ. Tổng cộng, mỗi ngày mẹ cần cho con bú từ 8 đến 12 lần. Nếu ít hơn 8 lần/ngày, mẹ nên chủ động tìm sự tư vấn của chuyên gia. Đồng thời, bé có thể sẽ được cân đo để kiểm tra mức phát triển.
Với mỗi bên ngưc, mẹ có thể cho bé bú từ 10 đến 20 phút hoặc lâu hơn thế. Những bà mẹ càng ít sữa càng nên cho con bú nhiều lần trong ngày, ngược lại, những mẹ nhiều sữa có thể cho bé bú ít lần hơn.
[inline_article id=148]
Trong vài ba tháng đầu, mẹ hãy duy trì nhịp sinh hoạt sao cho thích hợp với lịch cho bú mỗi 2 giờ/ lần. Sau đó, khi bé càng lớn lên thì khoảng cách giữa các lần bú càng dài ra và mẹ có thể tận dụng khoảng cách giữa các cữ bú này để nghỉ ngơi hoặc làm một số việc cần thiết.
Nếu mẹ gặp phải một số trục trặc như đau núm vú, mất sữa… thì đừng ngần ngại hỏi các chuyên gia nhé. Những vấn đề này có thể gây ra nhiều áp lực tâm lý đối với những người mẹ chưa có kinh nghiệm.
Đối mặt với những trở ngại
Trước hết, mẹ cần chấp nhận những khó khăn mình sẽ phải đối mặt như ít sữa, tắc tia sữa, chảy sữa hay đau nứt đầu vú. Hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều trải qua những vấn đề này, thế nên, bạn không nên suy nghĩ quá tiêu cực về những trở ngại có thể sẽ gặp phải.
Tiếp theo, với mỗi vấn đề kể trên, mẹ sẽ giải quyết như thế nào? Hãy bình tĩnh, sáng suốt và xử lý những trở ngại từng bước một.
-Khó khăn vì sữa ít: 2 nguyên nhân hàng đầu đằng sau hững phụ nữ lựa chọn cho con uống sữa công thức là “điều kiện công việc” và “nỗi lo mình không đủ sữa”. Thực tế, những mẹ nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con bú đều có thể tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ. Những nguyên tắc mà mẹ luôn cần ghi nhớ, đó là:
Cho bé bú thường xuyên
Uống nhiều nước
Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để cơ thể có đủ năng lượng
Sử dụng máy hút sữa loại tốt và hút sữa thường xuyên
Cho bé bú ban đêm, vì sữa thường được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm
Cho bé bú đều cả hai bên ngực
Tránh cho con bú bình cho đến khi nguồn sữa mẹ đã được ổn định.
Không cho bé ngậm ti giả, thay vì vậy, mẹ hãy cho bé bú mỗi khi muốn đáp ứng phản xạ mút
Chú ý tư thế cho con bú
Một em bé bú đủ sữa sẽ làm ướt 7-8 chiếc tã mỗi ngày. Bên cạnh đó, bé cũng đi ngoài khoảng 5 lần mỗi ngày.
-Khó khăn vì đau ngực: Phần lớn các trường hợp mẹ bị đau ngực đều là do bé ngậm núm vú không đúng cách. Mẹ hãy điều chỉnh lại tư thế cho bé bú để khắc phục tình trạng này nhé. Ngoài ra, dòng sữa mẹ chảy ra sẽ có tác dụng chữa lạnh các tổn thương. Để xoa dịu cơn đau, mẹ cũng có thể dùng các loại kem chữa nứt đầu vú.
[inline_article id=3548]
-Tập bú bình cho con sau 6 tuần tuổi: 6 tuần là khoảng thời gian cần thiết để tạo lập nguồn sữa mẹ. Kể từ tuần thứ 7 trở đi, mẹ có thể tập cho con bú bình. Lưu ý, hãy mua loại núm ti có tốc độ chảy chậm nhất để tránh làm bé bị sặc khi mới tập làm quen. Ngược lại, việc tập bú bình quá muộn sẽ gặp khó khăn vì bé đã quen ti mẹ và không chịu tiếp nhận núm ti cao su.
Ăn gì để có nhiều sữa? Mẹ nào sau sinh nở mà chẳng quan tâm đến vấn đề này. Nếu mẹ chưa biết nên ăn những gì để có nguồn sữa dồi dào cho con bú thì hãy theo dõi ngay chia sẻ dưới đây của Marry Baby nhé.
Sau sinh, vì nhiều lý do mà sản phụ chưa có đủ sữa cho con bú. Nhiều người sốt sắng đến mất ăn, mất ngủ tìm đủ mọi cách để có sữa cho con. Tuy nhiên, lúc này mẹ nên bình tĩnh, bởi vì lo lắng căng thẳng càng làm ức chế tuyến sữa, khiến sữa không tiết ra mà thôi. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ít sữa hoặc tắc sữa và cải thiện bằng cách dùng những loại món ăn, thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh để ăn hàng ngày.
Ăn gì để có nhiều sữa cho con bú? Mẹ có thể áp dụng những thực đơn dưới đây cho các bữa ăn của mình nhé.
Mẹ sinh thường ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?
1. Bột yến mạch
Yến mạch có thể dùng để nấu cháo hoặc thêm vào sữa chua, trái cây để làm sinh tố. Dù cách chế biến như thế nào thì yến mạch cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ đang muốn duy trì nguồn sữa dồi dào để nuôi con mọn.
Ngoài tác dụng kháng viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch, saponin, một thành phần trong yến mạch còn có tác động đến tuyến yên, thúc đẩy các hoóc-môn tiết sữa hoạt động tích cực hơn. Đồng thời, yến mạch cũng là một nguồn bổ sung chất sắt dồi dào, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ.
2. Thực phẩm lợi sữa: Súp nóng
Nếu cảm thấy khó chịu và không muốn ăn gì, một tô súp gà nóng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ lúc này. Súp gà giàu dinh dưỡng đã được chứng minh là giúp cơ thể nhanh phục hồi, ngăn ngừa cảm cúm, nhiễm lạnh. Đặc biệt, súp gà cũng là món ăn gọi sữa rất phổ biến của các sản phụ trên khắp thế giới đấy mẹ nhé.
Các loại súp giúp mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết
3. Hạt vừng
Chứa sắt, vitamin B1, vitamin E và một lượng canxi dồi dào, vừng đen vừa có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu vừa giúp lợi sữa và hạn chế nguy cơ táo bón sau sinh. Ăn gì sau sinh để có nhiều sữa? Mẹ có thể dùng vừng để nấu cháo hoặc trộn thêm tằm, đường đỏ pha nước uống. Kiên trì từ 4-5 ngày, mẹ sẽ thấy lượng sữa được cải thiện đáng kể.
4. Các loại hạt
Nhờ có lượng protein dồi dào và nhiều loại axít amin có lợi mà các loại hạt có thể kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự sản xuất sữa mẹ. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ hãy nghỉ ngơi và tận hưởng một bữa ăn nhẹ với các loại hạt để cải thiện nguồn sữa nhé.
5. Ăn gì để có nhiều sữa cho con: Mẹ đã thử tỏi?
Có mùi hơi hăng, nồng, tỏi không phải là loại gia vị yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những ai đang nuôi con bằng sữa mẹ, tỏi lại là thực phẩm “đáng yêu” giúp tăng tiết sữa dồi dào. Ngoài ra, tỏi còn giàu chất kháng viêm nên rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ sau sinh để giúp bảo vệ và phục hồi những tổn thương của cơ thể trong quá trình sinh nở nữa nhé.
Ăn gì để có nhiều sữa sau sinh? Mẹ có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày của mình như thêm vào nước chấm, thêm vào món xào, thậm chí mẹ có thể ăn mỗi ngày 2 nhánh tỏi tươi để phòng ngừa cảm cúm và “gọi sữa” nữa nhé.
6. Cà rốt
Không chỉ giúp mẹ tăng tiết sữa, cà rốt còn chứa beta-carotene, vitamin B, C và nhiều loại khoáng chất giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau quá trình sinh nở đầy vất vả. Mẹ ăn gì để có nhiều sữa? Mẹ có thể dùng cà rốt để nấu canh, làm sinh tố hay chỉ đơn giản gọt vỏ và để tủ lạnh ăn sống.
7. Rau thì là
Rau thì là đã quá quen thuộc trong món canh riêu cá nấu theo kiểu Bắc hay chả cá Lã Vọng nổi danh, nhưng ít người biết loại rau này cũng có tác dụng hiệu quả để tăng tiết sữa cho các mẹ sau sinh. Thì là giúp kích thích các hormone kích sữa và hỗ trợ tiêu hóa. Vì thế, mẹ đừng bỏ lỡ loại rau này trong thực đơn “gọi sữa” của mình nhé!
8. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là một nguồn khoáng chất tuyệt vời như sắt, canxi, folate, betacaroten và riboflavin. Khi mẹ thường xuyên ăn các loại rau xanh như rau chân vịt, rau súp-lơ, rau cải xoăn vừa giúp lợi sữa, vừa cung cấp năng lượng để nhanh chóng phục hồi sau sinh. Theo khuyến cáo, những mẹ cho con bú nên ăn 1-2 khẩu phần các loại rau lá xanh mỗi ngày.
Nếu mẹ đang băn khoăn ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân thì cải bó xôi và các loại rau lá xanh chính là thực phẩm mà mẹ nên chọn nhé.
9. Chân giò heo
Đây là thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn của các sản phụ Việt. Chân giò heo rất giàu chất béo, canxi để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sản phụ từ đó giúp tăng tiết sữa. Ngoài ra, chân giò heo còn giàu collagen nên có thể giúp mau lành vết thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo da cho bà đẻ.
10. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là thực phẩm cấm kỵ trong thai kỳ tuy nhiên đây lại là “thần dược” cho các sản phụ ít sữa. Đu đủ xanh cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào bao gồm canxi, sắt, kẽm, magie, kali và các loại vitamin bao gồm vitamin A, B1, B2, C, E nên rất tốt cho nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, đu đủ xanh cũng rất giàu chất xơ nên có thẻ giúp sản phụ thoát khỏi tình trạng táo bón sau sinh.
Với thắc mắc ăn gì để có nhiều sữa thì qua bài viết này mẹ đã biết mình cần chọn gì cho chế độ ăn sau sinh rồi đúng không nào? Ngoài các thực phẩm trên thì cá hồi, các loại quả mọng, sữa, rau lang, chè vằng… cũng rất tốt cho việc tiết sữa của mẹ đấy nhé.
Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?
Nếu mẹ không có đủ sữa cho con bú vì lý do chế độ ăn uống chưa phù hợp và muốn biết sau đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa thì hãy tham khảo các típ dưới đây của MarryBaby nhé.
1. Cháo chân giò hạt sen
Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa? Giò heo bổ đường huyết, giàu vitamin A, B, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị khác như protein, lipid, các khoáng chất như sắt, canxi, photpho… nên rất có lợi cho nguồn sữa mẹ. Bên cạnh đó giò heo còn giàu collagen nên rất tốt cho việc tái tạo các mô tế bào biểu bì, làm mau lành vết thương và giúp da mau hồi phục.
Trong khi đó, hạt sen lại có tác dụng giải nhiệt, chữa đau đầu, an thần, giúp mẹ dễ ngủ. Vị ngọt, thơm mát của hạt sen dễ dùng. Ngoài ra, hạt sen cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, canxi…nên cũng có lợi cho việc “gọi sữa”.
Cháo chân giò hạt sen là món ăn giàu dinh dưỡng và lành tính mà mẹ có thể dùng thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, mau lành vết thương và mang đến nguồn sữa bổ dưỡng cho bé.
Cách nấu cháo chân giò hạt sen
Nguyên liệu:
100g gạo tẻ đã vo sạch
100g hạt sen khô đã ngâm nước ấm cho nở to đều
500g móng giò heo đã làm sạch, chặt khúc
Hành tươi, mùi thơm, hành khô đã rửa sạch, thái nhỏ
Cách thực hiện:
Phi hành thơm, cho chân giò vào đảo cùng vài thìa cà phê nước mắm rồi thêm nửa bát con nước vào đun cho châm giò ngấm mắm
Hạt sen, gạo tẻ đem ninh
Khi nồi cháo sôi thì đổ chân giò vào đảo lên rồi đậy vung ninh tiếp. Chú ý canh nước và thy thoảng khuấy đều để cháo không bị khê.
Khi cháo nhừ thì tắt bếp, dùng ăn trong ngày
Mỗi lần ăn thì múc cháo ra tô, hâm lại cho nóng thêm mùi, hành vào cho thơm để thưởng thức.
2. Thịt bò giúp phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh
Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa?Sau khi sinh cơ thể mẹ mất một lượng máu rất lớn, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và bảo đảm nguồn dưỡng chất trong sữa để nuôi em bé. Do đó, dung lượng dinh dưỡng mẹ sau sinh cần bổ sung nhiều hơn bình thường rất nhiều.
Việc cung cấp thực phẩm giàu đạm và sắt sẽ giúp mau lành vết mổ, phòng chống thiếu máu, thiếu sắt và thịt bò chính là lựa chọn hàng đầu. Thịt bò dễ dàng chế biến cùng các loại thực phẩm khác nên thực đơn ăn hàng ngày của mẹ sẽ đa dạng, không gây nhàm chán. Đây cũng là loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ, cung cấp cho bé một nguồn sữa bổ dưỡng, “chất lượng”.
Mẹ có thể chế biến thịt bò thành các món ăn phù hợp với sản phụ như bắp bò luộc mắm.
Cách làm bắp bò luộc mắm
Nguyên liệu:
300g bắp bò (ăn trong 1 ngày)
1 nhánh gừng củ
1 cây sả
Đường, mắm, hạt nêm
Cách thực hiện:
Bắp bò rửa sạch máu, lọc hết màng, sau đó đem uớp với 2 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm trong 10 phút rồi dùng dây buộc chặt lại thành một khối chắc chắn.
Gừng gọt vỏ thái mỏng rửa sạch, sả đập dập chặt khúc rồi cho vào nồi cùng 3 bát con nước, nửa non bát con nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa tiêu.
Đun sôi hỗn hợp rồi cho thịt vào luộc khoảng 50 phút thì tắt bếp, vớt bò ra để nguội.
Khi nào ăn thì thái miếng mỏng.
3. Cam quýt giàu vitamin C
Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa? Sau khi sinh, đặc biệt đối với những mẹ trải qua ca sinh mổ cần phục hồi sớm để có thể chăm sóc con nhỏ. Việc bổ sung vitamin C giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Cam, quýt rất giàu vitamin C và canxi, đây là những chất quan trọng trong việc hình thành xương và răng và tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều cam, quýt để tăng chất lượng nguồn sữa mẹ cho bé nhé.
Ngoài ra, chất xơ trong quýt còn có tác dụng kích sữa mẹ về nhiều. Khi tuyến sữa bị tắc, lượng sữa mẹ sẽ giảm khiến bé không có đủ sữa để bú và mẹ dễ bị viêm tuyến sữa. Vì thế, việc ăn cam, quýt thường xuyên sẽ giúp mẹ tránh được tắc sữa và táo bón nữa mẹ nhé.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sinh thường hay sinh mổ khi cho con bú là như nhau. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ ăn gì để có nhiều sữa nhưng đồng thời bổ sung dinh dưỡng, mau lành vết thương .
Da tiếp da hay phương pháp Kangaroo là một cách tuyệt vời để bắt đầu cho con tận hưởng nguồn sữa mẹ. Ngay sau khi bé sinh ra, các bà mẹ sẽ được bế con áp vào bầu ngực để trần để bé cảm nhận được hơi ấm và mối liên kết thân thuộc với mẹ. Và không chỉ là để làm quen, phương pháp này còn giúp tăng lượng sữa mẹ, bởi được ở sát bên con, mẹ sẽ biết ngay khi bé đói và cho bé bú thường xuyên hơn. Điều này sẽ kích thích các tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn.
[inline_article id=97685]
Phương pháp này được áp dụng cho cả những mẹ sinh thường và sinh mổ. Nếu trong quá trình thực hiện da tiếp da, mẹ cảm thấy lúng túng về cách bế và cho bé ngậm ti, đừng ngần ngại nhờ các cô hộ lý hay bác sĩ hướng dẫn nhé.
Cảm nhận dòng sữa và phán đoán lượng sữa
Khi bé bú mẹ, lượng sữa được trữ trong bầu ngực sẽ được kích thích để chảy xuống đầu vú và tạo ra một cảm giác căng tức đây là hiện tượng đươc gọi bằng cái tên khá trực quan là “xuống sữa”. Tuy nhiên, một số bà mẹ không cảm thấy sự khác biệt giữa lúc xuống sữa và khi bình thường. Nhưng dù như vậy thì quan sát bé cũng sẽ giúp mẹ nhận biết được sữa đã xuống hay chưa. Khi mới ngậm đầu ti của mẹ, bé sẽ mút rất nhanh và nông, nhưng khi sữa bắt đầu chảy khỏi đầu ngực, bé sẽ chuyển ngay sang cách bú chậm và sâu hơn, và mẹ hoàn toàn có thể quan sát được sự thay đổi này. Thông thường, bất cứ người mẹ nào cũng có thể có đủ sữa cho con bú. Nếu bạn lo lắng mình ít sữa, hãy thử vắt sữa để kiểm chứng điều này.
Thông thường, trong những ngày đầu bé chỉ bú được 30ml đến 60ml trong mỗi cữ bú và bú khoảng 10 lần mỗi ngày. Chỉ cần cho con bú thường xuyên, các cơ quan sản xuất sữa sẽ tự động nhận biết để gia tăng lượng sữa.
Cho con bú thường xuyên và ngay khi bé muốn
Lượng sữa cơ thể mẹ sản sinh sẽ phụ thuộc vào việc mẹ có cho con bú thường xuyên hay không và vào nhu cầu cụ thể của bé. Ngay khi bé đang bú, cơ thể đã có tín hiệu để chuẩn bị sữa cho cữ bú tiếp theo. Nếu sữa mẹ chưa kịp về trong những ngày đầu tiên, mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé bú để kích thích hoạt động của tuyến sữa.
Bất cứ khi nào bé muốn tiếp tục bú mẹ, hãy thoải mái để con thưởng thức “món ăn” đầu đời này. Đây là cách nuôi con bằng sữa mẹ do bé tự chỉ huy. Dần dần, với thói quen bú mẹ đã được hình thành, khả năng sản xuất sữa của cơ thể mẹ cũng sẽ đi vào ổn định.
Bên cạnh việc cho con bú trực tiếp, mẹ có thể áp dụng việc vắt sữa theo thời gian biểu cố định và đều đặn.
Nhiều mẹ sinh 2 năm một, tức là em bé vừa mới được một tuổi thì mẹ đã có thai em bé khác. Việc sinh nở dày đặc như vậy khiến mẹ rất vất vả cho việc chăm sóc bản thân và con nhỏ. Tuy nhiên, con cái là của trời cho nên dù có cực nhọc ra sao các mẹ vẫn cảm thấy dạt dào hạnh phúc.
Nhưng mẹ ơi vẫn có cách để mẹ vừa hạnh phúc với việc có nhiều em bé mà không quá cực nhọc, hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết này để áp dụng mẹ nhé.
Không cần cai sữa
Nhiều người lo lắng rằng, có bầu trong lúc cho con bú thì sữa sẽ tự nhiên mất đi. Nhưng điều này không đúng, cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo. Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe của người mẹ, của bé hay thai nhi, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ mẹ nhé.
[inline_article id=90632]
Những khó khăn thường gặp
Sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì.
Chỉ những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.
Bé sẽ bú sữa non của em?
Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú.
Nếu bé muốn tiếp tục được bú thì mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non này có thể bị cạn. Bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sự phát triển của em bé sinh sau.
[inline_article id=57755]
Cho bú song song?
Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc.
Nếu bạn cho con lớn cai sữa trước khi sinh bé tiếp theo, những tổn thương về mặt tinh thần có lẽ sẽ ít hơn việc cai sữa sau khi bé tiếp theo chào đời. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt. Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Việc mang thai đã vô cùng vất vả, khi phải chăm sóc thêm một em bé chưa cai sữa nữa khiến mẹ càng mệt nhọc hơn. Cùng với việc nói chuyện và nhờ sự trợ giúp từ anh xã, bố mẹ, người thân đôi bên thì mẹ cũng nên chủ động tìm hiểu những cách để có thể giảm bớt gánh nặng từ việc sinh hai năm một nhé. Với những chia sẻ trong bài viết này, Marry Baby hy vọng sẽ giúp mẹ nhàn hơn một chút trong việc vừa mang thai vừa chăm sóc con nhỏ đang còn bú mẹ.
Cho bé bú đủ cữ sữa vào ban ngày sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nucleotide có trong thành phần sữa mẹ ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ của bé. Theo đó, nếu bú mẹ nhiều, bé sẽ thích thức và chơi nhiều hơn là ngủ.
2. Thay đổi theo độ tuổi bé
Theo thời gian trẻ lớn lên, sữa mẹ cũng thay đổi dưỡng chất ít nhiều để phù hợp hơn với từng độ tuổi của trẻ. Chất béo, tinh bột và protein trong thành phần sữa mẹ theo đó tăng, giảm để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ vào giai đoạn đó.
3. Bảo vệ bé gái khỏi ung thư vú
Theo các chuyên gia, cho con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ, đồng thời sữa mẹ cũng tạo hiệu quả tương tự với con gái. Bé gái bú mẹ đầy đủ sẽ giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú đến 25%.
Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng sẽ giúp chỉ số IQ của bé tăng 3,8 điểm so với trẻ không bú mẹ. Trong sữa mẹ chứa nhiều a-xít béo, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.
5. Liều thuốc giảm đau hoàn hảo
Khi bé quấy khóc, khó chịu hay bị đau do tiêm phòng, mẹ chỉ cần cho bé ngậm ti, mọi cảm giác đau đớn ở bé sẽ dần tan biến. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh được bú mẹ trong và sau khi bị đau sẽ phục hồi nhanh hơn. Lý giải cho vấn đề này: Sữa mẹ sản sinh ra endorphins, thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể.
7.Tăng cường hệ miễn dịch trẻ
So với trẻ bú bình, trẻ bú sữa mẹ sở hữu hệ miễn dịch ổn định và khỏe mạnh hơn. Hoàn toàn cân bằng với số lượng các dưỡng chất cần thiết cùng năng lượng, trẻ không dễ bị béo phì hoặc mắc các dịch bệnh khác nhờ sức đề kháng sữa mẹ cung cấp cho.
[inline_article id = 67895]
8. Giúp mẹ giảm cân hiệu quả
Mẹ có biết việc sản xuất sữa cho con bú hằng ngày tương đương với việc đi bộ 12 km. Đó là lý do vì sao vừa cho con bú, mẹ có thể giảm cân nhanh và hiệu quả hơn.
9. Sữa mẹ là vô giá!
Trên thế giới, nếu mua sữa mẹ từ ngân hàng sữa, chi phí sữa mẹ vào khoảng 80.000 đồng cho mỗi 30ml, giá tương đương gấp 200 lần so với giá dầu thô. Quả là vô giá đúng không mẹ ơi?
Trên thực tế, bộ ngực nhỏ không phải là một bất lợi cho những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, ngực lớn có thể khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn, bởi vì phụ nữ có ngực lớn phải lo lắng nhiều hơn về sự căng sữa, tư thế cho bú. Trẻ sơ sinh có miệng nhỏ nên khó ngậm núm vú lớn, bộ ngực lớn cũng nặng nề hơn khi có sữa, dẫn đến nhu cầu về áo ngực “hạng nặng” và gây khó khăn khi duy trì tư thế cho bú lý tưởng.
Các mô mỡ tạo nên sự tròn trịa của bầu ngực và bảo vệ các cấu trúc bên trong khỏi chấn thương. Lượng mô béo và kích cỡ của ngực không liên quan đến khả năng tạo sữa, nên những người có ngực “khiêm tốn” vẫn có thể tạo đủ sữa như những người đầy đặn hơn.
Khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, ngực liên tục tạo sữa và tích lũy trong tuyến sữa giữa các lần cho bú. Khi bú, bé sẽ uống gần hết phần sữa trong ngực – thường khoảng 75-80%. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể tạo ra một lượng sữa bằng nhau trong 24 giờ bất kể kích cỡ của ngực, nhưng những phụ nữ có ngực lớn có “sức chứa” lớn hơn những người ngực nhỏ. Những mẹ có bầu ngực lớn có thể dự trữ nhiều sữa hơn giữa các lần cho bú, đôi khi nhiều hơn nhiều lần so với ngực nhỏ. Ví dụ: Nếu một ngực lớn chứa được 180ml, và bé bú 120ml mỗi bên (tổng cộng là 240ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 60ml (tổng cộng là 120ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.
Ngực nhỏ hơn có thể chứa 120ml mỗi bên. Nếu bé bú 90ml mỗi bên (tổng cộng là 180ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 30ml (tổng cộng là 60ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.
[inline_article id=64328]
Do sự khác biệt về “sức chứa”, phụ nữ có ngực nhỏ hơn có thể cần phải cho bú thường xuyên hơn, bởi vì con của họ uống được ít hơn trong mỗi lần bú. Phụ nữ có ngực lớn hơn có thể cho nhiều sữa hơn trong mỗi lần cho bú nên bé sẽ không phải bú nhiều lần trong ngày, hoặc bé chỉ bú một bên ngực mỗi lần bú.
Tất cả những chỉ dẫn này áp dụng cho những em bé “trung bình”. Mặc dù ngực lớn hơn thường có sức chứa lớn hơn ngực nhỏ nhưng không nhất thiết có nghĩa là bé sẽ bú ít hoặc nhiều lần hơn trong ngày chỉ vì kích thước ngực của bạn.
Một người mẹ có bộ ngực lớn có thể phải cho con bú nhiều lần hơn so với người mẹ ngực nhỏ vì mỗi cặp mẹ con là duy nhất. Những khác biệt cá nhân này là một trong những lý do tại sao chúng ta nên cho bé bú khi bé có nhu cầu thay vì cho bú theo giờ cố định. Bé sẽ lấy đi lượng sữa cần thiết trong mỗi lần bú, và đây là yếu tố quyết định bé cần bú bao nhiêu lần chứ không phải là cái đồng hồ.
[inline_article id=68821]
Có một vài ngoại lệ đối với quy luật “kích thước ngực không có gì liên quan đến khả năng tạo ra lượng sữa cần thiết”. Một số ít phụ nữ (ước tính khoảng một trên một nghìn) bị thiếu mô tuyến (IGT) ở ngực. Tình trạng này cũng được gọi là thiểu sản tuyến vú. Những người bị IGT không phát triển đủ mô tạo sữa trong giai đoạn thiếu nữ và mang thai nên không có khả năng tạo ra đủ sữa. Người mẹ bị IGT có thể tạo ra một ít sữa, và lượng sữa dù nhỏ cũng rất có lợi về mặt dinh dưỡng cho bé.
Điều quan trọng cần nhớ là việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là một hệ thống cung cấp sữa. Bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà bé nhận được điều có giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ miễn dịch. Hơn nữa, sự gần gũi đặc biệt mà bạn cảm thấy khi cho bé bú không phụ thuộc vào số lần bé bú hoặc lượng sữa bạn có thể tạo ra.
Theo các tài liệu nhi khoa, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ nên kéo dài việc cho bé bú đến khi trẻ ít nhất 12 tháng tuổi và lâu hơn nếu cả mẹ và bé vẫn sẵn sàng.
Mặc dù các chuyên gia đều đồng ý rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, điều này vẫn không phải là phương án khả thi với tất cả các phụ nữ.
Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ phương Tây, quyết định cho con bú mẹ hoặc sữa công thức được căn cứ vào mức độ thoải mái, lối sống và những cân nhắc sức khoẻ cụ thể mà họ có thể có.
Với những người không thể nuôi con bằng sữa mẹ, sữa công thức là một phương án thay thế tốt. Trong trường hợp này, họ thường cảm thấy có lỗi. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội gắn bó tốt với trẻ. Điều bạn nên làm là tận dụng bữa ăn của bé để thể hiện tình yêu thương.
Ở phần 1 của bài viết, mời bạn tìm hiểu về những lợi ích thiết thực khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Chống lại sự nhiễm trùng
Kháng thể truyền từ mẹ sang con khi bé bú sữa mẹ có thể giúp trẻ giảm sự xuất hiện của nhiều căn bệnh, bao gồm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm màng não.
Những thành phần khác có trong sữa mẹ cũng sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ mạnh lên, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu bé được bú sữa mẹ đúng như hướng dẫn, một số nguy cơ dị ứng, hen suyễn, bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng được giảm thiểu.
Giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
Thường được gọi là “thực phẩm hoàn hảo” cho hệ tiêu hóa của trẻ, các thành phần có trong sữa mẹ như lactose, chất đạm (whey và casein ) và chất béo có thể dễ dàng được hấp thụ trong hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ sơ sinh.
Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa, trẻ bú mẹ thường ít mắc các bệnh về tiêu chảy hoặc táo bón.
Sữa mẹ cũng chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nếu mẹ khỏe mạnh và cho con bú thì không cần phải bổ sung bất kỳ loại vitamin hoặc dưỡng chất nào thêm cho trẻ, ngoại trừ vitamin D. Đó là lý do mẹ cần cho bé tắm nắng buổi sáng.
Khi so sánh với sữa mẹ, sữa công thức cũng được thiết kế với những dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, sữa công thức không thể giống hoàn toàn với sữa mẹ. Bởi vì quá trình sản xuất sữa mẹ là duy nhất và chưa có nhà máy nào có thể mô phỏng được.
Trẻ cảm nhận được mùi vị khác nhau
Người mẹ cho con bú thường sẽ cần 500 calo mỗi ngày, có nghĩa là mẹ cần ăn nhiều loại thực phẩm. Điều này mang đến cho trẻ các mùi vị khác nhau thông qua việc bú sữa mẹ, tùy thuộc vào loại thực phẩm mà mẹ đã ăn. Do đã làm quen với các hương vị, trẻ bú mẹ cũng dễ dàng làm quen với thực phẩm ăn dặm.
Thuận tiện và miễn phí
Sữa mẹ luôn tươi mới và sẵn sàng. Bạn cũng không cần phải hâm bình sữa lúc giữa đêm khi muốn cho con bú. Sữa mẹ cũng là quà tặng miễn phí dành cho con trẻ.
Lợi ích cho mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp cho những người lần đầu tiên làm mẹ cảm thấy tự tin về khả năng chăm sóc cho con mình. Cho con bú cũng giúp đốt cháy calo và thu nhỏ tử cung, vì vậy các bà mẹ cho con bú có thể lấy lại vóc dáng và trọng lượng nhanh hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, cũng như nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
“Quá tải” hormone
Oxytocin đóng vai trò điều khiển quá trình tiết sữa dưới tác động kích thích của động tác mút vú mẹ. Tuy nhiên, cũng chính loại hormone này là “thủ phạm” khiến nhiều mẹ thấy mệt mỗi lần cho con bú xong cùng với cảm giác u uất thường trực sau khi sinh bé. Không chỉ thế, một số chị em có cơ địa nhạy cảm còn có thể thấy yếu trong người, bứt rứt, toát mồ hôi. Tình trạng này thường chỉ là nhất thời và sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu nó khiến mẹ cảm thấy đuối sức, cần đi khám bác sĩ sớm các mẹ nhé.
Sụt cân nhanh sau sinh
Sự thật là trong khi nhiều mẹ tìm mọi cách giảm cân sau khi sinh thì cũng có nhiều mẹ khác phải lo lắng vì sụt cân quá nhanh, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau khi sinh bé, nếu cân nặng của bạn giảm còn như trước khi có thai thì không cần lo lắng nhé. Còn nếu bạn sụt cân nhanh trong vòng 1-3 tháng sau sinh và nhẹ ký hơn trước khi có thai, có thể mẹ bị suy nhược cơ thể do mất sức và ăn uống không đủ chất hoặc tệ hơn là mắc phải bệnh nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Chảy sữa và phun sữa
Các mẹ sắp có con đầu lòng có thể không hình dung hết được những phiền toái mà chuyện này mang lại nhưng lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không có miếng lót ngực. Sữa mẹ khi thì phun tung tóe, khi lại chảy ri rỉ, dường như mẹ không cách nào điều khiển được dòng sữa của mình. Bộ máy sản xuất sữa đặc biệt nhạy có thể “tự động” tiết sữa khi gần tới giờ cho con bú hoặc khi bé khóc đòi bú. Điều này sẽ tạo áp lực vô hình cho không ít các bà mẹ trẻ. Các mẹ cũng nên đem thêm cả đồ sạch để thay nếu chẳng may miếng lót ngực ướt đẫm vì sữa chảy nhé.
Hai ngực không đều sữa
Đừng ngạc nhiên nếu một sáng thức dậy và bạn nhận ra một bên ngực ra nhiều sữa hơn hẳn bên còn lại. Điều này cũng bình thường như chuyện hầu hết phụ nữ có hai bầu ngực lệch nhau. Để tránh tình trạng căng tức ngực, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn ở bên ngực ra nhiều sữa hoặc cho bé bú cả hai bên với khoảng thời gian bằng nhau nhé.
Bầu ngực bị ngứa ran
Các mẹ dù sinh con đầu hay con thứ, nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều có thể gặp phải tình cảnh đầu ti bị khô và ngứa ran. Lý do của chuyện này là do ngực bạn đang điều chỉnh để thích nghi với việc cho con bú. Sẽ là bình thường nếu mẹ chỉ bị ngứa ti khi bé bắt đầu bú mẹ nhưng nếu có kèm thêm sốt và nóng ngực, mẹ nên đi khám vì có thể đã bị nhiểm trùng vú rồi nhé. Mẹ cũng có thể dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) để thoa đầu ti nhằm xoa dịu cảm giác ngứa rát đấy.
Cho con bú không phải lúc nào cũng dễ dàng
Tuy rằng cho con bú thuộc về bản năng của người mẹ nhưng với hầu hết các chị em, trải nghiệm của những lần cho con bú đầu tiên thường không dễ dàng. Do đó, nếu có gặp khó khăn khi mới cho con bú thì các mẹ cũng đừng buồn hay nản lòng và càng không nên vội vàng bỏ cuộc nhé. Tình trạng mẹ tiết sữa quá ít hoặc quá nhiều, đầu ngực bị đau khi cho con bú… đều là chuyện rất thường gặp ở những chị em đang cho con bú. Điều mẹ cần chính là kiên nhẫn, bình tĩnh và tìm sự giúp đỡ ở những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong chuyện nuôi con bằng sữa mẹ.
Cho con bú giúp mẹ giảm bớt căng thẳng
Không ai lại không biết những nỗi vất vả của chuyện nuôi con mọn, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và dường như cứ bị quay cuồng bởi đủ thứ nhiệm vụ lạ lẫm. Tuy nhiên, những ai đã và đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể cho bạn biết cảm giác ấm áp khi bé con nhỏ xíu xiu nằm gọn trong lòng mẹ, miệng mút lấy vú mẹ mới tuyệt vời làm sao. Dĩ nhiên, bạn không thể vừa cho con bú vừa chạy việc này, làm việc kia. Hoạt động cho con bú sẽ khiến mẹ phải ngồi xuống, ôm ấp và chăm chú nhìn vào gương mặt thỏa mãn vì được ăn no của bé con xinh xắn. Đó chẳng phải cũng là một cách để thư giãn và nghỉ ngơi hay sao?
Mẹ có thể ăn những gì mẹ thích
Hầu hết các mẹ sinh con lần đầu thường nghĩ rằng mẹ ăn chất gì thì con sẽ bú vào chất nấy nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Các thành phần như đạm, đường, sắt và canxi có trong sữa mẹ hầu như không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Trong khi đó, hàm lượng chất béo và các vitamin lại dễ dàng thay đổi theo thực đơn hàng ngày của mẹ. Do đó, mẹ vẫn có thể thỉnh thoảng ăn vặt khi thèm nhưng đừng quá thường xuyên vì thức ăn vặt không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại giàu calories. Mục đích của việc duy trì những thói quen ăn uống tốt là để cơ thể mẹ được khỏe mạnh, nhờ đó hoạt động sản xuất sữa mẹ sẽ không bị ảnh hưởng xấu.
Luôn đem theo miếng lót ngực bên mình
Một khi sữa về, bạn có thể vừa ngạc nhiên vừa bối rối khi nhận ra rằng chỉ riêng việc tắm nước ấm hoặc nghe thấy tiếng khóc đòi bú của con cũng có thể kích thích bầu ngực chảy sữa. Nói đơn giản hơn, sữa mẹ có thể chảy vào bất cứ lúc nào mà bạn không ngờ tới, ngay cả khi bạn đang đi dạo ngoài phố, làm việc ở công sở hoặc mua sắm ở siêu thị. Đó là lý do vì sao mẹ không được quên miếng lót ngực khi ra ngoài nếu không muốn phải xấu hổ vì ngực áo thấm ướt. Cũng đừng quên thay miếng lót thường xuyên để tránh “làm ổ” cho vi khuẩn phát triển nhé.
Tìm sự giúp đỡ khi cần thiết
Đôi khi chỉ việc ẵm bé không đúng cách khi cho bú cũng có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Do đó, mẹ cần luôn bình tĩnh và tìm sự giúp đỡ nếu cảm thấy có gì đó không ổn trong chuyện cho con bú. Từ những người thân và bạn bè của mẹ cho tới các hội nhóm, diễn đàn của các bà mẹ nuôi con nhỏ nói chung và các hội nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng; dĩ nhiên không thể thiếu bác sĩ sản khoa. Đây đều là những người mà bạn có thể hỏi han và tìm kiếm sự giúp đỡ.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe trẻ sơ sinh
Sữa mẹ có tỷ lệ chất đạm, chất đường, chất béo và nước hoàn hảo cho một đứa trẻ. Cơ chế sản xuất sữa mẹ vô cùng tuyệt vời vì nó có thể tự động điều chỉnh cả về số lượng và thành phần để phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển của con yêu. Một số nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra rằng những trẻ được cho bú sữa mẹ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thấp hơn những trẻ khác.
Đặc biệt không thể không nhắc đến sữa non vì chúng vừa giàu giá trị dinh dưỡng vừa chứa các kháng thể và bạch cầu sẽ bảo vệ bé chống lại các loại vi khuẩn sau khi rời khỏi tử cung ấm áp và an toàn của mẹ. Sữa non sẽ chuyển hóa thành sữa trưởng thành chỉ sau 3 đến 5 ngày, do đó, các mẹ nhớ tích cực cho con bú ngay sau khi sinh để không lãng phí nguồn dưỡng chất quý giá này nhé.
Cho con bú rất tốt cho sức khỏe của mẹ
Cho con bú sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tiểu đường, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Hoạt động cho con bú còn thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone prolactin và oxytocin. Prolactin có tác dụng ức chế hoạt động của buồng trứng làm nang noãn không phát triển dẫn đến vô kinh. Đây chính là cơ sở của phương pháp tránh thai bằng cách cho con bú trong 6 tháng đầu đời. Trong khi đó, oxytocin lại giúp phát triển mối dây gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Loại hormone này còn được biết đến với nhiều tác dụng tích cực khác như giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ hơn và tăng ham muốn tình dục.
Trẻ sơ sinh và cách bú mẹ
Đây là điều quan trọng với cả bạn và bé vì nếu không ngậm ti đúng cách, bé yêu sẽ không thể nào bú no và thoải mái, chưa kể đến việc bé có thể bị đầy hơi do nuốt phải không khí nếu không ngậm chặt ti mẹ. Ban đầu có thể sẽ không dễ dàng nhưng sau một thời gian, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn. Khi cho bú, mẹ cần để bé há to miệng trước khi áp vú vào. Nếu cho bú đúng cách, lưỡi, môi dưới và cằm của bé sẽ chạm vào ngực mẹ, ti mẹ ngập trong miệng bé trong khi mũi bé vẫn được thoải mái để thở. Nếu mẹ thấy đau đầu ti khi cho bú, bé có thể chưa ngậm vú đúng cách. Lúc này, mẹ nên dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ bé ra và cho bé ngậm ti lại.
Cho con bú rất tiện lợi
Mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, không cần thức dậy pha sữa cho con lúc 2 giờ sáng, cũng chẳng phải lo chuyện mua sữa bột trữ sẵn ở nhà và còn giảm bớt được việc vệ sinh bình sữa nữa chứ. Bé yêu cũng chẳng bao giờ phải chờ đợi bố mẹ đi pha sữa để được cho ăn. Sữa mẹ lúc nào cũng có sẵn và ấm nóng để cho bé bú. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đi du lịch vì bé yêu không bao giờ sợ đói nhé.
Ti mẹ cũng cần được chăm sóc tốt
Đầu ngực có thể bị đau và nứt nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế, sau mỗi lần cho con bú, mẹ cần kiểm tra hai đầu ti xem có bị đỏ hoặc nứt không để can thiệp sớm, tránh cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Thỉnh thoảng, mẹ nên bôi sữa mẹ lên đầu ti và để khô tự nhiên, cách này sẽ giúp bảo vệ ti và hạn chế các vấn đề như đau, nứt và chảy máu đầu ti.