Categories
Dạy con Nuôi dạy con

3 MV ca nhạc thiếu nhi cực hay bố mẹ không thể bỏ qua

Tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp tăng vốn từ vựng và khơi nguồn khả năng sáng tạo trong trẻ, các MV ca nhạc đầy màu sắc, sinh động sẽ là “chất liệu” để bé thỏa sức tưởng tượng, tự vẽ cho mình những thế giới phong phú, đa dạng. Vậy bố mẹ nên cho trẻ xem những nội dung ca nhạc thiếu nhi nào? Trong bài viết dưới đây, Marry Baby sẽ giới thiệu 3 MV ca nhạc thiếu nhi đáng xem nhất mà bố mẹ không thể bỏ qua.

1. Cùng Trúc Nhân Du Hành Đa Vũ Trụ Vui Cực!

Mới ra mắt nhưng MV ca nhạc thiếu nhi “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” đã thu hút đông đảo khán giả nhí – MV đạt hơn 35 triệu lượt xem chỉ sau 3 tuần. MV bài hát có sự tham gia của Trúc Nhân, anh chàng ca sĩ đa tài được các bé hâm mộ, yêu mến.

MV “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” được đầu tư công phu về kỹ xảo, với màu sắc và hình ảnh sinh động, chân thật. Cuộc du hành qua 3 vũ trụ: vũ trụ âm nhạc sôi động, vũ trụ trái cây thơm ngon và vũ trụ game vui nhộn của chàng ca sĩ Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu được truyền tải một cách đầy sáng tạo trong MV. Thế giới thần tiên trong giấc mơ của trẻ thơ hiện ra, ở đó các hành tinh diệu kỳ, những nhân vật siêu anh hùng, những người bạn dũng cảm, tất cả cùng hòa mình trong âm nhạc vui tươi và điệu nhảy đáng yêu. Bài hát với giai điệu bắt tai, lời ca dễ thuộc, dễ nhớ, cùng phụ đề MV giúp bé có thể dễ dàng hát, ngân nga theo.

ca nhạc thiếu nhi

MV ca nhạc “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” là hành trình khám phá vũ trụ của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu

MV Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực! thông qua hành trình đầy kỳ thú của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu khơi gợi trí tò mò của trẻ về vũ trụ rộng lớn, bao la, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới, kích thích trí tưởng tượng – nền tảng cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

2. A Con Cá Sấu – Học Bảng Chữ Cái ABC với các nghệ sĩ nổi tiếng

“A Con Cá Sấu” là MV ca nhạc thiếu nhi phù hợp cho trẻ ở mọi độ tuổi – đặc biệt với trẻ đang học chữ nhờ lời bài hát đơn giản, MV được trang bị phụ đề giúp trẻ nhận biết mặt chữ dễ dàng hơn. MV có lượt xem rất cao – đến hiện tại đã đạt hơn 500 triệu lượt xem.

Với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như Don Nguyễn, Mia Đặng… cùng nhịp điệu vui, bắt tai MV giúp bé dễ dàng tiếp thu bảng chữ cái mà không bị nhàm chán. Đặc biệt, MV “A Con Cá Sấu” có hình ảnh minh họa động vật dễ thương, gần gũi còn giúp bé xây dựng vốn từ phong phú về động vật nữa đấy!

3. Bố Là Tất Cả – Mầm Chồi Lá

MV ca nhạc thiếu nhi thứ 3 mà Marry Baby muốn giới thiệu là MV “Bố là tất cả” – một trong những ca khúc thiếu nhi quen thuộc với nhiều thế hệ. Trong MV này, bài hát này được biến tấu với nhịp điệu nhanh, vui nhộn hơn, được các bé yêu thích.

Xuyên suốt MV là hình ảnh bố cùng với những “siêu năng lực”, dẫn các con đi khám phá thế giới bao la. Hình ảnh bố hiện lên thật đẹp trong MV, là người chở che, yêu thương, là tất cả với các con. Kết hợp với giai điệu bài hát quen thuộc là những động tác nhảy múa đáng yêu, dễ nhớ giúp bé có thể dễ dàng hát, nhảy theo.

Nếu mẹ đang tìm kiếm nội dung giải trí vui nhộn, thú vị mà không kém phần ý nghĩa cho con thì trên đây là những lựa chọn mà mẹ có thể cân nhắc đấy!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ lười uống sữa phải làm sao? Mách mẹ 3 “tuyệt chiêu” hiệu quả

Nếu bé yêu nhà bạn cũng đang “chán sữa”, mời bạn đọc ngay những chia sẻ sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ lười uống sữa và “bỏ túi” ngay 3 cách giúp trẻ thích uống sữa.

Trẻ lười uống sữa: Nguyên nhân do đâu?

Đối với trẻ nhỏ, việc uống sữa đóng vai trò rất quan trọng bởi sữa không chỉ cung cấp năng lượng mà còn mang đến cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong sữa có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi và vitamin D… là những dưỡng chất rất cần thiết, giúp trẻ phát triển xương và răng khỏe mạnh

Tuy vậy, nếu trẻ trở nên lười hoặc chán uống sữa hơn so với bình thường, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy tìm ra nguyên nhân. Một số nguyên nhân khiến trẻ lười uống sữa có thể kể đến là:  

  • Hương vị sữa không hợp khẩu vị của bé.
  • Trẻ cảm thấy bị ép hoặc thấy áp lực khi uống sữa.
  • Trẻ nhận thấy những người thân xung quanh không uống sữa.
  • Sữa khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc uống sữa khiến trẻ bị tiêu chảy.

3 mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa mẹ nên biết

trẻ lười uống sữa

Với những trẻ lười uống sữa, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để phá bỏ rào cản ban đầu và khiến trẻ thích thú hơn với việc uống sữa:

1. Khuyến khích trẻ uống sữa bằng lời nói 

Để giúp trẻ lấy lại được hứng thú khi uống sữa, bố mẹ cần bình tĩnh, khuyến khích và động viên trẻ. Tuyệt đối không nên bắt ép hoặc la mắng trẻ vì sẽ gây ra nỗi sợ hãi, khiến trẻ cảm thấy không an toàn và dần dần hình thành thói quen ghét việc uống sữa. Bố mẹ có thể thử sử dụng cách nói ngọt ngào cùng với nét mặt vui vẻ khi khuyến khích trẻ, điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được năng lượng tích cực và từ đó trẻ sẽ yêu thích việc uống sữa hơn.

2. Để trẻ chủ động chọn loại sữa mình thích

trẻ lười uống sữa

Hương vị sữa có thể là một trong những lý do chính khiến trẻ không chịu uống sữa nếu loại sữa hiện tại không hợp khẩu vị. Vì thế, bố mẹ nên lưu ý đến tâm trạng và biểu hiện của trẻ khi uống sữa. Để giải quyết tình trạng này, bố mẹ hãy để trẻ chủ động tự chọn loại sữa hoặc hương vị sữa trẻ thích. Việc này sẽ giúp nâng cao tinh thần khi uống sữa và thậm chí là lượng sữa trẻ uống hằng ngày. Sữa chua uống SuSu cũng được rất nhiều bé yêu thích nhờ sự đa dạng và thơm ngon của hương vị đến từ trái cây như hương táo nho, hương cam hay hương dâu, phù hợp với mọi sở thích của bé!

3. Biến thời gian uống sữa trở nên hào hứng với trẻ

“Tuyệt chiêu” cuối cùng giúp trẻ hứng thú với việc uống sữa là tạo một bầu không khí vui tươi, tích cực trong thời gian uống sữa. Cách này sẽ rất hữu hiệu với những trẻ còn chưa tự giác uống sữa đấy!

Để thực hiện được điều này, bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu những câu chuyện, phim hoạt hình có các nhân vật liên quan đến loại sữa trẻ đang uống. Thường trẻ nhỏ rất hào hứng và thích học theo các nhân vật anh hùng trong phim và truyện, nhờ đó bố mẹ cũng dễ dàng khuyến khích trẻ uống sữa hơn. Ngoài ra, bố mẹ hãy lưu ý thêm thể loại mà bé thích để chọn ra được truyện và phim phù hợp với bé.

Một trong những tựa phim hoạt hình thú vị mà bố mẹ có thể tham khảo cho bé xem là “Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú”. Bộ phim hoạt hình kể về cuộc giải cứu Đại tinh thần thú của đội Vệ binh Susu khỏi tên trùm hắc ín Kara – tên trùm xấu xa với âm mưu hòng biến Đại tinh thành sở thú Karaoke. Đây là bộ phim hoạt hình do Vinamilk đầu tư sản xuất với kinh phí lớn, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ làm phim hàng đầu thế giới, âm thanh, hình ảnh và màu sắc sống động với những kỹ xảo hoành tráng. Ngay khi vừa lên sóng, phim đã thu hút đông đảo khán giả nhí và cả các bậc phụ huynh đón xem, hiện đã vượt mốc 35 triệu lượt xem. Bộ phim không chỉ giúp bé khơi gợi lại cảm xúc hứng khởi khi uống sữa mà còn giúp con phát huy phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo khi hòa mình vào một cuộc phiêu lưu thú vị đầy sắc màu.

 

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ đã hiểu được những nguyên nhân khiến trẻ lười uống sữa. Bên cạnh đó, Marry Baby cũng mong bố mẹ có thể “bỏ túi” được những mẹo giúp trẻ hứng thú với việc uống sữa.

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

[Infographic] 4 chữ “CÓ” giúp gia đình yên tâm tận hưởng cuộc sống

Một cuộc sống an nhiên chính là điều mà bất cứ ai cũng mong ước. Thế nhưng làm thế nào để  bạn và gia đình có được một cuộc sống an nhiên và an tâm tận hưởng cuộc sống?

Đây có thể là một điều không hề dễ dàng nhưng không phải là không thể. Với những bí quyết sau của Marry Baby, bạn và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hy vọng bạn sẽ có một góc nhìn bao quát và thực tế hơn về cách xây dựng và tận hưởng cuộc sống có chất lượng. Hãy luôn chủ động làm chủ sức khỏe thể chất và tinh thần để có được một cuộc sống an nhiên nhé!

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mời bạn cùng Marry Baby tìm đến những gợi ý để bắt đầu yêu thương bản thân từ những điều thực tiễn, dễ thực hiện nhất sau đây nhé!

1. Trở thành “bạn thân” của chính mình

Mỗi lần theo dõi các trang mạng xã hội, bạn đều cảm thấy ghen tỵ về thành công hay sự hạnh phúc của người khác và bắt đầu tự trách bản thân? Thế nhưng, liệu bạn có biết ẩn sau những hình mẫu tốt đẹp ấy, mỗi người đều có những rắc rối riêng cần giải quyết. Hành trình của mỗi người là hoàn toàn riêng biệt và không giống nhau, do đó, thay vì oán trách, bạn hãy học cách yêu thương bản thân bằng cách chấp nhận chính mình và trở thành “bạn thân” của chính mình.

Khi trở thành một người “bạn thân”, bạn không chỉ trân trọng những mặt tốt mình có mà còn phải chấp nhận toàn diện bản thân, cả những điểm yếu và sai lầm đã phạm. Không những vậy, bạn cũng sẽ biết cách học hỏi từ những sai lầm và biết phân biệt những điểm phù hợp lẫn không phù hợp với mình. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết trân trọng, phát huy và hoàn thiện những điểm mạnh để nâng cao giá trị bản thân.

Chấp nhận chính mình là bước đầu tiên trong hành trình yêu thương bản thân. Để hạnh phúc, bạn cần ngưng so sánh mình với người khác để không thấy tự ti, không sống lệ thuộc vào lời khen chê từ người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ có thể làm chủ cuộc sống của mình với những mục tiêu chính đáng, cảm giác được sự tự do, ý thức giá trị và xây dựng sự tự tin.

2. Đặt mục tiêu cho tương lai

yêu thương bản thân

Đặt ra những mục tiêu khiến mình muốn hành động và nỗ lực để hiện thực hóa chúng là một phần không thể thiếu trong hành trình yêu thương bản thân. Bởi khi đã có mục tiêu, bạn sẽ có phương hướng hành động rõ ràng, có thể thực hiện từng bước một và không bị lệ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Điều này sẽ giúp bạn dễ đạt được thành công mà không tự tạo ra áp lực quá lớn cho chính mình.

Khi đưa ra các mục tiêu, bạn cần diễn tả một cách cụ thể với những tiêu chí giúp bạn đánh giá mình đã thực hiện được hay chưa. Ngoài ra, cũng cần hình dung mục tiêu này sẽ giúp bạn tiến bộ như thế nào hay có thêm được những gì trong tương lai. Ví dụ nếu bạn muốn khỏe mạnh hơn, trước hết hãy đặt mục tiêu có thể chạy bộ liên tục quanh công viên 20 phút mỗi ngày. Sau 1 tuần, bạn sẽ xem lại mình đã thực hiện được ra sao, nếu thành công, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một phần quà nhỏ để khích lệ còn nếu thất bại, bạn có thể suy xét lý do và tìm cách khắc phục. Chỉ sau một thời gian kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy mình có thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

3. Chăm sóc tốt bản thân

yêu thương bản thân

Chăm sóc tốt cho những nhu cầu cơ bản của bản thân là một cách yêu thương chính mình. Bạn nên tự chăm sóc bản thân, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bằng cách duy trì chế độ ăn khoa học cùng các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể để hoàn thành tốt những việc bản thân muốn làm. Song song với dinh dưỡng, bạn cũng nên duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá căng thẳng….

Để bản thân khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cũng cần nuôi dưỡng sự gần gũi và những tương tác xã hội lành mạnh với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người cùng chung sở thích… Điều này sẽ giúp bạn có thể chia sẻ cảm xúc của bản thân và “giải tỏa” những áp lực đang gặp phải trong cuộc sống.

Một lưu ý quan trọng khác khi yêu thương bản thân là bạn biết trân trọng quan điểm và nhu cầu của chính mình thay vì luôn muốn giúp đỡ, làm hài lòng người xung quanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nữ giới khi quan điểm rập khuôn rằng vai trò của phụ nữ là hỗ trợ, nâng đỡ vẫn còn khá phổ biến như hiện nay.

4. Thoát khỏi lối mòn, “khuôn khổ”

Việc vượt ra khỏi lối mòn, khuôn khổ có thể mang đến nhiều lợi ích và sự thành công. Khi bạn quyết định bước ra khỏi vùng an toàn phù hợp với các giá trị bạn coi trọng, bạn có thể tiến về phía trước từng chút một trong hành trình tự khẳng định chính mình. Không những vậy, việc vượt ra khỏi giới hạn còn là cách để bạn khám phá năng lực và phát hiện ra những tiềm năng mà bản thân chưa biết. Bên cạnh đó, việc thử thách bản thân còn giúp bạn xử lý khó khăn một cách bình tĩnh và tự tin, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề dù hoàn cảnh có nhiều hỗn loạn, khó đoán định và nhiều áp lực.

Bạn có thể gia tăng yêu thương bản thân bằng cách học hỏi, vượt ra giới hạn để thêm tự tin vào chính mình bằng nhiều cách như học thêm một kỹ năng công việc mới, tham gia một lớp học nghệ thuật vào cuối tuần, tiếp xúc với những người có quan điểm khác mình và thử bắt đầu những thói quen tốt mà trước đó chưa có như ngủ sớm, tham gia một lớp học yoga…

5. Độc lập tài chính – Tự chủ tương lai

yêu thương bản thân

Có khả năng làm chủ được tài chính của bản thân là mong muốn của tất cả mọi người. Khi đạt được sự độc lập tài chính, bạn có thể tự chi trả cho các nhu cầu của bản thân và gia đình. Không những vậy, nếu có sự cố ngoài ý muốn, bạn cũng có thể dễ dàng xử lý và không quá hoang mang, lo lắng về nỗi lo “tiền bạc” khi có sự cố ập đến. 

Để đạt được độc lập tài chính, bên cạnh việc chi tiêu hợp lý, bạn nên có một khoản tiết kiệm để dự phòng đồng thời dùng một phần tài sản để tiếp tục đầu tư và không quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe nếu chẳng may gặp phải rủi ro, bệnh tật. Để có thể thực hiện được điều này, một trong những giải pháp bạn có thể nghĩ đến là tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe.

Việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể mang đến cho bạn sự hỗ trợ cần thiết trước những rủi ro ốm đau, bệnh tật không lường trước. Nếu chẳng may bị ốm nặng, những chi phí y tế có thể trở thành “gánh nặng” cho bạn và gia đình, lúc này bảo hiểm sức khỏe sẽ phần nào “san sẻ” nỗi lo về tài chính. Đồng thời, tham gia bảo hiểm sức khỏe cũng giúp bạn có cơ hội được chăm sóc bởi những dịch vụ y tế chuyên nghiệp ở những cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất.  

Hiện trên thị trường có rất nhiều chương trình bảo hiểm sức khỏe với những quyền lợi khác nhau, dành cho cá nhân và gia đình. Do đó, khi chọn mua, bạn cần tìm hiểu kỹ và nên ưu tiên lựa chọn các gói bảo hiểm sức khỏe của các công ty uy tín và có những quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm.
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn.
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7.
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Mức giá hợp lý khi tham gia cùng gia đình (bố, mẹ và con cái).

Yêu thương bản thân là hành trình dài gắn liền với cuộc sống của chính bạn. Hành trình này cần kiên nhẫn nhưng kết quả rất xứng đáng để bạn nỗ lực. Ngay hôm nay, chỉ cần bạn thấy mình vui vẻ, hạnh phúc và có tiến bộ là đạt được thêm một thành công nhỏ trong nỗ lực yêu thương bản thân rồi đấy!

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả nhà cần lưu ý những gì?

Vậy chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả nhà như thế nào? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ một số điều cần lưu ý khi chăm sóc khỏe hậu Covid để bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu!

Hiểu rõ các triệu chứng hậu Covid để phát hiện và đi khám kịp thời

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid trước hết đòi hỏi bạn và người thân trong gia đình phải hiểu rõ về hội chứng và các triệu chứng hậu Covid để kịp thời nhận diện. Theo Bộ Y tế, có đến 203 triệu chứng khác nhau của hậu Covid, có thể xuất hiện sau khi đã hồi phục, tồn tại dai dẳng từ đầu hoặc tái phát, trong đó những triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Các vấn đề về hô hấp và tim như khó thở, thở nông, ho kéo dài, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Các vấn đề về hệ thần kinh như giảm khả năng suy nghĩ và tập trung (chứng “sương mù não”), đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cảm giác châm chích ngoài da, thay đổi khứu giác, vị giác
  • Các triệu chứng khác như huyết học bị huyết khối, đau khớp, mẩn ngứa, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc…

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 nghiêm trọng còn có thể bị viêm đa cơ quan như tim, phổi, thận, da, não… hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Về tinh thần, sự hoang mang do mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân cùng tác động trực tiếp của bệnh lên hệ thần kinh còn có thể khiến bạn dễ rơi vào lo âu, trầm cảm.

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình, một lưu ý quan trọng bạn cần nhớ đó là cần chú ý theo dõi các triệu chứng, đặc biệt nếu có trường hợp mắc Covid nghiêm trọng, phải nằm viện lâu ngày. Nếu bạn và người thân gặp phải các triệu chứng kể trên và các triệu chứng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngày một nghiêm trọng, nhất là với các vấn đề về hô hấp, tim mạch hoặc rối loạn tinh thần, tốt nhất nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Chăm sóc thể chất và tinh thần để tăng cường sức khỏe

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Để việc chăm sóc sức khỏe hậu Covid đạt hiệu quả tốt nhất, bạn và các thành viên trong gia đình cũng cần chú trọng vào việc nâng cao cả sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các biện pháp:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Đảm bảo ăn đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm như các loại thịt cá, rau củ, trái cây. Nên bổ sung thêm trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt để bữa ăn đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Nếu khẩu vị vì bệnh mà thay đổi, nên ưu tiên chọn những thức ăn mà bạn yêu thích.
  • Tập thể dục vừa phải. Bắt đầu bằng những hoạt động vừa sức như đi bộ chậm cự li ngắn, đạp xe đạp chậm, các bài khởi động toàn thân phối hợp nhịp thở. Chỉ nên tăng dần mức độ vận động ở mức phù hợp với sức khỏe.
  • Thực hiện các bài tập thở. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe hậu Covid, giúp khôi phục chức năng phổi và cơ hoành. Bạn có thể tập hít vào từ từ sâu xuống phổi nhất có thể, rồi thở ra nhẹ nhàng mỗi lần 10 nhịp, một vài lần trong ngày.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Thực hành thiền, tịnh tâm và chú ý nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ đủ vào ban đêm và nghỉ ngơi ngắt quãng ban ngày. Bên cạnh đó, không được bỏ qua việc lắng nghe cơ thể và chia sẻ về sức khỏe, suy nghĩ và cảm xúc của mình với người thân cận để tránh tự cô lập bản thân.

Không lơ là, chủ quan bỏ qua các biện pháp phòng chống dịch

Mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh đã cơ bản được “khống chế”, bạn và người thân vẫn nên thường xuyên nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các biện pháp an toàn, phòng chống dịch bệnh như:

  • Mang khẩu trang nơi công cộng và giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh.
  • Đảm bảo nơi ở và làm việc thông thoáng, không khí lưu thông tốt.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi, bỏ khăn giấy đã sử dụng đúng nơi quy định và rửa tay sạch.
  • Hạn chế đến nơi đông người, đặc biệt nếu bản thân cảm thấy không khỏe.
  • Tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch là một cách để bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và các thành viên trong gia đình, bởi điều này có thể giúp giảm nguy cơ tái nhiễm. Ngoài ra, nó cũng góp phần bảo vệ cả cộng đồng trước các làn sóng lây nhiễm và việc xuất hiện của các biến thể mới.

Thường xuyên thăm khám, tầm soát các vấn đề sức khỏe

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình đó là cần duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để thăm khám, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời bất thường. Thực tế, các triệu chứng hậu Covid thường dễ gây nhầm lẫn và bạn có thể sẽ khó xác định chính xác đâu là di chứng hậu Covid, đâu là một chứng bệnh mới hình thành một cách độc lập. Do đó, để phòng ngừa những tác động lâu dài của tình trạng hậu Covid nói riêng và bệnh tật nói chung, bạn và gia đình nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường.

Thế nhưng, với nhiều gia đình, việc đi khám định kỳ hiện vẫn chưa được chú trọng, trong đó lý do thường gặp nhất được nhiều người chia sẻ là tình hình tài chính không ổn định. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, bạn có thể cân nhắc trang bị bảo hiểm sức khỏe cho từng thành viên. Việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể giúp hỗ trợ bạn về gánh nặng tài chính cho những lần khám sức khỏe định kỳ. Không những vậy, các gói bảo hiểm sức khỏe hiện còn có mạng lưới liên kết rộng khắp trong và ngoài nước nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhất. Ngoài ra, trong trường hợp, bạn hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm nặng, bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ phần nào giúp bạn san sẻ bớt nỗi lo về chi phí điều trị, từ đó bạn và gia đình có thể an tâm hơn.

Hiện trên thị trường còn rất nhiều chương hình bảo hiểm sức khỏe khác nhau với điều khoản linh hoạt. Tuy nhiên, khi chọn mua, bạn vẫn nên ưu tiên các sản phẩm các các công ty bảo hiểm uy tín, có liên kết với hệ thống rộng rãi các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, đa khoa trong và ngoài nước. Đặc biệt, hiện một số chương trình bảo hiểm còn mang đến nhiều quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Ưu đãi phí khi tham gia cho cả gia đình (bố, mẹ và con cái).

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid có thể là một thử thách lớn vì những kiến thức hiện có xung quanh hội chứng mới mẻ này vẫn đang được cập nhật từng ngày. Với những thông tin cơ bản về chăm sóc sức khỏe hậu Covid trên đây, Marry Baby hy vọng giúp bạn đọc thêm chủ động và tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. 

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

5 bí quyết “vàng” bảo vệ gia đình toàn diện mà bạn cần bỏ túi ngay!

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ cùng bạn 5 bí quyết “vàng” giúp bảo vệ gia đình toàn diện. Mời bạn cùng theo dõi tiếp để biết đó là những bí quyết gì nhé!

1. Tăng sức đề kháng cho cả nhà

Khỏe mạnh là yếu tố quan trọng vì sức khỏe là một loại tài sản vô giá, giúp bạn tận hưởng cuộc sống và luôn có đủ năng lượng để vượt qua mọi thử thách. Để trở nên khỏe mạnh, việc quan trọng là phải tăng sức đề kháng. Bởi sức đề kháng chính là “hàng rào bảo vệ” giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Để xây dựng và củng cố sức đề kháng cho bản thân và gia đình, bạn có thể thử một số việc sau:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả chứa vitamin C, E, beta-carotene và kẽm. Bạn nên chọn các loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ như trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn… Ngoài ra, tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, dầu mỡ và thực phẩm đóng hộp.
  • Tập thể dục khoảng 30 phút/ngày. Bạn và các thành viên gia đình có thể chọn những bộ môn yêu thích hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Ngủ đủ giấc cũng là “chìa khóa vàng” để có một sức khỏe tốt. Thiếu ngủ có thể khiến nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể tăng cao, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và dễ bệnh.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tránh căng thẳng. Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần tích cực và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cần.

2. Giữ vệ sinh môi trường sống

bảo vệ gia đình

Một nơi ở bừa bộn, không đảm bảo vệ sinh là điều kiện để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và khiến sức khỏe con người bị đe dọa. Không những vậy, sinh hoạt trong môi trường nhiều bụi bẩn còn là “ác mộng” với những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng bởi các loại vi khuẩn, bụi bặm, nấm mốc chính là tác nhân “kích hoạt” bệnh tái phát và trở nặng.

Chính vì thế, việc giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách dọn dẹp nhà cửa thường xuyên là một thói quen quan trọng để bảo vệ gia đình, giúp sức khỏe của các thành viên luôn được đảm bảo. Dưới đây là một số thói quen quan trọng bạn cần lưu ý:

  • Dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp sau khi sử dụng vì đây chính là một trong những nơi có khả năng cao truyền virus và các tác nhân gây hại khác.
  • Phòng ngủ là nơi bạn dành ít nhất 8 tiếng/ngày để sinh hoạt và nghỉ ngơi. Thế nhưng, đây cũng là nơi mà bụi, mạt bụi và có thể là lông thú cưng “trú ngụ”. Những yếu tố ngoại lai này có thể kéo chất lượng không khí đi xuống và có thể là “thủ phạm” gây dị ứng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn nên giặt drap trải giường, vỏ gối và chăn bằng nước nóng để tiêu diệt mạt bụi mỗi tuần một lần. Ngoài ra, hãy hút bụi drap giường trước khi ngủ.
  • Giữ cho nhà vệ sinh sạch sẽ cũng giúp cải thiện chất lượng môi trường sống và nâng cao sức khỏe của cả gia đình. Hãy dọn dẹp nhà vệ sinh mỗi tuần một lần và đặc biệt chú ý vệ sinh những vị trí ít khi được chú ý như nút nhấn toilet, sàn nhà vệ sinh và khe tường.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ vệ sinh không gian chung bằng cách hút bụi, lau dọn và giặt thảm trải chân thường xuyên. Song song đó, đừng quên dùng cồn để vệ sinh tay nắm cửa nhé!

3. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Tham gia giao thông là hoạt động mà không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính những giây phút bất cẩn mà đây cũng là một trong những lý do chính “cướp” đi sinh mạng của rất nhiều người. Vậy phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

Khi tham gia giao thông bằng xe hơi: 

  • Đừng quên thắt dây an toàn. Dây an toàn đã cứu sống hàng nghìn người mỗi năm.
  • Sử dụng ghế an toàn dành riêng cho trẻ em. Việc này giúp làm giảm khoảng 70% nguy cơ thương tích gây tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Không lái xe khi uống rượu, bia. Nếu đã uống rượu, bia, bạn nên gọi taxi hoặc nhờ người không sử dụng rượu, bia đưa về nhà.
  • Không đưa tay ra ngoài cửa sổ khi xe đang chạy trên đường. Việc này sẽ gây ra tai nạn giao thông cho chính bản thân và người khác.
  • Bảo trì xe khi đến hạn và hãy đổ đầy xăng khi tham gia giao thông đường dài.

Khi tham gia giao thông bằng xe máy:

  • Luôn đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm có thể giúp bạn tránh khỏi tai nạn ảnh hưởng đến phần đầu.
  • Không tống ba, lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông.
  • Nên lắp ghế an toàn khi cần chở trẻ dưới 3 tuổi.
  • Bảo dưỡng xe hằng tháng để tránh trường hợp xe tắt máy bất chợt khi đang đi trên đường lớn.
  • Tương tự với việc tham gia giao thông bằng xe hơi, bạn tuyệt đối không được chạy xe máy khi đã sử dụng rượu, bia.

4. Lập kế hoạch tài chính cho gia đình

Đường đời không phải là lúc nào cũng bằng phẳng. Đôi lúc, bạn phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, một số những khó khăn có thể được giải quyết bằng yếu tố tài chính. Chính vì vậy, việc có một kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể sử dụng những lúc cần sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và bạn cũng như cả gia đình có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý của Marry Baby để lập một kế hoạch tài chính thông minh mà bạn có thể tham khảo:

  • Để dành một khoản tiền mặt: Tiền mặt sẽ giúp bạn và gia đình vượt qua những trường hợp khẩn cấp nếu máy ATM, ngân hàng và thẻ tín dụng gặp phải trục trặc.
  • Lên kế hoạch chi tiết về các khó khăn mà bạn có thể phải đối diện trong cuộc sống: Việc này sẽ giúp bạn chia nhỏ ra các khoản cần chi nếu không may gặp phải các tình trạng bất khả kháng như tai nạn giao thông, bệnh tật…
  • Lưu trữ kỹ giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy kết hôn, nghị định nhận con nuôi…  cả bản chính và bản sao ở vị trí an toàn và dễ tìm như két sắt, ổ cứng gắn ngoài hoặc lưu trữ trên bộ nhớ đám mây.
  • Bảo đảm an toàn tài chính khi tham gia bất kỳ ứng dụng, trang web giao dịch: Triển khai xác thực đa yếu tố trên tất cả các tài khoản và suy nghĩ kỹ trước khi điền thông tin cá nhân tại bất kỳ ứng dụng hoặc trang web giao dịch nào.

5. Tham gia bảo hiểm để bảo vệ gia đình toàn diện

bảo vệ gia đình

Để bảo vệ gia đình và bản thân một cách toàn diện nhất, bạn nên cân nhắc tham gia các gói bảo hiểm, nhất là bảo hiểm sức khỏe để được bảo vệ về tài chính và sức khỏe khi gặp phải sự cố. Trong đó, việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể mang đến cho bạn và gia đình sự hỗ trợ cần thiết trước những rủi ro ốm đau, bệnh tật không lường trước. Bởi nếu gia đình có thành viên bị ốm nặng, những chi phí y tế có thể trở thành “gánh nặng”, lúc này bảo hiểm sức khỏe sẽ phần nào “san sẻ” nỗi lo về tài chính. Đồng thời, bảo hiểm sức khỏe cũng giúp gia đình có thể sử dụng những dịch vụ y tế chuyên nghiệp ở những cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất.

Hiện trên thị trường có nhiều gói bảo hiểm sức khỏe với nhiều loại quyền lợi và chi phí khác nhau. Do đó, khi mua bảo hiểm sức khỏe cho các thành viên, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố. Bạn nên ưu tiên chọn gói bảo hiểm của các công ty uy tín, có mạng lưới liên kết y tế rộng khắp trong và ngoài nước, có thủ tục chi trả bồi thường rõ ràng và ưu tiên chọn những chương trình có những quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm.
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn.
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7.
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Ưu đãi phí khi tham gia cho cả gia đình (bố, mẹ và con cái).

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã “bỏ túi” cho mình một vài bí quyết hữu ích để bảo vệ gia đình trước những “hiểm họa” rình rập trong cuộc sống. Hi vọng với những bí quyết này, bạn và những người thân yêu có thể an tâm tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mách mẹ kinh nghiệm hữu ích khi đẻ mổ khẩn cấp

Tại Việt Nam, đẻ mổ chiếm đến 34,4% tổng số ca sinh nở [5], trong đó, theo thống kê, cứ 5 ca sinh mổ lại có 2 ca là đẻ mổ khẩn cấp hay đẻ mổ cấp cứu [4]. Vậy những trường hợp nào cần đẻ mổ khẩn cấp? Sau đẻ mổ khẩn cấp, mẹ cần lưu ý gì để hồi phục nhanh cũng như chăm sóc bé cưng tốt nhất? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đẻ mổ khẩn cấp và “hé lộ” một vài kinh nghiệm hữu ích để bạn không quá hoang mang, lo lắng nếu gặp phải tình huống này trong quá trình chuyển dạ.

Đẻ mổ khẩn cấp – Giải pháp cho mẹ và bé trước rủi ro bất ngờ

Đẻ mổ khẩn cấp hay sinh mổ cấp cứu là ca sinh mổ không định trước, thường xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp các biến cố về sức khỏe và cần đưa bé ra ngoài thật nhanh, trong vòng 30 phút hoặc có thể nhanh hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con [1]. Thông thường, đẻ mổ khẩn cấp sẽ được phân thành 4 cấp độ [4]:

  • Cấp độ 1: Trường hợp đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé nếu không được can thiệp kịp thời
  • Cấp độ 2: Có một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng không đe dọa tính mạng ngay lập tức
  • Cấp độ 3: Em bé cần được chào đời sớm nhưng không có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và bé ngay lập tức
  • Cấp độ 4: Ca mổ có thể thực hiện vào thời điểm phù hợp với sản phụ và đội ngũ y tế. 

Với những trường hợp sinh mổ khẩn cấp, mọi thứ sẽ cần được thực hiện nhanh và bạn có thể không có thời gian để chần chừ hay lựa chọn [4]. Với các trường hợp ở cấp độ 1, ca mổ sẽ cần được thực hiện trong 30 phút. Nếu ở cấp độ 2, ca mổ cần thực hiện trong 1 giờ sau khi được chỉ định [4]. Một số trường hợp để ca sinh mổ diễn ra nhanh, bạn có thể phải được gây mê toàn thân thay vì gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống [4]. Ngoài ra, trong quá trình mổ lấy thai, bác sĩ có thể dùng phương pháp mổ dọc thay vì phương pháp mổ ngang thường được dùng ở những ca sinh mổ được lên kế hoạch để đưa bé ra ngoài nhanh hơn. [1]

Đẻ mổ khẩn cấp được chỉ định trong trường hợp nào?

đẻ mổ

Việc phải sinh mổ khẩn cấp thường khiến mẹ lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé cưng khi chào đời. Nhìn chung, sinh mổ khẩn cấp vẫn tiềm ẩn những rủi ro như mất máu khi phẫu thuật, nhiễm trùng, vết mổ có thể gây dính ruột, tắc ruột hoặc trẻ sinh mổ có thể bị chấn thương, dễ gặp vấn đề về hô hấp… [1 ]. Tuy nhiên, mổ khẩn cấp sẽ là biện pháp an toàn khi mẹ gặp các tình huống sau:: 

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc quá trình chuyển dạ không tiến triển như bình thường do cổ tử cung không giãn, rối loạn cơn gò, bất tương xứng đầu thai nhi và xương chậu người mẹ gây chuyển dạ tắc nghẽn…Trong những trường hợp này, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé như nhiễm trùng, vỡ tử cung, bé có thể bị thương, ngạt thở và thậm chí tử vong [1].
  • Ngôi thai không thuận như thai ngôi mông (chân hoặc mông của bé nằm dưới đáy của tử cung thay vì phần đầu) hoặc ngôi ngang (bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ) vào viện trong tình trạng ối vỡ hay vào chuyển dạ có thể được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để tránh tình trạng bé bị thương hoặc ngạt thở và dẫn đến tử vong. 
  • Dây rốn bị chèn ép, bị rối hoặc “trượt” vào ống sinh khi bé đang di chuyển ra ngoài có thể làm “đứt” nguồn cung cấp máu và oxy cho bé. Với trường hợp này, bé sẽ cần được đưa ra ngoài nhanh chóng để tránh nguy hiểm. [1], [9]
  • Nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung hay nhau bong non khiến bé không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thai nhi bị suy cấp và mẹ bị chảy máu nghiêm trọng, bạn cần được sinh mổ ngay lập tức để đưa bé ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con [1], [10]
  • Suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ khiến thai nhi thiếu oxy. Đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe thai nhi sau khi sinh, thậm chí khiến thai chết lưu trong lúc sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với trường hợp này, việc đẻ mổ khẩn cấp sẽ cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn của bé. [2]

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bị kiệt sức, không thể tiếp tục rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh nở không hiệu quả, huyết áp hoặc nhịp tim của mẹ đột ngột tăng quá cao, mẹ bị nhiễm trùng, chảy máu dữ dội, gặp vấn đề về sức khỏe ở não, tim hoặc có nguy cơ bị rách, vỡ tử cung, việc mổ lấy thai để đưa bé ra ngoài kịp thời cũng sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và mẹ “vượt cạn” an toàn. [1]

Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

đẻ mổ

1. Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

Sau ca sinh mổ khẩn cấp, ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nhiều mẹ còn có thể bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với các biểu hiện như lo lắng, hoảng sợ mỗi khi nhớ tới việc sinh nở, khó ngủ, hay tức giận hoặc khó tập trung [4]. Để tránh gặp phải tình trạng này, mẹ hãy trấn an bản thân rằng việc sinh mổ là điều tốt nhất cho sự ra đời an toàn của bé. Bên cạnh đó, để giảm bớt tiêu cực, mẹ cũng nên chia sẻ, tâm sự với người thân như chồng, gia đình để được thấu hiểu, san sẻ nhiều hơn [12].

Ngoài việc lưu ý đến cảm xúc và trạng thái tâm lý, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bản thân vì thời gian để hồi phục thể mất từ 6 – 8 tuần, lúc này mẹ cần: [17], [18]:

  • Chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học kết hợp thêm rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tránh táo bón và có đủ sữa cho bé bú.
  • Chú ý chăm sóc vết mổ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và giữ khô mỗi ngày, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định và chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tránh leo cầu thang, tập các bài tập nặng, nâng bất cứ vật nặng nào (nặng hơn cân nặng của bé cưng) và tránh quan hệ tình dục trong tối thiểu 6 tuần đầu sau sinh.

2. Kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ sinh mổ

Để giúp trẻ sinh mổ khôi phục hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần củng cố hệ miễn dịch, kinh nghiệm hữu ích là cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi sữa mẹ có sự kết hợp giữa hơn 200 loại vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (prebiotics) được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng cường phát triển hệ miễn dịch [16]. 

Tuy nhiên, nếu sau ca sinh mổ khẩn cấp khiến mẹ gặp tình trạng quá trình tiết sữa bị trì hoãn, mẹ có thể đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp. Tùy trường hợp, mẹ có thể lựa chọn sữa thay thế có thành phần giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé. Chẳng hạn như hệ dưỡng chất BioPro+ với:

  • HMO:giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới… [19];
  • Chất xơ GOS cùng với Probiotics giúp tăng cường lợi khuẩn, qua đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé sinh mổ, hỗ trợ bé tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn [20], [21].

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng đều dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, ọc trớ, táo bón, tiêu chảy… khi uống sữa ngoài, do hệ tiêu hóa bé còn non nớt, và rất nhạy cảm nếu đạm sữa là đạm biến tính. Do đó, khi lựa chọn nguồn sữa, mẹ nên cân nhắc các công thức:

  • Có quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt – hấp thu hiệu quả và hạn chế các vấn đề tiêu hóa
  • Nguồn sữa mát NOVAS cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp con chịu sữa, quen vị và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp khi sữa mẹ về

Qua những chia sẻ trên đây của Marry Baby về sinh mổ khẩn cấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có những chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho hành trình “vượt cạn”. Chúc cho hành trình sinh con sắp tới của mẹ gặp nhiều may mắn và thuận lợi!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 dưỡng chất vàng mẹ cần bổ sung để trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh

Đâu là những dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho trẻ sinh mổ? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ 4 dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho trẻ sinh mổ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

1. Canxi và vitamin D – Bộ đôi dưỡng chất giúp xương chắc khỏe

Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe xương và răng của trẻ sơ sinh [1, 2], kể cả trẻ sinh mổ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương – căn bệnh làm mềm xương, gây ra tình trạng chân vòng kiềng, còi cọc, gây đau hoặc yếu cơ [2].

Canxi là khoáng chất giúp xương chắc khỏe và cần cho sự hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nếu được cung cấp đủ canxi trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ có hệ xương chắc khỏe khi ở tuổi trưởng thành và có thể giảm nguy cơ bị loãng xương khi về già. [2]

Ngoài canxi, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sinh mổ cũng rất quan trọng. Bởi vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi, từ đó hình thành và củng cố xương chắc khỏe. Nếu không có vitamin D, trẻ sẽ dễ bị gãy xương và gặp phải các vấn đề về tăng trưởng. Ngoài ra, trẻ cũng cần vitamin D để phát triển trí não và sức khỏe hệ miễn dịch. [1]

Trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 200mg canxi mỗi ngày, trẻ từ 6 – 11 tháng sẽ cần 260mg và trẻ có thể nhận được lượng canxi này thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức mà không cần dùng thêm các sản phẩm bổ sung [2]. Đối với vitamin D, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, lượng vitamin D trẻ sơ sinh cần mỗi ngày là 400 IU. Nếu trẻ bú mẹ, bạn sẽ cần bổ sung thêm vitamin D cho trẻ vì lượng vitamin D có trong sữa mẹ không đủ. Còn nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ cũng cần bổ sung thêm nếu trẻ uống ít hơn 960ml sữa công thức mỗi ngày. [1] Thông thường, lời khuyên đơn giản dành cho cha mẹ là nên cho trẻ bổ sung vitamin D đến 1 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đã được bổ sung vitamin D nhờ ăn dặm và uống sữa đầy đủ.

2. Sắt – Dưỡng chất giúp trẻ giảm nguy cơ thiếu máu

trẻ sinh mổ

Với trẻ sơ sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sắt vẫn là một trong những dưỡng chất mà mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ trong những ngày tháng đầu đời. Sắt là khoáng chất rất cần cho sự phát triển não bộ [3]. Ngoài ra, việc thiếu sắt cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ bởi sắt có tác dụng tạo ra hemoglobin, một loại protein có trong tế bào hồng cầu có thể mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu có thể bị thiếu hemoglobin, khiến tế bào hồng cầu bị nhỏ và nhợt nhạt hơn. [4]

Thông thường, trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh có sẵn nguồn dự trữ sắt trong cơ thể khi vừa chào đời. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận đủ lượng sắt cơ thể cần từ sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ không bú sữa mẹ, hãy chọn sữa công thức có bổ sung chất sắt để đảm bảo trẻ nhận được đủ dưỡng chất này mẹ nhé! [4]

3. DHA – Giúp phát triển trí não

DHA hay axit docosahexaenoic, một phần của họ axit béo omega-3, là một loại axit béo không bão hòa đa chuỗi dài rất cần cho sự phát triển của não bộ và võng mạc của trẻ sơ sinh. Trẻ được cung cấp đủ DHA trong giai đoạn đầu đời không chỉ giúp mắt sáng rõ, thị lực phát triển tốt mà còn mang đến những lợi ích tích cực trong việc phát triển nhận thức, hành vi của trẻ trong tương lai. [14]

Đối với trẻ bú mẹ, lượng DHA mà trẻ nhận được sẽ đến chủ yếu từ nguồn sữa mẹ. Vì thế khi cho con bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu DHA. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn, phụ nữ nên bổ sung ít nhất 100 – 200 mg DHA mỗi ngày thông qua các nguồn thực phẩm như cá hồi, trứng, hạt óc chó, hàu… hoặc viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ [6]. Đối với trẻ bú mẹ phối hợp cùng sữa công thức, trẻ sẽ nhận được đủ lượng DHA thông qua sữa. Vì thế, mẹ nên lưu ý chọn sữa có chứa DHA nhé [6]!

4. Prebiotics và probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch

trẻ sinh mổ

Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ là trẻ sinh mổ không có cơ hội nhận được sự được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ. Nếu như trẻ sinh thường được tiếp xúc với hệ lợi khuẩn từ âm đạo và môi trường, giúp phát triển hệ miễn dịch ngay từ khi chào đời thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì thế, trẻ sinh mổ thường dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh về hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe sẽ yếu hơn so với trẻ sinh thường [9].

1000 ngày đầu tiên là mốc thời gian quan trọng, đặt nền tảng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Trong giai đoạn này, đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ trải qua quá trình tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, bao gồm cả việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột [10]. Chính vì vậy, đây chính là “thời điểm vàng” để giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ lấy lại sự cân bằng. Từ đó, góp phần củng cố và nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường.

Để hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ nhanh lấy cân bằng, bạn sẽ cần chú ý bổ sung probiotic và prebiotic cho trẻ trong những ngày tháng đầu sau sinh [10]:

+ Probiotic là những vi sinh vật có lợi (hay được gọi là “lợi khuẩn”) giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch [11, 15]. Bifidobacterium breve là chủng lợi khuẩn được tìm thấy phổ biến trong cả sữa mẹ và đường ruột của bé bú mẹ [17]. 

+ Prebiotics: là chất xơ khó tiêu hóa bị vi khuẩn phân hủy và cũng là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi. Nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột nên prebiotic hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm hơn [13]. 

Để bổ sung prebiotics và probiotic, mẹ sẽ cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt trong những ngày đầu đời. Khi mẹ cho bé bú, sữa mẹ mang đến một sự kết hợp hài hoà, không ngừng tinh chỉnh giữa prebiotics và probiotic để phù hợp với nhu cầu của con. Đồng thời, sữa mẹ còn giúp bổ sung hơn 200 loại prebiotics để nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm lượng vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, phát triển hệ miễn dịch [16]. 

Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể cho bé bú mẹ hoặc sau sinh mổ mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, mẹ cũng đừng quá lo, mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hy vọng mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể “thua thiệt” so với trẻ sinh thường do thiếu hụt vi sinh vật có lợi từ mẹ nhưng nếu bạn chăm sóc bé đúng cách và chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sinh mổ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.

Categories
Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?

Nếu trẻ sinh thường được tiếp nhận vi sinh vật khỏe mạnh, đặc biệt là các lợi khuẩn bifidobacterium để hình thành hệ vi sinh đường ruột và góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì vậy, trẻ sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch chậm hoàn thiện và có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng, ốm vặt cao hơn trẻ sinh thường [9], [10]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [12].

Sữa mẹ luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với trẻ sinh mổ. Sữa mẹ mang đến cho trẻ rất nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ giảm nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL, 3-FL; LNT, 3′-SL, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ [14], [15]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66%. 
  • Nucleotides, dưỡng chất giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [16], [17], [18].
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium: Chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ  [16], [17], [18].

Tuy nhiên, mẹ sinh mổ lại có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú do nhiều nguyên nhân từ thể chất đến tâm lý. Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt khi cho bú sau sinh mổ, cũng như cung cấp một số bí quyết hữu ích để giúp mẹ giảm bớt nỗi lo và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chăm sóc bé yêu.

Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ có thể sẽ gặp một chút khó khăn trong việc cho con bú. Hiểu rõ những khó khăn có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chăm sóc bé yêu [2]. 

  • Cơn đau từ vết mổ và tử cung co lại có thể khiến bạn thấy khó chịu khi cho con bú [2]. Ngoài ra, đau cũng có thể làm hạn chế việc di chuyển nên khiến bạn khó có thể cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế ngồi (cặp chặt hoặc bắt chéo) để tránh đụng vào vết thương [1]. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng khi cho con bú nhưng nên tránh dùng codein hay aspirin [13].
  • Sinh mổ có thể làm chậm thời gian tạo sữa. Thời gian sữa mẹ tạo ra sau sinh mổ có thể chậm hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do mẹ không trải qua quá trình chuyển dạ nên việc sản xuất hormone cho con bú có thể bị ảnh hưởng [1].
  • Thuốc tê hoặc thuốc gây mê khi sinh có thể khiến việc cho con bú sau khi mổ gặp khó khăn. Các loại thuốc này có thể khiến mẹ và bé buồn ngủ khiến mẹ không thể cho bé bú ngay [1]. 
  • Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ và bé có thể được tách ra để chăm sóc. Việc trì hoãn tiếp xúc da kề da có thể khiến cơ thể mẹ thiếu hormone tạo sữa là prolactin và hormone tiết sữa oxytocin, khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ [2], [3].
  • Tâm lý của mẹ sau sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu phải sinh mổ khẩn cấp mà không có sự chuẩn bị trước hoặc mẹ phải trải qua một cuộc sinh nở khó khăn, mẹ có thể thấy mệt mỏi và lo lắng. Tình trạng căng thẳng này có thể khiến hormone có tác dụng tạo sữa mẹ được sản xuất ra ít hơn và khiến việc cho con bú sau khi sinh mổ trở nên khó khăn [1], [2].
  • Trẻ sinh mổ không muốn bú mẹ do có nhiều dịch nhầy trong phổi. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh của mẹ nên phổi không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết dịch nhầy ra ngoài [1], [4].

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Gợi ý cách gọi sữa về cho mẹ

cho con bú sau sinh mổ

Tuy việc cho con bú sau khi sinh mổ có nhiều khó khăn nhưng mẹ đừng vội bỏ cuộc hoặc cũng đừng tự gây áp lực cho bản thân mình.Căng thẳng sẽ càng gây khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ! Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những mẹo nhỏ sau để có thể gọi sữa về: 

Cho con bú càng sớm càng tốt và cho bú thường xuyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) khuyến cáo mẹ nên cho con bú sớm nhất có thể, tốt nhất trong vòng 1 tiếng sau sinh [5]. Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, giúp khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn [3].

Với mẹ sinh mổ, nếu gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, mẹ vẫn có thể tỉnh táo nên cần cho bé bú ngay [2]. Đối với trường hợp gây mê toàn thân, quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Nếu không thể cho con bú ngay, hãy yêu cầu được ôm bé và thực hiện da kề da ngay khi có thể. Khi được ôm bé, bạn hãy đặt em bé lên bầu vú để có thể để kích thích phản xạ bú mẹ của bé và việc tiết sữa của mẹ [2].

Ngoài cho bé bú sớm mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên, sau mỗi 1 – 3 tiếng [2]. Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ hình thành được phản xạ tiết sữa, giúp tuyến vú làm việc hiệu quả và làm cho khả năng tiết sữa được ổn định hơn [3].

Thực hiện tiếp xúc da kề da 

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là điều được khuyến khích thực hiện ngay sau khi sinh bởi điều này có thể giúp: [1], [11]

  • Tăng sự liên kết giữa mẹ và bé
  • Tăng mức độ hormone oxytocin – hormone có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết sữa của mẹ
  • Giúp da trẻ tiếp nhận những vi khuẩn trên da tốt từ mẹ
  • Trẻ ngậm và bú mẹ thường xuyên hơn;

Các hướng dẫn về sinh mổ đều khuyến cáo phụ nữ sinh mổ cần được hỗ trợ tiếp xúc da kề da với con càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu muốn cho con bú. Với mẹ sinh mổ, việc thực hiện tiếp xúc da kề da trong vòng một giờ đầu tiên có thể là điều khó khăn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện điều này ngay khi có thể để giúp kích thích sản xuất hormone tiết sữa và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn [1].

Massage bầu ngực để kích thích sữa mẹ về nhiều hơn

Massage ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú là một trong những cách gọi sữa về mà mẹ sinh mổ có thể thử. Massage nhẹ nhàng lên bầu ngực không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động mà còn giúp kích thích giãn nở các nang sữa giúp cho việc xuống sữa tốt hơn [6].

Để kích thích sữa về hiệu quả, các mẹ hãy thực hiện các bước massage sau:

  • Ngồi và tựa lưng ra phía sau
  • Sử dụng tay, hoặc khăn để tiến hành massage
  • Xoa nhẹ bầu ngực
  • Đặt ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ C, đầu 2 ngón tay thành 1 hàng ngang với đầu ngực
  • Nhấn nhẹ bầu sữa – ép một lực vừa phải – thả lỏng. Thực hiện đến khi thấy sữa xuất hiện và thực hiện lần lượt cho mỗi bên.

Đừng lo lắng khi không thấy sữa trong 1 vài phút đầu tiên, hãy nhẹ nhàng và kiên trì thực hiện đến khi sữa xuất hiện [7].

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Để sữa mẹ về nhanh, về nhiều, trong thực đơn ăn uống, mẹ nên ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn các món lợi sữa như như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, các loại nước như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt… [3] Uống đủ nước mỗi khi thấy khát hoặc khi thấy nước tiểu sẫm màu. Mẹ cũng có thể uống một cốc nước mỗi khi cho con bú. Cần đặc biệt lưu ý với đồ uống có đường và caffeine. Vì quá nhiều đường sẽ gây khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ cũng không nên nạp quá nhiều caffeine, cụ thể là không quá 710ml. Vì caffeine mẹ nạp vào quá mức sẽ khiến bé dễ kích động hoặc bị rối loạn giấc ngủ [8].

Nhờ đến sự trợ giúp của “trợ thủ”

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh mổ. Nếu sau sinh mổ việc cho con bú vẫn còn nhiều khó khăn, những cách gọi sữa về trên không hiệu quả ngay lập tức khiến bé không nhận đủ lượng sữa cần thiết thì mẹ cũng đừng quá lo làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ với các thành phần 5 HMOs, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12.

Qua những chia sẻ trên đây, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau sinh mổ cũng như một số cách gọi sữa về đơn giản. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé hoặc mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp để giúp trẻ sinh mổ phát triển tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sinh mổ khác với trẻ sinh thường như thế nào? Làm sao tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mổ?

Hãy cùng Marry Baby xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có gì khác biệt cũng như biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ tốt nhất nhằm giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!

Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt?

trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt

Trẻ sinh mổ có thể bị thiếu hụt lợi khuẩn

Nếu nhìn từ bên ngoài, trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường dường như không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều vi sinh vật có lợi hơn trẻ sinh mổ [2].

Âm đạo của mẹ là nơi “cư ngụ” của hàng trăm tỷ vi sinh vật, trong quá trình sinh thường, bé sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên có có cơ hội “tiếp xúc” với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ [3], [4]. Và chính sự tiếp xúc này là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé sau sinh.

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và của hệ miễn dịch nói riêng [5]. Bởi đối với trẻ nhỏ, ruột chính là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể và sức khỏe đường ruột lại được quyết định bởi hệ vi sinh đường ruột. Trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé có cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng của mẹ nên sẽ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hơn. Và đây chính là nền tảng để hệ miễn dịch phát triển tốt, giúp bảo vệ cơ thể bé trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời [3].

Ngược lại, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến vi khuẩn gây hại gia tăng trong khi vi khuẩn có lợi giảm đi. Một số nghiên cứu cho thấy, các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở đường ruột khỏe mạnh bị giảm đi rất nhiều ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường [3].

Trẻ sinh mổ có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe

Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và nhận thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường [6]. Do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ và một số yếu tố khác nên trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các vi sinh vật quan trọng khiến trẻ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột lại được mệnh danh là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể [7]. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì chức năng và sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng gặp một số vấn đề như: [8].

  • Rối loạn miễn dịch: Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện với 2 triệu trẻ em tại Đan Mạch từ năm 1973 đến năm 2016, trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường. [3]
  • Hen suyễn: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn do thiếu vi sinh vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bé sinh mổ sinh ra với nhiều dịch ối trong phổi chưa được đẩy ra hết dẫn đến tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè. [3]
  • Béo phì và tiểu đường: Các nhà nghiên cứu cho rằng em bé sinh ra qua đường mổ có ít vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và Bacteroides giúp hạn chế nguy cơ béo phì. [3]
  • Bệnh nhiễm trùng: Trong một nghiên cứu năm 2020, thu thập dữ liệu trên hơn 7 triệu ca sinh tại Đan Mạch, Scotland, Anh và Úc từ năm 1996 đến 2015, kết quả chứng minh rằng trẻ sinh mổ có nhiều khả năng phát triển các loại bệnh nhiễm trùng liên quan đến tiêu hóa (dạ dày và ruột), hô hấp và nhiễm virus, từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 5 tuổi. [3]
  • Các vấn đề tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa như đau bụng ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón và tiêu chảy cũng có nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh mổ do hại khuẩn chiếm ưu thế, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột [9], [10]. Hơn nữa, với trường hợp trẻ dùng sữa ngoài do mẹ sinh mổ khiến sữa về chậm, ít sữa… sẽ dễ tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa hơn do đa phần công thức sữa hiện nay có chứa đạm biến tính. Vì đạm biến tính sau gia nhiệt nhiều lần khi đi vào đường ruột sẽ trở nên đông vón, khiến con khó tiêu, dễ ọc trớ, tiêu chảy, táo bón… và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Làm thế nào để trẻ sinh mổ có được hệ vi sinh khỏe mạnh, hoàn thiện hệ miễn dịch?

1000 ngày đầu đời là thời gian “đặt nền móng” quan trọng đối với sức khỏe của một đứa trẻ trong tương lai [11]. Trong giai đoạn này, sức khỏe đường ruột của bé phát triển nhanh chóng, bao gồm việc thành lập hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh vật này cũng thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường và dinh dưỡng bên ngoài [12].

Dù vậy, nếu trẻ sinh mổ bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật từ đường sinh của mẹ thì vẫn có cách để giúp bé có được một hệ vi sinh khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch sớm hoàn thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ vào sữa mẹ [13].

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ‘vàng’ với trẻ sơ sinh vì các thành phần chứa đạm (protein) và chất béo tự nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đặc biệt, đạm sữa mẹ mềm, nhỏ,con dễ tiêu hóa và ít gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón [18]. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium… cùng hàm lượng cao chất xơ prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đường ruột. Qua đó, giúp trẻ được tăng cường đề kháng tự nhiên từ bên trong [19], [20].

Chính vì điều này, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, nhất là bé sinh mổ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không thể cho bé bú hoặc bị ít sữa, hoặc sữa chậm về do cơ thể trải qua nhiều áp lực sau ca sinh, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mở, mẹ có thể cân nhắc các công thức có hệ dưỡng chất nâng cao miễn dịch, điển hình là hệ dưỡng chất BIOPRO+ gồm:

  • HMO: Hỗ trợ điều hòa miễn dịch, chống lại mầm bệnh, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nên cần bổ sung cho bé sinh mổ, đối tượng trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa. [21
  • Chất xơ GOS cùng Probiotics: Tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn, giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh cho bé sinh mổ, từ đó ổn định hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh và nâng cao miễn dịch từ bên trong. [22], [23]

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm sữa phù hợp với trẻ sơ sinh như:

  • Chứa đạm mềm, nhỏ, tự nhiên: Ưu tiên công thức có quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa tự nhiên giúp con tiêu hóa tốt và hấp thu hiệu quả. Đạm mềm cũng sẽ giúp hạn chế các nguy cơ về tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ sinh mổ.
  • Nguồn sữa chất lượng: Mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm với nguồn sữa chuẩn NOVAS của châu u vì mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao. Vị sữa thanh nhạt tự nhiên cho con dễ chịu sữa và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về những khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch nhưng nếu biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sinh mổ vẫn có thể lớn nhanh và khỏe mạnh!