Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tai hại khi cắt lông mi cho trẻ sơ sinh

Sau khi bé chào đời khoảng vài ngày, mẹ chọn cách cắt lông mi cho con với niềm tin hàng mi con sau này dài, dày và cong vút. Kinh nghiệm này được nhiều mẹ rỉ tai nhau qua nhiều thế hệ, nhưng thực sự có đúng như lời đồn? Liệu cắt lông mi cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì đến mắt của bé không?

cắt lông mi cho trẻ sơ sinh
Để con có hàng mi dài, cong, mẹ có nên cắt lông mi cho con?

1/ Công dụng của hàng mi với mắt trẻ

Mẹ hẳn biết lông mi là phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của mắt. Thông thường, mắt trẻ sẽ có khoảng 150 sợi lông mi, tuy khá ngắn nhưng lại giữ chức năng che chắn, bảo vệ cho đôi mắt trước sự tấn công của bụi bặm, các vật thể lạ, cũng như hạn chế ánh sáng tác động trực tiếp vào mắt. Nhất là trẻ mới sinh, lại rất cần có hàng mi che chắn cho đôi mắt non nớt.

[inline_article id = 782]

Bên cạnh đó, lông mi còn sở hữu một vài công dụng tuyệt vời khác với đôi mắt trẻ như sau:

-Giúp ngăn mồ hôi, nước chảy từ trên đầu xuống mi mắt vào trong nhãn cầu.

-Ngăn ngừa các yếu tố có thể gây tổn hại cho nhãn cầu.

-Đóng vai trò thẩm mỹ giúp mắt hài hòa và đẹp hơn.

2/ Nên hay không cắt lông mi cho trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của các bác sĩ khoa mắt, cắt lông mi cho trẻ để hành mi cong dài, đẹp hơn là chuyện hoàn toàn không nên. Việc lông mi trẻ dài hay không, cong hay thẳng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, di truyền nắm vai trò chủ đạo.

Vì vậy, cắt lông mi là cách làm đẹp phản khoa học, rốt cuộc vẫn chẳng thể giải quyết nổi vấn đề di truyền. Khi cắt lông mi, lượng lông mi mọc ra chưa chắc nhiều hơn, và thường không thay đổi nhiều so với ban đầu, đôi khi còn để lại những di chứng khó lường.

Một số tác hại khi cắt lông mi cho trẻ mẹ cần lưu ý:

-Lông mi mọc ra dễ gây kích thích ngứa mắt, trẻ dụi mắt có thể gây biến chứng viêm kết giác mạc.

-Mắt không được che chắn kỹ càng trong thời gian lông mi chưa mọc.

-Khi cắt, nếu trẻ không hợp tác, mẹ có thể cắt vào mi mắt hoặc thậm chí chọc vào nhãn cầu gây hại cho mắt bé.

-Trong lúc cắt, lông mi có thể rơi vào trong mắt gây viêm nhiễm.

-Sau cắt, lông mi mọc ra không đều, sợi dài sợi ngắn, dẫn đến sự phá hủy nang lông, đảo lộn quá trình phát triển bình thường của lông mi.

Nếu đang có ý định cắt lông mi cho trẻ sơ sinh, có lẽ mẹ nên từ bỏ. Dù mắt con mi ngắn, thẳng hay không dày, đó cũng là con của mẹ và được di truyền từ đôi mắt của ba, mẹ mà đúng không?

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đa số các mẹ chưa biết cho trẻ ăn sữa chua đúng cách và đúng thời điểm. Mẹ có biết khi bé ăn sữa chua sai cách, cơ thể bé vừa không nhận được dưỡng chất, lại vừa có thể bị tác động tiêu cực?

cho trẻ ăn sữa chua đúng cách
Kết hợp sữa chua với trái cây giúp tăng giá trị dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ

1/ Cho trẻ ăn sữa chua phù hợp với lứa tuổi

Nhiều mẹ nghĩ rằng sữa chua có lợi, vì vậy cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mẹ nhé! Ăn quá nhiều, nhất là khi không đúng lượng với độ tuổi, sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời khiến bé bị lạnh bụng.

Với các bé nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt, do đó ăn nhiều sữa chua là cực kỳ không nên. Mẹ có thể tham khảo liều lượng sau để cho bé ăn sữa chua đúng cách:

-Trẻ từ 6-10 tháng tuổi: 50g/ngày.

-Trẻ từ 1-2 tuổi: 80g/ngày.

-Trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày.

-Trẻ lớn hơn: Có thể ăn nhiều hơn 100g/ngày, khoảng 100g-250g, tức 2 hộp nhỏ.

2/ Sữa chua kết hợp thực phẩm khác cần đúng loại

Mẹ có thể tăng giá trị dinh dưỡng của sữa chua khi kết hợp với trái cây. Không chỉ thêm hương thơm, mùi vị, trái cây còn giúp tăng lượng chất chống ô-xy hóa tự nhiên trong sữa chua. Mẹ nên thử cho bé ăn sữa chua kèm chuối, dâu hoặc xoài xắt nhỏ, với những bé nhỏ hơn, mẹ xay nhuyễn để tránh tình trạng hóc.

Khi cho bé ăn sữa chua, mẹ nên tránh để bé ăn kèm với thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhất là lạp xưởng, xúc xích,thịt hun khói… Thực phẩm này chứa quặng nitorat kali, khi kết hợp rất dễ gây ung thư. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không cho bé ăn kèm sữa chua với thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, bởi chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi.

[inline_article id = 70927]

3/ Ăn sữa chua cũng phải đúng thời điểm

Không phải cứ lúc nào bé muốn, mẹ lại cho bé ăn sữa chua tùy ý. Chiều con đâm ra lại gây hại cho con đấy mẹ ạ. Nhất là khi bé đói, mẹ lại càng phải nói không. Lúc đói, bụng bé trống rỗng, độ a-xít trong dạ dày lớn sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm giảm tác dụng đi rất nhiều. Theo đó, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua nên là:

-Sau bữa ăn chính hoặc sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng đồng hồ, mẹ nên cho bé ăn sữa chua. Lúc này, dạ dày đang tạo môi trường lý tưởng nhất cho lợi khuẩn hoạt động, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng.

-Trước giờ ngủ khoảng 30 phút cũng là thời điểm tốt cho bé ăn sữa chua. Ăn lúc này vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa, lại vừa giúp bé ngủ ngon.

4/ Không hâm nóng sữa chua cho bé ăn

Nhiều mẹ vì sợ bé lạnh bụng sau khi ăn sữa chua ướp lạnh, do đó chọn cách hâm nóng. Đừng như thế mẹ nhé, cách này vô tình tiêu diệt những lợi khuẩn tuyệt vời trong sữa chua đấy. Ngoài ra, chưa chắc bé đã thích ăn món sữa chua nóng đâu.

Nếu sợ lạnh, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 15-30 phút. Tốt nhất nên dùng hết sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua, và không nên để bé ăn lại sữa chua thừa sau khi bóc vỏ khoảng 3 tiếng trở đi.

5/ Ăn sữa chua bằng thìa nhựa

Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách là khi mẹ để bé ăn bằng thìa nhựa, và tránh thìa inox. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng đấy mẹ nhé! Tuy không gây mất chất, hay ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của sữa chua, nhưng thìa inox sẽ làm giảm hương vị ngọt, thơm của sản phẩm. Kết luận này đã được khẳng định qua nghiên cứu của trường đại học Oxford, Mỹ.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột, đó chính là hệ quả khi bà bầu bị tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn, khi huyết áp xuống quá thấp, bầu rất dễ bị ngất xỉu do máu và ô-xy truyền lên não và các cơ quan khác trong cơ thể không đủ. Theo đó, thai nhi trong bụng sẽ không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết để phát triển.

[inline_article id = 79401]

Để ngăn ngừa những nguy cơ này, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, nhất là chuyện ăn uống cần được quan tâm hàng đầu. Vậy bị huyết áp thấp nên ăn gì đây mẹ bầu?

huyết áp thấp nên ăn gì, bà bầu bị tụt huyết áp
Bị huyết áp thấp, mẹ bầu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi

1/ Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

-Tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Theo các chuyên gia, mẹ nên chọn những món tốt cho tim mạch vào bữa sáng.

-Thêm muối vào món ăn, ngay cả nước ép hoa quả, bởi muối giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 10-15g muối.

-Giảm bớt thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, bánh mỳ. Ăn ít lại những món bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, thực phẩm nhiều chất béo.

-Tăng cường việc nạp rau quả, thịt nạc và cá trong chế độ ăn uống hằng ngày.

-Uống nước chanh pha đường và muối để giải khát, cung cấp vitamin C cho cơ thể, đồng thời bổ sung lượng khoáng bị thiếu hụt.

-Nếu có ý định dùng sữa ong chúa, mẹ bầu nên thận trọng. Tuy cực giàu dinh dưỡng, nhưng sữa ong chúa có chất làm giãn động mạch huyết quản, giảm co bóp cơ tim và hạ huyết áp.

-Trà đặc hay cà phê không tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ nếu dùng nhiều, nhất là với mẹ bầu bị huyết áp thấp.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

-Chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ, bổ sung thêm thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin nhóm B.

-Tránh xa bia, rượu, vì ngoài gây hại cho sức khỏe thai nhi, đồ uống có cồn còn góp phần làm thể mất nước, mất muối, mất cân bằng điện giải, làm tình trạng huyết áp thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

2/ Chăm sóc mẹ bầu bị huyết áp thấp

-Tuyệt đối mẹ đừng nên thay đổi tư thế đột ngột, bởi sẽ gây tình trạng thiếu máu não tạm thời, gây hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Vì vậy, buổi sáng khi ngủ dậy, bạn nên nằm thêm một lúc, vươn tay, duỗi chân nhẹ nhàng rồi mới ngồi dậy. Ngồi một lúc, sau đó mới từ từ đứng lên.

-Không chỉ riêng mỗi khi ngủ dậy, mẹ bầu cũng cần nhẹ nhàng và từ từ trong bất cứ sinh hoạt hằng ngày nào để máu được lưu thông đủ đến các bộ phận của cơ thể.

-Khi bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mẹ bầu nên tranh thủ thư giãn, nghỉ ngơi ở tư thế gồi đầu thấp để tăng lượng máu lưu thông về não.

-Tuyệt đối không leo cao, ở lâu ngoài trời nắng, tránh để bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là vào ban đêm.

-Hạn chế xông hơi, tắm nước nóng trong phòng kín quá lâu để ngăn ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp do mất nước, giãn tĩnh mạch.

-Chăm chỉ vận động và luyện tập thường xuyên, tốt nhất là đi bộ, bơi, yoga,…. Tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn bộ môn phù hợp với sức mình mẹ nhé!

-Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra huyết áp và điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Viêm đường tiết niệu, bầu nên ăn gì?

Khi mang thai, nguy cơ mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu là khá cao. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, mà còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

[inline_article id = 61864]

Lý giải cho nguyên nhân này, do bộ máy tiết niệu của bạn thay đổi đáng kể trong thai kỳ, điển hình là niệu quản giãn nhẹ, xuất hiện hiện tượng trào ngược bàng quang so sức ép của thai nhi. Hai tình trạng này gây ra sự ứ đọng nước tiểu, yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli, phát triển.

viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân

Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo lợi dụng điều kiện thuận lợi xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, gây nhiễm khuẩn. Di chuyển xa hơn nữa, vi khuẩn sẽ gây bệnh viêm bàng quang, và nghiêm trọng hơn gây viêm thận, bể thận cấp.

Do đó, để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai, ngăn ngừa các nguy cơ tồi tệ hơn, mẹ bầu nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.

1/ Viêm đường tiết niệu khi mang thai nên ăn gì?

Uống nhiều nước, tốt nhất là 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc bớt chất độc, vi khuẩn có hại đang trú ngụ trong cơ thể.

-Nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, chanh, cam, dâu, ổi…, bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu không thể sống trong mội trường giàu tính axit.

-Bà bầu có thể uống thêm trà thảo dược giúp giải độc cho cơ thể. Gợi ý: Trà gừng, trà bạc hà, trà atisô,…

-Ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả hằng ngày, bởi những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn.

-Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, rất tốt trong việc cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, giúp ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh phụ khoa.

-Thực phẩm giàu vitamin E như dầu ô-liu, quả bơ, đậu phộng, vừng, dầu dừa,… có tác dụng điều tiết chất nhờn ở âm đạo, tránh nguy cơ âm đạo bị khô rát và tổn thương.

2/ Bà bầu bị viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?

-Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Hạn chế ăn đồ ngọt, quá nhiều chất béo, bởi những món này sẽ làm thay đổi độ cân bằng pH của môi trường trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

-Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas,…

-Từ bỏ thói quen ăn đồ cay, nóng nhiều, đặc biệt không nên ăn mặn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng…

Cách rửa mũi cho bé
Cách rửa mũi cho bé khi con yêu bị cảm cúm, ho có đờm, viêm họng, cảm lạnh…

Vì sức đề kháng yếu, lại cực kỳ mẫn cảm với môi trường bên ngoài, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu ủ bệnh thường trong, loãng và không nhiều. Càng về sau, dịch chảy nhiều và đặc sệt, đồng thời chuyển màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh nếu bệnh nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng, gây viêm họng hoặc chảy vào tai gây bệnh viêm tai giữa.

Để trị khỏi bệnh viêm mũi cho bé cũng như phòng bệnh khác lây lan qua đường hô hấp, mẹ nên biết cách rửa mũi cho bé. Thực hiện thường xuyên, đúng chuẩn và an toàn, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

[inline_article id = 78143]

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muổi sinh lý

Một trong những cách rửa mũi cho bé tốt nhất là dùng nước muối sinh lý. Bạn nên chọn loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, mẹ nên thực hiện các bước như sau:

– Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.

– Ấn nhẹ lọ rửa mũi cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt mũi cho bé hoặc dạng nhỏ đều được.

– Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.

– Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.

Vậy là mẹ đã hoàn thành xong cách nhỏ nước mũi sinh lý cho trẻ sơ sinh rồi đấy.

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày?

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày?

Dù mẹ có dùng đúng loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh đi nữa thì cũng không nên lạm dụng cho trẻ sản phẩm này vì sẽ làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy.

Ngoài ra, nếu rửa không đúng cách, có thể làm nhiễm trùng thêm. Nếu sau một thời gian rửa mũi họng liên tục mà ngưng đột ngột đôi thì sẽ làm lớp niêm mạc giảm độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hô hấp tấn công.

Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, viêm mũi, tăng bài tiết chất nhầy hay mũi họng bị nhiễm trùng, long đờm.

Cần lưu ý gì khi thực hiện cách rửa mũi cho bé?

Để rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:

– Thực hiện cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trước khi ăn để tránh nôn trớ.

– Cố gắng rửa mũi lúc trẻ còn thức, vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.

– Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

– Hạn chế rửa mũi cho bé quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.

– Nhiều mẹ truyền nhau cách nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện cách này vì dễ gây bỏng, bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh quá mỏng.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

 MarryBaby

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi

Trong thai kỳ, hẳn mẹ nào cũng lo lắng liệu bé cưng của mình có phát triển toàn diện không, nhất là về vấn đề cân nặng và chiều cao. Nắm được cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần, đồng nghĩa mẹ sẽ yên tâm hơn khi đánh giá tương đối sự phát triển của thai nhi. Theo đó, có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập.

[inline_article id = 914]

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, vào khoảng 2 tháng đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ. Theo đó, kích thước của thai nhi theo tuần thứ 12 chỉ khoảng 5.4cm và trọng lượng xấp xỉ 14g, tương đương một quả chanh ta, chanh vỏ xanh. Đây là giai đoạn khá mong manh và nhạy cảm, khi nguy cơ sảy thai vẫn đang cận kề. Mẹ bầu cần hết sức cẩn thận trong việc ăn uống và vận động để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Ba tháng giữa thai kỳ dường như là khoảng thời gian dễ chịu nhất đối với hầu hết các mẹ bầu. Những tác dụng phụ của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi, đau đầu giảm dần hoặc chấm dứt. Đây chính là lúc cân nặng mẹ bầu tăng lên rõ rệt, đồng nghĩa em bé trong bụng cũng đang phát triển không ngừng về chiều dài lẫn trọng lượng. Cách tính cân nặng, kích thước của thai nhi dựa trên cách đo từ đỉnh đầu đến gót chân. Mỗi bé yêu có cơ địa khác nhau, do đó chuyện thiếu hụt hay dư thừa đôi chút là điều hoàn toàn bình thường.

Tam cá nguyệt cuối cùng được xem là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bụng mẹ sẽ to lên nhiều, kéo theo là kích thước và cân nặng của con, đặc biệt là vào tháng cuối. Trung bình mỗi tuần bé tăng khoảng 200g. Để tránh nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khỏe. Đến khoảng tuần 34, mẹ có thể yên tâm là bé đã phát triển đầy đủ như lúc chào đời, và trẻ sinh ở thời điểm này tuy là sinh non nhưng vẫn phát triển bình thường.

Cùng MarryBaby tham khảo bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi với sự so sánh ngộ nghĩnh sau:

kích thước thai nhi theo tuần
Bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần so sánh với trái cây

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

5 mùi trẻ cần tránh xa

1/ Khói thuốc lá

Mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, bởi khi trẻ hít nhiều, tai hại là khôn lường. Khói thuốc đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp, khoang miệng, hệ thần kinh của bé.

Hơn nữa, bé trở nên khó thở, có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, thính giác suy giảm, trí tuệ chậm phát triển. Mẹ nên khuyến khích người thân trong nhà cai thuốc lá để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhé!

[inline_article id = 32502]

2/ Mùi nước hoa

Khi chăm sóc bé, mẹ thường lấy nước hoa thoa vào chỗ da bị muỗi đốt để tránh sưng, mau lành. Tuy nhiên, cũng tùy loại, nhiều mùi quá nồng, chứa hóa chất gây kích ứng trong thành phần, có thể đe dọa đến sức khỏe bé.

Lúc này, phản ứng của cơ thể bé có thể là đau đầu, chóng mặt, dị ứng, viêm mũi, đau họng. Ngoài ra, thành phần hóa chất không an toàn không ít thì nhiều kích thích một phần nào đó lên não bé, gây tác động tiêu cực.

3/ Hương hoa

chăm sóc bé
Một số loại hoa có mùi dễ gây kích ứng, đồng thời phấn hoa cũng dễ gây dị ứng

Không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể bị dị ứng khi ngửi một số hương thơm của các loại hoa. Theo đó, hệ quả thường là dị ứng, mất ngủ, rụng tóc, ho, đau đầu. Hoa lan, hoa xấu hổ, hoa dạ hương, bách hợp, đỗ quyên,… mẹ không nên cho bé ngửi, đặc biệt là với những trẻ nhạy cảm, dễ bị kích ứng, tác động với mùi, vị lạ.

4/ Long não

Đa số gia đình đều đặt một vài viên long não vào tủ quần áo để tránh gián, mối mọt. Nếu không cẩn thận để bé tiếp xúc quá nhiều với mùi này, rất nhiều tác động xấu sẽ diễn ra. Theo nghiên cứu gần đây, trẻ ngửi long não nhiều rất dễ mắc bệnh vàng da.

Thành phần trong long não có tính độc mạnh, chỉ cơ thể người lớn mới có khả năng bài tiết những chất này ra ngoài. Do đó mẹ nên cẩn thận trong khâu chăm sóc bé, đặc biệt là quần áo, không nên đặt long não trong tủ đồ của con, và bớt lại số viên long não trong tủ quần áo của hai vợ chồng.

5/ Khói xe

Khi đưa bé ra ngoài đi chơi bằng xe máy, việc tiếp xúc với khói xe ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Khói xe chứa nhiều khí CO, CO2 và nhiều chất độc hại khác, gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Vì vậy, mẹ đừng quên bịt khẩu trang, che khăn màn cho con khi ra ngoài để phòng chóng khói xe, bụi bẩn ô nhiễm.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tai hại của chứng ngộ độc thức ăn khi mang thai

1/ Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn

Khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn, ký sinh trùng, virus gây hại,…, tình trạng ngộ độc sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2-3 giờ, cũng có khi sau vài ngày. Thông thường, bệnh diễn biến qua vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.

bà bầu bị ngộc độc thức ăn
Bà bầu bị ngộ độc thức ăn rất dễ gây nguy hại đến thai nhi

Dấu hiệu nhận biết bệnh thường là tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng. Ngoài ra, đi kèm triệu chứng này còn là tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt hoặc không sốt, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, cơ thể rã rời, nặng nhất là mê sảng và co giật.

2/ Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Câu trả lởi là có. Ngộ độc thức ăn khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sự phát triển của thai nhi, cũng như sự an toàn về tính mạng của bé con trong bụng. Tuy vào mức độ độc tính của vi khuẩn và tuổi thai, tình trạng ngộ độc có thể nặng, nhẹ hoặc trung bình.

Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến hệ quả dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp bạn đang mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, rủi ro sẽ tăng cao, theo đó, thai nhi bị chậm phát triển, thai suy, bị sinh non hoặc chết lưu.

[inline_article id = 69980]

3/ Cách xử lý khi bị ngộ độc trong thai kỳ

Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm khi phát hiện mình có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm đó là nôn ra hết những món vừa ăn. Cách này ngăn cản sự hấp thụ của ruột đối với chất độc, giúp phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Kích thích nôn bằng cách dùng ngón tay sạch móc họng.

Sau đó, ngay lập tức đi thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu tình hình trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Để giải độc cho cơ thể, phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính sẽ được áp dụng. Trong lúc này, việc bù nước và chất điện giải là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu nên chịu khó bổ sung nước và thuốc theo toa của bác sĩ, tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn dể nhanh chóng hồi phục.

4/ Thực phẩm bầu cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc

-Thức ăn chưa chín: Những món sống như sashimi, gỏi, lẩu, cần bị loại khỏi danh sách thực phẩm cho bà bầu trong thai kỳ. Khi ăn những loại thức ăn này, nguy cơ bị ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và giun sán là rất cao.

-Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Vi khuẩn listeria có trong những dạng thực phẩm này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ, gây ra hiện tướng sảy thai, sinh non. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn. Nếu muốn, có thể đun nóng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

-Nội tạng động vật: Nhất là gan, tập trung nhiều độc tố, rất dễ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Hơn nữa, món ăn dạng này chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá liều lượng có thể tác động tiêu cực đến bé con trong bụng.

-Chế phẩm từ sữa chưa diệt khuẩn: Phô mai mềm, bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn có thể làm bạn đối diện với tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là phô mai cừu, sữa dê, mẹ nên tránh xa.

-Các món nên tránh khác: Quẩy: Trong quẩy có phèn chua, chứa nhôm, ăn nhiều có nguy cơ gây down ở thai nhi.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Mẹ có biết chỉ khoảng 3-5% phụ nữ mang thai sinh nở đúng thời gian dự kiến, còn lại hầu hết đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.

Theo các chuyên gia, thai 40 tuần chưa chuyển dạ hoặc mẹ sinh sớm hơn vào tuần thứ 37-38 là hiện tượng hết sức bình thường. Điều mẹ cần lưu ý ở đây là nên đi thăm khám và theo dõi đều đặn nếu thai quá ngày dự sinh nhưng dấu hiệu chuyển dạ vẫn chưa xuất hiện.

thai 40 tuần chưa chuyển dạ
Việc trẻ chào đời sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần là hiện tượng bình thường

1/ Vì sao thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Sự sai lệch trong việc cung cấp ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ để tính ngày dự sinh có thể là nguyên nhân hàng đầu cho hiện tượng này. Nếu trước khi mang thai, bạn có chu kỳ kinh không đều, hoặc bản thân ít theo dõi, khả năng rơi vào trường hợp thai quá ngày là rất cao.

Ngoài ra, việc tính toán sai ngày dự sinh có thể do lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện quá trễ, sau 3 tháng đầu mang thai. Không hiếm trường hợp tuổi thai bị tính lệch đến những hơn 4 tuần, do thời điểm siêu âm thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 14-18. Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này rất nhanh dẫn đến sự tiên đoán nhầm lẫn. Kết quả là mẹ bầu ngỡ thai 40 tuần chưa chuyển dạ, nhưng thực chất con mới được 36 tuần tuổi.

[inline_article id = 79767]

Ngoài 2 yếu tố mang tính nhầm lẫn về tính toán trên, một số yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng thai quá ngày. Đó là bất thường ở thai nhi, thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai không đúng trục chẳng hạn cao, nằm ngược hoặc nằm ngang.

2/ Rủi ro tiềm ẩn khi thai quá ngày

Tuần 41 của thai kỳ được xem là thời điểm thích hợp nhất để trẻ chào đời, bởi sau đó, nhau thai bắt đầu già đi, đe dọa sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng của trẻ. Những tác động trên ảnh hưởng không ít đến nhịp tim thai, gây ra tai hại cho trẻ sau khi sinh như tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động.

Hơn nữa, so với những trẻ sinh đủ ngày, trẻ sinh quá ngày còn có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ. Lý giải cho hệ quả này vì lượng nước ối giảm dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai.

3/ Cách xử lý khi thai quá ngày dự sinh

Nếu thai quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất mẹ bầu nên ở lại bệnh viện để được theo dõi kỹ càng. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe của mẹ hay thai nhi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ. Nếu bé con trong bụng không phản ứng gì tiêu cực, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Việc sinh thường hoàn toàn có thể diễn ra sau đó.

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ chưa hẳn là thai đã già tháng, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng thái quá, vội vã yêu cầu được mổ lấy thai. Lúc này, điều quan trọng là mẹ cần hết sức bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để chuyện sinh nở diễn ra suôn sẻ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không? Muốn tốt cho thai kỳ mẹ nên nắm rõ

Ăn trứng nhiều có tốt không? Trứng rất bổ dưỡng và quen thuộc trong thực phẩm hàng ngày, thế nhưng nhiều mẹ bầu vẫn lo ngại việc ăn nhiều trứng có thể không tốt cho thai kỳ. Việc này như thế nào, mời mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm lời giải ngay dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của từng loại trứng

Trứng tập trung chủ yếu 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt, thực phẩm này rất giàu protein, protein là thành phần cơ bản trong cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng. Tất cả các thành phần này trong trứng đều tương thích với trong cơ thể con người.

Ngoài chất béo trung tính, trứng còn chứa nhiều lecithin, thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đại não và hệ thần kinh của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Trước khi giải đáp thắc mắc khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không, mẹ hãy tìm hiểu về giá trị của từng loại trứng đối với thai kỳ như thế nào đã nhé.

1. Trứng gà

Trứng gà giàu axit amin và chất này rất dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn chứa lecithin, glycerin, cholesterol và nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh. Khi cơ thể tiêu hóa lexithin sẽ giải phóng ra colin. Đây là chất cực kỳ quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh.

2. Trứng vịt

Trứng vịt có thành phần dinh dưỡng không kém gì trứng gà. Đặc biệt, muối vô cơ và vitamin A trong trứng vịt rất tốt cho sức khỏe.

[inline_article id = 70243]

3. Trứng cút

Lượng axit amin và lecithin cao trong trứng cút giúp bổ máu, giảm các bệnh như viêm phế quản, suy nhược thần kinh, huyết áp cao.ăn nhiều trứng có tốt không

4. Trứng ngỗng

Trứng ngỗng chứa nhiều vitamin, protein, chất béo, muối vô cơ, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục năng lượng, giảm mệt mỏi, uể oải.

5. Trứng vịt lộn

Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol. Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không?

Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không? Ngoài những dưỡng chất dồi dào kể trên, không thể phủ nhận trứng chứa hàm lượng lớn cholesterol. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi bà bầu băn khoăn liệu ăn nhiều trứng có làm tăng quá mức lượng cholesterol trong cơ thể?

Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận bệnh tim mạch không có mối liên quan gì với việc ăn trứng mỗi ngày. Ngược lại, trứng còn chứa hàm lượng cholesterol tốt, giúp cân bằng cholesterol xấu trong cơ thể.

Bà bầu ăn trứng gà nhiều có tốt không?

bà bầu ăn nhiều trứng gà luộc có tốt không? Mẹ bầu có thể yên tâm ăn khoảng 6-7 quả trứng gà luộc hoặc hình thức chế biến khác mỗi tuần nếu không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến cholesterol và huyết áp cao. Nếu mắc bệnh tim mạch, bạn có thể ăn với lượng trứng lý tưởng là 4 quả mỗi tuần. Quan trọng mẹ bầu cần biết cách chế biến lành mạnh, hạn chế chiên rán thường xuyên để phòng sự hấp thu chất béo chuyển hóa vào cơ thể.ăn nhiều trứng có tốt không

Bà bầu ăn trứng vịt nhiều có tốt không?

Tương tự như trứng gà, bà bầu cũng có thể ăn 6-7 quả trứng vịt mỗi tuần nếu không bị huyết áp cao. Bạn cũng nên hạn chế ăn trứng vịt chiên để cơ thể không bị hấp thu nhiều dầu.

Bà bầu ăn trứng cút nhiều có tốt không?

Trứng cút giúp bổ máu vì vậy rất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm khác, nếu bà bầu ăn trứng cút quá nhiều cũng sẽ gây dư thừa một số chất. Điều này không tốt cho sức khỏe. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn khoảng 20 quả trứng cút hoặc trứng cút lộn là đủ nhé.

Bà bầu ăn nhiều trứng ngỗng có tốt không?

Trứng ngỗng từ lâu đời đã được các bà bầu việt coi là thực phẩm vàng để giúp thai nhi thông minh. Điều này chưa được khoa học chứng minh song các dinh dưỡng của trứng ngỗng đối với thai kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu bạn ăn thường xuyên quá nhiều cũng không tốt vì có thể gây ra tình trạng thừa chất. Theo đó, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn một đến hai quả trứng ngỗng thôi nhé.ăn nhiều trứng có tốt không

Bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn có tốt không?

Mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt lộn hằng ngày vì loại thực phẩm này quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây bệnh huyết áp, tiểu đường, tạo protein xấu, đồng thời gây tích lũy vitamin A dưới da. Tình trạng vitamin A dư thừa gây bong tróc da ảnh hưởng đến sự hình thành xương.

Với những giải đáp về câu hỏi bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không trong bài viết này, MarryBaby hy vọng sẽ giúp mẹ bầu mê ăn trứng có thể ăn thực phẩm này một cách điều độ theo khoa học để tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ.

MarryBaby