Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Chuẩn bị tài chính khi quyết định sinh con

Chi phí nuôi con bao nhiêu mới đủ? Muốn chào đón một thành viên bé bỏng, cả bố và mẹ phải chuẩn bị mọi thứ về mặt tinh thần lẫn tài chính. Trong kế hoạch sinh con, bạn phải lên kế hoạch tất tần tật về việc mua sữa, mua quần áo, khám thai…

Chi phí nuôi con gồm những gì?

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, y học phát triển, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin kiến thức, họ ngày một cầu kỳ, cẩn thận hơn, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và nuôi trẻ. Kéo theo đó là một loạt các chi phí cần có.

1. Chi phí khám thai

Trong quá trình mang thai, bạn nên siêu âm, xét nghiệm, khám thai định kỳ vào tuần thứ 4, tuần 11, tuần 16, tuần 32 tuần và tuần thứ 35.

Đặc biệt sau 35 tuần, mỗi tuần phải đi siêu âm một lần vì khoảng thời gian sinh nở thường ở tuần 36 đến 40, có thể sớm hơn.

Chi phí cho mỗi lần siêu âm như vậy từ 80 – 150.000 đồng. Như vậy, trong suốt quá trình mang thai, tổng chi phí cho việc này có thể lên đến: 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.

Chi phí nuôi con
Nuôi con tốn rất nhiều chi phí mà bạn không ngờ tới

2. Chi phí thực phẩm dưỡng thai

Phụ nữ khi mang thai cần được cung cấp một số dưỡng chất tốt cho thai nhi trong bụng như vitamin, sắt, canxi. Chi phí hàng tháng cho những sản phẩm này thường rơi vào 500.000 đồng/tháng.

Tổng số tiền mua thực phẩm dưỡng thai (thuốc, thực phẩm chức năng…) trong suốt quá trình mang thai sẽ cần khoảng: 5 triệu đồng.

3. Chi phí ăn uống

Phụ nữ mang thai cần lượng thức ăn nhiều hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chi phí mua thực phẩm trung bình cho việc này cơ bản khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó là tiền mua đồ sơ sinh cho con 2 – 3 triệu đồng. Tiền đi sinh và chi phí ăn uống ở viện trong quá trình sinh con sẽ dao động khoảng 5 triệu đồng nếu đẻ thường và 10 triệu đồng nếu đẻ mổ.

Như vậy tổng hợp số tiền cần sử dụng trong suốt quá trình mang bầu và sinh con vào khoảng 17 – 25 triệu đồng.

4. Chi phí nuôi con

Dưới đây là những khoản chi phí cơ bản mà một người mẹ ở thành phố có thể tham khảo để chuẩn bị trong một tháng cận sinh và 3 tháng đầu tiên sau sinh.

STT Khoản mục Chi phí (đồng)
1 Tiền thuốc men và các vật dụng sơ sinh 2.000.000
2 Tiền đi sinh 10.000.000
3 Tiền bồi dưỡng cho mẹ 1.000.000
4 Tiền bỉm/sữa 3.000.000
Tổng chi phí (1) + (2) + 3x(4) + 3x(4) 28.000.000
Chi phí tối thiểu cho mẹ và bé trong 4 tháng.

5. Chi phí nuôi con

Nếu chi phí mang thai và sinh con có thể hạch toán trước được thì chi phí nuôi con lại không thể nói trước được. Bởi cơ thể trẻ nhỏ rất non nớt nên dễ bị ốm.

Trong trường hợp bị ốm sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí. Chi phí nuôi con có thể chia thành 3 giai đoạn.

– Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Trong thời gian này trẻ chỉ chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa ngoài nên chi phí để nuôi con giai đoạn này khá đơn giản, chủ yếu là tiền bỉm hoặc sữa ngoài. Dự trù khoảng 1triệu đồng/tháng.

– Từ 6 tháng đến 18 tháng: Lúc này trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, cần bổ sung thêm nhiều loại thức ăn ngoài sữa mẹ… Dự trù 1,5 triệu đồng.

 Sau 18 tháng: Bước vào giai đoạn này trẻ bắt đầu đi học. Ngoài chi phí ăn uống sẽ phát sinh thêm tiền học phí. Số tiền rơi vào 2 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng chi phí nuôi con là khoảng 1 – 2 triệu đồng.

Cách chuẩn bị tài chính cho việc sinh và nuôi con

Mỗi tháng các bạn phải có kế hoạch tiết kiệm một số tiền nhất định để dành cho việc sinh bé. Hãy tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt.

 

Lập ngân sách riêng cho chi phí nuôi con

Hãy tự mình tính toán các chi phí liên quan đến việc sinh con, kể cả thời gian mang thai, chi phí nuôi con, thời kỳ hậu sản và nuôi con. Nếu được hãy nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn giúp bạn.

Đặc biệt với những phụ nữ làm nghề tự do thì hãy nghĩ đến việc đóng bảo hiểm thai sản tự nguyện trước khi mang thai để được hỗ trợ khi lâm bồn.

Một khi đã mẹ tròn con vuông, bạn lại tiếp tục tốn rất nhiều tiền vào chi phí y tế, thực phẩm, các đồ dùng thiết yếu như sữa, bỉm, tã, quần áo, dầu gội, sữa tắm, xe đẩy và giường… nên đừng vội phung phí.

Chi phí nuôi con
Hãy chắc chắn bạn có đủ khả năng để lo cho cuộc sống của con

Tìm cách tăng thu nhập để chuẩn bị

Nếu tình hình tài chính của gia đình bạn không đủ chắc chăn thì đây là lúc cả hai vợ chồng bạn nên tìm cách tăng thu nhập thông qua những việc làm thêm ngoài thời gian ở cơ quan.

Một số gợi ý như nhận thêm các dự án cùng ngành nghề, nhận làm cộng tác viên, kinh doanh trong khi bạn sẽ làm những việc nhẹ nhàng như nhận dịch tài liệu, bán hàng qua mạng Internet…

Đối với phụ nữ, nếu khi mang thai mà không có biến chứng thì vẫn có thể làm công việc thường lệ trong đời sống hàng ngày cho đến ngày gần sinh.

Tiết kiệm là quốc sách

Sẽ không thoải mái như lúc còn độc thân hay vợ chồng son nữa, bạn phải lo cho thêm một người nữa trong nhiều năm liền, nên tiết kiệm không bao giờ là thừa cả.

Lên kế hoạch cắt giảm những chi phí không cần thiết trước tiên từ những hóa đơn mà bạn phải trả hàng tháng bao gồm điện, nước, điện thoại di động, truyền hình…. Tận dụng các đợt khuyến mãi và chọn dùng gói cước di động phù hợp.

Bạn cũng nên điều chỉnh những thói quen của mình. Thay vì ăn sáng ở ngoài, bạn có thể nấu bữa sáng vì ăn ở nhà vừa hợp vệ sinh vừa tiết kiệm cho chi phí nuôi con.

Giảm bớt thú vui shopping, khi quyết định mua sắm bạn hãy tự hỏi: “Mình có thực sự cần thứ này ngay bây giờ không?” Thậm chí khi mua đồ cho trẻ bạn cũng nên cân nhắc những địa điểm bán rẻ hơn, hoặc dùng đồ cũ để giảm chi phí.

Chi phí nuôi con
Bạn cần tiết kiệm để không bị thiếu hụt chi phí nuôi con

Mở tài khoản tiết kiệm

Với hình thức gửi tiền tiết kiệm nào đi nữa, bạn cũng nên tính toán trong thời gian bao lâu sẽ sử dụng số tiền này để chọn loại hình gửi hợp lý nhằm hưởng được mức lãi suất cao nhất. Đây sẽ là nguồn đảm bảo cho những sự cố xảy ra mà bạn không lường trước được.

Mua bảo hiểm

Bạn nên dành một khoản tiền để mua bảo hiểm cho bé. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cho trẻ, bạn cần hiểu kỹ về quyền lợi, đặc tính cùng phạm vi bảo hiểm cũng như các công ty bảo hiểm mà bạn chọn mặt gửi vàng nhé!

Kế hoạch tiết kiệm chi phí nuôi con minh họa

Nếu 2 vợ chồng bạn có tổng thu nhập khoảng 20 triệu mà không phải sống chung với bố mẹ nên phân chia số tiền như sau (số tiền này có thể thay đổi dựa trên mức thu nhập và nhu cầu của cặp đôi):

  • Chi phí ăn uống 3 triệu đồng
  • Chi phí tiết kiệm sinh con: 4 triệu đồng
  • Chi phí đi lại, xăng xe, tiếp khách, bạn bè: 1 triệu đồng
  • Tiền điện, nước, ga, dầu ăn, mắm muối: 1 triệu đồng
  • Tiền tiết kiệm để đầu tư kinh doanh: 1 triệu đồng

Như vậy chỉ sau 4-6 tháng là vợ chồng bạn đã tiết kiệm được từ 32 – 48 triệu đồng để dành chi phí nuôi con nuôi con sau này!

Do số tiền chi phí nuôi con và nuôi con tương đối lớn nên nếu không sự chuẩn bị trước thì sẽ rất vất vả cho gia đình, đặc biệt là với những gia đình có thu nhập trung bình. Ngược lại nếu có sự chuẩn bị trước thì sẽ đỡ vất hơn và giảm được nguy cơ mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đưa vợ đi đẻ cần chuẩn bị những gì? 6 điều các ông chồng cần biết

Vẫn biết sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng trong thời khắc quan trọng đó, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Bạn sẽ là chỗ dựa cho vợ lúc mệt mỏi, cùng vượt qua những cơn đau. Đồng thời cũng là người đại diện, đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp. Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Dưới đây là một số gợi ý các ông bố tương lai có thể tham khảo khi đưa vợ đi đẻ.

1/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Người bạn đồng hành

Sau một thời gian dài mong ngóng, cuối cùng, bạn cũng có cơ hội nhìn thấy con yêu chào đời. Chắc hẳn bạn đang cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý: Thời gian trung bình của quá trình chuyển dạ khoảng 6 tiếng rưỡi nhưng vẫn có trường hợp quá trình này kéo dài trong suốt 20 giờ. Điều bạn cần làm khi đưa vợ đi đẻ là giữ bình tĩnh để hỗ trợ bà xã tốt nhất.

Đừng chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Gác mọi việc sang một bên, và cùng vợ đi bộ, xoa bóp nhẹ phần đầu, lưng, bàn chân cũng như nắm chặt tay vợ khi các cơn co thắt tràn về.

2/ Chuẩn bị tâm lý khi đưa vợ đi đẻ 

Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí lo lối om sòm. Có khả năng bạn sẽ tự hỏi “người vợ dịu dàng hàng ngày của mình biến đâu mất tiêu rồi?”. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ. Chỉ vì quá đau mà thôi, vợ bạn thực sự không có ẩn ý gì trong lời nói của mình cả.

sinh con 1
Cử chỉ yêu thương của chồng sẽ là động lực giúp vợ vượt qua những cơn đau

3/ Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Dù chuẩn bị cẩn thận đến mấy, mọi chuyện cũng không thể hoàn hảo 100% khi các ông chồng đưa vợ đi đẻ. Ngay cả các chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, có thể vợ bạn sẽ không thể chịu nổi cơn đau và biện pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ là một giải pháp tuyệt vời.

4/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Hãy là người “đại diện” thông minh

đưa vợ đi đẻ

Trong suốt quá trình vượt cạn, vợ bạn gần như không còn sức để nói được lời nào. Vì vậy, bạn chính là người đại diện cho vợ mình trong mọi tình huống. Những quyết định lúc này của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo và khôn ngoan. Trao đổi ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy điều gì không ổn đang diễn ra. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn bác sĩ cần mổ để cứu 2 mẹ con, ít nhất bạn cũng có quyền yêu cầu bác sĩ đưa ra lý do tại sao bác sĩ chọn hướng giải quyết này.

5/ Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời khi đưa vợ đi đẻ

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ yêu dường như đã trở thành một việc quá quen thuộc và đơn giản. Tuy nhiên, đừng quá nhập tâm vào việc quay phim mà không kịp cảm nhận cảm xúc thực một cách trọn vẹn nhé. Mai này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đã không kịp cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này.

6/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Dùng cử chỉ yêu thương

Bạn nên luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương với bà xã khi đưa vợ đi đẻ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp vợ bạn vượt qua những cơn đau.

Bạn không cần quá cầu kỳ. Chỉ một câu cám ơn, một cái ôm hay một cành hoa nhỏ…, những hành động nho nhỏ và chân thành này sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực nhất bạn nên trao cho vợ mình sau một cuộc vượt cạn vất vả.

[inline_article id=121816]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh con liền nhau, mẹ con cùng nguy!

Khi sinh con liền nhau, mẹ có thể dễ dàng tận dụng lại đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2 cũng như kiến thức chăm con còn “nóng hổi” của mình. Hơn nữa, do độ tuổi cách biệt không nhiều, các bé dễ thân thiết với nhau hơn.

Nhiều lợi ích là vậy, nhưng hầu hết các chuyên gia đều không khuyến khích việc sinh con quá “dày”, bởi những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn cho sức khỏe mẹ và bé.

Nguy hiểm khi sinh con quá gần nhau
Khoảng cách quá ngắn giữa 2 thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hiểm

1/ Nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được thụ tinh trong khoảng 6 tháng đầu sau thai kỳ đầu tiên có nguy cơ sinh non cao hơn 40%, nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn 61% so với những bé được thụ thai ít nhất sau thai kỳ đầu 18 tháng.

Ngoài ra, sinh con liền nhau quá cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu. Thiếu máu, cao huyết áp, quá trình chuyển dạ kéo dài… là những nguy cơ thường thấy nhất.

2/ Sinh con liền nhau, nguy cơ tự kỷ cao

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, một nghiên cứu được công bố trên tờ Daily mail còn cho thấy mối liên hệ giữa việc sinh con quá gần nhau và nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Nghiên cứu tiến hành phân tích hồ sơ của hơn 7.000 trẻ em sinh ra trong khoảng từ năm 1987-2005 tại Phần Lan cho thấy, mang thai lần 2 trước khi bé đầu tròn 1 tuổi sẽ làm tăng 30% khả năng mắc bệnh tự kỷ ở trẻ thứ 2.

Theo các chuyên gia, ngoài khoảng cách giữa 2 lần mang thai còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bị tự kỷ của trẻ. Tuy nhiên, để con sinh ra có cơ thể khỏe mạnh, mẹ nên chuẩn bị tiền đề tốt nhất.

3/ Mẹ dễ bị stress hơn

Trong 2 năm đầu tiên khi hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị bệnh, Vì vậy, mẹ có thể sẽ không đủ thời gian để chăm sóc cho bé còn lại nếu 1 trong 2 bé bị bệnh. Chưa kể trường hợp hai bé lây nhau và mẹ phải xoay xở cùng lúc có thể làm mẹ mệt mỏi, tăng nguy cơ bị stress…

Ngoài ra, do tuổi quá gần nhau, việc bé quấn mẹ và chưa biết nhường nhịn nhau là điều khó tránh. Nếu không xử lý khéo, việc này có thể tác động xấu đến tâm lý của bé.

4/ Khoảng cách lý tưởng giữa 2 thai kỳ

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần mang thai tốt nhất nên từ 2-5 năm. Những mẹ sinh thường nên chờ con đủ tháng và được ít nhất 1 tuổi mới nên có thai lần nữa. Nếu sinh mổ, mẹ nên chờ khoảng 2 năm để tránh tình trạng vết mổ bị rách trong thời gian mang thai.

Lưu ý, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng để thụ thai thêm một lần nữa. Trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn không lâu sau khi sinh con, mẹ nên đến bệnh việc thăm khám và được các chuyên gia tư vấn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mẹ và bé.

[inline_article id=129053]

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Những lợi ích khi sinh con muộn

Tài chính ổn định

Sau một thời gian tập trung cho sự nghiệp, bạn đã có được một lượng dự trữ tài chính đủ dồi dào để yên tâm nuôi con. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị được những điều kiện vật chất tốt hơn để chào đón con ra đời. Điều kiện kinh tế vững còn giúp bạn thuê được những cô trông trẻ và người giúp việc để bớt vất vả khi chăm sóc và nuôi dạy con.

Bạn biết phong cách giáo dục nào thích hợp

Trước khi có con, bạn đã có đủ thời gian để chiêm nghiệm những ưu và khuyết điểm của các phương pháp nuôi dạy con khác nhau. Những điều bạn quan sát được từ chính những bạn bè, bố mẹ hay những người đi trước sẽ giúp bạn trở thành một người mẹ tuyệt vời.

Sinh con muộn  2
Bạn sẽ không máy móc áp dụng lời khuyên của sách vở hay bất kỳ ai trong việc nuôi dạy con

Đảm bảo hạnh phúc lứa đôi

Bạn đã không còn phải gấp gáp sinh một đứa con vì bị thúc giục bởi những người lớn của hai họ, nên có đủ sự cân nhắc những nguy hiểm, rủi ro và chuyện bạn sẽ duy trì quan hệ giữa hai vợ chồng như thế nào.  Ở độ tuổi chín chắn hơn và sau nhiều năm gắn bó, cả hai đã đi đến một sự hòa hợp và cảm thông cho nhau nhiều hơn. Điều này sẽ thực sự có ích khi có con bởi cuộc sống của mẹ và gia đình sẽ xáo trộn rất nhiều.

Không lo lắng về sự nghiệp

Thời điểm sinh con cũng là lúc sự nghiệp của bạn đã đi vào ổn định. Bạn có đủ kinh nghiệm, đủ sức mạnh để rời vị trí cho 6 tháng nghỉ thai sản và trở lại công việc trong sự tự tin chứ không phải là lo lắng mình không theo kịp.

Có nhiều kinh nghiệm hay để chia sẻ

Với vốn sống của mình, bạn có thể trả lời mọi câu hỏi cắc cớ của trẻ và cho chúng những bài học thiết thực, bổ ích. Bạn không còn cái nhìn nóng nảy của tuổi 20 và sâu sắc, chừng mực đủ để phân tích đúng sai cho các con của mình.

Chăm sóc cơ thể mình tốt hơn

Ở độ tuổi đã ý thức sâu sắc giá trị của sức khỏe, những bài tập thể dục hay chế độ ăn lành mạnh được thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn khỏe khoắn và chuẩn bị tốt hơn cho việc mang thai và sinh nở.

Niềm hạnh phúc làm mẹ là một trải nghiệm riêng biệt với mỗi người phụ nữ. Với những người sinh con muộn, họ được cảm nhận niềm vui làm mẹ khi đã chuẩn bị được những điều kiện tốt cho con và chính bản thân mình.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

5 lời khuyên để sinh mổ an toàn hơn

Tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ lần 1 hoặc mổ đẻ lần 2 do tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.

Nếu bạn chủ động muốn sinh mổ, nên tắm sạch sẽ trước khi vào phòng sinhsinh mổ

Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, bạn nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.

Giữ ấm

Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, bạn nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.

Dùng tông đơ thay vì dao cạo

Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.Sinh mổ

Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.

Chăm sóc vết thương đúng cách

Sinh mổ Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.

[inline_article id=72654]

Dù bạn chọn sinh mổ lần 1 hay sinh mổ lần 2, thì cũng nên ghi nhớ những lưu ý MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe sau sinh nhé

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ

Toàn bộ quá trình sinh nở được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn đầu. Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.

Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.

Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

Giai đoạn 2. Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.

Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

Giai đoạn 3. Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ
Người đỡ đẻ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con
Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những dấu hiệu chuyển dạ cho thấy mẹ sắp… lâm bồn

Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần nắm rõ

Dưới đây là những điều có thể xảy ra trong vài tuần đến vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu:

Bé tụt xuống thấp. Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn có thể cảm thấy sự sa bụng một vài tuần trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu do bé đang tụt xuống thấp hơn vào xương chậu của bạn. Bạn có thể cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng xương chậu trong khi lồng ngực nhẹ nhàng hơn và bạn thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

Bạn nhận thấy có sự gia tăng các cơn co thắt. Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt (cảm giác quặn như khi có kinh nguyệt) chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn. Những cơn co thắt thường xuyên và mạnh mẽ hơn có thể là dấu hiệu tiền chuyển dạ. Lúc này, cổ tử cung của bạn đang được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Bong nút nhầy tử cung. Nút nhầy cổ tử cung là một khối nhỏ chất nhầy đặc chặn đường dẫn từ cổ tử cung đến tử cung của bạn. Nút chặn này có thể thoát ra một lúc thành một mảng, hoặc tiết ra theo dạng dịch âm đạo trong nhiều ngày. Nút nhầy này có thể có lẫn máu (màu hồng, nâu hay đỏ).

dấu hiệu chuyển dạ
Trong giai đoạn này, một số phụ nữ có cảm giác quặn như khi có kinh nguyệt

Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có những cơn co thắt thường xuyên trong một khoảng thời gian trước khi nước ối vỡ, nhưng trong một số trường hợp, nước ối vỡ mà không có dấu hiệu co thắt báo trước. Một khi nước ối vỡ, quá trình chuyển dạ thường mau chóng theo sau. (Nếu các cơn co thắt không tự bắt đầu, bạn sẽ được thực hiện các phương pháp giục sinh).

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối, không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy đến bệnh viện ngay.

Làm sao để biết đó là chuyển dạ thật hay giả?

Đôi khi rất khó phân biệt được chuyển dạ giả với giai đoạn đầu của chuyển dạ thật. Dưới đây là một số điều có thể giúp bạn phân biệt:

Những cơn co thắt chuyển dạ giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên, khác nhau về độ dài và cường độ. Mặc dù co thắt chuyển dạ thật lúc ban đầu cũng có thể đột ngột, nhưng sau đó chúng sẽ trở nên đều đặn hơn, sau đó mạnh hơn và kéo dài lâu hơn chỉ khoảng thời gian ngắn.

Với chuyển dạ giả, cơn đau do co thắt thường tập trung ở vùng bụng dưới. Với chuyển dạ thật, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở vùng lưng dưới và bao quanh bụng.

Những cơn co thắt chuyển dạ giả có thể tự giảm dần. Chúng cũng có thể biến mất khi bạn bắt đầu hoặc ngừng một hoạt động hay thay đổi tư thế. Trong khi đó, những cơn co thắt chuyển dạ thật vẫn tồn tại và diễn ra bất kể bạn làm gì.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

5 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh con

5 bài tập giúp mẹ bầu khỏe hơn khi sinh con

Bài tập 1:

Đứng dựa lưng vào tường, tay dang ra, lòng bàn tay hướng về phía trước. Hít vào thật sâu, thở ra và chậm rãi nâng tay lên cho đến khi bạn cảm thấy nặng tay. Giữ tư thế trong vòng 15 giây. Nếu bạn không thể giữ tay áp vào tường, hãy hạ tay xuống đến khi nào bạn có thể áp tay. Giữ vị trí rồi cố gắng duỗi tay thẳng lên trên.

Bài tập 2:

Ngồi lên cạnh ghế vững vàng, không có lưng tựa. Đặt một dải băng chịu lực (hoặc có thể dùng dây buộc váy tắm) dưới một bàn chân, hai tay nắm lấy đầu kia. Hít vào, thở ra, sau đó từ từ nghiêng người về sau cho đến khi bạn cảm thấy cơ bụng co lại (giống như khi bạn cười rũ rượi). Giữ vị trí và đếm đến 5. Quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại toàn bộ các động tác trên 10 lần. Đổi chân.

178d2edongtactheducdanhbaymetm
Các bài thể dục có tác dụng rất tốt cho bà bầu

Bài tập 3:

Đứng với chân dang rộng hơn vai, tay dang thẳng lên trời, lòng bàn tay hướng lên. Hít vào, thở ra và nghiêng người về bên phải. Giữ đầu gối thẳng và đừng vặn thân. Lướt tay phải xuống chân phải khi bạn nghiêng người. Giữ chân hoặc cổ chân ở yên vị trí đó vài giây. Sau đó lặp lại các động tác tương tự cho bên kia.

Bài tập 4:

Tư thế này thích hợp nhất khi bạn có cảm giác căng cơ, một triệu chứng khá thường gặp ở cuối thai kỳ. Nhẹ nhàng chống tay và đầu gối xuống một mặt phẳng mềm. Hít không khí vào thật sâu. Thở ra và kéo về các cơ bụng, xương cụt và mông. Vận sức dồn xuống tay, nâng lưng hướng về phía trần nhà sao cho vị trí cột sống theo gờ tròn. Quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại toàn bộ động tác trên từ 5 đến 10 lần.

tư thế con mèo - con bò

Bài tập 5:

Vào tư thế bò, tay – vai thẳng hàng, đầu gối thẳng hông. Duỗi thẳng tay trái về phía trước. Duỗi thẳng chân phải về phía sau, ráng giữ chân cao ngang với hông. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây sau đó đổi bên. Làm 5 lần cho mỗi bên.

7-bai-tap-yoga-don-gian-danh-cho-ba-bau1

Đắn đo khi sinh con?

Vai trò con cái xưa và nay

Thời xưa, quan niệm của cha ông ta trong đời sống hôn nhân rất khắt khe và trách nhiệm “nối dõi tông đường” đặt nặng trên vai người phụ nữ. “Tam niên vô tử bất thành thê” – nếu 3 năm, người phụ nữ chưa “khai hoa nở nhụy” sẽ không còn được thừa nhận là người vợ trong gia đình.

Ngày nay, tuy quan niệm về con cái của các cặp vợ chồng trẻ đã có phần cởi mở hơn và chuyện hiếm muộn không còn là trách nhiệm chỉ nghiêng về phía phụ nữ, nhưng đâu đó nỗi khao khát có con cái vẫn mang đậm hơi thở truyền thống. Với hầu hết các gia đình trẻ Việt Nam hiện nay, thời điểm tốt nhất để có con là từ 1-2 năm sau đám cưới vì lúc này, cuộc sống mới của đôi vợ chồng son đã dần đi vào ổn định cả về mặt tâm lý lẫn tài chính.

Đắn đo khi sinh con?
Chớ để mang thai rồi mới tính đến kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy con

Khi nào nên có con?

Đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên không phải là điều dễ dàng. Trừ những trường hợp “tai nạn do không lường trước hậu quả”, việc lên kế hoạch để sinh con phải đạt được sự đồng thuận tuyệt đối của cả vợ lẫn chồng.

Bên cạnh độ tuổi sinh sản, việc có con còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tài chính của cả hai vợ chồng, quỹ thời gian tốt nhất dành cho việc chăm sóc trẻ; việc đã chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ hay kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con… Trong đó, phải kể đến quỹ thời gian dành cho bạn bè, thư giãn, du lịch, thậm chí là chuyện chăn gối với bạn đời cũng sẽ phải tiết giảm đi rất nhiều. Vì thế, hãy vạch ra thật chi tiết tất cả những mặt được và mất khi sinh con để có thể lường trước hết những khó khăn mà đôi vợ chồng trẻ sẽ phải đối mặt.

Độ tuổi thích hợp để có con

Người Việt Nam hay có câu nói: “Sinh con nên mẹ” – việc sinh nở giúp người phụ nữ hoàn thiện thiên chức mà tạo hóa đã dành riêng cho mình. Về mặt sinh lý, độ tuổi thích hợp cho việc sinh nở ở người phụ nữ là từ 22-29 tuổi vì cơ thể đã phát triển toàn diện, số lượng, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất và ít có nguy cơ sảy thai.

Ở độ tuổi 30–34, phụ nữ có 15% cơ hội mang thai trong mỗi kỳ rụng trứng, cơ hội thụ thai là 75% trong năm đầu quan hệ nhưng từ 35 tuổi, khả năng này chỉ còn 65%.

Từ tuổi 35 trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy giảm nhiều, nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh Down và hiện tượng đột biến gen cũng tăng cao hơn theo số tuổi.

Hãy để con chờ

Trong nhiều trường hợp, có con khi cả bố lẫn mẹ chưa sẵn sàng là nguyên nhân khiến nhiều gia đình tan vỡ. Khi các đôi kết hôn còn quá trẻ, thiếu kỹ năng sống, thiếu kinh nghiệm lẫn kiên nhẫn để làm cha mẹ, khả năng tài chính bấp bênh…, đứa con sẽ thực sự trở thành gánh nặng. Thực tế có không ít trường hợp “bố mẹ trẻ con” tị nạnh nhau việc cho con bú, dỗ con khóc lúc nửa đêm. Stress, căng thẳng kéo dài, những rạn vỡ trong tình cảm là điều không tránh khỏi.

Nếu cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho vai trò làm cha mẹ, các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là điều cần thiết để không có sự cố có thai ngoài ý muốn. Các đôi vợ chồng trẻ nên bảo toàn sức khỏe, chuẩn bị tốt thể chất, tinh thần, kiến thức, tâm lý để có thể sẵn sàng đối mặt với chuyện con cái khi thích hợp.

Khi vượt qua những nỗi vất vả của “9 tháng bầu bí”, của những đêm mất ngủ, của những nỗi lo âu con trẻ, những đôi vợ chồng trẻ sẽ thật sự cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng khi trở thành cha mẹ. Để con cái trở thành nguồn hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng, chúng tôi thật sự mong bạn có cái nhìn sáng suốt và sự chuẩn bị thấu đáo cho sự kiện quan trọng không kém gì tổ chức lễ cưới là: sinh con.

Linh Lan – Đức Thanh 

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Vợ chồng trẻ cần chuẩn bị gì trước khi sinh con

1. Chuẩn bị về sức khỏe trước khi có em bé

  • Đến gặp bác sĩ: Đây là việc đầu tiên bạn cần làm trong chuỗi kế hoạch những việc phải làm trước khi bầu bí. Bên cạnh đó cũng đừng quên tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Rubella, Sởi, Quai bị… nếu bạn chưa có kháng thể. Cách tốt nhất là bạn nên đi cùng ‘ông xã’ đến phòng khám để cả hai đều nhận được sự tư vấn và cũng để chàng chuẩn bị tốt nhất trước khi bạn thụ thai.
  • Tạm ngừng thuốc tránh thai: lời khuyên từ các bác sỹ là bạn nên dừng ngay việc uống thuốc tránh thai trước khi quyết định bầu bí khoảng 4 tháng và chuyển sang các biện pháp tránh thai khác. Đồng thời, thời gian này, bạn cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng vòng kinh của mình để biết được thời gian rụng trứng – thời gian dễ dàng thụ thai nhất.
  • Bổ sung dưỡng chất: Các thai phụ có nhu cầu năng lượng tăng khoảng 300Kcal/ngày. Thai phụ cần bổ sung các axit béo không no dạng omega-3, omega-6; các axít béo chuỗi dài như DHA, AHA; axit folic; beta caroten, vitamin A; vitamin C; vitamin D; canxi; carbonhydrat… Chị em cần ăn uống đúng bữa, đủ rau, cá, thịt, trứng, sữa… Ngoài ra, phải uống thêm các loại vitamin tổng hợp để sẵn sàng mang thai.
  • Bỏ những thói quen xấu: Trong thời gian thụ thai và mang thai, bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng rượu, thuốc lá và cà phê. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ trong thời gian trước và đầu mang thai nếu hút thuốc, uống rượu hoặc chịu tác động của khói thuốc quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, mang thai dị tật, sinh con sớm…

2. Chuẩn bị về tâm lý:

Chuẩn bị trước khi sinh - 5 điều nên tránh
Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái trước giờ vượt cạn
  • Trang bị những kiến thức làm cha mẹ: Có rất nhiều sách về mang thai, sinh con, nuôi dạy con, dinh dưỡng cho trẻ…và hàng ngàn các chủ đề xoay quanh các thiên thần bé nhỏ. Nếu bạn không thích đọc sách thì có thể xem các hướng dẫn trong băng đĩa, hoặc thậm chí tham gia các lớp học liên quan. Hãy tận dụng thời gian khi đang mang thai để tìm hiểu về cuộc sống sau khi bé chào đời. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hội hoặc nhóm liên quan để học hỏi kinh nghiệm của các ông bố, bà mẹ đi trước.
  • Học cách giải tỏa stress khi mang bầu: Trước khi mang thai, bạn có bao việc để lo, nào là sắp xếp lại công việc, chuẩn bị tài chính, chăm sóc cơ thể… Nếu không lên kế hoạch khoa học, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng stress. Những căng thẳng khi mang thai, đặc biệt là bệnh trầm cảm gây khó khăn cho người mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, bạn cần phải học cách kiềm chế và tìm những phương pháp giảm stress hiệu quả trước khi mang thai. Nếu có đang gặp vấn đề về tâm lý, hãy giải quyết nhanh – gọn – đẹp. Luôn giữ tâm trạng phơi phới yêu đời.

3. Chuẩn bị về tài chính:

  • Dành một ngân sách cho em bé: Việc có em bé sẽ khiến bạn phải chi tiêu nhiều hơn và bạn sẽ phải mất một thời gian nghỉ làm việc, ít nhất là lúc đầu. Điều này có nghĩa rằng thu nhập của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy việc bạn nên làm trước khi sinh con để thiết lập một ngân sách là phân chia thu nhập, một phần cho chi tiêu trong gia đình và một phần cho em bé. Dự trù những khoản vào chi phí khi mang thai và sinh con. Bạn sẽ tốn rất nhiều tiền vào chi phí y tế, thực phẩm. Đây là một trong những khoản chi mà bạn phải dự trù trong ngân sách dành cho em bé. Bạn nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, những người đã có con vì họ có thể tư vấn giúp bạn.
  • Tăng thu nhập: hãy thiết lập mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để chuẩn bị tài chính cho bé. Ngay từ bây giờ bạn có thể xem xét làm thêm một số công việc. Bên cạnh việc làm toàn thời gian ở cơ quan, hai vợ chồng có thể làm thêm một số công việc tại nhà. Chồng bạn có thể làm các dự án, nhận làm cộng tác viên, kinh doanh trong khi bạn sẽ làm những việc nhẹ nhàng như nhận dịch tài liệu, bán hàng qua mạng Internet… Theo ý kiến của các chuyên viên y tế thì khi mang thai mà không có biến chứng thì vẫn có thể làm công việc thường lệ trong đời sống hàng ngày cho đến ngày gần sinh con.
  • Tiết kiệm chi phí: trước khi sinh con, bạn sẽ phải thu xếp các khoản chi phí sinh hoạt của mình một cách hợp lý. Việc cắt giảm chi phí không cần thiết sẽ giúp bạn chuẩn bị tài chính vững chắc cho em bé. Hãy kiểm tra tất cả các hóa đơn mà bạn phải trả bao gồm điện, nước, điện thoại di động, truyền hình… Lên kế hoạch cắt giảm những chi phí không cần thiết.

TT

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

4 điều không mong đợi sau khi sinh con

Tâm trạng xấu
Chịu quá nhiều áp lực khi mang thai và sinh con có thể để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn. Trong những ngày đầu sau khi sinh con, tâm trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn những gì đã hình dung trước đó. Bạn có thể khóc hạnh phúc khi ngắm con yêu xinh xắn của mình, nhưng cũng có nhiều lần khóc vì tủi thân hay vì những cơn đau còn âm ỉ. Làm quen với vai trò mới không hề dễ dàng gì, bạn lo lắng đủ thứ, từ chuyện con có bú đủ không đến chuyện con đi tè mỗi ngày mấy lần. Đây chính là nguyên nhân khiế bạn khó mà duy trì được tâm trạng phơi phới, vui tươi.

Giải quyết tình trạng này như thế nào? Trước hết, hãy tin tưởng vào bản thân rằng bạn là một người mẹ tuyệt vời. Chia sẻ với ông xã rằng bạn đang cảm thấy ra sao và mong chờ gì ở anh ấy. Có những điều tốt hơn là nên nói ra bạn nhé, đừng ấp ủ, chịu đựng trong lòng. Bạn vừa làm nên một điều kỳ diệu và xứng đáng được yêu thương, trân trọng. Hãy nhờ anh ấy trông con để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Nên nhớ lúc này sữa mẹ là cực kỳ quan trọng với em bé nên bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có nguồn sữa dồi dào.

Sau khi sinh con
Sau khi sinh con, ngoài việc chăm sóc bé, bạn cũng cần chăm sóc chính bản thân mình, nghỉ ngơi nhiều để tránh bị stress

Thân nhiệt lúc lên lúc xuống
Đây là một hiện tượng mà rất nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Có thể bạn cảm thấy không khỏe nhưng bản thân cũng không biết tại sao là do sự thay đổi thân nhiệt cơ thể đột ngột của các bà mẹ vừa mới sinh con. Bạn có thể cảm thấy lạnh, mặc áo ấm vài phút sau đó lại nóng nực, cởi bỏ nó ngay. Điều này gây nên cảm giác xáo trộn và khó chịu, nhất là những người nhạy cảm.

Nguyên nhân lý giải là do khi mang thai, hormone của bạn đã thay đổi khá nhiều và giờ cũng đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Điều này gây ra việc nhiệt độ cơ thể tăng và giảm diễn ra nhanh chóng.

Đừng lo lắng. Tình trạng này sẽ sớm kết thúc chỉ trong 1 hay 2 tuần sau sinh. Bạn chỉ cần “lạnh mặc áo, nóng cởi ra” – nghĩa là lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của cơ thể mình mà thôi.

Sưng phù
Tình trạng sưng chân, mắt cá chân, tay, ngón tay hay mặt sau khi sinh con thường gặp ở phụ nữ sinh con có can thiệp hoặc phải truyền dịch. Dư lượng các chất đưa vào cơ thể có thể khiến một số nơi nói trên sưng lên. Một vài động tác vận động nhẹ nhàng như đi qua lại, nâng nhẹ tay chân có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Thân thể nặng nề
Thật chẳng vui chút nào khi thấy phần bụng vẫn to như cũ, cánh tay to vì lớp mỡ tích tụ, vòng 3 cũng không gọn gàng… Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không thể lấy lại vóc dáng chỉ trong vài tháng sau sinh. Lúc này, điều quan trọng nhất là mẹ và bé được khỏe mạnh, bạn có nguồn sữa dồi dào để nuôi con. Đừng vội vắt kiệt sức trong những bài tập nặng nhé!