Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn lựu có tác dụng gì cho sức khỏe và sắc đẹp? Cách ăn quả lựu chuẩn

Trước khi tìm hiểu ăn lựu có tác dụng gì, hãy cùng xem thử bên trong quả lựu chứa đựng những chất dinh dưỡng quý giá nào nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng trong lựu

[key-takeaways title=”100g lựu bao nhiêu calo?”]

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế; trong 100g quả lựu chứa 70 calo.

[/key-takeaways]

Bên cạnh việc ít calo, quả lựu còn là một ”Nhà chăm sóc sức khỏe” bởi chứa nhiều dưỡng chất như:

  • Protein: 0,6g.
  • Chất béo: 0,3g.
  • Carbohydrate: 26g.
  • Chất xơ: 5,5g.
  • Đường: 16,57g.
  • Folate: 6μg.
  • vitamin K: 4,6μg.
  • vitamin E: 0,6μg.
  • Vitamin B5: 0,596mg.
  • Kali: 259mg.

Với ngần ấy chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thì liệu ăn quả lựu sẽ có những tác dụng gì; chẳng hạn như tác dụng đối với sức khỏe, với da, với bà bầu, đàn ông,… của quả lựu.

2. Ăn quả lựu có tác dụng gì cho sức khỏe và sắc đẹp?

Dưới đây là tác dụng kỳ diệu của quả lựu đối với sức khỏe:

2.1 Hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch

ăn lựu có tác dụng gì?
Trong quả lựu có chất gì mà ăn lại có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch? Chính là nhờ vào Kali.

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Kali là một loại vitamin có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe của tim. Mà kali lại chứa trong lựu. Chính vì thế, một trong những tác dụng của quả lựu và nước ép lựu chính là hỗ trợ hoạt động tim mạch. 

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều kali có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và cải thiện huyết áp. 

2.2 Giảm nguy cơ ung thư 

Trong quả lựu có chất gì mà ăn lại có tác dụng giảm ung thư? Anthocyanin, một chất chống oxy hóa có trong nước ép lựu, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Uống nước ép lựu giúp bạn giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi, gan, dạ dày, vú, tuyến tiền liệt,…

Lá xoài tươi cũng là thần dược chữa bách bệnh. Muốn biết những bệnh đó là gì, hãy tham khảo ngay bài viết Tác dụng của lá xoài tươi nhé!

2.3 Ăn lựu tốt cho trí não

Trong quả lựu có chất gì mà ăn lại có tác dụng hỗ trợ trí não? Lựu chứa hợp chất gọi là ellagitannin, hoạt động như chất chống oxy hóa và giảm viêm trong cơ thể. Do đó, chúng cũng mang lại lợi ích bảo vệ cho não của bạn chống lại các tình trạng bị ảnh hưởng bởi stress.

Ngoài ra, ellagitannin có thể giúp bảo vệ não khỏi sự phát triển của bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson bằng cách giảm tổn thương do stress, tăng tuổi thọ của tế bào não và cải thiện trí nhớ.  

2.4 Cải thiện sức khỏe của xương 

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quả lựu cũng có đặc tính chống viêm. Do khả năng điều tiết việc sản xuất các cytokine gây viêm, những chất chống oxy hóa này có thể giúp ngăn ngừa viêm xương khớp. 

Bên cạnh đó, ăn lựu cũng có thể có lợi cho những bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm bao gồm bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác. 

2.5 Uống nước ép lựu giúp giảm viêm

giữ cho bạn đủ nước
Ăn lựu có tác dụng gì? Giúp giảm viêm

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong quả lựu là chúng có thể hỗ trợ giảm viêm. Nước ép từ quả lựu có tác dụng giúp giảm viêm mãn tính vì nó có chứa chất chống oxy hóa polyphenol. 

2.6 Giữ cho bạn đủ nước  

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Lựu chứa nhiều nước. Uống nước ép lựu có thể giúp mọi người đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể; đặc biệt là trong những tháng nóng. 

2.7 Kiểm soát bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi uống nước ép lựu sẽ dần có sự cải thiện tình trạng kháng insulin. Lựu cũng có thể giúp những người không mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng ổn định.

2.8 Lựu là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào

ăn lựu có lợi ích gì?
Ăn quả lựu có tác dụng gì? Phần lớn chất xơ trong quả lựu là chất xơ không hòa tan.

Tác dụng bạn nhận được khi ăn quả lựu là gì? Phần lớn chất xơ trong quả lựu là chất xơ không hòa tan.

Chất xơ không hòa tan giúp cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách giữ cho mọi thứ di chuyển qua đường tiêu hóa của chúng ta. Chất xơ còn có thể giúp lượng đường trong máu ổn định; giúp chúng ta no lâu hơn.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

2.9 Lựu giúp cải thiện sức khỏe của thận

Quả lựu như một “chiến hữu” trong việc ngăn ngừa và chiến đấu chống sỏi thận nhờ chất phytophenol – chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống. Chất này có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi.

2.10 Lựu có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Một tác dụng khác của chất chống oxy hóa có trong quả lựu có liên quan đến việc tập thể dục nhờ lượng oxit nitric. 

Bằng cách gây giãn mạch hoặc mở rộng mạch máu, oxit nitric giúp cải thiện lưu lượng máu trong quá trình vận động. Oxit nitric giúp cơ thể bạn nhận được lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tập luyện. Từ đó giúp bạn hồi phụ và tăng hiệu suất tập thể dục

2.11 Làm đẹp da hiệu quả

Lựu làm đẹp da
Ăn lựu có tác dụng gì? Lựu giúp da căng mọng, chống lại quá trình lão hóa da.

Một trong những tác dụng của quả lựu đối với da chính là chống lại quá trình lão hóa da, giúp da luôn tươi trẻ căng bóng. Tác dụng này của quả lựu là nhờ vào lượng vitamin E, vitamin như A, vitamin C. Ngoài ra nước ép của lựu cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị các vết thâm trên da.

Sâm đương quy cũng có tác dụng trẻ hóa làn da, hỗ trợ giảm cân và nhiều công dụng khác nữa. Hãy tham khảo thêm nhé!

>> Bạn có thể tham khảo: 17 tác dụng thần thánh của quả bơ đối với phụ nữ

2.12 Nước ép lựu có thể giúp điều trị rối loạn cương dương

Ăn quả lựu có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của quả lựu với đàn ông chính là điều trị rối loạn cương dương. Tổn thương oxy hóa có thể làm giảm lưu lượng máu trong tất cả các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả mô dương vật. Nước ép lựu giúp tăng lưu lượng máu và phản ứng cương dương.

2.13 Ăn quả lựu có tác dụng gì đối với bà bầu và thai nhi?

Ăn hoặc uống nước ép lựu cung cấp chất béo lành mạnh tốt cho bà bầu, ngăn ngừa sinh non và tình trạng thai nhi nhẹ cân. Giảm nguy cơ tăng cân nhanh ở mẹ bầu bởi hàm lượng chất đạm lành mạnh dễ hấp thu. Tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch và giúp kích thích ngon miệng cho mẹ bầu.

Dưa gang cũng nhiều công dụng tương tự quả lựu. Hãy tham khảo thêm nhé!

3. Cách ăn quả lựu tốt cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

cách ăn lựu đúng chuẩn
Ăn lựu đúng cách sẽ có tác dụng gì?

3.1 Những ai không nên ăn lựu

Dù quả lựu có tác dụng gì đi nữa, những ai đang trong các nhóm dưới đây cũng không nên ăn lựu:

  • Những người bị bệnh viêm dạ dày.
  • Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. 
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường. Vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

3.2 Các món ăn từ lựu có lợi cho sức khỏe

Bạn có thể dễ dàng kết hợp lựu vào chế độ ăn uống của mình bằng cách:

  • Làm nước ép, trà lựu để uống.
  • Rắc hạt lựu lên sữa chua ăn kèm với granola.
  • Thêm lựu vào món salad với các loại trái cây và rau quả tươi khác.
  • Trộn nước lựu, giấm gạo, dầu, tỏi và đường trắng để làm nước sốt salad.
  • Sử dụng hạt lựu và các loại nước trái cây để làm một ly cocktail yêu thích của bạn.

[inline_article id=304907]

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết ăn lựu và uống nước ép lựu có tác dụng gì. Nói chung, lựu có nhiều lợi ích và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp và các tình trạng viêm khác. Hơn nữa, ăn lựu có thể cải thiện trí nhớ và các hoạt động thể chất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

8 cách nấu cháo tổ yến cho bé ăn dặm có nhiều dưỡng chất nhất

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường phân vân không biết trẻ em ăn yến có tốt không. Có nên nấu cháo tổ yến cho bé ăn hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho cha mẹ các vấn đề này và bật mí các cách nấu cháo tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

1. Vì sao nên nấu cháo tổ yến cho bé?

Trẻ em ăn yến có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Yến sào không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người lớn mà còn cho trẻ em. Các tác dụng của yến sào gồm có:

  • Cháo tổ yến giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Yến sào giúp bé chắc khỏe xương nhờ có canxi.
  • Yến sào có chứa protein giúp bảo vệ và tái tạo làn da bé.
  • Ăn cháo tổ yến giúp bé phát triển trí não, cải thiện trí nhớ.
  • Yến sào cung cấp canxi giúp trẻ tăng trưởng và phát triển vượt trội.
  • Ăn yến giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh nhiễm virus.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng tuổi ăn được yến?”]

Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn tổ yến. Chính vì thế, cha mẹ có thể cho bé từ 07 tháng tuổi trở lên ăn món cháo tổ yến.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu nôn mửa, nổi mẩn đỏ khi ăn yến, có thể bé đã bị dị ứng. Mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn yến. 

2. Liều lượng yến sào trẻ nên ăn

Cho bé ăn yến sào đúng cách

Để phát huy hết công dụng của sào, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Nên cho bé từ 1 tuổi trở lên ăn yến cũng như cháo tổ yến. Vì mặc dù trẻ 7 tháng đã có thể ăn được yến nhưng trẻ 1 tuổi mới phát huy hết tác dụng của yến sào. 
  • Chỉ cho trẻ từ 1-4 tuổi ăn 1 gram yến tinh mỗi ngày, tối đa 3 lần/tuần.
  • Trẻ từ 5-10 tuổi có thể ăn 1,5-2 gram yến tinh mỗi ngày.

[key-takeaways title=”Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?”]

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé ăn yến sào vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn sáng. Lúc này, bụng của bé đang chưa có thức ăn. Việc cho bé thưởng thức yến sào vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, cho bé ăn yến trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. 

[/key-takeaways]

3. 8 món cháo tổ yến cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng

Sau đây sẽ là 8 món cháo tổ yến siêu thơm ngon và siêu giàu dinh dưỡng:

3.1 Cháo tổ yến thịt gà cho bé 

cháo tổ yến thịt gà

Món cháo yến thịt gà sẽ giúp bé phát triển cơ, tăng sức đề kháng vượt trội.

Nguyên liệu:

  • 5g yến.
  • 30g ức gà.
  • 50g gạo tẻ.
  • ½ củ cà rốt.
  • Vài lát gừng.
  • 50g gạo nếp.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó, mẹ vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt gà rồi luộc hay hấp cho chín mềm. Rồi mẹ vớt ra xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tùy sở thích và độ tuổi của trẻ.
  • Bước 3: Vo sạch gạo, đổ vào nồi nước luộc gà rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 4: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và thịt gà vào đảo đều rồi nấu thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức ngay khi cháo tổ yến còn ấm.

[inline_article id=194804]

3.2 Cháo tổ yến tôm bí đỏ cho bé

Cháo bí đỏ

Cháo tổ yến tôm bí đỏ sẽ vô cùng phù hợp với các bé cần tăng cân, tăng chiều cao. Đặc biệt cháo sẽ giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội. 

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g bí đỏ.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g tôm tươi.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến, sơ chế và hấp tổ yến như trên.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, hấp chín, sau đó vớt ra dằm nhuyễn.
  • Bước 4: Rửa tôm cho sạch, lột vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và tôm vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 6: Cho bí đỏ vào đảo đều tay trong 3 phút rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

3.3 Cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho trẻ ăn dặm

cháo tổ yến hạt sen

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 30g hạt sen khô.
  • 20g nấm đông cô.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch. Hấp cách thủy tổ yến rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, ngâm trong 1 giờ trước khi nấu rồi luộc chín với lửa nhỏ, sau đó vớt ra.
  • Bước 3: Ngâm nấm đông cô trong nước ấm cho mềm. Sau đó rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Bước 4: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 5: Cho hạt sen vào nồi cháo để nấu cùng và ninh thật nhừ.
  • Bước 6: Khi cháo chín, cho tổ yến và nấm đông cô vào nấu chín rồi tắt bếp.

Đến bữa ăn, mẹ múc cháo tổ yến cho bé ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo ngay: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.4 Cháo tổ yến thịt bằm cho bé

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g thịt băm.
  • Hành lá, gia vị.

Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ cho tổ yến vào ngâm với nước lọc. Nhạt lông, bụi bẩn, rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho tổ yến vào hấp kỹ thuật thủy chừng 20-30 phút. Lúc tổ yến chín thì thái hay xé thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Thịt lợn rửa sạch băm hay xay nhỏ.
  • Bước 3: Vo gạo sạch rồi bắc lên bếp ninh nhừ đến lúc gạo sánh là được.
  • Bước 4: Đợi khi cháo đã chín nhừ, cho thịt băm và tổ yến thái nhỏ vào rồi chờ thêm chừng 10-15 phút để yến và thịt ra ngấm dinh dưỡng vào cháo. Thêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Mẹ múc cháo tổ yến ra bát, thêm gia vị hành lá rồi cho bé ăn dặm.

3.5 Cháo yến chim bồ câu cho trẻ 

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • Hạt sen, đỗ xanh.
  • 5g tổ yến tinh chế.
  • Gia vị dành cho bé.
  • Chim bồ câu làm sạch sẵn.

Cách nấu cháo yến chim bồ câu ăn dặm ngon bổ cho bé:

  • Bước 1: Hạt sen, đỗ xanh ngâm mềm, vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Tổ yến ngâm mềm 30 phút, đem hấp cách thuỷ rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Chim bồ câu làm sạch, bỏ nội tạng, đem hầm với cháo và hạt sen, đỗ xanh.
  • Bước 4: Hầm cho đến khi cháo thơm, sánh mịn thì gắp chim bồ câu ra bỏ xương, xé thịt nhỏ và trộn vào cháo, nêm gia vị vừa ăn cho bé.
  • Bước 5: Thêm tổ yến vào cháo và khuấy đều đun thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo chim bồ câu nấu tổ yến ra bát, để nguội xíu và đút cho bé ăn sẽ rất ngon.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé ngửi là muốn ăn ngay!

3.6 Cháo tổ yến khoai tây cho bé

Cháo khoai tây

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 30g thịt heo.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g khoai tây.
  • Hành lá và dầu ô liu

Cách nấu cháo tổ yến khoai tây cho bé:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt nhỏ rồi ngâm nước muối. Sau đó cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 4: Rửa sạch thịt heo, xay nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo sôi thì cho thịt và tổ yến vào nồi cháo, đảo đều tay để thịt không vón cục, nấu thêm 10-15 phút cho thịt và yến sào chín mềm rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo tổ yến ra khỏi nồi, cho hành lá, dầu ô liu vào rồi cho bé thưởng thức.

[inline_article id=263498]

3.7 Cháo tổ yến trứng gà cho trẻ ăn dặm

Cháo tổ yến trứng cho bé ăn dặm

Cháo tổ yến trứng gà sẽ giúp bé mau tăng cân, bổ sung vitamin A cho trẻ.

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 2 quả trứng gà ta.
  • Hành lá cắt nhuyễn.

Cách nấu cháo tổ yến trứng gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế trong nước lọc cho mềm và nở đều. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Khi cháo chín, cho tổ yến vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 4: Sau cùng, đập lòng đỏ trứng vào nồi cháo, khuấy đều cho đến khi trứng chín hẳn thì tắt bếp.

Đến đây, mẹ chỉ cần múc cháo tổ yến ra tô rồi thêm hành lá lên trên (nếu bé ăn được hành) và để bé từ từ thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo: 16 cách nấu cháo trứng cho bé lớn nhanh như thổi

3.8 Cháo tổ yến kỷ tử cho bé

tổ yến và kỷ tử

Sau khi ăn món mặn, mẹ có thể thử món cháo ngọt từ tổ yến để tráng miệng cho trẻ nhỏ nhé!

Nguyên liệu

  • 10g kỷ tử.
  • Đường phèn.
  • 1 tô cháo nhỏ.
  • 1g yến thô đã sơ chế.

Cách nấu cháo tổ yến kỷ tử cho trẻ ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo gạo rồi cho nước vào nấu cháo. 
  • Bước 3: Cho kỷ tử vào hầm 10 phút. Sau đó cho tổ yến vào cháo.
  • Bước 4: Cháo sôi lại, nêm đường phèn vừa miệng bé rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn nhiều chóng lớn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ 8 công thức nấu cháo tổ yến cho bé vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra nước vàng có nghĩa là phân trẻ sơ sinh đi ra lỏng, giống như dịch nhầy và thỉnh thoảng có thêm hạt vàng. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước vàng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Trên thực tế, trẻ sơ sinh đi ra phân có màu vàng là tình trạng phổ biến đối với các bé đang bú sữa mẹ.

Một số các sắc độ của phân khác nhau cũng có những nguyên nhân gây ra khác nhau như dưới đây:

  • Màu xanh vàng. Khi trẻ bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ, phân su sẽ được thay thế bằng phân có màu vàng xanh.
  • Màu vàng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu phân lỏng; có hạt giống như mù tạt nhạt.
  • Vàng hoặc rám nắng. Nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ có thể trở nên vàng hoặc rám nắng; kèm theo màu xanh lá cây. Phân bé sẽ cứng hơn một chút so với phân của trẻ bú sữa mẹ; nhưng không rắn hơn bơ đậu phộng.

Các bệnh lý khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nước màu vàng

Bé đi ngoài ra phân lỏng, thâm chí giống như nước màu vàng cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý:

  • Virus (Rotavirus): Nhiễm trùng đường ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất nếu trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng màu vàng.
  • Vi khuẩn (Salmonella): Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng trường hợp này khá ít.
  • Ký sinh trùng (Giardia): Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng này thường có các triệu chứng: Tiêu chảy phân lỏng, mỡ, nhạt màu, mùi hôi, đau quặn bụng trên, chướng bụng đầy hơi. Mệt mỏi, khó chịu và sút cân. Vì thế mà trẻ đi ngoài phân lỏng màu vàng. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh khiến bé bị tiêu chảy nhẹ, gây ra tình trạng đi ngoài ra nước vàng. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng; hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi ăn phải thực phẩm chế biến không kỹ, hết hạn; có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng màu vàng.
  • Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò có thể gây ra tình trạng phân lỏng, nhầy và có máu ở trẻ sơ sinh. Các biểu hiện sẽ bắt đầu trong vòng 2 tháng đầu đời. Cha mẹ cần tránh các loại sữa công thức từ sữa bò.
  • Không dung nạp đường lactose: Lactose là đường trong sữa. Nhiều trẻ không thể hấp thụ đường lactose. Trẻ không dung nạp được lactose sẽ triệu chứng là xì hơi nhiều, phân lỏng và chướng bụng khi uống sữa. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có đáng lo?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Hình ảnh nước vàng trẻ sơ sinh đi ngoài

2.1 Đối với trẻ bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, sữa là nguồn thực phẩm duy nhất. Thì phân của trẻ trong vài tháng đầu sẽ có màu vàng, hơi sệt và có thể có các hạt mỡ trắng do protein ở trong sữa. Chính vì thế, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng và có hạt trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Màu sắc của phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ đang ăn. Có thể là màu xanh nếu mẹ ăn rau, hoặc đang bổ sung sắt.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh trong tháng đầu có thể đi ngoài ra phân hơi lỏng mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Rồi trở nên ít hơn, còn khoảng 3-4 lần. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vài ba lần trong một ngày nhưng nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì chưa thể coi là bị tiêu chảy được. Nhưng mẹ cũng cần tham khảo thêm trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài thì có sao không?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2.2 Đối với bé bú sữa công thức hoặc ăn dặm

Đối với trẻ đã được uống sữa công thức hoặc bước vào giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), phân của bé đã bắt đầu đặc hơn. Nếu mẹ vẫn thấy trẻ đi ngoài ra nước vàng, phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày; rất có thể, bé đang bị tiêu chảy hoặc do 1 trong số các nguyên nhân trên. Lúc này, cha mẹ phải biết cách điều trị bệnh tiêu chảy cho bé ngay để không bị mất nước.

Trong trường hợp, trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều hơn 7 lần trong ngày; cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để làm các xét nghiệm và chữa trị kịp thời nếu có bệnh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 1 tháng tuổitrẻ 3 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

3.1 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú mẹ

Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ
Mẹ nên cho bé bú đủ cử để cung cấp nước và đào thải độc cho bé

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhiều nước vàng là bình thường; đặc biệt khi con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú đủ cữ, đủ liều lượng để duy trì sức khỏe bình thường cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên:

  • Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng thì đừng vội vàng cho bé uống thuốc. Hãy cho bé bú đủ để cung cấp nước và đào thải độc tố.
  • Mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, yến mạch, rau xanh, khoai lang để cung cấp kháng thể đường ruột cho bé.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức hoặc ăn dặm

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng không thể dung nạp lactose, dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò
  • Không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.
  • Bổ sung men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu bé không thể dung nạp lactose, hãy dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò.
  • Việc trẻ sơ sinh đã bú bình nhưng lại đi ngoài nước vàng trong thời gian dài, liên tục có thể khiến bé bị mất nước. Hãy bù nước, sữa mẹ cho bé. 
  • Đối với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo yến mạch, cháo gà, cháo bắp, cháo khoai tây, cháo cá diêu hồng,…
  • Theo dõi số lần bé đi ngoài, nếu nhiều hơn 5 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng như nước, phun thành tia thì cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

4. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kèm các triệu chứng dưới đây. Đó là dấu hiệu cha  mẹ nên đưa bé đến bệnh viện:

  • Phân trẻ trở nên nhầy, màu đen hoặc có máu.
  • Trẻ bị sốt và nôn mửa thường xuyên hơn 12 tiếng.
  • Trẻ bú ít, không muốn bú và lừ đừ, thiếu năng lượng hoạt động.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kéo dài liên tục hơn 48 giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, không đi tiểu, khóc không có nước mắt,…)

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Việc chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp con sớm tiêu hóa được bình thường.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mùa thu có quả gì? 11 loại trái cây đặc trưng mùa thu

Vậy mùa thu có những loại hoa quả đặc trưng gì mà vừa ngon, vừa bổ dưỡng?

1. Mùa thu có quả gì?

1.1 Chuối

Quả chuối
Quả chuối có thể làm món gì? Bánh chuối chocolate, bánh chuối hấp, chuối kèn dừa, chuối chiên,…

Mùa thu có quả gì? Câu trả lời chính là quả chuối. Mùa thu là thời điểm thuận lợi để nhiều loại chuối ngọt lịm ra hoa kết quả. Quả chuối được biết đến là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá thành rẻ. 

Chuối – loại quả mùa thu có những công dụng gì?

  • Chuối giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, chống loét dạ dày,…
  • Kali trong chuối rất tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp của bạn.
  • Vitamin B6 trong chuối giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu, loại bỏ tạp chất.
  • Vitamin C trong chuối giúp bạn hấp thụ sắt tốt hơn, sản xuất collagen, cải thiện giấc ngủ, tâm trạng,…
  • Mangan trong chuối giúp cơ thể tạo ra collagen và bảo vệ da cũng như các tế bào khác chống lại tác hại của các gốc tự do.

Quả chuối có thể được chế biến thành vô số món ngon từ những món Âu châu đến các món ăn dân dã Việt Nam. Ví dụ như sinh tố, bánh pudding hạt chia, bánh chuối chocolate, bánh chuối hấp, chuối kèn dừa, chuối chiên,…

1.2 Cam

Mùa thu có quả gì? Quả cam

Mùa thu có quả gì đặc trưng? Có thể bạn sẽ thấy quả cam được bày bán ở chợ, siêu thị, dọc đường,… khắp nơi xuyên suốt các mùa. Thế nhưng, mùa thu mới chính là mùa đặc trưng của loại quả này. 

Do sự đa công dụng, ngọt lành và tính dễ trồng mà mọi người đã nhân giống và trồng chúng khắp các mùa xuân hạ thu đông để bày bán. 

Vậy quả cam – loại trái cây mùa thu có những công dụng gì mà được bán phổ biến đến vây?

  • Ăn cam giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Hợp chất Polymethoxylated Flavones (PMFs) có khả năng làm giảm cholesterol hiệu quả.
  • Vitamin C dồi dào trong cam giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Các chất chống oxy hóa trong cam giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do gây ra các dấu hiệu lão hóa. 
  • Cam giàu Vitamin B6, giúp hỗ trợ sản xuất hemoglobin; và cũng giúp giữ huyết áp ở mức bình thường nhờ có magie.
  • Ăn cam giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ ung thư.

Ngoài ăn không, làm nước ép, loại quả mà thu mang tên cam này còn có thể chế biến món gì không? Tất nhiên là rất nhiều món. Bạn có thể làm rau câu, salad từ thịt cam. Nước ép cam có thể chế biến thành sốt trong các món salad, beefsteak,… 

>> Bạn có thể tham khảo: Menu các loại nước ép trái cây mix giảm cân “chuẩn như PT”

1.3 Bưởi

Bưởi

Mùa thu có những quả gì được thu hoạch nhiều? Bưởi thường được thu hoạch nhiều nhất vào tháng 8 hằng năm. Bưởi da xanh và bưởi diễn là 2 loại được ưa chuộng nhiều nhất.

Người ăn bưởi sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe như:

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Thúc đẩy sức khỏe mắt, hình hành xương nhờ vitamin A.
  • Chống viêm, ngừa ung thư, ngừa mụn nhờ chất chống oxy hóa.
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột, ngừa táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào.
  • Đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch do giàu lượng vitamin C và chất chống oxy hóa.

>> Bạn có thể tham khảo: Bưởi – loại quả mùa thu có những công dụng gì? Bao nhiêu calo?

Quả bưởi có thể được chế thành muôn vàn món từ món mặn đến món ngọt. Trong đó không thể không kể món chè bưởi trứ danh Việt Nam. Vỏ bưởi có thể làm thành mứt bưởi ăn lạ miệng mà còn chữa bệnh ho. Còn thịt bưởi thì có thể làm nước ép, trà bưởi, thạch bưởi, salad,…

1.4 Táo

Mùa thu có quả gì? Táo

Mùa thu có quả gì? Táo là loại trái cây chính hiệu của mùa thu. Quả táo chứa nhiều dinh dưỡng, năng lượng. Bạn có thể ăn 1 quả táo thay cho một bữa ăn xế, ăn nhẹ mà vẫn có đủ năng lượng để hoạt động bình thường. 

Mọi người hay truyền nhau câu: “Ăn 1 quả táo mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa bác sĩ.” Vậy loại quả mùa thu này có công dụng gì mà được nhiều người “Y sĩ hóa” đến vậy?

  • Táo chứa pectin, một loại chất xơ tự nhiên có trong thực vật. Pectin có tác dụng giảm cholesterol. Pectin giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa béo phì và các rối loạn viêm nhiễm khác. 
  • Táo có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhờ hàm lượng chất xơ. Hàm lượng flavonoid cao trong táo có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, chống tiểu đường.
  • Táo còn hỗ trợ giảm cân nhờ vào lượng chất xơ, vitamin, năng lượng dồi dào và ít chất béo.
  • Táo rất giàu polyphenol, giúp chống lại các bệnh tim mạch, giúp chắc khỏe xương.

Quả táo có thể được chế biến thành nhiều món nước ép, trà táo, bánh táo, salad táo,…

Bạn có thể chọn những loại táo chắc và không có vết bầm dập. Để giữ chúng tươi trong nhà, hãy bảo quản ở nơi mát, khô; tránh xa các loại trái cây khác như bơ, chuối hoặc trái cây có múi.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn táo đỏ có tác dụng gì? 9 công dụng của quả táo đỏ ai cũng bất ngờ

1.5 Nam việt quất

Quả nam việt quất

Tuy không phải trái cây nhiệt đới nhưng do nhu cầu thị trường, quả nam việt quốc thời gian gần đây đã được bày bán ở nhiều nơi hơn. Nam việt quốc cũng là một loại quả đặc trưng của mùa thu. 

Nam việt quốc – loại quả mùa thu có những công dụng gì?

  • Giàu vitamin C, K, mangan và chất xơ.
  • Ăn quả việt quất giúp giảm huyết áp vì việt quốc giúp cơ thể sản xuất nhiều oxit nitric.
  • Quả nam việt quốc giàu chất chống oxy hóa; giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Quả việt quất có nhiều chất xơ và ít đường hơn so với các loại trái cây khác nên chúng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bạn. 

Quả nam việt quốc có thể được chế biến thành mứt, trà, ăn kèm với yến mạch đều vô cùng tốt cho sức khỏe. 

1.6 Hồng

quả hồng

Mùa thu có những quả gì kết trái? Cũng giống như bưởi, quả hồng bắt đầu kết trái vào cuối tháng 8. Có 2 loại hồng phổ biến là hồng mềm và hồng giòn. Mỗi loại sẽ có vị ngon riêng.

Quả hồng có những công dụng:

  • Quả hồng giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa tế bào bị tổn thương
  • Duy trì sức khỏe thị lực nhờ lượng vitamin A, lutein và zeaxanthin dồi dào.
  • Quả hồng chứa nhiều chất xơ. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Và đặc biệt là dễ tiêu hóa, giảm cân.
  • Quả hồng có chứa chất chống oxy hóa flavonoid. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm huyết áp, giảm cholesterol có hại và giảm viêm.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn hồng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Mặc dù có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng bạn cũng cần biết loại quả mùa thu mang tên hồng này kiêng kỵ với gì? Quả hồng kiêng kỵ với thịt tôm, cua; thịt ngỗng, khoai lang, chà là, táo, cam, lựu và rượu. Tuyệt đối không nên ăn hồng khi đói vì chất tanin trong hồng có thể gây sỏi dạ dày.

Chất tannin cũng là nguyên nhân khiến hồng bị chát. Hãy học ngay cách khử đi vị chát cũng như chất tanin trong hồng để vừa được ăn ngon, không sợ sỏi dạ dày. 

1.7 Ổi

Mùa thu có quả gì? Quả ổi
Mùa thu có quả gì? Chính là quả ổi

Để trả lời cho câu hỏi mùa thu có quả gì thì ổi là loại quả không thể thiếu. Ổi là đặc trưng không thể thiếu của mùa thu. Có bài thơ:

“…Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…”

Ổi chứa nhiều dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa, cholesterol, nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm,… Sử dụng ổi thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư, điều trị tiểu đường, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Quả ổi có thể được ăn không, sấy dẻo làm mứt, làm trà ổi và đặc biệt là trộn với tai heo làm gỏi. 

1.8 Thanh long

Quả thanh long

Mùa thu có những quả gì đặc trưng? Mùa chính vụ của thanh long diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8. Không chỉ giá thành rẻ, thanh long còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của người thưởng thức:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ vitamin C và chất xơ.
  • Thanh long giàu Oligosaccharides (một loại carbohydrate) giúp phát triển các vi khuẩn tốt, hỗ trợ tiêu hóa trơn tru.
  • Thanh long ruột đỏ chứa betalains giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol). 
  • Axit béo omega-3 và omega-9 trong thanh long tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Ngoài ra, vitamin C trong thanh long còn chống lão hóa, khô da và ngăn ngừa mụn. 

Tương tự nhiều loại trái cây khác, thanh long có thể làm nước ép, thạch, salad,…

>> Bạn có thể tham khảo: Các món ăn từ bơ giúp giảm cân mà không cần tập nặng

1.9 Lựu

Mùa thu có quả gì? Quả lựu
Mùa thu có quả gì? Mùa thu là mùa của những quả lựu núng nính, mọng nước

Mùa thu có quả gì? Mùa thu là mùa của những quả lựu núng nính, mọng nước. Quả lựu cũng như nước ép lựu có nhiều công dụng khiến ai cũng thích loại quả này:

  • Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là những chất giúp bảo vệ tế bào khỏi các chất độc từ môi trường như ô nhiễm và khói thuốc lá. Từ đó giảm nguy cơ ung thư.
  • Chứa nhiều vitamin A, C, Kali, Phốt pho, magie,… giúp đẹp da, chống các bệnh viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm hình thành sỏi thận.
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ, hệ tiêu hóa,…

Bạn có thể ăn lựu theo nhiều cách như làm nước ép, rau câu, salad, trà lựu,…

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn lựu có tác dụng gì? Cách ăn quả lựu tốt cho sức khỏe

1.10 Nho

Quả nho
Mùa thu có những quả gì đặc trưng? Đó chính là quả nho

Mùa thu có những quả gì đặc trưng? Trên thị trường Việt Nam hiện nay có vô số loại nho cho bạn tha hồ lựa chọn. Trong đó bao gồm nho Ninh Thuận, nho Mỹ, nho mẫu đơn,… Nho thường có mùa vụ từ tháng 8 đến tháng 12. Đích thị, đây chính là loại quả của mùa thu.

Quả nho – loại trái cây mùa thu có những công dụng gì? Quả nho có vô vàn công dụng:

  • Nho chứa nhiều kali giúp cân bằng huyết áp.
  • Giảm cholesterol, chống lại bệnh tiểu đường. 
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch nhờ có vitamin C.
  • Ngừa bệnh ung thư, chống lại bệnh tim, duy trì sức khỏe não bộ nhờ chất chống oxy hóa, có tên gọi là resveratrol.

Nho có thể được chế biến làm rượu nho, thạch nho, nước ép nho và nhiều loại bánh ngọt khác nữa.

1.11 Sung

Mùa thu có quả gì? Quả sung
Mùa thu có quả gì? Quả sung

Một trong những loại quả phổ biến mùa thu không thể không kể đến sung. Sung – loại quả mùa thu có những công dụng gì?

  • Cải thiện thị lực, tốt với da và tóc.
  • Giúp hạ và ổn định huyết áp và tăng độ bền chắc của xương.
  • Ăn sung giúp bạn giảm cân, giảm cholesterol trong máu và cải thiện khả năng tình dục.
  • Ngừa ung thư, điều trị viêm phế quản và hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh Alzheimer. 

Quả sung có thể chế biến được nhiều món như ăn sống, trộn gỏi, làm mứt ăn kèm bánh mì, sandwich,…

[inline_article id=268115]

2. Nên ăn bao nhiêu trái cây 1 ngày?

Vậy là bạn đã biết mùa thu có những quả gì đặc trưng. Còn chần chừ gì nữa mà không xách ví lên và mua những loại trái cây mình thích nào. Nhưng mà bạn cũng nên lưu ý nên ăn bao nhiêu trái cây 1 ngày. Vì không hẳn ăn nhiều trái cây đã tốt.

Mỗi ngày tốt nhất chỉ nên ăn 450g trái cây/ngày chia ra 5 khẩu phần ăn, mỗi phần 80 gam. Vì nếu có ăn hơn tuy không gây hại gì cho sức khỏe nhưng cũng không mạng lại lợi ích gì nhiều hơn.

Ngoài ra, ăn 5 khẩu phần trái cây và rau củ hàng ngày còn giúp giảm nguy cơ tử vong do mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư gây ra.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết “mùa thu có những quả gì” và khẩu phần ăn trái cây phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh: Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Bài viết này sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu trẻ sơ sinh đi phân xanh có sao không? Màu sắc và cấu trúc phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Màu phân của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào?

[key-takeaways title=””]

Lúc mới ra đời, trẻ sơ sinh sẽ đi ra phân có màu xanh đen. Vậy liệu phân trẻ sơ sinh màu xanh có phải là điều bất thường không? Câu trả lời là KHÔNG! Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh là hiện tượng bình thường.

Sau khi chào đời khoảng 48 giờ, trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân màu xanh đen (phân su). Phân su được hình thành do trẻ nuốt nước ối, chất nhầy, tế bào da… Việc cơ thể bài tiết phân su là dấu hiệu cho thấy đường ruột của bé hoạt động bình thường. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng để biết rằng trẻ không có dị tật trong hậu môn.

[/key-takeaways]

Nếu bé được bú sữa mẹ đều đặn, đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân trẻ sơ sinh sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

[inline_article id = 213968]

trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh
Sau sinh khoảng 5-7 ngày, phân trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

Tại sao phân trẻ sơ sinh màu xanh?

Mặc dù đã số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân su (màu xanh hoặc xanh đen) là hiện tượng bình thường nhưng cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh đi phân xanh do nhiều nguyên nhân khác.

Màu phân của trẻ sơ sinh chủ yếu được hình thành do quá trình chuyển hóa Bilirubin trong ruột non. Nếu đường tiêu hóa của bé thiếu vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành stercobilin, phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu xanh lá – màu của dịch mật. Những nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh bao gồm:

1. Do bú không đủ sữa

Nếu trẻ bú không đủ sữa, phân của trẻ có thể chuyển sang màu xanh lá cây. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, sữa mẹ có sự chuyển đổi (dòng sữa đầu và dòng sữa cuối).

Dòng sữa đầu chứa ít chất béo và nhiều đường. Trong khi dòng sữa cuối sẽ chuyển sang nhiều chất béo và nhiều calo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi bé. Nếu bé bú ngắt quãng, cơ thể không quen với sự thay đổi này, dẫn đến tình trạng bé đi ngoài phân xanh.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh khi bị ốm, tiêu chảy

Khi bé bị ốm, tiêu chảy có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân, khiến phân trẻ sơ sinh có màu xanh, kết cấu loãng. 

3. Do trẻ không dung nạp lactose từ sữa

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh chính là cơ thể trẻ không dung nạp lactose. Trẻ uống sữa công thức thường gặp phải tình trạng này.

4. Bé đi phân xanh do mẹ hoặc bé ăn các thực phẩm màu xanh

Bé sơ sinh đang bú mẹ có thể đi ị phân xanh nếu mẹ ăn rau xanh hoặc thực phẩm màu xanh. Ngoài ra, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm và được ăn nhiều rau củ màu xanh cũng có thể khiến trẻ đi phân xanh.

thực phẩm có màu
Trẻ đi ngoài phân xanh là do mẹ hoặc bé sơ sinh ăn thức ăn có màu xanh

5. Phân trẻ sơ sinh màu xanh do trẻ được bổ sung sắt

Nếu cha mẹ có bổ sung chất sắt cho bé hoặc bé và mẹ có ăn thực phẩm chứa sắt như gan, rau bina, trai sò ốc,… thì đừng lo lắng nếu bé ị ra phân xanh nhé. Chất sắt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi có phân xanh.

6. Do nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc

Khi trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thuốc mẹ đang dùng hay thực phẩm trong chế độ ăn uống của mẹ, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài màu xanh hoặc nhầy. 

Ngoài ra, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho). Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh đi phân xanh là dấu hiệu sức khỏe bất thường, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. 

7. Do ruột bị kích thích

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh nhầy cho thấy ruột của bé đang bị kích thích. Nếu tình trạng này được cải thiện trong 1-2 ngày thì có thể là do nhiễm virus hoặc do phản ứng nhẹ của hệ tiêu hóa với thực phẩm mà mẹ đã ăn.

Phân xanh là do bé đang mọc răng

8. Do nguyên nhân khác

Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn đường ruột… cũng có thể khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh.

Dấu hiệu nguy hiểm khi phân trẻ sơ sinh có màu xanh

[key-takeaways title=””]

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh đi phân xanh là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng bên dưới thì cần đưa bé đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời:

  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Trẻ bị sốt cao nhiều ngày liên tục
  • Các thay đổi bất thường khác của phân trẻ sơ sinh như phân có máu, màu phân nhạt, xám,…

[/key-takeaways]

3. Biện pháp cải thiện khi phân bé có màu xanh

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh, trước tiên cha mẹ nên cân nhắc đến những nguyên nhân ở trên để biết cách xử lý phù hợp. 

Cách cải thiện tại nhà khi phân của trẻ sơ sinh màu xanh

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ có cách xử lý khác nhau:

  • Tăng cường cho bé bú sữa: Nếu bé đi ngoài phân lỏng, màu xanh lá cây trong nhiều ngày. Có thể trẻ đang bị mất nước. Hầu hết các trường hợp mất nước có thể được khắc phục bằng cách cho bé uống nước, uống sữa mẹ. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện lờ đờ, quấy khóc nhiều, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.
  • Hạn chế ăn dặm thức ăn màu xanh: Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh do thức ăn màu xanh thì cha mẹ không cần cho trẻ ngưng ăn chúng. Chỉ hạn chế ăn quá nhiều thôi.
  • Tránh thực phẩm khiến trẻ dị ứng: Nếu trẻ đi ngoài phân xanh do khó dung nạp, dị ứng thức ăn thì cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm đó lại.
  • Cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Nếu trẻ bị tiêu chảy thì nên cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột cho bé như sữa mẹ, men vi sinh

Mẹ có thể dùng Công cụ theo dõi màu phân của trẻ sơ sinh để biết thêm về tình trạng tiêu hóa của bé cưng nhà mình.

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có màu xanh thì đừng quá lo lắng. Thay vào đó, cha mẹ hãy xem xét nguyên nhân và thực hiện các biện pháp giải quyết phân trẻ sơ sinh có màu xanh hiệu quả nhé!

[inline_article id=243368]

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng

Tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trong số các bệnh cần phòng ngừa (bao gồm bệnh cúm), cha mẹ phải đưa con đi chích ngừa hằng năm.

Cùng MarryBaby theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm phòng cúm cho trẻ nhé!

1. Sơ lược về bệnh cúm

Cúm (Flu hay Influenza) Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, họng và phổi). Bệnh cúm là do virus dễ lây lan từ người này sang người khác. Cúm gây ra sốt cao, đau nhức cơ thể, ho và các triệu chứng khác. Đây là một trong những bệnh do virus phổ biến và nghiêm trọng mùa lạnh.

1.1 Nguyên nhân gây bệnh cúm

Có 3 loại virus gây ra cúm:

  • Virus cúm A và B: Đây là 2 loại virus gây ra bệnh cúm có mức độ lây lan mạnh vào mùa lạnh; có thể tạo nên dịch bệnh. Trẻ em và người lớn mắc cúm A và cúm B dễ có các triệu chứng khởi phát đột ngột; ảnh hưởng đến sức khỏe.  
  • Virus cúm C: Bệnh nhân cúm C có các triệu chứng khá nhẹ và ít lây lan. Cúm C sẽ ít nghiêm trọng hơn cúm A và B.

Bệnh cúm lây qua những đường nào?

  • Virus cúm thường truyền từ trẻ này sang trẻ khác do bé bị tiếp xúc với hắt hơi hoặc ho từ trẻ bị bệnh.
  • Virus cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các bề mặt đồ vật. Các vật này bao gồm tay nắm cửa, đồ chơi, bút, bàn phím, điện thoại, máy tính bảng và mặt bàn.
  • Bệnh cúm cũng có thể được truyền qua dụng cụ ăn uống chung. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm virus cúm khi chạm vào thứ gì đó mà người bệnh đã chạm vào. Sau đó bé sẽ chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình; khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh mẹ không thể ngờ tới!

1.2 Triệu chứng của bệnh cúm

triệu chứng cúm của bé

Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trẻ bị cúm có các triệu chứng sau:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

1.3 Một số biến chứng khi trẻ bị bệnh cúm

Cảm cúm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng cho trẻ. Một đứa trẻ khi bệnh cúm nếu mắc các triệu chứng nghiêm trọng thì cần được điều trị tại bệnh viện. Cảm cúm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi hay còn gọi là viêm phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ em bị cúm có thể ảnh hưởng đến hô hấp như bệnh hen suyễn và có nguy cơ mắc các biến chứng về phổi cao hơn. Trẻ bị cúm cũng dễ bị nhiễm trùng tai hơn.

Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh cúm cũng như không phải trải qua các triệu chứng, biến chứng như trên; cha mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ.

[inline_article id=68794]

2. Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ?

có nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không?
Có nên tiêm phòng cúm hằng năm cho trẻ?

Có nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ hay không? Có nên tiêm phòng cúm hằng năm cho trẻ? Câu trả lời là NÊN. Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm vì các lý do sau:

  • Trẻ bị cúm nhưng nếu đã được tiêm phòng thì triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng.
  • Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và nhập viện ở trẻ em.
  • Trẻ không cần phải nghỉ học do mắc bệnh; và cha mẹ không phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ.
  • Giảm nguy cơ cao phát triển biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm nếu cho bé tiêm phòng cúm.
  • Theo thời gian, các kháng thể do vắc-xin cúm tạo ra sẽ suy yếu dần. Vì vậy nên tiêm vắc-xin hằng năm cho bé.
  • Giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cúm cho gia đình và bạn bè; kể cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng ngừa cúm.
  • Các loại virus cúm luôn biến đổi qua từng năm. Nên kháng thể được tạo ra từ vắc-xin thường chỉ có tác dụng trong một năm. Không tác dụng với loại virus cúm trong năm sau.

Những trẻ có nguy cơ cao bị cúm

Những trẻ dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Vì vậy cha mẹ nên tiến hành tiêm phòng cúm cho trẻ:

  • Trẻ dùng aspirin thường xuyên.
  • Xung quanh trẻ có người đang bị bệnh cúm.
  • Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Trẻ chưa từng tiêm vắc-xin cúm hoặc tiêm không đủ liều.
  • Những trẻ không rửa tay sạch khi đã chạm vào vật nhiễm virus.

3. Lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ

3.1 Các loại vắc-xin cúm tại Việt Nam

Các loại vắc-xin cúm tại Việt Nam

Hiện nay, có 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt. 

Trong đó, Ivacflu-S thường sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi. 3 loại vắc-xin phòng cúm còn lại sẽ được tiêm cho cả trẻ em và người lớn. 

3.2 Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy?

Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy? Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thế giới CDC, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng cúm vào tháng 10 hằng năm. Đây là thời điểm cúm bắt đầu lây lan. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng cúm muộn hơn (đến tháng 1 năm sau).

CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin vào mỗi mùa cúm. Cha mẹ cần cho trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi cần chích 2 mũi vắc-xin phòng ngừa cúm trong mỗi mùa bệnh. Tất cả những trẻ khác chỉ cần chích 1 mũi cho mỗi mùa cúm.

Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: tiêm liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

3.3 Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?

Tuyệt đối không nên tiêm phòng cúm cho các đối tượng dưới đây:

  • Trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ đang có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
  • Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc-xin.

3.4 Các phản ứng có phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ em cũng khá nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày là khỏi:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu.
  • Biếng ăn.
  • Đau ở bắp tay nơi tiêm phòng.

[inline_article id=67553]

3.5 Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?

CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hàng năm vào cuối tháng 10. Việc tiêm phòng sẽ giúp mẹ và bé phòng ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai sẽ giúp ích cho thai nhi ngừa bệnh cúm vì mẹ sẽ truyền kháng thể cho trẻ đang phát triển trong thai kỳ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹ cho con bú mà bị cảm cúm thì uống thuốc gì? Lưu ý cần nhớ

4. Giải đáp những thắc mắc về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

4.1 Vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ có thay đổi theo từng năm hay không?

Vắc-xin sẽ được làm mới mỗi năm. Cứ 6 tháng trước khi mùa cúm lại thay đổi loại vắc-xin một lần. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu những virus nào đang lưu hành khắp thế giới vào thời điểm đó và cố gắng dự đoán những dòng nào sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm sắp tới tại mỗi nước nhất định.

Mỗi loại vắc-xin có thể bảo vệ cơ thể bé chống lại ít nhất 3 chủng virus cúm khác nhau. Một số vắc-xin khác còn có thể bảo vệ cơ thể trẻ khỏi 4 chủng virus. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại tiêm phòng cúm nào là phù hợp nhất cho trẻ.

4.2 Trẻ em cần 1 liều hay 2 liều tiêm chủng?

Hầu hết các bé chỉ cần 1 liều vắc xin cúm. Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi đang hoặc đã từng được chủng ngừa một liều trước đó cần tiêm ngừa 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thời gian này là vô cùng cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch sau khi tiêm liều thứ 2.

4.3 Có nên dùng vắc xin phòng cúm cho trẻ dạng xịt thay vì tiêm chủng thông thường không?

Không nên sử dụng vắc-xin phòng cúm dạng xịt cho trẻ thay vì tiêm. Vì nó không thực sự đem lại hiệu quả. Thay vào đó, các bé vẫn nên tiêm phòng cúm như bình thường. Đây là cách tiện lợi, nhanh chóng nhất và đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao nhất.

Ban đầu vắc-xin phòng cúm dạng xịt rất có hiệu quả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau một cuộc nghiên cứu lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong 3 năm liên tiếp, thuốc ngừa cúm dạng xịt đã không bảo vệ được toàn bộ trẻ em. Do đó, các chuyên gia y tế đã bác bỏ khuyến cáo trước đó của họ.

4.4 Giá tiêm phòng cúm là bao nhiêu?

tiêm phòng cho trẻ

4.5 Cách phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ bên cạnh tiêm vắc-xin

Như cha mẹ đã biết, tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả cho bé ở mọi độ tuổi. Thế nhưng chỉ tiêm vắc-xin thôi cũng không thể ngăn ngừa 100% khả năng bé sẽ bị mắc bệnh cúm. Chính vì thế, hãy tiến hành phòng ngừa cúm cho bé mỗi ngày, bằn các hành động dưới đây:

  • Hạn chế cho trẻ và cả bản thân cha mẹ tránh xa những bệnh nhân cúm.
  • Không cho bé chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình sau khi đã tiếp xúc với bệnh nhân cúm.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt đồ vật trong nhà mà bé hay chạm vào. Đặc biệt là khi trong nhà có người bị bệnh cúm.
  • Cha mẹ nên che mũi và miệng bằng khăn giấy, lòng khủy tay khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vả rửa tay sau khi sử dụng.
  • Nếu cha mẹ có các triệu chứng cúm, hãy tránh tiếp xúc với những người xung quanh và kể cả em bé của mình. Nên nhờ người khác chăm sóc bé để tránh lây lan virus cho bé.
  • Cha mẹ và bé phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hãy sử dụng cồn nếu cha mẹ đang trong tình huống không có nước rửa tay.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cúm và việc tiêm phòng cúm cho trẻ em. Cha mẹ cũng nên cho bé bị cúm đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin cúm cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái và bé trai

Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước khi đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!

Ý nghĩa của lời chúc đầy tháng

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, đầy tháng là thời điểm trẻ nhỏ vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày này, gia đình thường làm lễ cúng và làm cỗ mời họ hàng và những người thân quen tham dự để mừng bé cứng cáp hơn sau 1 tháng chào đời. 

Bên cạnh việc gửi tặng những món quà ý nghĩa; cha mẹ, họ hàng có thể gửi đến bé những lời chúc đầy tháng ngắn gọn và đáng yêu; để bé có thể phát triển nhiều kỹ năng hơn nữa.

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé gái

Dưới đây là những status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn dành cho bé gái với mong muốn con lớn lên xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. 

1. Có quá nhiều lời chúc đầy tháng dành cho con nên chẳng biết bắt đầu từ đâu. Trước hết chúc con là đứa bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Sau đó sẽ là một cô gái xinh đẹp, tài năng và thành công, con nhé!

2. Chúc mừng đầy tháng con gái yêu, gia đình sẽ yêu thương và nuôi dạy con bằng tất cả tình yêu thương bao la nhất!

3. Chúc con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

4. Chúc mừng đầy tháng nàng công chúa bé nhỏ! Chúc con mau ăn chóng lớn, xinh xắn và bụ bẫm, không bệnh vặt, luôn khỏe mạnh, con nhé.

5. Hôm nay là ngày bảo bối của nhà ta tròn một tháng tuổi, chúc con luôn khỏe mạnh, ít khóc nhè và luôn xinh xắn, kháu khỉnh như bây giờ nhé!

6. Cảm ơn con gái đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Con chính là niềm vui lớn nhất của gia đình trong suốt một tháng qua. Chúc con mau ăn, chóng lớn, luôn khỏe mạnh, không đau ốm hay khóc đêm. Chúc con sau này may mắn và thành công.

7. Hạnh phúc giản đơn là được nhìn con khỏe mạnh, tươi cười và vui vẻ mỗi ngày. Chúc con gái nhỏ càng lớn càng xinh xắn, thông minh, hoạt bát, thành công trên con đường mai sau.

8. Chúc mừng con gái yêu. Các mẹ yêu con bằng tình yêu thương bao la của những người mẹ trên trái đất này, mong rằng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, xinh đẹp và luôn làm vui lòng cha mẹ nhé!

9. Chào mừng thành viên mới của gia đình ta vừa tròn một tháng tuổi. Chúc con mạnh khỏe, bình an và sức khỏe, sau này lớn lên nhất định phải là một cô gái đẹp, tự lập và giỏi giang con nhé!

10. Hãy luôn cười tươi như ánh Mặt trời con nhé! Con xứng đáng nhận được tất cả những điều tuyệt vời nhất trên đời, chúc con lớn lên trong sự vui vẻ, hạnh phúc.

11. Nhân ngày đầy tháng, lời chúc của cha mẹ là mong con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

12. Trộm vía con rất giống mẹ của mình, sau này lớn lên nhất định rất xinh đẹp. Chúc con mau ăn chóng lớn, ít khóc nhè, luôn ngoan ngoãn và vâng lời ba mẹ!

13. Đã có rất nhiều lời chúc tốt đẹp cho cô bé xinh xắn này, ngày hôm nay là ngày của con, cầu mong cho con luôn khỏe mạnh, ít ốm đau, luôn hồn nhiên và bình yên trong cuộc sống!

14. Có rất nhiều những lời chúc hoa mỹ muốn dành cho con nhân ngày đầy tháng nhưng nghĩ lại điều ý nghĩa nhất vẫn là mong con một đời bình an, mọi sự luôn suôn sẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công chúa nhỏ đáng yêu!

>> Mẹ xem thêm: Cúng đầy tháng cho bé gái: mâm cúng và nghi thức đầy đủ

Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái
Lời chúc đầy tháng cho bé gái ngắn gọn và ý nghĩa

3. Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai

Dưới đây là gợi ý status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai trai luôn mạnh mẽ, giỏi giang, dũng cảm. 

1. Chúc cho cậu bé kháu khỉnh, đáng yêu mạnh khỏe, trở thành đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất trong tương lai.

2. Bằng tình yêu thương của gia đình, chúc cháu trai kháu khỉnh mau ăn chóng lớn, sau này trở thành cậu thanh niên thông minh, học giỏi, dũng cảm, quyết đoán, cao to, đẹp trai!

3. Sự xuất hiện của con chính là một điều kỳ diệu và tuyệt vời! Chúc bé con luôn mạnh khỏe, thông minh, học giỏi, sau này sẽ là một chàng trai tự tin, có những lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời. 

4. Mừng đầy tháng của hoàng tử bé! Chúc con mau lớn, mạnh khỏe, thông minh lanh lợi, cuộc đời gặp nhiều may mắn và luôn thành công trong cuộc sống.

5. Nhanh thật, mới đây mà thiên thần bé nhỏ đã trải qua một tháng đầu tiên trong cuộc đời. Nhân ngày đầy tháng, mẹ gửi lời chúc con luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, sau này học giỏi và thành tài.

6. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé? Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

7. Mới ngày nào còn nằm gọn trong bụng mẹ nay đã là cậu bé một tháng tuổi kháu khỉnh, bụ bẫm. Chúc con sau này chăm ngoan, học giỏi, khỏe mạnh và bình an.

8. Thiên thần bé nhỏ, chẳng mong sau này được con báo đáp điều gì; chỉ mong hiện tại con được khỏe mạnh, thông minh, học giỏi và cuộc đời không có sóng gió.

9. Cậu bé nhỏ với nụ cười duyên này đã mang đến niềm vui và hạnh phúc to lớn cho chúng ta, cảm ơn con vì đã là một thành viên đáng yêu của gia đình. Chúc con sức khỏe, vui vẻ, may mắn và mọi sự bình an trong cuộc sống.

10. Chào mừng con đến với thế giới này, một tháng qua của con như thế nào? Chúc con luôn đáng yêu, bầu bĩnh, kháu khỉnh, mạnh khỏe và ít khóc nhè. Mọi người rất yêu con!

11. Thật vội vàng khi chúc cậu bé một tháng tuổi của nhà ta sẽ là một đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất nên trước tiên chúc rằng con luôn mạnh khỏe, kháu khỉnh, đáng yêu và không bệnh vặt.

12. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé. Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn nghi thức

Lời chúc đầy tháng cho bé trai

Lời chúc đầy tháng cho bé yêu hay nhất bằng tiếng Anh

1. Tiếng Anh: Little angel of mine, watching you sleep relieves all the pain of a tired mother. I wish you always sleep and grow well.
(Tạm dịch: Thiên thần nhỏ của mẹ, nhìn con say giấc nồng mà mọi đau đớn mệt mỏi của mẹ đều tan biến. Mẹ chúc con mẹ luôn ngon giấc và hay ăn để nhanh lớn nha con.)

2. Tiếng Anh: My baby, welcome to our family. I wish you a good life. May all the great things come to you and our family.
(Tạm dịch: Bé cưng, chào mừng con đến với gia đình. Cha/mẹ chúc cho bé cưng ngủ ngoan, mau ăn và nhanh lớn. Mong sao mọi điều tốt lành nhất sẽ đến với con và gia đình của chúng ta).

3. Tiếng Anh: I love you. You are so lovely and gorgeous. I hope you grow up to be sweet and cute.
(Tạm dịch: Cháu yêu, cháu thật đáng yêu và xinh xắn. Mong cháu lớn lên sẽ thật ngoan ngoãn và dễ thương).

4. Tiếng Anh: You’ve reached another milestone of your life, Mom was really happy and touched. My little baby, with a pinky cheek and smart face. Wish my baby grows up to become a healthy and happy person.
(Tạm dịch: Con đang dần đi tiếp đến một cột mốc mới trong cuộc sống; mẹ thực sự rất hạnh phúc và xúc động. Bé con của mẹ nhỏ xinh, gương mặt hồng hào và thông minh. Chúc em bé của mẹ sẽ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.)

Nội dung liên quan:

Thơ chúc đầy tháng cho bé trai và bé gái nhiều ý nghĩa

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 1

Tháng năm một bông phượng hồng
Miệng cười chúm chím cháu ông cháu bà
Nối dòng, nối giống nhà ta
Hương thơm lan tỏa nét hoa cây đời
Ông thương cháu đến nghẹn lời
Lời thơ ông viết mong thời lớn khôn
Bay cao vời vợi tâm hồn
Ông tặng cháu những nụ hôn đong đầy
Vừa tròn một tháng hôm nay
Lớn lên nối nghiệp dựng xây nước nhà.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 2

Con ta là “của để dành”
Cháu là hy vọng ngọt lành con ơi
Hay ăn, chóng lớn , ngoan chơi
Cháu là tất cả mọi lời thương yêu.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 3

Cháu tôi đầy một tháng tròn
Thân hình dài rộng môi son má hồng
Du dương tiếng sáo bên sông
Lời ru dịu ngọt mênh mông nắng chiều
Thiên thần bé nhỏ thương yêu
Thương yêu chan chứa bao điều ước mong
Ve ngân thổn thức tiếng lòng
Hạ về rực cháy phượng hồng tuổi thơ.

Tham khảo thêm:

Trên đây là tuyển tập những lời chúc mừng, stt và thơ chúc đầy tháng dành cho cả bé trai và bé gái. Với những lời chúc đầy tháng ngắn gọn tiếng Việt và tiếng Anh, cha mẹ hãy lựa chọn lời chúc mà mình thích nhất để chúc mừng đầy tháng cho bé nhé!

Mời bạn gia nhập cộng đồng bé sơ sinh của MarryBaby để cùng các mẹ thảo luận, cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyển tập 20+ kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

Việc giáo dục cho trẻ đi mầm non những kiến thức về kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Nhờ có những kỹ năng này; bé có thể một phần nào đó vượt qua nỗi sợ “ngày đầu tiên đi học“ và tự tin, bản lĩnh để hòa nhập với môi trường mới.

Vậy giáo dục kỹ năng sống là gì mà lại cần thiết cho sự phát triển tư duy thể chất của trẻ mầm non đến vậy?

1. Giáo dục kỹ năng sống là gì?

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch; nhằm hình thành năng lực hành động tích cực; có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp trẻ có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội; thực hiện công việc; ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ cung cấp cho bé những công cụ quan trọng để phát triển; gồm tư duy độc lập, cách giao tiếp xã hội; và kết bạn mới cũng như cách ứng xử, ứng biến trong những tình huống mà cha mẹ hoặc giáo viên không thể ở bên cạnh để giúp đỡ bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Những tích cách khả năng của trẻ: Hiểu để dạy con tốt hơn!

2. Tại sao trẻ mầm non cần rèn luyện kỹ năng sống?

 

Trẻ ở độ tuổi mầm non có sự phát triển trí não, khả năng nhận thức; học hỏi và ghi nhớ vô cùng nhạy bén. Nếu giáo dục cho trẻ mầm non các kỹ năng sống thì các bé sẽ tiếp thu vô cùng nhanh. Đồng thời với các kỹ năng sống mà trẻ mầm non học được lúc nà sẽ là nền tảng tính cách cho bé sau này.

Ngoài ra việc dạy kỹ năng sống cho trẻ lúc còn học mầm non sẽ giúp ích cho việc:

  • Dễ hòa nhập với môi trường mới.
  • Bé tự lập không cần nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ.
  • Việc nuôi dạy con của các phụ huynh trở nên đơn giản hơn.

3. Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

Dưới đây là một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non:

3.1 Kỹ năng tự ăn uống

Việc bé biết dùng muỗng, đũa để xúc cơm, gắp thức ăn và uống nước sẽ rèn luyện được tính độc lập của bé. Tự ăn uống chính là một trong số những kỹ năng sống cơ bản dành cho trẻ mầm non.

Điều này cũng giúp cho cha mẹ đỡ bận rộn hơn mà có thời gian để tập trung cho công việc. Vì vậy, khi bé được 1 tuổi; hãy dạy cho bé kỹ năng tự ăn uống để chuẩn bị vào mầm non.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non

3.2 Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Mặc dù trẻ mầm non sẽ được cha mẹ chăm sóc chu toàn tất cả mọi mặt. Nhưng cha mẹ cũng nên dạy cho bé một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân để bé không ỷ lại; và có thể tự lo cho mình khi đến trường. 

Các kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non gồm có đánh răng, vệ sinh cá nhân, tắm, mang giày, dép, chải tóc, đi ngủ,… Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non hình thành tính tự lập; biết cách xoay sở; giải quyết vấn đề.

3.3 Kỹ năng ứng xử

Ứng xử là một trong số những kỹ sống quan trọng dành cho trẻ mầm non. Cha mẹ có thể bắt đầu dạy kỹ năng sống, ứng xử cho trẻ mầm non như:

  • Chào hỏi người lớn.
  • Nhận lỗi và xin lỗi khi làm sai.
  • Nói cảm ơn khi người khác giúp đỡ mình,
  • Cha mẹ nên dạy bé không khóc vòi vĩnh quà,
  • Không bao giờ bắt nạt bạn khác; nhưng cũng không để người khác bắt nạt mình,…

Cách dạy kỹ năng sống này tốt nhất chính là cha mẹ làm gương cho trẻ. Trẻ nhỏ dễ bắt chước; học theo các lời nói, hành động của mọi người. Hãy sống một cách mẫu mực. Trẻ sẽ dần bắt chước theo hành động của cha mẹ.

Mách mẹ cách dạy con tự giác chào người lớn để đi đâu cũng được khen bé  ngoan

3.4 Kỹ năng học hỏi

Trẻ mầm non đang trong độ tuổi tò mò, ham học hỏi và muốn khám phá mọi thứ. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tạo các điều kiện để bé phát huy kỹ năng này bằng cách mua sách đa dạng chủ đề cho bé. Ngoài ra, cha mẹ hãy dẫn bé đi dạo; đi du lịch mọi nơi và chỉ cho bé những thứ trên đường. 

Cho trẻ mầm non chơi các trò chơi phát triển trí thông minh cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng sống học hỏi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho bé cách tự đặt câu hỏi “vì sao” cũng như tự tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy.

3.5 Kỹ năng sống bơi lội cho trẻ mầm non

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non như bơi lội thực sự vô cùng quan trọng. Đây được xem là một trong những kỹ năng sinh tồn bất kỳ ai cũng nên có. Bơi lội sẽ giúp bé phát triển thể chất toàn diện; tăng sức bền và chiều cao vượt trội. 

Đồng thời, khi tiếp xúc với bộ môn bơi lội; bé sẽ có cơ hội làm quen với môi trường mới, tạo sự thích thú; tăng khả năng sáng tạo trong học tập. Vì thế, các cha mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi bơi mỗi tuần nhé.

>> Cha mẹ xem thêm: [Chọn lọc] 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất

3.6 Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp trẻ tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần một món đồ nào đó, con sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay nhờ cha mẹ giúp đỡ.

Để phát triển kỹ năng này, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé cách sắp xếp quần áo. Lưu ý, cha mẹ hãy hướng dẫn, minh họa và làm cùng để tăng sự hứng thú cho bé.

3.7 Kỹ năng quản lý thời gian

Ở độ tuổi học mầm non, đa số thời gian biểu, mọi hoạt động hằng ngày của bé đều được cha mẹ tự tay sắp xếp. Trẻ sẽ không cần bận tâm sắp tới sẽ phải làm gì vì đều đã có cha mẹ nhắc nhở.

Tuy nhiên, hãy tập tính tự giác và kỹ năng sống là quản lý, sắp xếp thời gian biểu bằng cách cho trẻ mầm non tự lên lịch cho các hoạt động. Hãy cho bé tự lập thời gian biểu việc đánh răng, ăn, xem tivi, đánh răng,… Và tuân theo thời gian biểu ấy.

Kỹ năng quản lý thời gian

3.8 Kỹ năng sống phòng tránh nguy hiểm cho trẻ mầm non

Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các cha mẹ nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Để dạy cho trẻ kỹ năng sống này, cha mẹ cần dạy cho trẻ các việc như không nên nhận đồ từ người lạ, tránh xa các nơi có đồ vật hoặc con vật có thể gây nguy hiểm…

3.9 Kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người

Để giúp con trở nên tốt bụng, giàu lòng nhân ái, cha mẹ nên dạy cho bé các kỹ năng về việc biết sẻ chia và giúp đỡ những người xung quanh. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này dù đơn giản nhưng lại thật sự đóng một vai trò quan trọng ở xã hội hiện nay. 

Để giúp bé có được kỹ năng này, cha mẹ nên bắt đầu từ việc tạo cơ hội cho bé phụ giúp người lớn làm các công việc vừa sức như rửa chén, lau nhà…

3.10 Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật

Ngay từ nhỏ, nếu tiếp xúc với cây cối và động vật nhiều, tâm hồn và tính cách của con sẽ phong phú và tươi đẹp. Không chỉ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, học hỏi cuộc sống qua thế giới thiên nhiên, kỹ năng sống này còn giúp bé biết quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình hơn.

3.11 Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Đây vốn là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non đơn giản sẽ được dạy khi vào học tại các trường mẫu giáo. Nhưng cha mẹ vẫn nên nhắc nhở bé khi tham gia giao thông để bé nhớ lâu hơn.

Đồng thời, cha mẹ có thể kết hợp với thực hành thông qua việc dắt bé đi bộ bên lề phải, qua đường phải đi ở nơi có vạch kẻ,… Khi đi xe đạp thì phải biết dừng đèn đỏ,…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bài thơ bé học toán: Chỉ cần 120s – Bé đọc vào là nhớ ngay!

3.12 Kỹ năng sống giao tiếp cho trẻ mầm non

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… Đây là cả một môn nghệ thuật cần thiết và đóng vai trò quan trọng với mỗi người.

Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ sớm. Biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Biết cách giao tiếp giúp trẻ biết cách bày tỏ mong muốn đúng cách mà không hành xử nhõng nhẽo, mè nheo hay la khóc. 

Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người, tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn,… Không phải tự nhiên ông bà ta lại xếp học nói đứng ngay sau học ăn.

3.13 Kỹ năng nói thật

Trẻ nhỏ hiếm khi biết nói dối và cũng không tác hại của việc nói dối. Nếu cha mẹ không dạy trẻ mầm non kỹ năng sống nói thật ngay từ sớm thì có thể bé sẽ vô tình hết lần này đến lần khác nói dối. Bởi vì trẻ ở độ tuổi này dễ bắt chước người khác nên dễ sinh tật xấu.

Do đó, trước hết cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu. Nếu trẻ phạm lỗi hay động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để bé nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che lấp sự việc. 

3.14 Kỹ năng dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng

Cha mẹ nên tập cho trẻ kỹ năng sống là dọn dẹp nhà cửa ngay từ lúc học mầm non. Vì trẻ sẽ tập được tính gọn gàng, ngăn nắp ngay từ bé.

Để dạy cho bé kỹ năng này, cha mẹ phải là tấm gương. Cha mẹ nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, sắp xếp đồ đạc ngay ngắn. Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ luôn xếp quần áo trong tủ ngay ngắn. Đồ đạc lấy ra sử dụng xong phải để lại chỗ cũ. Khi bé đã lớn hơn, cha mẹ hãy dạy bé cách quét, lau nhà. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Dọn dẹp nhà cửa

3.15 Kỹ năng vượt qua trở ngại

Kỹ năng vượt qua trở ngại là dạy trẻ thấy khó khăn không được sợ hãi, chờ sự giúp đỡ của cha mẹ. Trẻ phải tự biết vượt qua khó khăn đó. Ví dụ như con bị vấp ngã, đừng vội chạy lại bế hay dỗ để bé không khóc. Thay vào đó hãy đến bên và động viên con đứng dậy.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé kỹ năng sống để bé không lười học 

3.16 Kỹ năng sống nấu ăn cho trẻ mầm non

Trẻ em nên được học kỹ năng nấu ăn ngay từ nhỏ. Kỹ năng sống nấu ăn sẽ giúp bé nâng cao tính tự giác giúp đỡ cha mẹ, tạo tính gắn kết. 

Cha mẹ có thể dạy kỹ năng sống này cho trẻ mầm non bắt đầu đơn giản với việc chuẩn bị bát đũa, dọn dẹp gia vị. Sau đó cho trẻ làm quen với việc chuẩn bị nguyên liệu cơ bản. Sau đó dần dần tập cho trẻ tự nấu các món dễ làm mà mình thích.

3.17 Kỹ năng tự vệ cơ bản

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiều người xấu để ý nhất. Nếu cha mẹ không ở bên cạnh, việc dạy cho trẻ mầm non kỹ năng sống là tự vệ cơ bản sẽ giúp con thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.

Ngoài ra, cho bé đi học võ còn giúp bé rèn luyện thể lực từ nhỏ, nâng cao sức khỏe. 

3.18 Kỹ năng teamwork – làm việc nhóm

Lúc học mầm non hay bất cứ môi trường nào sau này, trẻ sẽ phải làm việc chung với nhiều người để tạo ra một giá trị, sản phẩm nào đó. Chính vì thế, cha mẹ nên dạy kỹ năng sống này cho trẻ mầm non càng sớm càng tốt. 

Hãy giải thích cho bé vai trò khi làm việc nhóm: “Đôi lúc có nhiều việc cần có sự hợp tác của nhiều người. Nếu đối phương thấy ta làm tốt, sẽ có được cảm tình của nhiều người.” 

Đồng thời, dạy trẻ đi học tự lập nhóm học tập và chơi đùa với bạn cùng lứa. Lớn lên đi làm thì con cần phải hòa nhập với đồng nghiệp trong công ty để làm việc tốt.

[inline_article id=251394]

3.19 Kỹ năng tiết kiệm và quản lý chi tiêu

Cha mẹ nên dạy cho trẻ mầm non kỹ năng sống về cách tiêu tiền phù hợp. Việc dạy con hiểu kiếm tiền khó thế nào sẽ giúp bé biết quý trọng sức lao động của cha mẹ và trân quý động tiền.

Dạy trẻ chi tiêu tiền

3.20 Kỹ năng tự tin mạnh dạn chỗ đông người

Ở bất cứ độ tuổi nào, trẻ cũng có thể cũng cần đứng trước nhiều người để thể hiện một tài năng nào đó như giao tiếp, thuyết trình,… Vì vậy, hãy dạy cho trẻ kỹ năng sống này kể từ khi học trường mầm non.

Nếu bé ngại khi ở chỗ đông người, hãy trấn an bé và cho bé các bạn khác cũng vô cùng tự tin ở chỗ đông người.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 12 cách giúp trẻ tự tin để con bản lĩnh và dễ thành công trong cuộc sống

4. Những bước giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Việc dạy cho trẻ mầm non các kỹ năng sống có thể ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ hoạt động nào:

– Thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng khởi cho trẻ. Thông qua vui chơi, trẻ có thể được cho nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi.

Trong trò chơi, trẻ sẽ phát huy được trí tưởng tượng. Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hoàn thành vai trò của mình, đồng thời phải hợp tác và chia sẻ với bạn bè.

– Thông qua sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt động lặp đi lặp lại. Vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách dễ dàng. 

– Thông qua hoạt động sáng tạo

Các hoạt động sáng tạo như những trò chơi “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp cho trẻ mầm non hình thành những kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.

– Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua phim, sách, tranh

Nội dung các bộ phim hoặc câu chuyện sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé tô màu giúp khơi dậy khả năng sáng tạo của con

Trên đây là 20 kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ mầm non. Việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống càng sớm thì sẽ càng tốt; đặc biệt là khi đi học mầm non.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé

Thay vì để bé dán mắt vào màn hình, cha mẹ có thể thử các trò chơi thông minh thực tiễn cho bé. Các trò chơi này sẽ giúp bé tránh xa màn hình; giúp trẻ phát triển tư duy trong khi vẫn giải trí và kích thích tâm trí.

1. Lợi ích khi cho bé chơi trò chơi thông minh

Những trò chơi thông minh sẽ giúp cho bé phát triển nhiều về mặt trí não, tư duy:

  • Trẻ sẽ vô cùng nhạy bén khi cần giải quyết vấn đề khó.
  • Bé được vui chơi với gia đình, bạn bè giúp giúp làm giàu đời sống tình cảm của bé.
  • Trò chơi về trí tuệ, trí thông minh sẽ giúp bé rèn luyện tư duy logic, suy luận, sáng tạo từ đó giúp tăng IQ.
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ, thuyết trình, tư duy phản biện cũng là một trong những lợi ích của trò chơi kích thích trí thông minh cho bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Top 10 đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thông minh, sáng tạo

2. 14 trò chơi trí tuệ giúp cho bé kích thích trí thông minh

2.1 Trò chơi thích trí thông minh cho bé bằng việc lắp ráp

trò chơi thông minh cho bé
Trò chơi thích trí thông minh cho bé bằng việc lắp ráp

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 – 4 tuổi. Các khối lắp ráp là trò chơi trí tuệ cơ bản nhất cho trẻ em. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay; các món đồ chơi này vẫn duy trì được vị trí ổn định trong những món đồ chơi phổ biến trên thế giới.

Tác dụng: Trò chơi thích trí thông minh này sẽ giúp bé nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ; nhận thức không gian và nhiều thứ khác nữa. Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất mà cha mẹ có thể cho bé chơi từ rất sớm.

Cách chơi:

  • Hãy chỉ cho bé biết các khối màu khác nhau và kích cỡ.
  • Sau đó, cha mẹ để bé khám phá các khối lắp ráp và để trí tưởng tượng của bé yêu thỏa sức khám phá.
  • Cha mẹ hãy tạo các mẫu đơn giản với các khối; hãy cho trẻ mới biết đi cố gắng bắt chước lắp ráp lại các mẫu.
  • Cha mẹ có thể bắt đầu với khối màu và hình dạng cơ bản cho trẻ nhỏ. Sau đó nâng cấp lên các khối Lego xây dựng hoặc vật phức tạp hơn cho trẻ lớn tuổi hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dạy bé 2 tuổi học những gì để con thông minh, lanh lợi

2.2 Trò chơi thông minh cho bé – Tìm hình giống nhau

Trò chơi ghép hình là một trong những trò chơi thông minh cho bé. Trò chơi này thích hợp với bé từ 2-5 tuổi.

Tác dụng: Trò chơi ghép hình sẽ giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kiểm tra và suy đoán. Cha mẹ hãy áp dụng trò chơi lắp ráp thông minh này cho bé. 

Cách chơi:

  • Mẹ cắt nhỏ giấy thành các hình chữ nhật kích thước giống nhau.
  • Sau đó, mẹ lần lượt vẽ bông hoa, trái tim, con vật,… vào các 2 tờ giấy.
  • Tiếp theo, mẹ úp hình vẽ xuống đất và để bé tìm 2 tờ giấy nào có hình giống nhau.
  • Bé sẽ có nhiệm vụ lật ngược từng hình lại; và cố gắng tìm 2 tờ giấy có hình vẽ giống nhau.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ tăng chỉ số IQ nhờ ăn cá, 4 cách nấu cháo cá bống cho bé thông minh hơn

2.3 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc tìm đồ vật

Trò chơi phát triển trí thông minh này thích hợp cho bé từ 5 – 12 tuổi. 

Tác dụng: Trò chơi tìm đồ vật có thể dễ dàng điều chỉnh và giúp giữ cho bé khả năng tập trung tìm kiếm hàng giờ liền. Những loại trò chơi này giúp trẻ làm theo hướng dẫn; tăng cường sự chú ý; phát triển ngôn ngữ; và tăng nhận thức về không gian.

Cách chơi:

  • Cha mẹ có thể giao nhiệm vụ cho bé tìm trong khu vực xung quanh nhà, trong vườn, khu vui chơi những thứ như một bông hoa, 3 tảng đá, nước; lá xanh, lá nâu, cây cỏ, hoa hồng; sách vở, thước kẻ…
  • Sau khi bé tìm đủ tất cả các món đồ; cha mẹ cũng đừng quên khen thưởng hoặc tặng quà để ghi nhận sự cố gắng của bé nhé.

2.4 Vẽ tranh – Trò chơi thông minh cho bé

Trò chơi phát triển trí thông minh này thích hợp cho bé từ 3 tuổi trở lên.

Tác dụng: Đây là một trò chơi quen thuộc giúp trẻ nhận biết được màu sắc, tăng khả năng sáng tạo, khả năng tư duy về hình ảnh và kỹ năng vẽ tranh.

Cách thực hiện:

  • Ban đầu, cha mẹ đưa những hình mẫu để bé tô màu vào đó.
  • Sau này khi bé lớn hơn, hãy giao một đề tài cụ thể cho bé vẽ.
  • Cha mẹ cũng có thể dắt bé đi dạo, đi du lịch để bé vẽ lại thiên nhiên. 

2.5 Kích thích trí não cho bé bằng trò chơi giải câu đố

Trò chơi giải đố
Giải câu đố là trò chơi kích thích trí thông minh của bé một cách vượt trội

Trò chơi kích thích trí thông minh của bé này thích hợp cho bé từ 2 – 8 tuổi. Giải câu đố có thể là trò chơi rất vui cho cả gia đình trong những chuyến đi chơi picnic hoặc buổi sum họp vào tối cuối tuần.

Tác dụng: Giải câu đố là trò chơi giúp phát triển nhận thức về không gian, sự phối hợp, giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức và vận động tốt. Đây chính là một trò chơi phát triển trí thông minh đơn giản cho bé; nên bất cứ khi nào cha mẹ cũng có thể chơi với con được.

Cách chơi:

  • Có nhiều kiểu câu đố khác nhau để cha mẹ lựa chọn cho con như tangrams (đồ chơi xếp hình cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Quốc) và bảng câu đố cho trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì cha mẹ có thể thử Scrabble, Sudoku, ô chữ, các câu đố logic và thậm chí các khối Rubik. Việc giải câu đố chắc chắn là phép kiểm tra não bộ thú vị và hiệu quả cho bất kỳ lứa tuổi nào.
  • Cha mẹ có thể tự làm các mảnh ghép theo ý mình bằng cách xếp các thanh gỗ đều liên tiếp, dán một tấm ảnh gia đình trên các thanh này.
  • Sau đó mẹ cắt các thanh gỗ ra, xáo trộn chúng lên rồi bảo trẻ xếp chúng lại thành hình đúng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

2.6 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc đoán đồ vật

Đoán đồ vật là một trò chơi kích thích trí thông minh cho bé mà cha mẹ có thể chơi với bé từ 3-10 tuổi. 

Tác dụng: Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé bằng việc đoán đồ vật sẽ giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình một cách tối đa. Trò này còn giúp trẻ nhớ được các đồ vật trong nhà, học thêm từ vựng.

Cách chơi: 

  • Cha mẹ hãy miêu tả công dụng, hình dáng cũng như màu sắc các đồ vật.
  • Sau đó cha mẹ hãy bảo trẻ đoán xem đó là đồ vật gì. 
  • Nếu trẻ chưa đoán ra, cha mẹ hãy thêm một vài gợi ý để giúp con dễ đoán được hơn.

2.7 Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi kích thích trí não, trí thông minh mang tính vận động này thích hợp cho trẻ từ 4 đến 8 tuổi.

Tác dụng: Giúp trẻ nâng cao động lực, nhận thức thị giác; lập kế hoạch, phối hợp, giải quyết vấn đề; tư duy phản biện và kỹ năng ngôn ngữ.

Cách chơi: 

  • Cha mẹ tạo chướng ngại vật tại phòng khách, sân trong nhà. 
  • Có rất nhiều cách tạo lập chướng ngại vật. Có thể là một số vật dụng ngay trong nhà: gối, ghế, bàn, gối ôm, sofa, hộp lưu trữ, dây, giấy…
  • Nhiệm vụ của bé là phải làm mọi cách để vượt qua các chướng ngại vật và đến được đích. Bé có thể bước lên, trườn bò, lăn qua, nhảy lên, ném đi… các chướng ngại.
  • Có thể điều chỉnh chướng ngại vật cho trẻ lớn hơn bằng cách thêm vào đó những câu đố và trò chơi xếp hình. Nếu trẻ trả lời đúng mới được đi qua.

2.8 Trò chơi xếp hình khối

Xếp hình khối là trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 – 4 tuổi. Tuy đơn giản nhưng các đồ chơi này chính là mấu chốt cho sự phát triển học tập rất sớm cho trẻ mới biết đi.

Tác dụng: Dù rất đơn giản, nhưng trò chơi này lại tác động như chất kích thích não hiệu quả cho trẻ mới chập chững. Động tác xếp và xây giúp tập luyện sự tinh tế, nhận biết không gian và trực quan, cân bằng, sắp xếp trình tự, kỹ năng học toán từ rất sớm và khả năng phối hợp.

Cách chơi:

  • Bắt đầu bằng một số đồ chơi xếp hình cơ bản và nâng cấp lên bằng cách điều chỉnh các họa tiết, bản in hoặc kích cỡ. Đây là 2 loại đồ chơi khá tương ứng và bổ trợ cho nhau.
  • Điều quan trọng là giữ cuộc trò chuyện liên tục trong khi bé chơi để tiếp thêm động lực cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

2.9 Trò chơi cho bé gỡ băng dính phát triển trí thông minh

Gỡ băng dính là trò chơi thông minh thích hợp cho bé từ 2 đến 4 tuổi. Sự tập trung là chìa khóa cho hầu hết các trò chơi nhằm phát triển hoạt động xây dựng bộ não quan trọng. Tuy nhiên, trẻ em rất dễ phân tâm.

Tác dụng: Đây là một trò chơi thông minh vui nhộn giúp cho bé động não và tăng cường sự tập trung.

Cách chơi:

  • Cha mẹ cần có một số mặt nạ băng và một bề mặt phẳng. Trò chơi trí não này giúp tăng cường tập trung của trẻ mới biết đi. Trẻ chập chững sẽ thích cảm giác bóc, gỡ, kéo; và hoạt động này thỏa mãn tất cả những hành động đó.
  • Trên bề mặt phẳng, bàn hoặc máy tính xách tay; dán dải băng keo. Đảm bảo rằng các băng chồng lên nhau. Hướng dẫn trẻ mới biết đi của bạn cách tháo băng một lần bằng cách dùng móng tay.
  • Cho phép trẻ mới biết đi khám phá và tháo băng. Cha mẹ có thể thêm băng màu khác nhau bằng băng cách điện hoặc băng thủ công để thêm nhiều yếu tố hơn cho hoạt động này.

2.10 Diễn kịch với đồ chơi: Trò chơi kích thích trí não thú vị

Diễn kịch cùng với bé
Diễn kịch với đồ chơi: Trò chơi kích thích trí thông minh thú vị cho bé

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi. 

Tác dụng: Trò chơi đóng vai giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và cảm xúc của trẻ. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Trò chơi đóng vai giúp gợi ý các câu hỏi mở và kích thích quá trình tư duy.

Cách chơi:

  • Don dẹp lại nhà cửa để tạo ra một khu vực chơi, dùng những hộp các tông, lều bạt… để tạo ra máy giặt, nhà ở, pháo đài, nhà bếp; hoặc bất cứ thứ gì mà trẻ thích.
  • Đừng quên, tất cả đều là trò chơi giả vờ. Vì vậy hãy khích lệ trẻ làm mọi thứ có thể: xây dựng căn cứ bí mật; lãnh đạo một trận chiến ngoài hành tinh; làm bác sĩ thú y chăm sóc gấu bông bị ốm…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.11 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 6-12 tuổi bằng việc thay phiên kể chuyện

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 6 đến 12 tuổi. Đây là một trong những trò chơi thú vị nhất mà cha mẹ có thể tổ chức cho một nhóm các bé hoặc chơi cùng các thành viên trong gia đình.

Tác dụng: Có rất nhiều lợi ích từ trò chơi này; bao gồm gia tăng sự tự tin, điều chỉnh khả năng suy nghĩ, cải thiện việc học tập; và quan sát, ra quyết định và tính sáng tạo. Đây là trò chơi vui nhộn cho cả gia đình ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Cách chơi:

  • Mỗi người sẽ cùng nhau kể lại một câu chuyện nhưng chỉ được phép sử dụng mỗi lần một câu. Ví dụ:
    • “Ngày xửa ngày xưa, có một vị hoàng hậu sinh ra được một người con gái.”
      “Nàng công chúa ấy da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết.”
      “Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời…”
  • Hãy lựa chọn một câu chuyện mới lạ, hấp dẫn và hài hước để mang đến cảm giác hấp dẫn khiến trẻ hào hứng tham gia.
  • Có thể chọn một câu chuyện mà bé đã biết hoặc sáng tạo một câu chuyện hoàn toàn mới lạ.

2.12 Trò chơi sáng tạo một câu chuyện

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi. Kể lại một câu chuyện có thể giúp thúc đẩy sự phát triển trí não khác hơn so với những gì trẻ đạt được khi nghe câu chuyện hoặc đọc sách ảnh.

Tác dụng:

  • Trò chơi đòi hỏi bé chú ý và tập trung trong một khoảng thời gian dài. Điều này cũng giúp ích cho trí nhớ của trẻ; vì con sẽ phải theo dõi các nhân vật của câu chuyện, chuỗi sự kiện và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
  • Bên cạnh kích thích trí thông minh; trò chơi kể chuyện cũng giúp cho bé phát triển ngôn ngữ, từ vựng và sự tự tin. 
  • Trẻ em ở độ tuổi lên 6 có thể được phát triển sự tự tin và cách suy nghĩ độc lập. Việc cố gắng diễn đạt lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của riêng mình là một cách tuyệt vời để thể hiện cảm xúc và tình cảm của trẻ một cách tích cực.

Cách chơi:

  • Chọn một trang tạp chí có nhiều yếu tố, trẻ sẽ phải sáng tạo để kể ra thành một câu chuyện bằng chính các yếu tố có trên trang viết đó.
  • Một ý tưởng vui nhộn khác là thử viết các gợi ý cho vào đầy trong một cái lọ với thật nhiều những mẩu giấy viết các chủ đề như “con quái vật xanh trong lâu đài”; “phi hành gia bị mất tên lửa”; “con bọ rùa có đốm xanh”. Càng sáng tạo hơn với những gợi ý, sẽ càng có các câu chuyện vui hơn.

2.13 Trò chơi ngữ âm

Trò chơi kích thích trí thông minh này thích hợp cho bé từ 2 đến 6 tuổi. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng hết sức vui vẻ. Một trò chơi vận động đơn giản mà bạn có thể chơi bất cứ đâu cho đến khi thấy chán thì thôi.

Tác dụng: Hoạt động này giúp con và cha mẹ suy nghĩ nhanh, phát triển khả năng giao tiếp, cải thiện kỹ năng ra quyết định, giúp trẻ tự tin hơn.

Cách chơi

  • Người chơi luân phiên chọn các chữ cái liên tiếp của bảng chữ cái và điền vào những chỗ còn trống sau đây: “Con sẽ chọn … để … với con.”
    • Ví dụ: “Con sẽ chọn anh hai [chữ A] để ăn bánh [chữ A] với con. Con sẽ chọn bà nội [chữ B] để bò ra ngoài vườn [chữ B] với con. Con sẽ chọn con mèo [chữ C] để chơi nhảy dây [chữ C] với con…
  • Các câu đọc lên càng ngớ ngẩn, trò chơi lại càng vui nhộn! Cha mẹ có thể cho bé thay đổi cấu trúc câu một cách sáng tạo hơn nhưng luôn tuân theo nguyên tắc điền các cặp từ có chữ cái bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái nhé.

2.14 Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé với đất nặn

Trò chơi nặn đất nặn kích thích trí thông minh thích hợp cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. 

Tác dụng: Đây sẽ là trò chơi thông minh giúp co bé rèn luyện kỹ năng nhào nặn, sáng tạo và kết hợp màu sắc. Bé còn được rèn luyện trí tưởng tượng để sáng tạo ra những con vật, hình thù để nhào nặn.

Cách chơi:

  • Mẹ tìm mua đất nặn cho bé.
  • Mẹ nặn mẫu và dạy bé cách nặn các vật đơn giản.
  • Nếu bé đã lớn hơn và thuần thục hơn thì mẹ có thể ra đề tài cho bé tự nặn.

[inline_article id=226904]

2.15 Trò chơi nhặt đậu

Trò chơi nhặt đậu giúp phát triển trí thông minh cho bé
Trò chơi nhặt đậu giúp cho bé phát triển trí thông minh, nhạy bén, kiên nhẫn

Trò chơi nhặt đậu lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp cho bé từ 3 – 6 tuổi.

Tác dụng: Việc nhặt đậu bên cạnh giúp bé rèn luyện được tính kiên trì, nhẫn nại; mà còn giúp bé học được cách phân biệt màu sắc nhạy bén hơn. Việc lựa đậu cũng giúp bé rèn luyện được sự nhanh nhạy của đôi tay.

Cách chơi:

  • Mẹ chọn từ 2-3 loại đậu có màu sắc khác nhau. Nên nhớ lựa các hạt to để bé dễ nhận biết cũng như đảm bảo an toàn cho bé.
  • Yêu cầu bé lựa đậu theo các màu sắc rồi để vào từng lọ riêng biệt.
  • Nếu làm tốt sẽ được mẹ thưởng cho món chè đậu hoặc một phần thưởng nào đó bất kỳ.

2.16 Trò chơi toán học – trò chơi kích thích trí não cho trẻ

Trò chơi kích thích trí thông minh bằng việc học toán thích hợp cho bé từ 5 đến 12 tuổi. Đây là một trò chơi toán đơn giản nhưng giúp trẻ cải thiện kỹ năng tính toán. Trò chơi thẻ bài cũng rất tốt để nâng cao kỹ năng toán học.

Tác dụng: Trò chơi trí não cùng toán học giúp trẻ nhận dạng số, cách đếm, so sánh số lớn hơn, nhỏ hơn và các vấn đề cơ bản khác của toán học. Một trò chơi toán đơn giản luôn là chọn lựa rất tốt để giúp trẻ em cải thiện kỹ năng tính toán.

Cách chơi:

Dưới đây là hai trò chơi thông minh toán học đơn giản giúp ích cho hoạt động trí não cho trẻ.

Cuộc chiến xúc xắc:

  • Cha mẹ sẽ cần xúc xắc và một số vật có thể đếm được như sỏi, hạt nút, hạt đậu…
  • Bé chơi các trò chơi bằng cách thả xúc xắc và đếm số nút trên xúc xắc.
  • Người chơi có số nút cao hơn sẽ được lấy một viên sỏi hoặc hạt nút từ người chơi khác.
  • Người giành được nhiều hơn các vật đếm là người chiến thắng.

Tìm kiếm thẻ bài

  • Cha mẹ sẽ cần một hộp đựng thẻ trong đó có các thẻ với hình ảnh đã bị che đi. 
  • Xếp tất cả các thẻ trên một cái khay với mặt số ở bên trên. Một người chơi sẽ nói rằng “Tôi tìm bằng mắt thêm hai thẻ để làm cho … ” và người chơi khác phải tìm thấy hai thẻ này.
  • Một khi các thẻ đã được tìm thấy, phải loại bỏ thẻ ra khỏi bộ thẻ. Tiếp tục cho đến khi tất cả các thẻ đã được lấy ra hết. 

Trên đây là 16 trò chơi rèn luyện trí não và kích thích trí thông minh cho bé thú vị. Cha mẹ hãy dành chút thời gian để chơi với bé nhà mình các trò chơi kích thích trí thông minh cho bé; và những trò sáng tạo này nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Mắt lác là gì? Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-4 tuổi. Tình trạng này hiếm gặp ở bé lớn hơn 6 tuổi.

Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng; thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắt lác

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Trước tiên mẹ hãy xem dấu hiệu mắt trẻ bị lác là như thế nào nhé!

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt (strabismus):

  • Hai mắt bé không đều nhau.
  • Một bên hoặc cả hai mắt của trẻ không nhìn qua theo cùng một hướng.
  • Từng mắt có thể nhìn theo hướng khác nhau, từ hướng trong, hướng ngoài, hướng lên và hướng xuống.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và kỹ năng đọc, việc học của bé sau này. Những đứa trẻ chưa biết nói có thể nheo mắt nhiều và quay hoặc nghiêng đầu để cố gắng nhìn rõ hơn.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Tại sao trẻ sơ sinh nháy mắt liên tục, thái quá? Có phải do hay làm mắt lé?Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé?

tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé
Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Do trẻ gặp vấn đề về cơ mắt

Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Nhưng có thể chắc rằng nguyên nhân trẻ bị mắt lé (lác) là kết quả của việc các cơ mắt không hoạt động giống nhau.

2.1 Một số yếu tố giải thích tại sao tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

  • Trẻ gặp vấn đề về cơ.
  • Trẻ bị suy giảm thị lực.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Cấu tạo thần kinh bé bất thường.
  • Gia đình có thành viên bị mắt lác.
  • Trẻ mắc bệnh về võng mạc do sinh non.
  • Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thị lực như đục thủy tinh thể; chấn thương mắt, có sẹo giác mạc.

2.2 Nguyên nhân trẻ bị lé mắt cũng có thể do mắc các bệnh lý

  • Chấn thương não.
  • Gãy vách quỹ đạo.
  • Hội chứng Duane.
  • Hội chứng Moebius.
  • Bệnh mắt tuyến giáp.
  • Tổn thương thần kinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

3. Khi nào trẻ sơ sinh mắt lác cần đến bác sĩ nhi khoa?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây của bệnh mắt lác; mẹ hãy lên lịch hẹn khám mắt với bác sĩ nhãn khoa:

  • Nếu anh chị em của bé cũng bị lác mắt.
  • Lác mắt gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát, việc đọc, thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Mặc cho lý do tại sao hay làm mắt lé là gì, trẻ sơ sinh, trẻ từ 1-4 tuổi nên cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn do lác mắt, nên khắc phục như thế nào?

[inline_article id=170558]

4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị lé mắt phải làm sao? Việc điều trị cụ thể cho bệnh lác mắt sẽ do bác sĩ xác định dựa trên:

  • Mức độ mắc bệnh.
  • Tình trạng, diễn biến của bệnh.
  • Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé.
  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử mắc bệnh của trẻ.
  • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể.
Cách điều trị hội chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị hội chứng mắt lác tùy thuộc nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

Các phương pháp điều trị bệnh mắt lác ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Cho trẻ tập bài tập mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt.
  • Phẫu thuật làm thẳng mắt.
  • Cho trẻ đeo kính mắt thuốc.
  • Tiêm botox làm giãn cơ mắt.
  • Đeo miếng che mắt ở mắt khỏe mạnh (nếu bị trẻ giảm thị lực) để cải thiện mắt yếu.
  • Nếu đã biết tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé là do mắc các bệnh lý; bác sĩ sẽ chuyển trẻ đến các khoa tương ứng để điều trị.

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ không còn lo lắng về vấn đề  tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Tất cả các nguyên nhân gây mắt lác ở trẻ em đều có phương pháp điều trị tương ứng. Vì thế, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mắt lác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.