Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Thông thường từ tuần 27-36 của thai kỳ, bạn đã có lịch tiêm phòng uốn ván. Nhưng các mẹ thường thắc mắc rằng; trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không? Hãy đọc phần dưới đây để có câu trả lời nhé.

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

MarryBaby hiện nay chưa tìm được bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo việc không nên ăn uống trước khi tiêm uốn ván. Vì thế, bà bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm để vaccine phát huy tối đa hiệu quả.

Khi bà bầu tiêm vaccine uốn ván, sau một thời gian, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống uốn ván. Ngoài ra, việc bà bầu tiêm vaccine uốn ván trong thai kỳ cũng sẽ được truyền sang con. Do đó, cả mẹ bầu và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Bà bầu cần có miễn dịch uốn ván với 2 liều vaccine uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng.

>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mẹ nào quên tiêm mũi 2 thì vào xem ngay nhé

Bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không?
Bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không?

Cách hoạt động của vaccine uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo ra các kháng thể. Đó là các protein trong cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Khi bà bầu tiêm chủng ngừa uốn ván, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây uốn ván. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẽ nhận ra và tấn công chúng không thể gây bệnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Tại sao mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván?

Ngoài việc tìm hiểu trước khi cho bà bầu tiêm uốn ván có được ăn không; chúng ta cần nắm rõ tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván. Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay Y học đã nghiên cứu ra được huyết thanh điều trị bệnh uốn ván.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong đối với phương pháp này vẫn là 80%. Do đó, việc tiêm phòng chống uốn ván trước và khi mang thai vẫn là điều cần thiết và hữu ích nhất nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3, các mẹ không thể bỏ qua

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Nếu bạn đã biết có được ăn không trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu. Chúng ta cũng cần lưu ý những điều khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu dưới đây:

  • Trường hợp tiêm nhiều mũi vaccine khác nhau: Nếu tiêm đồng thời với các loại vaccine khác thì nên tiêm các mũi ở vị trí khác nhau.
  • Một số phản ứng sau tiêm vaccine: Sau tiêm vaccine, bạn có thể bị đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu; Trường hợp hiếm, bạn có thể bị sốc phản vệ.
  • Hoãn tiêm vaccine trong một số trường hợp nguy cơ: Nên hoãn tiêm phòng trong trường hợp sốt cấp tính nặng; nhiễm trùng nhẹ không phải là chống chỉ định.
  • Không tiêm mũi tiếp theo nếu trước đó bị dị ứng với vaccine: Nếu sau khi tiêm mũi 1 uốn ván, bạn thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng thì nên hoãn việc tiêm mũi tiếp theo lại.

[inline_article id=289694]

Như vậy, bạn đã biết trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không rồi. Bà bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm uốn ván để vaccine được phát huy tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên nắm các lưu ý khi tiêm và bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có triệt lông được không? Bật mí những cách triệt lông an toàn cho bầu

Bạn có thể tìm đến những cách triệt lông nhanh chóng và dứt điểm như triệt lông công nghệ laser. Đây là phương pháp hoạt động bằng cách phát ra chùm sáng laser cực mạnh để các hắc sắc tố hấp thụ, từ đó ức chế nguồn dưỡng chất nuôi nang lông và làm suy giảm khả năng mọc lông mới. Tuy nhiên, bà bầu có triệt lông bằng cách này được không?

Bà bầu có triệt lông được không?

Câu trả lời tốt nhất là bà bầu không nên triệt lông khi mang thai. Hiện nay chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy việc sử dụng phương pháp triệt lông bằng laser là an toàn cho thai phụ.

Tương tự, việc ánh sáng triệt lông có làm ảnh hưởng đến thai nhi không cũng chưa có nghiên cứu nào kết luận. Vì vậy, bạn cũng không nên mạo hiểm triệt lông bằng laser khi chưa có những thông tin chính xác.

[key-takeaways title=””]

Trong trường hợp, bạn vẫn muốn triệt lông bằng laser thì nên hết sức cẩn trọng hỏi bác sĩ trước khi thực hiện.

[/key-takeaways]

Tuy chưa có nghiên cứu nào đặc biệt liên quan đến việc bà bầu có triệt lông được không nhưng hành động này cũng có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho bạn:

Tăng nguy cơ bị bỏng da: Nếu thực hiện tại một tiệm spa kém chất lượng, bạn có thể tăng nguy cơ bị bỏng da. Thậm chí, tình trạng bỏng sẽ còn nặng hơn do tình trạng nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ. Nếu vết bỏng xảy ra, bạn sẽ hồi phục chậm hơn khi mang thai và có nhiều khả năng bị tăng sắc tố hơn.

Làm tăng tình trạng nám da: Ánh sáng laser có thể gây kích ứng da của bạn trong giai đoạn nội tiết thay đổi trong thai kỳ, khiến các dấu hiệu nám da xuất hiện.

Nếu bạn đã biết bầu không có được triệt lông bằng laser rồi, bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề bà bầu mọc lông bụng trên MarryBaby nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có phải dấu hiệu mẹ nên cẩn trọng không?

Bà bầu có triệt lông bằng laser được không? Tốt nhất là không nên
Bà bầu có triệt lông bằng laser được không? Tốt nhất là không nên

Triệt lông bằng laser là gì?

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn triệt lông bằng laser là gì và vì sao phương pháp này không được khuyến cáo đối với mẹ bầu, bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.

Triệt lông bằng laser là một thủ thuật để loại bỏ lông không mong muốn trên cơ thể. Thủ thật này không gây xâm lấn vì không gây ra vết cắt nào trên da của bạn. Phương pháp này có thể được thực hiện để loại bỏ mọi vùng “vi-ô-lông” trên cơ thể của bạn như:

  • Chân
  • Lưng
  • Bụng
  • Nách
  • Cánh tay
  • Khuôn mặt
  • Vùng bikini

Triệt lông bằng laser sử dụng một quá trình gọi là quang nhiệt chọn lọc. Nhiệt từ tia laser phá hủy các tế bào có nhiều sắc tố (màu). Vì lông sẫm màu có nhiều sắc tố nên hấp thụ nhiệt nhiều nhất. Sau đó, lông truyền nhiệt đến các nang lông để phá hủy khiến chúng không phát triển được.

Một nang lông phải ở trong giai đoạn anagen, hoặc tăng trưởng thì mới triệt có hiệu quả. Các nang ở các giai đoạn khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Do đó, hầu hết mọi người cần điều trị bằng laser nhiều lần thì mới thấy được sự hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Rụng tóc khi mang thai là do đâu và cách khắc phục hiệu quả đơn giản tại nhà

Bà bầu có nên áp dụng các cách triệt lông khác không?

Sau khi bạn đã biết phụ nữ có bầu không được triệt lông bằng tia laser rồi, bạn cũng cần biết thêm, bà bầu có nên áp dụng các cách triệt lông khác không?

Bầu không có được triệt lông bằng laser, nhưng waxing lông được không?
Bầu không có được triệt lông bằng laser, nhưng waxing lông được không?
  • Waxing lông: Bạn có thể thấy rằng, làn da sẽ nhạy cảm hơn với việc tẩy lông khi mang thai. Nếu bạn muốn dùng miếng dán waxing thì cần xin tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
  • Cạo lông: Cạo lông có thể là một phương pháp an toàn để giải quyết “đám cỏ” trên da bà bầu. Bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm hàng ngày để khi cạo lông, làn da sẽ mềm mại hơn.
  • Kem tẩy lông: Hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy bột barium sulfide và canxi thioglycolate trong kem tẩy lông có hại khi mang thai. Nhưng cũng không có nghiên cứu nào chứng minh chúng an toàn cho thai nhi và bà bầu. Do đó, bạn cũng cần phải tham khảo ý bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số lưu ý để bà bầu tẩy lông được an toàn

Bạn đã biết, để an toàn bà bầu không nên triệt lông bằng tia laser. Nếu bạn chọn được phương pháp khác an toàn để loại bỏ lông thì cần chú ý thêm những điều dưới đây:

  • Cần thử dùng kem tẩy lông ở một vùng da nhỏ trước khi dùng: Bởi vì các hóa chất này khi tiếp xúc với oxy sẽ có mùi đặc trưng gây khó chịu cho và trong một số trường hợp hiếm hoi có thể gây ra dị ứng.
  • Cần sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc vitamin E mỗi ngày: Nếu bạn cạo lông thì nên sử dụng thêm mẹo nhỏ này. Việc sử dụng một loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da mềm mại và dẻo dai khi bạn cạo lông.
  • Dùng kem dưỡng da sát trùng nhẹ trước và sau khi waxing: Kem dưỡng da có thể giúp làm giảm cảm giác bỏng rát hoặc châm chích, ngừa nhiễm trùng, giảm kích ứng và bớt mẩn đỏ mà waxing lông có thể gây ra.

[inline_article id=50443]

Như vậy, bạn đã biết bà bầu không nên triệt lông bằng tia laser. Bởi vì, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh về sự an toàn của phương pháp này khi mang thai. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các phương pháp khác để loại bỏ lớp lông trên cơ thể thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Bị lồi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết cách đối phó “những vị khách” phiền toái này nhé.

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh như thế nào?

Dưới đây là giải thích chi tiết về hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Đây là tình trạng khi các cơ và mô hỗ trợ tử cung bị yếu hoặc giãn ra, khiến tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc thậm chí lộ ra ngoài âm đạo

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh (giải phẫu chi tiết)

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt là hiện tượng gì?

Hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt có thể là dấu hiệu của sa sinh dục, sa tử cung hay sa dạ con (pelvic organ prolapse).

Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, nằm trong vùng chậu, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong thai kỳ. Sau khi sinh, tử cung sẽ co dần về kích thước ban đầu.

Sa tử cung xảy ra khi các cơ, dây chằng sàn chậu yếu đi, khiến tử cung tụt xuống âm đạo hoặc lộ hẳn ra ngoài, thường kèm theo tình trạng sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Khi gặp tình trạng này, bạn thường có cảm giác nặng nề, áp lực vùng chậu, nhìn hoặc cảm thấy bị lồi cục thịt ở cửa mình, tiết dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu, bụng dưới hoặc lưng.

Đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng sa thành âm đạo là phụ nữ sinh con nhiều lần qua đường âm đạo, lớn tuổi, tiền mãn kinh, béo phì, thừa cân,…

>> Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn chăm sóc như thế nào để nhanh lành vết thương?

hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Hình ảnh sa tử cung sau sinh

Bị lồi cục thịt ở cửa mình có sao không?

Tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, nếu không điều trị, việc bị sa tử cung có thể gây ra các vấn đề như:

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp. Việc can thiệp sớm có thể giúp giảm các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh

Cách điều trị khi bị lòi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh

Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và cách điều trị
Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và cách điều trị

Sau khi đã phân tích giải phẫu hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh và tình trạng này chính là sa sinh dục thì việc điều trị sẽ như thế nào? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa sinh dục là gì mà bác sĩ có thể lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Thay đổi lối sống và vận động: Đối với các trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống như giảm cân (nếu cần thiết), tránh nâng vật nặng, và thực hiện các bài tập tăng cường cơ vùng chậu (ví dụ như tập Kegel) có thể giúp cải thiện tình trạng.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ pessary: Vòng pessary là một dụng cụ silicone hoặc nhựa mềm được đặt vào âm đạo để hỗ trợ nâng đỡ tử cung. Vòng pessary có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp nhất với bạn.

Liệu pháp phản hồi sinh học: Một phương pháp điều trị không phẫu thuật cho sa sinh dục, giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơ vùng chậu thông qua sử dụng thiết bị cảm biến và phản hồi trực tiếp về hoạt động của các cơ vùng chậu. Phương pháp này hướng đến việc tập luyện và điều chỉnh các cơ quan để giảm các triệu chứng như tiểu không tự chủ.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau để điều trị sa sinh dục, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn.

>> Bài cùng chủ đề “hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh”: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ

Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh
Biện pháp hạn chế lòi cục thịt ở cửa mình sau sinh

Để tránh tình trạng sa sinh dục, bạn cần lưu ý:

  • Tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu, bao gồm cả tử cung và âm đạo. Nên tập Kegel ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên vùng chậu, dẫn đến sa tử cung và các cơ quan khác.
  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Táo bón có thể gây áp lực lên vùng chậu và làm trầm trọng thêm tình trạng sa sinh dục. Bạn nên ăn ít nhất 25-35 gam chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước (2-2,5l/1 ngày) giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn
  • Tránh nâng vật nặng: Nâng vật nặng có thể làm tăng áp lực lên vùng chậu và dẫn đến sa sinh dục. Nếu bạn phải nâng vật nặng, hãy sử dụng các cơ chân và lưng để nâng, thay vì sử dụng cơ bụng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng có thể làm suy yếu cơ và mô nâng đỡ tử cung, âm đạo, dẫn đến sa tử cung. Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, bao gồm cả sa sinh dục. Nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần mỗi năm.

[inline_article id=189179]

Như vậy bạn đã biết rõ hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh là thế nào. Đây chính là tình trạng sa tử cung sau sinh. Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay nhé.

 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI? Cẩm nang làm IUI nên biết

Có rất nhiều thắc mắc được đặt ra trước khi làm IUI bởi phương pháp này còn khá xa lạ với nhiều người, một trong số đó là vấn đề “tại sao phải nhịn tiểu trước khi làm IUI?”.

Tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI?

Trước khi làm IUI, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn nhịn tiểu từ 30-60 phút. Vì khi đưa tinh trùng vào cổ tử cung, bác sĩ sẽ cần đưa một ống thông vào lỗ cổ tử cung và buồng tử cung.

Mặc dù việc thực hiện IUI rất an toàn, nhưng thủ thuật trên có thể gây ra gây nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng ở mức độ thấp. Do đó, để giảm tình trạng này và giúp tạo điều kiện cho ống thông đi qua cổ tử cung dễ dàng, bác sĩ có thể khuyên bạn cần nhịn tiểu.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu bơm IUI thành công chính xác sau 7 ngày thực hiện

[key-takeaways title=”Phương pháp IUI là gì?”]

Phương pháp IUI là kỹ thuật bơm tinh trùng của người chồng đã được lọc sạch và cô đặc vào trực tiếp buồng tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng. Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản có khả năng đậu thai cao.

[/key-takeaways]

Quy trình thực hiện phương pháp IUI

Khi đã hiểu lý do tại sao phải nhịn tiểu trước khi làm IUI. Bạn cần biết thêm quy trình thực hiện IUI dưới đây:

1. Trước khi làm IUI

  • Chuẩn bị mẫu tinh dịch: Tinh trùng của người chồng được lấy bằng cách thủ dâm, sau đó bác sĩ đem lọc rửa và cô đặc. Quá trình này giúp chọn lọc những tinh trùng di động tốt để tăng khả năng thụ tinh với trứng.
  • Theo dõi sự rụng trứng: Việc theo dõi các dấu hiệu rụng trứng sắp xảy ra là rất quan trọng. Bạn có thể theo dõi ngày rụng trứng bằng cách dùng que thử rụng trứng hoặc bác sĩ có thể theo dõi bằng việc siêu âm qua âm đạo. Người vợ cũng có thể được tiêm hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) hoặc dùng thuốc để kích thích rụng trứng vào đúng thời điểm.
  • Xác định thời gian thực hiện IUI: Hầu hết các ca IUI được thực hiện một hoặc hai ngày sau khi phát hiện rụng trứng. Bác sĩ sẽ có một kế hoạch rõ ràng về thời gian thực hiện thủ thuật và quy trình thực hiện IUI.

quy trình thực hiện IUI

2. Các bước thực hiện IUI

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nằm tư thế sản khoa, bác sĩ đặt dụng cụ mỏ vịt nhẹ nhàng vào âm đạo để quan sát rõ cổ tử cung (tương tự lúc khám phụ khoa).
  • Bước 2: Sau đó, tinh trùng của chồng bạn được hút vào bơm tiêm với một đầu gắn vào ống bơm mềm, mỏng, dẻo, đầu tù. Bác sĩ sẽ đưa ống bơm qua lỗ cổ tử cung, vào buồng tử cung và bơm toàn bộ tinh trùng vào buồng tử cung. Rồi bác sĩ tháo ống bơm mềm và mỏ vịt ra khỏi âm đạo.
  • Bước 3: Bạn nằm nghỉ tại chỗ sau thủ thuật IUI khoảng 15 đến 20 phút với phần mông kê cao để tinh trùng ổn định trong lòng tử cung.

3. Sau khi làm IUI

Sau khi thực hiện IUI, bạn cần nằm ngửa trong một khoảng thời gian ngắn. Khi thủ tục kết thúc, bạn có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày thông thường của mình. Bạn cũng có thể nhận thấy máu báo thai trong một hoặc hai ngày sau khi làm thủ thuật.

>> Bạn có thể xem thêm: ‘Bật mí’ cho bạn kinh nghiệm làm IUI thành công ngay lần đầu

Những lưu ý khi thực hiện IUI

Nếu bạn đã biết tại sao cần phải nhịn tiểu trước khi IUI; bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Tỉ lệ thành công: Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà tỉ lệ này có thể thay đổi. Thông thường, tỉ lệ có thai của các cặp vợ chồng thành công từ 10-15%.
  • Nếu thực hiện IUI thất bại: Nếu chẳng may, việc thực hiện IUI bị thất bại, vợ chồng bạn có thể được bác sĩ tư vấn nên chuyển sang phương pháp thụ tinh ống nghiệm để xác suất thành công cao hơn.
  • Người vợ có thể gặp một số biến chứng khi làm IUI: Dù thực hiện IUI an toàn và nguy cơ gặp biến chứng thấp, nhưng bạn có thể gặp một số tình trạng như nhiễm trùng, xuất huyết, hoặc người vợ có thể mang đa thai.

[inline_article id=303323]

Như vậy bạn đã biết tại sao phải nhịn tiểu trước khi IUI rồi. Việc nhịn tiểu trước khi làm IUI sẽ giúp giảm tình trạng bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng chuẩn bị làm IUI nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu đi đám cưới được không, đưa dâu được không?

Để giải đáp vấn đề phụ nữ có bầu đi đám cưới được không hay có bầu đi đưa dâu được không, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bà bầu có được đi đám cưới không, có được đưa dâu không? 

1. Bà bầu có được đi đám cưới không? 

“Bà bầu có được đi đám cưới không hay mang bầu có nên đi đám cưới không?” là thắc mắc khá thường gặp. Nguyên do là bởi trong dân gian tồn tại quan niệm bà bầu không được đi đám cưới. Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ có bầu sẽ mang một điều xui xẻo. Nếu bà bầu xuất hiện trong đám cưới thì sẽ mang đến điều không may cho cô dâu và chú rể.

Ngoài ra, ông bà ngày xưa cho rằng việc bà bầu tham dự đám cưới vào lúc 3 tháng đầu có thể dễ bị sảy thai. Trường hợp bà bầu bước vào 2 tháng cuối của thai kỳ nếu tham dự đám cưới thì thai nhi sẽ gặp khó khăn trong lúc chuyển dạ chào đời.

Quan niệm “bà bầu không nên đi đám đám cưới vì sẽ mang đến xui xẻo” là một vấn đề phản khoa học, không có bằng chứng để chứng minh. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc là có bầu đi đám cưới được không là nếu gia đình cô dâu và chú rể không kiêng cữ điều này và sức khỏe ổn định thì mẹ bầu có thể tham dự lễ cưới nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

2. Bà bầu đi đưa dâu được không?

có bầu đi đám cưới được không
Có bầu đi đám cưới được không, đi đưa dâu được không?

Hẳn là đọc đến đây, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc có bầu đi đám cưới được không. Vậy trong trường hợp gia đình mẹ bầu có hỷ sự thì sao, bà bầu có đi đưa dâu được không?

Theo quan niệm của người xưa, việc mẹ bầu đi đưa dâu sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vận khí của cô dâu và chú rể. Vậy thực tế là như thế nào?

Việc bà bầu không nên xuất hiện trong đám cưới là một việc kiêng cữ tâm linh khi mang thai rất nghiêm ngặt dẫn đến ảnh hưởng tâm lý của nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề có bầu đi đưa dâu được không cũng giống như việc có bầu đi đám cưới được không.

Tất cả những điều này chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học chứng minh là có thể mang đến xui xẻo cho cô dâu – chú rể theo quan niệm dân gian. Do đó, nếu “hai nhân vật chính” của tiệc cưới không kiêng cữ thì bà bầu hoàn toàn có thể tham gia vào đoàn đưa dâu.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao có thai không được đeo vàng và trang sức? Lời giải đáp cho mẹ bầu

Những lưu ý khi bà bầu đi đám cưới

có bầu đi đám cưới được không
Phụ nữ có bầu đi đám cưới được không

Nếu bà bầu tham dự đám cưới thì nên lưu ý những điều này:

  • Tránh trang điểm đậm: Những loại mỹ phẩm trang điểm có thể chứa một số chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bà bầu sử dụng có thể theo máu hấp thụ gây dị tật cho thai nhi rất nguy hiểm.
  • Không lên sân khấu ca hát – nhảy múa: Việc bảo vệ bụng bầu rất quan trọng. Nếu bà bầu cao hứng lên sân khấu ca hát – nhảy múa có thể khiến bụng bầu bị va chạm vào người khác, nguy hiểm hơn là có thể bị trượt té làm ảnh hưởng đến thai kỳ như tăng nguy cơ chảy máu, sảy thai…
  • Không mang giày cao gót: Việc mang giày cao gót có thể khiến mẹ bầu khó giữ thăng bằng, dễ dẫn đến té ngã có thể tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra ,bà bầu mang giày cao gót có thể tăng nguy cơ bị chuột rút, phù chân, giãn tĩnh mạch
  • Tránh địa điểm có tiếng ồn lớn: Trong đám cưới, mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi có những lúc âm thanh của buổi tiệc sẽ khá lớn. Do đó, bà bầu cần cân nhắc chọn vị trí ngồi làm sao có thể tránh tiếng ồn ở mức tối đa. Vì tiếng ồn có thể khiến thai nhi giật mình, bị căng thẳng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bầu không được ngồi trước cửa? Bí ẩn xin được bật mí

Những địa điểm bà bầu không nên đến

Sau khi bạn đã biết phụ nữ có bầu đi đám cưới được không và có bầu đi đưa dâu được không. Bạn cũng nên biết một số địa điểm mà chị em phụ nữ mang thai không nên đến trong thai kỳ:

  • Sản nhảy
  • Công viên có các trò chơi vận động mạnh
  • Nhà máy sản xuất hóa chất/Cửa hàng kinh doanh hóa chất
  • Các cơ sở đang sửa chữa
  • Trường học, trường mẫu giáo, nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi…
  • Trại chăn nuôi và bệnh viện thú
  • Cửa hàng thiết bị công nghệ, điện tử…

[inline_article id=308284]

Như vậy bạn đã biết phụ nữ có bầu đi đám cưới được không hay có bầu đi đưa dâu được không rồi. Việc có nên tham dự vào đám cưới thì còn tùy vào sự quyết định, sức khỏe của bà bầu và quan niệm của “chủ nhân bữa tiệc”.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn được bánh cuốn không? Phụ nữ sau sinh thèm tinh bột nên xem!

Với những bà đẻ là fan của món bánh cuốn thì sẽ rất thèm món này sau khi sinh con. Nhưng bà đẻ ăn được bánh cuốn không? Để trả lời được vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về món ăn sáng cho bà đẻ trong bài viết dưới đây.

Bà đẻ ăn được bánh cuốn không?

Bà đẻ ăn được bánh cuốn không? Hay sau sinh ăn bánh cuốn được không? Câu trả lời là nếu mẹ ăn nhiều thì không nên nhé. Bởi vì, bánh cuốn được làm từ gạo tẻ xay. Theo Bộ Y tế Việt Nam, Trong 100g gạo tẻ xay có đến 344 kcal, chưa kể đến lượng thịt, dầu mỡ, nấm và các thành phần được gói trong lớp bột.

Do đó, nếu bà đẻ ăn quá nhiều món này có thể gây béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Hơn nữa, nếu ăn quá nhiều có thể làm mất cân bằng chất dinh dưỡng vì thiếu các chất khác. Nếu mẹ quá thèm ăn thì hãy ăn bánh cuốn với một lượng vừa đủ nhé.

Bên cạnh đó, bà đẻ không được ăn bánh cuốn ở ngoài quán. Vì hiện nay có một số hàng quán bán bánh cuốn có sử dụng chất làm trắng, hàn the… nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu mẹ đang quá thèm ăn bánh cuốn thì hãy chế biến ở nhà là tốt nhất nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có ăn bún mắm được không? Có bị hôi sữa không?

Bánh cuốn bao nhiêu calo và bà đẻ ăn được bánh cuốn không?
Bánh cuốn bao nhiêu calo và bà đẻ ăn được bánh cuốn không?

Cách chế biến món bánh cuốn tại nhà

1. Nguyên liệu:

  • 500 gram bột gạo tẻ
  • 500 gram thịt nạc dăm
  • 300 gram chả lụa
  • 100 gram nấm mèo
  • 100 gram củ hành tím
  • 1 củ hành tây
  • Gia vị: Nước mắm, muối, đường, hạt tiêu, hạt nêm, ớt, tỏi

2. Thực hiện:

  • Bước 1: Cho 1 lít nước vào bột gạo tẻ khuấy đều, cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối, để bột nở trong 30 phút.
  • Bước 2: Băm nhuyễn thịt nạc dăm và cho 1 muỗng canh hành tím băm vào thịt để ướp rồi trộn đều.
  • Bước 3: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu để làm phần nhân bánh. Nấm mèo ngâm nước, cắt cuống chân rồi cắt sợi, băm nhỏ.
  • Bước 4: Cho chảo lên bếp thêm 2 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm phần hành tím còn lại. Sau đó, cho tiếp thịt băm đã ướp vào chảo xào. Rồi cho phần hành tây thái hạt lựu vào chảo, xào đến khi hành tây chín rồi nêm 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường và trộn đều.
  • Bước 5: Khi nước cạn, cho phần nấm mèo băm nhỏ vào, đảo đều lần nữa, cho 1 muỗng cafe hạt tiêu vào trước khi tắt bếp.
  • Bước 6: Bắc chảo lên bếp, thoa lên chảo một lớp dầu ăn thật mỏng để lửa vừa. Cho 1 muỗng canh lớn nước bột gạo vào chảo, lắc đều cho nước lan đều mặt chảo. Sau đó, đậy nắp lại trong 5 giây là bánh chín, úp chảo lên một cái đĩa lớn đã có phết một lớp dầu ăn.
  • Bước 7: Sau đó, cho 1 muỗng canh nhân bánh đã xào lên rồi cuộn lại là thành bánh cuốn.

>> Bạn có thể xem thêm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào

Bà đẻ sau sinh nên ăn thực phẩm gì?

Bà đẻ sau sinh nên ăn thực phẩm gì?

Nếu bạn đã biết bà đẻ có được ăn bánh cuốn không rồi. Bạn cũng cần biết thêm một số món bà đẻ nên ăn trong giai đoạn cho con bú dưới đây:

  • Thực phẩm giàu protein: Các bà mẹ sau sinh cần khoảng 25 gam protein/ ngày. Các thực phẩm giàu protein mẹ nên ăn gồm: sữa và thực phẩm chế biến từ sữa, các loại đậu, thịt, cá…
  • Thực phẩm chứa carbohydrate: Carbohydrate là chất giúp mẹ bỉm sữa hồi phục năng lượng nhanh nhất. Bà đẻ có thể bổ sung carbohydrate qua các thực phẩm như quinoa, gạo lứt, lúa mạch, bột yến mạch…
  • Thực phẩm chứa chất béo: Chất béo chiếm một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống sau khi sinh. Các thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh gồm cá da trơn, cá ngừ, cá hồi hoặc cá minh thái, dầu oliu…
  • Rau củ và trái cây: Rau củ quả là một thực phẩm giúp bà đẻ giảm cân sau sinh. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, rau củ quả chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng tốt cho sữa mẹ.

[inline_article id=291043]

Như vậy bạn đã biết bà đẻ ăn được bánh cuốn không rồi đúng chưa? Câu trả lời, bà đẻ vẫn ăn được bánh cuốn nhưng đừng ăn quá nhiều. Nhất là, bà đẻ không được ăn bánh cuốn bán ở vỉa hè hoặc những nơi không có uy tín. Vì có thể bánh cuốn có pha thêm hàn the nguy hiểm cho sức khỏe.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? Bạn nên quan trọng sức khỏe của mình hơn!

Nhiều người quan niệm rằng cô dâu có bầu trước thì không được làm lễ gia tiên. Điều này khiến bạn không khỏi buồn lòng về những lời dèm pha không mấy tích cực như “con dại cái mang”, “bạn không biết giữ mình”… Tuy nhiên, ở thời điểm xã hội hiện đại như ngày này, chuyện có bầu trước hôn nhân đã không còn quá xa lạ, mọi người đã bắt đầu chấp nhận hơn. Vậy thực hư quan niệm này như thế nào hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Cô dâu có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? Có bầu trước khi cưới có được rước dâu không? Câu trả lời là CÓ.  Việc kiêng cữ có bầu trước khi cưới xuất hiện từ thời xa xưa trong dân gian. Đây là quan niệm kiêng kỵ tâm linh khi mang thai của gia đình họ trai đã rất cổ hũ và thiếu bằng chứng khoa học để chứng minh độ tin cậy.

Bởi vì người xưa quan niệm, phụ nữ có bầu sẽ mang rất nhiều vận khí xui xẻo. Bên cạnh đó, cô dâu có bầu trước khi cưới là một điều không đứng đắn. Điều này, thường sẽ bị xã hội xem thường và dị nghị nhiều điều tiêu cực.

Ở một số địa phương, việc cô dâu có bầu trước khi cưới có thể không được mặc trang phục cô dâu, không được làm lễ gia tiên. Nàng dâu phải đi cửa sau, hoặc trèo lên tường để vào nhà. Các nghi thức này có vẻ sẽ khiến cho cô dâu bị tổn thương rất nhiều.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu đi đám cưới được không và có kiêng kị gì không?

[quotation title=””]

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào nói về việc có bầu không được làm lễ gia tiên. Đây chỉ là quan niệm truyền miệng lại từ dân gian. Nếu nhà trai có quan niệm hiện đại và tôn trọng nhà gái thì có thể vẫn thực hiện nghi thức cưới hỏi như truyền thống bạn nhé.

[/quotation]

Cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không?

Cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không?
Cô dâu có bầu trước khi cưới có được làm lễ gia tiên không và có xui không?

Có bầu trước khi cưới có xui không? Câu trả lời là tùy vào quan điểm của từng người và từng gia đình. Cũng giống như quan điểm có bầu trước có được làm lễ gia tiên không. Tất cả những quan điểm này xuất phát từ định kiến gay gắt từ dân gian.

Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ có bầu sẽ mang vận khí đen đuổi và không may mắn. Nếu bà bầu xuất hiện ở những lễ quan trọng như cưới hỏi, ngày tết, khai trương… sẽ mang đến những điều xui xẻo cho những người khác.

Tuy nhiên, việc “cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không” vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Cho nên dâu hãy tin chắc rằng không có điều gì xui xẻo đến với bạn hay gia đình bạn đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm:

Cô dâu có bầu trước có thể sẽ đối mặt những gì?

Sau khi bạn đã biết cô dâu có bầu trước có được làm lễ gia tiên không; bạn có thể sẽ cần tìm hiểu thêm những điều cô dâu có bầu trước khi cưới có thể sẽ đối mặt:

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?

1. Đối với xã hội

  • Bị dèm pha và cười chê: Theo quan niệm người xưa, việc nàng dâu “ăn cơm trước kẻng” là một điều gì đó rất xấu hổ. Họ hàng và hàng xóm có thể xem đây là một vấn đề để dèm pha, chê bai hoặc có thái độ xem thường.
  • Bị họ nhà trai xem thường: Việc kiêng cữ có thai trước khi cưới là một điều vẫn còn tồn tại đến thời nay. Nếu nàng dâu có bầu trước khi cưới sẽ khó tránh khỏi những thái độ xem thường, không tôn trọng của một số người họ hàng nhà trai vẫn còn nặng quan điểm phong kiến.
  • Chưa có kinh nghiệm xây dựng gia đình: Hầu hết, các cô dâu có bầu trước khi cưới thường ở độ tuổi còn rất trẻ. Hơn nữa, việc có bầu thường sẽ đến bất ngờ chưa chuẩn bị trước. Do đó, nàng dâu sẽ rất khó khăn trong việc vun vén các việc trong gia đình, chăm sóc con cái,…
  • Cha mẹ sẽ rất đau lòng: Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái mình sẽ được cưới hỏi đàng hoàng và được họ nhà trai yêu thương khi xuất giá. Nhưng nếu họ nhà trai quan niệm kiêng cữ về việc cưới hỏi, cắt xén các nghi thức cưới hoặc yêu cầu nàng dâu phải làm những việc bị xem thường thì sẽ khiến cha mẹ cô dâu rất đau lòng.

>> Bạn có thể xem thêm:

2. Đối với bản thân cô dâu

  • Sức khỏe không tốt: Khi có thai, cơ thể của phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là sự gia tăng các hormone thai kỳ. Điều này sẽ khiến cho nàng dâu rất dễ mệt mỏi khi có thai. Hơn nữa, những sức ép của định kiến cũng có thể khiến cho sức khỏe tinh thân của dâu rất mệt mỏi.
  • Tinh thần có thể không ổn định: Phụ nữ có bầu sẽ rất nhạy cảm do các sự thay đổi của cơ thể. Kèm với những định kiến trong xã hội về việc có bầu trước có được làm lễ gia tiên không sẽ khiến nàng dâu bị ảnh hưởng tâm lý, dễ tổn thương và hay khóc. Bà bầu khóc có thể khiến cho em bé bị ảnh hưởng tiêu cực ngay từ trong bụng mẹ.

Thay vì tập trung vào những điều tiêu cực khiến bạn buồn lòng, bạn hãy suy nghĩ đến “thiên thần nhỏ” trong bụng. Dù thế giới có quay lưng thì bé yêu vẫn bên cạnh và đồng hành cùng bạn. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả mọi điều để khiến cho bản thân mình nhẹ nhàng, vui vẻ và con yêu từ đó cũng phát triển khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

Những lưu ý trong ngày cưới với bà bầu

Những khúc mắc về vấn đề có bầu trước ngày cưới có được làm lễ gia tiên không đã được vén màn. Nếu cô dâu đang mang thai thì cần lưu ý những điều sau đây trong ngày trọng đại nhé.

  • Không mang giày cao gót: Vào ngày trọng đại, các nàng dâu thường chọn đi những đôi giày cao gót để tôn dáng. Nhưng nếu dâu có bầu thì không nên đi giày cao gót để tránh té ngã, đau chân, chuột rút khi mang thai hoặc giãn tĩnh mạch…
  • Tránh một số mỹ phẩm trang điểm gây hại cho thai nhi: Cô dâu sẽ cần phải trang điểm đẹp trong ngày trọng đại. Tuy nhiên, dâu cần phải chọn những sản phẩm mỹ phẩm an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và không gây hại cho thai nhi nhé.
  • Không lên sân khấu nhảy nhót: Việc bảo vệ bụng bầu không bị va đập vào bất cứ đâu rất quan trọng. Nếu cô dâu cao hứng lên sân khấu nhảy nhót có thể khiến bụng bầu bị va đập hoặc thậm chí trượt té dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Vì thế, tốt nhất dâu nên tìm vị trí an toàn để ngồi và tránh di chuyển nhiều nhé.
  • Tránh tiếng ồn lớn trong đám cưới: Đám cưới sẽ khó tránh khỏi những buổi ca hát nhảy múa có tiếng động lớn. Tuy nhiên, nàng dâu cần cân nhắc việc có nên tổ chức ca hát hay bật nhạc mạnh trong đám cưới không. Vì tiếng ồn có thể khiến thai nhi giật mình, bị căng thẳng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của thai nhi; thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

[inline_article id=321045]

Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề “có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?”. Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào quan niệm và sự hiểu biết của họ nhà trai và tất cả mọi người bạn nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Cách giải quyết nào tốt nhất?

Để biết mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào; trước hết MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân trong phần dưới đây của bài viết.

Những nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân

Nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân sẽ có nhiều thay đổi khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Nhất là khi bạn vừa mới sinh con thì nhu cầu cho chuyện ấy càng bị xáo trộn nhiều. Nhìn chung, nếu bạn là mẹ đơn thân thì nhu cầu sinh lý sau sinh sẽ thay đổi như dưới đây:

  • Lãnh cảm: Nếu bạn vừa mới ly dị thì có thể sẽ bị lãnh cảm với chuyện vợ chồng. Vì lúc này, bạn mất đi niềm tin vào tình yêu với người đàn ông. Nếu bạn vừa mới sinh con thì có thể đối mặt với chuyện khô hạn sau sinh, hormone thay đổi, áp lực về việc chăm con nên cảm thấy rất lãnh cảm với chuyện chăn gối.
  • Nhu cầu sinh lý cao: Bạn cũng có thể có nhu cầu sinh lý rất cao. Phụ nữ ở độ tuổi 18–45 đều có nhu cầu quan hệ tình dục. Nhưng với phụ nữ tuổi 31–45 thì ham muốn có vẻ sẽ cao hơn. Do đó, nếu bạn ở trong độ tuổi này thì không có gì lạ khi ham muốn lại tăng cao.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào?

Mẹ đơn thân cũng có nhu cầu sinh lý như các phụ nữ khác. Vậy mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Bạn có thể giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách thủ dâm, dùng sextoy, hoặc đơn giản hơn là bạn hẹn hò với người đàn ông khác.

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào?

1. Thủ dâm

Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Bạn có thể “tự sướng” bằng cách thủ dâm. Việc này sẽ phụ thuộc vào tần suất và cách thực hiện của bạn nên cách giải quyết nhu cầu sinh lý của mẹ đơn thân có thể mang đến lợi ích hoặc ảnh hưởng tiêu cực.

2. Dùng sextoy

Sextoy được hiểu đơn giản là những dụng cụ được dùng để tạo ra khoái cảm tình dục. Vậy mẹ đơn thân dùng sextoy giải quyết nhu cầu như thế nào? Sextoy có hình dạng giống bộ phận sinh dục của đàn ông, vật liệu, cấu tạo của nó cũng tạo nên khoái cảm cho mẹ đơn thân.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết sử dụng sextoy đúng cách để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3. Mở lòng với một người đàn ông khác

Bên cạnh những cách tự sướng trên, mẹ đơn thân sẽ giải quyết nhu cầu như thế nào nữa? Bạn cũng có thể tìm hiểu và bắt đầu một mối quan hệ mới với người đàn ông mà bạn tin tưởng. Nếu anh là người yêu bạn thật lòng, bạn cũng đừng ngại ngần chia sẻ với anh mình là mẹ đơn thân. Khi đó, dấu hiệu để bạn biết anh yêu bạn thật lòng đó là anh chấp nhận quá khứ của bạn và yêu thương con bạn. “Chuyện ấy” cũng sẽ là một sớm một chiều khi hai bạn đã sẵn sàng.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì quan hệ được: Dục tốc bất đạt!

Mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có tốt không?

mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có tốt không?

Việc mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu có thể sẽ mang đến nhiều lợi ích như giúp tinh thần vui vẻ và mang lại cho bạn cuộc sống thoải mái hơn.

Nhưng nếu bạn thủ dâm quá đà với tần suất quá nhiều có thể dẫn đến nghiện thủ dâm, giảm ham muốn “chuyện giường chiếu”, giảm chất lượng cuộc yêu khi lâm trận. Hoặc nếu bạn đang mang bầu có thể gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng sextoy quá nhiều để giải quyết nhu cầu sinh lý thì có thể đối mặt với vấn đề giảm cảm xúc khi quan hệ thật. Khi dụng cụ không được vệ sinh kỹ thì có thể bị viêm nhiễm khi sử dụng nhiều.

Trong trường hợp bạn chọn giải quyết nhu cầu sinh lý của mình với nhiều bạn tình nhằm chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất cao. Điều này sẽ gây hại đến sức khỏe sau này của bạn.

>> Xem thêm: Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ để phòng bệnh STD

Những lưu ý khi mẹ đơn thân tự giải quyết nhu cầu

Khi đã hiểu cách mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào; thì bạn cần lưu ý các điều sau khi tự giải quyết nhu cầu cho mình:

  • Thủ dâm: Thực hiện thủ dâm có điều độ và đúng cách. Tránh quá đà trong việc thỏa mãn khoái cảm dẫn đến nghiện thủ dâm.
  • Dùng sextoy: Trước và sau khi sử dụng dụng cụ cần được vệ sinh thật cẩn thận, nên sử dụng cùng với chất bôi trơn phù hợp. Bạn không nên sử dụng sextoy quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
  • Quan hệ tình dục với người đàn ông khác: Nếu chọn cách giải quyết nhu cầu với tình một đêm, thì bạn cần phải đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Tuy nhiên, rất nhiều rủi ro có thể đi kèm ở mối quan hệ kiểu này, nên tốt hơn hết, thay vì chọn yêu theo tình một đêm, bạn hãy mở lòng và yêu nghiêm túc một người mới để tận hưởng những cảm giác mặn nồng của tình yêu thật lòng.

[inline_article id=289565]

Như vậy, bạn đã biết mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào rồi. Nhưng dù chọn cách nào, thì mẹ cũng nên nhớ đừng để bản thân bị nghiện hoặc làm sức khỏe ảnh hưởng tiêu cực nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi 1984 Giáp Tý sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

Để biết tuổi 1984 Giáp Tý sinh con năm 2024 Giáp Thìn có hợp không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu tử vi của hai tuổi này trong bài viết dưới đây.

Tử vi tuổi Giáp Tý 1984

Trước khi tìm hiểu tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024; chúng ta cần biết tuổi Giáp Tý sinh năm mấy và 1984 tuổi con gì? Theo tử vi, nam và nữ mạng tuổi Giáp Tý sẽ sinh vào 20/02/1984 – 20/01/1985).

  • Can Chi: Giáp Tý, là Ốc Thượng Chi Thử (Chuột nóc nhà).
  • Mang xương con chuột, tướng tinh con chó sói.
  • Con nhà Bạch Đế – Phú Quý.
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn.
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.
  • Mệnh: Hải Trung Kim (Vàng dưới đáy biển).
  • Hợp mệnh: Mệnh Thổ và Thủy.
  • Khắc mệnh: Mệnh Hỏa và Mộc.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

tuổi tý sinh con năm 2024 có hợp không
Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 có hợp không?

Nếu muốn biết ba mẹ tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 có tốt không, bạn cần biết năm 2024 là năm con gì sinh con có tốt không? Theo tử vi tuổi, Giáp Thìn sẽ sinh vào ngày 10/02/2024 – 28/01/2025.

  • Can chi: Giáp Thìn, gọi là Phục Đầm Chi Lâm (Rồng ẩn ở đầm).
  • Xương con rồng, tướng tinh con rắn.
  • Con nhà Bạch Đế – Phú Quý.
  • Tam hợp: Thìn – Tý – Thân.
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
  • Mệnh: Phúc Đăng Hỏa (Lửa đèn dầu).
  • Hợp mệnh: Mệnh Thổ và Mộc.
  • Khắc mệnh: Mệnh Thủy và Kim.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không?

Tuổi 1984 Giáp Tý sinh con năm 2024 có tốt không?

Để biết tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 thế nào; chúng ta cần xét trên 3 yếu tố gồm Ngũ hành – Thiên can – Địa chi. Cách xét như sau:

Tuổi 1984 Giáp Tý sinh con năm 2024 có tốt không?
Em bé sinh năm 2024 mệnh gì? Em bé Giáp Thìn 2024 có mệnh là Phú Đăng Hoả

1. Dựa trên yếu tố Thiên can

Thiên can có chu kỳ 10 năm sẽ gồm các cặp tương xung (xấu) và tương hóa (tốt). Theo đó, thiên can của con là Giáp; thiên can của ba mẹ cũng là Giáp. Như vậy Giáp với Giáp là bình hòa tức không hợp cũng không khắc.

Dựa theo yếu tố trên chúng ta có cách tính điểm như sau: Nếu ba mẹ và con có Thiên can tương hóa là tốt sẽ được 1 điểm. Còn ba mẹ và con có Thiên can tương xung là xấu thì 0 điểm. Còn Thiên can của ba mẹ và con bình hòa là 0.5 điểm.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, Thiên can của ba mẹ là Giáp, con cũng là Giáp. Tức là cả hai bình hòa với nhau và có số điểm là 0,5 điểm.

[/key-takeaways]

2. Dựa trên yếu tố Địa chi

Theo tử vi tính chu kỳ của địa chi là 12 năm, tức tương ứng với 12 con giáp. Trong đó, có 8 địa chi nằm trong 3 loại chống đối nhau; 6 cặp tương xung; 6 cặp tương hại; 4 cặp xung khắc; 6 cặp tương hợp; 3 địa chi tương hợp.

Dựa vào cách tính trên, nếu Địa chi của ba mẹ và con hợp nhau tức là tốt thì tính 2 điểm. Còn Địa chi của ba mẹ và con khắc nhau là xấu thì 0 điểm. Nhưng nếu Địa chi của ba mẹ và con bình hòa thì tính 1 điểm.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, Địa chi của ba mẹ là Giáp, con là Thìn. Tuổi Tý và Thìn hợp với nhau được tính là 2 điểm.

[/key-takeaways]

3. Dựa vào yếu tố Ngũ hành

Theo Ngũ hành thì có 5 năm mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong đó sẽ có các mệnh tương sinh và tương khắc lẫn nhau. Nếu mệnh của ba mẹ và con hợp nhau thì gia đình nhiều may mắn, khắc nhau thì bất hòa.

Dựa vào cách tính trên, nếu ba mẹ và con cái có mệnh hợp nhau là tốt được tính 2 điểm. Ba mẹ và con có mệnh khắc nhau là xấu thì tính 0 điểm. Còn nếu ba mẹ và con có mệnh không hợp cũng không khắc là bình hòa thì tính 1 điểm.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, ba mẹ Giáp Tý có mệnh là Kim. Con Giáp Thìn có mệnh là Hỏa. Theo Ngũ hành, Kim và Hỏa sẽ khắc nhau nên tính 0 điểm.

[/key-takeaways]

Năm 2024 là năm con gì sinh con có tốt không? Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 có hợp không? Dựa vào 3 yếu tố Thiên can, Địa chi và Ngũ hành, tổng số điểm của ba mẹ tuổi Giáp Tý và con Giáp Thìn là 2,5 điểm. Tức là ba mẹ tuổi 1984 Giáp Tý có thể sinh con năm 2024 Giáp Thìn. Năm 2024, dù ba mẹ sinh con trai hay con gái thì cũng khá tương hợp, gia đình bạn nên dành thời gian với nhau nhiều hơn để có sự thấu hiểu, bao dung và tìm được tiếng nói chung. Càng lắng nghe và bao dung nhau, cả gia đình bạn sẽ càng hạnh phúc.

Bạn có thể cùng MarryBaby thảo luận về vấn đề chọn ngày giờ sinh mổ cho con năm 2024. Vì điều này cũng có thể là một trong những yếu tố giúp tương lai sau này của con được tốt hơn.

Em bé tuổi Giáp Thìn sinh tháng nào tốt?

Sau khi đã biết tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 khá hợp thì có lẽ bạn sẽ muốn biết thêm về tuổi Giáp Thìn sinh tháng nào tốt phải không? Dưới đây sẽ là những tháng tốt để sinh em bé tuổi Thìn nhé.

  • Tháng 1 (tháng Giáp Tý): Trẻ sinh trong tháng 1 rất thông minh và lanh lợi. Sau này, con sẽ có một tương lai tươi sáng.
  • Tháng 2 (tháng Ất Sửu): Em bé sinh vào tháng 2 được hưởng phúc lộc của trời đất nên học vấn, sự nghiệp rộng mở.
  • Tháng 3 (tháng Bính Dần): Em bé của tháng 3 có tính cách hiền hoà nên được mọi người xung quanh rất yêu quý.
  • Tháng 4 (tháng Đinh Mão): Tuổi Giáp Thìn sinh tháng nào tốt? Tính cách của em bé sinh vào tháng 4 sẽ mạnh mẽ và quyết đoán.
  • Tháng 5 (tháng Mậu Thìn): Nếu con bạn sinh vào tháng 5 sẽ là một đứa trẻ rất tự tin, năng động nên sự nghiệp thăng tiến.
  • Tháng 6 (tháng Kỷ Tỵ): Em bé sau này sẽ đạt nhiều thành tựu nhưng phải trải qua vô số thử thách và khó khăn.
  • Tháng 7 (tháng Canh Ngọ): Em bé chào đời vào tháng 7 sẽ có tư duy tốt, khéo léo trong giao tiếp nên được mọi người quý trọng.
  • Tháng 8 (tháng Tân Mùi): Em bé của tháng này sẽ có tính cách quyết đoán, mạnh mẽ nên sẽ gặt hái được nhiều thành công.
  • Tháng 9 (tháng Nhâm Thân): Em bé rồng của tháng 9 sẽ có tính ôn hòa, dễ mến nên được nhiều người yêu thương.
  • Tháng 10 (tháng Quý Dậu): Tính cách của em bé tháng 10 rất lạc quan, vui vẻ và yêu đời. Vì vậy, cuộc sống sau này của con rất an yên và hạnh phúc.
  • Tháng 11 (tháng Ất Hợi): Em bé tháng 11 có chí lớn, mạnh mẽ nên dễ làm nên đại sự và có sự nghiệp thành công.
  • Tháng 12 (tháng Bính Tý): Trẻ sinh năm 2024 vào tháng 12 tính tình ôn hòa, kiên trì học tập và làm việc nên sẽ thành công.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 có tốt không? Hợp với bố mẹ tuổi gì? Sinh tháng nào đẹp?

Em bé tuổi Giáp Thìn sinh ngày nào đẹp?

Bố mẹ tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 nên sinh vào ngày nào đẹp? Dưới đây là những ngày sinh đẹp để chào đón em bé rồng:

  • Ngày 1: Em bé có tính cách độc lập và tự tin.
  • Ngày 2: Em bé sẽ có đường tài lộc tốt.
  • Ngày 3: Bé sinh vào ngày này thường có tính tình ôn hòa.
  • Ngày 4: Em bé có ý chí mạnh mẽ, thông minh hơn người.
  • Ngày 5: Em bé sinh vào ngày này sẽ có tính quyết đoán và độc lập.
  • Ngày 6: Em bé sinh ngày 6 thường có công danh, sự nghiệp ổn định.
  • Ngày 7: Em bé là người có tham vọng cao và mưu trí hơn người.
  • Ngày 8: Em bé có ý chí kiên cường, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Ngày 9: Em bé là người hòa nhã, thân thiện nên được mọi người yêu mến.
  • Ngày 10: Cuộc sống sau này của con sẽ luôn bình an và hạnh phúc.
  • Ngày 11: Con sẽ là người có ý chí lớn và luôn thích khám phá điều mới.
  • Ngày 12: Nếu con học được sư kiên nhẫn thì chắc chắn sẽ thành công.
  • Ngày 13: Em bé sinh vào ngày này sẽ rất thông minh và lanh lợi.
  • Ngày 14: Em bé sinh vào ngày 14 tính tình ôn hòa và nhanh nhạy.
  • Ngày 15: Cuộc sống sau này của con sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng hậu vận sung sướng.
  • Ngày 16: Em bé sinh vào ngày này cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn và tháo vát.
  • Ngày 17: Em bé sinh trong ngày 17 cực kỳ tốt tính, bao dung và giàu lòng nhân ái.
  • Ngày 18: Em bé của ngày 18 hơi nhút nhát nhưng sẽ đạt thành công lớn nếu được dẫn dắt.
  • Ngày 19: Em bé ngày 19 sẽ có đường tình duyên và gia đạo tốt đẹp.
  • Ngày 20: Em bé là người có tâm tính tốt, hiếu thảo với cha mẹ.
  • Ngày 21: Những em bé sinh ngày 21 cực kỳ may mắn, dễ thành công.
  • Ngày 22: Dù trai hay gái sinh vào ngày 22 đều rất giỏi giang và thành tài sớm.
  • Ngày 23: Trẻ sinh trong ngày 22 có khả năng thành công lớn nhưng thường phải sống xa cha mẹ.
  • Ngày 24: Em bé sinh ngày 24 sẽ là người may mắn và luôn gặp thuận lợi trong cuộc sống.
  • Ngày 25: Bé con sẽ là người rất tự tin vào bản thân và tương lai cũng đạt thành tựu lớn.
  • Ngày 26: Em bé sau này sẽ là người có tính cách vui vẻ, lạc quan và yêu đời.
  • Ngày 27: Trẻ sinh trong ngày 27 sống có mục tiêu, lanh lợi nên đạt được thành tựu lớn.
  • Ngày 28: Em bé sinh ra ngày 28 thường có tính cách quyết đoán và mạnh mẽ.
  • Ngày 29: Em bé sau này sẽ là người cực kỳ thân thiện và đáng yêu nên được mọi người thương.
  • Ngày 30: Em bé là một đứa trẻ kháu khỉnh, thông minh và ham học hỏi.
  • Ngày 31: Trẻ sinh trong ngày 31 có khả năng lãnh đạo, sau này sẽ thành công và đạt nhiều thành tựu.

[inline_article id=322371]

Như vậy vợ chồng tuổi Giáp Tý sinh con năm 2024 khá hợp. Tuy nhiên, nếu vợ chồng bạn không thể sinh con đúng như ý nguyện thì cũng không sao. Vì con cái là phước lộc trời ban tặng. Món quà quý giá ấy chính là điều tốt đẹp nhất. Vợ chồng bạn hãy yêu thương con rồi mọi bình an và hạnh phúc sẽ đến với gia đình bạn.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo thêm về câu trả lời nhé.

Khi mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

Trong những tháng cuối của thai kỳ, sự thay đổi trọng lượng của cơ thể mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ bị té ngã. Điều này khiến mẹ bầu băn khoăn không biết có nên leo cầu thang khi mang thai 3 tháng cuối không?

Khi mang thai 3 tháng cuối bạn có thể vẫn leo cầu thang bộ được nhưng phải cần trọng. Vào tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé tụt xuống khung xương chậu sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng khiến bạn leo cầu thang khó khăn hơn. Ở giai đoạn này, việc ngã cầu thang, đặc biệt là ngã va đập ở vùng bụng, có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn phải leo lên cầu thang bộ, hãy bước từng bước một, di chuyển chậm. Đồng thời bạn hãy luôn vịn lan can để được hỗ trợ khi leo cầu thang. Nếu bạn mệt thì hãy dừng lại để nghỉ ngơi và thở với tốc độ bình thường.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

Mẹ bầu nào nên tránh leo cầu thang bộ?

mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không? Khi nào nên tránh leo cầu thang?
Mẹ bầu bị cao huyết áp không có nên leo cầu thang khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu đi cầu thang nhiều có sao không? Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể leo cầu thang bộ bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đã mang thai 3 tháng cuối nên tránh leo cầu thang nếu gặp các trường hợp sau:

Mẹ bầu leo cầu thang nhiều có tốt không?

Nếu mẹ bầu khỏe mạnh, việc leo cầu thang đúng cách có thể giúp:

  • Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, leo cầu thang trong thời kỳ mang thai giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất đáng kể.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ; phụ nữ mang thai leo cầu thang sẽ giảm nguy cơ bị tiền sản giật và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, mẹ không nên vì những tác dụng này mà leo thang bộ quá nhiều. Mẹ chỉ nên leo khi cần, tránh gắng sức. Ở những tháng cuối thai kỳ, thay vì leo cầu thang để tập thể dục thì bạn có thể thay thế bằng việc đi bộ hoặc những bộ môn nhẹ nhàng khác như bơi lội.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Mẹo leo cầu thang an toàn trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên nghỉ ngơi khi leo cầu thang
Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên nghỉ ngơi khi leo cầu thang

Sau khi đã biết mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không. Để an toàn khi leo cầu thang, mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau:

  • Luôn đi thật chậm: Hãy đi chậm và tránh vội vàng khi leo cầu thang bộ.
  • Luôn giữ cầu thang khô ráo: Hãy tránh để cầu thang bị ẩm ướt hoặc trơn trượt.
  • Nghỉ ngơi nếu mệt: Hãy nghỉ ngơi khi leo cầu thang nếu bạn đang mệt và thở dốc.
  • Không mặc váy dài và rộng khi leo cầu thang: Khi bạn đang mặc một chiếc váy quá dài và rộng, bạn đừng đi cầu thang bộ vì có thể bị té.
  • Cầu thang luôn đầy đủ ánh sáng: Đảm bảo rằng cầu thang đủ ánh sáng để nhìn rõ các bậc thang. Bạn cần tránh leo cầu thang trong bóng tối.
  • Hãy cố định thảm trải trên cầu thang: Nếu cầu thang trải thảm, bạn hãy cố định chặt chẽ thảm với các bậc cầu thang, tránh để thảm bị xê dịch có thể khiến mẹ bầu bị ngã.
  • Luôn vịn tay lên cầu thang: Khi leo lên hoặc xuống cầu thang hãy tận dụng tối đa tay vịn của cầu thang. Nếu bạn đang cầm bất cứ thứ gì trên tay; thì tay còn lại hãy vịn vào cầu thang.

[inline_article id=323647]

Như vậy bạn đã biết khi mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không rồi. Bạn có thể leo cầu thang bộ khi vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần leo chậm và cẩn thận để không bị té ngã nhé.