Categories
Gia đình Thường thức gia đình

5 cách làm sạch nồi nhôm bị ra ten

nồi nhôm bị ra ten
Cách làm sạch nồi nhôm bị ra ten rất đơn giản

Xử lý nồi nhôm bị ra ten không khó. Nhưng trước khi tìm cách làm sạch những vết đen loằng ngoằng ở đáy nồi, có những điều quan trọng hơn đối với sức khỏe liên quan đến nồi nhôm bạn không thể bỏ qua.

Nguyên nhân nồi nhôm bị ra ten

Một số loại nồi nhôm có giá thành rẻ nên là chọn lựa của nhiều nhà. Cái gì rẻ bao giờ cũng bị hạn chế so với sản phẩm chất lượng với giá thành cao hơn. Rõ ràng như bạn thấy, nhiều loại nồi nhôm vừa mới dùng vài lần đã ra ten. Tại sao nồi nhôm bị ra ten?

Nồi nhôm được làm bằng kim loại nhôm. Đây là kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt nhưng sau khi chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm sẽ làm nồi nhôm bị ra ten. Theo đó, dẫn đến xuất hiện những sọc đen, những nốt sần sùi, lồi lõm ở đáy nồi.

Nồi nhôm bị ra ten có hại không?

Nhôm dễ bị tác động bởi các chất ăn mòn. Trong môi trường muối, chua, nhôm sẽ phóng thích ion Al 3+ hòa lẫn thức ăn vào cơ thể người. Vi lượng nhôm sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận và tổ chức não, gây hại cho cơ thể và hệ thần kinh.

Nếu việc nhiễm nhôm kéo dài sẽ làm xương mất canxi và phốt pho, gây đau nhức xương, tổn thương hệ xương, mô. 

Cách làm sạch nồi nhôm bị ra ten

Dụng cụ nấu nướng bằng nhôm thường được phủ một lớp bảo vệ giúp nhôm không phản ứng với các chất khác, tránh được nguy cơ ngộ độc nhôm. Để khắc phục tình trạng nồi nhôm bị ra ten, bạn nhớ không dùng bàn chải sắt, bùi nhùi bằng kim loại để chà, cạo nồi vì sẽ làm mòn lớp bảo vệ này. Thay vào đó, bạn áp dụng một số cách sau để làm sạch nồi:

1. Sử dụng giấm (chanh) làm sạch nồi nhôm bị ra ten

Nhờ chứa axit nên giấm (chanh) có tác dụng tẩy rửa rất hiệu quả. Để làm sạch đáy nồi, bạn cho vào nồi nhôm một ít nước và 50ml giấm rồi đun sôi, sau đó để lửa liu riu 5-10 phút để làm bong những mảng bám, vết đen. Đợi đến khi các vết bám đã được bong ra hết, bạn dùng miếng bọt biển mềm rửa sạch lại nồi.

Hoặc bạn cắt hai quả chanh thành những lát mỏng. Sau đó xếp chúng lên bề mặt nồi rồi cho ít nước vào đun. Đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu vài phút kết hợp lấy thìa chà các lát chanh lên đáy nồi để cho mảng bám bong ra. Sau đó, bạn làm tương tự như trên, dùng miếng bọt biển mềm rửa sạch lại nồi.

[inline_article id=227916]

2. Cách làm sạch nồi nhôm bị đen: Dùng vỏ táo

Một trong những cách tẩy trắng nhôm là dùng vỏ táo.

Bạn sẽ ngạc nhiên vì tác dụng làm sạch nồi nhôm bị ra ten của vỏ táo. Sau khi ăn táo, bạn hãy giữ lại vỏ rồi cho vào nồi nhôm cùng một ít nước để đun. Nước sôi thì vặn lửa liu riu để trong ít phút. Các vết bám, vết đen ở đáy nồi sẽ dần dần bong ra. Sau đó, bạn rửa lại nồi với nước sạch.

Cách làm sạch nồi nhôm bị đen: Dùng vỏ táo

3. Sử dụng giấm và muối

Rắc lên nồi một lớp muối, sau đó bạn cho thêm vào đó một chút giấm rồi ngâm trong khoảng 15 phút. Cuối cùng, rửa lại nồi bằng nước sạch và bạn sẽ bất ngờ trước tác dụng làm sạch nồi nhôm bị ra ten của hỗn hợp giấm muối.

4. Dùng nước rửa chén

Pha nước rửa chén với nước theo tỷ lệ 1:10 rồi cho vào nồi nhôm và đun. Khi nước sôi vặn lửa nhỏ trong ít phút để các mảng bám bong ra rồi rửa lại nồi bằng miếng bọt biển mềm với nước sạch. 

5. Dùng baking soda

Pha 2 thìa súp baking soda với nước rồi ngâm nồi từ 3-8 giờ để làm bở các vết bẩn (lượng nước chỉ cần vừa ngập qua các vết bẩn là được). Khi thấy các mảng bám bong tróc thì rửa lại nồi với nước rửa chén.

<< Bạn có thể tìm hiểu thêm: Công dụng của baking soda trong tất tần tật việc nhà, bạn khai thác ngay nhé!

Lưu ý khi sử dụng nồi nhôm

– Để phòng ngừa nhiễm nhôm, khi nấu nướng các món ăn có vị chua, không nên dùng dụng cụ bằng nhôm.

– Không nên ngâm hoặc rửa nồi nhôm ngay sau khi mới đun nấu xong vì dễ làm sản phẩm mau hư, mau biến dạng vì thay đổi nhiệt đột ngột.

– Không chiên trứng bằng chảo nhôm vì có thể dẫn đến phản ứng hóa học làm cho trứng bị xanh.

– Để hạn chế nồi nhôm bị ra ten, không dùng vật dụng nhôm để chứa muối, giấm, bia, rượu, nước mắm… vì dễ làm nhiễm nhôm vào thức ăn. Nếu kho cá, thịt bằng nồi nhôm nên sử dụng ngay, tránh để cả ngày và qua đêm.

Lưu ý khi sử dụng nồi nhôm

– Với những đồ dùng bằng nhôm mới sử dụng lần đầu, không nên nấu nước ngay vì sẽ làm chúng bị đen. 

– Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, nên mua các dụng cụ bếp bằng nhôm của những thương hiệu uy tín, được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Bây giờ thì bạn thử làm sạch nồi nhôm bị ra ten bằng một trong những cách trên xem sao nhé.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Tác dụng của lá xoài tươi, chữa tiểu đường, dạ dày, sỏi thận

Hẳn mọi người sẽ bất ngờ trước tác dụng của lá xoài tươi đối với việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.

Lá xoài có vị chua chua rôn rốt mà người ở quê hay lấy kho cá hoặc dùng cuốn bánh tráng như một loại rau sống. Vậy nên nếu bạn hỏi lá xoài non ăn được không, xin trả lời bạn là ăn rất ngon. Nhưng không phải ai cũng biết lá xoài chứa nhiều dược tính quý giá đến vậy.

Thật ra, tác dụng của lá xoài tươi đã được chứng thực cách đây hàng ngàn năm ở các nền y học cổ đại Ấn Độ và Trung Quốc.

Tác dụng của lá xoài tươi là gì?

tác dụng của lá xoài tươi
Tác dụng của lá xoài tươi trong chữa bệnh khiến nhiều người bất ngờ

Theo Đông y, lá xoài có vị chua ngọt, đặc tính mát, thường được dùng để:

  • Hạ nhiệt, lợi tiểu, chống sa nội tạng, chữa phù thũng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm phế quản cấp hoặc mạn tính.
  • Theo một số nghiên cứu, lá xoài cung cấp nhiều vitamin, enzyme, chất chống oxy hóa như polyphenol và terpenoids.
    • Terpenoids trong lá xoài tươi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, tốt cho thị lực và hệ miễn dịch.
    • Polyphenol có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm; có thể cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

[key-takeaways title=”Công dụng của lá xoài tươi trong hỗ trợ điều trị các bệnh”]

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường Tuýp 2.
  • Chữa ho, cảm, các bệnh về hô hấp.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt; sỏi thận và sỏi mật; và dạ dày
  • Chữa nhức tai và cao huyết áp.
  • Trị nấc và các vấn đề về cổ họng.
  • Hỗ trợ chữa bệnh tiêu chảy, bệnh gút.
  • Giúp giảm căng thẳng.

[/key-takeaways]

Các bài thuốc trị bệnh từ lá xoài

1. Lá xoài chữa tiểu đường tuýp 2

Lá xoài chữa bệnh gì? Một trong những tác dụng của lá xoài tươi là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Lấy 5 lá xoài non rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành sợi. Sau đó pha với 300ml nước sôi như pha trà, đậy nắp và để qua đêm. Mỗi sáng, uống hết ly nước lá xoài này, duy trì thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

2. Chữa ho, cảm, các bệnh về hô hấp là tác dụng của lá xoài tươi

Tác dụng của lá xoài tươi còn là chữa các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Lấy một ít lá xoài rửa sạch, để ráo rồi pha như trà. Để nước nguội bớt thì cho thêm chút mật ong vào (không nên cho mật ong khi nước sôi sẽ mất hết dược tính của mật ong). Bài thuốc này hiệu quả với những người bị cảm lạnh, ho, viêm phế quản, hen suyễn.

Các bài thuốc trị bệnh từ lá xoài

3. Chữa viêm đại tràng co thắt

Mỗi buổi sáng, trước ăn 15-20 phút, hãy ăn vài búp nõn xoài hoặc lá xoài non, kiên trì sẽ thấy bệnh từ từ được cải thiện.

4. Chữa bệnh sỏi thận và sỏi mật

Tác dụng của lá xoài tươi cực kỳ đáng chú ý là chữa bệnh sỏi thận và sỏi mật.

Lá xoài phơi khô trong bóng râm, sau đó xay nhuyễn rồi cất vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín. Hàng ngày, ngâm một ít trong nước uống, để qua đêm rồi gạn sạch cặn lấy nước trong để uống. Nước này sẽ giúp đánh tan những viên sỏi và đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

5. Chữa bệnh dạ dày

Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá xoài có thể điều trị loét dạ dày và các tình trạng tiêu hóa khác.

Bài thuốc cho thấy tác dụng của lá xoài tươi đối với bệnh dạ dày như sau: Dùng lá xoài pha trà và để qua đêm. Uống nước này vào buổi sáng, lúc bụng đang đói sẽ có tác dụng cải thiện các vấn đề liên quan đến dạ dày.

>> Bạn xem thêm: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

6. Chữa nhức tai

Giã một vài lá xoài non, gạn lấy nước, làm nóng và thoa lên vùng tai để giảm cảm giác đau nhức.

7. Trị nấc và các vấn đề về cổ họng

Đốt một vài lá xoài và hít hương thơm của chúng, bạn sẽ hết nấc và đau họng.

[inline_article id=263430]

8. Lá xoài trị cao huyết áp

Đàn ông 7 lá, phụ nữ 9 lá, pha như pha trà uống thay nước mỗi ngày sẽ làm giảm huyết áp và giữ cho mạch máu khỏe mạnh.

Lá xoài trị cao huyết áp

9. Tác dụng của lá xoài tươi: Trị tiêu chảy 

Nếu bạn đang bị bệnh tiêu chảy, hãy thêm một nửa thìa cà phê bột lá xoài cùng với một cốc nước và uống ba lần một ngày.

>> Bạn xem thêm: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm cho mỗi cuộc yêu càng thêm cháy bỏng?

10. Điều trị bệnh gút

Lấy một ít lá xoài và đun sôi trong nước cho đến khi chúng chuyển sang màu vàng. Uống nước này hàng ngày nếu bạn bị rối loạn axit uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

11. Giảm căng thẳng là tác dụng của lá xoài tươi

Nấu lá xoài để tắm là cách giảm cảm giác bồn chồn, lo âu và làm sạch cơ thể.

Lưu ý: Mặc dù nghiên cứu cho thấy lá xoài không có tác dụng phụ nhưng nếu áp dụng chữa bệnh thì cần có sự tư vấn của bác sĩ, nhất là khi bạn đang trong quá trình trị bệnh bằng thuốc tây.

>> Bạn xem thêm: 10 cách làm thơm vùng kín “phái đẹp” nên tận dụng ngay

Hy vọng những bài thuốc liên quan đến tác dụng của lá xoài tươi sẽ giúp ích cho bạn và người thân.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

7 cách tẩy rỉ sét trên inox cực đơn giản

cách tẩy rỉ sét trên inox
Cách tẩy rỉ sét trên inox vừa đơn giản lại dễ thực hiện bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà.

Thường trong nhà sẽ có một số vật dụng bằng inox không ít thì nhiều như dao, thìa, nĩa, nồi, chảo, ấm đun, các vật liệu thiết kế nội thất.

Tuy inox là thép không rỉ nhưng theo thời gian, dưới tác động của môi trường và con người, các vật dụng này sẽ trở nên xỉn màu, ố vàng.

Vì vậy, nếu không biết cách tẩy rỉ sét trên inox, bạn sẽ khó giữ cho các món đồ, vật dụng trên luôn sáng bóng.

Cách tẩy rỉ sét trên inox

1. Dùng kem đánh răng

Đây là cách tẩy rỉ sét trên inox đơn giản và thường áp dụng cho các đồ gia dụng như nồi, chảo, thìa, muỗng. Trước hết, bạn hãy ngâm các đồ dùng bằng inox trong nước sôi khoảng 15 phút. Sau đó xoa đều kem đánh răng lên các vị trí bị rỉ sét. 

Dùng vải sạch miết mạnh tay đồng thời di chuyển tới lui để chùi sạch các vết rỉ sét. Bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn tương xứng với công sức bỏ ra.

2. Hành tây

Cách tẩy rỉ sét trên inox khác là hành tây.

Hành tây cũng tẩy vết rỉ sét rất hiệu quả. Bạn cắt hành tây thành các lát mỏng. Dùng các lát hành tây chà lên những chỗ ố vàng rồi lau lại bằng khăn mềm. Các vật dụng sẽ trở nên sáng bóng như mới. 

Cách tẩy rỉ sét trên inox: dùng hành tây

3. Baking soda kết hợp giấm ăn

Dùng baking soda được xem là một trong những cách tẩy rỉ sét trên inox. 

Do có tính axit nên baking soda có thể giúp loại bỏ chất bẩn, vết ố hiệu quả, thường được dùng để tẩy rửa các vật dụng trong nhà. 

Cách làm như sau, bạn cho khoảng 2 thìa súp baking soda vào một cái chén, đổ thêm ít giấm tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên những chỗ bị rỉ sét. Dùng khăn mềm chà sát cho sạch. Cuối cùng rửa lại bằng nước là được.

4. Nến

Cách này thường dùng để tẩy vết ố vàng, rỉ sét ở bề mặt bàn ủi. Trước hết, bạn chà nến lên bề mặt, sau đó mở nhiệt độ trung bình rồi ủi lên mảnh vải không còn sử dụng. Bằng cách này, vết rỉ sét sẽ theo sáp nến dính vào mảnh vải.

<< Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu làm sạch bàn ủi dễ dàng không thể thiếu cho bà nội trợ

5. Nước ngọt có ga

Các loại nước ngọt có ga như coca cola, pepsi do chứa hàm lượng axit có tính chất ăn mòn và tính oxy hóa cao nên chính là cách tẩy rỉ sét trên inox hiệu quả.

Với những đồ vật inox nhỏ, bạn có thể ngâm chúng vào nước ngọt có ga. Để trong vài phút rồi dùng khăn sạch chà những chỗ bị rỉ sét. Với đồ vật bằng inox chiếm diện tích, hãy đổ một ít coca lên những nơi bị rỉ rồi làm tương tự như trên với khăn sạch.

[inline_article id=229280]

6. Nước vo gạo

Bạn giữ lại nước vo gạo lần đầu trong thau. Tiếp theo bạn ngâm các vật dụng bị rỉ sét vào khoảng nửa ngày. Bạn sẽ ngạc nhiên trước công dụng tẩy rỉ sét trên inox của nước vo gạo.

7. Phèn chua

Dùng phèn chua cũng là một trong những cách tẩy rỉ sét trên inox. Cách làm như sau, bạn đun sôi khoảng 1 lít nước với 50g phèn chua. Khi phèn chua tan hết và nước còn ấm già tay, bạn lấy khăn mềm nhúng vào nước này rồi lau những chỗ bị rỉ sét. Các vật dụng inox sẽ mới tinh trở lại.

Cách tẩy rỉ sét trên inox: dùng phèn chua

Cách chọn sản phẩm inox tốt

– Nên mua hàng có thương hiệu uy tín, có tem nhãn của nhà sản xuất, có phiếu bảo hành.

– Dùng nam châm để thử, nếu hít mạnh là sản phẩm pha sắt nhiều, chất lượng kém, rất mau bị rỉ.

– Dựa vào âm thanh cũng có thể phân biệt đâu là đồ inox tốt. Nếu búng tay vào đáy nồi, âm thanh không vang là loại đáy dày được làm từ 2-3 lớp. Nếu âm thanh vang thì là loại đáy mỏng, không chất lượng.

– Sản phẩm tốt luôn được đúc liền một khối, hầu như không có bất kỳ gờ mối nối hay giáp mí nào. Trái lại, những sản phẩm inox kém phẩm chất thường để lại vết cháy tạo thành chấm ở chỗ nối tay cầm hoặc giáp mí.

– Inox xịn thường có màu sáng nhờ nhợ trong khi inox mạ thường sáng bóng loáng.

Cách bảo quản đồ inox

– Với những món đồ inox không dùng nên cất vào hộp giấy để tránh bám bụi và bị oxy hóa.

– Không dùng nước rửa chén hay vật cứng, nhọn để vệ sinh các vật dụng inox vì sẽ làm chúng bị trầy xước. 

Cách bảo quản đồ inox

– Đối với nồi inox, khi nấu nướng không để lửa to, hãy để lửa vừa phải và tỏa đều dưới đáy nồi. Không đựng thức ăn trong nồi để qua đêm hoặc lâu ngày.

Nhìn chung có nhiều cách tẩy rỉ sét trên inox. Bạn không cần nhớ hết tất cả những cách trên, chỉ cần nắm được một, hai mẹo làm sạch inox là đủ.

Hương Lê

Categories
Gia đình Giải trí

Người mệnh Hỏa đeo vòng tay màu gì để thu hút tài lộc?

Mỗi loại đá với những màu sắc đặc trưng sẽ có ý nghĩa và lợi ích khác nhau. Nhưng chung quy, điều chúng ta mong cầu khi đeo đá phong thủy là có được sự bình an, sức khỏe và may mắn.

Mỗi mệnh sẽ hợp với một số màu đá khác nhau. Nếu bạn là người mệnh Hỏa, bạn có biết người mệnh Hỏa đeo vòng tay màu gì để luôn gặp những điều như ý?

1. Người mệnh Hỏa sinh năm nào?

Người mệnh Hỏa sinh vào những năm dưới đây:

  • Năm Giáp Tuất: 1934, 1994
  •  Năm Đinh Dậu: 1957, 2017
  •  Năm Bính Dần: 1986, 1926
  •  Năm Ất Hợi: 1935, 1995
  •  Năm Giáp Thìn: 1964, 2024
  •  Năm Đinh Mão: 1987, 1927
  •  Năm Mậu Tý: 1948, 2008
  •  Năm Ất Tỵ: 1965, 2025
  •  Năm Kỷ Sửu: 1949, 2009
  •  Năm Mậu Ngọ: 1978, 2038
  •  Năm Bính Thân: 1956, 2016
  •  Năm Kỷ Mùi: 1979, 2039

2. Người mệnh Hỏa đeo vòng màu gì hợp phong thủy?

Những ai mệnh Hỏa khi chọn mua vòng phong thủy nên lưu ý tới sự tương sinh, tương khắc, hòa hợp, chế khắc để chọn cho mình màu hợp với bản mệnh. Nhờ đó cuộc sống sẽ may mắn, công việc sẽ hanh thông, sức khỏe sẽ dồi dào.

2.1 Chọn vòng có màu sắc tương sinh hoặc tương hợp

Màu sắc của những người thuộc mệnh Hỏa gồm những gam màu tương hợp như đỏ, cam, hồng, tím. Đây là nhóm màu đại diện cho thuộc tính Hỏa, giúp người sở hữu dược vượng khí vận, may mắn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn màu tương sinh là màu xanh lá cây. Gam màu này thuộc tính Mộc, mà trong phong thủy học thì Mộc sinh Hỏa. Do đó, khi chọn nhóm màu tương sinh, nó sẽ giúp cung mệnh Hỏa của bạn lúc nào cũng thu hút những năng lượng tích cực nhất, từ đó công việc sẽ thuận lợi và hanh thông.

>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa 14 giấc mơ thường gặp nhất

2.2 Vật liệu 

Mệnh Hỏa đeo vòng tay màu gì? Người mệnh Hỏa sẽ hợp với một số màu đại diện của lửa là: đỏ, hồng, cam và tím. Người mệnh Hỏa nên chọn vòng phong thủy được làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, sứ, thủy tinh. Tránh sử dụng vòng làm từ kim loại, đặc biệt là kim loại có màu đỏ hoặc màu nóng.

mệnh Hỏa đeo vòng màu gì

2.3 Hình dạng vòng

Chọn vòng phong thủy với hình dạng tròn hoặc gợn sóng. Hình dạng tròn tượng trưng cho sự hoà hợp và cân bằng, trong khi hình dạng gợn sóng có thể giúp làm dịu năng lượng lửa.

2.4 Không chọn vòng có màu tương khắc với mệnh Hỏa

Xét về phong thủy thì kim loại mặc dù cứng nhưng lửa có khả năng đốt cháy cả kim loại tức Hỏa khắc Kim. Vì thế các loại đá có màu trắng, màu ghi có thể được chọn lựa cho người mệnh Hỏa. 

2.5 Chọn vòng tay có số hạt thích hợp

Khi xét về các dạng vòng tay có hạt, tốt nhất là bạn nên chọn vòng tay có số lẻ. Trên cơ sở phong thủy, số lẻ mang tính chất dương, có khả năng trấn áp âm khí. Với mệnh Hỏa, thuộc tính dương, việc thêm dương khí thông qua vòng tay số lẻ sẽ mang lại vượng khí, vượng tài và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong mọi việc cũng như nhân duyên.

>> Xem thêm: Vợ chồng phạm cung Ngũ Quỷ thì phải làm sao?

Người mệnh Hỏa không nên đeo vòng gì?

Theo quy luật của phong thủy thì nước có thể dập tắt lửa tức Thủy khắc Hỏa. Vì thế người mệnh Hỏa nên tránh đeo vòng tay phong thủy thuộc hành Thủy như đen, xám, xanh nước biển.

3. Một số loại đá phong thủy mang lại may mắn cho người mệnh Hỏa

3.1 Vòng tay phong thủy đá thạch anh tóc xanh (màu xanh lá)

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Nên đeo vòng thạch anh tóc xanh màu xanh lá. 

Thạch anh tóc xanh từ xa xưa đã được dùng để tăng vận may, thu hút tài lộc. Người mệnh Hỏa nếu muốn phát triển sự nghiệp cũng như công việc kinh doanh thì hãy tìm cho mình một chiếc vòng đá thạch anh tóc xanh nhé!

Vòng tay phong thủy đá thạch anh tóc xanh (màu xanh lá)

3.2 Vòng tay phong thủy đá thạch anh hồng

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Vòng thạch anh màu hồng.

Với những ai thuộc mệnh Hỏa đang tìm kiếm ý trung nhân thì nên đeo một chiếc vòng tay đá thạch anh hồng. Màu hồng tượng trưng cho tính yêu ngọt ngào, vĩnh cữu nên mang lại may mắn trong tình yêu cho người đeo. 

Bên cạnh đó, đá thạch anh hồng giúp tăng cường ý chí, sức sống nên rất tốt cho những người có thể trạng ốm yếu, bệnh lâu ngày.

Về phương diện làm ăn, thạch anh hồng sẽ đem lại may mắn cho công việc kinh doanh của các cửa hàng. Nếu buôn bán vắng khách, bạn hãy trưng những sản phẩm từ đá thạch anh hồng để thu hút tài lộc.

Vòng tay phong thủy đá thạch anh hồng

3.3 Vòng tay phong thủy đá ruby đỏ

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Vòng ruby đỏ.

Từ xa xưa, người ta tin rằng đá ruby có khả năng giải độc, chữa các bệnh tim, não, giúp tăng cường trí nhớ, trừ bệnh tật cho cơ thể. 

Được xem là vua của các loại đá quý, ruby trở thành niềm mơ ước của nhiều người. Đặc biệt, sở hữu một chiếc vòng ruby là có được tất cả từ sức khỏe, tài lộc, may mắn.

Vòng tay phong thủy đá ruby đỏ

3.4 Vòng tay phong thủy đá ngọc bích 

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Vòng ngọc bích.

Đá ngọc bích có tính dương nên rất phù hợp với chị em mệnh Hỏa, giúp cân bằng âm dương, mang lại sức khỏe, tuổi thọ, sự thoải mái và nhiều may mắn. Trong cuộc sống, đá ngọc bích giúp chủ nhân gìn giữ hòa khí trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình. 

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Vòng ngọc bích.

3.5 Vòng tay phong thủy đá thạch anh tóc đỏ 

Mạng Hỏa hợp đá màu gì? Vòng thạch anh tóc đỏ.

Năng lượng của thạch anh tóc đỏ giúp cho người mệnh Hỏa lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, cân bằng cảm xúc. Nhờ đó, họ trở nên ôn hòa và phát huy được hết năng lực của bản thân trong các lĩnh vực họ chọn lựa. 

Mạng Hoả hợp đá màu gì? Vòng thạch anh tóc đỏ.

3.6 Vòng tay phong thủy đá thạch anh tím

Mệnh Hỏa đeo đá màu gì? Đá thạch anh tím

Thạch anh tím chính là “thần hộ mệnh” của những người mệnh Hỏa, giúp điều hòa khí huyết, ngừa bệnh tật cũng như thu hút may mắn, vật chất về phía họ. Người đeo loại đá này còn trở nên sáng suốt và tư duy logic rất tốt. Hơn nữa, với người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng thì đá thạch anh tím chính là “cứu cánh” cho họ. 

Vòng tay phong thủy đá thạch anh tím

3.7 Vòng tay phong thủy đá mắt hổ đỏ

Vòng tay phong thủy cho người mệnh hỏa là gì? Vòng mắt hổ đỏ.

Đá mắt hổ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và giàu có. Đồng thời, nó chứa một nguồn năng lượng tích cực giúp tăng ý chí, nghị lực cho người đeo. Bên cạnh đó, loại đá này còn mang ý nghĩa của sự bảo vệ, gìn giữ và mang đến sự bình an cho chủ nhân trong những chuyến công tác, du lịch xa.

Vòng tay phong thủy đá mắt hổ đỏ

3.8 Vòng tay phong thủy đá mã não xanh lá

Mệnh Hỏa đeo vòng màu gì? Vòng mã não xanh lá

Nếu bạn thuộc mệnh Hỏa và đang gặp stress trong cuộc sống hoặc công việc, hãy đeo một chiếc vòng mã não xanh lá. Không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, loại đá này còn giúp bạn trở nên tự tin, tăng khả năng giao tiếp, nhờ đó mà bạn thành công hơn trong công việc.

Vòng tay phong thủy đá mã não xanh lá

Cuộc sống, vận may, sức khỏe của những người mệnh Hỏa sẽ tốt hơn rất nhiều nếu họ biết mệnh Hỏa đeo vòng màu gì hợp phong thủy.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?

Vậy làm sao để bé hết bú lắt nhắt, nguyên nhân bé bú lắt nhắt là gì, mẹ hãy đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!

Trước khi tìm hiểu giải pháp làm sao để bé hết bú lắt nhắt, me cũng nên viết bé bú lắt nhắt là hiện tượng như thế nào.

Bé bú mẹ lắt nhắt là như thế nào?

Trẻ bú lắt nhắt là hiện tượng bé chỉ bú vài phút, có khi là 5 – 10 phút đối với trẻ sơ sinh hoặc 2 – 3 phút đối với trẻ lớn hơn một chút. Mặc dù bú chưa no nhưng trẻ cũng nhả vú mẹ, không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, trẻ lại quấy khóc đòi bú tiếp, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút. Nhiều khi cứ 30 phút là bé quấy khóc đòi bú lại.

Điều này làm mẹ không yên tâm vì lo không đủ sữa cho con bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, việc trẻ bú lắt nhắt, nhất là vào ban đêm có thể làm mẹ mất ngủ và mệt mỏi. Mẹ trằn trọc làm sao để bé hết bú lắt nhắt. Tình trạng kéo dài có thể làm mẹ kiệt sức. 

Nếu muốn biết cách chữa thì phải tìm ra nguyên nhân. Vì thế, nếu mẹ muốn biết làm sao để bé hết bú lắt nhắt thì phải biết nguyên nhân bé bú lắt nhắt là gì đã.

Bé bú lắt nhắt là như thế nào?
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?

Nguyên nhân trẻ bú lắt nhắt

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt, mẹ cần tìm hiểu nhuyên nhân bé bú lắt nhắt.

1. Do cấu tạo dạ dày của bé

Hiện tượng bé bú mẹ lắt nhắt thường xảy ra với trẻ ở giai đoạn dưới 12 tuần tuổi. Lúc này, dạ dày bé còn nhỏ nên con mới bú ít đã no. Với lượng thức ăn đó, chỉ cần một, hai lần đi tiểu là con đã đói nên liên tục cáu kỉnh, đòi bú.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu: Làm sao để mẹ khắc phục cho con?

2. Mẹ không đủ sữa cho bé

Điều này dễ nhận ra nếu có một số dấu hiệu sau:

  • tăng cân rất ít hoặc sụt cân > 7% cân nặng lúc sinh; không đạt các chỉ số ở cột mốc phát triển. Thường dưới 3 tháng, con phải tăng tối thiểu 30g/ngày. Từ 3-6 tháng, con phải tăng tối thiểu 20g/ngày.
  • Số tã con thải ra ít. Thường sau ngày thứ 6, số tã ướt là 6-8 tã ướt/ngày.
  • Mẹ không có cảm giác “xuống sữa” khi cho bé bú.
  • Ngực mẹ không căng, thậm chí có cảm giác “lỏng lẻo”.
  • Bé bú không no nên ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc.

3. Ngậm bắt vú không đúng cách

Trẻ ngậm bắt vú kém dẫn đến trẻ bú không hết sữa mẹ; gây ứ đọng sữa có thể làm giảm và ức chế sự tạo sữa. Trẻ bú không đủ sữa nên không cảm thấy thoải mái, quấy khóc; thường xuyên đòi bú, bú lâu hoặc từ chối bú mẹ.

4. Nhu cầu gần gũi mẹ của bé

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Để bé được gần gũi mẹ

Một số bé đòi bú thường xuyên vì nhu cầu muốn được mẹ ôm ấp và gần gũi mẹ. Điều đó giúp bé cảm thấy an tâm vì luôn có mẹ bên cạnh.

5. Do mẹ làm nết cho bé

Cứ mỗi lần bé quấy khóc mẹ lại cho bé bú vì đây là cách dỗ dành nhanh nhất. Lâu dần tạo thành thói quen khiến bé luôn muốn ngậm ti dù không thật sự đói. 

6. Bé đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts)

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé chỉ đang trải qua giai đoạn tăng trưởng

Các đợt tăng trưởng “bùng nổ” này sẽ giúp bé đạt trong lượng gấp 2-3 lần so với lúc mới sinh khi được 1 tuổi. Thường giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt xảy ra vào lúc con 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng tuổi và chỉ kéo dài trong vài ngày.

Khi rơi vào giai đoạn “growth spurts”, bé đói rất nhanh vì cần nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng để phát triển. Bé có thể bú đến 18 lần trong 32 giờ. Sau giai đoạn này, bé sẽ bú trở lại với tần suất như bình thường.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đang ở giai đoạn “growth spurts”: trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều lần và bú lâu, thức dậy nhiều hơn vào ban đêm để đòi bú, trở nên quấy khóc, cáu kỉnh hơn bình thường.

[inline_article id=269929]

Trẻ bú lắt nhắt ảnh hưởng như thế nào?

Nếu không phải rơi vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, việc bé bú mẹ lắt nhắt có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ lẫn bé, nhất là khi tình trạng này kéo dài.

  • Mẹ dễ suy kiệt sức khỏe vì thiếu ngủ, không có thời gian nghỉ ngơi do phải gắn với bé suốt cả ngày.
  • Bé ngủ chập chờn, hay quấy khóc do luôn ở trong tình trạng không đủ no. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của bé.
  • Bé bú mẹ lắt nhắt, bú rất ít mỗi lần bú, không bú kiệt sẽ gây giảm tiết sữa hoặc làm mẹ dễ bị viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa).
  • Đặc biệt, bé có thể chậm tăng cân vì chỉ bú được sữa đầu do thời gian bú ngắn chỉ vài phút. Trong khi đó, sữa sau mới đặc và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Để bé không bị ảnh hưởng xấu, mẹ cần biết làm sao để bé hết bú lắt nhắt.

Một số tác hại khi trẻ bú lắt nhắt
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt, mẹ hết phiền toái?

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?

Khi bé bú lắt nhắt, mẹ phải làm sao để khắc phục? Mẹ hãy thử sử dụng những cách dưới đây nhé:

  • Kiểm tra xem mẹ đã cho bé bú đúng cách chưa, nếu chưa phải điều chỉnh lại cho đúng để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều.
  • Nếu bé bú mẹ lắt nhắt là do mẹ thiếu sữa thì mẹ cần uống nhiều nước, ăn các thực phẩm lợi sữa, thường xuyên vắt sữa để kích sữa tiết ra nhiều.
  • Nên dỗ dành bé, tìm cách kéo dài khoảng cách giữa các cữ bú để bé thật sự đói (chứ không phải lưng lửng bụng), khi đó lực mút của bé sẽ mạnh hơn, bé bú được nhiều hơn.
  • Mẹ không trò chuyện hay tương tác khi con bú để con tập trung bú mẹ.
  • Nếu bé quấy khóc đòi bú, mẹ hãy thử vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho bé bú. Đây cũng là cách để bé tập trung vào việc bú sữa thay vì phân tâm bởi nhu cầu gần gũi mẹ.

Khi bé bú mẹ lắt nhắt, mẹ chớ vội lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm cách khắc phục làm sao để bé hết bú lắt nhắt nhé!

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

8 cách rửa ly thủy tinh bị ố mờ để ly trắng sáng như mới

cách rửa ly thủy tinh bị ố
Hãy bỏ túi vài cách rửa ly thủy tinh bị ố vì chắc chắn sẽ có lúc bạn dùng đến.

Những ly thủy tinh trắng sáng góp phần tạo nên vẻ lịch sự cho phòng khách. Trái lại, những chiếc ly vàng ố có thể làm khách khứa cảm thấy không được tôn trọng. Vì vậy, bạn nên bỏ túi vài cách rửa ly thủy tinh bị ố để giữ ly luôn sáng bóng nhé.

Nguyên nhân ly thủy tinh bị ố vàng

Ly thủy tinh bị ố là do dùng đựng các loại thức uống có khả năng bám cặn như trà, cà phê, nước ngọt… Hoặc do để ly bên ngoài nhưng không dùng, lâu ngày, bụi bẩn bám vào làm ly bị mờ, ố.

Một số cách rửa ly thủy tinh bị ố

1. Cách rửa ly thủy tinh bị ố: Sử dụng giấm hoặc chanh

Thành phần axit có trong chanh, giấm sẽ giúp đánh bay các vết bẩn, vết ố lâu ngày. Nhúng ướt khăn với giấm, dùng khăn này lau trong ngoài ly thủy tinh. Rửa sạch ly với nước.

Một trong những cách rửa ly thủy tinh bị ố khác là dùng chanh. Nếu dùng chanh thì bạn làm như sau. Xắt quả chanh thành những lát mỏng. Bạn dùng vài lát chanh chà xát đều cả trong ngoài ly. Sau đó rửa sạch ly với nước.

[inline_article id=228916]

2. Dùng muối

Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết dùng muối biển cũng là một trong những cách rửa ly thủy tinh bị ố hiệu quả.

Cho một ít muối bọt vào ly thủy tinh bị ố vàng. Sau đó sử dụng miếng bọt biển mềm để chà xát trong ngoài. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.

Một số cách rửa ly thủy tinh bị ố: dùng muối

3. Bột baking soda

Cho một thìa cà phê baking soda vào ly. Thêm một tí xíu nước vào để hỗn hợp sền sệt. Dùng bàn chải đánh răng chà đều bột baking soda bên trong và bên ngoài ly. Rửa sạch ly với nước.

4. Kem đánh răng

Cho một ít kem đánh răng vào trong ly thủy tinh. Dùng bàn chải đánh răng cọ rửa mọi ngóc ngách trong và ngoài ly. Rửa sạch ly với nước. Nhờ chất flour có trong kem đánh răng mà ly thủy tinh trắng sáng như mới khui hộp. 

Một số cách rửa ly thủy tinh bị ố: dùng kem đánh răng

5. Cát

Dùng cát cũng là cách rửa ly thủy tinh bị ố. Cho một nắm cát vào ly thủy tinh rồi xóc đi xóc lại. Cuối cùng, dùng nước rửa chén rửa sạch lại là được.

6. Bã cà phê

Phơi khô bã cà phê. Cho bã cà phê vào ly rồi dùng khăn mềm chà xát đều khắp cả trong lẫn ngoài. Cuối cùng rửa sạch ly với nước. Bạn sẽ ngạc nhiên trước vẻ lung linh như mới của những chiếc ly thủy tinh.

7. Nước rửa chén hoặc xà bông

Pha nước rửa chén hoặc nước xà bông rồi ngâm ly thủy tinh vào. Để ít nhất 30 phút. Sau đó dùng miếng bọt biển chà sạch bên trong lẫn bên ngoài trước khi xả sạch với nước. Chất tẩy trắng có trong các loại nước tẩy rửa sẽ đánh bay các vết ố, vết bẩn cứng đầu, giúp ly thủy tinh trắng sáng như mới. 

Tẩy vết ố ly thủy tinh bằng nước rửa chén hoặc xà bông

8. Khoai tây

Bạn có biết cách rửa ly thủy tinh bị ố bằng khoai tây chưa? Thực tế đã có nhiều người áp dụng và rất bất ngờ vì công dụng này của nó.

Khoai tây cắt lát. Dùng lát khoai tây chà xát cả trong lẫn ngoài ly thủy tinh. Bước cuối cùng là rửa sạch ly lại với nước.

Những lưu ý cần biết khi rửa ly thủy tinh bị ố

– Bề mặt ly thủy tinh dễ trầy xước. Vì vậy, không nên rửa ly bằng miếng rửa chén thô cứng. Thay vào đó, hãy dùng miếng bọt biển mềm để rửa ly.

– Không rửa ly thủy tinh trong máy rửa chén vì chất liệu thủy tinh rất dễ bể, nứt. 

<< Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tái chế chai lọ thủy tinh thành vật dụng trang trí nhà cửa cực yêu

Cách luộc ly thủy tinh để xài bền

Vì thủy tinh có thể dùng đựng cả nước nóng lẫn nước lạnh nên dễ làm ly thủy tinh bị nứt. Nhằm giúp ly xài bền, hạn chế vỡ nứt vì nhiệt độ, bạn nên luộc ly ngay khi mua về.

Cách thực hiện như sau: Cho ly thủy tinh vào nồi. Nhớ là đổ ngập nước qua ly. Phải đổ ngập nước nhằm giúp ly giãn nở đồng đều, không bị vỡ khi nhiệt độ nước tăng dần. Thêm vào thìa cà phê muối. Đun sôi nước rồi tắt bếp. Sau đó để nguội. Cuối cùng vớt ly ra và rửa ly lại với nước sạch.

Cách bảo quản ly thủy tinh luôn mới, đẹp

– Ly thủy tinh không sử dụng nên được xếp gọn gàng vào hộp giấy để bảo quản, tránh để bụi bẩn ngoài không khí bám vào gây mờ, ố vàng.

Cách bảo quản ly thủy tinh luôn mới và đẹp

– Tránh xếp chồng các ly thủy tinh, chúng có thể bị mắc kẹt vào nhau. Trong trường hợp này, hãy ngâm những chiếc ly vào thau nước đá. Nhờ đó, bạn sẽ tách rời chúng dễ dàng.

– Với ly sử dụng thường xuyên, nên vệ sinh ly hàng ngày để giữ ly luôn sạch sẽ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà.

Như vậy, chỉ bằng những nguyên liệu dễ tìm trong bếp, bạn đã có cách rửa ly thủy tinh bị ố, làm ly sạch và sáng bóng hơn. 

Hương Lê

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng? Hơn 90% người trả lời sai câu hỏi này

nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng
Theo bạn, nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia UV?

Chúng ta đang sống ở một quốc gia nhiệt đới nên không sợ cơ thể thiếu vitamin D. Tuy nhiên, đi kèm với lợi thế đó là những nguy cơ không nhỏ đến từ tác hại của tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím, tia UV). Cường độ ánh sáng càng cao thì cường độ tia cực tím cũng cao tương ứng.

Để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia tử ngoại, phần lớn mọi người đều mặc áo khoác ra đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng. 

Trước khi muốn biết chính xác nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng, chúng ta hãy thử tìm hiểu về tác hại của tia UV để nâng cao hơn ý thức bảo vệ chính mình trước tia cực tím.

[inline_article id=234805]

Tia UV là gì? Tia UV có tác hại gì?

Tia UV không hẳn hoàn toàn gây hại cho chúng ta. Ở khía cạnh nào đó, nó mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như giúp con người tổng hợp vitamin D, chống còi xương, chữa bệnh ngoài da, ngừa ung thư ruột kết… 

Tia UV là gì? Tia UV có tác hại gì?

Tuy nhiên, thời điểm chỉ số UV tăng cao (thường từ 10-15 giờ hàng ngày), tia UV chính là thủ phạm gây nên vấn đề lão hóa, sạm nám da, bỏng nắng, ung thư da, suy giảm hệ miễn dịch, các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.

<< Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 mẹo trị nám sau sinh hiệu quả bất ngờ

Có mấy loại tia UV?

Tại sao chúng ta phải tìm hiểu thông tin nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng? Vì tác hại của tia cực tím là vô cùng nghiêm trọng. 

Dựa vào bước sóng, người ta phân loại thành 3 loại tia UV:

– Tia UVA (có bước sóng 315nm-380nm)

95% tia nắng mặt trời là tia cực tím UVA. Một điều cần lưu ý là tia UVA có khả năng xuyên qua mây mù, không khí, thậm chí xuyên qua kính, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da, ung thư da. Việc sử dụng kem chống nắng có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím UVA.

– Tia UVB (có bước sóng 280nm-315nm)

Tia UVB gây ra cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da, được cho là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh ung thư da. 

– Tia UVC (có bước sóng 100nm-280nm)

Tia UVC khó có thể gây hại cho con người vì chúng không đi qua bầu khí quyển và không chiếu tới mặt đất. 

Làm thế nào để phòng chống tia UV?

Để tránh tác hại của tia UV, bạn nên che chắn kỹ khi ra ngoài dưới trời nắng gắt. Nên mặc áo khoác, đội nón rộng vành, sử dụng dù, đeo mắt kính màu sậm, thoa kem chống nắng… 

Làm thế nào để phòng chống tia UV?

Nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng?

Áo khoác chính là cứu tinh của chúng ta khi đi ngoài nắng. Nhưng bạn đã biết nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng mới thật sự bảo vệ cơ thể trước tác hại của tia tử ngoại?

Một điều dễ thấy khi bạn mặc áo khoác màu tối ra nắng, bạn sẽ cảm thấy da mình nóng rát. Trái lại, nếu mặc áo khoác màu sáng, bạn luôn cảm thấy dễ chịu hơn. Chính vì lẽ đó, nhiều người luôn nghĩ áo khoác màu sáng giúp chống lại tia UV tốt hơn. 

Vậy áo chống nắng màu gì tốt nhất? Thực tế là áo khoác màu tối (như áo khoác màu đen, xanh đậm) chống nắng tốt hơn áo khoác màu sáng (như màu trắng, pastel) vì có khả năng biến đổi quang lượng tia cực tím thành nhiệt lượng.

Vậy nên, mặc dù mặc áo khoác màu tối không mang lại cảm giác dịu mát cho da nhưng nhờ hấp thu tia cực tím, chúng có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV tốt hơn. 

Ngoài ra, tương tự áo khoác màu đen, áo khoác màu đỏ hoặc có màu sặc sỡ cũng bảo vệ da trước tia tử ngoại.

Nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng?
Những gam màu sặc sỡ hấp thụ tia bức xạ

Như vậy, bạn đã biết nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng rồi phải không.

Loại vải nào chống nắng tốt hơn?

Bên cạnh thông tin nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng, bạn cũng cần biết áo khoác may bằng vải nào sẽ là lựa chọn tốt nhất. 

Áo khoác may bằng vải bóng giúp phản chiếu lại ánh nắng mặt trời nên được cho là giúp ngăn ngừa phần nào tác hại của tia cực tím.

Ngoài ra, áo khoác được làm từ chất liệu jeans, cotton, sợi gốm ceramic, sợi microfiber cũng có thể ngăn tia cực tím làm hại da.

Thêm nữa, muốn nhận biết tác dụng chống nắng của loại vải may áo khoác, bạn có thể dựa vào việc quan sát bằng mắt. 

– Vải càng dày, các sợi vải xếp càng khít, không thấy khe hở thì khả năng chống nắng tốt.

– Đưa tấm vải ra nắng, nếu ánh nắng xuyên qua càng ít thì hiệu quả chống nắng càng cao.

– Sợi vải lỏng lẻo, có nhiều vi sợi đan chặt vào nhau, ánh sáng khó xuyên qua sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn loại có vi sợi lỏng lẻo, ánh sáng xuyên qua nhiều.

Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc áo khoác chống tia UV tốt nhất sau khi đã hiểu rõ nên mặc áo khoác màu gì khi ra nắng. 

Hương Lê

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Những ngày kiêng kỵ quan hệ là ngày nào?

Vậy nên kiêng quan hệ ngày nào bạn biết chưa? Trong đời sống hôn nhân, chuyện giường chiếu đều đặn là chất xúc tác để tình yêu của cả hai luôn bền chặt.

Tuy nhiên, bạn cũng cần kiêng quan hệ vào một số ngày để cuộc sống hôn nhân thêm thuận lợi hơn. Sau đây là những ngày kiêng quan hệ vợ chồng theo quan niệm của người phương Đông.

1. Những ngày kiêng kỵ quan hệ vợ chồng theo quan niệm xưa là ngày nào?

1.1 Những ngày không nên quan hệ vợ chồng? Ngày đầu năm, ngày rằm, mùng một, cuối tháng

Thường đây là ngày nhiều người ăn chay; không sát sinh và cúng bái ông bà tổ tiên; mời cửu huyền thất tổ về nhà đoàn tụ. Vì vậy, những ngày này các thành viên trong gia đình phải giữ cho mọi thứ sạch sẽ, bản thân chay tịnh.

Quan niệm mùng 1 kiêng quan hệ bắt nguồn từ Nho giáo. Bởi cố nhân cho rằng vào những ngày này; mọi điều phải được giữ sạch sẽ, tránh tà niệm, sát sinh. Hơn nữa, quan niệm xưa cũng nhấn mạnh ngày rằm; mùng 1 chính là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không” nghĩa là âm dương xung khắc; hoàn toàn không thích hợp cho chuyện phòng the. Nếu vi phạm điều cấm kỵ; về sau nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương dương.

Cùng với quan niệm này, sách Tố Nữ Kinh của Trung Quốc; một trong những cuốn sách nổi tiếng về chuyện phòng the từ 2000 năm trước cũng từng viết:

[key-takeaways title=””]

Cấm kỵ giao hợp vào ngày mùng 1; ngày rằm; ngày cuối tháng âm lịch. Nếu vi phạm thì khi sinh con ra sẽ bị thương tổn; cặp đôi quan hệ sẽ bị suy giảm nguyên khí trầm trọng. Không những thế, cơ thể lúc đó còn bị giục hỏa thiêu; tức là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can; làm cho nước tiểu có màu đỏ hay màu vàng đậm; cực đoan hơn nữa là bị bệnh tật và giảm tuổi thọ.

[/key-takeaways]

>> Bạn nên đọc thêm: Kiêng quan hệ ngày nào? Lỡ quan hệ ngày Rằm tháng 7 phải làm sao?

1.2 Kiêng quan hệ ngày nào? Ngày 5/5 và ngày 9/9 âm lịch

Theo quan niệm xưa, bên cạnh ngày rằm, mùng 1, cuối tháng thì việc nên kiêng quan hệ vào những ngày nào, còn có ngày 5/5 và ngày 9/9 âm lịch. 

Nếu tháng 5 âm lịch được gọi là tháng “Cửu độc” thì ngày 5/5 là ngày âm lấn át dương; thu hút tà khí, dịch bệnh và những điều xui xẻo. Còn ngày 9/9 còn gọi là tết Trùng Dương; là thời điểm dương lấn át âm; gây mất cân bằng âm dương. Nếu quan hệ có thể gây tổn hại nguyên khí cho cả hai.

1.3 Kiêng quan hệ khi nhà có tang, có hữu sự

Theo Đạo Phật bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng những ngày nào? Một trong những ngày bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng là ngày gia đình có hữu sự, có tang chế.

Nếu xét về mặt đạo lý thì bạn phải kiêng quan hệ, tiết chế mọi nhu cầu cá nhân để tập trung vào việc lo tang sự cho người đã mất. Còn nếu xét về mặt tâm linh, việc quan hệ vào những ngày này sẽ thu hút luồng khí xấu; và bản thân bạn dễ gặp vận rủi.

>> Cùng chủ đề: Kiêng quan hệ ngày nào? Kiêng quan hệ mùng 1 là lầm tưởng hay sự thật?

1.4 Kiêng quan hệ ở nhà người khác

Kiêng quan hệ ngày nào
Kiêng quan hệ ngày nào? Bạn nên “nhịn yêu” khi ở nhà người khác

Người xưa cho rằng khi đến nhà người khác chơi, nên kiềm chế sự ham muốn. Vì theo phong thủy, người bên ngoài vào nhà quan hệ sẽ mang đến điềm gở, điều chẳng lành cho gia chủ. Mặc dù chưa rõ thực hư của việc kiêng cữ này nhưng nếu đến chơi nhà người khác; chúng ta nên ý tứ để tránh ảnh hưởng đến chủ nhân.

Bạn có từng nghe qua câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chưa? Dù tin hoặc không, đó luôn là lựa chọn cá nhân của mỗi người. Thành thử, một số cặp đôi ngày nay, luôn sẵn sàng quan hệ và bất chấp thời gian cũng như địa điểm. Kể cả khi đó là nhà của người khác.

2. Những thời điểm phụ nữ không nên làm chuyện ấy

Về mặt y học, sẽ có những ngày chị em được khuyến cáo không nên làm “chuyện ấy”:

2.1 Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ

Xuất hiện dấu hiệu bất thường trong thai kỳ
Kiêng quan hệ ngày nào? Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ

Quan hệ đúng cách khi mang thai thường không ảnh hưởng gì đến thai nhi nếu mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, nếu thai kỳ xuất hiện các bất thường về túi ối, nhau thai, cổ tử cung, tiền sử sinh non, các triệu chứng của tiền sản giật thì bạn không nên quan hệ, cho đến khi hỏi ý kiến bác sĩ.

>> Kiêng quan hệ ngày nào: Những dấu hiệu bất thường của thai kỳ 3 tháng giữa, mẹ không nên lơ là

2.2 Vừa mới sinh nở

Những ngày nào cần kiêng và không nên quan hệ, chính là giai đoạn vừa mới sinh nở xong. Bác sĩ thường khuyên sản phụ chỉ nên quan hệ lại ít nhất là 6 tuần sau sinh.

Trước hết là để sạch sản dịch. Kế đến là để tử cung cũng như âm đạo có khả năng hồi phục. Nếu quan hệ quá sớm có thể làm vết thương ở tử cung, âm đạo lâu lành, gây nhiễm trùng, thậm chí băng huyết.

Như vậy, những ngày kiêng quan hệ vợ chồng dưới góc nhìn khoa học chính là thời điểm cơ thể đang trong quá trình hồi phục sau sinh.

>> Kiêng quan hệ ngày nào: Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không?

2.3 Khi mắc bệnh phụ khoa

Không nên quan hệ vào những ngày nào? Nếu bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa; hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì cần tránh quan hệ.

Vì quan hệ sẽ làm bệnh nặng thêm, kéo dài thời gian điều trị. Nhất là bạn có thể lây bệnh cho chồng/người yêu. Theo chuyên gia sức khỏe, bạn nên đợi đến khi hoàn thành toa thuốc và không còn triệu chứng bệnh trong ít nhất 2 tuần hãy quan hệ lại.

2.4 Chuẩn bị đi khám phụ khoa

Quan hệ có thể làm thay đổi nồng độ PH của âm đạo từ đó ảnh hưởng tới các kết quả xét nghiệm phụ khoa. Vì vậy, hãy “nhịn yêu” ít nhất 1 ngày trước khi đi khám phụ khoa bạn nhé.

>> Kiêng quan hệ ngày nào: Dấu hiệu của viêm âm đạo. Bạn cần đi khám ngay!

3. Cách quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn
Cách quan hệ an toàn kể cả những ngày nào kiêng kỵ không nên quan hệ vợ chồng

Nếu bạn là người ít quan tâm đến những câu chuyện tâm linh, cũng như không có thắc mắc “nên kiêng kỵ quan hệ vào những ngày nào”, thì bạn cũng nên biết cách quan hệ tình dục an toàn. 

Quan hệ tình dục an toàn là bảo vệ cho bạn và cả bạn tình của mình. Để tránh làm lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và không mang thai ngoài ý muốn.

Dưới đây là những cách quan hệ tình dục an toàn:

Nói tóm lại, dù bạn là người tin vào những câu chuyện tâm linh, hay là người chỉ tin vào khoa học, thì nội dung bạn cần nhớ, khi nhắc hỏi đến “những ngày kiêng kỵ quan hệ là ngày nào” thì sẽ tóm lại như sau:

[key-takeaways title=”Theo quan niệm xưa, đây là những ngày bạn nên kiêng quan hệ:”]

  • Kiêng quan hệ ngày rằm.
  • Kiêng quan hệ khi đến nhà người khác.
  • Bạn nên kiêng quan hệ khi nhà có hữu sự.
  • Ngày 5/5 âm lịch. Vì tháng 5 âm lịch là tháng Cửu độc.
  • Tết Trùng Dương ngày 9/9 âm lịch (hay còn gọi là Tết Trùng Cửu).

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Về mặt y học, dưới đây là những ngày bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng:”]

  • Vừa mới sinh nở.
  • Trước ngày đi khám phụ khoa.
  • Phụ nữ có những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
  • Đang nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

[/key-takeaways]

Ngày nay y học ngày càng phát triển, vì vậy không còn nhiều người tin và làm theo quan niệm của người xưa về những ngày nào kiêng quan hệ vợ chồng. Thay vào đó, họ thường áp dụng lối sống khoa học, tích cực để luôn khỏe mạnh và có đời sống chăn gối hòa hợp, thỏa mãn.

Hy vọng với thông tin kiêng quan hệ ngày nào của MarryBaby đã giúp ích cho bạn.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải mã hiện tượng con ranh con lộn và câu chuyện tiền kiếp, hậu kiếp

Bạn đã bao giờ nghe chuyện về con ranh con lộn? Thật ra đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Con ranh con lộn là gì?

Con ranh con lộn là gì? Con ranh con lộn để chỉ những đứa trẻ mệnh yểu trong một gia đình, chào đời chưa được bao lâu đã mất hoặc mất do sảy thai, thai lưu, sinh non. Điều khó lý giải là chúng thường mất ở cùng một độ tuổi hoặc tuổi thai với nguyên nhân giống nhau.

Khi người nhà đánh dấu trên người chúng để kiểm chứng thì đứa trẻ tiếp theo được sinh ra mang vết sẹo hoặc vết bớt tương tự dấu tích này. Thường khi gặp phải tình trạng con ranh con lộn, bà mẹ mang thai lại rất nhanh. Không ít cặp vợ chồng phải 4, 5 lần đau đớn nhìn con lìa bỏ mình mà đi. 

>> Bạn có thể xem thêm: Nhìn cổ tay biết có thai liệu có chính xác không? Dấu hiệu mang thai khiến bạn bất ngờ

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn

Người xưa tin rằng hiện tượng con ranh con lộn liên quan đến thuyết luân hồi nghiệp báo. Nghĩa là ở kiếp trước, cha mẹ đứa bé đã làm điều ác nên kiếp này phải chịu sự trừng phạt về đường con cái. Chẳng hạn, họ làm hại kẻ khác, hành nghề phá thai hoặc cố ý làm người khác bị sảy thai…

Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cho đến Anh, Pháp, Mỹ… Ở một số quốc gia châu Á, những cặp vợ chồng bị con ranh con lộn thường lên chùa để sám hối hướng thiện. Vì họ cho rằng kiếp trước mình đã tạo nghiệp ác.

Do vấn đề con ranh con lộn có tính phổ biến nên nó đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã dùng phương pháp thôi miên để giúp nhiều người trở về tiền kiếp của mình nhằm giải mã hiện tượng con ranh con lộn. Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn còn là bí ẩn trong vũ trụ huyền bí này.

Dân gian giải thích hiện tượng con ranh, con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Những chuyện lạ được lưu truyền

Những câu chuyện đầu thai kỳ lạ được lưu truyền cho thấy hiện tượng con ranh con lộn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

1. Câu chuyện xảy ra ở Pháp

Cặp vợ chồng người Pháp tên Marius Frères cảm thấy khổ sở khi họ 3 lần sinh con thì những đứa trẻ cứ được 3 tháng tuổi là mất. Đặc biệt, trong nách cả ba đứa trẻ đều có một vết màu xám nâu rất nhỏ bằng đầu chiếc đũa.

Một thời gian sau đó, cảnh sát phát hiện bên dưới lò sưởi trong ngôi nhà của họ có một thi thể người phụ nữ. Trùng hợp là dưới nách của nạn nhân có một vết thâm tím. Người phụ nữ chính là dì ruột của ông Marius. Bà đã bị hai vợ chồng người cháu hãm hại để chiếm đoạt viên kim cương.

2. Câu chuyện xảy ra ở Anh

Gia đình Matthew sống ở Luân Đôn. Suốt bốn năm, người vợ lần lượt sinh bốn người con nhưng những đứa trẻ lần lượt qua đời.

Ở lần mang thai thứ tư, trước khi chuyển dạ, người vợ mơ màng nghe tiếng trẻ con thì thầm bên tai: “Đây là lần cuối cùng!”. Đứa con sinh lần thứ tư cũng mất ngay sau đó không bao lâu. Nhưng đến lần sinh thứ năm thì đứa bé sống khỏe mạnh bình thường, giống với lời bà nghe được năm nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là gì?

3. Câu chuyện xảy ra ở Việt Nam

Những năm 1930 ở Quảng Trị có gia đình ông T. và bà H. trú tại làng Vĩnh Lại, chợ Sòng.

Bà H sinh nở nhiều lần nhưng chỉ giữ được đứa con đầu. Những đứa sau cứ sinh ra là mất. Nghe lời dân làng, bà H làm dấu lên cánh tay đứa con thứ ba để xem có phải vợ chồng bà gặp trường hợp con ranh con lộn không. 

Bà H. vô cùng hoảng sợ khi đứa bé kế tiếp sinh ra có dấu trên tay đúng như bà đã từng đánh dấu lên tay đứa bé trước. Đứa bé này cũng yểu mệnh như những đứa trẻ đã mất.

Những chuyện lạ thế giới có thật về con ranh con lộn
Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Cách hóa giải nghiệp tiền kiếp theo dân gian

Theo dân gian, nếu gặp phải trường hợp con ranh con lộn, tốt nhất, hai vợ chồng nên lên chùa để nhờ sư thầy hướng dẫn cách hóa giải. Một trong những cách hóa giải những ân oán của kiếp trước là thường xuyên phóng sinh cũng như năng làm việc tốt, giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu vẫn khát con, tốt nhất nên xin con nuôi để vui cửa vui nhà. 

Người ta cũng cho rằng việc làm dấu đứa trẻ chỉ nên thực hiện lên chân, mông, những chỗ ít bị nhìn thấy với dấu rất nhỏ. Tránh đánh dấu lên mặt vì nếu đứa bé chuyển kiếp sống sót, lớn lên con sẽ mặc cảm vì vết bớt trên mặt.

Tuy nhiên, chưa có trường hợp cụ thể nào được nghiên cứu và chứng minh rằng: sau khi chăm đi chùa phóng sinh, làm việc tốt sẽ giúp họ dễ sinh con và không gặp tình trạng như trước. Chính vì thế, bạn cũng không nên quá tin vào việc này. Song làm việc thiện, việc tốt không bao giờ là thừa, nên hãy làm khi có thể nhé bạn.

Trên đây là tin truyền miệng và cách hóa giải theo dân gian, còn khoa học giải thích hiện tượng này thế nào?

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền trước khi mang thai?

Khoa học giải thích nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong

Giới y học cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết cho trẻ sơ sinh. Theo thống kê hàng năm có hơn 3 triệu ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới. Người ta ước tính cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi tử vong thì có 2 trẻ tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh.

Không phải lúc nào y học cũng tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn trẻ tử vong vì sinh non, sinh nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh (như dị tật tim, phổi, khuyết tật ống thần kinh, thai vô sọ).

Trẻ cũng có thể tử vong do biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, băng huyết, thiếu hụt nước ối, thuyên tắc ối, chuyển dạ kéo dài

Vòng lặp những đứa trẻ trong gia đình sinh ra và mất ở độ tuổi giống nhau hoặc khi còn là bào thai có thể liên quan đến những bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc cấu tạo cơ quan sinh sản của mẹ. Vì vậy bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi sinh để kịp thời phát hiện các nguy cơ đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ và sau chào đời. 

Đặc biệt, với những phụ nữ đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh em bé dị tật hoặc tử vong ở giai đoạn sơ sinh nhất thiết phải được kiểm tra sức khỏe trước sinh. Nhờ đó mới đảm bảo họ có một thai kỳ mới khỏe mạnh, an toàn. 

Ổn định tâm lý cho người mẹ mất con

Mất con dù ở giai đoạn bào thai hay sau chào đời cũng đều là nỗi đau không thể gọi tên. Trong những trường hợp như vậy, người mẹ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để vượt qua sự mất mát quá lớn trong đời. Hơn ai hết, người thân chính là điểm tựa để họ không bị gục ngã. Nếu tâm lý người mẹ bất ổn, rơi vào hoảng loạn, trầm cảm, họ rất cần nhận được sự tư vấn và trị liệu tâm lý.

Như vậy, nếu gặp hiện tượng con ranh con lộn, bạn không nên quá tin vào quan điểm dân gian cho rằng tiền kiếp đã từng sống ác mà dằn vặt chính mình. Bởi ở cuộc sống hiện đại, mọi thứ cần minh bạch, rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học. Hãy nghĩ đến việc bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, vợ chồng bạn tốt hơn hãy đến gặp bác sĩ để tìm phương hướng giải quyết.

[inline_article id=266522]

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

4 lý do phải cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài

bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài
Bé có thể bỏ hẳn bú mẹ nếu cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài

Ngày nay, nhờ công tác truyền thông, rất nhiều bà mẹ ý thức được việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé yêu.

Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ?

Nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít bị nhiễm trùng và nhập viện hơn trẻ bú sữa công thức. Trong thời gian cho con bú, các kháng thể truyền từ mẹ sang con giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như: 

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh tiêu chảy

Viêm màng não

Mặt khác, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng như ít mắc các bệnh:

Dị ứng

Hen suyễn

– Tiểu đường

– Béo phì

Đặc biệt, khoa học cũng đã chứng minh trẻ bú mẹ hoàn toàn có chỉ số thông minh cao hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Mặc dù các nhà sản xuất luôn tìm cách để sữa công thức chứa những thành phần dinh dưỡng tối ưu như sữa mẹ nhưng điều đó là hoàn toàn không thể. Hơn nữa, nuôi một đứa trẻ bằng sữa công thức bao giờ cũng tốn kém. Trong khi đó, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Tại sao phải nuôi con bằng sữa mẹ

Có nên cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài?

Vì nhiều lý do, đôi khi chúng ta phải chấp nhận cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

1. Sữa mẹ không đủ cho bé bú

Không ít trường hợp các bà mẹ không đủ sữa cho con bú bởi các nguyên nhân sau:

– Từng phẫu thuật ngực hay cắt bỏ khối u ngực.

– Bầu vú không phát triển hoặc kém phát triển trong thời gian mang thai (có thể do thiểu sản tuyến vú).

– Mắc các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp.

– Cho bé bú không thường xuyên và sai cách.

– Khẩu phần ăn nghèo nàn.

– Con bị tách mẹ ngay từ lúc mới sinh để can thiệp y khoa hay có chế độ chăm sóc đặc biệt.

2. Mẹ chuẩn bị đi làm

Sau 6 tháng nghỉ thai sản, nhiều chị em phải quay trở lại công việc. Vì vậy, họ buộc phải tập cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

3. Bé bú mẹ không tăng cân

Thường trong 2 tuần đầu sau khi sinh, bé có giảm cân nhẹ nhưng sau đó sẽ tăng cân nhanh chóng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu tiên, mỗi ngày bé tăng ít nhất 30g. Từ 3 tháng đến 6 tháng, mỗi ngày bé tăng ít nhất 20g. 

Trẻ không tăng cân hoặc tăng dưới mức nói trên nhiều tuần liền có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hệ thống miễn dịch kém, còi xương, suy dinh dưỡng, yếu cơ xương, gặp các vấn đề về tim mạch

Lúc này, mẹ sẽ được tư vấn cho vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài.

4. Bé sinh non

sinh non thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Để phù hợp với phương pháp chăm sóc đặc biệt kéo dài, đôi khi phải kết hợp sữa mẹ và sữa công thức.

Khi nào nên cho trẻ bú thêm sữa ngoài?

Trong một số trường hợp, vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp mẹ dự định đi làm lại sau 6 tháng, nếu lo ngại bé càng lớn càng nghiện ti mẹ, khó quen với việc bú bình, mẹ có thể tập cho con bú sữa ngoài từ tháng thứ 2. Vì việc cho bé bú mẹ suốt 1 tháng đã giúp thiết lập thói quen bú mẹ cũng như giúp sữa mẹ tiết ra ổn định. Nhưng nên nhớ sữa mẹ vẫn là nguồn sữa chính của bé.

Nếu nguồn sữa mẹ dồi dào, đừng nghĩ đến việc dặm thêm sữa ngoài mà nên tập cho bé bú bình với sữa mẹ. Đây cũng là cách duy trì nguồn sữa mẹ cho bé đến 1 tuổi dù mẹ phải đi làm. 

Trẻ bú sữa bột ảnh hưởng gì tới lượng sữa mẹ?

Bé càng bú mẹ thì càng kích thích sữa tiết ra nhiều. Nếu bé bú dặm thêm sữa ngoài, giảm cữ bú mẹ thì ngực mẹ sẽ sản xuất ít sữa hơn. 

Để giữ cho lượng sữa mẹ luôn dồi dào khi bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài, mẹ nên thường xuyên vắt sữa để kích sữa và cấp đông sữa mẹ để cho bé dùng dần.

[inline_article id=272301]

Tập cho trẻ bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài, mẹ phải chấp nhận việc trẻ có thể mê bú sữa công thức mà bỏ bú mẹ. Nguyên nhân là một số bé thích hương vị sữa công thức hơn sữa mẹ. Cũng có khi bé chọn bú bình vì lượng sữa chảy ra ổn định, không như khi bú mẹ lúc thì sữa tiết ra ít bé phải mút mạnh, lúc thì sữa xuống nhiều bé phải tìm cách đỡ sữa.

Tập cho trẻ bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?

Bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài thì phân sẽ thay đổi, cứng hơn, màu đậm hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Có nên pha sữa mẹ với sữa công thức?

Không nên pha sữa mẹ với sữa công thức vì nếu không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Nếu muốn, hãy xen kẽ giữa các cữ bú mẹ là các cữ bú sữa công thức.

Với những thông tin trên, ngoại trừ được bác sĩ yêu cầu, mẹ nên cân nhắc khi cho bé vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài nhé.

Hương Lê