Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cũng như giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ chậm đi.

1. Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bé bao nhiêu tháng biết đi? Trẻ em thường bắt đầu biết đi vào khoảng từ 10 đến 18 tháng tuổi. Trước khi biết đi, trẻ thường biết bò (khoảng từ 7 đến 12 tháng) và tập đứng (thường vào khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi).

Nói như vậy nhưng nếu bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG nếu bé vẫn trong tốc độ phát triển bình thường và không có vấn đề nào về sức khỏe. Trường hợp đến 2 tuổi mà bé vẫn chưa tự đi được một mình, bác sĩ thường đề xuất cha mẹ những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con.

Mặc dù đã có câu trả lời cho câu hỏi bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cha mẹ cũng có thể tham khảo những thông tin bên dưới để trang bị sẵn kiến thức phòng trường hợp bé chậm biết đi.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG 

2. Vì sao trẻ chậm biết đi?

Việc trẻ chậm biết đi hơn các bé khác có thể do một số nguyên nhân như:

  • Sinh non: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Trẻ có nguy cơ cao chậm phát triển vận động, nhận thức do não bộ và cơ bắp chưa hoàn thiện nếu sinh non.
  • Di truyền: Nhiều bệnh di truyền có thể gây ra chậm phát triển, bao gồm cả việc trẻ chậm biết đi. Một số hội chứng di truyền như Down có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.
  • Bệnh tật: Trẻ em nằm viện lâu ngày hoặc ốm yếu thời gian dài có thể chậm phát triển và gặp khó khăn về việc chậm đi lại. Việc nằm giường quá nhiều hoặc hạn chế vận động có thể khiến trẻ khó tăng sức mạnh, thăng bằng và phối hợp tay chân.
  • Rối loạn thần kinh cơ: Bại não, loạn dưỡng cơ là nguyên nhân phổ biến trẻ chậm biết đi.
  • Vấn đề về thể chất: Chân yếu, tật chân bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng và đi lại của trẻ. 
  • Trẻ chưa sẵn sàng tập đi: Một số trẻ chỉ đơn giản là cần nhiều thời gian hơn để sẵn sàng cho việc đi lại chứ không có vấn đề gì về sức khỏe. Ba mẹ nên khuyến khích và động viên con để trẻ tự tin tập những bước đi đầu tiên.
bé 17 tháng chưa biết đi có sao không
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

3. Bé chậm đi phải làm sao?

Trẻ chậm biết đi thường là vấn đề tạm thời và có thể khắc phục bằng các biện pháp can thiệp về hành vi hoặc y tế.

3.1 Cách giúp bé nhanh biết đi tại nhà

Nếu trẻ chậm biết đi, cha mẹ có thể làm một số hành động để khuyến khích em bé bắt đầu đi như đặt đồ chơi yêu thích của bé ngoài tầm với để kích thích bé tập đi, hoặc đứng cách xa bé vài bước chân và gọi bé lại.

Cha mẹ có thể tăng cường cơ chân cho bé bằng cách tập đi trong hồ bơi, khuyến khích bé tự đứng lên với sự hỗ trợ của đồ đạc. Đồ chơi đẩy hoặc bập bênh cũng có thể giúp ích, nhưng cần đảm bảo kích thước phù hợp với trẻ. 

3.2 Can thiệp y tế

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không nếu câu trả lời là CÓ kèm theo các bệnh nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Các lựa chọn can thiệp y tế cho trẻ chậm biết đi bao gồm:

  • Nẹp chân hoặc dụng cụ hỗ trợ.
  • Vật lý trị liệu.
  • Ngôn ngữ trị liệu.
  • Thuốc điều trị rối loạn thần kinh.
  • Các dụng cụ hỗ trợ đi lại như khung tập đi.
  • Phẫu thuật chỉnh hình.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có các can thiệp y tế phù hợp cho bé.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng 

3.3 Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi 

Ngoài ra, mẹ có thể thử tham khảo một số mẹo dân gian để giúp trẻ nhanh biết đi hơn như là:

  • Đập cá lóc vào chân bé: Theo quan niệm dân gian, đập cá lóc vào chân bé (7 cái cho bé trai, 9 cái cho bé gái) có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
  • Cho bé đi qua cầu: Theo quan niệm dân gian, cho bé đi qua cầu có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo an toàn cho bé khi thực hiện.

(*) Lưu ý: Các cách điều trị trẻ chậm đi tại nhà bằng phương pháp dân gian trên chưa được nghiên cứu chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

[inline_article id=305664]

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho cha mẹ trong việc theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của bé. Cha mẹ nên kiên nhẫn và tạo môi trường an toàn để khuyến khích bé vận động, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đa sầu đa cảm là gì? Làm sao để bớt nhạy cảm?

“Đa sầu đa cảm là gì?”, “người đa sầu đa cảm là gì” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những ai đang trải qua những cảm xúc mãnh liệt và khó kiểm soát. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đa sầu đa cảm là gì, những biểu hiện thường gặp và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.

1. Đa sầu đa cảm là gì?

Đa sầu đa cảm là một cụm từ, một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt từ xưa đến nay. Theo nghĩa Hán Việt, “đa” có nghĩa là nhiều, “sầu” là ưu tư, nỗi buồn và “cảm” nghĩa là tình cảm, cảm xúc. Như vậy, nghĩa của “đa sầu đa cảm” là chỉ một người có nhiều cảm xúc, nhiều suy tư. 

“Đa sầu đa cảm” đã trở thành một cụm từ phổ biến được sử dụng để miêu tả về tính cách của một con người. Người đa sầu đa cảm là những người có cảm xúc mãnh liệt và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Họ thường nhạy cảm với những thay đổi về cảm xúc, dễ dàng chuyển từ vui sang buồn, từ phấn khích sang lo lắng,…

2. Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì?

Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mình có phải là một người đa sầu đa cảm? Đa sầu đa cảm là một đặc điểm tính cách phổ biến, được thể hiện qua sự nhạy cảm cao về cảm xúc và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy ở người đa sầu đa cảm:

2.1 Dễ đồng cảm và thấu hiểu

Người đa sầu đa cảm có khả năng đồng cảm mạnh mẽ, dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác và cảm nhận những cảm xúc của họ. Bạn thường ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà người khác làm cho mình, khiến họ cảm thấy được trân trọng và yêu thương. Nhờ sự đồng cảm này, bạn dễ dàng kết nối với người khác và tạo dựng những mối quan hệ sâu sắc.

2.2 Quan tâm đến người khác hơn bản thân

Sự đồng cảm cũng khiến người đa sầu đa cảm có xu hướng quan tâm đến người khác hơn bản thân. Bạn luôn nghĩ về người thân, bạn bè và sẵn sàng ủng hộ họ hết mình. Không chỉ vậy, bạn thậm chí muốn giúp đỡ người khác và khiến cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, dù điều đó có thể ảnh hưởng đến bản thân.

2.3 Luôn để ý đến cách nghĩ của người khác

Do sự nhạy cảm cao, người đa sầu đa cảm thường lo lắng về cách nhìn nhận của người khác và hay tưởng tượng lung tung. Bạn có thể cảm thấy buộc phải che giấu cảm xúc thật của mình để tránh bị đánh giá hoặc chế giễu, từ đó dễ dàng đánh mất bản thân

Đa sầu đa cảm là gì?
Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Luôn để ý đến cách nghĩ của người khác

2.4 Giỏi quan sát và đánh giá

Người đa sầu đa cảm thường có khả năng quan sát tinh tế và đánh giá chính xác những gì xảy ra xung quanh. Bạn dễ dàng nhận ra những thay đổi nhỏ trong hành vi hoặc giọng điệu của người khác và có thể hiểu được những ý nghĩa ẩn sau những hành động đó. Tuy nhiên, đôi khi sự nhạy cảm này có thể khiến bạn trở nên nghi ngờ mọi thứ và suy nghĩ nhiều hơn mức cần thiết.

2.5 Thích giữ lại kỷ niệm

Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Người đa sầu đa cảm thường trân trọng những kỷ niệm và có xu hướng lưu giữ những đồ vật có ý nghĩa như lời nhắc nhở về những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc sống. Bạn có thể giữ những bức ảnh cũ, những món quà lưu niệm hay những bức thư tình, v.v. Việc lưu giữ những kỷ niệm này giúp bạn cảm thấy gắn bó với quá khứ và trân trọng những gì đã qua.

2.6 Dễ bị tổn thương

Cảm xúc mãnh liệt khiến người đa sầu đa cảm dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Bạn có thể dễ dàng bị tổn thương bởi những lời nói hoặc hành động của người khác, dù vô ý. Nỗi buồn và thất vọng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong một thời gian dài.

Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Dễ bị tổn thương
Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Dễ bị tổn thương 

2.7 Nhiệt tình và có sức sống

Mặc dù dễ bị tổn thương, người đa sầu đa cảm cũng thường mang đến năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Bạn có thể là người khởi xướng những hoạt động vui vẻ, gắn kết mọi người và mang lại tiếng cười cho mọi người. Sự nhiệt tình và sức sống của bạn khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mái và vui vẻ.

2.8 Có sở thích về nghệ thuật

Sự nhạy cảm và tinh tế trong tâm hồn khiến người đa sầu đa cảm thường bị thu hút bởi những thứ mang tính nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học, v.v. Bạn có khả năng cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của nghệ thuật một cách sâu sắc, và có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng.

2.9 Hay suy nghĩ và mộng mơ

Bạn hay dành nhiều thời gian để suy ngẫm và mộng mơ, tưởng tượng cũng như suy nghĩ lung tung về những điều có thể xảy ra trong tương lai. Khả năng suy nghĩ và mộng mơ này giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo và khiến cuộc sống trở nên phong phú.

Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Hay suy nghĩ và mộng mơ
Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Hay suy nghĩ và mộng mơ 

>> Xem thêm: Sức khỏe tinh thần là gì? Làm sao để chăm sóc sức khỏe tinh thần?

3. Ảnh hưởng của việc đa sầu đa cảm là gì?

Đa sầu đa cảm có thể mang đến cho bạn những trải nghiệm sống đặc biệt, nhưng cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống.

3.1 Ảnh hưởng tích cực của người đa sầu đa cảm là gì?

  • Giàu cảm xúc: Người đa sầu đa cảm thường có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc một cách phong phú hơn những người khác. Bạn dễ dàng đồng cảm với người khác và có thể thấu hiểu những cảm xúc phức tạp.
  • Có khả năng sáng tạo: Nhờ vào sự nhạy cảm và khả năng rung động mạnh mẽ, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cảm hứng trong cuộc sống và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
  • Biết đồng cảm: Bạn dễ dàng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác nên xây dựng được những mối quan hệ sâu sắc và gắn bó với mọi người xung quanh.
  • Có khả năng nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ: Nhờ sự nhạy cảm và khả năng suy nghĩ sâu sắc, bạn có thể nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.

3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của người đa sầu đa cảm là gì?

  • Dễ bị tổn thương: Do cảm xúc mãnh liệt, bạn dễ bị tổn thương bởi những lời nói hoặc hành động của người khác, dù vô ý. Nỗi buồn và thất vọng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong một thời gian dài.
  • Dễ rơi vào trạng thái buồn bã: Bạn có thể dễ dàng rơi vào trạng thái buồn bã, lo lắng hoặc trầm cảm, do luôn suy nghĩ nhiều về những điều tiêu cực.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định: Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định do thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về những khả năng có thể xảy ra.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Do luôn suy nghĩ và lo lắng, bạn dễ mệt mỏi và thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
  • Có xu hướng né tránh các hoạt động xã hội: Do sợ bị tổn thương hoặc đánh giá, bạn có xu hướng né tránh các hoạt động xã hội, dẫn đến cô lập bản thân và hạn chế các mối quan hệ.

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

4. Làm sao để bớt nhạy cảm, đa sầu đa cảm?

Làm sao để bớt nhạy cảm, đa sầu đa cảm?
Làm sao để bớt nhạy cảm, đa sầu đa cảm?

Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Dưới đây là một số cách giúp bạn biết làm sao để bớt nhạy cảm và đa sầu đa cảm hơn:

4.1 Chấp nhận bản thân

Bước đầu tiên để thay đổi là chấp nhận bản thân mình là một người nhạy cảm. Đa sầu đa cảm không phải là một điều xấu, nó chỉ đơn giản là một phần tính cách của bạn. Việc cố gắng thay đổi bản thân để trở thành một người khác có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và chán nản. Thay vào đó, hãy học cách yêu thương và trân trọng bản thân mình với tất cả những ưu điểm và nhược điểm.

4.2 Hiểu rõ cảm xúc của bản thân

Hãy dành thời gian để quan sát và ghi nhận cảm xúc của bản thân. Khi bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tức giận, hãy cố gắng xác định nguyên nhân khiến bạn có những cảm xúc đó. Việc hiểu rõ cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn.

4.3 Hãy làm điều mình muốn 

Đa sầu đa cảm luôn khiến bạn khó khăn đưa ra quyết định vì quá để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ đến lợi ích của người khác. Thay vì như vậy, bạn hãy biết bản thân mình muốn gì. Chỉ có cách này mới khiến bạn vui vẻ và lan tỏa niềm vui đến với những người khác. Vì vậy, người ta mới có câu “muốn thương người khác, phải thương mình trước”.

Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Hãy làm điều mình muốn
Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Hãy làm điều mình muốn

4.4 Học cách thư giãn

Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dành thời gian để thư giãn. Bạn có thể tập yoga, thiền, nghe nhạc hoặc dành thời gian trong thiên nhiên. Việc thư giãn sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

4.5 Tránh xa những điều tiêu cực

Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Đó là hãy hạn chế tiếp xúc với những người hoặc những điều khiến bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tức giận. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho những người tích cực và những điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

4.6 Suy nghĩ thực tế hơn

Người dễ đa sầu đa cảm nên học cách suy nghĩ thực tế hơn, không nên phóng đại mọi việc quá mức. Suy nghĩ thực tế và đơn giản cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn không quá đa cảm mà trở nên lý trí hơn.

4.7 Giảm bớt thời gian ở một mình

Con người có thể đặc biệt dễ trở nên nhạy cảm, đa cảm và nghĩ đến những điều tồi tệ hơn khi ở một mình. Vậy nên một người đa cảm nên thường xuyên ở cùng những người bạn, người thân để giảm bớt thời gian suy nghĩ những điều tiêu cực.

4.8 Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn cảm thấy đa sầu đa cảm đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và dạy bạn những kỹ năng để kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

đa sầu đa cảm là gì
Làm sao để bớt nhạy cảm, đa sầu đa cảm?

[inline_article id=273385]

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đa sầu đa cảm là gì, người đa sầu đa cảm là người như thế nào cũng như cách giảm bớt sự đa cảm. Đa cảm không phải là một loại tính cách xấu, tuy nhiên nếu bạn quá đa cảm, nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của bạn. Hãy hiểu rõ hơn về bản thân và có những cách thức phù hợp để kiểm soát cảm xúc, từ đó sống một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

8 cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà an toàn

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà, giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Nhân xơ tử cung là gì?

Nhân xơ tử cung hay còn gọi là u xơ tử cung (Uterine fibroids) là những khối u phát triển trong tử cung của phụ nữ. Những khối u này thường không ác tính (lành tính) và không chuyển sang ác tính.

Số lượng và kích thước của u xơ tử cung rất đa dạng. Có thể chỉ có một u xơ hoặc nhiều u xơ cùng lúc. Một số u xơ nhỏ đến mức không nhìn thấy bằng mắt thường. Ngược lại, một số u xơ có thể phát triển đến kích thước lớn hơn. U xơ quá lớn có thể làm biến dạng bên trong và bên ngoài tử cung. Trong trường hợp hiếm gặp, một số u xơ phát triển đủ lớn để lấp đầy vùng chậu hoặc vùng bụng, khiến người bệnh trông như đang mang thai.

Đối với nhiều trường hợp, u xơ tử cung không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, ở những trường hợp có triệu chứng, chúng thường phụ thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng u xơ.

Các triệu chứng thường gặp của u xơ tử cung:

  • Ra nhiều máu kinh hoặc đau bụng kinh.
  • Kinh nguyệt kéo dài hoặc ra nhiều lần trong một tháng.
  • Cảm giác căng tức hoặc đau vùng chậu.
  • Tiểu tiện thường xuyên hoặc khó tiểu tiện.
  • Bụng dưới to lên.
  • Táo bón.
  • Đau bụng dưới, đau lưng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục.

(*) Hiếm gặp: U xơ có thể gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội khi khối u phát triển quá nhanh vượt quá nguồn cung cấp máu và bắt đầu hoại tử.

[inline_article id=192082]

2. Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà theo khoa học

Để điều trị u xơ tử cung, tốt nhất bạn cần đến bệnh viện để uống thuốc theo toa, phẫu thuật. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp một số cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà. 

2.1 Duy trì cân nặng phù hợp bằng tập luyện

 Cách điều trị nhân xơ tử cung tại nhà là chạy bộ, bơi lội, đạp xe, luyện tập thể thao,...
 Cách điều trị nhân xơ tử cung tại nhà là chạy bộ, bơi lội, đạp xe, luyện tập thể thao,…

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị y khoa, tập luyện thể thao thường xuyên là một cách điều trị nhân xơ tử cung hiệu quả tại nhà. Các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, đi bộ, yoga, Pilates… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và góp phần làm giảm các triệu chứng do u xơ tử cung gây ra.

Lưu ý rằng béo phì và thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung. Điều này là do tế bào mỡ sẽ khiến tăng lượng estrogen, gây rối loạn nội tiết tố nữ. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý thông qua luyện tập và ăn kiêng sẽ giúp ngăn ngừa và thậm chí giảm kích thước u xơ. Tập luyện thể dục còn hỗ trợ cân bằng hormone và giảm stress, từ đó cải thiện các triệu chứng do u xơ tử cung gây ra.

2.2 Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, dinh dưỡng

Bên cạnh việc tập luyện, chế độ ăn uống cũng là một cách hỗ trợ làm tiêu u xơ tử cung. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Cụ thể là:

  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ như thịt cừu, heo, bò, nai…
  • Tránh các thực phẩm giàu carb tinh chế và đường như soda, bánh kẹo, mì ống, gạo trắng…
  • Thay vào đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cần tây, quả mọng, đậu lăng, hạt lanh, rau cải…
  • Bổ sung các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa.
  • Bổ sung thêm các vi chất như axit béo omega-3, magie, vitamin B, E… để giảm các triệu chứng do u xơ như đau bụng, trướng bụng.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, tập luyện thể thao và áp dụng chế độ ăn uống khoa học là những cách hỗ trợ việc điều trị nhân xơ tử cung hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm:

3. Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng dân gian

chữa u xơ tử cung bằng dân gian

[key-takeaways title=””]

(*) Lưu ý: Các cách điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng phương pháp dân gian chưa được nghiên cứu chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

[/key-takeaways]

3.1 Cách hỗ trợ chữa u xơ tử cung bằng nghệ  

Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả u xơ tử cung. Cách điều trị u xơ tử cung bằng nghệ đã được sử dụng trong dân gian từ bao đời nay. Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ sở hữu đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần ức chế sự phát triển của các tế bào u xơ mới, giúp thu nhỏ kích thước khối u.

Cách chữa u xơ tử cung bằng nghệ:

  • Sử dụng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng 200ml nước ấm.
  • Thêm 1 muỗng cà phê mật ong để tăng hương vị và hiệu quả.
  • Uống trà nghệ vào buổi sáng khi bụng đói. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trong 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2 Sử dụng nấm linh chi

Nổi tiếng với biệt danh “nấm trường thọ”, nấm linh chi đỏ từ lâu đã được xem như một dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Trong nấm linh chi chứa hàm lượng cao nguyên tố germanium – hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và u xơ, giúp thu nhỏ kích thước khối u.

Đặc biệt, acid ganoderic – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong nấm linh chi đỏ – có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u xơ, đồng thời bảo vệ tử cung khỏi tổn thương.

Cách điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng nấm linh chi:

  • Cắt lát nấm linh chi đỏ, rửa sạch và phơi khô.
  • Cho 5-10g nấm linh chi đã phơi khô vào ấm trà, đổ nước sôi hãm trong 10-15 phút.
  • Có thể thêm táo tàu, kỷ tử hoặc các loại thảo mộc khác để tăng hương vị và hiệu quả.
  • Uống trà nấm linh chi ấm mỗi ngày, tốt nhất vào buổi sáng khi bụng đói.
Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung bằng nấm linh chi
Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung bằng nấm linh chi

3.3 Tam thất Bắc và mật ong

Tam thất Bắc từ lâu đã được xem như “sâm quý” trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, vị đắng của tam thất khiến nhiều người e ngại sử dụng.

Mật ong không chỉ mang đến vị ngọt thanh dễ chịu mà còn chứa hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tử cung khỏi tổn thương. Việc kết hợp tam thất Bắc và mật ong mang lại hiệu quả kép trong việc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung.

Cách điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng tam thất Bắc và mật ong:

  • Trộn đều bột tam thất và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Vo thành viên nhỏ hoặc viên nang, bảo quản trong lọ kín.
  • Mỗi ngày ngậm 1-2 viên tam thất mật ong trước khi ngủ hoặc vào buổi sáng khi bụng đói.

3.4 Cách hỗ trợ tiêu u xơ tử cung bằng ngải cứu

Ngải cứu chứa nhiều thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị u xơ và nhân xơ như flavonoid, acid amin, cineol, dehydro,… Để chữa trị, bạn có thể dùng ngải cứu tươi kết hợp với các vị thuốc khác như bạch chỉ, xuyên sơn giáp, tiểu hồi, quy vĩ, xích thược. Cho tất cả các thảo dược này vào một túi vải, đặt lên vùng bụng, rồi chườm nóng lên trên. Các dược chất sẽ dần thẩm thấu qua da vào tử cung. Cách này sẽ giúp giảm đau do u xơ rất hiệu quả.

3.5 Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung bằng tía tô

Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung bằng lá tía tô

Tía tô là loại cây dễ trồng, dễ kiếm và có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Nhờ vị cay, tính ấm, tía tô có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Bài thuốc từ tía tô có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa biến chứng do u xơ tử cung gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tía tô tươi, hạ khô thảo, sinh mẫu lệ mỗi vị 30g, vương bất lưu hành 100g.
  • Cho tất cả vào nồi sắc cùng nước, đun đến khi sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và sắc thêm khoảng 30 phút.
  • Thuốc sắc xong, để nguội bớt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

3.6 Dùng lá trà xanh

Trà xanh chứa hợp chất EGCG có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào u xơ tử cung. Nhờ đặc tính kháng viêm, ức chế tăng sinh và chống oxy hóa mạnh mẽ, EGCG trong trà xanh mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng trà xanh là duy trì uống 2 – 3 cốc trà xanh mỗi ngày trong vài tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

[inline_article id=330815]

Trên đây là những chia sẻ về cách hỗ trợ điều trị nhân xơ tử cung tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của các phương pháp này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành áp dụng các mẹo dân gian nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Những ngày cắt tóc cho bé tốt và mang lại nhiều may mắn

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cũng không dám cắt tóc cho con vì sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con, đặc biệt là tóc máu, hay còn gọi là lớp tóc đầu tiên của con. Vậy tóc máu là gì và có nên cắt tóc máu của bé hay không? Khi cắt tóc cho bé thì nên chọn ngày nào và nên tránh ngày nào? Mời cha mẹ tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.

Tóc máu là gì?

Tóc máu (Lanugo) hay còn gọi là tóc non. Đây là lớp tóc đầu tiên của trẻ đã được hình thành từ tuần thai thứ 24 trở đi khi còn là thai nhi trong bụng mẹ và cứ thế dài ra cho đến khi chào đời. Chức năng của tóc máu là bảo vệ phần thóp non nớt của trẻ và giữ ấm cho toàn bộ phần đầu. Theo thời gian, lớp tóc này sẽ rụng dần để cho lớp tóc thực thụ phát triển.

Chức năng của tóc máu là gì? Tóc máu có chức năng bảo vệ, giữ ấm phần thóp còn rất non nớt của trẻ sơ sinh.

Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Nhiều mẹ dù đã biết tóc máu là gì nhưng chắc hẳn không ít mẹ thắc mắc việc có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh hoặc có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không. Nếu có cắt thì thời điểm nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là phù hợp.

[key-takeaways title=”Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh có nên hay không?”]

  • Cắt tóc máu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Nếu tóc máu không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ thì không nên cắt.
  • Vì dưới 1 tuổi, thóp của trẻ vẫn chưa liền; việc cắt tóc máu làm mỏng tóc không có lợi cho việc giữ ấm cho trẻ và bảo vệ thóp. Bên cạnh đó, nếu động tác cắt không cẩn thận có thể gây trầy xước, tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

[/key-takeaways]

Ở trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu của trẻ sẽ tự rụng, tự thay tóc mới, mà dân gian chúng ta gọi là rụng tóc vành khăn. Đây hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế mẹ cũng không cần thiết cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh vì sau đó cũng sẽ tự rụng.

Có nên giữ lại tóc máu cho bé không?

Theo quan niệm dân gian, việc giữ lại tóc máu còn giúp giữ vía cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, nên khi cắt tóc cho trẻ, nhất là khi cắt tóc lần đầu, mẹ có thể giữ lại một ít rồi cho vào túi cất đi để mong may mắn đến với con.

Tại sao phải chọn ngày cắt tóc cho bé?

Theo kinh nghiệm truyền lại từ ông bà ngày xưa, chọn ngày cắt tóc cho trẻ nên được chọn cẩn thận vì nếu trúng ngày không tốt sẽ khiến trẻ quấy khóc, lười ăn, ốm vặt… Ngược lại, nếu chọn được ngày tốt để cắt tóc cho bé thì con sẽ khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Mặc dù, đây chỉ là thông tin truyền miệng và không có bằng chứng khoa học, do đó, việc chọn tin hay không sẽ tùy vào mỗi gia đình.

Cắt tóc cho bé ngày nào tốt?

Thông thường, khi chọn ngày cắt tóc cho bé trai và bé gái, ngày tốt sẽ không phân chia theo giới tính mà được chọn dựa trên những ngày có năng lượng lành và năng lượng tốt. Những ngày này thường được tính theo độ tuổi, mệnh hoặc ngày hoàng đạo trong tháng âm lịch.

Theo Sách Ngọc Hạp Thông Thư – một tài liệu cổ Trung Hoa về việc chọn ngày lành theo phong thủy; những ngày cắt tóc máu tốt cho bé trai và bé gái thường rơi vào các mùng 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 16, 19, 25, 26, và 29 âm lịch. Đây là những ngày được cho là mang lại nhiều năng lượng tích cực; giúp bé khỏe mạnh, vui vẻ, mau ăn chóng lớn và gặp nhiều may mắn trong tương lai.

Những ngày tốt và mang lại nhiều may mắn

Mỗi ngày đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng. Mẹ xem thêm ý nghĩa từng ngày ở bảng dưới đây để chọn được ngày cắt tóc cho bé thích hợp nhé:

[key-takeaways title=”Những ngày tốt có thể cắt tóc cho bé và đem đến may mắn”]

  • Mùng 3 – Bé sẽ vui vẻ cả ngày.
  • Mùng 4 – Cuộc sống của bé được lộc trời cho.
  • Mùng 7 – Điềm báo tốt cho sức khỏe và sự tăng trưởng tốt.
  • Mùng 8 – Sống trường thọ và viên mãn khi tuổi già.
  • Mùng 9 – Tốt về mọi mặt – mẹ nên chọn ngày này để cắt tóc máu cho bé.
  • Mùng 10 – Ngày cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh mang lại số tài lộc, được quý nhân phù trợ.
  • Mùng 11 – Em bé cắt tóc máu vào ngày này sẽ thông minh, lanh lợi và có nhiều thành tích.
  • Mùng 13 – Tốt về mọi mặt, như mùng 9, mẹ có thể chọn ngày này để cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh để con có số hưởng.
  • Mùng 16 – Nhận được nhiều ích lợi, sống trên cuộc đời nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
  • Ngày 19-26-29 – May mắn mỉm cười trong quá trình trẻ cố gắng đạt được mục tiêu và thành tựu.
  • Ngày 25 – Có số tài lộc, ngày cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh này giúp bé có số giàu sang, sung túc.

[/key-takeaways]

Lưu ý: 14 ngày vượng cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ở trên được chỉ ra chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi tháng lại có những ngày tốt/xấu khác nhau. Việc chọn ngày cắt tóc cho trẻ sơ sinh cần kết hợp với lịch ngày tốt cắt tóc theo tháng thì mới chính xác, hiệu quả mẹ nhé!

Những ngày kiêng kỵ cắt tóc cho bé

Ngoài những ngày lành tháng tốt mà MarryBaby đã liệt kê ở trên, khi cắt tóc cho con cha mẹ cũng nên tránh những ngày dưới đây vù là những ngày kiêng kỵ đưa bé đi cắt tóc.

  • Ngày mùng 5 (Đinh Hỏa) dễ gặp nhiều xui xẻo.
  • Ngày cuối tháng (30 âm lịch) được coi là “ngày cùng tháng tận”, khiến đứa trẻ yểu mệnh.
  • Ngày đầu tháng (1,2,3) và ngày rằm (15) bởi quan niệm cho rằng sẽ mang lộc đi, rước xui xẻo cho con.
  • Ngoài những ngày trên cha mẹ cũng nên tránh cắt tóc cho con khi đang bị ốm và khi thời tiết trở lạnh.

Theo quan niệm dân gian, khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh vào những ngày này bé có thể sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo, yểu mệnh hay dễ mắc bệnh vặt, quấy khóc… Do đó, cha mẹ cần lưu ý tránh đưa con đi cắt tóc vào những ngày này nhé.

Ngày cắt tóc cho bé
Chọn ngày tốt để cắt tóc cho bé đôi khi cũng là cách tốt để cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con.

Khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh là phù hợp?

Đối với những cha mẹ ít quan tâm đến việc coi ngày khi cắt tóc cho bé thì việc chọn ngày nhìn chung là cũng linh động và thoải mái hơn. Thay vì đợi ngày lành tháng tốt, nhiều cha mẹ sẽ chọn cắt tóc cho con khi tóc bé bắt đầu dài và vướng vào mặt của con.

Bên cạnh đó, khi cắt tóc cho con cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Trẻ dưới 5 tháng tuổi thường không nên cắt tóc máu, vì thời điểm này da đầu của bé vẫn còn khá nhạy cảm, nên hãy chừa lại tóc cho con.
  • Với các bé trai trên 1 tuổi, mỗi 6 – 8 tuần, cha mẹ nên tỉa tóc cho bé 1 lần. Nếu là bé gái, thời gian giữa mỗi lần cắt tóc cho con tùy thuộc vào độ dài và sở thích cho con để tóc ngắn hay dài của mẹ.  
  • Nên chọn thời điểm con thoải mái và vui vẻ để cắt tóc; giúp việc cắt tóc thuận lợi hơn. Nên tránh những ngày bé đang ngủ ngon, ngủ không ngon giấc, quấy khóc hoặc bị đau ốm.
  • Khi cắt tóc cho bé sơ sinh xong mẹ nên cho bé tắm để vụn tóc không làm con bị ngứa ngáy, khó chịu.

Những điều cần ghi nhớ khi cắt tóc lần đầu cho bé

Khi cắt tóc lần đầu tiên cho bé, cha mẹ ghi nhớ những điều sau để dễ thực hiện hơn:

  • Tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho bé: Một số bé có thể không thích mặc áo choàng cắt tóc, nếu bé cưng nhà bạn cũng vậy thì đừng ép bé, hãy để con tự nhiên và thoải mái trở lại rồi sau đó mới tiếp tục.
  • Trấn an và vỗ về nếu bé khóc: Khi cắt tóc cho bé, bé nên được bế bởi người mà bé cảm thấy an toàn và thoải mái nhất.
  • Đi với nhiều thành viên trong gia đình: Điều này là để bé cảm thấy thân thuộc hơn. Mẹ hãy cố gắng rủ thêm nhiều người khi đưa bé đi cắt tóc như anh chị em hoặc ông bà của bé để khiến bé phân tâm khi cắt tóc.
  • Giấu hết gương khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Vì bé có thể hoảng hốt khi thấy bóng người lạ trong gương.
  • Không nên ép buộc cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Trường hợp con không thoải mái để cắt tóc, cha mẹ không nên ép buộc, để con thoải mái trở lại và trì hoãn việc cắt tóc vài hôm, nhằm đảm bảo an toàn cho con.
Ngày cắt tóc cho bé
Trường hợp cha mẹ tự cắt tóc cho bé tại nhà, cha mẹ nên thực hiện chậm, tìm thêm người giữ con, để tránh trường hợp con cựa quậy đột ngột và làm tổn thương con.

Câu hỏi thường gặp

Tóc bé bị dựng đứng do đâu? Mẹo làm tóc bé hết dựng đứng là gì?

Lý do tóc trẻ sơ sinh dựng đứng thường do di truyền, chất tóc cứng hoặc thiếu dưỡng chất như đạm, kẽm và canxi. Nếu tóc bé bị dựng đứng do thiếu chất, mẹ nên cho bé tắm nắng mỗi ngày để hấp thụ vitamin D; đồng thời bổ sung kẽm, canxi, và vitamin B vào chế độ ăn uống của trẻ. 

Ngoài ra, nhẹ nhàng chăm sóc tóc bé bằng dầu dưỡng tự nhiên như dầu dừa cũng giúp tóc bé mềm mượt hơn, không còn tình trạng dựng đứng. Mẹ lưu ý không gội đầu cho bé vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, sẽ làm đau và khiến da bé khô nứt đi đấy!

Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?

Câu trả lời là KHÔNG, tóc đuôi chuột không liên quan gì đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Tóc đuôi chuột lớn lên bướng bỉnh chỉ là những quan niệm, thành kiến và định kiến xưa cũ trong việc nhận định tính cách của một đứa trẻ.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào nói về bé có tóc đuôi chuột lớn lên sẽ bướng bỉnh cả.

Kết luận

Hy vọng rằng, qua bài viết này cha mẹ đã biết chọn ngày cắt tóc cho bé, đồng thời cũng đã lưu ý một số điều khi cắt tóc cho con. Cuối cùng, nếu cha mẹ chuẩn bị cắt tóc cho lần đầu tiên thì cha mẹ nên cẩn thận khi đưa con đi cắt tóc, quan sát tỉ mỉ để tránh làm tổn thương da đầu của con.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về phụ nữ Việt Nam trung bình bao nhiêu tuổi thì mãn kinh, hết kinh nguyệt và hết trứng, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi mãn kinh, và những dấu hiệu thường gặp của giai đoạn tiền mãn kinh.

1. Mãn kinh là gì? Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?

Mãn kinh (Menopause) là giai đoạn sinh lý tự nhiên của phụ nữ, đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản tự nhiên. Quá trình này xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến giảm sản xuất các hormone sinh sản nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone.

Muốn biết phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt, trước tiên bạn cần biết mãn kinh có bao nhiêu giai đoạn. Mãn kinh gồm ba giai đoạn: tiền mãn kinh (Perimenopause), mãn kinh và hậu mãn kinh.

  • Tiền mãn kinh (giai đoạn chuyển đổi sang mãn kinh): Giai đoạn này có thể bắt đầu từ 8-10 năm trước khi mãn kinh hoàn toàn, vào giai đoạn buồng trứng bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn. Giai đoạn tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi 40. Tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi mãn kinh, thời điểm buồng trứng ngừng rụng trứng. Trong 1-2 năm cuối của tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm nhanh hơn. Đây là giai đoạn nhiều người bắt đầu trải qua các triệu chứng của mãn kinh. Mặc dù vậy, bạn vẫn có kinh nguyệt và khả năng mang thai trong giai đoạn này.
  • Mãn kinh (Menopause): Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt? Giai đoạn mãn kinh là giai đoạn tắt kinh hẳn và thường ở khoảng 45 – 55 tuổi, trung bình là 51 tuổi. Tuy nhiên có người sẽ có hiện tượng tắt kinh sớm hơn, ở khoảng 35 – 40 tuổi hoặc trễ hơn tận 60 tuổi. Lúc này, buồng trứng đã ngừng rụng trứng và sản xuất phần lớn estrogen. Chẩn đoán mãn kinh dựa trên việc không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. 
  • Hậu mãn kinh (Postmenopause): Đây là giai đoạn sau khi bạn đã ngừng kinh nguyệt được một năm (hoặc suốt quãng đời còn lại sau mãn kinh). Trong giai đoạn này, các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa có thể giảm bớt. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể gặp các triệu chứng này trong một thập kỷ hoặc lâu hơn sau giai đoạn chuyển đổi. Do nồng độ estrogen giảm, người trong giai đoạn hậu mãn kinh có nguy cơ mắc một số bệnh lý tăng cao, chẳng hạn như loãng xương và bệnh tim mạch.

[key-takeaways title=””]

Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng về thể chất lẫn cảm xúc, chẳng hạn như nóng trong, cáu gắt của thời kỳ mãn kinh có thể làm gián đoạn giấc ngủ, giảm năng lượng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, từ điều chỉnh lối sống đến liệu pháp hormone.

[/key-takeaways]

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?

2. Các dấu hiệu mãn kinh ở người phụ nữ

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt bạn đã biết rồi. Vậy dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là gì bạn đã biết chưa? Bạn có thể đang trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh nếu bắt đầu gặp một số hoặc tất cả dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt (thời gian giữa các kỳ kinh không đều, lượng kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường).
  • Khô âm đạo.
  • Bốc hỏa (cảm giác nóng ran đột ngột lan khắp cơ thể).
  • Sởn gai ốc.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Tăng cân và giảm tốc độ trao đổi chất.
  • Tóc thưa và khô da.

Một số người cũng có thể gặp phải:

  • Tim đập nhanh.
  • Đau đầu.
  • Đau nhức khớp và cơ.
  • Thay đổi ham muốn tình dục.
  • Khó tập trung hoặc thi thoảng quên.

[key-takeaways title=””]

Những thay đổi về nồng độ hormone gây ra các triệu chứng này. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh khác nhau ở mỗi người. Không phải ai cũng trải qua tất cả các triệu chứng khi bắt đầu giai đoạn mãn kinh. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn các triệu chứng của mình có liên quan đến mãn kinh hay một vấn đề sức khỏe khác.

[/key-takeaways]

 Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?
 Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?

[key-takeaways title=”Một số bài viết về kinh nguyệt bạn có thể tham khảo:”]

[/key-takeaways]

3. Cách vượt qua giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ

Nếu đã biết phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt, bạn có muốn chữa trị tình trạng mãn kinh này không? Dưới đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

3.1 Mãn kinh có cần chữa trị không?

Mãn kinh là một quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Trong một số trường hợp, bạn có thể không cần điều trị gì cho giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện các triệu chứng của mãn kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các triệu chứng mãn kinh. Các phương pháp điều trị chính gồm:

  • Liệu pháp hormone thay thế.
  • Điều trị không dùng hormone.

Việc trao đổi với bác sĩ trong giai đoạn mãn kinh là rất quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Mỗi người có nhu cầu riêng biệt.

3.2 Một số liệu pháp chữa mãn kinh

Trong giai đoạn mãn kinh, cơ thể bạn trải qua những thay đổi nội tiết tố quan trọng – giảm sản xuất hormone. Buồng trứng sản sinh estrogen và progesterone. Khi buồng trứng không còn sản xuất đủ estrogen và progesterone, liệu pháp hormone thay thế (LHTT) có thể bổ sung các hormone thiếu hụt. LHTT giúp tăng mức độ hormone và cải thiện các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo. Ngoài ra, LHTT còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương.

Liệu pháp hormone thay thế (LHTT) có hai dạng chính:

  • Liệu pháp estrogen (ET): Phương pháp này chỉ sử dụng estrogen liều thấp được bác sĩ kê đơn. Estrogen có nhiều dạng bào chế như miếng dán, viên uống, kem bôi, nhẫn đặt âm đạo, gel hoặc dạng xịt. 
  • Liệu pháp hormone thay thế estrogen-progesterone/progestin (EPT): Còn được gọi là liệu pháp phối hợp vì sử dụng đồng thời estrogen và progesterone. Progesterone có dạng tự nhiên hoặc dạng progestin (dạng tổng hợp của progesterone). 
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt? Cách vượt qua giai đoạn mãn kinh
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt? Cách vượt qua giai đoạn mãn kinh

3.3 Một số cách chữa mãn kinh không dùng hormone

Mặc dù liệu pháp hormone thay thế (LHTT) là phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng mãn kinh, nhưng nó không phải lựa chọn tối ưu cho tất cả mọi người. Điều trị không dùng hormone bao gồm các thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Đây thường là lựa chọn thích hợp cho những người mắc các bệnh lý khác hoặc mới được điều trị ung thư vú. Các phương pháp điều trị không dùng hormone chính bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. Bạn hãy dùng thực phẩm giàu canxi như sữa, rau có màu xanh đậm như cải bó xôi; thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc, trái cây, rau củ quả, các loại đậu và hạt…); thực phẩm giàu protein như cá, thịt nạc… Ngoài ra, cũng cần hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, caffeine, rượu bia… 
  • Tránh các yếu tố kích hoạt bốc hỏa: Nhận biết và tránh các yếu tố gây ra bốc hỏa có thể giúp giảm thiểu tình trạng này. Bạn hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, mặc quần áo thoải mái, giữ không gian sống mát mẻ, ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng hợp lý… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng để tránh các yếu tố kích hoạt bốc hỏa. 
  • Tập thể dục: Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và các triệu chứng mãn kinh khác.
  • Học hỏi từ những người có kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng trải qua giai đoạn mãn kinh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thuốc theo toa: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa để điều trị các triệu chứng cụ thể của bạn, như thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc thuốc bôi giảm khô âm đạo.

[inline_article id=267661]

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua. Chị em phụ nữ hiểu rõ về vấn đề bao nhiêu tuổi thì mãn kinh, hết kinh nguyệt và những thay đổi đi kèm sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, cũng như có cách nhìn nhận tích cực về giai đoạn này. 

Categories
Gia đình Giải trí

Subeo và em út quấn quýt không rời: Cảnh “tình anh em” trong gia đình Cường Đô La khiến fan “lụt tim”

Mới đây, ông bố 3 con Cường Đô La đã đăng tải lên trang cá nhân loạt ảnh gia đình vào ngày nghỉ. Ông xã Đàm Thu Trang hạnh phúc khi thấy các con chơi đùa vui vẻ, cả nhà dành thời gian bên nhau.

Anh hai Subeo dường như là nhân vật được yêu thích nhất gia đình khi các em đều quấn quít lấy cậu bé. Mới sáng sớm nhưng nhóc tỳ út Sutin đã sang phòng thức anh hai dậy, Subeo cũng đùa giỡn với em và cười rất vui vẻ. Sau đó, cậu cả nhà Cường Đô La lại tiếp tục cùng ba chơi pickleball – bộ môn thể thao thời thượng “gây sốt” thời gian gần đây.

Khoảnh khắc tràn ngập tiếng cười của gia đình Cường Đô La khiến cư dân mạng để lại nhiều bình luận bày tỏ sự ngưỡng mộ.

subeo con trai cường đô la chơi cùng em gái
Subeo con trai cường đô la chơi cùng em
Anh hai Subeo chơi cùng em út cực đáng yêu
Anh hai Subeo con trai Cường Đô La chơi cùng em út cực đáng yêu
Sau đó cậu cả và ba cùng nhau chơi đánh bóng pickleball
Sau đó cậu cả và ba cùng nhau chơi đánh bóng pickleball
Trong khi đó "chị ba" Suchin lại thích thú chơi ở bể bơi cùng mẹ
Trong khi đó “chị ba” Suchin lại thích thú chơi ở bể bơi cùng mẹ

Gia đình Cường Đô La – Đàm Thu Trang là hình mẫu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Từng là một đại gia nổi tiếng với những thú vui xa xỉ nhưng hiện tại Cường Đô La lại gắn liền với hình ảnh một “ông bố cuồng con”, chuẩn người đàn ông của gia đình.

Không chỉ dành nhiều thời gian chơi đùa cùng hai em bé Suchin – Sutin, Cường Đô La cũng rất quan tâm đến Subeo. Không ít những khoảnh khắc nam doanh nhân đưa con trai đi học, cùng chơi thể thao, cùng đi du lịch được chia sẻ, cho thấy sự gần gũi, thân thiết như cặp bạn thân.

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Gia đình Giải trí

Thu Quỳnh hạ sinh ái nữ thứ 2 sau 9 năm làm mẹ đơn thân, hé lộ nhan sắc “thiên thần” của bé

Mới đây, Thu Quỳnh vừa hạ sinh thành công con gái thứ 2, “mẹ tròn con vuông”. Trên trang cá nhân, cô đăng tải khoảnh khắc cầm 2 bình sữa, phía sau là hình ảnh em bé đang nằm ngủ ngoan.

Vỡ òa hạnh phúc khi lần thứ 2 làm mẹ sau 9 năm, Thu Quỳnh cho biết: “Chào tuần mới với ‘hành trình’ mới! Sweet love”. 

thu quỳnh có con thứ 2
Thu Quỳnh hé lộ khoảnh khắc đầu tiên sau khi có con lần 2
Khoảnh khắc Thu Quỳnh quây quần bên 2 con
Khoảnh khắc Thu Quỳnh quây quần bên 2 con

Sau khi đăng tải, thông tin gia đình nữ diễn viên đón thêm thành viên mới nhận về vô số lời chúc từ bạn bè và đồng nghiệp. 

Trước đó, vào tháng 11/2023, Thu Quỳnh công khai có bầu lần 2 sau 9 năm làm mẹ đơn thân. Cô cho biết không bị ốm nghén, ăn uống, ngủ nghỉ khá thoải mái. Nhờ vậy nên nữ diễn viên tăng cân đều, cơ thể thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là vòng 1 và vòng 2.

Ở tháng cuối thai kỳ, Thu Quỳnh thực hiện nhiều bộ ảnh kỷ niệm, khoe vòng 2 to tròn “vượt mặt”. Cô cho biết con trai đầu lòng là bé Be rất vui khi biết mình có thêm em gái. Thời điểm cận ngày sinh của mẹ, nhóc tì đã tự tay gấp quần áo và trang trí nôi ngủ cho em. Lên 10 tuổi, bé Be được khen ngợi ngày càng chững chạc, ra dáng anh trai.

Thu Quỳnh hạnh phúc khi có con lần thứ 2
Thu Quỳnh hạnh phúc khi có con lần thứ 2
Con trai nữ diễn viên háo hức khi mẹ sinh thêm em gái
Con trai nữ diễn viên háo hức khi mẹ sinh thêm em gái

Nữ diễn viên cho biết: “Anh hai háo hức đón em đến mức, chiều đi tan học là rủ bà Ngoại đi mua quà riêng của anh đón em chào đời. Sáng vừa dậy đã sang soạn đồ, cái nào em sinh ra mặc được luôn thì xếp riêng mang đi giặt, cái nào to thì cất đi…”.

 Thu Quỳnh hạ sinh con gái thứ 2, hé lộ hình ảnh đầu tiên của ái nữ
Hình ảnh con trai lớn sắp xếp đồ đạc khi biết mẹ Thu Quỳnh có con lần thứ 2
Bé Be chuẩn bị đồ dùng, quần áo cho em gái
Bé Be chuẩn bị đồ dùng, quần áo cho em gái

Trong thời gian dưỡng thai, Thu Quỳnh thi thoảng góp mặt tại một số sự kiện showbiz. Tháng 4 vừa qua, người đẹp “My Sói” khiến người hâm mộ thích thú khi “bế” bụng tham gia dự án VFC ngoại truyện. 

Thu Quỳnh bế bụng bầu sắp sinh đi đóng phim
Thu Quỳnh để lộ bụng tiết lộ có con thứ 2

Bên cạnh đó, danh tính bạn trai của Thu Quỳnh liên tục được dư luận bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đến hiện tại, cô vẫn giữ kín danh tính bố của em bé. 

Nữ diễn viên cho biết cô vẫn là mẹ đơn thân vì không muốn có 2 chồng trên giấy tờ. Cô và bạn đời đồng thuận với nhau về việc không công khai mối quan hệ. Dù vậy, cô khẳng định con của cô có bố và được bố yêu thương. 

Thu Quỳnh khẳng định con của cô có bố, hiện tại chưa muốn công khai.
Hình ảnh Thu Quỳnh có con thứ 2

Thu Quỳnh chia sẻ: “Là người đã qua một lần đò nên mọi người trong gia đình cũng có cái nhìn cởi mở hơn, chỉ mong tôi tìm được hạnh phúc thôi. Điều duy nhất khiến tôi xao động chính là luồng thông tin con của tôi không có bố. Đó là nhận định quá sai lầm, vì không có bố thì làm sao có con? Dĩ nhiên là con tôi sẽ phải có bố. 

Tôi chỉ nói thời điểm này chưa còn biết đâu có một ngày tôi nổi hứng lên muốn công khai anh ấy. Con của tôi sẽ vẫn nhận được tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ. Chưa bao giờ tôi nói con của mình không có bố”.

Nhiều năm qua, Thu Quỳnh thoải mái với cuộc sống làm mẹ đơn thân vì có gia đình hỗ trợ. Trên trang cá nhân, cô thường xuyên cập nhật cuộc sống 2 mẹ con. Giờ đây, nữ diễn viên hạnh phúc vì có thêm con gái, nhà có “đủ nếp, đủ tẻ”.

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

[inline_article id=66754]

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì?

Vậy uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cũng như một số lưu ý khi uống sữa tươi không đường.

1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa không đường 

Sữa không đường là một loại sữa bò không chứa đường. Do không có đường nên người uống dễ cảm nhận được hương vị sữa rõ rệt và thơm ngon hơn. Trong 250ml sữa tươi không đường chứa nhiều dưỡng chất như: 

  • Đạm: 9g.
  • Vitamin A: 116 RE.
  • Vitamin B1: 0,119 mg.
  • Vitamin B2: 0,436 mg.
  • Vitamin B3: 2 mg.
  • Vitamin B12: 1.16 ug.
  • Vitamin D: 2.6 ug.
  • Canxi: 291 mg.
  • Magie: 26 mg.
  • Phốt pho: 217 mg.
  • Kẽm: 0.95 ug.

2. Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng của sữa tươi không đường bạn sẽ không ngờ tới:

2.1 Giúp hạ đường huyết

Sữa tươi là một nguồn cung cấp protein và canxi tốt, cũng như các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B12 và iodine. Sữa cũng chứa magiê, một chất quan trọng cho sự phát triển xương và chức năng cơ bắp, cùng với whey và casein, đã được phát hiện có vai trò trong việc hạ huyết áp.

2.2 Hỗ trợ hệ cơ xương khỏe mạnh ở mọi độ tuổi

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh khuyến nghị rằng trẻ em từ một tuổi đến ba tuổi nên tiêu thụ 350 miligram canxi mỗi ngày để phát triển xương khỏe mạnh. Canxi cũng rất quan trọng trong thời kỳ dậy thì để phát triển sức mạnh xương. Độ tuổi dậy thì là giai đoạn quyết định để tránh nguy cơ yếu xương sau này, đặc biệt là đối với phụ nữ sau mãn kinh, khi họ mất đi lợi ích của hormone nữ, làm dễ bị loãng xương.

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Tốt cho sự phát triển cơ xương ở mọi độ tuổi
Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Tốt cho sự phát triển cơ xương ở mọi độ tuổi

2.3 Chứa nguồn protein dồi dào

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì thì chính là bổ sung lượng protein dồi dào cho cơ thể; giúp định hình cấu trúc mô tế bào, phát triển cơ xương, tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng. Sữa bò đã được nghiên cứu là loại sữa giàu protein hơn cả những loại sữa hạt, sữa thực vật khác.

2.4 Hỗ trợ giảm cân

Nhiều bạn hiểu lầm rằng uống sữa tươi không đường có tác dụng chính là làm tăng cân. Trên thực tế, sữa tươi không đường chứa nhiều thành phần có tác dụng hỗ trợ duy trì cân nặng. Ví dụ, nồng độ protein cao giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, ngăn việc ăn quá nhiều. Hơn nữa, axit linoleic conjugate có trong sữa có khả năng thúc đẩy quá trình giảm cân bằng cách kích thích phân hủy chất béo và ức chế sản xuất chất béo.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn giàu canxi với nguy cơ béo phì thấp. Các bằng chứng cho thấy người tiêu thụ canxi từ chế độ ăn có lượng canxi cao có nguy cơ béo phì hoặc thừa cân thấp hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức cao canxi trong chế độ ăn thúc đẩy phân hủy chất béo và ức chế hấp thụ chất béo trong cơ thể.

[key-takeaways title=”Xem thêm một số thực đơn giúp bạn giảm cân:”]

[/key-takeaways]

2.5 Duy trì sức khỏe tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc tiêu thụ nhiều kali và ít natri hơn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cũng có thể chọn sữa bò không béo hoặc ít béo. Chính vì thế với câu hỏi uống sữa tươi không đường có tác dụng gì thì chính là duy trì sức khỏe tim mạch.

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Duy trì sức khỏe tim mạch
Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Duy trì sức khỏe tim mạch 

2.6 Hỗ trợ giảm viêm

Sự kết hợp giữa protein động vật hoàn chỉnh, axit béo omega-3 và các hợp chất chống oxy hóa giúp sữa bò có tác dụng như một chất chống viêm mạnh. Sữa thường được khuyến nghị như một biện pháp chữa trị cho các vấn đề viêm nhiễm, bao gồm việc dùng sữa để làm dịu tiêu hóa sau bữa ăn cay.

2.7 Tăng cường hệ miễn dịch

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Ngoài canxi và protein, sữa bò còn chứa các vi chất vi lượng tốt và các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, selenium và kẽm. Việc tiêu thụ sữa bò từ bò ăn cỏ tự nhiên có liên quan tới việc cải thiện sức đề kháng và bảo vệ chống lại bệnh tật. Đồng thời nhiều bạn cũng thắc mắc uống sữa tươi không đường có đẹp da không thì câu trả lời là có. Uống sữa bò cũng có thể cải thiện vẻ ngoài và làn da của bạn.

2.8 Bổ sung hàm lượng canxi

Hàm lượng canxi và vitamin D có trong sữa không đường nhiều hơn sữa tươi có đường. Việc uống sữa không đường thường xuyên theo lượng vừa đủ sẽ có tác dụng giúp hệ xương vững chắc, ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Ngoài ra, vitamin D có trong sữa còn hỗ trợ phát triển răng, tóc cũng như bảo vệ răng chắc khỏe. Do đó, bạn đừng bỏ qua thức uống này để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả nhất.

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì
Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì?

3. Sữa không đường bao nhiêu calo?

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì bạn đã biết rồi, vậy sữa không đường bao nhiêu calo bạn đã biết chưa? Lượng calo trong sữa không đường có thể thay đổi tùy theo thương hiệu và loại sữa cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung sữa không đường sẽ chứa lượng calo thấp hơn so với sữa có đường. Dưới đây là lượng calo trung bình trong 100ml sữa không đường của một số thương hiệu phổ biến tại Việt Nam:

  • TH True Milk: 60 calo.
  • Vinamilk: 61,2 calo.
  • Dutch Lady: 50 calo.
  • Meadow Fresh: 46 calo.
  • Nutifood: 60 calo.
  • Dalat Milk: 65 calo.

Như vậy, có thể thấy rằng lượng calo trong sữa không đường dao động từ 46 đến 61,2 calo mỗi 100ml. So với sữa có đường, lượng calo này thấp hơn đáng kể. Ví dụ, 100ml sữa tươi có đường Vinamilk chứa khoảng 110 calo.

Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Sữa không đường bao nhiêu calo?
Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì? Sữa không đường bao nhiêu calo?

4. Nên uống sữa tươi không đường vào lúc nào?

Thời điểm tốt nhất để uống sữa tươi không đường chính là buổi sáng và buổi tối. Vào mỗi buổi sáng, sau khi đã ăn sáng nhẹ nhàng, bạn có thể uống sữa tươi không đường để cung cấp năng lượng tích cực khởi động cho một ngày mới. Thói quen này không những tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá mà còn giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, sử dụng sữa tươi không đường vào mỗi sáng sẽ giúp cơ thể no lâu, ít thèm ăn và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể nhanh chóng hơn. 

Ngoài ra, sau một ngày dài hoạt động, uống sữa vào buổi tối cũng rất tốt cho sức khỏe. Uống một ly sữa tươi không đường trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ là tốt nhất bởi lúc này, cơ thể sẽ có thời gian nhiều hơn để chuyển hoá và hấp thụ các dưỡng chất có trong sữa. 

>> Xem thêm: Ăn măng cụt có nóng không và kỵ với gì?

5. Một số lưu ý khi uống sữa không đường

Biết uống sữa tươi không đường có tác dụng gì nhưng không biết một số lưu ý khi uống sữa thì cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm đấy. Sữa tươi không đường là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để việc sử dụng sữa tươi không đường đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Ưu tiên mua sữa của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chỉ nên uống từ 1 đến 3 ly sữa tươi không đường trong 1 ngày. Lượng sữa tươi này tương ứng với khoảng 900 mg canxi, đáp ứng đủ lượng canxi trong ngày mà cơ thể yêu cầu.
  • Uống sữa tươi không đường là một phần trong chế độ ăn uống Healthy lành mạnh và cân bằng. Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất.
  • Nếu bạn có vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, dị ứng sữa bò,… hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa tươi không đường.

[inline_article id=295679]

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống sữa tươi không đường có tác dụng gì. Mặc dù sữa tươi không đường mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều vì có thể dẫn đến dư thừa lượng calo và dưỡng chất cần thiết cho một ngày.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

Nhiều cặp vợ chồng lo lắng khi đối mặt với câu hỏi “Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?”. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến khả năng sinh sản nam giới, đồng thời thảo luận về các yếu tố cần cân nhắc khi quyết định sinh con và những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản cho cả vợ và chồng.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (Diabetes), là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Đặc trưng của bệnh là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một nhóm các bệnh lý mãn tính liên quan đến quá trình chuyển hóa, đặc trưng bởi mức đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp tế bào hấp thụ glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng sẽ xảy ra, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Có 2 loại tiểu đường chính là tiểu đường tuýp (loại) 1 và tiểu đường tuýp (loại) 2:

  • Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân là do cơ thể ngừng sản xuất insulin dẫn đến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Khoảng 5-10% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng thường phát triển nhanh chóng.
  • Tiểu đường tuýp 2: Với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả và không thể duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khoảng 90-95% người mắc bệnh tiểu đường là tuýp 2 và không có triệu chứng. Bệnh phát triển trong nhiều năm và thường được chẩn đoán ở người lớn (nhưng ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi mắc bệnh). 

Vậy liệu chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

2. Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

 Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Câu trả lời là có thể
 Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Câu trả lời là có thể

Khi mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong cơ thể, gây ra sự thiếu insulin và khó khăn trong việc điều chỉnh mức đường trong máu. Do đó, người bệnh cần sử dụng insulin từ nguồn bên ngoài hàng ngày để điều chỉnh mức đường huyết. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới và gây khó khăn trong việc thụ tinh.

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Đây là dạng bệnh tiểu đường phổ biến hơn so với loại 1. Tuy nhiên, bệnh này có thể được kiểm soát thông qua việc duy trì tập thể dục đều đặn và ăn uống cân bằng. Nếu người đàn ông có khả năng kiểm soát bệnh, anh có thể có con mà không cần sử dụng liệu pháp đặc biệt.

Với câu hỏi “Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?”, câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên, đế vợ có tỷ lệ đậu thai và sinh em bé thành công, khỏe mạnh cao, người đàn ông cần duy trì kiểm soát đường huyết tốt để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nam giới và giảm nguy cơ di truyền bệnh cho con.

[key-takeaways title=”Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?”]

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho em bé. Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát đúng cách, lượng đường dư thừa trong máu mẹ sẽ được truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, khiến cơ thể bé tự động sản xuất ra lượng insulin dư thừa. Đồng thời, trẻ cũng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

[/key-takeaways]

3. Bệnh tiểu đường có di truyền không? 

Vợ chồng tiểu đường có nên sinh con không?
Vợ chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường có di truyền không thì câu trả lời là CÓ DI TRUYỀN. Tỷ lệ di truyền bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào loại tiểu đường, giới tính và độ tuổi người mắc. Mỗi loại tiểu đường sẽ có tỷ lệ di truyền khác nhau.

2.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1

Nếu bạn là nam giới mắc bệnh tiểu đường loại 1, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh tiểu đường là 1/17. Nếu bạn là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và con bạn được sinh ra trước 25 tuổi thì nguy cơ mắc tiểu đường là 1 phần 25; nếu trẻ được sinh ra sau khi bạn bước sang tuổi 25 thì nguy cơ là 1 phần 100 .

Nguy cơ trẻ mắc tiểu đường sẽ tăng gấp đôi nếu bạn mắc bệnh tiểu đường trước 11 tuổi. Nếu cả bạn và chồng đều mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì nguy cơ con của bạn mắc bệnh là là từ 1/10 đến 1/4.

2.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có mối liên hệ mật thiết hơn với yếu tố di truyền so với tuýp 1. Yếu tố chủng tộc cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2. Môi trường, đặc biệt là lối sống, cũng đóng vai trò quan trọng. Béo phì có xu hướng di truyền trong gia đình, và các thành viên trong cùng gia đình thường có thói quen ăn uống và tập luyện tương đồng. Do đó, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh (di truyền hay lối sống, hoặc cả hai) có thể gặp nhiều khó khăn.

Vậy chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

[key-takeaways title=”Xem thêm”]

[/key-takeaways]

4. Một số biện pháp giúp kiểm soát tiểu đường ở nam giới

Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Một số biện pháp giúp kiểm soát tiểu đường ở nam giới
Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Một số biện pháp giúp kiểm soát tiểu đường ở nam giới

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát tiểu đường ở nam giới:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ thức ăn có nồng độ đường cao và chất béo bão hòa. Tập trung vào việc ăn nhiều rau, trái cây tươi, ngũ cốc hợp lý và các nguồn protein lành mạnh như thịt gà, cá, đậu hạt. Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thức ăn chế biến có nhiều đường.
  • Tập luyện đều đặn: Lập kế hoạch tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bao gồm cả hoạt động cardio và tập luyện sức mạnh. Tập thể dục giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm mức đường huyết.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết và duy trì mức cân nặng lành mạnh. Một lượng mỡ bụng cao có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn và tập thể dục nhằm giảm mỡ bụng và giảm tỷ lệ mắc tiểu đường.
  • Theo dõi mức đường huyết: Đo mức đường huyết thường xuyên để theo dõi và kiểm soát tình trạng tiểu đường. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc kiểm tra đường huyết và sử dụng máy đo đường huyết.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Uống nước thay vì các đồ uống có đường, không carb và không calo giúp giảm mức đường huyết và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
  • Kiểm tra y tế định kỳ: Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra mức đường huyết, kiểm tra chức năng thận và mắt. Bạn cần phát hiện sớm bất kỳ vấn đề liên quan đến tiểu đường và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết sớm nhất có thể.
  • Giảm căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và tìm các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để giảm căng thẳng và cải thiện quá trình kiểm soát tiểu đường.
chồng bị tiểu đường có nên sinh con không
Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không? Biện pháp kiểm soát tiểu đường ở nam giới

[inline_article id=279156]

Việc quyết định có nên sinh con khi chồng bị tiểu đường hay không là một quyết định quan trọng, cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chồng bị tiểu đường có nên sinh con không và đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân và gia đình. Hãy luôn nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất, vì vậy hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu bằng cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và duy trì lối sống lành mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?

Vậy trẻ sơ sinh thở nhanh, mạnh và phồng bụng khi ngủ có sao không? Câu trả lời ở ngay phần bên dưới sẽ khiến cha mẹ bất ngờ.

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Tốc độ thở bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 40 đến 60 lần mỗi phút. Khi trẻ đang ngủ, tốc độ thở có thể chậm xuống còn 30 đến 40 lần mỗi phút. Hơi thở của mỗi trẻ sơ sinh là không đều hoàn toàn. Có trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh gấp vài lần, sau đó nghỉ ngắn trong thời gian ít hơn 10 giây, rồi tiếp tục thở. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ hơi thở và là một trạng thái bình thường. Trẻ sơ sinh thường sử dụng cơ hoành, một cơ bắp lớn nằm dưới phổi, để thở.

Để nhận biết xem trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường hay không, cha mẹ có thể chú ý các dấu hiệu sau:

  • Lắng nghe nhịp thở của trẻ: Cha mẹ đặt tai gần mũi và miệng của bé, sau đó tập trung lắng nghe xem có thấy hiện tượng thở khò khè, nặng nề hay không.
  • Quan sát: Đặt mắt ở mức ngang ngực của trẻ và theo dõi chuyển động của lồng ngực lên xuống theo từng nhịp thở khi bé hít vào và thở ra.
  • Cảm giác: Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt bàn tay lên cạnh miệng và mũi của con để cảm nhận nhịp thở của bé nhanh hay chậm.

2. Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến và vô cùng bình thường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh là do đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. 

Để xác định xem việc trẻ em thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có bất thường hay không là cha mẹ có thể lắng nghe các âm thanh phát ra từ mũi hoặc vòm họng của trẻ khi trẻ đang ngủ hoặc trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vui chơi. Trẻ sơ sinh thở mạnh có kèm theo các triệu chứng này thì cũng chứng tỏ hơi thở của bé có vấn đề:

  • Ho sâu: Có thể là dấu hiệu có chất nhầy hoặc nhiễm trùng ở phổi.
  • Tiếng thở khi ngủ khò khè hoặc ngáy: Cha mẹ cần hút dịch mũi cho bé.
  • Khóc kèm theo khàn tiếng: Dấu hiệu của viêm thanh quản.
  • Thở nhanh, nặng nhọc: Do có dịch lỏng trong đường hô hấp do trẻ mắc viêm phổi hoặc khó thở.
  • Thở khò khè: Có thể do viêm phế quản mao mạch.
  • Ho khan dai dẳng: Có thể là dấu hiệu của dị ứng.
  • Trẻ sơ sinh ngừng thở ít nhất 20 giây: Đây có thể là dấu hiệu của ngưng thở.

Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

3. Nguyên nhân bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng

Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có sao không. Để có câu trả lời chính xác, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là do:

  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh mới chào đời có hệ hô hấp non nớt, các cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn toàn. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh thở nhanh và sâu hơn, dẫn đến hiện tượng bụng phập phồng khi ngủ.
  • Tắc nghẽn mũi: Nếu trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hoặc sổ mũi, trẻ sẽ buộc phải thở bằng miệng. Việc hít thở lượng khí lớn qua miệng có thể khiến trẻ thở nhanh và bụng phập phồng hơn bình thường.
  • Kích thích từ môi trường: Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn hoặc nhiệt độ không phù hợp. Khi bị kích thích, trẻ có thể thở nhanh và bụng phập phồng.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Thời tiết thay đổi đột ngột, lông chó mèo, mạt bụi, phấn hoa,… là những tác nhân khiến đường thở của trẻ bị kích ứng, trong đó bao gồm triệu chứng thở mạnh khi ngủ.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim hoặc rối loạn tiêu hóa.

[key-takeaways title=””]

Nếu cảm thấy không lo lắng khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách.

[/key-takeaways]

4. Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

Khi thấy bé sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ, cha mẹ đừng vội lo lắng vì trẻ sơ sinh thường thở mạnh hơn lúc ngủ. Nhưng để an tâm hơn, cha mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau để điều hòa nhịp thở của bé:

  • Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ: Hành động này nhằm giúp hệ hô hấp của bé hoạt động một cách trơn tru hơn. Khi thay đổi tư thế ngủ cho bé, cha mẹ nên nghe kỹ tiếng thở của bé để xem liệu hơi thở vẫn còn mạnh hay không. Nếu cha mẹ vẫn nghe thấy bé đang thở mạnh, thở khò khè, có thể đó là dấu hiệu bất thường của bệnh về hệ hô hấp.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng: Đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng ngủ của bé là thoải mái và ổn định. Tránh cho bé bị quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều này có thể làm bé thở nhanh hơn.
  • Làm sạch mũi bé: Nếu bé có triệu chứng tắc nghẽn mũi, hãy thử làm sạch mũi bằng dung dịch muối sinh lý hoặc hút dịch tiết bằng ống hút mũi nhỏ; thực hiện mỗi tuần làm 2-3 lần.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé: Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là do có dịch nhầy trong thanh quản hoặc phổi. Dùng máy tạo ẩm có thể làm loãng dịch nhầy và giúp bé dễ thở hơn.

trẻ sơ sinh thở mạnh

5. Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ sơ sinh thở mạnh đi khám?

Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng kèm các dấu hiệu dưới đây, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:

  • Da xanh tái hoặc tím tái ở môi, mặt hoặc các đầu ngón tay là dấu hiệu thiếu oxy.
  • Trẻ quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì khó đánh thức.
  • Trẻ sốt liên tục, có lúc sốt cao >38.5 độ C.
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh kèm theo triệu chứng bỏ bú, bú kém.

Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

[inline_article id=297673]

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ là một hiện tượng bình thường vì khi ngủ trẻ sẽ thở nhanh hơn gấp nhiều lần bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng quên quan sát xem trẻ thở mạnh có kèm theo dấu hiệu bất thường nào không để đưa trẻ đi khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]