Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhé!
Viêm da cơ địa ở trẻ là gì?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là vấn đề về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi bị viêm da cơ địa, da của bé sẽ có các biểu hiện như đỏ, khô, sần sùi và ngứa ngáy [1].
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là biểu hiện thường gặp của mẫn cảm. Do đó, nếu thấy bé có các biểu hiện của viêm da cơ địa thể nhẹ như nổi mẩn đỏ, da khô, ngứa ngáy…, mẹ hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân này và tư vấn bác sĩ để được thăm khám và có lời khuyên chính xác về cách hỗ trợ và phòng ngừa mẫn cảm cho bé.
Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm là tình trạng xuất hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được. Trong đó, viêm da cơ địa, chàm… là những biểu hiện mẫn cảm ở da thường gặp. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện mẫn cảm về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… hoặc các biểu hiện về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… [2].
Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch còn non nớt nên bé thường rất dễ bị kích ứng. Nếu trẻ có cơ địa mẫn cảm thì lại càng nhạy cảm và dễ bị kích ứng với dị nguyên từ môi trường, chẳng hạn như với các chất mẫn cảm có trong sữa. Do đó, trẻ sẽ có thể hay gặp phải các triệu chứng mẫn cảm như viêm da cơ địa, chàm…
Ngoài nguyên nhân về mẫn cảm, trẻ bị viêm da cơ địa còn có thể là do các nguyên nhân như: [1]
Do di truyền: Trong gia đình có cha hoặc mẹ từng bị thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng gặp phải tình trạng này.
Các yếu tố bên ngoài: Thời tiết hanh, khô; bạn cho bé tắm nước nóng; bạn cho bé sử dụng các sản phẩm chăm sóc chứa chất kích ứng…
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ
Bất kỳ vùng da nào ở trên cơ thể trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm da cơ địa. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến da bên trong khuỷu tay, mặt sau của đầu gối, hai bên cổ, quanh miệng và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay [1].
Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi trẻ. Nếu bé chỉ có các biểu hiện của viêm da cơ địa thể nhẹ như da đỏ, ngứa, hoặc bong tróc thì nguyên nhân có thể là do mẫn cảm. Trường hợp bị nặng, bé có thể có các biểu hiện như: [1]
Da khô, có vảy
Ngứa dữ dội
Đỏ và sưng
Da dày lên
Các vết sưng nhỏ, nổi lên có thể trở nên đóng vảy và rỉ dịch nếu bị trầy xước
Các nốt sần trên mặt, cánh tay trên và đùi
Sạm da mí mắt hoặc quanh mắt
Thay đổi da quanh miệng, mắt hoặc tai.
Các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Để biết chắc chắn con có bị viêm da dị ứng hay không, bạn cần đưa con đến bệnh viện khám sớm nhất có thể.
Viêm da cơ địa ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa thể nhẹ do mẫn cảm thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Thực chất, mẫn cảm không phải là bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn chủ quan khi thấy con có biểu hiện viêm da cơ địa do mẫn cảm. Bởi viêm da cơ địa chỉ là khởi đầu cho tiến trình mẫn cảm và có thể dẫn đến phản ứng mẫn cảm ở đường hô hấp ở tuổi trưởng thành [3], [4]. Bên cạnh đó, tình trạng mẫn cảm nếu kéo dài, không can thiệp thì có thể đưa đến nhiều hệ lụy như khiến bé chậm tăng cân, bé thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như khiến bé tăng nguy cơ bị dị ứng sau này [5]. Do đó, khi thấy con có biểu hiện viêm da cơ địa và nghi ngờ là do mẫn cảm, tốt nhất mẹ nên tư vấn với bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên về cách hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm cho bé.
Với những nguyên nhân khác, nếu không điều trị, viêm da cơ địa có thể gây nhiễm trùng da ở do vi khuẩn và viêm da liên quan đến dị ứng khác. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến bé ngủ không sâu vì ngứa. Nặng hơn nữa, triệu chứng ngứa của viêm da cơ địa có thể dẫn đến tâm trạng của bé chán nản, thụ động, thiếu năng lượng [6].
Chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
Chăm sóc dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng là một trong những biện pháp trực tiếp giúp hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm cho bé. Do đó, nếu bé bị viêm da cơ địa do mẫn cảm, bạn sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến việc chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm cho con.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho đến khi 2 tuổi [7]. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn có thể giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm. Nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè và giảm tần suất dị ứng sữa bò [8].
Ngoài ra, sau giai đoạn bú mẹ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ sẽ cần chọn đúng loại sữa cho bé để giúp hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, tuổi, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng mà bé đang gặp phải. [6]
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để viêm da cơ địa ở trẻ và người lớn nhưng bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giảm ngứa và viêm; bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ. [6]
Cho trẻ tránh xa các chất kích thích; những chất độc hại như thuốc tẩy, thuốc trừ sâu…
Tắm bằng sữa tắm có thành phần nhẹ nhàng hoặc sữa tắm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ móng tay của trẻ ngắn để tránh gãi, gây kích ứng da và nhiễm trùng.
Sử dụng kem dưỡng ẩm đặc trị viêm da cơ địa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với việc dùng thuốc, kể cả với thuốc không kê đơn và thuốc bôi ngoài da, bạn không nên tự ý sử dụng cho bé mà không trao đổi hoặc có sự tư vấn từ bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị viêm da dị ứng mà bác sĩ có thể chỉ định cho bé là:
Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid: Giúp giảm ngứa chỗ viêm và sưng tấy.
Thuốc kháng sinh: Trẻ có thể uống thuốc dạng lỏng hoặc thuốc rắn để điều trị nhiễm trùng.
Thuốc kháng histamine: Con có thể cần dùng thuốc này trước khi ngủ để giúp giảm ngứa và cải thiện giấc ngủ.
Kem hoặc thuốc mỡ ức chế calcineurin: Giúp giảm ngứa và sưng tấy do viêm da cơ địa.
Tóm lại, triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối với các biểu hiện thường thấy là da khô, ngứa dữ dội, đỏ… Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do mẫn cảm hoặc một số nguyên nhân khác. Với trường hợp viêm da cơ địa do mẫn cảm, bạn nên tư vấn với bác sĩ.
Thế những ngón tay có gì hấp dẫn mà nhiều trẻ sơ sinh lại thích mút tay đến như vậy? Bé mút tay có phải do đói? Trẻ sơ sinh mút tay như vậy liệu có an toàn không? Hãy cùng Marrybaby tìm câu trả lời nhé!
1. Vì sao trẻ sơ sinh mút tay?
Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là một hiện tượng khá phổ biến mà trẻ nào cũng gặp phải. Nguyên nhân có thể vì:
Trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên gây ra căng thẳng, lo âu quá mức. Việc trẻ sơ sinh mút tay có thể giúp xoa dịu sự căng thẳng. Trẻ sẽ bình tĩnh hơn khi bị kích động.
Một lợi ích khác của việc trẻ sơ sinh mút ngón tay là giúp trẻ tiếp xúc với vi trùng hàng ngày trong giai đoạn đầu đời. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và giảm các bệnh dị ứng phổ biến ở trẻ khi trưởng thành.
Việc mút tay còn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh sẽ bỏ mút tay ở tháng thứ 6,7 hoặc từ 2-4 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ còn đang mọc răng, Trong lúc mọc răng, việc mút tay có thể ảnh hưởng đến cách những chiếc răng mọc lên và sinh ra các vấn đề về răng miệng của trẻ.
Việc này làm tăng nguy cơ các răng cửa mọc không thẳng hàng, gây ra khe hở giữa răng cửa trên và dưới. Tùy thuộc vào thời gian trẻ sơ sinh tiếp tục mút ngón tay cái, các biến dạng răng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.
Các vấn đề khác có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là đau ngón cái; nhiễm trùng và hình thành vết chai trên ngón tay cái.
3. Có nên để trẻ mút tay tự ngủ?
Mút ngón tay thường là điều mẹ nên tránh; nhưng trên thực tế, đây là một cách hữu ích trẻ tự xoa dịu bản thân; giống như núm vú giả. Việc mút ngón tay cái rất khó kiểm soát với trẻ sơ sinh và không phải là vấn đề ở độ tuổi này.
Các chuyên gia nói rằng việc mút ngón tay cái chỉ trở thành vấn đề sau khi trẻ lên 3 tuổi, khi nó có thể bắt đầu cản trở sự hình thành răng vĩnh viễn của trẻ. Đến lúc đó, con có thể sẽ thấy thoải mái hơn nhiều khi tự đi vào giấc ngủ. Nhưng nếu thói quen này khiến mẹ khó chịu; và mẹ muốn bé dừng lại, hãy thực hiện những cách sau đây để giúp bé bỏ tật mút tay nhé.
4. Mẹo giúp bé hết mút tay
Mặc dù hầu hết trẻ em đều ngừng tự mút ngón tay cái trước khi vào mẫu giáo; nhưng cho trẻ sơ sinh mút tay có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của con; đặc biệt là lúc con mọc răng. Vì vậy, các mẹ cần có một số mẹo giúp bé hết mút tay để đảm bảo sức khỏe của con tốt nhất.
4.1 Quan sát để xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay
Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh chỉ mút ngón tay trước khi đi ngủ, có thể đó chỉ là một cách để con thư giãn và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon hơn. Mẹ có thể thử cho con uống một bình sữa hoặc trà thảo mộc phù hợp với độ tuổi của con.
Nếu mẹ thấy con đưa ngón tay cái vào miệng mỗi khi lo lắng, tức giận hoặc buồn bã. Hãy tìm cách giúp con bình tĩnh hơn bằng cách vỗ về, dỗ ngọt con.
4.2 Sử dụng phần thưởng để khuyến khích trẻ sơ sinh bỏ tật mút tay
Khi thấy trẻ sơ sinh mút tay, mẹ có thể dùng những món đồ chơi, quà bánh để làm phần thưởng nếu trẻ không mút tay nữa. Hãy nói với con rằng “nếu con không mút tay nữa mẹ sẽ tặng món này cho con”. Nếu món quà đó khiến con thích thú, con sẽ dần dần làm quen với việc bỏ mút ngón tay.
4.3 Cho con chơi trò nhập vai
Nếu con có những món đồ chơi yêu thích như gấu bông hoặc đồ chơi yêu thích, hãy tận dụng chúng để giúp trẻ sơ sinh bỏ tật mút tay. Ví dụ mẹ có thể giả bộ nói với con rằng gấu bông muốn ngừng mút ngón tay của mình. Hỏi con xem phải làm sao để giúp gấu bông bỏ mút tay đây. Cứ như thế, con sẽ giúp “người bạn” của mình bằng cách làm gương tốt, bỏ mút tay để gấu bông làm theo.
Các chuyên gia tin rằng núm vú giả thực sự có thể tốt hơn việc mút ngón tay cái vì những lý do sau:
Núm vú giả mềm hơn và ít gây hại cho răng hơn.
Viền nhựa trên núm vú giả giúp giảm bớt một phần lực cắn từ răng.
Núm vú giả dễ dàng khử trùng trước khi cho trẻ sơ sinh mút.
4.5 Nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng
Nếu đã dùng nhiều cách nhưng con vẫn mút ngón tay của mình liên tục và không ngừng, nhiều cha mẹ chắc hẳn cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn. Đừng la mắng hoặc nặng lời với con. Điều này sẽ khiến trẻ sơ sinh trở nên sợ hãi và thậm chí mút tay nhiều hơn do căng thẳng.
Hãy nhớ luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng nhắc con dừng lại. Việc gì cũng cần thời gian cả, đặc biệt tình trạng trẻ sơ sinh mút tay cũng sẽ biến mất khi con lớn. Nếu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Đôi khi nha sĩ sẽ có nhiều cách “dụ dỗ” con cai mút tay hơn. Hầu hết các phòng khám nha khoa nhi đều có rất nhiều tài nguyên giáo dục đầy màu sắc, thân thiện với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, nếu con mắc một số vấn đề răng miệng do di chứng mút tay lâu ngày để lại, cha mẹ cũng nên đưa con đến phòng nha để chữa trị kịp thời.
5. Một số lưu ý khi cho bé mút núm vú giả
Cho trẻ sơ sinh mút núm vú giả thay vì mút tay là một giải pháp an toàn hơn. Nhưng sử dụng núm vú giả không đúng cách cũng khiến sức khỏe con bị ảnh hưởng. Cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng núm vú giả:
Sử dụng núm vú giả sau khi cho trẻ bú, không sử dụng trước hoặc giữa các bữa ăn.
Sử dụng núm vú giả làm bằng vật liệu chắc chắn, một mảnh có thể tiệt trùng. Núm vú phải mềm và thông thoáng, có lỗ nhỏ, tấm chắn rộng hơn miệng trẻ.
Không buộc núm vú giả quanh cổ em bé hoặc buộc vào nôi hoặc xe đẩy. Con có thể không cẩn thận nuốt phải, dẫn đến nghẹt thở.
Đảm bảo rằng chiếc nút núm vú giả của con là chỉ cho một mình con nút.
Không nhúng núm vú giả vào mật ong hoặc làm ngọt bằng bất kỳ cách nào khác.
Trẻ sơ sinh mút tay có thể do trẻ đang căng thẳng. Mút tay có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn. Ngoài ra nó còn giúp trẻ ngủ ngon hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bỏ mút tay ở tháng thứ 6,7 hoặc từ 2-4 tuổi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, trong lúc mọc răng, việc trẻ sơ sinh mút tay có thể ảnh hưởng đến cách những chiếc răng mọc lên và sinh ra các vấn đề về răng miệng. Cha mẹ cũng nên bỏ túi một số cách giúp bé bỏ tật mút tay như là dùng phần thưởng khuyến khích con, cho trẻ đóng vai, dùng núm vú giả…
Nhân ngày 1/6, MarryBaby cũng xin gửi đến trẻ em trên toàn quốc những bài thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất. Hy vọng các bé luôn vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan, học giỏi.
Thơ lục bát ngày Quốc tế Thiếu nhi
1. Bài thơ “Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi”
Hôm nay Quốc tế Thiếu nhi
Chào mừng các cháu được đi nhận quà
Gửi lời khen ngợi tặng hoa
Hân hoan xã hội chúng ta chúc mừng
Khắp nơi náo nhiệt vô cùng
Chúc cho trẻ khỏe anh hùng vươn vai
Khác chi Phù Đổng thiên tài
Nêu gương việc tốt tương lai trưởng thành
Siêng năng vượt khó học hành
Sống sao cho thật mạnh lành đáng yêu
Các em sẽ được cưng chiều
Quan tâm chỉ bảo những điều thiệt hơn
Thương cho kiếp sống cô đơn
Mồ côi, bệnh tật, tủi hờn long đong
Cùng nhau hết dạ đồng lòng
Chăm lo cho trẻ đề phòng nạn tai
Hãy vì quyền lợi chung tay
Góp phần xây dựng ngày mai thắm nồng
Cho mầm non đẹp tươi hồng
Tuổi xanh bớt khổ cộng đồng mới vui
Các em lứa tuổi rạng ngời
Vui chơi nghịch ngợm nụ cười hồn nhiên
Tuổi thơ đẹp đẽ thần tiên
Nâng niu che chở miệt mài sớm hôm.
Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây sẽ gửi gắm niềm hy vọng đến trẻ em trên toàn quốc.
Trẻ thơ như búp trên cành
Mai sau phát triển màu xanh diệu kỳ
Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Chăm lo các cháu cũng vì tương lai
Huy hoàng như ánh ban mai
Cho em đủ đức đủ tài vươn lên
Cố công rèn luyện thì nên
Đầu tư kế cận vững bền mai sau
Tuổi thơ rực rỡ sắc màu
Ước mơ khát vọng trên tàu thời gian
Với bao hy vọng chứa chan
Chắp thêm đôi cánh đại bàng bay cao
Nhớ lời Bác dạy hôm nào
Tương lai đất nước trông vào nơi đây
Mười năm lợi ích trồng cây
Trăm năm lợi ích dựng xây trồng người.
9. Thơ quốc tế thiếu nhi “Ca ngợi nét đẹp trẻ thơ”
Trẻ em là những thiên thần.
Hồn nhiên trong sáng như vần thơ ca.
Nụ cười em tỏa hương hoa.
Cho đời tươi đẹp vang xa khắp miền.
Tuổi em là tuổi thần tiên.
Hãy cho em đẹp hồn nhiên muôn lòng.
Tặng em một đóa hoa hồng.
Tình cha nghĩa mẹ trọn vòng tay yêu.
Cười đi em nhé thật nhiều.
Ăn no chóng lớn là điều mẹ mong.
Thiếu nhi tháng sáu đồng lòng.
Chút quà cho bé môi hồng thêm xinh.
10. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Thiếu niên Nhi đồng tương lai đất nước”
Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Lớp người đi trước nghĩ gì hôm nay
Thế giới cần phải chung tay
Chăm sóc các cháu từng ngày tốt hơn
Tương Lai phát triển Giang Sơn
Tre già măng mọc xanh rờn bút non
Trồng người từ lúc tuổi son
Cho rừng tre mãi vẫn còn xanh tươi
Vườn ươm ra những con người
Khởi đầu từ những tiếng cười trẻ thơ
Tuổi thơ là Tuổi Mộng Mơ
Tương lai đất nước là nhờ các em.
Tết thiếu nhi cũng là một dịp tuyệt vời để đi thăm ông bà. Hãy cùng xem trong bài thơ quốc tế thiếu nhi dưới đây, con yêu đã chơi với bà vui như thế nào nhé.
Hôm nay là tết thiếu nhi
Hôm qua dắt cháu rủ đi thăm bà
Bà nay tuổi đã quá già
Bạc phơ trắng cước như là bà tiên
Già rồi là lẽ tự nhiên
Nhưng bà đâu dễ mà quên tháng ngày
Bà rằng bà nhớ ngày này
Tuổi thơ đâu có no đầy vui chơi
Cháu yêu bà lắm bà ơi
Cầm tay bà dắt đến nơi bàn thờ
Khua tay khe khẽ bà sờ
Bà dành gói kẹo bà chờ cháu sang
Ngoài kia trời nắng trang trang
Trong nhà bà cháu cười vang nức lòng
Lưng bà tuy đã hơi còng
Mảng vui bà vẫn nhảy vòng theo tay
Cháu vui cháu hát hăng say
Cháu yêu bà lắm tết này cháu vui
Lòng bà chưa hết ngậm ngùi
Cuộc đời vẫn lắm ngọt bùi yêu thương.
Thơ hay 4 chữ về ngày Quốc tế Thiếu nhi
1. Bài thơ “Nhớ ngày còn trẻ”
Ngày ta còn trẻ
Chỉ mải rong chơi
Nhớ mãi những lời
Mẹ cha dạy bảo
Chăm ngon học giỏi
Phấn đấu bằng người
Vừa học, vừa chơi
Nghe lời người lớn
Bài học thầy cho
Cố gắng phải lo
Mặc dù có khó
Phải cố gắng lên
Kính trọng bề trên
Thương yêu đồng loại
Đừng mà có dại
Đánh lộn bạn bè
Cha mẹ chở che
Khi ta còn nhỏMuốn mình sáng tỏ
Tự học tự tìm
Trái tim bao dung
Tâm hồn thư thái
Giữa thời ngang trái
Biết đúng, biết sai
Quý trọng hiền tài
Không ưa xu nịnh
Làm người trung thực
Đói rách vẫn thơm
Nay ta lớn khôn
Ngẫm lời cha nói
Vẫn còn tươi rói
Ấm áp tình người.
Chắc hẳn sẽ có nhiều bậc phụ huynh muốn “xin 1 vé quay về tuổi thơ” vừa hồn nhiên, vui vẻ vừa được cha mẹ chở che. Hy vọng trong bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây, các cha mẹ của bé sẽ thấy được 1 phần của mình trong đó.
2. Thơ Quốc tế thiếu nhi “Ngày Tết Thiếu nhi của bé”
Mùng 1 tháng 6
Tết của thiếu nhi
Mẹ đưa bé đi
Dạo quanh khắp phố
Nào là ô tô
Nào là xe máy
Rộn rã, vui tươi
Sao mà náo nhiệt
Bé yêu thích lắm
Thích được đi chơi
Thích được nhận quà
Ngày tết thiếu nhi
Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi
Bà gửi các cháu
Tất cả những gì
Yêu thương thân quý
Của ông bà đây
Nhớ tới các cháu
Trong Lễ lớn này
Chúc mừng các cháu
Vui vẻ thơ ngây
Chơi ngoan học giỏi
Lớn lên từng ngày
Ông bà hoan hỷ
Mừng cháu hôm nay
Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi
Thơ 6 chữ ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 – Mong ước quay về tuổi thơ
Tuổi thơ đẹp như hoa nở
Ai cũng một lần tuổi thơ
Nhớ lắm những ngày bé nhỏ
Cha Mẹ yêu thương vô bờ
Tuổi thơ ôm bao ước mơ
Gặp Bụt hiền như chuyện cổ
Đêm về êm lời Mẹ kể
Giấc ngủ an lành để mơ
Tuổi thơ bạn bè cùng lứa
Xếp hàng chơi bên gốc me ,
Nhảy dây, ô quan, banh đũa…
Mải chơi quên giấc ngủ trưa
Xa từ lâu rồi tuổi thơ
Yêu thương vẫn giữ đến giờ
Vẫn thèm chuyến xe cổ tích
Chở ta quay về trong mơ.
Thơ 7 chữ về Quốc tế thiếu nhi 1/6
1. Bài thơ chúc mừng 1/6
CHÀO thế hệ tương lai đất nước
MỪNG hân hoan tết được thưởng quà
QUỐC Nam là của chúng ta
TẾ Liên Hiệp Quốc xướng qua toàn cầu.
THIẾU niên ước ngàn câu hy vọng
NHI đồng luôn theo ngóng đợi chờ
MẦM măng uốn dạy tuổi thơ
NON sông bền vững đều nhờ cháu con.
ĐẤT có mạnh gắng đoàn kết để
NƯỚC giàu lên không thể xem thường
Được thời vốn quý tình thương
Đi rồi đến đích chặng đường gian truân.
Hưởng quyền lợi ân cần cặn kẻ
Qua việc làm vạch vẻ hướng đi
CHÀO MỪNG QUỐC TẾ THIẾU NHI
MẦM NON ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC ĐI HƯỞNG QUÀ?
Hãy để ý những chữ cái đầu trong các câu của bài thơ về Quốc tế Thiếu nhi trên nhé. Nó có ẩn chứa thông điệp mà MarryBaby muốn mang tới cho các thiên thần nhỏ đấy!
2. Bài thơ Quốc tế thiếu nhi – Tuổi thơ ơi
Tôi thèm đắp lại mảnh tình quê
Gửi chốn thành đô những bộn bề
Vứt trả cho cô nàng lộng lẫy
Vui cùng với tụi nhỏ ngô nghê
Trẻ con đưa bánh cung tay dạ
Người lớn dâng hoa vẩu miệng trề
Một tấm chân tình sao rũ bỏ
Cuộc đời trao hết vẫn còn chê.
3. Tết Thiếu nhi – Bà yêu gửi gửi tặng cháu
Ngày. 1 – 6. Cháu ở xa
Bà không cùng các cháu sắm quà
Vui vẻ đón Tết cùng các cháu
Nay ở trong đó ông thay bà
Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi ta
Ngoài Bắc bà một mình ở nhà
Giá như được ở bên các cháu
Là niềm vui lớn nhất của bà
Bà hẹn các cháu năm sau nha
Cùng đi Siêu thị vui sắm quà
Tham gia nhiều trò chơi vui vẻ
Tình cảm bà cháu thêm mặn mà
Bà yêu thương các cháu nhất nhà
Ba cháu nội, ngoại tươi như hoa
Các cháu ngoan, khỏe và hiếu động
Là nguồn động viên của người già…!!!
4. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Mừng ngày Thiếu nhi Quốc tế”
Mừng ngày Quốc Tế Thiếu Nhi nha!
Ngày lễ trò ngoan được nhận quà
Thiếu học sao thành người hữu dụng?
Nhi đồng uốn nắn lợi non nhà
Các con cháu trẻ là nền tảng
Bé nhỏ ngày sau tiếp bước già
Ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ dạy
Vui lo học tập để thăng hoa.
5. Mừng ngày Thiếu nhi
Bài thơ dưới đây sẽ miêu tả không khí hân hoan trong ngày Quốc tế thiếu nhi.
Rực rỡ đèn hoa khắp phố phường
Niềm vui thắm thiết được yêu thương
Khăn quàng tháng sáu ngày mùng một
Quốc tế thiếu nhi rộn rã đường
Hớn hở thầy cô, ba mẹ đã
Lớn lên nhớ mãi tuổi hoa nhường
Ươm mầm khát vọng hồng lên má
Đỏ thẫm khung trời bát ngát hương
6. Thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi “Trẻ em toàn quốc nghỉ hè vui thiệt là vui”
Món quà nhỏ bé vui bé cười
Thư giãn hè vừa học vừa chơi
Y nốt nhạc, vẽ vời tranh ảnh
Chào võ đường, lặn lội bể bơi.
Thuở ấu thơ tung tăng đùa giỡn
Mùa hoa đỏ nghỉ dưỡng xả hơi
Một năm tuổi đong đầy kỷ niệm
Góc thiếu nhi theo mãi cuộc đời
Tháng sáu về ngày quốc tế thiếu nhi.
Bằng lăng tím vẫn thầm thì trong gió.
Cây phượng vĩ trên sân trường thắm đỏ.
Xin cầu cho các cháu nhỏ vui tươi.
Cuộc sống an nhiên đầy ắp tiếng cười.
Luôn thơ ngây được mọi người yêu quý.
Không phân biệt nông thôn hay thành thị.
Cắp sách tới trường với chị với anh.
Như mầm non tươi rói ở trên cành.
Không còn mảnh đời mong manh áo vá.
Sẽ không còn những em thơ vất vả.
Mưu sinh trong đời sỏi đá cằn khô.
Sẽ không còn những em bé bơ vơ.
Không mẹ cha sống vật vờ trên phố.
Lầm lũi xin ăn đầu đường xó chợ.
Ngủ dưới gầm cầu than thở cùng ai.
Biết về đâu khi mờ mịt tương lai.
Xin chở che em, qua đêm dài lạnh cóng.
Mở rộng lòng nhân chung tay hành động.
Thiếu nhi trong đời được sống bình an.
[inline_article id=294109]
Trẻ em như búp trên cành”. Hãy nâng niu, yêu thương, cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc. Đó cũng là thông điệp mà bài thơ Quốc tế Thiếu nhi trên muốn truyền đạt đến mọi người.
MarryBaby hy vọng các bé sẽ thích những bài thơ Quốc tế thiếu nhi này. Các bé cũng có thể học thuộc để đọc cho cả nhà cùng nghe.
Để giúp con tự tin hơn trong việc học toán, MarryBaby xin phép gửi đến các bậc cha mẹ một số cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ. Bảo đảm các bé học xong vừa hiểu bài mà còn làm toán siêu nhanh nữa.
Vậy bảng cộng trừ là gì? Thần thánh đến mức nào lại khiến trẻ học nhanh đến vậy? Có cách nào dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ siêu nhanh không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Bảng cộng trừ là gì?
Bảng cộng trừ là một công cụ hỗ trợ các bé thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng, thông qua việc ghi nhớ các phép tính có sẵn từ bảng cộng trừ.
Đối với các em học sinh lớp 1 và lớp 2, bảng cộng trừ sẽ là những phép tính trong phạm vi 10 hay 20 và tăng dần độ khó đối với các lớp cao hơn.
Cách cha mẹ dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1 và lớp 2 hiệu quả đó là giải thích ý nghĩa và cách hình thành các phép tính. Mục đích là để trẻ hiểu rõ và dễ áp dụng khi làm bài tập..
Ngoài ra, việc giải thích còn giúp trẻ rơi vào trường hợp học vẹt, học thuộc lòng và không hiểu vì sao mình cần phải học các bảng cộng trừ này.
2. Lợi ích từ những cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ
Khi trẻ đã hiểu rõ được cách triển khai một phương pháp tính cộng và trừ; lâu dần trẻ sẽ hình thành kỹ năng phản xạ khi thực hiện các phép tính cộng trừ khi làm bài tập; và cả trong đời sống.
Cha mẹ biết không, đôi khi cũng còn tùy thuộc phương pháp; và cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1 và lớp 2 của cha mẹ, mà giúp con tăng khả năng tư duy; cũng như khả năng phát triển não bộ khi học Toán.
Tuy nhiên, việc cho trẻ thường xuyên thực hành bảng cộng trừ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi và sớm xây dựng nền tảng. Về sau, các kiến thức nâng cao hơn, các con cũng dễ dàng tiếp thu tốt hơn.
Có 4 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ vô cùng sinh động và hiệu quả. Đó là học thông qua tính nhẩm; học với thẻ và vật dụng hỗ trợ; học với mô hình Domino và học đếm bước đi bộ.
Hiểu được điều đó, cha mẹ cũng nên biết rằng, cách dạy trẻ học bảng cộng trừ dù là lớp 1 hay lớp 2, là KHÔNG NÊN ép trẻ học thuộc lòng. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích và hướng dẫn con triển khai một phép tính theo từng bước cụ thể.
Tiếp theo đây là những cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh và hiệu quả hơn. Cha mẹ tham khảo ngay nhé.
3. 4 cách dạy trẻ lớp 1 và lớp 2 học thuộc bảng cộng trừ
3.1 Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1, lớp 2 thông qua tính nhẩm
Trước khi đi vào cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ, cha mẹ cần giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các con số.
Cha mẹ hãy bắt đầu tiết học bằng cách nói “1” và sau đó để con lặp lại theo. Cùng nhau đếm đến 10. Làm điều này ít nhất hai lần để trẻ có thể quen với việc nghe các con số thành tiếng. Đây là một cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ vô cùng hiệu quả vì nó giúp bé hiểu rõ thứ tự của các con số.
Khi trẻ đã cảm thấy thoải mái với việc nói to các con số, cha mẹ có thể tiếp tục cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng và trừ bằng việc đố trẻ về những con số.
Tiếp theo, hỏi con rằng: “Số gì đứng sau số 1?” Chờ từ năm đến mười giây để con phản hồi. Nếu trẻ có vẻ không biết câu trả lời, cha mẹ có thể nói: “2.” Tiếp theo, hãy đọc lại tất cả các số, đếm to cùng con. Sau đó, thử hỏi con “Số gì đứng sau số 1?” lần nữa. Lặp đi lặp lại đến khi trẻ nhớ câu trả lời đúng.
Sau đó, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đếm đến 5. Cho trẻ thời gian suy nghĩ và đừng vội vàng. Cha mẹ có thể nhắc nhở hoặc khuyến khích trẻ khi cần thiết.
Sau khi trẻ đã làm quen với các con số, cũng đã đến lúc cha mẹ giới thiệu phép cộng, trừ là gì cho bé. Hãy giải thích định nghĩa một cách đơn giản. Tốt nhất là nên thêm ví dụ để trẻ dễ hiểu hơn.
Hãy lấy những bài tập đơn giản có liên quan đến những sự vật xung để trẻ cảm thấy thú vị hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi: “Mẹ có 1 trái cà chua, nhưng mà không đủ để nấu món mì Ý. Thế là mẹ nhờ con mua thêm cho mẹ 2 trái. Vậy mẹ có tổng cộng bao nhiêu trái cà chua?”
Cuối cùng, đừng quên luyện tập với trẻ mỗi ngày. Cha mẹ càng làm nhiều phép tính với con, trẻ sẽ càng ngày càng giỏi. Dành một giờ mỗi ngày để áp dụng cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ này và cho con giải các phép tính đơn giản. Dần dần, trẻ sẽ có phản xạ vô cùng nhạy khi cha mẹ hỏi bất kỳ phép tính nào.
3.2. Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ với các vật dụng bổ trợ và thẻ hình ảnh
Cha mẹ có thể lựa chọn những đồ vật nhỏ gọn gần gũi với trẻ như viên bi, kẹo, que kem. Và đừng quên sử dụng các thẻ hình ảnh có đánh số ở trên đó trong cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ này.
Trước tiên, giới thiệu một loại số có trên thẻ cho bé biết rồi chọn ngẫu nhiên vài tấm thẻ và hỏi con đây là số mấy. Khi trẻ đã quen dần với các số trên thẻ, hãy trải các thẻ số và các đồ vật ra trước mặt trẻ.
Lúc này, hãy ra 1 vài đề toán yêu cầu trẻ lần lượt lấy số đồ vật tương ứng rồi chọn thẻ hình ảnh có số liên quan đến số lượng đồ vật đó. Ví dụ cha mẹ sẽ ra câu đố như sau: Mẹ có 6 viên bi, cha lén lấy của mẹ 4 viên để chơi. Vậy mẹ còn lại bao nhiêu viên bi?
Nhiệm vụ của trẻ sẽ là lấy 6 viên bi, rồi bỏ bớt 4 viên. Trẻ sẽ đếm số bi tổng cộng rồi trả lời là “2”. Sau khi trả lời xong, nhiệm vụ cuối cùng của trẻ sẽ là tìm thẻ có số 2.
Cách dạy này vừa có thể giúp trẻ học thuộc bảng cộng trừ vừa nhận diện các chữ số tốt hơn.
3.3 Dạy trẻ lớp 1, lớp 2 học thuộc bảng cộng trừ với mô hình toán học Domino
Không đơn giản chỉ là món đồ chơi, những khối Domino cũng được sử dụng để dạy trẻ học các phép cộng đơn giản.
Cha mẹ kẻ một bảng tính với nhiều phép toán khác nhau, hướng dẫn trẻ xếp những khối Domino tương ứng vào các ô. Trẻ muốn tìm ra kết quả cuối cùng sẽ phải đếm tổng các số chấm trên miếng Domino và cộng lại với nhau.
3.4 Dùng khối lego để dạy bé học toán cộng trừ
Sử dụng những tấm thẻ trắng, viết những phép cộng đơn giản vào thẻ. Sau đó, để trẻ dùng những khố logo nhiều màu sắc, lắp thành những tòa nhà cao tầng tương ứng với kết quả của phép cộng hoặc trừ đó.
3.5 Cách dạy trẻ nhanh thuộc bảng cộng trừ bằng trò đếm bước đi bộ
Thêm một gợi ý giúp ba mẹ trong cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh mà các bé trai rất thích thú. Ba mẹ có thể sử dụng ngay bộ đồ chơi Lego để tạo khối thành 1 con đường. Đây cũng là cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh ba mẹ có thể áp dụng.
Mỗi một miếng lego có thể chia thành 4 phần với 4 chữ số khác nhau. Có thể chuẩn bị vài phép tính bằng bìa hoặc đố bé bằng miệng. Sau khi nghe câu hỏi, bé sẽ di chuyển các nhân vật tiến, lùi trên con đường mô phỏng với số lượng bước chính xác theo phép cộng hoặc trừ.
3.6 Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ bằng que tính
Que tính là vật dụng rất quen thuộc, nhất là với các bạn nhỏ bắt đầu lên lớp 1. Các que tính sẽ giúp bé học cách cộng trừ nhanh hơn. Bước đầu ba mẹ vẫn cho bé đọc những phép tính cộng và trừ trong bảng tính, sau đó cho bé tự thực hành các phép tính cộng trừ trong bảng tính.
Ví dụ:
Phép cộng 2 + 2 = ?
Phép trừ 6 – 4 =?
Ba mẹ cần hướng dẫn bé sử dụng các que tính để ra kết quả đúng. Dạy bé đếm que tính để biết giá trị tổng của phép cộng.
Khi bé đã thành thạo các câu hỏi dễ, có thể tăng độ khó bằng 2 phép cộng, trừ để kích thích khả năng tư duy của bé.
Chính vì thế, cha mẹ cần nắm rõ một số cách đề phòng trước khi con có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Và trước khi tìm hiểu cách đề phòng, cha mẹ cần nắm rõ bệnh tim bẩm sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là như thế nào.
1. Bệnh tim bẩm sinh (CHS) ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh (Congenital Heart Disease/Defects) là những dị tật liên quan đến cấu trúc tim như cơ tim, van tim, buồng tim xảy ra ngay từ lúc còn trong bào thai và tồn tại sau sinh. Lúc này, một vài cấu trúc tim của trẻ sơ sinh sẽ bị khiếm khuyết dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng.
Tim của trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển khi thụ thai. Nhưng nó chỉ được hình thành hoàn chỉnh khi thai được 8 tuần, theo 1 trình tự nhất định. Dị tật tim bẩm sinh xảy ra trong 8 tuần đầu tiên của quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu bệnh tim ở trẻ sơ sinh là do quá trình hình thành tim này gặp một vài trục trặc dẫn đến thiếu một số bộ phận hoặc các bộ phận tim nằm sai vị trí.
Trước khi biết cách nhận biết dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh; mẹ hãy tham khảo qua phân loại của bệnh này.
Để dễ theo dõi và chữa trị các vấn đề về các dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia đã phân dị tật tim bẩm sinh thành nhiều loại. Chúng bao gồm:
2.1 Các bệnh tim gây ra quá nhiều máu đi qua phổi
Còn ống động mạch (PDA): Dị tật này xảy ra khi ống động mạch không đóng lại. Máu bổ sung đi từ động mạch chủ vào phổi và có thể dẫn đến “ngập” phổi, thở nhanh và tăng cân kém. Còn ống động mạch thường xảy ra ở trẻ sinh non.
Thông liên nhĩ (ASD): Có một lỗ giữa 2 ngăn trên của tim — tâm nhĩ phải và trái. Điều này gây ra 1 lượng máu bất thường chả vào tim. Một số trẻ có thể không có triệu chứng và có vẻ khỏe mạnh.
Thông liên thất (VSD): Có 1 lỗ trên vách ngăn tâm thất (bức tường ngăn cách giữa 2 ngăn dưới của tim – tâm thất phải và trái). Do lỗ mở này, máu từ tâm thất trái chảy ngược vào tâm thất phải, do áp suất tấm thất phải cao hơn tâm thất trái. Điều này gây ra một lượng máu lớn đi vào phổi do tâm thất phải bơm, có thể tạo ra tắc nghẽn trong phổi.
Kênh nhĩ thất (AVC): Đây là một vấn đề về tim liên quan đến một số bất thường của cấu trúc bên trong tim. Chúng bao gồm thông liên nhĩ, thông liên thất và van hai lá hoặc van ba lá được hình thành không đúng cách.
Chứng teo van ba lá. Trong tình trạng này, van ba lá không hình thành. Do đó, không có máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Chứng teo van ba lá được đặc trưng bởi những điều sau đây: tâm thất phải nhỏ, lượng máu đến phổi kém, da và niêm mạc có màu hơi xanh do thiếu oxy.
Suy phổi. Một khiếm khuyết bẩm sinh trong đó van hoặc động mạch phổi kém phát triển. Thông thường, van động mạch phổi được tìm thấy giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó có 3 lá chét có chức năng giống như một cánh cửa một chiều, cho phép máu chảy về phía trước vào động mạch phổi, nhưng không chảy ngược vào tâm thất phải.
Với chứng suy phổi, các vấn đề về phát triển van ngăn không cho các lá van mở ra, do đó, máu không thể chảy về phía trước từ tâm thất phải đến phổi.
Chuyển vị của các động mạch lớn: Với dị tật tim bẩm sinh này, vị trí của động mạch phổi và động mạch chủ bị đảo ngược
Tứ chứng Fallot: Đây là dị tật bẩm sinh tim thường gặp với 4 đặc trưng: động mạch chủ “cưỡi ngựa”, thông liên thất, hẹp tại van và/hoặc dưới van động mạch phổi gây cản trở máu lên phổi và thất phải dày. Trẻ bị tứ chứng Fallot cần phải phẫu thuật tim hở để đóng lỗ thông liên thất, mở rộng chỗ hẹp phổi gây cản trở máu lên phổi và cần được theo dõi sức khỏe suốt đời.
Đường ra đôi tâm thất phải (DORV): Đây là một dạng dị tật tim bẩm sinh phức tạp khiến gây ra một số dấu hiệu tim bẩm ở trẻ sơ sinh. Trong đó cả động mạch chủ và động mạch phổi đều được kết nối với tâm thất phải.
2.3 Các bệnh tim gây ra quá ít máu đi đến cơ thể
Hẹp động mạch chủ (CoA): Trong tình trạng này, động mạch chủ bị thu hẹp hoặc co thắt. Điều này làm cản trở lưu lượng máu đến phần dưới của cơ thể và làm tăng huyết áp phía trên chỗ co thắt.
Hẹp eo động mạch chủ (AS): Van động mạch chủ giữa tâm thất trái và động mạch chủ không hình thành đúng cách và bị hẹp. Điều này khiến tim khó bơm máu đi nuôi cơ thể. Một van bình thường có 3 lá chét hoặc một núm, nhưng một van hẹp có thể chỉ có 1 đầu mút (một lá kép) hoặc 2 đầu mút (hai lá kép).
Mặc dù hẹp eo động mạch chủ có thể không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, nó có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Có thể cần phẫu thuật hoặc thủ thuật đặt ống thông để điều chỉnh tắc nghẽn, hoặc có thể cần thay van bằng van nhân tạo.
Hội chứng thiểu sản tim trái (HLHS): Khi trẻ mắc hội chứng thiểu sản tim trái, hầu hết các cấu trúc ở phía bên trái của tim (bao gồm tâm thất trái, van hai lá, động mạch chủ và van động mạch chủ) đều nhỏ và kém phát triển. Mức độ kém phát triển ở mỗi trẻ khác nhau. Tâm thất trái có thể không bơm đủ máu cho cơ thể. Hội chứng này gây tử vong nếu không được điều trị.
3. Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng thường được phát hiện ngay sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời. Các dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Môi, lưỡi hoặc móng tay màu xám nhạt hoặc xanh lam (tím tái)
Thở nhanh
Sưng ở chân, bụng hoặc các vùng xung quanh mắt
Khó thở khi bú dẫn đến tăng cân kém
Khi trẻ lớn hơn, các biến chứng của bệnh tim bẩm sinh sẽ bớt nghiêm trọng. Các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh lớn hơn có thể bao gồm:
Dễ bị hụt hơi khi tập thể dục hoặc thực hiện một số vận động nhẹ.
Dễ mệt mỏi khi thực hiện một số vận động nhẹ.
Ngất xỉu khi thực hiện một số vận động nhẹ.
Sưng ở bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân.
4. Nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó bao gồm:
4.1 Yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều loại dị tật bẩm sinh ở trẻ. Đặc biệt là các dị tật về tim. Trẻ có cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp cha mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
4.2 Mẹ nhiễm độc khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, ma túy, hút thuốc lá thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật tim bẩm sinh.
Mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai có thể khiến con mác các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,… hoặc sống trong môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho con.
4.3 Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian thai kỳ
Mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
5. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ mắc một những dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như trên, cha mẹ hãy cẩn thận vì con có thể gặp một số biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm:
5.1 Suy tim sung huyết
Biến chứng nghiêm trọng này có thể phát triển ở trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh. Các dấu hiệu của suy tim sung huyết bao gồm thở nhanh, thường xuyên thở hổn hển và chậm tăng cân.
5.2 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Nhiễm trùng tim
Dị tật tim bẩm sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô tim (viêm nội tâm mạc), dẫn đến các vấn đề liên quan đến van tim.
5.3 Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
Dị tật tim bẩm sinh hoặc sẹo do các cuộc phẫu thuật tim để lại có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ.
5.4 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Chậm phát triển
Khi dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ thường chậm phát triển và chậm lớn hơn những bạn đồng trang lứa. Nguy hiểm hơn nếu hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể học đi và nói chuyện muộn hơn các bạn khác.
5.5 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Đột quỵ
Mặc dù không phổ biến, nhưng khi có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, một số trẻ có nguy cơ đột quỵ cao hơn do cục máu đông di chuyển qua một lỗ nhỏ ở tim và lên não. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm.
6. Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Các biến chứng mà bệnh tim bẩm sinh gây ra vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, hãy đưa trẻ đến bệnh để khi khám và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tim bẩm sinh, thường sẽ có 3 cách điều trị như sau:
6.1 Sử dụng thuốc đặc trị
Khi dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chưa quá nghiêm trọng, sức khỏe và sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều hòa và ổn định nhịp tim. Đây là phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng và ít tác động đến trẻ nhất.
6.2 Can thiệp tim mạch (thông tim)
Các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ và dài để đưa qua các mạch máu dẫn đến tim, để đo đạc các thông số hoặc đưa các dụng cụ can thiệp như nong các van hẹp, đặt giá đỡ (ống động mạch, đường thoát thất phải, tuần hoàn bàng hệ, hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi…) hoặc bít các luồng thông bất thường (tuần hoàn chủ phổi, rò mạch vành, rò động – tĩnh mạch phổi) hoặc thay van động mạch phổi qua da.
Ưu điểm nổi trội của phương pháp này phải kể đến việc không cần mở xương ức, giảm đau, thời gian hồi phục nhanh chóng; đồng thời giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Áp dụng điều trị được ở cả những trường hợp dị tật như hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất,…
6.3 Phẫu thuật tim
Ở những trường hợp dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trong và không thể can thiệp qua da, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Ca phẫu thuật này sẽ giúp đóng các lỗ thông, mở rộng phần hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, phẫu thuật mBTT shunt, phẫu thuật Fontan, Kawashima, phẫu thuật Senning – Rastelli, sửa kênh nhĩ thất, sửa hoặc thay van tim, phẫu thuật Ozaki, nối tuần hoàn bàng hệ, phẫu thuật chuyển vị đại động mạch…
7. Cách phòng ngừa các dấu hiệu tim bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh
Hầu hết nguyên nhân của các dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là do mẹ bé bị nhiễm một số bệnh lúc mang thai, do di truyền. Vì vậy, các mẹ nên tham khảo những lưu ý bên dưới để giảm nguy có con bị dị tật tim cũng như giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc sức khỏe trước khi sinh đúng cách: Đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ khi mang thai để giúp mẹ và con khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin tổng hợp với axit folic: Uống 400 microgam axit folic mỗi ngày đã được chứng minh là làm giảm các dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ dị tật tim.
Không uống rượu hoặc hút thuốc: Rượu và thuốc là có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Những thói quen sinh hoạt này có thể gây hại cho sức khỏe của em bé.
Tiêm vắc-xin rubella (bệnh sởi Đức): Nhiễm rubella khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của em bé, gây ra các dấu hiệu tim bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Nếu mẹ bị tiểu đường, kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể giảm nguy cơ mắc các dị tật tim bẩm sinh.
Quản lý tình trạng sức khỏe mãn tính: Nếu mẹ mắc một số vấn đề về sức khỏe khác, bao gồm bệnh phenylketon niệu, hãy đi khám bác sĩ để điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời.
Tránh các chất độc hại: Trong khi mang thai, mẹ hãy tránh xa những sản phẩm có mùi mạnh như nước sơn, thuốc tẩy,… Trong nước sơn, thuốc tẩy có chứa nhiều thành phần hóa học có độc, nếu hít phải sẽ khiến con mắc nhiều di chứng dị tật.
Tham khả ý kiến tư bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào: Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh. Mẹ hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kê toa chuẩn xác.
Cuối cùng, mẹ cần nhận thấy dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh để đưa con đi thăm khám kịp thời và nắm bắt cách điều trị hiệu quả.
Vậy tại sao trẻ lại chán ăn như vậy? Có cách nào để chữa chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh để giảm bớt nỗi lo cho mẹ không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
1. Thế nào là biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Bệnh biếng ăn ở trẻ sơ sinh (physiological anorexia) được phân chia thành 3 loại khác nhau: biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đột nhiên chán ăn hoặc ăn ít hơn so với thường ngày.
Thời gian biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường diễn ra trong 1-2 ngày hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Chúng có thể diễn ra nhiều lần hoặc lặp đi lặp lại trong suốt quá trình phát triển, biến đổi thể chất tự nhiên như: mới mọc răng, bước vào tuổi tập ăn dặm, tập nói, tập đi…
Biếng ăn sinh lý là do cơ thể trẻ sơ sinh có nhiều thay đổi lớn về thể chất và tinh thần. Những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến mức độ, tình trạng biếng ăn của con tùy theo từng giai đoạn. Dưới đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và các thay đổi đi kèm:
2.1 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh ở tuần thứ 4-5
Giai đoạn này bé bắt đầu có nhận thức với những thứ xung quanh mình. Bé có xu hướng thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc và quấy khóc mẹ nhiều hơn. Bé đôi khi còn cáu gắt, bỏ bú.
Để giúp con mình vượt qua giai đoạn biếng ăn ở trẻ sơ sinh này, mẹ chỉ cần âu yếm, cho bú thường xuyên thì trẻ sẽ ngoan hơn và không thức khuya nhiều.
2.2 Giai đoạn trẻ chán ăn lúc 8-9 tuần tuổi
Bé bắt đầu tò mò với những thứ khác xung quanh, các thứ hoa văn, con vật, tiếng động mà bé nghe được, thấy được. Tất cả những sự tò mò này khiến bé mải mê tập trung tìm hiểu xem tất cả mọi thứ. Điều này làm bé khó ngủ, biếng ăn hơn.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để cha mẹ có thể rèn cho bé các thói quen, ăn ngủ đúng giờ.
2.3 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Ở tuần tuổi thứ 12 bé có thể sử dụng mượt mà chuyển động của tay và chân. Bé mải mê với hoạt động phối hợp chân và tay để biết lẫy, biết lật. Đôi khi bé cáu gắt khi đang tập mà cha mẹ bế bé lên bắt ăn, hay làm điều gì đó khác,….
Chỉ cần qua giai đoạn này, tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm. Bé cũng trở nên ngoan ngoãn hơn.
2.4 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ tuần thứ 19
Khi được 19 tuần tuổi, dựa trên âm thanh từ người lớn, trẻ có thể di chuyển để hướng về âm thanh đó. Giai đoạn này trẻ cũng thích mút chân, mút tay nhiều hơn so với việc bú mẹ.
Thời điểm này cha mẹ không cần quá lo lắng về việc biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, chỉ cần cố gắng duy trì các cữ sữa, giấc ngủ đều đặn.
2.5 Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Ở giai đoạn 23-26 tuần tuổi, trẻ bắt đầu tập lăn, tập bò để tìm kiếm tới những vị trí khác thay vì chỉ ngồi im một chỗ như trước đây. Giống như giai đoạn bé tập lẫy trước đây, bé chỉ chú ý vào việc làm sao để có thể lăn được, bò được; vì vậy mà bé chỉ tập chung vào hoạt động này nên lười ăn hơn.
2.6 Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 8-9 tháng tuổi
Trẻ đã có thể học bò nhuần nhuyễn ở tuần thứ 33. Trẻ bắt đầu biết cách bám víu thứ gì đó để có thể đứng vững, sau đó là tập đi một cách thuần thục.
Trẻ lớn hơn, trẻ không thích bò nữa, trẻ chuyển qua giai đoạn tập đi, và khả năng đi được một khoảng cách nhất định. Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là bình thường. Vì trẻ muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và lười ăn hơn.
Giai đoạn này mẹ nên bắt đầu bằng việc cai ti đêm cho trẻ, để trẻ ăn chính vào ban ngày.
2.7 Giai đoạn trẻ sơ sinh chán ăn từ 10-12 tháng tuổi
Bé bắt đầu nhận ra các hành động liên quan tới nhau như đi tất rồi mới đi giày, đói bụng sẽ phải đi ăn cơm. Các thói quen ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng duy trì việc “huấn luyện” thói quen sống lành mạnh cho bé. Dù bé có biếng ăn, lười ăn thì chỉ cần hình thành thời gian, bữa ăn đúng giờ là trẻ sẽ hiểu, sẽ không hình thành các thói quen xấu.
2.8 Giai đoạn trẻ sơ sinh chán ăn từ 13 tháng tuổi trở lên
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về màu sắc, hình khối… Trẻ biết cách hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao cho như đi một đoạn dài, cầm thứ gì đó,… Ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy trẻ không hề thích ăn một chút nào. Vì trẻ đang cố gắng học cách hiểu sở thích của bản thân.
Để giúp bé ăn ngon hơn, cha mẹ hãy cố gắng nấu, chế biến các món ăn đa dạng màu sắc, trang trí hình hấp dẫn để thu hút trẻ.
Cha mẹ nếu thấy trẻ nhỏ có những dấu hiệu sau đây, khả năng đó là do biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh gây ra:
Trẻ đột ngột biếng ăn: Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thể hiện ở việc trẻ bú ít hơn bình thường, không chủ động đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ. Với trẻ đang ăn dặm thì lượng ăn của trẻ rất ít, gần như không muốn ăn bất cứ gì (kể cả món ưa thích), hoặc chỉ chọn ăn một số món nhất định, không muốn thử món mới.
Trẻ ngậm đồ ăn, lười nuốt: Một số trẻ lại có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn trong miệng rất lâu. Thậm chí còn khóc quấy, phun thức ăn ra ngoài không chịu nuốt… Bữa ăn có thể kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ trong sự mệt mỏi của cả mẹ và bé.
Trẻ nghịch ngợm, không chú ý tới việc ăn uống: ở giai đoạn tập bò, tập đi đa phần các trẻ đều hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ từ môi trường xung quanh. Do vậy nên trẻ thường không chịu ngồi yên trong mỗi giờ ăn. Nhiều trẻ thậm chí còn mải chơi quên ăn, hoặc có ăn cũng không hề chú ý, hoàn toàn phớt lờ khi mẹ bón
4. Cách chữa trị tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh hầu như không nguy hiểm với trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì vậy, cha mẹ hãy bỏ túi những cách chữa trị tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh dưới đây để con “mau ăn chóng lớn”:
Chia nhỏ các bữa ăn: nên tăng số bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng thức ăn, lượng sữa trong từng bữa. Mỗi lần cho trẻ ăn từng chút từng chút. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa khiến trẻ không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều thức ăn.
Tăng lượng sữa và bữa ăn phụ nếu cần: Nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bằng phô mai, sữa chua, bánh quy, bánh flan, trái cây…
Ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: Ví dụ như các loại canh, súp, cháo, cơm nát ăn với trứng, cá… hoặc các món mà hàng ngày trẻ ưa thích.
Trình bày món ăn hấp dẫn, đẹp mắt: giúp kích thích vị giác, khiến trẻ muốn khám phá và thích ăn hơn.
Hướng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn: không cho trẻ xem tivi, điện thoại, ipad… trong khi ăn mà giúp trẻ tập trung ăn uống và hoàn thành bữa ăn trong 30 – 40 phút.
Không dọa nạt hay quát mắng để ép ăn: Nếu trẻ có thái độ không hợp tác, kiên quyết không chịu ăn thì cha mẹ càng nên kiên nhẫn để giúp con vượt qua biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Những hành động ép buộc có thể khiến trẻ càng sợ ăn, biến thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài rất khó khắc phục. Thay vào đó, cha mẹ hãy cư xử thoải mái trong mỗi bữa ăn, giúp trẻ thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất mới, rồi trẻ sẽ sớm ăn uống ngon miệng như trước.
Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ chiếm phần lớn trong chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, để hạn chế tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tìm cách để bé “ghiền” bú sữa mẹ hơn. Mẹ có thể tham khảo 1 số cách dưới đây:
5.1 Tiếp xúc da kề da với con
Đặt con trên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt, kể cả khi không cho con bú. Việc này sẽ giúp dần dần gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, kích thích bé thèm bú nhiều hơn.
5.2 Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ
Nguồn sẽ mẹ dồi dào nhưng cần đủ “chất” để trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều bà mẹ vẫn còn thói quen kiêng khem qua mức sau khi sinh. Thói quen này hình thành từ những kinh nghiệm dân gian về những tác hại về sau nếu không tuân thủ nghiêm ngặt.
Chính vì vậy thực đơn ăn uống khá “nghèo”, nhiều chất béo, thiếu chất xơ khiến lượng sữa sinh ra không đủ. Trẻ lười bú dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Ngoài việc tăng cường protein, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất sắt, kẽm, magie, vitamin D, vitamin E và axit folic.
Nguồn sữa mẹ thất thường, khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Nên nhớ, chăm cho con bú sữa mẹ vừa kích thích bé bú nhiều hơn mà cũng làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra.
5.4 Thay đổi tư thế bú
Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Hãy thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở. Việc này vừa giúp bé bú thoải mái, an toàn hơn vừa giúp trẻ bú nhiều giảm tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh do lười bú.
5.5 Duy trì nhiệt độ cho bé mát mẻ
Mẹ hãy dựa vào thời tiết để có cách mặc quần áo cho con phù hợp, tránh quấn, bọc bé trong quá nhiều lớp, khiến bé buồn ngủ hơn và không có hứng thú muốn thức dậy khi bé đói và đòi bú. Để con quá nóng và đổ nhiều mồ hôi cũng làm bé phải tiêu tốn lượng calo không cần thiết và vì thế, bé không hào hứng với việc bú mẹ.
Ăn và ngủ đủ giấc là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Chuyện ăn chưa đảm bảo nên mẹ cần khắc phục từ việc ngủ. Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác trong ngày.
5.7Bú đúng cữ ban đêm
Giấc ngủ của mẹ và bé vào ban đêm thường sâu hơn. Mẹ có thể quên cho bé bú nhưng bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú.
Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh; mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Nếu đã áp dụng các cách mà bé vẫn lười bú thì mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lí kịp thời mẹ nhé.
Tóm lại, biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là do cơ thể bé lúc này có nhiều thay đổi lớn về mặt sinh học như bé có nhận thức nhạy hơn, bé biết bò, biết đi,… Những thay đổi này khiến bé cảm thấy việc ăn kèm hấp dẫn hơn nên dẫn đến chậm ăn, chán ăn. Các triệu chứng biến ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Để con ăn ngon miệng hơn, hãy chia nhỏ bữa ăn của bé, tăng lượng sữa, bữa ăn phụ lên và làm tăng sự tập trung của bé vào bữa ăn, sữa mẹ hơn.
Theo 1 báo cáo khác, đã có hơn 100 trường hợp ở Anh, Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Úc, Canada và Hoa Kỳ đã dương tính với bệnh đậu mùa khỉ trong tháng 4/2022.
Vậy liệu bệnh đậu mùa khỉ có “nối gót” Sar-Covid-2 khiến cả thế giới một lần nữa rơi vào bế tắc do tốc độ lây lan đến chóng mặt không? Hãy cũng MarryBaby tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé?
1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một dạng bệnh do 1 loại virus truyền từ động vật sang người gây ra với các triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,…
Virus đậu mùa khỉ là một loại virus DNA sợi đôi có vỏ bọc thuộc giống Orthopoxvirus của họ Poxviridae. Có hai nhóm di truyền khác biệt của virus đậu mùa khỉ: nhóm Trung Phi (lưu vực Congo) và nhóm Tây Phi. Khu vực lưu vực Congo trong lịch sử đã gây ra dịch bệnh nặng hơn và được cho là dễ lây lan hơn.
2. Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua con đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan chính qua 3 con đường: Lây từ người sang người, lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và lây do tiếp xúc với các vật có chứa virus bệnh.
2.1 Lây từ người sang người
Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với các vết thương, các nốt phát ban trên da hoặc niêm mạc của người bị bệnh như mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục, hậu môn, trực tràng,… Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ cơ thể của người bị bệnh (như máu, nước bọt, tinh dịch).
Thậm chí, bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp giống với SARS-CoV-2 khi bạn đứng gần người bị bệnh và nói chuyện mà không đeo khẩu trang, sống chung trong cùng một gia đình với người bị bệnh mà không có sự cách ly hay có quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm đậu mùa khỉ cũng có thể truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai.
2.2 Lây từ động vật nhiễm bệnh sang người
Bệnh đậu mùa ở khỉ có thể bị lây nhiễm từ động vật hoang dã bị nhiễm bệnh ở các vùng phía tây và trung Phi. Theo các chuyên gia, sự lây lan của bệnh này là bởi các loài gặm nhấm; chẳng hạn như chuột cống, chuột nhắt và sóc. (1)
Một người có thể bị bệnh đậu mùa khỉ từ một con vật bị nhiễm bệnh nếu anh ấy/cô ấy bị cắn hoặc chạm vào máu, dịch cơ thể, đốm, mụn nước hoặc vảy của chúng.
Bệnh này cũng có thể bị lây lan do ăn thịt của động vật bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín kỹ, hoặc do chạm vào các sản phẩm khác từ động vật bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như da hoặc lông động vật).
2.3 Lây do tiếp xúc với các vật có chứa virus bệnh
Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây qua việc tiếp xúc với các vật nhiễm virus. Khi bạn tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh hoặc vật phẩm mà virus bệnh tồn tại, nguy cơ nhiễm bệnh là có thể xảy ra.
Vì vậy, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng các vật phẩm cá nhân của người mắc bệnh, như quần áo, chăn, gối đệm, khăn tắm, dao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng,…
Đối tượng dễ mắc bệnh: Người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người suy giảm chức năng miễn dịch, người đang mắc bệnh nền, và người đang sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm sống hoặc thịt động vật không rõ nguồn gốc cũng đối diện với nguy cơ mắc bệnh, do có thể tiếp xúc với động vật nhiễm virus gây bệnh. (2)
4. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh cho đến khi có các triệu chứng ban đầu tiên thường là từ 6 đến 13 ngày nhưng có thể từ 5 đến 21 ngày.
Trong 5 ngày đầu tiên, bệnh nhân có các triệu chứng tương tự bệnh cúm, bao gồm:
Sốt.
Đau đầu.
Đau cơ.
Đau lưng.
Khó chịu (thiếu năng lượng).
Nổi hạch/sưng hạch bạch huyết (Sự hiện diện của nổi hạch là dấu hiệu chính để phân biệt bệnh thủy đậu với bệnh thủy đậu).
Sau giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có những phát ban bọng nước tương tự như bệnh thủy đậu thậm chí có thể nặng hơn:
Tổn thương chủ yếu ở mặt nhưng có thể phát triển ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bàn tay và bàn chân ở lưng.
Các tổn thương ở bộ phận sinh dục và quanh bộ phận sinh dục (triệu chứng được thấy rõ trong đợt bùng phát năm 2022 gần đây).
Phát ban bắt đầu dưới dạng các nốt ban đường kính 2–5 mm, tiến triển thành:
Mụn nước (mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng).
Mụn mủ.
Sau đó, lớp vỏ ngoài.
Các triệu chứng thường kéo dài từ 14 đến 21 ngày; phát ban kéo dài khoảng 10 ngày.
Để chẩn đoán bệnh này, quá trình sau có thể được thực hiện:
– Tiến hành khảo sát lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khảo sát lâm sàng, bao gồm kiểm tra các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ.
– Xem xét tiền sử Y tế: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử y tế của bạn, bao gồm lịch sử quan hệ tình dục, tiếp xúc với người bệnh đậu mùa khỉ, và các triệu chứng bạn đang trải qua.
– Kiểm tra da và tổn thương: Bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương da, bao gồm các vết sưng, mẩn đỏ, và vết loét. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra da để xác định các dấu vết này.
– Kiểm tra máu: Bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh.
Nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh đậu mùa khỉ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
5. Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm:
– Biến chứng về da liễu: Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra các tổn thương da, mẩn đỏ, vết loét và sưng. Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể lan rộng và gây hủy hoại nghiêm trọng cho da và các cấu trúc da.
– Biến chứng xương và sụn: Nếu bệnh không được điều trị, vi khuẩn gây bệnh có thể lan qua hệ thống máu và xâm nhập vào xương và sụn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về xương và khớp, bao gồm viêm khớp và viêm màng nội tiết.
– Biến chứng hệ thần kinh trung ương: Bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như viêm não, viêm màng não, hoặc các vấn đề về hệ thần kinh trung ương khác. Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, co giật, và thay đổi tâm trạng.
– Biến chứng tim mạch: Bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gây ra viêm màng tim, viêm màng mỏi, và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.
– Biến chứng về mắt: Bệnh này có thể gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm viêm mạc mắt, viêm mạc giác mạc, và có thể dẫn đến mất thị lực hoặc các vấn đề về mắt khác.
– Biến chứng thai kỳ: Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ và không được điều trị, vi khuẩn có thể lây truyền cho thai nhi, gây ra các vấn đề thai kỳ nghiêm trọng hoặc thậm chí khiến thai nhi tử vong.
6. Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không?
Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao nhưng đang tăng dần. Theo WHO, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trước đây dao động từ 0 đến 11% trong dân số nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong theo ca dao động trong khoảng 3-6%.
Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém,….
Virus bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Lúc đó, bệnh chưa được lây lan và biết tới nhiều như thời gian gần đây. Việc bệnh đậu mùa khỉ bùng phát với tốc độ nhanh chóng trong những tháng gần đây đã khiến không ít người hoang mang.
Tin vui cho mọi người là virus gây loại bệnh này không dễ lây lan như SARS-CoV-2. Giới chuyên gia y tế cho rằng đợt bùng dịch hiện tại chỉ xảy ra thông qua việc tiếp xúc gần và thân mật với người đang mắc bệnh.
Hiện bệnh này chỉ đang bùng phát tại các nước châu Phi và châu Âu. Nhưng nó có thể xuất hiện tại Việt Nam bất cứ lúc nào. Không ai có thể biết trước được.
Vì vậy, hãy trang bị sẵn những biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và người thân.
7.1 Tiêm phòng
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng theo nghiên cứu, vắc xin tiêm phòng đậu mùa có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả lên đến 85%. Ngoài ra, một loại vắc xin giúp giảm độc lực (chủng Ankara) đã được phê duyệt để phòng bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2019.
Tuy nhiên, mọi người cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ khác nữa vì 2 loại vắc xin này vẫn còn hạn chế.
7.2 Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ
Nâng cao nhận thức bản thân về các yếu tố triệu chứng, nguy cơ, cách lây truyền và tuyên truyền với mọi người về các biện pháp có thể thực hiện để giảm phơi nhiễm với vi rút là chiến lược phòng ngừa chính đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Bạn có thể chia sẻ bài viết này cho những người thân xung quanh để họ nắm được thông tin cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này.
7.3 Giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người
Khi phát hiện những người xung quanh có các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ như sốt, ho, phát ban… thì hãy đề phòng bằng cách tránh tiếp xúc gần.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
7.4 Giảm nguy cơ lây truyền bệnh đậu mùa khỉ từ động vật sang người
Nguyên nhân của bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là do lây truyền từ động vật sang người. Nên tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết, kể cả thịt, máu và các bộ phận khác của chúng. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm có liên quan đến thịt hoặc các bộ phận của động vật phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.
7.5 Hạn chế buôn bán động vật
Chúng ta nên hạn chế nhập khẩu các loại động vật có khả năng gây bệnh cao như các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng. Những động vật này có thể mang mầm bệnh mà bạn rất khó để kiểm chứng được. Những động vật nuôi có khả năng bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cũng cần được cách ly với các động vật khác và đưa vào kiểm dịch ngay lập tức.
8. Cách điều trị đậu mùa khỉ
Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị bệnh đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Thuốc kháng vi rút cidofovir, thuốc kháng vi rút mới tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),… Vốn là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus bệnh đậu mùa trên khỉ. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc cấp phép sử dụng trong các vùng dịch để điều trị đậu mùa khỉ ở người.
Đặc biệt, ở người bệnh từng tiêm vắc xin ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp.
9. Lưu ý khi điều trị bệnh đậu mùa khỉ
– Tuân thủ lịch trình điều trị: Bạn cần tuân thủ uống thuốc và điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ ngay cả khi bệnh đang dần được cải thiện để đảm bảo rằng vi khuẩn được bị tiêu diệt hoàn toàn.
– Tái khám theo hướng dẫn từ bác sĩ: Sau khi hoàn thành điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tái khám để đảm bảo bạn đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
– Tránh quan hệ tình dục: Bạn nên ngừng hoạt động tình dục hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để ngăn việc lây truyền bệnh cho người khác..
– Thông báo với những người đã tiếp xúc với bạn: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên thông báo cho vợ/chồng biết để xác định họ có bị lây bệnh từ bạn không.
– Duy trì lối sống lành mạnh: Ngoài điều trị bệnh theo thuốc chỉ định từ bác sĩ, bạn hãy duy trì bằng một lối sống lành mạnh, siêng vận động và để ý đến chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên từ bác sĩ.
Tóm lại, bệnh đậu mùa khỉ (Monkeybox) là một dạng bệnh do 1 loại virus có họ hàng với bệnh đậu mùa gây ra thuộc giống Orthopoxvirus. Virus đậu mùa khỉ có thể được lây nhiễm từ động vật mang bệnh hoặc do tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh. Khi nhiễm virus, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn: ủ bệnh; khởi phát dấu hiệu như cảm cúm; toàn phát với biểu hiện phát ban tương tự bệnh thủy đậu; và thoái lui.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan như SARS-CoV-2. Hiện vẫn chưa có vắc xin; hay thuốc điều trị đặc hiệu được cấp phép sử dụng trên người nhưng bạn có thể phòng bệnh bằng cách trang bị đầy đủ kiến thức; hạn chế tiếp xúc người bệnh, động vật mang bệnh; ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên. Tiêm vắc xin đậu mùa cũng có thể giúp phòng bệnh.
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, MarryBaby xin được gửi đến các cha mẹ và trẻ nhỏ tuyển tập những lời chúc ngày Quốc tế Thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất. Cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
1. Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 ý nghĩa cho bé
1.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi giúp trẻ phát triển kỹ năng học tập
1. Chúc các bé nhà mình ngày 1/6 vui vẻ, mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn; và luôn học giỏi nha.
2. Chúc cho những thiên thần nhỏ luôn rạng ngời; hãy học giỏi chăm ngoan nhé các con yêu thương.
3. Ngày vui mừng 1/6 đã về, chúc bé luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi, luôn được yêu thương và được chăm sóc một cách tốt nhất.
4. Trẻ em như búp trên cành; Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Nhân dịp tết thiếu nhi chúc các bé luôn vui khỏe, ăn nhiều, chơi nhiều và chóng lớn.
5. Nhân dịp tết thiếu nhi, chúc bé luôn chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời nhé! Chúc cho những thiên thần nhỏ luôn chăm ngoan, học giỏi và luôn vui vẻ rạng ngời nhé!
6. Chúc bé luôn luôn khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, luôn được yêu thương, được chăm sóc một cách tốt nhất. Gửi bé lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi rằng bé sẽ nhận được nhiều quà nhân ngày 1/6.
Gia đình nào cũng mong con học tập tốt; cha mẹ hãy gửi con lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên nhé! Ngoài học tập, cha mẹ hẳn cũng quan tâm lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi giúp con khỏe mạnh.
1.2 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi cho con sức khỏe dồi dào
1. Chúc các con hay ăn chóng lớn nhé!
2. Chúc các thiên thần của chúng ta luôn rạng ngời, học giỏi, vui vẻ và chăm ngoan. Đặc biệt chúc các bé sẽ nhận được thật nhiều món quà xinh xắn, đáng yêu và đầy ý nghĩa của người thân yêu nhé!
3. Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, thay mặt cho toàn thể “thiếu nhi lớn” gửi tới các bé những tình cảm yêu thương nhất, chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, và biết nghe lời bố mẹ.
Sức khỏe tốt là nền tảng cho một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 trên có thể giúp con ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.
1.3 Lời chúc ngày 01/6 để con có mối quan hệ tốt với mọi người
1. Chúc các con có một ngày lễ thật vui ý nghĩa, mạnh khỏe, chăm ngoan và học giỏi.
2. Gửi đến cháu hàng nghìn nụ hôn, chúc bé cưng ngày 1/6 thật vui khỏe và tràn đầy hạnh phúc.
3. Ngày lễ đặc biệt mùng một tháng Sáu chính là món quà ý nghĩa của mùa hè dành tặng cho các bé. Chúc các con có những giờ phút hạnh phúc bên cạnh gia đình, bạn bè và người thân.
4. Ngày vui mùng 1/6 đã về chúc bé luôn luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi; luôn được yêu thương; và được chăm sóc một cách tốt nhất. Chúc bé nhận được nhiều quà nhân ngày 1/6.
5. Chúc các bé thiếu nhi có 1 ngày lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên bạn bè và những người thân yêu trong gia đình. Chúc các bé sẽ được ba mẹ dẫn đi chơi, đi ăn và có thật nhiều quà; đặc biệt là đừng quên việc học hành nhé!
Mối quan hệ xung quanh sẽ giúp con có đời sống tinh thần khỏe mạnh, cha mẹ hãy gửi con lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên. Hơn nữa, không chỉ giúp con có mối quan hệ tốt với mọi người; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 để con trẻ có tinh thần và năng lượng tích cực cũng nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình.
1.4 Câu chúc Tết thiếu nhi giúp trẻ vui vẻ, tích cực hơn
1. Nhân ngày Tết Thiếu nhi, chúc các bé chăm ngoan, học giỏi và biết vâng lời nhé!
2. Nhân ngày lễ Thiếu nhi 1/6, chúc các con yêu có một ngày lễ tràn đầy niềm vui và ngập tràn tiếng cười.
3. Chúc các bé có một ngày Quốc tế Thiếu nhi tràn đầy niềm vui và có thật nhiều món quà tặng 1/6 đáng yêu.
4. Chúc cho những thiên thần nhỏ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi thật vui vẻ, hạnh phúc và nhận được thật nhiều quà.
5. Chúc các bé thiếu nhi có một ngày lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên những người thân yêu trong gia đình. Chúc các con sẽ được bố mẹ dẫn đi chơi, đi ăn và có thật nhiều quà; đặc biệt hơn là đừng quên việc học nhé!
Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 trên sẽ động viên và nâng cao tinh thần lạc quan cho con lắm đó!
2. Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào người thân dành cho bé
2.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi từ mẹ giúp con cảm nhận tình thương yêu vô bờ
1. Mẹ chúc các con yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé. Mẹ yêu các con nhất trên đời.
2. Chúng ta sẽ không chúc mừng ngày 1-6 đâu con yêu; bố mẹ sẽ cố gắng để mỗi ngày của con đều là ngày 1-6 tuyệt vời!
3. Con gái bé bỏng của mẹ; mẹ chúc con gái yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé. Mẹ yêu con nhất trên đời.
4. Chúc hoàng tử của mẹ lớn lên sẽ là một thanh niên khôi ngô tuấn tú và luôn “tỏa sáng” con nhé. Chúc con ngày lễ thật vui và đầy ắp tiếng cười.
5. Mẹ chẳng mua gì cho các con cả; mẹ dành cho con 1 ngày để chơi và trò chuyện cùng con! Chúc các con nhanh lớn, ngoan ngoãn, học giỏi nhé!
6. Cún con của mẹ, nhân ngày mùng 1/6 mẹ chúc cún con của mẹ luôn mạnh khỏe, ăn nhiều. Chúc con luôn giữ nụ cười xinh tươi trên môi. Bố mẹ yêu con nhiều lắm!
7. Ngày lễ của con mẹ muốn gửi tới con lời yêu thương nhất “Mẹ yêu con rất nhiều”. Chúc con luôn là cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn và luôn hạnh phúc. Yêu thương và gửi con 1000 nụ hôn!
8. Con có biết những thiên thần nhỏ thường làm gì vào ngày 1-6 không? Họ thường mang những món quà dễ thương nhất dành tặng cho những em bé hơn mình. Con cũng sẽ là một thiên thần nhỏ nhé! Mẹ tự hào về con.
Đừng quên nhắc nhở con cha mẹ yêu con nhiều đến thế nào không chỉ với những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi; mà còn vào những ngày bình thường khác nữa bố mẹ nhé.
2.2 Câu chúc ngày 01/6 giúp con thêm trân trọng cuộc sống
1. Mừng ngày tết thiếu nhi 1/6. Chúc con gái luôn xinh tươi, mạnh khỏe, liên tục phát triển.
2. Ba mẹ yêu các con nhất trên đời, chúc những điều tốt đẹp nhất gửi đến con yêu của ba mẹ.
3. Nhân ngày 1-6, chúc bé yêu của bố mẹ luôn xinh đẹp, ngoan ngoãn và hạnh phúc. Gửi tới con 1000 lời yêu thương!
4. Chúc em bé của bố mẹ có một ngày Tết Thiếu nhi ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương. Bố mẹ yêu con rất nhiều.
5. Chúc mừng ngày 1/6, ba mẹ mong con sẽ luôn tự tin, mạnh mẽ và trưởng thành hơn; để đối đầu với những thử thách trong tương lai. Ba mẹ yêu con!
6. Con gái yêu, con đã làm mọi thứ khiến cuộc đời này thêm ngọt ngào hơn bất cứ đồ ngọt nào trên đời. Ba mẹ gửi con lời chúc ngày 1/6, ngày quốc tế thiếu nhi của con.
7. Bố/mẹ không chỉ biết ơn vì con là con gái của bố/mẹ. Bố/mẹ còn biết ơn tình yêu, tình bạn, lòng tốt và sự hỗ trợ mà con dành cho bố mẹ. Nhân dịp ngày tết thiếu nhi 1/6. Cầu chúc con có nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Lòng biết ơn là một kỹ năng sống cần nuôi dưỡng; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi dưới đây sẽ giúp con rèn luyện được tinh thần này.
2.3 Câu chúc ngày 01/6 giúp tiếp thêm hy vọng tích cực cho con
1. Chúc các con có một ngày lễ trọn vẹn niềm vui, mạnh khỏe và chăm ngoan học giỏi.
2. Bố mẹ yêu các con rất nhiều. Nhân ngày 1/6, bố mẹ chúc các con tất cả mọi điều tốt đẹp nhất trên đời.
3. Hôm nay ngày 1/6, bố mẹ chúc con yêu luôn mạng khỏe, ngoan ngoãn; học thật giỏi và biết vâng lời mọi người.
4. Chúc thiên thần của bố mẹ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 thật ý nghĩa, nhiều niềm vui; chăm ngoan và học giỏi hơn nữa con nhé!
5. Chúc các con có một ngày 1/6 thật nhiều niềm vui, hạnh phúc. Các con hãy luôn chăm ngoan học giỏi, nghe lời người lớn và khỏe mạnh nhé.
Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên sẽ tiếp thêm niềm hy vọng cho trẻ vào tương lai; giúp con có tinh thần lạc quan vững bước về phía trước.
2.4 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi để người thân gửi gắm tình cảm cho con trẻ
1. Ngày Tết 1/6 đã về. Bố mẹ chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi và nhận được nhiều quà.
2. Chúc thiên thần của bố mẹ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi thật vui vẻ, có nhiều quà, chăm ngoan, học giỏi.
3. Cún con của mẹ! Hôm nay là 1/6, mẹ chúc con luôn mạnh khỏe, ăn thật nhiều và giữ mãi nụ cười xinh trên môi. Bố mẹ yêu con nhiều lắm.
4. Không chỉ riêng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; bố mẹ mong ngày nào con yêu cũng vui vẻ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn và ngập tràn yêu thương.
5. Hôm nay là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, bố mẹ gửi đến con yêu 3000 lời yêu thương. Chúc em bé của bố mẹ luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh và học giỏi.
6. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chúc các bé luôn vui vẻ, ăn nhiều, chơi nhiều và chóng lớn.
7. Trong ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi này bố mẹ sẽ dành hết thời gian để cùng các con vui chơi và làm những điều mình yêu thích. Chúc con luôn vui vẻ; khỏe mạnh và hãy luôn là đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu nhé.
Cha muốn gửi gắm tình cảm qua lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi? Hãy nói với con những điều như trên nhé.
2.5 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào khác
1. Chúc con yêu có một ngày Quốc tế Thiếu nhi ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương. Mẹ yêu con rất nhiều.
2. Cháu ngoan của dì à, hôm nay là ngày tết Thiếu nhi. Dì chúc cháu luôn bình an, mạnh khỏe, vui vẻ và học thật giỏi nhé!
3. Hôm nay là 1/6 rồi, chị gái chúc em luôn ngoan ngoãn, đạt được nhiều phiếu bé ngoan, đặc biệt là vâng lời ba mẹ em nhé.
4. Nhân ngày 1/6, ba mẹ gửi tới con 1000 lời yêu thương. Chúc bé yêu của ba mẹ luôn xinh đẹp, ngoan ngoãn và hạnh phúc.
5. Em trai đáng yêu của chị. Hôm nay là 1/6 rồi, chị chúc em vui tươi, hồn nhiên đạt được nhiều điểm 10, đặc biệt là vâng lời ba mẹ em nhé!
6. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, cha mẹ muốn gửi đến con muôn vàng lời chúc sức khỏe; luôn luôn hạnh phúc và thỏa sức làm điều con thích.
Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào ở trên sẽ giúp ngày của bé thêm phần đặc biệt. Ngoài lời chúc tiếng Việt, cha mẹ muốn con vừa có niềm vui vừa học được ngoại ngữ thì đọc tiếp lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh nhé!
3.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh cơ bản
Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi cơ bản giúp con làm quen với ngôn ngữ này:
1. We worry about what a child will become tomorrow. Yet we forget that he is someone today. Happy Children’s Day!
Dịch: “Ta thường lo lắng đứa trẻ sẽ trở thành ai trong tương lai; nhưng ta quên mất rằng hiện tại bé đang là một ai đó. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
2. I am so proud to have you as my kid. You are the best thing that ever happened to me. You fill my days with joyful moments. It’s your special day my baby. Happy Children’s Day!
Dịch: “Mẹ tự hào vì có con là con trai/gái của mẹ. Con là điều tuyệt vời nhất xuất hiện trong cuộc đời mẹ. Con khiến cho mỗi giây mỗi phút của mẹ đều tràn đầy niềm vui. Hôm nay là ngày đặc biệt của con, con yêu. Gửi con lời chúc ngày Quốc tế Thiếu nhi hạnh phúc!”
3. Children Are the Most Precious of God’s Creations. They spread fragrance of love wherever they go. And spread joy and happiness in every season. Handle them to care and love. Happy Children’s Day!
Dịch: “Trẻ thơ là thứ quý giá nhất mà Chúa đã tạo ra. Các em lan tỏa hương thơm của tình yêu bất cứ nơi nào các em đi qua, lan tỏa niềm vui và hạnh phúc bốn mùa trong năm. Vì thế, hãy luôn quan tâm và yêu thương các em. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
4. The sweetest period of anyone’s life is their childhood. A very warm wish for all the children on this special day. Happy Children’s day!
Dịch: “Thời gian ngọt ngào nhất trong cuộc đời mỗi con người là thời thơ ấu. Xin gửi lời chúc ấm áp nhất tới tất cả các em vào ngày đặc biệt này. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
3.2 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh nâng cao
Nếu khả năng tiếng Anh của bé cứng cáp thì cha mẹ gửi lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi sau nhé:
1. We cannot fashion our children after our desires, we must have them and love them as God has given them to us.
Dịch: “Chúng ta không thể ép buộc con trẻ sống theo nguyện vọng của chúng ta. Hãy yêu thương con vì Chúa đã ban chúng cho chúng ta.”
2. Do not educate children to be rich, educate them to be happy, so that when they grow up, they will know the value of things, and not just the price.
Dịch: “Đừng dạy trẻ làm sao để trở nên giàu có, hãy dạy chúng làm sao để hạnh phúc, để khi lớn lên, các em biết được giá trị của mọi thứ không chỉ nằm ở giá tiền.”
3. Three things to learn from a CHILD- 1st- To Be Happy For No Reason. 2nd- To Be Always Busy Doing Something. 3rd- To Know How To Demand Small Things Without Ego. Happy Children’s Day!
Dịch: “Ba điều chúng ta cần học ở một đứa trẻ – Một là hạnh phúc mà không cần lý do. Hai là luôn luôn bận rộn để làm một thứ nào đó. Ba là biết cách đòi hỏi những điều nhỏ nhặt mà không tự ái. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
4. Childhood is all about being wild, having fun and enjoying a carefree life. Enjoy your childhood till it lasts. Happy Children’s Day!
Dịch: “Thời thơ ấu là nổi loạn, là vui vẻ, là tận hưởng một cuộc sống vô lo vô nghĩ. Hãy tận hưởng thời thơ ấu của bạn cho đến khi nó kết thúc. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
5. Children are sensitive and innocent, they are the little angels of God, and the future of mankind. Wishing children the very best on this Children’s Day!
Dịch: “Con trẻ rất nhạy cảm và hồn nhiên, chúng là những thiên thần nhỏ của Chúa, và là tương lai của nhân loại. Chúc cho các em sẽ có những giây phút tuyệt vời trong ngày đặc biệt này!”
Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi được nhiều người ưa chuộng, cha mẹ hãy tham khảo:
1. Kids go where there is excitement, they stay where there is love. Happy Children’s Day!
Dịch: “Trẻ sẽ đi đến nơi có sự náo nhiệt… và sẽ ở lại nơi có tình yêu. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”
2. Wishing you a happy holiday, healthy, obedient and good student.
Dịch: “Chúc các con có một ngày lễ thật vui ý nghĩa, mạnh khỏe, chăm ngoan và học giỏi.”
3. Wish all little angel 1/6 happy, healthy, eat and grow fast and always be good students.
Dịch: “Chúc các bé nhà mình ngày 1/6 vui vẻ, mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn và luôn luôn học giỏi nha.”
4. Mom did not buy anything for you; I ‘’ll give you one day to play and chat with you ! Happy children grow up quickly, docile, and good students.
Dịch: “Mẹ chẳng mua gì cho các con cả, mẹ dành cho con 1 ngày để chơi và trò chuyện cùng con! Chúc các con nhanh lớn, ngoan ngoãn, học giỏi nhé!”
5. On behalf of all great people on this earth, Mom would like to see you to become a little docile, lovely and truly learn the good things.
Dịch: “Thay mặt toàn thể người lớn trên trái đất này, mẹ chúc con sẽ làm một đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu và học những điều tốt đẹp nhé!”
6. I hope all my loving children will always be healthy, lovely and docile. I love you the most!
Dịch: “Mẹ chúc các con yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé, mẹ yêu các con nhất trên đời.”
3.4 Lời chúc ngày 01/6 bằng tiếng Anh phổ biến khác
Một số lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi phổ biến MarryBaby gửi gắm cho cha mẹ!
1. International Children’s Day 1/6, on behalf of the whole “big kids” to send to all the children most loving sentiments, wish you stay healthy, or eat fast growing, study well, docile, and obedient parents. I specially hope you will get plenty of lovely meaningful gifts from “big kids”.
Dịch: “Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, thay mặt cho toàn thể “thiếu nhi lớn” gửi tới các bé những tình cảm yêu thương nhất, chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, và biết nghe lời bố mẹ. Đặc biệt chúc các bé sẽ nhận được thật nhiều món quà xinh xắn, đáng yêu và đầy ý nghĩa của người thân yêu nhé!”
2. Do you know those little angels usually do on days 1-6 is not? They often bring the most positive gift easy to give the baby elder than them. And you will be a little angel; won’t you? Mom proud of you!
Dịch: “Con có biết những thiên thần nhỏ thường làm gì vào ngày 1-6 không? Họ thường mang những món quà dễ dương nhất dành tặng cho những em bé hơn mình. Con cũng sẽ là một thiên thần nhỏ nhé! Mẹ tự hào về con.”
3. On your celebration day, I want to send to you the most loving words “I love you very much” . Baby, I wish you are always a beautiful girl , docile and happy. Send to you 1000 Kisses!
Dịch: “Ngày lễ của con mẹ muốn gửi tới con lời yêu thương nhất “Mẹ yêu con rất nhiều”. Chúc con luôn là cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn và luôn hạnh phúc. Yêu thương gửi tới con 1000 nụ hôn!”
4. On 1- 6 and even other day, you know your mission is? It is always smile and bring your sunshine to all people around you. I love you!
Dịch: “Vào ngày 1- 6 và cả những ngày khác nữa, con biết nhiệm vụ của con là gì không? Đó là luôn rạng ngời và mang nụ cười của con đến cho những người xung quanh. Mẹ yêu con.”
5. My love, we will not congratulate 1-6 days, parents will make all your days of your life the best 1-6 days.
Dịch: “Chúng ta sẽ không chúc mừng ngày 1- 6 đâu con yêu, ba mẹ sẽ làm cho mỗi ngày của con đều là ngày 1-6 tuyệt vời nhất!”
1. Lợi ích của việc dạy vẽ cho trẻ khi còn ở giai đoạn mầm non
Trước khi đi đến phần “cách dạy vẽ cho trẻ mầm non“, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những lợi ích không ngờ tới khi dạy vẽ cho trẻ từ giai đoạn mầm non nhé!
1.1 Tăng khả năng năng vận động
Trong khi vẽ, các cơ ở bàn tay và ngón tay trẻ dần dần được củng cố. Việc các nhóm cơ ở những bộ phận tay của trẻ phát triển sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc học viết, chơi nhạc cụ, đánh máy,… sau này của trẻ.
1.2Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp tăng tính sáng tạo của trẻ
Với các công cụ vẽ như cọ, bút màu và giấy hoặc các bề mặt phẳng khác; trẻ có thể khám phá quá trình nghệ thuật một đầy cách sáng tạo mà không cần quan tâm đến bất cứ ràng buộc nào.
Điều này cho phép bé tự do thử trải nghiệm các cách vẽ khác nhau mà không phải lo lắng về bất kỳ “quy tắc” quy định nào.
1.3 Trẻ phát triển nhận thức thông qua quá trình vẽ tranh
Những bức vẽ của trẻ em cho chúng ta biết điều gì? Trong suốt thời thơ ấu, các dây thần kinh trong não của trẻ em đã sớm hình thành và kết nối với nhau.
Trong lúc vẽ và tô, trẻ sử dụng nhiều giác quan của mình cùng một lúc. Điều này giúp cho não bộ của trẻ suy nghĩ sâu sắc, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mẫu, biểu tượng và thể hiện cảm xúc…
Có thể nói, những bức vẽ chính là “manh mối” cho chúng ta khám phá ra từng mức độ phát triển trí tuệ của trẻ trong từng giai đoạn.
1.4 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ hình thành kỹ năng lập kế hoạch từ nhỏ
Khi đã qua giai đoạn viết nguệch ngoạc; trẻ bắt đầu lên kế hoạch vẽ những gì chúng định vẽ trên giấy; vị trí đặt mỗi hình hoặc hình dạng và cách để chừa chỗ cho đối tượng tiếp theo mà chúng muốn vẽ.
Lập kế hoạch cũng liên quan đến các kỹ năng sống khác nhau mà trẻ em cần khi phát triển và trưởng thành.
1.5 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ phối hợp mắt và tay tốt hơn
Vẽ giúp cho trẻ thực hành sử dụng mắt để định vị chính xác các chuyển động của bàn tay.
Sự phối hợp giữa mắt và tay sẽ là một lợi ích trong việc chơi thể thao, viết tay, đọc và các kỹ năng sống khác, chẳng hạn như cài cúc và buộc dây giày.
Thông qua các bức vẽ của mình, trẻ em có cơ hội trải nghiệm sự liên kết của sự vật và từ chỉ sự vật đó. Điển hình khi cha mẹ là chỉ vào hình mà bé vẽ và nói cho trẻ biết đây là gì. Dần dần, não bé hình thành liên kết giữa hình ảnh và tên gọi của nó trong đầu bé.
Bé có xu hướng nói chuyện với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa thông qua các sự vật trong tranh bé vẽ.
2. Một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non
Hãy đa dạng hóa phương pháp dạy của mình để con cảm thấy việc học vẽ vô cùng thú vị.
2.1 Phương pháp quan sát
Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nắm được khi dạy vẽ cho trẻ mầm non đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ sự xuất hiện của các sự vật thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của chúng. Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.
Với phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con bút chì và giấy vẽ, khuyến khích con không sử dụng tẩy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bé có thể vẽ nhiều nét cho một vật và xóa những chi tiết không cần thiết khi bức tranh đã hoàn thiện. Tuyệt đối không được ép trẻ vẽ những gì mà người lớn quan sát. Hãy khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ.
2.2 Phương pháp vẽ dạy vẽ các hình khối
Phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình khối vuông, tam giác, hình tròn… cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ một vật dựa vào hình khối tương ứng và tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình tròn, hình tam giác.
2.3 Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non mà không nhìn xuống
Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì để trẻ không nhìn thấy đường mà chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản, tiếp theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt. Sau đó, cha mẹ cho trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!
2.4 Đặt câu hỏi cho bức tranh của con
Khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mở, thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng. Hãy hỏi về những điều mà con thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề, cho trẻ một nhân vật chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ vẽ chủ đề đồng quê, bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng tượng ra.
Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy vẽ cho trẻ em này để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu truyện ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!
Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh hãy đặt nó lên giá sách. Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và “xuất bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.
3. Một số mẹo dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị cha mẹ cần biết
Chỉ biết những cách dạy vẽ cho bé mầm non ở trên thôi vẫn chưa đủ. Cha mẹ cần bỏ túi thêm những “mánh khóe” để việc học vẽ của bé thêm vui nhộn, hiệu quả
3.1 Dạy cách cầm bút và đố con các màu sắc trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non
Trước khi bắt đầu bất cứ một lớp học nào đó, tiết mục khởi động là một phần không thể thiếu. Lớp học dạy vẽ cho trẻ mầm non của các cha mẹ cũng nên như vậy. Hãy “làm nóng” trẻ bằng những câu đố màu sắc như là “Đây là màu gì”? “Màu vàng trộn với màu đỏ ta được màu gì”… Việc này vừa đánh bay cơn buồn ngủ của con vừa khiến trẻ hào hứng với bài học và nhớ bài lâu.
3.2 Chọn chủ đề vui nhộn, gần gũi hoặc là chủ đề mà bé thích
Việc cho bé vẽ những chủ đề cứng nhắc hoặc quá khó sẽ làm trẻ mau chán và dễ khóc vì bé không thể nào hoàn thành tác phẩm của mình như ý.
Trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ nên lưu ý hỏi bé muốn vẽ chủ đề gì. Việc này vừa tạo thuận lợi cho việc học vẽ của bé vừa khiến bé cảm thấy mình được quan tâm.
Một tờ giấy A4 có thể sẽ hơi quá to so với bé mầm non, hãy cắt đôi tờ giấy ra. Bé vừa có thể hoàn thành xong tác phẩm của mình trong thời gian ngắn mà cha mẹ vừa có thế tiết kiệm được nhiều giấy.
3.4 Dạy vẽ sườn, phác thảo cho trẻ mầm non
Khi vẽ một ảnh chân dung hay tĩnh vật, hầu như tất cả các họa sĩ đều phải đo đạc tỷ lệ của vật thật rồi vẽ khung, phác thảo cho đồ vật đó. Cuối cùng mới là vẽ đồ vật dựa trên phác thảo đó.
Cha mẹ cũng có thể dạy trẻ vẽ phác thảo cho các bức vẽ. Việc này có thể hơi khó đối với các bé đang học mầm non. Nhưng không sao cả, đây là một thói quen tốt. Hãy cố gắng cho trẻ làm quen nếu cha mẹ có dự định cho con mình đi theo chuyên ngành mỹ thuật nhé.
Sau khi đã làm nóng, chọn chủ đề và dạy vẽ khung, sườn cho trẻ mầm non, hãy bắt đầu khoảng thời gian 10 phút yên tĩnh để bé vẽ. Lúc này là thời gian để con lên ý tưởng và suy nghĩ về “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Hãy để tư duy, não bộ của bé hoạt động vào lúc này.
3.6 Chấp nhận việc bé vẽ sai, vẽ nguệch ngoạc
Có thể những bức vẽ của con chưa được hoàn hảo lắm ở độ tuổi này. Hãy kiên nhẫn và động viên con liên tục để bé có động lực hoàn thiện dần khả năng vẽ của mình.
3.7 Luôn có phần thưởng cho bé sau mỗi buổi học vẽ
Sau khi buổi dạy vẽ cho trẻ mầm non kết thúc. Hãy thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết,… hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy sự nổ lực học tập của mình được đền đáp.
Tóm lại, việc học vẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Học vẽ giúp bé nâng cao trí thông minh, bùng nổ sự sáng tạo trong từng bức vẽ và còn giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để việc học vẽ của bé trở nên dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non ở trên. Những phương pháp này giúp trẻ tiếp cận với đồ vật từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, hãy bỏ túi thêm một số mẹo nhỏ dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị để để “giữ chân” trẻ ở mỗi tiết học thật lâu cha mẹ nhé!
1. Tô màu có ích lợi gì đối với sự phát triển của bé?
Dạy bé tô màu từ nhỏ không chỉ giúp con giải trí, hỗ trợ sự phát triển của trẻ mà còn giúp bé cảm nhận tình yêu thương của các thành viên trong gia đình dành cho bé.
1.1 Phát triển các kỹ năng vận động tốt
Khi con tô màu, bé sẽ phát triển khả năng cầm bút tốt hơn. Động tác cầm bút chính xác sẽ hỗ trợ sự phát triển của các cơ ở ngón tay, bàn tay và cổ tay của bé. Việc phát triển kỹ năng vận động này sẽ bổ trợ bé rất nhiều trong việc đánh máy; cũng như chơi thể thao và các hoạt động khác sau này.
1.2 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ làm tăng sự kiên nhẫn và giúp bé thư giãn
Tô màu là cách tuyệt vời để giúp con cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi chúng tạo ra bức tranh của mình. Dạy bé tập tô màu cũng giúp trẻ hình thành tính kiên nhẫn từ sớm.
1.3 Rèn cho bé tính tập trung
Trẻ nhỏ thường dễ mất tập trung khi làm một việc gì đó quá lâu. Việc cha mẹ cùng ngồi với bé; kiên trì dạy bé tô màu sẽ giúp trẻ tăng dần mức độ tập trung theo thời gian.
1.4 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của bé
Nếu cha mẹ có thể dành thời gian với con khi bé tô màu; điều đó có thể giúp phát triển ngôn ngữ khi cha mẹ nói về các tính từ mô tả và tên màu khi trẻ tham gia hoạt động. Khi được học những kỹ năng này từ khi còn nhỏ; trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.
1.5 Trẻ nhận diện màu sắc tốt hơn
Việc sử dụng các màu sắc khác nhau khi tô màu mang đến cho trẻ cơ hội hoàn hảo để khám phá các cách kết hợp màu sắc khác nhau. Trẻ có khả năng nhìn thấy quá trình thay đổi giao diện của một bức tranh khi trẻ bắt đầu tô một vật nào đó. Dạy bé tô màu cũng có thể giúp trẻ nhận biết tốt hơn về những màu sắc ít được biết đến.
1.6 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong trẻ
Hãy kích thích tư duy sáng tạo của con với thực hành dạy bé tô màu bằng cách cho trẻ lựa chọn phong cách vẽ, chọn màu và chọn màu mình tô trước. Khi trẻ tự tin hơn với việc tô màu; trẻ sẽ có khuynh hướng thử những thứ khác nhau khi tô màu; chẳng hạn như màu mới, hoa văn…
Bé có thể chơi một đồ chơi lâu khoảng 15 phút mà không thấy chán.
Thông thường các bé từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu có thể tập tô màu các tranh đơn giản được rồi nhé.
[/key-takeaways]
2. Khả năng tập vẽ và tô màu của bé phát triển theo từng giai đoạn ra sao?
Say đây là sự phát triển về khả năng vẽ và tô màu trong từng giai đoạn trưởng thành của trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào quá trình phát triển này mà lựa chọn phương pháp dạy, bút chì màu và chất liệu tô màu phù hợp với độ tuổi của bé.
2.1 Giai đoạn 12-15 tháng tuổi
Khi đã thành thạo cách cầm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ; tay bé có thể đã đủ cứng cáp để sẵn sàng cầm bút chì màu tập tô. Trong khoảng thời gian này, trẻ chủ yếu sẽ sử dụng bút chì màu để vẽ các vòng cung lớn nhỏ ngẫu nhiên; các đốm màu; và vẽ những nét nguệch ngoạc không chủ ý.
Lúc này, cha mẹ chỉ nên dạy bé tô màu trên những hình đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác… để con tập đồ theo.
2.2 Giai đoạn 15-18 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, những nét vẽ nguệch ngoạc của con lúc 15-18 tháng tuổi dần được làm chủ và chuyển sang ổn định hơn. Cha mẹ có thể không nhìn thấy rừng, cây cối hoặc 1 sự vật cụ thể nào đó. Nhưng, cha mẹ sẽ bắt đầu nhìn thấy những khối màu; những hình dạng và hoa văn rõ ràng hơn.
2.3 Giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi
Khi bắt đầu chuyển sang tháng thứ 18; những nét vẽ của bé dần có chủ đích hơn. Trẻ dần biết mình muốn vẽ cái gì và bắt chước; vẽ lại những sự vật mà bé muốn. Những nét vẽ đó có thể là một chú chó con, một bông hoa… chỉ là chưa rõ ràng đến mức có thể nhận ra.
Vào thời điểm này, để hỗ trợ cho việc dạy bé 1,5 – 2 tuổi tập tô màu; cha mẹ có thể dẫn bé đi dạo, nhìn ngắm thiên nhiên và làm quen với nhiều sự vật. Có thể trong một “tác phẩm” tô màu nào đó của bé; cha mẹ sẽ ngờ ngợ phát hiện đồ vật quen thuộc mà mình và bé thấy qua.
2.4 Giai đoạn từ 25-30 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé bắt đầu vẽ lên giấy những nét nguệch ngoạc và hình ảnh mà con muốn truyền tải chưa được thể hiện rõ. Lúc này, cha mẹ sẽ thấy bức tranh của con là những nét vẽ ngoằn ngoèo và màu sắc hỗn độn.
Dù có thể chưa thể hiểu hết những bức tranh bé vẽ và tô màu nhưng bố mẹ vẫn nên khen ngợi bức tranh của con thật nhiều. Đây sẽ là lời động viên to lớn và là động lực để bé có hứng thú hơn với việc tập tô và tiếp tục luyện tập.
2.5 Giai đoạn 31-36 tháng tuổi
Bé ở giai đoạn 31-36 tháng tuổi đã có thể giữ chặt một cây bút màu khi vẽ. Đồng thời, con cũng bắt đầu vẽ được những nét phức tạp hơn, ví dụ như hình chữ “V”. Cũng có nhiều trường hợp bé ở giai đoạn này vẫn chưa có dấu hiệu biết vẽ và tô màu thành thạo hơn. Tuy nhiên, bố mẹ đừng nên quá lo lắng về vấn đề này.
Điều bố mẹ nên làm là để cho bé được tự do làm điều mà con thích và không nên bắt ép con. Hãy chỉ hướng dẫn cho bé cách cầm bút đúng cách rồi cho con thỏa sức sáng tạo với những bức tranh của riêng mình.
Cha mẹ có thể dạy bé tô màu các chữ số và bảng chữ cái. Điều vừa giúp bé học tô vừa dạy bé thêm kiến thức bổ ích.
2.6 Giai đoạn 3-6 tuổi
Lúc này, bé có thể sử dụng bút màu một cách khéo léo và vẽ ra những bức tranh mà bố mẹ có thể dễ dàng hình dung hơn. Hầu hết các bé khi lên 5 tuổi đều có thể học được cách vẽ những đường ngang, dọc cũng như các hình đơn giản như ngôi nhà, hình người que, cái cây… Bé ở giai đoạn này cũng có thể tô màu thành thạo và có chủ đích hơn.
Từ giai đoạn này trở đi, cha mẹ đã có thể dạy bé tô màu trên những hình ảnh phức tạp hơn; hoặc cho bé vẽ trên giấy trắng những sự vật, con vật mà bé thích để tăng tính sáng tạo.
3. Phương pháp dạy bé tô màu đúng cách và hiệu quả
3.1 Công tác chuẩn bị trước khi dạy bé tô màu
Chọn chỗ ngồi: Cha mẹ nên lựa chọn vị trí dạy bé tập tô có đủ ánh sáng. Chỗ ngồi thoải mái, phù hợp chiều cao của bé; và không có nhiều đồ chơi, tivi, máy tính, v.v. xung quanh tránh để bé mất tập trung.
Mua giấy tô màu mỹ thuật: Vì đây là loại giấy chuyên dụng, chất liệu giấy dễ tô, sáng màu; và hình ảnh tô màu đa dạng. Bé sẽ thích vì thấy mình dễ dàng hoàn thành tác phẩm như ý. Các loại giấy này bạn có thể đến các nhà sách hoặc các cửa hàng bán dụng cụ vẽ tranh.
Mua các loại màu sáp và màu nước chuyên dụng: Vì nếu màu không đẹp, khó tô sẽ làm bé chán ngay sau một vài lần tô màu; vì hình tô không như ý muốn.
Không gian tô màu: không được quá ồn sẽ tạo cho bé thói quen mất tập trung. Điều này hoàn toàn không tốt cho bé trong học tập và các hoạt động khác sau này.
Tham gia tô màu cùng bé: Khi dạy bé tô màu, sau khi chỉ bé các bước tô cơ bản xong; hãy thực hành cùng bé. Điều này sẽ kích thích sự hứng thú tô màu trong bé.
Nếu có nhiều bé học cùng một lúc: Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần giải hòa. Vì các bé có thể tranh giành bút vẽ của nhau.
3.2 Quy trình 12 bước dạy bé tập tô màu đúng cách
Bước 1: Trước khi dạy bé tô màu, cha mẹ cần giới thiệu màu sắc cho bé. Cha mẹ có thể đố màu sắc bé thường xuyên để bé sớm làm quen với màu sắc.
Bước 2: Trước khi buổi học bắt đầu, cha mẹ nên giao lưu với trẻ để trẻ hào hứng với buổi học hơn. Hỏi bé về chủ đề tranh tô màu mà bé yêu thích. Ví dụ như: Con thích màu gì nhất? Con thích tô màu hình gì nhất nào?…
Bước 3: Chọn hình tô màu có nét vẽ dễ hay khó, hình đơn giản hay phức tạp; tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng của bé.
Bước 4: Hỏi bé về bức hình tô màu mà bé sắp tô để giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và thuyết trình cho bé.
Bước 5: Đối với các bé mới tập tô màu, cha mẹ cần dạy bé tô màu một cách cụ thể một hình nào đó. Ví dụ như không được tô ra khỏi viền, nên tô nhạt rồi tới đậm dần… Cha mẹ cũng nên cầm tay con tô để đinh hình nét vẽ cho bé.
Bước 6: Quan sát cách bé tô màu và sự tập trung của bé; khuyến khích bé bằng các lời động viên khi bé thấy chán
Bước 7: Hãy cố gắng hướng dẫn và hỗ trợ bé hoàn thành bức tranh. Tạo thói quen cho bé luôn hoàn thành mọi công việc mà không bỏ ngang giữa chừng.
Bước 8: Dạy con phát biểu suy nghĩ riêng về bức tranh của mình; con thấy nó thế nào, điều gì được và điều gì chưa được.
Bước 9: Hướng dẫn và gợi ý bé các điều hay và ý nghĩa với những bài học có tính giáo dục. Nên so sánh với các bức tranh mà con đã tô màu trước để bé biết tự thấy tranh nào đẹp hơn.
Bước 10: Khuyến khích bé tôn trọng tác phẩm của mình; tức là tôn trọng những gì mình làm được.
Bước 11: Thu gọn khu vực tô màu và dụng cụ sạch sẽ, gọn gàng. Điều này giúp bé tập tính cách rất tốt.
Bước 12: Thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết, v.v. hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy nỗ lực học tập của mình được đền đáp.
Tóm lại, việc dạy bé tập tô màu từ nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sự phát triển của trẻ như tăng tính sáng tạo; bé nhận diện màu sắc tốt hơn, tăng tính tập trung… Không có bất kỳ quy định nào về độ tuổi bé bắt đầu tô màu. Chỉ cần bé thích và sẵn sàng, hãy áp dụng quy trình dạy bé tô màu ở trên để việc tô màu của bé hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy dựa vào độ tuổi của bé để lựa chọn hình thức; bút màu và chất liệu tô để dạy bé tô màu nhé!
[inline_article id=275588]
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.